Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 32/2019/QĐ-UBND quy định bảo vệ công trình thủy lợi Hưng Yên

Số hiệu: 32/2019/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hưng Yên Người ký: Nguyễn Văn Phóng
Ngày ban hành: 19/09/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 32/2019/QĐ-UBND

Hưng Yên, ngày 19 tháng 9 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 thng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 thng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;

Theo đề nghị của Gim đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 14/TTr-SNN ngày 16 tháng 01 năm 2019.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2019 và thay thế Quyết định số 09/2008/QĐ-UBND ngày 21 tháng 3 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên về việc ban hành Quy định về bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra VB QPPL);
- Thường trực Tnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chtịch, các Phó Chủ tịch UBND tnh;
- CSDLQG về pháp luật (Sở Tư pháp);
- Lãnh đạo Văn Phòng UBND tnh;
- Trung tâm Tin học - Công báo;
- Trung tâm Phục vụ hành chính công;
- Lưu: VT, KT1LT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Phóng

 

QUY ĐỊNH

VỀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định s
ố: 32/2019/QĐ-UBND ngày 19/9/2019 của y ban nhân dân tỉnh Hưng Yên)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Quy định này quy định về bảo vệ công trình thủy lợi và phạm vi vùng phụ cận đối với công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

Quy định này được áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến công trình thủy lợi và vùng phụ cận của công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Công trình thủy lợi là công trình hạ tầng kỹ thuật thủy lợi bao gồm đập, hồ chứa nước, cống, trạm bơm, hệ thống dẫn, chuyển nước, kè, bờ bao thủy lợi và công trình khác phục vụ quản lý, khai thác thủy lợi.

2. Vùng phụ cận là vùng không gian được quy định cụ thể về phương ngang và không giới hạn về phương đứng.

3. Lưu lượng kênh: Lưu lượng để xác định vùng phụ cận kênh là lưu lượng thiết kế của kênh.

Điều 3. Nội dung công tác bảo vệ công trình thủy lợi

1. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quản lý và bảo vệ công trình thủy lợi.

2. Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện pháp luật về bảo vệ công trình thủy lợi nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ công trình thủy lợi.

3. Phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm công trình thủy lợi và phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, yêu cầu tổ chức, cá nhân có vi phạm phải khôi phục lại nguyên trạng công trình thủy lợi và phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi do hành vi vi phạm gây ra.

4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến công trình thủy lợi và phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

5. Phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương và địa phương có liên quan trong công tác bảo vệ công trình thủy lợi.

6. Tổng hợp báo cáo, đề xuất, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp khắc phục và xử lý kịp thời.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

Điều 4. Phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi

1. Phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bao gồm công trình thủy lợi và vùng phụ cận của công trình thủy lợi.

Căn cứ vào tiêu chuẩn thiết kế, quy trình, quy phạm kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn cho công trình, thuận lợi cho việc quản lý và bảo vệ công trình để quy định vùng phụ cận của công trình thủy lợi.

2. Mọi hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trnh thủy lợi phải đảm bảo không cản trở đến việc vận hành quản lý khai thác và bảo đảm an toàn công trình, phải có mặt bằng để tu bổ, sửa chữa và xử lý khi công trình xảy ra sự cố.

Điều 5. Phạm vi vùng phụ cận của công trình thủy lợi

1. Đối với cống, cầu máng:

a) Đối với cống tưới, tiêu, xả tiêu qua đê phạm vi bảo vệ tuân theo Điều 23 Luật Đê điều.

b) Đối với cống nội đồng, cầu máng: Cống, công trình trên kênh, cống điu tiết dòng chảy cho kênh nào thì vùng phụ cận áp dụng như đối với kênh đó.

2. Đối với công trình có bố trí khu quản lý như trạm bơm, cống lớn:

Phạm vi bảo vệ là toàn bộ diện tích đất được Nhà nước giao khi xây dựng công trình được xác định bằng hàng rào bảo vệ hoặc các mốc giao đất.

3. Vùng phụ cận của kênh:

a) Kênh đất: Phạm vi vùng phụ cận được tính từ chân mái ngoài bờ kênh trra và được quy định theo lưu lượng thiết kế. Cụ thể: Kênh có lưu lượng nhỏ hơn 2m3/s, phạm vi vùng phụ cận là 01 m; kênh có lưu lượng từ 02m3/s đến 10 m3/s, phạm vi vùng phụ cận là 02 m; kênh có lưu lượng lớn hơn 10 m3/s, phạm vi vùng phụ cận là 03 m.

b) Kênh xây, kênh bê tông, kênh kiên cố hóa: Phạm vi vùng phụ cận được tính từ chân mái ngoài bờ kênh trở ra ứng với từng cấp lưu lượng thiết kế. Cụ thể: Kênh có lưu lượng nhỏ hơn 2m3/s, phạm vi vùng phụ cận là 01 m; kênh có lưu lượng từ 2m3/s đến 10 m3/s, phạm vi vùng phụ cận là 1,5 m, kênh có lưu lượng lớn hơn 10 m3/s, phạm vi vùng phụ cận là 02 m.

c) Một số trường hợp khác: Đối với kênh không có bờ kênh: Phạm vi vùng phụ cận được tính từ mép giao tuyến mái kênh và mặt đất tự nhiên trở ra như quy định đối với kênh có bờ và cộng thêm 3,0 m. Đối với những đoạn kênh, tuyến kênh kết hợp đường giao thông, phạm vi vùng phụ cận công trình phía đường giao thông thực hiện đồng thời theo quy định về bảo vệ công trình giao thông và thủy lợi; phía còn lại thực hiện theo quy định bảo vệ công trình thủy lợi.

4. Bờ vùng, cống dưới bờ vùng:

a) Bờ vùng bảo vệ phạm vi liên huyện, liên tỉnh phạm vi vùng phụ cận là 03 m tính từ chân mái bờ trở ra.

b) Bờ vùng bảo vệ phạm vi liên xã là 02 m tính từ chân mái bờ trở ra.

c) Bờ vùng bảo vệ phạm vi 01 xã là 01 m tính từ chân mái bờ trở ra.

d) Cống dưới bờ vùng nào th vng phụ cận áp dụng như đối với bờ vùng đó.

Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy lợi

Theo Điều 8 Luật Thủy lợi thì các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy lợi như sau:

“1. Xây dựng công trình thủy lợi không đúng quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Đổ chất thải, rác thải trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; xả nước thải trái quy định của pháp luật vào công trình thủy lợi; các hành vi khác làm ô nhiễm nguồn nước trong công trình thủy lợi.

3. Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng công trình thủy lợi.

4. Ngăn, lấp, đào, nạo vét, hút bùn, cát, sỏi trên sông, kênh, mương, rạch, hồ, ao trái phép làm ảnh hưởng đến hoạt động thủy lợi.

5. Sử dụng xe cơ giới vượt tải trọng cho phép đi trên công trình thủy lợi; sử dụng xe cơ giới, phương tiện thủy nội địa lưu thông trong công trình thủy lợi khi có biển cấm, trừ các loại xe, phương tiện ưu tiên theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, đường thủy nội địa.

6. Cản trở việc thanh tra, kiểm tra hoạt động thủy lợi.

7. Khai thác nước trái phép từ công trình thủy lợi.

8. Tự ý vận hành công trình thủy lợi; vận hành công trình thủy lợi trái quy trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

9. Chống đối, cản trở hoặc không chấp hành quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong việc ứng phó khẩn cấp khi công trình thủy lợi xảy ra sự cố.

10. Lấn chiếm, sử dụng đất trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

11. Thực hiện các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi khi chưa có giấy phép hoặc thực hiện không đúng nội dung của giấy phép được cấp cho các hoạt động quy định tại Điều 44 Luật Thủy lợi”.

“Điều 7. Cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi

1. Theo Điều 44 Luật Thủy lợi thì các hoạt động sau đây phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

“a) Xây dựng công trình mới;

b) Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện;

c) Khoan, đào khảo sát địa chất; thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất;

d) Xả nước thải vào công trình thủy lợi, trừ xả nước thải với quy mô dưới 5m3/ngày đêm và không cha chất độc hại, chất phóng xạ;

đ) Trồng cây lâu năm;

e) Hoạt động du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, dịch vụ;

g) Hoạt động của phương tiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới, trừ xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện thủy nội địa thô sơ;

h) Nuôi trồng thủy sản;

i) Nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác;

k) Xây dựng công trình ngầm”.

2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép được quy định tại Điều 16 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 8. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành, đơn vị

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý công trình thủy lợi.

b) Phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan, UBND cấp huyện, cấp xã tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ công trình thủy lợi.

c) Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các địa phương, các tổ chức, cá nhân trực tiếp khai thác công trình thủy lợi lập, thực hiện phương án bảo vệ công trình thủy lợi và cắm mốc chỉ giới bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định. Trình Ủy ban nhân dân tnh phê duyệt phương án bảo vệ công trình thủy lợi được phân cấp quản lý.

d) Tổ chức thanh tra, kiểm tra và giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật.

đ) Tiếp nhận, xem xét, kiểm tra và quản lý hồ sơ đề nghị cấp phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo thẩm quyền.

e) Tổng hợp, báo cáo tình hình quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định.

2. Trách nhiệm, quyền hạn của các sở, ban, ngành có liên quan

a) Sở Giao thông vận tải phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, y ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch mạng lưới giao thông đảm bảo phù hợp với quy hoạch thủy lợi.

b) Sở Xây dựng hướng dẫn các đơn vị xin cấp phép xây dựng công trình trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch hệ thng cp thoát nước cho đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp nằm trong hệ thống công trình thủy lợi, bảo đảm phù hợp với quy hoạch và quy trình vận hành hệ thống công trình thủy lợi.

c) Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trực tiếp khai thác công trình thủy lợi rà soát hiện trạng sử dụng đất trong hành lang bảo vệ công trình thủy lợi; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, di dân tái định cư đối với các trường hợp bị thu hồi đất trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật.

d) Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính cân đối, bố trí nguồn kinh phí cho công tác cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; công tác giải tỏa, bồi thường, di dân tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định hiện hành.

đ) Công an tỉnh phối hợp với chính quyền các cấp và các tổ chức, cá nhân quản lý trực tiếp công trình thủy lợi ngăn chặn các hành vi phá hoại, vi phạm công trình thủy lợi, cản trở việc giải tỏa công trình vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

e) Đài Phát thanh và Truyền hình Hưng Yên, Báo Hưng Yên có trách nhiệm đăng tải và thường xuyên, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ công trình thủy lợi và toàn bộ Quy định này để nhân dân biết, thực hiện.

Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ công trình thủy lợi tại địa phương, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện nghiêm Quy định này.

2. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các quy định của pháp luật và của tỉnh về bảo vệ công trình thủy lợi cho các tổ chức, nhân dân hiểu và thực hiện.

3. Quản lý, sử dụng đất theo quy định của pháp luật và quy định của tỉnh. Khi xây dựng kế hoạch sử dụng đất có liên quan đến công trình thủy lợi phải thống nhất bằng văn bản với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Phối hợp với đơn vị quản lý trực tiếp các công trình thủy lợi trong công tác bảo vệ công trình thủy lợi, chỉ đạo các xã, thị trấn phối hợp với các đơn vị quản lý công trình kiểm tra phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm công trình thủy lợi.

5. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị quản lý trực tiếp công trình thủy lợi cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn.

6. Quyết định xử lý đối với các vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo thẩm quyền.

7. Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật.

8. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện phương án bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn. Huy động mọi lực lượng, vật tư, thiết bị để bảo vệ và kịp thời khắc phục hậu quả, đảm bảo an toàn cho công trình thủy lợi khi gặp sự cố theo thẩm quyền.

9. Tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về tình hình vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

10. Phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra xác định mức độ vi phạm, mức độ ảnh hưởng của từng công trình, lập hồ sơ, tổng hợp, báo cáo và đề xuất biện pháp xử lý gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định.

Điều 10. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã

1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ công trình thủy lợi tại địa phương.

2. Quản lý, sử dụng đất theo quy định của pháp luật và của tỉnh.

3. Thực hiện nghiêm các quyết định, hướng dẫn và kiểm tra của cấp có thẩm quyền.

4. Phối hợp với đơn vị quản lý trực tiếp công trình thủy lợi trong công tác bảo vệ công trình thủy lợi. Phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi. Xử lý các vi phạm bảo vệ công trình thủy lợi theo thẩm quyền.

5. Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật và của tỉnh.

6. Tổ chức thực hiện phương án bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn đã được phê duyệt. Huy động mọi lực lượng, vật tư, thiết bị để bảo vệ và kịp thời khắc phục hậu quả, đảm bảo an toàn cho công trình thủy lợi khi bị gặp sự cố theo thẩm quyền.

7. Tổ chức giải tỏa các vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các quy định của pháp luật và của tỉnh về bảo vệ công trình thủy lợi cho các tổ chức, nhân dân hiểu và thực hiện.

8. Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về tình hình vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và đề xuất biện pháp xử lý.

Điều 11. Trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức trực tiếp khai thác công trình thủy lợi

1. Tổ chức quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi do mình quản lý và bảo đảm an toàn công trình theo quy định của Luật Thủy lợi và Quy định này. Lập và thực hiện phương án bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định.

2. Chủ trì, phối hợp với y ban nhân dân cấp xã trong quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, phát hiện, có biện pháp ngăn chặn kịp thời và kiến nghị xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, cùng Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vi phạm xử lý và áp dụng các biện pháp cần thiết khôi phục lại hiện trạng ban đầu, trường hợp vi phạm nghiêm trọng báo cáo ngay cấp có thẩm quyền giải quyết theo quy định.

3. Huy động lực lượng, vật tư thiết bị để bảo vệ và kịp thời khắc phục hậu quả, đảm bảo an toàn cho công trình thủy lợi khi gặp sự cố theo thẩm quyền.

4. Chủ động phối hợp với y ban nhân dân cấp xã cùng các tổ chức đoàn thể tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các quy định của tỉnh về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi để mọi người dân hiểu và tự giác thực hiện.

5. Cắm mốc phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, lập và bàn giao hồ sơ quản lý phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi cho y ban nhân dân cấp xã.

6. Thực hiện chế độ báo cáo công tác quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định.

Điều 12. Điều khoản thi hành

1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch y ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch y ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi phải tuân thủ theo các quy định của Luật Thủy lợi, văn bản hướng dẫn Luật và Quy định này.

2. Trong quá trình thực hiện, có khó khăn, vướng mắc, phản ánh kịp thời về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo y ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết và điều chỉnh cho phù hợp./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 32/2019/QĐ-UBND ngày 19/09/2019 quy định về bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.256

DMCA.com Protection Status
IP: 3.146.152.99
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!