Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2293/QĐ-UBND 2012 phân vùng sử dụng tổng hợp đới bờ Thừa Thiên Huế

Số hiệu: 2293/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Phan Ngọc Thọ
Ngày ban hành: 05/12/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2293/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 05 tháng 12 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÂN VÙNG SỬ DỤNG TỔNG HỢP ĐỚI BỜ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 25/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ về quản lý tổng hợp tài nguyên môi trường biển;

Căn cứ Quyết định số 158/2007/QĐ-TTg ngày 09 tháng 10 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình quản lý tổng hợp dải ven biển vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2010 và định hướng đến 2020;

Căn cứ Quyết định số 1955/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 414/TTr-TNMT-BĐ ngày 23 tháng 11 năm 2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phân vùng sử dụng tổng hợp đới bờ tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, với các nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU

Kế hoạch phân vùng sử dụng tổng hợp đới bờ Thừa Thiên Huế nhằm cung cấp cơ sở để định hướng, điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch và giải quyết các mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng không gian, tài nguyên và môi trường đới bờ của tỉnh; góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường, tài nguyên vùng đầm phá, ven biển; bảo tồn đa dạng sinh học; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá, cảnh quan di tích; giảm nhẹ tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu và phát triển sinh kế cộng đồng vùng ven biển và đầm phá, đáp ứng phát triển bền vững đới bờ tỉnh Thừa Thiên Huế.

II. ĐỊA ĐIỂM, PHẠM VI KHÔNG GIAN

1. Vùng đất liền: Bao gồm 05 huyện, thị xã có biển: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc; tập trung 45 xã ven biển, vùng đầm phá và một số xã: Hương Vinh (thị xã Hương Trà); Lộc Tiến, Lộc Thủy (huyện Phú Lộc); Phú Thanh, Phú Mậu, Phú Dương, Vinh Thái (huyện Phú Vang).

Việc phân tích đối tượng, tác động, ảnh hưởng được mở rộng thêm các xã, huyện, thị lân cận.

2. Vùng biển: Bao gồm vùng biển ven bờ cách bờ 6 hải lý trở vào của tỉnh.

III. NỘI DUNG PHÂN VÙNG

Phân vùng sử dụng tổng hợp đới bờ tỉnh Thừa Thiên Huế được chia thành 11 vùng theo bốn nhóm chính là: (A) Nhóm vùng bảo tồn, bảo vệ và phục hồi; (B) Nhóm vùng đệm; (C) Nhóm vùng phát triển; (D) Vùng dự trữ (sử dụng với cường độ thấp); cụ thể như sau:

A. NHÓM VÙNG BẢO TỒN, BẢO VỆ VÀ PHỤC HỒI

1. Vùng bảo tồn

a) Vùng bảo tồn biển Hải Vân - Sơn Chà: Là vùng lõi của Khu bảo tồn biển Hải Vân - Sơn Chà, từ Bãi Chuối đến hòn Sơn Chà.

- Hoạt động được phép:

● Quản lý bảo tồn các loài thực vật ngập nước, thảm cỏ và động vật biển, các hệ sinh thái san hô, cỏ biển và môi trường nước biển;

● Điều tra khảo sát phục vụ nghiên cứu khoa học.

- Hoạt động không được phép:

● Lấp, đổ đất, đào xới và nạo vét trầm tích;

● Đổ nước thải, rác thải chưa được xử lý;

● Đổ thải các hoá chất nguy hại;

● Khai thác khoáng sản;

● Khai thác hải sản.

- Hoạt động có điều kiện:

● Hoạt động phục vụ du lịch - dịch vụ;

● Xây dựng công trình (đảm bảo mục tiêu bảo tồn).

b) Vùng bảo tồn đất ngập nước cửa sông Ô Lâu: Gồm khu vực đất ngập nước sau ngã ba sông Ô Lâu nối với đầm Tam Giang, thuộc địa phận xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền và xã Điền Hòa, huyện Phong Điền.

- Hoạt động được phép:

● Bảo tồn các loài chim nước;

● Bảo vệ các loài thực vật ngập nước, thảm cỏ trong đầm phá và các sinh vật thủy sinh liên quan;

● Điều tra khảo sát phục vụ nghiên cứu khoa học.

- Hoạt động không được phép:

● Lấp, đổ đất, đào xới và nạo vét trầm tích;

● Đổ nước thải, rác thải chưa được xử lý;

● Đổ thải các hoá chất nguy hại;

● Săn bắt chim;

● Khai thác hải sản;

● Khai thác cây ngập nước;

● Gây ồn và xáo trộn nơi kiếm ăn, trú đông của chim.

- Hoạt động có điều kiện:

● Hoạt động phục vụ du lịch - dịch vụ;

● Phục hồi sinh cảnh (không gây xáo trộn nơi kiếm ăn, trú đông của chim và tác động xấu đến chất lượng nước);

● Xây dựng công trình (đảm bảo mục tiêu bảo tồn).

c) Vùng bảo tồn Bắc Hải Vân: Trên cơ sở Vườn Quốc gia Bạch Mã, mở rộng thêm về phía Đông vùng rừng thuộc mũi Hải Vân, thị trấn Lăng Cô. Vùng này có diện tích khoảng 40.000 ha, nằm trên địa phận huyện Phú Lộc và một phần của huyện Nam Đông.

- Hoạt động được phép:

● Bảo tồn hệ động vật, thực vật điển hình và hệ sinh thái giao thoa giữa hai luồng khí hậu miền Bắc và miền Nam, các loài động vật đặc hữu và quý hiếm;

● Điều tra khảo sát phục vụ nghiên cứu khoa học và phục vụ công tác bảo tồn;

● Phòng chống cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại rừng.

- Hoạt động không được phép:

● Phát triển đô thị, công nghiệp;

● Khai thác khoáng sản;

● Săn bắt động vật;

● Khai thác rừng tự nhiên.

- Hoạt động có điều kiện:

● Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác quản lý bảo tồn;

● Phát triển du lịch sinh thái, thám hiểm rừng mưa nhiệt đới, tham quan, nghỉ dưỡng, cắm trại;

● Phát triển cộng đồng dân cư địa phương, cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng nông thôn (hạn chế trong vùng đệm).

d) Vùng bảo tồn thiên nhiên Phong Điền: Nằm trên địa bàn xã Phong Mỹ, Phong Điền.

- Hoạt động được phép:

● Quản lý, bảo vệ, xây dựng, phát triển tài nguyên rừng;

● Phục hồi, bảo tồn các hệ sinh thái, tính đa dạng sinh học của rừng;

● Phòng chống cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại rừng;

● Điều tra, khảo sát phục vụ nghiên cứu khoa học.

- Hoạt động không được phép:

● Phát triển đô thị, công nghiệp;

● Khai thác khoáng sản;

● Săn bắt động vật;

● Khai thác gỗ;

● Các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng.

- Hoạt động có điều kiện:

● Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác quản lý bảo tồn, đảm bảo chức năng phòng hộ đầu nguồn;

● Phát triển du lịch sinh thái, tham quan, nghỉ dưỡng;

● Phát triển kinh tế xã hội của dân cư sống trong vùng đệm.

2. Vùng bảo vệ thủy sản:

a) Vùng bảo vệ thủy sản Cồn Cát: xã Điền Hải, huyện Phong Điền, diện tích 17,7 ha.

b) Vùng bảo vệ thủy sản Vũng Mệ: xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, diện tích 40 ha.

c) Vùng bảo vệ thủy sản Cồn Sáo: xã Hương Phong, huyện Hương Trà, diện tích 16 ha.

d) Vùng bảo vệ thủy sản Doi Chỏi: xã Phú Diên, huyện Phú Vang, diện tích 30,4 ha.

đ) Vùng bảo vệ thủy sản Cồn Chìm: xã Vinh Phú, huyện Phú Vang, diện tích 23,6 ha.

e) Vùng bảo vệ thủy sản Đập Tây: Chùa Ma, xã Vinh Giang, Phú Lộc, diện tích 35 ha.

g) Vùng bảo vệ thủy sản Đập Gành Lăng: xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc, diện tích 15 ha.

h) Vùng bảo vệ thủy sản Hòn Núi Quện: xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc, có diện tích 40 ha.

Các hoạt động của vùng bảo vệ thủy sản:

- Hoạt động được phép:

● Quản lý việc bảo vệ các loài thủy sản và các hệ sinh thái trong đầm phá

● Bảo tồn các loài động vật quý hiếm;

● Bảo vệ các loài thực vật ngập nước, thảm cỏ trong đầm phá và các sinh vật thủy sinh liên quan;

● Quản lý chất lượng nước;

● Điều tra, khảo sát chất lượng môi trường.

- Hoạt động không được phép:

● Đánh bắt thủy sản và khai thác sinh vật thủy sinh;

● Nuôi trồng thủy sản và sinh vật thủy sinh;

● Xây dựng các công trình sản xuất;

● Đổ chất thải, phân bón và các hoá chất nguy hại;

● Các hoạt động khác làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản tự nhiên và môi trường thủy sinh.

- Hoạt động có điều kiện:

● Khai thác thủy sản phục vụ mục đích khoa học;

● Phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường;

● Giao thông thủy (tàu, thuyền qua lại nhưng không dừng, đỗ);

● Du lịch sinh thái.

3. Vùng phục hồi sinh cảnh:

Vùng phục hồi rừng ngập mặn Rú Chá: bao gồm rừng ngập mặn Rú Chá hiện nay, với diện tích khoảng 5 ha và Cồn Tè nằm cận kề về phía Tây, thuộc thôn Thuận Hòa, xã Hương Phong, thị xã Hương Trà. Vùng phục hồi sinh cảnh Rú Chá - Cồn Tè kết hợp du lịch sinh thái đề xuất có diện tích khoảng 50 - 100 ha, bao gồm cả mặt nước.

- Hoạt động được phép:

● Quản lý việc phục hồi rừng ngập mặn (trong đó có trồng cây ngập mặn) và các tài nguyên, giá trị sinh thái kèm theo;

● Bảo vệ bãi giống của những loài thủy sản có giá trị kinh tế;

● Các hoạt động hỗ trợ công tác phục hồi (nghiên cứu khoa học/môi trường, điều tra, khảo sát).

- Hoạt động không được phép:

● Đánh bắt thủy sản;

● Khai thác cây ngập mặn;

● Săn bắt động vật;

● Đổ chất thải gây ô nhiễm.

- Hoạt động có điều kiện:

● Hoạt động cải tạo, hoặc nâng cấp vùng này thành vùng bảo tồn (được kiểm soát không gây hại đến điều kiện môi trường, sinh thái);

● Hoạt động tham quan;

● Giao thông thủy (không gây tiếng ồn và ô nhiễm nước);

● Kinh doanh du lịch.

B. NHÓM VÙNG ĐỆM

1. Vùng đệm của khu bảo tồn, bảo vệ, phục hồi:

Vùng đệm bảo tồn biển Hải Vân - Sơn Chà: Vùng nước bao quanh vùng bảo tồn biển Bắc Hải Vân - Sơn Chà.

- Hoạt động được phép:

● Bảo tồn các rạn san hô và các tài nguyên thủy sinh liên quan;

● Bảo vệ chất lượng nước, trầm tích;

● Điều tra, khảo sát phục vụ nghiên cứu khoa học.

- Hoạt động không được phép:

● Lấp, đổ, đào xới và nạo vét đất;

● Đổ thải các chất nạo vét;

● Xây dựng công trình gây ra những biến đổi về không gian;

● Đổ nước thải, rác thải chưa được xử lý;

● Đổ thải phân bón và các hoá chất nguy hại;

● Khai thác san hô;

● Các hoạt động có khả năng gây suy thoái cảnh quan và chất lượng môi trường.

- Hoạt động có điều kiện:

● Xây dựng và duy tu các công trình phục vụ một số hoạt động quản lý cần thiết, mà không thể xây ở ngoài vùng cần bảo tồn;

● Tham quan của du khách;

● Neo, đậu tàu thuyền.

2. Vùng “Vành đai biển”: Bao gồm dải đất dọc bờ biển Thừa Thiên Huế, trừ khu vực cửa sông, cửa đầm phá và đoạn bờ biển dạng vách núi đá, có độ rộng từ mép nước đến đường ven biển (nếu có) hoặc vào sâu đất liền khoảng từ 100m đến 300m (được xác định tùy theo điều kiện cụ thể của bờ biển). Tại vùng này, có sự hình thành và phát triển các dải, đụn, cồn cát ven biển, kéo dài gần 100 km dọc ven biển, có vai trò quan trọng trong việc chắn sóng, nước dâng, kể cả mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu.

Ở những nơi có các đường quốc phòng, có thể được coi là biên trong của vùng này.

- Hoạt động được phép:

● Trồng rừng phòng hộ (ưu tiên);

● Làm công viên cây xanh với mục đích giải trí ngoài trời, ví dụ như cây xanh xen với các cơ sở hạ tầng và phương tiện công cộng quy mô nhỏ lẻ, như nhà trưng bày - giới thiệu ở những nơi có hoạt động du lịch bãi biển, cầu, đường nội bộ để đi dạo;

● Làm bãi tắm, bãi đỗ của du thuyền.

- Hoạt động không được phép:

● Xây dựng và hoạt động của công trình công nghiệp, thương mại quy mô lớn;

● Xây nhà, đô thị và các cơ sở dịch vụ thương mại;

● Các loại hình khai thác khoáng sản (kể cả cát, sỏi, đá);

● Nạo vét, đổ thải các chất nạo vét;

● Xây dựng các kho chứa (dầu, nhiên liệu, hoá chất);

● Làm nhà máy xử lý nước thải;

● Đổ nước thải, rác thải chưa được xử lý, phân bón và các hoá chất nguy hại.

- Hoạt động có điều kiện:

● San lấp, đào xới nhằm bảo vệ bờ, bãi, chống xói lở;

● Xây dựng các công trình nhỏ, tạm thời phục vụ việc giải trí hoặc công trình vì mục đích khoa học như trạm quan trắc, đo đạc;

● Nuôi thả gia súc, gia cầm.

C. NHÓM VÙNG PHÁT TRIỂN

1. Vùng phát triển tổng hợp cường độ cao - Vùng phát triển kinh tế tổng hợp Chân Mây:

Vùng này nằm trong khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô theo quy hoạch khu này đến 2025, bao gồm vùng phát triển cảng Chân Mây (kể cả khu phi thuế quan), khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu đào tạo và khu đô thị.

- Hoạt động được phép:

● Các hoạt động phát triển công nghiệp, thương mại đã được quy hoạch và có kiểm soát;

● Các hoạt động công nghiệp ít ô nhiễm;

● Xây dựng và triển khai các tiện ích quản lý chất thải phù hợp;

● Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông hỗ trợ hoạt động công nghiệp và thương mại;

● Bảo tồn thiên nhiên và các giá trị văn hóa lịch sử;

● Hoạt động bảo vệ môi trường.

- Hoạt động không được phép:

● Đổ thải rác thải/nước thải chưa được xử lý vào đầm phá và vùng nước ven bờ.

- Hoạt động có điều kiện:

● Phát triển du lịch;

● Khai thác khoáng sản;

● Khai thác nước ngầm;

● Xây dựng đường vào, đường đi bộ, và các tiện ích tại bờ biển trong vùng.

2. Vùng phát triển du lịch:

a) Vùng du lịch Cảnh Dương - Lăng Cô - Chân Mây: xác định trên cơ sở quy hoạch khu du lịch quốc gia Cảnh Dương - Lăng Cô - Chân Mây. Bao gồm điểm du lịch sinh thái biển Cù Dù - Bù Lu, bãi biển Cảnh Dương, một phần vụng An Cư, bãi biển Lăng Cô,… thuộc các xã Lộc Bình, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh và thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc (không bao gồm khu vực phát triển cảng Chân Mây (kể cả khu phi thuế quan) và các khu vực phát triển đô thị, đào tạo trong khu kinh tế Chân Mây).

b) Vùng du lịch Đông Dương - Hàm Rồng: Khu du lịch địa phương Đông Dương Hàm Rồng, nằm trong cụm du lịch thành phố Huế - Dải ven biển và phụ cận. Vùng này thuộc địa bàn các xã: Vinh Hiền, Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc.

c) Vùng du lịch Hồ Truồi - Nhị Hồ - Suối Voi: Khu du lịch địa phương Hồ Truồi - Nhị Hồ - Suối Voi, nằm trong cụm du lịch Cảnh Dương - Lăng Cô - Bạch Mã - Hải Vân, thuộc địa bàn xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc.

d) Vùng du lịch sinh thái cao cấp đầm Cầu Hai - Cửa Tư Hiền: Vùng có tiềm năng khai thác, phát triển các resorts, khách sạn cao cấp, khai thác tài nguyên sinh thái và cảnh quan của khu vực thuộc địa bàn các xã: Vinh Hiền, Lộc Bình, Lộc Trì và thị trấn Phú Lộc.

Các hoạt động của vùng phát triển du lịch:

- Hoạt động được phép:

● Phát triển các tiện ích và dịch vụ du lịch, đáp ứng sự tăng trưởng của ngành công nghiệp du lịch, bảo đảm không vượt quá khả năng chịu tải tự nhiên của vùng;

● Các hoạt động nghỉ ngơi, giải trí không làm suy thoái cảnh quan, môi trường;

● Bảo tồn thiên nhiên và các giá trị văn hóa lịch sử.

- Hoạt động không được phép:

● Xây dựng và hoạt động của các công trình công nghiệp;

● Khai thác bất hợp pháp tài nguyên nước ngầm;

● Khai thác bất hợp pháp các tài nguyên sinh vật;

● Đổ thải chất thải rắn và nước thải không đạt tiêu chuẩn vệ sinh;

● Xây dựng các nhà nghỉ và nhà hàng phục vụ du lịch không theo quy hoạch/không được kiểm soát;

● Xây dựng các công trình thương mại trong vùng “Vành đai biển”.

- Hoạt động có điều kiện:

● San lấp, đào xới ven hố, sông, đầm phá, trên các bãi tắm và các bãi biển chưa phát triển (nhằm mục tiêu bảo tồn hoặc tạo vùng đệm tự nhiên chống bão, lũ);

● Xây dựng đường vào, đường đi bộ, và các tiện ích tại bờ biển trong vùng “Vành đai biển”;

● Xây dựng các công trình thương mại trong vùng “vành đai biển”;

● Khai thác khoáng sản (kể cả cát và sỏi).

3. Vùng phát triển cảng:

a) Vùng Cảng Thuận An: thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tổng diện tích mặt bằng 85.000 m2.

b) Vùng Cảng Chân Mây: Vùng Cảng Chân Mây là tiểu vùng của Vùng phát triển kinh tế tổng hợp Chân Mây. Bao gồm vùng nước khu vực Cảng Chân Mây, cơ sở hạ tầng của Cảng trên bờ Vịnh Chân Mây kể cả khu phi thuế trong khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô.

Các hoạt động của vùng phát triển cảng:

- Hoạt động được phép:

● Cập bến, neo đậu, dịch vụ xếp - dỡ hàng hoá đối với tàu vận tải biển và các phương tiện đánh bắt hải sản;

● Xây dựng và duy tu các thiết bị/tiện ích cảng, bến và các luồng tàu;

● Triển khai các dịch vụ và tiện ích thích hợp trong quản lý chất thải;

● Hoạt động bảo vệ hoặc nâng cao chất lượng nước và cảnh quan, bảo tồn các giá trị tự nhiên, lịch sử;

● Phục vụ chuyên chở hành khách ở mức độ phù hợp;

● Các hoạt động khảo sát, nghiên cứu khoa học.

- Hoạt động không được phép:

● Đánh bắt cá và nuôi trồng thuỷ sản;

● Du lịch, giải trí trên biển;

● Thải chất thải rắn, nước thải, nước dằn tàu và cặn dầu.

- Hoạt động có điều kiện:

● Nạo vét trầm tích chống sa bồi;

● Thu gom, xử lý chất thải từ tàu (đáp ứng tiêu chuẩn môi trường);

● Tham quan giải trí trên bờ.

4. Vùng đánh bắt cá ven bờ:

Bao gồm các vùng nước ven bờ của tỉnh Thừa Thiên Huế trong phạm vi đới bờ (6 hải lý), ngoại trừ các vùng nước đề xuất sử dụng cho hoạt động cảng, du lịch và bảo tồn.

- Hoạt động được phép:

● Đánh bắt cá ở các vùng đã được chỉ định vào mùa cho phép với công cụ đánh bắt thích hợp/được phép;

● Đánh bắt cá với quy mô nhỏ/thủ công/thuyền không sử dụng động cơ trong các vùng nước nông ven biển và vùng đệm của khu bảo tồn biển;

● Hoạt động nghiên cứu khoa học, điều tra nguồn lợi thủy sản.

- Hoạt động không được phép:

● Sử dụng các phương pháp/công cụ đánh bắt mang tính huỷ diệt (lưới mắt nhỏ, thiết bị cào đáy, chất nổ, xyanua và các chất gây độc khác);

● Đánh bắt các loài cá và loài hai mảnh vỏ bị đe dọa trong mùa sinh sản/đẻ trứng;

● Đánh bắt các loài cá và giáp xác còn nhỏ, hoặc đang có trứng;

● Đánh bắt các loài quý hiếm, bị đe dọa.

- Hoạt động có điều kiện:

● Giao thông vận tải biển (theo tuyến, luồng);

● Neo đậu tàu thuyền.

D. NHÓM VÙNG DỰ TRỮ - PHÁT TRIỂN CƯỜNG ĐỘ THẤP

1. Vùng đất cát dự trữ huyện Phong Điền: Đây là vùng đất cát thuộc địa bàn xã Phong Hòa và Phong Hiền, huyện Phong Điền.

- Hoạt động được phép:

● Sinh sống của dân cư địa phương;

● Giải trí, nghỉ dưỡng;

● Nghiên cứu khoa học phục vụ quy hoạch phát triển vùng này trong tương lai;

● Bảo vệ môi trường;

● Khai thác khoáng sản (kể cả cát, sỏi, đá);

● Các loại hình sử dụng với cường độ thấp, ví dụ: các hoạt động sản xuất, kiếm sống bằng các nghề thủ công truyền thống.

- Hoạt động không được phép:

● Xây dựng các trung tâm công nghiệp, thương mại, đô thị quy mô lớn;

● Chặt cây, đánh bắt các loài thủy sản ở các trằm;

● Khai thác nước quá mức, làm cạn các trằm;

● Làm nhà máy xử lý nước thải, bãi chôn lấp chất thải rắn;

● Các hoạt động sản xuất và dịch vụ gây ô nhiễm môi trường.

- Hoạt động có điều kiện:

● Phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình công cộng (phục vụ nhu cầu sinh sống của dân địa phương);

● Phát triển các hoạt động sản xuất, khu dân cư phục vụ nhu cầu địa phương.

2. Vùng phát triển cường độ thấp tại đới bờ Thừa Thiên Huế:

Bao gồm phần còn lại của vùng nghiên cứu lập Phân vùng sử dụng đới bờ Thừa Thiên Huế, không thuộc các vùng nêu trên, nơi có đầy đủ các hoạt động kinh tế xã hội.

- Hoạt động được phép:

● Phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại, khai khoáng chăn nuôi đã được quy hoạch và có kiểm soát;

● Phát triển cơ sở hạ tầng;

● Du lịch, thủ công nghiệp, nông lâm nghiệp bền vững;

● Sản xuất và khai thác tài nguyên khác không gây hại cho môi trường tự nhiên;

● Xây dựng các tiện ích thu gom, xử lý chất thải;

● Bảo tồn thiên nhiên và các giá trị sinh thái, văn hóa, lịch sử;

● Bảo vệ môi trường.

- Hoạt động không được phép:

● Khai thác nước ngầm không theo quy hoạch;

● Khai thác khoáng sản trái phép;

● Khai thác rừng trái phép;

● Sử dụng hóa chất không cho phép trong nông nghiệp;

● Đổ thải rác, nước thải chưa được xử lý ra môi trường.

- Hoạt động có điều kiện:

● Xây dựng các bãi chôn lấp chất thải rắn;

● Các hoạt động có khả năng gây ảnh hưởng bất lợi đến các vùng bảo tồn, bảo vệ và phục hồi.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG ƯU TIÊN THỰC HIỆN THEO KẾ HOẠCH

(Phụ lục đính kèm)

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức công bố Kế hoạch phân vùng sử dụng tổng hợp đới bờ tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; chủ trì làm đầu mối theo dõi, đôn đốc triển khai và tổ chức các hoạt động được xác định trong Kế hoạch phân vùng sử dụng tổng hợp đới bờ tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; định kỳ tổng hợp tiến độ thực hiện báo cáo UBND tỉnh.

2. Các sở, ban ngành và địa phương liên quan có trách nhiệm quản lý, sử dụng có hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường khu vực đới bờ của tỉnh; nghiên cứu, nắm vững Kế hoạch phân vùng sử dụng tổng hợp đới bờ tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 để định hướng, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển, từng bước rà soát điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch để giải quyết các mâu thuẫn (nếu có) trong khai thác, sử dụng không gian, tài nguyên môi trường đới bờ của tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Hương Trà; Chủ tịch UBND các huyện: Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền, Phong Điền; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Ngọc Thọ

 


PHỤ LỤC

HOẠT ĐỘNG ƯU TIÊN THỰC HIỆN THEO KẾ HOẠCH PHÂN VÙNG SỬ DỤNG TỎNG HỢP ĐỚI BỜ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Kèm theo Quyết định sổ 2293/QĐ-UBND ngày 05 thảng 12 năm 2012 của UBND tỉnh)

STT

Tên hoạt động

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phôi họp chính

Thời gian thưc hiên

Ghi chú

I

Nhóm đề án bảo tồn, phát triển

1

Xây dựng và triển khai đề án bảo tồn đất ngập nước cửa sông Ô Lầu

Sở NN&PTNT

Sở TN&MT

2012-2015

Kéo dài sang những năm sau

2

Xây dựng và triển khai đề án phục hồi rừng ngập mặn Rú Chá

Sở TN&MT

Sở NN&PTNT

2012-2015

Kéo dài sang những năm sau

3

Xây dựng báo cáo tiền khả thi phát triển Khu du lịch sinh thái cao cấp Đầm Cầu Hai - cửa Tư Hiền

Sở VHTT&DL

Sở Xây dựng, Sở TN&MT

2013-2014

 

4

Xây dụng báo cáo tiền khả thi Đề án phát triển vùng đất cát Phong Điền

Sở KH&ĐT

Sở Công Thương, Sở Xây dựng

2014-2015

Quy hoạch xâỵ dựng sẽ được tiến hành sau năm 2015

II

Nhóm nhiệm vụ hoàn thiện chính sách, quy định

1

Rà soát điều chỉnh và cụ thể hóa các quy định khai thác, nuôi trồng thủy sản trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai nhằm bảo vệ thủy sản và bảo tồn vùng nước nội địa Tam Giang - Cầu Hai

Sở NN&PTNT

Sở TN&MT

2013-2014

 

2

Rà soát điều chỉnh và cụ thể hóa các quy định trong hoạt động du lịch trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai và quanh vùng bảo tồn biển Hải Vân - Sơn Chà, nhằm bảo tồn vùng nước nội địa Tam Giang - Cầu Hai và bảo tồn biển Hải Vân - Sơn Chà

Sở VHTT&DL

Sở NN&PTNT, Sở TN&MT

2013

 

3

Nghiên cứu đề xuất phương án và các quy định nhằm phát triển hoạt động du lịch sinh thái trong vùng bảo tồn Bắc Hải Vân

Sở VHTT&DL

Sở NN&PTNT, Sở TN&MT

2013-2016

 

4

Chuẩn hóa ranh giới và xây dựng quy định cụ thể đối với vùng vành đai biển và để kế hoạch tái định cư cho dân trong vùng này

Sở TN&MT

Các sở: NN&PTNT, VHTT&DL, KH&ĐT, TC, LĐTB&XH

2013-2015

 

5

Chuẩn hóa ranh giới và xây dựng quy định cụ thể đối với vùng phát triển du lịch

Sở VHTT&DL

Sở TN&MT, Sở NN&PTNT

2012-2015

 

III

Nhóm hoạt động tăng cường thế chế

1

Đề xuất phương án khôi phục, củng cố cơ chế điều phối đa ngành hỗ trợ triển khai phân vùng và QLTHĐB Thừa Thiên Huế

Sở TN&MT

Sở Nội vụ

2013-2015

 

2

Nghiên cứu xây dựng và triển khai cơ chế cấp phép sử dụng tài nguyên, không gian đới bờ theo mục đích sử dụng

Sở TN&MT

Các sở: KH&ĐT, NN&PTNT, VHTT&DL

2012-2015

Kéo dài sang những năm sau

3

Nghiên cứu xây dựng và triển khai cơ chế giám sát đa ngành trong việc thực thi phân vùng

Sở TN&MT

Sở NN&PTNT, Sở VHTT&DL

2012-2015

Kéo dài sang những năm sau

4

Xây dựng, hoàn thiện quy chế cưỡng chế, xử phạt, khiếu nại, khiếu tố phục vụ triển khai phân vùng

Sở TN&MT

Các sở: NN&PTNT, VHTT&DL, KH&ĐT, NVụ

2012-2014

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định số 2293/QĐ-UBND ngày 05/12/2012 phê duyệt Kế hoạch phân vùng sử dụng tổng hợp đới bờ Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.281

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.202.38
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!