Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 3289/QĐ-BKHCN năm 2023 phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 Khoa học và công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long, mã số: KC.15/21-30 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

Số hiệu: 3289/QĐ-BKHCN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ Người ký: Trần Hồng Thái
Ngày ban hành: 29/12/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3289/QĐ-BKHCN

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP QUỐC GIA GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030 “KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG”, MÃ SỐ: KC.15/21-30

BỘ TRƯỞNG
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Căn cứ Luật khoa học và công nghệ ngày 18/6/2013;

Căn cứ Nghị định số 28/2023/NĐ-CP ngày 02/6/2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Thông tư số 05/2015/TT-BKHCN ngày 12/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định tổ chức quản lý Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 417/QĐ-TTg ngày 13/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động tổng thể thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.

Căn cứ Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 18/6/2022 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 02/4/2022 của Bộ Chính trị về Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Chỉ thị 10/CT-TTg ngày 18/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững đồng bằng sông Cửu Long, chủ động thích ứng biến đổi khí hậu;

Căn cứ Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030;

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tái cơ cấu các Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 tại Công văn số 1066/TTg-KGVX ngày 05/8/2021;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính và Vụ trưởng Vụ Khoa học Xã hội, Nhân văn và Tự nhiên.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 “Khoa học và công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long” (Sau đây gọi tắt là Chương trình), mã số: KC.15/21-30. Mục tiêu, nội dung, dự kiến sản phẩm, yêu cầu đối với sản phẩm khoa học và chỉ tiêu đánh giá của Chương trình quy định tại Phụ lục kèm theo.

Điều 2. Cơ chế quản lý và tài chính của Chương trình được thực hiện theo quy định hiện hành.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ trưởng Vụ Khoa học Xã hội, Nhân văn và Tự nhiên, Ban Chủ nhiệm Chương trình, Giám đốc Văn phòng các chương trình trọng điểm cấp nhà nước và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố;
- Văn phòng Chính phủ;
- UB KHCNMT của Quốc hội;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Lưu: VT, KHTC(ĐG).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Hồng Thái

PHỤ LỤC

MỤC TIÊU, NỘI DUNG, DỰ KIẾN SẢN PHẨM, YÊU CẦU ĐỐI VỚI SẢN PHẨM KHOA HỌC VÀ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CỦA CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP QUỐC GIA GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030 “KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG”, MÃ SỐ: KC.15/21-30
(Kèm theo Quyết định số 3289/QĐ-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Cung cấp luận cứ khoa học, giải pháp, mô hình ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo (ĐMST), nhằm ứng phó chủ động và hiệu quả với biến đổi khí hậu (BĐKH) và thích ứng với tác động của thượng nguồn sông Mê Công, phát triển bền vững, góp phần đưa đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trở thành vùng kinh tế trọng điểm, văn minh sinh thái và bền vững, mang đậm bản sắc văn hóa sông nước của cả nước, hội nhập khu vực và quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Phát triển kinh tế bền vững vùng ĐBSCL để ứng phó với BĐKH và thích ứng với tác động của các hoạt động kinh tế - xã hội ở thượng nguồn sông Mê Công.

2.2. Phát triển xã hội bền vững, hài hòa, góp phần đưa ĐBSCL thành vùng văn minh sinh thái và bền vững, mang đậm bản sắc văn hóa sông nước để ứng phó với BĐKH và thích ứng với tác động của các hoạt động kinh tế - xã hội ở thượng nguồn sông Mê Công.

2.3. Sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm nhẹ thiên tai để phát triển bền vững ĐBSCL, ứng phó với BĐKH và thích ứng với tác động của các hoạt động kinh tế - xã hội ở thượng nguồn sông Mê Công.

2.4. Tích hợp đồng bộ bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH, thích ứng với tác động của các hoạt động kinh tế - xã hội ở thượng nguồn sông Mê Công và phát triển bền vững ĐBSCL.

II. NỘI DUNG

1. Xác lập cơ sở khoa học, thực tiễn, xây dựng và chuyển giao các mô hình, công nghệ, giải pháp để phát triển kinh tế bền vững ở ĐBSCL, ứng phó với BĐKH và thích ứng với tác động của các hoạt động kinh tế - xã hội ở thượng nguồn sông Mê Công.

a. Nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện, bổ sung các cơ chế, chính sách: (i) thu hút đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông, logistic và chuỗi liên kết, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội theo hướng chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn vùng ĐBSCL để ứng phó với BĐKH và tác động của thượng nguồn sông Mê Công; (ii) thúc đẩy và khuyến khích ứng dụng và chuyển giao công nghệ xanh, tiên tiến, khởi nghiệp, ĐMST, phát triển tài sản trí tuệ trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ nhằm phát triển kinh tế bền vững ĐBSCL.

b. Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn, đề xuất các giải pháp, phát triển và chuyển giao các mô hình; (i) chuyển đổi xanh, quy mô lớn và tận dụng các nguồn lực hợp tác quốc tế nhằm ứng phó với BĐKH, thích ứng với tác động của thượng nguồn sông Mê Công, phát triển bền vững ĐBSCL; (ii) xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, chuyển đổi kinh tế, sản xuất thuận thiên, phù hợp với các hệ sinh thái, đặc điểm văn hóa - xã hội, sản phẩm hàng hóa, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu để ứng phó với BĐKH, tác động của thượng nguồn sông Mê Công và thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

c. Nghiên cứu xây dựng, chuyển giao mô hình, giải pháp phát triển: (i) kinh tế sông, kinh tế mậu biên hiệu quả; kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, các-bon thấp, chống chịu cao phù hợp với Quy hoạch vùng ĐBSCL giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, dựa vào tự nhiên, môi trường, phù hợp với các tiểu vùng sinh thái, các địa phương ĐBSCL để phát triển bền vững, ứng phó hiệu quả với BĐKH; (ii) công nghiệp, thương mại hỗ trợ cho kinh tế nông nghiệp, công nghiệp chế biến sản phẩm nông, lâm, thủy sản; hỗ trợ xây dựng thương hiệu và sản phẩm hàng hóa của ĐBSCL trong các chuỗi phân phối trong nước và quốc tế; (iii) nuôi trồng thủy sản - cây ăn quả - lúa - đa đối tượng, thích nghi với các tiểu vùng sinh thái ở ĐBSCL; (iv) ứng dụng công nghệ sinh học trong tuyển chọn, lai tạo, sản xuất giống mới có giá trị kinh tế cao về thủy sản - cây ăn quả - lúa phù hợp với các tiểu vùng sinh thái, thích ứng với BĐKH và tác động của thượng nguồn sông Mê Công; (v) ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và ĐMST trong quản lý sản xuất, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, ứng dụng thương mại điện tử để hỗ trợ liên kết sản xuất, kết nối thị trường cho các sản phẩm chủ lực ĐBSCL.

d. Nghiên cứu xây dựng mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, theo chuỗi giá trị và gắn thị trường tiêu thụ; các giải pháp triển khai các chương trình OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới; các giải pháp, mô hình phát triển du lịch nông thôn - nông nghiệp phù hợp với thế mạnh của ĐBSCL; thử nghiệm các mô hình sản xuất kết hợp với du lịch sinh thái, mô hình dịch vụ - du lịch dựa trên khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về đặc điểm tự nhiên, sinh thái, nét đặc trưng văn hóa và con người ĐBSCL.

2. Xác lập cơ sở khoa học, thực tiễn, xây dựng và chuyển giao các mô hình, công nghệ, giải pháp để phát triển xã hội bền vững, hài hòa, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần đưa ĐBSCL thành vùng văn minh sinh thái và bền vững, mang đậm bản sắc văn hóa sông nước, thích ứng với tác động của các hoạt động kinh tế - xã hội ở thượng nguồn sông Mê Công

a. Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn, đề xuất tiêu chí, giải pháp phát triển ĐBSCL trở thành vùng văn minh sinh thái, mang đậm bản sắc văn hóa sông nước để phát triển bền vững, bao trùm.

b. Nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ 4.0 trong xây dựng và chuyển giao mô hình, giải pháp, đề xuất cơ chế, chính sách : (i) tích hợp xây dựng nông thôn mới với phát triển kinh tế (nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, chế biến, hỗ trợ, dịch vụ..,) xanh, tuần hoàn, các - bon thấp, chống chịu cao để phát triển bền vững ĐBSCL; (ii) giảm thiểu tác động của BĐKH đến việc làm, điều kiện sống, khả năng thích ứng và phát triển sinh kế của người lao động khu vực ĐBSCL từ tiếp cận xã hội học, bình đẳng giới và phát triển bền vững;

c. Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn, để đề xuất cơ chế chính sách, xây dựng và chuyển giao các giải pháp; (i) đổi mới cơ bản toàn diện giáo dục đào tạo, đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực gắn với thị trường lao động ĐBSCL và quá trình chuyển đổi sản xuất và sinh kế, đáp ứng nhu cầu ứng phó BĐKH và phát triển bền vững ĐBSCL; (ii) phát triển hệ thống y tế kết nối vùng, nâng cao chất lượng y tế và sức khỏe cộng đồng tại ĐBSCL; (iii) kiểm soát bất bình đẳng môi trường, phòng ngừa và quản lý xung đột môi trường, đảm bảo an ninh môi trường phục vụ phát triển bền vững ĐBSCL; (iv) nâng cao nhận thức và năng lực về ứng phó BĐKH, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số và phát triển bền vững hài hòa với thiên nhiên.

d. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin, đồng thiết kế và chuyển giao các giải pháp, mô hình: (i) cải cách quản trị, hành chính; quản trị ứng dụng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo và cơ sở dữ liệu khoa học công nghệ, ĐMST hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội ĐBSCL ứng phó BĐKH; (ii) nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ các cấp ĐBSCL về phát triển bền vững, chuyển đổi xanh, tích hợp ứng phó với BĐKH, sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh phi truyền thống.

3. Xác lập cơ sở khoa học, thực tiễn, xây dựng và chuyển giao các mô hình, công nghệ, giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học theo hướng chuyển đổi xanh, giảm nhẹ thiên tai để phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu ở ĐBSCL và thích ứng với tác động của các hoạt động kinh tế - xã hội ở thượng nguồn sông Mê Công.

a. Phát triển và chuyển giao các mô hình, phương pháp, quy trình, giải pháp công nghệ tiên tiến, thông minh để: (i) dự báo, giám sát, cảnh báo tổng thể, tích hợp (tự nhiên - xã hội), đánh giá tác động của BĐKH, hoạt động của con người và nước biển dâng đến quá trình sụt lún, sạt lở bờ sông, bờ biển, xâm nhập mặn, ô nhiễm môi trường, tài nguyên nước mặt và nước ngầm; (ii) tác động của BĐKH, sạt lở, bồi tụ bờ sông, cửa sông ven biển, lũ, ngập lụt, các thành phố lớn, hạn hán, xâm nhập mặn,... và thích ứng với tác động của các hoạt động kinh tế - xã hội ở thượng nguồn sông Mê Công để ứng phó hiệu quả và phát triển bền vững; (iii) dự báo sản xuất nông nghiệp, dịch bệnh và môi trường nhằm giảm thiểu rủi ro, nâng cao tính bền vững của ĐBSCL.

b. Phát triển, ứng dụng hiệu quả và chuyển giao các công nghệ, giải pháp tiên tiến; (i) khai thác, sử dụng hợp lý và bền vững tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, rừng, sinh học, khoáng sản, vật liệu xây dựng, tài nguyên du lịch...) phù hợp với điều kiện và lợi thế của vùng, tiểu vùng, hài hoà và đồng lợi ích giữa phát triển với ứng phó BĐKH, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, giá trị văn hóa, lịch sử, phù hợp với quy hoạch ĐBSCL giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; (ii) ứng phó phù hợp với diễn biến, xu thế BĐKH, thiên tai và tác động của thượng nguồn sông Mê Công nhằm bảo đảm an ninh phi truyền thống và phát triển bền vững dựa vào đánh giá các phương án sử dụng tài nguyên; (iii) tích hợp đồng bộ nhằm nâng cao khả năng chống chịu và phục hồi, tận dụng cơ hội nhằm giảm thiểu tổn thất, tổn thương do BĐKH, thiên tai và tác động của thượng nguồn sông Mê Công để phát triển bền vững, an toàn từng tiểu vùng, các địa phương, các ngành và cộng đồng vùng ĐBSCL; (iv) xử lý môi trường, tái sử dụng chất thải, phế phụ phẩm trong sản xuất và chế biến các sản phẩm nông nghiệp để phát triển kinh tế tuần hoàn.

4. Xác lập cơ sở khoa học, thực tiễn, xây dựng và chuyển giao các mô hình, công nghệ, giải pháp tích hợp đồng bộ ứng phó BĐKH và thích ứng với tác động của các hoạt động kinh tế- xã hội ở thượng nguồn sông Mê Công với phát triển bền vững ĐBSCL

a. Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn, xây dựng tiếp cận tổng thể, tích hợp đồng bộ phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL, ứng phó BĐKH, cơ chế, chính sách bảo vệ môi trường, ứng phó BĐKH và phát triển bền vững ĐBSCL phù hợp với đặc điểm tự nhiên, đa dạng sinh học, hệ sinh thái, văn hóa, xã hội địa phương, vùng.

b. Nghiên cứu luận cứ khoa học và thực tiễn nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách về kinh tế, khoa học và công nghệ, quản lý công và đề xuất các giải pháp, mô hình; (i) phát triển bền vững, bao trùm đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với biến đổi khí hậu; (ii) sử dụng tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH; (iii) xây dựng và chia sẻ cơ sở dữ liệu liên ngành thúc đẩy hợp tác, liên kết giữa các địa phương, giữa các tiểu vùng ĐBSCL và liên vùng với các tỉnh Đông Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh về để phát triển bền vững, an toàn.

c. Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn, xây dựng, thí điểm các mô hình, giải pháp tận dụng cơ hội từ BĐKH, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế xanh, các-bon thấp, kinh tế tuần hoàn, tích hợp đồng bộ giảm phát thải khí nhà kính để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và trung hòa carbon ở ĐBSCL.

d. Nghiên cứu cơ sở khoa học, thử nghiệm, xây dựng và chuyển giao mô hình, giải pháp tích hợp: (i) quy hoạch nông thôn, mô hình nông nghiệp thông minh, mô hình ứng dụng kỹ thuật - công nghệ mới trong quản lý, sản xuất, chế biến, kinh tế tuần hoàn sử dụng hiệu quả phụ phẩm nông nghiệp để ứng phó hiệu quả với BĐKH và phát triển bền vững ĐBSCL; (ii) xây dựng nông thôn mới với phát triển kinh tế (nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, chế biến, hỗ trợ, dịch vụ...) xanh, tuần hoàn, các - bon thấp, chống chịu cao, ứng dụng công nghệ tiên tiến nhằm mục tiêu phát triển bền vững; (iii) ứng dụng các công nghệ về năng lượng mới, năng lượng tái tạo, công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp và thủy sản, bảo quản và chế biến để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị các sản phẩm chủ lực tại ĐBSCL để phát triển bền vững; (iv) thành phố, khu công nghiệp thông minh, xanh, tuần hoàn để ứng phó hiệu quả BĐKH, thiên tai và phát triển bền vững.

đ. Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn, mô hình, giải pháp ứng dụng văn minh sinh thái trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và ứng phó BĐKH để phát triển bền vững ĐBSCL, tích hợp an ninh phi truyền thống (an ninh khí hậu, an ninh nước, sinh thái, môi trường, năng lượng, thực phẩm, kinh tế...) để ứng phó BĐKH và phát triển bền vững ĐBSCL.

III. DỰ KIẾN SẢN PHẨM

1. Cơ sở khoa học, thực tiễn, các mô hình, công nghệ, giải pháp để phát triển kinh tế bền vững ở ĐBSCL, ứng phó với biến đổi khí hậu và thích ứng với tác động của các hoạt động kinh tế - xã hội ở thượng nguồn sông Mê Công.

2. Cơ sở khoa học, thực tiễn, các mô hình, công nghệ, giải pháp để phát triển xã hội bền vững, hài hòa, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần đưa ĐBSCL thành vùng văn minh sinh thái và bền vững, mang đậm bản sắc văn hóa sông nước, thích ứng với tác động của các hoạt động kinh tế - xã hội ở thượng nguồn sông Mê Công.

3. Cơ sở khoa học, thực tiễn, các mô hình, công nghệ, giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học theo hướng chuyển đổi xanh, giảm nhẹ thiên tai để phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu ở ĐBSCL và thích ứng với tác động của các hoạt động kinh tế - xã hội ở thượng nguồn sông Mê Công.

4. Cơ sở khoa học, thực tiễn, các mô hình, công nghệ, giải pháp tích hợp đồng bộ ứng phó BĐKH và thích ứng với tác động của các hoạt động kinh tế - xã hội ở thượng nguồn sông Mê Công với phát triển bền vững ĐBSCL.

5. Sản phẩm về sở hữu trí tuệ: Sáng chế, giải pháp hữu ích, công nhận giống mới, bản quyền tác giả...

6. Sách chuyên khảo, công trình công bố trên các tạp chí trong nước và quốc tế.

7. Sản phẩm đào tạo: Đào tạo sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ), bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý; tập huấn chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, quản trị doanh nghiệp, HTX, nâng cao năng lực nông dân số....

IV. YÊU CẦU ĐỐI VỚI SẢN PHẨM KHOA HỌC

1. Cung cấp luận cứ khoa học có tính mới và có tính thực tiễn phục vụ có hiệu quả việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách, công cụ kinh tế và các giải pháp phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với biến đổi khí hậu và thích ứng với tác động của thượng nguồn sông Mê Công, đáp ứng yêu cầu tại các Nghị quyết của Đảng và Chính phủ về phát triển vùng ĐBSCL.

2. Quy trình, giải pháp kỹ thuật - công nghệ công nghệ và mô hình được tạo ra có tính mới, có khả năng ứng dụng trong thực tiễn phục vụ ứng phó với biến đổi khí hậu và thích ứng với tác động của thượng nguồn sông Mê Công.

3. Cơ sở dữ liệu, bản đồ, phần mềm có khả năng tích hợp, đồng bộ trong cơ sở dữ liệu chung của ĐBSCL.

V. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ

1. Về ứng dụng vào thực tiễn

- Ít nhất có 80% các kết quả được đưa vào ứng dụng trong thực tiễn khi chương trình kết thúc và hiệu quả được nơi sử dụng xác nhận.

- Khoảng 20% các kết quả được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện.

2. Về công bố khoa học

-100% số nhiệm vụ có kết quả được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành thuộc Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm do Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành được phê duyệt theo Quyết định của Hội đồng giáo sư nhà nước, trong đó tỷ lệ công bố quốc tế đăng trên các tạp chí thuộc danh mục Web of Science/Scopus đạt ít nhất 50%.

- 80% số nhiệm vụ triển khai có xây dựng tài liệu (hoặc cẩm nang) hướng dẫn chuyển giao kết quả nghiên cứu cho địa phương hoặc doanh nghiệp theo quy định.

3. Về sở hữu trí tuệ:

Ít nhất 30% số nhiệm vụ có kết quả sở hữu trí tuệ (được cấp hoặc chấp nhận đơn đăng ký bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, giống mới; được cấp quyền tác giả…).

4. Về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực:

- Ít nhất 50% số nhiệm vụ góp phần bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý; tập huấn chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, quản trị doanh nghiệp, HTX, nâng cao năng lực nông dân số...

- Ít nhất 70% số nhiệm vụ góp phần hỗ trợ đào tạo sau đại học (thạc sỹ, tiến sỹ).

5. Về hợp tác trong và ngoài nước

- Ít nhất 50% nhiệm vụ có sự tham gia đồng hành của doanh nghiệp hoặc/và địa phương để đồng thiết kế và giải quyết các vấn đề thực tiễn yêu cầu của ĐBSCL.

- Có ít nhất 01 nhiệm vụ/năm có sự tham gia triển khai của 01 đối tác quốc tế.

6. Về cơ cấu nhiệm vụ

Số lượng các dự án sản xuất thử nghiệm chiếm khoảng 10%, tổng số nhiệm vụ của chương trình.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3289/QĐ-BKHCN ngày 29/12/2023 phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 Khoa học và công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long, mã số: KC.15/21-30 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.483

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.102.18
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!