Mục 1. KHAI
THÁC CHọN
Điều 11.
Đối tượng khai thác chọn bao gồm:
1. Các kiểu rừng không đồng tuổi,
tái tạo rừng bằng tái sinh tự nhiên.
2. Rừng đều tuổi cần chuyển hoá
thành rừng không đều tuổi.
3. Nơi có yêu cầu phòng hộ và bảo
vệ môi trường cao.
Điều 12.
Thông qua khai thác chọn phải điều chỉnh rừng luân kỳ sau theo các dạng cấu
trúc:
1. Đối với rừng hỗn loại lá rộng
thường xanh và nửa rụng lá, rừng tương lai có cấu trúc hỗn loại kín, nhiều thế
hệ, với phân bố số cây theo cỡ đường kính có dạng phân bố giảm, tổ thành loại
cây mục đích chiếm từ 70% trở lên.
2. Đối với rừng hỗn loại lá rộng
rụng lá, rừng tương lai là rừng hỗn loại với hai ba thế hệ, phân tầng rõ rệt hoặc
nhiều thế hệ.
3. Đối với rừng lá kim, rừng
tương lai là rừng phân bố theo đám, thuộc nhiều thế hệ kế tiếp.
Điều 13.
Cỡ đường kính khai thác chọn nhỏ nhất cho phép được xác định theo tuổi thành thục
công nghệ của rừng và từng địa phương, được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 14.
Cường độ bài chặt cho phép lớn nhất là 45% trữ lượng rừng, bao gồm toàn bộ cây
bài chặt và cây đổ gãy, nhưng độ tàn che còn lại sau khai thác không được thấp
hơn 0,4 và không được tạo thành các khoảng trống trong rừng lớn hơn 1500m2.
Điều 15.
Luân kỳ khai thác chọn phải đảm bảo đủ thời gian để nuôi dưỡng rừng đạt trữ lượng
không thấp hơn rừng trước khi đưa vào khai thác lần trước và phải từng bước
nâng cao trữ lượng rừng cho tương xứng với tiềm năng của lập địa.
Điều 16.
Việc bài cây phải căn cứ tài liệu điều tra tài nguyên rừng và bao gồm các bước
sau:
1. Chọn cây chừa lại là những
cây mục đích có khả năng gieo giống tự nhiên tốt, những cây mục đích chưa đạt cỡ
đường kính khai thác, những cây trong danh mục thực vật quý hiếm mà Nhà nước đã
quy định bảo vệ và những cây đạt cỡ đường kính khai thác nhưng ở vị trí trống
trải.
2. Chọn cây bài chặt theo các mục
tiêu và các đối tượng sau:
a- Cây bài chặt vệ sinh rừng là
những cây có hại, chèn ép, khống chế, thắt nghẹt các cây gỗ khác và những cây cụt
ngọn, cong queo, sâu mục.
b- Cây bài chặt cải thiện rừng
là những loài mục đích nhưng thân xấu, những loài cây tạp, cây phù trợ tầng dưới
ở những nơi rậm rạp ảnh hường đến cây con và cây tái sinh.
c- Cây bài chặt lấy gỗ được xác
định từ cây có đường kính lớn nhất trở xuống, cho tới khi đạt sản lượng và cường
độ cho phép, nhưng không nhỏ hơn đường kính khai thác tổi thiểu. Tỷ lệ khối lượng
gỗ chặt thuộc đối tượng tại điểm a và b ít nhất phải bằng 20% khối lượng gỗ
khai thác thuộc đối tượng tại điểm c.
3. Đánh dấu cây bài chặt theo
quy định của cơ quan kiểm lâm. Việc bài cây phải do kỹ sư lâm sinh chịu trách
nhiệm và tổ chức thực hiện. Sau khi bài cây, phải làm thủ tục kiểm tra theo
phương pháp rút mẫu thống kê với dung lượng mẫu 5%. Đơn vị rút mẫu là lô khai
thác. Nội dung kiểm tra là chủng loại cây, cường độ và khối lượng thiết kế khai
thác trong lô.
Mục 2. KHAI
THÁC TRẮNG
Điều 17.
Đối tượng khai thác trắng bao gồm rừng trồng, rừng tự nhiên đều tuổi, rừng tự
nhiên khác tuổi có đủ điều kiện kinh tế kỹ thuật trồng lại rừng có năng suất,
chất lượng cao hơn.
Rừng khai thác trắng phải đảm bảo
tái sinh lại ngay sau khi khai thác và tiêu thụ được mọi sản phẩm đã chặt hạ.
Điều 18.
Tuổi khai thác trắng là tuổi thành thục công nghệ. Khi xác định tuổi thành thục
công nghệ cần tiếp cận tuổi thành thục số lượng của rừng.
Điều 19. Chỉ
được chặt trắng toàn diện và được phép chặt theo băng, theo đám ở nơi độ dốc dưới
15o. Phải chặt trắng theo băng hoặc theo đám ở nơi độ dốc từ 15o
đến 25o, và nơi có gió khô, sóng biển, mưa lớn. Nơi có độ dốc trên
25o không được chặt trắng.
Điều 20.
Kích thước và bố trí băng chặt, đám chặt:
1. Chiều rộng băng chặt ở nơi độ
dốc dưới 15o không quá 60m và ở nơi độ dốc từ 15o đến 25o
không quá 30m. Chiều rộng băng chừa xấp xỉ chiều rộng băng chặt.
2. Các băng chặt nơi độ dốc dưới
15o bố trí thẳng góc với hướng gió chính và nơi độ dốc 15o
đến 25o bố trí song song với đường đồng mức.
3. Nơi địa hình chia cắt mạnh hoặc
đồi bát úp, bố trí chặt trắng theo đám. Diện tích đám lớn nhất không quá 5 ha.
Không được chặt trắng đồng thời hai đám liền kề nhau.
4. Chỉ tiêu khai thác tiếp các
băng và đám chừa sau khi rừng non trên băng và đám chặt trước liền kề đã khép
tán.
Mục 3. KHAI
THÁC ĐỂ LẠI CÂY MẸ GIEO GIỐNG
Điều 21.
Đối tượng khai thác để lại cây mẹ gieo giống là các kiểu rừng tự nhiên và rừng
trồng đã thành thục, hiện tại thiếu các thế hệ cây kế tiếp, nhưng có khả năng
tái sinh tự nhiên mạnh khi tán rừng được mở sau khai thác.
Điều 22.
Tuỳ theo loại rừng, số cây mẹ gieo giống đủ tiêu chuẩn, phân bố đều để lại trên
một ha từ 25 - 75 cây. Việc khai thác phải tiến hành vào trước mùa hạt chính.
Điều 23.
Kỹ thuật xúc tiến tái sinh và chăm sóc rừng sau khai thác bao gồm:
1. Xử lý thực bì toàn diện ngay
trước mùa hạt chín.
2. Nếu cần thiết ngay sau khi xử
lý thực bì phải cày, cuốc theo rạch, theo băng hoặc theo đám.
3. Sau 4 - 5 năm mà lớp cây tái
sinh vẫn không đủ hoặc phân bố không đều, phải chặt hết cây mẹ gieo giống và trồng
lại rừng toàn diện hoặc trồng bổ sung theo đám.
4. Chăm sóc rừng non theo quy định
kỹ thuật chăm sóc rừng trồng tới khi khép tán.
Điều 24.
Sau khi rừng non khép tán phải tác động theo kỹ thuật nuôi dưỡng rừng trồng. Nếu
rừng non bị ức chế, phải loại trừ và tận dụng cây mẹ gieo giống.
Mục 4. Một số
quy định trước, trong và sau khai thác
Điều 25.
Bên thi công chặt hạ phải luỗng phát dây leo trước khi chặt cây 3 tháng để đảm
bảo an toàn lao động.
Điều 26.
Chiều cao gốc chặt kể từ mặt đất không được lớn hơn 1/2 đường kính gốc hoặc chiều
cao bành vè. Phải cắt khúc cây gỗ hợp lý nhất theo quy cách sản phẩm.
Điều 27.
Công nhân khai thác gỗ ngoài kỹ thuật khai thác và an toàng lao động phải nắm
được những yêu cầu cơ bản về lâm sinh để tránh gây tổn hại đến tái sinh và môi
trường.
Điều 28.
Việc vận xuất sản phẩm ra khỏi lô khai thác phải hoàn thành trong vòng 15 ngày
kể từ khi chặt cây cuối cùng. Nếu không kịp vận xuất phải tạm đình chỉ khâu chặt
hạ.
Điều 29.
Trong vòng 2 tháng kể từ khi hoàn thành việc chặt hạ vận xuất sản phẩm ra khỏi
lô, phải dọn rừng theo các nội dung sau:
1. Tận dụng cây đổ gãy, cụt ngọn
và cành lớn. Băm dập cành ngọn còn lại.
2. Sửa gốc chặt những cây mục
đích có khả năng tái sinh chồi.
Điều 30.
Trước khi khai thác có thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thiết kế khai
thác phải đúng đối tượng và tuân thủ kế hoạch tác nghiệp trong phương án điều
chế, phải giải đáp được những nội dung, yêu cầu kỹ thuật và lựa chọn được giải
pháp thi công hợp lý. Nội dung của thiết kết khai thác phải thể hiện đầy đủ
trên thực địa, trong hồ sơ và trên bản đồ quản lý rừng.
Phải tổ chức tốt việc giám sát,
kiểm tra trong và sau khi khai thác. Sau khi khai thác xong bên thi công khai
thác phải giao rừng lại cho chủ rừng. Chủ rừng tiến thành nghiệm thu và lập
biên bản giao. Sau đó đóng cửa rừng, đưa rừng vào bảo vệ và nuôi dưỡng.
Chương
2:
NUÔI DƯỠNG RỪNG
Mục 1. NUÔI
DƯỠNG RỪNG TRỒNG VÀ RỪNG TỰ NHIÊN ĐỀU TUỔI
Điều 31.
Rừng trồng và rừng tự nhiên đều tuổi phải được nuôi dưỡng từ khi rừng non khép
tán đến trước kỳ khai thác 3 - 5 năm với rừng kinh doanh gỗ nhỏ và 8 - 12 năm với
rừng kinh doanh gỗ lớn. Biện pháp nuôi dưỡng chủ yếu là chặt tỉa thưa. Được áp
dụng các biện pháp tỉa cành, bón phân, xử lý đất.
Điều 32.
Nuôi dưỡng rừng trồng và rừng tự nhiên đều tuổi phải đạt được các mục tiêu sau:
1. Điều chỉnh và tạo tổ thành hợp
lý cho rừng hỗn loại ở từng giai đoạn nuôi dưỡng.
2. Loại trừ cây phẩm chất xấu,
cây sâu bệnh, cây chèn ép.
3. Điều chỉnh và tạo mật độ hợp lý
cho từng giai đoạn tuổi để rừng đạt năng suất và giá trị thương phẩm cao.
4. Rút ngắn chu kỳ kinh doanh với
điều kiện không ảnh hưởng nhiều đến năng suất cuối cùng.
5. Tận dụng được sản phẩm trung
gian tương xứng với đầu tư và bảo đảm được yêu cầu sử dụng đất bền vững.
Điều 33.
Việc bài cây chặt nuôi dưỡng phải do kỹ sư lâm sinh chịu trách nhiệm và phải
tuân thủ theo nguyên tắc sau:
1. Đối tượng nuôi dưỡng là những
cây sinh trưởng bình thường, có phẩm chất tốt, tán lá cân đối, ít cành mắt lớn,
không có biểu hiện sâu bệnh và phân bố đều.
2. Đối tượng bài chặt là những
cây sinh trưởng xấu, sắp bị đào thải, cong queo sâu bệnh, cụt ngọn và cây kém
giá trị kinh tế, cây nhiều mắt cành đang chèn ép cây mục đích.
Điều 34.
Chặt nuôi dưỡng phải tiến hành các yêu cầu sau:
1. Mùa chặt tốt nhất là trước
mùa sinh trưởng. Số lần chặt từ khi rừng non khép tán đến lúc khai thác, đối với
rừng kinh doanh gỗ lớn là 1 - 3 lần và 1 - 2 lần đối với rừng kinh doanh gỗ nhỏ.
Trường hợp đặc biệt, với chu kỳ kinh doanh ngắn hoặc rừng có mật độ hợp lý thì
không cần chặt.
2. Phải đảm bảo cho rừng có mật
độ hợp lý, tán cây mục đích có đủ không gian dinh dưỡng nhưng không tạo ra khoảng
trống lớn trong mỗi lần tỉa.
Điều 35.
Cường độ chặt theo 3 mức độ sau:
- Mạnh: Khoảng cách giữa các cây
chừa bằng đường kính tán cây ở tuổi khai thác chính.
- Trung bình: Khoảng cách giữa
các cây chừa bằng 1/2 đường kính tán cây ở tuổi khai thác chính.
- Yếu: Khoảng cách giữa các cây
chừa bằng 1/3 đường kính tán cây ở tuổi khai thác chính.
Điều 36.
Thời điểm, số lần và cường độ chặt phải xác định cụ thể tuỳ theo đặc điểm sinh
thái loài cây, điều kiện lập địa, mật độ và mục tiêu sản xuất.
Riêng với loài cây ưa sáng mọc
nhanh có trục thân thẳng, cần tỉa sớm và mạnh.
Nghiêm cấm việc lợi dụng chặt nuôi
dưỡng kể khai thác lạm dụng lâm sản.
Mục 2. NUÔI
DƯỠNG RỪNG TỰ NHIÊN PHỤC HỒI TRÊN trảng cỏ cây bụi và nương rẫy
Điều 37. Nuôi
dưỡng rừng thuộc đối tượng này nhằm loại trừ cây kém phẩm chất, điều chỉnh và
tinh giản tổ thành, tạo điều kiện cho cácloài cây mục đích tái sinh sinh trưởng
phát triển nhanh và dẫn dắt rừng theo cấu trúc định hướng.
Điều 38.
Nếu ở tầng cây cao của rừng có đủ số lượng cây mục đích phẩm chất tốt thì đối
tượng nuôi dưỡng chính là tầng cây này. Tác động kỹ thuật theo những quy định
sau:
1. Kỹ thuật bài cây:
a- Chọn cây nuôi dưỡng: Chọn những
cây sinh trưởng khoẻ mạnh, thuộc nhóm loài cây có mục đích, có giá trị kinh
doanh.
b- Chọn cây phù trợ: Chọn những
cây ít giá trị, nhưng không có biểu hiện chèn ép những cây nuôi dưỡng.
c- Bài chặt cây có hại: Bao gồm
những cây cong queo, sâu bệnh, phẩm chất xấu, cây hoại sinh thắt nghẹt, cây giá
trị kinh tế thấp chèn ép cây nuôi dưỡng.
2. Cường độ chặt là kết quả bài
cây hợp lý, nhưng không hạ độ tàn che của rừng xuống thấp hơn 0,5.
3. Thời gian: Chặt 1 - 2 lần từ
khi rừng mới khép tán cho đến khi rừng đạt tuổi trung niên.
4. Chỉ phát cây leo có hại,
không cần phát cây bụi thảm tươi.
Điều 39.
Nếu ở tầng cây cao của rừng không còn đủ số lượng cây mục đích phẩm chất tốt,
nhưng ở tầng cây thấp mật độ bảo đảm thì đối tượng nuôi dưỡng là lớp cây tái
sinh và các cây gỗ ở tầng thấp có giá trị kinh doanh. Tác động kỹ thuật theo những
quy định sau:
1. Lần đầu: Hạ độ tàn che của tầng
cây cao xuống còn 0,2 - 0,3 theo trình tự bài cây từ cây có hại đến cây phù trợ
cho đến khi đạt độ tàn che thích hợp.
2. Phát dây leo có hại, phát cây
bụi thảm tươi chèn ép cây mục đích.
3. Số lần chặt tiếp theo từ 1 -
2 lần với nội dung kỹ thuật như Điều 38 cho đến khi tầng cây tái sinh đạt tuổi
trung niên.
Mục 3. NUÔI
DƯỠNG RỪNG SAU KHAI THÁC CHỌN
Điều 40.
Rừng sau khai thác chọn phải đưa vào nuôi dưỡng nhằm loại trừ cây phẩm chất xấu,
tạo điều kiện cho những cây mục đích còn lại phát triển thuận lợi, hình thành cấu
trúc rừng có đủ các thế hệ: thành thục, kế cận, dự trữ, tái sinh; đồng thời tận
thu lâm sản và cải thiện vệ sinh rừng.
Điều 41.
Kỹ thuật bài cây:
1. Chọn cây nuôi dưỡng: Cây sinh
trưởng khỏe mạnh phẩm chất tốt, thuộc nhóm loài cây mục đích ở mọi thế hệ.
2. Chọn cây phù trợ: Cây thuộc
loài kém giá trị kinh tế, nhưng khoẻ mạnh và có tác dụng hỗ trợ cây mục đích.
3. Cây bài chặt: Cây cong queo
sâu bệnh, già cỗi, thắt nghẹt, hoại sinh, cây tạp chèn ép cây mục đích.
Điều 42.
Cường độ chặt được thống chế bằng độ tàn che cho 2 đối tượng sau:
- Đối với rừng sau khai thác chọn
hợp lý, không được hạ độ tàn che xuống dưới 0,5.
- Đối với rừng sau khai thác chọn
không hợp lý không được hạ độ tàn che xuống dưới 0,5 nếu rừng đã phục hồi và dưới
0,3 đối với rừng chưa phục hồi.
Điều 43.
Kỹ thuật chặt hạ cây thực hiện như quy định đối với khai thác chọn và phải triệt
để tận dụng gỗ củi và lâm sản.
Nghiêm cấm việc biến chặt nuôi
dưỡng thành một lần khai thác làm hạ cấp rừng và ảnh hưởng tới sự ổn định sản
xuất trong luân kỳ.
Điều 44.
Phải phát toàn bộ dây leo có hại và cây bụi thảm tươi chèn ép cây tái sinh, băm
dập cành ngọn, ngăn chặn sâu bệnh và lửa rùng phát sinh.
Điều 45.
Số lần và thời điểm chặt.
1. Đối với rừng kinh doanh gỗ lớn:
a. Rừng sau khai thác chọn hợp lý:
Việc chặt nuôi dưỡng được thực hiện 1 - 2 lần trong khoảng thời gian từ 1/2 đến
2/3 luân kỳ chặt chọn.
b. Rừng sau khai thác chọn không
hợp lý việc chặt nuôi dưỡng được tiến hành 1 - 3 lần, lần đầu càng sớm càng tốt,
lần cuối không muộn hơn 2/3 luân kỳ chặt chọn.
c. Thời gian giữa hai lần chặt từ
7 - 10 năm.
2. Đối với rừng kinh doanh gỗ nhỏ:
Chỉ tiến hành một lần vào thời gian từ 1/3 - 1/2 luân kỳ chặt chọn.
Mục 4. THIẾT
KẾ VÀ THI CÔNG NUÔI DƯỠNG RỪNG
Điều 46.
Trước khi tác động nuôi dưỡng rừng phải có thiết kế. Nội dung thiết kế nuôi dưỡng
rừng phải thể hiện được những chỉ định và tính toán kinh tế kỹ thuật trong hồ
sơ và trên hiện trường, đồng thời không trái với nội dung phương án điều chế rừng
của hiện trường đó.
Điều 47.
Việc thiết kế nuôi dưỡng rừng phải do kỹ sư lâm sinh chịu trách nhiệm. Hồ sơ
thiết kế phải được cấp quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 48.
Phải tổ chức tốt việc giám sát kiểm tra trong quá trình thực hiện và tiến hành nghiệm
thu sau khi hoàn thành chặt nuôi dưỡng. Các tác động kỹ thuật nuôi dưỡng rừng
phải được ghi chép đầy đủ trong hồ sơ quản lý rừng. Mỗi đối tượng hay công thức
xử lý phải để lại 0,5 - 1 ha làm đối chứng rút kinh nghiệm.
Chương
3:
LÀM GIÀU RỪNG
Mục 1. Nguyên
tắc kỹ thuật
Điều 49.
Mục đích của làm giàu rừng là tận dụng sự hỗ trợ của nền rừng cũ đối với cây trồng
để xây dựng rừng với cây trồng làm giàu chiêm ưu thế, hỗn loại với cây sẵn có
trong rừng tự nhiên.
Điều 50.
Cây trồng làm giàu là những loài địa phương hay những loài được dẫn giống từ những
vùng sinh thái tương tự có giá trị kinh tế cao, dễ gây trồng, tăng trưởng
nhanh, đặc biệt là tăng trưởng chiều cao.
Mục 2. Làm
giàu rừng theo rạch
Điều 51.
Tạo rạch trồng cây:
Rạch trồng cây phải bố trí cách
đều, chiều rộng rạch từ 4 - 8 m. Phải căn cứ vào tính chịu bóng của cây trồng
và chiều cao của băng chừa sau khi xử lý để xác định chiều rộng rạch.
Phải chặt sạnh cây trong rạch,
nhưng chừa lại toàn bộ cây có giá trị kinh doanh cao.
Sau khi tận dụng gỗ củi phải thu
dọn để làm đất.
Điều 52.
Xử lý băng chừa.
Chiều rộng băng chừa từ 8 - 12
m.
Băng chừa phải được xử lý đồng
thời với tạo rạch trồng cây theo các nội dung sau:
1. Luỗng dây leo có hại.
2. Chặt hoặc ken cây có chiều
cao lớn hơn 15 m, nhưng tránh làm vỡ tán băng chừa.
3. Giữ lại toàn bộ cây có giá trị
kinh doanh.
Điều 53.
Mật độ trồng.
Mỗi rạch trồng 1 hàng cây. Cự ly
cây trong hàng bằng 1/3 đến 1/2 lần đường kính bình quân tán lá ở tuổi khai
thác.
Điều 54.
Tiêu chuẩn cây trồng.
Cây trồng phải được tuyển chọn kỹ,
phải loại bỏ cây không đạt tiêu chuẩn.
Cây trồng phải đạt chiều cao 0,8
- 1,0 m trở lên.
Được phép gieo thẳng hoặc trồng
cây có chiều cao nhỏ hơn với điều kiện sau 1 năm tăng trưởng chiều cao bình
quân của cây phải đạt trên 1 m.
Được phép trồng bàu hoặc rễ trần
hay thân cụt tuỳ theo loài cây và điều kiện cụ thể.
Điều 55.
Kỹ thuật xử lý thực bì, làm đất, trồng, chăm sóc, thời vụ trồng theo quy định của
trồng rừng, nhưng kích thước hố trồng cây nhỏ nhất là 40 x 40 x 40 cm.
Điều 56.
Từ năm thứ tư đến khi cây trồng đạt chiều cao 8m thực hiện một số lần chăm sóc,
chặt tỉa cây chồi, cây tạp tái sinh và cành nhánh chèn ép cây trồng trên rạch
và trông băng rừng cũ.
Sau lần chặt tỉa cuối cùng 7 - 8
năm cho đến 2/3 thời gian của chu kỳ khai thác, tiến hành 1 lần chặt nuôi dưỡng
theo các nội dung kỹ thuật quy định trong chương II mục 3.
Mục 3. Làm
giàu rừng theo đám
Điều 57.
Chỉ tiến hành làm giàu theo đám trên những khoảng trống có sẵn trong rừng diện
tích từ 2.500 m2 trở lên.
Điều 58.
Trên những khoảng trống việc xử lý thực bì, làm đất, kỹ thuật trồng, chăm sóc
được thực hiện theo các quy định trong các điều 51, 54, 55, 56.
Riêng mật độ quy định như sau:
- Hàng cách hàng bằng đường kính
bình quân tán lá ở tuổi khai thác chính.
- Cây cách cây bằng 1/3 - 1/2 lần
đường kính bình quân tán lá ở tuổi khai thác chính.
- Cây trồng cách mép rừng tối
thiểu 2 - 4 m.
Chương
4:
XÚC TIẾN TÁI SINH TỰ
NHIÊN
Mục 1. Tái
sinh hạt
Điều 59.
Xúc tiến tái sinh tự nhiên bằng hạt được áp dụng đối với rừng nghèo kiệt, rừng
sau khai thác trắng, nương rẫy bỏ hoá, trảng cỏ cây bụi, bãi bồi có tiềm năng
tái sinh để hình thành rừng tự nhiên.
Điều 60.
Xúc tiến tái sinh hạt trên rừng sau khai thác trắng, nương rẫy bỏ hoá, trảng cỏ
cây bụi, bãi bồi. Tuỳ điều kiện cụ thể mà áp dụng các biện pháp sau:
1. Xử lý đất cục bộ bằng phương
pháp thủ công, cuốc rãnh hay cày phay cho hạt giống được vùi trong đất, sớm nảy
mầm, tránh sự phá hoại của côn trùng, động vật. Biện pháp này phù hợp đối với
các loài thông, một số loài cây ưa sáng hạt nhẹ và nhiều như chẹo, vối thuốc và
một số loại cọ dầu.
2. Xử lý cây bụi thảm tươi khi
đã sẵn có cây tái sinh nhưng bị chèn ép. Việc xử lý được thực hiện 1 - 2 lần
trong 1 - 2 năm cho đến khi cây tái sinh vượt khỏi sự ức chế của cây bụi thảm
tươi. Biện pháp này được áp dụng chủ yếu trên các trảng cỏ cây bụi và nương rẫy
bỏ hóa.
3. Trong một số trường hợp đặc
biệt, có thể phát đốt cây bụi thảm tươi trước mùa hạt rụng.
4. Đối với một số loài sớm ra
hoa kết quả, quả và hạt nhiều, dễ tái sinh, được phép trồng cây hoặc khóm cây rải
rác hay trên những vị trí thuận lợi cho việc phát tán giống để xúc tiến tái
sinh tự nhiên.
Điều 61.
Đối với rừng nghèo kiệt, tầng cao không đủ số cây mục đích nhưng có sẵn nguồn hạt
giống, cần hạ thấp độ tàn che của tầng cây cao, phát luỗng dây leo bụi thảm
tươi ở nơi rậm rạp, tạo điều kiện cho hạt nảy mầm sinh trưởng và phát triển.
Khi đã đủ cây tái sinh chuyển
sang chế độ nuôi dưỡng rừng.
Mục 2. Tái
sinh chồi
Điều 62.
Tái sinh chồi được áp dụng đối với rừng có các loài cây có khả năng tái sinh chồi
gốc, chồi rễ, chủ yếu nhằm sản xuất gỗ nhỏ, hoặc các chủng loại gỗ khác phù hợp
với phẩm chất gỗ do tái sinh chồi.
Đối với các loài cây có khả năng
tái sinh chồi, phải tận dụng tối đa phương thức này để rút ngắn chu kỳ kinh
doanh, hạ giá thành tái tạo rừng.
Điều 63.
Tiêu chuẩn rừng áp dụng tái sinh chồi.
1 Phải nằm trong độ tuổi có khả
năng tái sinh chồi.
2. Đối với rừng tự nhiên hỗn loại
không đều tuổi, là các kiểu rừng từ rừng non, rừng nghèo kiệt trở lên.
3. Đối với rừng trồng hoặc rừng tự
nhiên đều tuổi, phải có ít nhất 800 cây/ha phân bố đều trên diện tích.
Điều 64.
Phương thức và phương pháp chặt:
Được phép chặt chọn, chặt trắng
theo băng hoặc theo đám đối với rừng thuộc điểm 2 Điều 63. Phải chặt trắng toàn
diện hoặc theo băng, theo đám đối với rừng thuộc điểm 3 Điều 63.
Việc khai thác được tiến hành
trong thời gian 4 tháng trước mùa sinh trưởng.
Độ cao chặt gốc bằng 1/3 đường
kính gốc hoặc 40 - 50 cm tuỳ loại cây và mục đích kinh doanh.
Không để gốc cây bị nứt toác,
bong vỏ, xước râu tôm.
Cần sửa chặt gốc cho nhẵn và có
độ nghiêng để thoát nước.
Điều 65.
Chăm sóc rừng chồi:
- Trồng dặm và xúc tiến tái sinh
hạt:
Khi cây chồi mọc không đủ số lượng
hoặc phân bố không đều cần xúc tiến tái sinh hạt đối với rừng thuộc điểm 2 Điều
63 và trồng dặm trong các lần chăm sóc năm đầu đối với rừng thuộc điểm 3 Điều
63.
- Tỉa chồi: Tuỳ theo mục đích
kinh doanh mà số chồi để lại từ 1 - 3 chồi. Ưu tiên giữ lại những chồi ngủ to,
khoẻ, những chồi mọc phía trên hướng dốc hoặc ở phía hướng gió chính. Trong trường
hợp gốc chặt bằng 1/3 đường kính, giữ lại các chồi càng sát mặt đất càng tốt.
Lần tỉa đầu khi cây đạt chiều
cao từ 30 - 50 cm, tỉa để lại số chồi nhiều hơn số chồi cần nuôi 1 - 2 chồi.
Lần tỉa thứ 2 khi cây chồi đạt
chiều cao từ 1 - 1,2 m, tỉa giữ lại đủ số cần nuôi.
- Chăm sóc rừng chồi 2 - 3 năm đối
với rừng thuộc điểm 1 Điều 63. Kỹ thuật chăm sóc như chăm sóc rừng trồng. Đặc
biệt trong trường hợp gốc chặt cao bằng 1/3 đường kính, cần vun đất, lấp kín gốc
của cây chồi mới mọc.
Điều 66.
Nuôi dưỡng rừng chồi.
Đối với rừng thuộc điểm 2 Điều
63 áp dụng như chương II mục 2.
Đối với rừng thuộc điểm 3 Điều
63 áp dụng như chương II mục 1.
Chương
5:
PHỤC HỒI RỪNG BẰNG
KHOANH NUÔI
Điều 67.
Phải lập hồ sơ, đóng mốc bảng phân định ranh giới rõ ràng, giao cho chủ cụ thể
để quản lý bảo vệ có hiệu quả.
Điều 68.
Trong trường hợp cần thiết, phải xây dựng chòi canh, đường băng cản lửa xanh hoặc
trắng hay hàng rào, hào ngăn chặn nạn chăn thả hoang dã. Tổ chức tốt việc tuần
tra canh gác.
Điều 69. Phải
xác định thời hạn việc áp dụng giải pháp khoanh nuôi phục hồi rừng. Khi rừng phục
hồi đã khép tán, được phép chuyển sang áp dụng giải pháp nuôi dưỡng hoặc làm
giàu. Đến thời hạn xác định mà rừng vẫn chưa phục hồi nếu có điều kiện được
phép chuyển sang áp dụng giải pháp trồng rừng.
Chương
6:
TRỒNG RỪNG
Mục 1.
NGUYÊN TẮC CHUNG
Điều 70.
Mục tiêu kinh tế xã hội của trồng rừng phải được xác định trước theo các nội
dung và yêu cầu về chủng loại, quy cách, chất lượng, năng suất, chu kỳ kinh
doanh, chế biến tiêu thụ, hiệu quả trước mắt và lâu dài về kinh tế, môi trường
và xã hội.
Điều 71.
Chọn loại cây trồng phải căn cứ vào mục tiêu và điều kiện kinh tế xã hội cụ thể,
đặc tính lâm sinh của cây và điều kiện khí hậu, đất đai của vùng trồng.
Cây bản địa phải trồng trong phạm
vi khu vực hoá của vùng phân bố tự nhiên của nó hoặc vùng đã trồng có kết quả.
Cây dẫn giống từ vùng khác hoặc
từ nước ngoài phải trồng trong vùng sinh thái tương tự với vùng xuất xứ hoặc
vùng đã trồng.
Điều 72.
Phương hướng kỹ thuật cần áp dụng là thực hiện các biện pháp thâm canh, nông
lâm kết hợp và trồng rừng hỗn loại theo hình thức và mức độ phù hợp với khả
năng và điều kiện cụ thể.
Trong trường hợp hỗi loại, chỉ tập
trung đầu tư thâm canh cho cây trồng chính.
Việc chọn đất trồng rừng, đặc biệt
là trồng rừng thâm canh, nông lâm kết hợp, phải chọn nơi có điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội thuận lợi để trồng trước.
Điều 73.
Cấu trúc rừng trồng phải được xây dựng theo hướng:
1. Tạo rừng hỗn loại đều tuổi hoặc
không đều tuổi theo hàng, theo băng hoặc theo đám với loài cây, nguồn giống được
chọn lọc và mật độ trồng thích hợp. Cây hỗn giao với cây trồng chính có thể là
cây gỗ, cây công nghiệp và nông nghiệp dài ngày.
2. Trong trường hợp đặc biệt cho
phép trồng thuần loại nhưng phải tận dụng nuôi dưỡng, bảo vệ lớp thảm tươi và
cây tái sinh tự nhiên có giá trị kinh doanh.
Điều 74.
Cây trồng chính phải đảm bảo:
1. Đạt quy cách phẩm chất đúng mục
tiêu kinh doanh trong thời gian xác định, có tính đến cả các sản phẩm có giá trị
ngoài gỗ.
2. Đạt năng suất tính theo trữ
lượng cây đứng:
- Trên 5m3/ha/năm đối
với nơi đất xấu hoặc cây gỗ lớn mọc chậm.
- Trên 10m3/ha/năm đối
với cây mọc nhanh.
- Trên 15m3/ha/năm đối
với rừng thâm canh, cây mọc nhanh.
Điều 75.
Cây hỗn loại với cây trồng chính phải đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Có tác dụng phù trợ, không
gây ảnh hưởng xấu tới cây trồng chính.
2. Có tác dụng cải thiện đất,
khí hậu, thuỷ văn và phòng sâu bệnh, lửa rừng.
3. Có giá trị kinh tế nhất định,
dễ trồng, lợi ích thu được tương xứng với đầu tư gây trồng.
Điều 76.
Cây lương thực, thực phẩm, cây đặc sản rừng, cây công nghiệp hoặc cây ăn quả trồng
xen với cây trồng chính phải đảm bảo:
1. Có tác dụng hỗ trợ sinh trưởng
phát triển cây trồng chính hoặc cải tạo đất.
2. Có khả năng giải quyết lương
thực, thực phẩm tạo thành sản phẩm hàng hoá hoặc các nhu cầu kinh tế xã hội
khác.
Điều 77.
Mật độ trồng rừng phải xác định theo các nguyên tắc:
1. Tận dụng được đất đai và có số
lượng đủ cho tuyển chọn cá thể đạt mục tiêu kinh doanh để nuôi đến tuổi khai
thác.
2. Tiết kiệm vốn, vật tư, lao động,
thu được sản phẩm ngay từ lần tỉa thưa đầu tiên.
3. Trong trường hợp đặc biệt cho
phép trồng mật độ cuối cùng để hạ giá thành và tận dụng đất đai nông lâm kết hợp,
hoặc trồng mật độ cao để tăng tỷ lệ tuyển chọn và phát huy các tác dụng khác của
rừng.
Điều 78.
Ở nơi có mùa khô khắc nghiệt phải xây dựng các băng xanh, băng trắng kết hợp với
các đường ranh giới tự nhiên, ranh giới hành chính, quản lý bảo vệ rừng để chống
lửa rừng, sâu bệnh, xói mòn.
Không trồng rừng ở các khe rạch và
các đám rừng tự nhiên còn sót lại trên đỉnh dông, đỉnh núi.
Mục 2. GIỐNG
VÀ SẢN XUẤT CÂY CON
Điều 79.
Được phép trồng rừng bằng gieo hạt thẳng, bằng hom, bằng cây non có bầu, rễ trần
hoặc thân cụt. Tuỳ theo phương pháp trồng mà chuẩn bị giống và cây con phù hợp
bảo đảm rừng trồng đạt tỷ lệ sống cao, sinh trưởng phát triển đạt các yêu cầu ở
điều 74, 75, 76.
Điều 80.
Nguồn giống sử dụng phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
1. Sử dụng đúng nguồn giống đã
được quy định. Nếu cần thiết dùng nguồn khác phải được cấp có thẩm quyền cho
phép.
2. Phải lấy giống từ vườn giống,
rừng giống, quần thụ chuyên sản xuất giống cây hay cây giống đã được đăng ký
tuyển chọn. Rừng trồng thâm canh và rừng sản xuất giống phải dùng nguồn đã được
tuyển chọn có chất lượng cao.
3. Phải có lý lịch rõ ràng và đảm
bảo các tiêu chuẩn về giống theo quy định.
Điều 81.
Tuỳ điều kiện được phép sử dụng vườn ươm cố định hoặc tạm thời, nền mềm hay nền
cứng với quy mô thích hợp nhưng phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
1. Sản xuất đủ cây con đúng tiêu
chuẩn.
2. Thuận tiện cho sản xuất, bảo
vệ và vận chuyển cây con đến địa điểm trồng.
3. Đủ nguồn nước tưới, đạt giới
hạn độ mặn và độ ô nhiễm cho phép.
4. Không bị hạn, úng, sương giá,
gió hại.
5. Có biện pháp phòng chống sâu
bệnh, lửa rừng và chăn thả hoang dã. Có dàn che chắn cây con, có trang thiết bị
để cất trữ hạt, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh và để thúc mầm, đóng bàu.
Điều 82.
Vườn ươm nền mềm phải đảm bảo được các điều kiện sau:
1. Thoát nước tốt và có lý hoá
tính đất phù hợp với yêu cầu cây ươm, phải cày bừa dọn cỏ, khử trùng trước khi
gieo ươm 1 - 2 tháng và thực hiện chế độ luân canh hợp lý nếu vườn đã qua gieo
ươm nhiều lần.
2. Phải đánh luống nổi, trong điều
kiện quá khô hạn cho phép đánh luống chìm. Luống phải vuông góc với hướng dốc,
thoát nước và tiện thao tác.
Điều 83. Việc
gieo cấy cây con phải thực hiện theo các yêu cầu sau:
1. Phải đảm bảo đủ dinh dưỡng
cho cây, đặc biệt là thực hiện bón lót cho luống gieo cấy cây hay ruột bầu theo
đúng quy định cho từng loài. Phân chuồng bón lót phải được ủ hoai.
2. Phải áp dụng kỹ thuật xử lý hạt,
thúc mầm, gieo hạt, cấy cây phù hợp và đúng mật độ theo quy định cụ thể cho từng
loài.
3. Phải gieo cấy vào thời gian
thích hợp để cây non đạt quy cách tiêu chuẩn và đúng thời vụ trồng rừng.
4. Nơi có điều kiện cần gây tạo
và nhiễm nấm và vi sinh vật cộng sinh có ích.
Điều 84.
Việc chăm sóc cây non phải đáp ứng các yêu cầu chủ yếu là:
1. Tưới đủ độ ẩm cho cây trong
quá trình nuôi dưỡng.
2. Thực hiện che nắng nóng và
sương giá phù hợp cho từng điều kiện cụ thể, từng loài và từng giai đoạn tuổi.
3. Tỉa dặm cây kịp thời và làm cỏ
phá váng đúng định kỳ 15 - 20 ngày 1 lần.
4. Khi cần thiết, được bón thúc
bằng phân N, P, K hoặc các chế phẩm dinh dưỡng khác với nồng độ, cách bón phù hợp
và phải có một diện tích nhỏ để lại đối chứng.
Điều 85.
Phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình sinh trưởng của cây, kịp thời
phát hiện sâu bệnh và các tác nhân phá hoại khác đối với cây con để có biện
pháp phòng chống kịp thời và có hiệu quả.
Điều 86.
Trước khi xuất vườn phải phân loại, nghiệm thu số lượng và chất lượng cây con
theo đúng quy định. Không xuất vườn những cây con không đạt tiêu chuẩn. Không
được làm cây đứt rễ, long gốc, vỡ bầu hoặc khô héo dập nát khi bứng cây cũng
như khi vận chuyển cây để đảm bảo sức sống cho cây con đến khi trồng.
Mục 3. TRỒNG
VÀ CHĂM SÓC RỪNG TRỒNG
Điều 87.
Việc xử lý thực bì phải được hoàn thành trước khi trồng ít nhất là 1 tháng và
tuỳ theo trạng thái thực bì mà chọn cách xử lý:
1. Thực bì thưa và thấp, không cần
xử lý.
2. Thực bì tế guột cao và rậm,
chỉ xử lý cục bộ quanh hố hoặc xử lý theo rạch có chiều rộng bằng 1 lần chiều
cao thảm thực bì.
3. Thực bì cỏ tranh, lau chít, chè
vè dày rậm phải xử lý toàn diện hoặc theo băng rộng ít nhất 1m và phải dọn gốc,
thân ngầm.
4. Thực bì cây bụi ưu thế nhưng
thưa, chủ yếu là xử lý cục bộ quanh hố trồng, chỉ xử lý toàn diện hay theo băng
rộng ít nhất là 1m khi cây bụi quá dày, cao và phát triển nhanh.
5. Thực bì rừng sau khai thác trắng
phải xử lý cục bộ và giữ lại lớp thảm tươi.
6. Thực bì thuộc các đối tượng
khai thác, làm giàu hay nuôi dưỡng rừng được chuyển thành trồng rừng thay thế
phải tuân thủ những quy định ở Điều 18, 19 và xử lý thực bì như ở điểm 5 trên
đây.
7. Trường hợp đặc biệt thực bì
quá dày rậm loặc do yêu cầu sinh thái cây trồng hay thực hiện nông lâm kết hợp
được phép xử lý thực bì toàn diện, dọn sống, đốt cục bộ, đốt toàn diện nhưng phải
áp dụng mọi biện pháp cần thiết phòng chống cháy.
Điều 88.
Làm đất được tiến hành sớm hoặc ngay lúc trồng rừng và phải căn cứ vào điều kiện
đất đai, tình hình xói mòn, đặc điểm cây trồng, cách xử lý thực bì và mức độ
thâm canh để lựa chọn cách làm đất. Cụ thể:
1. Chỉ cuốc hố trồng, không cần
làm đất.
2. Làm đất cục bộ, theo rạch hoặc
theo băng.
3. Làm đất toàn diện nơi có điều
kiện thâm canh, nông lâm kết hợp. Nhưng chỉ làm đất toàn diện nơi có độ dốc dưới
15o.
4. Phải tạo bậc thang nơi có dốc
trên 25o. Khuyến khích tạo bậc thang nơi có độ dốc thấp hơn.
5. Được đầu tư để thực hiện một
số biện pháp khác như đào mương, lên líp, bới gốc, san ủi mặt bằng ở những lập
địa đặc biệt.
6. Kích thước hố:
- Nơi có cày đất: hố có kính thước
20 x 20 x20 cm.
- Nơi không cày đất: kích thước
hố tối thiểu 30 x 30 x 30 cm đối với trồng rừng bình thường và 40 x 40 x 40 cm
đối với trồng rừng thâm canh.
Điều 89.
Thời vụ trồng rừng được xác định vào đầu mùa sinh trưởng hoặc sớm muộn hơn 2 tuần
phù hợp với loài cây, cách trồng, đặc điểm khí hậu, đất đai nơi trồng theo các
quy định sau:
1. Vùng có mùa khô rõ rệt, phải
hoàn thành việc trồng hoặc gieo thẳng trong vòng 6 - 8 tuần đầu của mùa mưa.
2. Các vùng khác, thời gian trồng
hoặc gieo thẳng không kéo dài quá 8 - 10 tuần kể từ thời điểm đầu mùa sinh trưởng.
Điều 90.
Phải thực hiện đầy đủ các thao tác kỹ thuật gieo trồng cần thiết như xé vỏ bầu,
đặt rễ và cây ngay thẳng, lấp hố, lèn đất chặt để đảm bảo tỷ lệ sống cao.
Số lượng hạt gieo và cây dự trữ
quy định như sau:
- Trồng bằng gieo hạt thẳng được
gieo từ 2 - 3 hạt trên 1 hố.
- Trồng bằng cây con dự trữ 10%
tổng số cây cho trồng dặm.
Điều 91.
Phải kiểm tra thường xuyên và gieo trồng dặm kịp thời 1 - 3 lần từ sau khi trồng
đến trước lúc kết thúc mùa sinh trưởng 2 tháng để đảm bảo tỷ lệ sống và độ đồng
đều của rừng. Đến vụ trồng rừng tiếp theo, nếu tỷ lệ sống chưa đạt yêu cầu, được
tiếp tục trồng dặm bằng cây con phù hợp.
Điều 92.
Việc chăm sóc rừng được thực hiện từ sau khi trồng đến lúc rừng khép tán, theo
quy định sau:
Số lần chăm sóc: Năm thứ nhất: 1
- 2 lần nếu trồng vào vụ xuân và 1 lần nếu trồng vào vụ thu.
Năm thứ 2, thứ 3: 2 - 3 lần. Từ
năm thứ 4 trở đi: 1 - 2 lần.
- Kỹ thuật chăm sóc: Phát cây bụi
cỏ dại xâm lấn, nhưng phải bảo vệ cây tái sinh có giá trị và thảm tươi không
chèn ép cây trồng. Từ năm thứ 1 đến năm thứ 3 phải cuốc xới và vun gốc cho cây
với đường kính rộng 1 m.
Điều 93.
Quản lý và bảo vệ rừng:
1. Rừng trồng phải giao cho chủ
cụ thể ngay từ đầu hoặc sau khi rừng đã khép tán để có trách nhiệm trồng, chăm
sóc, nuôi dưỡng, quản lý bảo vệ.
2. Trong từng công đoạn và đặc
biệt sau khi rừng khép tán phải tiến hành nghiệm thu đánh giá chất lượng.
3. Rừng dễ cháy hoặc ở những
vùng trọng điểm lửa rừng phải có biện pháp phòng chống chày như: dự tính dự
báo, xây dựng băng cản lửa, chòi canh, tuần tra canh gác, đốt có điều khiển...
4. Rừng dễ bị dịch sâu bệnh phải
lập dự tính dự báo và chuẩn bị phương tiện phòng chống có hiệu quả.
5. Ngăn chặn người, trâu bò phá
hoại.
Mục 4. LẬP
KẾ HOẠCH VÀ THIẾT KẾ TRỒNG RỪNG
Điều 94.
Nguyên tắc:
1. Phải căn cứ vào phương án điều
chế rừng, luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc quy hoạch trồng rừng đã được duyệt.
2. Kế hoạch trồng rừng phải được
giao trước khi trồng từ 6 đến 12 tháng. Nếu loài cây cần thời gian gieo ươm
dài, kế hoạch trồng rừng phải được giao sớm hơn thời hạn trên.
Điều 95.
Thiết kế trồng rừng phải được xây dựng và được phê duyệt trước khi trồng ít nhất
4 tháng và phải đạt các yêu cầu sau:
1. Thể hiện và cụ thể hoá được
các giải pháp kỹ thuật và kế hoạch tác nghiệp của phương án điều chế rừng hoặc
luận chứng kinh tế kỹ thuật.
2. Vận dụng những quy chế, quy
phạm, quy trình kỹ thuật hiện hành có liên quan.
3. Phải thể hiện rõ diện tích, địa
điểm theo tiểu khu, khoảnh, lô; định mức kinh tế - kỹ thuật, giá thành cho từng
công việc, cho 1 ha theo từng công thức kỹ thuật và tổng dự toán cho toàn công
trình.
Điều 96.
Đơn vị thiết kế trồng rừng là lô hoặc nhóm lô. Diện tích lô từ 1 - 5 ha.
- Nội dung của thiết kế trồng rừng
phải thể hiện trên bản đồ, trên thực địa và trong hồ sơ quản lý rừng.
- Trên đất rừng khai thác trắng
trồng lại, thiết kế trồng rừng phải thống nhất trong một văn bản với thiết kế
khai thác.
Thiết kế trồng rừng phải do kỹ
sư lâm sinh chịu trách nhiệm xây dựng, được đơn vị thực hiện chấp nhận và cấp
quản lý có thẩm quyền phê duyệt.
Chương
1:
KHAI THÁC - TÁI SINH
Điều 97.
Tất cả các loại rừng tre nứa đều phải áp dụng phương thức khai thác chọn từng
cây.
Chỉ được phép khai thác trắng
khi rừng nứa bị khuy hàng loạt, hạt đã chín rụng hoặc đã có cây con tái sinh. Nếu
hạt chưa chín rụng, phải để lại trên mỗi ha 50 cây gieo giống đối với loài mọc
tản, 25 - 30 bụi đối với loài mọc bụi. Được phép khai thác trắng trong trường hợp
cần sử dụng rừng tre nứa vào mục đích khác đã chỉ định trong phương án điều chế
rừng hoặc được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 98.
Luân kỳ khai thác từ 2 - 4 năm. Cường độ khai thác từ 1/4 đến 2/3 trữ lượng rừng
tính theo số cây.
Rừng tre nứa mọc bụi khi khai
thác để lại ít nhất 10 - 15 cây trong mỗi bụi.
Điều 99.
Tuổi cây khai thác của tre nứa ít nhất 3 năm. Nếu có yêu cầu khai thác ở tuổi
thấp hơn, phải có quy trình riêng và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Thời gian khai thác hàng năm bắt
đầu sau khi số măng đã định hình thành cây và kết thúc trước vụ sinh măng năm
sau 1 tháng.
Chiều cao gốc chặt không quá 20 cm
đối với loài mọc tản và không quá 40 cm đối với loài mọc bụi.
Điều 100.
Được phép khai thác măng làm thực phẩm vào cuối vụ sinh măng khi số lượng măng
đã vượt số lượng cây vừa chặt trong năm.
Điều 101.
Đối với rừng tre nứa pha gỗ, khi khai thác tre nứa phải thực hiện theo các quy
định kỹ thuật khai thác chọn tre nứa và khi khai thác gỗ, phải áp dụng kỹ thuật
khai thác chọn gỗ, nhưng phải để lại trên 1 ha ít nhất 30 - 50 cây gỗ có chiều
cao bằng hoặc lớn hơn chiều cao bình quân của rừng tre nứa.
Đối với rừng gỗ pha tre nứa, khi
khai thác gỗ phải thực hiện theo các quy định tại phần 2 chương I.
Điều 102.
Sau khi khai thác, phải dọn rừng theo các nội dung sau:
1. Chặt và tận dụng hết các cây
tre nứa, gỗ bị dập gãy, cụt ngọn. Những bộ phận không sử dụng được phải băm dập.
2. Gỡ các cây gỗ tái sinh bị uốn
cong, vùi lấp.
3. Với rừng tre nứa khuy, sau
khai phải phát dọn toàn diện để hạt giống tiếp xúc với đất.
Điều 103.
Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng rừng tre nứa không quy định trong quy phạm này,
nhưng khi xây dựng quy trình cho từng loài, từng địa phương, khâu chăm sóc,
nuôi dưỡng rừng phải được xây dựng cụ thề.
Chương
2:
TRỒNG RỪNG MỘT SỐ LOÀI
TRE TRÚC
Điều 104.
Đối tượng áp dụng là một số loài đã được trồng rừng thành công tại một số vùng
như các loài luồng mét, mây song, diễn và trúc cần câu nhằm xây dựng rừng nhân
tạo có năng suất ổn định, đáp ứng được các mục tiêu kinh tế, bảo vệ đất và môi
trường.
Điều 105.
Nguồn giống trồng rừng ở mỗi vùng ưu tiên chọn xuất xứ tại địa phương và phải đạt
các tiêu chuẩn sau:
1. Đối với các loài tre mọc bụi,
cây mẹ để lấy giống, thân phải có màu xanh thẫm hoặc xanh lá mạ, cây đã phát
triển cành lá đầy đủ, rễ phủ ở các đốt có màu hơi vàng. Không dùng làm giống
cây ở các bụi đã khuy hoặc sắp khuy, lớp rễ phụ ở các đốt có màu trắng hoặc
nâu.
2. Đối với trúc cần câu, rừng lấy
giống phải trên 5 - 6 tuổi, cây cao từ 3,5m trở lên, đường kính gốc lớn 2cm, có
thân ngầm từ 1 đến 4 tuổi.
Điều 106.
Trồng các loài tre, trúc chủ yếu bằng hom. Các bộ phận hom gốc, thân, chét,
cành của các loài tre, gốc và thân ngầm của trúc cần câu phải có ít nhất 1 chồi
ngủ cứng chắc, không bị sâu, kiến, bệnh.
Các hom sau đây được đem trồng
trực tiếp không qua ươm:
1. Hom gốc, hom chét, hom thân
ngầm mang cây khí sinh có đủ các bộ phận sinh dưỡng.
2. Hom thân ngầm của trúc cần
câu từ 1 - 2 tuổi, đường kính 1 - 2cm, dài 4 - 50cm có màu vàng óng, mắt to mập
và nhiều rễ cám.
Các hom khác không đạt tiêu chuẩn
trên phải ươm thành cây mới được đem trồng.
Một số loài tre khi có đủ nguồn
hạt, có thể ươm cây con từ hạt.
Điều 107.
Việc ươm cây hom các loài tre phải thực hiện theo các quy định sau:
1. Các hom ươm phải đủ 1 gióng
và 2 đốt, đầu mỗi đốt có đoạn thừa dài 5 - 6 cm. Mỗi gióng phải có ít nhất 1 chồi
măng cứng chắc hoặc 1 cành tốt không dập nát xơ xước.
2. Thời vụ ươm hom chính vào giữa
mùa mưa. Vụ phụ vào giữa mùa xuân.
Phải áp dụng đầy đủ các quy tắc
kỹ thuật gieo ươm phù hợp giúp cho hom phát triển đầy đủ các bộ phận và sinh
trưởng tốt.
Điều 108.
Tiêu chuẩn hom xuất vườn:
1. Hom phải có bộ rễ mới, các bộ
phận không bị sâu bệnh và kiến.
2. Hom gốc, hom chét phải có ít
nhất 2 - 3 chồi măng khoẻ mạnh.
3. Hom thân, hom cành phải có 1
thế hệ cây con đủ cành lá xanh tốt.
Điều 109.
Các loài tre phải trồng hỗn loại theo băng với cây gỗ tự nhiên giữ lại hoặc trồng
mới, theo các quy định sau:
1. Mật độ cuối cùng là 200 - 300
bụi/ha, khoảng cách hàng 6 - 8 m, khoảng cách bụi 6 m.
2. Số cây gỗ tự nhiên giữ lại hoặc
trồng mới ít nhất từ 50 - 70 cây/ha.
3. Nếu những năm đầu đất bị phơi
trống, phải thực hiện nông lâm kết hợp để bảo vệ đất, chống xói mòn và cỏ dại cạnh
tranh. Trường hợp cần thiết được phép trồng tre thuần loại, nhưng phải được cấp
có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 110.
Trúc cần câu trồng thuần loại theo các quy định kỹ thuật sau:
1. Mật độ trồng 2000 - 2500
cây/ha, khoảng cách hàng 2 - 2,5 m, khoảng cách cây 1,5 - 2 m.
2. Trồng xen cây nông nghiệp
trong 1 - 2 năm đầu.
3. Trường hợp không có điều kiện
thực hiện nông lâm kết hợp phải giữ lớp thảm tươi và cây tái sinh có giá trị.
Điều 111.
Chuẩn bị đất trồng:
1. Đối với trồng rừng tre:
- Xử lý thực bì theo băng. Chiều
rộng băng bằng chiều cao lớp thực bì.
- Kích thước hố đào dài 50 cm, rộng
40 cm, sâu 40 cm.
- Nếu trồng thuần loại hoặc trồng
xen cây nông nghiệp, phải xử lý thực bì và làm đất toàn diện.
2. Đối với trúc cần câu:
- Xử lý thực bì và làm đất toàn
diện hoặc theo băng.
- Kích thước hố đào dài 50 cm, rộng
30 cm, sâu 40 cm.
Điều 112.
Thời vụ trồng:
- Các tỉnh phía bắc vụ trồng
chính là tháng 2 - 3 đối với các loài tre và tháng 11 - 12 đối với trúc cần
câu; vụ trồng phụ tháng 7 - 8 đối với các loài tre.
- Các tỉnh phía nam vào 2 - 2,5
tháng đầu mùa mưa.
Điều 113.
Phải thực hiện đầy đủ các kỹ thuật trồng dặm, chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ rừng
trồng như quy định đối với rừng gỗ và đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Rừng trồng đạt tỷ lệ sống
cao, sinh trưởng và phát triển tốt.
2. Duy trì và phát triển lớp thảm
tươi cây lá rộng dưới rừng.
3. Phòng trừ có hiệu quả các loại
côn trùng bệnh hại như vòi voi, muội đen, chổi xể, châu chấu.