ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
3587/QĐ-UBND
|
Quảng Bình,
ngày 23 tháng 9 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ SỬ
DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ GIAI ĐOẠN 2019 - 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 12/6/2015;
Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả ngày 17/6/2010;
Căn cứ Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày
29/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
Căn cứ Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 13/3/2019
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030.
Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số
1071/TTr-SCT ngày 09/9/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành
kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030 trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Công Thương, Tài
chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Khoa học và Công nghệ,
Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giáo dục và Đào
tạo, Thông tin và Truyền thông; Giám đốc Ban Quản lý Khu kinh tế, Chủ tịch UBND
các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc Đài phát thanh truyền hình Quảng Bình, Tổng
Biên tập Báo Quảng Bình, Giám đốc Công ty Điện lực Quảng Bình, Giám đốc Công ty
Cổ phần Môi trường và Phát triển đô thị Quảng Bình và Thủ trưởng các cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Công Thương (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQ Việt Nam tỉnh;
- VPUB: LĐVP, TTTHCB;
- Lưu: VT, CVCN.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Xuân Quang
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT
KIỆM VÀ HIỆU QUẢ GIAI ĐOẠN 2019 - 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3587/QĐ-UBND
ngày 23 / 9 /2019 của
UBND tỉnh)
I. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ SỬ DỤNG
NĂNG LƯỢNG VÀ THỰC HIỆN SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Khái quát tình hình về
sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh
Ngày 23/5/2016, UBND tỉnh ban hành Quyết định số
1518/QĐ-UBND về Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn
tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016-2020, theo đó đã đề ra các mục tiêu, nội dung,
nhiệm vụ, giải pháp cơ bản để thực hiện Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả trên đia bàn tỉnh làm cơ sở để các sở, ban, ngành, địa phương, đơn
vị liên quan triển khai thực hiện.
Giai đoạn 2016-2018, việc sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả đã được các cấp chính quyền, các cơ quan, đơn vị và toàn thể
người dân trên địa bàn quan tâm thực hiện; Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả năm 2010 và các văn bản pháp luật liên quan từng bước đi vào đời sống
nhân dân; công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cho cộng đồng được
tăng cường rõ rệt thông qua báo, đài, bản tin, phóng sự, các chương trình, hoạt
động hàng năm như Chiến dịch giờ trái đất, Gia đình tiết kiệm điện, Hội thi tiết
kiệm năng lượng trong trường học, hưởng ứng Ngày môi trường thế giới...
Bước đầu kết quả được thể hiện rõ ở một số nội
dung như: Các cơ quan sử dụng ngân sách nhà nước đều có quy chế thực hiện văn
hóa công sở, quản lý, sử dụng điện, mua sắm trang thiết bị tại cơ quan đảm bảo
tiết kiệm hiệu quả; công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở sử dụng năng lượng
trọng điểm được tăng cường từ rà soát, lập danh sách đến việc kiểm tra, hướng dẫn
các cơ sở thực hiện Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (có 07 cơ sở);
các đơn vị hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp trọng điểm như sản xuất xi
măng (Công ty Cổ phần Xi măng Sông Gianh, Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Việt
Nam - Nhà máy xi măng Văn Hóa, Nhà máy Xi măng Vạn Ninh...), gốm sử, khai thác
khoáng sản... được hướng dẫn thực hiện định mức tiêu hao năng lượng trên đơn vị
sản phẩm theo quy định; hàng năm, hệ thống điện được đầu tư đồng bộ, đảm bảo
yêu cầu kỹ thuật để cấp điện an toàn ổn định cho người dân trên địa bàn và giảm
tổn thất lưới điện thông qua các dự án sửa chữa lớn, KFW, đầu tư cơ bản...của
ngành điện, dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia; mời gọi, thu hút hiệu
quả các dự án năng lượng tái tạo có quy mô lớn như Dự án Trang trại điện gió
B&T (252MW), Dự án Điện gió Hà Đô Lệ Thủy (50MW), Dự án Điện gió Tân Hoàn Cầu
– Minh Hóa (300MW); Nhà máy Điện mặt trời Dohwa Lệ Thủy (49,5MWp), Nhà máy Điện
mặt trời Sơn Hải (50MWp); các dự án điện từ chất thải rắn, điện sinh khối cũng
được quan tâm (Dự án của Công ty TNHH Phát triển dự án Việt Nam có công suất
5,4MW (giai đoạn 1 2,2MW) đã đi vào chạy thử); từng bước áp dụng quy chuẩn quốc
gia về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong
quá trình xây dựng, cải tạo đối với các tòa nhà, công trình có quy mô lớn; đầu
tư sử dụng thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao, ứng dụng các hệ thống thiết bị điều
khiển tự động đảm bảo chiếu sáng hợp lý trong chiếu sáng công cộng; khuyến
khích việc sử dụng xăng sinh học E5 cho phương tiện giao thông vận tải; thắt chặt
quản lý theo quy hoạch khai thác sử dụng khoáng sản, tài nguyên môi trường để bảo
vệ nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường, hạn chế biến đổi khí hậu...
2. Một số khó khăn, vướng
mắc
Mặc dù Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả ra đời đã hơn 7 năm, nhưng trong thực tiễn vẫn gặp nhiều khó khăn, tồn tại
như: Nhận thức của người dân, doanh nghiệp trong việc sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả chưa cao; việc đầu tư cải tạo, nâng cấp các thiết bị dây chuyền
công nghệ trong các ngành công nghiệp đòi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư lớn là
rào cản cho việc cải tiến công nghệ, áp dụng khoa học kỹ thuật; nguồn lực tài
chính đầu tư cho tiết kiệm năng lượng còn hạn chế; việc sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả trong các công trình có vốn ngân sách gặp trở ngại về định mức,
đơn giá, suất đầu tư; việc triển khai thực hiện quy định về xử phạt hành chính
trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả chưa quyết liệt; số lượng
nhân sự phụ trách về quản lý năng lượng thuộc các sở, ban, ngành, địa phương và
các đơn vị còn hạn chế...
II. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
ngày 17/6/2010;
Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29/3/2011 của
Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả;
Thông tư số 09/2012/TT-BCT ngày 20/4/2012 của Bộ
Công Thương quy định về việc lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, thực hiện kiểm toán năng lượng;
Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của
Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 27/11/2015 của Thủ tướng
Chính phủ về việc tăng cường kiểm soát dự án đầu tư sử dụng nhiều năng lượng,
tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường;
Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 07/8/2017 của Thủ tướng
Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện;
Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030.
III. MỤC TIÊU CHUNG
1. Góp phần thực hiện mục tiêu
chung của Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
giai đoạn 2019 - 2030
Huy động mọi nguồn lực trên
địa bàn tỉnh thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
thông qua việc triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp quản lý nhà nước, hỗ
trợ kỹ thuật, nghiên cứu khoa học công nghệ và phát triển sản phẩm, chuyển đổi
thị trường, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tranh thủ kinh nghiệm và sự hỗ
trợ của cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Hình thành thói quen sử dụng nãng
lýợng tiết kiệm và hiệu quả trong mọi hoạt ðộng của xã hội; giảm cường độ năng
lượng trong các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế; tiết kiệm năng lượng trở thành hoạt
động thường xuyên đối với các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm và các ngành
kinh tế trọng điểm tiêu thụ nhiều năng lượng; hướng tới mục tiêu tăng trưởng
xanh và phát triển bền vững.
2. Góp phần thực hiện các
mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và ứng
phó với biến đổi khí hậu của địa phương
Nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân về sử
dụng năng lượng; hình thành thói quen sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
trong mọi hoạt động của xã hội, góp phần bảo vệ môi trường, giảm tối đa mức độ
ô nhiễm, tăng cường bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Giảm cường độ năng lượng trong các ngành nghề,
lĩnh vực kinh tế; tiết kiệm năng lượng trở thành hoạt động thường xuyên đối với
các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm và các ngành kinh tế trọng điểm tiêu thụ
nhiều năng lượng trên địa bàn tỉnh; hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và phát
triển bền vững.
Tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, ưu tiên
khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo để phát triển xã hội bền
vững.
Triển khai có hiệu quả Quyết định số 2068/QĐ-TTg
ngày 25/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển
năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
IV. MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Căn cứ đặc điểm, tình hình kinh tế, xã hội,
môi trường của tỉnh, các mục tiêu, chỉ tiêu góp phần thực hiện các mục tiêu cụ
thể của Chương trình quốc gia về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai
đoạn 2019 - 2030 trên địa bàn tỉnh cụ thể như sau:
STT
|
Mục tiêu
|
Chỉ tiêu đến 2025
|
Chỉ tiêu đến 2030
|
Chương trình
quốc gia
|
Chỉ tiêu của địa phương
|
Chương trình
quốc gia
|
Chỉ tiêu của địa phương
|
1
|
Giảm tổng tiêu thụ năng
lượng thương mại toàn quốc (so với bản phát triển thông thường)
|
5 -7%
|
6%
|
8 -10%
|
9%
|
2
|
Giảm mức tiêu hao năng lượng bình quân của các
cơ sở công nghiệp trên địa bàn (nếu có) so với giai đoạn 2015 - 2018
|
|
|
|
|
|
- Các cơ sở sản xuất thép
|
3 -10 %
|
-
|
5- 16,5%
|
|
- Các cơ sở sản xuất hóa chất
|
7 %
|
7 %
|
10%
|
10%
|
- Các cơ sở sản xuất nhựa
|
18- 22,46%
|
-
|
21,55-4,81%
|
-
|
- Các cơ sở xi măng
|
7,5 %
|
7,5 %
|
10,89%
|
10,89%
|
- Dệt may
|
5 %
|
5 %
|
6,8%
|
6,8%
|
- Rượu, Bia NGK
|
3-6,88 %
|
6%
|
4,6-8,44%
|
6%
|
- Giấy; sản xuất, chế biến gỗ
|
8-15,8 %
|
13%
|
9,9-18,48%
|
14%
|
3
|
Doanh nghiệp vận tải trọng điểm xây
dựng và thực hiện Chương trình phổ biến kỹ năng tiết kiệm năng lượng
|
100%
|
100%
|
|
|
Giảm lượng tiêu thụ xăng
dầu trong giao thông vận tải so với dự báo nhu cầu
|
|
|
5%
|
5%
|
4
|
Phổ biến, thúc đẩy sử dụng năng lượng TKHQ tại các Khu kinh tế,
Khu công nghiệp
|
70%
|
70%
|
90%
|
90%
|
Phổ biến, thúc đẩy Sử dụng năng
lượng TKHQ tại các cụm công nghiệp
|
50%
|
50%
|
70%
|
70%
|
5
|
Cơ sở tiêu thụ năng lượng trọng điểm áp dụng hệ
thống quản lý năng lượng
|
100%
|
100%
|
|
|
6
|
Các công trình xây dựng
thuộc phạm vi áp dụng của quy chuẩn kỹ thuật về sử dụng năng lượng TKHQ cho công trình xây dựng tuân thủ với tiêu chuẩn
|
100%
|
100%
|
|
|
7
|
Tăng số lượng công trình
xây dựng được chứng nhận công trình xanh, sử dụng năng lượng TKHQ
|
80 công trình
|
01 công trình
|
150 công trình
|
03 công trình
|
8
|
Số lượng chuyên gia quản lý và kiểm toán năng
lượng được đào tạo
|
3000 người
|
05 người
|
5000 người
|
20 người
|
9
|
Tỉnh, thành phố trực thuộc TW xây dựng và phê
duyệt kế hoạch sử dụng năng lượng TKHQ địa phương
|
90%
|
|
100%
|
|
10
|
Mạng lưới các đơn vị tiết kiệm năng lượng và sản
xuất sạch hơn tại các tỉnh, thành
|
50 đơn vị
|
05 đơn vị
|
|
|
V. NỘI DUNG
KẾ HOẠCH
1. Nâng cao vai trò quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả
Hàng năm, xây dựng
kế hoạch chi tiết, báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc
gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030 trên địa
bàn tỉnh tại các cơ quan, địa phương, đơn vị.
Tham mưu các cơ
chế, chính sách khuyến khích việc nghiên cứu, sản xuất và sử dụng sản
phẩm tiết kiệm năng lượng; tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực
quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho cán bộ
các sở, ngành, địa phương, đơn vị.
Triển khai, hướng
dẫn thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả; từng bước xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, ban hành các quy định,
hướng dẫn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh.
Tăng cường công
tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; khen thưởng đối với cơ sở triển khai, thực hiện tốt; xử lý nghiêm
các vi phạm trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, sử dụng điện
theo Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013 của Chính phủ.
2. Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cộng đồng về sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả
Xây dựng, triển
khai thực hiện kế hoạch, chương trình truyền thông về sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả thông qua các hình thức khác nhau (thực hiện các phóng sự, tờ
rơi, pano áp phích, cung cấp thông tin, giải pháp tiết kiệm năng lượng, giới
thiệu sản phẩm, thiết bị tiết kiệm năng lượng, tổ chức các phong trào tiết kiệm
năng lượng … ) nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm về tiết kiệm năng lượng của
cộng đồng, doanh nghiệp và xã hội.
Lồng ghép có hiệu
quả công tác tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các
chương trình, đề án, hội thảo và nhiệm vụ chuyên môn có liên quan của các sở,
ban, ngành, địa phương.
3. Phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, tạo nền móng cho
tăng trưởng xanh và sự phát triển bền vững
Điều tra, xây
dựng cơ sở dữ liệu về năng lượng tái tạo trên địa bàn; phối hợp, chia sẻ kinh
nghiệm về thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giữa các cơ quan,
đơn vị, địa phương.
Khuyến khích, ưu
tiên đầu tư các dự án năng lượng tái tạo như: năng lượng mặt trời, năng lượng
gió, khí sinh học, năng lượng sinh khối, năng lượng từ chất thải rắn....
Phát triển, mở rộng
việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng sinh khối, khí sinh học, năng
lượng mặt trời, năng lượng gió…) tạo nguồn năng lượng cho nhu cầu sản xuất và đời
sống nhân dân.
4. Sử dụng công nghệ, trang thiết bị hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng
Phổ biến, hình
thành và phát triển thị trường chuyển giao công nghệ tiết kiệm năng lượng; quảng
bá, phân phối sản phẩm tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường.
Tổ chức hội thảo,
hội chợ trưng bày, giới thiệu các sản phẩm tiết kiệm năng lượng nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tiếp cận các sản phẩm sử
dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
Kiểm tra, giám
sát việc thực hiện dán nhãn năng lượng và áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối
thiểu của các phương tiện, thiết bị trên địa bàn thuộc danh mục theo lộ trình
quy định tại Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg ngày 09/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Hỗ trợ kiểm tra
việc sử dụng năng lượng, xây dựng mô hình quản lý năng lượng để nâng cao hiệu
quả sử dụng năng lượng, nhằm từng bước loại bỏ các trang thiết bị hiệu suất thấp.
5. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp
Hỗ trợ, hướng dẫn
các cơ sở áp dụng biện pháp kỹ thuật, kiến trúc nhà xưởng nhằm sử dụng tối đa hiệu quả hệ thống chiếu
sáng, thông gió, làm mát; khuyến khích các cơ sở sản xuất tiêu thụ
nhiều điện năng bố trí sản xuất kinh doanh vào giờ thấp điểm, hạn chế tối đa sử
dụng điện vào các giờ cao điểm.
Xây dựng mô
hình quản lý sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý năng lượng ở các cơ
sở sản xuất.
Hỗ trợ
các cơ sở thực hiện kiểm toán năng lượng; xây dựng, áp dụng định mức
tiêu hao năng lượng trên một đơn vị sản phẩm; khảo sát, đánh giá nhằm tiết kiệm
năng lượng, tối ưu hóa khả năng sản xuất; hỗ trợ nâng cấp, cải tiến, hợp lý hóa
công nghệ sử dụng năng lượng cho các cơ sở tại các khu công nghiệp, cụm
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống,...
Hỗ trợ ứng dụng
các thiết bị hiệu suất cao, sử dụng nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo nhằm
nâng cao hiệu suất, giảm thiểu tiêu hao năng lượng cho các doanh nghiệp tiêu thụ
năng lượng lớn; từng bước loại bỏ công nghệ lạc hậu, hiệu suất sử dụng năng lượng
thấp.
Tổ chức hội thảo/tập huấn và khuyến khích áp dụng sản xuất sạch hơn
trong các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm thúc đẩy đổi mới
trang thiết bị, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường.
Tăng cường tuyên truyền, khuyến khích các doanh nghiệp có lượng điện
tiêu thụ hằng năm từ 3 triệu kWh trở lên và các cơ sở sử dụng năng lượng trọng
điểm áp dụng các giải pháp tư vấn, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (kiểm
toán năng lượng, quản lý năng lượng, ESCO, điều chỉnh phụ tải điện, sử dụng sản
phẩm, thiết bị điện có hiệu suất cao, dán nhãn năng lượng…).
6. Sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp
Tăng cường sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, áp dụng
các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong quy hoạch, kế hoạch, tổ chức sản
xuất nông nghiệp.
Xây dựng quy hoạch
hệ thống thủy lợi hợp lý, tối ưu hóa hệ thống hồ chứa, kênh mương, tận dụng
dòng chảy tự nhiên; vận hành, khai thác hợp lý công suất tổ máy trong các
trạm bơm tưới tiêu của hệ thống thủy lợi.
Hỗ trợ các tổ chức,
hộ gia đình sản xuất, chế biến nông sản, chăn nuôi tập trung xây dựng hầm
biogas cung cấp năng lượng cho sinh hoạt, bảo vệ môi trường; tư vấn, khuyến
khích cải tiến thiết bị sản xuất, gia công, chế biến, bảo quản sản phẩm nông,
lâm, thủy, hải sản.
Khuyến khích sản
xuất, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo tại chỗ cho mục đích năng lượng.
7. Tiết kiệm điện trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ
Tuyên truyền,
nâng cao nhận thức tiết kiệm năng lượng cho các cơ sở kinh doanh, dịch vụ,
khách sạn, nhà hàng…
Thực hiện sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động chiếu sáng, quản lý phương tiện, thiết bị và các hoạt
động khác của các nhà hàng, khách sạn,... Hạn chế sử dụng thiết bị công suất lớn,
tiêu thụ nhiều điện năng vào giờ cao điểm trong chiếu sáng, trang
trí, quảng cáo.
Hướng dẫn kiểm
soát, duy tu, bảo dưỡng phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng để giảm tổn
thất năng lượng trong hoạt động dịch vụ.
8. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động giao thông
vận tải
Tuyên truyền và
thực hiện các biện pháp tiết kiệm nhiên liệu trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng
phương tiện giao thông vận tải và hoạt
động kinh doanh vận tải của các tổ chức, cá nhân.
Tìm hiểu các
phương tiện giao thông trên thế giới, trong nước để khuyến cáo các đơn vị kinh
doanh vận tải sử dụng các loại phương tiện tiết kiệm năng lượng, sử dụng nhiên
liệu sạch như: khí gas, năng lượng mặt trời, năng lượng điện, ... thay thế dần
các loại phương tiện chạy xăng dầu.
Thực hiện các giải
pháp tiết kiệm năng lượng trong công tác quy hoạch, lập dự án, thiết kế và thi
công công trình giao thông.
Hướng dẫn thực hiện
các quy định về định mức tiêu thụ năng lượng đối với các tổ chức, cá nhân nhập
khẩu thiết bị, phương tiện vận tải; loại bỏ phương tiện vận tải quá thời hạn sử
dụng, không đạt mức hiệu suất năng lượng tối thiểu.
Đẩy mạnh việc ứng
dụng công nghệ, thiết bị thông minh, tích hợp trong quản lý, vận hành các hệ thống
giao thông vận tải; mở rộng ứng dụng nhiên liệu thay thế xăng dầu. Nghiên cứu
áp dụng năng lượng mặt trời trong phát triển các hệ thống tín hiệu giao thông.
9. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động tài nguyên
và môi trường
Tổ chức thực hiện
các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động tài
nguyên và môi trường; hỗ trợ tuyên truyền, phổ biến cho các doanh nghiệp hoạt động
tài nguyên và môi trường về sử dụng tiết kiệm năng lượng và hiệu quả, bảo vệ
môi trường. Từng bước nâng cao hiệu quả xử lý chất thải cho mục đích năng lượng.
10. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các cơ quan, đơn vị
sử dụng ngân sách nhà nước
Tất cả các
tòa nhà, công sở xây dựng mới phải thiết kế tận dụng tối đa ánh sáng,
thông gió tự nhiên; sử dụng các trang thiết bị thuộc danh mục thiết bị tiết kiệm
năng lượng hiện hành…
Hàng năm, các cơ quan,
đơn vị xây dựng kế hoạch, quy chế, biện pháp thực hiện tiết kiệm năng lượng, tiết
kiệm điện…
Kiểm tra, giám
sát việc áp dụng định mức sử dụng năng lượng và việc thực hiện mua sắm các
trang thiết bị yêu cầu dán nhãn năng lượng theo quy định.
Khuyến khích các
cơ quan, đơn vị khai thác, sử dụng năng lượng tái tạo như: lắp đặt điện mặt trời
áp mái, đèn năng lượng mặt trời...
11. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực xây dựng
Tăng cường kiểm
soát việc thẩm tra, thiết kế các công trình xây dựng đảm bảo sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả đối với các dự án xây mới, cải tạo cơ sở hạ tầng, công
trình xây dựng có sử dụng vốn nhà nước phải thực hiện các quy định về Luật Sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong tất cả các giai đoạn thực hiện dự án.
Tăng cường phổ biến,
hướng dẫn, áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia “QCVN 09:2017/BXD - các công
trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả” (ban hành kèm theo Thông tư số
15/2017/TT-BXD ngày 28/12/2017 của Bộ Xây dựng) trong quá trình xây dựng mới và
cải tạo lại đối với các tòa nhà có quy mô lớn.
Triển khai áp dụng
các giải pháp, công nghệ, thiết bị, vật liệu tiết kiệm năng lượng khi lập dự
án, thiết kế, thi công, sửa chữa các toàn nhà nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
năng lượng.
Nâng cao năng lực
cho cán bộ quản lý, tư vấn thiết kế, giám sát, thẩm định... trong lĩnh vực xây
dựng để áp dụng các công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
trong việc lập quy hoạch, thiết kế, thẩm định công trình đồng thời phù hợp
với quy chuẩn xây dựng và các quy định của pháp luật.
Trong thẩm định
và phê duyệt hệ thống hạ tầng kỹ thuật của các khu đô thị, khu hạ tầng kỹ thuật,
khu thương mại đầu tư xây dựng mới: Yêu cầu các chủ đầu tư sử dụng đèn LED và hệ
thống trung tâm điều khiển trong xây dựng hệ thống chiếu sáng.
12. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong chiếu sáng công cộng
Xây dựng kế hoạch,
giải pháp tiết kiệm điện và bố trí nguồn vốn để nâng
cấp, thay thế hệ
thống chiếu sáng đô thị; đầu tư sử dụng thiết bị chiếu sáng tiết kiệm năng lượng
và hiệu suất cao, xây dựng hệ thống trung tâm điều khiển cho toàn bộ hệ thống
chiếu sáng trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là thành phố Đồng Hới và các tuyến đường
du lịch trọng điểm.
Áp dụng các tiêu
chuẩn về chiếu sáng hiện hành; ứng dụng các hệ thống thiết bị điều khiển tự động
đóng cắt đảm bảo chiếu sáng hợp lý theo thời gian ban đêm cho các hệ thống chiếu
sáng công cộng.
Khuyến khích sử dụng
các loại bóng đèn tiết kiệm năng lượng, đèn năng lượng mặt trời để lắp đặt chiếu
sáng làng quê, thắp sáng các tuyến đường, ngõ xóm trong xây dựng nông thôn mới.
13. Thực hiện các biện pháp giảm tổn thất điện năng trong điều hành
cung ứng điện
Tranh thủ các nguồn
vốn, xây dựng kế hoạch cải tạo, nâng cấp, phát triển mới lưới điện trung thế,
hạ thế phù hợp quy hoạch và thực tiễn nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định, an
toàn, giảm tổn thất điện năng trong truyền tải và phân phối điện.
Áp dụng đồng bộ
các giải pháp trong quản lý kinh doanh, kỹ thuật, vận hành hệ thống điện để giảm
tổn thất lưới điện.
Tuyên truyền, vận
động người dân, doanh nghiệp sử dụng điện tiết kiệm; hướng dẫn khách hàng sử dụng
điện theo biểu đồ phụ tải tối ưu để hệ thống điện vận hành đạt hiệu quả.
14. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong gia đình
Tăng cường thực
hiện các chương trình tuyên truyền, vận động người dân sử dụng các sản phẩm đèn
chiếu sáng tiết kiệm năng lượng (đèn LED, đèn huỳnh quang T8, T5, ...), đèn LED
chiếu sáng năng lượng mặt trời, bình nước nóng năng lượng mặt trời, điện mặt trời
dùng cho hộ gia đình, sử dụng năng lượng sinh khối biomass/biogas phục vụ sinh
hoạt, lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái nối lưới…
Phối hợp, tổ chức
các hoạt động về tiết kiệm năng lượng nhằm tạo phong trào hưởng ứng mạnh mẽ việc
sử dụng các thiết bị gia dụng hiệu suất năng lượng cao, các sản phẩm dán nhãn
năng lượng trong gia đình, hạn chế sử dụng các thiết bị điện công suất lớn vào
giờ cao điểm.
VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Trên cơ sở nội
dung của Kế hoạch, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao, các sở, ban, ngành,
địa phương và các đơn vị liên quan cụ thể hóa kế hoạch hàng năm của đơn vị mình
và xây dựng dự toán kinh phí thực hiện kế hoạch theo quy định.
Khi nội dung công
việc nằm trong các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu, các
chương trình, đề án, dự án khác thì kinh phí thực hiện Kế hoạch nằm trong các
chương trình, đề án, dự án đó.
Các doanh nghiệp/cơ
sở sử dụng năng lượng trọng điểm xây dựng kế hoạch, bố trí nguồn kinh phí để
triển khai thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với
các phương tiện, thiết bị tiêu hao năng lượng do đơn vị mình quản lý.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Công Thương
Là cơ quan thường
trực, giúp UBND tỉnh theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình quốc
gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030 của các sở,
ban, ngành, địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh:
Chủ trì, phối hợp
với các sở, ngành, đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh tổ chức thực hiện Kế
hoạch; chủ trì giám sát, đôn đốc, kiểm tra hoạt động triển khai, kết quả của
từng cơ quan, đơn vị; tổng hợp, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch
hàng năm, đột xuất theo yêu cầu của UBND tỉnh, Bộ Công Thương,...; theo dõi, rà
soát cơ chế, chính sách, đề xuất UBND tỉnh ban hành cho phù hợp điều kiện thực
tế từng giai đoạn và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trên địa bàn tỉnh.
Chủ trì, phối hợp
với các Sở Xây dựng, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Ban Quản lý Khu kinh tế, Công ty Điện lực Quảng Bình và các địa phương rà soát,
lập danh sách các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm hàng năm. Kiểm tra, hướng
dẫn các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm thực hiện các quy định Luật Sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các văn bản pháp luật liên quan.
Chủ trì, phối hợp
với các sở, ban, ngành địa phương liên quan kiểm tra, hướng dẫn tình hình thực
hiện định mức tiêu hao năng lượng trong một số ngành công nghiệp trọng điểm đảm
bảo các quy định do Bộ Công Thương ban hành.
Kiểm tra, hướng dẫn
và xử lý kịp thời vi phạm quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
theo thẩm quyền.
2. Sở Tài chính hàng năm căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách, chủ trì phối hợp với Sở
Công Thương và các đơn vị liên quan, tham mưu bố trí nguồn kinh phí thực hiện Kế
hoạch.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp
các Sở: Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng, Giao thông Vận tải và các
cơ quan liên quan giám sát, kiểm tra việc thưc hiện Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày
27/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường kiểm soát dự án đầu tư sử
dụng nhiều năng lượng, tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường.
Phối hợp các sở
quản lý chuyên ngành, hướng dẫn và tổ chức thẩm định các dự án đầu tư liên quan
trên địa bàn theo quy định của Luật đầu tư, các quy định của pháp luật về sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các quy định hiện hành khác (trừ các dự án
thuộc thẩm quyền của Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh).
Chỉ đạo Trung tâm Tư vấn,
Xúc tiến đầu tư chủ trì, phối
hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc xúc tiến, kêu gọi, thu hút đầu tư các dự án đầu tư liên quan đến sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả, năng lượng tái tạo trên địa bàn.
4. Sở Xây dựng
Chủ trì, phối
hợp với các sở, ngành, địa phương, các tổ chức liên quan áp dụng đồng bộ
các biện pháp quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện quy định về sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động xây dựng, chiếu sáng công cộng;
hướng dẫn các chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế, thi công thực hiện các
quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với công trình đang
thi công, cải tạo; kiểm tra, xử lý kịp thời các vi phạm theo quy định pháp luật.
Rà soát đảm bảo
quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng của địa phương tuân thủ các quy định về
quy mô công suất, yêu cầu môi trường, tiêu hao năng lượng, công nghệ và thiết bị
sản xuất vật liệu xây dựng được quy định tại Quyết định số 1469/QĐ-TTg ngày 22/8/2014
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng
Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
5. Sở Giao thông Vận tải
Chủ trì, phối hợp
với các sở, ngành, tổ chức liên quan thực hiện việc tiết kiệm năng lượng trong
hoạt động giao thông vận tải; áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong
quy hoạch, phát triển hệ thống giao thông vận tải tại địa phương.
Phối hợp với Sở Công
Thương và các địa phương quản lý việc sử dụng năng lượng của các cơ sở sử dụng
năng lượng trọng điểm thuộc lĩnh vực giao thông vận tải và các doanh nghiệp vận
tải có quy mô lớn trên địa bàn.
6. Sở Khoa học và Công nghệ
Chủ trì, phối
hợp với các sở, ngành, địa phương xây dựng các đề tài, dự án có nội dung
nghiên cứu khoa học công nghệ nhằm thúc đẩy các hoạt động sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả; tổ chức nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa
học trong lĩnh vực sử dụng năng lượng; lồng ghép vào các chương trình
khoa học công nghệ, giới thiệu, tuyên truyền các mô hình, sáng kiến, cải tiến kỹ
thuật nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Chủ trì theo dõi,
kiểm tra việc thực hiện Quyết định số 24/2018/QĐ-TTg ngày 18/5/2018 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành Danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng
phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới.
7. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp triển khai thực hiện việc sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường; hỗ trợ tuyên truyền, phổ biến
cho các doanh nghiệp hoạt động tài nguyên và môi trường về sử dụng tiết kiệm
năng lượng và hiệu quả. Tham mưu cơ chế chính sách cho hoạt động xử lý chất thải
cho mục đích năng lượng.
8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa
phương tăng cường quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp; điều tra, đánh giá để sử
dụng hiệu quả nguồn năng lượng sinh khối; áp dụng và phát triển việc sử dụng
khí sinh học, hầm Biogas tại các hộ gia đình, khu chăn nuôi tập trung, các cơ sở
chăn nuôi, chế biến...
9. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức triển
khai các hoạt động ngoại khóa, phổ biến kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, viên chức, người lao
động và học sinh các cấp trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
10. Ban Quản lý Khu kinh tế chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện Kế
hoạch thực hiện Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các
doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất kinh doanh trong Khu kinh tế, Khu công nghiệp;
đánh giá việc triển khai ứng dụng các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả đối với các khu công nghiệp thuộc phạm vi quản lý.
11. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng
Bình, Báo Quảng Bình chủ trì, tổ chức thực hiện thông tin, truyền thông về sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả; phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương xây dựng các
chuyên đề, phóng sự, giới thiệu các biện pháp, mô hình sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan truyền thông, báo
chí địa phương tuyên truyền, vận động và quảng bá các sản phẩm, giải pháp sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
12. Sở Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tổ chức thực hiện
việc tiết kiệm năng lượng tại các cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch và nhà hàng,
khách sạn trên địa bàn; khuyến khích thực hiện các mô hình dịch vụ du lịch
“xanh” trong mô hình cơ sở lưu trú, khách sạn.
13. UBND các huyện, thành phố, thị xã
Căn cứ chức năng,
nhiệm vụ, tình hình thực tế xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch thực
hiện Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của địa phương giai
đoạn 2019 - 2030.
Tăng cường công
tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả tới các cơ sở sản xuất, dịch vụ và hộ gia đình trên địa
bàn quản lý; phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị liên quan triển khai có hiệu
quả nội dung Kế hoạch; khuyến khích ứng dụng các mô hình sử dụng năng lượng tái
tạo, đặc biệt nâng cao tỷ lệ sử dụng chất thải trong chăn
nuôi, phế thải trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp,... cho mục
đích năng lượng theo địa bàn quản lư; phối hợp với các ngành liên quan kiểm
tra, xử lư đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo đúng quy định.
Phân công cán bộ,
bố trí kinh phí của địa phương để thực hiện Kế hoạch; định kỳ hàng năm báo cáo
UBND tỉnh tình hình triển khai Kế hoạch (qua Sở Công Thương tổng hợp).
14. Công ty Điện lực Quảng Bình
Xây dựng kế hoạch
cung ứng điện hàng năm hợp lý nhằm cung cấp điện an toàn, ổn định, đáp ứng nhu
cầu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của người dân trên địa bàn tỉnh; xây dựng mới,
cải tạo hệ thống lưới điện và các biện pháp khác nhằm giảm tổn thất điện năng;
tuyên truyền, vận động, hướng dẫn khách hàng sử dụng các thiết bị điện tiết kiệm
điện; phối hợp tổ chức các hoạt động hưởng ứng tiết kiệm điện hàng
năm như Giờ trái đất, Gia đình tiết kiệm điện...
Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra, rà
soát, bổ sung xây dựng mới hệ thống điện nhằm cung cấp điện cho các vùng tập
trung đông dân cư, vùng sâu, vùng xa (trong đó có các mô hình sản xuất) do nguồn
điện sử dụng chưa đáp ứng, đang còn yếu; sửa chữa, nâng cấp hệ thống lưới điện
không đảm bảo kỹ thuật.
15. Công ty Cổ phần Môi trường và Phát triển đô thị Quảng Bình phối hợp với Sở Xây dựng, Công ty Điện lực Quảng
Bình và các đơn vị liên quan triển khai các giải pháp về sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả trong chiếu sáng công cộng được nêu tại Kế hoạch.
16. Các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm
Thực hiện nghiêm
túc các quy định tại Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; báo cáo định
kỳ tình hình triển khai thực hiện việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
với cấp trên quản lý, Sở Công Thương.
Xây dựng, bố trí
kinh phí và thực hiện kế hoạch hàng năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả phù hợp với kế hoạch sản xuất, kinh doanh.
Xây dựng kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, người lao động trong đơn vị về
sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Hợp tác, chia sẽ
kinh nghiệm về lập kế hoạch và thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả giữa các đơn vị.
Hàng năm, phải thực
hiện các giải pháp tiết kiệm điện để tiết kiệm ít nhất bằng 01% điện năng tiêu
thụ trên một đơn vị sản phẩm so với năm trước đó.
17. Đề nghị UBMTTQ Việt Nam tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp
tỉnh
Hướng dẫn, chỉ đạo
các tổ chức thành viên và tổ chức cấp dưới phối hợp với các sở, ban,
ngành, địa phương, đơn vị tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên tham gia
thực hiện có hiệu quả nội dung Kế hoạch này.
Trong quá trình
triển khai, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc có vấn đề phát sinh, các sở, ban,
ngành, đơn vị và UBND huyện, thành phố, thị xã đề xuất UBND tỉnh (qua
Sở Công Thương) để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.