Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 277/2006/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành: 11/12/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
*****

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
*******

Số: 277/2006/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày  11  tháng 12 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25 tháng 08 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006 - 2010 (sau đây gọi tắt là Chương trình), với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM, NGUYÊN TẮC CHỈ ĐẠO VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Quan điểm.

a) Phát huy nội lực của toàn xã hội để thực hiện Chương trình, đồng thời phải căn cứ đặc điểm của từng vùng, từng địa phương và nhu cầu của người sử dụng để lựa chọn quy mô công nghệ, cấp độ dịch vụ phù hợp với khả năng tài chính và công tác quản lý, khai thác, sử dụng công trình sau đầu tư.

b) Đẩy mạnh công tác xã hội hoá, phát triển thị trường nước sạch và dịch vụ vệ sinh môi trường nông thôn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

c) Nhà nước có cơ chế, chính sách hỗ trợ đối tượng nghèo, gia đình chính sách, vùng đồng bào dân tộc và vùng đặc biệt khó khăn về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

2. Nguyên tắc chỉ đạo.

a) Bảo đảm Chương trình phát triển bền vững gắn với Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước; các công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn khi được sửa chữa, nâng cấp hoặc xây dựng mới bảo đảm hoạt động bền vững và phát huy hiệu quả.

b) Ưu tiên cấp nước tập trung cho những vùng mật độ dân số cao; nâng cấp và mở rộng các công trình hiện có; tìm kiếm các nguồn nước ổn định cho các vùng đặc biệt khó khăn, thường xuyên hạn hán, ô nhiễm, núi cao, ven biển, hải đảo.

c) Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được quản lý và điều hành theo quy định của pháp luật.

3. Phạm vi thực hiện Chương trình: các vùng nông thôn trên phạm vi cả nước; trước mắt ưu tiên cho các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng ven biển, vùng thường xuyên bị khô hạn, khó khăn về nguồn nước, vùng có nguồn nước bị ô nhiễm.

II. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

Đảm bảo đến cuối năm 2010, Chương trình đạt được các mục tiêu chủ yếu  sau:

1. Về cấp nước: 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó có 50% sử dụng nước sạch đạt Tiêu chuẩn 09/2005/QĐ-BYT ngày 11 tháng 3 năm 2005 của Bộ Y tế với số lượng 60 lít nước/người/ngày.

2. Về vệ sinh môi trường: 70% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 70% số hộ nông dân chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh.

Tất cả các nhà trẻ, trường học, trạm xá, chợ, trụ sở xã và các công trình công cộng khác ở nông thôn có đủ nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh.

Giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm.

III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

Tiếp tục tổ chức chỉ đạo thực hiện Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25 tháng 8 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020, trong đó giai đoạn 2006 - 2010 cần thực hiện các giải pháp chủ yếu sau:

1. Đẩy mạnh xã hội hóa, phát triển thị trường nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

a) Ban hành các cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích sự tham gia của mọi thành phần kinh tế - xã hội đầu tư phát triển nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;

b) Huy động sự tham gia của cộng đồng, đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch trong quá trình triển khai thực hiện các công trình, dự án;  

c) Tăng cường tính pháp lý và chế tài xử phạt đối với các vi phạm trong hoạt động cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

2. Đẩy mạnh công tác thông tin - giáo dục - truyền thông và huy động sự tham gia của cộng đồng dân cư.

Các cơ quan quản lý, các tổ chức kinh tế xã hội và cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm bảo đảm thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời, thường xuyên cho cộng đồng về sức khoẻ và vệ sinh môi trường, chính sách liên quan, các hệ thống hỗ trợ tài chính, các điển hình tiên tiến, khoa học công nghệ, phương thức quản lý và vận hành công trình cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn.

Nhà nước khuyến khích các tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ và các thành phần kinh tế - xã hội tham gia hoạt động thông tin - giáo dục - truyền thông về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

3. Xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch.

Thường xuyên rà soát, bổ sung, cập nhật kịp thời quy hoạch tổng thể và chi tiết về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, làm cơ sở lập kế hoạch phát triển 5 năm và hàng năm. Kế hoạch của Chương trình phải căn cứ vào nhu cầu của người dân và được tổng hợp từ cơ sở, xã, huyện, tỉnh, trung ương, đảm bảo tính khả thi cao.

Tăng cường phân cấp, đồng thời có cơ chế kiểm tra, giám sát để đảm bảo thực hiện có hiệu quả Chương trình.

4. Giải pháp về khoa học công nghệ.

Đa dạng hóa các loại hình công nghệ cấp nước phù hợp với điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của từng địa bàn, đảm bảo phát triển bền vững; khai thác và sử dụng hợp lý nguồn nước bằng các công nghệ phù hợp; nâng cao chất lượng công trình và chất lượng nước.

Lựa chọn và phát triển các loại hình nhà tiêu hộ gia đình, trường học, nơi công cộng bảo đảm hợp vệ sinh, phù hợp với nhu cầu sử dụng, tập quán, văn hóa của nhân dân địa phương. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ Biogas để xử lý chất thải chăn nuôi.

Nghiên cứu, xây dựng thí điểm các mô hình xử lý chất thải làng nghề, chú trọng các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm.

5. Quản lý đầu tư xây dựng, khai thác và bảo vệ công trình.

Đầu tư xây dựng công trình trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo đúng mục đích; xây dựng các tổ chức quản lý, khai thác và bảo vệ công trình phù hợp.

Giá dịch vụ được tính đúng, tính đủ các chi phí hợp lý, đảm bảo cho các tổ chức và cá nhân làm dịch vụ tự chủ được tài chính.

Người sử dụng dịch vụ có trách nhiệm trả tiền dịch vụ theo số lượng thực tế và giá quy định.

6. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

Tăng cường đào tạo để nâng cao nghiệp vụ, tay nghề cho đội ngũ cán bộ, kỹ thuật viên trong lĩnh vực cấp nước và vệ sinh môi trường ở các cấp, trước mắt đào tạo cho nhân viên quản lý và công nhân vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường. Chú trọng nâng cao năng lực thực hành, đáp ứng yêu cầu vận hành công trình; ưu tiên đào tạo công nhân, cán bộ bảo trì, vận hành tại cơ sở.

7. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin, chuyển giao công nghệ và huy động nguồn vốn viện trợ không hoàn lại và vốn vay tín dụng ưu đãi.

Thiết lập cơ chế phối hợp giữa các cơ quan của Chính phủ và các nhà tài trợ một cách rõ ràng, linh hoạt để tạo ra một môi trường minh bạch thuận lợi có hiệu quả cho việc thực thi Chương trình; hoạt động quan hệ đối tác phía Việt nam với các nhà tài trợ cho lĩnh vực cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

8. Tăng cường các hoạt động kiểm tra giám sát.

Thiết lập hệ thống và tăng cường công tác kiểm tra giám sát ở cả 4 cấp trung ương, tỉnh, huyện và xã.

Giám sát và đánh giá tập trung vào kết quả thực hiện các mục tiêu Chương trình, số lượng, chất lượng công trình, chất lượng nước bao gồm cả giám sát quá trình thực hiện từ khảo sát lập dự án, xây dựng, quản lý vận hành. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng đảm bảo minh bạch, công khai dân chủ trong quá trình thực hiện.

9. Giải pháp và các chỗ quản lý và điều hành chương trình.

a) Kiện toàn, sắp xếp hợp lý các tổ chức cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn ở các cấp, đặc biệt là đơn vị ở cơ sở, thôn, bản;

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức chỉ đạo việc cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, trong đó phân công trách nhiệm rõ ràng và có cơ chế phối hợp tốt giữa các Bộ, ngành và tổ chức xã hội, đảm bảo Chương trình được tổ chức triển khai thực hiện một cách hiệu quả từ trung ương đến địa phương; 

c) Các Bộ, ngành tham gia Chương trình có trách nhiệm quản lý nhà nước về các lĩnh vực được phân công liên quan đến nhiệm vụ cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tập trung chỉ đạo thực hiện, xây dựng và ban hành các văn bản, tài liệu hướng dẫn thực hiện; kiểm tra giám sát; đào tạo phát triển nguồn nhân lực; phát triển các tài liệu truyền thông và thực hiện các chiến dịch tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; phổ biến các bài học kinh nghiệm;…

d) Ở địa phương : tập trung vào việc tổ chức thực hiện, đề xuất kế hoạch, quản lý và giám sát, đào tạo cho các cán bộ cơ sở, huy động cộng đồng, đánh giá thực hiện, báo cáo, khảo sát thực tế, xây dựng các tài liệu truyền thông phù hợp với địa bàn, tổ chức các hoạt động truyền thông và hướng dẫn kỹ thuật ở các cấp địa phương đặc biệt là cấp cộng đồng.

IV. CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

1. Đầu tư xây dựng các công trình cấp nước và vệ sinh nông thôn để đảm bảo thực hiện được mục tiêu của Chương trình về cấp nước sạch và vệ sinh cho cộng đồng, trường học, trạm y tế và công trình công cộng ở vùng nông thôn.

2. Nghiên cứu và hoàn thiện cơ chế chính sách.

3. Lựa chọn và ứng dụng công nghệ về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn.

4. Tăng cường công tác thông tin - giáo dục - truyền thông.

5. Điều tra, rà soát quy hoạch và giám sát đánh giá đầu tư Chương trình.

6. Đẩy mạnh công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

7. Tăng cường hợp tác quốc tế.

Danh mục các nhiệm vụ, dự án tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.

V. CƠ CHẾ TÀI CHÍNH, HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC ĐẦU TƯ

1. Phát huy nội lực, nhà nước tạo cơ sở pháp lý khuyến khích sự tham gia của người dân, các thành phần kinh tế - xã hội, các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

Phối hợp lồng ghép với các Chương trình, dự án khác để thu hút vốn thêm nguồn đầu tư.

2. Trong giai đoạn 2006 - 2010, dự toán tổng mức vốn đầu tư ước tính khoảng 22.600 tỷ đồng, trong đó, ngân sách trung ương 3.200 tỷ đồng; ngân sách địa phương 2.300 tỷ đồng; viện trợ quốc tế 3.400 tỷ đồng; vốn do dân đóng góp 8.100 tỷ đồng; vốn tín dụng ưu đãi 5.600 tỷ đồng.

Trước mắt, cần sắp xếp thứ tự ưu tiên, tập trung đầu tư các công trình thật sự cấp bách và phát huy hiệu quả trên địa bàn theo đúng mục tiêu và tiến độ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Nguồn vốn đầu tư: vốn ngân sách nhà nước hàng năm (ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, vốn ODA), đóng góp của người dân vùng hưởng lợi và các nguồn vốn hợp pháp khác.

VI. THỜI GIAN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình được thực hiện từ năm 2006 đến hết năm 2010. Giữa thời gian thực hiện có tổ chức sơ kết đánh giá và đề xuất giải pháp để hoàn thành mục tiêu của Chương trình.

Năm 2010 tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình này, trên cơ sở đó rút ra những bài học, kinh nghiệm cần thiết để triển khai thực hiện các mục tiêu về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành, địa phương.

a) Chỉ đạo quán triệt và tổ chức hướng dẫn thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006 - 2010;

b) Rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách quản lý, điều hành thực hiện Chương trình; nghiên cứu các giải pháp để thực hiện xã hội hoá và hình thành thị trường nước sạch và dịch vụ vệ sinh môi trường nông thôn;

c) Chỉ đạo xác định cụ thể cơ cấu các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách trung ương, địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác kể cả nguồn vốn ODA và đề xuất giải pháp, chính sách để thu hút các nguồn vốn để thực hiện Chương trình; đồng thời mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ sự giúp đỡ về kinh nghiệm, khoa học công nghệ, tài chính, đào tạo nguồn nhân lực, thông tin, thu hút đầu tư để thực hiện Chương trình nhanh và bền vững;

d) Tổ chức thanh tra, kiểm tra và định kỳ, sơ kết đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện Chương trình;

đ) Định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện lên Thủ tướng Chính phủ và đề xuất, kiến nghị giải quyết những vấn đề mới phát sinh vượt thẩm quyền; lập kế hoạch và nhu cầu kinh phí hàng năm, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;

e) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập Ban chủ nhiệm Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn và quy định quy chế hoạt động của Ban; các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Y tế và các cơ quan liên quan cử cán bộ tham gia  Ban Chủ nhiệm Chương trình.

2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

a) Tổ chức chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nội dung Chương trình tại địa phương theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan;

b) Thực hiện lồng ghép nguồn vốn của các chương trình, dự án khác trên địa bàn để thực hiện Chương trình có hiệu quả;

c) Huy động các nguồn lực (ngân sách địa phương, đóng góp của cộng đồng và các nguồn vốn hợp pháp khác) để đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoặc phân cấp thực hiện việc lập, thẩm định, phê duyệt các dự án thuộc Chương trình theo quy định;

d) Định kỳ báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả thực hiện Chương trình.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý, khai thác sử dụng nguồn nước bảo đảm bền vững; chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan, căn cứ nội dung Chương trình này sắp xếp thứ tự ưu tiên, chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc xử lý môi trường làng nghề, môi trường nông thôn và các nguồn nước bị ô nhiễm nặng.

4. Bộ Y tế hướng dẫn, phổ biến tiêu chuẩn nước sạch nông thôn và vệ sinh nông thôn; chỉ đạo các cơ sở y tế về công tác vệ sinh, vệ sinh công cộng, vệ sinh hộ gia đình ở nông thôn; tăng cường công tác quản lý nhà nước về chất lượng nước sạch cho ăn uống và sinh hoạt, vệ sinh hộ gia đình, vệ sinh cộng đồng ở nông thôn.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn nâng cao kiến thức về nước sạch và vệ sinh trường học cho giáo viên, học sinh; kiểm tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu về cấp nước sạch và vệ sinh ở các trường học, các cơ sở đào tạo.

6. Các Bộ, ngành khác và các tổ chức chính trị xã hội theo chức năng nhiệm vụ tham gia thực hiện Chương trình, đặc biệt là tham gia các hoạt động thông tin - giáo dục - truyền thông, huy động cộng đồng tích cực xây dựng, đóng góp tài chính tín dụng để đầu tư xây dựng, vận hành và quản lý các công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính căn cứ vào nội dung của Chương trình, trên cơ sở đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành, địa phương cân đối, bố trí vốn kế hoạch hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước để thực hiện.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức chính trị xã hội và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:  
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- BQL KKTCKQT Bờ Y;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; 
- Học viện Hành chính quốc gia;
- VPCP: BTCN, các PCN,
 Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
 Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
 các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, NN (5b). A. 

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG 




Nguyễn Sinh Hùng

 


DANH MỤC

CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN  GIAI ĐOẠN 2006 – 2010
(
Ban hành kèm theo Quyết định số 277/2006/QĐ-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)

 

TT

Danh mục, nhiệm vụ, dự án

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp chính

Dự kiến kinh phí
(tỷ đồng)

Thời gian thực hiện

I

Các nhiệm vụ, dự án cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn

 

 

20.650

 

1

Dự án đầu tư cung cấp nước sinh hoạt cho khoảng 15 triệu người, xây dựng công trình cấp nước sạch và vệ sinh cho khoảng 2.800 UBND xã và 2.470 chợ nông thôn.

UBND các tỉnh, Bộ Nông nghiệp &PTNT

Các Bộ: Tài nguyên &MT, Y tế, Kế hoạch &ĐT, Tài chính

9.040

2006 - 2010

2

Dự án đầu tư xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh cho khoảng 2,6 triệu hộ dân nông thôn, xây dựng công trình cấp nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh cho khoảng 4.170 trạm y tế xã.

UBND các tỉnh, Bộ Y tế

Các Bộ: Nông nghiệp &PTNT,
Kế hoạch &ĐT, Tài chính

4.610

2006 - 2010

3

Dự án đầu tư cung cấp nước sinh hoạt cho khoảng 100 đồn biên phòng và cụm dân cư trên tuyến biên giới

Bộ Quốc Phòng

Các Bộ: Nông nghiệp &PTNT,
Kế hoạch &ĐT, Tài chính

140

2006 - 2010

4

Dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh cho khoảng 20.600 trường tiểu học, mầm non, mẫu giáo khu vực nông thôn.

UBND các tỉnh, Bộ Giáo dục &ĐT

Các Bộ: Nông nghiệp &PTNT,
Kế hoạch &ĐT, Tài chính

60

2006 - 2010

5

Cải tạo và xây dựng mới khoảng 5 triệu chuồng trại hợp vệ sinh.

UBND các tỉnh, Bộ Nông nghiệp &PTNT

Các Bộ: Kế hoạch &ĐT, Tài chính, Ngân hàng Chính sách xã hội

6.800

2006 - 2010

II

Nghiên cứu và phát triển cơ chế chính sách

 

 

200

 

6

Nghiên cứu xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Bộ Nông nghiệp &PTNT

Các Bộ: Tài nguyên &MT, Y tế, Kế hoạch &ĐT, Tài chính, Giáo dục&ĐT, Lao động - TB và Xã hội, Văn phòng Chính phủ

200

2006 - 2010

III

 

Ứng dụng công nghệ về cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn

 

 

300

 

7

Xây dựng, hướng dẫn thiết kế mẫu về cấp nước và vệ sinh phù hợp; lựa chọn và ứng dụng công nghệ cấp nước cho các vùng có điều kiện khó khăn về nguồn nước

Bộ Nông nghiệp &PTNT
Viện KH &CN VN

Các Bộ: Tài nguyên &MT, Khoa học &CN, UBND các tỉnh, các trường Đại học

190

2006 - 2010

8

Lựa chọn và ứng dụng nhà tiêu, chuồng trại hợp vệ sinh phù hợp với các vùng sinh thái;

Bộ Y tế; Bộ Nông nghiệp &PTNT

Các Bộ: Tài nguyên &MT, Khoa học &CN, UBND các tỉnh

50

2006 - 2010

9

Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ xử lý nước cho vùng có nguy cơ ô nhiễm cao, đặc biệt là ô nhiễm Arsen

Bộ Nông nghiệp &PTNT

Các Bộ: TN&MT, XD, KH&CN, Viện KH&CNVN, các Viện Nghiên Cứu và các trường Đại học

60

2006 - 2010

IV

Thông tin - Giáo dục - Truyền thông

 

 

450

 

10

Xây dựng, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện công tác thông tin - giáo dục - truyền thông về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

Bộ Nông nghiệp &PTNT; Bộ Văn hoá &TT; UBND các tỉnh

Các Bộ Văn hoá -TT, Y tế, Giáo dục &ĐT, Hội Liên hiệp PNVN, Hội Nông dân, Đoàn TNCSHCM, Đài Truyền hình VN, Đài Tiếng nói VN, Các Báo, Tạp chí, …

450

2006-2010

V

Điều tra đánh giá và xây dựng kế hoạch, quy hoạch

 

 

600

 

11

Xây dựng hệ thống Giám sát đánh giá; Đánh giá chất lượng nước sạch theo Tiêu chuẩn quy định hiện hành; Đánh giá tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế

Bộ Nông nghiệp &PTNT, Bộ Y tế, UBND các tỉnh

Bộ Tài nguyên &MT

250

2006 - 2008

12

Rà soát, bổ sung Quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn toàn quốc; các vùng sinh thái; các tỉnh và xây dựng quy hoạch CNS &VSMTNT các huyện

Bộ Nông nghiệp &PTNT, UBND các tỉnh

Các Bộ: Tài nguyên &MT, Y tế

350

2006 - 2010

VI

Phát triển nguồn nhân lực

 

 

300

 

13

Đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở các cấp để triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo hướng Xã hội hoá

Bộ Nông nghiệp &PTNT

Các Bộ: Kế hoạch &ĐT, Tài chính, Các nhà tài trợ, các trường Đại học, các Trung tâm đào tạo

300

2006 - 2010

VII

Hợp tác Quốc tế về lĩnh vực cấp nước sạch và VSMT nông thôn

 

 

100

 

14

Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình hợp tác Quốc tế trong lĩnh vực cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

Bộ Nông nghiệp &PTNT

Các Bộ: Kế hoạch &ĐT, Tài chính, Ngoại giao và Các nhà tài trợ

100

2006 - 2010

 

Tổng cộng:

 

 

22.600

 

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 277/2006/QD-TTg

Hanoi, December 11, 2006

 

DECISION

APPROVING THE NATIONAL TARGET PROGRAM ON RURAL CLEAN WATER AND ENVIRONMENTAL SANITATION IN THE 2006-2010 PERIOD

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the Prime Minister's Decision No. 104/2000/QD-TTg of August 25, 2000, approving the national strategy on rural clean water supply and sanitation up to 2020;
At the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development,

DECIDES:

Article 1.- To approve the national target program on rural clean water and environmental sanitation in the 2006-2010 period (below referred to as the Program for short) with the following principal contents:

I. VIEWPOINTS, GUIDING PRINCIPLES AND IMPLEMENTATION SCOPE OF THE PROGRAM

1. Viewpoints

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ To step up socialization and development of a rural clean water and environmental sanitation service market suitable to the socio-economic development situation of the country.

c/ The State shall adopt mechanisms and policies to support poor people, policy beneficiaries, ethnic minority areas, and rural areas meeting with exceptional difficulties in clean water and environmental sanitation.

2. Guiding principles

a/ To ensure the sustainable development of the Program in association with the Party's and State's comprehensive strategy on growth, hunger eradication and poverty alleviation; rural clean-water supply and environmental sanitation facilities, once repaired, upgraded or built, must ensure sustainable operation and efficiency.

b/ To prioritize the supply of water to densely populated areas; to upgrade and expand existing facilities; to seek stable water sources for areas stricken by exceptional difficulties or frequently affected by drought, polluted areas, mountainous and coastal areas and islands.

c/ The Program shall be managed and administered in accordance with law.

3. Implementation scope of the Program: rural areas nationwide, with priority given in the immediate future to deep-lying, remote, ethnic minority and coastal areas, areas frequently stricken by drought or difficulties in water sources, and areas with polluted water sources.

II. THE PROGRAM'S OBJECTIVES

To ensure that by the end of 2010, the following fundamental objectives of the Program will be achieved:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Environmental sanitation: 70% of rural households will have hygienic latrines; 70% of farmers' households engaged in animal husbandry will have hygienic pens.

All rural kindergartens, schools, health stations, markets, communal working offices and public works will have access to sufficient clean water and hygienic latrines.

To minimize environmental pollution in trade villages, especially food and foodstuff processing villages.

III. MAJOR SOLUTIONS

To continue directing the implementation of the Prime Minister's Decision No. 104/2000/QD-TTg of August 25, 2000, approving the national strategy on rural clean water supply and environmental sanitation up to 2020; particularly in the 2006-2010 period, the following major solutions should be taken:

1. To step up socialization and development of a rural clean water and environmental sanitation market.

a/ To promulgate mechanisms and policies to facilitate and encourage all economic and social sectors to invest in the development of rural clean water and environmental sanitation;

b/ To mobilize community participation, ensuring publicity, democracy and transparency in the course of implementation of projects;

c/ To enhance the legality and strictness of sanctions against violations in the domain of rural clean water supply and environmental sanitation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Management agencies, socio-economic organizations and mass media agencies shall supply the communities with full, accurate, prompt and regular information on health and environmental sanitation, relevant policies, financial support systems, good models, science and technology, and modes of managing and operating rural water supply and environmental sanitation facilities.

The State encourages international organizations, non-governmental organizations and social and economic sectors to participate in conducting information, education and communication on rural clean water and environmental sanitation.

3. To formulate and implement plannings and plans

To regularly review, supplement and update in time general and detailed plannings on rural clean-water supply and environmental sanitation for use as a basis for the elaboration of five-year and annual development plans. The Program's plans must be based on people's demands and synthesized from grassroots, communal, district, provincial and central plans to ensure feasibility.

To enhance decentralization and, at the same time, apply supervision and monitoring mechanisms to ensure the effective implementation of the Program.

4. Scientific and technological solutions

To diversify water supply technologies appropriate to natural, economic and social conditions of each locality, ensuring sustainable development; to rationally exploit and use water sources with appropriate technologies; to raise the quality of facilities and water.

To select and develop different types of hygienic latrines for use in households, schools and public places suitable to use demands, practice and culture of local people. To intensify the application of biogas technologies to the treatment of waste from animal husbandry.

To study and build on an experimental basis demonstration models of treatment of waste from trade villages, especially food and foodstuff processing villages.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To invest for proper purposes in the construction of facilities according to approved plannings and plans; to set up appropriate organizations to manage, exploit and protect approved facilities.

Service charges must correctly and fully cover reasonable expenses to help service-providing organizations and individuals enjoy financial autonomy.

Service users shall pay for services they have actually used and at prescribed charge rates.

6. To train and develop human resources

To increase training for cadres and technicians engaged in water supply and environmental sanitation at all levels in order to improve their professional qualifications and skills, first of all managerial personnel and workers engaged in operating, repairing and maintaining clean water supply and environmental sanitation facilities. To attach importance to raising their practical skills to meet the requirements on the operation of facilities; to prioritize training for grassroots maintenance and operation workers and technicians.

7. To expand international cooperation

To step up international cooperation in order to exchange experience, share information, transfer technologies, and mobilize non-refundable aid and preferential credit.

To establish clear and flexible mechanisms for coordination between government agencies and donors in order to create a transparent, favorable and efficient environment for the implementation of the Program; to establish partnership relations between Vietnam and donors in the domain of rural clean-water supply and environmental sanitation,

8. To enhance supervision and monitoring

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To monitor and evaluate the results of achievement of the Program's objectives, the quantity and quality of works, and the quality of water, supervising the implementation process from survey and construction to operation management of each project. To enhance community involvement to ensure transparency, publicity and democracy in the course of implementation.

9. Solutions on mechanisms of managing and administering the Program

a/ To consolidate and rationally reorganize rural clean-water supply and environmental sanitation organizations at all levels, especially the grassroots, hamlet and village level;

b/ The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, branches and localities in, directing rural clean-water supply and environmental sanitation, clearly defining responsibilities and applying mechanisms to ensure proper coordination between ministries, branches and social organizations and the effective implementation of the Program from the central to local level;

c/ Participating ministries and branches which perform the state management of rural-clean water supply and environmental sanitation task within their assigned domains shall concentrate on directing the implementation, elaboration and promulgation of guiding documents; conduct supervision and monitoring; train and develop human resources; develop communication documents and launch propaganda campaigns on mass media; disseminate experience lessons, etc.;

d/ At the local level: To concentrate on the implementation, proposal of plans, management and supervision, training of grassroots staff, community mobilization, implementation evaluation, reporting, field survey, elaboration of communication documents suitable to localities, organization of communication activities, and provision of technical guidance at all local levels, especially the community level.

IV. PRIORITY PROJECTS OF THE PROGRAM IN THE 2006-2010 PERIOD

1. Investment in the construction of rural water supply and environmental sanitation facilities to ensure the achievement of the Program's objectives on clean water supply and sanitation in rural communities, schools, health stations and public works.

2. Study and perfection of mechanisms and policies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Intensification of the information-education-communication work.

5. Survey and review of the Program's plans and monitoring and evaluation of the investment in the Program.

6. Promotion of human resource training and development.

7. Promotion of international cooperation.

The list of specific tasks and projects is included in the Appendix to this Decision.

V. FINANCIAL MECHANISMS AND MOBILIZATION OF INVESTMENT RESOURCES

1. To bring into play internal strengths; the State shall create legal grounds to encourage people, economic and social sectors, domestic and foreign organizations to invest in rural clean water supply and environmental sanitation.

To integrate the Program into other programs and projects for attraction of additional investment sources.

2. In the 2006-2010 period, total investment capital is estimated at around VND 22,600 billion, including VND 3,200 billion from the central budget, VND 2,300 billion from local budgets, VND 3,400 billion from international aid, VND 8,100 billion from people's contributions, and VND 5,600 billion from preferential credit.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Investment capital sources: annual state budget capital (central and local budgets, ODA capital), beneficiaries' contributions and other lawful capital sources.

VI. IMPLEMENTATION DURATION OF THE PROGRAM

The Program will be implemented from 2006 to the end of 2010. Mid-term review and evaluation will be conducted to propose solutions to the achievement of its objectives.

The results of implementation of this Program will be reviewed and evaluated in 2010 to draw necessary lessons and experience for the achievement of rural clean water and environmental sanitation objectives by 2020.

Article 2.- Organization of implementation

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, branches and localities in:

a/ Directing and guiding the effective implementation of the Program;

b/ Reviewing, amending and supplementing mechanisms and policies to manage and direct the implementation of the Program; study solutions for the socialization and establishment of a rural clean water and environmental sanitation services market;

c/ Directing the identification of a specific structure of investment capital sources from central and local budgets and other lawful capital sources, including ODA capital, and proposing solutions and policies to attract various capital sources for implementation of the Program; and at the same time, expanding and promoting international cooperation to seek assistance in terms of experience, science and technology, finance, human resource training, information, and attract investment for the rapid and sustainable implementation of the Program;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ Reviewing and reporting annual implementation results to the Prime Minister and proposing the solution of problems which arise beyond their competence; drawing up annual plans and estimating annual funds and sending them to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance for summing-up and submission to the Prime Minister for consideration and decision;

f/ The Minister of Agriculture and Rural Development shall decide on the setting up of the Program Management Unit and promulgate its operation regulation; the Ministries of: Planning and Investment, Finance, Natural Resources and Environment, Science and Technology, and Health, and concerned agencies shall appoint their officials to participate in this Unit.

2. Provincial/municipal People's Committees

a/ To direct the effective implementation of the Program in their localities under the direction and guidance of the Ministry of Agriculture and Rural Development and concerned ministries and branches;

b/ To integrate capital sources of other programs and projects in their localities for the effective implementation of the Program;

c/ To mobilize various resources (local budgets, community contributions and other lawful capital sources) for the construction of rural clean water supply and environmental sanitation facilities; to direct and organize or decentralize the formulation, evaluation and approval of the Program's projects according to regulations;

d/ To periodically report the implementation results of the Program to the Ministry of Agriculture and Rural Development.

3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall manage, exploit and use water sources in a sustainable manner; assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and concerned agencies in, basing themselves on this Program's contents to arrange the order of priority, direct and organize the treatment of environmental pollution in trade villages, rural areas and severely polluted water sources.

4. The Ministry of Health shall guide and publicize rural clean water and sanitation standards; provide medical establishments with guidance on public and household sanitation in rural areas; and enhance the state management of the quality of clean water used for daily life and household and community sanitation in rural areas.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Other ministries and branches and socio-political organizations shall, according to their functions and tasks, participate in the implementation of the Program, especially in information-education-communication activities, mobilizing the community to actively build, and make financial and credit contributions to the construction, operation and management of rural clean water supply and environmental sanitation facilities.

7. The Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall, based on the Program's contents and the proposals of the Ministry of Agriculture and Rural Development, ministries, branches and localities, arrange annual funds in accordance with the State Budget Law for the implementation of the Program's annual plans.

Article 3.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

Article 4.- Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, socio-political organizations, and presidents of provincial/municipal People's Committees shall implement this Decision.

 

 





 

LIST

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



No.

Tasks and projects

Managing agencies

Major coordinating agencies

Estimated funds (VND billion)

Implementation duration

I

Tasks and projects on rural water supply and environmental sanitation

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



20,650

 

1

An investment project on the supply of daily-life water to around 15 million people and the construction of clean water supply and sanitation facilities for around 2,800 communal People's Committees and 2,470 rural markets

Provincial People's Committees, Ministry of Agriculture and Rural Development (MARD)

Ministry of Natural Resources and Environment (MNRE), Ministry of Health (MOH), Ministry of Planning and Investment (MPI), Ministry of Finance (MOF)

9,040

2006-2010

2

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Provincial People's Committees, MOH

MARD, MPI, MOF

4,610

2006-2010

3

An investment project on the supply of daily-life water to around 100 border-guard posts and population clusters along border lines

Ministry of Defense

MARD, MPI, MOF

140

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4

An investment project on the construction of clean water supply facilities and hygienic latrines for around 20,600 rural primary schools, nurseries and kindergartens

Provincial People's Committees, Ministry of Education and Training (MOET)

MARD, MPI, MOF

60

2006-2010

5

Renovation and building of around five million hygienic animal pens

Provincial People's Committees, MARD

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6,800

2006-2010

II

Study and development of mechanisms and policies

 

 

200

 

6

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



MARD

MNRE, MOH, MPI, MOF, MOET, Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, Government Office

200

2006-2010

III

Application of rural water supply and environmental sanitation technologies

 

 

300

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7

Creating and guiding appropriate model designs of water supply and sanitation; selection and application of water supply technologies for areas meeting with water source difficulties

MARD, Vietnam Science and Technology Institute (VSTI)

MNRE, Ministry of Science and Technology (MST), provincial People's Committees, universities

190

2006-2010

8

Selection and application of hygienic latrines and animal pens suitable to eco-zones

MOH, MARD

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



50

2006-2010

9

Study and application of water treatment technologies for areas highly prone to pollution, especially to arsenic

MARD

MNRE, Ministry of Construction, MST, VSTI, research institutes, universities

60

2006-2010

IV

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

450

 

10

Establishing, directing and organizing information, education and communication on rural clean water and environmental sanitation

MARD, Ministry of Culture and Information (MCI), provincial People's Committees

MCI, MOH, MOET, Vietnam Women's Union, Vietnam Peasants' Association, Ho Chi Minh Communist Youth Union, Vietnam Television, the Radio Voice of Vietnam, newspapers, journals, etc.

450

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



V

Investigation and evaluation, and elaboration of plannings and plans

 

 

600

 

11

Establishing a monitoring and evaluation system; assessing the quality of clean water according to current standards; assessing the rate of hygienic latrines according to the Health Ministry standards

MARD, MOH, provincial People's Committees

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



250

2006-2008

12

Reviewing and supplementing the national planning on rural clean water supply and environmental sanitation; plannings on eco-zones; provincial plannings; and formulating district-level plannings on rural clean water supply and environmental sanitation

MARD, provincial People's Committees

MNRE, MOH

350

2006-2010

VI

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

300

 

13

Training and developing human resources at all levels for implementation of the national target program on rural clean water and environmental sanitation in the direction of socialization

MARD

MPI, MOF, donors, universities, training centers

300

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



VII

International cooperation in the domain of rural clean water supply and environmental sanitation

 

 

100

 

14

Formulating and organizing the implementation of an international cooperation program in the domain of rural clean water supply and environmental sanitation

MARD

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



100

2006-2010

 

Total:

 

 

22,600

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 277/2006/QĐ-TTg ngày 11/12/2006 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.640

DMCA.com Protection Status
IP: 3.22.74.192
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!