Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 321/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình Người ký: Nguyễn Ngọc Thạch
Ngày ban hành: 06/03/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 321/QĐ-UBND

Ninh Bình, ngày 06 tháng 3 năm 2019

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT ĐỒ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TỈNH NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;

Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;

Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 243/TTr-SXD ngày 29/01/2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, gồm những nội dung sau:

I. Tên đồ án: Điều chỉnh Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.

II. Đơn vị tư vấn lập điều chỉnh quy hoạch

- Công ty cổ phần tư vấn Xây dựng công nghiệp và Đô thị Việt Nam.

- Chủ nhiệm đồ án: KTS. Nguyễn Sơn.

- Chuyên gia môi trường: KS. Ngô Đăng Phú.

III. Nội dung đồ án Điều chỉnh quy hoạch

1. Phạm vi, đối tượng quy hoạch

1.1. Phạm vi quy hoạch: Toàn bộ ranh giới hành chính tỉnh Ninh Bình với diện tích 1.389,1 km2.

1.2. Đối tượng quy hoạch:

a) Chất thải rắn sinh hoạt.

b) Chất thải rắn công nghiệp.

c) Chất thải rắn y tế.

d) Chất thải rắn xây dựng và bùn nạo vét.

e) Chất thải rắn nông nghiệp nguy hại.

g) Cập nhật và đề xuất về chất thải rắn nguy hại.

2. Quan điểm, mục tiêu điều chỉnh quy hoạch

2.1. Quan điểm

a) Quản lý tổng hợp chất thải rắn là một trong những ưu tiên của công tác bảo vệ môi trường, góp phần kiểm soát ô nhiễm, hướng tới phát triển đô thị bền vững.

b) Quản lý chất thải rắn phải lấy phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh và phân loại chất thải tại nguồn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, tăng cường tái sử dụng, tái chế để giảm khối lượng chất thải phải chôn lấp.

c) Quản lý tổng hợp chất thải rắn là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó Nhà nước có vai trò chủ đạo, đẩy mạnh xã hội hóa, huy động tối đa mọi nguồn lực và tăng cường đầu tư cho công tác quản lý chất thải rắn.

d) Quản lý chất thải rắn không khép kín theo địa giới hành chính, đảm bảo sự tối ưu về kinh tế, kỹ thuật, sự an toàn về xã hội và môi trường và phải gắn với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình.

e) Quản lý chất thải rắn phải tuân thủ theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”.

2.2. Mục tiêu tổng quát

a) Phòng ngừa, kiểm soát, hạn chế về cơ bản mức độ phát sinh chất thải rắn gia tăng, giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra, góp phần bảo vệ sức khỏe con người, môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đất nước.

b) Tăng cường năng lực quản lý tổng hợp chất thải rắn, tiến hành đồng thời các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác lưu giữ, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải rắn; mở rộng mạng lưới thu gom chất thải rắn; thúc đẩy phân loại chất thải rắn tại nguồn với phòng ngừa và giảm thiểu phát sinh chất thải rắn trong sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

c) Ứng dụng các công nghệ xử lý chất thải rắn tiên tiến, thân thiện môi trường; lựa chọn các công nghệ xử lý chất thải rắn kết hợp với thu hồi năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính, an toàn và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương; phát triển ngành công nghiệp tái chế, khuyến khích sử dụng, tiêu thụ các sản phẩm từ quá trình xử lý chất thải rắn.

3. Điều chỉnh, bổ sung Mục tiêu cụ thể đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

Căn cứ để điều chỉnh: Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

3.1. Về chất thải rắn sinh hoạt đô thị

a) Tất cả các đô thị loại đặc biệt và loại I có công trình tái chế chất thải rắn phù hợp với việc phân loại tại hộ gia đình; 85% các đô thị còn lại có công trình tái chế chất thải rắn phù hợp với việc phân loại tại hộ gia đình.

b) 90% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các đô thị được thu gom và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; tăng cường khả năng tái chế, tái sử dụng, xử lý kết hợp thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ; phấn đấu tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp đạt tỷ lệ dưới 30% so với lượng chất thải được thu gom.

c) Sử dụng 100% túi nilon thân thiện với môi trường tại các Trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt thay thế cho túi nilon khó phân hủy.

d) 90 - 95% các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị đã đóng cửa được cải tạo, xử lý, tái sử dụng đất.

đ) Việc đầu tư xây dựng mới cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt đảm bảo tỷ lệ chôn lấp sau xử lý không quá 20%.

3.2. Về chất thải rắn sinh hoạt nông thôn

a) 80% lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại khu dân cư nông thôn tập trung được thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tự xử lý, xử lý tập trung đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; tận dụng tối đa lượng chất thải hữu cơ để tái sử dụng, tái chế, làm phân compost hoặc tự xử lý tại các hộ gia đình thành phân compost để sử dụng tại chỗ; 95% các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nông thôn đã đóng cửa được cải tạo, xử lý, tái sử dụng đất; phấn đấu 100% các bãi chôn lấp chất thải tự phát không thuộc quy hoạch phải được xử lý đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường.

b) Việc đầu tư xây dựng mới cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải đảm bảo tỷ lệ chôn lấp sau xử lý không quá 20%.

3.3. Về chất thải rắn công nghiệp thông thường

a) 100% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và làng nghề phát sinh được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường.

b) 80% tổng lượng tro, xỉ, thạch cao phát sinh từ các nhà máy điện, nhà máy hóa chất, phân bón được tái chế, tái sử dụng và xử lý làm nguyên liệu sản xuất, vật liệu xây dựng, san lấp,... đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

3.4. Về chất thải rắn đặc thù khác

a) 90% tổng lượng chất thải rắn xây dựng phát sinh tại các đô thị được thu gom, xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, trong đó 60% được tái sử dụng hoặc tái chế thành các sản phẩm, vật liệu tái chế bằng các công nghệ phù hợp.

b) 100% bùn bể tự hoại thu gom của các đô thị được xử lý đảm bảo môi trường.

c) 80% chất thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi, gia súc, gia cầm phải được thu gom, tái sử dụng, tái chế làm phân compost, biogas và xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

d) 80% các phụ phẩm nông nghiệp phát sinh từ hoạt động sản xuất nông nghiệp phải được thu gom, tái sử dụng, tái chế thành các nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường.

đ) 100% các bao bì đựng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật dùng trong nông nghiệp phải được thu gom, lưu giữ và được xử lý theo quy định của pháp luật.

e) 100% lượng chất thải rắn y tế phát sinh tại các cơ sở y tế, bệnh viện được phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

3.5. Về chất thải rắn nguy hại: Chất thải rắn nguy hại là chất có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong những đặc tính gây hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác), hoặc tương tác với chất khác gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người.

a) 100% tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở y tế, làng nghề phải được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

b) 85% chất thải rắn nguy hại phát sinh tại các hộ gia đình, cá nhân phải được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

c) 100% các nhà sản xuất thiết bị điện tử phải thiết lập và công bố các điểm thu hồi sản phẩm thải bỏ theo quy định của pháp luật.

3.6. Về mô hình quản lý chất thải rắn phải áp dụng cho tỉnh Ninh Bình từ sau năm 2025 theo trình tự 05 bước

a) Bước 1: Giảm thiểu khối lượng tại nguồn.

b) Bước 2: Các tổ chức, cá nhân phân loại tại nguồn.

c) Bước 3: Thu gom, vận chuyển các thành phần hữu cơ, vô cơ...sau khi phân loại đến các nhà máy tái chế.

d) Bước 4: Xử lý đốt những thành phần không thể tái chế còn lại.

đ) Bước 5: Chôn lấp hợp vệ sinh phế thải CTR sau khi đốt.

4. Điều chỉnh Dự báo khối lượng chất thải rắn phát sinh đến năm 2030:

4.1. Dự báo đến năm 2030

a) Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh khoảng 1.293 tấn/ngày.

b) Khối lượng CTR công nghiệp phát sinh khoảng 725 tấn/ngày.

c) Khối lượng CTR y tế phát sinh khoảng 4,62 tấn/ngày.

d) Khối lượng CTR xây dựng phát sinh khoảng 332 tấn/ngày.

4.2. Ngoài ra: Các dự án nạo vét sông, ngòi, kênh, rạch và hoạt động sản xuất nông nghiệp sẽ phát sinh khối lượng bùn nạo vét tùy theo từng dự án và bao bì hóa chất thuốc bảo vệ thực vật theo mùa vụ để tổ chức thu gom.

(Chi tiết tại Bảng hiện trạng thu gom chất thải rắn và dự báo khối lượng phát sinh - Phụ lục 1).

5. Điều chỉnh, bổ sung Phân loại chất thải rắn

5.1. CTR sinh hoạt

a) Giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2023:

- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc phân loại CTR tại nguồn. Hướng dẫn, tăng cường nhận thức cho các tổ chức, cá nhân thực hiện giảm thiểu phát sinh và phân loại CTR tại nguồn.

- Tham quan, học hỏi kinh nghiệm những địa phương đã tổ chức phân loại CTR tại nguồn.

- Xây dựng Đề án thí điểm Phân loại CTR tại nguồn cho thành phố Ninh Bình và 01 địa phương thuộc khu vực nông thôn.

- Ban hành Quy định về quản lý CTR tỉnh Ninh Bình.

b) Giai đoạn từ năm 2023 - năm 2025: Thực hiện thí điểm phân loại CTR thành 2 loại vô cơ và hữu cơ.

- Khu vực đô thị: Thực hiện thí điểm cho thành phố Ninh Bình; lựa chọn các chợ, trung tâm thương mại và công trình thuộc tổ chức, doanh nghiệp để thí điểm trước, sau đó mở rộng thí điểm cho các khu vực dân cư.

- Khu vực nông thôn: Thí điểm và từng bước nhân rộng cho một số khu vực nông thôn để áp dụng ủ phân hữu cơ hộ gia đình; phân loại và thu gom CTR nông nghiệp nguy hại.

c) Giai đoạn từ năm 2026 tới năm 2030: Triển khai phân loại CTR tại nguồn thành vô cơ và hữu cơ toàn tỉnh.

d) Giai đoạn từ năm 2031 trở đi hoàn thành quá trình phân loại tại nguồn và là nội dung bắt buộc trong quy trình thu gom, vận chuyển, xử lý CTR; áp dụng chế tài quản lý, kiểm tra phát hiện và xử lý vi phạm đối với những trường hợp không tuân thủ việc phân loại CTR tại nguồn.

5.2. CTR công nghiệp: Phân loại CTR tại nguồn và tại khu phân loại tập trung thành CTR có thể tái chế, tái sử dụng, CTR nguy hại và CTR không thể tái chế.

5.2. CTR y tế: Thực hiện phân loại thành chất thải lây nhiễm, chất thải nguy hại không lây nhiễm, chất thải y tế thông thường, chất thải tái chế theo hướng dẫn tại thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy định về quản lý chất thải y tế.

5.3. CTR xây dựng: Phân loại thành CTR có khả năng tái chế, CTR có thể được tái sử dụng, CTR không tái chế, tái sử dụng được và CTR nguy hại.

6. Điều chỉnh Thu gom, vận chuyển chất thải rắn:

6.1. Thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt:

Áp dụng hai mô hình thu gom vận chuyển cấp huyện, thành phố và cấp tỉnh như sau:

a) Mô hình thu gom, vận chuyển CTR cấp tỉnh, liên huyện:

- Áp dụng cho các huyện, thành phố xử lý, tái chế CTR tập trung tại Khu xử lý Thung Quèn Khó, thành phố Tam Điệp; gồm: Xử lý CTR cho một phần thành phố Ninh Bình, huyện Hoa Lư, một phần thành phố Tam Điệp, các huyện Yên Mô, Kim Sơn.

- Áp dụng cho các huyện, thành phố xử lý, tái chế CTR tập trung tại Khu xử lý Phú Long, xã Phú Long huyện Nho Quan; gồm: Xử lý CTR cho huyện Nho Quan, một phần các thành phố Ninh Bình, Tam Điệp, huyện Gia Viễn và các khu vực đã mãn tải hoặc có điều kiện thu gom, vận chuyển khó khăn hơn.

- CTR được vận chuyển trung chuyển: Phương tiện thu gom cỡ nhỏ thu gom chất thải tại các khu vực và vận chuyển đến trạm trung chuyển. Từ trạm trung chuyển, chất thải được vận chuyển đến địa điểm đổ thải cuối cùng bằng xe tải cỡ lớn chuyên dùng.

b) Mô hình thu gom trực tiếp CTR cấp huyện: Áp dụng cho các huyện, thành phố xử lý CTR tập trung tại Khu xử lý trên trên địa bàn hành chính của mình, gồm các huyện Yên Khánh, Kim Sơn. Các phương tiện thu gom cỡ nhỏ sẽ thu gom chất thải tại các khu vực và vận chuyển thẳng đến điểm đổ thải cuối cùng.

6.2. Thu gom, vận chuyển CTR công nghiệp:

Áp dụng hai mô hình thu gom, vận chuyển trực tiếp và thu gom, vận chuyển trung chuyển như sau:

a) Mô hình thu gom, vận chuyển trực tiếp: CTR được thu gom từ các cơ sở sản xuất trong và ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp và vận chuyển thẳng tới khu xử lý Quảng Lạc hoặc khu xử lý Phú Long.

b) Mô hình thu gom, vận chuyển trung chuyển: CTR được thu gom từ các cơ sở sản xuất trong và ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp và vận chuyển thẳng đến trạm trung chuyển. Ở trạm trung chuyển, chất thải được chuyển vào các container cỡ lớn nhờ thiết bị nén ép, container, từ đó tiếp tục vận chuyển đến khu xử lý Quảng Lạc hoặc khu xử lý Phú Long bằng xe tải cỡ lớn.

6.3. Thu gom, vận chuyển CTR y tế

a) Giai đoạn từ năm 2018 - năm 2025: Áp dụng mô hình thu gom, vận chuyển đến các khu xử lý hiện đã được đầu tư tại các cơ sở y tế và đang vận hành.

b) Giai đoạn sau năm 2025: Áp dụng mô hình thu gom, vận chuyển tập trung tới các khu xử lý được đầu tư trên địa bàn tỉnh.

6.4. Thu gom, vận chuyển CTR xây dựng và bùn nạo vét

a) Thu gom, vận chuyển và xử lý CTR xây dựng theo hình thức tập trung, có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Các chủ đầu tư hay nhà thầu có trách nhiệm ký hợp đồng với đơn vị chuyên trách để thu gom, vận chuyển và xử lý CTR xây dựng.

b) Thu gom, vận chuyển bùn thải: Bùn thải tại các huyện/thành phố/thị xã trên địa bàn tỉnh được thu gom tại nơi phát sinh bùn thải và vận chuyển trực tiếp bằng các thiết bị chuyên dùng đến khu xử lý bùn theo quy định (không qua trạm trung chuyển);

c) Giai đoạn từ năm 2018 - năm 2023: Thu gom CTR là sản phẩm đá thải từ các cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ của làng nghề Ninh Vân huyện Hoa Lư, vận chuyển đến Khu tái chế Ninh Vân. Các địa phương chủ động quy hoạch quỹ đất trên địa bàn để thu hút các dự án đầu tư tái chế CTR xây dựng như: Nghiền phế thải xây dựng, tái chế thành gạch block...

d) Giai đoạn sau năm 2023: Các địa phương chủ động thu hút nhà đầu tư dự án tái chế.

6.5. Thu gom, vận chuyển CTR nông nghiệp nguy hại

a) Bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng phải được thu gom về các bể chứa sau khi đã được làm sạch.

b) Trường hợp sản xuất tập trung do doanh nghiệp đầu tư trực tiếp sản xuất cây trồng nông, lâm nghiệp: Tự quản lý tổ chức thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trong địa bàn quản lý theo quy định;

c) Trường hợp không tập trung: Người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có trách nhiệm thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng ngoài đồng ruộng để vào bể chứa. UBND các huyện, thành phố hoặc UBND các xã, phường, thị trấn tùy theo điều kiện của địa phương lựa chọn đơn vị quản lý bể chứa, khu vực lưu chứa; đồng thời đơn vị này có trách nhiệm thu gom vận chuyển bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng từ các bể chứa về nơi lưu chứa hoặc các điểm tập kết theo hợp đồng với đơn vị thu gom, vận chuyển.

7. Điều chỉnh, bổ sung vị trí quy hoạch, diện tích các khu xử lý chất thải rắn; điều chỉnh về công nghệ xử lý áp dụng

7.1. Công nghệ xử lý chất thải rắn áp dụng

a) Công nghệ xử lý CTR sinh hoạt: Tái chế, thu hồi vật liệu, sản xuất phân hữu cơ, đốt chất thải rắn không còn có thể tái chế (có thể kết hợp phát điện), các thành phần chất trơ và tro đốt chôn lấp hợp vệ sinh.

b) Công nghệ xử lý CTR công nghiệp, xây dựng: Tái sử dụng, tái chế thu hồi vật liệu, đốt chất thải rắn (có thể kết hợp phát điện), các công nghệ phụ trợ (phân loại và xử lý cơ học, xử lý hóa - lý) và chôn lấp hợp vệ sinh đối với các thành phần chất trơ và tro đốt.

c) Công nghệ xử lý CTR y tế: Tái chế, xử lý ban đầu, diệt khuẩn, đốt và chôn lấp.

d) Công nghệ xử lý bùn nạo vét: Chế biến thành phân hữu cơ phục vụ nông nghiệp; tái chế thành vật liệu san lấp và vật liệu xây dựng.

e) Công nghệ xử lý CTR nông nghiệp nguy hại: Đốt cùng với CTR công nghiệp, nguy hại, xử lý sơ bộ và chôn lấp.

f) Điều chỉnh loại bỏ công nghệ chôn lấp trực tiếp chất thải rắn không qua phân loại tại nguồn ra khỏi Quy hoạch

7.2. Bổ sung Tổng diện tích quỹ đất xây dựng khu xử lý chất thải rắn và khu tái chế

a) Mục đích đáp ứng nhu cầu đất đai để xây dựng các khu xử lý, tái chế phù hợp với khối lượng chất thải rắn phát sinh đến năm 2030 đã dự báo;

b) Tổng nhu cầu diện tích cần thiết tối thiểu: 58,62 ha.

(Chi tiết tại Bảng phụ lục số 2)

7.3. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các khu xử lý chất thải rắn:

7.3.1. Các khu đất đã được phê duyệt quy hoạch là khu xử lý, tái chế chất thải rắn tại Quyết định số 245/QĐ-UBND ngày 09/4/2013:

a) Khu xử lý thung Quèn Khó, thành phố Tam Điệp: Diện tích quy hoạch 30ha.

b) Khu xử lý thung Châu, xã Kỳ Phú huyện Nho Quan: Diện tích quy hoạch 50ha.

c) Khu xử lý Đá Hàn, xã Gia Hòa huyện Gia Viễn: Diện tích quy hoạch 50ha.

d) Khu xử lý Kim Hải, xã Kim Hải huyện Kim Sơn: Diện tích quy hoạch 10ha.

Tổng diện tích đất quy hoạch: 140ha.

7.3.2. Các khu đất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch

Tổng diện tích đất quy hoạch 100ha, cụ thể như sau:

a) Đối với các khu đất đã được phê duyệt quy hoạch năm 2013, rà soát, đánh giá, điều chỉnh và giữ lại khu xử lý Quèn Khó phường Đông Sơn thành phố Tam Điệp, diện tích khoảng 23ha; hiện trạng đang là Khu xử lý CTR cho tỉnh Ninh Bình. Các khu đất đã duyệt quy hoạch còn lại đề nghị điều chỉnh không lựa chọn.

b) Bổ sung mới quy hoạch:

- Khu xử lý Quảng Lạc, xã Quảng Lạc huyện Nho Quan, diện tích khoảng 05ha; hiện trạng là đất nông nghiệp do UBND xã Quảng Lạc quản lý.

- Khu xử lý Phú Long, xã Phú Long huyện Nho Quan, diện tích khoảng 37ha; hiện trạng là đất trồng cây lẫn đá lộ đầu do UBND xã Phú Long quản lý.

c) Cập nhật, mở rộng vào quy hoạch do vị trí hiện có Nhà máy xử lý hoặc đã và đang được khai thác dùng để tập kết rác thải:

- Khu xử lý Khánh Trung, tại xã Khánh Trung huyện Yên Khánh, diện tích khoảng 05ha; hiện trạng có một phần (khoảng 0,5ha) là bãi rác sinh hoạt lộ thiên của khu vực, phần đất còn lại là đất nông nghiệp.

- Khu xử lý Hồi Ninh, tại xã Hồi Ninh huyện Kim Sơn; diện tích giữ nguyên hiện trạng của Nhà máy đang hoạt động.

- Nhà máy tái chế, sản xuất ôxit kẽm và kim loại màu tại Lô C12 Khu công nghiệp Khánh Phú, đã được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư.

d) Bổ sung mới vào quy hoạch, chuyên dùng để tái chế CTR xây dựng:

- Khu xử lý xã Ninh Vân, tại xã Ninh Vân huyện Hoa Lư; diện tích khoảng 05ha.

8. Điều chỉnh, bổ sung mục đích sử dụng và quy mô, công suất sử dụng làm tái chế, xử lý đốt CTR cho tỉnh Ninh Bình

8.1. Khu xử lý thung Quèn Khó - thành phố Tam Điệp

a) Vị trí, diện tích:

- Thuộc thôn Quèn Khó - xã Đông Sơn - thành phố Tam Điệp.

- Diện tích khoảng 23 ha trên tổng diện tích đã được giao.

b) Công nghệ xử lý:

- Tái chế: CTR hữu cơ, vô cơ.

- Đốt triệt những thành phần sau khi phân loại, không thể tái chế, chôn lấp hợp vệ sinh chất thải sau đốt.

c) Phục vụ tái chế, xử lý CTR sinh hoạt cho địa bàn thành phố Tam Điệp, thành phố Ninh Bình, huyện Hoa Lư, Yên Mô và huyện Kim Sơn.

d) Quy mô đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 dự kiến khoảng 1.200 tấn/ ngày đêm:

- Tái chế: ≤ 200 tấn/ngày đêm.

- Sản xuất phân hữu cơ: ≤ 500 tấn/ngày đêm.

- Cơ sở xử lý đốt: ≤ 500 tấn/ngày đêm.

- Chôn lấp dưới 20% rác thải tập kết về nhà máy.

e) Khoảng cách ly bảo vệ an toàn vệ sinh môi trường: ≥ 500m.

8.2. Khu xử lý Quảng Lạc - xã Quảng Lạc - huyện Nho Quan

a) Vị trí, diện tích:

- Thuộc xã Quảng Lạc huyện Nho Quan, thửa đất số 12, 13, 14, 42 - Bản đồ địa chính xã Quảng Lạc.

- Diện tích: Khoảng 05 ha.

b) Công nghệ xử lý:

- Tái chế: CTR công nghiệp, y tế thông thường; đề xuất quy hoạch tái chế CTR nguy hại.

- Đốt triệt thành phần sau phân loại, không thể tái chế.

c) Phục vụ tái chế, xử lý CTR cho các khu công nghiệp, cụm CN trên địa bàn toàn tỉnh Ninh Bình.

d) Quy mô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 dự kiến khoảng 100 tấn/ngày đêm:

- Tái chế: ≤ 50 tấn/ngày đêm.

- Cơ sở xử lý đốt: ≤ 50 tấn/ngày đêm.

e) Khoảng cách ly bảo vệ an toàn vệ sinh môi trường: ≥ 500m.

f) Yêu cầu về xây dựng công trình: Đầu tư xây dựng công trình sau khi di dời, tái định cư một số ít các hộ dân nằm rải rác trong khoảng cách 500m.

8.3. Khu xử lý Phú Long - xã Phú Long - huyện Nho Quan

a) Vị trí, diện tích:

- Thuộc xã Phú Long - huyện Nho Quan, trên các thửa đất số 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 90, 91 - Bản đồ địa chính xã Phú Long.

- Diện tích: Khoảng 37 ha.

b) Công nghệ xử lý:

- Tái chế: CTR vô cơ, hữu cơ thuộc thành phần CTR sinh hoạt; đề xuất tái chế CTR nguy hại.

- Đốt triệt thành phần sau phân loại, không thể tái chế, chôn lấp hợp vệ sinh chất thải sau đốt.

c) Phục vụ xử lý CTR sinh hoạt cho địa bàn huyện Nho Quan, huyện Gia Viễn và các vùng lân cận thuộc tỉnh Ninh Bình.

d) Quy mô xử lý đốt đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 dự kiến khoảng 450 tấn/ngày đêm:

- Tái chế: ≤ 50 tấn/ngày đêm.

- Sản xuất phân hữu cơ: ≤ 200 tấn/ngày đêm.

- Cơ sở xử lý đốt: ≤ 200 tấn/ngày đêm.

- Chôn lấp dưới 20% rác thải tập kết về nhà máy.

e) Khoảng cách ly bảo vệ an toàn vệ sinh môi trường: ≥ 500m.

8.4. Khu xử lý Khánh Trung - xã Khánh Trung - huyện Yên Khánh

a) Vị trí, diện tích:

- Thuộc xã Khánh Trung, huyện Yên Khánh, trên các thửa đất số 90, 91, 95, 97, 98 - Bản đồ địa chính xã Khánh Trung.

- Diện tích: Khoảng 05 ha.

b) Công nghệ xử lý:

- Xử lý thành phần sau khi phân loại, không thể tái chế, đốt triệt.

- Chôn lấp hợp vệ sinh chất thải sau khi đốt; tỷ lệ chôn lấp dưới 20%.

c) Phục vụ xử lý CTR sinh hoạt huyện Yên Khánh, một phần huyện Kim Sơn.

d) Quy mô xử lý đốt đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050: ≤ 100 tấn/ngày đêm.

e) Khoảng cách ly bảo vệ an toàn vệ sinh môi trường: ≥ 500m.

8.5. Khu xử lý Ninh Vân - xã Ninh Vân - huyện Hoa Lư

a) Vị trí, diện tích: Thuộc xã xã Ninh Vân - huyện Hoa Lư, trên các thửa đất số 106, 27, 40, 41, 39 - Bản đồ địa chính xã Ninh Vân; Diện tích khoảng 05 ha.

b) Công nghệ xử lý:

- Tái chế: CTR từ làng đá Ninh Vân và lân cận, CTR xây dựng.

- Xử lý: Không phục vụ chôn lấp phế thải xây dựng.

c) Phục vụ xử lý, tái chế CTR xây dựng cấp vùng thành phố Ninh Bình, huyện Hoa Lư, huyện Yên Mô.

8.6. Các khu còn lại: Giữ nguyên quy mô, công suất và mục đích như hiện trạng đang hoạt động.

9. Lộ trình sử dụng các khu xử lý được quy hoạch tới năm 2030, định hướng tới năm 2050.

- Tổng diện tích quỹ đất quy hoạch điều chỉnh: Khoảng 75ha.

- Tổng nhu cầu diện tích đất sử dụng cho thu hút đầu tư xây dựng các Nhà máy xử lý CTR bằng công nghệ đốt và các Nhà máy tái chế tới năm 2030: Khoảng 58ha.

- Tổng diện tích quỹ đất dự trữ sử dụng từ sau năm 2030 đến năm 2050: Tối thiểu khoảng 17ha.

Cụ thể lộ trình sử dụng như sau:

9.1. Giai đoạn từ năm 2018 tới năm 2020:

a) Tiếp tục sử dụng mô hình xử lý đang sử dụng tại các khu: Nhà máy xử lý rác thung Quèn Khó, thành phố Tam Điệp; Nhà máy xử lý rác Hồi Ninh, huyện Kim Sơn.

b) Đóng cửa các bãi chôn lấp lộ thiên còn lại, thu gom và xử lý triệt để rác tồn đọng tại các bãi rác, đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định.

c) Đóng cửa các lò đốt nhỏ ở các xã trên địa bàn tỉnh đã xây dựng và hoạt động không hiệu quả, không được phê duyệt trong quy hoạch này.

d) Lập quy hoạch vùng bảo vệ các khu đất được quy hoạch là các khu xử lý chất thải rắn; đảm bảo không bị xâm lấn về khoảng cách ly.

đ) Thu hút đầu tư xây dựng các Nhà máy xử lý bằng công nghệ đốt tập trung tại các khu: Quèn Khó, Quảng Lạc, Phú Long, Khánh Trung để tiếp nhận xử lý CTR trong giai đoạn sau năm 2020.

9.2. Giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025:

a) Thu hút đầu tư xây dựng các Nhà máy xử lý bằng công nghệ đốt tập trung tại các khu xử lý còn lại.

b) Thu hút đầu tư xây dựng các Nhà máy tái chế chất thải rắn tại các khu xử lý: Quàn Khó, Quảng Lạc, Phú Long, Ninh Vân.

c) Đến năm 2025 hoàn thiện các Nhà máy xử lý chất thải rắn đáp ứng nhu cầu và khối lượng phát thải chất thải rắn toàn tỉnh tính toán dự báo cho tới năm 2030 đồng thời dành quỹ đất dự trữ cho nhu cầu từ 2030 đến năm 2050.

9.3. Giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030

a) Hoàn thiện các Nhà máy xử lý đốt tập trung và và tái chế.

b) Bắt đầu tiếp nhận CTR sinh hoạt đã được phân loại đầu nguồn để xử lý tái chế.

9.4. Chỉ tiêu diện tích quy hoạch xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn và Nhà máy tái chế

a) Để hạn chế ảnh hưởng đến môi trường mỗi khu xử lý được phê duyệt quy hoạch chỉ được phép đầu tư xây dựng 01 Nhà máy xử lý chất thải rắn và từ 01 đến 02 Nhà máy tái chế; đồng thời để dành quỹ đất cho xử lý đến năm 2050.

b) Quy mô diện tích bình quân từ (5 ÷ 8) ha cho 01 nhà máy xử lý bằng công nghệ đốt có công suất từ 150 tấn/ngày đêm đến 200 tấn/ngày đêm.

Quy mô diện tích này dựa trên tính toán nhu cầu diện tích theo Tiêu chuẩn - Quy chuẩn Việt Nam và có tham khảo thêm từ các Nhà máy xử lý rác Nghĩa Đàn, Nhà máy xử lý rác Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An.

10. Điều chỉnh quy hoạch các trạm trung chuyển

Các địa phương tùy theo nhu cầu, quãng đường thu gom, biện pháp thu gom - vận chuyển để quy hoạch các vị trí xây dựng trạm trung chuyển phù hợp; đảm bảo an toàn môi trường và khoảng cách ly theo quy định.

11. Một số giải pháp thực hiện quy hoạch

a) Tổ chức rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh về quản lý chất thải rắn.

b) Ban hành Quy định quản lý chất thải rắn làm cơ sở pháp lý trong việc quản lý nhà nước về chất thải rắn tại các địa phương, có chế tài xử phạt nghiêm minh đối với các trường hợp không tuân thủ; Xây dựng và ban hành giá dịch vụ thu gom và vận chuyển rác thải trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

c) Xây dựng Đề án phân loại chất thải rắn đầu nguồn theo lộ trình của Quy hoạch được duyệt, thường xuyên tổ chức tuyên truyền cho cộng đồng dân cư về giảm thiểu xả thải, tái sử dụng rác thải đồng thời nâng cao ý thức về phân loại chất thải rắn tại nguồn.

d) Hoàn thiện quy hoạch bảo vệ các khu đất được quy hoạch là khu xử lý, kêu gọi nhà đầu tư triển khai và thực hiện ngay trước năm 2020.

đ) Đề xuất lựa chọn các nhà đầu tư đủ năng lực để có thể áp dụng các công nghệ có sẵn tại Việt Nam, có năng lực nhiều năm và xây dựng các chế tài khen thưởng và xử phạt để thực hiện đảm bảo xử lý CTR đúng theo công nghệ được phê duyệt.

Điều 2. Giao sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức công bố Đồ án Điều chỉnh quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Ninh Bình đến năm 2030 đúng quy định pháp luật. Tham mưu cho UBND tỉnh triển khai các bước thực hiện quản lý về quy hoạch, đầu tư xây dựng các khu xử lý đúng quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Lưu VT, VP4/3.
Nt.02.01.daqh

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Thạch

PHỤ LỤC SỐ 1

(Kèm theo Quyết định số 321/QĐ-UBND ngày 06/3/2019 của UBND tỉnh Ninh Bình)

BẢNG KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG THU GOM CTR TỈNH NINH BÌNH VÀ ƯỚC TÍNH KHỐI LƯỢNG THU GOM

TT

Huyện, thành phố

Diện tích

(km2)

Dân số

(người)

Dân số Đô thị

(người)

Dân số Nông thôn

(người)

Ước tính CTR Đô thị

(tấn/ng.đ)

Ước tính CTR Nông thôn

(tấn/ng.đ)

Tổng lượng CTR phát sinh ước tính

(tấn/ng.đ)

Tỷ lệ Thu gom áp dụng

(%)

Tổng lượng CTR thu gom thực tế 2017

(tấn/ng.đ)

Tỷ lệ thực tế khảo sát 2017

(%)

Ghi chú

1,386,79

961,915

201,091

760,824

201,09

304,33

505,2

362

71,6

1

Ninh Bình + Hoa Lư

150,24

193,656

106,998

86,658

107,44

34,66

141,66

100

114

80,5

2

Tam Điệp

104,93

60,396

42,984

17,412

42,98

6,96

49,95

100

34

68,0

3

Nho Quan

450,53

151,421

9,539

141,882

9,54

56,75

66,29

85

45

67,9

4

Gia Viễn

176,68

122,594

5,621

116,973

5,62

46,79

52,41

85

60

114,5

Do tập trung nhiều nhà máy tại các khu, cụm công nghiệp

5

Yên Khánh

142,60

142,148

14,183

127,965

14,18

51,19

65,37

85

48

73,4

6

Kim Sơn

215,71

174,299

13,022

161,277

13,02

64,51

77,53

100

28

36,11

7

Yên Mô

146,10

17,401

8,744

108,657

8,74

43,46

52,21

85

33

63,2

BẢNG DỰ BÁO KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN PHÁT SINH ĐẾN NĂM 2030

TT

Huyện, Thành phố

Khối lượng CTR phát sinh ước tính và dự báo thu gom

Khối lượng CTR tái chế

Khối lượng CTR chế biến phân hữu cơ

KL CTR Đốt (Khác + 45% Bã từ Hữu cơ)

KL CTR Nguy hại

KL CTR tích lũy chôn lấp (Tro và các sản phẩm không thể đốt và tái chế)

(tấn/ngày)

(tấn/ngày)

(tấn/ngày)

(tấn/ngày)

(tấn/ngày)

(tấn)

2017

2020

2030

2020

2030

2020

2030

2020

2030

2020

2030

2017-2020

2021-2030

1

Ninh Bình + Hoa Lư

141,66

306,90

693,20

61,38

138,64

184,14

415,92

141,17

318,87

1,84

4,16

222.133,80

33.176,29

2

Tam Điệp

49,95

101,70

139,65

20,34

27,93

61,02

83,79

46,78

64,24

0,61

0,84

122.420,47

10.993,90

3

Nho Quan

66,29

87,92

128,27

17,58

25,65

52,75

76,96

40,44

59,00

0,53

0,77

74.119,85

9.503,73

4

Gia Viễn

52,41

68,09

99,77

13,62

19,95

40,85

59,86

31,32

45,90

0,41

0,60

67.352,40

7.360,08

5

Yên Khánh

65,37

71,63

102,11

14,33

20,42

42,98

61,26

32,95

46,97

0,43

0,61

79.236,52

7.743,08

6

Kim Sơn

77,53

99,53

130,91

19,91

26,18

59,72

78,55

45,79

60,22

0,60

0,79

79.697,25

10.759,75

7

Yên Mô

52,21

63,11

89,92

12,62

17,98

37,86

53,95

29,03

41,36

0,38

0,54

71.229,49

6.822,06

Tổng

505,2

735,76

1293,91

147,15

258,78

441,46

776,35

338,45

595,20

4,41

7,76

644.960,30

79.536,82

PHỤ LỤC SỐ 2

(Kèm theo Quyết định số 321/QĐ-UBND ngày 06/3/2019 của UBND tỉnh Ninh Bình)

BẢNG TỔNG HỢP QUỸ ĐẤT XÂY DỰNG KHU XỬ LÝ CTR VÀ KHU TÁI CHẾ ĐÁP ỨNG NHU CẦU DỰ BÁO KHỐI LƯỢNG CTR PHÁT SINH ĐẾN NĂM 2030

TT

Huyện, Thành phố

Diện tích XDCT tiếp nhận phân loại

(ha)

Diện tích XDCT tái chế lưu giữ

(ha)

Diện tích XDCT chế biến phân vi sinh

(ha)

Diện tích XDCT CTR tích lũy chôn lấp (ha)

Diện tích XDCT Khu vực điều hành phụ trợ

(ha)

Tổng

2017-2020

2021-2030

1

Ninh Bình + Hoa Lư

0.61

0.87

2.27

5.55

9.02

3.66

21.98

2

Tam Điệp

0.12

0.17

0.46

3.06

2.99

1.36

8.16

3

Nho Quan

0.11

0.16

0.42

1.85

2.58

1.03

6.15

4

Gia Viễn

0.09

0.12

0.33

1.68

2.00

0.84

5.07

6

Yên Khánh

0.09

0.13

0.33

1.98

2.10

0.93

5.56

7

Kim Sơn

0.11

0.16

0.43

1.99

2.92

1.12

6.75

8

Yên Mô

0.08

0.11

0.29

1.78

1.85

0.82

4.94

Tổng cộng

1.21

1.73

4.54

16.12

21.61

8.95

58.62

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 321/QĐ-UBND ngày 06/03/2019 phê duyệt Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Ninh Bình đến năm 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


355

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.164.151
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!