ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 20/2022/QĐ-UBND
|
Lào Cai, ngày
31 tháng 5 năm
2022
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY ĐỊNH CẤP DỰ BÁO CHÁY RỪNG VÀ BẢNG TRA CẤP DỰ BÁO CHÁY RỪNG TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH LÀO CAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy
ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11
năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày
14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp
thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày
16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Lâm nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 01/2019/NĐ-CP
ngày 01 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo
vệ rừng;
Căn cứ Nghị định số 136/2020/NĐ-CP
ngày 24 năm 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều và
biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Nghị định số 154/2020/NĐ-CP
ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn
bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT
ngày 21 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về
phòng cháy và chữa cháy rừng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 46/TTr-SNN ngày 30 tháng 3 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định cấp dự báo cháy rừng
và bảng tra cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày
ký ban hành.
Điều 3. Chánh
Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị
xã, thành phố; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan,
đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Bộ
Nông nghiệp và PTNT;
- TT: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh;
- CT, PCT1,2,3;
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- Như Điều 3 QĐ;
- Báo Lào Cai, Đài PT-TH tỉnh;
- Công báo tỉnh Lào Cai;
- Cổng thông tin Điện tử tỉnh;
- CVP, PCVP3;
- Lưu: VT, TH3,4, NLN1,2,3.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hoàng
Quốc Khánh
|
QUY ĐỊNH
CẤP
DỰ BÁO CHÁY RỪNG VÀ BẢNG TRA CẤP DỰ BÁO CHÁY RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
(Kèm
theo Quyết định số: 20/2022/QĐ-UBND ngày 31/5/2022 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Lào Cai)
Chương I
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
Quy định này quy định về cấp dự báo cháy
rừng và bảng tra cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
Các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị, tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trong nước và các tổ chức, cá nhân
nước ngoài có liên quan đến hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn
tỉnh Lào Cai.
Chương II
NHỮNG
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Quy định
về mùa cháy rừng
1. Mùa cháy rừng ở tỉnh Lào Cai được xác
định thông qua việc phân tích, đánh giá và xem xét hai yếu tố chủ đạo là chỉ số
khô hạn và thực trạng tình hình cháy rừng trên địa bàn tỉnh.
2. Mùa cháy rừng tỉnh Lào Cai trong khoảng
thời gian từ tháng 01 đến hết tháng 4
và từ tháng 10 đến hết tháng 12 hàng năm.
Điều 4. Cấp dự báo cháy
rừng
Cấp dự báo cháy rừng tỉnh Lào Cai gồm
05 cấp, từ cấp I đến cấp V, theo quy định tại Điều 46, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP
ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Lâm nghiệp, cụ thể như sau:
1. Cấp I: Cấp thấp
a) Đặc trưng cháy rừng: Ít có khả năng
cháy rừng, nguy cơ cháy rừng thấp. Trên biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng mũi
tên chỉ số I.
b) Biện pháp phòng cháy rừng: Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp xã chỉ đạo Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu phát triển lâm
nghiệp bền vững cùng cấp,
các chủ rừng và kiểm lâm địa bàn triển khai phương án phòng cháy, chữa cháy rừng.
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy
rừng; hướng
dẫn,
kiểm tra hoạt động phát, đốt dọn thực bì của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn
có sản xuất nông, lâm nghiệp đảm bảo đúng quy trình, kỹ thuật.
2. Cấp II: Cấp trung bình
a) Đặc trưng cháy rừng: Có khả năng cháy
rừng, nguy cơ cháy rừng ở mức trung bình. Trên biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng mũi tên chỉ
số II.
b) Biện pháp phòng cháy rừng: Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp xã chỉ đạo Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu phát triển lâm
nghiệp bền vững cùng cấp, các chủ rừng, kiểm lâm địa bàn thực hiện các biện
pháp phòng cháy, chữa cháy rừng. Bố trí, đôn đốc người canh phòng ở các khu vực
xung yếu; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, thiết bị chuyên dùng cho
phòng cháy, chữa cháy rừng; tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp
luật về phòng cháy, chữa cháy rừng và kiểm tra, hướng dẫn phát, dọn, đốt xử lý thực bì đúng kỹ thuật; phát hiện
sớm và kịp thời huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị ứng phó khi xảy ra
cháy rừng.
3. Cấp III: Cấp cao
a) Đặc trưng cháy rừng: Thời tiết khô hanh kéo dài,
dễ xảy ra cháy rừng,
cháy lan trên diện rộng.
Trên biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng mũi tên chỉ số III.
b) Biện pháp phòng cháy rừng: Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Ban Chỉ đạo Chương trình mục
tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững cùng cấp, Hạt Kiểm lâm sở tại kiểm tra, đôn
đốc việc phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn; hạn chế phát, đốt thực bì
trong sản xuất nông, lâm nghiệp; tăng cường tuyên truyền, cảnh báo về cháy rừng.
Các cơ quan, đơn vị chức năng liên quan, chủ rừng bố trí lực lượng trực (mỗi ca
trực từ 02 người trở lên), đảm bảo 10/24 giờ
trong ngày (từ 10 giờ đến 20 giờ) tại trụ sở, các khu vực có nguy cơ cháy rừng
cao. Các chủ rừng thường xuyên kiểm tra, đôn đốc lực lượng trực canh phòng và lực
lượng nhận khoán bảo vệ rừng tổ chức canh phòng, tuần tra, nhất là tại các khu
rừng dễ cháy. Khi xảy ra cháy rừng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được quyền huy động lực
lượng, phương tiện trên địa bàn tham gia chữa cháy theo quy định.
4. Cấp IV: Cấp nguy hiểm
a) Đặc trưng cháy rừng: Thời tiết khô
hanh, hạn kéo dài, nguy cơ xảy ra cháy rừng lớn, tốc độ lan tràn lửa nhanh.
Trên biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng mũi tên chỉ số IV.
b) Biện pháp phòng cháy rừng: Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu
phát triển lâm nghiệp bền vững cùng cấp
trực tiếp chỉ đạo việc phòng cháy, chữa cháy rừng tại địa phương. Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp xã quản lý, cấm đốt nương, đốt xử lý thực bì trên địa bàn. Các
chủ rừng và lực lượng kiểm lâm thường xuyên kiểm tra nghiêm ngặt trên các vùng
trọng điểm dễ cháy. Lực
lượng trực, canh phòng (mỗi ca trực từ
02 người trở lên), đảm bảo trực 12/24 giờ trong ngày (từ 9 giờ đến 21 giờ), kịp
thời phát hiện điểm cháy, báo động
và huy động lực lượng, phương tiện dập tắt đám cháy ngay. Cơ quan Kiểm lâm theo
dõi, nắm chắc tình hình khí tượng, thủy văn để dự báo, thông báo thường xuyên trên các phương tiện thông
tin đại chúng về cấp cháy, tình hình cháy rừng hàng ngày ở địa phương. Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp huyện đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh tăng cường lực lượng, phương tiện chữa
cháy khi cần thiết.
5. Cấp V: Cấp cực kỳ nguy hiểm
a) Đặc trưng cháy rừng: Thời tiết khô, hạn,
kiệt kéo dài, khả năng cháy lớn và lan tràn nhanh trên các loại rừng. Trên biển
báo hiệu cấp dự báo cháy rừng mũi tên chỉ số V.
b) Biện pháp phòng cháy rừng: Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh trực tiếp chỉ đạo việc phòng cháy, chữa cháy rừng đối với Ban
Chỉ đạo Chương trình mục tiêu
phát triển lâm nghiệp bền vững các cấp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Chi cục Kiểm lâm và các chủ rừng. Thường xuyên thông báo trên các phương tiện
thông tin đại chúng về cấp cháy, nguy cơ cháy rừng, quy định dùng lửa trong rừng, ven rừng;
tuyệt đối cấm đốt nương, đốt dọn thực bì trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Ban
Chỉ đạo các cấp tăng cường kiểm tra, đôn đốc thực hiện phòng cháy, chữa cháy rừng
trên địa bàn, nhất là các vùng trọng điểm cháy rừng; lực lượng Công an phòng
cháy, chữa cháy và
cứu nạn cứu hộ phối hợp với lực lượng Kiểm lâm tăng cường kiểm tra nghiêm ngặt
trên các vùng trọng điểm cháy; lực lượng trực, canh phòng của các cấp và chủ rừng (mỗi ca trực từ
02 người trở lên) đảm bảo trực 24/24 giờ trong ngày, tăng cường tuần tra, kiểm
soát người và phương tiện vào rừng, phát hiện kịp thời điểm cháy, báo động và
khẩn trương huy động lực lượng, phương tiện dập tắt ngay đám cháy. Tổ chức chỉ
đạo, chỉ huy chữa cháy rừng theo quy định, phương châm 4 tại chỗ, đảm bảo khẩn
trương, triệt để, an toàn, hiệu quả; thực hiện thông tin, báo cáo cháy rừng kịp
thời, đúng quy định. Khi cần thiết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Trung ương
chi viện lực lượng và phương tiện chữa cháy rừng.
Điều 5. Bảng tra cấp dự
báo cháy rừng
1. Bảng tra cấp dự báo cháy rừng được
tính cho 04 tiểu vùng sinh thái
a) Tiểu vùng 1: Tiểu vùng núi cao Hoàng
Liên Sơn bao gồm: thị xã Sa Pa và huyện Bát Xát.
b) Tiểu vùng 2: Tiểu vùng thung lũng
sông Hồng, sông Chảy, bao gồm thành phố Lào Cai và các huyện Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn (thị trấn Khánh Yên và các xã:
Chiềng Ken, Dần Thàng, Dương Quỳ, Hòa Mạc, Khánh Yên Hạ, Khánh Yên Thượng,
Khánh Yên Trung, Làng Giàng, Liêm Phú, Nậm Mả, Nậm Dạng, Nậm Tha, Sơn Thủy, Tân
An, Tân Thượng, Thẳm Dương, Võ Lao) và một số xã vùng thấp của huyện Bắc Hà (Xã
Cốc Ly, Nậm Mòn, Bảo Nhai, Nậm Đét, Nậm Khánh, Nậm Lúc, Cốc Lầu, Bản Cái).
c) Tiểu vùng 3: Tiểu vùng thượng sông Chảy,
bao gồm các huyện Mường Khương, Si Ma Cai và các xã vùng cao của huyện Bắc Hà (thị trấn Bắc Hà và các xã: Hoàng Thu Phố, Bản Phố, Na Hối, Tà Chải, Thải
Giàng Phố, Bản Liền, Tả Van Chư, Lùng Phình, Tả Củ Tỷ, Lùng Cải).
d) Tiểu vùng 4: Tiểu vùng khí hậu khu vực
phía Tây của huyện Văn Bàn bao gồm các
xã: Nậm Chày, Nậm Xé, Nậm Xây, Minh Lương.
2. Bảng tra cấp dự báo cháy rừng
a) Theo chỉ tiêu P
Tiểu vùng
|
Chỉ tiêu P
|
Cấp I
|
Cấp II
|
Cấp III
|
Cấp IV
|
Cấp V
|
1
|
0-900
|
901-1.920
|
1.921-2.600
|
2.601-3.000
|
>3.001
|
2
|
0-1.100
|
1.101-2.200
|
2.201-3.200
|
3.201-4.000
|
>4.001
|
3
|
0-1.000
|
1.001-2.000
|
2.001-3.000
|
3.001-3.550
|
>3.551
|
4
|
0-1.100
|
1.101-2.200
|
2.201-3.200
|
3.201-4.000
|
>4.001
|
b) Theo chỉ tiêu H
Tháng
|
Chỉ tiêu H
(ngày)
|
Cấp I
|
Cấp II
|
Cấp III
|
Cấp IV
|
Cấp V
|
Tiểu vùng 1
|
1
|
1-15
|
16-29
|
30-43
|
44-57
|
>57
|
2
|
1-15
|
16-29
|
30-43
|
44-57
|
>57
|
3
|
1-10
|
11-20
|
21-30
|
31-39
|
>39
|
4
|
1-8
|
9-15
|
16-22
|
22-31
|
>31
|
10
|
1-11
|
12-21
|
22-31
|
32-40
|
>40
|
11
|
1-11
|
12-21
|
22-31
|
32-40
|
>40
|
12
|
1-14
|
15-26
|
27-38
|
39-51
|
>51
|
Tiểu vùng 2
|
1
|
1-13
|
14-25
|
26-37
|
38-49
|
>49
|
2
|
1-13
|
14-25
|
26-37
|
38-49
|
>49
|
3
|
1-9
|
10-18
|
19-27
|
26-36
|
>36
|
4
|
1-9
|
10-19
|
20-29
|
30-38
|
>38
|
10
|
1-11
|
12-20
|
21-29
|
30-38
|
>38
|
11
|
1-10
|
11-19
|
20-28
|
29-37
|
>37
|
12
|
1-13
|
14-22
|
23-31
|
32-40
|
>40
|
Tiểu vùng 3
|
1
|
1-14
|
15-25
|
26-36
|
37-47
|
>47
|
2
|
1-12
|
13-22
|
23-32
|
33-41
|
>41
|
3
|
1-9
|
10-18
|
19-27
|
26-36
|
>36
|
4
|
1-9
|
10-19
|
20-29
|
30-38
|
>38
|
10
|
1-11
|
12-21
|
22-31
|
32-41
|
>41
|
11
|
1-10
|
11-20
|
21-30
|
31-40
|
>40
|
12
|
1-13
|
14-25
|
26-37
|
38-49
|
>49
|
Tiểu vùng 4
|
1
|
1-12
|
13-23
|
24-34
|
35-45
|
>45
|
2
|
1-12
|
13-23
|
24-34
|
35-45
|
>45
|
3
|
1-8
|
9-17
|
18-26
|
25-35
|
>35
|
4
|
1-8
|
9-18
|
19-28
|
29-38
|
>38
|
10
|
1-10
|
11-19
|
20-28
|
29-37
|
>37
|
11
|
1-10
|
11-19
|
20-28
|
29-37
|
>37
|
12
|
1-12
|
13-21
|
22-30
|
31-39
|
>39
|
Điều 6. Phương pháp sử dụng
bảng tra cấp dự báo cháy rừng
1. Bảng tra cấp dự báo cháy rừng theo chỉ số P của
Nesterop
Trong đó:
Pi: Là chỉ tiêu khí tượng tổng hợp
đánh giá mức nguy hiểm cháy rừng ngày thứ i.
K là hệ số điều chỉnh lượng mưa, trong đó:
K = 1, khi lượng mưa ngày (Ri)
= 0 mm;
K = 0, khi lượng mưa ngày (Ri)
≥ 7 mm;
K = (Ri-R0)/R0, khi lượng mưa
ngày nằm trong khoảng: 0<(Ri)< 7 mm.
Tki13: Nhiệt độ không khí khô lúc 13
giờ ngày thứ i;
Di13: Độ chênh lệch bão hoà
độ ẩm không khí tại thời điểm 13 giờ.
2. Bảng tra cấp dự báo cháy rừng theo chỉ
số H của Phạm Ngọc Hưng
Chỉ số khô hạn Phạm Ngọc Hưng (H) được tính theo
công thức:
Hi =
K*(Hi-1 +1)
Hi là chỉ số ngày khô hạn
liên tục (số ngày không mưa hoặc có mưa với lượng mưa <7 mm)
Hi-1 là chỉ số ngày khô hạn liên tục
tính đến trước ngày dự báo;
K là hệ số điều chỉnh lượng mưa ngày, nếu
lượng mưa ≥ 7 mm thì K = 0, ngược lại K = 1.
Chương III
ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
Điều 7. Tổ chức thực hiện
1. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan theo dõi, kiểm
tra, hướng dẫn việc thực hiện quy định này.
2. Chi cục Kiểm lâm tỉnh có trách nhiệm
thực hiện dự báo nguy cơ cháy rừng và thông tin cấp dự báo cháy rừng rộng rãi
trên các phương tiện thông tin đại chúng; chỉ đạo Hạt Kiểm lâm thông tin cấp dự báo cháy
rừng đến Ủy ban nhân dân cấp xã, các chủ rừng, các hộ dân sống trong rừng, gần
rừng; đồng thời triển khai các biện pháp phòng cháy rừng ở từng cấp dự báo, phù
hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố; Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; Báo Lào Cai và các đơn vị liên
quan có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến các quy định về cấp dự báo cháy rừng,
triển khai các biện pháp phòng cháy rừng tại Điều 4 của Quy định này.
Trong quá trình triển khai thực hiện Quy
định này, nếu có khó khăn vướng mắc hoặc phát sinh các vấn đề mới cần sửa đổi,
bổ sung, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
để tổng hợp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.