ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 2656/2003/QĐ-UB
|
Bắc Kạn, ngày 28 tháng
11 năm 2003
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH THIẾT KẾ TRỒNG RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1994;
Căn cứ Quyết định số 516/QĐ-BNN-KHCN ngày 18/2/2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn về việc ban hành Quy trình thiết kế trồng rừng;
Căn cứ Quyết định số 4361/QĐ-BNN-PTLN ngày 17/10/2002 của Bộ Nông nghiệp &
PTNT về việc ban hành Quy định trình tự nội dung lập hồ sơ thiết kể dự toán các
công trình lâm sinh thuộc dự án 661 và các dự án sử dụng vốn ngân sách (hoặc
vốn tài trợ);
Theo đề nghị của sở Nông nghiệp & PTNT tại tờ trình số: 808 NN/LN-TT ngày
13/8/2003 về việc ban hành Quy trình thiết kế trồng rừng và văn bản số:
440/CV-STP ngày 4/8/2003 của sở Tư pháp về việc thẩm định văn bản quy phạm pháp
luật,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này “Quy trình thiết kế trồng rừng” trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Điều 2. Các Ông (Bà): Chánh
Văn phòng HĐND-UBND tỉnh, Giám đốc sở Tư pháp, Giám đốc sở Nông nghiệp &
PTNT, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Ban quản lý dự án ngành nông nghiệp &
PTNT Bắc Kạn, Công ty nguyên liệu giấy Sông Cầu, Trưởng ban quản lý dự án 5
triệu ha rừng các huyện, thị xã và Thủ trưởng các Sở, Ngành có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như điều 2 (T/h)
- Bộ NN&PTNT (B/c)
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (B/c)
- Đại biểu HĐND tỉnh
- CT, Các PCT UBND tỉnh
- Ô. Thắng Phó giám đốc sở Tư pháp
- LĐVP;
- Lưu: VT-PTH2
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
La Thị Thính
|
QUY TRÌNH
THIẾT
KẾ TRỒNG RỪNG
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 2656/2003/QĐ-UB ngày 28 tháng 11 năm 2003 của UBND tỉnh
Bắc Kạn)
Chương 1.
NHỮNG
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh.
Quy trình này quy
định những nguyên tắc cơ bản về nội dung và phương pháp thiết kế trồng rừng
được áp dụng cho các đơn vị sản xuất, cá nhân có sử dụng vốn vay ưu đãi, vốn
tài trợ và vốn ngân sách trên phạm vi toàn tỉnh.
Quy trình là căn cứ
thực hiện, kiểm tra, nghiệm thu, thẩm định và phê duyệt thiết kế trồng rừng.
Điều
2. Nội dung thiết kế
1. Khảo sát các yếu
tố tự nhiên để làm cơ sở xác định biện pháp kỹ thuật trồng rừng.
2. Phân chia lô,
khoảnh, tiểu khu. Đo đạc, tính diện tích lô.
3. Xây dựng bản đồ
ngoại nghiệp tỷ lệ 1/10.000, bàn giao ngoại nghiệp.
4. Xây dựng bản đồ thành
quả nội nghiệp tỉ lệ 1/5.000, 1/10.000, lập dự toán trồng rừng, bàn giao thành
quả nội nghiệp.
5. Kiểm tra, thẩm
định hồ sơ thiết kế và dự toán trồng rừng.
Điều 3. Cấp kiểm tra,
thẩm định.
1. Chủ dự án – chủ
rừng (Bên A) kiểm tra, nhận bàn giao hồ sơ ngoại nghiệp, hồ sơ nội nghiệp từ
Đơn vị thiết kế (Bên B).
2. Sau khi nhận bàn giao
hồ sơ thiết kế trồng rừng ngoại nghiệp, nội nghiệp, Chủ dự án – chủ rừng (Bên
A) trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt hồ sơ, dự toán.
Chương 2.
NỘI DUNG
VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
MỤC 1: CÔNG TÁC CHUẨN
BỊ
Điều 4. Chuẩn bị hiện
trường
- Chủ dự án – chủ
rừng (Bên A) vận động nhân dân trong vùng trồng rừng, cùng chủ hộ xác định hiện
trường, lập biểu chuẩn bị hiện trường (Có ghi số lượng lô, diện tích ước tính,
dự kiến loài cây trồng). Riêng loài cây trồng phải căn cứ vào kế hoạch và kết
quả khảo sát các yếu tố tự nhiên của thiết kế.
- Đối tượng thiết kế:
Là đất đã được quy hoạch cho công tác trồng rừng từng dự án cụ thể, bao gồm:
+ Là đất trống, đồi
núi trọc, đất rừng sau khai thác trắng.
+ Rừng mới phục hồi
sau nương rẫy, số lượng cây thân gỗ tái sinh còn ít, khó thành rừng.
+ Rừng nghèo kiệt,
không có khả năng phục hồi thành rừng, rừng kém chất lượng.
Điều 5. Chuẩn bị tài
liệu và bản đồ
Đây là công việc cần
thiết của Đơn vị thiết kế (Bên B), công việc chuẩn bị cụ thể như sau:
- Tiếp nhận kết quả
chuẩn bị hiện trường của bên A
- Tìm hiểu vùng dự
án, tiểu khu cần thiết để trồng rừng.
- Phóng bản đồ địa
hình UTM có tỉ lệ tối thiểu là 1/25.000 hoặc 1/50.000 của cục đo đạc bản đồ ra
tỉ lệ 1/10.000 từng xã hay tiểu khu cần thiết kế.
Mỗi xã hay tiểu khu
chuẩn bị 2 bản đồ để làm thành quả ngoại nghiệp (1 bản bàn giao cho bên A để
làm cơ sở chỉ đạo thi công, 1 bản làm tài liệu gốc để xây dựng bản đồ thành quả
nội nghiệp).
- Chuẩn bị bảng biểu,
thước dây, địa bàn…
MỤC 2: CÔNG TÁC NGOẠI
NGHIỆP
Điều 6. Đơn vị phân
chia để thiết kế là: Lô, khoảnh, tiểu khu
- Lô: Lô là đơn vị cơ
bản của thiết kế trồng rừng được phân chia từ khoảnh có điều kiện tự nhiên
tương đối đồng nhất (loại đất, loại thực bì, loại địa hình) và áp dụng một biện
pháp kinh doanh.
Lô trồng rừng có diện
tích nhỏ nhất là 0,2 ha. Thứ tự lô được ghi bằng chữ cái Việt Nam, năm sau kế tiếp năm trước khép kín trong một khoảnh (Trong cùng một khoảnh tên lô
không được đánh trùng vào nhau). Số hiệu lô thiết kế trong một năm thiết kế
đánh theo thứ tự từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông.
VD: Tại khoảnh 1 trên
lô thiết kế năm 2003 được đánh đến c. Năm 2004 (Nếu tiếp tục khoảnh 1) sẽ tiếp
tục đánh từ chữ d trở đi.
- Khoảnh: Khoảnh là
đơn vị thống kê tổng hợp, tạo điều kiện thuận lợi xác định vị trí trên thực
địa, phân chia khoảnh dựa vào địa hình dễ nhận biết và bền vững để phân chia
như: Đỉnh dông, đường tụ thủy, sông suối. Khoảnh có diện tích nhỏ nhất 50 ha,
lớn nhất không quá 150 ha, được đánh bằng chữ A rập từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông trong phạm vi từng tiểu khu.
- Tiểu khu: Là đơn vị
cơ bản để quản lý tài nguyên rừng và đất rừng, tiểu khu có diện tích trung bình
1.000 ha được đánh bằng chữ số A rập từ tiểu khu số 1 đến tiểu khu cuối cùng
trong toàn tỉnh.
Điều 7. Phân chia lô
ngoài thực địa, xác định diện tích lô
1. Phân chia lô xác
định ranh giới:
Việc phân chia lô
ngoài thực địa phải dựa vào các yếu tố tự nhiên: Địa hình, độ dốc, hướng phơi,
loại thực bì… Lô phải nằm trên cùng một khoảnh, cùng một phương thức trồng.
a. Định vị lô:
Dùng bản đồ địa hình
tỉ lệ 1/10.000 ra thực địa bổ sung các yếu tố địa hình, sông, suối, đường sá,
trụ sở UBND, trường học, bệnh viện, chợ, nhà độc lập… Căn cứ vào bản đồ địa
hình bằng phương pháp dốc đối diện (cần quan sát 2-3 góc độ để xác định rõ lô
và khoanh vẽ chính xác). Trong quá trình định vị lô cần kết hợp với khoanh vẽ
các diện tích cần trừ bỏ không trồng rừng được (Đá nổi, nhà, vườn…) diện tích
nhỏ nhất cần trừ bỏ là 100m2
b. Đo đạc lô thiết
kế:
Sử dụng địa bàn cầm
tay, thước dây hoặc địa bàn 3 chân đo khép kín các lô, khi góc phương vị thay
đổi 3º thì thay đổi đoạn đo, độ dài đoạn đo không quá 75m (Sai số cho phép đo
địa bàn cầm tay là 1/20; địa bàn 3 chân là 1/100-1/200), phát đường ranh cắm
mốc sao cho đường ranh giới lô và cọc mốc trên bản đồ trùng khớp với trên thực
địa.
Mốc dùng cọc gỗ có
kích thước 6 x 6 x 50 cm, trên cọc mốc ghi rõ tên lô bằng sơn đỏ. Mốc lô phải đóng
ở đầu các đường ranh giới lô và chỗ giáp với các lô, khoảnh khác. Nơi có tảng
đá, gốc cây to, có thể lợi dụng làm cọc mốc. Trường hợp đường ranh giới lô là
đường thẳng kéo dài thì cứ cách 40 – 60m cắm một cọc mốc ở nơi dễ nhận biết.
2. Xác định diện tích
lô
Dùng số liệu đo đạc
vẽ lên trên giấy kẻ li ô vuông tỷ lệ 1/5000. Khi sai số đo vẽ lớn hơn 3% thì
tiến hành bình sai theo phương pháp song song dần đều, can lô đã bình sai lên
giấy kan và dùng lưới kẻ li (2mm x 2mm) để tính diện tích.
Diện tích được tính 2
lần (Lần 2 xoay 1 góc với lần 1 là 45º). Sai số giữa 2 lần tính không quá 0,01
ha. Tổng diện tích lô là kết quả trung bình cộng của 2 lần tính.
đo =
Trong đó:
ΣS là tổng diện tích
S1 là diện
tích tính lần 1
S2 là diện
tích tính lần 2
Điều 8. Khảo sát các
yếu tố tự nhiên
1. Độ cao: Căn cứ vào kết quả
khoanh vẽ định vị lô, xác định độ cao
+ Độ cao tương đối
(m)
+ Độ cao tuyệt đối
(m)
2. Độ dốc (độ): Dùng địa bàn xác định
độ dốc trung bình của lô thiết kế, ngoài thực địa: Được chia làm 2 cấp
+ Cấp 1: Độ dốc <
30o (I1).
+ Cấp 2: Độ dốc >
30o (I2).
3. Loại đất: Mỗi lô đào một phẫu
diện có kích thước rộng 30x30 sâu 40cm. Xác định 4 cấp như sau:
a. Cấp 1: (Đ1)
+ Đất cát pha thịt,
ẩm, tơi xốp, độ sâu tầng đất mặt khoảng 0,4 – 0,5m, tỷ lệ đá lẫn, rễ cây ít
< 10%
+ Đất rừng còn tốt,
tầng đất mặt sâu, xốp, ẩm, tỷ lệ rễ cây, đá lẫn ít.
Đất cát, dính tơi
xốp.
b. Cấp 2: (Đ2)
+ Đất thịt nhẹ và
trung bình, độ sâu tầng đất mặt khoảng 0,3 – 0,4m, tỷ lệ rễ cây khoảng 10 – 25%,
tỷ lệ đá sỏi lẫn khoảng 10 – 20%.
+ Đất thịt pha cát
xốp, tỷ lệ rễ cây khoảng 20%, tỷ lệ đá sỏi lẫn khoảng 10 – 15%.
+ Đất rừng còn tốt,
tầng đất mặt trung bình ẩm, xốp, tỷ lệ đá lẫn khoảng 25 – 30%, tỷ lệ đá lẫn
khoảng 15 – 20%.
c. Cấp 3: (Đ3)
+ Đất thịt hơi chặt,
đất mát, tỷ lệ rễ cây khoảng 20 – 30%. Trong đó khoảng 30% rễ cây có đường kính
lớn. Tỷ lệ sỏi đá lẫn khoảng 20 – 35%, đá lộ đầu khoảng 20%.
+ Đất đá ong hóa nhẹ,
chặt, đất mát, tỷ lệ rễ cây khoảng 15 – 20%, tỷ lệ sỏi đá lẫn khoảng 30 – 35%,
tỷ lệ đá lộ đầu > 30%.
+ Đất sét pha cát,
hơi chặt, mát.
d. Cấp 4: (Đ4)
+ Đất sét pha thịt,
chặt, khô, tầng mặt mỏng, tỷ lệ rễ cây khoảng 25 – 30%, tỷ lệ đá lẫn khoảng 30
– 35%, tỷ lệ đá lộ đầu khoảng 30 – 40%.
+ Đất sét pha sỏi,
đá, chặt khô, tầng đất mặt mỏng, tỷ lệ rễ cây khoảng 30 – 40%, tỷ lệ đá lẫn
khoảng 40 – 50%, nhiều đá lộ đầu và đá tảng.
+ Đất sét nặng, khô,
chặt.
4. Loại thực bì: Quan sát tổng thể lô
để đánh giá phân loại thực bì, được xác định 6 loại:
Cấp thực bì, dạng
thực bì
|
Hiện trạng, dạng
thực bì
|
Tiêu chuẩn 1
|
Tiêu chuẩn 2
|
Tiêu chuẩn 3
|
Cấp 1 (T1)
|
Nhóm 1
|
< 0,5m
|
< 20%
|
Nhóm 2
|
<0,5m
|
< 20%
|
Cấp 2 (T2)
|
Nhóm 1
|
0,5 – 1m
|
20 – 30%
|
Nhóm 2
|
0,5 – 1m
|
20 – 30%
|
Nhóm 3
|
0,5 – 1m
|
20 – 30%
|
Nhóm 4
|
0,5 – 1m
|
20 – 30%
|
Cấp 3 (T3)
|
Nhóm 1
|
1 – 1,5m
|
30 – 40%
|
Nhóm 2
|
1 – 1,5m
|
30 – 40%
|
Nhóm 3
|
1 – 1,5m
|
30 – 40%
|
Nhóm 4
|
1 – 1,5m
|
30 – 40%
|
Cấp 4 (T4)
|
Nhóm 3
|
1,5 – 2m
|
40 – 50%
|
Nhóm 4
|
1,5 – 2m
|
40 – 50%
|
Cấp 5 (T5)
|
Nhóm 3
|
2 – 2,5m
|
50 – 60%
|
Nhóm 4
|
2 – 2,5m
|
50 – 60%
|
Cấp 6 (T6)
|
Nhóm 3
|
> 2,5m
|
> 60%
|
Nhóm 4
|
> 2,5m
|
> 60%
|
a. Tiêu chuẩn 1: Tiêu chuẩn về phân
nhóm
+ Nhóm 1 (nhóm cỏ):
Gồm các loại cỏ thấp, cỏ tranh, cỏ mỹ, lau lách, chít, chè vè.
+ Nhóm 2 (nhóm cây
bụi): Các loài sim, mua, thẩu tấu, thành ngạnh, tế guột.
+ Nhóm 3 (nhóm tre
nứa): Các loại nứa, sặt, mạy lay, lồ ô, vầu, mạy thốc.
+ Nhóm 4 (nhóm cây
gỗ): Các loại cây gỗ tạp, cây phi mục đích.
b. Tiêu chuẩn 2: Tiêu chuẩn về chiều
cao thực bì, tính bằng mét (m)
c. Tiêu chuẩn 3: Tiêu chuẩn về mức độ
che phủ của thực bì, tính bằng phần trăm (%).
Điều 9. Xác định biện
pháp kỹ thuật trồng rừng
Dựa vào điều kiện tự
nhiên đã khảo sát (Loại đất, loại thực bì, dạng địa hình), đặc điểm sinh thái
của từng loại cây trồng, mục đích kinh doanh để chọn cây trồng và xác định biện
pháp kỹ thuật trồng rừng, chăm sóc bảo vệ cho từng công thức theo biểu 2, 3.
Điều 10. Hoàn chỉnh
tài liệu ngoại nghiệp
Hoàn chỉnh, kiểm tra
các tài liệu ngoại nghiệp, tài liệu khảo sát các yếu tố tự nhiên, phân chia lô,
ranh giới, diện tích, dự kiến biện pháp kỹ thuật trồng rừng, các chỉ tiêu kinh
tế kỹ thuật, bản đồ thiết kế.
MỤC 3: CÔNG TÁC NỘI
NGHIỆP
Điều 11. Hoàn chỉnh
bản đồ thiết kế
- Bản đồ thiết kế
phải thể hiện: Đường bình độ, đỉnh núi cao, sông suối, đường giao thông, làng
bản. Đường ranh giới lô, khoảnh, tiểu khu…
- Bản đồ thành quả tỷ
lệ 1/10.000.
+ Chuyển toàn bộ ranh
giới và số hiệu lô của năm thiết kế trước vào bản đồ địa hình khu vực (xã, tiểu
khu) tỷ lệ 1/10.000, dùng bản đồ đó chuyển toàn bộ ranh giới lô mới thiết kế từ
bản đồ thành quả ngoại nghiệp sang.
+ Ghi chú lô trên bản
đồ tỷ lệ 1/10.000. Gồm: Lô, năm trồng
VD: a-03
Trong đó:
a là tên lô
03 là năm trồng 2003
- Bản đồ thành quả tỷ
lệ 1/5.000.
+ Chuyển ranh giới lô
thiết kế từ bản đồ ngoại nghiệp tỷ lệ 1/10.000 sang bản đồ tỷ lệ 1/5.000. Dùng
bản vẽ trên giấy kẻ li tỷ lệ 1/5.000 đối chiếu để chỉnh lý hình dạng, kích
thước lô.
+ Ghi chú lô trên bản
đồ tỷ lệ 1/5.000. Gồm: Khoảnh, Lô thiết kế, loài cây, năm trồng, diện tích.
VD: 1a H
-------- 03
05
Trong đó:
1 là tên khoảnh
a là tên lô
H là cây hồi
03 là năm trồng 2003
0,5 là diện tích
trồng
Điều 12. Hoàn chỉnh
bảng biểu
- Biểu 01: Khảo sát
các yếu tố tự nhiên, sản xuất.
- Biểu 02: Công thức
kỹ thuật trồng rừng.
Công thức A, B, C,…
được áp dụng cho từng loài cây trồng, phương thức trồng, phương pháp trồng khác
nhau, quy định chung trong toàn tỉnh.
VD: 1aH
A = --------- N
S
A: Là công thức kỹ
thuật (A, B, C, …)
1: Là số thứ tự
khoảnh (1,2,3,4)
a: Là số thứ tự lô
(a, b, c)
s: Diện tích
H: Là cây trồng (hồi)
N: Là năm trồng
- Biểu 03: Thiết kế
kỹ thuật chăm sóc bảo vệ rừng trồng năm 1
Công thức I, II, III,
… được áp dụng cho từng loài cây trồng, biện pháp kỹ thuật chăm sóc khác nhau,
quy định chung trong toàn tỉnh.
- Biểu 4a: Chi phí
cho khâu trồng rừng bằng vốn ngân sách, vốn tài trợ
- Biểu 4b: Chi phí
chăm sóc, bảo vệ rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn tài trợ
- Biểu 5a: Chi phí
trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng bằng vốn vay, vốn tự có.
- Biểu 5b: Chi phí
vật liệu trồng rừng vốn vay, vốn tự có
- Biểu 6a, 6b: Tổng
hợp diện tích trồng rừng theo địa danh và theo công thức (Thống kê theo đơn vị
hành chính và theo đơn vị phân chia)
- Biểu 7a, 7b: Tổng
hợp diện tích chăm sóc rừng trồng theo địa danh và công thức (Thống kê theo đơn
vị hành chính và theo đơn vị phân chia)
- Biểu 8a: Tổng hợp
dự toán trồng rừng và chăm sóc bằng vốn ngân sách, vốn tài trợ
- Biểu 8b: Tổng hợp
dự toán trồng rừng và chăm sóc bằng vốn vay.
Điều 13. Lập dự toán,
viết thuyết minh
1. Lập dự toán
- Dự toán chi phí cho
1ha trồng rừng theo từng công thức trồng rừng, chi phí trồng rừng, chăm sóc,
bảo vệ theo biểu 4a, 4b, 5a, 5b, 5c. Việc lập dự toán căn cứ theo các văn bản
quy định hiện hành của Nhà nước, ghi rõ nguồn vốn theo từng chương trình hay dự
án.
- Tổng hợp dự toán
trồng rừng, chăm sóc rừng trồng theo biểu 8a, 8b
2. Nội dung thuyết
minh:
a. Điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội nơi thiết kế:
- Địa điểm thiết kế
- Tổng diện tích
thiết kế (thống kê theo đơn vị phân chia, đơn vị hành chính)
- Điều kiện đất đai,
thực bì, khí hậu khu vực thiết kế
b. Thiết kế kỹ thuật:
- Phương thức trồng –
Loại cây trồng
- Phương pháp trồng
- Thời vụ trồng
- Chăm sóc, bảo vệ
rừng trồng
c. Diện tích thiết kế
theo từng công thức quy định
d. Lập dự toán
e. Kết luận, kiến
nghị
Chương
3.
KIỂM
TRA, THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT
Điều 14. Kiểm tra,
thẩm định
1. Kiểm tra:
Công tác kiểm tra
giám sát là công việc thường xuyên của Chủ dự án – chủ rừng (Bên A)
Sau khi Đơn vị thiết
kế (Bên B) ngoại nghiệp xong, Chủ dự án – chủ rừng (Bên A) tiến hành nghiệm thu
và nhận bàn giao ngoại nghiệp. Việc nghiệm thu ngoại nghiệp được thực hiện như
sau:
+ Kiểm tra việc định
vị lô thiết kế trong bản đồ so với thực địa, sai số định vị tâm lô không quá
10m.
+ Kiểm tra việc điều
tra mô tả các yếu tố tự nhiên.
+ Kiểm tra việc xác
định diện tích, sai số xác định diện tích không quá 5%.
+ Kiểm tra việc xác
định lựa chọn cây trồng.
+ Kiểm tra việc lập
dự toán.
Tỷ lệ kiểm tra giữa A
và B phải đạt 50% số xã, 30% số khoảnh, 15% tổng diện tích thiết kế.
Kiểm tra ngoại nghiệp
nếu đạt yêu cầu thì Đơn vị thiết kế (Bên B) bàn giao cho Chủ dự án – chủ rừng
(Bên A) để trình thẩm định và chỉ đạo thi công.
2. Thẩm định thiết kế
và dự toán:
Các đơn vị sản xuất
thuộc tỉnh do Sở Nông nghiệp - PTNT thẩm định, còn đơn vị sản xuất thuộc Tổng
công ty hoặc Công ty trực thuộc Trung ương do Tổng công ty hoặc Công ty trực
thuộc Trung ương thẩm định.
- Thẩm định thiết kế:
Sau khi nghiệm thu
ngoại nghiệp xong đơn vị thi công trình cấp có thẩm quyền thẩm định ngoại
nghiệp. Dùng phương pháp chọn ngẫu nhiên 5% số lô hoặc 10% diện tích, tỷ lệ
thẩm định nếu đạt yêu cầu cho xây dựng thành quả chính thức.
- Thẩm định dự toán:
Căn cứ vào các văn
bản hiện hành của Nhà nước quy định. Nội dung thẩm định gồm:
+ Dự toán cho khâu
trồng rừng
+ Dự toán chăm sóc,
bảo vệ rừng
Điều 15. Tờ trình xin
phê duyệt thiết kế và dự toán
Sau khi Đơn vị thiết
kế (Bên B) hoàn chỉnh hồ sơ nội nghiệp, thì Chủ dự án – chủ rừng (Bên A) kiểm
tra, nghiệm thu hồ sơ và lập tờ trình trình Sở Nông nghiệp - PTNT nếu các đơn
vị sản thuộc tỉnh, và trình Tổng công ty hoặc Công ty trực thuộc Trung ương đối
với các đơn vị sản xuất thuộc Tổng công ty hoặc Công ty trực thuộc Trung ương.
(Có mẫu gửi kèm quy
trình)
Điều 16. Cấp xét
duyệt thiết kế và dự toán
- Cấp Sở:
UBND tỉnh giao cho Sở
Nông nghiệp & PTNT xét duyệt thiết kế và dự toán các đơn vị, chủ rừng sản
xuất trên địa bàn tỉnh.
- Cấp Bộ:
Xét duyệt thiết kế
các đơn vị sản xuất thuộc Bộ. Bộ giao cho Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam xét
duyệt thiết kế cho các đơn vị sản xuất thuộc Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam;
giao cho Cục phát triển Lâm nghiệp xét duyệt thiết kế cho các đơn vị trực thuộc
Bộ.
- Thành quả thiết kế
phải được xem và phê duyệt xong trước khi thực hiện trồng rừng là 01 tháng.
Điều 17. Thành quả bàn
giao nội nghiệp
Sau khi hồ sơ thiết
kế nội nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt Đơn vị thiết kế (Bên B) bàn giao
ngay cho Chủ dự án – chủ rừng (Bên A) để chỉ đạo thi công.
Thành quả thiết kế
bàn giao cho các đơn vị như sau:
- Đối với trồng rừng Nguyên
liệu giấy:
+ Sở NN & PTNT 01
bộ, gồm: Thuyết minh + bảng biểu, bản đồ các xã tỷ lệ (1/10.000; 1/5.000)
+ Công ty NLG sông
cầu 01 bộ, gồm: Thuyết minh, bảng biểu, bản đồ các xã tỷ lệ (1/10.000; 1/5.000)
+ Chủ dự án – chủ
rừng (Bên A) 02 bộ, gồm: Thuyết minh, bảng biểu, bản đồ các xã tỉ lệ (1/10.000;
1/5.000)
+ Nơi cấp phát vốn 01
bộ, gồm: Thuyết minh, bảng biểu, bản đồ các xã tỷ lệ 1/5.000
+ Đơn vị thiết kế
(Bên B) 01 bộ, gồm: Thuyết minh, bảng biểu, bản đồ các xã tỷ lệ (1/10.000;
1/5.000)
- Đối với trồng rừng
bằng vốn ngân sách, vốn tài trợ:
+ Sở NN & PTNT 01
bộ, gồm: Thuyết minh, bảng biểu, bộ bản đồ các xã tỷ lệ (1/10.000; 1/5.000)
+ Chủ dự án – chủ
rừng (Bên A) 02 bộ, gồm: Thuyết minh, bảng biểu, bộ bản đồ các xã tỷ lệ
(1/10.000; 1/5.000)
+ Kho bạc Nhà nước 01
bộ, gồm: Thuyết minh, bảng biểu, bản đồ các xã tỷ lệ 1/5.000
+ Đơn vị thiết kế
(Bên B) 01 bộ, gồm: Thuyết minh, bảng biểu, bản đồ các xã tỷ lệ (1/10.000;
1/5.000)
Chương
4.
ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
Điều 18.
Quy
trình này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Mọi quy định, quy
trình thiết kế trước đây trái với quy trình này đều bãi bỏ./.
CƠ QUAN CHỦ QUẢN
BAN QLDA: ………..
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: …../TT-
|
Bắc Kạn, ngày tháng
03 năm 2003
|
TỜ
TRÌNH
XIN
PHÊ DUYỆT HỒ SƠ THIẾT KẾ TRỒNG RỪNG
Dự án:
………………………………………. Năm ……
Kính gửi:
…………………………………………..
Thực hiện quyết định
số: ……./QĐ-UB, ngày … tháng … năm 2003 của UBND tỉnh Bắc Kạn. V/v:
……………………………………………………………………........................................................
Căn cứ hồ sơ thiết kế
trồng rừng đã hoàn thành của Công ty ……...…………………............... (Bên B) bàn
giao cho Ban QLDA (Bên A) ……..........................................…………………………
Nay Ban QLDA
………………….. lập tờ trình, trình Sở Nông nghiệp & PTNT Bắc Kạn phê duyệt hồ sơ
thiết kế trồng rừng năm … theo dự án ………………, với nội dung như sau:
1. Diện tích:
- Kế hoạch:
- Diện tích thiết kế:
- Địa điểm thiết kế:
2. Thiết kế kỹ thuật:
- Xử lý thực bì:
- Xử lý đất:
- Loại cây trồng:
- Mật độ trồng:
- Cự ly trồng:
3. Vốn đầu tư:
Tổng vốn đầu tư:
Trong đó:
- Thiết kế phí:
- Chi phí trồng rừng:
Vậy kính trình Sở
Nông nghiệp & PTNT Bắc Kạn phê duyệt hồ sơ để Ban QLDA tổ chức thi công
được thuận lợi.
Nơi nhận:
-
Như kính gửi (phê duyệt).
- Lưu DA.
|
BAN QLDA …………….
|
BIỂU
01: KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN
Đơn vị sản xuất:
…………………………
Dự án: ……………………………..
Tiểu
khu:…………………………………….
Khoảnh: ……………………………….
Hạng Mục
|
Khảo sát
|
Lô …
|
Lô …
|
Lô …
|
Lô …
|
1. Địa hình
|
|
|
|
|
Độ cao (Tuyệt đối,
tương đối)
|
|
|
|
|
Hướng dốc
|
|
|
|
|
Độ dốc
|
|
|
|
|
2. Đất
|
|
|
|
|
Đá mẹ
|
|
|
|
|
Loại đất, đặc điểm
của đất
|
|
|
|
|
Độ dày tầng đất
mặt: M
|
|
|
|
|
Thành phần cơ giới:
nhẹ, trung bình, nặng
|
|
|
|
|
Tỷ lệ đá lẫn: %
|
|
|
|
|
Độ nén chặt: Tơi
xốp, chặt, cứng rắn
|
|
|
|
|
Đá nổi: %
|
|
|
|
|
Tình hình xói mòn
mặt: Yếu, trung bình, mạnh
|
|
|
|
|
Xếp loại định mức
theo số 426/KLND ngày 16/11/1991
|
|
|
|
|
3. Thực bì
|
|
|
|
|
Loại thực bì
|
|
|
|
|
Loài cây ưu thế
|
|
|
|
|
Chiều cao trung
bình (m)
|
|
|
|
|
Tình hình sinh
trưởng (Tốt, trung bình, xấu)
|
|
|
|
|
Độ che phủ
|
|
|
|
|
Xếp loại định mức
theo số 426/KLND ngày 16/11/1991
|
|
|
|
|
4. Cự ly vận chuyển
cây con
|
|
|
|
|
5. Cự ly đi làm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Các lô có điều kiện
giống nhau ghi vào một cột
BIỂU
2: CÔNG THỨC KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG
Huyện:…………………………………………Dự
án: ……………………………………….
Xã:
Xóm:
STT
|
Hạng mục
|
Công thức kỹ thuật
|
A
|
B
|
C
|
D
|
I
|
Xử lý thực bì
|
|
|
|
|
1
|
Phương thức
|
|
|
|
|
2
|
Phương pháp
|
|
|
|
|
3
|
Thời gian xử lý
|
|
|
|
|
II
|
Làm đất
|
|
|
|
|
1
|
Phương thức
|
|
|
|
|
2
|
Phương pháp (Cuốc
đất theo hố, kích thước hố, lấp hố …)
|
|
|
|
|
3
|
Thời gian làm đất
|
|
|
|
|
III
|
Trồng rừng
|
|
|
|
|
1
|
Loài cây trồng
|
|
|
|
|
2
|
Phương thức trồng
|
|
|
|
|
3
|
Phương pháp trồng
|
|
|
|
|
4
|
Công thức trồng
|
|
|
|
|
5
|
Thời vụ trồng
|
|
|
|
|
6
|
Mật độ trồng
|
|
|
|
|
6.1
|
Cự ly hàng cách
hàng (m)
|
|
|
|
|
6.2
|
Cự ly cây cách cây
(m)
|
|
|
|
|
7
|
Tiêu chuẩn cây con
(Chiều cao, đường kính cổ rễ, tuổi)
|
|
|
|
|
8
|
Số lượng cây con,
hạt giống (Kể cả trồng dặm)
|
|
|
|
|
BIỂU 3: THIẾT KẾ KỸ
THUẬT CHĂM SÓC, BẢO VỆ RỪNG TRỒNG NĂM THỨ I (NĂM 200...)
STT
|
Hạng mục
|
Công thức kỹ thuật
|
I
|
II
|
III
|
IV
|
I
|
Chăm sóc rừng trồng
|
|
|
|
|
1
|
Lần thứ nhất (Tháng
... đến tháng …)
|
|
|
|
|
1.1
|
Trồng dặm
|
|
|
|
|
1.2
|
Phát dọn thực bì
(Toàn diện, theo băng, theo hố hoặc không cần phát)
|
|
|
|
|
1.3
|
Làm cỏ, xới đất,
vun gốc, cày bừa đất …
|
|
|
|
|
1.4
|
Bón phân (Loại phân
bón, liều lượng, kỹ thuật bón ...)
|
|
|
|
|
2
|
Lần thứ hai, thứ ba
… Nội dung chăm sóc tương tự như lần thứ nhất hoặc tùy điều kiện chỉ vận dụng
một số nội dung thích hợp
|
|
|
|
|
II
|
Bảo vệ rừng trồng
|
|
|
|
|
1
|
Phòng chống lửa:
Làm đường băng cản lửa
|
|
|
|
|
2
|
Chống người, gia
súc
|
|
|
|
|
2.1
|
Công bảo vệ
|
|
|
|
|
2.2
|
Cọc mốc, biển báo,
bảng quy ước …
|
|
|
|
|
Đơn vị xây dựng
|
Ngày … tháng … năm
2003
Cán bộ thiết kế
|
BẢNG
4A: CHI PHÍ CHO KHÂU TRỒNG RỪNG BẰNG VỐN NGÂN SÁCH
Huyện: Dự
án:……………………..
Xã:
Thôn
Công thức: (A, B, C,
D)
Đơn vị tính: Đồng/ha.
STT
|
Hạng mục
|
Đơn vị tính
|
Khối lượng (ha)
|
Định mức
|
Công
|
Đơn giá
|
Thành tiền
|
|
TỔNG DỰ TOÁN (A+B)
|
|
|
|
|
|
|
A
|
Chi phí trực tiếp
|
|
|
|
|
|
|
I
|
Tiền nhân công thực
hiện kỹ thuật lâm sinh
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Công xử lý thực bì
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Công làm đất
|
|
|
|
|
|
|
3
|
V/c phân, bón lót
lấp hố
|
|
|
|
|
|
|
4
|
Vận chuyển cây,
trồng
|
|
|
|
|
|
|
5
|
Chi phí máy thi
công
|
|
|
|
|
|
|
II
|
Tiền chi phí vật
liệu
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Cây giống (Cả trồng
dặm)
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Phân bón (Bón lót +
thúc)
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Thuốc phòng trừ sâu
bệnh
|
|
|
|
|
|
|
B
|
Chi phí gián tiếp
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Thiết kế phí
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Thẩm định phê duyệt
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Chi phí quản lý và
nghiệm thu
|
|
|
|
|
|
|
Đơn vị xây dựng
|
Ngày … tháng … năm
2003
Cán bộ thiết kế
|
BIỂU
4B: CHI PHÍ CHO CHĂM SÓC, BẢO VỆ RỪNG TRỒNG BẰNG VỐN CÁC DỰ ÁN TRỒNG RỪNG PHÒNG
HỘ, ĐẶC DỤNG
Huyện:
Xã:
Thôn:
Công thức: (I, II,
III, IV)
STT
|
Hạng mục
|
Đơn vị tính
|
Khối lượng
|
Định mức
|
Đơn giá
|
Thành tiền
|
|
Tổng dự toán (A+B)
|
|
|
|
|
|
A
|
Chi phí trực tiếp
|
|
|
|
|
|
1
|
Công chăm sóc
|
|
|
|
|
|
2
|
Công bảo vệ
|
|
|
|
|
|
3
|
Làm đường gianh cản
lửa
|
|
|
|
|
|
4
|
Tiền cọc mốc, biển
báo...
|
|
|
|
|
|
B
|
Chi phí gián tiếp
|
|
|
|
|
|
1
|
Quản lý công trình
|
|
|
|
|
|
2
|
Nghiệm thu
|
|
|
|
|
|
Đơn vị xây dựng
|
Ngày … tháng … năm
2003
Người lập biểu
|