ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
3275/QÐ-UBND
|
Bình
Ðịnh, ngày 06 tháng 9 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
AN TOÀN THỰC PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN TỈNH BÌNH ĐỊNH, GIAI ĐOẠN 2017 - 2020, ĐỊNH
HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật An toàn Thực phẩm
ngày 17/6/2010;
Căn cứ Nghị định số
38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật An toàn thực phẩm;
Căn cứ Quyết định số
1290/QĐ-BNN-TCCB ngày 17/4/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phân công,
phân cấp hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp
và PTNT tại Văn bản số 3000/TTr-SNN ngày 23/8/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1:
Phê duyệt Đề án Tăng cường năng lực quản lý chất lượng
an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản tỉnh Bình Định, giai đoạn 2017 -
2020 định hướng đến năm 2030 như sau:
1. Mục
tiêu đề án
1.1. Mục tiêu chung
Hoàn thiện hệ thống tổ chức
bộ máy quản lý nhà nước về chất lượng ATTP nông lâm thủy sản từ tỉnh đến cơ sở;
tăng cường đầu tư cơ sở vật chất; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực để nâng cao
năng lực thực thi pháp luật của các cơ quan, đảm bảo hiệu lực và hiệu quả trong
công tác quản lý chất lượng ATTP nông lâm thủy sản.
1.2. Mục tiêu cụ thể a. Đến
năm 2020:
- 100% cán bộ làm công tác
quản lý chất lượng ATTP nông lâm thủy sản các cấp được tham gia các lớp tập huấn,
đào tạo để đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ được giao theo quy định của Bộ Nông
nghiệp và PTNT.
- Đầu tư, sử dụng có hiệu quả
trang thiết bị phục vụ công tác kiểm nghiệm của Ngành nông nghiệp nhất là Trạm
Chẩn đoán xét nghiệm của Chi cục Chăn nuôi và Thú y; đầu tư nâng cấp theo từng
giai đoạn để đạt chuẩn ISO đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
- Các chỉ tiêu đối với từng
lĩnh vực:
+ Trồng trọt: Từ 90% trở lên
vùng sản xuất rau, củ, quả tập trung được kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện
ATTP; 80% cơ sở sản xuất rau, củ, quả nhỏ lẻ có cam kết đảm bảo ATTP.
+ Chăn nuôi: Từ 90% trở lên
trang trại chăn nuôi được kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y và
ATTP; trên 80% chăn nuôi nông hộ cam kết đảm bảo vệ sinh thú y và ATTP. 100% cơ
sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung được kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện vệ
sinh thú y và ATTP; từ 80% trở lên cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm phân tán được
cam kết đảm bảo vệ sinh thú y và ATTP.
+ Thủy sản: Từ 90% trở lên
cơ sở nuôi trồng thủy sản do cấp tỉnh quản lý được kiểm tra xếp loại đủ điều kiện
ATTP; từ 80% trở lên cơ sở nuôi trồng thủy sản do cấp huyện quản lý được ký cam
kết đảm bảo ATTP. Từ 80% trở lên tàu cá từ 90 CV trở lên được kiểm tra xếp loại
đủ điều kiện ATTP; từ 50% trở lên tàu cá dưới 90CV có cam kết đảm bảo ATTP.
+ Sản xuất, chế biến, kinh
doanh nông lâm thủy sản: Từ 80% trở lên cơ sở có đăng ký kinh doanh do cấp tỉnh
quản lý được kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện ATTP; từ 60% trở lên cơ sở sản xuất,
kinh doanh nông lâm thủy sản do cấp huyện quản lý có cam kết đảm bảo ATTP.
+ Sản xuất, chế biến muối:
100% vùng sản xuất muối tập trung và cơ sở sản xuất kinh doanh, chế biến muối
có đăng ký kinh doanh do cấp tỉnh quản lý được kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện
ATTP; từ 80% trở lên cơ sở sản xuất muối do cấp huyện quản lý có cam kết đảm bảo
ATTP theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
b. Định hướng đến năm
2030:
- Tổ chức bộ máy quản lý nhà
nước về chất lượng ATTP nông lâm thủy sản từ tỉnh đến cơ sở được triển khai
theo các quy định hiện hành của Nhà nước, cán bộ thực thi nhiệm vụ cơ bản đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ được giao.
- Cơ sở vật chất, trang thiết
bị phục vụ công tác kiểm nghiệm được hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản
lý chất lượng ATTP.
- Đạt trên 95% đối với các
chỉ tiêu đã đạt 90% ở giai đoạn 2015 - 2020 của từng lĩnh vực trồng trọt, chăn
nuôi, thủy sản, muối và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến nông lâm thủy
sản do cấp tỉnh quản lý được kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện ATTP. Các chỉ
tiêu khác đạt từ 90% trở lên.
2. Nhiệm
vụ chủ yếu
2.1. Kiện toàn tổ chức bộ
máy quản lý nhà nước về chất lượng ATTP nông lâm sản thủy sản từ tỉnh đến cơ sở
- Đối với cấp tỉnh: Từng bước
củng cố Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản: Tùy theo tình hình
thực tế của tỉnh, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Quản lý chất lượng
Nông Lâm sản và Thủy sản tiến hành xây dựng Đề án thành lập các Trạm Quản lý chất
lượng Nông Lâm sản và Thủy sản liên huyện.
Các Chi cục chuyên ngành (Trồng
trọt và Bảo vệ thực vật, Chăn nuôi và Thú y, Thủy sản, Thủy lợi, Kiểm lâm):
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng Chi cục, cơ sở vật chất và cán bộ hiện
có; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các phòng chuyên môn đảm nhiệm công tác quản
lý chất lượng ATTP nông lâm thủy sản. Tại các Trạm trực thuộc bố trí cán bộ làm
nhiệm vụ theo dõi, phối hợp với Trạm Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản
liên huyện thực hiện công tác quản lý chất lượng ATTP nông lâm thủy sản tại địa
bàn.
- Cấp huyện (Phòng Nông nghiệp
và PTNT/Phòng Kinh tế): Có trách nhiệm bố trí ổn định cán bộ công chức để thực
hiện các nhiệm vụ được giao về quản lý chất lượng ATTP nông lâm thủy sản và muối;
đồng thời chịu trách nhiệm tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản
lý nhà nước trên lĩnh vực này tại địa phương.
- Cấp xã: Phân công 01 đồng
chí lãnh đạo trực tiếp theo dõi, chỉ đạo; đồng thời bố trí 01 công chức (người
lao động) kiêm nhiệm thực hiện công tác quản lý chất lượng ATTP nông lâm thủy sản
và muối.
2.2. Trang thiết bị phục
vụ công tác quản lý chất lượng ATTP nông lâm sản thủy sản cho cấp tỉnh
- Đầu tư những trang thiết bị
còn thiếu, đảm bảo đủ năng lực phân tích phục vụ công tác quản lý chất lượng
ATTP nông lâm thủy sản của Ngành.
- Từng Chi cục xây dựng kế
hoạch đầu tư các trang thiết bị thiết yếu phục vụ cho công tác kiểm tra nhanh
thuộc lĩnh vực được giao nhiệm vụ quản lý.
- Nâng cao năng lực chuyên
môn cho cán bộ làm công tác kiểm nghiệm tại các Chi cục quản lý chuyên ngành và
tiến đến xã hội hóa công tác này.
2.3. Nhiệm vụ quản lý nhà
nước về chất lượng ATTP nông lâm thủy sản trong quá trình sản xuất, kinh doanh
a. Đối với cơ quan quản
lý cấp tỉnh:
Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ
quan chuyên môn của tỉnh chịu trách nhiệm quản lý chất lượng ATTP thuộc ngành
Nông nghiệp, nhiệm vụ của các Chi cục chuyên ngành:
- Chi cục Quản lý chất lượng
Nông Lâm sản và Thủy sản: Làm nhiệm vụ đầu mối tham mưu cho Sở Nông nghiệp và
PTNT về công tác quản lý chất lượng ATTP nông lâm thủy sản và muối trên địa bàn
tỉnh.
- Các chi cục chuyên ngành
khác: Thực hiện theo chức năng nhiệm vụ được giao; tăng cường hướng dẫn, quản
lý, kiểm tra giám sát, phối hợp kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm
ATTP nông lâm thủy sản.
b. Đối với cơ quan quản
lý cấp huyện:
Phòng Nông nghiệp và
PTNT/Phòng Kinh tế là cơ quan tham mưu UBND huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, tổ
chức thực hiện công tác quản lý chất lượng ATTP nông lâm thủy sản tại địa bàn.
Phối hợp các cơ quan chuyên môn có chức năng thực hiện kiểm tra, xếp loại các
cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn theo phân công phân cấp.
c. Ủy ban nhân dân cấp
xã:
- Giám sát điều kiện đảm bảo
ATTP các cơ sở nuôi, trồng, thu hoạch, đánh bắt, giết mổ, bảo quản, vận chuyển
nông lâm thủy sản trên địa bàn và các đối tượng khác do UBND huyện phân công.
- Tuyên truyền, giáo dục
pháp luật, giám sát, xác nhận xuất xứ cho các sản phẩm chăn nuôi, trồng trọt,
sơ chế nông lâm thủy sản quy mô nhỏ, hộ gia đình.
- Phối hợp với các cơ quan
chức năng cấp trên, đồng thời triển khai giám sát cộng đồng về ATTP trên địa
bàn.
2.4. Phối hợp với các
Ngành chức năng trong công tác quản lý ATTP
Thực hiện tốt cơ chế phối hợp
trong công tác quản lý chất lượng ATTP nông lâm thủy sản và muối từ sản xuất,
lưu thông đến bàn ăn.
3. Xây dựng
và triển khai các chương trình, dự án
- Chương trình Giám sát cảnh
báo dư lượng kháng sinh cấm và các chất độc hại trong sản phẩm nông lâm thủy sản.
- Dự án đầu tư cơ sở vật chất,
trang thiết bị, phương tiện cho các cơ quan liên quan đến công tác quản lý chất
lượng ATTP nông lâm thủy sản.
- Dự án đào tạo nguồn nhân lực
cho các cơ quan liên quan đến công tác quản lý chất lượng ATTP nông lâm thủy sản
ở các cấp hàng năm.
- Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu
về công tác quản lý chất lượng ATTP nông lâm thủy sản.
4. Nhu cầu
vốn đầu tư
a. Tổng nhu cầu vốn đầu
tư: 22.837 triệu đồng, trong đó:
- Ngân sách nhà nước :
22.022 triệu đồng chiếm 96,4%
- Vốn lồng ghép các chương
trình dự án: 815 triệu đồng, chiếm 3,6%.
b. Nguồn vốn đầu tư: Nguồn
vốn ngân sách địa phương và vốn lồng ghép vào các chương trình dự án được đầu
tư vào công tác quản lý chất lượng ATTP nông lâm thủy sản. Bao gồm: Đầu tư cơ sở
vật chất, trang thiết bị; nguồn nhân lực; thông tin tuyên truyền; giám sát,
thanh thanh tra, kiểm tra… phục vụ cho công tác quản lý của các cơ quan quản lý
các cấp.
Cơ chế đầu tư được thực hiện
theo nguyên tắc cơ quan chuyên môn cấp nào thì do cấp đó chịu trách nhiệm bố
trí.
(có Đề án kèm theo)
5. Giải
pháp thực hiện
a. Thông tin tuyên truyền:
Đẩy mạnh hoạt động tuyên
truyền trên sóng truyền thanh, truyền hình, in ấn phát hành tờ rơi về ATTP nông
lâm thủy sản để nâng cao nhận thức của người sản xuất, kinh doanh theo hình thức
trực quan, dễ hiểu, dễ nhớ.
b. Nâng cao năng lực hệ
thống quản lý nhà nước của các cơ quan chuyên môn:
- Xác định rõ chức năng, nhiệm
vụ, phân công phân cấp và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước
theo Quyết định số 28/2015/QĐ-UBND ngày 21/8/2015 của UBND tỉnh Bình Định.
- Hoàn thiện tổ chức bộ máy
và biên chế hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng ATTP nông lâm
thủy sản các cấp theo quy định của Nhà nước.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu phục
vụ cho công tác quản lý chất lượng ATTP nông lâm thủy sản từ cấp tỉnh đến cấp
huyện, xã gắn với việc công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Thành lập các Trạm Quản lý
chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản liên huyện để kịp thời thực hiện các nhiệm
vụ được giao nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước;
c. Tăng cường công tác
đào tạo, tập huấn:
- Đối với cấp tỉnh: Các đơn
vị liên quan thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT, tham gia các lớp đào tạo, tập huấn
chuyên môn nghiệp vụ do Trung ương tổ chức.
- Đối với cấp huyện: Tham
gia các lớp đào tạo, tập huấn về công tác quản lý chất lượng
ATTP nông lâm thủy sản do tỉnh tổ chức.
- Đối với cấp xã: Cán bộ
chuyên môn cấp xã phải được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về công tác quản lý chất
lượng ATTP nông lâm thủy sản, nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được
giao theo phân công, phân cấp.
- Đối với các cơ sở sản xuất,
kinh doanh: Tập huấn, hướng dẫn về công tác quản lý chất lượng ATTP nông lâm thủy
sản theo quy định của Nhà nước và thiết lập, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng
tiên tiến (GAP, VietGAP, GMP, SSOP, HACCP, …) cho các tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân có liên quan đến sản xuất, chế biến, kinh doanh nông lâm thủy sản.
d. Tăng cường đầu tư cơ sở
vật chất, trang thiết bị:
Đầu tư sở vật chất theo quy
định hiện hành của Nhà nước và tình hình thực tế tại địa phương đối với các cơ
quan quản lý nhà nước về chất lượng ATTP nông lâm thủy sản từ tỉnh đến cơ sở.
đ. Tăng cường hoạt động
thanh tra, kiểm tra, giám sát:
- Hoạt động thanh tra, xử lý
vi phạm: Tăng cường thanh tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng hóa chất
kháng sinh cấm và các chất độc hại trong sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản
và muối. Xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm ATTP nông lâm thủy sản.
- Hoạt động giám sát: Tổ chức
lấy mẫu giám sát về chất lượng ATTP nông lâm thủy sản tại tất cả các địa phương
trong tỉnh. Thực hiện lấy mẫu giám sát sản phẩm an toàn theo chuỗi tại các điểm
bán sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn đã được xây dựng theo Quyết định số
3075/QĐ-BNNPTNT-QLCL.
- Công tác kiểm tra, xếp loại:
Cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện tăng cường công tác kiểm tra, xếp loại và
cam kết ATTP theo Thông tư số 45/2014/TT- BNNPTNT và Thông tư số
51/2014/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Công khai trên các phương
tiện thông tin đại chúng các cơ sở đạt, chưa đạt, vi phạm ATTP để người tiêu
dùng biết.
e. Đẩy mạnh thực hiện các
chính sách: Thực hiện có hiệu quả các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát
triển sản xuất nông lâm thủy sản của Trung ương, của tỉnh đã ban hành.
g. Ứng dụng khoa học công
nghệ:
- Áp dụng các tiến bộ khoa học
công nghệ trong quản lý, kiểm soát chất lượng ATTP nông lâm thủy sản.
- Áp dụng các phương pháp kiểm
tra, phân tích tiên tiến, sử dụng trang thiết bị kiểm tra nhanh tại hiện trường.
- Tiếp tục xây dựng, triển
khai và nhân rộng các mô hình quản lý ATTP tiên tiến trong sản xuất VietGAP,
VietGAHP; trong quản lý chất lượng GMP, GHP, HACCP, ISO 22000…
Điều
2: Tổ chức thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và PTNT
- Chủ trì phối hợp với UBND
các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ban, ngành đoàn thể liên quan tổ chức triển
khai thực hiện đề án;
- Tham mưu các chính sách,
chỉ thị, văn bản chỉ đạo, kế hoạch, chương trình hành động... liên quan đến quản
lý chất lượng ATTP nông lâm thủy sản trình UBND tỉnh xem xét ban hành;
- Căn cứ các tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật, tổ chức hướng dẫn các địa phương, các cơ sở sản xuất kinh doanh
thực hiện quản lý chất lượng ATTP nông lâm thủy sản theo đúng quy định;
- Chủ trì giám sát, thanh
tra, kiểm tra công nhận đảm bảo chất lượng ATTP; hướng dẫn truy xuất nguồn gốc
sản phẩm nông lâm thủy sản không đảm bảo chất lượng ATTP; quản lý và tổ chức hoạt
động kiểm nghiệm phục vụ quản lý chất lượng ATTP nông lâm thủy sản;
- Phối hợp với các sở ngành,
đoàn thể có liên quan và các địa phương trong công tác thông tin, tuyên truyền,
phổ biến pháp luật về quản lý chất lượng và ATTP nông lâm thủy sản...
2. Các sở, ngành, đơn vị
liên quan
Trong phạm vi chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của ngành có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và
PTNT trong công tác quản lý nhà nước về chất lượng ATTP nông lâm thủy sản.
Thông tin, tuyên truyền, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật về ATTP trong nhân
dân; kiểm nghiệm, truy xuất nguồn gốc các sản phẩm không đảm bảo ATTP trong quá
trình lưu thông, chế biến, phân phối...
3. Các tổ chức đoàn thể,
cơ quan báo, đài
Tỉnh đoàn, Hội Nông dân tỉnh,
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội người tiêu dùng, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh,
Báo Bình Định theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở
Nông nghiệp và PTNT trong công tác vận động, tuyên truyền hội viên và nhân dân
tham gia quản lý chất lượng ATTP nông lâm thủy sản.
4. Trách nhiệm của UBND cấp
huyện, xã
- Ủy ban nhân dân các cấp
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về chất
lượng ATTP nông lâm thủy sản tại địa phương. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và
PTNT trong công tác kiểm tra, thanh tra, truy xuất nguồn gốc các sản phẩm không
đảm bảo ATTP. Xử lý nghiêm những cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy
sản vi phạm ATTP;
- Chỉ đạo cơ quan chuyên môn
phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể phổ biến, tuyên truyền pháp luật về ATTP
trong nhân dân; kịp thời ngăn chặn, xử lý các trường hợp gây mất ATTP.
5. Trách nhiệm của các tổ
chức, cá nhân tham gia sản xuất, chế biến, kinh doanh nông lâm thủy sản
Coi trọng việc đảm bảo chất
lượng ATTP nông lâm thủy sản và muối trong sản xuất, kinh doanh; áp dụng các
chương trình quản lý chất lượng tiên tiến: GMP, SSOP, HACCP…; củng cố niềm tin
của người tiêu dùng đối với sản phẩm nông lâm thủy sản.
Điều
3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc
các Sở Nông nghiệp và PTTN, Y tế, Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội
vụ, Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ
trưởng các sở, ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này từ ngày ký./
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Châu
|