ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------
|
Số:
30/2007/QĐ-UBND
|
Tân
An, ngày 06 tháng 7 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG
CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi
hành Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y và Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số
222/TTr-STNMT-VP ngày 09/5/2007,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1.
Ban hành kèm theo quyết định này quy định về bảo vệ môi
trường trong hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Long An.
Điều 2.
Giao Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn cụ thể để triển
khai thực hiện nội dung quyết định này.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; thủ trưởng các sở, ban, ngành
tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn và
các tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Long An chịu
trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi
hành sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Bộ Tư pháp (cục kiểm tra văn bản);
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- CT, PCT.UBND tỉnh;
- TT.UBMTTQ tỉnh; các đoàn thể tỉnh;
- Như điều 3;
- Phòng NC-TH;
- Lưu: VT, STNMT, Nh
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Dương Quốc Xuân
|
QUY ĐỊNH
VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH LONG AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 30/2007/QĐ-UBND ngày 06 tháng 7 năm 2007 của
UBND tỉnh Long An)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Quy định này quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt
động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
Quy định này được áp dụng đối với
tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động chăn
nuôi trên địa bàn tỉnh Long An.
Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản
không thuộc đối tượng điều chỉnh của quy định này.
Điều 2.
Thực hiện việc bảo vệ môi trường trong chăn nuôi trên địa
bàn tỉnh Long An phải tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, Pháp lệnh Thú y
của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nhằm mục tiêu cải thiện, bảo vệ môi
trường sống đồng thời phát triển ngành chăn nuôi một cách có hiệu quả.
Điều 3.
Các từ ngữ được dùng trong quy định này được hiểu theo
Luật Bảo vệ môi trường, ngoài ra thêm một số từ ngữ dưới đây:
1. Chất thải trong chăn nuôi gồm:
a) Chất thải lỏng: nước phân, nước
tiểu, nước rửa chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, thuốc thú y, hoá chất lỏng, dung
dịch xử lý chuồng trại,…
b) Chất thải rắn: phân động vật,
xác động vật, phủ tạng động vật, da, lông, sừng, móng,…
c) Chất thải khí: các loại khí
thải phát sinh trong quá trình chăn nuôi như CO2, NH3, SH2, H2S, khí có mùi…
2. Chăn nuôi lớn:
chăn nuôi có quy mô lúc cao điểm từ 100 con heo trở lên (không kể heo chưa cai
sữa); từ 100 con trâu, bò trở lên; các loại gia súc khác từ 500 con trưởng
thành trở lên (kể cả nuôi nhốt hoặc chăn thả); từ 10.000 con gia cầm, thủy cầm
trưởng thành trở lên (kể cả nuôi nhốt hoặc chăn thả) ; từ 10.000 con cút trở
lên.
3. Chăn nuôi
nhỏ: chăn nuôi có quy mô lúc cao điểm dưới 100 con heo (không kể heo chưa cai sữa);
dưới 100 con trâu, bò và các loại gia súc trưởng thành khác (kể cả nuôi nhốt hoặc
chăn thả); dưới 10.000 con gia cầm, thủy cầm trưởng thành (kể cả nuôi nhốt hoặc
chăn thả); dưới 10.000 con cút.
Chương II
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG
HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI
Điều 4.
Những điều cấm trong hoạt động chăn nuôi
1. Vứt xác gia súc, gia cầm mắc
bệnh, chết ra nơi công cộng, sông, rạch.
2. Thải trực tiếp chất thải chưa
qua xử lý hoặc đã được xử lý nhưng chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định ra môi trường.
3. Nhập các gia súc, gia cầm
không rõ nguồn gốc, không theo đúng quy định nhà nước.
4. Để các vật nuôi như gia súc,
gia cầm, các loại chim cảnh phóng uế nơi công cộng, đường phố.
5. Để các loại vật nuôi như gia
súc, gia cầm đi lại trên các tuyến đường giao thông thuộc khu vực đô thị.
6. Để các loại vật nuôi như gia
súc, gia cầm đi lại trên các tuyến đường giao thông nông thôn mà không có người
trông nom.
Điều 5.
Trong quá trình chăn nuôi, chủ các cơ sở chăn nuôi phải
thực hiện các biện pháp xử lý chất thải theo quy định tại điều 7 của quy định
này, đảm bảo đạt các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam và quy định về bảo vệ môi
trường của tỉnh Long An.
Trường hợp hoạt động chăn nuôi
gây ô nhiễm môi trường, chủ các cơ sở chăn nuôi phải thực hiện biện pháp xử lý,
khắc phục triệt để, nếu không khắc phục được phải ngừng hoạt động chăn nuôi,
thông báo khả năng gây tổn hại cho dân cư chung quanh, đồng thời báo cáo ngay
cho cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, cơ quan quản lý nhà nước về thú y của
địa phương.
Điều 6.
Các cơ sở chăn nuôi phải đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Vị trí xây dựng:
a) Phải phù hợp với quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất chi tiết và quy hoạch chăn nuôi của địa phương;
b) Phải có nguồn nước sạch phục
vụ các hoạt động chăn nuôi, nơi chứa nước đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng;
c) Vị trí xây dựng cơ sở chăn
nuôi phải cách trường học, bệnh viện, chợ, công viên, khu vui chơi giải trí,
khu du lịch, công sở, nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư và các công trình công cộng
khác theo quy định sau :
- Đối với chăn nuôi quy mô lớn:
trên 300 m.
- Đối với chăn nuôi quy mô nhỏ:
trên 50 m.
d) Phải xây dựng cơ sở chăn nuôi
lớn có vị trí phía dưới nguồn nước hoặc cách vị trí lấy nước ngầm phục vụ sinh
hoạt của khu dân cư trên 300 m; cách các trạm bơm cấp nước sinh hoạt trên 500
m;
đ) Phải có đủ diện tích để bố
trí nơi chứa chất thải, hệ thống xử lý chất thải.
2. Vệ sinh môi trường bên ngoài:
a) Cơ sở chăn nuôi phải có hàng
rào bao quanh, xây cao tối thiểu là 2m;
b) Từ hàng rào vào khu chuồng trại
có một vành đai xung quanh, trên diện tích của vành đai không được phép đổ phân
và các chất thải khác. Tùy theo quy mô của cơ sở, vành đai xung quanh có chiều
ngang tối thiểu từ 2-20 m, trong đó cơ sở chăn nuôi có quy mô nhỏ là 2m, cơ sở
chăn nuôi có quy mô lớn là 20 m;
c) Trên phần diện tích không xây
dựng của cơ sở chăn nuôi cần tạo mặt bằng thuận tiện cho việc thoát nước, trồng
cây xanh, thảm cỏ hoặc được lát bằng vật liệu xây dựng;
d) Cổng ra vào phải có hố sát
trùng, miệng hố sát trùng có độ rộng tối thiểu là 1,5 m.
Điều 7.
Xử lý chất thải
1. Tùy biện pháp xử lý chất thải
được lựa chọn mà bố trí diện tích phù hợp, đúng yêu cầu về tiêu chuẩn, kỹ thuật
của hệ thống xử lý theo hướng dẫn tại Phụ lục I.
2. Chất thải rắn phát sinh trong
quá trình chăn nuôi phải được thu gom, có nơi thu gom, chứa chất thải rắn,
thùng chứa phải bằng vật liệu bền, có nắp đậy kín, không rò rỉ, thấm hút, chảy
tràn. Thường xuyên dùng hóa chất, vôi bột để sát trùng nơi chứa chất thải rắn.
3. Không tồn trữ chất thải rắn tại
cơ sở quá 24 giờ mà không có biện pháp xử lý phù hợp. Phương tiện vận chuyển chất
thải rắn phải đảm bảo kín, không rò rỉ, không thoát mùi hôi, không gây rơi vãi.
4. Phải đảm bảo hệ thống thoát
nước, vệ sinh chuồng trại luôn được khai thông, tạo thông thoáng, tránh phát
sinh mùi hôi, ruồi muỗi.
5. Phải định kỳ kiểm tra chất lượng
xử lý chất thải, nếu chưa đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định phải sửa chữa hệ thống
xử lý trong thời gian nhanh nhất.
6. Khuyến khích các tổ chức, cá
nhân nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học và xử lý giảm thiểu mùi hôi, khí độc
sinh ra từ phân và nước tiểu gia súc, gia cầm.
Điều 8.
Quy định đối với thủ tục lập hồ sơ xét duyệt về môi trường
1. Các cơ sở chăn nuôi có quy mô
lớn hoạt động trên địa bàn tỉnh Long An phải lập báo cáo đánh giá tác động môi
trường (ĐTM) theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
2. Các cơ sở chăn nuôi có quy mô
nhỏ phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi
trường.
Quy trình xét duyệt hồ sơ môi
trường của các cơ sở chăn nuôi thực hiện theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường
và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Điều 9.
Các cơ sở chăn nuôi tồn tại trước khi ban hành quy định
này, tuỳ theo quy mô tổng đàn mà thực hiện những thủ tục môi trường theo hướng
dẫn của cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường có thẩm quyền; phải có những biện
pháp khắc phục, điều chỉnh theo hướng dẫn của cơ quan chức năng cho phù hợp với
yêu cầu bảo vệ môi trường hiện hành.
Điều 10.
Các tổ chức, cơ quan, cá nhân tham gia hoạt động chăn
nuôi trên địa bàn tỉnh Long An có quyền hạn và nghĩa vụ sau :
1.Quyền hạn:
a) Tổ chức thực hiện hoạt động
chăn nuôi theo quy hoạch, đáp ứng tiêu chuẩn môi trường đã được các cơ quan có
thẩm quyền chấp thuận;
b. Khiếu nại, tố cáo đến các cơ
quan có thẩm quyền trong công tác bảo vệ môi trường đối với hoạt động chăn nuôi
theo quy định của Luật bảo vệ môi trường.
2. Nghĩa vụ:
a) Tuân thủ pháp luật về bảo vệ
môi trường trong chăn nuôi;
b) Khi có nhu cầu thay đổi quy
mô trong hoạt động chăn nuôi có ảnh hưởng đến môi trường, tổ chức, cá nhân tham
gia hoạt động chăn nuôi có trách nhiệm báo cáo ngay với cơ quan quản lý Nhà nước
về bảo vệ môi trường ở địa phương;
c) Thường xuyên vệ sinh chuồng
trại, khử trùng, phòng chống, dập dịch theo đúng quy định về vệ sinh thú y;
d) Tạo điều kiện thuận lợi cho
đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên bảo vệ môi trường thi hành nhiệm vụ; phải thực
hiện nghiêm túc các yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền kết luận những vấn đề về
môi trường;
đ) Bồi thường thiệt hại nếu hành
vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường gây thiệt hại cho tổ chức hoặc cá
nhân khác hoặc gây hủy hoại môi trường.
Chương III
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI
Điều 11.
Ủy ban nhân dân tỉnh Long An thống nhất quản lý Nhà nước
về môi trường trong hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Long An.
Điều 12.
Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn giúp
UBND tỉnh thực hiện việc quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động
chăn nuôi trên địa bàn tỉnh với các nhiệm vụ:
1. Tổ chức thẩm định báo cáo
đánh giá tác động môi trường (ĐTM) do UBND tỉnh uỷ quyền.
2. Tuyên truyên, phổ biến, giáo
dục kiến thức và pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Thực hiện công tác thanh tra,
kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, giải quyết các khiếu nại,
tố cáo về bảo vệ môi trường, xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc đề
xuất UBND tỉnh xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường.
4. Thường xuyên phối hợp với Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành chức năng xây dựng quy hoạch
vùng chăn nuôi, xét duyệt các dự án đầu tư chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
5. Chịu trách nhiệm tiếp nhận,
xem xét các nội dung khiếu nại, tố cáo liên quan đến bảo vệ môi trường trong hoạt
động chăn nuôi theo trình tự, thời gian quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.
6. Hướng dẫn tổ chức, cá nhân
trình tự thủ tục về phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đăng ký bản
cam kết bảo vệ môi trường.
Điều 13.
Các sở, ngành liên quan trong phạm vi nhiệm vụ có quyền
hạn và nhiệm vụ theo quy định tại Điều 12 của quy định này.
Ngoài ra các sở, ngành liên quan
còn có nhiệm vụ :
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn phối hợp cùng Sở Tài nguyên và Môi trường, phòng Tài nguyên và Môi
trường các huyện , thị xã kiểm tra, thanh tra và hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ
môi trường, quy định bảo vệ môi trường đối với hoạt động chăn nuôi trên địa bàn
tỉnh; phối hợp với Sở Xây dựng và UBND các huyện, thị xã trong công tác quy hoạch
vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
2. Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu
tư chịu trách nhiệm xem xét các kế hoạch, dự án bảo vệ môi trường, đảm bảo kế
hoạch đầu tư cho các công trình, dự án đã được xét duyệt.
Điều 14.
UBND các huyện, thị xã có nhiệm vụ và quyền hạn sau :
1. Tổ chức hướng dẫn các cơ sở
chăn nuôi quy mô nhỏ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều
26 của Luật Bảo vệ môi trường.
2. Tổ chức thực hiện các văn bản,
quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi trong phạm vi địa
phương.
3. Phối hợp cùng các sở, ngành tổ
chức thực hiện các chương trình kế hoạch cụ thể về bảo vệ môi trường, ứng dụng
các tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong chăn
nuôi.
4. Phối hợp cùng các sở chuyên
ngành chỉ đạo các phòng, ban chức năng trực thuộc tổ chức quy hoạch vùng khuyến
khích phát triển chăn nuôi trên địa bàn, tổ chức phòng chống ô nhiễm môi truờng
trong chăn nuôi.
5. Chỉ đạo các đơn vị chức năng
trực thuộc thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành quy định
bảo vệ môi trường trong chăn nuôi và giải quyết các khiếu nại, tố cáo có liên
quan đến môi trường trong chăn nuôi ở địa phương.
6. Xử phạt hành chính theo thẩm
quyền hoặc đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo
vệ môi trường.
Điều 15.
UBND xã, phường, thị trấn có nhiệm vụ và quyền hạn như
sau :
1. Tổ chức đăng ký bản cam kết bảo
vệ môi trường theo uỷ quyền của UBND huyện, thị xã.
2. Tổ chức thực hiện các văn bản
quy phạm pháp luật về môi trường trong chăn nuôi; hỗ trợ các cơ quan Nhà nước
thực hiện chương trình kế hoạch ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ về bảo
vệ môi trường tại địa phương.
3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.
4. Tham gia các đoàn thanh tra,
kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường của các cơ quan, tổ chức,
cá nhân hoạt động chăn nuôi ở địa phương.
5. Kiểm tra, phát hiện, xử phạt
hành chính theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý vi
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 16.
Các cơ sở chăn nuôi có trước ngày quy định này có hiệu lực
thi hành mà vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường theo quy định này, trong
thời hạn 90 ngày kể từ ngày quy định này có hiệu lực thi hành có trách nhiệm:
1. Khắc phục được tình trạng vi
phạm.
2. Đối với các cơ sở chăn nuôi
(kể cả tổ chức, hộ gia đình, cá nhân) vi phạm về vị trí xây dựng theo quy định
tại khoản 1 điều 6 của quy định này phải hoàn thành việc di dời đúng quy định
hoặc chấm dứt việc chăn nuôi.
Sau thời hạn trên, tổ chức, cá
nhân còn vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Điều 17.
Tổ chức, cá nhân hoạt động chăn nuôi phải chấp hành
nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trường, Pháp lệnh Thú y và quy định về Bảo vệ môi
trường trong chăn nuôi của UBND tỉnh. Tổ chức, cá nhân sẽ được biểu dương khen
thưởng khi có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ môi trường đối với hoạt
động chăn nuôi.
Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động
chăn nuôi nếu vi phạm quy định về bảo vệ môi trường sẽ bị xử phạt theo quy định
của pháp luật.
Điều 18.
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp với
các ngành, các cấp liên quan, UBND các huyện, thị xã hướng dẫn các tổ chức, cá
nhân hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh thực hiện quy định này.
Các sở, ban, ngành của tỉnh và
UBND các cấp căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tiến hành kiểm tra, đôn
đốc các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm chỉnh bản Quy định này.
Trong quá trình thực hiện, các vấn
đề phát sinh, vướng mắc, các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân kịp thời phản
ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết
định./.
PHỤ LỤC I
CÁC HƯỚNG DẪN VỀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
1. MỘT SỐ LƯU Ý
Có rất nhiều quy trình công nghệ
xử lý nước thải trong chăn nuôi đang được áp dụng trên địa bàn tỉnh cũng như
các tỉnh lân cận.
Việc lựa chọn công nghệ xử lý
nào tuỳ thuộc vào điều kiện địa lý, kinh tế riêng của cơ sở chăn nuôi.
Mục tiêu cuối cùng của các biện
pháp xử lý là làm cho nước thải đạt được tiêu chuẩn cho phép để thải ra môi trường.
2. CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC
THẢI CHĂN NUÔI
2.1. Bể lắng:
Cấu tạo vận hành là nước thải được
chảy qua lưới lọc 1 x 1 hay 1,5 x 1,5 để loại bỏ cặn lớn. Sau đó, nước thải được
cho chảy vào bể lắng 3 ngăn (thường xây bêtông) có ngăn 1 sâu 2,5-3 m, ngăn 2
sâu 1,2-1,5 m, ngăn 3 sâu <1 m. Nước được luân chuyển theo kiểu tràn.
Chức năng là giảm đi phần lớn
các phần rắn trong nước thải nhưng giải quyết không triệt để các tác nhân gây bệnh
trong nước thải.
Trung bình 1 m3 xử lý cho dưới
10 heo trưởng thành hoặc dưới 50 heo con.
Yêu cầu vận hành: định kỳ lấy
bùn lắng trong các bể (2-3 lần/tháng) sử dụng ủ làm phân bón.
2.2. Hầm lên men kỵ khí
(Biogas):
Có nhiều loại hầm lên men
Biogas. Hiện nay đang thịnh hành 3 loại hầm : Hầm xây có nắp cố định, hầm xây
có nắp trôi nổi và túi biogas bằng nhựa polyethylene. Hầm xây bằng gạch, xi
măng có nắp cố định hay nắp trôi nổi đã phát triển trong nhiều năm ở Long An. Gần
đây có loại túi ủ biogas bằng túi nhựa khá dễ lắp đặt và rẻ tiền.
Chức năng của hầm biogas là xử
lý được phần lớn chất hữu cơ, giảm đáng kể lượng khí độc phát sinh, các mầm bệnh
trong nước thải, đồng thời cung cấp một lượng khí đốt rẻ tiền.
Trung bình 1m3 hầm ủ xử lý lượng
nước thải 40-50 L/ngày với lượng phân của 2-3 con heo trưởng thành. Thời gian
nước thải ở trong hầm biogas tối thiểu 20 ngày mới đảm bảo hiệu quả xử lý.
Việc thiết kế và xây dựng hầm
xây biogas phải được các kỹ thuật viên có chuyên môn nghề nghiệp cao thực hiện,
đảm bảo hoạt động hiệu quả và lâu bền.
Đối với túi ủ biogas bằng túi nhựa,
các cơ sở chăn nuôi có thể mời kỹ thuật viên lắp đặt hay tự thiết kế, thi công
theo hướng dẫn kỹ thuật của các cơ quan chuyển giao kỹ thuật.
2.3. Bể sục khí (Aerotank):
Sau khi cho qua bể lắng, nước thải
chuyển vào một thùng được sục khí tạo thành quá trình lên men hiếu khí.
Quy trình này làm giảm lược các
phần lơ lửng trong nước, giảm một số vi sinh có hại.
Ưu điểm là thiết kế gọn, cần diện
tích vận hành nhỏ nhưng giá thành cao.
2.4. Ao sinh học:
Là hệ thống ao đào nhiều hồ (thường
là 5) để nước thải chảy qua một diện tích lớn, tạo điều kiện cho các quá trình
lên men kỵ khí, lên men yếm khí kết hợp với các thực vật thủy sinh hấp thu các
chất ô nhiễm.
Tiêu chuẩn thể tích ao xử lý
phân vật nuôi: 1 m3/heo trưởng thành,
10 m3/trâu bò, 0,1 m3/gia cầm.
Quy trình này có ưu điểm là công
nghệ và vận hành khá đơn giản, giá thành rẻ, nhưng có nhược điểm là xử lý không
triệt để khí thải, còn mùi hôi, đặc biệt cần diện tích rộng để xử lý đạt hiệu
quả.
3. MỘT VÀI MÔ HÌNH HỖN HỢP XỬ
LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI.
Để tăng cường khả năng xử lý chất
thải, không chỉ dùng một quy trình công nghệ để xử lý mà kết hợp 2-3 biện pháp.
Các biện pháp xử lý sẽ bổ sung cho nhau để tạo nên một biện pháp tổng hợp xử lý
có hiệu quả nguồn nước thải:
Bể lắng – Hầm biogas – Ao sinh học.
Hầm biogas – Ao sinh học.
Hầm biogas – Thùng sục khí – Ao
sinh học.
PHỤ LỤC 2
DANH SÁCH MỘT SỐ CHẤT BỔ SUNG LÀM GIẢM Ô NHIỄM TRONG
CHĂN NUÔI
STT
|
Tên
sản phẩm
|
Bản
chất sản phẩm
|
Tác
dụng
|
Xuất
xứ
|
1
|
Deodorase
|
Chất trích từ thảo mộc (Yuca)
|
Giảm khả năng sinh NH3
|
Thái Lan, Đức
|
2
|
DK. Sarsaponin 30
|
Chất trích từ thảo mộc (Yuca)
|
Giảm khả năng sinh NH3
|
Hoa Kỳ
|
3
|
EM
|
Tổ hợp vi sinh đa chủng
|
Tăng hấp thu thức ăn, giảm bài
tiết dưỡng chất qua phân
|
Nhật Bản
|
4
|
EMC
|
Thảo mộc khoáng chất thiên
nhiên
|
Giảm sinh NH3, SH2, SO2, giải
độc trong ống tiêu hoá.
|
Việt Nam
|
5
|
Kemzym
|
Enzym tiêu hoá
|
Tăng hấp thu thức ăn, giảm bài
tiết dưỡng chất qua phân
|
Thái Lan, Đức
|
6
|
Pyrogreen
|
Hoá sinh thiên nhiên
|
Giảm khả năng sinh NH3
|
Hàn Quốc
|
7
|
Yeasac
|
Tế bào men Saccharomyces
|
Tăng tiêu hoá , hấp thu thức
ăn, giảm đào thải dưỡng chất
|
Đức
|
8
|
Lavedoe
|
Hoá chất
|
Diệt dòi phân
|
Thái Lan, Đức
|
9
|
UYAMA
|
EnZym
|
Khử mùi, phân hủy nhanh
|
Nhật
|