Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 26/2016/QĐ-UBND Quy định về quản lý hoạt động thoát nước tỉnh Lâm Đồng 2016

Số hiệu: 26/2016/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng Người ký: Đoàn Văn Việt
Ngày ban hành: 06/04/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 26/2016/QĐ-UBND

Đà Lạt, ngày 06 tháng 4 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THOÁT NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;

Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;

Căn cứ Thông tư số 02/2015/TT-BXD ngày 02/4/2015 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn phương pháp định giá dịch vụ thoát nước;

Căn cứ Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03 tháng 4 năm 2015 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn một số điều của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý hoạt động thoát nước trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, ngành: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Công an tỉnh; Trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; Thủ trưởng các đơn vị vận hành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải; Thủ trưởng các quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra văn bản);
- Bộ Xây dựng;
- TTTU, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Lâm Đồng;
- Website Chính phủ;
- Như Điều 3;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Đài PTTH, Báo Lâm Đồng;
- Lãnh đạo VP UBND tnh; các CV;
- Website Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT, XD2.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Đoàn Văn Việt

 

QUY ĐỊNH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THOÁT NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2016/QĐ-UBND ngày 06/4/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh:

a) Quy định này quy định về quản lý hoạt động thoát nước và xử lý nước thải tại các đô thị, các khu công nghiệp và khu dân cư nông thôn tập trung (sau đây gọi chung là các đô thị); quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân và hộ gia đình có hoạt động liên quan đến thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

b) Các nội dung khác liên quan đến hoạt động thoát nước và xử lý nước thải không nêu tại Quy định này thì thực hiện theo Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải (sau đây viết tắt là Nghị định số 80/2014/NĐ-CP) và các quy định khác của pháp luật hiện hành có liên quan.

2. Đối tượng áp dụng: Quy định này được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình có liên quan đến hoạt động thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Điều 2. Giải thích từ ngữ.

Ngoài các từ ngữ đã được giải thích tại Điều 2, Nghị định 80/2014/NĐ-CP, một số từ ngữ nêu trong quy định này được hiu như sau:

1. Hố kiểm tra là một thành phần của hệ thống thoát nước công cộng, dùng để kiểm tra và làm sạch phần đấu nối của hộ thoát nước với hệ thống cống chung.

2. Ống đấu ni là đường ống nối từ hố kiểm tra vào hệ thống cống cấp 3, cấp 2 hoặc cấp 1.

3. Văn bản thỏa thuận đấu nối là văn bản thỏa thuận giữa đơn vị vận hành hệ thống thoát nước và hộ thoát nước về việc đấu nối thoát nước của hộ vào hệ thống thoát nước.

4. Vận hành và bảo dưỡng là toàn bộ các hoạt động thường nhật hoặc định kỳ của đơn vị thoát nước để đảm bảo hệ thống thoát nước hoạt động một cách n định, hiệu quả và lâu dài.

5. Tiêu chuẩn dịch vụ là mức đ chất lượng dịch vụ phù hp với các quy định pháp lý hiện hành liên quan, do đơn vị thoát nước đề ra và thực hiện.

6. Hợp đồng quản lý vận hành là văn bản pháp lý được ký kết giữa chủ sở hữu hệ thống thoát nước với đơn vị thoát nước được chủ sở hữu lựa chọn đquản lý vận hành một phần hoặc toàn bộ hệ thng thoát nước đó.

7. Xử lý nước thải phi tập trung là một trong các giải pháp xử lý nước thải cho các khu vực chưa được kết nối hoặc điều kiện thực tế không cho phép kết nối với hệ thống xlý nước thải tập trung hoặc khi có yêu cầu xử lý sơ bộ nước thải trước khi xả vào hệ thống thoát nước. Nước thải sau khi xử lý phải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quy định trước khi xả ra hthống tiếp nhận.

Điều 3. Các thành phần của hệ thống thoát nước

Hệ thống thoát nước của tỉnh Lâm Đồng bao gồm:

1. Mạng lưới thoát nước cấp 1 gồm: Hệ thống cống bao, kênh, mương dẫn nước thải, nước mưa xả vào các kênh mương, sông, ngòi chính có dòng chảy tiêu thoát nước cho khu vực, vùng hoặc vùng.

2. Mạng lưới thoát nước cấp 2 gồm: Hệ thống cống dọc các đường phố chính có chức năng vận chuyển nước thải và nước mưa, có thể thông qua hoặc không thông qua các trạm bơm, các trạm xử lý, hồ điều hòa đến hệ thống thoát nước cấp 1.

3. Mạng lưới thoát nước cấp 3 gồm: Các cống dọc đường phố tại các tiểu khu, cống dẫn nước mưa, nước từ các hố ga mặt đường, dùng để thu gom, truyền tải nước thải, nước mưa của các hộ hoặc nước bề mặt tới mạng lưới thoát nước cấp 1 và cấp 2.

4. Công trình thuộc hệ thống thoát nước gồm:

a) Hố kiểm tra, ga thăm, cửa thu nước mưa lề đường, cửa tràn tách nước,...;

b) Trạm bơm nước thải, nước mưa, cng liên quan tới trạm bơm;

c) Hồ điều hòa và kênh mương;

d) Cửa xả nước mưa hoặc nước thải đã xử lý vào môi trường tiếp nhận;

đ) Nhà máy xử lý nước thải, phòng thí nghiệm;

e) Công trình xử lý bùn cặn.

Điều 4. Chủ sở hữu công trình thoát nước

1. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện) và Ban Quản lý các Khu công nghiệp là chủ sở hữu đối với hệ thống thoát nước trên địa bàn quản lý, bao gồm:

a) Hệ thống thoát nước được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước một phần từ ngân sách nhà nước; vốn nhà nước ngoài ngân sách;

b) Hệ thống thoát nước nhận bàn giao từ các tổ chức kinh doanh, phát triển khu đô thị, khu dân cư mới trên địa bàn quản lý;

c) Hệ thống thoát nước nhận bàn giao lại từ các tổ chức, cá nhân bvốn đầu tư để kinh doanh công trình thoát nước có thời hạn trên địa bàn quản lý.

2. Các tổ chức kinh doanh, phát triển khu đô thị mới, khu công nghiệp là chủ sở hữu các hệ thống thoát nước thuộc khu đô thị mới, khu công nghiệp do mình quản lý theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 80/2014/NĐ-CP.

3. Các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu công trình thoát nước do mình bỏ vn đầu tư đến khi bàn giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ban Quản lý các Khu công nghiệp theo quy định.

Điều 5. Lựa chọn đơn vị thoát nước

1. Thực hiện theo quy định tại Khoản 1, 3 và 4 Điều 17 Nghị định số 80/2014/NĐ-CP.

2. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh, phát triển khu đô thị mới, khu công nghiệp tổ chức quản lý, vận hành hệ thống thoát nước do mình đầu tư đến khi bàn giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ban Quản lý các khu công nghiệp theo quy định.

Điều 6. Tiêu chuẩn dịch vụ thoát nước

1. Đơn vị thoát nước phải xây dựng Tiêu chuẩn dịch vụ thoát nước, đồng thời công bố với hộ thoát nước làm căn cứ để đánh giá việc thực hiện dịch vụ. Tiêu chuẩn dịch vụ thoát nước là một tài liệu không tách rời của hợp đồng quản lý vận hành, hp đồng dịch vụ thoát nước được quy định tại Điều 18 và Điều 19 Quy định này.

2. Nội dung của Tiêu chuẩn dịch vụ thoát nước phải được Sở Xây dựng thẩm định đạt yêu cầu trước khi đưa vào sử dụng.

Chương II

QUY ĐỊNH ĐẤU NỐI

Điều 7. Quy định về điểm đấu nối

1. Điểm đấu nối là các điểm xả nước của các hộ thoát nước vào hệ thống thoát nước đã được đơn vị thoát nước đầu tư xây dựng.

2. Mỗi hộ thoát nước đều được cung cấp ít nhất một điểm đấu nối chung cho cả nước thải và nước mưa nếu thuộc lưu vực của hệ thống thoát nước chung; ít nhất một điểm đấu nối vào cống thoát nước thải và ít nhất một điểm đấu nối vào cống thoát nước mưa nếu thuộc lưu vực của hệ thống thoát nước riêng.

3. Tất cả các hộ thoát nước nằm trong phạm vi có mạng lưới đường ống, cống thu gom nước mưa, nước thải hoặc tại những khu vực đã được đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống thoát nước là đối tượng bắt buộc phải đấu nối vào hệ thống thoát nước trừ những trường hợp được quy định về miễn trừ đấu nối tại Điều 15 Quy định này.

4. Trường hợp hệ thống thoát nước của khu dân cư nông thôn tập trung, làng nghề, cụm công nghiệp và khu công nghiệp đấu nối vào hệ thống thoát nước đô thị thì được coi như một hộ sử dụng dịch vụ thoát nước đô thị và phải tuân theo các quy định đấu nối tại Chương II Quy định này.

5. Các hộ thoát nước chỉ được phép thực hiện đấu nối vào hệ thống thoát nước công cộng sau khi đã có văn bản tha thuận đấu nối của đơn vị thoát nước.

6. Việc thi công tại điểm đấu nối phải do đơn vị thoát nước thực hiện hoặc do nhà thầu thực hiện dưới sự giám sát của đơn vị thoát nước bảo đảm đúng các quy định theo thiết kế, sau khi đấu nối xong phải có biên bản nghiệm thu thi công đấu nối.

7. Tất cả các hộ thoát nước có trách nhiệm đầu tư đường ống thoát nước và đấu nối theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 31 Nghị định số 80/2014/NĐ-CP.

Điều 8. Các yêu cầu về cao độ của điểm đấu nối

1. Cao độ của điểm đấu nối phải thấp hơn cao độ các công trình của các hộ thoát nưc nhằm đảm bảo nước từ hệ thống thoát nước công cộng không chảy ngược vào.

2. Trường hợp không thbố trí điểm đấu nối có cao độ thấp hơn cao độ các công trình của các hộ thoát nước thì đơn vị thoát nước có trách nhiệm tổ chức khảo sát và nghiên cứu phương án thoát nước phù hợp khác theo quy định (xử lý nước phi tập trung,...).

Điều 9. Quy định về hộp đấu nối

1. Tại vị trí điểm đấu nối phải bố trí hộp đấu nối nhằm đảm bảo ổn định, an toàn cho điểm đấu nối; đồng thời thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát, bảo dưỡng khi cần thiết.

2. Hộp đấu nối được xây dựng trên phần đất công sát ranh giới giữa phn đất công với đất thuộc quyền sử dụng của các hộ thoát nước.

3. Đơn vị thoát nước thực hiện thiết kế xây dựng, sửa chữa hộp đấu nối.

Điều 10. Quy định về hồ sơ đề xuất thỏa thuận đấu nối

1. Văn bản thỏa thuận đấu nối bao gồm các nội dung theo Khoản 1 Điều 35 Nghị định số 80/2014/NĐ-CP và các nội dung cần thiết khác theo quy định. Văn bản thỏa thuận đấu nối là cơ sở để hộ thoát nước thực hiện đấu nối vào hệ thống thoát nước công cộng.

2. Hồ sơ đề xuất thỏa thuận đấu nối gồm: Đơn xin đấu nối; bản vẽ hiện trạng, bản vẽ thiết kế hoặc tài liệu khảo sát thực tế, trong đó xác định rõ: khuôn viên tài sản; vị trí hố ga dự kiến để đấu nối vào hệ thống thoát nước công cộng; vị trí và cao độ của các công trình hiện có, bể tự hoại, hầm rút,...

3. Các hộ kinh doanh ăn uống, các đơn vị có khẩu phần ăn hoạt động trong giờ cao điểm từ 10 người trở lên phải có bể tách dầu mỡ đúng quy cách trước khi đấu nối nước thải vào hệ thống cống chung.

4. Đối với các hộ thoát nước là các cơ sở sản xuất, cơ sở y tế, cơ sở kinh doanh nhà hàng, khách sạn,... ngoài các hồ sơ quy định trên phải kèm theo văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc tài liệu chứng minh hệ thống xử lý nước thải cục bộ đã hoàn thành và chất lượng nước thải sau xử lý cục bộ đạt yêu cầu được phép xả vào hệ thống thoát nước công cộng, phù hợp với chỉ tiêu đầu vào của nhà máy xử lý nước thải.

Điều 11. Thời điểm đấu nối

1. Tại các khu vực có dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải tập trung, bắt buộc các hộ thoát nước nằm trong khu vực có dịch vụ thoát nước phải đề xuất thỏa thuận đấu nối không quá 24 tháng kể từ ngày mạng lưới đưng ống thu gom nước thải đưa vào hoạt động.

2. Đơn vị thoát nước phải thiết lập các điểm đấu nối cho hộ thoát nước vào mạng lưới thu gom nước của hệ thống thoát nước sau khi hoàn tất thủ tục thỏa thuận đấu nối.

3. Khi triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước mới hoặc mở rộng phạm vi bao phủ dịch vụ của hệ thống hiện có:

a) Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ban Quản lý các Khu công nghiệp ban hành quyết định về việc đấu nối các hộ thoát nước vào hệ thống thoát nước tập trung thuộc phạm vi dự án.

b) Nội dung quyết định về đấu nối phải thể hiện rõ nghĩa vụ và quyền của các bên liên quan, xác định cụ thể vùng dịch vụ đấu nối và quy định khoảng thời gian đấu nối.

c) Quyết định về đấu ni phải được thông báo cho cộng đồng dân cư thuộc phạm vi dự án biết.

4. Trưc thời điểm bắt buộc đấu nối nếu hộ thoát nước có nhu cầu đấu nối thì liên hệ với Đơn vị thoát nước để thực hiện đấu nối.

Điều 12. Chất lượng, khối lượng nước thải xả vào điểm đấu nối

1. Chất lượng nước thải xả vào điểm đấu nối:

a) Đối với nước thải sinh hoạt:

- Các đô thị đã có hệ thống thoát nước riêng và có công trình xử lý nước thải tập trung thì nước thải sinh hoạt từ các hộ thoát nước được phép xả trực tiếp hoặc xả sau khi qua xử lý sơ bộ vào điểm đấu nối của hệ thống thu gom nước thải tùy theo điều kiện vận hành cho phép của hệ thống thu gom và xử lý nước thải do cấp có thẩm quyền quyết định khi phê duyệt quy hoạch thoát nước đô thị hoặc dự án đầu tư và được triển khai cụ thể trong thoả thuận đấu nối giữa đơn vị thoát nước và hộ thoát nước.

- Các đô thị đã có hệ thống thoát nước chung hoặc nửa riêng thì nước thải sinh hoạt phải được thu gom và xử lý sơ bộ trước khi xả vào điểm đu nối.

b) Đối với các loại nước thải khác:

- Các hộ thoát nước phải thu gom và có hệ thống xử lý nước thải cục bộ bảo đảm quy chuẩn hiện hành trưc khi xả vào điểm đấu nối.

- Trong trường hợp nước thải có các thành phn nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại cho phép thì phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại theo Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu (Ngưỡng chất thải nguy hại xác định theo Quy chuẩn QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại).

- Các hộ thoát nước có trách nhiệm ký hợp đồng với một phòng thí nghiệm hợp chuẩn tiến hành định kỳ lấy mẫu, phân tích chất lượng nước thải trước khi xả vào điểm đấu nối định kỳ sáu tháng một lần. Kết quả xét nghiệm phải được gửi đến cơ quan quản lý nhà nước về thoát nước trên địa bàn và đơn vị thoát nước.

c) Đơn vị thoát nước có trách nhiệm tổ chức kiểm soát việc xả nước thải của các hộ thoát nước vào hệ thống thoát nước do mình quản lý bảo đảm các quy chuẩn quy định, tự tchức lấy mẫu, xét nghiệm khi thấy cần thiết.

2. Xác định khối lượng nước thải:

a) Trường hợp các hộ thoát nước sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung: Tùy vào loại nước thải để xác định khối lượng nước thải theo quy định tại điểm a, Khoản 1 hoặc điểm a, Khoản 2 Điều 39 Nghị định số 80/2014/NĐ-CP.

b) Trường hợp các hộ thoát nước không sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung:

- Đối với nước thải sinh hoạt: Khối lượng nước thải được xác định căn cứ số nhân khẩu (người) có trong hộ thoát nước với mức bình quân chung là 04 m3/người/tháng hoặc xác định thông qua đồng hồ đo lưu lượng nước thải (hộ thoát nước có trách nhiệm đầu tư lắp đặt đồng hồ và các thiết bị bảo vệ phụ trợ khác).

- Đối với các loại nước thải khác: Khối lượng nước thải được xác định thông qua đồng hồ đo lưu lượng nước thải (hộ thoát nước có trách nhiệm đầu tư lắp đặt đồng hồ và các thiết bị bảo vệ phụ trợ khác).

Điều 13. Chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đấu nối

1. Đối tượng được hỗ trợ: Hộ gia đình có công, gia đình nghèo theo quy định; các hộ gia đình chấp hành và thực hiện đấu nối ngay khi được yêu cầu đấu nối. Việc xác định các hộ gia đình thuộc đối tượng hỗ trợ do chủ sở hữu xem xét, quyết định.

2. Phương thức và mức hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại Khoản 3 và 4 Điều 34 Nghị đnh số 80/2014/NĐ-CP.

Điều 14. Nghĩa vụ tài chính đấu nối của chủ sở hữu hệ thống thoát nước và hộ thoát nước

1. Chủ sở hữu hệ thống thoát nước có trách nhiệm đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước bao gồm mạng lưới thu gom và chuyn tải từ hộp đấu nối đến cống cấp 3, cấp 2 và cấp 1.

2. Đơn vị thoát nước có trách nhiệm xác định vị trí và xây dựng hộp đấu nối, kinh phí do chủ sở hữu chi trả.

3. Hộ thoát nước tự chịu kinh phí đầu tư xây dựng và quản lý công trình thoát nước thải trong phạm vi công trình, nhà ở của mình đến hộp đấu nối (bao gồm đường ống thoát nước, đồng hồ đo lưu lượng nước thải đối với hộ không sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung, các thiết bị bảo vệ), hoàn trả nguyên trạng mặt bằng công cộng đã sử dụng khi thi công.

Điều 15. Các trường hợp được miễn trừ đấu nối vào hệ thống thoát nước

1. Gần nguồn tiếp nhận mà chất lượng nước thải bảo đảm yêu cầu vệ sinh môi trường (có Giấy chứng nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường) và việc đấu nối vào hệ thống thoát nước chung có thể gây những gánh nặng bất hợp lý về kinh tế cho hộ thoát nước. Việc miễn trừ đấu nối trong trường hợp này phải được Sở Xây dựng chấp thuận.

2. Tại địa bàn chưa có mạng lưới thu gom của hệ thống thoát nước tập trung.

Chương III

QUẢN LÝ, VẬN HÀNH HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC

Điều 16. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị thoát nước

1. Đơn vị thoát nước có các quyền sau:

a) Tiến hành ký hợp đồng dịch vụ với khách hàng và thực hiện mọi hoạt động theo hợp đồng dịch vụ đã ký;

b) Thu tiền dịch vụ thoát nước và xử lý nưc thải với các hộ thoát nước đã ký hợp đồng dịch vụ thoát nước; thực hiện quản lý, thu nộp ngân sách nhà nước theo quy định.

c) Đề xuất các kế hoạch, quy hoạch, cải tạo, mở rộng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải;

d) Được quyền từ chối nhận bàn giao công trình thoát nước và xử lý nước thải nếu chất lượng công trình không đảm bảo theo quy định hoặc xây dựng không đúng theo quy hoạch chung về thoát nước;

đ) Báo cáo với chủ shữu, các cơ quan hữu quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm của tổ chức, cá nhân gây ảnh hưởng thiệt hại tới hoạt động thoát nước và xử lý nước thải;

e) Giải quyết đấu nối, cho phép hai hộ thoát nước hoặc nhiều hơn được đấu nối vào cùng một vị trí đấu nối và một hố kiểm tra;

g) Các quyền khác theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 80/2014/NĐ-CP.

2. Đơn vị thoát nước có các nghĩa vụ sau:

a) Thiết lập quy trình quản lý, vận hành hệ thống thoát nước bảo đảm yêu cầu về kỹ thuật quản lý, vận hành theo quy định.

b) Vận hành và bảo dưng hệ thống, đảm bảo việc cung cấp, duy trì ổn định dịch vụ thoát nước, xử lý nước thải cho các hộ thoát nước cả về chất lượng và số lượng theo đúng hợp đồng dịch vụ đã ký;

c) Quản lý hệ thống thoát nước bao gồm quản lý các công trình từ cửa thu nước mưa, các tuyến cống dẫn nước mưa, các kênh mương thoát nước chính, các trạm bơm chống úng ngập, cửa điều tiết đến các điểm xả ra môi trường; quản lý nhà máy xử lý nước thải, trạm bơm, tuyến cống áp lực, công trình đầu mối, điểm đấu nối, tuyến cống thu gom, chuyển tải đến nhà máy xử lý nước thải.

d) Các tuyến cống, mương, hố ga hàng tháng phải được nạo vét, duy tu, bảo trì định kỳ, bảo đảm dòng chảy theo thiết kế. Định kỳ hàng tháng kiểm tra, bảo trì nắp hố ga, cửa thu, cửa xả nước mưa. Định kỳ hàng tháng kiểm tra, đánh giá chất lượng các tuyến cống, các công trình thuộc mạng lưới để đề xuất phương án thay thế, sửa chữa.

e) Kiểm tra, đánh giá tình trạng hoạt động của hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, đảm bảo việc thu gom, xử lý và xả nước vào môi trường theo thỏa thuận;

đ) Tiếp nhận và giải quyết các kiến nghị, phản ánh có liên quan đến dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải. Giải quyết các khiếu nại về dịch vụ thoát nước, bảo đảm sự hài lòng cao nhất của hộ thoát nước;

g) Kiểm soát việc xây dựng đúng quy cách đường ống nối từ hộ thoát nước ra tới hộp đấu nối, kể cả chất lượng vật liệu và kỹ thuật thi công công trình;

h) Đề xuất phương án, kế hoạch đầu tư phát triển phương án phát triển mạng lưới thoát nước theo lưu vực.

i) Các nghĩa vụ khác theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 80/2014/NĐ-CP.

Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của các hộ thoát nước.

1. Hộ thoát nước có các quyền sau:

a) Được cung cấp dịch vụ thoát nước theo Quy định này;

b) Các quyền khác theo quy định tại Khoản 1 Điều 29 Nghị định s 80/2014/NĐ-CP.

2. Hộ thoát nước có các nghĩa vụ sau:

a) Các hộ thoát nước xả nước thải khác phải xử lý nước thải của mình đúng quy định trước khi xả vào hệ thống thu gom xử lý nước thải tập trung nếu chất lượng của nước thải phát sinh vượt quá các trị số xả thải nêu tại Phụ lục II kèm theo Quy định này;

b) Mỗi năm một ln, các hộ thoát nước xả nước thải khác phải đo lường lại khối lượng và trị số COD bằng kinh phí của mình và chuyển cho đơn vị thoát nước. Công việc này phải do một bên thứ ba độc lập (Sở Tài nguyên và Môi trường, một phòng thí nghiệm hp pháp,...) thực hiện;

c) Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có nhà và công trình tại các khu vực chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung hoặc phi tập trung, hoạt động thoát nước và xử lý nước thải phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường khu dân cư tập trung và các quy định quản lý hệ thống thoát nước địa phương. Nước thải sinh hoạt phải được xử lý tại công trình, không xả thải trực tiếp nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý vào hệ thống thoát nước mưa hoặc vào môi trường.

d) Các nghĩa vụ khác theo quy định tại Khoản 1 Điều 29 Nghị định số 80/2014/NĐ-CP.

Điều 18. Hợp đồng quản lý vận hành.

Nội dung hợp đồng quản lý vận hành theo hướng dẫn tại Phụ lục 1 (hướng dẫn nội dung hợp đồng quản lý vận hành) ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03 tháng 4 năm 2015 của Bộ Xây dựng.

Điều 19. Hợp đồng dịch vụ thoát nước.

1. Nội dung hợp đồng theo hướng dẫn tại Phụ lục 2 (hướng dẫn nội dung hợp đng dịch vụ thoát nước) ban hành kèm theo Thông tư s04/2015/TT-BXD ngày 03 tháng 4 năm 2015 của Bộ Xây dựng.

2. Hợp đồng dịch vụ thoát nước phải được ký kết trong vòng 15 ngày sau khi hoàn tất việc đấu nối vào hệ thống.

Điều 20. Giá dịch vụ thoát nước.

1. Nguyên tắc, phương pháp xác định giá dịch vụ thoát nước.

a) Nguyên tắc xác định giá dịch vụ thoát nước: Thực hiện theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 38 Nghị định số 80/2014/NĐ-CP.

b) Phương pháp xác định giá dịch vụ thoát nước: Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng tại Thông tư số 02/2015/TT-BXD ngày 02 tháng 4 năm 2015.

2. Trách nhiệm lập, thẩm quyền thẩm định và phê duyệt giá dịch vụ thoát nước.

a) Đối với các khu vực không thuộc khu công nghiệp: Thực hiện theo quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều 41 Nghị định số 80/2014/NĐ-CP.

b) Đối với khu công nghiệp: Giá dịch vụ thoát nước do chủ đầu tư kinh doanh, phát triển hạ tng khu công nghiệp thỏa thuận với các chđầu tư trong khu công nghiệp và quyết định về mức giá. Trước khi quyết định phải có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của Sở Xây dựng và Sở Tài chính.

3. Phương thức thu, thanh toán tiền dịch vụ thoát nước.

a) Tất cả các hộ thoát nước xả nước thải vào hệ thống thoát nước có nghĩa vụ thanh toán tiền dịch vụ thoát nước theo quy định;

b) Các đơn vị thực hiện dịch vụ cấp nước có trách nhiệm tổ chức thu tiền dịch vụ thoát nước thông qua hóa đơn tiền nước đối với các hộ thoát nước sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung và được hưởng chi phí dịch vụ đi thu;

c) Đơn vị thoát nước trực tiếp thu tiền dịch vụ thoát nước đối với các hộ thoát nước không sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung;

d) Các hộ thoát nước không xả nước thải vào hệ thống thoát nước tập trung của đô thị và khu công nghiệp mà được phép xả trực tiếp ra môi trường thì áp dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ;

đ) Các hộ thoát nước đã thanh toán tiền dịch vụ thoát nước thì không phải chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ.

Điều 21. Quản lý bùn thải của hệ thống thoát nước

1. Thu gom, vận chuyển và xử lý bùn thải hệ thống thoát nước:

a) Bùn thải được thu gom, lưu giữ và vận chuyển đến các địa điểm xử lý theo quy hoạch hoặc các địa điểm đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép để xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định; không được phép xả thải bùn thải chưa qua xử lý ra môi trường.

Trong trường hợp bùn thải có các thành phần nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại cho phép thì phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại tại Chương II, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 ca Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.

Trong trường hợp bùn thải không có các thành phần nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại cho phép thì phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Chương III, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.

Ngưỡng chất thải nguy hại đối với bùn thải xác định theo Quy chuẩn QCVN 50:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước.

b) Việc xử lý và tái sử dụng bùn thải phải tuân thủ các quy định tại Điều 2 (Quản lý bùn thải từ hệ thống thoát nước), Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03 tháng 4 năm 2015 của Bộ Xây dựng;

c) Khi đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải phải đầu tư xây dựng công trình xử lý bùn thải; bùn thải khi xử lý phải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định.

2. Thông hút, vận chuyển và xử lý bùn thải bể tự hoại:

a) Bùn thải từ các hộ gia đình, các cơ quan hành chính, các cơ sở sản xut, kinh doanh, dịch vụ phải được thông hút định kỳ;

b) Việc thông hút, vận chuyển và xử lý bùn thải bể tự hoại tuân thủ các quy định tại Điều 3 (Quản lý bùn thải bể tự hoại), Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03 tháng 4 năm 2015 của Bộ Xây dựng. Nghiêm cấm xả thẳng bùn thải bể tự hoại vào hệ thống thoát nước cũng như môi trường xung quanh;

c) Chi phí thông hút, vận chuyển và xử lý bùn thải bể tự hoại do các chủ hộ gia đình, cơ quan hành chính, và cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ chi trả theo hp đồng với đơn vị cung cấp dịch vụ.

Điều 22. Quy định về xử lý nước thải phi tập trung

1. Thực hiện theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 23 Nghị định số 80/2014/NĐ-CP.

2. Việc quản lý xử lý nước thải phi tập trung thực hiện theo Điều 1, Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03 tháng 4 năm 2015 của Bộ Xây dựng.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Điều 23. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành cấp tỉnh

1. Sở Xây dựng.

a) Tham mưu, giúp y ban nhân dân tỉnh chỉ đạo về công tác lập quy hoạch, đầu tư phát triển, quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải; hướng dẫn, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo tình hình quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng, khai thác, sử dụng, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, quản lý vận hành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh;  

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan lập Kế hoạch đầu tư phát triển thoát nước trên địa bàn toàn tỉnh, trình Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt;

c) Chủ trì thẩm định nhiệm vụ, đồ án quy hoạch thoát nước và xử lý nước thải vùng, quy hoạch thoát nước và xử lý nước thải đô thị trên địa bàn tỉnh trình y ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt;

d) Cung cấp thông tin về cao độ nền đô thị cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu để đảm bảo thoát nước;

đ) Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở ngành có liên quan tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành cơ chế ưu đãi, khuyến khích đầu tư xây dựng công trình thoát nước và xử lý nước thải đô thị, khu công nghiệp, làng nghề theo các hình thức đầu tư khác ngoài ngân sách nhà nước;

e) Chủ trì, phối hợp vi các cơ quan liên quan xây dựng phương án giá dịch vụ thoát nước đối với hệ thống thoát nước được đầu tư từ ngân sách nhà nước, gửi Sở Tài chính thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định;

g) Phối hợp với Sở Tài chính thẩm định phương án giá dịch vụ thoát nước được đầu tư từ nguồn vốn khác và có ý kiến thỏa thuận về giá dịch vụ thoát nước do chủ đầu tư kinh doanh, phát triển hạ tầng khu công nghiệp, đô thị.

h) Thực hiện chức năng, kiểm tra, thanh tra chuyên ngành thoát nước và xử lý nước thải đô thị, khu công nghiệp, làng nghề theo quy định;

i) Hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về hoạt động xả nước thải từ các hộ thoát nước, khu công nghiệp xả vào hệ thống thoát nước đô thị;

k) Chịu trách nhiệm lập, quản lý, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu của hệ thống thoát nước trên địa bàn tỉnh;

l) Định kỳ hàng năm kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý thoát nước đô thị và tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Xây dựng.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường.

a) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác bảo vệ môi trường theo phân cấp, phân quyền đối với các công trình thoát nước và xử lý nước thải;

b) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định về hoạt động xả nước thải vào ngun tiếp nhận;

c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan giám sát chất lượng nước thải của hệ thống thoát nước và các hộ thoát nước trên địa bàn tỉnh xả thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận; tổ chức quản lý các điểm xả, chất lượng nước thải xả vào nguồn tiếp nhận theo lưu vực theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước, bảo vệ môi trường và các văn bản pháp luật khác có liên quan;

d) Thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư xây dựng công trình thoát nước và xử lý nước thải, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định.

3. Sở Tài chính

a) Chủ trì thẩm định phương án giá dịch vthoát nước và xử lý nước thải nêu tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 41 Nghị định số 80/2014/NĐ-CP, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định;

b) Có ý kiến thỏa thuận về giá dịch vụ thoát nước tại các khu công nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 41 Nghị định số 80/2014/NĐ-CP;

c) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan có liên quan thẩm định chi phí hoặc tiền thuê quản lý, vận hành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị, khu công nghiệp, làng nghề được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước;

d) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thu, quản lý và sử dụng giá dịch vụ thoát nước được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước;

đ) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc bảo đảm cân đối vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách nhằm khuyến khích, huy động các nguồn vn cho công tác quy hoạch, đầu tư phát triển thoát nước và xử lý nước thải;

e) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý tài chính đối với nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho đầu tư phát triển thoát nước và xử lý nước thải.

g) Hàng năm tổng hợp, cân đối nhu cầu vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch bố trí vốn cho công tác quy hoạch, xây dựng các dự án công trình thoát nước và xử lý nước thải từ nguồn vốn ngân sách nhà nước;

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư.

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính thẩm định Kế hoạch đầu tư phát trin thoát nước trên địa bàn tỉnh, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

b) Là đầu mối đăng ký với các bộ, ngành Trung ương kêu gọi nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đầu tư phát triển thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh;

c) Tổng hp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt danh mục các dự án đầu tư xây dựng công trình thoát nước và xử lý nước thải đô thị, khu công nghiệp, làng nghề để kêu gọi đầu tư theo hình thức xã hội hóa.

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

a) Chỉ đạo các đơn vị được giao quản lý hệ thống các công trình thủy lợi liên quan đến thoát nước và xử lý nước thải đô thị, khu công nghiệp, làng nghề phối hợp với đơn vị thoát nước trong việc bảo đảm yêu cầu về cao độ, chất lượng nước thải, vị trí xả thải nhằm thoát nước, chống úng ngập và bảo vệ công trình thủy lợi;

b) Chủ trì, phi hợp với Sở Tài nguyên & Môi trường và các cơ quan liên quan giám sát chất lượng nước thải của các tổ chức, cá nhân xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện giấy phép của tổ chức, cá nhân được cấp phép xả nước vào hệ thống công trình thủy lợi và xử lý vi phạm theo quy định;

c) Hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về hoạt động xả nước thải từ hệ thống thoát nưc đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư tập trung vào hệ thống công trình thủy lợi.

6. Sở Giao thông vận tải chủ trì và phối hợp với các cơ đơn vị liên quan trong việc quản lý nhà nước về hoạt động thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh có liên quan đến kết cấu hạ tầng giao thông thuộc phạm vi quản lý theo quy định hiện hành.

7. Sở Y tế chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc quản lý nhà nước về hoạt động thoát nước và xử lý nước thải của các bệnh viện và cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định hiện hành.

8. Công an tỉnh phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thoát nước thải theo quy định.

9. Ban Quản lý các Khu công nghiệp:

a) Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan lập kế hoạch đầu tư phát triển thoát nước trong các Khu công nghiệp gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;

b) Tổ chức quản lý, vận hành, khai thác hệ thống thoát nước và xử lý nước thải do mình làm chủ sở hữu, gm: Lựa chọn đơn vị thoát nước, ký kết và thực hiện hợp đồng với đơn vị được lựa chọn; chỉ đạo đơn vị thoát nước tổ chức lập phương án giá dịch vụ thoát nước; quyết định mức giá dịch vụ thoát nước sau khi có ý kiến thỏa thuận của Sở Xây dựng và Sở Tài chính;

c) Cho ý kiến thỏa thuận về giá dịch vụ thoát nước trong khu công nghiệp để các chủ đầu tư kinh doanh, phát triển hạ tầng khu công nghiệp quyết định;

d) Phối hợp với cơ quan thanh tra và quản lý chuyên ngành trong việc tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm liên quan đến hoạt động thoát nước trong các khu công nghiệp;

đ) Chịu trách nhiệm lập, quản lý, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu của hệ thống thoát nước trong các khu công nghiệp.

e) Tập hợp, lưu trữ hồ sơ quản lý thoát nước; báo cáo công tác quản lý hoạt động thoát nước và xử lý nước thải khu kinh tế và các khu công nghiệp theo định kỳ hàng năm và đột xuất gửi Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 24. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Tổ chức lập quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý nước thải (bao gồm mạng lưới thu gom và chuyển tải từ hố kiểm tra đến mạng lưới thoát nước cấp 3, cấp 2 và cấp 1) và là chủ sở hữu công trình thoát nước đô thị được đầu tư từ nguồn vn ngân sách nhà nước trên địa bàn theo phân cấp.

2. Tổ chức quản lý, vận hành, khai thác hệ thống thoát nước và xử lý nước thải do mình làm chủ sở hữu, gồm: Lựa chọn đơn vị thoát nước, ký kết và thực hiện hợp đồng với đơn vị được lựa chọn; chỉ đạo đơn vị thoát nước tổ chức lập phương án giá dịch vụ thoát nước, gửi Sở Tài chính thm định, trình y ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

3. Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc kiểm tra, giám sát nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng xây dựng theo quy hoạch và thực hiện các quy định về quản lý hoạt động thoát nước, xử lý nước thải.

4. Phối hợp với cơ quan thanh tra và quản lý chuyên ngành trong việc tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm liên quan đến hoạt động thoát nước trên địa bàn.

5. Tập hợp, lưu trữ hồ sơ quản lý thoát nước; báo cáo công tác quản lý hoạt động thoát nước, xử lý nước thải trên địa bàn theo định kỳ và đột xuất về Sở Xây dựng.

Điều 25. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã

Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về thoát nước, tuyên truyền, vận động các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn và nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về thoát nước và xử lý nước thải; báo cáo kịp thời cho Ủy ban nhân dân cấp huyện khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động thoát nước để xử lý theo quy định.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 26. Điều khoản thi hành

1. Đơn vị thoát nước có trách nhiệm hướng dẫn và phối hợp các hộ thoát nước xả thải thực hiện các điều khoản có liên quan trong Quy định này. Báo cáo kịp thời cho chủ sở hữu để có biện pháp khắc phục các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện (nếu có).

2. Giám đốc các Sở, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và Thủ trưởng các đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Quy định này.

3. Trong quá trình tổ chức thực hiện Quy định này, nếu có khó khăn vướng mắc, các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh để Sở Xây dựng để tổng hp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

PHỤ LỤC SỐ I

QUY CHUẨN XẢ THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC TIẾP NHẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2016/QĐ-UBND ngày     tháng     năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)

1. QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chun kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;

2. QCVN 11:2008/BTNMT - Quy chun kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản;

3. QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;

4. QCVN 25:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải từ bãi chôn lấp chất thải rắn;

5. QCVN 28:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế;

6. QCVN 29:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của kho và cửa hàng xăng dầu;

7. QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;

8. QCVN 01-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sơ chế cao su thiên nhiên;

9. QCVN 12-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy;

10. QCVN 13-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt nhuộm.

Ghi chú: Trường hợp chất thải có các thành phn nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại cho phép thì phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại, ngưỡng chất thải nguy hại xác định theo các quy chuẩn sau:

1. QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại;

2. QCVN 50:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước.

 

PHỤ LỤC SỐ II

TIÊU CHUẨN XẢ THẢI GIÁN TIẾP VÀO HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC CÔNG CỘNG ÁP DỤNG CHO CÁC HỘ THOÁT NƯỚC CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2016/QĐ-UBND ngày    tháng    năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)

Các giá trị giới hạn này được áp dụng bắt buộc cho toàn bộ các hộ thoát nước thải công nghiệp và thương mại. Bảng dưới đây là một phần của hợp đồng dịch vụ ký giữa đơn vị quản lý vận hành và hộ thoát nước công nghip, thương mại. Tùy vào điều kiện cụ thể của địa phương, đơn vị vận hành hệ thống thoát nước công cộng có thể đưa ra các yêu cầu cao hơn về xử lý nước thải.

Chi tiết việc thực hiện bảng này phải được quy định trong Hợp đồng quản lý vận hành ký giữa đơn vị quản lý vận hành và chủ sở hữu hệ thống thoát nước.

Bảng quy định tiêu chuẩn xả thải của nước thải công nghiệp vào hệ thống thoát nước công cộng

Thông số

Đơn vị

Giá trị giới hạn

Nhận xét

Nhiệt độ

°C

40

 

pH

 

6.5 - 10.0

 

Mùi

 

Không khó chịu

 

COD

mg/l

2000

BOD/COD tối đa = 1:4

Nếu COD >2000 mg/l tỉ lệ COD/BOD phải < 2:1

Dầu động thực vật

mg/l

200

 

Dầu mỡ khoáng

mg/l

20

Thậm chí ở mức 100mg/l nếu trạm xử lý nước thi tập trung có thloại bđược dầu mỡ khoáng

Hydrocarbon chủng halogen hữu cơ dễ bị hấp thu (AOX)

mg/l

0.5

Chỉ áp dụng khi điều kiện cho phép

Hydrocarbon chủng halogen có thể chiết được

mg/l

0.5

Chỉ áp dụng khi điều kiện cho phép

Phenol

mg/l

100

Nếu phân hủy được bằng vi sinh

Màu

 

 

Hàm lượng quá thấp nên không thphát hiện ra màu sắc có trong nước thải ở trạm xử lý nước thải tập trung

Asen

mg/l

0.3

 

Thủy ngân

mg/l

0.05

Nếu nước thải của trạm xử lý nước thải tập trung đạt được tiêu chun

Chì

mg/l

2.0

Nếu nước thải của trạm xử lý nước thải tập trung đạt được tiêu chuẩn

Cadimi

mg/l

0.2

Nếu nước thải của trạm xử lý nước thải tập trung đạt được tiêu chuẩn

Crom VI

mg/l

0.2

 

Tổng crom

mg/l

1.0

 

Đồng

mg/l

1.0

 

Kẽm

mg/l

5.0

 

Nickel

mg/l

1.0

 

Thiếc

mg/l

1.0

 

Xianic

mg/l

0.2

 

PCB

mg/l

0.05

 

Sunphua

mg/l

2.0

 

Sunphat

mg/l

600

 

Florua

mg/l

20

 

Nitơ:

NH4-N + NH3 - N

NO2 - N (Nitrite)

mg/l

200

100

10

Nếu C/S NMXLNT > 5000 p.e(1) hoặc 500 m3/ ngày.

Nếu C/S NMXLNT > 5000 p.e(1) hoặc 500 m3/ ngày.

Phốt pho

mg/l

15

 

(1): Tương đương dân số.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 26/2016/QĐ-UBND ngày 06/04/2016 Quy định về quản lý hoạt động thoát nước trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2016

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.759

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.166.130
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!