ỦY BAN NHÂN
DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
307/QĐ-UBND
|
Hải Phòng,
ngày 01 tháng 02 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN KHUNG BẢO TỒN, KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN
GEN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2021-2025
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ
ngày 18/6/2013 và Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Luật Đa dạng sinh học ngày
28/11/2008 và Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của dạng sinh
học;
Căn cứ Thông tư số
17/2016/TT-BKHCN ngày 01/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định
về quản lý thực hiện Chương trình bảo tồn và sử dụng
bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến
năm 2030;
Căn cứ Công văn số 161/BKHCN-CNN ngày 21/01/2020 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc xây dựng
Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp bộ, cấp tỉnh;
Xét đề nghị của Sở Khoa học và
Công nghệ tại Tờ trình số 78/TTr-SKHCN ngày 18/12/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án khung bảo
tồn, khai thác và phát triển nguồn gen thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2025 (có
Đề án chi tiết kèm theo).
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Khoa học
và Công nghệ tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện Đề án.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban
nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các Sở, ban,
ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các tổ chức, cá nhân có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- CT, PCT Lê Khắc Nam;
- CVP, PVP;
- Các phòng: VX, NNTNMT;
- CV: KHCN;
- Lưu: VT.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Khắc Nam
|
ĐỀ ÁN
KHUNG
BẢO TỒN, KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN GEN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2021
- 2025
(Kèm theo Quyết định số 307/QĐ-UBND
ngày 01 tháng 02 năm
2021 của Ủy ban nhân dân thành phố)
I. Tính cấp thiết
và căn cứ pháp lý
1. Tính cấp thiết
Việt Nam được ghi nhận là một trong những
nước có đa dạng sinh học cao trên thế giới với nhiều kiểu hệ sinh thái, các
loài sinh vật và nguồn gen phong phú, đặc hữu. Đến nay,
Việt Nam đã xác định được khoảng 49.200 loài sinh vật, bao gồm 7.500 loài/chủng
vi sinh vật; 20.000 loài thực vật trên cạn và dưới nước; 10.500 loài động vật
trên cạn; 2.000 loài động vật không xương sống và cá ở nước ngọt; trên 11.000
loài sinh vật biển. Do đó, Việt Nam là một trong 10 trung tâm đa dạng sinh học
phong phú nhất thế giới, được xếp hạng thứ 16 trên thế giới về sự đa dạng tài
nguyên sinh vật tài nguyên di truyền, là nơi có nguồn gen
cây trồng và vật nuôi địa phương đa dạng của thế giới.
Hải Phòng là thành phố có cả rừng, biển,
hải đảo, địa hình khí hậu tương đối đa dạng và được đánh giá là thành phố có
tính đa dạng sinh học cao. Hải Phòng có 50.615 ha diện tích đất sản xuất nông
nghiệp, 19.254 ha đất lâm nghiệp, 12.387 ha đất nuôi trồng thủy sản, 125 km bờ
biển, có 15 quận/huyện (7 quận và 8 huyện, trong đó, có hai huyện đảo là Cát Hải
và Bạch Long Vỹ). Vùng biển thành phố Hải Phòng có một vị trí quan trọng đối với
miền Bắc Việt Nam nói riêng và cả nước nói chung về phát triển kinh tế - xã hội,
hội nhập quốc tế cũng như an ninh quốc phòng.
Hiện nay thành phố có 20 tiểu hệ sinh
thái thuộc 3 nhóm: trên cạn, thủy vực nội địa và hệ sinh thái thủy vực biển, đảo
ven bờ được tập trung nghiên cứu với số lượng 6.177 loài sinh vật. Trong đó,
xác định danh sách 85 loài động thực vật quý hiếm có trong Sách Đỏ Việt Nam
(2007) và Danh mục các loài có nguy cơ bị đe dọa của tổ chức Bảo tồn Quốc tế IUCN (2011); 25 loài động, thực vật đặc hữu có giá trị kinh tế cao cần có
những nghiên cứu chuyên sâu hơn để bảo tồn và phát triển nguồn lợi.
Theo kết quả điều tra, khảo sát thực
tế nguồn gen quý hiếm, có giá trị tại Hải Phòng thực hiện
năm 2018 - 2019, Hải Phòng có 224 nguồn gen sinh vật nguy cấp, quý hiếm, có giá
trị tại Hải Phòng. Trong đó, 164 nguồn gen thực vật (lúa, hoa, rau màu và dược
liệu); 02 nguồn gen động vật (gà Liên Minh; ong nội Cát Bà); 15 nguồn gen thủy
sản (Bào ngư chín lỗ, cá Song chanh, cá Song chấm đỏ, cá Song vua, Trai bàn
mai, Trai ngọc nữ...).
Với sự đa dạng, phong phú về nguồn
gen nêu trên là điều kiện để thành phố có thể đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ
khoa học và công nghệ trong việc bảo tồn, khai thác và phát triển hợp lý các
nguồn gen quý, hiếm, có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, ngày nay, khi hệ sinh
thái đang bị khai thác quá mức để cung cấp lương thực, thực
phẩm và các sản phẩm dịch vụ khác cho con người do sự gia tăng dân số, phát triển
đô thị và công nghiệp. Sự suy giảm về đa dạng sinh học sẽ dẫn đến mất cân bằng
sinh thái, mất dần các nguồn gen quý, hiếm của động, thực vật, ảnh hưởng trực
tiếp đến môi trường sống của con người và phát triển bền vững. Bên cạnh đó, biến
đổi khí hậu đã và đang có những ảnh hưởng lớn tới tự nhiên, xã hội và tác động
trực tiếp tới cuộc sống của con người. Biến đổi khí hậu cũng ảnh hưởng tới việc
bảo tồn đa dạng sinh học, cụ thể là: một số loài bị tuyệt chủng, một số loài chỉ
còn sống sót ở một vài địa điểm nhất định; các hệ sinh thái, các sinh cảnh cần
thiết cho các loài di cư hoặc các loài nguy cấp có phân bố hẹp, các loài đặc hữu
sẽ bị tuyệt chủng hoặc thu hẹp; các hệ sinh thái bị biến đổi do mực nước biển
dâng cao; một số khu bảo tồn cảnh quan có tầm quan trọng về kinh tế-xã hội, văn
hóa và khoa học bị mất hoặc bị thu hẹp; các loài động, thực vật ngoại lai xâm
nhập và phát triển do môi trường sống thay đổi.
Căn cứ chỉ đạo, định hướng của Chính
phủ, Bộ, ngành Trung ương; xuất phát từ yêu cầu thực tế và nguy cơ giảm dần các
loài động vật, thực vật, việc xây dựng Đề án khung bảo tồn, khai thác và phát
triển nguồn gen của thành phố, nhất là bảo tồn, lưu giữ nguồn gen cây trồng, vật
nuôi, vi sinh vật,...để khai thác, phát triển nguồn gen phục vụ sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp, y tế và bảo vệ môi trường trở nên quan trọng và cấp thiết.
2. Căn cứ pháp
lý
- Luật Đa dạng sinh học ngày
28/11/2008 và Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học;
- Luật Khoa học và Công nghệ ngày
18/6/2013 và Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 24/01/2014 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
- Luật Lâm nghiệp ngày 15/11/2017;
- Luật Thủy sản
ngày 21/11/2017;
- Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày
12/11/2013 của Chính phủ về “Tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc
Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ”;
- Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày
22/01/2019 của Chính phủ về "Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp,
quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật
hoang dã nguy cấp”;
- Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh
học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được phê duyệt theo Quyết định số
1250/QĐ-TTg ngày 31/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ;
- Quyết định số 1671/QĐ-TTg ngày
28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bảo tồn và sử dụng bền
vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 80/2005/QĐ-BNN ngày
05/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành danh mục
nguồn gen cây trồng quý hiếm cần bảo tồn;
- Thông tư số 17/2016/TT-BKHCN ngày
01/9/2016 quy định quản lý thực hiện chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững
nguồn gen đến năm 2025, định hướng 2030;
- Công văn số 3514/BKHCN-CNN ngày
29/11/2012 về việc xây dựng Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ
gen cấp tỉnh;
- Quyết định số 3069/QĐ-UBND ngày
31/12/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Kế hoạch hành động về
đa dạng sinh học thành phố Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Công văn số 1851/BKHCN-CNN ngày
26/6/2020 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc Đề án khung nhiệm vụ khoa học và
công nghệ về quỹ gen cấp tỉnh giai đoạn 2021- 2025.
II. Mục tiêu của Đề
án
1. Mục tiêu tổng
quát
Bảo tồn, lưu giữ an toàn và khai thác
phát triển nguồn gen động vật, thực vật, thủy sản và vi sinh vật quý hiếm, có
giá trị nhằm phục vụ công tác bảo vệ nguồn lợi tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học,
đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển
kinh tế - xã hội bền vững của thành phố.
2. Mục tiêu
cụ thể
- Điều tra, thu thập, lưu giữ, bảo tồn
bổ sung 17 nguồn gen sinh vật quý hiếm, có giá trị, có nguy cơ thoái hóa, đe dọa tuyệt chủng.
- Lưu giữ, bảo tồn an toàn các nguồn
gen đang được lưu giữ tại các cơ sở lưu giữ nguồn gen của
thành phố.
- Đánh giá sơ bộ, chi tiết, xác định
giá trị các nguồn gen đã thu thập được, nguồn gen có giá trị khoa học, y dược,
kinh tế và có triển vọng phát triển giống cho sản xuất.
- Khai thác và sử dụng bền vững 08
nguồn gen sinh vật quý hiếm, có giá trị phục vụ nghiên cứu khoa học, phát triển
sản xuất và bảo vệ môi trường.
III. Nội dung Đề
án
1. Điều tra, khảo
sát và thu thập bổ sung nguồn gen
- Điều tra, khảo sát, xác định các
nguồn gen cần thu thập, bảo tồn để bổ sung vào quỹ nguồn gen của thành phố.
- Lựa chọn, thu thập bổ sung nguồn
gen quý hiếm, có giá trị trên địa bàn thành phố đưa vào lưu giữ, bảo tồn. Đặc
biệt chú trọng các nguồn gen đặc sản, đặc hữu và có giá trị kinh tế cao làm cơ
sở xây dựng mô hình bảo tồn và phát triển bền vững. Ưu tiên thu thập những nguồn
gen đang bị đe dọa tuyệt chủng, những nguồn gen quý, đặc hữu
của địa phương.
2. Lưu giữ, bảo
tồn nguồn gen sinh vật quý hiếm hiện có
- Lưu giữ, bảo tồn an toàn các nguồn
gen quý hiếm, có giá trị hiện có đang được lưu giữ tại Trung tâm Phát triển
Khoa học - Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Vườn Quốc gia Cát Bà, Trung tâm Giống
và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao, Viện Nghiên cứu Hải Sản, Viện Tài
nguyên và Môi trường Biển, Trung tâm Tài nguyên thực vật và các tổ chức, đơn vị
bảo tồn, lưu giữ nguồn gen trên địa bàn thành phố. Đồng thời, tiếp tục đưa vào
lưu giữ, bảo tồn các nguồn gen quý hiếm, có giá trị, có nguy cơ tuyệt chủng của
thành phố sau khi được thu thập bổ sung.
- Bảo tồn tại chỗ (in-situ) đối với
các nguồn gen cần được bảo tồn, những nguồn gen chưa có nguy cơ tuyệt chủng hoặc
xâm hại phù hợp với điều kiện môi trường sống tự nhiên, đảm bảo cho sự sinh trưởng
và phát triển của các loài.
- Bảo tồn chuyển chỗ (ex-situ) đối với
những nguồn gen có nguy cơ bị đe dọa và tuyệt chủng cao, những loài đặc biệt
quý hiếm trong tự nhiên nhằm bảo tồn được nguyên trạng, lâu dài, tránh được những
rủi ro do yếu tố con người, biến đổi khí hậu, thiên nhiên
gây ra. Các nguồn gen này được chuyển đến bảo tồn tại các cơ sở lưu giữ, bảo tồn
gen trên địa bàn thành phố và các đơn vị bảo tồn gen quốc
gia.
- Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ
thuật để phục tráng, nhân giống, thuần chủng một số nguồn gen.
- Nghiên cứu xây dựng, phát triển các
khu nuôi trồng chuyên canh các loài thực vật, động vật, thủy sản có nguy cơ thất
thoát, tuyệt chủng hoặc có giá trị phục vụ kinh tế - xã hội, y tế, an ninh, quốc
phòng, khoa học và môi trường.
3. Đánh giá và
tư liệu hóa nguồn gen
- Triển khai công tác đánh giá ban đầu,
đánh giá chi tiết các nguồn gen để đưa vào quản lý trong cơ sở dữ liệu nguồn
gen chung của thành phố, đảm bảo sau 5 năm, 80% số nguồn gen thu thập được hiện
có được đánh giá ban đầu đầy đủ về các tính trạng, các chỉ tiêu sinh trưởng,
phát triển; trong đó có 20% số nguồn gen được đánh giá chi tiết về năng suất,
chất lượng, tính chống chịu sâu bệnh, khả năng thích ứng của các nguồn gen có
tiềm năng về giá trị khoa học, giá trị ứng dụng.
- Tư liệu hóa nguồn gen dưới các hình
thức: phiếu điều tra, phiếu mô tả, phiếu đánh giá, tiêu bản, hình vẽ, ảnh, ấn
phẩm thông tin, cơ sở dữ liệu (dưới dạng văn bản hoặc số hóa).
- Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin quỹ
gen của thành phố; xây dựng trang thông tin về công tác lưu giữ, bảo tồn, khai
thác và phát triển nguồn gen tại Hải Phòng nhằm phục vụ có hiệu quả công tác quản
lý nhà nước và trao đổi cơ sở dữ liệu thông tin nguồn gen giữa các cơ quan
trong mạng lưới quỹ gen quốc gia, tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước, các
cơ sở sản xuất, đồng thời nâng cao nhận thức bảo tồn nguồn gen cho người dân.
4. Khai thác và
phát triển nguồn gen
- Kiểm tra các nguồn gen quý, hiếm,
có giá trị kinh tế cao để đánh giá khả năng phát triển và ứng dụng để định hướng
mục tiêu khai thác.
- Khai thác và phát triển nhanh những
nguồn gen có khả năng làm vật liệu cho công tác chọn tạo giống.
- Khai thác có hiệu quả các nguồn gen có đặc tính quý hiếm, có giá trị
khoa học, giá trị y - dược, giá trị kinh tế, có triển vọng phát triển sản phẩm
mới, sản phẩm thương mại nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen.
- Nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp
công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa có chất lượng, giá trị kinh tế cao từ
nguồn gen.
5. Tăng cường tiềm
lực cho các tổ chức, đơn vị bảo tồn, lưu giữ nguồn gen của thành phốa
- Tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở hạ
tầng, trang thiết bị phục vụ bảo tồn, lưu giữ nguồn gen cho Trung tâm Phát triển
Khoa học - Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, đơn vị đầu mối trong hoạt động bảo tồn,
lưu giữ và phát triển nguồn gen của thành phố và cũng là thành viên mạng lưới
quỹ gen Quốc gia. Đồng thời hỗ trợ, đầu tư trang thiết bị và các điều kiện cần
thiết cho các đơn vị khác của thành phố đảm bảo đáp ứng đủ năng lực, các điều
kiện về hạ tầng, máy móc, trang thiết bị kỹ thuật để triển khai thực hiện nhiệm
vụ bảo tồn, lưu giữ nguồn gen.
- Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ
chức, cá nhân trên địa bàn thành phố đầu tư cơ sở vật chất và triển khai thực
hiện việc bảo tồn, khai thác, phát triển bền vững nguồn gen.
- Hỗ trợ đào tạo, tập huấn, tham quan
học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước nhằm nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ,
kỹ thuật thực hiện công tác bảo tồn, lưu giữ và phát triển nguồn gen của thành
phố.
IV. Kết quả dự kiến
1. Nguồn gen sinh vật được điều tra,
khảo sát bổ sung thông tin; đánh giá sơ bộ tiềm năng di truyền.
2. Bảo tồn và lưu giữ an toàn các nguồn
gen hiện có và các nguồn gen quý hiếm, có giá trị, có nguy cơ tuyệt chủng được
bổ sung, thu thập.
3. Tư liệu hóa các nguồn gen sinh vật
và cập nhật đầy đủ thông tin các nguồn gen sinh vật phục vụ công tác nghiên cứu,
ứng dụng khoa học và công nghệ. Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin quỹ gen của
thành phố; xây dựng trang thông tin về công tác lưu giữ, bảo tồn, khai thác và phát
triển nguồn gen tại Hải Phòng.
4. Khai thác phát triển bền vững
08 nguồn gen sinh vật quý hiếm, có giá trị phục vụ nghiên cứu và
phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường.
5. Đầu tư nâng cao năng lực cho Trung
tâm Phát triển Khoa học - Công nghệ và Đổi mới sáng tạo đủ điều kiện về hạ tầng
cơ sở kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu của cơ sở bảo tồn, lưu giữ nguồn gen; đầu mối
mạng lưới quỹ gen của thành phố liên kết với mạng lưới quỹ gen quốc gia.
V. Kinh phí
1. Ngân sách nhà nước:
- Nguồn chi thường xuyên và kinh phí
sự nghiệp khoa học công nghệ hàng năm của thành phố.
- Ngân sách từ các chương trình trung
ương.
2. Các nguồn tài chính hợp pháp khác của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
VI. Tổ chức thực
hiện
1. Sở Khoa học và Công nghệ
- Tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn,
triển khai thực hiện Đề án.
- Lập kế hoạch triển khai các nội
dung của Đề án và kinh phí thực hiện các nhiệm vụ hàng năm trình Ủy ban nhân
thành phố thành phố phê duyệt. Định kỳ báo cáo Ủy ban nhân thành phố và Bộ Khoa
học và Công nghệ tình hình triển khai thực hiện Đề án.
- Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, Ủy ban nhân dân các quận, huyện quản lý, kiểm
tra, giám sát các nhiệm vụ của Đề án.
- Chỉ đạo các đơn vị triển khai các
hoạt động bảo tồn, lưu giữ và phát triển nguồn gen; giao Trung tâm Phát triển
Khoa học - Công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Thành viên mạng lưới quỹ gen quốc
gia làm đầu mối kết nối, điều tra, khảo sát, thu thập, tổng hợp dữ liệu và thực
hiện công tác bảo tồn, lưu giữ, khai thác và phát triển nguồn gen của thành phố;
phối hợp với các cơ quan nghiên cứu, lưu giữ, bảo tồn nguồn gen quốc gia trong
quá trình xác định, đánh giá, bảo tồn và lưu giữ an toàn nguồn gen.
2. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ
tham mưu bố trí, phân bổ kinh phí thực hiện đảm bảo hoạt động có hiệu quả các nội
dung của Đề án.
3. Các cơ quan, đơn vị khác
- Các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân
các quận, huyện liên quan phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ kiểm tra quá
trình thực hiện các nhiệm vụ quỹ gen. Phối hợp, chỉ đạo các cơ quan chủ trì,
các địa phương đảm bảo nguồn gen tiếp tục được bảo tồn sau khi Đề án kết thúc.
- Các viện Nghiên cứu, trường Đại học,
tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài thành phố phối hợp,
tham gia triển khai thực hiện Đề án./.
PHỤ LỤC 1
DANH MỤC NGUỒN GEN QUÝ HIẾM, ĐẶC HỮU,
CÓ GIÁ TRỊ CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG HIỆN ĐANG ĐƯỢC LƯU GIỮ, BẢO TỒN
TT
|
Đối
tượng
|
Phương
pháp bảo tồn, lưu giữ
|
Đơn
vị thực hiện/ Địa điểm bảo tồn, lưu giữ
|
I
|
Thực vật: 149
|
|
|
|
Cây lúa: 86
|
|
|
1
|
Nông nghiệp 1 Hải Phòng (Oryza sativa)
|
Ex
(Ngân hàng gen hạt giống)
|
Trung
tâm Tài Nguyên Thực vật
|
2
|
Lúa mây Hải Phòng (Oryza sativa)
|
3
|
Tép Hải Phòng (Oryza sativa)
|
4
|
Câu Hải Phòng (Oryza sativa)
|
5
|
Bát ngoạt Hải Phòng (Oryza
sativa)
|
6
|
Châu sớm Hải Phòng (Oryza
sativa)
|
7
|
Hống Hải Phòng (Oryza sativa)
|
8
|
Hin đỏ Kiến An (Oryza sativa)
|
9
|
Chậu Hải Phòng (Oryza sativa)
|
10
|
Lốc Hải Phòng (Oryza sativa)
|
11
|
Nhông trắng Hải Phòng (Oryza
sativa)
|
12
|
Hiên trắng Hải Phòng (Oryza sativa)
|
13
|
Tám đen Hải Phòng (Oryza sativa)
|
14
|
Tám ruối Hải Phòng (Oryza
sativa)
|
15
|
Tám ruối Hải Phòng (Oryza
sativa)
|
16
|
Tám lùn Kiến An (Oryza sativa)
|
17
|
Tám đen Hải Phòng (Oryza sativa)
|
18
|
Tám lấp Hải Phòng (Oryza sativa)
|
19
|
Tám râu Kiến An (Oryza sativa)
|
20
|
Tám lấp Kiến An (Oryza sativa)
|
21
|
Tám dâu Kiến An (Oryza sativa)
|
22
|
Tám lấp Hải Phòng (Oryza sativa)
|
23
|
Tám xoan Hải Phòng (Oryza sativa)
|
24
|
Tám xoan Hải Phòng (Oryza
sativa)
|
25
|
Tám giả Hải Phòng (Oryza sativa)
|
26
|
Tám trâu Kiến An (Oryza sativa)
|
27
|
Nếp thanh tâm Hải Phòng (Oryza
sativa)
|
28
|
Nếp nanh ngựa Hải Phòng (Oryza
sativa)
|
29
|
Nếp muối Hải Phòng (Oryza
sativa)
|
30
|
Sớm ngố Hải Phòng (Oryza sativa)
|
31
|
Nếp trắng Hải Phòng (Oryza
sativa)
|
32
|
Nếp bầu hương Hải Phòng (Oryza
sativa)
|
33
|
Nếp di Hải Phòng (Oryza sativa)
|
34
|
Nếp Thanh tâm Hải Phòng (Oryza
sativa)
|
Ex
(Ngân hàng gen hạt giống)
|
Trung
tâm Tài Nguyên Thực vật
|
35
|
Nếp di Hải Phòng (Oryza sativa)
|
36
|
Nếp rụt Hải Phòng (Oryza sativa)
|
37
|
Nếp đục Hải Phòng (Oryza sativa)
|
38
|
Nếp rụt Hải Phòng (Oryza sativa)
|
39
|
Nếp cái Kiến An (Oryza sativa)
|
40
|
Dâu 3 tháng Kiến An (Oryza
sativa)
|
41
|
Hiên đỏ Hải Phòng (Oryza sativa)
|
42
|
Di đỏ Hải Phòng (Oryza sativa)
|
43
|
Lúa chân vịt Hải Phòng (Oryza sativa)
|
44
|
Dự hương Hải Phòng (Oryza
sativa)
|
45
|
Hiên trắng Hải Phòng (Oryza
sativa)
|
46
|
Dâu tép Hải Phòng (Oryza sativa)
|
47
|
Hiên trắng Hải Phòng (Oryza sativa)
|
48
|
Dự thơm Hải Phòng (Oryza sativa)
|
49
|
Di hương Kiến An (Oryza sativa)Oryza sativa
|
50
|
Di hương Hải Phòng (Oryza sativa)
|
51
|
Dâu lép Hải Phòng (Oryza sativa)
|
52
|
Lúa phao Hải Phòng (Oryza sativa)
|
53
|
Nếp cái Hải Phòng (Oryza sativa)
|
54
|
Hin Hải Phòng (Oryza sativa)
|
55
|
Hóp Hải Phòng (Oryza sativa)
|
56
|
Di đỏ Hải Phòng (Oryza sativa)
|
57
|
Dòng trắng Hải Phòng (Oryza
sativa)
|
58
|
Hóp Hải Phòng (Oryza sativa)
|
59
|
Chăm Hải Phòng (Oryza
sativa)
|
60
|
Lúa di Hải Phòng (Oryza sativa)
|
61
|
Di trắng Hải Phòng (Oryza
sativa)
|
62
|
Di đỏ Hải Phòng (Oryza sativa)
|
63
|
Di cao cổ Kiến An (Oryza sativa)
|
64
|
Ba lá Kiến An (Oryza sativa)
|
65
|
Chiêm trắng vỏ Hải Phòng (Oryza
sativa)
|
66
|
Chiêm trắng vỏ Hải Phòng (Oryza sativa)
|
67
|
Sài đường Kiến An (Oryza sativa)
|
68
|
Sài Hải Phòng (Oryza sativa)
|
69
|
Tép Hải Phòng (Oryza sativa)
|
70
|
Di trắng Hải Phòng B (Oryza
sativa)
|
71
|
Tẻ di hương (Oryza sativa)
|
72
|
Nếp cái hoa vàng (Oryza sativa)
|
73
|
Ré trắng (Oryza sativa)
|
Ex
(Ngân hàng gen hạt giống)
|
Trung
tâm Tài Nguyên Thực vật
|
74
|
Nếp hạt chanh (Oryza sativa)
|
75
|
Hom mùa (Oryza sativa)
|
76
|
Nếp long (Oryza sativa)
|
77
|
Tám xoan (Oryza sativa)
|
78
|
Dự cao cây (Oryza sativa)
|
79
|
Nếp quắn (Oryza sativa)
|
80
|
Nếp sớm (Oryza sativa)
|
81
|
Nếp muộn (Oryza sativa)
|
82
|
M90 (Oryza sativa)
|
83
|
Lúa giờ (Oryza sativa)
|
84
|
Tẻ Hồng Kông (Oryza sativa)
|
85
|
Lúa dé (Oryza sativa)
|
86
|
Tám Thơm (Oryza sativa)
|
|
Cây hoa: 25
|
|
|
1
|
Hoa Layơn Đỏ đô tươi (Gladiolus sp.)
|
Ex
(Invitro)
|
Trung
tâm Tài Nguyên Thực vật
|
2
|
Hoa Layơn Hồng nhạt Gladiolus communis L.
|
Ex
(Invitro)
|
|
3
|
Hoa Layơn DL1 vàng Gladiolus sp.
|
|
4
|
Hoa Layơn DL2 trắng Gladiolus sp.
|
|
5
|
Hải đường Đặng Cương Camellia
amplexicaulis
|
Ex
(Đồng ruộng)
|
|
6
|
Hoa Anh đào Nhật Bản Prunus serrulata
|
|
7
|
Hoa Layơn Đỏ mập (Gladiolus sp.)
|
Ex
(Invitro)
|
Trung
tâm Phát triển Khoa học - Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
|
8
|
Hoa Layơn Đỏ tai vuông (Gladiolus sp.)
|
9
|
Hoa Cúc vàng (Chrysanthemum indicum)
|
10
|
Hoa Cúc trắng (Chrysanthemum sinese)
|
11
|
Hoa Cúc tua xanh (Chrysanthemum indicum)
|
12
|
Hoa Cát tường trắng (Eustoma
Grandiflorum (Raf). Shinn)
|
13
|
Hoa Cát tường trắng hồng (Eustoma Grandiflorum (Raf). Shinn)
|
14
|
Hoa Cát tường trắng tím Eustoma
Grandiflorum (Raf). Shinn
|
Ex (Invitro)
|
|
15
|
Hoa Cát tường xanh bơ Eustoma
Grandiflorum (Raf). Shinn
|
16
|
Hoa Dã Yên thảo tím kẻ (Petunia hybryda)
|
17
|
Hoa Dã Yên thảo
tím đậm (Petunia hybryda)
|
18
|
Hoa Đồng tiền đỏ nhị nâu (Gerbera
jamesonii)
|
19
|
Hoa Đồng tiền vàng nhị nâu (Gerbera
jamesonii)
|
20
|
Hoa Lily Sorbonne (Lilium loniflorum
Thumb)
|
21
|
Hoa Lily Siberia (Lilium loniflorum
Thumb)
|
22
|
Hoa Loa kèn trắng (Lilium longiflorum)
|
23
|
Hoa Loa kèn chịu nhiệt (Lilium longiflorum)
|
Ex
(Invitro)
|
Trung
tâm Phát triển Khoa học - Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
|
24
|
Hoa Huệ hương (Poloanthes tuberosa L)
|
25
|
Lan Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum)
|
|
Cây ăn quả: 2
|
1
|
Quýt Gia Luận (Citrus sp)
|
Ex
(cây S0 nhà lưới lưu giữ Cây ăn quả)
|
Trung
tâm Phát triển Khoa học - Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
|
2
|
Chuối tiêu hồng (Cavendish)
|
Ex
(Invitro)
|
|
Cây có củ và cây rau: 28
|
|
|
1
|
Khoai sọ mùn ốc (Colocasia esculenta)
|
Ex
(Invitro)
|
Trung
tâm Phát triển Khoa học - Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
|
2
|
Khoai tây Diamant (Solanum tuberosum L)
|
3
|
Khoai tây Atlantic (Solanum
tuberosum L)
|
4
|
Khoai tây Solara (Solanum tuberosum)
|
5
|
Khoai tây Bellarosa (Solanum tuberosum)
|
6
|
Khoai tây Marabel (Solanum tuberosum)
|
7
|
Khoai tây Aladin (Solanum tuberosum)
|
8
|
Khoai tây Eben (Solanum tuberosum)
|
9
|
Khoai lang (Ipomoea babatas)
|
Ex
(Invitro)
|
|
10
|
Cải canh (Brassica
juncea (L.) Czern.)
|
Ex
(Ngân hàng gen hạt giống)
|
11
|
Cải thìa dài (Brassica sp.)
|
12
|
Cải củ (Raphanus
sativus var. longipinnatus L. Bail)
|
Ex
(Ngân hàng gen hạt giống)
|
Trung
tâm Tài Nguyên Thực vật
|
13
|
Rau đay (Corchorus sp.)
|
14
|
Dền đỏ (Amaranthus
caudatus L.)
|
15
|
Bí cẳng bò (Benincasa sp.)
|
16
|
Cà dại Cát Bà 2 (Solanum sp.)
|
17
|
Cà dại Cát Bà 1 (Solanum sp.)
|
18
|
Cần tây (Apium
graveolens L.)
|
19
|
Cải tàu cuốn (Brassica sp.)
|
20
|
Rau cúc (Perilla
frutescens (L.) Britton)
|
21
|
Kinh giới (Perilla frutescens (L.) Britton)
|
22
|
Tía tô (Perilla
frutescens (L.) Britton)
|
23
|
Mồng tơi (Basella alba L.)
|
24
|
Mùi ta (Coriandrum
sativum L.)
|
25
|
Xà lách cuốn (Lactuca sativa var. capitala L.)
|
26
|
Xà lách bóc (Lactuca sativa var. capitala L.)
|
27
|
Mướp hương (Luffa cylindrica
(L.) M Roem)
|
28
|
Thì Là (Anethum
graveolens L.)
|
|
Cây dược liệu: 8
|
|
|
1
|
Ba kích tím (Morinda officinalis How )
|
Ex
(Invitro)
|
Trung
tâm Phát triển Khoa học - Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
|
2
|
Bình vôi (Stephania
rotunda Lour)
|
3
|
Cây Xạ đen (Celastrus hindsii)
|
4
|
Lan Thạch hộc tía (Dendrobium officinale Kimura et Migo)
|
5
|
Lam Kim tuyến (Anoectochilus)
|
6
|
Sâm Cau (Curculigo orchioides Gaetn.)
|
Ex
(Invitro)
|
7
|
Lá khôi (Ardisia silvestris)
|
Ex
(đồng ruộng)
|
Vườn
quốc gia Cát Bà
|
8
|
Lan một lá (Nervilia fordii
(Hance) Sch)
|
II
|
Động vật: 1
|
|
|
1
|
Gà Liên Minh (Gallus gallus domesticus L)
|
Ex
(lưu giữ đàn hạt nhân)
|
Trung
tâm Phát triển Khoa học - Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
|
III
|
Thủy sản: 14
|
|
|
1
|
Cá song chanh (Epinephelus malabaricus Bloch &
Schneider, 1801)
|
In
(Lồng bè)
|
Trung
Tâm Quốc gia Giống Hải sản Miền Bắc (Cát Bà, Hải Phòng) thuộc Viện Nghiên cứu
Nuôi trồng thủy sản I
|
2
|
Cá Song dẹt (Epinephelus
bleekeri Vailant, 1878)
|
3
|
Cá Song vua (Epinephelus lanceolatus Bloch, 1790)
|
4
|
Cá Song da báo (Plectropomus leopardus)
|
5
|
Cá Song chấm đỏ (Epinephelus akaara)
|
In
(Lồng bè)
|
|
6
|
Trai bàn mai (Atrina vexillum)
|
In
(Lồng, giàn treo)
|
Viện
Nghiên cứu Hải sản
|
7
|
Cá nác (Boleophthalmus pectiniroslris)
|
Ex (Bể xi măng)
|
8
|
Ngao ô vuông (Periglipta lacerata)
|
In
(Lồng, giàn treo)
|
9
|
Ngán (Austriella corrugata)
|
Ex
(Bể xi măng)
|
10
|
Trai ngọc môi vàng (Pinciada maxima)
|
ln
(Lồng, giàn treo)
|
11
|
Trai ngọc nữ (Pinctada penguin)
|
12
|
Trai Ngọc môi đen (P. margaritifera)
|
13
|
Bào ngư chín lỗ (Haliotis diversicolor Reeve, 1846)
|
In
|
14
|
Cá Bống bóp (Bostrichtys
sinensis Lacépède, 1801)
|
Ex
|
|
IV
|
Vi sinh, vi tảo và nấm: 43
|
|
|
|
Vi tảo: 6
|
|
|
1
|
Chlorrella vulgaris
|
Ex
(Môi trường thạch)
|
Viện
Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1
|
2
|
Chroomonas salina
|
3
|
Navicula
cari
|
4
|
Skeletonema costatum
|
5
|
Chaetoceros gracilis
|
6
|
Isochrysis galbana
|
|
Vi sinh vật: 26
|
|
|
1
|
Bacillus sp. SO1
|
Ex
(Môi trường thạch)
|
Trạm
nghiên cứu biển Đồ Sơn
|
2
|
Bacillus sp. SO2
|
3
|
Bacillus sp. PL13001,6
|
4
|
Bacillus sp. PL13002,7
|
5
|
Bacillus sp. PL13004,10
|
6
|
Bacillus sp. PL13008,12
|
7
|
Bacillus sp. PL13013,9
|
8
|
Bacillus sp. PH03,13
|
9
|
Bacillus sp. 14
|
10
|
Bacillus sp. 28
|
11
|
Bacillus sp. 31
|
12
|
Bacillus sp. HP1304,10
|
13
|
Bacillus sp. HP1308,12
|
Ex
(Môi trường thạch)
|
Trạm
nghiên cứu biển Đồ Sơn
|
14
|
Marinobacter sp.
|
15
|
Micrococcus sp. PL13012,8
|
16
|
Pseudomonas sp. SO7
|
17
|
Pseudomonas sp.15
|
18
|
Pseudomonas sp. 17
|
19
|
Staphylococcus sp. 19
|
20
|
Bacillus megaterium
|
Ex
(Môi trường thạch)
|
Trung
tâm Phát triển Khoa học - Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
|
21
|
Streptomyces
thermocoprophilus
|
22
|
Bacillus subtilis
|
23
|
Bacillus licheniformic
|
24
|
Saccharomyces boulardii
|
25
|
Saccharomyces cerevisiae
|
26
|
Lactobacillus acidophilus
|
|
|
|
Nấm ăn, nấm dược liệu : 11
|
|
|
1
|
Nấm Sò trắng (Pleurotus spp)
|
Ex
(Môi trường thạch)
|
Trung
tâm Phát triển Khoa học - Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
|
2
|
Nấm Sò tím (Pleurotus spp)
|
3
|
Nấm tai mèo (Uricularia auricula
(L.)
|
4
|
Nấm Mỡ (Agaricus bisporus)
|
5
|
Nấm Rơm (Volvariella volvacea)
|
6
|
Nấm Đùi Gà (Pleurotus eryngii)
|
7
|
Nấm Kim châm (Flammulina velutipes (Curtis)
|
8
|
Nấm Đầu khỉ (Hericium crinaceus)
|
9
|
Nấm Linh chi (Ganoderma)
|
10
|
Nấm Vân Chi (Trametes versicolor)
|
11
|
Nấm Thượng Hoàng (Phellinus linteus)
|
|
Tổng số nguồn gen : 207
|
|
|
* Chú thích về phương pháp bảo tồn và lưu
giữ:
Ex situ: bảo tồn chuyển
chỗ
In situ: bảo tồn tại chỗ
PHỤ LỤC 2
DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ NGUỒN GEN GIAI ĐOẠN
2021 - 2025
TT
|
Tên
nhiệm vụ
|
Tên
tổ chức dự kiến chủ trì
|
Mục
tiêu của nhiệm vụ và đối tượng nguồn gen
|
I
|
Nhiệm vụ hàng năm
|
|
1
|
Điều tra, thu thập bổ sung nguồn gen quý hiếm, có giá trị tại Hải Phòng
|
Các tổ chức, đơn vị bảo tồn nguồn
gen trên địa bàn thành phố: Trung tâm Phát triển Khoa học
- Công nghệ và Đổi mới sáng tạo và các tổ chức bảo tồn nguồn gen: Viện Nghiên
cứu Hải sản; Vườn Quốc gia Cát Bà; Trung tâm Giống và Phát triển Nông nghiệp
công nghệ cao.
|
- Mục tiêu: Thu thập, bổ sung nguồn
gen quý hiếm, có giá trị tại Hải Phòng.
- Đối tượng: 17 nguồn gen
+ Nguồn gen thực vật: 15 nguồn gen
1. Nếp cái
hoa vàng Hải Phòng (Oryza sativa)
2. Nếp xoắn Hải Phòng (Oryza
sativa)
3. Hồng cổ Hải Phòng (Rosa gallica L.)
4. Lan hài đốm (Paphiopedium concolor Pfitzer)
5. Cam Đồng Dụ (Citrus sp.)
6. Bưởi Lâm Động (Citrus sp.)
7. Cà chua múi Hải Phòng (Lycopersicon esculentum)
8. Dưa chuột Kỳ Sơn (Cucumis sativus)
9. Ba gạc lá to (Rauvolfia cambodiana Pierre ex Pit)
10. Ba gạc vòng (Rauvolfia verticillata
Lour. Baill)
11. Xương cá - Canthium dicoccum
(Gaertn.) Teysm. & Binn. 1886
12. Hoàng đằng (Fibraurea resisa Lour)
13. Kim tuyến đá vôi (Anoectochilus calcareus)
14. Củ gió (Tinospora sagitta)
15. Lõi tiền (Stephania hernandifolia)
+ Nguồn gen động vật: Ong nội (Alpis Cerana).
+ Nguồn gen thủy sản: Tu hài (Lutraria
rhynchaena Jonas, 1844)
|
2
|
Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen
thực vật, động vật, vi sinh vật quý hiếm,
có giá trị tại Hải Phòng
|
Các tổ chức, đơn vị bảo tồn nguồn
gen trên địa bàn thành phố: Trung Tâm Quốc gia Giống hải sản Miền Bắc; Viện Nghiên cứu hải sản, Vườn Quốc gia Cát Bà; Trung tâm Trung
tâm Phát triển Khoa học - Công nghệ và Đổi mới sáng tạo; Trung tâm Giống và
Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao.
|
- Mục tiêu: Bảo tồn và lưu giữ an
toàn các nguồn gen quý hiếm, có giá trị tại Hải Phòng.
- Đối tượng: các nguồn gen đang bảo
tồn lưu giữ và thu thập bổ sung
|
3
|
Xây dựng cơ sở dữ liệu thông
tin quỹ gen của thành phố
|
Sở Khoa học và Công nghệ
|
Cập nhật dữ liệu thông tin về hoạt
động bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen và cơ sở dữ liệu nguồn gen của
thành phố
|
II
|
Nhiệm vụ quỹ gen
|
|
|
1
|
Phục tráng, bảo tồn một số
nguồn gen lúa đặc sản, quý hiếm có giá trị
tại Hải Phòng
|
Trung tâm Giống và Phát triển Nông
nghiệp công nghệ cao
|
- Mục tiêu: Phục tráng, bảo tồn, một
số nguồn gen lúa đặc sản, quý hiếm, có giá trị tại Hải Phòng.
- Đối tượng: 02 nguồn gen (nếp cái
hoa vàng Hải Phòng (Oryza sativa); nếp xoắn Hải Phòng (Oryza sativa).
|
2
|
Bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen cây có múi (cam Đồng Dụ, bưởi Lâm
Động, quýt Gia Luận) tại Hải Phòng
|
Trung tâm Phát triển Khoa học -
Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
|
- Mục tiêu: Bảo tồn và lưu giữ an
toàn nguồn gen cây có múi (cam Đồng Dụ, Bưởi Lâm Động, Quýt Gia Luận) tại Hải
Phòng.
- Đối tượng: 03 nguồn gen
+ Cam Đồng Dụ (Citrus sp)
+ Bưởi Lâm Động (Citrus sp.)
+ Quýt Gia Luận (Citrus sp.)
|
3
|
Bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen một số loại dược liệu Củ gió (Tinospora sagitta), Lõi tiền (Stephania
hernandifolia) tại Hải Phòng
|
Vườn quốc gia Cát Bà
|
- Mục tiêu: Khai thác nguồn gen dược
liệu, quý, hiếm, có giá trị kinh tế.
- Đối tượng: 02 nguồn gen dược liệu
(Củ gió (Tinospora sagitta); Lõi tiền (Stephania
hernandifolia)
|
5
|
Bảo tồn, khai thác và phát triển
nguồn gen cây hoa Hải đường Đặng Cương (Camellia amplexicaulis) tại Hải
Phòng
|
Trung tâm Phát triển Khoa học -
Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
|
- Mục tiêu: Bảo tồn và khai thác,
phát triển được nguồn gen cây hoa Hải Đường Đặng Cương cho sinh trưởng tốt và
chất lượng hoa cao.
|
6
|
Nghiên cứu khai thác và
phát triển nguồn gen loài Ong nội (Alpis Cerana) tại Hải Phòng
|
Trạm khuyến nông Cát Hải
|
Mục tiêu: Khai thác và phát triển
được nguồn gen ong nội (Alpis Cerana) nhằm phát triển sản xuất mật ong
Cát Bà thành sản phẩm hàng hóa.
|
7
|
Khai thác và phát triển nguồn
gen cá Song chấm đỏ (Epinephelus
akaara) tại Hải Phòng.
|
Viện Nghiên cứu hải sản
|
Mục tiêu: Khai thác và phát triển
nguồn gen cá Song chấm đỏ (Epinephelus akaara) tại Hải Phòng.
|
8
|
Nhiệm vụ tăng cường tiềm
lực cho các cơ sở bảo tồn, lưu trữ nguồn
gen trên địa bàn thành phố.
|
Sở Khoa học và Công nghệ
|
- Mục tiêu: Nâng cấp cơ sở hạ tầng,
trang thiết bị kỹ thuật cho 01 cơ sở bảo tồn lưu giữ nguồn gen của thành phố
trong mạng lưới quỹ gen quốc gia đáp ứng các yêu cầu về bảo tồn lưu giữ nguồn
gen. Từng bước xây dựng ngân hàng gen sinh vật của thành phố. Đào tạo, bồi dưỡng
nguồn nhân lực cho các tổ chức, đơn vị bảo tồn lưu giữ nguồn gen của thành phố.
|