ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
22/2020/QĐ-UBND
|
Quảng Ngãi, ngày
02 tháng 10 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN BIỂN LÝ SƠN TỈNH QUẢNG NGÃI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng
11 năm 2017;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày
13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 26/2019/NĐ-CP
ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật Thủy sản;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2253/TTr-SNNPTNT ngày 01/9/2020
và ý kiến thẩm định của Giám đốc Sở Tư pháp tại Báo cáo thẩm định số 48/BC-STP
ngày 19/5/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Quy chế quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày 10/10/2020 và thay thế Quyết định số 51/2016/QĐ-UBND
ngày 16/9/2016 của UBND tỉnh ban hành Quy chế quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn tỉnh
Quảng Ngãi.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính,
Kế hoạch và Đầu tư, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông,
Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường; Giám đốc Công an tỉnh; Chỉ huy
trưởng: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã ven biển và Lý Sơn; Giám đốc Ban quản
lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá
nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Nông nghiệp và PTNT, Tài nguyên và Môi trường;
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- Tổng cục Thủy sản;
- Vụ Pháp chế - Bộ NN và PTNT;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UB MTTQVN tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Báo Quảng Ngãi, Đài PTTH tỉnh;
- VPUB: CVP, PCVP, các phòng N/c, CB-TH;
- Lưu: VT, NN-TN (lnphong350).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Đặng Văn Minh
|
QUY CHẾ
QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN BIỂN LÝ SƠN TỈNH QUẢNG NGÃI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 22/2020/QĐ-UBND ngày 02 tháng 10 năm 2020 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối
tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định việc tổ chức quản lý, bảo vệ
và phát triển Khu bảo tồn biển Lý Sơn (sau đây gọi tắt là Khu bảo tồn) nhằm bảo
tồn đa dạng sinh học; sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển phục
vụ phát triển bền vững tại huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
2. Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức,
cá nhân trong và ngoài nước có hoạt động liên quan đến Khu bảo tồn. Trường hợp
Điều ước quốc tế mà Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có
quy định khác với quy định của Quy chế này thì áp dụng theo quy định của Điều ước
quốc tế.
Điều 2. Phân khu chức năng
trong Khu bảo tồn và vùng đệm
Khu bảo tồn được chia thành 03 phân khu chức năng
và 01 vùng đệm như sau:
1. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt:
Là vùng biển ven bờ chủ yếu nằm ở phía Nam và phía
Bắc đảo Lớn được xác định để bảo toàn nguyên vẹn, giữ nguyên hiện trạng và theo
dõi diễn biến tự nhiên của các loài động vật, thực vật thủy sinh và các hệ sinh
thái tự nhiên trên biển, nhằm khôi phục và bảo vệ lâu dài cấu trúc và chức năng
của hệ sinh thái. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Khu bảo tồn biển Lý Sơn có 3
hệ sinh thái chính là hệ sinh thái vùng triều, cỏ biển và rạn san hô.
2. Phân khu phục hồi sinh thái:
Là vùng biển ven bờ bao bọc đảo Lớn và đảo Bé được
xác định để cải thiện và tăng cường sức sản xuất của các hệ sinh thái thông qua
việc bảo vệ và phục hồi rong, cỏ biển và san hô; bảo vệ các sinh cảnh và tăng
cường sức sống, năng suất của các hệ sinh thái thông qua giảm thiểu tất cả các
hoạt động gây tác hại vật lý đến lớp nền.
3. Phân khu dịch vụ - hành chính:
Là vùng biển còn lại của khu bảo tồn được xác định,
bao gồm âu cảng và phần biển bao quanh phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu
phục hồi sinh thái, để triển khai hoạt động dịch vụ, hành chính, hoạt động thủy
sản có kiểm soát, nhằm để quản lý nguồn lợi thủy sản; hạn chế các hoạt động có
khả năng ảnh hưởng đến môi trường.
4. Vùng đệm:
Là vùng biển được xác định bao bọc xung quanh các
phân khu chức năng của khu bảo tồn, nhằm ngăn ngừa và hạn chế sự tác động gây hại
từ bên ngoài đối với khu bảo tồn.
Điều 3. Phạm vi của Khu bảo tồn
và vùng đệm
1. Phạm vi
Phạm vi Khu bảo tồn là một phần diện tích trên đảo
và vùng biển xung quanh đảo Lý Sơn.
Từ phía Bắc đến phía Nam: Từ điểm P11 (kinh độ:
109°04'37”, vĩ độ 15°26’51”) đến điểm P3 (kinh độ: 109°05’49”, vĩ độ
15°20’50”).
Từ phía Tây đến phía Đông: Từ điểm P12 (kinh độ:
109°03’37”, vĩ độ: 15°26’02” đến điểm P6 (kinh độ: 109°09’56”, vĩ độ
15°22’54”).
2. Diện tích khu bảo tồn: Tổng diện tích khu bảo tồn:
7.925 ha, trong đó diện tích mặt nước biển là 7.113 ha.
3. Các phân khu chức năng: Khu bảo tồn được phân
chia 3 phân khu chức năng, như sau:
a) Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt
Diện tích là 620 ha, giới hạn bởi các điểm có tọa độ
địa lý như sau:
TT
|
Ký hiệu
|
Tọa độ
|
TT
|
Ký hiệu
|
Tọa độ
|
Vĩ độ N
|
Kinh độ E
|
Vĩ độ N
|
Kinh độ E
|
1
|
L1
|
15°22’25”
|
109°05’54”
|
9
|
L9
|
15°22’02”
|
109°07’28”
|
2
|
L2
|
15°22’08”
|
109°05’43”
|
10
|
L10
|
15°23’08”
|
109°05’24”
|
3
|
L3
|
15°21’40”
|
109°06’28”
|
11
|
L11
|
15°23’31”
|
109°05’26”
|
4
|
L4
|
15°22’14”
|
109°06’38”
|
12
|
L12
|
15°23’49”
|
109°07’13”
|
5
|
L5
|
15°22’12”
|
109°06’48”
|
13
|
L13
|
15°23’34”
|
109°08’52”
|
6
|
L6
|
15°21’42”
|
109°06’47”
|
14
|
L14
|
15°23’04”
|
109°09’01”
|
7
|
L7
|
15°21’49”
|
109°08’01”
|
15
|
L15
|
15°23’07”
|
109°08’29”
|
8
|
L8
|
15°22’32”
|
109°08’00”
|
|
|
|
|
Ranh giới của phân khu bảo vệ nghiêm
ngặt được xác định bằng hệ thống phao nhựa tròn liên kết lại với nhau.
b) Phân khu phục hồi sinh thái
Diện tích là 2.024 ha, giới hạn bởi
các điểm có tọa độ địa lý như sau:
TT
|
Ký hiệu
|
Tọa độ
|
TT
|
Ký hiệu
|
Tọa độ
|
Vĩ độ N
|
Kinh độ E
|
Vĩ độ N
|
Kinh độ E
|
1
|
Đ1
|
15°22’19”
|
109°05’24”
|
11
|
Đ11
|
15°23’53”
|
109°09’12”
|
2
|
Đ2
|
15°21’55”
|
109°05’08”
|
12
|
Đ12
|
15°22’47”
|
109°09’19”
|
3
|
Đ3
|
15°21’20”
|
109°06’21”
|
13
|
Đ13
|
15°22’48”
|
109°08’40”
|
4
|
Đ4
|
15°21’23”
|
109°09’04”
|
14
|
Đ14
|
15°25’21”
|
109°04’51”
|
5
|
Đ5
|
15°22’06”
|
109°09’23”
|
15
|
Đ15
|
15°25’31”
|
109°05’30”
|
6
|
Đ6
|
15°22’11”
|
109°08’01”
|
16
|
Đ16
|
15°26’11”
|
109°05’18”
|
7
|
Đ7
|
15°22’53”
|
109°05’24”
|
17
|
Đ17
|
15°26’20”
|
109°04’33”
|
8
|
Đ8
|
15°22’49”
|
109°04’31”
|
18
|
Đ18
|
15°25’46”
|
109°04’06”
|
9
|
Đ9
|
15°23’46”
|
109°04’28”
|
19
|
Đ19
|
109°25’59”
|
109°04’26”
|
10
|
Đ10
|
15°24’16”
|
109°07’09”
|
|
|
|
|
Ranh giới của phân khu phục hồi sinh
thái được xác định bằng hệ thống phao tiêu.
c) Phân khu dịch vụ và hành chính
Diện tích là 4.469 ha, giới hạn bởi
các điểm có tọa độ địa lý như sau:
TT
|
Ký hiệu
|
Tọa độ
|
TT
|
Ký hiệu
|
Tọa độ
|
Vĩ độ N
|
Kinh độ E
|
Vĩ độ N
|
Kinh độ E
|
1
|
P1
|
15°22’54”
|
109°03’49”
|
8
|
P8
|
15°24’34”
|
109°08’05”
|
2
|
P2
|
15°21’53”
|
109°04’35”
|
9
|
P9
|
15°24’56”
|
109°06’14”
|
3
|
P3
|
15°20’50”
|
109°05’49”
|
10
|
P10
|
15°26’28”
|
109°05’47”
|
4
|
P4
|
15°20’56”
|
109°09’12”
|
11
|
P11
|
15°26’51”
|
109°04’37”
|
5
|
P5
|
15°22’03”
|
109°09’54”
|
12
|
P12
|
15°26’02”
|
109°03’37”
|
6
|
P6
|
15°22’54”
|
109°09’56”
|
13
|
P13
|
15°24’32”
|
109°03’59”
|
7
|
P7
|
15°24’03”
|
109°09’35”
|
|
|
|
|
4. Vùng đệm
Có độ rộng tối thiểu là 500m, tối đa 1.000m tính từ
ranh giới ngoài của Khu bảo tồn. Tổng diện tích khoảng 2.500 ha.
Chương II
QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ
KHAI THÁC PHÁT HUY GIÁ TRỊ KHU BẢO TỒN
Điều 4. Các hoạt động được thực
hiện trong Khu bảo tồn và vùng đệm
Thực hiện theo Điều 10 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP
ngày 08/3/2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật Thủy sản (sau đây gọi tắt là Nghị định số 26/2019/NĐ-CP).
Điều 5. Hoạt động nuôi trồng thủy
sản và khai thác thủy sản
Thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều
10 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP .
Điều 6. Hoạt động giao thông đường
thủy nội địa
1. Các phương tiện giao thông đường thủy phải tuân
thủ theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường
thủy nội địa.
2. Các dự án nạo vét luồng lạch trong Khu bảo tồn
khi thực hiện phải được sự thống nhất của Ban Quản lý và phải được thẩm định,
đánh giá tác động môi trường của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 7. Hoạt động tham quan, du
lịch
1. Đối với khách tham quan, du lịch:
a) Được tham quan tại khu vực, tuyến,
điểm theo quy định;
b) Xả rác, chất thải đúng nơi quy định;
c) Chấp hành các nội quy trên tàu du
lịch tại các điểm tham quan và hướng dẫn của nhân viên Ban Quản lý Khu bảo tồn
tại các khu vực, tuyến, điểm tham quan, du lịch.
2. Đối với chủ phương tiện có tàu hoạt
động, dịch vụ chở khách tham quan:
a) Xuất trình hồ sơ đăng kiểm tàu khi
xuất bến;
b) Kê khai và thực hiện đúng các tuyến,
điểm tàu hoạt động;
c) Thực hiện theo quy định tại điểm
đ, khoản 2, Điều 13 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.
3. Đối với cơ sở hoạt động kinh doanh
du lịch, dịch vụ, giải trí, thể thao:
a) Chỉ tổ chức các hoạt động cho
khách tham quan, du lịch tại các khu vực, tuyến, điểm đã được quy định;
b) Xây dựng và niêm yết nội quy về bảo
vệ môi trường theo quy định tại cơ sở kinh doanh;
c) Tuyên truyền, phổ biến cho nhân
viên và du khách nâng cao nhận thức và thực hiện tốt Quy chế quản lý Khu bảo tồn;
d) Chủ phương tiện và người làm việc
trên các phương tiện đưa đón khách tham quan, du lịch trong Khu bảo tồn phải thực
hiện đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định hiện hành về quản lý hoạt động
tàu du lịch;
đ) Thực hiện theo quy định tai điểm
đ, khoản 2, Điều 13 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP .
Điều 8. Hoạt động
bè dịch vụ lặn, nhà hàng nổi
1. Các hoạt động bè dịch vụ lặn, nhà
hàng nổi trong Khu bảo tồn phải đảm bảo đúng với đề án tổng thể phát triển du lịch
sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong khu bảo tồn được cấp thẩm quyền phê duyệt.
2. Đảm bảo các điều kiện về trang bị
phương tiện theo quy định về hoạt động kinh doanh, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật,
vệ sinh môi trường, an toàn giao thông đường thủy và mỹ quan Khu bảo tồn.
Điều 9. Hoạt động
thể thao giải trí và một số hoạt động khác
1. Nghiêm cấm: mô tô nước, kéo dù, lướt
ván, lặn du lịch săn bắt hải sản bằng súng bắn tên... và các hoạt động khác tại
phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.
2. Hoạt động lặn ở phân khu bảo vệ
nghiêm ngặt với mục đích điều tra, nghiên cứu khoa học phải tuân thủ sự quản lý
và hướng dẫn của Ban Quản lý.
3. Các hoạt động sau đây được phép thực
hiện trong Khu bảo tồn (trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt) nhưng phải tuân thủ sự
quản lý và hướng dẫn của Ban Quản lý bao gồm: bơi lội, bơi thuyền, quay phim,
chụp ảnh dưới nước, các hoạt động thể thao, giải trí, nghiên cứu khoa học, giáo
dục và đào tạo.
Điều 10. Hoạt động
về nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế
Nhà nước khuyến khích và có chính
sách ưu đãi đối với các quốc gia, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ,
cá nhân trong và ngoài nước tham gia vào các hoạt động trong Khu bảo tồn như
sau:
1. Nhà nước có chính sách đầu tư cho
các hoạt động sau đây:
a) Nghiên cứu, điều tra, đánh giá, bảo
vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi hệ sinh thái thủy sinh; lưu giữ giống
gốc của loài thủy sản bản địa, đặc hữu có giá trị kinh tế, loài thủy sản nguy cấp,
quý, hiếm.
b) Xây dựng hạng mục hạ tầng thiết yếu
của Khu bảo tồn; hệ thống theo dõi, giám sát hoạt động của tàu cá trên biển; hệ
thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản; hệ thống quan trắc, cảnh báo
môi trường, dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.
2. Các hoạt động hợp tác quốc tế, phi
chính phủ phải tuân thủ pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
và Công ước quốc tế có liên quan.
a) Ký kết, thực hiện điều ước quốc tế,
thỏa thuận quốc tế; Hỗ trợ, đầu tư nguồn lực trong lĩnh vực thủy sản.
b) Đào tạo phát triển nguồn nhân lực;
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ; trao đổi
thông tin, thương mại, kinh nghiệm trong lĩnh vực thủy sản.
c) Bảo tồn và quản lý tài nguyên sinh
vật trong vùng biển quốc tế, loài cá di cư theo quy định của tổ chức nghề cá
khu vực và Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
d) Phối hợp kiểm tra, xử lý hành vi
khai thác thủy sản bất hợp pháp trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam theo quy định
của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước khi tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học trong Khu bảo tồn phải
tuân thủ các yêu cầu sau:
a) Chấp hành các quy định có liên
quan tại Quy chế này và các quy định pháp luật có liên quan.
b) Có đề tài, dự án, đề án, chương
trình hoạt động được cấp có thẩm quyền phê duyệt; có ý kiến đồng ý cho triển
khai thực hiện trong Khu bảo tồn của UBND tỉnh Quảng Ngãi.
c) Phải gửi trước nội dung, chương
trình hoạt động nghiên cứu khoa học cho UBND tỉnh và chịu sự giám sát, kiểm tra
của UBND tỉnh Quảng Ngãi và các cơ quan chức năng khác.
d) Cung cấp kết quả nghiên cứu khoa học
(đã được cấp có thẩm quyền đánh giá, nghiệm thu) cho UBND tỉnh để phục vụ cho
công tác bảo tồn và phát huy giá trị Khu bảo tồn.
Chương III
TRÁCH NHIỆM
TRONG QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG TẠI KHU BẢO TỒN
Điều 11. Trách
nhiệm của các sở, ban, ngành, địa phương
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
a) Giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng
quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thủy sản tại Khu bảo tồn theo Luật Thủy sản và
hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chỉ đạo và hỗ trợ cho Ban
Quản lý Khu bảo tồn thực hiện nhiệm vụ và chức năng được quy định tại Điều 14
Quy chế này và các văn bản pháp luật có liên quan.
b) Tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý
các vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, các hoạt động du lịch, nuôi trồng
thủy sản... tại Khu bảo tồn.
c) Tổ chức triển khai các dự án phục
hồi hệ sinh thái, tái tạo nguồn lợi thủy sản trong Khu bảo tồn. Tổ chức tập huấn,
chuyển giao kỹ thuật sản xuất, triển khai các đề tài, mô hình khai thác, nuôi
trồng, chế biến thủy sản có hiệu quả tại các khu vực qui định cho phép để góp
phần nâng cao đời sống người dân trong Khu bảo tồn.
d) Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lý Sơn hỗ trợ Ban Quản lý Khu bảo tồn tiến
hành các chương trình, dự án hỗ trợ chuyển đổi nghề cho người dân trong và xung
quanh Khu bảo tồn.
đ) Phối hợp với các cơ quan hữu quan
thẩm định các dự án phát triển kinh tế - xã hội, các dự án đầu tư các khu nghỉ
dưỡng phục vụ du lịch sinh thái và du lịch sinh thái cộng đồng kết hợp công tác
bảo tồn biển.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Phối hợp với Ban Quản lý Khu bảo và
các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng
về bảo vệ tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học trong Khu bảo tồn.
b) Phối hợp với Ban Quản lý Khu bảo tồn
và các cơ quan liên quan định kỳ quan trắc, đánh giá diễn biến tài nguyên, môi
trường và đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn.
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan,
đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra, kiểm soát các hoạt động khai thác, sử dụng
tài nguyên và bảo vệ môi trường trong Khu bảo tồn và ngăn chặn xử lý các hành
vi vi phạm pháp luật về tài nguyên, môi trường của các tổ chức, cá nhân có liên
quan.
3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn:
a) Tổ chức và hướng dẫn các hoạt động
du lịch hợp lý trong các khu vực quy định của Khu bảo tồn cho các tổ chức, cá
nhân có tham gia hoạt động trong Khu bảo tồn.
b) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp
vụ du lịch cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch trong Khu bảo tồn,
nhằm từng bước chuyển đổi nghề nghiệp hợp lý cho cộng đồng dân cư sống trong và
xung quanh Khu bảo tồn.
4. Sở Tài chính
a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các sở, ban, ngành có
liên quan tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành quy định về phương thức
thu, mức thu, quản lý và sử dụng phí tham quan trong Khu bảo tồn và phí bảo vệ
môi trường.
b) Chịu trách nhiệm hướng dẫn Ban Quản
lý Khu bảo tồn quản lý và sử dụng nguồn tài chính cho Khu bảo tồn theo quy định
của pháp luật hiện hành.
c) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban,
ngành có liên quan xây dựng các phương thức liên doanh, liên kết giữa Ban Quản
lý Khu bảo tồn với các tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư vào từng phân khu chức
năng của Khu bảo tồn trình UBND tỉnh phê duyệt, trong đó cần nêu rõ cơ chế tài
chính giữa các bên có liên quan.
5. Sở Khoa học và Công nghệ
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn:
a) Tổ chức triển khai và quản lý các
hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm hoàn thiện cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi
trường biển, bảo vệ đa dạng sinh học, phục hồi hệ sinh thái và tái tạo nguồn lợi
thủy sản tại Khu bảo tồn;
b) Triển khai các chương trình, dự án
chuyển giao ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật góp phần chuyển đổi cơ cấu
nghề nghiệp của cộng đồng ngư dân trong và xung quanh Khu bảo tồn theo hướng
phát triển bền vững, giảm thiểu tác động có hại đến tài nguyên, sinh cảnh trong
Khu bảo tồn.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các sở, ban, ngành có liên
quan xây dựng kế hoạch và nội dung tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo tồn
biển và phổ biến Quy chế quản lý Khu bảo tồn đến các cơ quan, đơn vị và các tầng
lớp nhân dân.
7. Công an, Bộ chỉ huy Quân sự, Bộ chỉ
huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:
a) Chỉ đạo lực lượng thuộc quyền,
theo chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, tham gia và phối hợp cùng với
các ngành có liên quan thực hiện công tác quản lý an ninh, trật tự trên biển,
trên đảo, ven đảo và các vùng nước trong Khu bảo tồn; thực hiện các qui định hiện
hành về biên giới, hải đảo và các qui định khác có liên quan.
b) Hỗ trợ lực lượng cho Ban Quản lý
Khu bảo tồn trong công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm.
c) Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động
đưa đón khách tham quan trong Khu bảo tồn, kiên quyết xử lý nghiêm các phương
tiện đưa đón khách không đầy đủ thủ tục theo quy định.
8. Chi cục Thủy sản Quảng Ngãi
a) Tuyên truyền, phổ biến những quy định
của pháp luật về danh mục các loài thủy sản cần được bảo tồn, bảo vệ, cần được
tái tạo; các biện pháp bảo vệ môi trường, các hệ sinh thái thủy sinh, bảo tồn
nguồn gen, đa dạng sinh học; danh mục các loài thủy sản đã được ghi trong sách
đỏ Việt Nam và thế giới, các loài thủy sản khác bị cấm khai thác, cấm khai thác
có thời hạn; các quy định về phương pháp khai thác, nghề, phương tiện, mùa vụ,
khu vực khai thác để bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;
b) Cử lực lượng tàu kiểm ngư thường
xuyên tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy chế quản lý
trong Khu bảo tồn;
c) Phối hợp với thanh tra Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, chính quyền địa phương huyện Lý Sơn, các xã thuộc
huyện, thành phố, thị xã ven biển thường xuyên kiểm tra, xử lý các hoạt động
khai thác, mua, bán, vận chuyển, tiêu thụ... các loài thủy sản có nguy cơ tuyệt
chủng, đe dọa bị tuyệt chủng, các loài nằm trong danh mục cấm, các loài trong
sách đỏ Việt Nam và thế giới.
9. UBND huyện Lý Sơn
a) Chịu trách nhiệm phối hợp với Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ngành chức năng hỗ trợ Ban Quản lý
Khu bảo tồn triển khai thực hiện quy chế này và các quy định pháp luật khác
liên quan đến các hoạt động trong Khu bảo tồn.
b) Chỉ đạo tuyên truyền giáo dục cho
các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, đóng trên địa bàn huyện Lý Sơn thực hiện
nghiêm quy chế quản lý Khu bảo tồn và xử lý những hành vi, vi phạm theo đúng thẩm
quyền.
Điều 12. Trách
nhiệm, quyền hạn của Ban Quản lý Khu bảo tồn
Thực hiện theo quy định tại Điều 11
Nghị định số 26/2019/NĐ-CP .
Điều 13. Quyền,
nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến Khu bảo tồn
1. Quyền của tổ chức, cá nhân có hoạt
động liên quan đến Khu Bảo tồn theo quy định tại Điều 12 Nghị định số
26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ.
2. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có
hoạt động liên quan đến Khu bảo tồn thực hiện theo Điều 13 Nghị định số
26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ.
Điều 14. Công
tác phối hợp tuần tra, kiểm soát trong Khu bảo tồn
1. Các đơn vị sau chịu trách nhiệm
tham gia hoạt động tuần tra, kiểm soát tất cả các hoạt động của các đối tượng
trong Khu bảo tồn bao gồm:
a) Lực lượng đại diện Ban Quản lý Khu
bảo tồn.
b) Lực lượng Bộ đội biên phòng.
c) Lực lượng Cảnh sát biển.
d) Lực lượng Kiểm ngư.
đ) Lực lượng Công an địa phương.
2. Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Lý
Sơn chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng theo quy chế phối hợp của
ngành, thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để tuần tra, kiểm soát trong Khu bảo
tồn. Đoàn kiểm tra liên ngành có quyền xử phạt các vi phạm hành chính trong phạm
vi Khu bảo tồn trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam.
3. Phương tiện và kinh phí thực hiện
a) Phương tiện kiểm tra liên ngành
thuộc Khu bảo tồn vận hành.
b) Kinh phí duy trì hoạt động, tần suất
kiểm tra, giám sát được dự trù kinh phí hàng năm được xét duyệt bởi đơn vị quản
lý chủ quản.
Chương IV
TÀI CHÍNH CHO HOẠT
ĐỘNG KHU BẢO TỒN
Điều 15. Nguồn
tài chính của Khu bảo tồn
Nguồn tài chính của khu bảo tồn thực
hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của
Chính phủ.
Điều 16. Quản
lý, sử dụng tài chính của Khu bảo tồn
Việc quản lý, sử dụng tài chính của
khu bảo tồn thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày
08/3/2019 của Chính phủ.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 17. Khen
thưởng, xử lý vi phạm
1. Các tổ chức, cá nhân có thành tích
giữ gìn, bảo vệ Khu bảo tồn hoặc phát hiện, khắc phục sự cố môi trường, bảo vệ
các hệ sinh thái, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi sinh vật biển trong Khu bảo tồn
thì được khen thưởng theo qui định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định
tại Quy chế này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử lý; nếu gây thiệt
hại thì phải bồi thường theo qui định của pháp luật.
Điều 18. Tổ chức
thực hiện
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm
hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức triển khai, tham mưu thực hiện Quy chế này và định
kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh việc thực hiện.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng
mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời bằng văn bản về Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ
sung cho phù hợp./.