Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2318/QĐ-UBND 2019 phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất Vĩnh Long

Số hiệu: 2318/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long Người ký: Trần Hoàng Tựu
Ngày ban hành: 10/09/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2318/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 10 tháng 9 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Hóa chất ngày 21/11/2007;

Căn cứ Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất;

Nghị định số 30/2017/NĐ-CP , ngày 21/3/2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động, ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

Nghị định số 87/2018/NĐ-CP ngày 15/6/2018 của Chính phủ về Kinh doanh khí; Căn cứ Quyết định số 26/2016/QĐ-TTg ngày 01/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc hại;

Căn cứ Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 05/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất độc hại;

Căn cứ Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017 của Bộ Trưởng Bộ Công Thương Quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất”.

Xét Tờ trình số 1151/TTr-SCT ngày 03/9/2019 của Giám đốc Sở Công thương về việc Ban hành Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành “Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long”.(đính kèm theo Quyết định).

Quyết định này thay thế Quyết định số 1311/QĐ-UBND ngày 06/8/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc ban hành “Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long”.

Điều 2. Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ và nội dung của Kế hoạch triển khai thực hiện theo đúng các quy định hiện hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Công Thương; Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh, các cơ quan, đơn vị có liên quan và các tổ chức, cá nhân có hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ Công Thương (b/c);
- Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn (b/c);
- TT TU, HĐND tỉnh (b/c);
- CT, PCT UBND tỉnh (b/c);
- LĐ VP.UBND tỉnh;
- Phòng: KTN, TH, TTTH, KTTH;
- Lưu: VT, 4.11.05.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Hoàng Tựu

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2318/QĐ-UBND ngày 10/9/2019 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)

I. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cần thiết phải lập Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh.

Hiện nay nhu cầu sử dụng hóa chất trên địa bàn tỉnh ngày càng lớn trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm (gọi chung là hoạt động hóa chất).

Hoạt động hóa chất nói chung luôn tiềm ẩn các nguy cơ mất an toàn, sự cố hóa chất xảy ra tác động ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, tài sản vật chất và môi trường; hóa chất có khả năng phát tán nhanh, trên diện rộng, rất dễ xâm nhập vào cơ thể người và để lại những hậu quả lâu dài đối với sức khỏe và môi trường bởi khả năng tồn lưu lâu dài khó phân hủy.

Để giảm thiểu những tác động tiêu cực do sự cố hóa chất gây ra, việc xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất là hết sức cần thiết và cấp bách nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về công tác an toàn trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất nguy hiểm; phòng ngừa có hiệu quả sự cố hóa chất độc hại tạo điều kiện cho sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất an toàn, hiệu quả, góp phần bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường và nêu cao vai trò trách nhiệm của các ngành, các cấp, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tại địa phương.

2. Căn cứ pháp lý để lập Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh

Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 ngày 21/11/2007;

Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09/11/2009 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

Nghị định số 30/2017/NĐ-CP , ngày 21/3/2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động, ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

Nghị định số 87/2018/NĐ-CP ngày 15/6/2018 của Chính phủ về Kinh doanh khí;

Căn cứ Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất;

Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 05/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất độc hại;

Căn cứ Quyết định số 26/2016/QĐ-TTg ngày 01/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc;

Thông tư số 44/2012/TT-BCT ngày 28/12/2012 của Bộ Công Thương Quy định danh mục hàng công nghiệp nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển và vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và thủy nội địa;

Thông tư số 52/2013/TT-BTNMT ngày 27/12/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định việc vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm;

Thông tư số 09/2016/TT-BKHCN ngày 09/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định trình tự, thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất oxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ (thuộc loại 5) và các chất ăn mòn (thuộc loại 8) bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa;

Thông tư 09/2018/TT-BKHCN ngày 01/7/2018 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 09/2016/TT-BKHCN ngày 09/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định trình tự, thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất oxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ (thuộc loại 5) và các chất ăn mòn (thuộc loại 8) bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa;

Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017 của Bộ Trưởng Bộ Công Thương Quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất”;

Công văn số 9574/BCT-HC ngày 29/9/2014 của Bộ Công Thương về việc xây dựng Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố cấp tỉnh;

II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Tóm tắt điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

1.1. Điều kiện tự nhiên

Vĩnh Long là tỉnh thuộc hạ lưu sông Mê Kông, nằm giữa sông Tiền, sông Hậu và ở trung tâm khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), tổng diện tích tự nhiên 152.017,6 ha. Phía Bắc và Đông Bắc giáp các tỉnh Tiền Giang và Bến Tre; phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp; phía Đông Nam giáp với tỉnh Trà Vinh; phía Tây Nam giáp các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng và Thành phố Cần Thơ.

BẢN ĐỒ RANH GIỚI HÀNH CHÍNH TỈNH VĨNH LONG

TỶ LỆ 1 : 50000

1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Theo Niên giám thống kê năm 2017, tỉnh Vĩnh Long có 8 đơn vị hành chính, gồm 6 huyện (Bình Tân, Long Hồ, Mang Thít, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm); thị xã Bình Minh và Thành phố Vĩnh Long với 109 xã, phường, thị trấn (94 xã, 5 thị trấn và 10 phường). Dân số trung bình năm 2017 là 1.050.241 người; mật độ dân số 688 người/km2; thành phố Vĩnh Long có mật độ dân số cao nhất với 2.994 người /km2; thấp nhất là huyện Trà Ôn với 512 người/km2.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP:Gross Regional Domestic Product) của tỉnh năm 2015 đạt trên 30.131 tỷ đồng, đưa nền kinh tế toàn tỉnh trong giai đoạn 05 năm 2011-2015 đạt tốc độ tăng trưởng gần 7,0%/năm, cao hơn tăng trưởng kinh tế cả nước trong cùng thời kỳ (đạt 5,9%/năm). Trong đó, riêng giá trị gia tăng (VA :value added) ngành công nghiệp + xây dựng có mức tăng trưởng 11,1%/năm, cao hơn mức tăng trưởng chung của kinh tế toàn tỉnh (giá so sánh 2010).

Năm 2015, GRDP/người của tỉnh đạt trên 37,8 triệu đồng/người (~1.743 USD) gấp 1,8 lần so với năm 2010 (đạt 20,9 triệu đồng/người) và tương đương 94,6% và 78,2% mức bình quân của Vùng ĐBSCL và của cả nước (đạt 2.228 USD).

Năm 2016, GRDP của tỉnh đạt khoảng trên 31.707 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng 5,2% so với với năm 2015. Trong đó ngành công nghiệp đạt khoảng 5.670 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng 13,3% so với năm 2015 và duy trì tương đương so với giai đoạn 2011-2015.

Trong năm 2017: chỉ số sản xuất công nghiệp đạt 109,20 %; kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đạt 420,831 USĐ.

Tổng sản phẩm trên địa bàn ước tính năm 2018 (tính theo giá so sánh 2010) tăng 6,17% so với năm 2017, trong đó khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,23% đóng góp 1,07 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,01% (công nghiệp tăng 10,43%, xây dựng tăng 5,4%), đóng góp vào mức tăng chung 1,6 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 7%, đóng góp 3,06 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 8%, đóng góp 0,44 điểm phần trăm. Tăng trưởng kinh tế năm 2018 cao hơn 0,67 điểm phần trăm so với mục tiêu kế hoạch (mục tiêu tăng 5,5%) và cao hơn 0,55 điểm phần trăm so với mức tăng trưởng của năm 2017.

2. Tổng quan về hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh, tình hình sự cố hóa chất và năng lực ứng phó của địa phương

2.1. Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

a. Thực trạng hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh

Theo Niên giám thống kê năm 2018, tính đến cuối năm 2017 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có khoảng 356 doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo bao gồm các ngành nghề như: sản xuất thuốc hóa dược và dược liệu, sản xuất chế biến thực phẩm, đồ uống, sản xuất sản phẩm thuốc lá, sản xuất sản phẩm dệt, may mặc, sản xuất da và sản phẩm có liên quan, sản xuất giấy và các sản phẩm bằng giấy, in sao chép bản ghi các loại, sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic,… Trong đó, cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hóa chất là 13 doanh nghiệp và sử dụng là 15 cơ sở, doanh nghiệp.

Qua công tác kiểm tra thực tế tại các doanh nghiệp đang hoạt động có liên quan đến hóa chất, nhìn chung công tác đảm bảo an toàn khi làm việc với hóa chất ngày càng được các doanh nghiệp quan tâm hơn. Đa số doanh nghiệp đều cung cấp đầy đủ các thủ tục, hồ sơ như: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất thuộc danh mục hóa chất sản xuất kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp, chứng nhận tập huấn an toàn hóa chất, cam kết bảo vệ môi trường, chứng nhận về phòng cháy và chữa cháy và có chứng từ chứng minh nguồn gốc của hoá chất đang sử dụng, lưu giữ đầy đủ các phiếu an toàn hoá chất nguy hiểm đang sử dụng tại doanh nghiệp, có cán bộ chuyên môn quản lý an toàn hoá chất tại doanh nghiệp và công tác tập huấn an toàn lao động cho những người làm việc trực tiếp với hoá chất.

Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp, cơ sở chưa quan tâm công tác đảm bảo an toàn trong hoạt động hóa chất như: việc cập nhật thông tin về phiếu an toàn hóa chất chưa đầy đủ, chưa chú trọng đến nhãn mác và việc sử dụng bảo hộ lao động trong sản xuất, bố trí kho chưa ngăn nắp,… Đặc biệt, là hiện tượng hóa chất rơi vãi tại khu sản xuất, đây là hành vi gây nguy hiểm đến sức khỏe con người dễ xảy ra các sự cố phát sinh từ hóa chất.

Hoạt động hóa chất sử dụng chủ yếu cho các loại hình sản xuất công nghiệp như: keo dán, bao bì, mực in, sơn, hóa chất ngành xây dựng, may mặc, da giày, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ,… Đặc tính hóa chất chủ yếu mang tính cháy nổ, kích ứng, độc và ăn mòn, trong đó, hóa chất có tính cháy nổ cao chiếm đa số, việc bố trí các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất trên địa bàn còn nhiều bất cập, vẫn còn một số cơ sở, doanh nghiệp nằm xen lẫn trong khu dân cư. Hoạt động lưu trữ hóa chất của các cơ sở trên địa bàn tỉnh chưa được thực hiện tốt, chỉ định sơ cứu chưa được các cơ sở sản xuất quan tâm, một số cơ sở trang bị thiết bị phòng cháy chữa cháy rất sơ sài hoặc rất cũ, hư hỏng,… Công tác phòng cháy chữa cháy chưa được chú trọng, việc xây dựng phương án và diễn tập còn mang tính hình thức dẫn đến việc ứng phó sự cố không đúng quy định có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.

b. Danh sách các cơ sở có hoạt động hóa chất; tên hóa chất, khối lượng được sử dụng trên địa bàn tỉnh

Theo thống kê trên địa bàn tỉnh đến nay có 28 cơ sở, doanh nghiệp có hoạt động hóa chất (sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất) thuộc danh mục phải thực hiện xây dựng Kế hoạch, Biện pháp phòng ngừa ứng phó cự cố hóa chất (phụ lục kèm theo).

2.2. Đánh giá tình hình sự cố hóa chất đã xảy ra trên địa bàn tỉnh

a. Đối với cơ sở kinh doanh, sử dụng hóa chất

Các cơ sở sử dụng hóa chất cơ bản tồn trữ hóa chất khối lượng nhỏ và theo văn bản hiện hành các cơ sở chỉ phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất. Tuy nhiên số lượng cơ sở chấp hành quy định xây dựng Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất còn quá ít. Do vậy có thể nhận xét rằng ý thức chấp hành quy định về phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất chưa tốt.

Qua kiểm tra thực tế tại một số cơ sở cho thấy việc xây dựng Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất chưa được các cơ sở hóa chất, cơ quan quản lý quan tâm đúng mức. Ngoài ra, các cơ sở đã tự xây dựng kế hoạch nhưng chưa theo quy định và chất lượng còn thấp, và chưa có kế hoạch, biện pháp trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Kết quả khảo sát các công ty tại địa bàn tỉnh Vĩnh Long cho thấy trong thời gian qua chưa xảy ra sự cố hóa chất ở mức độ nghiêm trọng. Các cơ sở đều thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn trong hoạt động hóa chất.

Các doanh nghiệp hóa chất nhìn chung đã thực hiện công tác đào tạo an toàn hóa chất cho các đối tượng cán bộ quản lý, công nhân trực tiếp tiếp xúc với hóa chất. Tuy nhiên số người được tập huấn còn ít so với số người liên quan đến hóa chất; phần lớn doanh nghiệp chưa thực hiện diễn tập ứng phó sự cố hóa chất. Một số doanh nghiệp vẫn xảy ra những trường hợp rò rỉ hóa chất ở mức độ nhỏ, các cơ sở đã tự xử lý được.

b. Đối với hoạt động vận chuyển hóa chất trên địa bàn tỉnh

Hoạt động vận chuyển hóa chất trên địa bàn tỉnh trên thực tế chưa có thống kê và khó kiểm soát vì các lý do sau:

Việc cấp phép vận chuyển hóa chất do các Bộ quản lý cấp phép vận chuyển theo Nghị định số 104/2009/NĐ-CP , hơn nữa chưa có quy định về việc khi vận chuyển hóa chất qua địa bàn phải cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý địa phương.

Ý thức chấp hành quy định cũng như nhận thức mối nguy hiểm của việc vận chuyển hóa chất chưa cao, thậm chí không có hiểu biết tối thiểu về hóa chất chuyên chở của chủ phương tiện vận chuyển sẽ là một trong các nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất trên đường vận chuyển.

Theo quy định, các doanh nghiệp khi vận chuyển hóa chất phục vụ quá trình kinh doanh phải đạt yêu cầu quy định về phương tiện, người lái xe, người áp tải hàng phải được qua đào tạo huấn luyện cơ bản về an toàn hóa chất.

c. Đối với hoạt động diễn tập ứng phó sự cố hóa chất tại cơ sở hoạt động hóa chất

Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất là công việc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của doanh nghiệp để nâng cao ý thức trách nhiệm về bảo đảm an toàn trong hoạt động hóa chất, đồng thời giúp doanh nghiệp rèn luyện thuần thục các kỹ năng ứng phó với tình huống xảy ra sự cố hóa chất, xử lý tình huống tốt, giảm thiệt hại về vật chất, tài sản, tính mạng công nhân và nhân dân,…

Các doanh nghiệp đều đã có phương án phòng cháy chữa cháy (PCCC) được cơ quan PCCC tỉnh chấp thuận. Đối với hoạt động diễn tập PCCC đã được tổ chức định kỳ hàng năm, tuy nhiên diễn tập PCCC gắn với ứng phó sự cố hóa chất gần như chưa được triển khai.

Qua khảo sát các cơ sở hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh chưa xảy ra sự cố hóa chất lớn nào gây tác động đến sức khỏe con người cũng như thiệt hại về của cải vật chất ở các doanh nghiệp. Tuy nhiên tại một số doanh nghiệp vẫn xảy ra những trường hợp rò rỉ hóa chất ở mức độ nhỏ và các cơ sở đã nhanh chóng khắc phục.

2.3. Các nguy cơ gây ra sự cố hóa chất lớn

STT

Vị trí xảy ra sự cố

Địa chỉ

Loại nguy cơ

1

Công ty TNHH Oxy Bình Minh

Tổ 22, Khóm Đông Thuận, Phường Đông Thuận, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long

Rò rỉ, tràn đổ, cháy nổ khí O2

2

Công ty Cổ phần cấp nước Vĩnh Long

Số 02, Hưng Đạo Vương, Phường 1, TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.

Rò rỉ khí Chlorine

3

Công ty TNHH Gas Vĩnh Long

ấp Phú Hưng, xã Phú Thịnh, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

Rò rỉ, cháy nổ LPG

a. Trong quá trình lưu giữ

Tràn đổ, rò rỉ hóa chất có thể xảy ra khi bao bì chứa hóa chất bị rách thủng trong quá trình vận chuyển và bốc vác, do chuột cắn phá, do vật nhọn làm rách thủng. Thùng chứa, phuy, can có thể bị nứt bể do va chạm, do tác động cơ học, do thời gian sử dụng lâu, do chứa đựng hóa chất không phù hợp (ăn mòn, phá hủy,…) với chất liệu làm vật chứa, cũng có thể do nhiệt độ kho bảo quản quá cao gây nứt vật chứa. Tràn đổ cũng có thể xảy ra do quá trình sắp xếp hàng hóa trong kho vượt quá chiều cao quy định và không cẩn thận nên lớp hàng hóa bị nghiêng và đổ, kéo theo các lô hóa chất kế bên.

Cháy nổ hóa chất có thể xảy ra khi kho bảo quản hóa chất quá nóng (do hỏa hoạn, chập điện…), vượt quá nhiệt độ tự cháy hoặc nhiệt độ bùng cháy của hóa chất làm hóa chất bốc cháy sinh nhiệt có thể gây nổ. Cũng có thể do hóa chất tràn đổ phản ứng với các loại hóa chất khác trong cùng kho bảo quản sinh ra khí cháy gây nổ. Ngoài ra, cháy nổ có thể xảy ra khi xếp các loại hóa chất không tương thích ở gần nhau gây ra phản ứng hóa học, do ma sát sinh nhiệt gây cháy nổ hoặc do người lao động phải tiếp xúc và làm việc cùng lúc với nhiều loại hóa chất mà thiếu thông tin về các loại chất này gây ra các phản ứng cháy nổ.

b. Trong quá trình vận chuyển đường thủy và đường bộ

Cháy nổ xảy ra do phát sinh ma sát, do va đập sinh nhiệt gây cháy nổ hoặc do xếp các loại hóa chất không tương thích ở gần nhau.

Cháy nổ xảy ra do nhiệt độ môi trường khá cao, gây nên hiện tượng tự bốc cháy.

Tràn đổ, rò rỉ trong quá trình vận chuyển, do xếp các hóa chất chồng lên nhau gây nghiêng đổ, tai nạn giao thông,…

2.4. Đánh giá năng lực về con người, trang thiết bị phục vụ ứng phó sự cố hóa chất của các cơ sở và của các cơ quan chức năng

a. Những mặt đạt được

Hầu hết các cơ sở trên địa bàn tỉnh đều bố trí nhân lực có chuyên môn thường xuyên giám sát, sẵn sàng xử lý tình huống khi xảy ra sự cố, đã trang bị các phương tiện chữa cháy tại cơ sở.

Đối với những cơ sở chưa bố trí được nguồn nhân lực có chuyên môn đầy đủ và trang bị các phương tiện chữa cháy thì cơ quan chức năng sẽ có hướng khắc phục, có kế hoạch bổ sung, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực và trang thiết bị trong thời gian tới.

b. Những mặt chưa được

Việc xây dựng phương án và diễn tập công tác phòng cháy chữa cháy chưa được chú trọng, còn mang tính hình thức, chỉ một số rất ít cơ sở tự tổ chức diễn tập.

Tại một số cơ sở, cách bố trí phương tiện phục vụ chữa cháy còn sai quy định, đặt hàng hóa thiết bị che khuất phương tiện phòng cháy chữa cháy, đặt xa nơi có khả năng xảy ra cháy nổ.

Hầu hết các cơ sở chưa xây dựng phương án ứng phó sự cố hóa chất, chưa có trang thiết bị, lực lượng sẵn sàng để ứng phó với sự cố hóa chất.

c. Năng lực huy động, điều phối lực lượng ứng phó sự cố hóa chất của chính quyền địa phương

Trang thiết bị và nguồn nhân lực đảm bảo thực hiện tốt việc ứng phó sự cố hóa chất xảy ra trên địa bàn tỉnh.

2.4. Nguồn nhân lực và trang thiết bị phục vụ ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh.

2.4.1. Lực lượng quân sự

a. Lực lượng tại chỗ

Cơ quan Bộ CHQS tỉnh: 01 Trung đội thiếu quân số 18-20 đồng chí.

Trung đoàn BB890: 01 Tiểu đội, quân số 09 đồng chí.

Đại đội Trinh sát: 01 Tiểu đội, quân số 09 đồng chí.

Đại đội Thiết Giáp : 01 tiểu đội, quân số 06 đồng chí.

Bệnh xá, Bệnh viện quân dân y Tân Thành, trạm sửa chữa ½ quân số.

Nhà kho ½ quân số; các huyện, thị, thành: 01 tiểu đội, quân số 6 - 9 đồng chí.

Sử dụng 01 tổ, tiểu đội Dân quân cơ động của các huyện, thị xã, thành phố nơi xảy ra sự cố, dân quân cơ động mỗi xã 7-9 đồng chí. Dân quân các ấp, khóm mỗi nơi 03 đồng chí.

b. Lực lượng cơ động

Cơ quan Bộ CHQS tỉnh: 01 trung đội thiếu, quân số 18-20 đồng chí.

Trung đoàn BB890: một tiểu đội, quân số 9 đồng chí.

Đại đội Thiết Giáp : một tiểu đội, quân số 6 đồng chí

Bệnh xá, Bệnh viện quân dân y Tân Thành, trạm sửa chữa ½ quân số.

Sử dụng 01 tổ, tiểu đội Dân quân cơ động của các huyện- thị- thành nơi xảy ra sự cố, dân quân cơ động mỗi xã 7-9 đồng chí. Dân quân các ấp, khóm mỗi nơi 03 đồng chí.

c. Lực lượng bảo vệ

Trung đội Vệ binh đảm nhiệm, quân số : 04 đồng chí.

d. Phương tiện phòng ngừa, khắc phục sự cố hóa chất

Xe vận tải (GMC, ISUZU, KIA) 04 chiếc.

Xe Chỉ huy: 01 chiếc.

Bình cứu hỏa, câu liêm, thùng, mỗi thứ: 10 cái.

2.4.2. Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy

a. Phương tiện xe cơ giới

Xe chữa cháy : 04 chiếc.

Xe Cứu nạn cứu hộ: 02 chiếc

Ca nô chữa cháy: 02 chiếc.

b. Nguồn nhân lực phục vụ ứng phó sự cố: khoảng 30 người.

c. Trang phục bảo hộ, thiết bị phục vụ

Bộ trang phục chữa cháy đám cháy hóa chất, phóng xạ: 03 bộ

Máy đo nồng độ hóa chất (CO, O2, H2S, CH4,…): 04 máy.

2.4.3. Lực lượng Y tế

a. Phương tiện

Xe cứu thương: 02 xe

Xe chống dịch: 02 xe

b. Nguồn nhân lực phục vụ: khoảng 30 người

Đội ngoại viện (10 người/02 đội): Bác sĩ 02 người/đội; Điều dưỡng 02 người/đội; Lái xe 01 người/đội.

Đội chống dịch lưu động (20 người/02 đội: Bác sĩ 04 người/đội; Y sĩ 02 người/đội; KTV xét nghiệm 01 người/đội; Nhân viên hành chính 01 người/đội; Lái xe 01 người/đội.

c. Trang bị bảo hộ, thiết bị phục vụ: 01 máy phun thuốc.

III. KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA SỰ CỐ HÓA CHẤT

1. Giải pháp về quản lý

Tăng cường công tác hướng dẫn các cơ sở sử dụng và lưu trữ hóa chất trên địa bàn phải có kho chứa hóa chất riêng biệt, việc bố trí nơi lưu trữ hóa chất phải tuân theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành nhằm đảm bảo an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển. Kho hóa chất phải đảm bảo khoảng cách an toàn khu vực sản xuất, chế biến và khu dân cư.

Yêu cầu các đơn vị có liên quan đến hoạt động hóa chất phải thống kê loại hóa chất sử dụng nằm trong danh mục của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ, đồng thời xây dựng kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất (theo Điều 20 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP) gửi cơ quan chức năng thẩm định, phê duyệt và biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất (theo Điều 21 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP) gửi cơ quan có chức năng theo dõi, quản lý.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở lưu trữ và sử dụng hóa chất trên địa bàn toàn tỉnh.

Khi xảy ra hoặc khi có nguy cơ xảy ra sự cố thì người phát hiện phải báo cáo ngay cho chủ cơ sở hoặc người chịu trách nhiệm cao nhất tại cơ sở và báo động toàn đơn vị ứng phó với sự cố bằng hệ thống thông tin khẩn cấp theo Kế hoạch Phòng ngừa, ứng phó sự cố đã xây dựng. Chủ cơ sở phải trực tiếp thông báo với Chính quyền địa phương, đồng thời thông báo tới lực lượng chức năng (Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; cơ quan Y tế; Công an; Công Thương; Cảnh sát Môi trường,...) tham gia ứng phó sự cố theo chức năng nhiệm vụ của ngành, đơn vị và nhiệm vụ được phân công trong Kế hoạch Phòng ngừa, ứng phó sự cố đã xây dựng.

Cơ chế phối hợp với cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh để phòng ngừa sự cố hóa chất: Các sở, ban, ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất và thông báo đến cơ quan có liên quan những nội dung không thuộc thẩm quyền xử lý khi xảy ra tình huống có khả năng mất an toàn trong hoạt động hóa chất.

Xây dựng quy chế phối hợp hoạt động giữa các sở, ban, ngành tỉnh, các địa phương, Công an, Quân đội và đơn vị Quân Khu 9 đóng trên địa bàn trong việc phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh.

2. Giải pháp nâng cao năng lực của người lao động, cơ sở có hoạt động hóa chất trong việc phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất:

2.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức và yêu cầu kỹ thuật an toàn trong sản xuất, sử dụng hóa chất dễ cháy nổ

Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cơ sở hoạt động hóa chất trong việc tuân thủ quy định quản lý an toàn hóa chất. Những người làm việc với hóa chất nguy hiểm phải có giấy chứng nhận đã được học tập về phương pháp làm việc an toàn, vận chuyển và cách giải quyết các sự cố xảy ra.

Các cơ sở hoạt động hóa chất phải trang bị đầy đủ các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy theo quy định, các phương tiện bảo vệ cá nhân, phải hướng dẫn cách sử dụng và bảo quản cho công nhân. Quần áo, găng tay, ủng, kính, mặt nạ phòng độc,… phải phù hợp với tính chất công việc, mức độ độc hại của hoá chất.

Các cơ sở sản xuất sử dụng các hoá chất dễ cháy nổ phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; lập kế hoạch phòng chống cháy nổ và bảo đảm đủ điều kiện thực hiện.

Nơi sản xuất hoặc sử dụng hóa chất dễ cháy nổ phải có lối thoát nạn, phải có các buồng phụ, những buồng phụ này phải cách ly với nơi sản xuất chính bằng các cấu kiện ngăn chặn đặc biệt và có giới hạn chịu lửa nhỏ nhất là 1,5 giờ.

Trong khu vực sản xuất và sử dụng hóa chất cháy nổ phải quy định chặt chẽ chế độ dùng lửa, khu vực dùng lửa, phải có bảng chỉ dẫn bằng chữ và ký hiệu cấm lửa để ở nơi dễ nhận thấy, phải có nơi hút thuốc lá riêng cách xa nơi có hóa chất dễ cháy nổ ít nhất 10m. Khi cần thiết phải sửa chữa cơ khí, hàn điện hay hàn hơi phải có quy trình làm việc an toàn, có xác nhận của cán bộ an toàn lao động.

Tất cả các dụng cụ điện, thiết bị điện đều phải là loại phòng chống cháy nổ. Việc dùng điện chạy máy và điện thắp sáng ở những nơi có hóa chất dễ cháy nổ phải đảm bảo an toàn.

Không dùng khí nén có ôxy để nén đẩy hóa chất dễ cháy nổ từ thiết bị này sang thiết bị khác. Khi san rót hoá chất dễ cháy nổ từ bình này sang bình khác phải tiếp đất bình chứa và bình rót.

Để tránh hiện tượng tràn đổ rò rỉ hóa chất, trong kho bảo quản phải sắp xếp các lô hóa chất ngay ngắn và theo từng khu vực riêng. Đối với khu vực chứa Kali hydroxit và Axit clohydric thì cần phải lưu ý các vấn đề sau: lưu trữ hóa chất trong bao bì kín, bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, có hệ thống thông gió tự nhiên và quả cầu hút nhiệt tránh sự tích tụ của khí, hơi dễ cháy. Tuyệt đối không sử dụng dụng cụ, thiết bị có khả năng gây ra tia lửa điện do ma sát hay va đập, không đưa xe vào sát khu vực kho, không hút thuốc hay mang các vật có khả năng gây cháy vào kho. Tránh xa các chất không tương thích như chất đốt, vật liệu hữu cơ, các kim loại nặng, các Photphat, vật liệu Cacbon, các axit mạnh và các chất oxy hóa khác, thùng chứa hóa chất có thể nguy hiểm khi còn dư lượng hóa chất. Quan sát tất cả các cảnh báo và biện pháp phòng ngừa được liệt kê cho sản phẩm.

Các tổ chức, cá nhân có hoạt động hóa chất tự kiểm tra, khắc phục các điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm. Định kỳ thông báo phối hợp với lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của tỉnh và các tổ chức, cá nhân xung quanh nằm trong phạm vi ảnh hưởng khi có sự cố hóa chất, tổ chức diễn tập ứng phó sự cố hóa chất tại đơn vị. Thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định của pháp luật về hóa chất.

2.2. Yêu cầu về công tác đào tạo trong đảm bảo an toàn hóa chất

Lãnh đạo các cơ sở có hoạt động hóa chất phải tăng cường tổ chức đào tạo huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất cho cán bộ, nhân viên, người lao động trực tiếp tiếp xúc với hóa chất tại các cơ sở hóa chất. Lãnh đạo cơ sở cần triển khai các hoạt động đào tạo cần thiết đối với người quản lý và lao động, bao gồm cả nhân viên tạm thời và khách đến làm việc. Những nội dung đào tạo bao gồm:

- Các vị trí có nguy cơ gây sự cố trong cơ sở;

- Nhận diện nguy cơ và các biện pháp khắc phục cần thiết;

- Các quy trình đảm bảo an toàn lao động cơ bản;

- Các quy trình cấp cứu cơ bản;

- Các quy trình xử lý hóa chất;

- Các mối nguy hiểm trong quá trình thao tác.

Thiết kế chương trình đào tạo hợp lý, phù hợp với từng đối tượng để người lao động có được kỹ năng cần thiết đảm đương tốt nhiệm vụ được giao và nắm vững các hoạt động, thiết bị và các quá trình sản xuất ở nơi mình làm việc.

Cần phải tổ chức các lớp tập huấn thường xuyên cho công nhân trong Đội ứng cứu - thoát hiểm, trong thiết kế, hướng dẫn vận hành hệ thống trong nhà máy cũng như ở môi trường sinh hoạt của khu dân cư đều phải có vạch trước các đường thoát hiểm, đường thoát hiểm được vẽ sẵn trên sơ đồ và có bảng chỉ dẫn đến lối thoát, hệ thống thang, đường thoát hiểm phải được chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra sửa chữa duy tu thường xuyên.

Các hoạt động đào tạo nâng cao nhận thức cho người lao động, nắm vững kỹ thuật an toàn hóa chất, góp phần ngăn ngừa sự cố hóa chất, ứng phó nhanh chóng, hiệu quả trước những điều bất thường xảy ra tại cơ sở; thiếu sự hiểu biết hoặc thông tin không đầy đủ có thể sẽ dẫn đến các hành động sai gây hậu quả không mong muốn.

3. Kế hoạch kiểm tra, giám sát nguồn nguy cơ xảy ra sự cố

Kế hoạch kiểm soát rủi ro tại các vị trí có nguy cơ xảy ra sự cố là kế hoạch nội bộ của cơ sở, nhằm kiểm tra định kỳ đảm bảo an toàn đối với các công trình, thiết bị tại các vị trí có nguy cơ xảy ra sự cố bao gồm kho lưu trữ hóa chất và nơi sử dụng hóa chất.

Yêu cầu các cơ sở phải xây dựng quy trình vận hành sản xuất an toàn tại các công đoạn sản xuất.

4. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra tuân thủ các quy định về an toàn hóa chất, kiểm tra tính sẵn sàng lực lượng được ứng phó sự cố hóa chất

Định kỳ hàng năm, Sở Công thương chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan, tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở, doanh nghiệp lưu giữ, kinh doanh và sử dụng hóa chất; kiểm tra tính sẵn sàng để ứng phó với sự cố hóa chất, điều kiện, trang thiết bị, dụng cụ dùng để ứng phó sự cố hóa chất tại các đơn vị có hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh.

IV. KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

1. Đánh giá các điều kiện, nguyên nhân xảy ra sự cố và định hướng phòng ngừa sự cố hóa chất

Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của các hóa chất, vị trí địa lý của các doanh nghiệp xung quanh, có thể phân vùng mức độ nguy hiểm trên địa bàn tỉnh như sau:

a. Sự cố cấp cơ sở: Có thể xảy ra ở bất kỳ đơn vị nào có hoạt động hóa chất như: sự cố tràn, đổ, rò rỉ, rách, thủng bao, thùng chứa các loại hóa chất Natri hydroxit, axit clohydric, axit sunphuric,… với khối lượng nhỏ.

b. Sự cố cấp tỉnh: Sự cố cháy, nổ xe bồn chứa hóa chất (LPG, O2) trên đường vận chuyển; sự cố cháy, nổ tại các doanh nghiệp lưu giữ, sản xuất, kinh doanh hóa chất như LPG, O2,…chưa có khả năng ảnh hưởng đến các công trình, khu dân cư hoặc gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

c. Sự cố cấp quốc gia: Sự cố cháy, nổ, tràn với quy mô lớn, có khả năng hủy hoại tài sản của doanh nghiệp, tính mạng con người, có khả năng ảnh hưởng đến các công trình, các kho chứa của các doanh nghiệp lân cận và gây ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường,

2. Kịch bản và dự báo tình huống diễn biến của các sự cố hóa chất lớn có thể xảy ra khi vận chuyển, sử dụng, bảo quản hóa chất.

2.1. Kịch bản xảy ra sự cố hóa chất khi vận chuyển, sử dụng, bảo quản hóa chất

Tràn đổ, rò rỉ hóa chất có thể xảy ra khi bao bì chứa hóa chất bị rách thủng trong quá trình vận chuyển và bốc vác, do chuột cắn phá, do vật nhọn làm rách thủng. Thùng chứa, phuy, can có thể bị nứt bể do va chạm, do tác động cơ học, do thời gian sử dụng lâu, do chứa đựng hóa chất không phù hợp (ăn mòn, phá hủy,…) với chất liệu làm vật chứa, cũng có thể do nhiệt độ kho bảo quản quá cao gây nứt vật chứa. Tràn đổ cũng có thể xảy ra do quá trình sắp xếp hàng hóa trong kho vượt quá chiều cao quy định và không cẩn thận nên lớp hàng hóa bị nghiêng và đổ, kéo theo các lô hóa chất kế bên.

Cháy nổ hóa chất có thể xảy ra khi kho bảo quản hóa chất quá nóng (do hỏa hoạn, chập điện…), vượt quá nhiệt độ tự cháy hoặc nhiệt độ bùng cháy của hóa chất làm hóa chất bốc cháy sinh nhiệt có thể gây nổ. Cũng có thể do hóa chất tràn đổ phản ứng với các loại hóa chất khác trong cùng kho bảo quản sinh ra khí cháy gây nổ. Ngoài ra, cháy nổ có thể xảy ra khi xếp các loại hóa chất không tương thích ở gần nhau gây ra phản ứng hóa học, do ma sát sinh nhiệt gây cháy nổ hoặc do người lao động phải tiếp xúc và làm việc cùng lúc với nhiều loại hóa chất mà thiếu thông tin về các loại chất này gây ra các phản ứng cháy nổ.

Cháy nổ xảy ra do phát sinh ma sát, do va đập sinh nhiệt gây cháy nổ hoặc do xếp các loại hóa chất không tương thích ở gần nhau.

Cháy nổ xảy ra do nhiệt độ môi trường khá cao, gây nên hiện tượng tự bốc cháy.

Tràn đổ, rò rỉ trong quá trình vận chuyển, do xếp các hóa chất chồng lên nhau gây nghiêng đổ, tai nạn giao thông,…

2.2. Kịch bản xảy ra đối với trạm chiết nạp khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG, O2)

Bồn chứa cũ, không được bảo quản, bảo dưỡng định kỳ, kiểm định theo quy định; nhập vượt quá dung tích bồn trong khi các thiết bị kiểm soát, van an toàn không hoạt động hoặc có hoạt động nhưng tốc độ nhập lớn hơn khả năng xả của van làm áp lực trong bồn tăng quá sức chịu của bồn; nhiệt độ bồn tăng cao và nhanh; đường ống có thể bị nổ nếu gặp lửa cháy bên ngoài nếu van chặn 2 đầu không mở, gây tăng nhiệt độ và áp suất trong đường ống quá sức chịu tải của vỏ ống; bình khí nén cũ không được kiểm tra, kiểm định bảo dưỡng đúng quy định.

Vô tình hay cố ý sử dụng nguồn lửa nơi có vật liệu dễ bắt cháy; sử dụng nguồn phát sinh tĩnh điện hay tia lửa điện; các thiết bị nối mát, nối đất không đảm bảo yêu cầu (điện trở cao hơn mức cho phép).

Việc phát sinh lửa do va chạm xe bồn, xe tải trong kho, khi nạp hoặc xuất từ bồn chứa và xe bồn, hệ thống ống mềm bị lỗi dẫn đến tuột hoặc đứt làm rò rỉ khí gas.

3. Các kế hoạch ứng phó với các kịch bản sự cố hóa chất lớn

3.1. Khi sự cố xảy ra, tùy theo mức độ và phạm vi ảnh hưởng, các bước thực hiện ứng phó sự cố được triển khai theo các cấp độ ưu tiên như sau

Thông báo về tình hình vị trí và phạm vi sự cố tới người lãnh đạo công tác Phòng ngừa, ứng phó sự cố tại cơ sở.

Khoanh vùng, cô lập sự cố và đảm bảo an toàn khu vực tránh sự cố dây chuyền.

Phối hợp với các đơn vị chức năng thực hiện cứu hộ, sơ tán người và tài sản.

Thực hiện, phối hợp với các đơn vị chức năng trong ứng phó sự cố và khắc phục môi trường sau sự cố.

3.2. Kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất khi vận chuyển, sử dụng, bảo quản hóa chất

Bước 1: Người phát hiện sự cố ngay lập tức báo động, sử dụng các phương tiện trang bị tại chỗ để khắc phục sự cố, sau đó báo ngay cho lực lượng cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) trên địa bàn (điện thoại 114), đồng thời cung cấp chi tiết nhất các thông tin quan sát được như: vị trí xảy ra sự cố; số lượng và chủng loại hóa chất; tình trạng hiện tại về rò rỉ, tràn đổ, cháy... số nạn nhân quan sát được. Ngay sau đó lực lượng cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ PCCC& CNCH thông báo ngay cho Thường trực Ban chỉ đạo phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất tỉnh (Sở Công thương) và Công an tỉnh.

Bước 2: Tại nơi xảy ra sự cố, chủ cơ sở hoặc các cá nhân có liên quan ngay lập tức khoanh vùng, cô lập sự cố đảm bảo an toàn tránh xảy ra sự cố dây chuyền, cung cấp đầy đủ thông tin và hợp tác với các lực lượng chức năng khi triển khai ứng phó sự cố hóa chất.

Bước 3: Các đơn vị có liên quan thực hiện nhiệm vụ theo chức năng của ngành và nhiệm vụ được phân công trong Kế hoạch, đảm bảo an toàn cho cán bộ, nhân viên khi thực hiện nhiệm vụ, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ khác khi Ban chỉ đạo yêu cầu, thực hiện công tác cứu hộ, sơ tán người và tài sản tại khu vực xung quanh nơi xảy ra sự cố. Trong trường hợp cần thiết, Ban chỉ đạo tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh trưng dụng phương tiện, tài sản của tổ chức, cá nhân để phục vụ công tác ứng phó sự cố tại hiện trường.

Bước 4: Sau khi quá trình ứng phó sự cố tại hiện trường đã được xử lý an toàn, Thường trực Ban chỉ đạo báo cáo với Trưởng ban để tuyên bố kết thúc quá trình ứng phó. Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành công tác kiểm soát chất lượng môi trường và báo cáo Trưởng Ban chỉ đạo khi môi trường đã trở lại trạng thái an toàn để xem xét việc kết thúc hoạt động ứng cứu, thông báo cho người dân trở lại hoạt động bình thường.

3.3. Kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất đối với trạm chiết nạp khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) và trạm nạp khí O2

Bước 1: Người phát hiện sự cố ngay lập báo cáo cho chủ cơ sở, đồng thời, báo ngay cho lực lượng cảnh sát PCCC và CNCH trên địa bàn (điện thoại 114) và cung cấp chi tiết nhất các thông tin quan sát được như: vị trí xảy ra sự cố; tình trạng hiện tại về rò rỉ, tràn đổ, cháy... số nạn nhân quan sát được. Ngay sau đó lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH tỉnh thông báo ngay cho Thường trực Ban chỉ đạo phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất tỉnh (Sở Công Thương) và Công an tỉnh.

Bước 2: Tại nơi xảy ra sự cố, chủ cơ sở lập tức triển khai theo kế hoạch, biện pháp ứng phó của đơn vị đã xây dựng; người trực tiếp chỉ huy sự cố phải nhanh chóng khoanh vùng, cô lập nơi xảy ra sự cố, đảm bảo an toàn tránh xảy ra sự cố dây chuyền và thông báo cho các hộ dân ở xung quanh, cung cấp đầy đủ thông tin và hợp tác với các lực lượng chức năng khi triển khai ứng phó sự cố hóa chất.

Bước 3: Sau khi lực lượng cảnh sát PCCC có mặt, tiến hành khoanh vùng cách ly, thực hiện công tác cứu hộ, sơ tán người và tài sản tại khu vực xung quanh nằm trong khu vực cách ly tính từ nơi xảy ra sự cố. Trong trường hợp cần thiết, Ban chỉ đạo tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh trưng dụng phương tiện, tài sản của tổ chức, cá nhân để phục vụ công tác ứng phó sự cố tại hiện trường. Các đơn vị có liên quan thực hiện nhiệm vụ theo chức năng của ngành và nhiệm vụ được phân công trong Kế hoạch, đảm bảo an toàn cho cán bộ, công nhân khi thực hiện nhiệm vụ, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ khác khi Ban chỉ đạo yêu cầu.

Bước 4: Sau khi quá trình ứng phó sự cố tại hiện trường đã được xử lý an toàn, Thường trực Ban chỉ đạo báo cáo với Trưởng ban để tuyên bố kết thúc quá trình ứng phó. Công an tỉnh tiến hành điều tra nguyên nhân gây ra sự cố. Chủ cơ sở có trách nhiệm báo cáo về Sở Công Thương và các sở, ban, ngành có liên quan nguyên nhân gây ra sự cố, tình hình thiệt hại, kế hoạch khắc phục sự cố tại cơ sở, phương án bồi thường thiệt hại và chi phí khắc phục sự cố. Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành công tác kiểm soát chất lượng môi trường và báo cáo Trưởng Ban chỉ đạo khi môi trường đã trở lại trạng thái an toàn để xem xét việc kết thúc hoạt động ứng cứu, thông báo cho người dân trở lại hoạt động bình thường.

3.3.1. Kịch bản sự cố đối với cơ sở tồn chứa và nạp khí hóa lỏng (LPG)

* Nguyên nhân của tình huống nổ bồn, bình, đường ống LPG

Sự cố rò rỉ, cháy nổ kho chứa gas có thể xảy ra bất cứ vị trí nào trong toàn bộ hệ thống công nghệ nhập/xuất và bất kỳ thời gian nào trong ngày. Các tình huống nổ bồn, bình, đường ống LPG, khí nén nếu xảy ra sẽ rất nguy hiểm. Các nguyên nhân chính dẫn đến nổ bồn chứa LPG:

- Bồn cũ, không được bảo quản, bảo dưỡng, kiểm định đúng quy định.

- Nhập vượt quá dung tích bồn trong khi các thiết bị kiểm soát, mà trước hết là van an toàn không hoạt động hoặc có hoạt động nhưng tốc độ nhập lớn hơn khả năng xả của van làm áp lực trong bồn tăng quá sức chịu của bồn.

- Nhiệt độ bên ngoài bồn tăng cao và nhanh (ví dụ bị cháy bên ngoài bồn) làm nhiệt độ trong bồn cũng tăng cao, gây tăng áp lực đột ngột, đồng thời các các thiết bị kiểm soát mà trước hết là van an toàn không hoạt động hoặc có hoạt động nhưng tốc độ tăng nhiệt và áp suất lớn hơn khả năng xả của van làm áp lực trong bồn tăng quá sức chịu của bồn. Nguyên nhân này dễ xảy ra trong thực tế và có thể đây cũng là nguyên nhân làm nổ bồn ở ví dụ minh hoạ bên trên.

- Nguyên nhân nổ bình LPG đã chiết nạp thường cũng do nhiệt độ bên ngoài tăng (do cháy trong khu vực) làm nhiệt độ và áp suất trong bình tăng nhanh, đồng thời van an toàn đầu bình lại không hoạt động tốt nên áp lực khi tăng quá sức chịu đựng của vỏ bình sẽ phát nổ. Các van an toàn tốt là các van khi áp lực bên trong bình tăng vượt quá áp suất cho phép thì lò-xo chốt chặn sẽ mở để xả áp bên trong bình. Lúc này lưu ý hậu quả cháy do có lượng LPG thoát ra gặp lửa bên ngoài sẽ làm đám cháy lớn hơn.

- Đường ống LPG cũng có thể bị nổ nếu gặp lửa cháy bên ngoài mà các van chặn 2 đầu không mở, gây tăng nhiệt độ và áp suất trong đường ống quá sức chịu tải của vỏ ống sẽ gây nổ.

- Bình khí nén cũng có thể nổ do bình cũ không được kiểm tra, kiểm định bảo dưỡng đúng quy định; máy nén hoạt động không được kiểm soát trong khi các thiết bị kiểm soát an toàn trên máy nén và bình khí nén không hoạt động tốt.

- Vô tình hay cố ý sử dụng nguồn lửa (diêm, bật lửa, hút thuốc lá, thắp hương thờ cúng chỗ cấm lửa...) ở nơi có vật liệu dễ bắt cháy (nguồn/chỗ chứa hoá chất, các chất thải có dính dầu mỡ...).

- Sử dụng các nguồn phát sinh tĩnh điện hay tia lửa điện (các thiết bị vô tuyến, điện tử, đèn,... không chống nổ, quần áo bảo hộ không đúng quy cách chống tĩnh điện).

- Các thiết bị nối mát (mass), nối đất không tốt (điện trở cao hơn mức cho phép).

- Do va chạm phát sinh lửa như xe bồn, xe tải đâm va trong kho.

- Khi nạp hoặc xuất LPG từ bồn chứa và xe bồn: Hệ thống ống mềm bị lỗi dẫn đến tuột hoặc đứt làm rò rỉ khí gas. Nguồn khí gas này có thể bắt lửa gây cháy làm tăng nhanh nhiệt độ bồn chứa dẫn tới tăng áp đột ngột có thể dẫn tới nổ bồn.

Tổng hợp các loại nguyên nhân chung:

- Nguyên nhân từ máy móc, thiết bị: chưa được trang bị đủ, trang bị không đúng chủng loại, không được sửa chữa bảo dưỡng kịp thời;

- Nguyên nhân từ người lao động: chưa có đủ kiến thức, năng lực cần thiết, chưa có ý thức an toàn trong khi thực hiện công việc;

- Nguyên nhân từ hệ thống quản lý: chưa xây dựng quy trình, hướng dẫn đầy đủ; chưa đề ra, và nếu đã đề ra, chưa thực hiện công tác kiểm tra kiểm soát một cách đầy đủ, nghiêm túc ở tất cả các cấp.

* Cấp cơ sở: Trường hợp tai nạn sự cố nhỏ không lập tức gây nguy hại đối với tính mạng, tài sản và môi trường. Các tình huống này có thể kiểm soát được bởi các biện pháp xử lý tại chỗ. Chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm huy động nguồn lực ứng cứu của đơn vị (đội ứng phó sự cố hóa chất cấp cơ sở) và thực hiện các biện pháp xử lý. Các tình huống cấp cơ sở gồm các tình huống sau hoặc mức độ tương tự các tình huống sau:

- Rò rỉ LPG nhỏ từ các mối nối đường ống, bồn chứa với các thiết bị, các rò rỉ nhỏ từ gioăng đệm trên các máy bơm, máy nén LPG mà mắt thường có thể phát hiện hoặc phải dùng bọt xà phòng mới phát hiện được;

- Xì chai LPG đang hoặc đã nạp;

- Tuột ống mềm, ống mềm nạp cho xe bồn nhưng không bắt lửa.

- Gãy ống hàng lỏng, hơi kích thước nhỏ dưới 2” không kèm theo cháy;

- Va quệt xe bồn, xe chở bình trong khu vực kho nhưng không gây cháy nổ;

- Cháy nhỏ, xa khu vực đường ống công nghệ, bồn chứa;

- Cháy trong khu vực nhà văn phòng, nhà xe, trên bãi trống được phát hiện kịp thời dễ dàng khống chế bằng các dụng cụ chữa cháy cầm tay;

- Sét đánh gần khu vực kho không gây cháy;

- Cháy nổ nhỏ ở các đơn vị xung quanh chưa trực tiếp ảnh hưởng đến kho;

- Công nhân bị bỏng lạnh, choáng do LPG.

* Cấp khu vực (cấp tỉnh): Trường hợp sự cố gây nên những mối nguy hiểm nhất định đối với tính mạng, tài sản và môi trường. Để có thể kiểm soát các tình huống này và ngoài sự kiểm soát của đội ứng phó sự cố hóa chất cấp cơ sở cần phải có sự phối hợp, chỉ đạo ứng cứu của chính quyền địa phương, các đơn vị có lực lượng, phương tiện sẵn có gần kề khu vực xảy ra sự cố theo phương án đã thỏa thuận trước. Các tình huống sự cố cấp khu vực bao gồm các tình huống sau hoặc mức độ tương tự các tình huống sau:

- Rò rỉ lớn trên đường ống nhập hay trên bồn như: Xì bồn do van an toàn hỏng, gãy ống nhập... và hậu quả là một lượng lớn LPG thoát ra không khí;

- Cháy gần bồn, đường ống công nghệ, trạm bơm, trạm nạp chai có nguy cơ cháy lan vào các khu vực đó;

- Sét đánh thẳng lên khu vực kho;

- Đâm va xe bồn, xe chở bình vào hệ thống công nghệ của Kho;

- Cháy nổ từ bên ngoài sát tường Kho có nguy cơ cháy lan sang Kho;

- Công nhân bị thương nặng hay tử vong do tai nạn lao động hay do tiếp xúc LPG.

* Cấp quốc gia: Sự cố hóa chất cấp quốc gia là sự cố vượt quá khả năng ứng phó của các tỉnh, thành phố và có tác động đặc biệt nghiêm trọng. Khi xảy ra sự cố Ban chỉ đạo ứng phó sự cố hóa chất tỉnh chỉ huy ứng cứu đồng thời báo cáo để Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn trực tiếp chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức ứng phó.Các tình huống sự cố cấp quốc gia bao gồm các tình huống sau hoặc mức độ tương tự các tình huống sau:

- Cháy nổ trong kho và có nguy cơ lan truyền sang các kho khác.

- Cháy nổ hay đổ vỡ tràn LPG từ các bồn do hậu quả của thiên tai không kiểm soát được.

* Các giải pháp phòng ngừa

- Trang bị đầy đủ, đúng chủng loại các thiết bị của hệ thống công nghệ và các thiết bị giám sát.

- Lập kế hoạch và thực hiện kiểm tra thường xuyên và định kỳ tất cả các thiết bị theo đúng quy định nhà nước, hướng dẫn của nhà sản xuất. Đặc biệt cần có kế hoạch thực hiện việc kiểm tra các trang thiết bị điện bao gồm cả điện động lực và điện chiếu sáng để ngăn chặn các khả năng chập điện trong các động cơ, trên dây dẫn qua các khu vực nguy hiểm.

- Sửa chữa ngay tất cả các thiết bị khi phát hiện hư hỏng. Tuyệt đối không vận hành hệ thống tại khu vực có phát hiện hư hỏng mà chưa có biện pháp bổ sung ngăn ngừa sự cố hữu hiệu.

- Giải pháp phòng ngừa đối với người lao động:

+ Công nhân tuyển dụng làm việc tại kho phải đủ sức khoẻ, được đào tạo căn bản về lĩnh vực công việc mình được phân công cũng như có kiến thức cơ bản về LPG.

+ Khi nhận việc, công nhân phải được biết rõ về các mối hiểm nguy có thể gặp phải trong công việc mình sắp làm và các biện pháp ngăn ngừa, phòng tránh, ứng phó với các mối hiểm nguy đó.

+ Hướng dẫn công nhân chi tiết bằng văn bản những quy trình cần thực hiện khi làm việc. Chỉ những công nhân đã qua đào tạo và kiểm tra đủ tiêu chuẩn mới được làm các công việc có yêu cầu cao về an toàn và kiến thức kỹ thuật.

+ Khi làm việc, tất cả công nhân phải được trang bị và sử dụng đúng chủng loại bảo hộ lao động.

- Giải pháp phòng ngừa đối với hệ thống quản lý:

+ Xây dựng và hoàn thiện toàn bộ hệ thống quy trình, hướng dẫn chi tiết cho từng loại công việc;

+ Có kế hoạch kiểm tra, kiểm soát và thực hiện việc kiểm tra kiểm soát như nêu trong phần giải pháp thiết bị trên;

+ Tổ chức đào tạo huấn luyện phòng ngừa ứng phó sự cố khẩn cấp nói chung và sự cố hoá chất nói riêng;

+ Tổ chức giáo dục ý thức làm việc an toàn cho người lao động

+ Bố trí nhân lực phù hợp yêu cầu công việc;

+ Tổ chức kiểm tra sức khoẻ, xây dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi và nghỉ dưỡng cho người lao động ít nhất cũng theo quy định nhà nước (nếu không có điều kiện tốt hơn).

+ Tổ chức cho tất cả cán bộ nhân viên làm việc trực tiếp với hóa chất phải tham gia các khóa đào tạo về hóa chất để đảm bảo mọi cán bộ nhân viên này có chứng chỉ đào tạo an toàn hóa chất.

* Giải pháp ứng cứu khi sự cố xảy ra

- Cấp cơ sở: Trường hợp tai nạn sự cố nhỏ không lập tức gây nguy hại đối với tính mạng, tài sản và môi trường. Các tình huống này có thể kiểm soát được bởi các biện pháp xử lý tại chỗ. Chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm huy động nguồn lực ứng cứu của đơn vị (đội ứng phó sự cố hóa chất cấp cơ sở) và thực hiện các biện pháp xử lý. Các tình huống cấp cơ sở gồm các tình huống sau hoặc mức độ tương tự các tình huống sau:

+ Rò rỉ LPG nhỏ từ các mối nối đường ống, bồn chứa với các thiết bị, các rò rỉ nhỏ từ gioăng đệm trên các máy bơm, máy nén LPG mà mắt thường có thể phát hiện hoặc phải dùng bọt xà phòng mới phát hiện được;

+ Xì chai LPG đang hoặc đã nạp;

+ Tuột ống mềm nối với tàu, ống mềm nạp cho xe bồn nhưng không bắt lửa.

+ Gãy ống hàng lỏng, hơi kích thước nhỏ dưới 2 inch không kèm theo cháy;

+ Va quệt xe bồn, xe chở bình trong khu vực kho nhưng không gây cháy nổ;

+ Cháy nhỏ, xa khu vực đường ống công nghệ, bồn chứa;

+ Cháy trong khu vực nhà văn phòng, nhà xe, trên bãi trống được phát hiện kịp thời dễ dàng khống chế bằng các dụng cụ chữa cháy cầm tay;

+ Sét đánh gần khu vực kho không gây cháy;

+ Cháy nổ nhỏ ở các đơn vị xung quanh chưa trực tiếp ảnh hưởng đến kho.

+ Công nhân bị bỏng lạnh, choáng do LPG.

- Sự cố cấp tỉnh: Trường hợp sự cố gây nên những mối nguy hiểm nhất định đối với tính mạng, tài sản và môi trường. Để có thể kiểm soát các tình huống này và ngoài sự kiểm soát của đội ứng phó sự cố hóa chất cấp cơ sở cần phải có sự phối hợp, chỉ đạo ứng cứu của chính quyền địa phương, các đơn vị có lực lượng, phương tiện sẵn có gần kề khu vực xảy ra sự cố theo phương án đã thỏa thuận trước. Các tình huống sự cố cấp tỉnh bao gồm các tình huống sau hoặc mức độ tương tự các tình huống sau:

+ Rò rỉ lớn trên đường ống nhập hay trên bồn như: Xì bồn do van an toàn hỏng, gãy ống nhập... và hậu quả là một lượng lớn LPG thoát ra không khí;

+ Cháy gần bồn, đường ống công nghệ, trạm bơm, trạm nạp chai có nguy cơ cháy lan vào các khu vực đó;

+ Sét đánh thẳng lên khu vực kho;

+ Đâm va xe bồn, xe chở bình vào hệ thống công nghệ của Kho;

+ Cháy nổ từ bên ngoài sát tường Kho có nguy cơ cháy lan sang Kho;

+ Công nhân bị thương nặng hay tử vong do tai nạn lao động hay do tiếp xúc LPG.

- Cấp quốc gia: Sự cố hóa chất cấp quốc gia là sự cố vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh và có tác động đặc biệt nghiêm trọng. Khi xảy ra sự cố Ban chỉ đạo ứng phó sự cố hóa chất tỉnh chỉ huy ứng cứu đồng thời báo cáo để Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn trực tiếp chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức ứng phó. Các tình huống sự cố cấp quốc gia bao gồm các tình huống sau hoặc mức độ tương tự các tình huống sau:

+ Cháy nổ trong kho và có nguy cơ lan truyền sang các kho khác.

+ Cháy nổ hay đổ vỡ tràn LPG từ các bồn do hậu quả của thiên tai không kiểm soát được.

* Kế hoạch phối hợp của lực lượng bên trong với lực lượng bên ngoài:

- Với sự cố cấp cơ sở: Đội ứng phó cơ sở có thể giải quyết thì chỉ thông tin trong nội bộ để triển khai công tác ứng phó và các cá nhân không có trách nhiệm sẽ di tản theo hướng thoát nạn đã được quy định.

- Với sự cố cấp tỉnh: Ngoài việc doanh nghiệp triển khai các biện pháp ứng cứu tại chỗ đồng thời doanh nghiệp phải báo cáo với Công an PCCC, Bệnh viện tuyến huyện nơi gần nhất, chính quyền địa phương (cấp huyện, cấp xã, Ban quản lý các KCN tỉnh…), UBND tỉnh, Sở Công thương, Sở Tài nguyên và Môi trường để hỗ trợ trong công tác ứng phó sự cố.

- Với sự cố cấp quốc gia: Ngoài công tác triển khai ứng cứu sự cố cấp khu vực còn phải báo cáo với các bộ, ban, ngành Trung ương như Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Uỷ ban Quốc gia về Tìm kiếm Cứu nạn.

Khi sự cố vượt quá sự kiểm soát của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải liên hệ với Ban chỉ đạo ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh để được điều động các lực lượng bên ngoài hỗ trợ trong việc ứng cứu và xử lý sự cố hóa chất.

Căn cứ vào quy chế phối hợp ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh, các cơ quan, ban, ngành, các lực lượng liên quan triển khai các phương án ứng cứu cụ thể (dưới sự điều động, chỉ huy của Ban chỉ đạo ứng phó sự cố hóa chất của tỉnh).

* Nhiệm vụ của Công an tỉnh:

- Đối với lực lượng Cảnh sát PCCC: Nhận được tin báo cháy, chiến sĩ trực đánh kẻng tập trung lực lượng phương tiện chữa cháy khu vực đến cơ sở xảy ra sự cố: tiến hành trinh sát và nhận định tình hình đám cháy; quyết định các biện pháp và phương pháp cứu người, tài sản; quyết hướng tấn công chính các khu vực ngăn chặn cháy lan và bố trí lực lượng phương tiện.

+ Xác định số người bị nạn còn mắc kẹt lại trong đám cháy không và đưa họ ra ngoài.

+ Dự báo diện tích của đám cháy, khả năng cháy lan sang các khu vực lân cận.

+ Xác định hướng tiếp cận đám cháy thuận lợi nhất, xác định khu vực cần bảo vệ.

+ Triển khai công tác cứu người bị nạn.

+ Sau khi đám cháy được dập tắt phải kiểm tra lại nếu không thấy dấu hiệu cháy lại mới thu dọn phương tiện.

- Đối với lực lượng Công an như giao thông, cơ động,…:

+ Phân luồng giao thông chống ùn tắc đường trên đoạn đường, tham gia cứu người cứu tài sản, bảo vệ tài sản và đảm bảo an ninh trật tự.

+ Phối hợp Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh thiết lập các chốt không cho người không phận sự vào khu vực cách ly.

+ Phối hợp điều tra kết luận nguyên nhân gây cháy.

* Nhiệm vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường

- Sử dụng trang thiết bị, phương tiện, máy móc để xác định nguy cơ độc hại của sản phẩm cháy, khói, bụi thoát ra từ khu vực cháy để đề xuất với Ban chỉ đạo chỉ có biện pháp an toàn bảo vệ lực lượng chữa cháy.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng, đưa ra các biện pháp xử lý chất thải nguy hại đối với các hóa chất tràn đổ đã được thu gom.

- Chủ trì xây dựng phương án khắc phục các ảnh hưởng lâu dài của sự cố hóa chất, có kế hoạch quan trắc, giám sát môi trường. Thông báo với Trưởng ban sau khi môi trường đã an toàn cho nhân dân khu vực bị ảnh hưởng.

* Nhiệm vụ của Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh:

- Phối hợp Công an tỉnh thiết lập các chốt không cho người không phận sự vào khu vực cách ly.

- Tổ chức hướng dẫn, sơ tán dân trong vùng cách ly, khoanh vùng nguy hiểm, thực hiện các biện pháp phòng, chống, tiêu tẩy ban đầu, tham gia tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả.

* Nhiệm vụ của lực lượng y tế:

- Tổ chức sơ cứu người bị nạn.

- Đối với những nạn nhân bị thương nặng, khẩn trương vận chuyển đến cơ sở y tế có đủ phương tiện, máy móc, thuốc để cứu chữa.

3.3.2. Kịch bản sự cố đối với cơ sở tồn chứa và nạp khí O2

* Nguyên nhân xảy ra sự cố:

- Nguyên nhân xảy ra sự cố tràn O2 tại khu vực bồn chứa do thiết bị đo hiển thị mức O2 tại vị trí không hoạt động hoặc do vỡ đường ống dẫn O2 ngay tại vị trí bồn chứa.

- Nếu không khống chế được rò rỉ, tràn đổ sẽ gây ra cháy tại bồn chứa, lan sang vị trí xung quanh. Bán kính có thể lên đến 800m.

- Rò rỉ O2, gây bỏng nặng nếu tiếp xúc trực tiếp.

- Nếu không khống chế được đám cháy, cháy sẽ lan sang các đơn vị bên cạnh.

* Phương án ứng phó:

Cấp cơ sở: là những sự cố rò rỉ, tràn đổ chưa gây nguy hại đến tính mạng con người và môi trường.

- Khi phát xảy ra sự cố cháy nổ, người phát hiện ngay lập tức hô to thông báo cho những người xung quanh biết, đồng thời báo gấp cho phòng hành chính, bảo vệ. Nhân viên hành chính sẽ thông báo qua hệ thống loa cho toàn thể nhân viên và những người có mặt trong khu vực nhà máy biết.

- Thông báo cho đội trưởng đội xử lý sự cố của Công ty. Đội trưởng đội xử lý sự cố của Công ty là chỉ huy trưởng xử lý sự cố. Dựa vào tình hình thực tế của đám cháy, đội trưởng xử lý sự cố sẽ báo cáo lên lãnh đạo Công ty và yêu cầu sự trợ giúp của các lực lượng bên ngoài.

- Tìm mọi cách để ngăn chặn nguồn rò rỉ O2: đóng các van cấp bằng hệ thống điều khiển hoặc bằng tay (nếu có thể). Làm thông thoáng khu vực xảy ra sự cố.

- Cách ly người và tài sản với khu vực xảy ra sự cố.

- Phong tỏa khu vực xảy ra sự cố tràn đổ, rò rỉ. Cắt cử người trông coi và cảnh báo cho mọi người cùng biết.

- Thành viên đội ứng phó sự cố được trang bị thiết bị bảo hộ lao động, có bộ dưỡng khí cung cấp dưỡng khí để xử lý sự cố rò rỉ xảy ra.

- Sử dụng hệ thống phun sương hoặc nước để giảm nhiệt, pha loãng nồng độ khí/hơi.

- Tổ chức lực lượng bảo vệ tài sản không xảy ra trộm cắp.

- Cán bộ y tế tại cơ sở chuẩn bị thuốc men dụng cụ để cấp cứu người bị nạn.

- Sau khi khống chế và xử lý được sự cố nhà máy tiến hành xử lý và khắc phục hậu quả như tập trung đất, vật liệu sử dụng để hấp thụ vào một điểm tập trung và thông báo cho đơn vị xử lý chất thải nguy hại đến thu gom và xử lý.

Cấp tỉnh: đây là sự cố có người bị thương và có nguy hại đến môi trường và tài sản của Công ty.

Lực lượng ứng phó của cơ sở thực hiện:

- Khi phát xảy ra sự cố cháy nổ, người phát hiện ngay lập tức hô to thông báo cho những người xung quanh biết, đồng thời báo gấp cho phòng hành chính, bảo vệ. Nhân viên hành chính sẽ thông báo qua hệ thống loa cho toàn thể nhân viên và những người có mặt trong khu vực nhà máy biết.

- Thông báo cho đội trưởng đội xử lý sự cố của Công ty . Đội trưởng đội xử lý sự cố của Công ty là chỉ huy trưởng xử lý sự cố. Dựa vào tình hình thực tế của đám cháy, đội trưởng xử lý sự cố sẽ báo cáo lên lãnh đạo Công ty và yêu cầu sự trợ giúp của các lực lượng bên ngoài.

- Tìm mọi cách để ngăn chặn nguồn rò rỉ O2: đóng các van cấp bằng hệ thống điều khiển hoặc bằng tay (nếu có thể). Làm thông thoáng khu vực xảy ra sự cố.

- Cách ly người và tài sản với khu vực xảy ra sự cố.

- Gọi điện cho Phòng CS PCCC theo số máy 114. Khi báo yêu cầu nói rõ họ tên, cháy ở đâu, chất cháy là gì, thời điểm cháy, diện tích đám cháy.

- Tiến hành các hoạt động dập lửa ngay để hạn chế lửa có thể lây lan sang các bộ phận khác, đồng thời ngăn ngừa khả năng gây nổ các bồn chứa sản phẩm.

- Thành viên đội ứng phó sự cố được trang bị thiết bị bảo hộ lao động, có bộ dưỡng khí cung cấp dưỡng khí để xử lý sự cố rò rỉ xảy ra.

- Tổ chức cứu người bị nạn nhanh chóng rời khỏi chỗ cháy.

- Kiểm tra thật kỹ xem còn người nào sót lại trong khu vực bị cháy không.

- Cử người làm nhiệm vụ ra đón xe chữa cháy và hướng dẫn xe chữa cháy vào cơ sở, hướng dẫn nguồn nước chữa cháy.

- Tổ chức lực lượng bảo vệ tài sản không xảy ra trộm cắp.

- Cán bộ y tế tại cơ sở phối hợp với Sở Y tế chuẩn bị thuốc men dụng cụ để cấp cứu người bị nạn.

+ Phối hợp thực hiện “Phương án chữa cháy, nổ” với phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy công an tỉnh khi đội chữa cháy đến và giao quyền chỉ huy xử lý sự cố cho đội trưởng đội PCCC.

Phối hợp với các cơ quan chức năng bên ngoài:

Lực lượng ứng phó cơ sở luôn đánh giá tình hình diễn biến của đám cháy, tình hình ứng cứu khẩn cấp. Liên lạc và yêu cầu đơn vị PCCC, đội Y tế và các đơn vị bên ngoài để được hỗ trợ trong trường hợp đám cháy diễn ra nghiêm trọng và có nguy cơ lan rộng, vượt khỏi phạm vi ứng cứu của Công ty.

Các đội hỗ trợ đến văn phòng Công ty, được người dẫn đường đưa đến cơ sở, được bảo vệ hướng dẫn đến trung tâm ứng cứu sự cố khẩn cấp của Công ty và được đưa đến vị trí xảy ra đám cháy, sự cố.

Chỉ huy của cơ sở giao nhiệm vụ chỉ huy cho Chỉ huy chữa cháy, ứng cứu chuyên nghiệp khi họ đến, thông báo tình hình diễn biến của đám cháy và làm tham mưu cho đội PCCC chuyên nghiệp. Công tác cứu chữa người bị thương, ảnh hưởng của sự cố được cơ quan y tế bên ngoài trực tiếp cứu chữa và đưa đi cấp cứu.

Phân bổ lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp và lực lượng chữa cháy cơ sở dựa vào điều kiện thực tế của đám cháy.

Trong quá trình chữa cháy cần chú ý:

- Chữa cháy ban đêm phải dùng đèn pha chiếu sang khu xảy ra sự cố.

- Phải sử dụng mặt nạ phòng độc khi vào chữa cháy.

- Lưu ý sự sụp đổ của các cấu kiện xây dựng.

- Sau khi đám cháy được dập tắt phải kiểm tra lại nếu không thấy dấu hiệu cháy lại mới thu dọn phương tiện.

Cấp quốc gia: là sự cố vượt quá khả năng ứng phó của các tỉnh, thành phố và có tác động đặc biệt nghiêm trọng. Khi xảy ra sự cố Ban chỉ đạo ứng phó sự cố hóa chất tỉnh chỉ huy ứng cứu đồng thời báo cáo để Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn trực tiếp chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức ứng phó.

Các tình huống sự cố cấp quốc gia bao gồm các tình huống sau hoặc mức độ tương tự các tình huống sau:

+ Cháy nổ trong kho và có nguy cơ lan truyền sang các kho khác.

+ Cháy nổ hay đổ vỡ tràn O2 từ các bồn do hậu quả của thiên tai không kiểm soát được.

Với sự cố cấp quốc gia: Ngoài công tác triển khai ứng cứu sự cố cấp khu vực còn phải báo cáo với các bộ, ban, ngành Trung ương như Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Uỷ ban Quốc gia về Tìm kiếm Cứu nạn.

Khi sự cố vượt quá sự kiểm soát của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải liên hệ với Ban chỉ đạo ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh để được điều động các lực lượng bên ngoài hỗ trợ trong việc ứng cứu và xử lý sự cố hóa chất.

Căn cứ vào quy chế phối hợp ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh, các cơ quan, ban, ngành, các lực lượng liên quan triển khai các phương án ứng cứu cụ thể (dưới sự điều động, chỉ huy của Ban chỉ đạo ứng phó sự cố hóa chất của tỉnh).

* Nhiệm vụ của Công an tỉnh:

- Đối với lực lượng Cảnh sát PCCC: Nhận được tin báo cháy, chiến sĩ trực đánh kẻng tập trung lực lượng phương tiện chữa cháy khu vực đến cơ sở xảy ra sự cố: tiến hành trinh sát và nhận định tình hình đám cháy; quyết định các biện pháp và phương pháp cứu người, tài sản; quyết hướng tấn công chính các khu vực ngăn chặn cháy lan và bố trí lực lượng phương tiện.

+ Xác định số người bị nạn còn mắc kẹt lại trong đám cháy không và đưa họ ra ngoài.

+ Dự báo diện tích của đám cháy, khả năng cháy lan sang các khu vực lân cận.

+ Xác định hướng tiếp cận đám cháy thuận lợi nhất, xác định khu vực cần bảo vệ.

+ Triển khai công tác cứu người bị nạn.

+ Sau khi đám cháy được dập tắt phải kiểm tra lại nếu không thấy dấu hiệu cháy lại mới thu dọn phương tiện.

- Đối với lực lượng Công an như giao thông, cơ động,…:

+ Phân luồng giao thông chống ùn tắc đường trên đoạn đường, tham gia cứu người cứu tài sản, bảo vệ tài sản và đảm bảo an ninh trật tự.

+ Phối hợp Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh thiết lập các chốt không cho người không phận sự vào khu vực cách ly.

+ Phối hợp điều tra kết luận nguyên nhân gây cháy.

* Nhiệm vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường

- Sử dụng trang thiết bị, phương tiện, máy móc để xác định nguy cơ độc hại của sản phẩm cháy, khói, bụi thoát ra từ khu vực cháy để đề xuất với Ban chỉ đạo có biện pháp an toàn bảo vệ lực lượng chữa cháy.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng, đưa ra các biện pháp xử lý chất thải nguy hại đối với các hóa chất tràn đổ đã được thu gom.

- Chủ trì xây dựng phương án khắc phục các ảnh hưởng lâu dài của sự cố hóa chất, có kế hoạch quan trắc, giám sát môi trường. Thông báo với Trưởng ban sau khi môi trường đã an toàn cho nhân dân khu vực bị ảnh hưởng.

* Nhiệm vụ của Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh:

- Phối hợp Công an tỉnh thiết lập các chốt không cho người không phận sự vào khu vực cách ly.

- Tổ chức hướng dẫn, sơ tán dân trong vùng cách ly, khoanh vùng nguy hiểm, thực hiện các biện pháp phòng, chống, tiêu tẩy ban đầu, tham gia TKCN, khắc phục hậu quả.

* Nhiệm vụ của lực lượng y tế:

- Tổ chức sơ cứu người bị nạn.

- Đối với những nạn nhân bị thương nặng, khẩn trương vận chuyển đến cơ sở y tế có đủ phương tiện, máy móc, thuốc để cứu chữa.

4. Các giải pháp kỹ thuật khắc phục sự cố hóa chất

Khi tràn đổ, rò rỉ ở mức nhỏ: Thông gió diện tích tràn đổ hóa chất, cách ly mọi nguồn đánh lửa, trang bị bảo hộ lao động đầy đủ trước khi tiến hành xử lý, hấp thụ hóa chất tràn đổ bằng chất liệu trơ (như vermiculite, cát hoặc đất) sau đó đựng trong thùng chứa chất thải kín.

Khi tràn đổ, rò rỉ lớn ở diện rộng: Thông gió khu vực rò rỉ hoặc tràn, hủy bỏ tất cả các nguồn lửa, mang thiết bị phòng hộ cá nhân phù hợp, cô lập khu vực tràn đổ, nghiêm cấm người không có nhiệm vụ vào khu vực tràn đổ hóa chất, hấp thụ hóa chất tràn đổ bằng chất liệu trơ (như vermiculite, cát hoặc đất), không sử dụng chất liệu dễ cháy, sau đó đựng trong thùng chứa chất thải kín. Nước rửa làm sạch khu vực tràn đổ rò rỉ không được xả ra hệ thống thoát nước chung; phun nước để giải tán hơi hóa chất, bảo vệ nhân viên trong khi xử lý rò rỉ, hạn chế tiếp xúc với hóa chất, sử dụng dụng cụ, thiết bị không phát ra tia lửa.

Khi xảy ra cháy nổ: Cần cách ly một trong ba yếu tố gây nên quá trình cháy (nhiệt, nhiên liệu và oxy) các vật liệu dùng chữa cháy như: Cát, bột đá, nước, các bình chữa cháy bình bột, bình CO2 ... Tùy vào đặc tính của từng đám cháy do nguồn nhiên liệu tham gia khác nhau mà sử dụng các loại hóa chất hoặc phương tiện chữa cháy khác nhau.

5. Công tác đảm bảo

5.1 Kế hoạch nâng cao năng lực ứng phó sự cố hóa chất về con người và trang thiết bị của lực lượng ứng cứu sự cố của tỉnh

Xác định vị trí và sự cố hóa chất xảy ra, các nguyên nhân gây nên sự cố, ước lượng mức độ nguy hiểm của sự cố đối với con người và môi trường.

Tại vị trí có khả năng xảy ra sự cố phải bố trí hệ thống báo động, cơ sở bố trí nhân sự phụ trách về sự cố tại chỗ, người chịu trách nhiệm về sự cố, các địa chỉ liên lạc để ứng cứu sự cố được cung cấp trước cho người làm việc với chất nguy hại và người có liên quan.

Bảo trì thiết bị ứng cứu: hệ thống thiết bị ứng cứu phải được thường xuyên bảo trì và đảm bảo đầy đủ theo qui định. Công tác bảo trì có thể thực hiện định kỳ hàng tháng hay hàng quý, thường xuyên kiểm tra vận hành thử thiết bị, đo lại các thông số kỹ thuật và điều chỉnh cho đúng tiêu chuẩn qui định.

Quy trình ứng cứu: là trình tự các công việc phải làm khi sự cố xảy ra. Quy trình này được xây dựng dựa trên nguyên tắc cứu hộ cho con người rồi mới đến môi trường và tài sản; cứu hộ ở các vị trí sản xuất chính trước khu vực sản xuất phụ trợ, cứu hộ hồ sơ sổ sách trước nhà xưởng,….

Huấn luyện và đào tạo: Cần phải tổ chức các lớp huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất cho các cơ sở có hoạt động hóa chất trên địa bàn; tập huấn thường xuyên cho công nhân trong đội ứng cứu - thoát hiểm, trong thiết kế hướng dẫn vận hành hệ thống trong nhà máy cũng như ở môi trường sinh hoạt của khu dân cư đều phải có vạch trước các đường thoát hiểm.

Thiết bị ứng cứu: thiết bị dùng khắc phục sự cố, giảm tổn thất do sự cố được để sẵn tại nơi có khả năng xảy ra sự cố, vị trí đặt thiết bị ứng cứu phải thoáng, không bị che chắn, dễ thấy, dễ thao tác; các thiết bị ứng cứu thường xuyên được kiểm tra, bảo quản luôn ở trong tình trạng sẵn sàng hoạt động. Các thiết bị, dụng cụ ứng cứu phải bao gồm nhiều loại để đối phó với những loại sự cố khác nhau và để kiểm tra mức ảnh hưởng sau sự cố (kiểm tra mẫu nước, đo nồng độ không khí,…).

Huấn luyện thao tác ứng cứu khẩn cấp: người làm việc với chất nguy hại được cung cấp các thông tin và huấn luyện về các hành động cứu chữa khi sự cố xảy ra như: phải am hiểu cách bố trí nhà kho hoặc xưởng sản xuất, các đường thoát hiểm; thực hành sơ cứu, cấp cứu y tế; biết công dụng thiết bị máy móc, thực hành quy tắc vận hành an toàn, đặc biệt là hành động cần thực hiện ngay khi sự cố mới xảy ra để ngưng máy khẩn cấp; sử dụng thành thạo các phương tiện thông tin chuông báo động, còi, dụng cụ phòng hộ cá nhân, thiết bị cứu hộ và các biện pháp kỹ thuật để giảm thiểu sự rủi ro.

Thực hành các biện pháp kỹ thuật để hạn chế sự cố: Xây dựng đê bao an toàn xung quanh khu vực chứa hóa chất nguy hại, xung quanh kho; lắp đặt các trang thiết bị an toàn; hệ thống phòng chống cháy nổ phải đặt rải rác khắp nơi trong nhà máy, đặc biệt chú ý những nơi có khả năng xảy ra sự cố; thiết kế thiết bị chứa hợp lý, tính toán chính xác khả năng sự cố xảy ra, biện pháp đối phó tối ưu; lắp đặt các thiết bị giám sát, kiểm soát để nhanh chóng phát hiện khi có vấn đề, nhằm đối phó kịp thời khi sự cố xảy ra.

Lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của tỉnh, có kế hoạch bổ sung, trang bị đầy đủ các trang thiết bị, phương tiện, các điều kiện bảo đảm đáp ứng yêu cầu công tác ứng phó sự cố hóa chất độc, phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trên địa bàn tỉnh. Thường xuyên kiểm tra và tổ chức diễn tập định kỳ nhằm sẵn sàng ứng phó khi có sự cố hóa chất xảy ra trên địa bàn.

5.2 Công tác tổ chức, phối hợp

Cách thức tổ chức lực lượng để thực hiện các nhiệm vụ này có thể khác nhau tùy thuộc vào quy mô, tính chất xảy ra sự cố hóa chất, lực lượng ứng phó sự cố được tổ chức thành lập và triển khai thực hiện nhiệm vụ trong suốt quá trình xảy ra sự cố đến khi kết thúc.

Khi có sự cố hóa chất lớn xảy ra, Sở Công thương thực hiện thông tin liên lạc đến Chủ tịch UBND tỉnh (Ban chỉ đạo phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất tỉnh), các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan, thông tin liên quan đến sự cố, vị trí xảy ra sự cố, hiện trạng, quy mô,...

Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì họp khẩn cấp và trực tiếp chỉ đạo Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nếu liên quan đến ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn), UBND cấp huyện, UBND cấp xã, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh nơi xảy ra sự cố hóa chất và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố hóa chất; trong trường hợp cần thiết, huy động lực lượng, thiết bị của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác ứng phó sự cố hóa chất. Trường hợp sự cố hóa chất độc vượt quá khả năng ứng phó hoặc có nguy cơ lan sang địa bàn của tỉnh khác, Ủy ban nhân dân tỉnh phải báo cáo Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn để phối hợp xử lý.

Đội ứng cứu sự cố khẩn cấp chịu trách nhiệm tham gia trực tiếp trong các hoạt động ứng phó, kiểm soát, khắc phục sự cố; có trách nhiệm đảm bảo thông tin liên lạc, giao thông an toàn, thông suốt trong khu vực sự cố và thực hiện các nhiệm vụ được giao. Đội ứng cứu sự cố khẩn cấp gồm các đơn vị như sau:

- Đơn vị của tổ chức xảy ra sự cố;

- Đơn vị phụ trách an toàn môi trường;

- Đơn vị phụ trách an ninh;

- Đơn vị phụ trách phòng cháy, chữa cháy;

- Đơn vị phụ trách liên lạc, phối hợp với địa phương và đại diện khu vực dân cư;

- Đơn vị phụ trách cấp cứu, cứu thương.

6. Hành động ứng cứu khẩn cấp, vệ sinh sau sự cố

a. Giai đoạn ứng cứu khẩn cấp: Mỗi loại hoá chất đều có đặc tính riêng biệt, do đó khi sự cố xảy ra ta cần phải phán đoán chính xác nguyên nhân để thực hiện các biện pháp ứng cứu thích hợp. Người có trách nhiệm trong việc xử lý sự cố tại hiện trường cần phải nhanh chóng đưa ra những quyết định để ngăn chặn sự cố, phân tán sự cố, bảo đảm an toàn cho con người, môi trường và tài sản, giảm những nguy cơ do sự cố gây ra.

b. Giai đoạn vệ sinh sau sự cố: tùy vào sự cố và tác nhân gây sự cố, thực hiện các biện pháp vệ sinh thích hợp, thông thường các sự cố khẩn cấp dễ nhận biết cần giải quyết là cháy nổ và chất nguy hại bị rò rỉ hoặc đổ tràn. Hai giai đoạn cần làm vệ sinh sau sự cố là:

- Dọn dẹp sạch chất thải: Khi chất nguy hại bị đổ vỡ hay rò rỉ nên giải quyết trực tiếp, khẩn trương và sau đó dùng tấm phủ che bảo vệ bằng chất liệu thích hợp, đặt bảng hiệu ngay trước vị trí xuất hiện rủi ro và sắp xếp, thu dọn hiện trường, làm sạch chất thải. Chất lỏng bị tràn nên dùng cát hút hết và không để lại bụi; phần rắn nứt vỡ nên làm sạch với máy hút bụi công nghiệp; đối với chất khí độc thoát ra do sự cháy hay rò rỉ nên đối phó bằng cách thông thoáng và sử dụng thiết bị bảo vệ hô hấp cho người. Các loại rác thải phải xử lý tiêu hủy đúng quy định không ảnh hưởng tới môi trường; ngăn ngừa nạn ô nhiễm nước ngầm và nước mặt do chất thải nguy hại sinh ra trong quá trình xảy ra sự cố hoá chất.

- Khôi phục lại môi trường: Xử lý bằng phương pháp hóa lý, sinh học hay cơ học để khôi phục trở lại tình trạng ban đầu của môi trường xảy ra sự cố, tránh phát sinh những hiệu ứng phụ của quá trình xử lý.

c. Quản lý môi trường sau sự cố: sau khi sự cố xảy ra cần lập hồ sơ để quản lý, trong đó nêu rõ: Diễn biến sự cố, các biện pháp khắc phục sự cố đã thực hiện, kết quả đạt được, đánh giá các tổn thất về vật chất và con người, xác định nguyên nhân và quy trách nhiệm cho những cá nhân có liên quan. Sau khi giải quyết sự cố những người có trách nhiệm và liên quan đến sự cố triển khai rút kinh nghiệm, phân tích nguyên nhân xảy ra tai nạn để đưa ra các biện pháp ứng cứu hiệu quả, tránh tái diễn sự cố. Nếu cần thiết, phải đưa tin về sự cố, nguyên nhân và những thiệt hại lên phương tiện truyền thông đại chúng để tạo ý thức cảnh giác, rút kinh nghiệm cho những người đang sử dụng chất nguy hại.

d. Thu dọn hiện trường: thu gom xử lý chất thải các vật bị nhiễm hoá chất… theo quy định, dọn dẹp sạch chất thải, đào đất bị ô nhiễm đi chôn lắp tại bãi rác, cô lập nguồn ô nhiễm, sửa chữa khắc phục hậu quả, chứng nhận môi trường đã khắc phục.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thành lập Ban chỉ đạo phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tỉnh

Giao Sở Công thương chủ trì, phối hợp các đơn vị, địa phương tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Ban chỉ đạo phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tỉnh (theo hướng dẫn, quy định của cấp có thẩm quyền) nhằm phối hợp các lực lượng, chỉ đạo thống nhất các hoạt động phòng ngừa, sẵn sàng ứng phó sự cố hóa chất của các cơ sở, doanh nghiệp và thực hiện ứng phó khi có tình huống tràn đổ, cháy nổ hóa chất (vượt quá khả năng ứng cứu của cơ sở, doanh nghiệp) trên địa bàn.

2. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất

2.1. Sở Công thương

2.1.1. Trong phòng ngừa sự cố hóa chất

Thực hiện công tác quản lý nhà nước về sản xuất, kinh doanh, sử dụng các loại hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Hóa chất.

Thực hiện công tác tuyên truyền, thông tin, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có hoạt động hóa chất trong ngành công nghiệp chấp hành đúng các quy định pháp luật về hóa chất.

Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố các quy định và thủ tục cần thiết về quản lý an toàn hóa chất của các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trong ngành công nghiệp theo quy định.

Hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất thuộc “Danh mục hóa chất nguy hiểm” phải xây dựng Kế hoạch hoặc Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và thiết lập khoảng cách an toàn theo quy định.

Tổ chức đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất cho các cơ quan quản lý; các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trong ngành công nghiệp; tổ chức, cá nhân liên quan vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm trên địa bàn tỉnh theo quy định pháp luật.

Rà soát, thống kê các cơ sở sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất trên địa bàn; chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về hóa chất của các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trong ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh, đặc biệt trong việc thực hiện an toàn hóa chất; kiểm tra việc xây dựng kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và năng lực ứng phó phù hợp với quy mô, điều kiện sản xuất và đặc tính của hóa chất; xử lý theo quy định đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất vi phạm các quy định trong lĩnh vực hóa chất.

Liên hệ với Bộ Công thương, Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn để tham vấn các vấn đề về tính chất nguy hại, giải pháp khắc phục sự cố trong trường hợp sự cố đối với các hóa chất chưa xác định rõ hoặc cần có sự hỗ trợ từ các lực lượng Trung ương.

Thực hiện báo cáo định kỳ 6 tháng, năm gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn và Bộ Công thương theo quy định.

2.1.2. Khi xảy ra sự cố hóa chất

Phối hợp với phòng Cảnh sát PCCC & CNCH trong công tác xử lý các sự cố hóa chất; xử lý chuyên môn, nắm tình hình và đặc điểm các chất cháy nổ, đề xuất các biện pháp ngăn chặn cháy lan và khống chế cháy một cách hiệu quả.

Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, sở ngành liên quan và UBND cấp huyện nơi xảy ra sự cố tiến hành công tác kiểm soát chất lượng môi trường và kiểm soát việc thực hiện các biện pháp xử lý môi trường của tổ chức cá nhân gây ra sự cố.

2.1.3. Sau khi xảy ra sự cố

Phối hợp với doanh nghiệp điều tra nguyên nhân gây nên sự cố hóa chất, đánh giá rút kinh nghiệm trong việc quản lý, hướng dẫn công tác lưu giữ, bảo quản hóa chất trên địa bàn.

Trường hợp sự cố hóa chất gây ra chưa xác định được nguyên nhân thì Sở Công thương trong quyền hạn và trách nhiệm của mình, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các biện pháp khắc phục sự cố và bố trí lưu giữ cho phù hợp.

2.2. Sở Y tế

2.2.1. Trong phòng ngừa sự cố hóa chất

Rà soát, đánh giá thực trạng xây dựng kế hoạch tăng cường công tác quản lý hóa chất sử dụng trong lĩnh vực dược; hóa chất chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế, hóa chất sử dụng trong trang thiết bị y tế; hóa chất dùng làm phụ gia thực phẩm, mỹ phẩm.

Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất các quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất trong ngành y tế, ngành thực phẩm trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân vận chuyển hàng nguy hiểm là hóa chất, chế phẩm duyệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế theo quy định tại Thông tư số 08/TT-BYT ngày 17/5/2012 của Bộ Y tế.

2.1.2. Khi xảy ra sự cố hóa chất

Chuẩn bị đầy đủ phương tiện, thuốc và lực lượng Y, Bác sĩ cứu chữa người bị nạn; phối hợp trong điều tra nguyên nhân xảy ra sự cố hóa chất.

2.3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

Rà soát, đánh giá thực trạng để xây dựng kế hoạch tăng cường công tác quản lý hóa chất sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, thú y, bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản chế biến nông lâm thủy sản.

Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản quy định có liên quan về điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, thú y, bảo vệ thực vật, bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản và thực phẩm trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

2.4. Sở Tài nguyên và Môi trường

2.4.1. Trong phòng ngừa sự cố hóa chất

Tuyên truyền, hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động hóa chất; tổ chức hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất theo đúng quy định thuộc đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Tăng cường kiểm tra, xử lý việc đảm bảo môi trường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc phạm vi quản lý.

2.4.2. Sau khi xảy ra sự cố

Tổ chức kiểm soát chất lượng môi trường và kiểm soát việc thực hiện các biện pháp xử lý môi trường của tổ chức, cá nhân gây ra sự cố.

2.5. Sở Thông tin và Truyền thông trong phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về nguy cơ, tác hại của sự cố hoá chất và trách nhiệm của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng về phòng ngừa, ứng phó sự cố hoá chất nhằm bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường.

2.6. Ban Quản lý các Khu công nghiệp

2.6.1. Trong phòng ngừa sự cố hóa chất

Phối kết hợp với Sở Công thương thông tin, tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động hóa chất cho các doanh nghiệp thuộc địa bàn quản lý.

Nhắc nhở các doanh nghiệp báo cáo định kỳ theo đúng quy định.

Thông tin cho Sở Công thương khi có doanh nghiệp mới hoạt động trong lĩnh vực hóa chất, đồng thời hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các thủ tục đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

2.6.2. Khi xảy ra sự cố hóa chất

Tạo mọi điều kiện để các cơ quan chức năng tham gia xử lý sự cố trong các khu công nghiệp có xảy ra các sự cố hóa chất.

2.7. Công an tỉnh

2.7.1. Trong phòng ngừa sự cố hóa chất

Tăng cường quản lý hóa chất, hóa chất trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh; hóa chất phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật.

Phối hợp với các sở, ngành có liên quan phát hiện, điều tra, xử lý và hỗ trợ xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động hóa chất theo quy định.

Chỉ đạo Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, phối hợp với Sở Công thương, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh và các đơn vị liên quan chỉ đạo, kiểm tra tình hình xây dựng kế hoạch công tác huấn luyện, diễn tập, ứng phó sự cố hóa chất của các doanh nghiệp, đặc biệt các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng lượng lớn hóa chất, có nhiều nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất.

2.7.2. Khi xảy ra sự cố hóa chất

Chỉ đạo Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ:

- Chuẩn bị đầy đủ phương tiện, trang thiết bị thực hiện ứng cứu kịp thời khi xảy ra sự cố hóa chất. Quyết định các biện pháp chữa cháy ban đầu, sử dụng mọi biện pháp để cứu người bị nạn, di chuyển tài sản và ngăn chặn cháy lan. Đảm bảo an toàn cho con người, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại về con người và của cải vật chất.

- Phối hợp với doanh nghiệp nắm tình hình, tổ chức cứu chữa của lực lượng tại chỗ, đặc điểm khu vực xảy ra cháy, diễn biến cháy, đặc điểm kiến trúc xây dựng, giao thông, chất cháy tại điểm cháy.

- Thông báo và phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan, nếu cần thiết thì yêu cầu hoặc huy động theo thẩm quyền đối với lực lượng, phương tiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân để phục vụ công tác chữa cháy.

2.7.3. Sau khi xảy ra sự cố

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra, xác định nguyên nhân gây ra sự cố và xử lý hoặc đề xuất xử lý theo quy định của pháp luật

2.8. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh trong phòng ngừa sự cố hóa chất

Quản lý, kiểm tra hóa chất, sản phẩm hóa chất trong lĩnh vực quốc phòng: phối hợp với các sở, ngành liên quan phát hiện, điều tra, xử lý và hỗ trợ xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động hóa chất theo quy định.

Chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với đơn vị hóa học của Quân khu 9 xây dựng kế hoạch, chuẩn bị lực lượng phương tiện sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ ứng cứu các tình huống khẩn cấp về sự cố hóa chất, thực hiện tìm kiếm cứu nạn và tham gia ứng cứu khi có sự cố hóa chất xảy ra trên địa bàn.

2.9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

2.9.1. Trong phòng ngừa sự cố hóa chất

Chỉ đạo phòng Kinh tế, phòng Kinh tế & Hạ tầng tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về hóa chất, môi trường cho các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trên địa bàn quản lý theo quy định. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất có hành vi vi phạm trong sản xuất kinh doanh, gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động hóa chất trên địa bàn quản lý. Đặc biệt là kiểm tra việc ghi nhãn hóa chất, điều kiện về nhà xưởng, kho tàng, trang thiết bị, phương tiện vận chuyển, cũng như xây dựng quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.

Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Công thương hướng dẫn các điểm kinh doanh, kho cất giữ bảo quản hóa chất nguy hiểm (bao gồm cả hỗn hợp hóa chất nguy hiểm) thực hiện các Quy chuẩn xây dựng về kết cấu công trình, thiết kế kho hoá chất… đảm bảo tiêu chuẩn phòng chống cháy nổ.

2.9.2. Khi xảy ra sự cố hóa chất

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai công tác ứng phó khi xảy ra sự cố hóa chất trên địa bàn quản lý.

2.9.3. Sau khi xảy ra sự cố

Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tại khu vực có sự cố hoá chất để khắc phục nơi ở, tạo điều kiện để nhân dân ổn định đời sống.

2.10. Các cơ sở có hoạt động hóa chất

2.10.1. Trong phòng ngừa sự cố hóa chất

Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về công tác an toàn trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất nguy hiểm, báo cáo bằng văn bản về Sở Công Thương và cơ quan quản lý nhà nước liên quan trước ngày 15 tháng 1 hàng năm đối với báo cáo năm.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt việc thực hiện các quy trình, quy phạm, kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất nguy hiểm nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ sức khỏe cho người lao động.

Thực hiện các quy định về khai báo hóa chất sản xuất, lập và lưu giữ phiếu an toàn hóa chất, xây dựng biện pháp, kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất phù hợp với quy mô, điều kiện sản xuất và đặc tính của hóa chất.

Kiểm tra, cải tạo nâng cấp kho chứa hóa chất nguy hiểm. Đảm bảo đủ các trang thiết bị an toàn, phòng chống cháy nổ, phòng chống rò rỉ, phát tán hóa chất độc hại theo quy định. Những người tiếp xúc trực tiếp với hóa chất nguy hiểm phải được đào tạo qua các lớp huấn luyện về an toàn hóa chất.

Mọi hành vi vi phạm trong lĩnh vực hoạt động hóa chất như: vi phạm về sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, cất giữ, bảo quản, khoảng cách an toàn, xử lý thải bỏ chất thải tồn dư, vi phạm về phiếu an toàn hóa chất, vi phạm về đăng ký, khai báo hóa chất,... đều phải chịu xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

2.10.2. Khi xảy ra sự cố hóa chất

Khi xảy ra sự cố hóa chất doanh nghiệp phải thực hiện đánh giá sự cố, nắm rõ tình hình và thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự lan rộng sự cố. Phải báo ngay cho người có trách nhiệm, người đứng đầu đơn vị để trực tiếp điều khiển các biện pháp ứng phó.

Cắt ngay các nguồn điện, nguồn đánh lửa, thực hiện tốt chế độ thông gió, tắt các thiết bị máy đang vận hành, áp dụng các biện pháp trong Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất tại đơn vị, huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ của đơn vị để chữa cháy ban đầu.

Nếu sự cố lớn vượt quá khả năng kiểm soát của cơ sở thì phải báo ngay cho các cơ quan chức năng có liên quan như: chính quyền địa phương, Cảnh sát Phòng Cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Sở Công thương, Sở Y tế,… Phối hợp với cơ quan chức năng để tham gia bảo vệ hiện trường, điều tra, kết luận nguyên nhân vụ cháy, nổ.

2.10.3. Sau khi xảy ra sự cố

Xây dựng kế hoạch ổn định đời sống và việc làm cho nhân dân, cán bộ và công nhân bị thiệt hại do, cháy nổ trong phạm vi doanh nghiệp của mình.

Kịp thời có các biện pháp xử lý môi trường, hạn chế sự tác động của các chất độc, chất nhiễm xạ, phóng xạ do cháy, nổ gây ra đối với môi trường đất, nước, không khí.

Bồi hoàn tài sản cho các tổ chức, cá nhân được huy động hoặc trưng dụng để chữa cháy, khắc phục sự cố hoá chất; khẩn trương phục hồi các hoạt động sản xuất, ổn định kinh doanh.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền cho phép, các cơ quan có liên quan phản ánh về Sở Công thương để chủ trì, phối hợp các ngành có liên quan trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết kịp thời./.

 


PHỤ LỤC

DANH MỤC HÓA CHẤT CỦA CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG HÓA CHẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2318/QĐ-UBND ngày 10/9/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long)

STT

Tên Doanh nghiệp

Địa chỉ

Ngành nghề

Tình hình thực hiện BPPN UPSCHC

Hoá chất nằm trong danh mục
 phải xây dựng BPPN UPSCHC

Quy mô sản xuất, sử dụng, kinh doanh
(tấn/năm)

Đặc tính hóa lý

Những nguy hại khi tiếp xúc,
Điều kiện đảm bảo an toàn

Sản xuất, kinh doanh hóa chất

1

Cửa hàng hóa chất Kiệt Hưng

Điện thoại

02703. 823.285

Số 4-6, Hoàng Thái Hiếu, phường 1, thành phố Vĩnh Long

kinh doanh hóa chất

đã thực hiện

NaOH

0,1

Dạng rắn, ăn mòn, kích ứng, nguy hiểm, không cháy, không để gần axit, phản ứng với kim loại tạo hydrogen dễ gây cháy, nổ

gây bỏng, ăn mòn, kích ứng, nguy hiểm, không cháy, không để gần axit, phản ứng với kim loại

S

1

Dạng rắn, màu vàng, dễ cháy, tránh lửa, pư kim loại

gây kích ứng, mũi họng, phổi. Tránh lửa, không để gần kim loại

CH3COOH

0,09

Dạng lỏng, không màu, mùi cay, chua. Axit acetic bay hơi có thể gây nổ khi tạo hỗn hợp với không khí. Phản ứng giữa axít acetic và các hợp chất sau có thể gây nổ: 5-azidotetrazole, bromine, entaflouride.gây ra kích ứng cho phần trên hệ hô hấp ăn mòn mạnh, gây bỏng, tránh alcohol, aldehyd, halogen, permanganat, tránh bazơ,…

Hóa chất gây độc cho thận, màng nhày, da, răng. Sự tiếp xúc liên tục kéo dài và nhiều lần với hơi hóa chất này có thể gây kích ứng mãn tính và trầm trọng cho mắt, da và cuống phổi và tổn thương các cơ quan trong cơ thể.

KMnO4

0,07

Dạng rắn, màu tím, không mùi, oxy hóa mạnh, ăn mòn Al, Zn

Gây tổn thương mắt, tránh chất khử, axit, formaldehyd, rượu, Iot, pư mạnh với bột kim loại, H2O2, NH3, P, axit, S,…

Ca(ClO)2

1

Dạng rắn, màu trắng, oxy hóa mạnh, ăn mòn.

Kích ứng da, mắt và hệ hô hấp. Ở nhiệt độ cao sinh nhiều khí oxy, tỏa nhiệt. Tránh nhiệt, độ ẩm, lửa. Có thể gây nổ nếu bị nung nóng. Phản ứng mạnh khi tiếp xúc với axit, nước sinh ra khí Clo, có thể nổ khi kết hợp với amoniac và amin. Không tương thích vơi vật liệu hữu cơ, nito và các vật liệu dễ cháy.

H2O2

0,5

Dạng lỏng, không màu

gây kích ứng da và mắt, ảnh hưởng hô hấp, tránh vật liệu hữu cơ, KL, axit, kiềm, tránh nhiệt, ánh sáng, lửa.

2

Cửa hàng hóa chất Tiên Tri

Điện thoại

02703.824.541

48A, Nguyễn Thị Minh Khai, phường 1, thành phố Vĩnh Long

Kinh doanh
hóa chất

Đã thực hiện

HCl

1,2

Dạng lỏng, màu vàng, ,mùi hăng, phản ứng với kim loạ, bazơ

bỏng mạnh, cháy tạo ra khí độc H2, tránh tiếp xúc kim loại, nhôm, amin, cacbua, forua, kim loại kiềm, KMnO4...

CH3COOH

0,12

Dạng lỏng, không màu, mùi cay, chua. Axit acetic bay hơi có thể gây nổ khi tạo hỗn hợp với không khí. Phản ứng giữa axít acetic và các hợp chất sau có thể gây nổ: 5-azidotetrazole, bromine, entaflouride.gây ra kích ứng cho phần trên hệ hô hấp ăn mòn mạnh, gây bỏng, tránh alcohol, aldehyd, halogen, permanganat, tránh bazơ,…

Hóa chất gây độc cho thận, màng nhày, da, răng. Sự tiếp xúc liên tục kéo dài và nhiều lần với hơi hóa chất này có thể gây kích ứng mãn tính và trầm trọng cho mắt, da và cuống phổi và tổn thương các cơ quan trong cơ thể.

C3 H6O

0,33

Dạng lỏng, không màu, dễ bay hơi, dễ cháy.

Ảnh hưởng hô hấp. Tránh axit, chất oxi hóa mạnh (KMnO4,KClO3,KClO4,H2O2), chloroform, kiềm, tránh nhiệt, lửa, các chất dễ cháy

NaOH

2,75

Dạng rắn, ăn mòn, kích ứng, nguy hiểm, không cháy, không để gần axit, phản ứng với kim loại tạo hydrogen dễ gây cháy, nổ

gây bỏng, ăn mòn, kích ứng, nguy hiểm, không cháy, không để gần axit, phản ứng với kim loại

H2O2

0,35

Dạng lỏng, không màu

gây kích ứng da và mắt, ảnh hưởng hô hấp, tránh vật liệu hữu cơ, KL, axit, kiềm, tránh nhiệt, ánh sáng, lửa.

KMnO4

0,1

Dạng rắn, màu tím, không mùi, oxy hóa mạnh, ăn mòn Al, Zn

Gây tổn thương mắt, tránh chất khử, axit, formaldehyd, rượu, Iot, pư mạnh với bột kim loại, H2O2, NH3, P, axit, S,…

Ca(ClO)2

3,36

Dạng rắn, màu trắng, oxy hóa mạnh, ăn mòn.

Kích ứng da, mắt và hệ hô hấp. Ở nhiệt độ cao sinh nhiều khí oxy, tỏa nhiệt. Tránh nhiệt, độ ẩm, lửa. Có thể gây nổ nếu bị nung nóng. Phản ứng mạnh khi tiếp xúc với axit, nước sinh ra khí Clo, có thể nổ khi kết hợp với amoniac và amin. Không tương thích vơi vật liệu hữu cơ, nito và các vật liệu dễ cháy.

C6H10O

0,38

Chất lỏng không màu, trong suốt với mùi hương đất sét. Các tạp chất có màu vàng nhạt. Hòa tan trong ethanol và ether 

Chất lỏng dễ cháy. Độc tính cấp tính (đường miệng, hít phải, về da). Kích ứng da. Gây tổn thương nặng cho mắt.

C7H8

0,3

Dạng lỏng, không màu, dễ cháy, dễ bay hơi

Ảnh hưởng tới thần kinh trung ương, gan, thận máu. Kích ứng da mắt và hệ hô hấp. Tránh chất oxy hóa mạnh, acid nitric, acid sulfuric, clo

3

Cửa hàng hóa chất 173

Điện thoại

2703.820.969

173/2, Phạm Hùng, phường 9, thành phố Vĩnh Long

Kinh doanh hóa chất

Đã thực hiện

NaOH

0,15

Chất rắn, ăn mòn, kích ứng, nguy hiểm, không cháy, không để gần axit, phản ứng với kim loại tạo hydrogen dễ gây cháy, nổ

gây bỏng, ăn mòn, kích ứng, nguy hiểm, không cháy, không để gần axit, phản ứng với kim loại

HCHO

0,08

lỏng, không màu, phản ứng với các tác nhân oxy hóa, kiềm và axit

hơi khí làm rát, đỏ mắt, đau họng, nôn mửa. Tránh nhiệt, tia lửa, ngọn lửa, các chất acid, kiềm, các chất oxy hóa

Ca(ClO)2

0,16

Dạng rắn, màu trắng, oxy hóa mạnh, ăn mòn.

Kích ứng da, mắt và hệ hô hấp. Ở nhiệt độ cao sinh nhiều khí oxy, tỏa nhiệt. Tránh nhiệt, độ ẩm, lửa. Có thể gây nổ nếu bị nung nóng. Phản ứng mạnh khi tiếp xúc với axit, nước sinh ra khí Clo, có thể nổ khi kết hợp với amoniac và amin. Không tương thích vơi vật liệu hữu cơ, nito và các vật liệu dễ cháy.

S

0,07

Dạng rắn, màu vàng, dễ cháy, phản ứng với kim loại.

 Gây kích ứng, mũi họng, phổi, nôn mửa và tiêu chảy. Tránh xa nguồn nhiệt, tia lửa, cần thông gió tốt.

H2O2

0,09

Dạng lỏng, không màu

gây kích ứng da và mắt, ảnh hưởng hô hấp, tránh vật liệu hữu cơ, KL, axit, kiềm, tránh nhiệt, ánh sáng, lửa.

4

Công ty TNHH Oxy Bình Minh

Điện thoại

0903 319 657

02703.752.339

Tổ 22, Khóm Đông Thuận, Phường Đông Thuận, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long

kinh doanh O2

đã thực hiện

O2

300

Khí hóa lỏng, không màu, có khả năng gây cháy và duy trì sự cháy

Nguyên nhân cháy hoặc tăng cường khả năng cháy, bảo quản và tồn trữ xa vật liệu dễ cháy và khí gas dễ chá, tránh lửa, không để van dính dầu mỡ, thông gió.

5

Công ty TNHH gas Vĩnh Long

Điện thoại

02703.864.616

Số 15 A, ấp Phú Hưng, xã Phú Thịnh, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

chiết nạp, kinh doanh LPG

-

-

-

Khí hóa lỏng, không màu, không mùi, không độc hại (nhưng được pha thêm chất Etylmecaptan có mùi đặc trưng để dễ phát hiện khi có rò xì gas).

- Gây bỏng nặng trên da khi tiếp xúc trực tiếp, nhất là với dòng LPG rò rỉ trực tiếp vào da nếu không có trang bị bảo hộ lao động.

- Là loại nhiên liệu dễ cháy khi kết hợp với không khí tạo thành hỗn hợp cháy nổ. Đạt tới giới hạn nồng độ cháy, dưới tác dụng của nguồn nhiệt hoặc ngọn lửa trần sẽ bắt cháy làm phá hủy thiết bị, cơ sở vật chất, công trình.

6

Công ty TNHH TMDV Tấn Phúc-CN Vĩnh Long

Điện thoại

0918.090.765

số 12, đường Phan Văn Đáng, tổ 12, khóm 1, TT Tam Bình, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

Kinh doanh dung môi

chưa thực hiện

Hỗn hợp chất bao gồm các Hydrocacbon sau:

400.000 lít/năm

Chất lỏng, trong suốt, mùi sốc

- Dể cháy, nổ; có khả năng gây ung thu nếu hít thở thường xuyên.

- Khi tiếp xúc: đối với mắt, gây khó chịu, cay mắt, đau, chảy nước mắt, đỏ, sưng và giảm thị lực; đối với hô hấp, hơi hoặc khói từ dung môi có thể gây kích thích hệ hô hấp như ho hoặc khó thở, mệt mỏi, chóng mặt; Đối với da, gây kích ứng như khô da, đau, ngứa, đổi màu da, phòng da, mỏng da; khi nuốt phải dẫn đến tổn thương phổi và có thể dẫn đến tử vong.

7

Công ty TNHH Strong Wind

Điện thoại

0908.335.555

 

tổ 2, ấp Thạnh Hưng, xã Hòa Phú, huyện Long ồ,Vĩnh Long

Kinh doanh dung môi

chưa thực hiện

400.000 lít/năm

8

Công ty TNHH TM Hóa chất Tâm Quang-CN Vĩnh Long

Điện thoại

0902.914.404

số 81, tổ 3, ấp Phú An, xã Trung Thành Đông, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long

Kinh doanh dung môi

đã thực hiện

400.000

m3

9

Chi nhánh 2 Công ty TNHH MTV Xây dựng Môi Trường Xinh

Điện thoại

0948180419

Số 121A, ấp Tân Vĩnh, xã Trường An, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long

Kinh doanh dung môi

chưa thực hiện

C8H8

C9H12

C6H10

C6H10

C6H12

C6H14

C6H10

C7H8

C10H14

C9H12

C10H18

C1014

C8H16

C10H12

C2H4

C6H14

C6H12

C8H16

C5H10

C9H10

C6H12

C8H10, C10H8

C10H22; C7H16

C9H20; C8H18

C8H10, C12H26

C12H24, C8H10

C10H16, C7H8

C12H24, C9H18

C11H22, C7H14

C7H12, C6H12

C6H10, C5H10

C5H8, C10H14

400.000

m3

Chất lỏng, trong suốt, mùi sốc

- Dể cháy, nổ; có khả năng gây ung thu nếu hít thở thường xuyên.

- Khi tiếp xúc: đối với mắt, gây khó chịu, cay mắt, đau, chảy nước mắt, đỏ, sưng và giảm thị lực; đối với hô hấp, hơi hoặc khói từ dung môi có thể gây kích thích hệ hô hấp như ho hoặc khó thở, mệt mỏi, chóng mặt; Đối với da, gây kích ứng như khô da, đau, ngứa, đổi màu da, phòng da, mỏng da; khi nuốt phải dẫn đến tổn thương phổi và có thể dẫn đến tử vong.

10

Công ty CP Thương mại xăng dầu Nhân Vĩnh-Chi nhánh Vĩnh Long

Điện thoại

0939077678

tổ 4, ấp Trà Ngoa, xã Trà Côn, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long

Kinh doanh dung môi

đã thực hiện

1.400.000 m3

11

Công ty TNHH TM Quốc Thi AG

Điện thoại

0939288805

Số 100, tổ 4, ấp 8, xã Mỹ Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

Kinh doanh dung môi

chưa thực hiện

1.350.000

m3

12

Công ty TNHH MTV TM XD Quốc Hùng

Điện thoại

093 650 6789

tổ 13, ấp Thành Trí, xã Thành Lợi, huyện Bình Tân,tỉnh Vĩnh Long

Kinh doanh dung môi

chưa thực hiện

1.400.000 m3

13

Chi nhánh Công ty TNHH MTV TM DV XD Bảo Châu

Điện thoại

0208.44723

tổ 13, ấp Thành Trí, xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.

 

Kinh doanh dung môi

đã thực hiện

250.000

m3

Cơ sở sử dụng hóa chất

1

 Cty CPSXKD XNK Vĩnh Long

Điện thoại

0270.3962710

Khu công nghiệp Hòa Phú, huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long

sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu

đã thực hiện

2SO4

12,257

Chất lỏng. Không màu hoặc hơi vàng. Không mùi. Không bắt lửa.

Phản ứng với các vật liệu không tương thích (Các nguyên tố ôxy hóa mạnh, kim loại, các chất dễ bắt cháy, kiềm, chất khử, chất hữu cơ, chất giữ ẩm, nước.). Phân hủy ở nhiệt độ cao. Ăn mòn nhiều kim loại,…

Là hóa chất nguy hiểm, gây bỏng da nghiêm trọng và hỏng mắt. Ăn mòn kim loại. Gây tử vong nếu hít phải. Có nguy cơ gây ung thư.

NaOH

3,85

lỏng, k màu, pư với các tác nhân oxy hóa, kiềm và axit

hơi khí làm rát, đỏ mắt, đau họng, nôn mửa. Tránh nhiệt, tia lửa, ngọn lửa, các chất acid, kiềm, các chất oxy hóa

2

Cty CP Acecook chi nhánh Vĩnh Long

Điện thoại

0270.3962703

Khu công nghiệp Hòa Phú, huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long

sản xuất mì tôm, phở

chưa thực hiện

CH3COOH

0,003

Dạng lỏng, không màu, mùi cay, chua. Axit acetic bay hơi có thể gây nổ khi tạo hỗn hợp với không khí. Phản ứng giữa axít acetic và các hợp chất sau có thể gây nổ: 5-azidotetrazole, bromine, entaflouride.gây ra kích ứng cho phần trên hệ hô hấp ăn mòn mạnh, gây bỏng, tránh alcohol, aldehyd, halogen, permanganat, tránh bazơ,…

Hóa chất gây độc cho thận, màng nhày, da, răng. Sự tiếp xúc liên tục kéo dài và nhiều lần với hơi hóa chất này có thể gây kích ứng mãn tính và trầm trọng cho mắt, da và cuống phổi và tổn thương các cơ quan trong cơ thể.

 

C4H10O

0,15

không màu, rất dễ bay hơi chất lỏng dễ cháy với một mùi đặc trưng

 

HCl

0,241

Dạng lỏng, màu vàng, ,mùi hăng, phản ứng với kim loạ, bazơ

bỏng mạnh, cháy tạo ra khí độc H2, tránh tiếp xúc kim loại, nhôm, amin, cacbua, forua, kim loại kiềm, KMnO4...

H2SO4

0,001

Chất lỏng. Không màu hoặc hơi vàng. Không mùi. Không bắt lửa.

Phản ứng với các vật liệu không tương thích (Các nguyên tố ôxy hóa mạnh, kim loại, các chất dễ bắt cháy, kiềm, chất khử, chất hữu cơ, chất giữ ẩm, nước.). Phân hủy ở nhiệt độ cao. Ăn mòn nhiều kim loại,…

Là hóa chất nguy hiểm, gây bỏng da nghiêm trọng và hỏng mắt. Ăn mòn kim loại. Gây tử vong nếu hít phải. Có nguy cơ gây ung thư.

NaOH

24

lỏng, không màu, phản ứng với các tác nhân oxy hóa, kiềm và axit

hơi khí làm rát, đỏ mắt, đau họng, nôn mửa. Tránh nhiệt, tia lửa, ngọn lửa, các chất acid, kiềm, các chất oxy hóa

Ca(ClO)2

0,15

Dạng rắn, màu trắng, oxy hóa mạnh, ăn mòn.

Kích ứng da, mắt và hệ hô hấp. Ở nhiệt độ cao sinh nhiều khí oxy, tỏa nhiệt. Tránh nhiệt, độ ẩm, lửa. Có thể gây nổ nếu bị nung nóng. Phản ứng mạnh khi tiếp xúc với axit, nước sinh ra khí Clo, có thể nổ khi kết hợp với amoniac và amin. Không tương thích vơi vật liệu hữu cơ, nito và các vật liệu dễ cháy.

3

Cty CP Hòa Phú

Điện thoại

0270 3822 174

Khu công nghiệp Hòa Phú, huyện Long Hồ

Xử lý nước thải

-

NaOH

 

lỏng, không màu, phản ứng với các tác nhân oxy hóa, kiềm và axit

hơi khí làm rát, đỏ mắt, đau họng, nôn mửa. Tránh nhiệt, tia lửa, ngọn lửa, các chất acid, kiềm, các chất oxy hóa

H2SO4

0,12

Chất lỏng. Không màu hoặc hơi vàng. Không mùi. Không bắt lửa.

Phản ứng với các vật liệu không tương thích (Các nguyên tố ôxy hóa mạnh, kim loại, các chất dễ bắt cháy, kiềm, chất khử, chất hữu cơ, chất giữ ẩm, nước.). Phân hủy ở nhiệt độ cao. Ăn mòn nhiều kim loại,…

Là hóa chất nguy hiểm, gây bỏng da nghiêm trọng và hỏng mắt. Ăn mòn kim loại. Gây tử vong nếu hít phải. Có nguy cơ gây ung thư.

4

Cty CP In Nguyễn Văn Thảnh

Điện thoại

0703823126

Số 48, Nguyễn Huệ Phường 2, thành phố Vĩnh Long

in ấn

đã thực hiện

KMnO4

0,002

Dạng rắn, màu tím, không mùi, oxy hóa mạnh, ăn mòn Al, Zn

Gây tổn thương mắt, tránh chất khử, axit, formaldehyd, rượu, Iot, pư mạnh với bột kim loại, H2O2, NH3, P, axit, S,…

5

Cty TNHH Tỷ Xuân

Điện thoại

02703 962 054

Khu công nghiệp Hòa Phú, huyện Long Hồ

sản xuất giày xuất khẩu

đã thực hiện

C3H6O

-

Dạng lỏng, không màu, dễ bay hơi, dễ cháy.

Ảnh hưởng hô hấp. Tránh axit, chất oxi hóa mạnh (KMnO4,KClO3,KClO4,H2O2), chloroform, kiềm, tránh nhiệt, lửa, các chất dễ cháy

6

Cty CP Phú Long

Điện thoại

0270 3962 715

Khu công nghiệp Hòa Phú, huyện Long Hồ

sản xuất bao bì

đã thực hiện

C3H6O

0,26

Dạng lỏng, không màu, dễ bay hơi, dễ cháy.

Ảnh hưởng hô hấp. Tránh axit, chất oxi hóa mạnh (KMnO4,KClO3,KClO4,H2O2), chloroform, kiềm, tránh nhiệt, lửa, các chất dễ cháy

NaOH

8

lỏng, k màu, pư với các tác nhân oxy hóa, kiềm và axit

hơi khí làm rát, đỏ mắt, đau họng, nôn mửa. Tránh nhiệt, tia lửa, ngọn lửa, các chất acid, kiềm, các chất oxy hóa

7

Cty TNHH CJ Vina Agri - Chi nhánh Vĩnh Long

Điện thoại

0270 3962 018

Khu công nghiệp Hòa Phú, huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long

sản xuất thức ăn

đang thực hiện

CH3COOH

0,01

Dạng lỏng, không màu, mùi cay, chua. Axit acetic bay hơi có thể gây nổ khi tạo hỗn hợp với không khí. Phản ứng giữa axít acetic và các hợp chất sau có thể gây nổ: 5-azidotetrazole, bromine, entaflouride.gây ra kích ứng cho phần trên hệ hô hấp ăn mòn mạnh, gây bỏng, tránh alcohol, aldehyd, halogen, permanganat, tránh bazơ,…

Hóa chất gây độc cho thận, màng nhày, da, răng. Sự tiếp xúc liên tục kéo dài và nhiều lần với hơi hóa chất này có thể gây kích ứng mãn tính và trầm trọng cho mắt, da và cuống phổi và tổn thương các cơ quan trong cơ thể.

H2SO4

0,048

Chất lỏng. Không màu hoặc hơi vàng. Không mùi. Không bắt lửa.

Phản ứng với các vật liệu không tương thích (Các nguyên tố ôxy hóa mạnh, kim loại, các chất dễ bắt cháy, kiềm, chất khử, chất hữu cơ, chất giữ ẩm, nước.). Phân hủy ở nhiệt độ cao. Ăn mòn nhiều kim loại,…

Là hóa chất nguy hiểm, gây bỏng da nghiêm trọng và hỏng mắt. Ăn mòn kim loại. Gây tử vong nếu hít phải. Có nguy cơ gây ung thư.

NaOH

0,09

lỏng, k màu, pư với các tác nhân oxy hóa, kiềm và axit

hơi khí làm rát, đỏ mắt, đau họng, nôn mửa. Tránh nhiệt, tia lửa, ngọn lửa, các chất acid, kiềm, các chất oxy hóa

CH3OH

0,003

Chất lõng. Không màu, trong suốt. Mùi cồn dịu.

Chất lỏng/hơi cực kỳ dễ cháy

Các nguy hại sức khỏe: - Tùy vào mức độ trầm trọng của sự ngộ độc và sự cứu chữa kịp thời, nạn nhân có thể bình phục hoàn toàn hoặc bị mù vĩnh viễn, rối loạn thị giác và/ hoặc chấn động hệ thần kinh. - Tiếp xúc với da, methanol kích ứng da vừa phải. Methanol có thể ngấm vào da và gây ra các tổn thương nguy hiểm (tổn thương tương tự như ở đường hô hấp). - Nuốt cho dù chỉ một lượng nhỏ chất methanol cũng có thể gây mù - Tiếp xúc lặp lại qua hít thở hoặc ngấm qua da có thể gây ngộ độc, rối loạn não, tổn thương thị lực và mù. Hít phải khí có thể làm trầm trọng thêm tình trạng sức khỏe ví dụ bệnh khí thủng và bệnh viêm cuống phổi.

C20H14O4

0,000024

chất rắn. Màu trắng. Không mùi.

Có thể phản ứng mạnh với: Các chất oxy hóa mạnh

Biến đổi tế bào gốc (Độc tính gây đột biến gen trong cơ thể)

Độc tính gây ung thư (có thể gây ưng thư),

Độc tính sinh sản

KOH

0,00002

chất rằn, không màu, không mùi.

Có thể ăn mòn kim loại.

Có hại nếu nuốt phải.

Gây bỏng da nặng và tổn thương mắt.

8

TT nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Vĩnh Long

Điện thoại

0270827346

63, Trần Phú, phường 4, tp Vĩnh Long

cấp nước

đã thực hiện

Ca(ClO)2

89,51

Dạng rắn, màu trắng, oxy hóa mạnh, ăn mòn.

Kích ứng da, mắt và hệ hô hấp. Ở nhiệt độ cao sinh nhiều khí oxy, tỏa nhiệt. Tránh nhiệt, độ ẩm, lửa. Có thể gây nổ nếu bị nung nóng. Phản ứng mạnh khi tiếp xúc với axit, nước sinh ra khí Clo, có thể nổ khi kết hợp với amoniac và amin. Không tương thích vơi vật liệu hữu cơ, nito và các vật liệu dễ cháy.

9

Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn Vĩnh Long

Điện thoại

02703 895 999

ấp Tân Vĩnh Thuận, xã Tân ngãi, tp Vĩnh Long

sản xuất bia

đã thực hiện

HCl

282,121

Dạng lỏng, màu vàng, ,mùi hăng, phản ứng với kim loạ, bazơ

bỏng mạnh, cháy tạo ra khí độc H2, tránh tiếp xúc kim loại, nhôm, amin, cacbua, forua, kim loại kiềm, KMnO4...

H2SO4

0,02

Chất lỏng. Không màu hoặc hơi vàng. Không mùi. Không bắt lửa.

Phản ứng với các vật liệu không tương thích (Các nguyên tố ôxy hóa mạnh, kim loại, các chất dễ bắt cháy, kiềm, chất khử, chất hữu cơ, chất giữ ẩm, nước.). Phân hủy ở nhiệt độ cao. Ăn mòn nhiều kim loại,…

Là hóa chất nguy hiểm, gây bỏng da nghiêm trọng và hỏng mắt. Ăn mòn kim loại. Gây tử vong nếu hít phải. Có nguy cơ gây ung thư.

Ca(ClO)2

0,93

Dạng rắn, màu trắng, oxy hóa mạnh, ăn mòn.

Kích ứng da, mắt và hệ hô hấp. Ở nhiệt độ cao sinh nhiều khí oxy, tỏa nhiệt. Tránh nhiệt, độ ẩm, lửa. Có thể gây nổ nếu bị nung nóng. Phản ứng mạnh khi tiếp xúc với axit, nước sinh ra khí Clo, có thể nổ khi kết hợp với amoniac và amin. Không tương thích vơi vật liệu hữu cơ, nito và các vật liệu dễ cháy.

NaClO

49,76

màu vàng nhạc.

Có mùi hắc dễ gây buồn nôn

Ăn mòn và gây phỏng rộp da (Các đường tiếp xúc và triệu chứng: Đường mắt: gây bỏng niêm mạc, tấy đỏ có thể dẫn tới mù lòa; Đường thở: gây khó chịu; Đường da: ngứa da, rát đỏ, nhớt. Đường tiêu hóa: Đau bụng, nôn mửa)

C8H16

0,0025

 

 

C4H6O2

0,0025

 

 

NaOH

467,879

lỏng, k màu, pư với các tác nhân oxy hóa, kiềm và axit

hơi khí làm rát, đỏ mắt, đau họng, nôn mửa. Tránh nhiệt, tia lửa, ngọn lửa, các chất acid, kiềm, các chất oxy hóa

10

Công ty TNHH MTV Giày Vĩnh An

Điện thoại

0270 3838 068

240, Trần Phú, phường 4, tp Vĩnh Long

sản xuất giày

đã thực hiện

C2 H5COCH3

0,14

 

 

11

Công ty TNHH

DE HEUS

Điện thoại

0270 3962 736

Khu Công nghiệp Hòa Phú, Long Hồ, Vĩnh Long

sản xuất thức ăn

-

H2SO4

0,00025

Chất lỏng. Không màu hoặc hơi vàng. Không mùi. Không bắt lửa.

Phản ứng với các vật liệu không tương thích (Các nguyên tố ôxy hóa mạnh, kim loại, các chất dễ bắt cháy, kiềm, chất khử, chất hữu cơ, chất giữ ẩm, nước.). Phân hủy ở nhiệt độ cao. Ăn mòn nhiều kim loại,…

Là hóa chất nguy hiểm, gây bỏng da nghiêm trọng và hỏng mắt. Ăn mòn kim loại. Gây tử vong nếu hít phải. Có nguy cơ gây ung thư.

12

CN 2 Công ty TNHH DE HEUS tại Vĩnh Long

Điện thoại

0270 3939 484

tổ 14, ấp Chợ, xã Mỹ An, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long

sản xuất thức ăn

-

CH3COOH

0,0015

Dạng lỏng, không màu, mùi cay, chua. Axit acetic bay hơi có thể gây nổ khi tạo hỗn hợp với không khí. Phản ứng giữa axít acetic và các hợp chất sau có thể gây nổ: 5-azidotetrazole, bromine, entaflouride.gây ra kích ứng cho phần trên hệ hô hấp ăn mòn mạnh, gây bỏng, tránh alcohol, aldehyd, halogen, permanganat, tránh bazơ,…

Hóa chất gây độc cho thận, màng nhày, da, răng. Sự tiếp xúc liên tục kéo dài và nhiều lần với hơi hóa chất này có thể gây kích ứng mãn tính và trầm trọng cho mắt, da và cuống phổi và tổn thương các cơ quan trong cơ thể.

C3H6O

0,06

Dạng lỏng, không màu, dễ bay hơi, dễ cháy.

Ảnh hưởng hô hấp. Tránh axit, chất oxi hóa mạnh (KMnO4,KClO3,KClO4,H2O2), chloroform, kiềm, tránh nhiệt, lửa, các chất dễ cháy

HCOOH

0,0025

Chất lỏng, không màu và hơi dễ cháy.

Có hại nếu nuốt phải.

Gây bỏng da nặng và tổn thương mắt.

Độc nếu hít phải.

 Ăn mòn đường hô hấp

HCl

0,06

Dạng lỏng, màu vàng, ,mùi hăng, phản ứng với kim loạ, bazơ

bỏng mạnh, cháy tạo ra khí độc H2, tránh tiếp xúc kim loại, nhôm, amin, cacbua, forua, kim loại kiềm, KMnO4...

H2SO4

0,002

Chất lỏng. Không màu hoặc hơi vàng. Không mùi. Không bắt lửa.

Phản ứng với các vật liệu không tương thích (Các nguyên tố ôxy hóa mạnh, kim loại, các chất dễ bắt cháy, kiềm, chất khử, chất hữu cơ, chất giữ ẩm, nước.). Phân hủy ở nhiệt độ cao. Ăn mòn nhiều kim loại,…

Là hóa chất nguy hiểm, gây bỏng da nghiêm trọng và hỏng mắt. Ăn mòn kim loại. Gây tử vong nếu hít phải. Có nguy cơ gây ung thư.

13

Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long

Điện thoại

0270.3822533

số 150, đường 14/9, phường 5, tp Vĩnh Long

sản xuất thuốc uống

-

C4H6O3

0,004

Chất lỏng và hơi rất dễ cháy.

Có hại nếu nuốt phải.

Gây bỏng da nặng và tổn thương mắt.

Có hại nếu hít phải.

Có thể gây kích ứng hô hấp.

CH3COOH

0,0375

Dạng lỏng, không màu, mùi cay, chua. Axit acetic bay hơi có thể gây nổ khi tạo hỗn hợp với không khí. Phản ứng giữa axít acetic và các hợp chất sau có thể gây nổ: 5-azidotetrazole, bromine, entaflouride.gây ra kích ứng cho phần trên hệ hô hấp ăn mòn mạnh, gây bỏng, tránh alcohol, aldehyd, halogen, permanganat, tránh bazơ,…

Hóa chất gây độc cho thận, màng nhày, da, răng. Sự tiếp xúc liên tục kéo dài và nhiều lần với hơi hóa chất này có thể gây kích ứng mãn tính và trầm trọng cho mắt, da và cuống phổi và tổn thương các cơ quan trong cơ thể.

HCl

0,0375

Dạng lỏng, màu vàng, ,mùi hăng, phản ứng với kim loạ, bazơ

bỏng mạnh, cháy tạo ra khí độc H2, tránh tiếp xúc kim loại, nhôm, amin, cacbua, forua, kim loại kiềm, KMnO4...

C7H8

0,537

Dạng lỏng, không màu, dễ cháy, dễ bay hơi

Ảnh hưởng tới thần kinh trung ương, gan, thận máu. Kích ứng da mắt và hệ hô hấp. Tránh chất oxy hóa mạnh, acid nitric, acid sulfuric, clo

C4H11N

0,001

Chất lỏng, không màu và hơi rất dễ cháy.

Có hại nếu nuốt phải hoặc hít phải.

Độc khi tiếp xúc với da.

Gây bỏng da nặng và tổn thương mắt.

 Có thể gây kích ứng hô hấp.

HCOOH

0,001

Chất lỏng, không màu và hơi dễ cháy.

 Có hại nếu nuốt phải.

 Gây bỏng da nặng và tổn thương mắt.

 Độc nếu hít phải.

 Ăn mòn đường hô hấp

14

Nhà máy phân bón Hồng Liên- Công ty TNHH MTV On Oanh

Điện thoại

0270 2213 778

ấp An Hương 1, Mỹ An, Mang Thít

sản xuất phân bón

-

HCl

0,0025

Dạng lỏng, màu vàng, ,mùi hăng, phản ứng với kim loạ, bazơ

bỏng mạnh, cháy tạo ra khí độc H2, tránh tiếp xúc kim loại, nhôm, amin, cacbua, forua, kim loại kiềm, KMnO4...

KMnO4

0,00025

Dạng rắn, màu tím, không mùi, oxy hóa mạnh, ăn mòn Al, Zn

Gây tổn thương mắt, tránh chất khử, axit, formaldehyd, rượu, Iot, pư mạnh với bột kim loại, H2O2, NH3, P, axit, S,…

H2SO4

0,002

Chất lỏng. Không màu hoặc hơi vàng. Không mùi. Không bắt lửa.

Phản ứng với các vật liệu không tương thích (Các nguyên tố ôxy hóa mạnh, kim loại, các chất dễ bắt cháy, kiềm, chất khử, chất hữu cơ, chất giữ ẩm, nước.). Phân hủy ở nhiệt độ cao. Ăn mòn nhiều kim loại,…

Là hóa chất nguy hiểm, gây bỏng da nghiêm trọng và hỏng mắt. Ăn mòn kim loại. Gây tử vong nếu hít phải. Có nguy cơ gây ung thư.

15

Công ty TNHH SX TM DV Thu Loan

Tổ 18, Khóm Đông Thuận, phường Đông Thuận, TX Bình Minh

sản xuất phân bón

-

HCl

0,181

Dạng lỏng, màu vàng, ,mùi hăng, phản ứng với kim loạ, bazơ

bỏng mạnh, cháy tạo ra khí độc H2, tránh tiếp xúc kim loại, nhôm, amin, cacbua, forua, kim loại kiềm, KMnO4...

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2318/QĐ-UBND ngày 10/09/2019 về Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


578

DMCA.com Protection Status
IP: 3.137.198.143
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!