BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3792/QĐ-BTNMT
|
Hà Nội, ngày 26
tháng 11 năm 2024
|
QUYẾT
ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ KỊCH BẢN NGUỒN NƯỚC (LẦN ĐẦU)
TRÊN LƯU VỰC SÔNG CỬU LONG
BỘ
TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Luật Tài
nguyên nước ngày 27 tháng 11 năm 2023;
Căn cứ Nghị quyết số
141/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV;
Căn cứ Nghị định số
68/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Nghị định số
53/2024/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Tài nguyên nước;
Căn cứ Quyết định số
1622/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy
hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số
174/QĐ-TTg
ngày 06 tháng 3 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng hợp
lưu vực sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Trên cơ sở các thông
tin, số liệu của các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân khai thác,
sử dụng tài nguyên nước lớn trên lưu vực sông Cửu Long và Bản tin dự báo, cảnh
báo khí tượng thủy văn thời hạn mùa trên phạm vi toàn quốc của Trung tâm Dự báo
Khí tượng Thủy văn quốc gia;
Theo đề nghị của Cục
trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước.
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Công
bố Kịch bản nguồn nước (lần đầu) trên lưu vực sông Cửu Long, cụ thể như sau:
1. Mục tiêu công bố:
phục vụ công tác điều hòa, phân phối tài nguyên nước trên lưu vực sông, góp
phần bảo đảm an ninh nguồn nước, an ninh lương thực và các nhu cầu thiết yếu
khác của người dân.
Làm căn cứ để các Bộ,
ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên lưu vực sông Cửu Long, trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chỉ đạo việc lập kế hoạch khai thác, sử dụng tài
nguyên nước phù hợp với Kịch bản nguồn nước theo quy định tại khoản 1, khoản 5
và khoản 6 Điều 35 Luật Tài nguyên nước năm 2023 và khoản 2 Điều 43 Nghị định
số 53/2024/NĐ-CP .
2. Nội dung công bố
của Kịch bản nguồn nước theo quy định tại khoản 4 Điều 41 Nghị định số
53/2024/NĐ-CP .
3. Kỳ công bố Kịch
bản, trong mùa cạn năm 2024-2025 (từ tháng 11/2024 đến tháng 5/2025).
(Chi
tiết Kịch bản nguồn nước kèm theo Quyết định này)
Điều 2. Trách nhiệm
tổ chức, thực hiện
1. Các Bộ, cơ quan
ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên lưu vực sông Cửu Long, trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chỉ đạo việc lập kế hoạch khai thác, sử dụng tài
nguyên nước phù hợp với Kịch bản nguồn nước ban hành kèm theo Quyết định này
theo quy định tại khoản 1, khoản 6 Điều 35 Luật Tài nguyên nước năm 2023 và
khoản 2 Điều 43 Nghị định số 53/2024/NĐ-CP .
2. Căn cứ Kịch bản
nguồn nước được công bố, hiện trạng nguồn nước, nhu cầu sử dụng nước, nhận định
xu thế khí tượng thủy văn, Cục Quản lý tài nguyên nước chủ trì, phối hợp với
Tổng cục Khí tượng thủy văn, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước
quốc gia, Viện Khoa học tài nguyên nước và Văn phòng thường trực Ủy ban sông Mê
Công Việt Nam tính toán, cập nhật và trình Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét,
quyết định việc cập nhật Kịch bản nguồn nước trong trường hợp xảy ra những diễn
biến bất thường về khí tượng, thủy văn hoặc phát sinh các yêu cầu đối với nguồn
nước nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước cấp cho sinh hoạt và an ninh lương thực.
3. Các Bộ, ngành, địa
phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin,
số liệu và phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường để xây dựng, cập nhật Kịch
bản nguồn nước trên lưu vực sông Cửu Long.
4. Văn phòng Bộ, Báo
Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối
hợp với Cục Quản lý tài nguyên nước để đăng tải Kịch bản nguồn nước trên lưu
vực sông Cửu Long trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
5. Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh trên lưu vực sông Cửu Long chỉ đạo việc đăng tải Kịch bản nguồn nước
trên cổng thông tin điện tử của địa phương theo quy định tại khoản 6 Điều 41
Nghị định số 53/2024/NĐ-CP .
Điều 3. Hiệu lực thi
hành
1. Quyết định này có
hiệu lực kể từ ngày ký.
2. Chánh Văn phòng
Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng
thủy văn, Tổng giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc
gia, Viện trưởng Viện Khoa học tài nguyên nước, Chánh Văn phòng thường trực Ủy
ban sông Mê Công Việt Nam, Thủ trưởng các đơn vị quản lý nhà nước trực thuộc Bộ
Tài nguyên và Môi trường và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- PTTg CP. Trần Hồng Hà (để báo cáo);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- UBND các tỉnh, thành phố thuộc LVS Cửu Long;
- Các Sở: TNMT, NNPTNT, XD các tỉnh, thành phố thuộc LVS Cửu Long;
- Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam;
- Lưu: VT, VP, PC, TNN (10).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Minh Ngân
|
KỊCH BẢN NGUỒN NƯỚC (LẦN ĐẦU) TRÊN LƯU VỰC
SÔNG CỬU LONG
(Kèm
theo Quyết định số:
/QĐ-BTNMT ngày tháng năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường)
Kịch bản nguồn nước
(lần đầu) trên lưu vực sông Cửu Long được xây dựng trên cơ sở quy định tại Điều
35 Luật Tài nguyên nước năm 2023; Nghị quyết số 141/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm
2024 của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV;
Nghị định số 53/2024/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước; Quy hoạch tài nguyên nước
thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050[1] và Quy hoạch tổng hợp
lưu vực sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050[2]; hiện
trạng nguồn nước mặt, nước dưới đất, hiện trạng tích trữ nước trong các hồ chứa
trên lưu vực sông Mê Công (phía ngoài lãnh thổ Việt Nam), nhu cầu khai thác, sử
dụng tài nguyên nước; nhận định xu thế diễn biến lượng mưa, lượng dòng chảy,
mực nước trong các tầng chứa nước và thông tin, số liệu do Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn, Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương trên lưu vực và các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước lớn,
quan trọng trên lưu vực sông Cửu Long cung cấp.
Phạm vi xây dựng Kịch
bản nguồn nước được phân chia dựa trên cơ sở phân vùng quy hoạch trong Quy
hoạch tổng hợp lưu vực sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
(Chi tiết tại Phụ lục kèm theo Kịch bản nguồn nước). Kỳ công bố Kịch bản
nguồn nước được tính toán, đánh giá trong mùa cạn 2024-2025 (từ tháng 11/2024
đến tháng 5/2025).
Nội dung Kịch bản
nguồn nước (lần đầu) thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 41 Nghị định số
53/2024/NĐ-CP , gồm những nội dung chính sau:
I. HIỆN TRẠNG NGUỒN
NƯỚC TRÊN LƯU VỰC SÔNG CỬU LONG
1.1.
Hiện trạng nguồn nước mưa
Tổng lượng mưa từ
tháng 6/2024 đến tháng 10/2024 trên lưu vực sông Mê Công phổ biến cao hơn trung
bình nhiều năm[3] (TBNN) từ 20 - 40% và tương đương cùng kỳ năm
2023. Riêng tháng 10/2024 lượng mưa khu vực thượng lưu thấp hơn TBNN từ 50-70%
và thấp hơn so với cùng kỳ tháng 10/2023 từ 60-90%; tại khu vực trung và hạ lưu
(ngoài biên giới), lượng mưa xấp xỉ TBNN và thấp hơn 10-20% so với cùng kỳ năm
2023.
Trên đồng bằng sông
Cửu Long, lượng mưa từ tháng 6/2024 đến tháng 10/2024 cao hơn so với TBNN 11,5%
nhưng thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023 khoảng 5%. Riêng tháng 10/2024 cao hơn
TBNN khoảng 22% và thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023 khoảng 3%.
1.2.
Hiện trạng nguồn nước mặt a) Dòng chảy tại trạm Kratie
Trong mùa lũ, từ
tháng 6/2024 đến tháng 10/2024, tổng lượng dòng chảy tại trạm Kratie đạt 292 tỷ
m3, cao hơn TBNN và cùng kỳ năm 2023 khoảng 8%.
Bảng
1. Tổng lượng dòng chảy tại trạm Kratie trong mùa lũ năm 2024
Tháng
|
6/2024
|
7/2024
|
8/2024
|
9/2024
|
10/2024
|
W
(tỷ m3)
|
16,9
|
53,0
|
70,8
|
93,0
|
58,3
|
Hình
1. Tổng lượng dòng chảy tại trạm Kratie trong mùa lũ năm 2024, 2023 và TBNN
b) Dung tích Biển Hồ
Dòng chảy từ sông Mê
Công chảy vào Biển Hồ (Tonle Sap - Campuchia) bắt đầu khoảng cuối tháng 6/2024
với lượng nước từ dòng chính sông Mê Công đóng góp vào Biển Hồ đạt 25,5 tỷ m3, thấp hơn giá trị
cùng kỳ TBNN khoảng 3,8 tỷ m3. Từ khoảng giữa tháng 10/2024, nước từ Biển
Hồ bắt đầu chảy ra sông Mê Công.
Biển Hồ đạt dung tích
cao nhất trong mùa lũ 2024 là 42,3 tỷ m3 (ngày 11/10/2024). Dung tích Biển Hồ ngày
31/10/2024 đạt khoảng 39,1 tỷ m3 (là
tương ứng với mực nước là 6,69m tại trạm thủy văn Kom-pông-luông[4]), xấp
xỉ TBNN và thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023 khoảng 5% (1,95 tỷ m3).
Bảng
2. Dung tích Biển Hồ cuối các tháng mùa lũ năm 2024
Tháng
|
6/2024
|
7/2024
|
8/2024
|
9/2024
|
10/2024
|
W
(tỷ m3)
|
1,15
|
10,5
|
22,6
|
38,2
|
39,1
|
Hình
2. Diễn biến dung tích Biển Hồ trong mùa lũ 2024
c) Hiện trạng hồ chứa
thượng nguồn sông Mê Công
Tính đến cuối tháng
10/2024, dung tích các hồ phía thượng lưu sông Mê Công (Trung Quốc) ước tính
đạt khoảng 90 - 95% dung tích thiết kế, tại khu vực trung lưu sông Mê Công ước
tính đạt 75-80% dung tích thiết kế.
d) Dòng chảy tại trạm
Tân Châu
Trong mùa lũ năm
2024, mực nước trên sông Tiền tại trạm Tân Châu đạt mức cao nhất là 3,38m (ngày
04/10/2024), cao hơn TBNN và năm 2023 lần lượt là 0,37m và 0,42m. Tổng lượng
dòng chảy mùa lũ tại trạm Tân Châu đạt khoảng 237 tỷ m3, cao hơn TBNN và năm
2023 lần lượt là 18% và 7%.
Bảng
3. Tổng lượng dòng chảy tại trạm Tân Châu trong mùa lũ năm 2024
Tháng
|
6/2024
|
7/2024
|
8/2024
|
9/2024
|
10/2024
|
W
( tỷ m3)
|
16,6
|
41,3
|
55,6
|
61,6
|
62,6
|
Hình
3. Tổng lượng dòng chảy tại trạm Tân Châu trong mùa lũ năm 2024, 2023 và TBNN
đ) Dòng chảy tại trạm
Châu Đốc
Tương tự xu thế mực
nước tại Tân Châu, mực nước trên sông Hậu tại trạm Châu Đốc đạt mức cao nhất là
3,14m (ngày 05/10/2024), cao hơn TBNN và năm 2023 lần lượt là 0,42m và 0,4m.
Tổng lượng dòng chảy mùa lũ tại trạm Châu Đốc đạt khoảng 44,5 tỷ m3, cao hơn TBNN và năm
2023 lần lượt là 3% và 11%.
Bảng
4. Tổng lượng dòng chảy tại trạm Châu Đốc trong mùa lũ năm 2024
Tháng
|
6/2024
|
7/2024
|
8/2024
|
9/2024
|
10/2024
|
W
( tỷ m3)
|
2,0
|
6,1
|
10,5
|
12,1
|
13,8
|
Hình
4. Tổng lượng dòng chảy tại trạm Châu Đốc trong mùa lũ năm 2024, 2023 và TBNN
1.3.
Hiện trạng nguồn nước dưới đất lưu vực sông Cửu Long
Trên vùng đồng bằng
sông Cửu Long, nước dưới đất tồn tại trong 07 tầng chứa nước lỗ hổng trong các
trầm tích Neogen - Đệ tứ với trữ lượng có thể khai thác khoảng 7,8 triệu m3/ngày
đêm.
Nhìn chung, mực nước
tại các tầng chứa nước trong tháng 10/2024 hầu hết có xu thế ổn định hoặc dâng
nhẹ; theo số liệu quan trắc tại các giếng quan trắc quốc gia tại các địa phương
trên vùng đồng bằng sông Cửu Long, mực nước trong một số tầng chứa nước khai
thác chính dao động như sau: An Giang từ 5,2-12,5m; Bạc Liêu từ 15,4-17,7m; Sóc
Trăng từ 15,8-21,2m; Bến Tre từ 10,1-16,5m; Trà Vinh từ 9,0-15,8m; Cà Mau từ 10,6-27,0
m; Cần Thơ từ 14,0-17,9m; Đồng Tháp từ 13,1-15,2m; Hậu Giang từ 12,4-14,8m;
Kiên Giang tầng n22 từ 6,9-11,3m, Long An
từ 10,6-21,5m; Tiền Giang từ 11,0-21,6m và Vĩnh Long từ 6,2 -16,2m. Trong đó
khu vực có mực nước lớn nhất tại tầng chứa nước qp1 (27m) thuộc tỉnh Cà
Mau.
Như vậy, mực nước của
các tầng chứa nước trong khu vực đều nằm trong giới hạn mực nước cho phép
(không vượt quá 40m đối với khu vực thành phố Cần Thơ, không vượt quá 35m đối
với các thành phố, thị xã khác, không vượt quá 30m đối với các khu vực còn lại)
theo quy định của Nghị định số 53/2024/NĐ-CP .
Hiện tại, lượng nước
dưới đất đang khai thác chiếm khoảng 33% tổng trữ lượng có thể khai thác, do đó
nguồn nước dưới đất vẫn còn có thể đảm bảo cung cấp nước phục vụ nhu cầu sử
dụng hiện nay và có tiềm năng khai thác thêm khi cần thiết. Đồng thời, do khu
vực thường xuyên bị xâm nhập mặn sâu trong mùa cạn, nguồn nước mặt bị mặn ở
nhiều khu vực và nhiễm bẩn, ô nhiễm khá phổ biến, vì vậy nguồn nước dưới đất có
một vai trò quan trọng trong việc cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, kinh doanh,
dịch vụ đặc biệt với các tỉnh như: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Trà Vinh (là
các tỉnh có nguồn nước sinh hoạt phụ thuộc lớn vào nguồn nước dưới đất).
II. XU THẾ DIỄN BIẾN
MƯA, DÒNG CHẢY; MỰC NƯỚC TRONG CÁC TẦNG CHỨA NƯỚC TRONG KỲ CÔNG BỐ KỊCH BẢN
NGUỒN NƯỚC
2.1.
Diễn biến mưa trên lưu vực
Trong nửa đầu tháng
11/2024, khu vực trung, thượng lưu sông Mê Công phổ biến không mưa, khu vực hạ
lưu (ngoài biên giới Việt Nam) thấp hơn TBNN khoảng 30-40%. Riêng khu vực đồng
bằng sông Cửu Long, tổng lượng mưa trung bình trong nửa đầu tháng 11[5] cao hơn so với TBNN
khoảng 43%, thấp hơn so với cùng thời kỳ năm 2023 khoảng 16%.
Trong các tháng tiếp
theo của mùa cạn, tổng lượng mưa trên khu vực thượng nguồn sông Mê Công có khả
năng phổ biến ít mưa. Riêng khu vực đồng bằng sông Cửu Long, lượng mưa dự báo
cao hơn TBNN cùng thời kỳ từ 20-50mm và cao hơn so với cùng kỳ năm 2023 từ
100-160mm (từ tháng 12/2023 đến tháng 4/2024 phổ biến ít mưa, lượng mưa phổ
biến 20-50mm, có nơi cao hơn). Trong các tháng mùa cạn, trên khu vực có khả
năng xuất hiện mưa trái mùa.
2.2.
Diễn biến nguồn nước mặt
a) Xu thế diễn biến
dòng chảy tại trạm Kratie
Dự báo dòng chảy tại
trạm Kratie từ tháng 11/2024 đến tháng 01/2025, có khả năng thấp hơn TBNN từ
3-10%, từ tháng 02/2025 đến tháng 4/2025 thấp hơn TBNN từ 10-15%. Riêng tháng
5/2025 dự báo ở mức TBNN.
Bảng
5 Dự báo tổng lượng dòng chảy tại trạm Kratie trong mùa cạn 2024 - 2025
Tháng
|
11/2024
|
12/2024
|
1/2025
|
2/2025
|
3/2025
|
4/2025
|
5/2025
|
W
(tỷ m3)
|
23,7-24,2
|
14,1-14,4
|
10,4-10,7
|
7,7-7,8
|
8,3-8,6
|
8,9-9,2
|
13,0-13,2
|
Hình
5. Tổng lượng dòng chảy tại trạm Kratie trong mùa cạn 2024 - 2025, năm
2023-2024 và TBNN
b) Xu thế diễn biến
dung tích Biển Hồ
Tổng lượng dòng chảy
từ Biển Hồ bổ sung cho hạ lưu sông Mê Công trong mùa cạn năm 2024-2025 ước tính
khoảng khoảng 38,5 tỷ m3, ở mức xấp xỉ TBNN.
Hình
6. Diễn biến dung tích Biển Hồ trong mùa cạn 2024-2025
Bảng
6. Dung tích Biển Hồ cuối các tháng mùa cạn 2024-2025
Tháng
|
11/2024
|
12/2024
|
1/2025
|
2/2025
|
3/2025
|
4/2025
|
5/2025
|
W
(tỷ m3)
|
26,0
- 27,0
|
13,0-13,7
|
5,34-6,10
|
2,10-2,60
|
1,20-1,50
|
0,89-1,09
|
0,85-1,04
|
c) Xu thế diễn biến
dòng chảy tại trạm Tân Châu
Dự báo dòng chảy tại
trạm Tân Châu từ tháng 11/2024 đến tháng 01/2025, có khả năng cao hơn TBNN từ
3-10%. Từ tháng 02/2025 đến tháng 4/2025 dòng chảy có khả năng thấp hơn TBNN từ
5-15%. Riêng tháng 5/2025 dự báo ở mức TBNN.
Bảng
7. Dự báo mực nước và tổng lượng dòng chảy tại trạm Tân Châu trong mùa cạn 2024
- 2025
Tháng
|
11/2024
|
12/2024
|
01/2025
|
02/2025
|
3/2025
|
4/2025
|
5/2025
|
H
(cm)
|
180-190
|
120-130
|
80-90
|
65-75
|
50-60
|
55-65
|
65-72
|
W
(tỷ m3)
|
39,2-39,9
|
26,4-26,9
|
17,5-18,0
|
9,0-9,5
|
7,9-8,4
|
8,5-8,7
|
11,7-11,9
|
Hình
7. Dự báo tổng lượng dòng chảy tại trạm Tân Châu trong mùa cạn 2024 - 2025
d) Xu thế diễn biến
dòng chảy tại trạm Châu Đốc
Dự báo dòng chảy tại
trạm Châu Đốc từ tháng 11/2024 đến tháng 4/2025, có khả năng thấp hơn TBNN từ
10-15%. Riêng tháng 5/2025 dự báo thấp hơn TBNN khoảng 5-10%.
Bảng
8. Dự báo mực nước và tổng lượng dòng chảy tại trạm Châu Đốc trong mùa cạn 2024
- 2025
Tháng
|
11/2024
|
12/2024
|
1/2025
|
2/2025
|
3/2025
|
4/2025
|
5/2025
|
HTB (cm)
|
180-190
|
125-135
|
85-95
|
70-80
|
55-65
|
60-70
|
65-75
|
W
(tỷ m3)
|
7,25-7,4
|
3,8-4,1
|
2,36-2,5
|
1,33-1,41
|
1,16-1,22
|
1,19-1,26
|
1,61-1,70
|
Hình
8. Dự báo tổng lượng dòng chảy tại trạm Châu Đốc trong mùa cạn 2024 - 2025
đ) Xu thế diễn biến
dòng chảy tại một số sông nội đồng
Dự báo trong thời
gian từ tháng 11/2024 đến tháng 5/2025, đa số các trạm quan trắc có mực nước
bình quân tháng có khả năng cao hơn TBNN trong hầu hết các tháng mùa cạn và cao
hơn so với cùng kỳ năm 2023-2024.
Tại các vùng ngọt
(gồm các vùng quy hoạch N1, N2, N3, N4 [6]): mực nước tại trạm Xuân Tô trên kênh
Vĩnh Tế, trạm Tri Tôn trên kênh Tri Tôn, trạm Tân Hiệp trên kênh Cái Sắn (thuộc
tỉnh An Giang), trạm Vị Thanh trên kênh Xà No (thuộc tỉnh Hậu Giang) có khả
năng cao hơn TBNN từ 0,2-0,4m; tại trạm Trường Xuân trên kênh Phước Xuyên, trạm
Kiến Bình trên kênh Dương Văn Dương, trạm Mộc Hóa, trạm Tuyên Nhơn trên sông
Vàm Cỏ Tây (thuộc tỉnh Đồng Tháp, Long An) từ tháng 12/2024 đến tháng 03/2025
có khả năng xấp xỉ TBNN, từ tháng 4 đến 5/2025 có khả năng cao hơn TBNN từ
0,2-0,5m. Mực nước tại thượng lưu cống Tha La, cống Trà Sư trên kênh Vĩnh Tế,
tại cống Bảo Định trên kênh Nguyễn Tấn Thành xấp xỉ TBNN.
Tại các vùng ngọt -
lợ (gồm các vùng quy hoạch từ L1, L2, L3, L4, L5 [7]): mực
nước tại trạm Phụng Hiệp, Phước Long trên kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp (thuộc tỉnh
Sóc Trăng, Bạc Liêu) từ tháng 12/2024 đến tháng 5/2025 có khả năng cao hơn TBNN
từ 0,2-0,5m; tại trạm Tân An trên sông Vàm Cỏ Tây (thuộc tỉnh Long An) có khả
năng cao hơn TBNN, từ tháng 01/2025 đến tháng 03/2025 có khả năng xấp xỉ TBNN,
từ tháng 04-05/2025 cao hơn TBNN từ 0,2-0,6m. Mực nước tại thượng lưu cống Cái
Lớn, Cái Bé trên sông Cái Lớn, Cái Bé, Âu thuyền Ninh Quới trên kênh Quản Lộ-Phụng
Hiệp có xu thế cao hơn TBNN.
Tại các vùng lợ - mặn
(gồm các vùng quy hoạch M1, M2, M3 [8]): mực nước tại trạm Rạch Giá trên
kênh Rạch Giá - Long Xuyên (thuộc tỉnh Kiên Giang), trạm Cà Mau trên sông Gành
Hào (thuộc tỉnh Cà Mau) có xu thế cao hơn TBNN từ 0,1-0,2m. Mực nước tại thượng
lưu cống sông Kiên trên kênh Cái Sắn, cống Cà Mau, cống Đập Ba Lai có khả năng
cao hơn TBNN.
g) Diễn biến xâm nhập
mặn
Dự báo mặn cao điểm
có khả năng tiến sâu vào các cửa sông trên lưu vực sông Cửu Long trong các đợt
triều cường từ tháng 02/2025 đến tháng 4/2025 với khả năng xâm nhập mặn như
sau:
- Sông Tiền: ranh
giới mặn hơn 4g/l có khả năng vào sâu cách cửa sông khoảng từ 35-50km, thấp hơn
khoảng 10-15km so với năm 2024.
- Sông Hậu: ranh giới
mặn hơn 4g/l có khả năng vào sâu cách cửa sông khoảng từ 42-50km, thấp hơn
khoảng 7-12km so với năm 2024.
- Sông Hàm Luông:
ranh giới mặn hơn 4g/l có khả năng vào sâu cách cửa sông khoảng từ 45-60km,
thấp hơn khoảng 5-10km so với năm 2024.
- Sông Cổ Chiên: ranh
giới mặn hơn 4g/l có khả năng vào sâu cách cửa sông khoảng từ 40-50km, thấp hơn
khoảng 5-10km so với năm 2024.
- Sông Cái Lớn: ranh
giới mặn hơn 4g/l có khả năng vào sâu cách cửa sông khoảng từ 40-50km, thấp hơn
khoảng 5-10km so với năm 2024.
2.3
Diễn biến nguồn nước dưới đất
Từ các tháng cuối năm
2024 đến tháng 5/2025, dự báo mực nước dưới đất của các tầng chứa nước tiếp tục
duy trì ổn định, một số vùng có xu hướng giảm nhẹ (do bắt đầu vào mùa cạn). Độ
sâu mực nước dự báo lớn nhất của một số tầng chứa nước khai thác chính như sau:
- Theo các vùng quy
hoạch: vùng N1 khoảng 17,7 m; tại vùng N2 (tầng n21) khoảng 16,6 m; tại
vùng N3 (tầng n13) khoảng 21,6 m; tại
vùng N4 (tầng n21) khoảng 18,3 m; tại
vùng L2 (tầng n21) khoảng 21,6 m; vùng
L3 (tầng n22) khoảng 19,1 m; vùng
L4 (tầng n22) khoảng 19,4 m; vùng
L5 (tầng n21) khoảng 22,0 m; vùng
M2 (tầng qp1) khoảng 27,5 m và
vùng M3 (tầng qp2-3) khoảng 20,7 m.
- Theo các tỉnh,
thành phố: An Giang (tầng n22) khoảng 12,7 m; tại Bạc Liêu (tầng qp1) khoảng 19,8 m, tại
Bến Tre (tầng n21) khoảng 19,2 m; tại
Cà Mau (tầng qp1) khoảng 28,2 m; tại
thành phố Cần Thơ (tầng n21) khoảng 18,5 m; tại Đồng Tháp (tầng n13) khoảng 15,4 m; tại
Hậu Giang (tầng n21) khoảng 16,4 m; tại Kiên Giang (tầng n22) khoảng 12,2 m; tại
Long An (tầng n22) khoảng 23,0 m; tại
Sóc Trăng (tầng n21) khoảng 22,3 m; tại
Tiền Giang (tầng n13) khoảng 23,9 m; tại
Trà Vinh (tầng n22) khoảng 17,2 m; tại
Vĩnh Long (tầng n21) khoảng 16,4 m.
Trong đó khu vực có độ sâu mực nước dự báo lớn nhất tại thành phố Cà Mau
(khoảng 28,2 m - tại tầng qp1).
Kết quả dự báo cho
thấy độ sâu mực nước từ các tháng cuối năm 2024 đến tháng 5/2025 đều nằm trong
ngưỡng giới hạn cho phép theo quy định.
Hình
9. Diễn biến mực nước lớn nhất của một số tầng chứa nước tại các tỉnh thuộc lưu
vực sông Cửu Long
III. NHU CẦU KHAI
THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC CỦA CÁC NGÀNH TRONG KỲ CÔNG BỐ KỊCH BẢN NGUỒN NƯỚC
Tổng nhu cầu khai
thác, sử dụng nước của các ngành trên lưu vực sông Cửu Long từ tháng 11/2024
đến tháng 5/2025 vào khoảng 24,8 tỷ m3, trong đó sinh hoạt và công nghiệp khoảng 01
tỷ m3, tưới cho cây trồng
khoảng 19,1 tỷ m3, sử dụng nước cho
thuỷ sản 4,7 tỷ m3 và chăn nuôi khoảng
0,02 tỷ m3.
Nhìn chung, so với
năm 2024 nhu cầu khai thác sử dụng nước của các ngành trên lưu vực sông Cửu
Long trong năm 2025 cũng như trong kỳ công bố kịch bản có xu thế tăng khoảng
0,8%. Trong các vùng sử dụng nước, vùng N3 (Đồng Tháp, Long An, Vĩnh Long) có
nhu cầu sử dụng nước nhiều nhất tập trung vào các tháng 01, 02.
1. Nhu cầu cấp nước
sinh hoạt, công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ:
Theo báo cáo của địa
phương, tổng số công trình cấp nước tập trung trên toàn lưu vực là 2.319 công
trình với công suất khai thác khoảng 2,99 triệu m3/ngày đêm, cụ thể như
sau:
- 530 công trình khai
thác nước mặt tập trung với tổng công suất khai thác là 1,88 triệu m3/ngày đêm (chiếm
62,9% tổng lượng nước khai thác); khai thác chủ yếu trên các sông Tiền, sông
Hậu, sông Hàm Luông, Cổ Chiên, Rạch Giá - Long Xuyên. Trong đó, có 82/530 công
trình khai thác nước mặt tập trung có quy mô khai thác từ 5.000 m3/ngày đêm, với tổng
công suất khai thác là 1,28 triệu m3/ngày đêm, bao gồm: Cần Thơ có 14 công trình,
An Giang có 14 công trình, Đồng Tháp có 13 công trình, Kiên Giang có 08 công
trình, Tiền Giang có 07 công trình, Vĩnh Long có 07 công trình, Bến Tre có 08
công trình, Hậu Giang có 05 công trình, Long An có 03 công trình, Sóc Trăng có
03 công trình.
- 1789 công trình
khai thác nước dưới đất tập trung với tổng công suất khai thác là 1,11 triệu m3/ngày đêm (chiếm 37,1
% tổng lượng nước khai thác); khai thác chủ yếu trong các tầng chứa nước n22 và n21). Trong đó, có
228/1789 công trình có quy mô khai thác từ 1.000 m3/ngày đêm, với tổng
công suất khai thác là 0,581 triệu m3/ngày đêm, bao gồm: Cần Thơ có 58 công trình,
Tiền Giang có 26 công trình, Long An có 29 công trình, Sóc Trăng có 59 công
trình, Cà Mau có 26 công trình, Trà Vinh có 06 công trình, Bạc Liêu có 07 công
trình, Đồng Tháp có 01 công trình, Kiên Giang có 06 công trình, Hậu Giang có 05
công trình, An Giang có 05 công trình.
- Các tỉnh Bạc Liêu,
Cà Mau chỉ khai thác nước dưới đất tại các nhà máy cấp nước tập trung, ngược
lại, tỉnh Bến Tre chỉ khai thác nước mặt.
2. Nhu cầu nước sản
xuất nông nghiệp:
Tổng nhu cầu sử dụng
nước cho nông nghiệp trong mùa cạn trên lưu vực sông Cửu Long khoảng 23,8 tỷ m3. Theo phạm vi vùng
quy hoạch thì vùng N3 (gồm các tỉnh Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang) có nhu cầu
sử dụng nước nhiều nhất tập trung vào các tháng 01, 02, vùng M3 (gồm các tỉnh
Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Tiền Giang, Long An) có nhu cầu sử dụng nước ít
nhất, tập trung vào tháng 5; tỉnh Kiên Giang sử dụng nhiều nhất tập trung vào
các tháng 01, 02, thành phố Cần Thơ sử dụng ít nhất, tập trung vào tháng 5.
IV. TRẠNG THÁI NGUỒN
NƯỚC TRÊN LƯU VỰC SÔNG CỬU LONG
Trên cơ sở hiện
trạng, dự báo xu thế diễn biến nguồn nước, khí tượng, thủy văn, nhu cầu sử dụng
nước, đặc thù khai thác, sử dụng nước của các ngành sử dụng nước trên lưu vực
và các yêu cầu về đảm bảo an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, khả năng đáp
ứng của nguồn nước trên lưu vực sông Cửu Long trong mùa cạn năm 2024 - 2025 như
sau:
1.
Khả năng nguồn nước phía thượng nguồn sông Mê Công
- Dòng chảy từ Biển
Hồ có khả năng cấp nước cho hạ lưu trong mùa cạn năm 2024-2025 với tổng lượng
nước khoảng 38,5 tỷ m3, xấp xỉ TBNN và thấp hơn mùa cạn năm 2023-2024 khoảng
9%.
- Tổng lượng dòng
chảy tại Kratie trong mùa cạn năm 2024-2025 đạt khoảng 86,1 - 88,0 tỷ m3, thấp hơn so với
TBNN khoảng 6 - 8% và thấp hơn mùa cạn năm 2023 - 2024 từ 1 - 3%.
2.
Khả năng nguồn nước khu vực đồng bằng sông Cửu Long
- Dự báo tổng lượng
nước về vùng đồng bằng sông Cửu Long tại trạm Tân Châu và Châu Đốc trong mùa
cạn năm 2024 - 2025 từ 137 - 143 tỷ m3, xấp xỉ TBNN và thấp hơn mùa cạn năm 2023 -
2024 khoảng 5%.
Tuy nhiên, trong các
tháng cao điểm của mùa cạn năm 2024-2025 (từ tháng 01 cho đến tháng 4/2025), dự
báo tổng lượng dòng chảy qua trạm Tân Châu và Châu Đốc từ 48,9-51,0 tỷ m3, thấp hơn so với
TBNN từ 2-6% nhưng cao hơn cùng kỳ mùa cạn năm 2023-2024 khoảng từ 7-11%. Ngoài
ra, dự báo trong các tháng mùa cạn, trên vùng đồng bằng sông Cửu Long có khả
năng xuất hiện mưa trái mùa.
Hình
10. Dự báo khả năng nguồn nước mặt tại Tân Châu và Châu Đốc mùa cạn năm
2024-2025
Về nước dưới đất,
trên vùng đồng bằng sông Cửu Long có thể khai thác với trữ lượng khoảng 7,8
triệu m3/ngày đêm, mực nước dưới đất của các tầng chứa nước tiếp tục
duy trì ổn định, một số vùng có xu hướng giảm nhẹ (do bắt đầu vào mùa cạn)
nhưng đều nằm trong ngưỡng giới hạn cho phép theo quy định. Vì vậy, có thể tiếp
tục khai thác nguồn nước dưới đất để phục vụ các hoạt động phát triển kinh tế -
xã hội. Tuy nhiên, việc khai thác nước dưới đất phải được kiểm soát chặt chẽ
thông qua việc kê khai, đăng ký, cấp phép khai thác và phải đảm bảo tuân thủ
các quy hoạch về tài nguyên nước, các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên
ngành có nội dung khai thác, sử dụng tài nguyên nước, quy định vùng cấm, vùng hạn
chế khai thác nước dưới đất để đảm bảo không gây hạ thấp mực nước quá mức, gia
tăng sụt lún mặt đất, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước dưới đất.
3.
Nhận định tình hình xâm nhập mặn tại các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu
Long
Dự báo tình hình xâm
nhập mặn tại các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long như sau:
- Các tỉnh An Giang,
Đồng Tháp và thành phố Cần Thơ: dự báo không xuất hiện nhiễm mặn.
- Tỉnh Long An: mặn
có thể xâm nhập sâu ở các sông lớn như sông Vàm Cỏ Tây, Vàm Cỏ Đông. Các khu
vực có thể bị ảnh hưởng chính gồm huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ.
- Tỉnh Tiền Giang:
mặn có thể xâm nhập sâu ở các sông lớn như sông Tiền (nhánh cửa Tiểu, cửa Đại),
Vàm Cỏ Tây, kênh Chợ Gạo nhưng thấp hơn năm 2023-2024. Các khu vực có thể bị
ảnh hưởng chính gồm huyện Tân Phú Đông, Gò Công Đông, TP. Gò Công, Gò Công Tây,
Chợ Gạo.
- Tỉnh Bến Tre: mặn
có thể xâm nhập hầu hết trên các sông lớn như sông Tiền (nhánh cửa Đại), sông
Hàm Luông nhưng thấp hơn năm 2023-2024. Mặc dù đã có hệ thống cống ngăn mặn,
tuy nhiên chưa hoàn chỉnh, do đó mặn vẫn có thể gây ảnh hưởng đến các khu vực
dọc sông Hàm Luông thuộc các huyện Bình Đại, Giồng Trôm, Ba Tri, Mỏ Cày Nam,
Thạnh Phú.
- Tỉnh Trà Vinh: mặn
có thể xâm nhập hầu hết trên các sông lớn như sông Cổ Chiên, sông Hậu nhưng
thấp hơn năm 2023-2024. Các khu vực ven các sông Cổ Chiên, sông Hậu có thể bị
ảnh hưởng như huyện Cầu Kè, Tiểu Cần, Châu Thành, Trà Cú, Cầu Ngang, Càng Long,
Duyên Hải, TP. Trà Vinh.
- Tỉnh Vĩnh Long:
ranh giới mặn 4 g/l có thể ảnh hưởng tới huyện Vũng Liêm.
- Tỉnh Sóc Trăng: các
sông nội đồng ít có khả năng bị nhiễm mặn trên 4 g/l do tỉnh có hệ thống công
trình ngăn mặn giữ ngọt kiểm soát. Độ mặn cao thường xuất hiện trên các sông
bao ngoài như sông Mỹ Thanh, sông Hậu đến vị trí các cống ngăn mặn. Các khu vực
ảnh hưởng chính gồm huyện Long Phú, Trần Đề, Mỹ Xuyên, Cù Lao Dung, TX. Vĩnh
Châu.
- Tỉnh Hậu Giang: độ
mặn trên 4 g/l có thể xảy ra trên các sông Cái Lớn (giáp Kiên Giang), sông Xẻo
Chít (giáp Bạc Liêu) tại khu vực huyện Long Mỹ, TP. Vị Thanh.
- Tỉnh Bạc Liêu: độ
mặn trên các sông ngoài như sông Bạc Liêu, Gành Hào đều cao hơn 4 g/l. Độ mặn
trên 4 g/l xuất hiện trên các sông kênh vùng chuyển đổi trong hệ thống Quản Lộ
- Phụng Hiệp. Các khu vực ảnh hưởng chính gồm các huyện Hồng Dân, Phước Long,
Đông Hải, Hòa Bình, Vĩnh Lợi, TX. Giá Rai, TP. Bạc Liêu.
- Tỉnh Cà Mau: độ mặn
trên 4 g/l xuất hiện trên các sông Ông Đốc, Gành Hào, kênh Phụng Hiệp do đó các
huyện, thành phố thuộc tỉnh đều có thể bị ảnh hưởng do nhiễm mặn thường xuyên.
- Tỉnh Kiên Giang: độ
mặn trên 4 g/l xuất hiện ở hầu hết các sông thuộc các huyện U Minh Thượng, Vĩnh
Thuận, An Biên, An Minh.
Bên cạnh đó, nhu cầu
nước khai thác, sử dụng của vùng đồng bằng sông Cửu Long không biến động lớn so
với mùa cạn 2023 - 2024 (cao hơn 0,8%), ranh giới mặn đã phần nào được kiểm
soát bởi các công trình ngăn mặn.
Như vậy, có thể nhận
định, về tổng thể nguồn nước đến trên vùng đồng bằng sông Cửu Long cơ bản sẽ
đáp ứng đủ các nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt, an sinh xã hội, kinh tế và
bảo vệ môi trường. Vì vậy, nguồn nước trong kỳ công bố sẽ ở Trạng thái
bình thường.
Tuy nhiên, nguy cơ
thiếu nước cục bộ vẫn có thể xảy ra tại một số địa phương, đặc biệt là một số
huyện, thị xã thuộc các tỉnh như: tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc
Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau với nguyên nhân chủ yếu do xâm nhập mặn và
hệ thống các công trình thủy lợi, hệ thống các công trình cấp nước tập trung
chưa được hoàn thiện đồng bộ. Ngoài ra, theo báo cáo của địa phương còn có tình
trạng một số khu vực chưa được đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng để phục vụ
nước cho sản xuất, sinh hoạt do nằm tại vùng sâu, vùng xa, các hộ dân sống phân
tán như tại các huyện Tri Tôn, Thoại Sơn, Tịnh Biên của tỉnh An Giang.
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN
NGHỊ
1. Kết luận
Bộ Tài nguyên và Môi
trường thấy rằng, mặc dù dự báo các tháng cuối năm 2024 đến hết mùa cạn năm
2025, nguồn nước trên lưu vực sông Cửu Long ở trạng thái
bình thường, tuy nhiên, vẫn có nguy cơ xảy ra thiếu nước cục bộ với
nguyên nhân chủ yếu do xâm nhập mặn và hệ thống các công trình thủy lợi, hệ
thống các công trình cấp nước tập trung chưa được hoàn thiện đồng bộ. Vì vậy, vẫn
tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tình trạng thiếu nước nếu không khai thác, sử dụng hợp
lý, tiết kiệm, hiệu quả.
2. Kiến nghị
Để giảm thiểu nguy cơ
có thể xảy ra thiếu nước cấp cho nhân dân, đặc biệt là ưu tiên đảm bảo cấp nước
cho sinh hoạt trong mọi tình huống, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị như
sau:
1. Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trên
lưu vực sông Cửu Long, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chỉ đạo việc
chủ động lập kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo nhu cầu sử
dụng nước bình thường của từng ngành, lĩnh vực theo nội dung quy định
tại khoản 3 Điều 43 Nghị định số 53/2024/NĐ-CP .
2. Việc đảm bảo nguồn
nước cho các địa phương trên lưu vực sông Cửu Long trong mùa cạn năm 2024-2025,
đề nghị:
- Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn: tổ chức, chỉ đạo, đôn đốc các địa phương rà soát, nâng
cao năng lực trữ nước ngọt của hệ thống kênh, ao trữ; bổ sung, nâng cấp các
trạm bơm tưới; xây dựng hệ thống bờ bao, cống - bọng nâng cấp khả năng lấy nước
của các cống, trạm bơm trên khu vực; rà soát, định kỳ nạo vét các kênh thủy
lợi, chủ động tưới tiết kiệm; tổ chức rà soát, điều chỉnh các quy trình vận
hành công trình, hệ thống công trình thủy lợi thuộc phạm vi quản lý bảo đảm sử
dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, đa mục tiêu, chống thất thoát, lãng phí nước và
bảo đảm lưu thông của dòng chảy trong hệ thống công trình, không gây ứ đọng, ô
nhiễm nguồn nước; xây dựng cải tạo, nâng cấp các công trình cấp nước sinh hoạt
nông thôn.
- Bộ Xây dựng: phối
hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long chỉ đạo, triển khai công tác đảm bảo cấp
nước sinh hoạt cho người dân và các nhu cầu thiết yếu khác ở các đô thị, thị
trấn.
- Ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành phố: chỉ đạo việc cập nhật kịp thời các thông tin dự báo khí tượng
thủy văn và có các biện pháp chủ động phòng chống xâm nhập mặn do tình hình xâm
nhập mặn trên lưu vực sông Cửu Long phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn
sông Mê Công, triều cường, mưa trái mùa và còn biến động trong thời gian tới.
Riêng đối với Ủy ban
nhân dân các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau,
Kiên Giang: (i) chỉ đạo theo dõi chặt chẽ diễn biến xâm nhập mặn trên các sông
để xây dựng kế hoạch lấy nước phù hợp, lưu ý việc đảm bảo nguồn, chất lượng
nước cho các nhà máy nước sạch, công trình cấp nước tập trung bảo đảm cấp nước
cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân; (ii) Chủ động bố trí ngân sách của địa
phương và huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác để triển khai ngay các
biện pháp cần thiết phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương nhằm bảo đảm
nước ngọt phục vụ sinh hoạt cho người dân.
3. Về lâu dài, đối
với các vùng có nguy cơ xảy ra tình trạng thiếu nước cấp cho sinh hoạt, sản
xuất nông nghiệp,… do thiếu hạ tầng, thiếu công trình điều tiết, tích trữ, cấp
nước, ngăn mặn, đề nghị:
- Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn: sớm hoàn thiện dự thảo và phê duyệt Quy hoạch thủy lợi
lưu vực sông Cửu Long thời kỳ 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đảm bảo gắn với
khả năng, chức năng nguồn nước, bảo vệ tài nguyên nước và phù hợp với các quy
hoạch tài nguyên nước có liên quan. Trên cơ sở đó, làm căn cứ triển khai đầu tư
xây dựng các công trình trữ nước ngọt mới, sửa chữa nâng cấp các công trình trữ
nước ngọt hiện có để phục vụ cấp nước sinh hoạt, sản xuất cho nhân dân, và hoàn
thiện, khép kín các hệ thống thủy lợi để đảm bảo kiểm soát mặn, tiếp tục xây
dựng các cống dọc theo sông chính kiểm soát mặn vào nội đồng, xây dựng các cống
lớn để chủ động kiểm soát mặn từ cửa sông.
- Bộ Xây dựng: phối
hợp với các Bộ ngành, địa phương có liên quan chỉ đạo tổ chức rà soát, triển
khai các nhà máy cấp nước, hệ thống cấp nước vùng theo đúng tiến độ và lộ trình
quy định tại Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm
nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 287/QĐ-TTg
ngày 28 tháng 02 năm 2022, Quy hoạch cấp nước vùng đồng bằng sông Cửu Long đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 2140/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11
năm 2016 và điều chỉnh cục bộ Quy hoạch cấp nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 02 tháng
3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ; tổ chức rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính
phủ điều chỉnh quy mô, công suất và lộ trình điều chỉnh quy hoạch các nhà máy
nước (nếu cần thiết) để cấp nước an toàn, liên tục, ổn định cho nhân dân.
- Ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành phố: (i) tổ chức chỉ đạo khai thác nước mặt, nước dưới đất và nước
mưa theo hình thức kết hợp hoặc luân phiên; tăng cường việc tích trữ nước mưa
để chủ động phòng chống hạn hán, thiếu nước; có giải pháp sử dụng nước tiết
kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí nguồn nước; (ii) chỉ đạo đầu tư mở rộng hoặc xây
mới các nhà máy nước theo kế hoạch phát triển cấp nước của địa phương, đồng
thời nghiên cứu, phát triển các công trình thu và lưu trữ nước mưa hộ gia đình
cho các hộ nhỏ lẻ, vùng sâu, vùng xa, vùng khan hiếm nước.
4. Về khai thác nước
dưới đất trên vùng lưu vực sông Cửu Long, nhằm đảm bảo an ninh, an toàn cung
cấp nước sạch liên tục, ổn định cho nhân dân, đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố:
- Rà soát ưu tiên
khai thác các tầng chứa nước có trữ lượng lớn như qp1, qp2-3 và n2 . Ngược lại, các tầng
nông như qh và qp3
dễ bị
nhiễm mặn và ô nhiễm, chỉ nên khai thác quy mô nhỏ hoặc hạn chế khai thác tại
những khu vực có nguy cơ cao như tại vùng ven biển các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và
khu vực ven sông ở Sóc Trăng, Trà Vinh. Giám sát chặt chẽ việc khai thác nước
dưới đất trên địa bàn các tỉnh, thành phố.
- Triển khai lập, ban
hành kế hoạch bảo vệ nước dưới đất trên địa bàn các tỉnh lưu vực sông Cửu Long
theo quy định.
- Khẩn trương chỉ đạo
các đơn vị chuyên môn tham mưu thực hiện Văn bản số 3201/BTNMT-TNN ngày
20/5/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc tổ chức triển khai việc hạn
chế khai thác nước dưới đất theo quy định của Nghị định số 53/2024/NĐ-CP .
5. Ủy ban sông Mê
Công Việt Nam: tổ chức chỉ đạo thu thập thông tin về tình hình nguồn nước, vận
hành điều tiết của các hồ chứa thủy điện bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, khai thác
sử dụng nước của các quốc gia ở thượng nguồn sông Mê Công để phục vụ công tác
dự báo nguồn nước, nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn ở lưu vực sông Cửu Long.
PHỤ
LỤC 1
PHẠM VI XÂY DỰNG KỊCH BẢN
Phần diện tích lưu
vực sông Cửu Long thuộc lãnh thổ Việt Nam bao gồm 12 vùng quy hoạch [9],
tương đương với 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Cần Thơ, Long An,
An Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc
Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang.
Sơ
đồ phạm vi xây dựng Kịch bản nguồn nước lưu vực sông Cửu Long
Bảng
1. Phạm vi xây dựng kịch bản lưu vực sông Cửu Long
TT
|
Tên
vùng
|
Diện tích (km2)
|
Phạm
vi
|
Trên
địa bàn các tỉnh
|
1
|
N1
|
4.279
|
Thuộc vùng Tứ giác
Long Xuyên, giới hạn bởi sông Hậu, kênh Cái Sắn, kênh Rạch Giá - Hà Tiên,
kênh Vĩnh Tế
|
An
Giang, Kiên Giang, TP.Cần Thơ
|
2
|
N2
|
3.336
|
Thuộc vùng giữa 2
sông Tiền, sông Hậu từ biên giới đến sông Mang Thít
|
An
Giang, Đồng Tháp
|
3
|
N3
|
6.338
|
Thuộc Vùng tả sông
Tiền, giới hạn từ biên giới tới sông Tiền, kênh Nguyễn Tấn Thành, kênh Lò Mới
|
Đồng
Tháp, Long An, Tiền Giang
|
4
|
N4
|
4.572
|
Thuộc vùng Bán đảo
Cà Mau, giới hạn bởi sông Hậu, kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp, sông Cái Lớn, kênh
Cái Sắn
|
TP.Cần
Thơ, Kiên Giang, Hậu Giang
|
5
|
L1
|
1.265
|
Thuộc vùng U Minh
Thượng giới hạn bởi sông Cái Lớn, kênh Chác Bang, sông Trèm Trẹm, kênh Cán
Gáo
|
Kiên
Giang, Cà Mau
|
6
|
L2
|
2.492
|
Thuộc vùng Bán đảo
Cà Mau giới hạn bởi sông Hậu, kênh Can Ta Noy, sông Như Gia, kênh Cà Mau -
Bạc Liêu, kênh Phó Sinh - Giá Rai, kênh Vĩnh Lợi, kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp
|
Hậu
Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu
|
7
|
L3
|
2.065
|
Thuộc vùng giữa 2
sông giới hạn từ sông Mang Thít đến kênh Sa Rày, thuộc các huyện Trà Ôn, Vũng
Liêm (tỉnh Vĩnh Long), Cầu Kè, Càng Long, Tiểu Cần, Châu Thành, TP. Trà Vinh,
một phần các huyện Trà Cú, Cầu Ngang, Duyên Hải (tỉnh Trà Vinh)
|
Vĩnh
Long, Trà Vinh
|
8
|
L4
|
1.410
|
Thuộc vùng giữa 2
sông thuộc các huyện Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, TP. Bến Tre, Giồng Trôm, một
phần các huyện Chợ Lách, Châu Thành, Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú (tỉnh Bến
Tre)
|
Bến
Tre
|
9
|
L5
|
2.312
|
Thuộc Vùng tả sông
Tiền, giới hạn từ kênh Nguyễn Tấn Thành, kênh Lò Mới tới kênh Cần Giuộc, rạch
Gò Công
|
Long
An, Tiền Giang
|
10
|
M1
|
758
|
Thuộc vùng Tứ giác
Long Xuyên trong phạm vi từ kênh Rạch Giá - Hà Tiên đến biển Tây
|
Kiên
Giang
|
11
|
M2
|
6.811
|
Thuộc vùng Bán đảo
Cà Mau gồm các huyện U Minh, Trần Văn Thời, TP. Cà Mau, Cái Nước, Đầm Dơi,
Phú Tân, Năm Căn, Ngọc Hiền, một phần huyện Thới Bình (tỉnh Cà Mau), một phần
các huyện Đông Hải, TX. Giá Rai, Phước Long, Hồng Dân (tỉnh Bạc Liêu), một
phần huyện Vĩnh Thuận (tỉnh Kiên Giang)
|
Kiên
Giang, Cà Mau, Bạc Liêu
|
12
|
M3
|
4.317
|
Vùng ven biển các
tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu
|
Bạc
Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Long An, Tiền Giang
|
|
Tổng
|
39.945
|
|
|
PHỤ LỤC 2. DỰ BÁO ĐỘ MẶN CAO NHẤT MÙA CẠN NĂM
2024 - 2025 LƯU VỰC SÔNG CỬU LONG
TT
|
Trạm
|
Sông
|
Tỉnh
|
Cách
cửa
sông (km)
|
Dự
báo độ
mặn cao nhất (g/l)
|
Thời
kỳ xuất hiện
|
1
|
Tân An
|
Vàm Cỏ Tây
|
|
80
|
6.0-8.0
|
31/3-02/4/2025
|
2
|
Tuyên Nhơn
|
Vàm Cỏ Tây
|
120
|
0.5-1.5
|
31/3-02/4/2025
|
3
|
Cầu Nổi
|
Vàm Cỏ
|
20
|
17-19
|
31/3-02/4/2025
|
4
|
Vàm Kênh
|
Cửa Tiểu
|
Tiền Giang
|
2
|
23-25
|
Từ
26-31/3/2025
|
5
|
Hòa Bình
|
Cửa Tiểu
|
18
|
11-13
|
Từ
26-31/3/2025
|
6
|
An Định
|
Tiền
|
42
|
3-5
|
Từ
26-31/3/2025
|
7
|
Mỹ Tho
|
Tiền
|
48
|
2-4
|
Từ
26-31/3/2025
|
8
|
Đồng Tâm
|
Tiền
|
52
|
1-2
|
Từ
26-31/3/2025
|
9
|
Bình Đại
|
Cửa Đại
|
Bến
Tre
|
8
|
24.8-25
|
Tháng
02, 3, 5
|
10
|
Lộc Thuận
|
Cửa Đại
|
21
|
13.9-14.1
|
Tháng
02, 3, 5
|
11
|
Giao Hòa
|
Cửa Đại
|
39
|
6-5.2
|
Tháng
02, 3, 5
|
12
|
Quới Sơn
|
Cửa Đại-Tiền
|
48
|
2.5-2.6
|
Tháng
02, 5
|
13
|
An Khánh
|
Cửa Đại-Tiền
|
56
|
0.2-0.3
|
Tháng
02, 3, 5
|
14
|
Phú Túc
|
Cửa Đại-Tiền
|
64
|
0.1-0.2
|
Tháng
02, 3, 5
|
15
|
Tân Phú
|
Cửa Đại-Tiền
|
72
|
0.1-0.2
|
Tháng
02, 3, 5
|
16
|
An Thuận
|
Hàm Luông
|
6
|
27.3-27.6
|
Tháng
3
|
17
|
Sơn Đốc
|
Hàm Luông
|
25
|
16.6-17.1
|
Tháng
3
|
18
|
Phú Khánh
|
Hàm Luông
|
25
|
12.8-13.2
|
Tháng
3
|
19
|
Vàm Cái Quao
|
Hàm Luông
|
34
|
10.3-10.5
|
Tháng
3
|
20
|
Vàm Thủ Cửu
|
Hàm Luông
|
37
|
9.5-9.7
|
Tháng
3
|
21
|
Vàm Nước Trong
|
Hàm Luông
|
43
|
7.5-7.8
|
Tháng
3
|
22
|
Mỹ Hóa
|
Hàm Luông
|
48
|
6.5-6.8
|
Tháng
3
|
23
|
Thanh Tân
|
Hàm Luông
|
54
|
4.5-4.8
|
Tháng
3
|
24
|
An Hiệp
|
Hàm Luông
|
56
|
4.1-4.5
|
Tháng
3
|
25
|
Vàm Mơn
|
Hàm Luông
|
64
|
2.7-2.8
|
Tháng
3
|
26
|
Hòa Nghĩa
|
Hàm Luông
|
72
|
0.5-0.8
|
Tháng
3
|
27
|
Chợ Lách
|
Hàm Luông-Tiền
|
77
|
0.1-0.2
|
Tháng
3
|
28
|
Bến Trại
|
Cổ Chiên
|
11
|
23.9-24.1
|
Tháng
02, 3
|
29
|
Hương Mỹ
|
Cổ Chiên
|
29
|
9.5-9.7
|
Tháng
02, 3
|
30
|
Cẩm Sơn
|
Cổ Chiên
|
36
|
8-8.2
|
Tháng
02, 3
|
31
|
Vàm Thom
|
Cổ Chiên
|
47
|
6.3-6.5
|
Tháng
02, 3
|
32
|
Nhuận Phú Tân
|
Cổ Chiên
|
54
|
4.2-4.4
|
Tháng
02, 3
|
33
|
Tân Thiềng
|
Cổ Chiên
|
65
|
2.3-2.5
|
Tháng
02, 3
|
34
|
Vĩnh Bình
|
Cổ Chiên
|
77
|
0.2-0.3
|
Tháng
02, 3
|
35
|
Hưng Mỹ
|
Cổ Chiên (cửa Cung
Hầu)
|
Trà
Vinh
|
23
|
17.5-19.5
|
10-20/3/2025
|
36
|
Cầu Quan
|
Hậu (cửa Định An)
|
40
|
11.0-13.0
|
10-20/3/2025
|
37
|
Trà Vinh
|
Cổ Chiên (cửa Cung
Hầu)
|
35
|
10.5-12.5
|
10-20/3/2025
|
38
|
Trà Kha
|
Hậu (cửa Định An)
|
20
|
18.5-20.5
|
10-20/3/2025
|
39
|
Trần Đề
|
Hậu
|
Sóc
Trăng
|
3
|
24-26
|
10-20/3/2025
|
40
|
Long Phú
|
Hậu (cửa Trần Đề)
|
16
|
20-22
|
10-20/3/2025
|
41
|
Đại Ngãi
|
Hậu (cửa Trần Đề)
|
30
|
9--11
|
10-20/3/2025
|
42
|
Thạnh Phú
|
K. Như Gia
|
58
|
6--8
|
20-30/4/2025
|
43
|
Sóc Trăng
|
Máspero
|
59
|
3--5
|
10-20/3/2025
|
44
|
Gành Hào
|
Gành Hào
|
Bạc
Liêu
|
2
|
30.5
- 31.5
|
25
- 30/4/2025
|
45
|
Phước Long
|
Quản Lộ - Phụng Hiệp
|
Nội
đồng
|
29.5
- 30.5
|
25
- 30/4/2025
|
46
|
Sông Đốc
|
Sông Đốc
|
Cà
Mau
|
1,5
|
34-36
|
20-25/3/2025
|
47
|
Cà Mau
|
Gành Hào
|
(Nội
đồng) 50
|
30-32
|
15-20/3/2025
|
48
|
Xẻo Rô
|
Cái Lớn
|
Kiên Giang
|
7
|
25.0-27.0
|
29/04-02/5/2025
|
49
|
Gò Quao
|
Cái Lớn
|
35
|
14.0-16.0
|
29/04-02/5/2025
|
50
|
An Ninh
|
Cái Bé
|
8
|
23.0-25.0
|
29/04-02/5/2025
|
51
|
Long Thạnh
|
Cái Bé
|
30
|
2.0-3.0
|
29/04-02/5/2025
|
52
|
Rạch Giá
|
Kiên
|
1
|
5.0-7.0
|
29/04-02/5/2025
|
53
|
Sóc Cung
|
Rạch Giá - Long Xuyên
|
6
|
<1.0
|
29/04-02/5/2025
|