ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 340/2004/QĐ-UB
|
Lào Cai, ngày 21
tháng 6 năm 2004
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG CẢNH QUAN MÔI
TRƯỜNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ban hành ngày
26/11/2003;
Căn cứ Điều lệ về công tác tiêu chuẩn hóa ban hành
kèm theo Nghị định số 141/HĐBT ngày 24/8/1982 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là
Chính phủ);
Căn cứ Quy phạm kỹ thuật xây dựng rừng phòng hộ
đầu nguồn (QPN 13-91) ngày 04/4/1991 của Bộ Nông nghiệp & PTNT;
Căn cứ Nghị quyết số 13/NQ-TU ngày 16/4/2002 của
Ban thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai về phát triển kinh tế lâm nghiệp tỉnh Lào Cai,
giai đoạn 2002 - 2005 và định hướng đến 2010;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp & PTNT Lào
Cai, tại tờ trình số 460/ TT-NLN ngày 15/6/2004,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay Ban hành kèm theo Quyết định này
"Quy trình kỹ thuật trồng, rừng cảnh quan, môi trường du lịch trên địa bàn
tỉnh Lào Cai".
Điều 2. Sở Nông nghiệp & PTNT chỉ đạo
các đơn vị trực thuộc Sở, các dự án, tổ chúc, cá nhân và hộ gia đình có liên
quan thực hiện đúng các quy định của Quy trình này.
Căn cứ quy trình và các định mức kinh tế - kỹ thuật
Nhà nước ban hành, Sở Nông nghiệp & PTNT chỉ đạo các đơn vị lập thiết kế
& dự toán cụ thể cho từng công thức kỹ thuật trồng rừng, thẩm định trình
UBND tỉnh phê duyệt.
Điều 3. Chánh Văn phòng HĐND & UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Nông
nghiệp & PTNT, Kế hoạch & Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên & Môi trường;
Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chi cục trưởng
Chi cục PTLN; Thủ trưởng các sở, ban ngành có liên quan và Chủ tịch UBND các
huyện, thị xã căn cứ Quyết định thi hành.
Quy trình ban hành kem theo Quyết định này thay thế
Quy trình trồng rừng cảnh quan, môi trường - du lịch (Điều 6) kèm theo Quyết định
345/2003/QĐ-UB ngày 06/8/2003 của UBND tỉnh Lào Cai.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký./.
|
TM.UỶ BAN NHÂN
DÂN TỈNH LÀO CAI
K/T. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Văn Cường
|
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG CẢNH QUAN, MÔI TRƯỜNG DU
LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
(Kèm
theo Quyết định số 340/2004/QĐ-UBND ngày 21 tháng 6 năm 2004 của UBND tỉnh Lào
Cai)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Quy định này nhằm mục
tiêu thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 13-NQ/TU ngày 16/4/2002 của Ban thường vụ
tỉnh ủy khóa XII; được xây dựng trên cơ sở Quy phạm kỹ thuật xây dựng rừng
phòng hộ đầu nguồn (QPN 13-91) ngày 4/4/1991 của Bộ Nông nghiệp & PTNT, nhằm
xây dựng các khu rừng phòng hộ, tạo cảnh quan, cải thiện môi trường sinh thái,
đáp ứng nhu cầu du lịch sinh thái; góp phần vào mục tiêu phát triển rừng phòng
hộ, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người làm nghề rừng, từng bước nâng cao
nhân thức về bảo vệ môi trường sinh thái cho nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Quy định này là cơ
sở pháp lý về kỹ thuật để thiết kế cụ thể cho từng công thức trồng rừng; hướng
dẫn kỹ thuật thi công trồng rừng cảnh quan, môi trường, du lịch trên địa bàn tỉnh
Lào Cai; đồng thời quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên khi thực hiện
chương trình này.
Chương II
YÊU CẦU KỸ THUẬT
Điều 3. Nguyên tắc thiết kế
trồng rừng:
- Thiết kế trồng rừng cảnh quan,
môi trừơng, du lịch thực hiện theo Quy trình thiết kế trồng rừng phòng hộ ban
hành kèm theo Quyết định số 516/QĐ-BNN-KHCN ngày 18/02/2002 của Bộ Trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Các khu vực thiết kế trồng rừng
cảnh quan, môi trường du lịch phải nằm trong quy hoạch được cấp thẩm quyền phê
duyệt; trong quá trình thiết kế cần bố trí quỹ đất để xây dựng các công trình
phòng chống cháy rừng. Riêng các khu vực dọc hai bên đường Quốc lộ (đất của các
hộ dân được Nhà nước giao theo Nghị định 02/CP và 163/1999/NĐ-CP) thiết kế các
băng (lô) rừng song song với các tuyến đường có chiều rộng từ 20 - 50 m tùy
theo độ dốc, chiều rộng giữa các băng để lại bằng chiều rộng của băng rừng để
cho nhân dân sử dụng sản xuất nông nghiệp.
Điều 4. Phương thức, phương
pháp trồng:
- Phương thức trồng: Trồng rừng
thuần loài;
- Phương pháp trồng: Trồng thủ
công bằng cây con có bầu và rễ trần.
Điều 5. Loài cây, thời vụ,
mật độ và tiêu chuẩn cây trồng:
a. Loài cây trồng: Thông mã vĩ, Sa
mộc
b. Thời vụ trồng:
- Trồng Thông vụ xuân hề từ tháng
2- tháng 5; Vụ hè thu từ tháng 6 - tháng 8;
- Trồng Sa mộc vụ hè thu từ tháng
7 - 10 và vụ thu đông từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau;
c. Mật độ trồng:
+ Thông: 2.500 cây/ 1ha; Cây cách
cây 2 m; Hàng cách hàng 2 m.
+ Sa mộc: 3.300 cây/ ha; Cây cách
cây 1,5 m; Hàng cách hàng 2 m.
d. Tiêu chuẩn cây giống:
- Cây Thông mã vĩ: Cây con ươm
trong bầu có kích thước túi bầu (18 x 25cm), đáy bầu đục lỗ để thoát nước; cây
con có thời gian trong vườn ươm > 24 tháng tuổi.
+ Chiều cao vút ngọn > 0,8 m.
+ Đường kính cổ rễ ≥ 0,6 cm.
- Cây Sa mộc: Cay con rễ trần; cay
con có thời gian trong vườn ươm > 24 tháng tuổi.
+ Chiều cao vút ngọn ≥ 0,8 m.
+ Đường kính cổ rỗ: >0,6 cm.
Điều 6. Xử lý thực bì, làm đất,
bón phân:
a. Xử lý thực bì:
Phát thực bì toàn diện; thực bì được
phát sát gốc, dọn sống, sau khi phát được băm thành đoạn ngắn < 1 m, dải đều
trên diện tích phát.
b. Làm đất, bón phân:
- Phương thức: Cuốc, lấp hố thủ
công;
- Phương pháp:
+ Cuốc lấp, hố thủ công: kích thước
hố 40 x 50 x 40 (cm). Cuốc hố theo hình nanh sấu, lớp đất tầng mặt và lớp đất tầng
B được đào lên để ở 2 bên miệng hố. Hoàn thành việc đào hố trước khi lấp hố 15
- 20 ngày.
- Mỗi hố bón lót (50 gam, NPK hoặc
100 gam Lân) trộn đều với lớp đất tầng mặt cho xuống đáy hố, sau đó lấp hố hằng
đất đã nhặt sạch sỏi, đá, rễ cây; lấp đất hình mui rùa. Thời gian bón lót và lấp
hố trước khi trồng cây từ 15-20 ngày.
Điều 7. Vận chuyển và trồng
cây:
a. Vận chuyển:
- Trước khi vận chuyển cây giống cần
tưới đẫm nước trước 2 ngày, cây giống khi vận chuyển cần được che mưa, nắng,
nên vận chuyển cây vào những ngày trời râm, mát.
- Nên vận chuyển cây đến đâu trồng
hết đến đó. Nếu hiện trường thi công xa vườn ươm cần vận chuyển cây giống đến
bãi tập kết. Bãi tập kết phải đảm bảo che mái, tưới ẩm cho cây giống và phòng
gia súc phá hoại.
- Khi vận chuyển tránh làm vỡ bầu,
dập cây, gãy ngọn.
- Riêng cây Sa mộc trước khi vận
chuyển đi trồng được hồ rễ bằng các loại thuốc kích thích ra rễ theo hướng dẫn
của từng loại thuốc ghi trên bao bì.
b. Kỹ thuật trồng:
- Thời gian trồng chọn những ngày
có thời tiết râm mát hoặc mưa nhỏ.
- Dùng dụng cụ đào đất ở giữa hố
đã lấp, đủ rộng và sâu để sau khi đặt cây giống xuống thì mặt bầu (cổ rễ) thấp
hơn mặt đất 1 - 2 cm.
- Cây con có bầu xé bỏ vỏ bầu,
tránh làm vỡ bầu; đặt cây con thẳng đứng vào giữa hố, lấy đất tơi xốp ở lớp mặt
lấp đầy hố, nén chặt đất xung quanh bầu cây và vun đất hình mui rùa cao hơn mặt
đất bình thường 2 - 3 cm.
- Không trồng cầy quá sâu hoặc quá
nông. Cây đã rải ra hố phải trồng hết trong ngày.
Điều 8. Chăm sóc rừng trồng:
- Số năm chăm sóc rừng trồng: 4
năm
- Số lần chăm sóc: 9 lần gồm các
công việc:
+ Rẫy cỏ xới đất, vun gốc cây trồng,
trồng dặm những cây trồng bị chết; đường kính xới từ 0,6 – 1,0 m.
+ Phát thực bì cạnh tranh xâm lấn,
chèn ép cây trồng.
Việc xác định biện pháp chăm sóc cụ
thể cho từng năm, căn cứ vào thời vụ trồng, thời gian chăm sóc, tình hình phát
triển của thực bì mà bố trí biện pháp chăm sóc cho phù hợp. (theo hồ sơ thiết kế
kỹ thuật được phê duyệt hàng năm)
- Thời gian chăm sóc cụ thể như
sau:
+ Trồng vụ xuân - hè:
Năm l: 3 lần chăm sóc
Năm 2: 3 lần chăm sóc
Năm 3: 2 lần chăm sóc
Năm 4: 1 lần chăm sóc
+ Trồng vụ hè - thu:
Năm 1: 2 lần chăm sóc
Năm 2: 3 lần chăm sóc
Năm 3: 3 lần chăm sóc
Năm 4: 1 lần chăm sóc
+ Trồng vụ thu - đông
Năm 1: 1 lần chăm sóc
Năm 2: 3 lần chăm sóc
Năm 3: 3 lần chăm sóc
Năm 4: 2 lần chăm sóc
Chương III
NUÔI DƯỠNG VÀ BẢO VỆ
Điều 9. Quản lý, bảo vệ và
tỉa thưa rừng trồng
a. Quản lý, bảo vệ rừng trồng.
- Các đơn vị chủ rừng lập hồ sơ,
lý lịch rừng trồng và quản lý rừng trồng theo các quy định hiện hành.
- Công tác nghiệm thu trồng rừng:
Thực hiện theo các quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn về nghiệm thu trồng rừng.
- Thời gian giao khoán bảo vệ rừng:
Lâu dài.
- Kỹ thuật bảo vệ rừng trồng:
+ Tuyên truyền, phổ biến đến nhân
dân Chủ trương, chính sách, pháp luật của đảng và Nhà nước về Bảo vệ và phát
triển rừng;
+ Tuần tra, canh gác kịp thời ngăn
chặn các hành vi phá hoại rừng;
+ Xây dựng quy ước bảo vệ rừng;
xây dựng, duy tu, bảo dưỡng các công trình phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ
rừng;
b. Tỉa thưa:
- Đổ tạo điều kiện cho cây rừng
sinh trưởng và phát triển tốt, hình dạng thân cây và tán cây đẹp được tiến hành
tỉa thưa 2 lần:
+ Lần l: Được thực hiện vào năm thứ
6 - 7 tính từ năm trồng; đối tượng tỉa thưa: loại bỏ những cây cong queo, sâu bệnh,
cây sinh trưởng kém, hình dáng không cân đối; mật độ để lại: Thông: 1.600 -
1.800 cây/ha, Sa mộc: 2.500 - 2.700 cây/ha.
+ Lần 2: Được thực hiện sau tỉa
thưa lần 1 là 3 năm; đối tượng tỉa thưa: loại bỏ những cây cong queo, sâu bệnh;
cây sinh trưởng kém, lệch tán, những nơi có mật độ dày; mật độ để lại: Thông:
1.200 - 1.500 cây/ha, Sa mộc: 1.600 - 1.800 cây/ha.
Điều 10. Phòng chống cháy rừng
và phòng trừ sâu, bệnh hại:
a. Phòng chống cháy rừng:
- Các chủ rừng xây dựng phương án
phòng cháy, chữa cháy rừng; thường xuyên theo dõi thời tiết ở các khu vực có rừng,
dự báo tình hình và có biện pháp PCCC rừng phù hợp hiệu quả; thực hiện nghiêm
chỉnh các quy định về PCCC rừng hiện hành.
- Xây dựng, chăm sóc, bảo vệ hệ thống
công trình phòng chống cháy rừng và trang bị các loại dụng cụ phục vụ cho công
tác PCCC rừng.
b. Phòng trừ sâu, bệnh hại
- Tăng cường phòng trừ sâu, bệnh hại
rừng trồng bằng các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM), tạo điều kiện
cho thiên địch phát triển (Nhện, Bọ xít, Ong mắt đỏ, Chim...) hạn chế thấp nhất
việc sử dụng hóa chất để trừ sâu bệnh hại cây rừng.
- Tăng cường công tác theo dõi, dự
báo tình hình phát triển của các loại sâu, bệnh hại rừng trồng; khi xuất hiện
sâu, bệnh phải có biện pháp phòng trừ kịp thời theo sự chỉ đạo của các cơ quan
chuyên môn (Chi cục bảo vệ thực vật, Chi cục phát triển lâm nghiệp....)
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 11. Các tổ chức, cá
nhân, hộ gia đình thực hiện việc trồng rừng cảnh quản, môi - du lịch trên địa
bàn tỉnh Lào Cai đều phải chấp hành Quy định này. Những nội dung quy định trước
đây trái với các nội dung quy định trong Quy trình này đều bãi bỏ.
Điều 12. Giao cho Sở Nông
nghiệp & PTNT chỉ đạo, hướng dẫn các chủ dự án, các tổ chức, đơn vị, cá
nhân thực hiện phù hợp với điều của từng trạng thái đất trồng rừng, đồng thời
làm căn cứ để thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật cho trồng rừng cảnh
quan, môi trường du lịch.