ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2016/QĐ-UBND
|
Nghệ An, ngày 22 tháng 05 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG NHIỆM VỤ: “QUY
HOẠCH PHÁT TRIỂN RỪNG NGUYÊN LIỆU TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2015 - 2025, TẦM NHÌN
2030”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND
ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 và Nghị định số 23/2006/NĐ-CP
hướng dẫn việc thi hành luật Bảo vệ và Phát triển
rừng;
Xét đề
nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 1039/TTr-SNN- KHTC ngày 13/5/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề cương
nhiệm vụ:
“Quy hoạch phát triển rừng nguyên
liệu tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 -
2025, tầm nhìn 2030”
(Có Đề cương chi tiết kèm theo).
Điều 2.
1. Sở Nông
nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành, địa phương, các cơ quan đơn
vị có liên quan khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung tiếp theo đúng
quy định hiện hành.
2. Trên cơ sở đề
cương được duyệt lại quyết định này và dự toán kinh phí do Sở Nông nghiệp và PTNT lập, giao Sở Tài chính thẩm định,
tham mưu mức và nguồn kinh phí trình UBND tỉnh quyết định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu
lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch
và Đầu tư, Tài chính; Thủ trưởng các
cơ quan đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chủ tịch UBND tỉnh (để b/c);
- PCTNN;
- Đoàn ĐTQH lâm nghiệp (đơn vị
tư vấn);
- VP UBND tỉnh:
+ PVPTC;
+ Trung tâm tin học - Công báo;
+ Lưu: VT, NN (Anh Đệ).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hoàng Viết Đường
|
ĐỀ CƯƠNG
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN RỪNG NGUYÊN LIỆU
TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2015 - 2025, TẦM NHÌN 2030
(Kèm theo Quyết định số 2016/QĐ-UBND ngày 22/5/2015 của UBND tỉnh
Nghệ An)
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY
HOẠCH
II. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ LẬP QUY
HOẠCH
1. Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 và Nghị định số 23/2006/NĐ-CP hướng dẫn việc thi
hành luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
- Quyết định số 178/QĐ-TTg ngày
12/1/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi,
nghĩa vụ của các hộ gia đình, cá nhân được giao đất, thuê đất, được nhận khoán rừng và đất lâm
nghiệp;
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày
14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế quản lý rừng và Thông tư số
99/2006/TT-BNN ngày 06/11/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định 186/2006/QĐ-TTg;
- Quyết định số 147/QĐ-TTg
ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc quyết định
một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015;
- Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành một số chính sách tăng
cường công tác bảo vệ rừng;
- Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày
09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn xác định
mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế-xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực
và sản phẩm chủ yếu;
- Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày
31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt,
điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế-xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
- Quyết định số 774/QĐ-BNN-TCLN ngày 18/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt kế hoạch hành động nâng cao năng suất, chất lượng và
giá trị rừng trồng giai đoạn 2014- 2020;
- Quyết định số 5988/QĐ-UBND.NN
ngày 11/11/2009 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt quy
hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh đến năm 2020;
- Quyết định số
4157/QĐ-UBND.NN ngày 18/9/2013 của UBND tỉnh Nghệ An về
việc phê duyệt Đề án phát triển kinh tế rừng tỉnh giai
đoạn 2011 - 2015;
- Quyết định số 48/2014/QĐ-UBND ngày
15/8/2014 của UBND tỉnh Nghệ An về việc điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Nghệ An;
- Công văn số 3060/UBND-NN ngày
13/5/2014 của UBND tỉnh Nghệ An về việc triển khai thực
hiện kế hoạch hành động nâng cao năng suất, chất lượng và
giá trị rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014- 2020;
- Quyết định số 148/QĐ.SNN-KHTC ngày
11/3/2015 của Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An về việc giao
nhiệm vụ xây dựng đề cương quy hoạch và dự toán kinh phí xây dựng các quy hoạch
năm 2015.
2. Căn cứ khác
- Điều kiện khí hậu, đất đai, kinh tế
xã hội,...
- Kết quả điều tra khảo sát chi tiết hiện trạng rừng trồng nguyên liệu và đất trồng rừng nguyên liệu
trên địa bàn các huyện trên địa bàn tỉnh.
- Kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của các nhà máy và làng nghề chế
biến gỗ trên địa bàn tỉnh.
- Căn cứ tài
liệu bản đồ rà soát quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Nghệ An.
- Báo cáo hoạt động các Dự án Lâm nghiệp.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU, THỜI KỲ
QUY HOẠCH
1. Phạm vi
Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch trên địa bàn các huyện, thị thuộc tỉnh Nghệ An có điều kiện tự thuận lợi cho trồng, khai thác, vận chuyển,
chế biến gỗ nguyên liệu và gắn với thị trường tiêu thụ.
2. Thời kỳ quy hoạch
Từ năm 2015 đến
năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
IV. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
Làm cơ sở cho việc bố trí, chỉ đạo phát triển rừng nguyên liệu một cách phù hợp với
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh nhằm khai thác có hiệu quả để phát triển sản xuất lâm nghiệp theo
hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững,
góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH, nâng cao đời sống
nhân dân, hoàn thành mục tiêu tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
2. Yêu
cầu:
- Quy hoạch vùng sản xuất kinh doanh
rừng nguyên liệu phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH của
tỉnh; các đề án, quy hoạch ngành đã được phê duyệt, cũng
như các định hướng phát triển tỉnh Nghệ An.
- Đánh giá đúng thực trạng phát triển rừng trồng sản xuất gắn với các cơ sở chế biến
trong thời gian qua, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân.
- Xác định hệ thống giải pháp đồng bộ để tổ chức thực hiện quy hoạch phát
triển rừng nguyên liệu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2025, tầm nhìn 2030.
- Quy hoạch phát triển rừng nguyên
liệu trên nguyên tắc lấy thị trường làm mục tiêu để
phát triển các loài cây gỗ nguyên liệu phù
hợp và lấy các nhà máy, làng nghề chế biến gỗ nguyên liệu làm trung tâm để
xác định vùng quy hoạch.
- Xác định được các chương trình
trọng điểm, danh mục các dự án ưu tiên gắn với những mục tiêu phát triển trong
từng giai đoạn, để có cơ sở tổ chức
triển khai thực hiện kế hoạch khả thi có hiệu quả.
V. TÊN GỌI VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ
QUY HOẠCH
1. Tên quy hoạch: Quy hoạch phát triển rừng nguyên
liệu tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015- 2025, tầm nhìn 2030
2. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch: UBND tỉnh Nghệ An.
3. Cơ quan lập quy hoạch: Sở Nông nghiệp và PTNT.
4. Đơn vị tư vấn lập quy
hoạch: Đoàn Điều tra Quy hoạch Lâm nghiệp.
5. Các bước thực hiện:
- Bước 1: Xây dựng đề cương, nhiệm vụ
quy hoạch, dự toán kinh phí và trình cơ quan có chức năng thẩm định, phê duyệt.
- Bước 2: Triển khai nghiên cứu, điều
tra khảo sát thu thập số liệu, tài liệu, xây dựng dự thảo báo cáo tổng hợp, xin ý kiến vào dự
thảo báo cáo tổng hợp.
- Bước 3: Trình thẩm định và phê duyệt quy hoạch.
Phần thứ nhất
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ
THỰC TRẠNG RỪNG TRỒNG NGUYÊN LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
I. ĐIỀU KIỆN TỰ
NHIÊN
1. Vị trí địa lý
2. Địa hình, địa thế
3. Địa chất và đất đai
4. Khí hậu, thời tiết
II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Dân số, dân tộc, lao động
- Dân số, thành phần dân tộc, lao động, chất lượng lao động, trình độ dân trí, tập quán sản xuất.
- Tỷ lệ sinh, tử vong, tỷ lệ tăng dân
số.
2. Đời sống kinh tế - xã hội
- Thu nhập bình quân và các nguồn thu
nhập chính của dân cư trong vùng quy hoạch
- Tỷ lệ hộ đói
nghèo.
- Đánh giá chung về thu nhập và đời sống dân cư nông thôn.
3. Cơ sở hạ tầng và xã hội
- Giao thông
- Thủy lợi, nước sạch
- Điện, công nghiệp nông thôn
- Công tác giáo
dục, y tế, văn hóa xã hội, thông tin.
4. Kết quả các hoạt động sản xuất lâm nghiệp
- Tình hình giao rừng, giao đất lâm
nghiệp
- Kết quả
hoạt động sản xuất: Bảo
vệ, trồng rừng, khoanh nuôi, khai thác...
- Hoạt động các dự án lâm nghiệp
- Tồn tại hạn chế và nguyên nhân
III. THỰC TRẠNG RỪNG TRỒNG
NGUYÊN LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Đánh giá kết quả thực
hiện các quy hoạch phát
triển rừng nguyên liệu hiện có trên địa bàn: Công ty cổ phần lâm nghiệp Tháng Năm, Công ty TNHH Thanh Thành Đạt,…
- Tình hình rừng
trồng nguyên liệu trên địa bàn tỉnh
- Năng suất, trữ lượng và giá trị
rừng trồng nguyên liệu
2. Thực trạng giống cây lâm
nghiệp
3. Tình hình kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất
- Đường lâm nghiệp
- Vườn ươm giống cây lâm nghiệp
- Các công trình lâm sinh, thiết bị
phục vụ PCCCR...
4. Đánh giá thực trạng về
chế biến và tiêu thụ gỗ rừng trồng ở các cơ sở chế biến gỗ và làng nghề
- Công suất chế
biến
- Nguyên liệu đầu vào
- Sản phẩm chế biến
- Tiêu thụ sản phẩm
5. Đánh giá lợi thế so sánh của tỉnh về chế biến tiêu thụ gỗ nguyên liệu
6. Tình hình thực hiện các
quy hoạch trồng rừng nguyên liệu gắn với chế biến.
7. Đánh giá về cơ chế chính sách đang áp dụng
8. Khó khăn vướng mắc để phát triển trồng rừng nguyên liệu
- Đất đai
- Vốn đầu tư
- Thị trường
tiêu thụ và kết cấu hạ tầng.
- Giống và kỹ thuật
- Các rủi ro khi đầu tư trồng rừng
nguyên liệu gỗ nguyên liệu
IV. PHÂN TÍCH, DỰ BÁO KHẢ NĂNG
PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG NGUYÊN LIỆU VÀ DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ
1. Dự báo nhu cầu gỗ
nguyên liệu đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
- Dự báo nhu cầu gỗ nguyên liệu cho
các làng nghề.
- Dự báo nhu cầu gỗ nguyên liệu cho
các xưởng mộc dân dụng.
- Dự báo nhu cầu gỗ nguyên liệu cho
các nhà máy.
2. Tiềm năng phát triển
rừng nguyên liệu trên địa bàn tỉnh
- Đất trồng rừng
- Rừng trồng nguyên liệu hiện có
- Cây phân tán
- Công suất và nhu cầu nguyên liệu
của các nhà máy, làng nghề...
Phần
thứ hai
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN RỪNG NGUYÊN LIỆU
TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN 2030
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Điều tra, khảo sát diện tích rừng
trồng, đất trống thuộc đối tượng rừng sản xuất trên địa
bàn tỉnh có đủ điều kiện và khả năng để
trồng mới rừng nguyên liệu đối với diện tích đất trống, trồng lại
rừng nguyên liệu đối với diện tích rừng trồng sau khai thác để Quy hoạch phát
triển rừng nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn
2015- 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Từ đó đưa
năng suất bình quân rừng trồng mới và trồng lại bằng cây sinh trưởng nhanh để kinh doanh gỗ nguyên liệu đạt trên 150 m3/ha/năm và đưa tỷ lệ gỗ nguyên liệu bình quân (gỗ xẻ có đường kính nhỏ nhất ≥
15 cm) lên 50 -60% vào năm 2025, nhằm nâng cao giá trị gia tăng của chuỗi sản xuất lâm nghiệp.
2. Mục tiêu cụ thể
Tổng diện tích
phát triển rừng, nguyên liệu giai đoạn 2015- 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đạt
trên 250.000 ha.
II. PHƯƠNG ÁN QH PHÁT TRIỂN
RỪNG NGUYÊN LIỆU
1. Quy hoạch vùng nguyên liệu
- Quy hoạch vùng nguyên liệu theo
nhóm sản phẩm chế biến.
- Quy hoạch vùng theo huyện.
- Quy hoạch vùng theo chủ quản lý.
- Quy hoạch theo hiện trạng sử dụng
đất.
- Quy hoạch theo các dự án phát triển
rừng nguyên liệu.
- Quy hoạch theo vùng nguyên liệu của
các nhà máy chế biến
2. Quy hoạch sản xuất
- Quy hoạch bảo vệ rừng nguyên liệu
hiện có: Diện tích, địa điểm, phương pháp, nhu cầu vốn...
- Quy hoạch vùng trồng mới rừng nguyên liệu (trồng trên diện tích đất trống lâm nghiệp và diện tích rừng nguyên
liệu sau khai thác): Diện tích, địa điểm, loài cây trồng, phương pháp trồng,
nhu cầu vốn,....
- Quy hoạch khai thác rừng nguyên
liệu: Diện tích, địa điểm, sản lượng khai thác (của từng loài theo hàng năm), phương pháp khai thác,
nhu cầu vốn,…
- Quy hoạch cơ sở hạ tầng: đường lâm nghiệp phục vụ vùng nguyên liệu, vườn ươm,...
3. Định hướng quy hoạch các
nhà máy chế biến gỗ nguyên liệu
- Dự kiến quy hoạch vị trí các nhà máy.
- Dự kiến công suất từng nhà máy.
III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Giải pháp về đất đai
2. Giải pháp về khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
3. Giải pháp về quản lý và tổ chức sản xuất
4. Giải pháp về cơ chế chính sách
5. Giải pháp thị trường và
thu hút đầu tư
6. Giải pháp về nguồn vốn
IV. TỔNG HỢP ĐẦU TƯ VÀ HIỆU
QUẢ CỦA QUY HOẠCH
1. Tổng hợp vốn đầu tư
- Phân theo hạng mục: trồng, chăm
sóc, bảo vệ, khai thác, xây dựng cơ bản,..
- Theo giai đoạn
- Theo nguồn vốn
2. Hiệu quả
- Về kinh tế
- Về xã hội, an ninh quốc phòng.
- Về môi trường
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Phân công, phân nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch, nêu rõ trách nhiệm của các Sở, Ban, Ngành, tổ chức đoàn thể cấp tỉnh; UBND các
huyện, thành, thị trong tổ chức thực hiện quy hoạch; các
tổ chức kinh tế,...
Phần thứ ba
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
II. KIẾN NGHỊ