ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2520/QĐ-UBND
|
Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 19 tháng 10 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ VỚI BÃO MẠNH, SIÊU BÃO CỦA TỈNH BÀ RỊA-VŨNG
TÀU
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND
ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 66/2014/NĐ-CP
ngày 04 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành
một số điều của luật phòng, chống thiên tai;
Căn cứ Công văn số 3912/VPCP-KTN
ngày 30/5/2014 của Văn phòng Chính phủ về việc triển khai các nhiệm vụ nhằm chủ
động phòng ngừa, ứng phó với tình huống siêu bão;
Căn cứ Công văn số 274/PCTTTW ngày
06/12/2014 của Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương về rà soát, xây dựng ứng phó với bão mạnh, siêu
bão và công văn số 16/PCTTTW ngày 11/3/2015 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo
phòng chống lụt bão Trung ương về việc định hướng xây dựng phương án ứng phó với
bão mạnh, siêu bão;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và
PTNT - Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh
tại Tờ trình số 329/TTr-SNN-PCTT ngày 02
tháng 10 năm 2015.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Phương án ứng
phó với bão mạnh, siêu bão của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng, chống
thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; các Sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện,
thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn;
- Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT;
- Thường trực Tỉnh ủy - TTr HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Chi cục PCTT khu vực miền Nam;
- Các thành viên BCH PCTT và TKCN tỉnh;
- Lưu: VT, S4.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thanh Tịnh
|
PHƯƠNG ÁN
ỨNG
PHÓ VỚI BÃO MẠNH, SIÊU BÃO CỦA TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2520/QĐ-UBND ngày 19 tháng 10 năm 2015 của
Chủ tịch UBND tỉnh)
I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN,
KINH TẾ-XÃ HỘI TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
1. Vị trí địa lý
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc khu vực
miền Đông Nam bộ, có diện tích tự nhiên
1.989,46 km2, phía Đông Bắc giáp với tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp với thành
phố Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phía Nam và Tây Nam giáp Biển Đông, chiều
dài bờ biển gần 156 km (kể cả huyện đảo là 305,4 km), vùng
đặc quyền kinh tế biển trên 100.000 km2, có tuyến
hàng hải quốc tế đi ngang, tàu biển ra vào các cảng thuộc các tỉnh phía nam và
tàu quá cảnh Campuchia đi qua. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trên trục đường xuyên Á, có hệ thống cảng biển, sân bay và mạng lưới đường sông, đường biển thuận lợi, các đường
quốc lộ 51, 55, 56 cùng với hệ thống đường tỉnh lộ, huyện lộ là những mạch máu
chính gắn kết quan hệ toàn diện của Bà Rịa - Vũng Tàu với
các tỉnh khác trong cả nước và quốc tế.
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 06 huyện và
02 thành phố, gồm thành phố Bà Rịa thành phố Vũng Tàu, huyện Long Điền, Huyện Đất Đỏ, Huyện Xuyên Mộc, huyện Tân Thành, Huyện Châu Đức và huyện
đảo là huyện Côn Đảo (cách Vũng
Tàu 97 hải lý khoảng 180 km), gồm 82 xã, phường,
thị trấn; trong đó có 05 huyện, thành phố với 25 xã, phường
ven biển.
2. Đặc điểm địa hình
Địa hình toàn vùng phần đất liền có xu hướng dốc ra biển. Tuy nhiên ở
sát biển vẫn có một số núi cao. Núi có độ cao lớn nhất chỉ
khoảng 500 m. Phần đất liền (chiếm 96% diện tích của tỉnh) thuộc
bậc thềm cao nguyên Di Linh - vùng Đông Nam Bộ, độ nghiêng từ tây bắc xuống đông nam, giáp biển
Đông. Quần đảo Côn Đảo (chiếm 4% diện tích của tỉnh) gồm 16 đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Côn Sơn có diện tích
lớn nhất rộng 57,5 km2, cách Vũng Tàu 180 km.
Toàn tỉnh có hơn ¾ diện tích đồi núi, thung lũng thấp, có trên 50 ngọn núi cao 100 m trở
lên, khi ra biển tạo thành nhiều vùng, vịnh, mũi, bán đảo, đảo. Độ cao trên 400
- 500 m có núi Ông Trịnh, núi Chúa, núi Thánh Giá. Địa hình tập trung vào 4 loại
đặc trưng (đồng bằng hẹp, các núi, gò đồi, thềm lục địa).
Tỉnh có nhiều sông suối, hệ thống thủy
lợi, hồ chứa nước lớn nhỏ, đê điều, kè biển - sông...tổng 27 hồ lớn nhỏ, 14 đập
dâng, 3 đê ngăn mặn, 2 đê ngăn lũ, 01
kè biển, 01 kè sông, 3 kênh tiêu và 01 đê kè mỏ hàn biển,
với tổng trữ lượng nước các hồ 314,7 triệu m3;
3. Khí hậu
- Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của đại dương. Nhiệt độ trung bình khoảng 27°C; sự thay đổi nhiệt độ của
các tháng trong năm không lớn. Số giờ nắng trong năm dao động trong khoảng 2.370 - 2.850 giờ và phân phối đều các tháng trong năm.
- Lượng mưa trung bình hàng năm thấp
(khoảng 1.600 mm) và phân bố không đều theo thời gian, tạo thành hai mùa rõ rệt:
mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm 90% lượng mưa cả năm; và 10% tổng lượng
mưa tập trung vào mùa khô là các tháng còn lại trong năm.
- Khí hậu Bà Rịa - Vũng Tàu nhìn chung mát mẻ, rất phù hợp với du lịch, thuận lợi cho phát triển
các loại cây công nghiệp dài ngày (như tiêu, điều, cao su, cà phê) và cho phát
triển một nền lâm nghiệp đa dạng.
4. Dân số
Dân số tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tính đến 2014 là: 1.059.537 người. Mật độ: 533 người/Km2.
Dân số thành thị chiếm 50,52%, nông thôn
chiếm 49,48% dân số toàn tỉnh. Nam giới chiếm 49,91%, nữ chiếm 50,09% dân số
toàn tỉnh.
5. Đặc điểm kinh tế
Tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam, có 09 khu công nghiệp,
trong đó có 05 khu công nghiệp đi vào hoạt động. Đặc biệt tỉnh có số lượng tàu thuyền lớn của ngư dân hoạt động
khai thác thủy sản, với tổng 6.284 tàu thuyền lớn nhỏ, tổng công suất
1.048.745CV, với khoảng 37.800 thuyền viên (tính đến 31/3/2015) và hơn 2.000 tàu thuyền của các tỉnh bạn vào hoạt động
trên vùng biển của tỉnh.
II. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA
- Giúp chính quyền và nhân dân tỉnh
Bà Rịa-Vũng Tàu chủ động triển khai các hành động, biện pháp cần thiết, hợp lý
trước, trong và sau bão xảy ra để phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hiệu quả.
- Nâng cao năng lực xử lý tình huống,
sự cố, chỉ huy, điều hành và tăng cường trách nhiệm của
các cấp, các ngành trong công tác phòng chống
thiên tai.
III. PHƯƠNG PHÁP, NGUYÊN TẮC XÂY
DỰNG PHƯƠNG ÁN
Phương pháp chính của việc lập Phương
án ứng phó là xây dựng từ dưới lên với các nguyên tắc cơ bản sau:
- Theo Phương châm “4 tại chỗ”: Chỉ
huy tại chỗ; Lực lượng tại chỗ; Phương tiện, vật tư tại chỗ
và Hậu cầu tại chỗ.
- Xây dựng Phương án phải đảm bảo 3
giai đoạn: trước, trong và sau thiên tai.
IV. CÁC KỊCH BẢN
THIÊN TAI
1. Một số quy định sử dụng thống
nhất
(*) Vùng bị ảnh hưởng của bão: Vùng ảnh
hưởng của bão là toàn bộ vùng biển, hải
đảo và đất liền (từ ven biển đến vùng núi) của
tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
(*) Nhà ở: Phân cấp công trình nhà ở thực hiện theo Thông tư số 10/2013/TT-BXD
ngày 25 tháng 7 năm 2013 của
Bộ Xây dựng.
(*) Công trình có thể sử dụng làm nơi
tập kết, sơ tán dân đến: nhà kiên cố của
người dân, công trình công cộng bao gồm công trình giáo dục
(nhà trẻ, mẫu giáo, phổ thông các cấp, đại học, cao đẳng,
trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, trường
nghiệp vụ...), công trình y tế
(Bệnh viện, trạm y tế...), nhà đa năng,
khách sạn, ký túc xá, trụ sở cơ quan... được phân cấp theo
quy định.
(*) Bão được phân theo các cấp với tốc
độ gió như sau:
- Bão cấp 8-9 (bão): có sức gió từ 62
km/h đến 88 km/h.
- Bão cấp 10-11 (bão mạnh): có sức
gió 89 km/h đến 117 km/h.
- Bão cấp 12-15 (bão rất mạnh): có sức
gió từ 118 km/h đến 183 km/h.
- Siêu bão (cấp 16-17 và trên cấp 17)
có sức gió từ 184 đến 220 km/h và lớn hơn 220 km/h.
(*) Vùng ảnh hưởng của lũ: là vùng ngập
lũ cục bộ, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được xác định ở các khu vực:
- Khu vực thấp, trũng đã thường xuyên xảy ra ngập: Xã Phước Long Thọ, xã Láng Dài, Thị trấn Đất Đỏ và xã Phước Hội của Huyện Đất Đỏ; xã Sơn Bình và Suối Rao của
Huyện Châu Đức; xã Mỹ Xuân, dọc QL51 khu vực xã Tân Phước,
xã Phước Hòa, Thị trấn Phú Mỹ của huyện Tân Thành.
- Khu vực hạ du hồ Sông Ray: xã Hòa
Bình, Phước Tân, Phước Thuận, Hòa Hưng của huyện Xuyên Mộc;
xã Sơn Bình, Suối Rao của huyện Châu Đức;
xã Láng Dài, Lộc An, Phước Hội, Phước Long Thọ của huyện Đất Đỏ.
- Khu vực hạ du hồ Đá Đen: Xã Nghĩa
Thành của Huyện Châu Đức; xã Châu Pha của
huyện Tân Thành; xã Tân Hưng, Hòa Long, phường Long Hương,
Phước Hưng, Phước Hiệp của thành phố Bà Rịa.
(*) Các xã, phường, thị trấn chịu ảnh
hưởng trực tiếp khi bão đổ bộ hoặc ảnh hưởng trực tiếp và có khu vực bị ngập
sâu từ 1,5m trở lên bao gồm:
+ Phường 1, 2, 3, 5, 6, 9, 10, 11,
12, Thắng Tam, xã Long Sơn thuộc thành phố Vũng Tàu.
+ Phường Phước Trung thuộc thành
phố Bà Rịa.
+ Thị trấn Long Hải, xã Phước Tỉnh, xã Phước Hưng thuộc huyện Long Điền.
+ Thị trấn Phước Hải, xã Lộc An thuộc
Huyện Đất Đỏ.
+ Xã Phước Thuận, Bưng Riềng, Bình
Châu thuộc Huyện Xuyên Mộc.
+ Thị trấn Phú Mỹ, xã Mỹ Xuân, Tân Hải,
Tân Hòa, Phước Hòa, Tân Phước thuộc huyện Tân Thành.
2. Kịch bản thiên tai
Theo số
liệu thống kê về các loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra trong quá khứ đã tác động trực tiếp và ảnh hưởng đến tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu như: Bão số 5/1997, triều cường, mưa lớn, lũ năm 1999,
2000, 2001, bão số 9/2006, bão số 1/2012. Tuy nhiên theo yêu cầu cấp bách về thời
gian, nên trong Phương án này chỉ xây dựng phương án ứng phó đối với 01 kịch bản về 01 loại hình thiên tai
chính là bão, bão mạnh, siêu bão.
Các loại hình thiên tai khác như động
đất, sóng thần, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt
lún đất do mưa lũ, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán,.... sẽ tiếp tục bổ sung và cập nhật
vào Phương án sau.
Kịch bản là bão,
bão mạnh, siêu bão như sau:
a. Bão và Bão mạnh (tức là bão từ
cấp 8 đến cấp 11)
Các cơn bão đã từng xảy ra ở địa bàn
tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu:
- Bão số 5/1997 với bão cấp 9, giật cấp
10, chủ yếu hoạt động ở vùng ngoài khơi huyện Côn Đảo.
- Bão số 9/2006
với bão cấp 9, 10 giật cấp 11, 12 đổ bộ trực tiếp vào bờ
biển tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
- Bão số 01/2012 với bão cấp 8,
giật cấp 9 đổ bộ trực tiếp vào địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
b. Bão rất mạnh và siêu bão (có
gió từ cấp 12 trở lên)
Chưa từng xảy ra ở địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu, tuy nhiên đã từng xảy ra ở các tỉnh Miền Trung: Bão số
6/2006 (bão Xangsane) đổ bộ trực tiếp vào thành phố Đà
Nẵng với cấp 13, giật cấp 15, 16.
V. NỘI DUNG KỊCH BẢN
1. Bão và Bão mạnh (tức là bão từ
cấp 8 đến cấp 11)
- Bão cấp 8-9: có sức gió từ 62 km/h
đến 88 km/h.
- Bão cấp 10-11
(bão mạnh): có sức gió 89 km/h đến 117 km/h.
Theo Quyết định số 1857/QĐ-BTNMT ngày
29/8/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
về việc phê duyệt và công bố kết quả phân vùng bão và xác định nguy cơ bão, nước
dâng do bão cho khu vực ven biển Việt Nam khu vực tỉnh Bà
Rịa-Vũng Tàu thuộc vùng V, là vùng có tần số bão trung
bình năm ít nhất trong số các vùng, mùa bão tập trung vào tháng 11, 12, đôi khi vào tháng 1 năm sau, lượng mưa lớn nhất
trong 24 giờ đã ghi được là 180mm, cường độ bão ghi nhận
được là cấp 10.
Nhận định nguy cơ bão đổ bộ hoặc ảnh
hưởng trực tiếp đến đất liền với bão mạnh cấp 12, 13, gió bão mạnh nhất có thể lên đến 60-65 m/s. Tuy nhiên không loại
trừ có thể có siêu bão đổ bộ vào địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
2. Bão rất mạnh và siêu bão (có gió từ cấp 12 trở lên)
- Bão cấp 13, vùng ven bờ biển, nước
có thể dâng đến 2,0m;
- Bão cấp 15, 16, vùng ven bờ, nước
biển dâng, trong bão có thể lên tới 3,0 - 3,2m và sóng rất lớn. Nước biển dâng sẽ ngập sâu vào đất liền và
sóng lớn sẽ gây ảnh hưởng nặng đến những
dãy nhà đầu tiên gần bờ biển. Hoàn lưu sau bão thường sẽ gây ra mưa lớn dẫn đến
lũ một số khu vực nhất là đối với bão mạnh, siêu bão.
VI. PHƯƠNG ÁN ỨNG
PHÓ VÀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THEO KỊCH BẢN THIÊN TAI
1. Công tác truyền thông
- Các bản tin về bão của cơ quan khí tượng thủy văn được cập nhật và
cung cấp cho các cơ quan truyền thông, các cơ quan chức năng
để thực hiện thu phát cho các địa phương của huyện, thành phố và các đơn vị trực thuộc Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh.
- Chuyển tải các văn bản chỉ đạo của TW, của Tỉnh đến các địa
phương đến các cơ quan, đơn vị, quần chúng nhân dân.
- Trên biển: Tàu thuyền nhận thông
tin từ Đài Tiếng nói Việt Nam, hệ thống Đài Thông tin
Duyên hải và Bộ đội Biên phòng Tỉnh.
- Hình thức truyền thông tin từ huyện,
thành phố đến xã, phường, thị trấn đến cộng đồng dân cư:
+ Qua hệ thống truyền thanh của địa
phương.
+ Qua loa cầm tay trực tiếp, xe loa
tuyên truyền cơ động.
+ Qua các Đài VTV, BRT (phát thanh và
truyền hình Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).
+ Nhận tin từ cấp trên qua: Điện thoại, Điện thoại di động, fax, vi tính...
Những việc cần tập trung như
sau:
- Các đài truyền hình, truyền thanh,
phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn tăng cường thời lượng đưa tin, cảnh báo, lưu ý cho người dân, các cơ quan, đơn vị về cường độ, sức tàn phá của bão; đưa ra các số liệu thiệt hại các cơn
bão trong lịch sử để mọi người nâng cao mức độ cảnh giác.
- Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo
các Đài truyền hình cáp, Đài truyền phát thanh và truyền
hình tỉnh... ưu tiên phát tin, đưa tin về thiên tai; những đơn vị không chấp
hành xử lý theo quy định của pháp luật..
2. Tổ chức ứng phó (cường độ bão mạnh, chưa có phương tiện ứng cứu đảm bảo an toàn, nên cần tập trung cho công tác ứng phó
trước và sau bão)
* Những công việc cần thực hiện
như sau:
- Chủ
tịch UBND Tỉnh, huyện, thành phố phân công lãnh đạo UBND Tỉnh,
huyện, thành phố phụ trách địa bàn để hỗ trợ, giúp đỡ các địa phương ứng phó và
chỉ đạo khắc phục hậu quả.
- Thực hiện biện pháp huy động khẩn cấp
về nhân lực, vật tư, trang thiết bị, nhu yếu phẩm của tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân ... trên địa bàn để tổ chức ứng
phó.
- Tăng cường lực lượng hỗ trợ nhân
dân và các cơ quan, tổ chức: chằng chống nhà cửa, cơ quan
trụ sở, kho tàng, bệnh viện, trường học, nhà xưởng, các cơ
sở an ninh, quốc phòng... Đặc biệt phải an toàn tuyệt đối cho bệnh viện để
sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân.
- Đề nghị các trường học của các cấp học và các doanh nghiệp trên địa
bàn cho học sinh, sinh viên và công nhân tạm nghỉ để tránh bão.
- Thành lập các đội cấp cứu lưu động.
- Rà soát kế hoạch ứng cứu, nhất là
các khu vực trọng điểm để sẵn sàng triển khai ngay sau khi bão bắt đầu suy yếu: lực lượng, phương tiện, vật tư, giải phóng lòng đường.
- Triển khai Phương án đảm bảo thông
tin, dự phòng thông tin và đề phòng sự cố tê liệt hệ thống
thông tin liên lạc: Đài phát dự phòng, điện thoại, pin, bộ
đàm... dự phòng cho lãnh đạo Tỉnh, huyện, thành phố, Ban
Chỉ huy Phòng, chống
thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn. (Sở Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm
thực hiện).
- Đảm bảo trú ẩn an toàn cho lực lượng
ứng phó khi bão đổ bộ để sẵn sàng triển khai
ứng cứu ngay khi bão bắt đầu suy yếu.
- Thường xuyên báo cáo về Trung ương (Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng
chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn).
* Nhiệm vụ cụ thể của các Địa
phương, Sở, ban, ngành tỉnh và các cơ quan TW đóng trên địa bàn tỉnh (là thành
viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh):
2.1. UBND huyện, thành phố.
Chủ tịch UBND huyện, thành phố là tổng chỉ huy trên địa bàn, chịu trách nhiệm:
+ Trực tiếp chỉ huy và huy động nguồn
lực theo thẩm quyền để ứng phó thiên tai; chịu trách nhiệm thực hiện chỉ huy, chỉ đạo của các cơ quan chỉ đạo phòng chống thiên
tai.
+ Thông báo cho người dân chằng chống nhà cửa, kéo tàu thuyền nhỏ
lên bờ, chằng giữ ổn định; tàu thuyền lớn cho neo đậu đúng quy định; yêu
cầu tất cả thuyền viên rời khỏi tàu thuyền
trước khi bão vào, kiểm tra phòng cháy
nổ trên tàu.
+ Phân công lãnh đạo và cán bộ xuống
địa bàn kiểm tra, đôn đốc.
+ Yêu cầu các đơn vị phải triển khai
công tác phòng chống thiên tai của đơn vị.
+ Tổ chức kiểm tra, rà soát lại lực
lượng, phương tiện, vật tư sẵn sàng ứng phó, rà soát lại
phương án sơ tán, kiểm tra và thực hiện công tác đảm bảo an toàn nơi sơ tán đến.
+ Hạn chế, cấm người đi lại trong thiên tai; thông báo cho học sinh, sinh viên tạm nghỉ học
tránh bão khi có lệnh của tỉnh.
+ Phối hợp với Sở Giao thông Vận tải,
Công an Huyện, thành phố thực hiện các biện pháp đảm bảo
an toàn giao thông, chốt chặn, an ninh trật tự, bảo vệ tài
sản trước, trong và sau thiên tai
+ Sẵn sàng
phương án phòng chống lũ, vỡ hồ chứa
do mưa kèm theo bão.
+ Đảm bảo thông tin liên lạc, kiểm soát tình hình, các khu vực trọng điểm cần phải tổ chức ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn,
báo cáo Tỉnh.
+ Đảm bảo lương thực, nước uống, y tế
trước, trong và sau thiên tai
+ Ngay sau bão suy yếu, tổ chức ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn, cấp cứu người
bị nạn.
+ Trong trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của
huyện, thành phố, Chủ tịch UBND huyện, thành phố đề nghị UBND, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm
cứu nạn cấp tỉnh hỗ trợ.
2.2. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
Hằng năm,
Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh lập Kế hoạch hiệp đồng công tác
PCTT - TKCN với các đơn vị lực lượng vũ trang đóng chân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu, trong Kế hoạch nêu cụ thể về các kịch bản thiên tai và phân công trách nhiệm
về địa bàn ứng phó xử lý của từng đơn vị cụ thể. Các lực lượng trong kế hoạch hiệp đồng của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
gồm:
+ Lực lượng của Quân khu 7: Sư đoàn
BB 302, Lữ đoàn Công binh 25, Lữ đoàn
Tăng thiết giáp 26, Lữ đoàn pháo binh 75, Công ty Đông hải-QK7)
+ Lực lượng của Bộ Quốc phòng: Hải
đoàn Biên phòng 18, Trường trung cấp
Biên phòng 2, Tiểu đoàn BB9 - Trường sĩ quan Lục quân 2,
Trung đoàn TL261- Sư đoàn PK367, Bộ tư lệnh Vùng 2 Hải quân, Bộ tư lệnh Vùng
Cảnh sát biển 3, Công ty Trực thăng Miền Nam.
- Rà soát lại các Phương án hiệp đồng
với các lực lượng vũ trang.
- Rà soát lại phương án hoạt động của
Đội ứng cứu khẩn cấp thiên tai.
- Triển khai công tác hỗ trợ sơ tán, ứng phó cho các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn theo địa bàn.
- Triển khai công tác bố trí lực lượng,
phương tiện ứng phó, xử lý tình huống khẩn cấp và tìm kiếm
cứu nạn tại các khu vực trọng điểm.
- Thực hiện công tác ứng cứu, tìm kiếm
cứu nạn trong thiên tai, trong điều kiện có thể. Đặc biệt quan tâm bố trí lực lượng ứng trực, xử lý
ở các khu vực hạ lưu của các hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh.
2.3. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên
phòng tỉnh
- Triển khai công tác thông tin liên
lạc với tàu thuyền thông tin về bão. Kêu gọi tàu thuyền vào bờ hoặc thoát
ra khỏi khu vực nguy hiểm
- Tổ chức bắn
pháo hiệu báo bão theo quy định.
- Chủ trì, phối
hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Cảnh sát
giao thông đường thủy và các địa phương hướng dẫn tàu thuyền, các phương tiện
khai thác, nuôi trồng thủy sản neo đậu an toàn tại các nơi
quy định của Tỉnh. (Chi tiết danh sách các điểm
neo đậu tàu thuyền trú tránh bão ứng phó với bão mạnh theo bảng Phụ lục 5 đính kèm)
- Triển khai phương án hoạt động ứng cứu của Đội Cứu hộ trên sông.
- Triển khai công tác hỗ trợ sơ tán, ứng phó cho
các huyện, TP, xã, phường theo địa bàn.
2.4. Trung tâm Phối hợp
tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Khu vực III (DN-MRCC) và Đài Thông tin Duyên hải Vũng Tàu (VT-Radio)
- Đài Thông tin Duyên hải Vũng Tàu (Vũng Tàu Rađio) đảm bảo thông tin liên lạc
với tàu thuyền, thông tin về bão, kêu gọi tàu thuyền vào bờ
hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm.
- Trung tâm phối hợp TKCN hàng hải
khu vực III phối hợp các lực lượng: Cảng vụ hàng hải Vũng Tàu, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, Công an tỉnh, Sở Giao thông Vận
tải và Đài Thông tin duyên hải Vũng Tàu tổ chức
tìm kiếm cứu nạn trên biển theo đề nghị của Tỉnh.
2.5. Công an Tỉnh
- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các địa phương triển
khai Phương án đảm bảo an toàn giao thông, chốt chặn các tuyến đường và các khu
vực nguy hiểm.
- Triển khai Phương án đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản nhà nước và nhân
dân.
2.6. Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy
- Triển khai Phương án phòng cháy chữa
cháy, chú ý đến các khu vực trú đậu của tàu thuyền, khu vực
đã sơ tán nhân dân.
- Triển khai hoạt động của Đội ứng cứu
sập đổ công trình.
2.6. Sở Xây dựng
- Hằng năm tổ chức
hướng dẫn kỹ thuật dằn, chằng chống nhà cửa, công trình cho
cộng đồng dân cư và các cơ quan, ban ngành.
- Triển khai Phương án phòng chống
bão cho các công trình, công trình đang
thi công dở dang, các nhà cao tầng, tháp cẩu, cây xanh, hệ
thống điện chiếu sáng, cấp nước.
- Triển khai phương án chống ngập úng
tại các đô thị.
- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải
triển khai Phương án huy động các trang thiết bị, phương
tiện phục vụ công tác ứng phó bão.
2.7. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
- Phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên
phòng Tỉnh triển khai Phương án, hướng
dẫn neo đậu an toàn cho các tàu thuyền.
- Phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh và UBND huyện, thành phố tổ chức trực phòng chống thiên tai và ứng cứu
cho các hồ chứa lớn như: Sông Ray, Đá Bàn, Suối Giàu, Đá Đen, Sông Hỏa...
- Đôn đốc, chỉ đạo, báo cáo công tác
trực ban của Văn phòng, Ban Chỉ huy
PCTT và TKCN Tỉnh cho Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn.
2.8. Sở Giao thông Vận tải
- Triển khai phương án phòng chống
bão đối với các công trình giao thông.
- Phối
hợp với Sở Xây dựng rà soát Phương án chuẩn bị huy động trang thiết bị, phương tiện, vật tư phục vụ công
tác sơ tán, ứng phó.
- Triển khai phương án bảo đảm
an toàn giao thông vận tải trước và trong bão. Phối hợp với Công
an tỉnh, Huyện, TP và các địa phương chốt chặn các đoạn đường các
khu vực nguy hiểm.
- Phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh, Huyện, TP và các địa phương trong công tác giải phóng lòng đường phục
vụ ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn.
2.9. Sở Công Thương + Điện lực
- Rà soát Phương án chuẩn bị, dự trữ,
cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho nhân dân trước và sau bão.
- Triển khai Phương án phòng chống
bão đối với các công trình, kho tàng, trụ sở
của ngành.
- Triển khai Phương án đảm bảo an toàn hệ thống, mạng lưới điện cho tất cả các
cấp điện thế.
2.10. Sở Tài nguyên - Môi trường
- Phối hợp với Sở
Xây dựng triển khai Phương án xử lý ngập úng.
- Sẵn sàng
Phương án tổ chức khắc phục môi trường sau bão, phương án
xử lý sự cố tràn dầu, phương án bảo đảm an toàn các công trình xử lý môi trường.
2.11. Sở Y tế
- Triển khai Phương án cấp cứu, tiếp
nhận nạn nhân; phương án đảm bảo an toàn cho các cơ sở y tế,
bệnh viện, bệnh nhân.
- Tham gia cùng với Bộ Chỉ huy Quân sự
tỉnh, Huyện, thành phố, Bộ đội Biên
phòng tỉnh huyện, TP Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy trong công tác cấp cứu của các Đội cứu nạn, cứu sập.
2.12. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Triển khai công tác phòng chống
lụt bão cho các công trình, cơ sở giáo dục.
- Phối hợp với huyện, thành phố sử dụng cơ sở
giáo dục đào tạo làm nơi sơ tán nhân dân.
- Thông báo và phối hợp với các trường
Đại học, Cao đẳng và Trung cấp thông báo cho các huyện, thành phố; các trường học khi có lệnh cho học
sinh, sinh viên tạm nghỉ học tránh bão lũ của
lãnh đạo huyện, thành phố hoặc của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Tỉnh.
2.13. Sở Thông tin và Truyền
thông, Đài Phát thanh truyền hình BR-VT, Cổng thông tin Điện tử Tỉnh.
- Triển khai Phương án thông tin truyền
thông, kịp thời phát tin bão, các công điện, văn bản chỉ đạo
của Trung ương, Tỉnh và Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn
Huyện, thành phố cho chính quyền phường, xã, cộng đồng,
người dân.
- Triển khai Phương án phân công phóng viên đến các vùng trọng điểm về thiên tai để kịp thời đưa tin về
tình hình thiên tai, ứng phó và khắc phục.
- Triển khai Phương án đảm bảo an toàn các cơ sở phát thanh, truyền hình, các công trình viễn thông,
các trụ ăng ten trong khu dân cư; Phương án dự phòng và đảm
bảo an toàn, thông suốt liên lạc với Trung ương, tỉnh và các huyện, thành phố.
2.14. Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch
- Triển khai phương án đảm bảo an toàn cho tất cả các cơ sở văn hóa,
thể thao và du lịch, kể cả tàu du lịch,
khách sạn, khu nghỉ dưỡng.
- Phương án đảm bảo an toàn cho khách du lịch.
- Phối hợp với UBND các huyện, thành
phố trong công tác sử dụng các cơ sở du lịch, khách sạn,
khu nghỉ dưỡng, nhà hàng làm nơi sơ tán đến cho người dân.
2.15. Sở Thương binh Xã hội, Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh và Hội Chữ Thập Đỏ
- Tổ chức cứu trợ
khẩn cấp, hỗ trợ lương thực thực phẩm, nước uống, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm, bố trí chỗ ở tạm cho các hộ mất nhà cửa hoặc bị hư hỏng nặng.
- Chăm sóc điều trị người bị thương.
- Thăm hỏi động
viên các gia đình có người tử nạn, bị nạn.
- Vận động, tiếp nhận và phân phối kịp thời các nguồn hỗ trợ từ các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước cứu trợ về lương thực, thực phẩm, thuốc men, hỗ trợ kinh phí cho người dân bị thiệt hại.
- Tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền
về tình hình thiệt hại và kết quả triển
khai công tác khắc phục tại địa phương.
2.16. Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đông Nam Bộ và Đài Khí tượng
thủy văn Bà Rịa-Vũng Tàu
Triển khai phương án đảm bảo thông tin về dự báo, cảnh báo đến lãnh đạo thành phố, Ban Chỉ huy
Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
2.17. Văn phòng UBND Tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu
- Triển khai Phương án phòng chống bão cho công trình
tòa nhà Trung tâm hành chính Tỉnh.
- Bố trí nơi làm việc và điều kiện
làm việc của Ban Chỉ đạo Tiền phương của
Chính phủ; của Tỉnh.
- Cung cấp thông
tin bão, lũ và các văn bản chỉ đạo trên Cổng Thông tin điện tử Tỉnh;
3. Tổ chức sơ tán nhân dân
- Phát lệnh sơ tán: Tùy tình hình, Chủ
tịch UBND Tỉnh hoặc Trưởng Ban Chỉ
huy PCTT và TKCN tỉnh phát lệnh sơ tán nhân dân.
- Chỉ huy công tác sơ tán nhân
dân: Chủ tịch UBND các huyện, thành phố.
- Lực lượng và phương tiện hỗ trợ sơ tán nhân dân:
+ Lực lượng quân sự (lực lượng chính quy, dự bị động viên, dân quân tự vệ); Biên phòng; công an;
Y tế; Thanh niên (Đoàn viên TNCSHCM, thanh niên tình nguyện, thanh niên xung
phong); Hội chữ thập Đỏ; các Đoàn thể; cán bộ, công chức,
viên chức từ cấp tỉnh, cấp huyện, thành phố đến cấp xã, phường, thị trấn.
+ Lực lượng quân sự hiệp đồng: Lực lượng
của Quân khu 7, Lực lượng của Bộ Quốc phòng.
(Chi tiết lực lượng dự kiến huy
động ứng phó với Bão mạnh, siêu bão tại bảng Phụ lục 3 đính kèm theo)
- Rà soát lại số người sơ tán, kiểm
tra an toàn nơi sơ tán đến.
- Hình thức sơ tán: người dân tự đi sơ tán là chính, di dân tại chỗ, di dân từ nhà
bán kiên cố sang nhà kiên cố, di dân vào các công sở, cơ quan, đơn vị…, ưu tiên sơ tán trước cho người già, trẻ em, phụ nữ, người bệnh. Đặc biệt
chú ý đến người dân, sinh viên, công nhân sống trong các
nhà trọ, nhà tạm, không kiên cố, chú
ý đề phòng bão kết hợp với sóng lớn
và mưa lũ lớn, ngập sâu, lũ cục bộ,
sạt lở đất, vùng hạ du các hồ chứa.
- Người sơ tán phải mang theo nhu yếu
phẩm cần thiết để sử dụng trong thời gian sơ tán (Tối thiểu 03 ngày).
- Kế
hoạch chuẩn bị lương thực, nước uống, thuốc dự phòng tối thiểu, vệ sinh môi trường, bếp ... tại nơi sơ tán.
- Kế
hoạch đảm bảo an toàn, an ninh trật tự nơi sơ tán.
- Chủ
tịch UBND huyện, thành phố quyết định tổ
chức cưỡng chế sơ tán đối với những trường hợp tổ chức, cá
nhân không tự giác chấp hành chỉ
đạo, chỉ huy, hướng dẫn sơ tán phòng, tránh thiên
tai vì mục đích an toàn cho người.
- Chủ tịch UBND Tỉnh quyết định huy động
tất cả các nguồn lực, các cơ sở, trụ sở,
nhà cửa, cơ quan, nhà thờ, chùa chiền, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng và
các cơ sở an toàn chịu bão lớn khác của tất cả tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm cơ
sở sơ tán đến cho nhân dân.
- Các địa phương thiếu nơi sơ tán an
toàn nhanh chóng thực hiện các biện pháp khẩn cấp như đào hầm trú ẩn (trừ vùng
lũ và ven biển), trú trong hang động
- Dự kiến số người sơ tán: trình bày ở
Phụ lục 1.
(Chi tiết số lượng người cần phải sơ tán, di dời theo Phụ lục 1 đính
kèm theo)
Những công việc cần quan tâm:
+ Số hộ, số người phải sơ tán tăng
lên rất nhiều so với kịch bản 1.
+ Sơ tán nhân dân ven biển do nước biển
dâng và sóng lớn trong bão mạnh:
◦ Bão rất mạnh cấp 12-13: sơ tán toàn
bộ dân ven biển cách bờ biển < 300 m (trừ các nhà kiên cố có trên 3 tầng,
người dân phải lên tầng cao).
◦ Bão rất mạnh cấp 14, 15 và siêu
bão:
• Sơ tán toàn bộ dân đến nơi an toàn
cách bờ biển < 600m, trừ các hộ dân sống trong các nhà kiên cố và > 3 tầng.
• Sơ tán toàn bộ dân đến nơi an toàn
cách bờ biển từ 600 - 1000m, trừ các hộ dân sống trong các
nhà kiên cố và > 2 tầng.
(Chi tiết địa điểm an toàn phục
vụ sơ tán, di dời dân đến tránh trú theo Phụ lục 2
đính kèm theo)
4. Tổ chức khắc phục
- Chủ
tịch UBND các huyện, thành phố là người tổng chỉ huy trực tiếp và huy động nguồn lực theo thẩm quyền để ứng phó thiên tai;
chịu trách nhiệm thực hiện chỉ huy, chỉ đạo của các cơ quan chỉ đạo phòng chống thiên tai cấp
trên.
- Các lực lượng địa phương phối hợp với
các lực lượng vũ trang, sở, ban, ngành tiếp tục công tác ứng
cứu, tìm kiếm cứu nạn, cấp cứu người bị nạn
- Huy động khẩn cấp và tuân thủ quyết định chỉ đạo, huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện,
trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo yêu cầu của cấp trên để kịp thời ứng phó và cứu
trợ khẩn cấp.
- Các huyện, thành phố thông tin khẩn cấp cho cấp trên về
tình hình ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn và yêu cầu ứng cứu, tìm
kiếm cứu nạn khi vượt quá khả năng.
- Tỉnh thông tin khẩn cấp cho Trung
ương về tình hình ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn và yêu cầu ứng
cứu, tìm kiếm cứu nạn khi vượt quá khả năng.
- Tập trung khắc phục giao thông, giải
phóng lòng đường ngay sau khi bão suy yếu
để đảm bảo hoạt động của công tác tìm kiếm cứu nạn,
cấp cứu người bị nạn. Có phương án đảm bảo
an toàn giao thông sau bão.
- Nhanh chóng thống
kê thiệt hại, xác định nhu cầu cứu trợ báo cáo cấp trên.
- Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã
hội, bảo vệ tài sản của
nhân dân và nhà nước.
- Tổ chức đưa người sơ tán trở về nhà
an toàn.
- Tổ
chức cứu trợ khẩn cấp: hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nước uống, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm, bố trí
chỗ ở tạm cho các hộ mất nhà cửa hoặc bị hư hỏng nặng.
- Huy động lực lượng, phương tiện, vật
tư, nhu yếu phẩm, tổ chức khắc phục hậu quả:
+ Chăm sóc, điều
trị người bị thương.
+ Thăm hỏi, động viên các gia đình có
người tử nạn, bị nạn.
+ Khắc phục điện, nước, giao thông,
viễn thông.
+ Vệ sinh môi trường, phòng chống dịch
bệnh.
+ Khôi phục nhà cửa, cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, bưu điện, thủy lợi,
tàu thuyền, thủy sản, cây xanh, cơ sở sản xuất, hỗ trợ nông dân khôi phục và tổ chức sản xuất nông nghiệp...ưu tiên các khu
vực trọng yếu.
+ Cảnh báo người dân biết những nguy hiểm để người dân cảnh giác, đề phòng khi khắc phục hậu quả và trường hợp
có mưa lũ sau bão theo các phương án đã xây dựng
- Tổ chức bình ổn thị trường.
- Vận động, tiếp nhận và phân phối kịp
thời các nguồn hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cứu trợ về
lương thực, thực phẩm, thuốc men, hỗ trợ kinh phí cho người dân bị thiệt hại.
- Tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm
quyền về tình hình thiệt hại và kết quả triển khai công tác khắc phục tại địa
phương.
- Những công việc cần triển
khai thực hiện
+ Ngay sau bão bắt
đầu suy yếu, triển khai ngay công tác ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn, cấp cứu người
bị nạn.
+ Các địa phương thường xuyên liên lạc
với Huyện, thành phố, kiểm soát tình hình, đề nghị ứng cứu. Tỉnh thường xuyên báo cáo tình
hình với Trung ương.
+ Nhanh chóng giải phóng lòng đường, ưu tiên các tuyến đường đến ứng cứu trước.
+ Huy động khẩn
cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để kịp thời ứng
phó và cứu trợ khẩn cấp, kể cả cho các địa phương bạn theo lệnh của Thủ tướng
Chính phủ.
+ Các địa phương
cập nhật tình hình cần ứng cứu và tình hình thiệt hại, xác định nhu cầu cứu trợ
báo cáo Tỉnh xử lý.
+ Kịp thời tổ chức cứu trợ khẩn cấp với
quy mô lớn: hỗ trợ lương thực, thực phẩm,
nước uống, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm, bố trí chỗ ở tạm
cho các hộ mất nhà cửa hoặc bị hư hỏng nặng (với số lượng lớn).
+ Tổ chức đưa người sơ tán trở về nhà
an toàn
+ Chăm sóc người
bị thương, tìm kiếm người mất tích, tổ chức mai táng, thăm hỏi động viên các gia đình có người
bị nạn, tử vong
+ Tập trung khắc
phục điện, nước, giao thông và viễn thông
+ Khắc phục vệ
sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh
+ Khôi phục nhà cửa, cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, bưu điện, thủy lợi, tàu thuyền, thủy sản, cây xanh,
cơ sở sản xuất, hỗ trợ nông dân khôi phục và tổ chức sản xuất nông nghiệp...
+ Cảnh báo người dân biết những nguy
hiểm để người dân cảnh giác, đề phòng
khi khắc phục hậu quả.
+ Tổ chức bình ổn thị trường.
+ Vận động, tiếp nhận và phân phối kịp
thời các nguồn hỗ trợ từ các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước cứu trợ về lương thực, thực phẩm, thuốc men, hỗ trợ
kinh phí cho người dân bị thiệt hại sớm ổn định cuộc sống, nhất là hộ
gia đình chính sách, hộ đặc biệt nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
+ Tổng hợp, báo cáo lên cấp có thẩm
quyền về tình hình thiệt hại và kết quả triển khai công tác khắc phục tại địa
phương.
VII. TRƯỜNG HỢP
TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP VỀ THẢM HỌA
Trong trường hợp thiên tai ở cấp độ
5, việc tổ chức ứng phó, khắc phục được thực hiện theo quy
định của Pháp lệnh về tình trạng khẩn cấp.
Cấp độ rủi ro thiên tai được phân
thành 5 cấp tăng dần về mức độ. Cấp độ cao nhất là cấp độ
5 ứng với tình trạng khẩn cấp về thiên tai.
Về Bão: có 4 trường hợp.
a) Siêu bão từ cấp 16 trở lên hoạt động
trên vùng biển ven bờ, đất liền khu vực Đông nam bộ.
b) Các trường hợp rủi ro thiên tai cấp
độ 4 được tăng lên 1 cấp (thành cấp độ 5) trong các trường
hợp sau:
- Bão rất mạnh từ cấp 12 đến cấp 15
hoạt động trên vùng biển ven bờ khu vực Đông nam bộ. kết hợp
với hoạt động của gió mùa Đông Bắc, gió mùa Tây Nam mạnh.
- Bão rất mạnh từ cấp 12 đến cấp 15
hoạt động trên đất liền nơi đang xảy ra mưa lớn, lũ, ngập
lụt lớn hoặc trùng với thời kỳ triều cường, nước biển dâng cao ở vùng ven bờ.
- Siêu bão từ cấp 16 trở lên hoạt động
trên Biển Đông kết hợp với hoạt động của Gió mùa Đông Bắc, Gió mùa Tây Nam mạnh.
Nội dung chính của trường hợp tình trạng
khẩn cấp về thảm họa như sau:
1. Thủ tướng Chính phủ đề nghị, Chủ tịch
nước ban hành lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết ban bố tình trạng
khẩn cấp.
2. Thủ tướng Chính phủ ban hành các
Quyết định tổ chức thi hành Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Lệnh
của Chủ tịch nước nêu trên.
3. Thủ tướng Chính phủ quyết định
thành lập Ban Chỉ đạo giúp Thủ tướng triển khai thi hành Lệnh hoặc
Nghị quyết trên. Chủ tịch UBND tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương là thành viên Ban Chỉ đạo.
4. UBND
các cấp có trách nhiệm thi hành các biện pháp đặc biệt trong tình trạng khẩn cấp
về thảm họa lớn, gồm:
- Tổ chức cấp cứu, TKCN và cứu hộ người
bị nạn, tạm thời sơ tán nhân dân ra khỏi nơi nguy hiểm, tự
giúp nhân dân ổn định đời sống.
- Cứu hộ và tăng cường bảo vệ các
công trình phòng chống thiên tai đang bị sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra nguy hiểm (trong đó có hồ chứa nước).
- Ưu tiên vận chuyển vật tư, nguyên
liệu, thuốc phòng chữa bệnh, lương thực thực phẩm, nước uống, hàng hóa cần thiết
đến nơi thảm họa.
- Tăng cường các biện pháp phòng chống
cháy nổ.
- Các biện pháp quản lý đặc biệt về
giá như quy định về giá trần, phân phối, nghiêm cấm đầu cơ, tăng cường kiểm
soát.
- Huy động nhân lực, vật tư, phương
tiện, tài sản để cứu hộ và khắc phục hậu quả thảm họa
(trong đó ngoài việc huy động lực lượng vũ trang còn huy động cán bộ, công chức,
các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân).
- Đảm bảo chế độ thông tin liên lạc.
- Đảm bảo an ninh, trật tự trên địa
bàn có tình trạng khẩn cấp.
- Kế hoạch chốt chặn, hạn chế người và phương tiện vào những khu vực nguy hiểm.
- Khắc phục môi trường, phòng chống dịch
bệnh.