ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3489/QĐ-UBND
|
Đồng Nai, ngày 29 tháng 12 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN DU LỊCH SINH THÁI, NGHỈ DƯỠNG, GIẢI
TRÍ CỦA KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN - VĂN HÓA ĐỒNG NAI, GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11
năm 2019;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 06
năm 2001;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11
năm 2008;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật di sản Văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm
2013;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm
2014;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm
2017;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm
2017;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường ngày 17 tháng
11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16
tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Lâm nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 1527/QĐ-UBND ngày 10
tháng 5 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt Phương án
quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021 - 2030 của Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn
hóa Đồng Nai;
Căn cứ Quyết định số 1629/QĐ-UBND ngày 24
tháng 6 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc điều chỉnh, bổ sung
Quyết định số 1340/QĐ-UBND ngày 09 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về
phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí lập Đề án quy hoạch phát triển du lịch
Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai đến năm 2030;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 4498/TTr-SNN ngày 27 tháng 9 năm 2023 và
Văn bản số 6036/SNN-CCKL ngày 08 tháng 12 năm 2023 về việc tiếp thu, giải trình
ý kiến của Thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Quyết định phê duyệt Đề
án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí của Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn
hóa Đồng Nai, giai đoạn 2021 - 2030.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí của
Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, giai đoạn 2021 - 2030 với một số nội
dung cơ bản sau:
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung
Khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế về tài
nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa, di tích lịch sử tại Khu Bảo tồn Thiên
nhiên - Văn hóa Đồng Nai trên cơ sở bảo tồn, phát triển bền vững và huy động mọi
nguồn lực trong xã hội để bảo vệ phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên và phát
triển du lịch.
b) Mục tiêu cụ thể
- Về kinh tế: Đến năm 2025, lượng khách du lịch
đến Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai đạt 50.000 lượt/năm, trong đó
khách có lưu trú đạt trên 6.400 lượt và khách tham quan đạt 43.600 lượt khách;
doanh thu từ hoạt động du lịch đạt khoảng 15 tỷ đồng. Đến năm 2030 đạt 120.000
lượt khách/năm, trong đó khách có lưu trú đạt trên 12.400 lượt và khách tham
quan đạt 111.600 lượt khách; doanh thu đạt khoảng 40 tỷ đồng.
- Về xã hội: Đến năm 2025 giải quyết được việc
làm cho 370 lao động, trong đó lao động trực tiếp tại các cơ sở kinh doanh dịch
vụ du lịch là 120 lao động và phấn đấu đến năm 2030 giải quyết được việc làm
cho trên 1.580 lao động, trong đó lao động trực tiếp tại các cơ sở kinh doanh dịch
vụ du lịch trên 580 lao động. Chú trọng đẩy mạnh mô hình phát triển du lịch dựa
vào cộng đồng, tạo điều kiện, hỗ trợ cộng đồng dân cư địa phương xây dựng cơ sở
vật chất kỹ thuật du lịch và phát triển hạ tầng tại các khu vực có tiềm năng.
Huy động và sử dụng các sản phẩm do cộng đồng sản xuất trong phát triển du lịch.
Bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên về văn hóa, đặc biệt là Di tích lịch
sử và văn hóa cộng đồng dân tộc Chơro.
- Về môi trường: Thông qua phát triển du lịch
sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí góp phần tuyên truyền, giáo dục cho người dân địa
phương và du khách về các giá trị tự nhiên, văn hóa, lịch sử và nhân văn khu vực,
từ đó nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, giảm thiểu sự
tác động của người dân lên tài nguyên rừng. Đến năm 2030 có 100% cơ sở kinh
doanh dịch vụ lưu trú, nhà hàng, vui chơi giải trí tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên
- Văn hóa Đồng Nai có hệ thống thu gom và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn chất
lượng môi trường.
2. Phạm vi
Thực hiện trên tổng diện tích tự nhiên
100.571,57 ha do Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai quản lý.
3. Nội dung
a) Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên
du lịch của Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai:
- Diện tích có rừng: 65.980,61 ha, bao gồm: Rừng
tự nhiên là 59.983,38 ha (Rừng thứ sinh gỗ lá rộng thường xanh: 49.295,51 ha; Rừng
thứ sinh tre nứa: 32,08 ha; Rừng thứ sinh hỗn giao gỗ và tre nứa là: 10.655,79
ha). Rừng trồng là 5.997,23 ha.
- Diện tích chưa có rừng là 2.071,08 ha, bao gồm:
Diện tích đã trồng nhưng chưa thành rừng là 287,48 ha; diện tích có cây gỗ tái
sinh núi đất là 383,79 ha; diện tích đất trống núi đất là 77,26 ha; diện tích
có cây nông nghiệp núi đất là 121,88 ha; diện tích có mặt nước chuyên dùng là
766,38 ha; diện tích có cây lâm nghiệp khác là 434,29 ha; diện tích hồ Trị An
là 32.519 ha.
- Các hệ sinh thái chính: Khu Bảo tồn Thiên
nhiên - Văn hóa Đồng Nai có 5 hệ sinh thái chính là: Hệ sinh thái rừng kín thường
xanh cây lá rộng; Hệ sinh thái rừng hỗn giao tre nứa với cây gỗ lá rộng; Hệ sinh
thái rừng tre nứa thuần loài; Hệ sinh thái trảng cỏ, cây bụi và Hệ sinh thái
ven sông, hồ.
- Tài nguyên đa dạng sinh học: Về thực vật rừng
có 1.558 loài thuộc 664 chi, 166 họ, 95 bộ, 10 lớp và 06 ngành khác nhau. Trong
đó có 44 loài thực vật quý, hiếm có tên trong Sách Đỏ Việt Nam; 40 loài trong
danh lục Đỏ IUCN; 84 loài thuộc nhóm IIA theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày
22/01/2019 của Chính phủ và 90 loài thực vật đặc hữu. Về động vật có 2.073
loài, 269 họ, 56 bộ, trong đó: 88 loài thú thuộc 10 bộ, 27 họ, trong đó có 34
loài quý hiếm, đặc biệt có những loài có số lượng cá thể phân bố nhiều nhất ở
Việt Nam như loài Voi Châu Á, Bò Tót… Có 292 loài chim cư trú thuộc 21 bộ, 69 họ,
trong đó có 61 loài quý hiếm, đặc biệt có nhiều loài đặc hữu ở Việt Nam và Đông
Dương. Có 70 loài bò sát thuộc 2 bộ, 16 họ, trong đó có 26 loài quý hiếm. Có 37
loài lưỡng cư thuộc 1 bộ, 5 họ, trong đó có 5 loài quý hiếm. Có 116 loài cá thuộc
11 bộ, 29 họ, trong đó có 17 loài quý hiếm. Có 1.470 loài côn trùng thuộc 11 bộ,
123 họ trong đó có 6 loài quý hiếm.
- Cảnh quan thiên nhiên: Khu Bảo tồn Thiên nhiên
- Văn hóa Đồng Nai có cảnh quan rừng tự nhiên, rừng trồng và rừng cây đặc sản;
Cảnh quan các hồ nước, nổi bật là hồ Trị An, hồ Bà Hào…; các di tích lịch sử
cách mạng; cảnh quan Công viên Đá; cảnh quan các thác nước, nổi bật là thác
Ràng; cảnh quan rừng tre nứa hỗn giao gỗ.
b) Các sản phẩm du lịch tại Khu Bảo tồn Thiên
nhiên - Văn hóa Đồng Nai:
- Du lịch sinh thái gắn liền với tài nguyên rừng;
- Du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái hồ;
- Du lịch văn hóa gắn liền với Di tích lịch sử
cách mạng và văn hóa cộng đồng dân tộc thiểu số;
- Du lịch thể thao và khám phá;
- Du lịch vui chơi, giải trí tổng hợp;
- Du lịch sinh thái kết hợp hội nghị, hội thảo,
sự kiện;
- Du lịch cộng đồng;
- Du lịch chuyên đề khoa học, nghiên cứu, thực tập,
giáo dục môi trường;
- Dịch vụ nhà hàng ăn uống, ẩm thực, mua sắm và
các dịch vụ khác phục vụ du khách.
c) Quy hoạch các điểm du lịch tại Khu Bảo tồn
Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai:
Quy hoạch 51 điểm du lịch để tổ chức các hoạt động
du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và dịch vụ có khả năng liên kết theo
tuyến, theo chủ đề, tiếp cận theo sản phẩm du lịch và các hệ sinh thái. Trong
đó:
- Khu vực hồ Bà Hào, gồm 11 điểm du lịch: Khu
Công viên thể thao hàng không Đồng Nai; Khu phức hợp, nghĩ dưỡng cao cấp; Khu
du lịch sinh thái ven hồ Bà Hào có số thứ tự từ 01 đến 04; Khu vườn thực vật và
vườn dược liệu; Cơ sở vui chơi giải trí ven hồ sen; Trung tâm Sinh thái - Văn
hóa - Lịch sử chiến khu Đ; Hồ Sen; Mặt nước hồ Bà Hào.
- Khu vực ven hồ Trị An, gồm 17 điểm du lịch có
số thứ tự từ 01 đến 17.
- Khu vực ven sông Bé, gồm 03 điểm du lịch có số
thứ tự từ 01 đến 03.
- Các khu vực nằm riêng biệt, gồm 13 điểm du lịch:
Di tích Trung ương Cục miền Nam; Di tích Khu ủy miền Đông Nam bộ; Khu Chứng
tích chiến tranh; Địa đạo Suối Linh; Thác ràng; Công viên đá; Sinh cảnh Đồng 4;
Sinh Cảnh Bàu Sắn; Sinh cảnh Hồng Thập Tự; Sinh Cảnh Trảng Thùng Phi; Trung Tâm
cứu hộ và bảo tồn động vật hoang dã; Vườn bảo tồn và phát triển cây thuốc quốc
gia Đông Nam bộ; Khu nuôi động vật bán hoang dã (Safari).
- Các khu vực ngoài quy hoạch 03 loại rừng, gồm
07 điểm du lịch: Văn phòng Khu Bảo tồn; Vườn ươm và Hồ vườn ươm; Xưởng đũa và
Lâm trường Vĩnh An; Bến Tàu số 1; Bến Tàu số 2; Trung tâm Thủy sản cũ và bến
tàu; Hồ Trị An và các đảo trên hồ.
d) Quy hoạch các tuyến du lịch tại Khu Bảo tồn
Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai: Quy hoạch 37 tuyến du lịch, gồm:
- Tuyến CKĐ 01: Tuyến Bà Hào - đường vào Trung
ương Cục - Trung ương Cục;
- Tuyến CKĐ 02: Tuyến be Hai Mạnh - Khu ủy miền
Đông Nam Bộ;
- Tuyến CKĐ 03: Tuyến Chốt Suối Sai - Di tích
Trung ương Cục;
- Tuyến CKĐ 04: Tuyến be Hai Mạnh (km 10 đường
761) - Trạm Kiểm lâm Đá Dựng - Nhà máy thủy điện Trị An;
- Tuyến CKĐ 05: Tuyến di tích Ngã 3 cây Cóc - Di
tích địa đạo Suối Linh – Trạm Kiểm lâm Cù Đinh - Ngã 3 cây Cóc;
- Tuyến CKĐ 06: Tuyến Ngã ba cây Cóc - Trạm Kiểm
lâm Cù Đinh - Sân lễ Phước Thành;
- Tuyến CKĐ 07: Tuyến be Hai Mạnh (km 10 đường
761) - Be 11 - Trung tâm Bà Hào;
- Tuyến CKĐ 08: Tuyến Bà Hào - Trung ương Cục miền
Nam;
- Tuyến CKĐ 09: Tuyến Bà Hào - Khu ủy;
- Tuyến CKĐ 10: Tuyến Trung tâm - Nhà máy Thủy
điện Trị An - Trạm Kiểm lâm Bà Cai - Trảng B - Hồ Trị An;
- Tuyến CKĐ 11: Tuyến Bà Hào - Trảng 1 - Khu ủy
miền Đông Nam bộ;
- Tuyến CKĐ 12: Tuyến Trung ương Cục - Suối Đá -
Suối Kốp - Suối Ràng - Nhà Dài - Trung tâm Bà Hào;
- Tuyến CKĐ 13: Tuyến Trung ương Cục - Trảng
Tranh - Trung ương Cục;
- Tuyến CKĐ 14: Tuyến Bà Hào - Trảng 1 - Khu uỷ
miền Đông - Hồ Trị An;
- Tuyến CKĐ 15: Tuyến Trung tâm Văn phòng - Hồ
Trị An - Đảo Ó Đồng Trường - Bến cá Phú Cường;
- Tuyến CKĐ 16: Tuyến Khu ủy miền Đông - Hồ Trị
An;
- Tuyến CKĐ 17: Tuyến Trung ương Cục miền Nam -
Hồ Trị An;
- Tuyến CKĐ 18: Tuyến Nhà máy Thủy điện Trị An -
Hồ Trị An - Đảo Ó Đồng Trường - Bến cá Phú Cường;
- Tuyến CKĐ 19: Tuyến Trung tâm Văn phòng - Hồ
Trị An - Đảo Ó Đồng Trường - Làng bè La Ngà;
- Tuyến CKĐ 20: Tuyến Trung tâm - Trảng B - Đảo
Năm Bầu - Suối Tượng - Trảng B;
- Tuyến CKĐ 21: Tuyến Trung tâm Văn phòng - Khu ủy
miền Đông;
- Tuyến CKĐ 22: Tuyến Trung tâm Văn phòng -
Trung ương Cục miền Nam;
- Tuyến CKĐ 23: Tuyến Trung tâm Văn phòng - Trạm
Kiểm lâm Suối Sai - Trung ương Cục miền Nam;
- Tuyến CKĐ 24: Tuyến Trung tâm Văn phòng - Bà
Hào - Be 11 - Suối Bà Hai Nghĩa - Khu ủy miền Đông;
- Tuyến CKĐ 25: Tuyến Nhà máy Thủy điện Trị An -
Khu uỷ miền Đông;
- Tuyến CKĐ 26: Tuyến Nhà máy Thủy điện Trị An -
Trung ương Cục miền Nam;
- Tuyến CKĐ 27: Tuyến Trung tâm Bà Hào - Nhà dài
dân tộc Chơro;
- Tuyến CKĐ 28: Tuyến Trung ương Cục miền Nam -
Cây Tung cổ thụ;
- Tuyến CKĐ 29: Tuyến Sân lễ Phước Thành - Khu ủy
miền Đông - Nhà máy Thủy điện Trị An;
- Tuyến CKĐ 30: Tuyến Trung tâm Văn phòng - Be
15 - Bà Hào;
- Tuyến CKĐ 31: Tuyến Trung tâm Văn phòng - Trạm
Kiểm lâm Suối Kốp - Trung tâm Bà Hào;
- Tuyến CKĐ 32: Tuyến Trung tâm Văn phòng - Vườn
ươm - Trạm Kiểm lâm Suối Kốp - Trung tâm Bà Hào;
- Tuyến CKĐ 33: Tuyến Trung tâm Văn phòng - Vườn
ươm - Bia Cối Xay - Trung ương Cục;
- Tuyến CKĐ 34: Tuyến Trung tâm Văn phòng - Vườn
ươm - Trung ương Cục - Cây Kơ nia;
- Tuyến CKĐ 35: Tuyến Trung tâm Văn phòng - Vườn
ươm - Khu ủy miền Đông;
- Tuyến CKĐ 36: Tuyến Trung tâm Văn phòng - Vườn
ươm - Khu ủy miền Đông - Trung tâm Văn phòng;
- Tuyến CKĐ 37: Tuyến Trung tâm Văn phòng - Be
11 - Suối Bà Hai Nghĩa - Khu ủy miền Đông.
đ) Các tuyến kết nối với Khu Bảo tồn Thiên nhiên
- Văn hóa Đồng Nai gồm:
- Tuyến kết nối từ các điểm du lịch tại thành phố
Biên Hòa đến Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai để tham quan sinh thái
và di tích lịch sử.
- Tuyến kết nối từ Trung tâm thị trấn Vĩnh An tới
Trung tâm du lịch sinh thái của Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai nhằm
thu hút khách du lịch tham quan du lịch, tham dự hội nghị, hội thảo.
- Tuyến kết nối từ Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn
hóa Đồng Nai tới các điểm du lịch sinh thái nông nghiệp tại Tân Bình, Bình Lợi,
Bình Hòa nhằm thu hút khách du lịch đi tham quan du lịch sinh thái kết hợp với
du lịch cộng đồng trên địa bàn phía Nam huyện Vĩnh Cửu.
- Tuyến kết nối từ Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn
hóa Đồng Nai đến các điểm du lịch trên địa bàn huyện Định Quán như Đá Ba Chồng,
Núi Đá Voi, Hòn Dĩa, Thác Mai, Bầu nước Sôi.
- Tuyến kết nối từ Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn
hóa Đồng Nai đến các điểm du lịch Trung tâm hành hương Núi Cúi, hồ Bàu Hàm, Nhà
thờ Dốc Mơ trên địa bàn huyện Thống Nhất.
- Tuyến kết nối từ các trung tâm du lịch Thành
phố Hồ Chí Minh, thành phố Biên Hòa; các vùng du lịch Tây Nguyên, Nam Trung bộ,
Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh trong vùng Đông Nam bộ theo lộ trình Quốc lộ
1 đến ngã ba Trị An đến Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai.
- Tuyến du lịch từ thành phố Thủ Dầu Một theo đường
ĐT 768 hoặc đường Vành đai 4 (trong tương lai), Tân Uyên qua phà Hiếu Liêm tham
quan Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai.
- Tuyến du lịch kết nối Vườn Quốc gia Cát Tiên
theo đường 322 nối Phú Lý.
- Tuyến du lịch kết nối Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
theo đường Quốc lộ 20 đến xã La Ngà và xã Phú Cường thuộc huyện Định Quán tham
quan Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai bằng đường thủy qua hồ Trị An.
- Tuyến du lịch đường thủy sông Đồng Nai và sông
Bé.
e) Quản lý, xây dựng các công trình phục vụ du lịch
sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí:
- Đối với các điểm du lịch nằm trong diện tích
quy hoạch 03 loại rừng: thực hiện theo quy định của Luật Lâm nghiệp 2017, Nghị
định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ và các quy định
của pháp luật khác liên quan.
- Đối với các điểm du lịch nằm ngoài quy hoạch 3
loại rừng: Thực hiện theo quy hoạch và các trình tự, thủ tục, quy định của pháp
luật hiện hành.
g) Thời gian và phương thức tổ chức thực hiện:
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2023 - 2030.
- Phương thức tổ chức thực hiện:
+ Đối với các diện tích rừng đặc dụng và rừng sản
xuất: Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai lựa chọn các phương thức tự tổ
chức, liên kết hoặc cho thuê môi trường rừng theo quy định của Nghị định số
156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ và nội dung Đề án được
duyệt.
+ Đối với diện tích ngoài 3 loại rừng: Khu Bảo tồn
Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
h) Các giải pháp bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn
thiên nhiên, đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường như sau:
- Về bảo vệ rừng:
+ Xây dựng và phổ biến các nội quy, quy chế quản
lý bảo vệ rừng. Các đơn vị tổ chức hoạt động du lịch phải thực hiện nghiêm túc
các biện pháp bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
theo quy định của Pháp luật về quản lý rừng đặc dụng và các quy định liên quan
trong suốt quá trình triển khai, thực hiện Đề án. Nghiêm cấm tất cả các hành vi
xâm hại đến hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái hồ.
+ Tăng cường thực hiện các hoạt động tuần tra,
kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng đối với các
diện tích, điểm, tuyến thực hiện các hoạt động du lịch để kịp thời phát hiện
các hành vi vi phạm về lĩnh vực lâm nghiệp, xây dựng và bảo vệ môi trường.
+ Xác định ranh giới các điểm du lịch sinh thái
cho thuê môi trường rừng trên bản đồ và ngoài thực địa bằng hệ thống biển báo.
Xây dựng cơ sở dữ liệu, cập nhật thông tin diễn biến rừng cho những khu vực tổ
chức các hoạt động du lịch, xây dựng bản đồ hiện trạng rừng và đất rừng theo tại
các điểm tổ chức du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
+ Phối hợp với nhà đầu tư lập phương án phòng
cháy, chữa cháy rừng cho từng khu vực phát triển du lịch sinh thái để thống nhất
với phương án phòng cháy, chữa cháy rừng của Khu Bảo tồn quản lý.
- Về phát triển rừng:
+ Thực hiện các giải pháp lâm sinh: Trồng rừng mới,
trồng bổ sung vào các diện tích rừng có mật độ thấp; nuôi dưỡng rừng, khoanh
nuôi tái sinh rừng đối với các khu rừng tự nhiên nghèo để phục hồi và nâng cao
chất lượng rừng.
+ Xung quanh các công trình xây dựng, các tuyến
tham quan trồng cây bản địa tạo cảnh quan; các loài cây trồng là cây bản địa có
hoa, quả hoặc hình thái đặc sắc để tăng tính hấp dẫn cho hoạt động du lịch sinh
thái.
- Về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học:
+ Xây dựng kế hoạch tuyên truyền về bảo tồn tài
nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học từng khu vực; Khu Bảo tồn Thiên nhiên -
Văn hóa Đồng Nai xác định các khu vực có tính đa dạng sinh học cao để tăng cường
công tác quản lý, bảo vệ, bảo tồn.
+ Nghiêm cấm các hành vi săn bắt, khai thác các
loài sinh vật trái phép; tổ chức giám sát chặt chẽ các hoạt động trong khu vực
thực hiện Đề án.
+ Xây dựng mạng lưới giám sát, quan trắc, đánh
giá tài nguyên rừng, tài nguyên sinh thái hồ.
- Về bảo vệ môi trường:
+ Thực hiện theo quy định về báo cáo đánh giá
tác động môi trường, có kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các hoạt động du lịch.
+ Tuyên truyền, giáo dục, tập huấn để nâng cao
nhận thức về bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư, khách du lịch và các đơn
vị kinh doanh du lịch, dịch vụ trên địa bàn.
+ Thường xuyên kiểm tra, đánh giá ảnh hưởng của
hoạt động du lịch đối với môi trường để có giải pháp kịp thời khắc phục sự cố,
tình trạng xuống cấp về tài nguyên thiên nhiên và môi trường du lịch.
+ Tăng cường biện pháp quản lý trong xây dựng,
phát triển và kinh doanh du lịch, chú trọng xử lý nước thải, chất thải ở các
tuyến, điểm du lịch; khuyến khích các chủ đầu tư áp dụng các công nghệ thân thiện
môi trường. Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường.
i) Tổ chức giám sát hoạt động du lịch sinh thái,
nghỉ dưỡng, giải trí
- Thường xuyên giám sát các hoạt động du lịch
sinh thái trên diện tích rừng quản lý, đảm bảo các hoạt động du lịch sinh thái
không làm ảnh hưởng đến tài nguyên rừng, hệ sinh thái tự nhiên, bảo tồn đa dạng
sinh học, cảnh quan môi trường và các chức năng khác của khu rừng.
- Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai
giám sát việc xây dựng các công trình phục vụ phát triển du lịch sinh thái, nghỉ
dưỡng, giải trí đảm bảo tuân thủ theo quy định của Luật Lâm nghiệp và pháp luật
khác có liên quan; giám sát các hoạt động xử lý chất thải, bảo vệ môi trường
trong du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
4. Khái toán đầu tư
Khái toán nguồn vốn dự kiến đầu tư là 991.020
triệu đồng, trong đó:
a) Nguồn vốn ngân sách nhà nước: 20.000 triệu đồng
(chiếm 2,0%).
b) Nguồn vốn kêu gọi đầu tư: 971.020 triệu
đồng (chiếm 98,0%).
5. Tổ chức thực hiện
a) Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai
- Công khai thông tin Đề án dưới nhiều hình thức
đến các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư trên địa bàn;
- Xây dựng Kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện
các nội dung Đề án;
- Thông báo rộng rãi việc cho thuê môi trường rừng
để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
- Chủ trì, phối hợp với tổ chức, cá nhân lập dự
án đầu tư du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo phương thức tự tổ chức,
liên kết hoặc cho thuê môi trường rừng phù hợp với đề án du lịch sinh thái, nghỉ
dưỡng, giải trí được phê duyệt. Việc lập dự án đầu tư du lịch sinh thái, nghỉ
dưỡng, giải trí phải tuân thủ các quy định của Luật Lâm nghiệp và các quy định
của pháp luật khác có liên quan;
- Trước khi ký hợp đồng cho thuê môi trường rừng,
Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai phải điều tra thống kê tài nguyên rừng
trên diện tích cho thuê để làm căn cứ cho thuê và giám sát, đánh giá việc thực
hiện hợp đồng;
- Chủ trì xây dựng phương án giá phát sinh trong
quá trình hoạt động của khu du lịch trình các cấp thẩm quyền theo quy định;
- Báo cáo kịp thời các vấn đề phát sinh, vướng mắc
trong quá trình thực hiện.
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Theo dõi, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn Khu Bảo
tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Đề án
đã được phê duyệt; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện.
c) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Hỗ trợ Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng
Nai nghiên cứu, định hướng phát triển sản phẩm du lịch; phát triển thị trường
khách du lịch; liên kết phát triển du lịch giữa các điểm du lịch trong Khu bảo
tồn với các khu, điểm du lịch trong và ngoài tỉnh.
- Phối hợp với Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa
Đồng Nai đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá, thị trường khách; hỗ trợ
xây dựng các mô hình du lịch cộng đồng hoạt động có hiệu quả.
d) Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Phối hợp với cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban
nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch, cơ chế chính sách khuyến khích, ưu đãi thu hút
đầu tư, trong đó ưu tiên thu hút các nhà đầu tư chiến lược đầu tư phát triển du
lịch.
- Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện
lập dự án đầu tư du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí đảm bảo theo quy định.
đ) Sở Tài chính
- Căn cứ vào khả năng ngân sách hằng năm của tỉnh,
phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trình
Hội đồng nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển hạ
tầng du lịch đối với các hạng mục đầu tư sử dụng từ nguồn vốn ngân sách theo
quy định.
- Phối hợp với các sở, ngành có liên quan thẩm định
về giá phát sinh trong quá trình hoạt động của khu du lịch theo quy định.
e) Sở Tài nguyên và Môi trường
- Phối hợp với Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa
Đồng Nai, các ngành chức năng hướng dẫn, tuyên truyền, vận động các đơn vị kinh
doanh dịch vụ du lịch, người dân và khách du lịch nâng cao nhận thức về bảo vệ
môi trường.
- Thực hiện công tác quản lý, bảo vệ môi trường,
bảo tồn đa dạng sinh học, khai thác tài nguyên trong khu du lịch theo thẩm quyền.
g) Sở Xây dựng
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa
phương liên quan thực hiện công tác quản lý về lĩnh vực xây dựng, kiến trúc, cảnh
quan theo đề án được phê duyệt.
- Kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động xây dựng
tại khu du lịch theo quy định của pháp luật.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về hồ sơ xây dựng
đối với các công trình phục vụ du lịch sinh thái.
h) Sở Giao thông vận tải
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương
tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông ngoài phạm
vi Khu Bảo tồn phục vụ thực hiện Đề án; phối hợp, hướng dẫn thực hiện danh mục
các dự án hạ tầng giao thông quan trọng, hệ thống đường bộ trong Khu du lịch
theo đề án được duyệt.
i) Sở Công Thương
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên
quan tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác quản lý, đầu tư xây dựng
hệ thống cấp điện cho các khu du lịch sinh thái.
- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách khuyến
khích phát triển một số ngành nghề thủ công truyền thống, các làng nghề, các điểm
du lịch cộng đồng trong khu vực, phù hợp với định hướng phát triển của khu du lịch
thuộc chương trình khuyến công của tỉnh.
k) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Hướng dẫn việc tổ chức thực hiện các chính
sách, chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu cung cấp
lao động có tay nghề phục vụ cho các dự án trong khu du lịch.
- Phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục
nghề nghiệp trên địa bàn rà soát, xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo nghề
về du lịch, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng, phục vụ cho các dự án trong khu du lịch.
l) Ủy ban nhân dân các huyện: Vĩnh Cửu, Định
Quán, Thống Nhất và Trảng Bom.
- Tuyên truyền Đề án đến người dân, đặc biệt là
người dân sinh sống ven rừng, ven hồ Trị an nâng cao nhận thức về quyền lợi,
trách nhiệm khi triển khai đề án.
- Lồng ghép mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát
triển du lịch theo đề án được duyệt vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương.
- Phối hợp với các sở, ngành tạo điều kiện thuận
lợi cho các tổ chức, cá nhân thực hiện các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng, phát
triển cơ sở vật chất kỹ thuật, sản phẩm du lịch tại địa phương và trong phạm vi
khu du lịch.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị
liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác đầu tư xây dựng hạ tầng
giao thông thuộc hệ thống giao thông do địa phương quản lý kết nối với khu du lịch.
- Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Ủy
ban nhân dân huyện có biện pháp ngăn chặn việc lấn chiếm đất đai, phá rừng,
khai thác rừng, san lấp mặt bằng, xây dựng công trình trái phép trên diện tích
Khu Bảo tồn quản lý và xử lý các hoạt động kinh doanh trái quy định trong phạm
vi phát triển các điểm du lịch.
m) Cộng đồng dân cư
- Tham gia quản lý, bảo vệ rừng theo hướng thực
hiện cơ chế đồng quản lý, đồng thời tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các
hoạt động du lịch thông qua hoạt động cung ứng các dịch vụ.
- Tham gia cùng với Khu Bảo tồn Thiên nhiên -
Văn hóa Đồng Nai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nội dung của đề án; bảo tồn
đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường; tham gia giám sát các hoạt động của Khu
Bảo tồn.
n) Các cá nhân, tổ chức đầu tư phát triển du lịch
sinh thái
- Sau khi Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng,
giải trí của Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai được phê duyệt; các tổ
chức, cá nhân có nhu cầu về đầu tư liên kết hoặc thuê môi trường rừng để khai
thác, phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch liên hệ, phối hợp với Khu Bảo
tồn triển khai xây dựng các dự án du lịch để thực hiện.
- Xây dựng, thực hiện các Dự án đầu tư đúng theo
quy định của pháp luật.
- Thực hiện đúng yêu cầu của Khu Bảo tồn Thiên
nhiên - Văn hóa Đồng Nai, các cơ quan chức năng trong công tác quản lý các hoạt
động du lịch.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn
phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và phát triển nông
thôn, Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Công Thương,
Giao thông vận tải, Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các huyện: Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Trảng Bom, Định Quán; Giám đốc Khu Bảo tồn
Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Võ Văn Phi
|
PHỤ LỤC
CÁC ĐIỂM QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI, NGHỈ
DƯỠNG, GIẢI TRÍ TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN - VĂN HÓA ĐỒNG NAI
(Kèm theo Quyết định số 3489/QĐ-UBND ngày 29/12/2023 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Đồng Nai)
TT
|
Điểm du lịch
|
Quy mô quy hoạch
(ha)
|
Vị trí
Khoảnh (K), Tiểu
khu (TK), xã, huyện
|
Định hướng loại
hình du lịch chính
|
Phương thức tổ
chức thực hiện
|
1
|
Khu vực hồ
Bà Hào
|
1.891,88 ha
|
|
|
|
1.1
|
Khu công viên
thể thao hàng không Đồng Nai
|
9,60 ha
|
K2, TK126;
K6, TK126.
xã Mã Đà, huyện
Vĩnh Cửu
|
- Du lịch
thể thao hàng không
- Du lịch
trải nghiệm, ngắm cảnh trên không
- Du lịch
huấn luyện thể thao hàng không
- Và các loại
hình du lịch phù hợp khác
|
Cho thuê môi
trường rừng
|
1.2
|
Khu phức hợp,
nghỉ dưỡng cao cấp
|
326,68 ha
|
K2, TK 126;
K5, TK 126;
K6, TK 126.
xã Mã Đà; huyện
Vĩnh Cửu
|
- Du lịch nghỉ dưỡng;
- Du lịch khám phá thiên nhiên;
- Du lịch trải nghiệm, sinh thái ven hồ;
- Du lịch vui chơi giải trí tổng hợp;
|
Tự tổ chức; cho
thuê môi trường rừng
|
1.3
|
Khu du lịch
sinh thái ven hồ Bà Hào 1
|
231,38 ha
|
K4, TK125;
K6, TK125.
xã Mã Đà; huyện
Vĩnh Cửu
|
- Du lịch khám phá thiên nhiên;
- Du lịch trải nghiệm, sinh thái ven hồ;
- Và các loại hình du lịch phù hợp khác
|
Tự tổ chức; cho
thuê môi trường rừng
|
1.4
|
Khu du lịch
sinh thái ven hồ Bà Hào 2
|
226,6 ha
|
K6, TK 110;
K4, TK116;
K1, TK125.
xã Mã Đà; huyện
Vĩnh Cửu
|
- Du lịch khám phá thiên nhiên;
- Du lịch trải nghiệm, sinh thái ven hồ;
- Và các loại hình du lịch phù hợp khác.
|
Tự tổ chức; cho
thuê môi trường rừng
|
1.5
|
Khu du lịch
sinh thái ven hồ Bà Hào 3
|
217,08 ha
|
K5, TK116;
K6, TK116.
xã Mã Đà; huyện
Vĩnh Cửu
|
- Du lịch khám phá thiên nhiên;
- Du lịch trải nghiệm, sinh thái ven hồ;
- Và các loại hình du lịch phù hợp khác
|
Tự tổ chức; cho
thuê môi trường rừng
|
1.6
|
Khu du lịch
sinh thái ven hồ Bà Hào 4
|
115,18 ha
|
K8, TK116.
xã Mã Đà; huyện
Vĩnh Cửu
|
- Du lịch khám phá thiên nhiên;
- Du lịch trải nghiệm, sinh thái ven hồ;
- Và các loại hình du lịch phù hợp khác
|
Tự tổ chức; cho
thuê môi trường rừng
|
1.7
|
Khu vườn thực vật
và vườn dược liệu
|
347,70 ha
|
K1, TK126;
K2, TK126;
K3, TK126;
K4, TK126.
xã Mã Đà; huyện
Vĩnh Cửu
|
- Du lịch khám phá thiên nhiên;
- Du lịch trải nghiệm, sinh thái ven hồ;
- Du lịch chuyên đề
- Du lịch sinh thái kết hợp nghiên cứu khoa học
gắn với học tập, giáo dục môi trường
- Và các loại hình du lịch phù hợp khác
|
Tự tổ chức; cho
thuê môi trường rừng
|
1.8
|
Cơ sở vui chơi
giải trí hồ Sen
|
11,48 ha
|
K 2, TK 126.
xã Mã Đà; huyện
Vĩnh Cửu
|
- Du lịch nghỉ dưỡng sinh thái tại các lều trại
dưới tán rừng
- Du lịch trải nghiệm, sinh thái ven hồ;
- Và các loại hình du lịch phù hợp khác
|
Tự tổ chức; cho
thuê môi trường rừng
|
1.9
|
Trung tâm Sinh
thái - Văn hóa - Lịch sử Chiến khu Đ
|
15,76 ha
|
K2, TK 126.
xã Mã Đà; huyện
Vĩnh Cửu
|
- Du lịch văn hóa lịch sử
- Du lịch sinh thái hồ, hội nghị, hội thảo
- Du lịch nghỉ dưỡng
- Dịch vụ vui chơi giải trí tổng hợp
|
Tự tổ chức;
liên kết
|
1.10
|
Hồ Sen
|
15,72 ha
|
K2, TK 126.
xã Mã Đà; huyện
Vĩnh Cửu
|
- Du lịch sinh thái hồ
- Dịch vụ vui chơi giải trí tổng hợp
- Du lịch nghỉ dưỡng sinh thái tại các lều trại
ven hồ và trên đảo nổi
|
Tự tổ chức;
liên kết hoặc cho thuê môi trường rừng
|
1.11
|
Mặt nước hồ Bà
Hào
|
374,65 ha
|
K2, TK 126.
xã Mã Đà; huyện
Vĩnh Cửu
|
- Du lịch sinh thái hồ
- Dịch vụ vui chơi giải trí tổng hợp
|
Tự tổ chức;
liên kết hoặc cho thuê môi trường rừng
|
2
|
Khu nuôi động
vật bán hoang dã (Safari)
|
412,51 ha
|
xã Mã Đà, huyện
Vĩnh Cửu
|
- Du lịch sinh thái gắn liền với rừng;
- Du lịch nghiên cứu khoa học, đào tạo;
- Du lịch chuyên đề
- Và các loại hình du lịch phù hợp khác
|
Tự tổ chức; cho
thuê môi trường rừng
|
3
|
Di tích
Trung ương Cục miền Nam
|
361,02 ha
|
K1, TK 56;
K2, TK 56;
K4, TK 56.
xã Phú Lý; huyện
Vĩnh Cửu
|
- Du lịch sinh thái gắn liền với rừng;
- Du lịch văn hóa gắn liền với di tích lịch sử
cách mạng và văn hóa cộng đồng dân tộc;
- Du lịch thể thao khám phá;
- Du lịch vui chơi giải trí tổng hợp;
- Du lịch chuyên đề
- Du lịch sinh thái kết hợp hội nghị, hội thảo;
dịch vụ khác
|
Tự tổ chức
|
4
|
Di tích Khu ủy
miền Đông Nam Bộ
|
228,85 ha
|
K5, TK 129;
K6, TK 129.
xã Hiếu Liêm;
huyện Vĩnh Cửu
|
- Du lịch sinh thái gắn liền với rừng;
- Du lịch văn hóa gắn liền với di tích lịch sử
cách mạng và văn hóa cộng đồng dân tộc;
- Du lịch thể thao khám phá;
- Du lịch vui chơi giải trí;
- Du lịch hội nghị, hội thảo, sự kiện
- Du lịch chuyên đề
|
Tự tổ chức
|
5
|
Khu Chứng tích
chiến tranh
|
105,26 ha
|
K6, TK80;
K8, TK80;
K1, TK93.
xã Mã Đà; huyện
Vĩnh Cửu.
|
- Du lịch sinh thái gắn liền với rừng;
- Du lịch văn hóa gắn liền với di tích lịch sử
cách mạng và văn hóa cộng đồng dân tộc;
- Du lịch thể thao khám phá;
- Du lịch vui chơi giải trí;
- Du lịch chuyên đề
|
Tự tổ chức
|
6
|
Địa đạo Suối
Linh
|
103,78 ha
|
K6, TK 145.
xã Hiếu Liêm;
huyện Vĩnh Cửu
|
- Du lịch sinh thái gắn liền với rừng;
- Du lịch văn hóa gắn liền với di tích lịch sử
cách mạng và văn hóa cộng đồng dân tộc;
- Du lịch thể thao khám phá;
- Du lịch vui chơi giải trí;
- Du lịch chuyên đề
- Các dịch vụ khác
|
Tự tổ chức
|
7
|
Thác Ràng
|
18,04 ha
|
K7, TK 36;
K1, TK52.
xã Phú Lý, huyện
Vĩnh Cửu
|
- Du lịch sinh thái gắn liền với rừng;
- Du lịch văn hóa gắn liền với di tích lịch sử
cách mạng và văn hóa cộng đồng dân tộc;
- Du lịch thể thao, khám phá
- Du lịch chuyên đề
|
Tự tổ chức; cho
thuê môi trường rừng
|
8
|
Công viên Đá
|
346,44 ha
|
K5, TK157.
K4, K159;
K6, TK159.
K1, TK163.
xã Hiếu Liêm;
huyện Vĩnh Cửu
|
- Du lịch sinh thái gắn liền với rừng;
- Du lịch văn hóa gắn liền với di tích lịch sử
cách mạng và văn hóa cộng đồng dân tộc;
- Du lịch thể thao khám phá;
- Du lịch vui chơi giải trí;
- Du lịch chuyên đề
- Dịch vụ khác
|
Tự tổ chức; cho
thuê môi trường rừng
|
9
|
Sinh cảnh Đồng
4
|
193,46 ha
|
K6, K130;
K8; TK130.
xã Mã Đà; huyện
Vĩnh Cửu
|
- Du lịch sinh thái gắn liền với rừng;
- Du lịch trải nghiệm, khám phá thiên nhiên
- Du lịch chuyên đề
|
Tự tổ chức
|
10
|
Sinh cảnh
Bàu Sắn
|
130,93 ha
|
K3, TK136
K1, TK141;
K4,
TK141;
K6, TK141.
xã Phú Lý; huyện
Vĩnh Cửu
|
- Du lịch sinh thái gắn liền với rừng;
- Du lịch trải nghiệm, khám phá thiên nhiên
- Du lịch chuyên đề
|
Tự tổ chức
|
11
|
Sinh cảnh Hồng
Thập Tự
|
165,68 ha
|
K4, TK114.
xã Mã Đà; huyện
Vĩnh Cửu
|
- Du lịch sinh thái gắn liền với rừng;
- Du lịch trải nghiệm, khám phá thiên nhiên
- Du lịch chuyên đề.
|
Tự tổ chức
|
12
|
Sinh cảnh Trảng
Thùng Phi
|
143,64 ha
|
K3, TK78.
xã Phú Lý; huyện
Vĩnh Cửu
|
- Du lịch sinh thái gắn liền với rừng;
- Du lịch trải nghiệm, khám phá thiên nhiên
- Du lịch chuyên đề
|
Tự tổ chức
|
13
|
Trung tâm cứu
hộ bảo tồn động vật hoang dã
|
240,31 ha
|
K1, TK138;
K3, TK138;
K5, TK138.
xã Mã Đà, huyện
Vĩnh Cửu
|
- Du lịch sinh thái gắn liền với rừng;
- Du lịch chuyên đề gắn với học tập, nghiên cứu,
giáo dục môi trường
|
Tự tổ chức
|
14
|
Vườn Bảo tồn
và Phát triển cây thuốc quốc gia Đông Nam bộ
|
201,39 ha
|
K1, TK 147;
K4, TK 147;
K6, TK 147;
K7, TK 147;
xã Mã Đà, huyện
Vĩnh Cửu
|
- Du lịch sinh thái gắn liền với rừng;
- Du lịch trải nghiệm, khám phá thiên nhiên
- Du lịch chuyên đề;
- Dịch vụ khác
|
Tự tổ chức; cho
thuê môi trường rừng
|
15
|
Ven sông Bé
|
1.892,87 ha
|
Xã Hiếu Liêm,
huyện Vĩnh Cửu
|
|
|
15.1
|
Khu vực ven
sông Bé 1
|
794,33 ha
|
K1, TK123;
K2, TK123;
K3, TK123;
K4, TK123;
K5, TK123;
K6, TK123;
K7, TK123.
Hiếu Liêm, huyện
Vĩnh Cửu
|
- Du lịch cộng đồng;
- Du lịch văn hóa;
- Du lịch trải nghiệm, khám phá thiên nhiên
- Và các loại hình du lịch, dịch vụ khác phù hợp
|
Tự tổ chức; cho
thuê môi trường rừng
|
15.2
|
Khu vực ven
sông Bé 2
|
504,01 ha
|
K8, TK132.
K3, TK141;
K5, TK141.
K3, TK145.
Hiếu Liêm, huyện
Vĩnh Cửu
|
- Du lịch cộng đồng;
- Du lịch văn hóa;
- Du lịch trải nghiệm, khám phá thiên nhiên
- Và các loại hình du lịch, dịch vụ khác phù hợp
|
Tự tổ chức; cho
thuê môi trường rừng
|
15.3
|
Khu vực ven
sông Bé 3
|
594,53 ha
|
K4, TK152;
K5, TK152.
K1, TK156;
K3, TK156;
K5, TK156;
K6, TK156.
Hiếu Liêm, huyện
Vĩnh Cửu
|
- Du lịch cộng đồng;
- Du lịch văn hóa;
- Du lịch trải nghiệm, khám phá thiên nhiên
- Và các loại hình du lịch, dịch vụ khác phù hợp
|
Tự tổ chức; cho
thuê môi trường rừng
|
16
|
Khu vực ven
Trị An
|
4.676,49 ha
|
|
|
|
16.1
|
DLST ven hồ ven
Trị An 1
|
210,95 ha
|
K5, TK 125.
xã Mã Đà và xã
Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu
|
- Du lịch sinh thái - khám phá thiên nhiên
- Du lịch nghỉ dưỡng
- Du lịch trải nghiệm các hoạt động vui chơi,
giải trí trên mặt nước hồ Trị An
- Du lịch cộng đồng gắn với dịch vụ cung cấp
các sản phẩm địa phương.
- Và các loại hình du lịch, dịch vụ khác phù hợp
trong khu vực.
|
Tự tổ chức;
liên kết hoặc cho thuê môi trường rừng
|
16.2
|
DLST ven hồ ven
Trị An 2
|
185,51 ha
|
K7, TK125;
K1, TK138.
2 đảo nhỏ trên
hồ Trị An.
xã Mã Đà, huyện
Vĩnh Cửu
|
- Du lịch sinh thái - khám phá thiên nhiên
- Du lịch nghỉ dưỡng
- Du lịch trải nghiệm các hoạt động vui chơi,
giải trí trên mặt nước hồ Trị An
- Du lịch cộng đồng gắn với dịch vụ cung cấp
các sản phẩm địa phương.
- Và các loại hình du lịch, dịch vụ khác phù hợp
trong khu vực.
|
Tự tổ chức;
liên kết hoặc cho thuê môi trường rừng
|
16.3
|
DLST ven hồ ven
Trị An 3
|
168,09 ha
|
K1, TK 138;
K2, TK 138.
xã Mã Đà, huyện
Vĩnh Cửu
|
- Du lịch sinh thái - khám phá thiên nhiên
- Du lịch nghỉ dưỡng
- Du lịch trải nghiệm các hoạt động vui chơi,
giải trí trên mặt nước hồ Trị An
- Du lịch cộng đồng gắn với dịch vụ cung cấp
các sản phẩm địa phương.
- Và các loại hình du lịch, dịch vụ khác phù hợp
trong khu vực.
|
Tự tổ chức;
liên kết hoặc cho thuê môi trường rừng
|
16.4
|
DLST ven hồ ven
Trị An 4
|
656,10 ha
|
K3, TK138;
K5, TK138;
K6, TK138;
K1, TK 147.
và 2 đảo nhỏ
trên hồ Trị An.
xã Mã Đà, huyện
Vĩnh Cửu
|
- Du lịch sinh thái - khám phá thiên nhiên
- Du lịch nghỉ dưỡng
- Du lịch trải nghiệm các hoạt động vui chơi,
giải trí trên mặt nước hồ Trị An
- Du lịch cộng đồng gắn với dịch vụ cung cấp
các sản phẩm địa phương.
- Và các loại hình du lịch, dịch vụ khác phù hợp
trong khu vực.
|
Tự tổ chức;
liên kết hoặc cho thuê môi trường rừng
|
16.5
|
DLST ven hồ ven
Trị An 5
|
158,0 ha
|
K6, TK 147;
K7, TK 147.
và 2 đảo nhỏ
trên hồ Trị An
xã Mã Đà, huyện
Vĩnh Cửu.
|
- Du lịch sinh thái - khám phá thiên nhiên
- Du lịch nghỉ dưỡng
- Du lịch trải nghiệm các hoạt động vui chơi,
giải trí trên mặt nước hồ Trị An
- Du lịch cộng đồng gắn với dịch vụ cung cấp
các sản phẩm địa phương.
- Và các loại hình du lịch, dịch vụ khác phù hợp
trong khu vực.
|
Tự tổ chức;
liên kết hoặc cho thuê môi trường rừng
|
16.6
|
DLST ven hồ ven
Trị An 6
|
182,16 ha
|
K1, TK 147;
K6, TK 147.
xã Mã Đà, huyện
Vĩnh Cửu
|
- Du lịch sinh thái - khám phá thiên nhiên
- Du lịch nghỉ dưỡng
- Du lịch trải nghiệm các hoạt động vui chơi,
giải trí trên mặt nước hồ Trị An
- Du lịch cộng đồng gắn với dịch vụ cung cấp
các sản phẩm địa phương.
- Và các loại hình du lịch, dịch vụ khác phù hợp
trong khu vực.
|
Tự tổ chức;
liên kết hoặc cho thuê môi trường rừng
|
16.7
|
DLST ven hồ ven
Trị An 7
|
177,45 ha
|
K3, TK 147;
K4, TK 147.
xã Mã Đà, huyện
Vĩnh Cửu
|
- Du lịch sinh thái - khám phá thiên nhiên
- Du lịch nghỉ dưỡng
- Du lịch trải nghiệm các hoạt động vui chơi,
giải trí trên mặt nước hồ Trị An
- Du lịch cộng đồng gắn với dịch vụ cung cấp
các sản phẩm địa phương.
- Và các loại hình du lịch, dịch vụ khác phù hợp
trong khu vực.
|
Tự tổ chức;
liên kết hoặc cho thuê môi trường rừng
|
16.8
|
DLST ven hồ ven
Trị An 8
|
377,88 ha
|
K2, TK 147;
K5, TK 147.
xã Mã Đà, huyện
Vĩnh Cửu
|
- Du lịch sinh thái - khám phá thiên nhiên
- Du lịch nghỉ dưỡng
- Du lịch trải nghiệm các hoạt động vui chơi,
giải trí trên mặt nước hồ Trị An
- Du lịch cộng đồng gắn với dịch vụ cung cấp
các sản phẩm địa phương.
- Và các loại hình du lịch, dịch vụ khác phù hợp
trong khu vực.
|
Tự tổ chức;
liên kết hoặc cho thuê môi trường rừng
|
16.9
|
DLST ven hồ ven
Trị An 9
|
415,72 ha
|
K8, TK147.
K1, TK160.
xã Mã Đà, huyện
Vĩnh Cửu
|
- Du lịch sinh thái - khám phá thiên nhiên
- Du lịch nghỉ dưỡng
- Du lịch trải nghiệm các hoạt động vui chơi,
giải trí trên mặt nước hồ Trị An
- Du lịch cộng đồng gắn với dịch vụ cung cấp
các sản phẩm địa phương.
- Và các loại hình du lịch, dịch vụ khác phù hợp
trong khu vực.
|
Tự tổ chức;
liên kết hoặc cho thuê môi trường rừng
|
16.10
|
DLST ven hồ ven
Trị An 10
|
298,64 ha
|
K4, TK 160;
K7, TK 160.
và 4 đảo nhỏ
trên hồ Trị An
xã Mã Đà, huyện
Vĩnh Cửu
|
- Du lịch sinh thái - khám phá thiên nhiên
- Du lịch nghỉ dưỡng
- Du lịch trải nghiệm các hoạt động vui chơi,
giải trí trên mặt nước hồ Trị An
- Du lịch cộng đồng gắn với dịch vụ cung cấp
các sản phẩm địa phương.
- Và các loại hình du lịch, dịch vụ khác phù hợp
trong khu vực.
|
Tự tổ chức;
liên kết hoặc cho thuê môi trường rừng
|
16.11
|
DLST ven hồ ven
Trị An 11
|
173,88 ha
|
K2, TK 160,
5 đảo nhỏ trên
hồ Trị An.
xã Mã Đà, huyện
Vĩnh Cửu
|
- Du lịch sinh thái - khám phá thiên nhiên
- Du lịch nghỉ dưỡng
- Du lịch trải nghiệm các hoạt động vui chơi,
giải trí trên mặt nước hồ Trị An
- Du lịch cộng đồng gắn với dịch vụ cung cấp
các sản phẩm địa phương.
- Và các loại hình du lịch, dịch vụ khác phù hợp
trong khu vực.
|
Tự tổ chức; liên
kết hoặc cho thuê môi trường rừng
|
16.12
|
DLST ven hồ ven
Trị An 12
|
212,90 ha
|
K8, TK 160;
K9; TK 160.
xã Mã Đà, huyện
Vĩnh Cửu
|
- Du lịch sinh thái - khám phá thiên nhiên
- Du lịch nghỉ dưỡng
- Du lịch trải nghiệm các hoạt động vui chơi,
giải trí trên mặt nước hồ Trị An
- Du lịch cộng đồng gắn với dịch vụ cung cấp
các sản phẩm địa phương.
- Và các loại hình du lịch, dịch vụ khác phù hợp
trong khu vực.
|
Tự tổ chức;
liên kết hoặc cho thuê môi trường rừng
|
16.13
|
DLST ven hồ ven
Trị An 13
|
384,73 ha
|
K2, TK 168;
K3, TK 168;
K5 TK 168;
và 2 đảo nhỏ
trên hồ Trị An, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu
|
- Du lịch sinh thái - khám phá thiên nhiên
- Du lịch nghỉ dưỡng
- Du lịch trải nghiệm các hoạt động vui chơi,
giải trí trên mặt nước hồ Trị An
- Du lịch cộng đồng gắn với dịch vụ cung cấp
các sản phẩm địa phương.
- Và các loại hình du lịch, dịch vụ khác phù hợp
trong khu vực.
|
Tự tổ chức;
liên kết hoặc cho thuê môi trường rừng
|
16.14
|
DLST ven hồ ven
Trị An 14
|
325,26 ha
|
K3, TK 168;
K5, TK 168;
K6, TK 168.
và 15 đảo nhỏ trên
hồ Trị An, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu
|
- Du lịch sinh thái - khám phá thiên nhiên
- Du lịch nghỉ dưỡng
- Du lịch trải nghiệm các hoạt động vui chơi,
giải trí trên mặt nước hồ Trị An
- Du lịch cộng đồng gắn với dịch vụ cung cấp
các sản phẩm địa phương.
- Và các loại hình du lịch, dịch vụ khác phù hợp
trong khu vực.
|
Tự tổ chức;
liên kết hoặc cho thuê môi trường rừng
|
16.15
|
DLST ven hồ ven
Trị An 15
|
225,53 ha
|
K2, TK 171.
xã Mã Đà, huyện
Vĩnh Cửu
|
- Du lịch sinh thái - khám phá thiên nhiên
- Du lịch nghỉ dưỡng
- Du lịch trải nghiệm các hoạt động vui chơi,
giải trí trên mặt nước hồ Trị An
- Du lịch cộng đồng gắn với dịch vụ cung cấp
các sản phẩm địa phương.
- Và các loại hình du lịch, dịch vụ khác phù hợp
trong khu vực.
|
Tự tổ chức;
liên kết hoặc cho thuê môi trường rừng
|
16.16
|
DLST ven hồ ven
Trị An 16
|
331,55 ha
|
K1, TK 171;
K3, TK 171.
xã Mã Đà, huyện
Vĩnh Cửu
|
- Du lịch sinh thái - khám phá thiên nhiên
- Du lịch nghỉ dưỡng
- Du lịch trải nghiệm các hoạt động vui chơi,
giải trí trên mặt nước hồ Trị An
- Du lịch cộng đồng gắn với dịch vụ cung cấp
các sản phẩm địa phương.
- Và các loại hình du lịch, dịch vụ khác phù hợp
trong khu vực.
|
Tự tổ chức;
liên kết hoặc cho thuê môi trường rừng
|
16.17
|
DLST ven hồ ven
Trị An 17
|
192,14 ha
|
K4, TK 172.
Hiếu Liêm, huyện
Vĩnh Cửu
|
- Du lịch sinh thái - khám phá thiên nhiên
- Du lịch nghỉ dưỡng
- Du lịch trải nghiệm các hoạt động vui chơi,
giải trí trên mặt nước hồ Trị An
- Du lịch cộng đồng gắn với dịch vụ cung cấp
các sản phẩm địa phương.
- Và các loại hình du lịch, dịch vụ khác phù hợp
trong khu vực.
|
Tự tổ chức;
liên kết hoặc cho thuê môi trường rừng
|
17
|
Văn phòng
Khu Bảo tồn
|
11,5 ha
|
Xã Mã Đà, huyện
Vĩnh Cửu
|
- Du lịch nghỉ dưỡng;
- Du lịch vui chơi giải trí;
- Du lịch sinh thái kết hợp hội nghị hội thảo (MICE)
và nghiên cứu đào tạo;
- Và các loại hình, dịch vụ du lịch phù hợp với
định hướng phát triển của huyện.
|
Thực hiện theo
quy định của pháp luật hiện hành
|
18
|
Vườn ươm và
hồ vườn ươm
|
33,8 ha
|
Xã Mã Đà, huyện
Vĩnh Cửu
|
- Du lịch
nghỉ dưỡng
- Du lịch sinh
thái - khám phá thiên nhiên
- Du lịch
vui chơi giải trí tổng hợp;
- Du lịch
nghiên cứu đào tạo;
- Du lịch
chuyên đề,
- Và các loại
hình, dịch vụ du lịch khác phù hợp với định hướng phát triển du lịch của huyện
Vĩnh Cửu.
|
Thực hiện theo
quy định của pháp luật hiện hành
|
19
|
Xưởng đũa và
lâm trường Vĩnh An
|
- Xưởng đũa:
4,78 ha
- LT Vĩnh An
(cũ): 1 ha
|
Xã Phú Lý, huyện
Vĩnh Cửu
|
- Du lịch
văn hoá gắn liền với văn hoá cộng đồng dân tộc thiểu số;
- Và các loại
hình, dịch vụ du lịch khác phù hợp với định hướng phát triển du lịch của huyện
Vĩnh Cửu.
|
Thực hiện theo
quy định của pháp luật hiện hành
|
20
|
Bến tàu số 1
|
25,39 ha
|
K1, TK 179.
TTVĩnh An, huyện
Vĩnh Cửu
|
- Dịch vụ
neo đậu và các loại hình, dịch vụ du lịch khác phù hợp với định hướng phát
triển du lịch của huyện Vĩnh Cửu.
|
Thực hiện theo
quy định của pháp luật hiện hành
|
21
|
Bến tàu số 2
|
8,15 ha
|
K1, TK 138.
xã Mã Đà, huyện
Vĩnh Cửu
|
- Dịch vụ
neo đậu và các loại hình, dịch vụ du lịch khác phù hợp với định hướng phát
triển du lịch của huyện Vĩnh Cửu.
|
Thực hiện theo
quy định của pháp luật hiện hành
|
22
|
Trung tâm Thủy
sản cũ và bến tàu
|
2,67 ha
|
TT Vĩnh An, huyện
Vĩnh Cửu
|
- Các loại hình, dịch vụ du lịch phù hợp với định
hướng phát triển du lịch của huyện Vĩnh Cửu.
|
Thực hiện theo
quy định của pháp luật hiện hành
|
23
|
Hồ Trị An và
các đảo trên hồ
|
32.519 ha
+ Mặt nước
32.418,82 ha
+ Đất đảo trên
hồ: 100,18 ha.
(Trong đó 39,91
ha đất đảo đã quy hoạch vào các điểm du lịch ven hồ Trị An)
|
Các xã: Hiếu
Liêm, Mã Đà, TT. Vĩnh An, Phú Lý (huyện Vĩnh Cửu); các xã: Phú Cường,
Thanh Bình, Túc Trưng, La Ngà, Thanh Sơn, Phú Ngọc, Ngọc Định (huyện Định
Quán); xã Suối Nho (huyện Thống Nhất)
|
- Du lịch
nghỉ dưỡng,
- Du lịch
sinh thái hồ;
- Du lịch
thể thao và khám phá;
- Du lịch
vui chơi giải trí;
- Và các loại
hình, dịch vụ du lịch khác phù hợp với định hướng phát triển du lịch của huyện
Vĩnh Cửu.
|
Thực hiện theo
quy định của pháp luật hiện hành
|