ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
40/2009/QĐ-UBND
|
Lào
Cai, ngày 11 tháng 12 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN RỪNG SẢN
XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2010-2015
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004;
Căn cứ Pháp lệnh giống cây trồng ngày 24/3/2004;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định 178/2001/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2001 của Thủ tướng Chính
phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê,
nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành quy chế quản lý rừng;
Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ
về việc quy định danh mục các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn;
Căn cứ Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 về mục tiêu,
nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng;
Căn cứ Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ Một
số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số: 58/2008/TTLT-BNN-KHĐT-TC ngày 02/5/2008, liên Bộ
Nông nghiệp &PTNT, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức
thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 2007 - 2010;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 52/2008/TTLT -BNN-BTC ngày 14/4/2008 của Bộ Nông
nghiệp và Bộ Tài chính hướng dẫn trợ cấp gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại
chỗ ở miền núi trồng rừng thay thế nương rẫy;
Căn cứ Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương
trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 02/2008/TTLT-BKH-NN-TC ngày 23/6/2008 Liên bộ: Kế
hoạch & Đầu tư, Bộ Nông nghiệp &PTNT, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện
Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số
chính sách phát triển rừng sản xuất;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 1349/TTr-SNN
ngày 20/11/2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định một số Chính
sách khuyến khích phát triển rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Điều 2.
Giao Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Sở Tài nguyên và
Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định
này; phối hợp với Sở Nội vụ hướng dẫn việc thành lập, kiện toàn và quy định rõ
chức năng nhiệm vụ của hệ thống Ban Quản lý dự án rừng các cấp.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở:
Nông nghiệp và PTNT, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính;
Thủ trưởng các sở, ngành liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chi cục
trưởng Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Giám đốc Vườn Quốc
gia Hoàng Liên, Giám đốc các công ty lâm nghiệp; Trưởng các Ban Quản lý rừng
phòng hộ, đặc dụng và các Chủ rừng có trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau
10 ngày kể từ ngày ký./.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Nguyễn Hữu Vạn
|
QUY ĐỊNH
MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN RỪNG SẢN XUẤT TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI, GIAI ĐOẠN 2010 – 2015
(Kèm theo QĐ số 40 /2009 /QĐ-UBND ngày 11/12/2009 của UBND tỉnh Lào Cai)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục
tiêu
Nhằm khuyến khích các tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế trong nước đầu tư phát triển rừng
sản xuất: Sản xuất, cung ứng giống lâm nghiệp, phát triển vốn rừng, trồng rừng
nguyên liệu, xây dựng hệ thống cơ sở chế biến lâm sản, xác định quyền lợi,
nghĩa vụ của các chủ rừng được Nhà nước giao, khoán, cho thuê rừng và đất lâm
nghiệp để phát triển rừng sản xuất.
Điều 2. Phạm
vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định
này áp dụng cho các hoạt động: Sản xuất, cung ứng giống cây trồng lâm nghiệp,
phát triển vốn rừng, trồng rừng nguyên liệu, xây dựng hệ thống cơ sở chế biến
lâm sản theo đúng quy hoạch phát triển rừng sản xuất và các chương trình, dự án
phát triển rừng sản xuất được UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt.
2. Đối tượng áp dụng: Quy định
này áp dụng cho các tổ chức kinh tế, nhóm hộ gia đình, hộ gia đình, cá nhân, cộng
đồng dân cư thôn trên địa bàn tỉnh (sau đây gọi tắt là chủ rừng).
Chương II
CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Mục 1: CHÍNH
SÁCH VỀ ĐẤT ĐAI, THUẾ
Điều 3.
Chính sách về đất đai
1. Các chủ rừng được cấp có thẩm
quyền giao, khoán và cho thuê rừng, thuê đất lâm nghiệp để sản xuất kinh doanh
phát triển kinh tế lâm nghiệp; hạn mức và thời hạn giao, khoán và cho thuê rừng,
thuê đất lâm nghiệp cho các chủ rừng được áp dụng như sau:
a) Đối với hộ gia đình, cá nhân
- Hạn mức giao đất lâm nghiệp để
trồng rừng: Các hộ gia đình, cá nhân đã được giao đất lâm nghiệp để trồng rừng
tiếp tục thực hiện theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp có thẩm
quyền giao; trường hợp giao đất lâm nghiệp kể từ ngày 15/12/2009 về sau, hạn mức
giao đất lâm nghiệp tối đa không quá 05 ha/hộ (theo Quyết định số 1592/QĐ-TTg
ngày 12/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ);
- Hạn mức diện tích giao khoán bảo
vệ rừng cho hộ gia đình tối đa không quá 30 ha/hộ;
- Thời hạn sử dụng: 50 năm.
b) Đối với tổ chức
- Hạn mức giao hoặc cho thuê đất
lâm nghiệp để trồng rừng: Theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với
doanh nghiệp ngoài quốc doanh không quá 2.000 ha/doanh nghiệp.
- Thời hạn sử dụng: Không quá 50
năm.
2. Ưu tiên giao đất cho các hộ
nghèo thiếu đất sản xuất và cho các doanh nghiệp thuê đất đầu tư xây dựng vùng
nguyên liệu tập trung gắn với công nghiệp chế biến những diện tích đất lâm nghiệp
thuộc UBND xã quản lý.
3. Đối với diện tích đất giao hoặc
khoán cho hộ gia đình, cá nhân để trồng rừng sau 12 tháng kể từ ngày ban hành
chính sách này người được giao hoặc khoán không trồng rừng sẽ bị thu hồi để
giao cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình khác có nhu cầu trồng rừng sản xuất.
4. Cho phép chủ rừng sử dụng tối
đa 30% diện tích đất đã được giao nhưng chưa có rừng để đầu tư phục vụ cho du lịch
sinh thái, nghỉ dưỡng, đường giao thông, công trình kiên cố, nhà máy, sản xuất
nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp.
5. Các doanh nghiệp được thuê đất
lâm nghiệp để trồng rừng sản xuất phải tuân thủ theo đúng quy hoạch phát triển
lâm nghiệp của tỉnh và theo tiến độ dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đồng
thời được giao chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch được
giao hàng năm, tổ chức bàn giao đất cho doanh nghiệp để trồng rừng theo quy định
của pháp luật.
Đối với các năm tiếp theo, vào
quý IV của năm trước năm kế hoạch, Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với
các ngành có liên quan và chính quyền cấp huyện nơi doanh nghiệp đầu tư trồng rừng
sản xuất tiến hành kiểm tra, nghiệm thu đánh giá chất lượng rừng trồng sản xuất
theo quy định của Bộ Nông nghiệp &PTNT. Nếu thực hiện đạt kế hoạch giao và
đảm bảo chất lượng rừng trồng theo quy định tiến hành lập thủ tục cho thuê đất
lâm nghiệp và giao kế hoạch trồng rừng của năm tiếp theo. Trong trường hợp
không đảm bảo tiến độ và chất lượng rừng theo quy định, doanh nghiệp có trách
nhiệm thực hiện cho đạt kế hoạch và đảm bảo chất lượng rừng, khi nào hoàn thành
mới tiếp tục cho thuê đất lâm nghiệp để trồng rừng; sau 6 tháng kể từ thời điểm
kiểm tra, nghiệm thu nếu tiếp tục không hoàn thành kế hoạch và đảm bảo chất lượng
rừng theo quy định, tạm thời không tiếp tục cho thuê đất và lập thủ tục đề nghị
thu hồi giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp.
Điều 4. Về
thuế sử dụng đất, thuế tài nguyên
1. Miễn thuế sử dụng đất lâm
nghiệp cho các tổ chức tham gia trồng rừng sản xuất theo quy định hiện hành của
pháp luật.
2. Chủ rừng được hưởng những
chính sách ưu đãi nhất về thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy
định hiện hành.
Mục 2: CHÍNH
SÁCH VỀ TÍN DỤNG VÀ ĐẦU TƯ
Điều 5.
Chính sách về tín dụng
1. Vay vốn đầu tư trồng rừng sản
xuất
a) Các chủ rừng là hộ gia đình,
cá nhân khi tham gia trồng rừng sản xuất, được vay vốn từ Ngân hàng chính sách
xã hội hoặc ngân hàng thương mại trên địa bàn để đầu tư trồng rừng sản xuất.
b) Các chủ rừng là tổ chức khi
tham gia phát triển rừng sản xuất được vay vốn từ Ngân hàng phát triển hoặc
ngân hàng thương mại để đầu tư trồng rừng.
c) Thủ tục vay vốn đầu tư để trồng
rừng sản xuất thực hiện theo các quy định của hệ thống ngân hàng.
2. Vay vốn đầu tư xây dựng cơ sở
chế biến lâm sản
Khuyến khích các tổ chức, cá
nhân đầu tư xây dựng cơ sở chế biến: Ván ghép thanh, ván MDF có quy mô công suất
thực tế tối thiểu 10.000 tấn hoặc 10.000 m3 sản phẩm/năm, thiết bị máy mới
100%. Các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở chế biến lâm sản theo các loại
sản phẩm và quy mô như trên được vay vốn từ các ngân hàng để đầu tư xây dựng
nhà máy, được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước theo quy định hiện hành.
Thủ tục vay vốn thực hiện theo các quy định của hệ thống ngân hàng.
Điều 6.
Chính sách về đầu tư trồng rừng sản xuất
1. Các chủ rừng tham gia phát
triển rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh được hưởng các chính sách của Nhà nước
quy định tại Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính
phủ và Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ.
2. Điều kiện nhận hỗ trợ
a) Chủ rừng là tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân và cộng đồng phải có đất quy hoạch trồng rừng sản xuất được cấp
có thẩm quyền giao hoặc được thuê và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đối với doanh nghiệp nhà nước phải là đất trồng rừng sản xuất đã được doanh
nghiệp giao khoán cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng ổn định lâu dài (50
năm).
b) Nguồn giống trồng rừng (hạt
giống hoặc cây giống) phải có xuất xứ từ cơ sở sản xuất giống đã được cơ quan
có thẩm quyền cấp chứng nhận về nguồn giống theo quy định tại Quy chế quản lý
giống cây trồng lâm nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Các hộ đồng bào dân tộc thiểu
số tại chỗ tham gia trồng rừng sản xuất thay thế nương rẫy đang canh tác trên đất
lâm nghiệp sang trồng rừng, ngoài việc được hưởng các chính sách quy định tại
khoản 1 Điều này còn được hỗ trợ không quá 700 kg gạo/ha/năm, thời gian được hưởng
hỗ trợ không quá 84 tháng, mức cụ thể theo dự án được UBND tỉnh phê duyệt.
4. Cơ cấu cây trồng rừng sản xuất
a) Vùng cao từ (700 m trở lên)
thứ tự ưu tiên: tống quá sủ, xuấn sủ, trẩu, sa mộc, lát hoa, vối thuốc,
thông...
b) Vùng thấp từ (dưới 700 m) thứ
tự ưu tiên cây chủ lực theo quy hoạch vùng nguyên liệu và cây bản địa gồm: các
loại keo (trong đó ưu tiên giống keo nhập ngoại), mỡ, trẩu, bồ đề, xoan ta,
trám, lát, de, giổi, thông...
Điều 7. Tiêu
chí xác định thành rừng
Rừng trồng sản xuất được xác định
đủ tiêu chuẩn thành rừng khi đạt được:
1. Rừng mới trồng các loài cây
thân gỗ và rừng mới tái sinh sau khai thác rừng trồng có chiều cao trung bình
trên 1,5 m đối với loài cây sinh trưởng chậm, trên 3,0 m đối với loài cây sinh
trưởng nhanh và mật độ từ 1.000 cây/ha trở lên được coi là rừng.
2. Độ tàn che của tán cây là
thành phần chính của rừng phải từ 0,1 trở lên.
3. Diện tích liền khoảnh tối thiểu
từ 0,5 ha trở lên, nếu là dải cây rừng phải có chiều rộng tối thiểu 20 mét và
có từ 3 hàng cây trở lên.
Cây rừng trên các diện tích tập
trung dưới 0,5 ha hoặc dải rừng hẹp dưới 20 mét được gọi là cây phân tán.
Mục 3: CHÍNH
SÁCH HƯỞNG LỢI
Điều 8. Đối
với sản phẩm lâm sản là gỗ, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
và cộng đồng (gọi tắt là chủ rừng) có quyền lợi và nghĩa vụ sau:
1. Quyền lợi: được hưởng toàn bộ
sản phẩm từ rừng trồng, khi khai thác sản phẩm được tự do lưu thông và được hưởng
các chính sách ưu đãi về miễn giảm thuế và tiền sử dụng đất theo quy định của
pháp luật hiện hành.
2. Nghĩa vụ: khi khai thác sản
phẩm rừng trồng chủ rừng phải nộp cho ngân sách xã số tiền tương đương với 80
kg thóc/ha/chu kỳ rừng trồng để xây dựng Quỹ phát triển rừng của xã và Quỹ phát
triển rừng thôn, bản, trong đó trích nộp cho mỗi quỹ là 50%.
Diện tích rừng sản xuất do hộ
gia đình, cá nhân và cộng đồng nhận khoán của các Ban Quản lý rừng đặc dụng,
phòng hộ hoặc doanh nghiệp quốc doanh (gọi tắt là bên giao khoán) thì chủ rừng
nộp số tiền trên cho bên giao khoán. Ngoài ra chủ rừng không phải nộp thêm bất
cứ khoản gì cho bên giao khoán.
Sau khi khai thác rừng trồng,
trong vòng 12 tháng, chủ rừng phải tự tổ chức trồng lại rừng theo quy định.
Chủ rừng đã nhận tiền hỗ trợ của
Nhà nước để trồng rừng, nếu sau 4 năm mà rừng không đạt tiêu chuẩn theo quy định
của nhà nước thì chủ rừng phải tự bỏ vốn để trồng lại rừng hoặc phải hoàn trả lại
cho ngân sách nhà nước số tiền đã nhận hỗ trợ cộng với lãi suất thương mại tại
thời điểm thu hồi.
Trường hợp mất rừng do nguyên
nhân bất khả kháng như thiên tai, hoả hoạn, sâu bệnh được xác định theo đúng
quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì người trồng rừng không
phải hoàn trả số tiền đã nhận hỗ trợ.
3. Đối với diện tích rừng trồng
là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đã được trồng bằng nguồn vốn của Chương trình
327 trước đây và nguồn vốn từ ngân sách nhà nước thuộc Dự án trồng mới 5 triệu
ha rừng, nay quy hoạch là rừng sản xuất thì xác định giá trị rừng và thực hiện
việc bàn giao theo Thông tư hướng dẫn số 24/2009/TT-BNN ngày 05 tháng 5 năm
2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Điều 9. Đối
với sản phẩm dưới tán rừng
Được trồng và hưởng 100% sản phẩm
lâm sản dưới tán rừng do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự trồng dưới tán rừng
sau khi đã nộp các khoản thuế theo quy định của pháp luật.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10. Về
đất đai
Quy hoạch đất trồng rừng sản xuất
phải gắn với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp; Sở Nông nghiệp &PTNT
chủ trì thông báo công khai để kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư
trồng rừng.
Điều 11.
Kinh phí thực hiện
1. Kinh phí đầu tư trồng rừng sản
xuất, xây dựng nhà máy chế biến lâm sản và xây dựng các công trình phục vụ phát
triển rừng sản xuất được huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư như: Vốn ngân
sách, vốn vay của hệ thống ngân hàng, vốn tự có của các tổ chức, cá nhân, hộ
gia đình và nguồn kinh phí tài trợ của các tổ chức quốc tế hoặc các tổ chức
trong nước.
2. Phí quản lý dự án hỗ trợ đầu
tư trồng rừng sản xuất được tính bằng 9,5% tổng mức hỗ trợ đầu tư lâm sinh trên
địa bàn: cấp tỉnh 0,7%, Ban Chỉ đạo cấp huyện 0,8%, chủ đầu tư dự án cấp huyện
8% (trong đó chủ đầu tư phân bổ cho Ban Phát triển rừng xã 1%, Ban Phát triển rừng
thôn 1%). Việc sử dụng chi phí quản lý thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 12.
Thành lập Ban điều hành, Ban Quản lý dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất
các cấp (gọi tắt là Ban Quản lý dự án); Ban Phát triển rừng xã; Ban Phát triển
rừng thôn, bản (gọi tắt là Ban Phát triển rừng thôn).
1. Cấp tỉnh
a) Ban điều hành dự án: sử dụng
Ban điều hành dự án trồng mới 5 triệu ha rừng hiện có. Ban điều hành có trách
nhiệm xây dựng quy chế làm việc, biện pháp chỉ đạo điều hành thực hiện các
chương trình lâm nghiệp trên địa bàn.
b) Ban Quản lý dự án: Kiện toàn
Ban quản lý dự án trồng mới 5 triệu ha rừng tỉnh theo quy định.
2. Cấp huyện
a) Thành lập ban chỉ đạo phát
triển rừng sản xuất cấp huyện.
b) Ban Quản lý dự án: Kiện toàn
BQL rừng phòng hộ trực thuộc UBND huyện, thành phố và bổ sung nhiệm vụ Quản lý
dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất; làm chủ đầu tư các dự án hỗ trợ đầu tư
trồng rừng sản xuất quy định tại các điểm a, b, d khoản 1 Điều 15 Quyết định số
147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với dự án hỗ trợ đầu tư trồng
rừng sản xuất của doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hợp tác xã quy định tại điểm c
khoản 1 Điều 15 Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng
Chính phủ thì do tổ chức này quyết định thành lập Ban Quản lý dự án và thông
báo cho cơ quan quyết định đầu tư dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất cấp tỉnh
và các cơ quan liên quan.
3. Cấp xã
Những xã có 500 ha đất lâm nghiệp
trở lên được thành lập Ban Phát triển rừng xã. Ban Phát triển rừng xã do Chủ tịch
Ủy ban nhân dân xã quyết định thành lập; thành phần gồm: một Phó Chủ tịch xã
làm Trưởng ban, thành viên là kiểm lâm viên địa bàn cấp xã, cán bộ nông lâm
nghiệp xã và đại diện một số cán bộ làm công tác đoàn thể ở xã, số thành viên ở
xã không quá 5 người. Ngoài số thành viên ở xã thì mỗi Ban Phát triển rừng thôn
được bố trí một thành viên tham gia Ban Phát triển rừng xã.
Đối với những xã có dưới 500 ha
đất lâm nghiệp thì do Ban Lâm nghiệp xã đảm nhiệm.
Ban Phát triển rừng xã, thôn làm
việc kiêm nhiệm và được mức hỗ trợ theo khoản 3 Điều 11 Quyết định này.
Điều 13.
Quyền hạn và trách nhiệm của Ban Điều hành, Ban Quản lý dự án các cấp thực hiện
theo quy định hiện hành.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 14.
Tổ chức kinh tế - xã hội và các chủ rừng thực hiện tốt
quy định về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế lâm nghiệp tỉnh Lào Cai
được khen thưởng; tổ chức, chủ rừng nào vi phạm tuỳ theo mức độ sẽ bị xử lý
theo quy định của pháp luật.
Điều 15.
Trong quá trình tổ chức thực hiện các sở, ban, ngành,
các đơn vị có liên quan, UBND các huyện thành phố định kỳ báo cáo tình hình và
kết quả thực hiện; nếu có khó khăn vướng mắc báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh./.