ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3865/QĐ-UBND
|
Quảng Ninh, ngày 12 tháng 10 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH QUẢNG NINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương năm 2015;
Căn cứ Luật Khoáng sản năm 2010;
Căn cứ Nghị định 158/2016/NĐ-CP ngày
29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khoáng sản;
Căn cứ Nghị định 203/2013/NĐ-CP
ngày 28 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu
tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên
và Môi trường tỉnh Quảng Ninh tại Tờ trình số 693/TTr-TNMT-NKB ngày 28/8/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án Bảo vệ
khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh; Thủ trưởng
các sở, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các tổ chức, cá
nhân hoạt động khoáng sản và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ
(B/c);
- Bộ Tài nguyên & Môi trường (B/c);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND Tỉnh (B/c);
- CT, các PCT UBND Tỉnh;
- Tổng cục ĐC&KS Việt Nam;
- Như Điều 3 (thực hiện);
- Trung tâm thông tin;
- V0-V5; các CVNCTH;
- Lưu VT, CN.
KS.305-30 b.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đặng Huy Hậu
|
PHƯƠNG ÁN
BẢO VỆ KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3865/QĐ-UBND ngày 12/10/2017 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Quảng Ninh)
I. SỰ CẦN THIẾT, QUAN ĐIỂM, MỤC
ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Sự cần thiết ban hành Phương án
Căn cứ quy định tại Chương III Luật
Khoáng sản quy định về Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; Căn cứ quy định tại mục
1, Điều 17, Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ; Chỉ thị
số 03/CT-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính
phủ về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản;
Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai
thác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh gồm tổng thể hoạt động quản lý, công tác phối
hợp giữa các sở, ban, ngành, UBND các địa phương của Tỉnh và các cơ quan quản
lý nhà nước các cấp để triển khai thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác
trên địa bàn, đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế,
qua đó chấn chỉnh công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; kịp thời
ngăn chặn tình trạng khai thác khoáng sản trái phép; tăng cường công tác quản
lý Nhà nước về khoáng sản trên địa bàn.
2. Quan điểm
- Thực hiện nghiêm các chiến lược, chủ
trương, chính sách, pháp luật... của Nhà nước trong công tác quản lý, bảo vệ
khoáng sản chưa khai thác.
- Các tổ chức, cá nhân hoạt động thăm
dò, khai thác khoáng sản theo đúng quy định pháp luật (chỉ khi đã được Bộ Tài nguyên
và Môi trường/Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh cấp Giấy phép thăm dò, Giấy phép
khai thác khoáng sản). Chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã không được thỏa
thuận, cho phép các tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác khoáng sản trái pháp luật
dưới mọi hình thức. Không cho phép bất cứ tổ chức, cá nhân nào lợi dụng việc
triển khai dự án đầu tư khác hoặc lợi dụng việc được phép
sử dụng đất, mặt nước để thăm dò, khai thác khoáng sản
trái pháp luật.
- Kiên quyết xử lý các tổ chức, cá
nhân hoạt động khoáng sản trái pháp luật; người đứng đầu
các cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ
khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn, trong phạm vi, lĩnh vực quản lý.
- Bảo vệ khoáng,
sản chưa khai thác là một nhiệm vụ khó khăn, nhất là trong thực tiễn giai đoạn
hiện nay, bởi phạm vi bảo vệ, tính chất, hình thức, mức độ
phức tạp ngày càng tăng của công tác này. Do đó yêu cầu
các sở, ngành, địa phương phải thường xuyên, tích cực quan tâm nghiên cứu, chủ
động tìm kiếm các sáng kiến mới, giải pháp phù hợp, kịp thời đề xuất UBND Tỉnh
bổ sung, điều chỉnh Phương án nhằm nâng cao hơn nữa hiệu
quả công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn.
3. Mục đích, yêu cầu
- Đảm bảo Khoáng sản chưa khai thác,
kể cả khoáng sản ở bãi thải của mỏ đã đóng cửa được bảo vệ theo quy định của Luật
Khoáng sản.
- Quản lý chặt chẽ hoạt động khoáng sản
trên địa bàn tỉnh; bảo vệ cảnh quan, môi trường, an ninh trật tự và đời sống của
người dân địa phương tại khu vực có khoáng sản.
- Quy định rõ trách nhiệm người đứng
đầu chính quyền các cấp trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai
thác; xử lý nghiêm các tổ chức cá nhân hoạt động khoáng sản trái quy định pháp
luật.
- Xây dựng cơ chế phối hợp trong bảo
vệ khoáng sản chưa khai thác giữa các cơ quan, đơn vị, địa
phương liên quan ở khu vực giáp ranh để thực hiện hiệu quả
công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, ngăn chặn kịp thời hoạt động
khoáng sản trái phép.
II. THỰC TRẠNG
CÔNG TÁC QLNN VỀ KHOÁNG SẢN VÀ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của
cấp ủy và chính quyền các cấp
- Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo,
chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, việc quản lý hoạt động
khai thác, chế biến, vận chuyển khoáng sản và VLXD trên địa bàn tỉnh có nhiều
chuyển biến tích cực, cơ bản đã đi vào nề nếp. Các ngành, địa phương đã quan
tâm, hướng dẫn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoàn thiện thủ tục pháp lý
về cấp phép thăm dò, khai thác, kinh doanh, chế biến khoáng sản và giải quyết
các vướng mắc trong quá trình thực hiện về đất đai, giải phóng mặt bằng, cấp
phép xây dựng...
- Công tác quản lý hoạt động thăm dò,
khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã được tăng cường, đặc
biệt là than được duy trì, kiểm tra, xử lý thường xuyên với sự vào cuộc của cả
hệ thống chính trị và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân trong tỉnh; đã có sự phối hợp chặt chẽ, nghiêm túc giữa các sở, ngành, UBND các địa
phương để triển khai thực hiện các nội dung chỉ đạo, điều hành
của Tỉnh một cách đồng bộ, thống nhất và có hiệu quả trong công tác quản lý đối
với hoạt động khoáng sản.
2. Công tác xây dựng, ban hành các
văn bản chỉ đạo, văn bản quy phạm pháp luật về quản
lý hoạt động và bảo vệ khoáng sản
- Triển khai thực hiện thực hiện Nghị
quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược
khoáng sản và phát triển công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030; Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22/12/2011 của Chính phủ về Chiến lược
khoáng sản đến 2020, tầm nhìn đến 2030; Luật Khoáng sản 2010, ngoài việc cập nhật,
áp dụng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo của Trung
ương về lĩnh vực quản lý tài nguyên khoáng sản, Ủy ban
nhân dân Tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quản lý các hoạt
động khoáng sản; trong đó tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm như: Công tác quản
lý bảo vệ tài nguyên khoáng sản, đấu giá quyền khai thác khoáng sản, thu tiền cấp
quyền khai thác khoáng sản, xác định giá tối thiểu tính thuế tài nguyên, phí bảo
vệ môi trường trong khai thác khoáng sản, quy định trình tự thủ tục hành chính
giải quyết hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn giấy phép hoạt động
khoáng sản,... Các văn bản được ban hành cơ bản đáp ứng được các yêu cầu về
tính đồng bộ, kịp thời và phù hợp với các quy định của pháp luật, đảm bảo tính
khả thi trong quá trình triển khai thực hiện.
- Ủy ban nhân dân Tỉnh đã chỉ đạo xây
dựng quy chế phối hợp trong công tác quản lý, trao đổi thông tin về khai thác,
vận chuyển và sử dụng cát sỏi trên sông và cửa biển; quản lý các hoạt động thăm
dò, khai thác, chế biến, kinh doanh than với tỉnh, thành
phố giáp ranh; ban hành quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về VLXD trên địa
bàn tỉnh tại Quyết định số 525/QĐ-UBND ngày 08/12/2013, trong đó xác định về
hình thức, nội dung, nguyên tắc, trách nhiệm trong quan hệ phối hợp hoạt động
giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý VLXD trên địa bàn Tỉnh
nhằm thực hiện có hiệu quả, thống nhất.
- Đến nay, hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật về khoáng sản của Tỉnh đã cơ bản hoàn thiện, được cụ thể hóa, phục vụ
ngày càng hiệu quả cho công tác quản lý khoáng sản trên địa bàn. Tuy nhiên, còn
một số nội dung (trong đó có nội dung liên quan đến bảo vệ khoáng sản chưa khai
thác) vẫn chưa được làm rõ, cần được sửa đổi, bổ sung, Ủy ban nhân dân Tỉnh đã
có Văn bản số 2032/UBND-CN ngày 30/3/2017 báo cáo Bộ Tài nguyên
và Môi trường, Bộ Tài chính tháo gỡ một số vướng mắc trong triển khai nghị định
số 158/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản (như:
Khoanh định khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; khoanh định khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ; tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; đấu
giá quyền khai thác khoáng sản; trách nhiệm của tổ
chức khai thác khoáng sản đối với địa phương nơi có khoáng sản được khai thác; chỉ đạo các sở, ngành, các địa phương, các tổ
chức, cá nhân hoạt động khoáng sản tích cực tham gia xây dựng các văn bản quy
phạm pháp luật về khoáng sản ...); Bộ Tài nguyên và
Môi trường tại văn bản số 2589/BTNMT-ĐCKS ngày 18/7/2017
đã phúc đáp, ghi nhận một số nội dung để báo cáo Chính phủ
và tiếp tục chỉ đạo triển khai một số nội dung liên quan.
3. Công tác tuyên truyền, phổ biến
pháp luật về khoáng sản.
- Việc tuyên truyền phổ biến pháp luật
về khoáng sản trên địa bàn Tỉnh được tổ chức thường xuyên thông qua công tác kiểm
tra, thanh tra, các văn bản hướng dẫn và trực tiếp hướng dẫn
các tổ chức, cá nhân thực hiện trình tự thủ tục hành chính, các quy định trong
hoạt động khai thác khoáng sản.
- Hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường
đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ quản lý tài nguyên và môi trường (trong đó có quản
lý hoạt động khoáng sản) cho các đối tượng là cán bộ ngành Tài nguyên môi trường
của các huyện, thị, thành phố trong tỉnh (1); tổ chức giao lưu, giải đáp trực tuyến
trên cổng thông tin điện tử chuyên ngành để giải quyết thắc mắc của các tổ chức, cá nhân về
các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực khoáng sản.
- Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các
Sở, ngành, địa phương tổ chức các Hội nghị gặp gỡ, trao đổi thông tin, tháo gỡ khó khăn cho các
doanh nghiệp theo chuyên đề và đối thoại trực tiếp, giải
quyết kiến nghị ngay từ cơ sở để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đồng hành cùng doanh nghiệp, trong đó bao gồm
cả các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản.
4. Thông tin về quy hoạch khoáng sản
trên địa bàn Tỉnh
a) Việc lập, thực hiện quy hoạch
khoáng sản thuộc thẩm quyền của Tỉnh
Triển khai thực hiện Luật khoáng sản
2010; Ủy ban nhân dân tỉnh đã lập, thẩm định (lấy ý kiến tham gia bằng văn bản
của các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Công Thương). Ngày 14/3/2014, Hội
đồng nhân dân Tỉnh khóa XII đã ban hanh Nghị quyết số 128/NQ-HĐND về việc thông
qua Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm VLXD thông thường và
khoáng sản phân tán nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030; Ngày 06/6/2014 Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch trên tại Quyết
định số 1160/QĐ-UBND (gọi tắt là Quy hoạch
1160) để tạo căn cứ pháp
lý cho công tác quản lý, cấp phép các hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản
theo thẩm quyền.
Hiện tại, Dự án điều chỉnh, bổ sung
Quy hoạch 1160 đang được Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện, qua đó
rà soát cập nhật, điều chỉnh một số nội dung để tăng cường công tác quản lý và
phù hợp thực tiễn triển khai.
b) Việc lập, thực hiện quy hoạch
khoáng sản thuộc thẩm quyền của các Bộ,
ngành Trung ương
Hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến,
sử dụng khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép Bộ Tài nguyên
và Môi trường trên địa bàn cũng được các ngành chức năng của Tỉnh tổ chức triển
khai thực hiện đảm bảo mục tiêu, quan điểm đã đề ra tại các Quy hoạch đã được
Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương phê duyệt như: (i) Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến
năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 (Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày
14/3/2016); (ii)
Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng
ở Việt Nam đến năm 2020 (Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 09/01/2012); (iii) Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng
khoáng sản làm xi măng đến năm 2020 (Quyết định số 105/2008/QĐ-TTg ngày
21/7/2008); (iv) Quy hoạch phát triển công nghiệp vôi đến năm 2020, có
xét đến năm 2030 (Quyết định số 507/QĐ-BXD ngày 27/4/2015
của Bộ Xây dựng); (v) Quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến khoáng chất mica, pyrit, quarzit, thạch anh,
silimanit, sericit, vermiculit (Quyết định số 386/QĐ-BCT ngày 18/01/2013 của Bộ
Công Thương); (vi) Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử
dụng quặng thiếc, vonfram và antimon giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025
(Quyết định số 3859/QĐ-BCT ngày 25/6/2012 của Bộ Công Thương)...
5. Thông tin về khu vực cấm, khu vực
tạm thời cấm, khu vực hạn chế hoạt động khoáng sản trên địa bàn Tỉnh.
Thực hiện quy định của pháp luật về
khoáng sản đồng thời thực hiện mục tiêu của chiến lược về khoáng sản là gắn hoạt
động khai thác khoáng sản với bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo vệ di tích lịch sử,
danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên và bảo vệ các khu
vực khoáng sản chưa khai thác; UBND Tỉnh đã hoàn thành công tác khoanh định
danh mục các khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm và các khu vực hạn chế hoạt động
khoáng sản gồm: 22 khu vực cấm với tổng diện tích 266.735,92 ha, liên quan đến
các lĩnh vực quốc phòng; an ninh (94 đối tượng, diện tích 49 ha); di tích lịch
sử - văn hóa danh lam thắng cảnh (105 đối tượng, diện tích 16.048ha); cơ sở tôn
giáo (125 đối tượng, diện tích 8,82 ha); đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ (35 đối
tượng, diện tích 158.300,1 ha); hành lang hoặc phạm vi bảo vệ công trình giao
thông (38 tuyến với tổng chiều dài 1.754km, diện tích 2.209 ha); đất hành lang
bảo vệ đê điều, kè, cống (232 đối tượng, diện tích 42.238 ha); 03 khu vực tạm
thời cấm hoạt động khoáng sản với tổng diện tích 33.990 ha liên quan đến các đối
tượng bảo vệ vùng cửa sông Tiên Yên, cảnh quan khu vực Đảo Trần, Đảo Cô Tô; 04
khu vực hạn chế hoạt động khoáng sản có tổng điện tích 17.618ha. Các khu vực cấm,
tạm thời cấm hoạt động khoáng sản tỉnh Quảng Ninh được khoanh định phù hợp với
quy định tại Điều 28 Luật khoáng sản; đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm
tra, thẩm định hồ sơ; được UBND Tỉnh Quảng Ninh phê duyệt tại Quyết định số
4339/QĐ-UBND ngày 31/12/2015.
(Có
Bảng tổng hợp danh mục các khu vực cấm, tạm cấm, hạn
chế hoạt động khai thác khoáng sản tại Phụ lục 1 kèm theo)
6. Về công tác cấp phép hoạt động
khoáng sản và đấu giá quyền khai thác khoáng sản (thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh).
6.1. Tình hình cấp phép và hoạt động
khoáng sản làm VLXD thông thường
Những năm qua, công tác quản lý trong
lĩnh vực khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản làm VLXD thông thường trên địa
bàn Tỉnh cơ bản đi vào nề nếp có siết chặt quản lý (thông báo số 288-TB/TU
ngày 26/7/2016 và 341-TB/TU ngày 05/9/2016 của Tỉnh ủy; văn bản số
4684/UBND-CN ngày 04/8/2016, số 6000/UBND-CN ngày
26/9/2016 của UBND Tỉnh). Nhìn chung các đơn vị đã duy trì, ổn định sản xuất, tiếp tục đầu tư các thiết bị mới để tạo các sản
phẩm chế biến sâu để nâng cao hiệu quả, tiết kiệm tài
nguyên. Bên cạnh đó, các đơn vị hoạt động KS đã có quan
tâm giải quyết việc làm cho lực lượng lao động tại địa phương, góp phần đảm bảo
an sinh xã hội, tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, đầu tư các công
trình hạ tầng, phúc lợi xã hội tại các khu vực chịu sự tác động do hoạt động
khai thác khoáng sản.
a) Đối với khoáng sản cát, đá,
sét:
- Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 31
giấy phép khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường (VLXDTT) được cấp còn
hiệu lực với tổng công suất là 4.610.000 m3/năm.
- Có 39 giấy phép khai thác sét sản
xuất gạch ngói được cấp còn hiệu lực với tổng công suất là
2.550.500 m3/năm, tương đương sản lượng khai thác giai đoạn từ năm
2016 - 2020 là 12.752.500 m3/năm (2). Tập trung nhiều tại khu vực Đông Triều, Hoành Bồ.
- Cơ bản các đơn vị được cấp giấy
phép khai thác khoáng sản làm VLXD có thiết kế mỏ được phê duyệt, sử dụng
công nghệ khai thác gắn với chế biến và sử dụng khoáng sản như:
Khai thác đá vôi được nghiền sàng ra các chủng loại đá phục vụ nhu cầu xây dựng;
khai thác sét đã chọn lọc, phân loại để sử dụng tiết kiệm,
hợp lý, nâng cao hiệu quả.
- Trong quá trình triển khai, các đơn
vị được cấp phép khai thác đã tổ chức khai thác trong phạm vi, ranh giới GPKT
đã cấp; việc lập, lưu trữ bản đồ hiện trạng khu vực được phép khai thác đã được
quan tâm. Trong hoạt động khai thác sét làm VLXD, các đơn vị đã từng bước tiến
hành đầu tư xây dựng các nhà máy gạch, ngói công nghệ cao, chế biến sản phẩm mỏng.
b) Đối với khoáng sản khác:
- UBND Tỉnh đã cấp 01 GP thăm dò quặng
Antimon tại khu vực có diện tích 72,4 ha thuộc phường Mông Dương, thành phố Cẩm
Phả (đã hết hạn từ 30/6/2015), tổng
trữ lượng và tài nguyên đạt 125 tấn Sb Kim loại, trữ lượng cấp 122 đạt 64 tấn.
- Có 04 GPKT quặng Antimon do UBND Tỉnh
cấp: Có 03 GPKT hết hạn (hiện đang làm thủ tục đóng cửa mỏ đối với 01 khu vực
có diện tích 27,7 ha, đang hoàn thiện thủ tục gia hạn đối với 02 khu vực có tổng
diện tích 40 ha) và 01 GPKT đang còn hiệu lực với diện tích khu vực khai thác
15 ha, công suất khai thác 04 tấn Sb Kim loại/năm;
- UBND Tỉnh cấp 03 giấy phép khai
thác quặng Pyrophylit (tại huyện Đầm Hà 01 giấy phép có diện tích khu vực khai
thác 03 ha, huyện Bình Liêu 02 giấy phép với tổng diện
tích khu vực khai thác 15,9 ha) trong đó đã thu hồi 01 Giấy phép (tại xã Đồng
Tâm, huyện Bình Liêu với diện tích khu vực khai thác 10
ha, chưa thực hiện khai thác); Công ty Cổ phần Thiên Trường
đang thực hiện khai thác theo 02 giấy phép;
c) Về việc tận thu cát, sỏi
trong hoạt động nạo vét luồng lạch:
- Trên địa bàn Tỉnh hiện có 14 dự án
nạo vét tuyến luồng đường thủy nội địa địa phương, đường thủy nội địa quốc gia,
luồng hàng hải và các tuyến luồng chuyên dùng được cơ quan có thẩm quyền cho
phép triển khai thực hiện theo hình thức xã hội hoá có tận thu sản phẩm nạo
vét, cụ thể: 05 Dự án trên luồng đường thủy nội địa quốc gia do Cục Đường thủy
nội địa Việt Nam quản lý; 01 Dự án trên luồng Hàng Hải do Cục Hàng hải Việt Nam
quản lý; 08 Dự án trên luồng đường thủy nội địa địa phương (do Sở Giao thông Vận
tải, Ban quản lý Khu kinh tế và UBND thị xã Quảng Yên quản lý).
Đến nay tất cả
14 Dự án nêu trên đều đang tạm dừng theo chỉ đạo của cơ quan chức năng, cụ thể:
06 Dự án do Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam quản lý đang
dừng theo yêu cầu của cơ quan quản lý trực tiếp và của UBND Tỉnh. 08 Dự án thuộc
thẩm quyền quản lý của Tỉnh cũng đang phải tạm dừng theo chỉ đạo của UBND Tỉnh
tại Thông số 228/TB-UBND ngày 31/7/2017.
(Có
Bảng tổng hợp danh mục kèm theo tọa độ các điểm
khép góc ranh giới các khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản ngoài than trên địa bàn Tỉnh tại Phụ lục 2a)
6.2. Về công tác đấu giá quyền
khai thác khoáng sản trên địa bàn Tỉnh
Công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn Tỉnh mới được triển khai từ giữa
năm 2015 do các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành của Trung ương về
công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản còn chậm và
chưa đầy đủ. Đến nay, Hội đồng đấu giá quyền khai thác
khoáng sản của Tỉnh đã tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với mỏ đá
Ryolit tại xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ; 02 mỏ cát, cuội, sỏi tại mỏ Pắc Puông, xã
Vô Ngại, huyện Bình Liêu và mỏ Pò Luông, xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên; các công
ty trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại các khu vực nêu trên đang hoàn
thiện các hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản theo quy định.
(Có
Bảng tổng hợp danh mục kèm theo tọa độ các điểm khép góc ranh giới các khu vực
đã đấu giá quyền khai
thác khoáng sản trên địa bàn Tỉnh tại Phụ lục 3 kèm theo).
7. Về tình hình hoạt động khoáng sản
thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Đối với các giấy phép thăm dò khoáng
sản đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp trên địa bàn Tỉnh,
kết quả thăm dò không được báo cáo và lưu trữ tại Tỉnh do vậy không có thông tin để đánh giá kết
quả đạt được. Tuy nhiên, UBND Tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối
hợp tốt trong công tác xác định khu vực cấm tạm cấm hoạt động khoáng sản để thỏa thuận cấp phép thăm dò, khai thác
khoáng sản trên địa bàn thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Đến ngày 30/4/2017, Bộ Tài nguyên và
Môi trường đã cấp 92 giấy phép, trong đó: 75 giấy phép khai thác than; 04 giấy
phép khai thác đá vôi xi măng; 04 giấy phép khai thác sét xi măng; 04 giấy phép
khai thác nước khoáng; 01 giấy phép khai thác cát thủy tinh; 04 giấy phép khai
thác quặng pyrophilit.
(Có
Bảng tổng hợp danh mục kèm theo tọa độ các điểm khép góc ranh giới các khu vực
thăm dò, khai thác khoáng sản than tại phụ lục số 2b, 2c, 2d kèm theo).
8. Tình hình thực hiện các quy định
pháp luật có liên quan.
a) Về công tác quản lý, bảo vệ môi
trường
- 100% các dự án khai thác đã được cấp GPKT có báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án hoặc cam kết
bảo vệ môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt; một số dự án đã có đề án cải
tạo, phục hồi môi trường, giấy phép khai thác nước, xả nước thải vào nguồn nước....
nhưng việc triển khai thực hiện chưa tuân thủ đầy đủ theo
quy định.
- Về ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường:
Đến nay đại đa số các đơn vị khai
thác khoáng sản đã thực hiện ký quỹ cải tạo phục hồi môi
trường trong hoạt động khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Tỉnh;
các đơn vị chưa ký quỹ là do chưa khai thác hoặc đang tạm dừng khai thác).
- Công tác cải tạo
phục hồi môi trường các khu vực khai thác cũng từng bước được quan tâm nhưng
chưa thật sự nghiêm túc thực hiện đúng theo phương án được duyệt; một số đơn vị
đã triển khai việc bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác như: Lắp đặt hệ thống phun nước dập bụi tại máng cấp liệu,
hàn kẹp, nghiền côn, các đầu băng tải; quan tâm vệ sinh
nhà xưởng, khuôn viên, trồng cây xanh, thu gom, xử lý chất thải, tưới nước chống
bụi, quan trắc định kỳ ...
b) Về thực hiện nghĩa vụ tài chính
Các đơn vị thực hiện tự kê khai sản
lượng để xác định thuế, phí theo quy định. Nhìn chung các đơn vị khai thác
khoáng sản trên địa bàn Tỉnh đã thực hiện kê khai, nộp thuế, phí phù hợp với
các quy định của chính sách pháp luật.
9. Công tác thanh tra, kiểm tra
Công tác thanh tra, kiểm tra về
khoáng sản đã phát hiện xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và có hướng dẫn các
đơn vị tuân thủ quy định pháp luật. Qua đó, các đơn vị khai thác khoáng sản đã
quan tâm, có ý thức hơn trong hoạt động khoáng sản và bảo vệ môi trường. Thường
xuyên phối hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra của các Bộ, ngành Trung ương để
kịp thời rà soát các đơn vị do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp
GPKT để phối hợp quản lý.
Trong năm 2016, các Sở, ngành đã tiến hành thanh tra, kiểm tra tại 131 đơn vị, tổ chức trong
đó: Sở Xây dựng chủ trì kiểm tra tại 05 đơn vị; sở Công
thương chủ trì kiểm tra tại 6 đơn vị; Sở Tài nguyên và Môi
trường chủ trì kiểm tra, thanh tra tại 89 đơn vị; Cục Thuế thanh tra, kiểm tra
đối với 29 đơn vị; số tiền do các sở, ngành xử phạt là
2,973 tỷ đồng, Cục Thuế tỉnh xử phạt 11,445 tỷ đồng, toàn bộ số tiền xử phạt đều
được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định.
10. Tình hình quản lý, bảo vệ
khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn Tỉnh
Trên cơ sở quy định của Luật Khoáng sản
2010, Ủy ban nhân dân tỉnh tuy chưa lập riêng Phương án cụ thể nhưng đã triển
khai thực hiện công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác thông qua việc lồng
ghép vào nội dung các quy hoạch, kế hoạch; chỉ đạo thực hiện đồng bộ 1 số giải
pháp tăng cường quản lý bảo vệ tài nguyên khoáng sản; công tác cấp phép hoạt động
khoáng sản; qua đó ổn định ANTT khu vực và đời sống công nhân, lao động địa
phương. Đã hoàn thành khoanh định khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm hoạt động
khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Quyết định số
4339/QĐ-UBND ngày 31/12/2015)
Nhìn chung, công tác quản lý nhà nước
về khoáng sản trên địa bàn Tỉnh đã được triển khai đảm bảo theo đúng tinh thần
chỉ đạo của Trung ương, sát với tình hình, điều kiện thực tế của Tỉnh.
(Có Bảng tổng hợp danh mục tọa độ các điểm khép góc ranh giới các khu vực dự trữ
khoáng sản than năng lượng quốc gia thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh tại phụ lục số 4 kèm theo).
Thời gian qua Tỉnh đã ban hành nhiều
văn bản chỉ đạo, điều hành liên quan như Văn bản số 1946/UBND-CN
ngày 15/4/2015 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày
30/3/2015; Kế hoạch số 2970/KH-UBND ngày 03/8/2011 về việc thực hiện Nghị quyết
số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản
và phát triển công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và
các văn bản chỉ đạo, điều hành trực tiếp đối với công tác quản lý hoạt động
khoáng sản trên địa bàn Tỉnh, trong đó đã yêu cầu UBND cấp huyện thực hiện
nghiêm các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo Luật Khoáng sản, chỉ
đạo UBND cấp xã và các lực lượng trên địa bàn phối hợp ngăn chặn, giải tỏa hoạt
động khoáng sản trái phép, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động
khoáng sản, kiên quyết xử lý nghiêm theo đúng thẩm quyền, đúng quy định của
pháp luật đối với các hành vi khai thác, buôn bán, vận chuyển, xuất khẩu khoáng sản trái phép trên địa bàn (Chủ tịch Ủy ban nhân dân địa
phương phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh).
Quy chế phối hợp
trong công tác quản lý, trao đổi thông tin để kiểm tra, kịp thời xử lý các tổ
chức, cá nhân vi phạm pháp luật về khai thác, kinh doanh Than giữa tỉnh Quảng
Ninh với thành phố Hải Phòng, tỉnh Bắc Giang, tỉnh Hải Dương, tỉnh Lạng Sơn với
TKV và Tổng Công ty Đông Bắc đã được ký ngày 07/01/2016; Quy chế phối hợp trong
công tác quản lý, trao đổi thông tin để kiểm tra, kịp thời xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về khai
thác, vận chuyển và sử dụng cát sỏi trên sông và cửa biển giữa tỉnh Quảng Ninh
với thành phố Hải Phòng, tỉnh Hải Dương đã được ký kết ngày 20/7/2016; theo đó,
các địa phương thường xuyên trao đổi các văn bản có nội
dung liên quan đến công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh, thăm dò,
khai thác, chế biến, vận chuyển cát sỏi trên sông và cửa biển (giữa UBND các tỉnh)
để phổ biến, quán triệt trong từng cơ quan, đơn vị trực thuộc; thường xuyên kiểm
tra, giám sát đồng thời phối hợp hoạt động thanh tra, kiểm tra, tổ chức tuần
tra, kiểm soát việc triển khai quy chế phối hợp, xử lý nghiêm những trường hợp
hoạt động kinh doanh, vận chuyển cát sỏi trái phép. Cơ
quan đầu mối của các địa phương là Công an Tỉnh có trách nhiệm theo dõi, kiểm
tra, xử lý vi phạm liên quan, tổng hợp việc triển khai thực hiện quy chế phối hợp.
Tuy nhiên, thời gian qua công tác bảo
vệ khoáng sản chưa khai thác còn bộc lộ nhiều hạn chế, tình trạng khai thác
khoáng sản trái phép, nhỏ lẻ vẫn diễn ra trên địa bàn (như khai thác cát sỏi
tại huyện Tiên Yên, Đầm Hà, Vân Đồn, Hạ Long, Quảng Yên, Đông Triều, Uông Bí; khai thác đất san lấp tại Hoành Bồ,
Quảng Yên, Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí; khai thác sét gạch ngói tại Móng
Cái, Hải Hà, Hoành Bồ, Uông Bí, Đông Triều; lợi dụng
nạo vét luồng, tuyến đê khai thác nạo vét cát, sỏi,
trên sông Cầm, sông Kalong, sông Tiên Yên) làm thất thoát tài nguyên, tác động xấu đến cảnh quan, môi trường, ảnh
hưởng đến an ninh trật tự và đời sống của người dân địa
phương.
Nguyên nhân chủ yếu là do chính quyền
địa phương chưa thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai
thác; chưa kịp thời phát hiện các hoạt động khoáng sản
trái phép tại địa bàn và tổ chức lực lượng kiên quyết ngăn chặn dứt điểm tình
trạng khai thác khoáng sản trái phép; việc xử lý đối với các hành vi vi phạm có
lúc, có nơi còn chưa nghiêm.
Bên cạnh đó, trong công tác quản lý,
bảo vệ khoáng sản chưa khai thác các địa phương cũng còn một số khó khăn như:
Kinh phí phục vụ cho công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác chưa được xác định
cụ thể; ý thức chấp hành pháp luật của một số tổ chức, cá nhân còn hạn chế, đời
sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đồng bào
dân tộc thiểu số, thuộc địa bàn các
xã vùng sâu, vùng xa; địa bàn quản lý rộng, khoáng sản chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, một số loại khoáng sản nằm lộ thiên, phân bố
không tập trung, hình thức khai thác không đòi hỏi máy móc thiết bị phức tạp và
lao động trình độ cao, vì vậy rất khó khăn trong công tác bảo vệ như than, đất,
sét làm gạch ngói, đá, cát, sỏi làm vật liệu xây dựng,...; công tác phối hợp,
trao đổi thông tin liên quan đến công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác,
ngăn chặn hoạt động khoáng sản trái phép giữa các địa phương giáp ranh còn hạn
chế.
III. MỤC TIÊU NHIỆM
VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Đối tượng cần bảo vệ
Đối tượng cần bảo vệ trong Phương án
này là khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn toàn tỉnh bao gồm: khoáng sản ở
trong và ngoài khu vực đã được cấp giấy phép khai thác, khoáng sản khác được
phát hiện trong ranh giới khu vực đã được cấp giấy phép khai thác nhưng chưa được
cơ quan thẩm quyền cho phép khai thác, hoặc khoáng sản đi kèm đã được được cơ
quan thẩm quyền cho phép thu hồi nhưng chưa thu hồi được, khoáng sản chưa khai
thác trong diện tích đất đang sử dụng trừ trường hợp khoáng sản làm vật liệu
xây dựng trong diện tích đất ở của hộ gia đình cá nhân (quy định tại điểm b khoản
2 Điều 64 của Luật Khoáng sản), khoáng sản tại khu vực đã được quy hoạch xây dựng
công trình, kể cả khoáng sản ở bãi thải của mỏ đã đóng cửa mỏ.
2. Các giải pháp để bảo vệ khoáng
sản chưa khai thác
- Ban hành các văn bản hướng dẫn thi
hành pháp luật về khoáng sản theo thẩm quyền đảm bảo kịp thời, nội dung phù hợp
với quy định pháp luật và yêu cầu thực tiễn;
- Thường xuyên thực hiện tốt công tác
tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về khoáng sản, bảo vệ tài nguyên
khoáng sản chưa khai thác;
- Tổ chức, chỉ đạo, phối hợp kịp thời,
chặt chẽ, có hiệu quả các lực lượng trên địa bàn để thường xuyên kiểm tra, chủ
động ngăn chặn, kịp thời giải tỏa triệt để hoạt động
khoáng sản trái phép trên địa bàn toàn Tỉnh.
- Xử lý nghiêm minh, kịp thời, theo
đúng quy định pháp luật đối với hành vi khai thác khoáng sản trái phép và đối với
các cán bộ, công chức có vi phạm liên quan đến khai thác khoáng sản trái phép.
- Định kỳ tổ chức lập, bổ sung kế hoạch,
phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác của địa phương, của Tỉnh; sơ kết, tổng
kết, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện ở từng địa phương và trên địa bàn
toàn Tỉnh, rút ra bài học kinh nghiệm, phổ biến cách làm
hiệu quả, phù hợp với từng địa phương, cơ quan, đơn vị.
IV. TRÁCH NHIỆM PHỐI
HỢP BẢO VỆ KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC VỚI ĐỊA PHƯƠNG LIÊN QUAN Ở KHU VỰC GIÁP
RANH
1. Chính quyền địa phương cấp huyện,
cấp xã thuộc tỉnh Quảng Ninh; các địa phương giáp ranh giữa các huyện trong và
ngoài tỉnh, giữa các xã trong và ngoài huyện phải có trách
nhiệm phối hợp cung cấp thông tin trong trường hợp phát hiện hoạt động khoáng sản
trái phép; phối hợp, tổ chức lực lượng trong công tác ngăn chặn hoạt động khai
thác khoáng sản trái phép khi có đề nghị của địa phương giáp ranh.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành
phố, thị xã triển khai bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo quy định hiện
hành, Phương án này và Kế hoạch bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo địa giới
hành chính trên địa bàn các huyện, thành phố, thị xã đã được phê duyệt; xây dựng
cụ thể Chương trình phối hợp trong công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác với
địa phương liên quan ở khu vực giáp ranh, trong đó quy định rõ cách thức phối hợp,
cơ quan thường trực là đầu mối chịu trách nhiệm liên hệ, cung cấp thông tin
trong công tác phối hợp, triển khai cụ thể chương trình phối hợp tới Ủy ban
nhân dân cấp xã; hàng năm kiểm tra, cập nhật thông tin, rà
soát để điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa
bàn địa phương, gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng
hợp, báo cáo đề xuất UBND Tỉnh để bổ sung, điều chỉnh
Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn toàn Tỉnh.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ
quan trường trực tham mưu cho Ủy ban nhân dân Tỉnh các vấn đề liên quan đến
cung cấp thông tin và phối hợp trong công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác
với các cơ quan đồng cấp của tỉnh giáp ranh.
V. TRÁCH NHIỆM THỰC
HIỆN PHƯƠNG ÁN
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
1.1. Cập nhật trên phần mềm quản lý
khoáng sản đối với các giấy phép khai thác khoáng sản để quản
lý; gửi thông báo về thời hạn trước khi giấy phép khai thác hết hiệu lực 06
tháng đến đơn vị được cấp, để đơn vị biết, chủ động thực
hiện các nội dung liên quan theo quy định.
1.2 Chủ trì phối hợp với các sở,
ngành và UBND các địa phương tham mưu cho UBND Tỉnh ban hành các văn bản hướng
dẫn thi hành pháp luật về khoáng sản theo thẩm quyền đảm bảo kịp thời, nội dung phù hợp với quy định pháp luật và yêu cầu
thực tiễn; xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện công tác tuyên truyền phổ
biến giáo dục pháp luật về khoáng sản, bảo vệ tài nguyên
khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn toàn Tỉnh;
1.3. Hàng năm kiểm tra, rà soát, cập
nhật thông tin để điều chỉnh Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa
bàn Tỉnh; thực hiện thanh tra, kiểm tra công tác quản lý nhà nước về khoáng sản
của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; tăng cường thanh tra, kiểm
tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong hoạt động thăm dò, khai thác
khoáng sản trên địa bàn tỉnh; kiên quyết xử lý, kiểm điểm
hoặc kiến nghị xử lý, kiểm điểm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.
1.4. Tổng hợp dự toán chi cho nhiệm vụ
bảo vệ khoáng sản chưa khai thác của các huyện, thành phố,
thị xã, đề nghị Sở Tài chính thẩm định trình Ủy ban nhân
dân tỉnh xem xét, phê duyệt theo quy định.
1.5. Tham mưu, đề xuất với Ủy ban
nhân dân Tỉnh về các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; phối hợp với
Công an tỉnh, các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố,
thị xã trong công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, ngăn
chặn hoạt động khoáng sản trái phép; là cơ quan thường trực tham mưu cho Ủy ban
nhân dân tỉnh Quảng Ninh phối hợp trong công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai
thác với các tỉnh giáp ranh.
1.6. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân Tỉnh
và đôn đốc kiểm tra việc thi công gắn với bảo vệ môi trường
một cách triệt để (phương án thi công, hoàn nguyên cải tạo phục hồi môi trường...)
tiến hành kiểm tra, thanh tra và hậu kiểm tra, thanh tra để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định.
2. Các Sở ngành: Công Thương, Xây dựng, Ban Quản lý Khu kinh tế
2.1. Chủ động rà soát các quy hoạch
liên quan đến khoáng sản theo lĩnh vực được phân công; trong đó chú ý đến các
khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo chức năng, nhiệm vụ của
ngành; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố, thị xã trong công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, ngăn chặn hoạt
động khoáng sản trái phép; phối hợp trong thanh tra, kiểm tra việc chấp hành
quy định của pháp luật trong hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản.
2.2. Sở Công Thương duy trì nghiêm
túc việc sử dụng vật liệu nổ công nghiệp theo quy định, đảm bảo an toàn và môi
trường; chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, ngăn chặn việc
buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản không rõ nguồn gốc, xuất xứ, buôn lậu,
gian lận thương mại; xử lý hoặc kiến nghị xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm
theo quy định của pháp luật.
2.3. Ban Quản lý Khu kinh tế Phối hợp
với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các địa phương và các Sở ngành liên quan
trong công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; ngăn chặn
hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn Khu công nghiệp, Khu kinh
tế;
Đối với các dự án trên địa bàn Khu
công nghiệp, Khu kinh tế, trước khi thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra,
kiểm tra các hoạt động liên quan đến lĩnh vực khoáng sản, khai thác đất làm vật liệu san
lấp mặt bằng phải có kế hoạch cụ thể và thống nhất với Ban Quản lý Khu kinh tế. Trong quá
trình thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch, phát hiện vi phạm thuộc lĩnh vực ngành
khác quản lý thì cơ quan chủ trì có trách nhiệm chuyển hồ sơ cho ngành đó xử lý hoặc tham mưu xử lý.
3. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có
liên quan thẩm định dự toán, kinh phí chi cho nhiệm vụ bảo vệ khoáng sản chưa
khai thác do Sở Tài nguyên và Môi trường lập; báo cáo UBND Tỉnh xem xét, phê
duyệt.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan Báo chí, Phát
thanh - Truyền hình trên địa bàn Tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền trên
phương tiện thông tin đại chúng để các tổ chức, cá nhân nắm
rõ trách nhiệm trong công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai
thác theo quy định của Luật Khoáng sản và theo Phương án này.
5. Công an Tỉnh
Tăng cường phối hợp với Sở Tài nguyên
và Môi trường và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã ngăn chặn hiệu quả
các hoạt động khoáng sản trái phép. Thường xuyên tuần tra kiểm soát, nhất là những
nơi thường xảy ra hiện tượng khai thác khoáng sản trái phép, bảo đảm an ninh,
trật tự; chủ động phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội
phạm, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động thăm dò, khai thác, buôn
bán, vận chuyển khoáng sản trái phép.
6. Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh
Chỉ đạo các lực lượng liên quan phối
hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã trong công tác bảo vệ
khoáng sản chưa khai thác, ngăn chặn các hoạt động khoáng sản trái phép, nhất
là các khu vực khoáng sản ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phối hợp tuyên truyền, vận động người dân không tiếp tay cho các
đối tượng khai thác khoáng sản trái phép.
Duy trì kiểm soát việc sử dụng Đất quốc
phòng thuộc các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn, không để xảy ra tình trạng
khai thác khoáng sản trên diện tích đất được giao quản lý khi chưa có phép.
7. Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Tỉnh
Chủ trì, phối hợp với UBND các địa
phương triển khai thực hiện công tác bảo vệ khoáng sản khu vực vành đai biên giới;
kiểm tra, xử lý mua bán, vận chuyển khoáng sản trái phép qua biên giới theo quy
định của pháp luật;
8. Cục thuế tỉnh
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện việc tăng cường
kiểm tra hoạt động thanh quyết toán thuế liên quan đến cát, sỏi nói riêng và
khoáng sản nói chung; quản lý chặt chẽ đối với hồ sơ quyết toán các dự án, công
trình sử dụng, khối lượng lớn khoáng sản (từ 1.000 m3
trở lên), xác định nguồn gốc khoáng sản làm vật liệu xây dựng công trình; quản
lý chặt chẽ hóa đơn thuế, ngăn chặn tình trạng mua bán hóa đơn, hợp thức hóa chứng
từ đối với việc mua bán khoáng sản.
9. Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố, thị xã có trách nhiệm
9.1. Tiếp tục triển khai công tác
tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản, trong đó tăng cường công tác
tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong
công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác. Triển khai, quy định rõ trách nhiệm của các Phòng, ban, đơn vị có liên quan, đặc biệt Ủy ban
nhân dân cấp xã trong việc thực hiện Phương án này và Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo địa giới hành chính của địa phương.
9.2. Xây dựng Chương trình phối hợp
trong công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác với địa phương liên quan ở khu
vực giáp ranh.
9.3. Tổ chức thực hiện các quy định về
bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại địa phương; chỉ đạo Ủy ban nhân dân các
xã, phường, thị trấn thực hiện nghiêm các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai
thác thuộc thẩm quyền.
9.4. Triển khai các biện pháp ngăn chặn,
xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trái phép cụ thể như sau:
Khi phát hiện hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản trái phép phải chủ động huy động, tổ chức
ngay lực lượng để giải tỏa, ngăn chặn; lập Biên bản hành
vi vi phạm của tổ chức, cá nhân; xử lý theo thẩm quyền (xử lý hành vi thăm
dò, khai thác khoáng sản trái phép theo quy định của Nghị định số 33/2017/NĐ-CP
ngày 03/4/2017 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực tài nguyên nước và khoáng sản và các quy định khác có liên quan), trường hợp hành vi vi phạm vượt
quá thẩm quyền xử lý hành chính phải báo cáo kịp thời cho cơ quan cấp trên để xử
lý theo quy định.
Đối với các trường hợp phức tạp, đã tổ
chức lực lượng và có các biện pháp xử lý nhưng vẫn không
thể giải quyết được phải kịp thời báo cáo cơ quan cấp trên (UBND Tỉnh và các sở,
ngành chức năng). Các trường hợp khẩn cấp có thể thông báo qua điện thoại, nhưng sau đó phải có văn bản báo cáo cụ thể.
Nếu để hoạt động
khoáng sản trái phép kéo dài trên địa bàn quản lý quá 02 tháng mà chưa báo cáo
cơ quan cấp trên (UBND Tỉnh và các sở, ngành chức năng) để có biện pháp xử lý
hoặc gây bức xúc trong dư luận, tác động xấu đến cảnh quan môi trường, ảnh hưởng
đến an ninh trật tự và đời sống của người dân địa phương phải nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm đối với cán bộ, người đứng đầu cơ quan, đơn
vị. Trường hợp phát hiện cán bộ, công chức bao che, tiếp tay cho hoạt động
khoáng sản trái phép; thỏa thuận, cho phép các tổ chức, cá nhân hoạt động
khoáng sản trái pháp luật phải xử lý, kỷ luật và báo cáo kết quả xử lý, kỷ luật
với UBND Tỉnh.
9.5. Quản lý đối với các trường hợp
được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản:
Chỉ cho phép tổ chức, cá nhân (được
cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản còn hiệu lực) thăm dò
khoáng sản khi đã thực hiện việc cắm mốc các điểm khép góc khu vực được phép thăm dò khoáng sản; thông báo bằng văn bản kế hoạch thăm dò cho Ủy ban
nhân dân tỉnh trước khi thực hiện và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp
luật.
9.6. Quản lý đối với các trường hợp
được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản:
Chỉ cho phép tổ chức, cá nhân (được
cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực) khai
thác khoáng sản khi đã thực hiện các thủ tục sau:
a) Hoàn tất các thủ tục để được thuê
đất theo quy định của pháp luật về đất đai (trừ trường hợp không sử dụng lớp
đất mặt hoặc hoạt động khoáng sản không ảnh hưởng đến việc sử dụng mặt đất của tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất hợp
pháp);
b) Cắm mốc điểm khép góc khu vực được
phép khai thác khoáng sản;
c) Đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản
mỏ, ngày bắt đầu khai thác với cơ quan có thẩm quyền cấp
Giấy phép và thông báo bằng văn bản ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi có mỏ trước khi thực hiện;
đ) Ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường
và thực hiện các biện pháp, xây dựng các công trình bảo vệ môi trường theo quy
định;
e) Bổ nhiệm và thông báo bằng văn bản về trình độ chuyên môn, năng lực của Giám đốc điều hành mỏ
cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản;
g) Lập, phê duyệt và nộp thiết kế mỏ
cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản
(ghi trong Giấy phép khai thác khoáng sản);
h) Các nghĩa vụ khác theo quy định của
pháp luật.
Giấy phép thăm dò, Giấy phép khai
thác khoáng sản đã hết hiệu lực mà tổ chức, cá nhân vẫn tiến hành thăm dò, khai
thác khoáng sản là hoạt động khoáng sản trái phép; Trường hợp Giấy phép thăm
dò, Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản đã hết hạn nhưng hồ sơ đề nghị gia hạn đang được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét thì tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản
phải tạm dừng thăm dò, khai thác và có trách nhiệm quản
lý, bảo vệ tài sản, công trình thăm dò, khai thác, công trình an toàn, bảo vệ
môi trường, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác cho đến khi được gia hạn hoặc có
văn bản trả lời không được gia hạn.
9.7. Hàng năm lập dự toán chi cho nhiệm
vụ bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn quản lý (cùng thời điểm xây dựng
Dự toán ngân sách nhà nước) gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp để đề nghị Sở Tài chính thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem
xét, quyết định.
9.8. Chỉ đạo, tổ chức lực lượng thường
xuyên kiểm tra, khi phát hiện hoạt động khoáng sản trái phép phải tổ chức ngay lực lượng giải tỏa, ngăn chặn, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ
quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm như nội dung Phương án
này.
9.9. Hằng năm xây dựng kế hoạch, thực hiện thanh tra, kiểm tra công tác quản lý nhà nước về
khoáng sản của Ủy ban nhân dân cấp xã; tăng cường kiểm tra, giám sát theo thẩm
quyền đối với các đơn vị được cấp Giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản; xử
lý, kiểm điểm hoặc kiến nghị xử lý, kiểm điểm đối với các
tổ chức, cá nhân vi phạm.
9.10. Hàng quý báo cáo kết quả thực
hiện công tác bảo vệ khoáng sản trên địa bàn (các địa phương có hoạt động
khoáng sản than kết hợp với nội dung báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch số
5965/KH-UBND ngày 07/10/2015 của Tỉnh thực hiện chỉ thị 21/CT-TTg ngày
26/8/2015 của Thủ tướng về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh than trên địa bàn Quảng Ninh) về Sở
Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp
báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
(Nội dung đề cương Báo cáo theo Phụ lục số 5 kèm theo Phương án này)
9.11. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh về bảo vệ khoáng sản
chưa khai thác, hoạt động khoáng sản trái phép trên địa bàn quản lý; trường hợp
để hoạt động khai thác khoáng sản trái phép kéo dài quá thời hạn 02 tháng trên
địa bàn quản lý sẽ bị xem xét xử lý kỷ luật.
10. Ủy ban nhân dân cấp xã triển khai các biện pháp phát hiện, ngăn chặn,
xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trái phép cụ thể như sau
10.1. Chủ động tổ chức kiểm tra, rà
soát chú trọng tại các vị trí có nguy cơ cao nhằm kịp thời phát hiện các hoạt động
khoáng sản trái phép trên địa bàn quản lý; khi phát hiện hoạt động thăm dò,
khai thác khoáng sản trái phép phải chủ động huy động, tổ chức ngay lực lượng để
giải tỏa, ngăn chặn; lập Biên bản hành vi vi phạm của tổ chức, cá
nhân; xử lý theo thẩm quyền (xử lý hành vi thăm dò, khai thác khoáng sản trái
phép theo quy định của Nghị định số 33/2017/NĐ-CP ngày 03/4/2017 của Chính phủ
Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng
sản và các quy định khác có liên quan), trường hợp hành vi vi phạm vượt quá thẩm
quyền xử lý hành chính, phải báo cáo cơ quan cấp trên để xử lý theo quy định. Định
kỳ báo cáo về tình hình quản lý, hoạt động khoáng sản, kết quả xử lý đối với
các hoạt động khoáng sản trái phép trên địa bàn quản lý về
UBND cấp huyện theo quy định của pháp luật và Kế hoạch Bảo vệ khoáng sản đã được
UBND cấp huyện phê duyệt.
10.2. Đối với các trường hợp phức tạp,
nằm ngoài tầm kiểm soát, đã tổ chức lực lượng và có các biện pháp xử lý nhưng vẫn không thể giải quyết phải kịp thời báo cáo cơ quan cấp trên. Các
trường hợp khẩn cấp có thể thông báo qua điện thoại, nhưng
sau đó phải có Văn bản báo cáo cụ thể.
10.3. Ủy ban nhân dân cấp xã nếu để
hoạt động khoáng sản trái phép kéo dài trên địa bàn quản lý kéo dài quá 01
tháng; gây bức xúc trong dư luận, tác động xấu đến cảnh quan môi trường, ảnh hưởng
đến an ninh trật tự và đời sống của người dân địa phương
phải nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm đối với cán
bộ, người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Trường hợp phát hiện
cán bộ, công chức bao che, tiếp tay cho hoạt động khoáng sản trái phép; thỏa
thuận, cho phép các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trái pháp luật phải xử
lý, kỷ luật, báo cáo UBND cấp huyện theo quy định của Luật tổ chức chính quyền
địa phương.
10.4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về bảo vệ khoáng sản
chưa khai thác, hoạt động khoáng sản trái phép trên địa bàn quản lý.
11. Các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy
phép thăm dò, Giấy phép khai thác khoáng sản có trách
nhiệm bảo vệ khoáng sản trong diện tích được cấp giấy
phép; thăm dò khoáng sản theo Đề án thăm dò khoáng sản đã được phê duyệt và Giấy
phép thăm dò, khai thác khoáng sản theo đúng dự án đầu tư đã được phê duyệt,
thu hồi tối đa các loại khoáng sản được phép khai thác; nếu phát hiện khoáng sản
mới phải báo cáo ngay cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép.
12. Các tổ chức, cá nhân sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong diện tích đất
đang sử dụng (kể cả khoáng sản trong lòng đất). Không được tự ý khai thác
khoáng sản nếu chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy
phép khai thác, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2, Điều 64 Luật Khoáng sản,
như sau:
12.1. Đối với tổ chức, cá nhân khai
thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích đất của dự
án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt hoặc cho phép đầu tư mà sản phẩm khai thác chỉ được sử dụng cho xây dựng
công trình đó. Trước khi tiến hành khai thác khoáng sản, tổ chức, cá nhân phải
đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai
thác tại Sở Tài nguyên và Môi trường.
12.2. Đối với hộ gia đình, cá nhân
khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích đất ở thuộc
quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để xây dựng các công trình của hộ
gia đình, cá nhân trong diện tích đó.
13. Cơ quan, tổ chức lập quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung đô thị, quy hoạch xây dựng điểm
dân cư nông thôn phải lấy ý kiến bằng văn bản của Ủy ban
nhân dân tỉnh/Bộ Tài nguyên và Môi trường tùy theo thẩm
quyền cấp phép hoạt động khoáng sản về các vấn đề liên quan đến khoáng sản trước
khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch. Khi trình phê duyệt quy hoạch
phải trình kèm theo ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền cấp giấy phép.
14. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn
thể phối hợp tốt với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa
khai thác trên địa bàn theo quy định pháp luật và Phương án này.
VI. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Yêu cầu
Thủ trưởng các cơ quan liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành
phố, thị xã thuộc Tỉnh; các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép thăm dò, Giấy phép khai thác khoáng sản và các tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức
thực hiện nghiêm túc Phương án này.
2. Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố, thị xã lập chương trình, kế hoạch triển khai thực
hiện Phương án này. Định kỳ hàng quý, báo cáo kết quả thực hiện của quý trước về
Ủy ban nhân dân Tỉnh thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường.
3. Kinh
phí thực hiện công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác năm 2017 tạm thời do
UBND các cấp tự cân đối, được hạch toán vào khoản chỉ thường xuyên của UBND các
cấp và được xác định lại sau khi có hướng dẫn của Bộ Tài chính về định mức chi
ngân sách.
4. Giao Sở
Tài nguyên và Môi trường làm đầu mối, thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc triển
khai thực hiện Phương án này, tổng hợp, xây dựng Báo cáo kết quả thực hiện của
năm về Ủy ban nhân dân Tỉnh; định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết, ba năm/một lần tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm công tác bảo vệ khoáng sản chưa
khai thác trên địa bàn toàn Tỉnh./.