Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2566/QĐ-UBND 2017 ngành nghề có nguy cơ xảy ra ô nhiễm môi trường Bình Dương

Số hiệu: 2566/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương Người ký: Mai Hùng Dũng
Ngày ban hành: 26/09/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2566/-UBND

Bình Dương, ngày 26 tháng 9 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH DANH MỤC CÁC NGÀNH NGHỀ, VÙNG, ĐỊA ĐIỂM CÓ NGUY CƠ XẢY RA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA, XỬ LÝ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường;

Căn cứ Quyết định số 3450/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số: 505/TTr-STNMT ngày 25 tháng 7 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục các ngành nghề, vùng, địa điểm có nguy cơ xảy ra ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường trên địa bàn tỉnh và các giải pháp phòng ngừa, xử lý.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- TT.TU, TT. HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Như Điều 3;
- Báo, Đài PTTH Bình Dương;
- Website tỉnh;
- LĐVP (Lg, Th), CV, TH, HCTC;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC




Mai Hùng Dũng

 

DANH MỤC

CÁC NGÀNH NGHỀ, VÙNG, ĐỊA ĐIỂM CÓ NGUY CƠ XẢY RA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA, XỬ LÝ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2566/QĐ-UBND ngày 26/9/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

Danh mục các ngành nghề, vùng, địa điểm có nguy cơ ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường trên địa bàn tỉnh và các giải pháp phòng ngừa, xử lý được xây dựng dựa trên các cơ sở pháp lý sau đây:

- Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

- Quyết định số 554/QĐ-UBND ngày 22 tháng 02 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch tổng thể ứng cứu sự cố môi trường giai đoạn 2011 - 2020;

- Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 02/2009/TT-BTNMT ngày 19 tháng 3 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của Nguồn nước;

- Chương trình số 24-Ctr/TU ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Tỉnh ủy về tiếp tục phát triển dịch vụ chất lượng cao phục vụ phát triển công nghiệp và đô thị tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2016 - 2020;

- Quyết định số 3450/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020;

- Quyết định số 3242/QĐ-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình số 24-Ctr/TU ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Tỉnh ủy về tiếp tục phát triển dịch vụ chất lượng cao phục vụ phát triển công nghiệp và đô thị tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2016 - 2020;

- Chỉ thị số 30/CT-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đẩy mạnh thực hiện Kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 - 2020 và triển khai thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường;

- Các mục tiêu cụ thể thời kỳ 2016 - 2020 của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ X Đảng bộ tỉnh Bình Dương, các định hướng Quy hoạch về sử dụng đất, quy hoạch phát triển công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp tỉnh Bình Dương.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Xác định danh mục các ngành nghề, vùng, địa điểm có nguy cơ ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, làm cơ sở để định hướng phát triển công nghiệp và đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 2016 - 2020 cũng như trong các giai đoạn tiếp theo;

- Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng môi trường, chủ động phòng ngừa, ứng phó với các sự cố môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu:

- Các ngành, các cấp, các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư nhận thức được đầy đủ về diễn biến và nguy cơ ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa trên địa bàn tỉnh;

- Các ngành, các cấp cần phối hợp triển khai thực hiện đồng bộ, kịp thời các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng môi trường, phòng ngừa, ứng phó với các sự cố môi trường trên địa bàn tỉnh.

III. DANH MỤC CÁC NGÀNH NGHỀ, VÙNG, ĐỊA ĐIỂM CÓ NGUY Cơ XẢY RA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

1. Danh mục các ngành nghề có nguy cơ xảy ra ô nhiễm môi trường, sự cố ô nhiễm môi trường:

1.1. Ngành sản xuất hóa chất cơ bản;

1.2. Ngành sản xuất phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật;

1.3. Ngành tái chế, kinh doanh phế liệu; xử lý, tái chế chất thải;

1.4. Ngành dệt nhuộm;

1.5. Ngành thuộc da;

1.6. Ngành công nghiệp luyện thép, luyện kim, gia công xi mạ;

1.7. Ngành sản xuất giấy, bột giấy từ nguyên liệu thô và giấy phế liệu;

1.8. Ngành chế biến gỗ (chế biến gỗ, dăm gỗ từ gỗ tự nhiên; sản xuất ván ép; sản xuất đồ gỗ);

1.9. Ngành chế biến mủ cao su thiên nhiên;

1.10. Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy mô công nghiệp;

1.11. Ngành giết mổ gia súc, gia cầm;

1.12. Ngành sản xuất sơn (chứa dung môi có nguy cơ cháy nổ).

2. Danh mục các vùng, địa điểm có nguy cơ ô nhiễm môi trường:

2.1. Vùng, địa điểm có nguy cơ ô nhiễm môi trường nước mặt:

2.1.1. Sông Thị Tính và các chi lưu (suối Đồng Sổ, suối Bà Lăng, suối Bến Ván, suối Bến Củi...) trên địa bàn thị xã Bến Cát và huyện Bàu Bàng;

2.1.2. Suối Cát trên địa bàn thị xã Thuận An và thành phố Thủ Dầu Một;

2.1.3. Rạch Chòm Sao và suối Đờn trên địa bàn thị xã Thuận An;

2.1.4. Rạch Vĩnh Bình trên địa bàn thị xã Thuận An;

2.1.5. Suối Cái và các chi lưu (suối Ông Đông, suối Bưng Cù, suối Bến Soài, kênh Tân Vĩnh Hiệp) trên địa bàn thị xã Tân Uyên;

2.1.6. Suối Cầu trên địa bàn thị xã Tân Uyên;

2.1.7. Suối Siệp trên địa bàn thị xã Dĩ An.

2.2. Vùng, địa điểm có nguy cơ ô nhiễm môi trường nước dưới đất:

2.2.1. Khu vực phường Bình Chuẩn, Thuận Giao và An Phú của thị xã Thuận An;

2.2.2. Khu vực các phường Khánh Bình và Tân Hiệp của thị xã Tân Uyên;

2.2.3. Khu vực xã An Tây, An Điền của thị xã Bến Cát.

2.3. Vùng, địa điểm có nguy cơ ô nhiễm môi trường không khí:

2.3.1. Khu vực các mỏ khai thác đá tại xã Thường Tân và Tân Mỹ của huyện Bắc Tân Uyên;

2.3.2. Khu vực các mỏ khai thác đá tại xã An Bình của huyện Phú Giáo.

3. Danh mục các vùng, địa điểm có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường

3.1. Sông Thị Tính và các chi lưu (suối Đồng Sổ, suối Bà Lăng, suối Bến Ván, suối Bến Củi...) trên địa bàn thị xã Bến Cát và huyện Bàu Bàng;

3.2. Sông Sài Gòn đoạn thuộc xã An Tây, thị xã Bến Cát;

3.3. Sông Sài Gòn đoạn thuộc phường Phú Thọ, thành phố Thủ Dầu Một;

3.4. Suối Cát trên địa bàn thị xã Thuận An và thành phố Thủ Dầu Một;

3.5. Rạch Chòm Sao, suối Đờn và rạch Vàm Búng trên địa bàn thị xã Thuận An;

3.6. Rạch Vĩnh Bình và rạch Lái Thiêu trên địa bàn thị xã Thuận An;

3.7. Suối Tân Lợi trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên;

3.8. Suối Cái và các chi lưu (suối Ông Đông, suối Bưng Cù, suối Bến Soài, kênh Tân Vĩnh Hiệp ) trên địa bàn thị xã Tân Uyên;

3.9. Suối Siệp trên địa bàn thị xã Dĩ An;

3.10. Rạch Bà Hiệp trên địa bàn thị xã Dĩ An;

3.11. Phường Chánh Phú Hòa của thị xã Bến Cát;

3.12. Phường Bình Thắng, thị xã Dĩ An;

3.13. Phường An Phú, thị xã Thuận An.

IV. CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA, HẠN CHẾ VÀ XỬ LÝ CÁC VÙNG, ĐỊA ĐIỂM CÓ NGUY CƠ XẢY RA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

1. Các giải pháp phòng ngừa và hạn chế gia tăng các vùng, địa điểm có nguy cơ xảy ra ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường:

- Tăng cường kết hợp thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong khi lập, phê duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch phát triển, các dự án đầu tư; ưu tiên phát triển công nghiệp có hàm lượng giá trị gia tăng cao, sạch, thân thiện với môi trường, tiết kiệm nguyên liệu;

- Khuyến khích các dự án đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp có hạ tầng thu gom, xử lý nước thải hoàn chỉnh;

- Đối với các ngành nghề có nguy cơ xảy ra ô nhiễm môi trường, sự cố ô nhiễm môi trường nằm trong danh mục ban hành cần phải được xem xét cụ thể, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định cho phép đầu tư thực hiện dự án, kiên quyết từ chối những dự án không đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường;

- Kiên quyết không chấp thuận cho các dự án đầu tư không đảm bảo quy hoạch, không đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường như:

+ Các dự án nằm đan xen trong khu dân cư hoặc gần các khu dân cư, đô thị, không phù hợp quy hoạch hoặc không đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường;

+ Các dự án đầu tư ở các khu vực chưa có hệ thống hạ tầng thoát nước;

+ Các dự án cho thuê nhà xưởng không đảm bảo hạ tầng về bảo vệ môi trường;

- Hạn chế tối đa việc thu hút các dự án có lưu lượng nước thải lớn kể cả trong và ngoài khu công nghiệp như dự án sản xuất giấy từ nguyên liệu thô; dự án thuộc da; dự án dệt có công đoạn nhuộm; dự án gia công xi mạ; dự án sản xuất giấy từ giấy phế liệu có lưu lượng nước thải lớn... (trừ các dự án chế biến thực phẩm; các dự án sản phẩm, chế biến, bảo quản trong lĩnh vực nông nghiệp gắn với vùng nguyên liệu trên địa bàn tỉnh; các dự án công nghiệp hỗ trợ đầu tư vào khu quy hoạch công nghiệp hỗ trợ của khu công nghiệp Bàu Bàng);

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm sau khi cấp phép đầu tư và kiên quyết không cho những cơ sở mới chưa đầu tư hệ thống xử lý chất thải theo quy định đi vào hoạt động, không cấp phép cho các cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp xả nước thải trực tiếp ra môi trường ngoại trừ các trường hợp đặc biệt được Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép; các khu công nghiệp, khu dân cư chưa hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật liên quan đến môi trường thì chưa cho đi vào hoạt động.

2. Các giải pháp hạn chế gia tăng ô nhiễm, khắc phục và cải thiện chất lượng môi trường các vùng, địa điểm có nguy cơ ô nhiễm môi trường:

- Tập trung và đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện 23 nhiệm vụ, đề án trọng tâm và 14 dự án ưu tiên đầu tư trong Kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020;

- Ưu tiên thu hút các ngành nghề sạch, công nghệ sản xuất tiên tiến để hạn chế gia tăng áp lực tiếp nhận chất thải cho các vùng, địa điểm có nguy cơ ô nhiễm môi trường;

- Tập trung nguồn lực đầu tư công xây dựng hệ thống thoát nước chính tại các khu vực có nhiều doanh nghiệp và đông dân cư nhưng chưa có hạ tầng thoát nước như: khu vực phường Bình Chuẩn, Thuận Giao và An Phú, thị xã Thuận An; khu vực phường Khánh Bình và Tân Hiệp; thị xã Tân Uyên; khu vực xã An Tây thị xã Bến Cát. Đồng thời, đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong việc huy động các nguồn vốn đầu tư cho các công trình, dự án về bảo vệ môi trường; quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả các dự án, công trình về bảo vệ môi trường đã đầu tư; tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thu gom nước thải đô thị và đầu tư mở rộng dự án hệ thống xử lý nước thải tại thành phố Thủ Dầu Một thị xã Thuận An, triển khai đầu tư mới hệ thống xử lý nước thải cho các đô thị Dĩ An, Bến Cát và Tân Uyên;

- Thực hiện các biện pháp khống chế ô nhiễm và cải tạo phục hồi môi trường trong quá trình khai thác đá xây dựng như: khoan đá sử dụng phương pháp khoan ướt để hạn chế ô nhiễm bụi; các máy nghiền sàng đá có lắp đặt hệ thống phun nước để làm ướt đá nguyên liệu trước khi nghiền; các tuyến đường vận chuyển ra vào mỏ đã được cải tạo lại và nâng cấp; đắp đê để ngăn nước mưa chảy tràn vào các moong khai thác và tạo hố lắng để tách chất rắn lơ lửng trước khi thải ra hệ thống thoát nước; trồng cây xanh xung quanh mỏ, dọc đê bao, đường vận chuyển nội bộ....;

- Đánh giá sức chịu tải, mức độ và diễn biến ô nhiễm môi trường tại các vùng, địa điểm được xác lập, phạm vi và quy mô tác động môi trường, các tổn thất, thiệt hại có thể xảy ra để có biện pháp kiểm soát, xử lý, khắc phục ô nhiễm kịp thời;

- Kiểm tra, giám sát thường xuyên, liên tục các nguồn thải thải vào các vùng, địa điểm được xác lập có nguy cơ ô nhiễm môi trường; huy động sự tham gia giám sát của cả cộng đồng đối với các nguồn thải có tải lượng lớn, mức độ ô nhiễm cao và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm;

- Nâng cao năng lực quan trắc và thông tin môi trường tại các vùng, khu vực có nguy cơ ô nhiễm môi trường theo hướng đầu tư phát triển hệ thống các trạm quan trắc nước thải, khí thải, nước mặt và nước ngầm tự động, kiểm kê và xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn thải để có biện pháp kiểm soát, xử lý, khắc phục kịp thời;

- Tăng cường năng lực cho các cơ sở sự nghiệp công lập tham gia cung cấp dịch vụ cải tạo, phục hồi môi trường đối với khu vực bị ô nhiễm môi trường, dịch vụ ứng phó, khắc phục sự cố môi trường, dịch vụ giám định về môi trường với đầy đủ máy móc, thiết bị, công nghệ, giám định thiệt hại về môi trường;

- Tăng cường hợp tác với các tỉnh, thành, trung ương trong bảo vệ môi trường lưu vực sông. Tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường để nâng cao năng lực quản lý môi trường đặc biệt tại các vùng, địa điểm có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

3. Các giải pháp phòng ngừa, xử lý đối với các vùng, địa điểm có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường:

- Tổ chức thực hiện nghiêm có hiệu quả Kế hoạch tổng thể ứng cứu sự cố môi trường tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 554/QĐ-UBND ngày 22 tháng 02 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh và Phương án ứng phó sự cố tràn đổ chất thải trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 - 2020 ban hành tại Quyết định số 1385/QĐ-UBND ngày 03 tháng 6 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện xây dựng phương án phòng ngừa, ứng cứu sự cố môi trường, sự cố tràn đổ chất thải cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có khả năng gây ra sự cố môi trường, sự cố tràn đổ chất thải;

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có nguy cơ gây ra sự cố môi trường; xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm môi trường, không để phát sinh mới các điểm nóng về môi trường, xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm;

- Chủ động xây dựng các kịch bản sự cố môi trường có thể xảy ra tại các vùng, địa điểm được xác lập và kịp thời tổ chức, thực hiện các biện pháp cụ thể để phòng, ngừa ứng phó sự cố môi trường;

- Tăng cường trang thiết bị, nhân lực và thường xuyên thực hiện diễn tập công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trên địa bàn tỉnh, đảm bảo đủ năng lực và chủ động ứng phó, xử lý, giải quyết khi có sự cố xảy ra.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất việc tổ chức thực hiện các giải pháp phòng ngừa, hạn chế và xử lý các vùng, địa điểm có nguy cơ xảy ra ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường, định kỳ hàng năm tổng hợp và báo cáo kết quả cho Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Nâng cao chất lượng thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường để đảm bảo yếu tố phòng ngừa ô nhiễm ngay từ đầu; đồng thời phối hợp và hướng dẫn, đôn đốc Ủy ban nhân dân cấp huyện tập trung đảm bảo và nâng cao chất lượng của công tác thẩm định nội dung bảo vệ môi trường của các dự án đầu tư, nhất là các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm và sự cố môi trường;

- Tuyên truyền, hướng dẫn và kiểm tra các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh xây dựng phương án phòng ngừa ứng phó sự cố tràn đổ chất thải theo Phương án ứng phó sự cố tràn đổ chất thải trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020;

- Chủ trì phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các sở, ngành có liên quan nhanh chóng tham mưu kiện toàn tổ chức ứng phó sự cố trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung tham mưu thành lập Ban chỉ đạo ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh;

- Tổ chức Xây dựng hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu môi trường tại các vùng, địa điểm có nguy cơ xảy ra ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường; nâng cao năng lực giám sát và phát hiện các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; tập trung xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp cùng các sở, ban, ngành tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi lại Quy định bố trí các ngành nghề sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo hướng kiên quyết từ chối các dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường cao; khuyến khích thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp có hạ tầng kỹ thuật phù hợp với ngành nghề sản xuất theo định hướng của tỉnh; bố trí các dự án sản xuất công nghiệp phù hợp với sức chịu tải của môi trường;

- Cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư cho các dự án về bảo vệ môi trường theo Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 và những dự án mới bổ sung đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

3. Sở Xây dựng:

- Chủ trì phối hợp các sở, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện lập dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước tại các khu vực có nhiều doanh nghiệp đang hoạt động và đông dân cư nhưng chưa hạ tầng cơ sở thoát nước;

- Phối hợp chặt chẽ với sở, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định các hạng mục về bảo vệ môi trường trong thiết kế cơ sở dự án, nhất là các dự án đầu tư có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường;

- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng, kể cả các công trình hạ tầng kỹ thuật, kiên quyết không cấp phép xây dựng đối với các công trình chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định.

4. Sở Khoa học và Công nghệ:

- Phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định công nghệ áp dụng tại các cơ sở, dự án, nhất là các dự án đầu tư có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường;

- Tăng cường công tác tuyên truyền, và cung cấp thông tin, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh từng bước đổi mới, cải tiến công nghệ đối với các nhà máy hiện có để giảm phát thải, cải thiện môi trường.

5. Sở Y tế:

Định kỳ hàng năm thực hiện việc theo dõi, giám sát sức khỏe người dân tại các vùng, địa điểm có nguy cơ ô nhiễm môi trường.

6. Công an tỉnh:

- Đảm bảo an ninh, trật tự trong các sự cố; phối hợp Sở Giao thông Vận tải, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và các đơn vị liên quan sơ tán, di dân ra khỏi nơi nguy hiểm;

- Chỉ đạo Công an cấp huyện, cấp xã chủ động tổ chức tập huấn sử dụng phương tiện để nâng cao kỹ năng và hiệu quả trong công tác ứng cứu sự cố;

- Định kỳ tổ chức diễn tập ứng phó sự cố môi trường các vùng, địa điểm có nguy cơ xảy ra ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường; tổ chức các lớp đào tạo, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao kỹ năng cho lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ;

- Xây dựng phương án đầu tư trang thiết bị, phương tiện phục vụ ứng phó sự cố môi trường cho các cấp từ cấp tỉnh đến cấp xã tại các vùng, địa điểm có nguy cơ xảy ra ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, trình Bộ Công an và Ủy ban nhân dân tỉnh (theo phân cấp) phê duyệt chủ trương để phân kỳ thực hiện. Thường xuyên kiểm tra và có kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa... các trang thiết bị phục vụ ứng phó sự cố môi trường.

7. Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy:

- Xây dựng, tổ chức triển khai các phương án, kế hoạch ứng phó sự cố môi trường khi xảy ra sự cố cháy nổ xảy ra;

- Thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy kịp thời khi có cháy xảy ra;

- Chuẩn bị đầy đủ phương tiện, thiết bị và lực lượng để chủ động tham gia ứng phó sự cố và tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra sự cố cháy nổ;

- Xây dựng lực lượng phòng cháy và chữa cháy; trang bị và quản lý phương tiện phòng cháy và chữa cháy, đảm bảo ứng phó kịp thời khi có sự cố cháy nổ xảy ra;

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ sở sản xuất nơi xảy ra sự cố để ứng cứu sự cố và khắc phục môi trường sau sự cố;

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy; hướng dẫn xây dựng phong trào quần chúng tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

8. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh:

- Xây dựng kế hoạch, phương án chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện; phối hợp với các sở, ban ngành trong việc triển khai các hoạt động ứng phó sự cố môi trường các vùng, các địa điểm có nguy cơ xảy ra ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường;

- Sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó sự cố và xử lý các tình huống khẩn cấp, khắc phục hậu quả, đảm bảo quân đội là lực lượng chủ chốt trong công tác này;

- Tham mưu đề xuất trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định việc mua sắm các trang thiết bị, phương tiện phục vụ ứng phó sự cố môi trường cho các cấp từ cấp tỉnh đến cấp xã tại các vùng, các địa điểm có nguy cơ xảy ra ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường. Thường xuyên kiểm tra các đơn vị về công tác quản lý, bảo trì, sử dụng các phương tiện, trang thiết bị đã được đầu tư. Tổ chức huấn luyện cho lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn sử dụng thành thạo các loại phương tiện, trang thiết bị đã được cấp.

9. Ban quản lý các khu công nghiệp Bình Dương và Ban quản lý khu công nghiệp Việt Nam - Singapore:

- Chỉ xem xét và cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án đầu tư vào khu công nghiệp có ngành nghề, vị trí phù hợp với danh mục ngành nghề và phân khu chức năng đăng ký trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của khu công nghiệp đã được phê duyệt;

- Nâng cao chất lượng thẩm định báo cáo đánh đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư trong khu công nghiệp đã được ủy quyền; đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát các việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường của các chủ đầu tư cơ sở hạ tầng và các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.

10. Ủy ban nhân dân cấp huyện:

- Tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp phòng ngừa, hạn chế và xử lý các vùng, địa điểm có nguy cơ xảy ra ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường trên địa bàn; chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh và nhân dân về việc phòng ngừa, hạn chế và khắc phục ô nhiễm môi trường các dự án đầu tư, các vùng, các địa điểm có nguy cơ xảy ra ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường tại địa phương;

- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định nội dung bảo vệ môi trường của các dự án đầu tư, nhất là các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm và sự cố môi trường trên địa bàn;

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong các vùng, địa điểm có nguy cơ xảy ra ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường tại địa phương;

- Phối hợp với các sở, ngành định kỳ tổ chức diễn tập ứng phó sự cố môi trường các vùng, các địa điểm có nguy cơ xảy ra ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường tại địa phương.

11. Ban quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương:

Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình thoát nước và xử lý nước thải, đảm bảo dòng chảy và cải thiện môi trường được giao làm chủ đầu tư theo kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 - 2020; thường xuyên báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để có hướng chỉ đạo thực hiện đối với các dự án gặp khó khăn, vướng mắc.

12. Chủ đầu tư các khu, cụm công nghiệp và các doanh nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường:

- Thực hiện đầy đủ các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt;

- Lắp đặt và hoàn thiện hệ thống giám sát, quan trắc môi trường tự động, kết nối với trạm điều hành của Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị chức năng theo quy định;

- Khẩn trương xây dựng và triển khai phương án phòng ngừa ứng phó sự cố tràn đổ chất thải Phương án ứng phó sự cố tràn đổ chất thải trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020 ban hành tại Quyết định số 1385/QĐ-UBND ngày 03 tháng 6 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh; tổ chức diễn tập phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo phương án đã được phê duyệt;

- Kiện toàn bộ phận chuyên trách về bảo vệ môi trường, xây dựng quy chế bảo vệ môi trường nội bộ theo quy định.

13. Sở Thông tin và Truyền thông:

Phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến danh mục các ngành nghề, các vùng, các địa điểm có nguy cơ ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương và các giải pháp phòng ngừa, xử lý.

14. Sở Tài chính:

Phối hợp và giải quyết kinh phí kịp thời cho các hoạt động phòng ngừa, hạn chế và xử lý các vùng, địa điểm có nguy cơ xảy ra ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2566/QĐ-UBND ngày 26/09/2017 về danh mục các ngành nghề, vùng, địa điểm có nguy cơ xảy ra ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường trên địa bàn tỉnh và các giải pháp phòng ngừa, xử lý do tỉnh Bình Dương ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.957

DMCA.com Protection Status
IP: 3.14.246.52
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!