Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 378/QĐ-UBND 2022 nâng cao năng lực quản lý phòng chữa cháy rừng Bắc Ninh

Số hiệu: 378/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Ninh Người ký: Vương Quốc Tuấn
Ngày ban hành: 31/08/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 378/QĐ-UBND

Bắc Ninh, ngày 31 tháng 8 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG VÀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2023 - 2030”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 16/11/2017;

Căn cứ Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 177/QĐ-TTg ngày 10/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án nâng cao năng lực cho lực lượng kiểm lâm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2021 - 2030;

Căn cứ Thông báo kết luận số 426-KL/TU ngày 12/8/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2023 - 2030”.

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1167/TTr-SNN-CCKL ngày 05/8/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2023 - 2030”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư; Kho bạc Nhà nước Bắc Ninh; Chủ tịch UBND: thành phố Bắc Ninh và các huyện Quế Võ, Tiên Du, Gia Bình; Chi cục Kiểm lâm và các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- TT TU, TT HĐND tỉnh (b/c)
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh: LĐVP;
- Lưu: VT, NN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vương Quốc Tuấn

 

ĐỀ ÁN

“NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG VÀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2023 - 2030”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 378/QĐ-UBND ngày 31/8/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh)

1. Quan điểm

- Đẩy mạnh xã hội hoá công tác bảo vệ rừng, PCCCR, huy động mọi nguồn lực của xã hội, các thành phần kinh tế và lồng ghép các dự án đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR. Chính quyền địa phương và chủ rừng phải chịu trách nhiệm về quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR tại địa phương và diện tích rừng, đất rừng được Nhà nước giao.

- Ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thám trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR, qua đó đảm bảo tính chính xác, kịp thời, khách quan. Các diễn biến liên quan tới cháy rừng, tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp cần phải được cập nhật, báo cáo, cảnh báo theo hướng tự động hóa tới từng lô rừng.

- Tiếp tục thực hiện tốt phương châm bốn tại chỗ, địa phương chủ động tổ chức nguồn lực và chỉ huy chữa cháy rừng.

- Phòng cháy rừng là chủ đạo, chữa cháy rừng phải kịp thời, khẩn trương, có hiệu quả. Từng bước đầu tư nâng cao năng lực PCCCR cho lực lượng kiểm lâm, công an, quân đội và lực lượng bảo vệ rừng của chủ rừng để thực hiện có hiệu quả công tác PCCCR.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung

Củng cố nhận thức, nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR các cấp. Đặc biệt là lực lượng chuyên ngành để có đủ khả năng kiểm soát cháy rừng, giảm nguy cơ cháy rừng, mất rừng; chữa cháy rừng kịp thời, có hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng, phá rừng gây ra.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Kiểm soát chặt chẽ tình hình vi phạm về bảo vệ rừng và PCCCR để giảm diện tích rừng bị thiệt hại so với giai đoạn 2018-2022, nhằm góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu và góp phần duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng đạt 0,67%.

- Nâng cao khả năng dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng, mất rừng; tổ chức phát hiện sớm và thông báo kịp thời về mất rừng, cháy rừng thông qua tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thám.

- Kiện toàn và nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng và PCCCR chuyên ngành.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật, thiết bị công nghệ hiện đại cho lực lượng kiểm lâm, lực lượng PCCCR các cấp; tăng cường xây dựng lực lượng PCCCR chuyên ngành đủ mạnh để có khả năng xử lý kịp thời khi có cháy rừng xảy ra.

- Xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực hoạt động PCCCR của tổ đội xung kích PCCCR tại các xã, phường, thị trấn có rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng của các tổ đội xung kích PCCCR, cấp trang phục bảo hộ chữa cháy rừng và các chế độ hỗ trợ theo quy định của pháp luật về PCCC và các văn bản hướng dẫn thi hành.

3. Quy mô, địa điểm

Đề án được triển khai trên phạm vi 556,2 ha rừng trồng phòng hộ phân bố trên địa bàn 23 xã, phường thuộc 04 huyện, thành phố của tỉnh, cụ thể:

Huyện Tiên Du: 181,59ha (gồm: Thị trấn Lim: 0,99ha; xã Hiên Vân: 8,33ha; xã Hoàn Sơn: 33,47ha; xã Lạc Vệ: 1,16ha; xã Liên Bão: 13,44ha; xã Phật Tích: 58,2 ha; xã Việt Đoàn: 66,0 ha)

- Huyện Quế Võ: 116,72ha (gồm: xã Cách Bi: 7,16ha; xã Châu Phong: 11,5ha; xã Ngọc Xá: 51,86; xã Phù Lãng: 36,32 ha; xã Phù Lương: 9,88ha)

- Huyện Gia Bình: 40,43ha (gồm: xã Giang Sơn: 7,94ha; xã Đông Cứu: 24,23ha; xã Lãng Ngâm: 8,26ha)

- Thành phố Bắc Ninh: 217,46 ha (gồm: Phường Đáp Cầu: 4,92ha; phường Thị Cầu: 2,44ha; phường Hạp Lĩnh: 2,7ha; phường Khắc Niệm: 1,09 ha; phường Vân Dương: 67,87 ha; phường Vũ Ninh: 13,36 ha; phường Hòa Long: 4,24 ha; phường Nam Sơn: 120,84 ha).

4. Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2023-2030

5. Nhiệm vụ và giải pháp

5.1. Nhiệm vụ

a. Tuyên truyền, đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức về công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về chính sách pháp luật của Nhà nước; quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân và cộng đồng trong công tác quản lý bảo vệ rừng và PCCCR; giới thiệu lợi ích của rừng đối với cuộc sống con người.

- Xây dựng các bảng nội quy bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; biển cấm lửa và biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng; in các tài liệu, tờ rơi tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR.

- Xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý bảo vệ rừng và PCCCR cho lực lượng kiểm lâm, lực lượng chuyên trách về bảo vệ rừng, tổ đội quần chúng bảo vệ rừng.

- Tổ chức tập huấn về công tác quản lý bảo vệ rừng và PCCCR cho Ban chỉ đạo PCCCR cấp xã, lực lượng kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách và tổ đội quần chúng bảo vệ rừng; thực thi pháp luật về lâm nghiệp; chú trọng đào tạo cán bộ có trình độ chuyên sâu trong lĩnh vực dự báo, cảnh báo cháy rừng, mất rừng; ứng dụng công nghệ cao trong công tác quản lý bảo vệ rừng và PCCCR; đảm bảo 100% lực lượng kiểm lâm, lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng hàng năm đều được tập huấn, huấn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ PCCCR và cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH theo quy định.

- Thường xuyên tổ chức diễn tập PCCCR các cấp để nâng cao năng lực chỉ huy, điều hành và khả năng phối hợp giữa các lực lượng tham gia chữa cháy rừng.

b. Nâng cao năng lực dự báo nguy cơ cháy rừng và phát hiện sớm cháy rừng, mất rừng

- Thông tin trên cổng thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Ninh và thông qua địa chỉ Email của các đơn vị cơ sở về công tác dự báo cháy rừng, chương trình chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh thực hiện chuyên mục “Bản tin dự báo cháy rừng”, thông báo cấp dự báo cháy rừng từ cấp III trở lên trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh. Các Hạt Kiểm lâm phối hợp với Đài truyền thanh cấp huyện và UBND cấp xã thông tin hàng ngày vào thời gian cao điểm cháy rừng để mọi người dân biết và chủ động PCCCR.

- Phát hiện sớm và xác định điểm cháy tại các khu vực trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng, mất rừng:

+ Chi cục Kiểm lâm theo dõi các điểm cháy rừng, mất rừng thông qua ảnh vệ tinh, kết hợp với việc tuần tra, kiểm soát phát hiện sớm các điểm cháy rừng, mất rừng. Trong các tháng mùa hanh khô Hạt Kiểm lâm các huyện, thành phố phải tăng cường cán bộ Kiểm lâm thường xuyên bám địa bàn để tham mưu cho chính quyền địa phương, đôn đốc nhân dân và các chủ rừng tăng cường công tác PCCCR; phối hợp với Đài Phát thanh truyền hình tỉnh và các địa phương tổ chức cảnh báo nguy cơ cháy rừng trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân thực hiện nghiêm chỉnh, có ý thức khi sử dụng lửa, góp phần chủ động phòng cháy rừng ở cơ sở.

+ Chủ rừng tổ chức tuần tra; ứng dụng khoa học, công nghệ và sử dụng phương tiện, thiết bị để theo dõi, phát hiện sớm cháy rừng; cung cấp thông tin khi phát hiện có cháy rừng và tổ chức chữa cháy kịp thời; tổ chức trực gác, kiểm soát người ra vào rừng.

+ Cơ quan kiểm lâm, chủ rừng, chính quyền các cấp thiết lập đường dây nóng để thu nhận thông tin báo cháy rừng của người dân.

- Thực hiện báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy rừng, chỉ huy chữa cháy rừng theo quy định:

+ Người phát hiện cháy rừng phải bằng mọi cách báo cháy ngay cho người xung quanh và cho một hoặc các đơn vị: Chủ rừng; Đội phòng cháy và chữa cháy rừng nơi gần nhất; Cơ quan Kiểm lâm hoặc cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ nơi gần nhất; Chính quyền địa phương sở tại hoặc cơ quan Công an, Quân đội nơi gần nhất.

+ Chủ rừng, kiểm lâm địa bàn có trách nhiệm thông báo nhanh ngay khi phát hiện vụ cháy rừng tới Hạt Kiểm lâm; Hạt Kiểm lâm cập nhật, thông báo nhanh tới Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh; Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh cập nhật, thông báo nhanh tới Cục Kiểm lâm. Nội dung thông báo gồm: thời gian, địa điểm cháy; loại rừng, loài cây bị cháy; diễn biến và quy mô đám cháy; nhận định các tình huống khẩn cấp; công tác tổ chức chữa cháy rừng.

+ Thông báo nhanh thực hiện bằng các hình thức: văn bản, qua điện thoại, tin nhắn, thư điện tử, qua phần mềm báo cáo nhanh của lực lượng kiểm lâm hoặc bằng các phương tiện thông tin khác nhanh nhất có thể.

+ Cơ quan, đơn vị sau khi nhận được tin báo về cháy rừng xảy ra trong địa bàn được phân công quản lý phải nhanh chóng huy động lực lượng, phương tiện đến tổ chức chữa cháy, đồng thời báo cho các cơ quan, đơn vị cần thiết khác biết để chi viện chữa cháy; trường hợp cháy rừng xảy ra ngoài địa bàn được phân công quản lý thì sau khi nhận được tin báo cháy phải bằng mọi cách nhanh chóng báo cho các cơ quan, đơn vị quản lý địa bàn nơi xảy ra cháy biết để xử lý và tham gia chữa cháy rừng; người có mặt tại nơi xảy ra cháy rừng phải tìm mọi biện pháp để ngăn chặn cháy lan và dập cháy; người tham gia chữa cháy phải chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy.

+ Chủ rừng và các lực lượng công an, kiểm lâm, quân đội, dân quân tự vệ, cơ quan hữu quan khác có nhiệm vụ chữa cháy và tham gia chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

- Đẩy mạnh chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả trong công tác thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thám phục vụ công tác điều hành, chỉ huy chữa cháy rừng; đầu tư nâng cấp hệ thống dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng, cung cấp thông tin dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; ứng dụng công nghệ viễn thám, hệ thống thông tin địa lý để chủ động pháp hiện sớm và xử lý kịp thời các tình huống cháy rừng.

c. Củng cố tổ chức và nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ

- Có cơ chế huy động, hiệp đồng giữa các lực lượng (bộ đội, công an, kiểm lâm, dân quân tự vệ...) để xử lý hiệu quả tình huống cháy rừng; quy định cơ chế thống nhất chỉ huy điều hành công tác PCCCR từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt là cơ chế huy động lực lượng đến chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ ở địa phương, đơn vị.

- Thường xuyên củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo PCCCR ở cả 03 cấp: tỉnh, huyện, xã để triển khai thực hiện có hiệu quả công tác PCCCR; xây dựng, rà soát quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, cụ thể:

+ Ban chỉ đạo cấp tỉnh do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban; đồng chí Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT làm Phó Trưởng ban thường trực và đồng chí Phó Giám đốc Công an tỉnh làm Phó Trưởng ban; đồng chí Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT và các đồng chí đại diện lãnh đạo các cơ quan: Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Sở Tài chính, Chi cục Kiểm lâm, UBND các huyện, thành phố có rừng và đất lâm nghiệp làm thành viên. Ban chỉ đạo có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến công tác PCCCR trên địa bàn tỉnh.

+ Ban chỉ đạo cấp huyện do đồng chí Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban; các Phó Trưởng ban gồm các đồng chí là đại diện lãnh đạo: Hạt Kiểm lâm huyện, Phòng Nông nghiệp và PTNT (Phòng Kinh tế), Công an huyện; các đồng chí đại diện lãnh đạo các cơ quan: Ban chỉ huy quân sự, Văn phòng HĐND - UBND, Phòng Tài chính; lãnh đạo các UBND xã, phường, thị trấn có rừng và đất lâm nghiệp làm thành viên. Ban chỉ đạo có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến công tác PCCCR trên địa bàn huyện.

+ Ban chỉ đạo cấp xã do đồng chí Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban; Phó Trưởng ban do 01 đồng chí đại diện lãnh đạo Công an xã; các thành viên Ban chỉ đạo bao gồm: đại diện Ban chỉ huy quân sự, cán bộ môi trường, nông nghiệp, cán bộ địa chính, cán bộ kiểm lâm địa bàn. Ban chỉ đạo có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến công tác PCCCR trên địa bàn xã.

+ Bộ phận thường trực của Ban chỉ đạo PCCCR của các cấp đặt tại cơ quan Kiểm lâm cùng cấp, thực hiện các nhiệm vụ: Theo dõi, chỉ đạo công tác PCCCR; phối hợp với lực lượng Công an, Quân đội và các lực lượng khác trong PCCCR; phối hợp với các cơ quan để kiểm tra và đôn đốc các địa phương, chủ rừng thực hiện phương án, dự án, kế hoạch PCCCR đã được phê duyệt và khắc phục hậu quả do cháy rừng gây ra.

+ Ban chỉ đạo PCCCR các cấp xây dựng quy chế hoạt động, phối hợp cụ thể; phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong ban; tham mưu cho UBND cùng cấp trong việc kiểm tra, kiểm soát, tuyên truyền, giáo dục việc PCCCR theo quy định của Nhà nước; tổ chức họp định kỳ và báo cáo tình hình PCCCR ở địa phương theo quy định.

- Tổ chức và nâng cao năng lực của lực lượng PCCCR:

+ Lực lượng chữa cháy rừng cấp tỉnh: Trên cơ sở lực lượng kiểm lâm hiện có, tiếp tục củng cố, tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện cán bộ; đầu tư trang thiết bị chuyên dùng; xây dựng quy chế hoạt động, phân công địa bàn quản lý, phương án phối hợp chữa cháy rừng của từng xã, huyện và toàn tỉnh.

+ Cấp huyện: Lực lượng nòng cốt PCCCR là Hạt Kiểm lâm huyện, thành phần tham gia gồm: Quân đội, Công an, dân quân tự vệ, lực lượng của các đơn vị chủ rừng. Tổ chức thành các tổ đội chuyên trách thực hiện nhiệm vụ PCCCR trên địa bàn huyện trong mùa hanh khô, thành phần là lực lượng kiểm lâm và cảnh sát phòng cháy, chữa cháy cấp huyện. Trang bị máy móc, phương tiện, công cụ, dụng cụ chữa cháy rừng, huy động phương tiện hỗ trợ từ các cơ quan ban ngành cấp huyện.

+ Cấp xã: Tổ chức các tổ, đội xung kích PCCCR từ 10-20 người cho một thôn có rừng làm nòng cốt cùng với lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, các ban, ngành, đoàn thể và quần chúng nhân dân tại địa phương có rừng. Thực hiện trực chữa cháy trong mùa cao điểm về cháy rừng. Trang bị chủ yếu là dụng cụ, phương tiện thô sơ, vận động người dân đưa vật dụng và máy móc cơ giới tham gia PCCCR khi cần thiết.

+ Lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của chủ rừng gồm 17 người, là viên chức của Ban Quản lý rừng để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng, PCCCR đối với diện tích rừng được giao quản lý.

+ Lực lượng Cộng tác viên kiểm lâm gồm 28 người, là những quần chúng tích cực trong công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR tại các địa phương có rừng.

d. Đầu tư phương tiện, trang thiết bị, kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR

- Đầu tư các phương tiện, trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật chữa cháy rừng: Trang bị Bình chữa cháy đeo vai bơm điện; Máy cắt thực bì; Máy chữa cháy rừng bằng sức gió; Máy bơm nước; Giầy bảo hộ chữa cháy rừng; Bàn dập lửa chuyên dụng chữa cháy rừng; Cuốc xẻng đa năng; Đèn pin; Cào dập lửa chuyên dụng; Dao phát rừng; Giá để thiết bị, máy móc PCCCR; Máy định vị GPS, GNSS; Bộ đàm; Thước kẹp kính điện tử; Thước đo cao đồng hồ; Thước dây sợi thủy tinh…

- Đầu tư lắp đặt Trạm quan trắc mặt đất giám sát cháy rừng; xây dựng cấp dự báo và bảng tra cấp dự báo cháy rừng; hệ thống cảnh báo cháy rừng; hệ thống phát hiện sớm cháy rừng.

- Tu sửa, cải tạo, nâng cấp, xây mới các công trình bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bao gồm: Đường lâm nghiệp, đường băng cản lửa, hồ chứa nước, hệ thống cấp nước chữa cháy, hệ thống biển cấm, biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy rừng, dọn vệ sinh rừng giảm vật liệu cháy, phòng trừ sâu bệnh hại rừng...

- Làm tường rào bằng lưới B40 bảo vệ tại các khu vực rừng tiếp giáp với đất thổ cư, đất vườn của các hộ gia đình để chống lấn chiếm, khai thác đất đồi núi và xây dựng công trình trái phép vào rừng và đất lâm nghiệp.

- Bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị máy móc PCCCR đã được đầu tư từ trước.

5.2. Giải pháp

a. Hoàn thiện về cơ chế chính sách và chỉ đạo điều hành

- Rà soát các cơ chế, chính sách để tham mưu các cấp có thẩm quyền ban hành và thực hiện tại địa phương nhằm nâng cao năng lực về quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR cho kiểm lâm, lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng và tổ, đội xung kích PCCCR đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.

- Củng cố hoạt động của Ban Chỉ đạo PCCCR các cấp. Kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành và chỉ huy, phối hợp lực lượng bảo vệ rừng phòng cháy, chữa cháy rừng các cấp.

b. Tuyên truyền, giáo dục

- Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về vai trò, giá trị của rừng trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, chống sa mạc hóa, chống suy thoái đất, cung cấp giá trị kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

- Tuyên truyền, vận động người dân chấp hành pháp luật về lâm nghiệp, vận động các hộ gia đình sống trong và gần rừng ký cam kết, xây dựng và thực hiện các quy ước quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR.

- Xây dựng tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật về bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; tổ chức tập huấn, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ rừng, PCCCR.

c. Phối hợp trong quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR

- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, đơn vị; tổ chức, kiểm tra đôn đốc chính quyền địa phương trong việc triển khai thực hiện phương án và các nội dung chỉ đạo của cấp trên về PCCCR.

- Rà soát, bổ sung quy chế phối hợp liên ngành (Bộ đội, Công an, Kiểm lâm,...) trong công tác quản lý bảo vệ rừng và PCCCR; tiếp tục thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ), địa phương chủ động bố trí nguồn lực và chỉ huy chữa cháy rừng; xây dựng phương án chữa cháy rừng có huy động nhiều lực lượng phương tiện tại khu vực có nguy cơ cảnh báo cháy cao.

- Công an tỉnh chỉ đạo Công an các huyện, thành phố địa bàn có rừng chủ động phối hợp với Chi cục Kiểm lâm và chủ rừng tiến hành kiểm tra các điều kiện an toàn về phòng cháy đối với các khu rừng theo quy định tại Điều 47, Nghị định 156/2018/NĐ-CP. Khi cháy rừng lớn xảy ra vượt quá tầm kiểm soát của lực lượng tại chỗ ở địa phương, Trưởng Ban chỉ đạo cấp tỉnh yêu cầu Công an tỉnh điều động lực lượng Cảnh sát PCCC địa phương tham gia chữa cháy rừng. Phương tiện chuyển quân, công cụ, phương tiện chữa cháy rừng và hậu cần do đơn vị đảm nhiệm.

- Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh: Phối hợp tuần tra, kiểm tra về bảo vệ rừng, truy quét và hỗ trợ xử lý các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp. Khi có cháy rừng xảy ra vượt quá tầm kiểm soát của lực lượng tại chỗ ở địa phương, trưởng Ban chỉ đạo PCCCR cấp tỉnh yêu cầu Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, các đơn vị Quân đội đóng quân trên địa bàn tham gia chữa cháy rừng; Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và các đơn vị Quân đội đóng quân trên địa bàn báo cáo cấp trên và tổ chức lực lượng tham gia chữa cháy rừng. Phương tiện di chuyển, công cụ chữa cháy rừng và hậu cần phục vụ cho các đơn vị tham gia chữa cháy rừng do các đơn vị chủ động và hỗ trợ của địa phương.

d. Khoa học, công nghệ

- Áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình kỹ thuật về quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR; trang thiết bị, phương tiện phòng cháy, chữa cháy rừng; các biện pháp kỹ thuật lâm sinh làm giảm khối lượng vật liệu cháy dưới tán rừng.

- Xây dựng hệ thống thông tin tuần tra bảo vệ rừng cho phép tìm kiếm lô rừng ngoài hiện trường một cách nhanh chóng và chính xác; khoanh vẽ, lập bản đồ và tính toán diện tích khu rừng bị chặt phá, bị tác động tại hiện trường; lưu trữ, chia sẻ và hiển thị trên nền WebGIS bản đồ và các dữ liệu tuần tra bảo vệ rừng.

- Duy trì vận hành hệ thống theo dõi diễn biến rừng (FRMS), giám sát biến động tài nguyên rừng (GIS và viễn thám) nhằm đáp ứng các nhu cầu thông tin ngành lâm nghiệp theo quy định.

- Ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả trong công tác thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, công tác điều hành, chỉ huy chữa cháy rừng, cụ thể:

+ Tại các khu vực trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng, đầu tư lắp đặt trạm quan trắc mặt đất giám sát cháy rừng; hệ thống cảnh báo cháy rừng; hệ thống phát hiện sớm cháy rừng:

Giám sát, phát hiện điểm khói và lửa, kịp thời đưa ra các tín hiệu cảnh báo về khả năng cháy rừng; thông qua hệ thống quản lý nghiệp vụ (quản lý ghi hình camera, phân tích, xử lý dữ liệu từ kết quả của camera) để thu nhận thông tin điểm cháy từ trạm quan trắc, tích hợp cơ sở dữ liệu GIS chiết xuất điểm cháy theo phạm vi huyện, xã, tiểu khu, khoảnh rừng; nhắn tin kết quả điểm cháy tới số điện thoại và hòm thư điện tử của thành viên Ban chỉ đạo PCCCR các cấp; theo dõi điểm cháy trực quan trên bản đồ vệ tinh và bản đồ hiện trạng rừng bằng thiết bị di động, phục vụ xác minh điểm cháy và chỉ huy chữa cháy rừng khi có cháy rừng xảy ra.

Tự động thu nhận số liệu khí tượng từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh qua hòm thư điện tử hoặc lấy cấp dự báo cháy rừng từ biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng; tự động tính toán cấp cảnh báo cháy rừng để biên tập bản tin cảnh báo cháy rừng và khoanh vẽ, tô màu bản đồ cấp cảnh báo cháy rừng; Tự động đưa tin cảnh báo cháy rừng và bản đồ cấp cảnh báo cháy rừng lên cổng thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT.

Ứng dụng công nghệ thông tin, GIS hiện đại, tự động thu nhận và xử lý điểm cháy từ các vệ tinh MODIS (Aqua, Terra), Suomi NNP, NOAA-20…gắn vào hệ thống cơ sở dữ liệu GIS và đưa ra kết quả thông tin điểm cháy tới người dùng/thiết bị đầu cuối (điện thoại di động, tin nhắn SMS, email) để phục vụ công tác PCCCR.

e. Đào tạo, tập huấn, diễn tập

- Tùy theo đối tượng đào tạo (cán bộ quản lý, cán bộ chuyên ngành về PCCCR các cấp; chủ rừng; tổ đội quần chúng bảo vệ rừng và các tình nguyện viên....) để xây dựng nội dung đào tạo phù hợp, cụ thể:

+ Tập huấn, đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, cán bộ chuyên ngành, cán bộ phụ trách về PCCCR từ tỉnh đến cơ sở; chủ rừng, nội dung tập huấn gồm: ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật PCCCR, nghiệp vụ tuyên truyền trong công tác PCCCR và các biện pháp cứu hộ, cứu nạn trong chữa cháy rừng; biện pháp khắc phục hậu quả sau cháy rừng.

+ Tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ cho lực lượng quần chúng bảo vệ rừng cơ sở để nắm được kiến thức cơ bản về PCCCR.

- Tổ chức diễn tập phương án PCCCR theo quy mô cấp huyện và cấp xã tại các khu rừng trọng điểm về cháy rừng với nhiều dạng địa hình, loại vật liệu cháy và các phương tiện, trang thiết bị chữa cháy khác nhau; sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia chữa cháy. Qua đó tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm để tổ chức chữa cháy rừng đạt hiệu quả khi có cháy rừng xảy ra.

- Tham quan, học tập kinh nghiệm về công tác PCCCR ngoài tỉnh.

f. Các dự án ưu tiên

Xây dựng, triển khai các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất, phương tiện và trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy rừng; xây dựng Hệ thống cấp dự báo và bảng tra cấp dự báo cháy rừng; xây dựng hệ thống công trình bảo vệ và PCCCR tại các khu rừng trọng điểm: Đường lâm nghiệp, đường băng cản lửa, hồ nước, hệ thống biển cấm, biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy rừng, làm tường rào bằng lưới B40 chống lấn chiếm rừng và đất lâm nghiệp.

6. Khái toán kinh thực hiện

6.1. Tổng kinh phí

Tổng kinh phí thực hiện đề án tạm tính: 59.471.736.000 đồng (Năm mươi chín tỷ, bốn trăm bẩy mươi mốt triệu, bẩy trăm ba mươi sáu nghìn đồng), trong đó:

- Nguồn chi thường xuyên: 44.926.736.000 đồng;

- Nguồn vốn đầu tư công: 14.545.000.000 đồng.

6.2. Phân kỳ đầu tư

- Giai đoạn 2023 - 2027: 42.564.560.000 đồng (trong đó: Nguồn chi thường xuyên: 31.419.560.000 đồng; nguồn vốn đầu tư công: 11.145.000.000 đồng).

- Giai đoạn 2028-2030: 16.907.176.000 đồng (trong đó: Nguồn chi thường xuyên: 13.507.176.000 đồng; nguồn vốn đầu tư công: 3.400.000.000 đồng).

(Kèm theo phụ biểu Dự toán kinh phí thực hiện chi tiết)

Hàng năm, căn cứ chế độ chính sách và khả năng cân đối của ngân sách địa phương, ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí để thực hiện các nội dung theo tiến độ của Đề án; theo quy định về phân cấp ngân sách của Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định hiện hành.

6.3. Nguồn vốn kinh phí

Nguồn ngân sách nhà nước (nguồn vốn đầu tư công và nguồn chi thường xuyên) và các nguồn vốn hợp pháp khác (nếu có)

7. Tiến độ thực hiện

Từ năm 2023 đến năm 2030; Chia hai giai đoạn:

- Giai đoạn từ năm 2023-2027: Thực hiện các thủ tục xây dựng và trình duyệt Đề án theo quy định hiện hành của Nhà nước và chuẩn bị đầu tư, tổ chức thực hiện nhiệm vụ dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Giai đoạn từ năm 2027 - 2030: Tiếp tục đầu tư, thực hiện các nhiệm vụ theo tiến độ kế hoạch đã được phê duyệt.

8. Hiệu quả đề án

8.1. Hiệu quả chung

Nâng cao hiệu quả điều hành, kiểm tra, giám sát công tác quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR từ tỉnh đến cơ sở, để chủ động bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; Bổ sung các phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật, cơ sở vật chất cho lực lượng kiểm lâm và lực lượng tham gia chữa cháy rừng góp phần đáp ứng yêu cầu về công tác quản lý bảo vệ rừng và PCCCR tại cơ sở; Nâng cao khả năng cảnh báo, dự báo nguy cơ cháy rừng; tổ chức phát hiện sớm và thông báo kịp thời điểm cháy rừng.

8.2. Hiệu quả về kinh tế

Đề án được xây dựng trên cơ sở đảm bảo tính pháp lý, khoa học và phù hợp với thực tiễn của tỉnh. Việc triển khai thực hiện Đề án sẽ nâng cao năng lực PCCCR cho lực lượng chữa cháy chuyên ngành, các cấp, các ngành và các chủ rừng. Tăng cường sự hợp tác, phối hợp giữa các lực lượng, các ngành, địa phương và cộng đồng, nhằm thực hiện có hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR. Phát hiện và chữa cháy kịp thời, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra.

8.3. Hiệu quả về xã hội

Rừng được bảo vệ, góp phần tạo sự ổn định cho dân cư ven rừng, nâng cao nhận thức cho cộng đông dân cư về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định, chế độ của địa phương đối với công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR; tạo công ăn việc làm ổn định cho các hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng và các lực lượng khác có liên quan.

Các cơ quan, đơn vị, địa phương nâng cao được năng lực quản lý, chỉ đạo, điều hành; có cơ hội tiếp cận những thành tựu tiến bộ khoa học, công nghệ trong quản lý bảo vệ rừng và PCCCR; tăng cường sự phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của tỉnh góp phần phát huy nội lực của các thành phần kinh tế trên cơ sở sử dụng tài nguyên rừng hợp lý, bền vững.

8.4. Hiệu quả về môi trường, cảnh quan

Giảm thiểu cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng gây ra nhằm cân bằng hệ sinh thái, tạo nguồn nước, tăng khả năng phòng hộ của rừng. Tạo cảnh quan cho các khu di tích lịch sử văn hóa, đồng thời cải thiện môi trường, điều hòa khí hậu, góp phần quan trọng vào mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.

9. Trách nhiệm thực hiện

- Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn: là cơ quan thường trực tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác PCCCR; phối hợp tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện đề án của các đơn vị, địa phương. Đề xuất, tham mưu trình UBND tỉnh các biện pháp giải quyết những vấn đề vướng mắc, phát sinh phù hợp với điều kiện thực tế và các quy định hiện hành.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính: Hàng năm căn cứ vào Đề án được phê duyệt tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kế hoạch và kinh phí đảm bảo theo tiến độ thực hiện của đề án; kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng nguồn vốn theo quy định của Nhà nước.

- Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh: Chỉ đạo các phòng nghiệp vụ có liên quan, Ban Chỉ huy quân sự các huyện, thành phố phối hợp chặt chẽ với lực lượng kiểm lâm, công an và chính quyền địa phương tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR trên địa bàn; chủ động các phương án hỗ trợ chữa cháy rừng, đồng thời huy động lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy rừng khi có yêu cầu.

- Công an tỉnh: Chỉ đạo các phòng nghiệp vụ có liên quan, công an các huyện, thành phố chủ động phối hợp với lực lượng kiểm lâm, chính quyền địa phương trong công tác quản lý bảo vệ rừng và PCCCR; tổ chức đào tạo tập huấn nghiệp vụ chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng của chủ rừng và các lực lượng có liên quan; đồng thời sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy rừng khi có yêu cầu; phối hợp với lực lượng kiểm lâm, chính quyền địa phương điều tra nguyên nhân, xác định đối tượng gây cháy rừng, phá rừng để xử lý theo quy định của pháp luật.

- Các Sở, Ngành liên quan: Theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức thực hiện đề án.

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể tỉnh chỉ đạo các tổ chức thành viên tích cực tham gia thực hiện đề án với phương châm quản lý, bảo vệ rừng là trách nhiệm của toàn dân để góp phần thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững.

- UBND các huyện, thành phố có rừng: Theo chức năng nhiệm vụ và phạm vi quản lý có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR tại địa phương, tạo mọi điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện đề án có hiệu quả trên địa bàn quản lý; thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của UBND các cấp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR; phối hợp với lực công an, kiểm lâm điều tra nguyên nhân, xác định đối tượng gây cháy rừng, phá rừng để xử lý theo quy định của pháp luật.

- Chi cục Kiểm lâm: Chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Đề án; trực tiếp tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của đề án theo đúng chế độ, chính sách hiện hành. Định kỳ báo cáo tiến độ thực hiện đề án với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, UBND tỉnh và các Bộ, ngành liên quan.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, các ngành, các địa phương phản ảnh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.

 

DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN

ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG VÀ PCCCR TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2023 - 2030
(Kèm theo Quyết định số 378/QĐ-UBND ngày 31/8/2022 của UBND tỉnh Bắc Ninh)

Đơn vị tính: 1.000 đồng

TT

Hạng mục

ĐVT

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Phân theo năm

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Năm 2026

Năm 2027

Giai đoạn 2028-2030

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

 

Tổng mức đầu tư

 

 

 

59.471.736

-

7.135.692

-

7.237.317

-

8.766.317

 

9.801.317

-

9.623.917

-

16.907.176

 

Kinh phí sự nghiệp

 

 

-

44.926.736

 

7.135.692

 

5.427.317

 

8.766.317

 

4.801.317

 

5.288.917

 

13.507.176

I

Chi hoạt động quản lý

 

 

 

9.354.536

 

1.169.317

 

1.169.317

 

1.169.317

 

1.169.317

 

1.169.317

 

3.507.951

1

Chi trực, huy động lực lượng chữa cháy rừng

năm

8

350.000

2.800.000

1

350.000

1

350.000

1

350.000

1

350.000

1

350.000

3

1.050.000

2

Chi nhiên liệu phục vụ công tác PCCCR

lít

1.600

30

48.000

200

6.000

200

6.000

200

6.000

200

6.000

200

6.000

600

18.000

3

Chi khắc phục sự cố do cháy rừng gây ra (trồng lại cây bị chết cháy…)

năm

8

300.000

2.400.000

1

300.000

1

300.000

1

300.000

1

300.000

1

300.000

3

900.000

4

Chi phòng trừ sâu bệnh hại rừng

năm

8

363.125

2.905.000

1

363.125

1

363.125

1

363.125

1

363.125

1

363.125

3

1.089.375

5

Chi phụ cấp lực lượng cộng tác viên kiểm lâm

năm

8

150.192

1.201.536

1

150.192

1

150.192

1

150.192

1

150.192

1

150.192

3

450.576

-

Phụ cấp cộng tác viên KL (28 người; mức phụ cấp là 0,3/tháng/người *1.490.000 đồng/người/tháng*12 tháng *28 người = 150.192.000 đồng/năm)

năm

8

150.192

1.201.536

1

150.192

1

150.192

1

150.192

1

150.192

1

150.192

3

450.576

II

Hội nghị, Tập huấn, tuyên truyền

 

-

 

8.774.000

 

1.313.000

 

998.000

 

1.713.000

 

963.000

 

963.000

 

2.824.000

1

Tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật PCCCR

Lớp

32

40.750

1.304.000

4

163.000

4

163.000

4

163.000

4

163.000

4

163.000

12

489.000

2

Tập huấn kỹ thuật Bản đồ, Viễn thám và GIS cho lưc lượng kiểm lâm

lớp

2

50.000

100.000

1

50.000

 

 

1

50.000

 

 

 

 

 

 

3

Tập huấn sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ cho lực lượng kiểm lâm

lớp

2

35.000

70.000

 

 

1

35.000

 

 

 

 

 

 

1

35.000

4

Tập huấn và cấp chứng nhận nghiệp vụ PCCCR cho lực lượng kiểm lâm, lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng

Lớp

2

300.000

600.000

1

300.000

 

 

1

300.000

 

 

 

 

 

 

6

Ấn phẩm tuyên truyền, mẫu cam kết, tờ rơi

1.000 Tờ

300

5.000

1.500.000

40

200.000

40

200.000

40

200.000

40

200.000

40

200.000

100

500.000

7

Tham quan học tập kinh nghiệm PCCCR ngoài tỉnh

cuộc

1

400.000

400.000

-

-

 

-

1

400.000

 

-

 

-

-

-

8

Biên tập, thu âm (USB) phát thanh tuyên truyền PCCCR tại các xã, thôn

Chiếc

320

1.000

320.000

40

40.000

40

40.000

40

40.000

40

40.000

40

40.000

120

120.000

9

Thông tin dữ liệu khí tượng thủy văn

tháng

48

5.000

240.000

6

30.000

6

30.000

6

30.000

6

30.000

6

30.000

18

90.000

10

Thông tin tuyên truyền, cảnh báo cháy rừng trên đài PT và TH tỉnh

tháng

48

30.000

1.440.000

6

180.000

6

180.000

6

180.000

6

180.000

6

180.000

18

540.000

11

Thông tin tuyên truyền, cảnh báo cháy rừng trên đài PT xã

320

5.000

1.600.000

40

200.000

40

200.000

40

200.000

40

200.000

40

200.000

120

600.000

12

Thông tin tuyên truyền, cảnh báo cháy rừng trên Báo tỉnh, Cổng thông tin điện tử

tháng

48

25.000

1.200.000

6

150.000

6

150.000

6

150.000

6

150.000

6

150.000

18

450.000

III

Duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa công trình BVR, PCCCR

 

 

 

15.420.000

 

2.539.375

 

2.355.000

 

2.015.000

 

2.075.000

 

2.115.000

 

4.320.625

1

Dọn vệ sinh rừng, giảm khối lượng vật liệu cháy trong rừng

ha

697

17.400

12.120.000

118,1

2.054.375

100,0

1.740.000

100

1.740.000

100

1.740.000

100

1.740.000

178

3.105.625

2

Phát dọn thực bì tạo đường ranh cản lửa

km

40

25.000

1.000.000

5

125.000

5

125.000

5

125.000

5

125.000

5

125.000

15

375.000

3

Sửa chữa Bảng tin tuyên truyền bảo vệ rừng, PCCCR

Bảng

15

25.000

375.000

 

 

3

75.000

 

-

 

-

3

75.000

9

225.000

4

Sửa chữa Biển báo bảo vệ rừng, PCCCR

Biển

25

5.000

125.000

 

 

5

25.000

 

 

 

 

5

25.000

15

75.000

5

Chi phụ tùng, bảo dưỡng, sửa chữa máy PCCCR

lần

4

150.000

600.000

1

150.000

 

 

1

150.000

 

 

1

150.000

1

150.000

6

Sửa chữa Bảng cấp dự báo cháy rừng

Bảng

24

15.000

360.000

 

 

12

180.000

 

 

 

 

 

 

12

180.000

7

Duy tu, sửa chữa bể chứa nước phục vụ PCCCR

bể

12

70.000

840.000

3

210.000

3

210.000

 

 

3

210.000

 

 

3

210.000

IV

Mua sắm phương tiện, thiết bị, dụng cụ

 

 

 

7.578.200

 

1.614.000

 

905.000

 

569.000

 

594.000

 

1.041.600

 

2.854.600

1

Bình chữa cháy rừng đeo vai có động cơ

Chiếc

20

29.000

580.000

 

 

5

145.000

 

 

5

145.000

 

 

10

290.000

2

Máy cắt thực bì

Chiếc

4

16.000

64.000

 

 

 

 

 

 

4

64.000

 

 

 

 

3

Máy chữa cháy rừng bằng sức gió

Chiếc

4

40.000

160.000

 

 

 

 

 

 

4

160.000

 

 

 

 

4

Máy bơm điện

bộ

3

150.000

450.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

450.000

5

Giầy bảo hộ chữa cháy rừng

đôi

600

300

180.000

100

30.000

100

30.000

 

 

 

 

100

30.000

300

90.000

6

Bàn dập lửa chuyên dụng chữa cháy rừng

Cái

250

1.500

375.000

 

 

 

 

150

225.000

 

 

 

 

100

150.000

7

Cuốc xẻng đa năng

bộ

650

1.500

975.000

100

150.000

100

150.000

 

 

 

 

150

225.000

300

450.000

8

Đèn pin

cái

800

1.700

1.360.000

 

 

200

340.000

100

170.000

 

 

200

340.000

300

510.000

9

Cào dập lửa chuyên dụng

cái

400

800

320.000

 

 

100

80.000

50

40.000

 

 

100

80.000

150

120.000

10

Dao phát rừng

Cái

700

300

210.000

 

 

200

60.000

100

30.000

 

 

100

30.000

300

90.000

11

Biển cấm lửa rừng

cái

1.500

500

750.000

200

100.000

200

100.000

100

50.000

200

100.000

200

100.000

600

300.000

12

Biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng tự động

biển

3

400.000

1.200.000

3

1.200.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13

Giá để thiết bị, máy móc PCCCR

Cái

7

18.000

126.000

2

36.000

 

 

3

54.000

 

 

2

36.000

 

 

14

Máy định vị GPS

Chiếc

8

15.400

123.200

 

 

 

 

 

 

 

 

4

61.600

4

61.600

15

Máy định vị vệ tinh GNSS

chiết

1

120.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

120.000

16

Bộ đàm

Chiếc

8

8.000

64.000

4

32.000

 

 

 

 

 

 

 

 

4

32.000

17

Thước kẹp kính điện tử

cái

8

10.000

80.000

4

40.000

 

 

 

 

 

 

 

 

4

40.000

18

Thước đo cao đồng hồ

cái

12

3.500

42.000

4

14.000

 

 

 

 

 

 

4

14.000

4

14.000

19

Thước dây sợi thủy tinh 50m

cái

8

3.000

24.000

4

12.000

 

 

 

 

 

 

 

 

4

12.000

20

Máy tính xách tay

Bộ

15

25.000

375.000

 

 

 

 

 

 

5

125.000

5

125.000

5

125.000

V

Ứng dụng khoa học công nghệ

 

2

 

3.800.000

1

500.000

 

 

1

3.300.000

 

 

 

 

 

 

1

Mua sắm, lắp đặt Trạm quan trắc mặt đất giám sát cháy rừng, hệ thống cảnh báo cháy rừng, phát hiện sớm cháy rừng

Trạm

1

3.300.000

3.300.000

 

 

 

 

1

3.300.000

 

 

 

 

 

 

2

Hệ thống cấp dự báo và bảng tra cấp dự báo cháy rừng

CT

1

500.000

500.000

1

500.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B

Vốn đầu tư

 

 

 

14.545.000

 

 

 

1.810.000

 

 

 

5.000.000

 

4.335.000

 

3.400.000

1

Dự án làm đường tuần tra bảo vệ và PCCCR

 

51

85.000

4.335.000

 

 

 

 

 

 

 

 

51

4.335.000

 

 

2

Dự án xây dựng bảng tin, biển báo bảo vệ và PCCCR

CT

1

 

1.810.000

 

 

 

1.810.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng tin tuyên truyền bảo vệ rừng, PCCCR

Bảng

16

77.000

1.232.000

 

 

16,0

1.232.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biển báo bảo vệ rừng, PCCCR

Biển

23

25.130

578.000

 

 

23,0

578.000

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Làm tường rào bằng lưới B40 bảo vệ tại các khu vực rừng tiếp giáp chống lấn chiếm rừng

km

5

700.000

3.400.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4,86

3.400.000

4

Cải tạo hồ chứa nước có sẵn để thành hồ giữ nước phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

hồ

2

2.500.000

5.000.000

 

 

 

 

 

 

2

5.000.000

 

 

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 378/QĐ-UBND ngày 31/08/2022 phê duyệt Đề án "Nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2023-2030"

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.080

DMCA.com Protection Status
IP: 3.12.163.105
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!