Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 32/2009/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang Người ký: Bùi Ngọc Sương
Ngày ban hành: 21/12/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Y BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

S: 32/2009/-UBND

Rạch Giá, ngày 21 tháng 12 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Khoáng sản và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 07/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 160/2005/NĐ- CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Thông tư số 01/2006/TT-BTNMT ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Thông tư số 03/2007/TT-BCN ngày 18 tháng 6 năm 2007 của Bộ Công nghiệp về việc Hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ khoáng sản rắn;
Căn cứ Quyết định số 14/2006/QĐ-BTNMT ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Quy định về trình tự, thủ tục trình duyệt, thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong báo cáo thăm dò khoáng sản;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 403/TTr-STNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009 về việc ban hành quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là Quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động khoáng sản và các mẫu hồ sơ hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Điều 2. Giao trách nhiệm cho Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Công thương, Sở Xây dựng và các sở ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có hoạt động khoáng sản tổ chức triển khai thực hiện đúng Quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động khoáng sản ban hành kèm theo Quyết định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ngành có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1812/1998/QĐ-UB ngày 07 tháng 5 năm 1998 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc ban hành Quy định thủ tục hành chính về giấy phép khai thác tận thu khoáng sản./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Bùi Ngọc Sương

 

QUY ĐỊNH

VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 32/2009/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang)

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này điều chỉnh về trình tự, thủ tục, thời gian giải quyết các thủ tục hành chính cấp, gia hạn, thu hồi, cho phép trả lại giấy phép khảo sát khoáng sản, giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản, giấy phép khai thác tận thu khoáng sản và giấy phép chế biến khoáng sản; cấp lại giấy phép thăm dò khoáng sản; cho phép chuyển nhượng quyền hoạt động khoáng sản hoặc tiếp tục thực hiện quyền hoạt động khoáng sản trong trường hợp thừa kế hợp pháp; thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản; thẩm định và phê duyệt Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản rắn (dưới đây gọi chung là cấp giấy phép hoạt động khoáng sản) và đăng ký, báo cáo các hoạt động khoáng sản.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng của Quy định này bao gồm:

1. Cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản; cơ quan quản lý nhà nước về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản.

2. Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản (bao gồm khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản).

3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản.

Điều 3. Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường

Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường bao gồm các khoáng sản có thành phần, tính chất cơ lý, cấu tạo, màu sắc hoặc tính chất khác không đạt yêu cầu làm nguyên liệu để chế biến, sản xuất các sản phẩm có giá trị cao hơn khoáng sản làm vật liệu thông thường theo tiêu chuẩn Việt Nam.

Điều 4. Danh mục khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường

1. Cát các loại (trừ cát trắng silic) có hàm lượng SiO2 nhỏ hơn 85%, không có các khoáng vật casiterit, volframit, monazit, ziricon, ilmenit và vàng đi kèm.

2. Đất sét làm gạch, ngói theo tiêu chuẩn Việt Nam, các loại sét (trừ sét bentonit, sét kaolin) không đáp ứng yêu cầu sản xuất sản phẩm gốm xây dựng theo tiêu chuẩn Việt Nam, sản xuất vật liệu chịu lửa samot theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc sản xuất xi măng theo tiêu chuẩn Việt Nam.

3. Đá cát kết, đá quarzit có hàm lượng SiO2 nhỏ hơn 85%, không chứa các khoáng vật kim loại, kim loại tự sinh, các nguyên tố xạ, hiếm hoặc không đạt yêu cầu làm đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn Việt Nam.

4. Các loại đá trầm tích (trừ các đá chứa keramzit, diatomit), đá magma (trừ đá bazan dạng cột, dạng bọt), đá biến chất không chứa các khoáng vật kim loại, kim loại tự sinh, đá quý, bán quý và các nguyên tố xạ, hiếm, không đáp ứng yêu cầu làm đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn Việt Nam, không đủ tiêu chuẩn làm nguyên liệu trường thạch (felspat) sản xuất sản phẩm gốm xây dựng theo tiêu chuẩn Việt Nam.

5. Đá phiến các loại, trừ đá phiến lợp, đá phiến cháy và đá phiến có chứa khoáng vật serixit, disten, hoặc silimanit với hàm lượng lớn hơn 30%.

6. Các loại cuội, sỏi, sạn không chứa vàng, platin, đá quý và bán quý (thạch anh mỹ nghệ, topa, beril, ruby, saphia, ziricon), đá ong không chứa kim loại tự sinh hoặc khoáng vật kim loại.

7. Các loại đá vôi, sét vôi, đá hoa (trừ nhũ đá vôi, đá vôi trắng và đá hoa trắng) không đáp ứng yêu cầu làm nguyên liệu sản xuất xi măng pooc lăng theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc không đáp ứng yêu cầu làm nguyên liệu sản xuất đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn Việt Nam.

8. Đá đolomit có hàm lượng MgO nhỏ hơn 15%, đá đolomit không đáp ứng yêu cầu sản xuất thủy tinh xây dựng theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc không đáp ứng yêu cầu làm nguyên liệu sản xuất đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn Việt Nam.

Chương 2.

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN

Điều 5. Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khoáng sản

1. Ủy ban nhân dân tỉnh cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi, cho phép trả lại, chuyển nhượng, tiếp tục thực hiện đối với các loại giấy phép sau đây:

a) Giấy phép khảo sát, giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác, giấy phép chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn;

b) Giấy phép khai thác, giấy phép chế biến khoáng sản đối với khu vực đã được điều tra, đánh giá hoặc thăm dò, phê duyệt trữ lượng khoáng sản mà không nằm trong quy hoạch khai thác, chế biến khoáng sản của cả nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc không thuộc diện dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia;

c) Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản đối với các khu vực khai thác tận thu đã được Bộ Công thương (Bộ Công nghiệp) hoặc Bộ Tài nguyên và Môi trường bàn giao trước ngày Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản có hiệu lực thi hành và các mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ để thanh lý hoặc bãi thải trong khai thác, chế biến của mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ.

2. Các trường hợp khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường sau đây không phải xin giấy phép khai thác:

a) Khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong phạm vi diện tích đất của dự án đầu tư công trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư mà sản phẩm khai thác chỉ được sử dụng cho xây dựng công trình đó;

b) Khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích đất ở của hộ gia đình, cá nhân được sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai mà sản phẩm khai thác chỉ nhằm phục vụ cho việc xây dựng của hộ gia đình, cá nhân đó.

3. Các trường hợp không bắt buộc phải tiến hành thăm dò: khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, trừ cát, sỏi lòng sông, với công suất khai thác không quá 100.000m3/năm và thời gian khai thác, kể cả thời gian gia hạn không quá năm (05) năm thì không bắt buộc phải tiến hành thăm dò khoáng sản nhưng phải đảm bảo điều kiện sản phẩm khai thác được, chỉ phục vụ cho việc duy tu, sửa chữa cơ sở hạ tầng, đê điều.

Điều 6. Thu hồi giấy phép hoạt động khoáng sản

1. Giấy phép khảo sát khoáng sản bị thu hồi khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

a) Tổ chức, cá nhân được phép khảo sát khoáng sản vi phạm một trong các quy định tại Điều 23 của Luật Khoáng sản mà không khắc phục trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản đã có văn bản thông báo;

b) Khu vực được phép khảo sát bị công bố là khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật Khoáng sản;

c) Cá nhân được phép khảo sát khoáng sản chết, tổ chức được phép khảo sát khoáng sản bị giải thể hoặc phá sản.

2. Giấy phép thăm dò khoáng sản bị thu hồi khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

a) Sau sáu (06) tháng kể từ ngày giấy phép có hiệu lực, tổ chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản không tiến hành hoạt động thăm dò mà không có lý do chính đáng;

b) Tổ chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản vi phạm một trong các quy định tại Điều 27 của Luật Khoáng sản mà không khắc phục trong thời hạn sáu mươi (60) ngày kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản có văn bản thông báo;

c) Khu vực được phép thăm dò khoáng sản bị công bố là khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật Khoáng sản;

d) Cá nhân được phép thăm dò khoáng sản chết mà không có người thừa kế quyền thăm dò, tổ chức được phép thăm dò khoáng sản bị giải thể hoặc phá sản mà không có tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ.

3. Giấy phép khai thác khoáng sản bị thu hồi khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

a) Sau mười hai (12) tháng kể từ ngày giấy phép có hiệu lực, tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản chưa bắt đầu việc xây dựng cơ bản mỏ mà không có lý do chính đáng;

b) Sau mười hai (12) tháng kể từ ngày dự kiến bắt đầu hoạt động sản xuất được xác định trong báo cáo nghiên cứu khả thi về khai thác khoáng sản đã được chấp thuận, tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản chưa bắt đầu hoạt động sản xuất mà không có lý do chính đáng;

c) Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản vi phạm một trong các quy định tại Điều 33 của Luật Khoáng sản mà không khắc phục trong thời hạn chín mươi (90) ngày kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản đã có văn bản thông báo;

d) Khu vực được phép khai thác khoáng sản bị công bố là khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật Khoáng sản;

e) Cá nhân được phép khai thác khoáng sản chết mà không có người thừa kế quyền khai thác, tổ chức được phép khai thác bị giải thể hoặc phá sản mà không có tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ;

f) Giấy phép đầu tư của tổ chức, cá nhân nước ngoài chấm dứt hiệu lực.

4. Giấy phép chế biến khoáng sản bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:

a) Tổ chức, cá nhân được phép chế biến khoáng sản không thực hiện đúng nội dung, kế hoạch chế biến khoáng sản theo dự án chế biến và các quy định tại giấy phép chế biến đã được cấp;

b) Tổ chức, cá nhân được phép chế biến khoáng sản vi phạm một trong các quy định tại Điều 46 của Luật Khoáng sản mà không khắc phục trong thời hạn chín mươi (90) ngày, kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản đã có văn bản thông báo;

c) Khu vực chế biến bị công bố là khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật Khoáng sản;

d) Cá nhân được phép chế biến khoáng sản chết mà không có người thừa kế, tổ chức được phép chế biến bị giải thể hoặc phá sản mà không có tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ.

Điều 7. Thẩm quyền phê duyệt trữ lượng khoáng sản và Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản rắn

Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt:

1. Trữ lượng khoáng sản trong báo cáo thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn.

2. Đề án đóng cửa mỏ đối với các loại khoáng sản rắn thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 8. Thẩm quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản

1. Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương, Sở Xây dựng giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoáng sản; công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản.

2. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn:

a) Thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, môi trường, an toàn lao động trong hoạt động khoáng sản; bảo đảm an ninh, trật tự xã hội tại các khu vực có khoáng sản;

b) Giải quyết theo thẩm quyền các thủ tục giao đất, cho thuê đất, sử dụng cơ sở hạ tầng và các vấn đề khác có liên quan cho tổ chức, cá nhân được phép thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật;

c) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, khai thác, chế biến khoáng sản; xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Chương 3.

THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT TRỮ LƯỢNG KHOÁNG SẢN VÀ THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐÓNG CỬA MỎ KHOÁNG SẢN RẮN

Điều 9. Căn cứ cấp giấy phép hoạt động khoáng sản

Căn cứ xét cấp giấy phép hoạt động khoáng sản bao gồm:

1. Chiến lược của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội; chiến lược phát triển các ngành công nghiệp liên quan đến khoáng sản.

2. Chính sách của tỉnh về tài nguyên khoáng sản; quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

3. Hiệu quả kinh tế - xã hội của từng dự án cụ thể trong hoạt động khoáng sản, gắn liền với các yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, bảo đảm an ninh, quốc phòng.

4. Tư cách pháp lý của chủ đơn vị xin phép theo quy định của pháp luật và các điều kiện theo quy định tại Điều 6 của Luật Khoáng sản và khoản 2 Điều 17 của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản.

5. Đề án khảo sát, thăm dò trên diện tích không trùng với các khu vực đã được cấp phép hoặc đang được cơ quan nhà nước tiến hành điều tra, đánh giá khoáng sản.

6. Trữ lượng khoáng sản; báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ; báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được phê duyệt hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật đối với trường hợp xin cấp giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản.

Điều 10. Hồ sơ xin cấp giấy phép khảo sát khoáng sản

Hồ sơ bao gồm năm (05) bộ:

1. Đơn xin cấp giấy phép khảo sát khoáng sản (Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2006/TT-BTNMT ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường), kèm theo bản đồ khu vực khảo sát khoáng sản được lập trên nền bản đồ địa hình có tỷ lệ không nhỏ hơn 1:100.000, hệ tọa độ vuông góc VN2000 (Mẫu số 16 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2006/TT-BTNMT ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

2. Đề án khảo sát khoáng sản, trong đó nêu rõ cơ sở địa chất và các loại khoáng sản là đối tượng khảo sát, phương pháp và khối lượng khảo sát; thời hạn, tiến độ khảo sát và nguồn tài chính (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2006/TT-BTNMT ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

3. Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực của Công chứng Nhà nước của tổ chức xin cấp giấy phép khảo sát khoáng sản.

Lệ phí: 2.000.000 đồng/01 giấy phép (Thông tư số 184/2009/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Bộ Tài chính).

Điều 11. Hồ sơ xin gia hạn giấy phép khảo sát khoáng sản

Hồ sơ xin gia hạn phải nộp cho cơ quan tiếp nhận trước ngày giấy phép hết hạn ba mươi (30) ngày, bao gồm năm (05) bộ:

1. Đơn xin gia hạn giấy phép khảo sát khoáng sản (Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2006/TT-BTNMT ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

2. Báo cáo kết quả khảo sát khoáng sản và khối lượng công trình, kinh phí đã thực hiện đến thời điểm xin gia hạn.

Trong trường hợp giấy phép khảo sát khoáng sản đã hết hạn nhưng hồ sơ xin gia hạn đang được xem xét thì giấy phép đó tiếp tục có hiệu lực đến thời điểm có quyết định gia hạn hoặc có văn bản trả lời giấy phép không được gia hạn.

Lệ phí: 1.000.000 đồng/01 giấy phép (Thông tư số 184/2009/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Bộ Tài chính).

Điều 12. Hồ sơ xin trả lại giấy phép khảo sát khoáng sản

Hồ sơ bao gồm năm (05) bộ:

1. Đơn xin trả lại giấy phép khảo sát khoáng sản (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2006/TT-BTNMT ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

2. Báo cáo kết quả khảo sát khoáng sản và khối lượng công trình, kinh phí đã thực hiện đến thời điểm trả lại giấy phép.

Lệ phí: không.

Điều 13. Hồ sơ xin cấp giấy phép thăm dò khoáng sản

Hồ sơ bao gồm năm (05) bộ:

1. Đơn xin cấp giấy phép thăm dò khoáng sản (Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2006/TT-BTNMT ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

2. Đề án thăm dò khoáng sản lập theo quy định (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2006/TT-BTNMT ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường), kèm theo bản đồ khu vực thăm dò khoáng sản được lập trên nền bản đồ địa hình có tỷ lệ không nhỏ hơn 1:10.000, hệ tọa độ vuông góc VN2000 (Mẫu số 16 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2006/TT-BTNMT ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

3. Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực của Công chứng Nhà nước đối với tổ chức xin cấp giấy phép thăm dò khoáng sản là tổ chức trong nước hoặc bản sao giấy phép đầu tư có chứng thực của Công chứng Nhà nước đối với tổ chức xin cấp giấy phép thăm dò khoáng sản là tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài.

Lệ phí: diện tích thăm dò nhỏ hơn 100ha, mức thu là 4.000.000 đồng/01 giấy phép;

Diện tích thăm dò từ 100ha đến 50.000ha, mức thu là 10.000.000 đồng/01 giấy phép;

Diện tích thăm dò trên 50.000ha, mức thu là 15.000.000 đồng/01 giấy phép (Thông tư số 184/2009/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Bộ Tài chính).

Điều 14. Hồ sơ xin cấp lại giấy phép thăm dò khoáng sản

Trường hợp xin cấp lại giấy phép thăm dò quy định tại khoản 3 Điều 25 Luật Khoáng sản và khoản 3 Điều 49 của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản, hồ sơ phải nộp cho cơ quan tiếp nhận trước ngày giấy phép hết hạn ba chục (30) ngày, bao gồm năm (05) bộ:

1. Đơn xin cấp lại giấy phép thăm dò khoáng sản (Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2006/TT-BTNMT ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

2. Báo cáo kết quả thăm dò, khối lượng công tác thăm dò đã thực hiện; chương trình, khối lượng thăm dò tiếp tục.

3. Bản đồ khu vực xin cấp lại giấy phép thăm dò.

Lệ phí: bằng 50% lệ phí cấp giấy phép thăm dò (Thông tư số 184/2009/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Bộ Tài chính).

Điều 15. Hồ sơ xin gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản

Hồ sơ xin gia hạn phải nộp cho cơ quan tiếp nhận trước ngày giấy phép hết hạn ba chục (30) ngày, bao gồm năm (05) bộ:

1. Đơn xin gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản (Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2006/TT-BTNMT ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

2. Báo cáo kết quả thăm dò, khối lượng công tác thăm dò đã thực hiện; chương trình, khối lượng thăm dò tiếp tục.

3. Bản đồ khu vực thăm dò, trong đó đã loại trừ ít nhất ba mươi phần trăm (30%) diện tích theo giấy phép được cấp trước đó.

Trong trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản đã hết hạn nhưng hồ sơ xin gia hạn đang được xem xét thì tổ chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản được tiếp tục hoạt động đến thời điểm được gia hạn hoặc có văn bản trả lời giấy phép không được gia hạn.

Lệ phí: bằng 50% lệ phí cấp giấy phép thăm dò (Thông tư số 184/2009/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Bộ Tài chính).

Điều 16. Hồ sơ xin trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích thăm dò khoáng sản

Hồ sơ bao gồm năm (05) bộ:

1. Đơn xin trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích thăm dò khoáng sản (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2006/TT-BTNMT ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

2. Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản, khối lượng công trình và chi phí thăm dò đã thực hiện đến thời điểm trả lại giấy phép hoặc trả lại một phần diện tích ghi trong giấy phép.

3. Bản đồ khu vực tiếp tục thăm dò; khối lượng công trình, dự toán và chương trình thăm dò tiếp tục (đối với trường hợp trả lại một phần diện tích thăm dò).

Lệ phí: không.

Điều 17. Hồ sơ xin chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản

Hồ sơ bao gồm năm (05) bộ:

1. Đơn xin chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản (Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2006/TT-BTNMT ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường), kèm theo hợp đồng chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản và bản kê giá trị tài sản sẽ chuyển nhượng.

2. Báo cáo kết quả thăm dò, khối lượng công trình, chi phí đã thực hiện và các nghĩa vụ có liên quan theo quy định đã hoàn thành đến thời điểm xin chuyển nhượng quyền thăm dò.

3. Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực của Công chứng Nhà nước đối với tổ chức xin nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản là tổ chức trong nước hoặc bản sao giấy phép đầu tư (nếu có) có chứng thực của Công chứng Nhà nước đối với tổ chức xin nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản là tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài.

Việc chuyển nhượng quyền thăm dò được chấp thuận bằng việc cấp giấy phép thăm dò thay thế giấy phép thăm dò đã cấp.

Lệ phí: bằng 50% lệ phí cấp giấy phép thăm dò (Thông tư số 184/2009/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Bộ Tài chính).

Điều 18. Hồ sơ xin tiếp tục thực hiện quyền thăm dò khoáng sản

Hồ sơ bao gồm năm (05) bộ:

1. Đơn xin tiếp tục thực hiện quyền thăm dò khoáng sản (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2006/TT-BTNMT ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường); báo cáo kết quả thăm dò, khối lượng công trình, chi phí đã thực hiện và chương trình tiếp tục thăm dò.

2. Bản sao văn bản pháp lý có chứng thực của Công chứng Nhà nước chứng minh tổ chức, cá nhân thừa kế hợp pháp quyền thăm dò khoáng sản.

3. Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực của Công chứng Nhà nước của tổ chức được thừa kế hợp pháp.

Việc cho phép tiếp tục thực hiện quyền thăm dò khoáng sản được chấp thuận bằng việc cấp giấy phép thăm dò cho tổ chức thừa kế hợp pháp, thay thế giấy phép đã cấp.

Lệ phí: bằng 50% lệ phí cấp giấy phép thăm dò (Thông tư số 184/2009/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Bộ Tài chính).

Điều 19. Hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản

Hồ sơ bao gồm năm (05) bộ:

1. Đơn xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản (Mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2006/TT-BTNMT ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường), kèm theo bản đồ khu vực khai thác khoáng sản lập trên nền bản đồ địa hình có tỷ lệ không nhỏ hơn 1:5.000, hệ tọa độ vuông góc VN2000 (Mẫu số 16 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2006/TT-BTNMT ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

2. Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

3. Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ bao gồm thuyết minh dự án (Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 03/2007/TT-BCN ngày 18 tháng 6 năm 2007 của Bộ Công nghiệp) và thiết kế cơ sở (Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư số 03/2007/TT-BCN ngày 18 tháng 6 năm 2007 của Bộ Công nghiệp) kèm theo quyết định phê duyệt theo quy định.

4. Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bảng đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường (bao gồm cả Dự án cải tạo phục hồi môi trường) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

5. Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực của Công chứng Nhà nước đối với tổ chức xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản là tổ chức trong nước mà không phải là tổ chức đã được cấp giấy phép thăm dò hoặc bản sao giấy phép đầu tư có chứng thực của Công chứng Nhà nước đối với tổ chức xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản là tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài.

Lệ phí:

STT

Nhóm hoạt động khai thác khoáng sản

Mức thu
(đồng/giấy phép)

1

Hoạt động khai thác cát sỏi, lòng suối

 

1.1

Có sản lượng khai thác dưới 5.000m3

1.000.000

1.2

Có sản lượng khai thác từ 5.000m3 đến 10.000m3

10.000.000

1.3

Có sản lượng khai thác trên 10.000m3

15.000.000

2

Hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

 

2.1

Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có diện tích dưới 10ha và sản lượng khai thác dưới 100.000m3/năm

15.000.000

2.2

Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn trừ khoáng sản đã quy định ở mục 1 và 2.1

20.000.000

3

Hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường mà có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

40.000.000

(theo Thông tư số 184/2009/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Bộ Tài chính).

Điều 20. Hồ sơ xin gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản

Hồ sơ xin gia hạn phải nộp cho cơ quan tiếp nhận trước ngày giấy phép hết hạn chín mươi (90) ngày, bao gồm năm (05) bộ:

1. Đơn xin gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản (Mẫu số 08 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2006/TT-BTNMT ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

2. Bản đồ hiện trạng khai thác mỏ tại thời điểm xin gia hạn kèm theo Báo cáo kết quả hoạt động khai thác đến thời điểm xin gia hạn; trữ lượng khoáng sản còn lại và diện tích xin tiếp tục khai thác.

Trong trường hợp giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hạn nhưng hồ sơ xin gia hạn đang được xem xét thì giấy phép đó tiếp tục có hiệu lực đến thời điểm được gia hạn hoặc có văn bản trả lời giấy phép không được gia hạn.

Lệ phí: bằng 50% lệ phí cấp giấy phép khai thác (theo Thông tư số 184/2009/TT-BTC ngày 15/9/2009 của Bộ Tài chính).

Điều 21. Hồ sơ xin trả lại giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khai thác khoáng sản

Hồ sơ bao gồm năm (05) bộ:

1. Đơn trả lại giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khai thác khoáng sản (Mẫu số 09 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2006/TT-BTNMT ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

2. Bản đồ hiện trạng kèm theo báo cáo kết quả khai thác khoáng sản đến thời điểm trả lại giấy phép hoặc trả lại một phần diện tích khai thác.

3. Đề án đóng cửa mỏ đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật đối với trường hợp trả lại giấy phép khai thác.

Lệ phí: không.

Điều 22. Hồ sơ xin chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản

Hồ sơ bao gồm năm (05) bộ:

1. Đơn xin chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản (Mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2006/TT-BTNMT ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường) và hợp đồng chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản, kèm theo bản kê giá trị tài sản chuyển nhượng.

2. Báo cáo kết quả khai thác và các nghĩa vụ đã thực hiện đến thời điểm xin chuyển nhượng quyền khai thác kèm theo bản đồ hiện trạng khai thác tại thời điểm xin chuyển nhượng.

3. Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực của Công chứng Nhà nước đối với tổ chức xin nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản là tổ chức trong nước hoặc bản sao giấy phép đầu tư có chứng thực của Công chứng Nhà nước đối với tổ chức xin nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản là tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài.

Việc chuyển nhượng quyền khai thác được chấp thuận bằng việc cấp giấy phép khai thác cho tổ chức nhận chuyển nhượng, thay thế giấy phép đã cấp.

Lệ phí: bằng 50% lệ phí cấp giấy phép khai thác (theo Thông tư số 184/2009/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Bộ Tài chính).

Điều 23. Hồ sơ xin tiếp tục thực hiện quyền khai thác khoáng sản

Hồ sơ bao gồm năm (05) bộ:

1. Đơn xin tiếp tục thực hiện quyền khai thác khoáng sản (Mẫu số 11 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2006/TT-BTNMT ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

2. Bản sao văn bản pháp lý có chứng thực của Công chứng Nhà nước chứng minh tổ chức, cá nhân thừa kế hợp pháp quyền khai thác khoáng sản.

3. Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực của Công chứng Nhà nước của tổ chức được thừa kế hợp pháp.

4. Bản đồ hiện trạng khai thác kèm theo báo cáo kết quả khai thác khoáng sản đến thời điểm xin được tiếp tục thực hiện quyền khai thác khoáng sản.

Việc cho phép tiếp tục thực hiện quyền khai thác khoáng sản được chấp thuận bằng việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản cho tổ chức, cá nhân được thừa kế, thay thế giấy phép đã cấp.

Lệ phí: bằng 50% lệ phí cấp giấy phép khai thác (theo Thông tư số 184/2009/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Bộ Tài chính).

Điều 24. Hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản Hồ sơ bao gồm năm (05) bộ:

1. Đơn xin cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản (Mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2006/TT-BTNMT ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường), kèm theo bản đồ khu vực khai thác khoáng sản lập trên nền bản đồ địa hình có tỷ lệ không nhỏ hơn 1:5.000, hệ tọa độ vuông góc VN2000 (Mẫu số 16 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2006/TT- BTNMT ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

2. Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ bao gồm thuyết minh dự án (Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 03/2007/TT-BCN ngày 18 tháng 6 năm 2007 của Bộ Công nghiệp) và thiết kế cơ sở (Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư số 03/2007/TT-BCN ngày 18 tháng 6 năm 2007 của Bộ Công nghiệp) kèm theo quyết định phê duyệt theo quy định.

3. Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bảng đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường (bao gồm cả Dự án cải tạo phục hồi môi trường) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

4. Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực của Công chứng Nhà nước đối với tổ chức xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản là tổ chức trong nước mà không phải là tổ chức đã được cấp giấy phép thăm dò hoặc bản sao giấy phép đầu tư có chứng thực của Công chứng Nhà nước đối với tổ chức xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản là tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài.

Lệ phí: 5.000.000 đồng/01 giấy phép (theo Thông tư số 184/2009/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Bộ Tài chính).

Điều 25. Hồ sơ xin gia hạn giấy phép khai thác tận thu khoáng sản

Hồ sơ xin gia hạn phải nộp cho cơ quan tiếp nhận trước ngày giấy phép hết hạn chín mươi (90) ngày, bao gồm năm (05) bộ:

1. Đơn xin gia hạn giấy phép khai thác tận thu khoáng sản (Mẫu số 08 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2006/TT-BTNMT ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

2. Bản đồ hiện trạng khai thác mỏ tại thời điểm xin gia hạn kèm theo Báo cáo kết quả hoạt động khai thác đến thời điểm xin gia hạn; trữ lượng khoáng sản còn lại và diện tích xin tiếp tục khai thác.

Trong trường hợp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản đã hết hạn nhưng hồ sơ xin gia hạn đang được xem xét thì giấy phép đó tiếp tục có hiệu lực đến thời điểm được gia hạn hoặc có văn bản trả lời giấy phép không được gia hạn.

Lệ phí: 2.500.000 đồng/01 giấy phép (theo Thông tư số 184/2009/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Bộ Tài chính).

Điều 26. Hồ sơ xin trả lại giấy phép khai thác tận thu khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khai thác tận thu khoáng sản

Hồ sơ bao gồm năm (05) bộ:

1. Đơn trả lại giấy phép khai thác tận thu khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khai thác tận thu khoáng sản (Mẫu số 09 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2006/TT-BTNMT ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

2. Bản đồ hiện trạng kèm theo báo cáo kết quả khai thác khoáng sản đến thời điểm trả lại giấy phép hoặc trả lại một phần diện tích khai thác.

3. Đề án đóng cửa mỏ đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật đối với trường hợp trả lại giấy phép khai thác.

Lệ phí: không.

Điều 27. Hồ sơ xin cấp giấy phép chế biến khoáng sản

Hồ sơ bao gồm năm (05) bộ:

1. Đơn xin cấp giấy phép chế biến khoáng sản (Mẫu số 12 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2006/TT-BTNMT ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường);

2. Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc dự án đầu tư xây dựng công trình chế biến khoáng sản bao gồm thuyết minh dự án (Phụ lục số 1 ban hành kèm theo

Thông tư số 03/2007/TT-BCN ngày 18 tháng 6 năm 2007 của Bộ Công nghiệp) và thiết kế cơ sở (Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư số 03/2007/TT-BCN ngày 18 tháng 6 năm 2007 của Bộ Công nghiệp) kèm theo quyết định phê duyệt theo quy định.

3. Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực của Công chứng Nhà nước đối với tổ chức xin cấp giấy phép chế biến khoáng sản là tổ chức trong nước hoặc bản sao giấy phép đầu tư chế biến khoáng sản có chứng thực của Công chứng Nhà nước đối với tổ chức xin cấp giấy phép chế biến khoáng sản là tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài.

4. Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Lệ phí: 10.000.000 đồng/01 giấy phép (theo Thông tư số 184/2009/TT- BTC ngày 15 tháng 9 tháng 2009 của Bộ Tài chính).

Điều 28. Hồ sơ xin gia hạn giấy phép chế biến khoáng sản

Hồ sơ xin gia hạn phải nộp cho cơ quan tiếp nhận trước ngày giấy phép hết hạn chín mươi (90) ngày, bao gồm năm (05) bộ:

1. Đơn xin gia hạn giấy phép chế biến khoáng sản (Mẫu số 13 ban hành kèm theo Thông tư 01/2006/TT-BTNMT ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

2. Báo cáo kết quả hoạt động chế biến khoáng sản đến thời điểm xin gia hạn, sản lượng khoáng sản tiếp tục chế biến.

Trong trường hợp giấy phép chế biến khoáng sản đã hết hạn nhưng hồ sơ xin gia hạn đang được xem xét thì giấy phép đó tiếp tục có hiệu lực đến thời điểm được gia hạn hoặc có văn bản trả lời tổ chức xin gia hạn về lý do giấy phép không được gia hạn.

Lệ phí: 5.000.000 đồng/01 giấy phép (theo Thông tư số 184/2009/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Bộ Tài chính).

Điều 29. Hồ sơ xin trả lại giấy phép chế biến khoáng sản

Hồ sơ bao gồm năm (05) bộ:

1. Đơn trả lại giấy phép chế biến khoáng sản (Mẫu số 13 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2006/TT-BTNMT ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

2. Báo cáo kết quả chế biến khoáng sản kể từ ngày giấy phép có hiệu lực đến thời điểm trả lại giấy phép.

Lệ phí: không.

Điều 30. Hồ sơ xin chuyển nhượng quyền chế biến khoáng sản

Hồ sơ bao gồm năm (05) bộ:

1. Đơn xin chuyển nhượng quyền chế biến khoáng sản (Mẫu số 14 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2006/TT-BTNMT ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

2. Hợp đồng chuyển nhượng quyền chế biến khoáng sản, kèm theo bản kê giá trị tài sản chuyển nhượng; báo cáo kết quả chế biến khoáng sản và các nghĩa vụ đã hoàn thành tính đến thời điểm xin chuyển nhượng quyền chế biến khoáng sản.

3. Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực của Công chứng Nhà nước đối với tổ chức xin nhận chuyển nhượng quyền chế biến khoáng sản là tổ chức trong nước hoặc bản sao giấy phép đầu tư có chứng thực của Công chứng Nhà nước đối với tổ chức xin nhận chuyển nhượng quyền chế biến khoáng sản là tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài.

Việc chuyển nhượng quyền chế biến được chấp thuận bằng việc cấp giấy phép chế biến cho tổ chức nhận chuyển nhượng, thay thế giấy phép đã cấp.

Lệ phí: 5.000.000 đồng/01 giấy phép (theo Thông tư số 184/2009/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Bộ Tài chính).

Điều 31. Hồ sơ xin tiếp tục thực hiện quyền chế biến khoáng sản

Hồ sơ bao gồm năm (05) bộ:

1. Đơn xin tiếp tục thực hiện quyền chế biến khoáng sản (Mẫu số 15 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2006/TT-BTNMT ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

2. Bản sao văn bản pháp lý có chứng thực của Công chứng Nhà nước chứng minh tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền chế biến khoáng sản.

3. Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực của Công chứng Nhà nước của tổ chức được thừa kế hợp pháp.

4. Báo cáo kết quả chế biến khoáng sản và kế hoạch tiếp tục hoạt động chế biến khoáng sản.

Việc cho phép tiếp tục thực hiện quyền chế biến khoáng sản được thể hiện bằng việc cấp giấy phép chế biến khoáng sản cho tổ chức thừa kế hợp pháp, thay thế giấy phép đã cấp.

Lệ phí: 5.000.000đồng/01 giấy phép (theo Thông tư số 184/2009/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Bộ Tài chính).

Điều 32. Hồ sơ xin thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản

Hồ sơ gồm năm (05) bộ:

1. Công văn trình thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản (Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số 14/2006/QĐ-BTNMT ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

2. Đề án thăm dò và Bản sao giấy phép thăm dò khoáng sản có chứng thực của Công chứng Nhà nước.

3. Biên bản nghiệm thu khối lượng và chất lượng công trình thăm dò đã thi công của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản.

4. Bốn (04) bộ tài liệu, trong đó có ba (03) bộ bản in và một (01) bộ ghi trên đĩa CD bao gồm: bản thuyết minh báo cáo thăm dò, các phụ lục, các bản vẽ và tài liệu nguyên thủy có liên quan. Lệ phí thẩm định:

STT

Tổng chi phí thăm dò địa chất

Mức thu

1

Đến 200.000.000 đồng

4.000.000 đồng

2

Trên 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng

2%

3

Trên 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng

1%

4

Trên 1.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng

10.000.000 đồng + (0,5% x phần vượt trên 1 tỷ đồng)

5

Trên 10.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng

55.000.000 đồng + (0,3% x phần vượt trên 10 tỷ đồng)

6

Trên 20.000.000.000 đồng

85.000.000 đồng + (0,2% x phần vượt trên 20 tỷ đồng)

(theo Quyết định số 27/2005/QĐ-BTC ngày 13 tháng 5 năm 2005 của Bộ Tài chính).

Điều 33. Hồ sơ xin đóng cửa mỏ khoáng sản rắn

1. Các trường hợp giấy phép khai thác khoáng sản bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật Khoáng sản đều phải thực hiện việc đóng cửa mỏ để bảo vệ hoặc để thanh lý và phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan theo quy định tại các điểm b, c và d khoản 2, Điều 40 của Luật Khoáng sản.

2. Trong thời hạn không quá bốn mươi năm (45) ngày kể từ ngày giấy phép chấm dứt hiệu lực, tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản phải nộp đề án đóng cửa mỏ, toàn bộ tài liệu địa chất, khai thác, chế biến khoáng sản, các văn bản pháp lý về quyền khai thác và các quyền khác có liên quan cho cơ quan tiếp nhận.

Hồ sơ gồm năm (05) bộ:

a) Tờ trình xin đóng cửa mỏ;

b) Đề án đóng cửa mỏ;

c) Bản đồ hiện trạng khu vực đóng cửa mỏ.

Lệ phí thẩm định: không.

Chương 4.

TRÌNH TỰ THỰC HIỆN, ĐĂNG KÝ, BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN

Điều 34. Cơ quan tiếp nhận và thẩm định hồ sơ hoạt động khoáng sản

Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh:

1. Tiếp nhận, thẩm định và thông qua Hội đồng thẩm định hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động khoáng sản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định việc cấp giấy phép hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 5 của Quy định này.

2. Tiếp nhận, thẩm định và thông qua Hội đồng xét duyệt trữ lượng khoáng sản hồ sơ đề nghị thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt trữ lượng khoáng sản thuộc thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 7 của Quy định này.

3. Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản rắn trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản rắn thuộc thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 7 của Quy định này.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quy định về trình tự, thủ tục và thời gian giải quyết thủ tục hành chính cấp giấy phép hoạt động khoáng sản.

5. Trong trường hợp văn bản trả lời của các cơ quan hữu quan có ý kiến khác nhau, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm tổ chức trao đổi để thống nhất và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định theo thẩm quyền.

Điều 35. Thời gian thực hiện

1. Trong thời hạn năm mươi lăm (55) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của tổ chức trong nước xin cấp giấy phép hoạt động khoáng sản, của tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài xin cấp giấy phép khảo sát, thăm dò khoáng sản, cơ quan tiếp nhận phải hoàn thành việc thẩm định hồ sơ, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét việc cấp giấy phép. Trường hợp phức tạp cần có thời gian xem xét, thẩm định thì thời hạn thẩm định có thể dài hơn, nhưng không quá chín mươi (90) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

2. Trong thời hạn hai mươi lăm (25) ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh có bên nước ngoài được cấp giấy phép đầu tư và nộp đầy đủ, hợp lệ hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định, cơ quan tiếp nhận phải hoàn thành việc thẩm định hồ sơ, trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.

3. Trong thời hạn hai mươi lăm (25) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ xin gia hạn, trả lại giấy phép, trả lại một phần diện tích hoạt động khoáng sản, chuyển nhượng quyền hoạt động khoáng sản, tiếp tục thực hiện quyền hoạt động khoáng sản trong trường hợp thừa kế hợp pháp quyền hoạt động khoáng sản, cơ quan tiếp nhận phải hoàn thành việc thẩm định hồ sơ, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định việc cho phép hoặc không cho phép.

4. Thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này không bao gồm thời gian lấy ý kiến của các cơ quan hữu quan về các vấn đề liên quan đến việc cấp giấy phép hoạt động khoáng sản.

5. Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do cơ quan tiếp nhận trình, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy phép hoạt động khoáng sản và chuyển lại hồ sơ cho cơ quan tiếp nhận. Trong trường hợp không cấp giấy phép thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

6. Cơ quan tiếp nhận chịu trách nhiệm giao giấy phép cho tổ chức xin cấp giấy phép hoạt động khoáng sản.

7. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại Điều 30 của Quy định này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản phải hoàn thành việc thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản. Trường hợp không xét duyệt thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

8. Trong thời hạn không quá hai mươi (20) ngày kể từ ngày nhận được đề án đóng cửa mỏ của tổ chức, cá nhân trong nước và không quá ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận được đề án đóng cửa mỏ của tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức liên quan có bên nước ngoài, cơ quan tiếp nhận đề án phải hoàn thành việc tổ chức thẩm định, kiểm tra thực địa, thu thập ý kiến của các cơ quan có liên quan, trình cấp có thẩm quyền để phê duyệt hoặc có văn bản yêu cầu bổ sung, sửa chữa đề án.

9. Trong thời hạn không quá mười lăm (15) ngày kể từ khi nhận được báo cáo về việc đã hoàn thành đề án đóng cửa mỏ cơ quan tiếp nhận đề án có trách nhiệm chủ trì tổ chức nghiệm thu kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ và thông báo kết quả nghiệm thu bằng văn bản đến các cơ quan hữu quan ở Trung ương và địa phương.

10. Sau khi việc đóng cửa mỏ đã được nghiệm thu, tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản phải hoàn tất việc thanh lý hợp đồng thuê đất và các hợp đồng khác liên quan tới việc thực hiện giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật.

Điều 36. Đăng ký hoạt động khoáng sản

Việc đăng ký, thông báo hoạt động khoáng sản được thực hiện theo nguyên tắc sau:

1. Giấy phép hoạt động khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phải đăng ký tại Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam và gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường một (01) bộ kèm theo bản đồ khu vực hoạt động khoáng sản để thông báo hoạt động và phối hợp quản lý.

2. Giấy phép hoạt động khoáng sản do Ủy ban nhân dân tỉnh cấp phải đăng ký tại Sở Tài nguyên và Môi trường và gửi đến Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam một (01) bộ kèm theo bản đồ khu vực hoạt động khoáng sản để theo dõi và phối hợp quản lý.

3. Trường hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường mà không phải xin giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Quy định này thì trước khi khai thác tổ chức, cá nhân phải đăng ký công suất, khối lượng, phương pháp và thiết bị khai thác kèm theo chương trình và kế hoạch khai thác tại Sở Tài nguyên và Môi trường. Việc quản lý, sử dụng khoáng sản khai thác được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 37. Báo cáo hoạt động khoáng sản

1. Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của số liệu, thông tin báo cáo.

2. Báo cáo về hoạt động khoáng sản bao gồm:

a) Báo cáo về hoạt động khảo sát khoáng sản, báo cáo về hoạt động thăm dò khoáng sản (Mẫu số 23 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2006/TT-BTNMT ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường), báo cáo về hoạt động khai thác khoáng sản (Mẫu số 24 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2006/TT-BTNMT ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường), báo cáo về hoạt động chế biến khoáng sản (Mẫu số 25 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2006/TT-BTNMT ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường);

b) Báo cáo về hoạt động khoáng sản trong phạm vi tỉnh quản lý (Mẫu số 26 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2006/TT-BTNMT ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

3. Chế độ báo cáo về hoạt động khoáng sản được quy định như sau:

a) Chế độ báo cáo về hoạt động khoáng sản được thực hiện theo định kỳ sáu tháng và một năm. Định kỳ sáu tháng đầu năm được tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 30 tháng 6 của năm báo cáo. Định kỳ một năm được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo;

b) Ngoài việc thực hiện chế độ báo cáo nêu tại điểm a khoản này, khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản, tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản phải thực hiện báo cáo đột xuất về tình hình hoạt động khoáng sản.

Điều 38. Trách nhiệm báo cáo về hoạt động khoáng sản

Trách nhiệm nộp báo cáo về hoạt động khoáng sản được quy định như sau:

1. Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản có trách nhiệm lập báo cáo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 37 của Quy định này và chậm nhất sau năm (05) ngày của kỳ báo cáo quy định tại khoản 3 Điều 37 của Quy định này phải nộp báo cáo cho Sở Tài nguyên và Môi trường. Đối với tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản theo giấy phép thuộc thẩm quyền cấp của Bộ Tài nguyên và Môi trường còn phải nộp báo cáo cho Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh lập báo cáo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 37 của Quy định này và chậm nhất sau mười lăm (15) ngày của kỳ báo cáo quy định tại khoản 3 Điều 37 của Quy định này gửi báo cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trường (Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam), Bộ Công thương và Bộ Xây dựng.

Chương 5.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 39. Tổ chức thực hiện

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy định này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phải kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 32/2009/QĐ-UBND ngày 21/12/2009 ban hành Quy định trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động khoáng sản địa bàn tỉnh Kiên Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.609

DMCA.com Protection Status
IP: 18.216.250.143
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!