|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Quyết định 1947/QĐ-UBND 2021 ứng phó với một số loại hình thiên tai điển hình tỉnh Phú Thọ
Số hiệu:
|
1947/QĐ-UBND
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Tỉnh Phú Thọ
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Thanh Hải
|
Ngày ban hành:
|
02/08/2021
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1947/QĐ-UBND
|
Phú Thọ, ngày 02
tháng 8 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ VỚI MỘT SỐ LOẠI HÌNH THIÊN TAI ĐIỂN
HÌNH THEO CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11
năm 2019;
Căn cứ Luật Phòng, chống
thiên tai ngày 16 tháng 6 năm 2013, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số
66/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Phòng chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Phòng chống thiên tai và Luật Đê điều;
Căn cứ Quyết định số
18/2021/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự
báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai;
Căn cứ Quyết định số
02/QĐ-TWPCTT ngày 18 tháng 02 năm 2020 của Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương về
phòng, chống thiên tai về việc ban hành Sổ tay hướng dẫn xây dựng phương án ứng
phó tương ứng với các cấp độ rủi ro thiên tai;
Căn cứ Kế hoạch số
2336/KH-UBND ngày 09 tháng 6 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Chiến
lược quốc gia về phòng chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 153/TTr-SNN ngày 22 tháng 7
năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án ứng phó với
một số loại hình thiên tai điển hình theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Ban Chỉ
huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các huyện, thành phố, thị xã; Giám đốc Công ty TNHH Nhà nước một thành viên
Khai thác công trình thủy lợi Phú Thọ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thanh Hải
|
PHƯƠNG ÁN
ỨNG PHÓ VỚI MỘT SỐ LOẠI HÌNH THIÊN TAI ĐIỂN HÌNH THEO CẤP ĐỘ
RỦI RO THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1947/QĐ-UBND ngày 02 tháng 8 năm 2021 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ)
Phần I
TÌNH HÌNH CHUNG
I. Điều kiện
tự nhiên và dân sinh - kinh tế - xã hội
1. Đặc điểm
điều kiện tự nhiên
Phú Thọ là tỉnh trung du miền
núi, phía Bắc giáp các tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang; phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình;
phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội; phía Tây giáp tỉnh Sơn La.
Diện tích tự nhiên của tỉnh là 353.455,61 ha, trong đó: diện tích đất nông nghiệp
296.930 ha, đất phi nông nghiệp 53.944,46 ha và đất chưa sử dụng 2.581,15 ha. Tỉnh
có 13 đơn vị hành chính (11 huyện, 01 thành phố và 01 thị xã) và 225 xã, phường,
thị trấn1.
Địa hình tỉnh Phú Thọ bao gồm
vùng núi cao phía Tây và Nam của tỉnh; vùng gò, đồi thấp bị chia cắt nhiều, xen
kẽ là đồng ruộng và dải đồng bằng ven sông Hồng, hữu sông Lô.
Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu
nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm khoảng 23°C, lượng mưa trung bình
trong năm khoảng 1.600 mm - 1.800 mm. Độ ẩm trung bình tương đối lớn, khoảng
trên 80%.
Hệ thống sông ngòi có 3 sông lớn
chảy qua là sông Đà, sông Lô, sông Thao. Trong đó: Sông Đà có chiều dài 43,5
km, diện tích lưu vực 367,4 km2; các ngòi chính đổ ra sông Đà gồm
ngòi Lạt, ngòi Cái, suối Rồng; Sông Thao có chiều dài 109,5 km, diện tích lưu vực
2.639,3 km2; các sông nhỏ, ngòi chính đổ vào sông Thao gồm ngòi Vần,
ngòi Mỹ, ngòi Lao, ngòi Giành, ngòi Me, ngòi Cỏ, Sông Bứa, ngòi Mạn Lạn; sông
Lô có chiều dài 73,5 km, diện tích lưu vực 502,8 km2; các sông nhỏ,
ngòi chính đổ vào sông Lô gồm sông Chảy, ngòi Rượm, ngòi Dầu, ngòi Tiên Du,
ngòi Tranh.
(Chi
tiết tại Phụ lục I kèm theo)
2. Đặc điểm
dân sinh, kinh tế - xã hội
2.1 Về
dân số: Tỉnh Phú Thọ có khoảng 1.481.900 người,
mật độ dân số khoảng 414,9 người/km2, trong đó nam chiếm là 50,4%, nữ chiếm là
49,6%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 13,8%. Toàn tỉnh có 21 dân tộc sinh sống,
trong đó người kinh chiếm đa số, còn lại là các dân tộc: Mường, Dao, Sán chày,
Cao Lan, Mông.... Dân số thành thị bao gồm khoảng 281.561 người, chiếm 19%; dân
số nông thôn là 1.200.339 người, chiếm 81%.
2.2 Về
kinh tế: Năm 2020 mức tăng trưởng kinh
tế đạt 3,56% so với năm 2019; trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng tăng
4,21%; khu vực dịch vụ tăng 4,41%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng
3,98%. Cơ cấu kinh tế đã có sự dịch chuyển theo hướng tích cực, giảm nhẹ tỷ trọng
khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và khu vực dịch vụ, tăng tỷ trọng khu vực
công nghiệp và xây dựng, cụ thể: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ
trọng 24,15%; khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng 35,66%; khu vực dịch
vụ chiếm tỷ trọng 40,19%. Vốn đầu tư toàn xã hội trong năm ước đạt 30.806,6 tỷ
đồng; trong đó vốn đầu tư của dân cư và tư nhân ước đạt 18.752,1 tỷ đồng, vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài đạt 5.853,6 tỷ đồng, vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước
ước đạt 4.006,7 tỷ đồng, còn lại là vốn đầu tư khác. Kết quả sản xuất, kinh
doanh một số ngành, lĩnh vực cụ thể như sau: Tổng sản lượng hạt lương thực toàn
tỉnh đạt 429,4 nghìn tấn, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 181,3 nghìn tấn; một
số sản phẩm công nghiệp như chè đạt 53,17 nghìn tấn, bia các loại 71,77 triệu
lít, xi măng đạt 1.472 nghìn tấn...; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch
vụ ước đạt 36.721,2 tỷ đồng.
2.3 Về
văn hóa - xã hội: Tổng số lao động từ 15
tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế ước tính 851,1 nghìn người,
trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 45,1%; khu vực công nghiệp
và xây dựng chiếm 28,7%; khu vực dịch vụ chiếm 26,2%. Tỷ lệ lao động đang làm
việc trong các ngành kinh tế đã qua đào tạo đạt 28%; số lao động có việc làm
tăng thêm ước đạt 15.038 người; số lao động nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất
nghiệp ước đạt 8.511 người, tăng 23%. Đời sống của người dân nhìn chung ổn định
và được cải thiện, các chính sách đầu tư, an sinh xã hội tiếp tục được tăng cường.
Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đến hết năm 2020 là 5,57%. Công tác đào tạo nghề,
tạo việc làm được chú trọng, các chương trình đào tạo về cơ bản phù hợp với nhu
cầu sử dụng nguồn nhân lực trong từng ngành, lĩnh vực.
2.4 Về Y
tế: Toàn tỉnh có 639 cơ sở y tế, khám chữa
bệnh trong đó có 8 bệnh viện, 225 trạm y tế xã, phường, 354 cơ sở y tế khác với
tổng số 7.635 giường bệnh, 6.630 y, bác sĩ và kỹ thuật viên phục vụ trong ngành
y tế (trong đó có 1.766 bác sĩ tại các cơ sở y tế), 1.704 dược sĩ và các kỹ thuật
viên trong ngành dược.
2.5. Về
trường học: Toàn tỉnh hiện có 325 nhà trẻ, trường
mầm non, mẫu giáo, bao gồm 3.605 phòng học, 7.210 giáo viên và khoản trên
95.000 học sinh; 293 trường tiểu học với 4.639 phòng học, 5.971 giáo viên; 249
trường Trung học cơ sở với 2.546 phòng học, 5.047 giáo viên; 44 trường Trung học
phổ thông với 975 phòng học, 2.104 giáo viên; 03 trường trung cấp chuyên nghiệp;
10 trường cao đẳng; 02 trường đại học.
2.6. Nhà ở,
khu đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp: Tỉnh
Phú Thọ có 1 thành phố, 1 thị xã và 12 thị trấn, tỉ lệ đô thị hóa ở các vùng
ngày càng được gia tăng; kéo theo là sự phát triển của các khu, cụm công nghiệp
với 07 khu công nghiệp và gần 30 cụm công nghiệp.
2.7. Hệ
thống công trình giao thông
- Giao thông đường sắt: Trên địa
bàn tỉnh có một tuyến đường sắt thuộc mạng đường sắt quốc gia Hà Nội - Lào Cai
đi qua thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các huyện: Lâm Thao, Thanh Ba, Hạ
Hòa. Ngoài ra, có 03 tuyến nhánh đường sắt chuyên dùng với tổng chiều dài là
83,9km; các tuyến đường sắt phục vụ cho các khu công nghiệp, nhà máy rất thuận
tiện cho việc lưu thông hàng hóa và hành khách trong, cũng như ngoài tỉnh;
- Giao thông đường bộ: Toàn tỉnh
có các tuyến đường quốc lộ chạy qua bao gồm: quốc lộ 2, 2D, 32, 32B, 32C, 32C
tránh thành phố Việt Trì, 70, 70B và đường Hồ Chí Minh; đặc biệt có tuyến cao tốc
Nội Bài - Lào Cai với 05 nút giao trên địa bàn tỉnh. Các tuyến tỉnh lộ và huyện
lộ cũng thường xuyên được duy tu, cải tạo, nâng cấp đảm bảo nhu cầu đi lại và
phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, đồng thời cũng phục vụ đắc lực cho công
tác phòng, chống thiên tai;
- Giao thông thủy: Tỉnh Phú Thọ
có hệ thống 3 sông lớn là sông Đà, Lô, Hồng. Cùng các sông nhỏ và ngòi lớn như
sông Bứa, sông Chảy, ngòi Lao, ngòi Giành... rất thuận lợi cho việc phát triển
giao thông thủy.
2.8. Hệ
thống công trình thủy lợi
- Hệ thống đê điều hiện có:
508,7 km đê các loại, trong đó đê cấp I đến cấp V có 21 tuyến tổng chiều dài
421,5 km; 23 tuyến đê bao ngăn lũ nội đồng, tổng chiều dài 54,8 km; 11 tuyến đê
bối, tổng chiều dài 32,4 km. Có 461 cống dưới đê, trong đó 382 cống dưới đê
chính và 79 cống dưới đê bao, đê bối. Có 86 tuyến kè (hộ chân, lát mái) tổng
chiều dài 113,47 km và 01 hệ thống kè mỏ hàn Lê Tính; có 33 điếm canh đê phục vụ
công tác phòng chống lụt bão.
- Các tuyến đê kết hợp giao
thông: Nhiều đoạn đường thuộc Quốc lộ, đường tỉnh được xây dựng kết hợp với đê
như: Tuyến đê tả Thao có Quốc lộ 32C đi dọc hành lang từ K100-K103, đoạn từ
K0-K1,5, K8,5-K43,9; K61,5-K98,6 đê tả Thao kết hợp Quốc lộ 2D; tuyến đê hữu
Thao đoạn tương ứng từ K0-K49 đi chung Quốc lộ 32C, đoạn từ K71-K78 có Quốc lộ
32A đi dọc hành lang chân đê, đoạn K49-K69 kết hợp đường tỉnh 315 và đi theo
hành lang đê; đê hữu ngòi Lao kết hợp đường tỉnh 321B; đoạn từ K0-K2,3 đê tả
Lao kết hợp Quốc lộ 70B; đê tả sông Bứa kết hợp đường tỉnh 313C; đê tả Đà từ
K10A-K23,5 kết hợp đường tỉnh 317, từ K24,8-K33 kết hợp đường tỉnh 316; đê hữu
Lô từ K9-K63,5, đê hữu Chảy từ K0-K14,7 kết hợp đường tỉnh 323; đê tả sông Chảy
từ K0-K18,1 kết hợp đường tỉnh 322; đê tả Lô từ K0-K12,7 đi trùng tỉnh 323I.
- Hệ thống hồ đập: Toàn tỉnh có
1.341 hồ đập lớn nhỏ, trong đó có 420 hồ chứa gồm: 05 hồ dung tích từ 3 - 10
triệu m3, 20 hồ chứa có chiều cao đập từ 15 m trở lên, 09 hồ chứa có dung tích
từ 1 triệu m3 đến dưới 3 triệu m3, 270 hồ có dung tích từ 50 nghìn m3 đến dưới
1 triệu m3, các hồ còn lại có dung tích dưới 50 nghìn m3.
- Trạm bơm: Toàn tỉnh có 253 trạm
bơm tưới và tiêu kết hợp; trong đó 222 trạm bơm tưới, 31 trạm bơm tưới tiêu kết
hợp.
2.9 Hệ
thống thông tin cảnh báo: Mạng lưới trạm khí
tượng thủy văn cơ bản phục vụ công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh
gồm:
- Các trạm do Đài Khí tượng thủy
văn khu vực Việt Bắc quản lý gồm: 04 trạm thủy văn (trạm Phú Thọ, Vụ Quang, Việt
Trì, Thanh Sơn); 03 trạm khí tượng (Việt Trì, Minh Đài, Phú Hộ); 08 trạm đo lượng
mưa (Xuân Đài, Cự Thắng, Phú Lộc, Ngọc Đồng, Hạ Hòa, Đoan Hùng, Yên Lập, Mỹ
Lương);
- Các trạm dùng riêng do tỉnh
Phú Thọ quản lý gồm: 03 trạm đo mực nước (trạm La Phù trên sông Đà, Ấm Thượng
trên sông Thao, An Đạo trên sông Lô) và 01 trạm đo lượng mưa tại La Phù huyện
Thanh Thủy;
- Có 44 trạm đo mưa tự động tại
các Xí nghiệp thủy nông và UBND các xã, thị trấn trọng điểm;
- 02 hệ thống camera theo dõi mực
nước trên sông Bứa (tại trạm Thanh Sơn) và trên sông Thao (tại trạm Ấm Thượng);
kết nối 03 camera của Vụ đê điều theo dõi trên sông Lô, ngã 3 sông Thao sông
Đà, ngã 3 sông Thao sông Lô.
2.10. Hệ
thống thông tin liên lạc: Mạng lưới bưu chính
- viễn thông với đủ các loại hình dịch vụ, hệ thống điện thoại cố định, hệ thống
điện thoại di động của các mạng, hệ thống máy thông tin di động sóng ngắn, hệ
thống thông tin chuyên dùng Inmarsat có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu trao đổi
thông tin, liên lạc. Đến nay, đã có 28 công ty, bưu điện, 36 bưu cục khu vực; 243
điểm bưu điện - văn hoá xã, 225 xã, phường có máy điện thoại; trên 1.300.000
thuê bao di động và trên 200.000 thuê bao internet. Các huyện, thành, thị hiện
tại đã có các phòng học trực tuyến, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, điều hành ứng phó
với thiên tai.
2.11. Điện
lưới: Sử dụng điện lưới Quốc gia phục vụ người
dân với 100% các xã, phường thị trấn có điện lưới sử dụng.
2.12. Cấp
nước: Hệ thống nước sạch và vệ sinh môi trường
đang ngày càng được đầu tư rộng rãi đến tận từng thôn, bản; đảm bảo cho người
dân có được nguồn nước hợp vệ sinh, nhất là khi có thiên tai xảy ra. Hiện nay,
trên địa bàn tỉnh có 103 công trình cấp nước đang hoạt động trên địa bàn các
huyện, thành, thị để cấp nước sinh hoạt cho người dân.
(Chi
tiết tại Phụ lục II kèm theo2)
II. Đặc điểm
và tình hình thiên tai trên địa bàn
Trong những năm gần đây, tình
hình thiên tai trên địa bàn tỉnh diễn biến ngày càng phức tạp và có chiều hướng
gia tăng, thiệt hại do thiên tai năm sau cao hơn năm trước. Các loại hình thiên
tai chủ yếu thường xảy ra là: dông, lốc, sét, mưa đá, nắng nóng, rét đậm, rét hại,
mưa lớn, ảnh hưởng của hoàn lưu bão, áp thấp nhiệt đới gây lũ, lũ quét, sạt lở
đất, ngập lụt. Đặc biệt là mưa lớn diện rộng xảy ra nhiều đợt trong năm, trong
đó có những đợt mưa với lượng mưa lớn từ 300mm đến trên 400m, như đợt mưa từ
ngày 19 đến 21 tháng 7 năm 2018 do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, phổ biến từ
100-250mm, riêng tại trạm Minh Đài là 420mm, trạm Xuân Đài là 513mm đã gây ngập
lụt nhiều nơi trên địa bàn tỉnh; đợt mưa từ ngày 10-13 tháng 10 năm 2017, lượng
mưa phổ biến từ 100-150mm, cá biệt tại trạm Minh Đài là 321mm. Trong giai đoạn
2016-2020 tình hình thiên tai diễn ra trên địa bàn tỉnh cụ thể như sau:
1. Tình
hình thiên tai
1.1. Mưa,
mưa lớn diện rộng, lốc sét, mưa đá: Từ năm
2016-2020, lượng mưa trung bình trên địa bàn tỉnh giao động từ 1.000 đến
2.000mm; đặc biệt là năm 2017 và 2018 lượng mưa đo được nhiều nơi trên 2.000mm,
trong đó lượng mưa lớn nhất đo được tại La Phù (Thanh Thủy) năm 2017 là
2.447mm.
Một số đợt mưa lớn trong giai
đoạn trên như: Đợt mưa từ ngày 19 đến 21 tháng 7 năm 2018 do ảnh hưởng của hoàn
lưu bão số 3, tổng lượng mưa trên toàn tỉnh phổ biến từ 100-250mm, riêng tại trạm
Minh Đài là 420mm, trạm Xuân Đài là 513mm đã gây ngập lụt nhiều nơi trên địa
bàn tỉnh; đợt mưa từ ngày 10-13 tháng 10 năm 2017, lượng mưa phổ biến từ
100-150mm, cá biệt tại trạm Minh Đài là 321mm; đợt mưa lớn từ ngày 26 - 27
tháng 9 năm 2020 tại một số trạm cao như Hanh Cù (Thanh Ba) 379,2mm; Đồng Xuân
(Thanh Ba) 197,8mm; Tiên Lương (Cẩm Khê) 257,2mm.
1.2. Bão
và áp thấp nhiệt đới: Trong giai đoạn
2016-2020, trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng của 14 hoàn lưu bão và 03 áp thấp nhiệt
đới (Năm 2016 là 03 hoàn lưu bão; năm 2017 là 04 hoàn lưu bão, 02 áp thấp nhiệt
đới; năm 2018 là 02 hoàn lưu bão, 01 áp thấp nhiệt đới; năm 2019 là 03 hoàn lưu
bão; năm 2020 là 02 hoàn lưu bão).
1.3. Về
Lũ sông
Trong giai đoạn này đã xuất hiện
24 đợt lũ trên sông Thao vượt mức báo động; trong đó đỉnh lũ cao nhất tại Ấm
Thượng năm 2018 đạt +27,10m (trên BĐIII là 1,1m), cụ thể: Năm 2016 có 3 đợt lũ;
năm 2017 có 11 đợt lũ; năm 2018 có 05 đợt lũ; năm 2019 có 02 đợt lũ; năm 2020
có 03 đợt lũ.
03 đợt lũ trên sông Bứa; trong
đó, năm 2020 có 2 đợt lũ nhỏ trên báo động I, năm 2018 vượt mức lũ lịch sử năm
1975: + 29,58m (trên mực nước lũ lịch sử năm 1975: 1,35m). 01 đợt lũ trên sông
Đà vào năm 2017 tại La Phù: +16,25m>BĐI: 0,25m ngày 11 tháng 10.
1.4. Lũ
quét, sạt lở đất
- Lũ quét hàng năm thường xảy
ra tại các suối, ngòi trên địa bàn các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập.
- Tình trạng sạt lở đất đã xảy
ra tại các khu vực đồi núi, ta luy đường ở vùng núi tại một số địa phương thuộc
huyện Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Hạ Hòa gây thiệt hại về người và tài sản; đặc
biệt năm 2018 sạt lở đất xảy ra tại khu vực xóm Dù và xóm Lạng huyện Tân Sơn ảnh
hưởng đến 34 hộ dân.
1.5. Rét
đậm, rét hại: Từ năm 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh
đã có 25 đợt rét đậm, rét hại, nền nhiệt thấp nhất đo được tại Minh Đài 5,3OC
vào ngày 20 tháng 12 năm 2017, cụ thể: Năm 2016: 07 đợt; năm 2017: 04 đợt; năm
2018: 05 đợt; năm 2019: 03 đợt; năm 2020: 06 đợt.
1.6. Nắng
nóng: Từ năm 2016-2020 trên địa bàn tỉnh đã xảy
ra 35 đợt nắng nóng, nhiệt độ cao nhất đo được tại Việt Trì đạt 41,4oC ngày 5
tháng 6 năm 2017, vượt mức lịch sử 41,2oC năm 1994, cụ thể: Năm 2016: 04 đợt;
năm 2017: 03 đợt; năm 2018: 05 đợt; năm 2019: 10 đợt; năm 2020: 13 đợt.
2. Tình
hình thiệt hại do thiên tai: Trong giai
đoạn 2016-2020, thiên tai gây thiệt hại trên địa bàn tỉnh: Làm 10 người chết,
01 người mất tích, 47 người bị thương; sập đổ, hư hỏng nặng 258 ngôi nhà, hư hỏng,
tốc mái 12.612 ngôi nhà, ngập 6.208 nhà, di dời khẩn cấp 3.940 hộ dân; 206 điểm
trường, 531 phòng học; 36 cơ sở y tế, 111 công trình văn hóa, 02 di tích lịch sử,
21 trụ sở cơ quan; bị ngập, đổ 10.061,5ha lúa, 5.275,8ha hoa màu, hư hỏng 837 tấn
lương thực; đổ gãy 759ha cây trồng lâu năm, 1.074,1ha cây trồng hàng năm,
576,5ha cây ăn quả tập trung; làm chết 6.288 con gia súc, 168.298 con gia cầm;
đổ 15.104m tường rào; đổ gãy, hư hỏng 808 cột điện, 14 trạm biến thế, 24 cột
thông tin; sập đổ, hư hỏng 53 cầu, tràn giao thông, 74.133m đường giao thông,
187.880m3 đất đá đường giao thông; vỡ 50m đê, sạt lở 17.140m đê cấp III và cấp
IV, đê bao, đê bối, 595 công trình thủy lợi, làm sạt lở, hư hỏng 45.510m kênh
mương, hư hỏng 25 cống tiêu, sạt lở, hư hỏng 325m kè, 10.646m bờ vở sông; tràn
vỡ 3.893,9ha ao cá, 939 lồng bè và nhiều thiệt hại khác. Tổng giá trị thiệt hại
ước tính 1.097,9 tỷ đồng.
(Chi
tiết tại Phụ lục III kèm theo)
III. Đánh
giá rủi ro thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai (RRTT)
1. Đánh
giá thiên tai
- Cấp độ rủi ro thiên tai đối với
các loại hình thiên tai thường xảy ra trên địa bàn tỉnh:
+ Bão, áp thấp nhiệt đới: Cấp độ
rủi ro thiên tai từ cấp 3 đến cấp 5.
+ Mưa lớn: cấp độ rủi ro thiên
tai từ cấp 1 đến cấp 4, tùy thuộc vào thời gian mưa (số ngày) và lượng mưa.
+ Lũ quét, sạt lở đất, sụt lún
đất do mưa lũ hoặc dòng chảy: cấp độ rủi ro thiên tai từ cấp 1 đến cấp 3, tùy
thuộc vào thời gian mưa (số ngày) và lượng mưa thuộc khu vực 3.
+ Lũ, ngập lụt: cấp độ rủi ro
thiên tai từ cấp 1 đến cấp 3, thuộc các trạm thủy văn khu vực 1 và khu vực 3.
+ Nắng nóng: Cấp độ rủi ro
thiên tai từ cấp 1 đến cấp 4.
(Cấp độ rủi ro thiên tai được
quy định tại Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng
Chính phủ)
- Trước các tác động của biến đổi
khí hậu, diễn biến thiên tai trên địa bàn cả nước nói chung và tỉnh Phú Thọ nói
riêng ngày càng phức tạp, diễn biến bất thường và có xu hướng cực đoan hơn. Ảnh
hưởng của thiên tai đang có chiều hướng tăng lên cả về cường độ, số lượng và mức
độ nguy hiểm. Trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh thường xuyên chịu ảnh hưởng
của các loại thiên tai như mưa đá, lốc xoáy, dông sét, hoàn lưu bão, áp thấp
nhiệt đới gây mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán,... gây ảnh hưởng
rất lớn đến đời sống, sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, đe dọa đến tính mạng
và nguy cơ mất an toàn cho các công trình cơ sở hạ tầng.
- Mùa mưa xảy ra những trận mưa
lớn cục bộ, kèm theo mưa đá, gió lốc mạnh trên diện rộng, thiệt hại do sét gây
ra cũng gia tăng về số vụ. Lũ lớn trên các sông suối, ngập lụt, lũ quét cục bộ
trên các lưu vực tần suất gia tăng, xảy ra bất thường và khó lường gây thiệt hại
nghiêm trọng. Sạt lở đất xu thế gia tăng tại nhiều điểm, khu vực, đặc biệt là
các tuyến đường giao thông, bờ sông suối...
- Tập quán và điều kiện sinh sống
của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh thường chọn gần nguồn nước,
canh tác ven sông suối, các sườn núi, sườn đồi là những khu vực này thường hay
bị ảnh hưởng do thiên tai gây ra như: lũ quét, sạt lở và ngập lụt.
- Trong quá trình phát triển
kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng, dân cư và sản xuất làm vùi lấp, ngăn cản dòng
chảy tự nhiên. Bên cạnh đó việc khai thác rừng, tài nguyên, khoáng sản ảnh hưởng
đến cân bằng sinh thái, thảm phủ thực vật bị suy giảm làm tăng nguy cơ, cường độ,
tần suất, cấp độ lũ, sạt lở.
(Chi
tiết tại Phụ lục IV kèm theo)
2. Đánh
giá năng lực ứng phó thiên thai (đánh giá trên cơ sở 4 tại chỗ)
2.1. Về
công tác chỉ huy tại chỗ: Ngay từ đầu năm, tất
cả các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh đều kiện toàn Ban Chỉ huy phòng, chống
thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN); phân công nhiệm vụ cụ thể cho các
thành viên phụ trách từng bộ phận, địa bàn. Khi có biến động về nhân sự, ngay lập
tức có sự điều động bổ sung để đảm bảo luôn sẵn sàng trong công tác chỉ đạo, chỉ
huy khi có thiên tai.
Trong công tác chỉ đạo, chỉ huy
bước đầu phải đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, đặc biệt là các đối tượng
dễ bị tổn thương, sau đó tiến hành di dời, hạn chế thấp nhất các thiệt hại về
tài sản cho nhân dân, thu dọn, giải tỏa các vị trí bị vùi lấp do sạt lở, xô
lũ.... Khẩn trương rà soát, đánh giá, báo cáo thiệt hại để có biện pháp hỗ trợ
kịp thời.
2.2. Về
lực lượng tại chỗ: Khi thiên tai bão lũ xảy ra
thì việc sử dụng các lực lượng sẵn có tại địa bàn để ứng cứu, hỗ trợ là nhanh
nhất, hiệu quả nhất; các lực lượng này thường trực tại chỗ trước, trong và sau
thiên tai, trực tiếp nhận lệnh từ người chỉ huy (chủ tịch UBND hoặc thủ trưởng
đơn vị). Các cấp, các ngành từ tỉnh đến huyện, xã theo sự phân công, chỉ đạo đã
thành lập và duy trì các lực lượng hiện có tại ngành và địa phương, luôn sẵn
sàng đầy đủ nhân lực ứng phó với mọi tình huống khi xảy ra thiên tai.
Khi thiên tai xảy ra lực lượng
trực tiếp ứng phó giờ đầu là lực lượng xung kích phòng chống thiên tai tại chỗ
với nòng cốt là dân quân tự vệ, thanh niên tình nguyện và các lực lượng khác của
cấp xã, cấp huyện (nội dung chi tiết huy động, sử dụng lực lượng phòng chống
thiên tai tại cấp huyện, cấp xã theo phương án ứng phó thiên tai cụ thể của cấp
huyện, cấp xã). Tùy theo tình hình diễn biến và mức độ ảnh hưởng, thiệt hại của
thiên tai, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh quyết định việc điều động và phân
công, bố trí lực lượng để chi viện cho các địa phương theo yêu cầu.
2.3. Về
phương tiện, cơ sở vật chất tại chỗ: Cùng với
nhân lực tại chỗ, công tác chuẩn bị phương tiện, vật tư, thiết bị tại chỗ luôn
được các cấp, đơn vị và địa phương đảm bảo đầy đủ, sẵn sàng cung ứng và huy động
khi cần thiết. Với phương châm "Bốn tại chỗ" các địa phương cấp huyện
chủ động huy động phương tiện, trang thiết bị của địa phương để tham gia ứng
phó (bao gồm của cá nhân, cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn), số lượng chủng loại
từng loại trang thiết bị được thể hiện trong phương án ứng phó của địa phương;
trường hợp khi xảy ra thiên tai, phương tiện, trang thiết bị không đáp ứng được
thì báo cáo Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh huy động phương tiện, trang thiết bị
của các sở, ngành, đoàn thể tỉnh, địa bàn khác trong tỉnh chi viện ứng phó khắc
phục ảnh hưởng của thiên tai.
Cơ sở vật chất tại chỗ bao gồm
các trạm y tế, trụ sở cơ quan, nhà văn hóa khu, các trường học từ mẫu giáo đến
Cao đẳng - Đại học trên địa bàn, các khu nhà ở, khu đô thị, khu công nghiệp sẵn
sàng đảm bảo sơ tán, làm nơi trú ẩn khi có thiên tai; cùng với cơ sở hạ tầng
các công trình giao thông, đường sắt, đường thủy, hệ thống thủy lợi, hệ thống
thông tin, điện nước luôn đảm bảo luôn đảm bảo đầy đủ (chi tiết tại Phụ lục
II kèm theo).
Công tác huy động vật tư,
phương tiện, trang thiết bị hàng năm đều được các cấp, các ngành huy động tối
đa, trong đó: Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh hàng năm đều xây dựng phương án huy động
lực lượng, phương tiện, vật tư tìm kiếm cứu nạn theo từng tình huống giả định.
Tổ chức hiệp đồng phòng chống thiên tai và TKCN với các cơ quan đơn vị thuộc Bộ
Chỉ huy quân sự tỉnh, các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn và các sở,
ban, ngành của tỉnh; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện phục vụ công tác
tìm kiếm cứu nạn (chi tiết tại Phụ lục V kèm theo).
2.4. Về
hậu cần tại chỗ: Các cấp chính quyền và địa
phương đã chủ động chuẩn bị đầy đủ lương thực, thực phẩm, thuốc men để phục vụ
công tác cứu hộ, cứu nạn, cứu đói khi có tình huống thiên tai xảy ra bao gồm
các loại lương thực thiết yếu như lương khô, mỳ tôm, gạo, nước uống, cùng nhiều
nhu yếu phẩm thiết yếu khác; trên nguyên tắc chung là đảm bảo an toàn trước cho
người bị thương hay nhóm người dễ bị tổn thương như người già, phụ nữ có thai
và trẻ em. Đối với các hộ gia đình trong vùng thường xuyên bị thiên tai các cấp
chính quyền đã có những biện pháp tuyên truyền, phổ biến đảm bảo các hộ gia
đình phải chuẩn bị đầy đủ các nhu yếu phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm,
thuốc men, nước sạch, chất đốt đủ dùng cho gia đình trong khoảng thời gian xảy
ra thiên tai mà chưa có cứu trợ.
3. Đánh giá
về tình trạng dễ bị tổn thương
Các đối tượng dễ bị tổn thương
bao gồm người khuyết tật, người già, trẻ em, phụ nữ mang thai; đây là những đối
tượng dễ bị tổn thương nhất cần có biện pháp hỗ trợ phù hợp khi xảy ra thiên
tai.
Ngoài ra những khu vực trọng điểm,
xung yếu như đê điều, hồ đập, đường, trạm, trại nơi trú ẩn cho người dân và các
hoạt động dễ bị tổn thương như vớt củi, gỗ khi có lũ, giao thông qua các ngầm
tràn, người ở trên các lồng bè nuôi thủy sản cũng cần phải được quan tâm để hạn
chế sự cố, thiệt hại do thiên tai gây ra (Chi tiết tại Phụ lục VI kèm theo).
Phần II
PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ VỚI MỘT
SỐ LOẠI HÌNH THIÊN TAI ĐIỂN HÌNH THEO CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
A. CĂN CỨ
PHÁP LÝ
- Luật Phòng, chống thiên tai
ngày 19 tháng 6 năm 2013; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng chống
thiên tai, Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020;
- Luật Đê điều ngày 29 tháng 11
năm 2006;
- Luật Thủy lợi ngày 29 tháng 6
năm 2017;
- Nghị định số 66/2021/NĐ-CP
ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số của Luật
Phòng chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống
thiên tai và Luật Đê điều;
- Nghị định số 67/2018/NĐ-CP
ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật
Thủy lợi;
- Nghị định số 114/2018/NĐ-CP
ngày 4 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về đảm bảo an toàn đập, hồ chứa
nước;
- Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg
ngày 22 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo,
truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai;
- Quyết định số 02/QĐ-TWPCTT
ngày 18 tháng 02 năm 2020 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai
về ban hành sổ tay hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó tương ứng với các cấp độ
rủi ro thiên tai.
B. MỤC ĐÍCH
- YÊU CẦU
- Nâng cao năng lực lãnh đạo,
chỉ huy, điều hành phối hợp giữa Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đến Ban Chỉ huy
PCTT và TKCN các ngành và các huyện, thành, thị xã trong việc xử lý tình huống,
sự cố tại chỗ được kịp thời, có hiệu quả cao nhất.
- Tăng cường công tác cập nhật
thông tin, tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng tránh, ứng phó
thiên tai kịp thời đến các tầng lớp nhân dân. Người dân theo dõi chặt chẽ diễn
biến của thiên tai, nghiêm chỉnh chấp hành các mệnh lệnh, hướng dẫn, cảnh báo của
chính quyền, cơ quan chức năng; đồng thời chủ động, nâng cao ý thức tự giác
tham gia cùng chính quyền, ban, ngành, đoàn thể ở địa phương trong công tác
phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
- Tất cả các ngành, các cấp
quán triệt và thực hiện nghiêm túc phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ;
lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và nguyên tắc
“phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”. Kịp
thời di dời, sơ tán dân ở khu vực xung yếu, có nguy cơ cao đến nơi tạm cư kiên
cố, chắc chắn, nhất là đối với người già, người khuyết tật, trẻ em và phụ nữ
mang thai.
Huy động các nguồn lực để chủ động
ứng phó có hiệu quả trước mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra trong phạm vi
quản lý, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản và các công
trình trọng yếu do thiên tai có thể gây ra, góp phần quan trọng phát triển bền
vững kinh tế - xã hội của ngành và địa phương; đặc biệt bảo đảm an toàn cho hệ
thống đê điều, các công trình hồ chứa nước lớn, công trình phòng chống thiên
tai quan trọng.
- Các đơn vị, địa phương trên địa
bàn được phân công, chủ động xây dựng phương án ứng phó để làm cơ sở xây dựng phương
án ứng phó thiên tai ở cấp cao hơn nhằm ứng phó kịp thời, đạt hiệu quả với từng
tình huống cụ thể do thiên tai gây ra.
C. NỘI
DUNG PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ THIÊN TAI
I. Bảo vệ
công trình phòng, chống thiên tai và công trình trọng điểm
1. Công
trình đê điều
Công trình đê điều bao gồm đê,
kè, cống qua đê và các công trình phụ trợ trên đê, có nhiệm vụ ngăn lũ từ các
con sông, đồng thời có nhiệm vụ tiêu thoát lũ từ nội đồng ra sông. Phương án bảo
vệ cụ thể như sau:
- Đối với tuyến đê cấp I, cấp
II: Bao gồm các đoạn K61,5-K105 đê tả Thao; K62,5- K72 đê hữu Lô. Là các tuyến
đê trọng điểm của tỉnh, ngăn lũ sông Thao, sông Lô, bảo vệ khu vực vùng đồng bằng
tỉnh Phú Thọ (bao gồm các huyện từ Lâm Thao, Thị xã Phú Thọ, Thành phố Việt
Trì, trong đó có nhiều khu kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội quan trọng).
Tuyến đê do UBND tỉnh trực tiếp
quản lý. Hàng năm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng báo cáo đánh
giá hiện trạng và phương án hộ đê và xin ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn trước khi trình Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh phê duyệt.
- Đối với các tuyến đê sông cấp
IV, cấp V, đê bao, đê bối còn lại: Bao gồm các đoạn K0-K61,5 đê tả Thao; K0-K78
đê hữu Thao; K0-K62,5 đê hữu Lô; K0-K12,7 đê tả Lô; K10A-K33 đê tả Đà; các tuyến
đê tả hữu sông Chảy, tả hữu sông Bứa, tả hữu ngòi Me, ngòi Giành, ngòi Lao,
ngòi Vần, ngòi Rượm, ngòi Lạt và 23 tuyến đê bao ngăn lũ nội đồng dài 54,8km,
11 tuyến đê bối dài 32,4km.
UBND cấp huyện trực tiếp quản
lý các tuyến đê đi qua địa bàn. Hàng năm, trước mùa mưa lũ, UBND cấp huyện xây
dựng và phê duyệt phương án bảo vệ đê cho từng tuyến đê theo phương châm 4 tại
chỗ.
2. Hệ thống
tiêu úng lớn
Để vận hành tốt hệ thống tiêu
úng, hàng năm các tổ chức, cá nhân được giao quản lý hệ thống tiêu úng lập
phương án bảo vệ, phòng, chống thiên tai. Phương án đảm bảo phương châm “4 tại
chỗ” và khả thi. Trước mùa mưa lũ, các đơn vị được giao quản lý, vận hành, các
cơ quan chức năng kiểm tra việc chuẩn bị vật tư, phương tiện, nhân lực và các
điều kiện khác phục vụ cho công tác ứng cứu đảm bảo nhanh và hiệu quả.
Phương án bảo vệ: Tập trung xử
lý sự cố ngay từ giờ đầu ngăn không cho các sự cố gia tăng; trong trường hợp bất
khả kháng, có phương án hoành triệt hoặc tháo rỡ kịp thời.
3. Công
trình hồ đập
Để bảo vệ công trình hồ đập,
các chủ công trình tuân thủ theo Nghị định 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm
2018 của Chính phủ về việc quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Các tổ chức cá
nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi có trách nhiệm lập phương án ứng phó thiên
tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
theo quy định tại điều 25, 26, 27 Nghị định 114/2018/NĐ-CP. Hàng năm rà soát,
điều chỉnh, cập nhật bổ sung theo quy định.
Đối với công trình đang thi
công chủ đầu tư xây dựng đập, hồ chứa có trách nhiệm lập phương án ứng phó
thiên tai cho công trình, hạ du đập, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp
trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trước khi tích nước.
Phương án phải đảm bảo phương
châm “4 tại chỗ” và khả thi. Trước mùa mưa lũ các chủ hồ, các cơ quan chức năng
kiểm tra việc chuẩn bị vật tư, phương tiện, nhân lực và các điều kiện khác phục
vụ cho công tác ứng cứu đảm bảo nhanh, kịp thời và hiệu quả.
Các sự cố: Rò, sủi, thấm qua đập,
sạt lở mái đập có thể gây vỡ đập; mưa lớn vượt thiết kế, tràn xả lũ không đảm bảo
xả dẫn tới nước tràn qua đỉnh đập gây sạt lở và vỡ đập; sự cố cửa van tràn.
Phương án kỹ thuật: Tập trung xử lý sự cố ngay từ giờ đầu không cho các sự cố
gia tăng gây vỡ đập. Triển khai các mở tràn phụ, mở rộng tràn, đào sâu tràn là
các biện pháp để chống vỡ đập khi mưa vượt thiết kế. (Các chủ quản lý hồ đập
xây dựng phương án chi tiết cụ thể cho từng công trình).
II. Sơ
tán, bảo vệ người, tài sản, bảo vệ sản xuất
1. Sơ
tán dân vùng ngập lụt do lũ sông
Khi mực nước lũ trên các tuyến sông
đạt mức báo động III trở lên đến đến lũ lịch sử tại các vị trí: Sông Thao tại
trạm Ấm Thượng (Hạ Hòa), Trạm thủy văn Phú Thọ (TX Phú Thọ); Sông Lô tại trạm
thủy văn Vụ Quang (Đoan Hùng), trạm thủy văn Việt Trì; Sông Đà tại trạm La Phù
(Thanh Thủy); Sông Bứa tại trạm thủy văn Thanh Sơn.
- Phạm vi sơ tán nhân dân: Có
11 huyện, thành, thị sẽ ảnh hưởng phải sơ tán, cụ thể: huyện Hạ Hòa (9 xã, thị
trấn), huyện Thanh Ba (7 xã), huyện Cẩm Khê (8 xã, thị trấn), huyện Lâm Thao (4
xã, thị trấn), thị xã Phú Thọ (2 xã), huyện Đoan Hùng (5 xã, thị trấn), huyện
Phù Ninh (9 xã), huyện Thanh Sơn (2 xã), huyện Thanh Thủy (8 xã), huyện Tam
Nông (7 xã, thị trấn), Thành phố Việt Trì (5 phường, 4xã).
- Số người di dân, sơ tán phía
ngoài đê:
Từ báo động III trở lên đến lũ
lịch sử: Dự kiến sơ tán 60.751 người dân trên địa bàn 11 huyện, thành, thị,
trong đó sơ tán tại chỗ 12.929 người, sơ tán sang địa phương khác 47.822 người,
chi tiết ở bảng sau.
Dự kiến số người dân sơ tán
theo Kịch bản I - Lũ trên các sông (đạt mức báo động III đến lũ lịch sử)
TT
|
Huyện, thành, thị
|
Số người cần di dời, sơ tán
|
Di dời tại chỗ
|
Sơ tán đến chỗ ở khác
|
Tổng
|
|
Tổng toàn tỉnh
|
12.929
|
47.822
|
60.751
|
I
|
Ven Sông Thao
|
11.492
|
29.581
|
41.073
|
1
|
Huyện Hạ Hòa
|
5.995
|
5.356
|
11.351
|
2
|
Huyện Thanh Ba
|
|
7.671
|
7.671
|
3
|
Huyện Cẩm Khê
|
1.116
|
3.745
|
4.861
|
4
|
Huyện Tam Nông
|
452
|
288
|
740
|
5
|
Thành phố Việt Trì
|
|
7.679
|
7.679
|
6
|
Huyện Lâm Thao
|
3.442
|
3.553
|
6.995
|
7
|
TX Phú Thọ
|
487
|
1.289
|
1.776
|
II
|
Ven Sông Lô
|
1.308
|
910
|
2.218
|
1
|
Huyện Đoan Hùng
|
818
|
707
|
1.525
|
2
|
Huyện Phù Ninh
|
490
|
0
|
490
|
3
|
Thành phố Việt Trì
|
|
203
|
203
|
III
|
Ven Sông Đà
|
129
|
10.224
|
10.353
|
1
|
Huyện Thanh Sơn
|
129
|
4.120
|
4.249
|
2
|
Huyện Thanh Thủy
|
|
6.104
|
6.104
|
3
|
Huyện Tam Nông
|
0
|
0
|
0
|
IV
|
Ven Sông Bứa
|
0
|
7.107
|
7.107
|
1
|
Huyện Thanh Sơn
|
|
3.192
|
3.192
|
2
|
Huyện Tam Nông
|
|
3.915
|
3.915
|
(Chi
tiết tại Phụ lục VII kèm theo)
2. Sơ
tán dân vùng sạt lở, lũ quét
- Phát lệnh sơ tán: Chủ tịch
UBND các xã trong vùng.
- Tổ chức sơ tán: Chủ tịch UBND
xã trực tiếp chỉ huy công tác sơ tán.
- Tổ chức sơ tán khẩn cấp tất cả
các hộ dân sống trong vùng lũ quét và các hộ dân sống ở bờ sông bị sạt lở, vùng
có nguy cơ bị trượt, sạt lở đất.
- Hình thức sơ tán: người dân
chủ động sơ tán khi có yêu cầu của chính quyền địa phương; các lực lượng hỗ trợ
tham gia hỗ trợ sơ tán.
- Kịch bản: Lũ ống, lũ quét, sạt
lở đất đá trên địa bàn các huyện, thành, thị.
+ Vi trí sạt lở là khu vực bờ
sông, chân núi, khu vực ven suối miền núi.
+ Phạm vi sơ tán dân: Lũ quét ảnh
hưởng địa bàn 6 huyện (Huyện Thanh Thủy 06 xã; huyện Hạ Hòa 1 xã; huyện Tân Sơn
9 xã; huyện Thanh Sơn 4 xã; huyện Yên Lập 03 xã; huyện Thanh Ba 06 xã); sạt lở
đất ảnh hưởng địa bàn 08 địa phương (TP Việt Trì 01 phường; huyện Phù Ninh 03
xã; huyện Thanh Thủy 05 xã; huyện Hạ Hòa 02 xã; huyện Tân Sơn 13 xã; huyện
Thanh Sơn 03 xã; huyện Yên Lập 04 xã; huyện Thanh Ba 08 xã).
+ Số dân cần sơ tán: Dự kiến di
dời do lũ quét 5.974 người; sạt lở đất là 6.251 người.
(Chi
tiết tại Phụ lục VIII, IX kèm theo)
III. Công
tác đảm bảo
- Đảm bảo an ninh trật tự: Công
an tỉnh triển khai các lực lượng để bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội,
các công trình trọng điểm, tính mạng, tài sản của nhân dân, Nhà nước và doanh
nghiệp, ngăn ngừa các đối tượng xấu lợi dụng thiên tai để trục lợi, vi phạm
pháp luật…
- Đảm bảo giao thông: Sở Giao
thông vận tải phối hợp chính quyền địa phương bố trí lực lượng hướng dẫn điều
tiết giao thông tại các ngầm tràn bến phà, đò ngang, đò dọc, các tuyến đường
giao thông có nguy cơ sạt lở để nhân dân chuyển hướng di chuyển.
- Bảo đảm thông tin liên lạc: Sở
Thông tin và truyền thông đảm bảo an toàn các cơ sở phát thanh, truyền hình,
các công trình viễn thông, các trụ ăng ten trong khu dân cư; Phương án dự phòng
và đảm bảo an toàn, thông suốt thông tin liên lạc trên địa bàn; kịp thời phát
tin cảnh báo, các giải pháp phòng, tránh và ứng phó với thiên tai; các công điện,
văn bản Chỉ đạo của Trung ương, UBND tỉnh, Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh cho
chính quyền, cộng đồng, người dân biết để chủ động phòng tránh.
IV. Phối hợp
chỉ đạo, chỉ huy phòng tránh, ứng phó thiên tai và TKCN
1. Trách
nhiệm trong việc chỉ huy, phối hợp ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên
tai
1.1. Rủi ro thiên tai cấp độ
1
Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND)
cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm trực tiếp chỉ huy, huy động nguồn lực để kịp thời
ứng phó ngay khi thiên tai xảy ra theo quy định tại Điều 7 Nghị định
66/2021/NĐ-CP .
1.2. Rủi ro thiên tai cấp độ
2
Thực hiện theo quy định tại Điều
8 Nghị định 66/2021/NĐ-CP cụ thể:
- Chủ tịch UBND tỉnh chỉ huy
các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn triển khai ứng phó rủi ro thiên
tai cấp độ 2; huy động nguồn lực theo thẩm quyền (Lực lượng quân đội, công an,
dân quân tự vệ, thanh niên, các tổ chức, cá nhân, lực lượng tìm kiếm cứu nạn và
các tổ chức, cá nhân tình nguyện; vật tư, trang thiết bị, phương tiện của cấp tỉnh,
vật tư dự trữ phòng, chống thiên tai và của tổ chức, cá nhân hoạt động trên địa
bàn) để ứng phó kịp thời, phù hợp với diễn biến thiên tai tại địa phương; báo
cáo và chịu trách nhiệm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo
Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên
tai và Tìm kiếm cứu nạn. Trong trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh,
Chủ tịch UBND tỉnh báo cáo, đề nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống
thiên tai và Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn hỗ trợ.
- Cấp huyện, cấp xã: Chủ tịch
UBND cấp huyện, cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ như đối với cấp độ rủi ro
thiên tai cấp độ 1; tuân thủ sự chỉ huy của cơ quan cấp trên; hướng dẫn và tổ
chức sơ tán người đến nơi an toàn; Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định tổ chức
cưỡng chế sơ tán trường hợp tổ chức, cá nhân không tự giác chấp hành chỉ đạo,
chỉ huy, hướng dẫn sơ tán phòng, tránh thiên tai vì mục đích an toàn cho người.
1.3. Rủi ro thiên tai cấp độ
3
Thực hiện theo quy định tại Điều
9 Nghị định 66/2021/NĐ-CP , cụ thể:
- Chủ tịch UBND tỉnh chịu trách
nhiệm chỉ huy, huy động nguồn lực theo thẩm quyền, triển khai các biện pháp ứng
phó thiên tai trên địa bàn; chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp ứng phó
thiên tai, tham gia ứng phó thiên tai theo sự chỉ đạo, chỉ huy của Ban Chỉ đạo
Trung ương về Phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên
tai và Tìm kiếm cứu nạn.
- Cấp huyện, cấp xã: Chủ tịch
UBND cấp huyện, cấp xã thực hiện nhiệm vụ như đối với ứng phó rủi ro thiên tai
cấp độ 2 ở trên đảm bảo phù hợp với tình huống cụ thể tại địa phương; tuân thủ
sự chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan cấp trên.
1.4. Rủi ro thiên tai cấp độ
4
Thực hiện theo quy định tại Điều
10 Nghị định 66/2021/NĐ-CP , cụ thể:
- Chủ tịch UBND tỉnh có trách
nhiệm chỉ huy, huy động nguồn lực theo thẩm quyền triển khai các biện pháp ứng
phó thiên tai trên địa bàn, tuân thủ sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ
đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố,
thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
- Cấp huyện, cấp xã: Chủ tịch
UBND cấp huyện và cấp xã thực hiện nhiệm vụ như đối với ứng phó rủi ro thiên
tai cấp độ 3 phù hợp với tình huống cụ thể tại địa phương; tuân thủ sự chỉ đạo,
chỉ huy của cơ quan cấp trên.
2. Trình
tự thực hiện chỉ huy ứng phó khi có tình huống thiên tai
- Căn cứ vào bản tin dự báo, cảnh
báo thiên tai, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo Ban Chỉ
huy PCTT và TKCN các địa phương và các ngành, triển khai thực hiện biện pháp ứng
phó thiên tai.
- Hình thức, nội dung và phương
thức truyền, phát văn bản chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai được quy định như
sau:
+ Văn bản chỉ đạo, chỉ huy ứng
phó thiên tai được ban hành dưới hình thức công điện hoặc công văn;
+ Nội dung của văn bản chỉ đạo,
chỉ huy ứng phó thiên tai phải bảo đảm phù hợp với nội dung bản tin dự báo, cảnh
báo, thực tế diễn biến thiên tai; biện pháp cơ bản để ứng phó thiên tai và tìm
kiếm cứu nạn;
+ Phương thức truyền, phát văn
bản chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai bao gồm fax, Email, hệ thống SMS,Viber,
Zalo, hệ thống truyền hình, phát thanh, hệ thống thông tin cảnh báo sớm, truyền
đạt trực tiếp và các hình thức khác.
- Trách nhiệm truyền phát văn bản
chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai được quy định như sau:
+ Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh
ban hành văn bản chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai, các bản tin dự báo, cảnh
báo thiên tai, Văn phòng thường trực có trách nhiệm gửi văn bản chỉ đạo, chỉ
huy đến Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh cùng cơ quan có liên quan để thực hiện
các quy định truyền tin thiên tai;
+ UBND cấp huyện tiếp nhận
thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai từ UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh;
chỉ đạo các cơ sở phát thanh cấp huyện và các cơ quan liên quan thực hiện các
quy định truyền tin về thiên tai có liên quan trực tiếp đến địa phương;
+ UBND, Ban Chỉ huy PCTT và
TKCN cấp xã có trách nhiệm chỉ đạo Đài truyền thanh cấp xã và các cơ quan liên
quan phổ biến nội dung văn bản chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai đến cộng đồng
và người dân để chủ động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục thiệt hại do thiên
tai gây ra trên địa bàn.
V. Nguồn
nhân lực ứng phó thiên tai
Nguồn nhân lực ứng phó thiên
tai trên địa bàn tỉnh được huy động lực lượng của các ngành, các cấp, các tổ chức
doanh nghiệp, lực lượng tình nguyện và các tầng lớp nhân dân để sẵn sàng chủ động
ứng phó trước mọi tình huống khi có thiên tai xảy ra. Hàng năm, các lực lượng
này đều được đào tạo, tập huấn, huấn luyện để bổ sung những kiến thức, nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như kỹ năng về phòng, chống thiên tai; đồng
thời thành lập mới, củng cố, duy trì hoạt động của các tổ, đội với nòng cốt là
lực lượng xung kích phòng chống thiên tai tại cơ sở, lực lượng quản lý đê nhân
dân, cụ thể các lực lượng được huy động như sau:
- Lực lượng huy động cấp tỉnh:
Bao gồm lực lượng chuyên trách cấp tỉnh, các lực lượng dự kiến huy động từ các
sở, ngành, đơn vị; trong đó nòng cốt là các lực lượng ứng cứu như Quân đội,
Công an, Y tế, Thanh niên xung kích, dân quân tự vệ và các lực lượng khác đứng
chân trên địa bàn tỉnh.
Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh là lực
lượng chính, hiệp đồng với các đơn vị đứng chân trên địa bàn, điều động các lực
lượng do đơn vị quản lý và tổ chức các tổ đội công tác để bảo đảm tại các vùng
trọng điểm bao gồm lực lượng chỉ đạo, chỉ huy và trực tiếp tham gia tìm kiếm cứu
nạn. Lực lượng Công an phối hợp với Quân đội tổ chức các lực lượng an ninh từ
cơ sở tham gia tổ chức sơ tán nhân dân, tìm kiếm cứu nạn và bảo đảm an ninh trật
tự, tài sản của Nhà nước và nhân dân. Lực lượng Y tế tỉnh phối hợp với các cơ
quan tổ chức chỉ đạo trung tâm y tế các huyện thực hiện cứu chữa tại chỗ cho
nhân dân. Sở Giao thông Vận tải tổ chức các đội cứu hộ giao thông các khu vực bị
vỡ hồ, đập, vùng bị ngập, lũ lụt chia cắt và bảo đảm phương tiện cho việc tổ chức
sơ tán nhân dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
Các lực lượng khác bao gồm các
ban - ngành, đoàn thể, dân quân, thanh niên xung kích, tình nguyện viên từ các
trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, các công ty, doanh nghiệp đóng trên địa
bàn tỉnh.
- Lực lượng huy động cấp huyện:
Hàng năm, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo cùng
các xã phường, thị, trấn rà soát lập danh sách các lực lượng nòng cốt sẽ tham
gia công tác phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn tại địa phương và các lực
lượng dự bị khi cần thiết theo phương án ứng phó thiên tai được duyệt. Phân
công nhiệm vụ cụ thể cho các lực lượng (địa bàn phụ trách, số người tham gia,
phương tiện vật tư cần thiết). Tổ chức tập huấn, huấn luyện, rèn luyện các kỹ
năng về hộ đê, cứu hộ, cứu nạn.
Bộ máy chỉ huy cấp huyện là Ban
Chỉ huy PCTT và TKCN huyện với khoảng 30 thành viên; Ban chỉ huy Quân sự cấp
huyện mỗi đơn vị tổ chức 1/2 quân số biên chế làm nhiệm vụ chỉ đạo, chỉ huy và
tổ chức tìm kiếm cứu nạn; đồng thời huy động 2 đội dân quân cơ động và sẵn sàng
huy động lực lượng dự bị động viên của huyện để ứng cứu và giúp đỡ nhân dân ở
những vùng trọng điểm bị thiệt hại. Lực lượng công an mỗi huyện tổ chức 01
trung đội lực lượng cơ động. Lực lượng y tế cấp huyện tổ chức mỗi huyện 1 tổ cơ
động thực hiện cứu chữa, bảo đảm vệ sinh môi trường phòng dịch cho nhân dân.
- Lực lượng huy động cấp xã:
Theo các phương án được duyệt và sự phân công điều động của cấp huyện; mỗi xã,
phường, thị trấn phải huy động 1 trung đội dân quân cơ động do xã đội trưởng trực
tiếp phụ trách làm nhiệm vụ cơ động để sơ tán nhân dân và tìm kiếm cứu nạn.
Tổng toàn bộ nguồn lực huy động
ứng phó với thiên tai của tỉnh khoảng 26.908 người bao gồm các lực lượng
cụ thể như sau: Quân đội 2.295 người; Công an 1.440 người; Y tế 883 người;
Thanh niên tình nguyện 1.572 người; Doanh nghiệp huy động 412 người; Hội chữ thập
đỏ huy động 898 người; Đội xung kích 6.762 người; Hội Phụ nữ 4.457 người; Đoàn
thanh niên 3.045 người; Mặt trận tổ quốc 1.983 người; Trường học 1.018 người và
các lực lượng khác 2.143 người.
Tùy theo tình hình diễn biến và
mức độ ảnh hưởng, thiệt hại của thiên tai, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh quyết
định việc điều động và phân công, bố trí lực lượng để chi viện cho các địa
phương theo yêu cầu.
(Chi
tiết tại Phụ lục X kèm theo)
VI. Dự trữ
vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm
- Cấp tỉnh: Vật tư, phương tiện
dự trữ chủ yếu tại kho của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh
và các sở, ngành là thành viên Ban Chỉ huy. Sở Công thương chuẩn bị, dự trữ các
mặt hàng thiết yếu cung ứng cho nhân dân lương thực, thực phẩm, nhiên liệu, ..
chú trọng vùng núi, vùng sâu, vùng xa bị chia cắt do thiên tai và bình ổn giá
sau thiên tai trên địa bàn tỉnh; Sở Y tế chuẩn bị vật tư, thuốc y tế theo
phương án của các ngành.
- UBND cấp huyện và xã chủ động
chuẩn bị vật tư, vật liệu, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phù hợp với
phương án ứng phó thiên tai của huyện và xã đã được phê duyệt. Khi các vật tư,
trang thiết bị tại địa phương cấp huyện và xã không đáp ứng thì huy động từ cấp
tỉnh.
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
có trách nhiệm chủ động chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị,
nhu yếu phẩm phục vụ hoạt động phòng, chống thiên tai theo hướng dẫn của địa
phương.
- Ngoài các vật tư phương tiện
hiện có vật tư, phương tiện, trang thiết bị, khi có thiên tai xảy ra sẽ huy động
thêm từ các sở ban ngành, đơn vị, doanh nghiệp… và các huyện thành thị trên địa
bàn tỉnh.
(Chi
tiết tại phụ lục XI, XII, XIII kèm theo)
VII. Biện
pháp cơ bản ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai
1. Ứng
phó với bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ)
Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chỉ
chịu ảnh hưởng của hoàn lưu các cơn bão và ATNĐ, có cấp độ rủi ro thiên tai từ
cấp 3 đến cấp 5. Các kịch bản đưa ra phương án ứng phó gồm:
- Ứng phó với ảnh hưởng của Áp
thấp nhiệt đới khi tin ATNĐ (cấp 6-7) trên biển Đông hoặc vùng biển ven bờ; Bão
(cấp 8-11) vùng ven bờ hoặc khu vực Bắc Trung Bộ (RRTT cấp 3);
- Ứng phó với ảnh hưởng hoàn
lưu các cơn bão khi Tin bão khẩn cấp (cấp 12-15) vùng ven biển ven bờ; khu vực
Bắc Bộ (RRTT cấp 4) hoặc khi Tin siêu bão từ cấp 16 trở lên hoạt động trên vùng
biển ven bờ; khu vực Bắc Bộ (RRT cấp 5).
1.1. Xác định phạm vi ảnh hưởng:
Trên địa bàn toàn tỉnh, phạm vi, đối tượng bị ảnh hưởng theo từng kịch bản
cụ thể theo bảng sau:
Cấp độ rủi ro
|
Vị trí hoạt động của bão (ATNĐ)
|
Phạm vi ảnh hưởng
|
Phương án ứng phó
|
Xác định khu vực, mục tiêu trọng điểm, đối tượng cần được bảo vệ nguồn
lực ứng phó thiên tai
|
3
|
- ATNĐ (cấp 6-7): trên biển
Đông hoặc vùng biển ven bờ.
- Bão (cấp 8-11) vùng ven bờ
hoặc khu vực Bắc Trung Bộ
|
- Ven bờ;
|
- Phương án ứng phó đối với
nhà cửa, cơ sở hạ tầng, hoạt động sản xuất trên đất liền
- Phương án đảm bảo an ninh
trật tự, an toàn giao thông, thông tin liên lạc, hậu cần trên đất liền…
|
1. Các công trình phòng chống
thiên tai, công trình trọng điểm cần bảo vệ theo Phụ lục XIV
2. Các khu vực trọng điểm,
xung yếu theo Phụ lục VII, IX, XV, XVI, XVII, XIX.
3. Đối tượng phải di dời, sơ
tán trước thiên tai và các địa điểm sơ tán dân theo Phụ lục VIII, IX, XV.
|
4
|
Tin bão khẩn cấp (cấp 12-15)
vùng ven biển ven bờ; khu vực Bắc Bộ
|
- Ven bờ;
- Đất liền;
|
- Phương án ứng phó đối với
nhà cửa, cơ sở hạ tầng, hoạt động sản xuất;
- Phương án đảm bảo an toàn
cơ sở nuôi trồng thủy;
- Phương án đảm bảo an ninh
trật tự, an toàn giao thông, thông tin liên lạc, hậu cần,…
- Phương án đảm bảo an toàn
cho dân khu vực bị ảnh hưởng, dân cư sống ở khu vực nhà tạm, nhà yếu, nhà bán
kiên cố phải di dời đến nơi an toàn
|
4. Các lực lượng huy động dự
kiến theo Phụ lục X.
5. Các phương tiện dự kiến phục
vụ sơ tán dân theo Phụ lục XI.
6. Các phương tiện dự kiến phục
vụ bảo vệ công trình trọng điểm theo Phụ lục XII.
7. Vật tư, lương thực, nước uống,
nhu yếu phẩm thiết yếu theo Phụ lục XIII.
8. Phương tiện, vật tư trang
thiết bị huy động phục vụ cứu hộ, cứu nạn theo Phụ lục XVIII.
|
5
|
Tin siêu bão từ cấp 16 trở
lên hoạt động trên vùng biển ven bờ; khu vực Bắc Bộ
|
- Ven bờ;
- Đất liền;
|
- Phương án ứng phó đối với
nhà cửa, cơ sở hạ tầng, hoạt động sản xuất
- Phương án đảm bảo an toàn
cơ sở nuôi trồng thủy sản
- Phương án đảm bảo an ninh
trật tự, an toàn giao thông, thông tin liên lạc, hậu cần trên đất liền…
- Phương án đảm bảo an toàn
cho dân khu vực bị ảnh hưởng, dân cư sống ở khu vực nhà tạm, nhà yếu, nhà bán
kiên cố phải di dời đến nơi an toàn
|
1.2. Các phương án, giải
pháp ứng phó với từng kịch bản
1.2.1. Kịch bản ATNĐ cấp 6-7
ảnh hưởng đến đất liền, bão cấp 8-11 vùng ven bờ và hình thành hoàn lưu đi vào
đất liền trong 24h tới kết hợp mưa lớn (RRTT cấp 3); tin bão bão khẩn cấp (cấp
12-15) đổ bộ vào vùng ven biển, hình thành hoàn lưu bão đi vào đất liền khu vực
Bắc Bộ kết hợp mưa lớn (RRTT cấp 4)
Phương án giải pháp ứng phó với
kịch bản trong trường hợp này của cấp tỉnh như sau:
a) Công tác chỉ đạo chỉ huy
- Chỉ đạo công tác trực ban
24/24h để theo dõi, nắm bắt thông tin, truyền tải thông tin và xử lý các tình
huống khi xảy ra sự cố;
- Chỉ đạo công tác thông tin
truyền thông về thiên tai: thông báo trên các phương tiện truyền thông về tin
bão, hướng di chuyển và những vùng bị ảnh hưởng, những cảnh báo, dự báo về loại
hình thiên tai này; thông tin các biện pháp, chỉ đạo đến người dân ở khu vực bị
ảnh hưởng; tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng tránh, ứng phó;
- Chỉ đạo công tác phòng,
tránh: Chỉ đạo bằng các công điện, thông báo, văn bản để chỉ đạo các huyện,
thành, thị; các xã, phường, thị trấn và các cơ quan có liên quan tổ chức phòng,
tránh ứng phó với bão (ATNĐ);
- Chỉ đạo công tác đảm bảo an
toàn các công trình trọng điểm, các công trình PCTT, nhà cửa, cơ sở hạ tầng; đồng
thời có các biện pháp bảo vệ sản xuất:
+ Xác định khu vực bị ảnh hưởng
khi bão dự kiến sẽ đổ bộ và khi bão suy yếu thành ATNĐ gây mưa lớn trên đất liền;
+ Hướng dẫn, kiểm tra việc chằng
chống nhà cửa, chặt tỉa cành cây, thu hoạch mùa màng, thu dọn lồng bè trước khi
bão đổ bộ vào đất liền;
+ Rà soát, xác định các khu vực
bị ảnh hưởng; xác định các hộ cần phải sơ tán nếu bão (ATNĐ) ảnh hưởng trực tiếp
đến tỉnh, đặc biệt là người dân tại các khu vực nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt
lở đất, vùng trũng thấp, vùng ven sông suối, ngòi, ngoài bãi sông, khu vực có
nguy cơ bị ngập lụt, chân mái ta luy đồi, trên các lồng bè và khu vực nuôi trồng
thủy sản...
- Phân công nhiệm vụ cho các cơ
quan, sở ngành theo chức năng nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý; xác định rõ vai trò
chỉ huy thích hợp theo từng tình huống. Tổ chức các đoàn kiểm tra, rà soát theo
từng lĩnh vực, ngành quản lý các khu vực trọng điểm sẽ bị ảnh hưởng khi bão dự
kiến đổ bộ và suy yếu thành ATNĐ;
- Các cơ quan, sở, ngành, theo
chức năng nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý xác định rõ vai trò chỉ huy thích hợp
theo từng tình huống;
- Chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu
nạn khi tổ chức ứng phó với bão (ATNĐ):
+ Tổ chức và duy trì hoạt động
của cơ quan thường trực tìm kiếm cứu nạn ở các cấp; tổ chức họp để triển khai
các biện pháp ứng phó, triển khai thực hiện các chỉ đạo, công điện của Trung
ương;
+ Thực hiện theo các nội dung
công điện của Ban chỉ đạo TƯ về PCTT;
+ Các sở, ban, ngành theo chức
năng nhiệm vụ thực hiện các phương án ứng phó;
+ Tổ chức các đoàn công tác kiểm
tra, rà soát tại khu vực dự kiến ảnh hưởng của bão;
+ Các lực lượng Bộ Chỉ huy Quân
sự tỉnh, Công an tỉnh thực hiện việc ứng phó, cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn tỉnh;
thực hiện công tác đảm bảo an toàn, an ninh khu vực sơ tán dân;
+ Thực hiện công tác đảm bảo về
giao thông, thông tuyến đối với các khu vực bị ảnh hưởng;
+ Thực hiện công tác khắc phục
hậu quả nhanh để đảm bảo ổn định đời sống cho nhân dân, kịp thời khôi phục sản
xuất.
b) Công tác huy động lực lượng,
phương tiện tại chỗ
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh xây dựng
phương án xác định cụ thể đối tượng, số lượng của từng lực lượng huy động đối với
kịch bản này để có kế hoạch huy động, sử dụng gồm: đội thanh niên xung kích,
dân quân tự vệ, tổ dân quân tự quản, công an, quân đội,….
- Các sở ban ngành, cấp huyện,
cấp xã xây dựng phương án huy động lực lượng, chuẩn bị phương tiện, vật tư tại
chỗ trên địa bàn và của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn để
có thể huy động, trưng dụng trong trường hợp cần thiết.
- Công việc cần giao cho các lực
lượng đã huy động bao gồm:
+ Giúp dân sơ tán lồng bè, cơ sở
nuôi trồng thủy sản;
+ Giúp dân thu hoạch mùa vụ trước
khi bão đổ bộ;
+ Giúp dân chằng chống nhà cửa;
+ Giúp dân sơ tán đến các công
trình kiên cố (trụ sở cơ quan, trường học, trạm y tế...);
+ Tuần tra, túc trực tại các
khu vực trũng thấp, ngầm tràn, các công trình trọng điểm, công trình phòng chống
thiên tai. Đảm bảo xử lý nhanh khi xảy ra các sự cố để đảm bảo cho quá trình chỉ
đạo, chỉ huy thiên tai được nhanh chóng, thuận lợi.
- Đảm bảo an toàn công trình,
cơ sở hạ tầng:
+ Chằng, chống nhà cửa, bảo vệ
các công trình, các khu công nghiệp, các trụ ăng ten,...;
+ Kiểm soát chặt chẽ an toàn hồ
chứa nước, công trình xây dựng đang thi công, các tuyến đê sông,...
+ Ứng trực tại các công trình
trọng điểm, có xung yếu, sự cố để sẵn sàng ứng phó.
- Lên phương án cứu hộ, cứu nạn
trong ứng phó thiên tai: Lực lượng, phương tiện cần huy động; Các nhiệm vụ cần
thực hiện (cấp cứu kịp thời các đối tượng gặp nguy hiểm; tìm kiếm người, phương
tiện mất tích; lập các trạm cấp cứu tạm thời hoặc trưng dụng có thời hạn trụ sở
cơ quan, trường học, cơ sở y tế tại khu vực đang xảy ra thiên tai để tiếp nhận
cấp cứu người bị nạn; huy động nguồn lực để tham gia cứu chữa người bị nạn,…)
- Các ngành dọc thực hiện các
nhiệm vụ của lĩnh vực mình quản lý:
+ Lực lượng công an: Đảm bảo an
ninh trật tự khu vực bị ảnh hưởng, phân luồng giao thông, quản lý chặt chẽ các
loại đối tượng, bố trí lực lượng canh gác tại các khu vực sơ tán dân đến, bố
trí lực lượng bảo vệ tài sản, cơ sở hạ tầng ,…;
+ Lực lượng điện lực: Kiểm tra
hệ thống lưới điện tại các địa bàn để xử lý kịp thời tình huống sự cố do bão
gây ra, cấp điện khi bị sự cố, đặc biệt ưu tiên đối với các vị trí đang chỉ đạo
ứng phó, xử lý các sự cố về điện, phân công trách nhiệm cho các đơn vị/doanh
nghiệp để thực hiện nhiệm vụ.
+ Lực lượng thông tin: Duy trì
thông tin liên lạc tại các trọng điểm xung yếu bằng hệ thống điện thoại cố định,
vô tuyến cố định hiện có, xử lý kịp thời các sự cố về viễn thông (nếu hệ thống
điện thoại cố định bị sự cố thì dùng máy điện thoại di động của các mạng
Vinaphone, Mobifone, Viettel,.. Nếu cả mạng cố định và mạng di động đều không
liên lạc được thì dùng các máy thông tin vô tuyến lưu động…), tăng cường giám
sát mạng lưới, khi xảy ra sự cố, chỉ đạo ứng cứu, xử lý kịp thời, theo thứ tự
ưu tiên;
+ Lực lượng giao thông: Khắc phục,
xử lý ách tắc giao thông khi bão đổ bộ và mưa lũ, Cắm biển báo hiệu tại khu vực
bị ảnh hưởng; bố trí cán bộ điều khiển giao thông; phân luồng giao thông để các
phương tiện được lưu thông dễ dàng, xử lý, khắc phục những tuyến đường bị ách tắc
do sạt lở, cây cối gãy đổ hoặc bị các sự cố khác do bão gây ra, phân công cụ thể
cho các sở, ngành và các đơn vị chuyên ngành giao thông để xử lý các công việc
theo nhiệm vụ.
- Lực lượng chỉ huy cứu hộ, cứu
nạn: Điều phối các lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ, xung kích,… trên các địa
bàn để tránh chồng chéo.
c) Công tác vật tư, hậu cần
tại chỗ
- Xác định các loại vật tư,
công tác hậu cần để ứng phó với bão:
+ Các loại vật tư có thể trưng
dụng để ứng phó với bão: Vật tư dùng để xử lý sự cố các công trình, đặc biệt là
các hệ thống đê điều, hồ đập, công trình giao thông,…
+ Sở Công Thương xây dựng
phương án dự trữ, chuẩn bị, huy động lương thực, thực phẩm, vật tư, nhu yếu phẩm;
Sở Y tế xây dựng phương án chuẩn bị lực lượng, phương tiện, thiết bị y tế, thuốc
chữa bệnh, hóa chất xử lý môi trường, tiêu độc, khử trùng, phòng dịch theo cơ số
quy định vật tư, cơ số thuốc cấp tỉnh để huy động khi tình huống xảy ra …
+ Vật tư dùng để giúp dân chằng
chống nhà cửa (bao tải, gạch, cát, dây điện….);
+ Vật tư, lương thực tại nơi sơ
tán;
+ Vật tư, lương thực hỗ trợ cho
các khu vực bị có thể bị chia cắt.
- Tiếp tục tuần tra, túc trực tại
các điểm xung yếu trên địa bàn; Trong trường hợp phát sinh tình huống khẩn cấp
thì tích cực đối phó, hỗ trợ nhân dân đối phó;
- Bổ sung, dự trữ lương thực,
nhu yếu phẩm từ những người dân;
- Đảm bảo hậu cần từ nguồn dự
trữ của chính quyền và nhân dân tại nơi sơ tán;
- Đảm bảo vật tư, phương tiện,
trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ phòng chống bão:
+ Thống kê vật tư, phương tiện,
trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn của các đơn vị và địa phương; Phân giao nhiệm vụ
cho các đơn vị/địa phương sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi có lệnh điều động;
+ Phân giao nhiệm vụ cho các
đơn vị, địa phương bị ảnh hưởng chuẩn bị các lương thực như gạo, mì tôm, nước uống
và các nhu yếu phẩm khác,… phục vụ công tác hậu cần ứng phó với bão;
+ Chỉ đạo các doanh nghiệp
trong lĩnh vực thương mại xây dựng và triển khai dự trữ hàng hóa thiết yếu; chủ
yếu là mì gói, lương khô, nước uống đóng chai, lương thực, xăng dầu… sẵn sàng
cung cấp cho các vùng chịu ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lũ và sự
điều động của cấp trên;
+ Chuẩn bị các nhu yếu phẩm về
cơ số thuốc, hóa chất, dụng cụ y tế để sẵn sàng cung ứng khi có lệnh điều động.
Phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị trên các địa bàn sẵn sàng cung cấp khi có yêu
cầu;
1.2.2. Kịch bản Tin siêu bão
từ cấp 16 trở lên hoạt động trên vùng biển ven bờ; khu vực Bắc Bộ (RRT cấp 5)
Triển khai thực hiện theo
Phương án phòng, tránh, ứng phó khi bão, bão mạnh đổ bộ trực tiếp vào tỉnh theo
Quyết định số 1330/PA-UBND ngày 20 tháng 4 năm 2014 của UBND tỉnh. Đồng thời
báo cáo và đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT và Ủy
ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và TKCN hỗ trợ khi vượt quá khả năng ứng
phó của tỉnh.
2. Ứng
phó với lũ, ngập lụt: Cấp độ rủi ro
thiên tai do lũ, lụt có 4 cấp.
2.1. Thời
điểm ứng phó với với lũ và ngập lụt
- Tin cảnh báo lũ ở mức BĐI đến
BĐIII thuộc các tuyến sông trên địa bàn tỉnh;
- Tin cảnh báo lũ trên mức
BĐIII thuộc các tuyến sông trên địa bàn tỉnh, cảnh báo ngập lụt ở một số khu vực;
- Tin cảnh báo lũ lịch sử, mức
độ ngập lụt cao.
- Tin cảnh báo lũ vượt mức lịch
sử, mức độ ngập lụt cao.
2.2. Xác
định các kịch bản ứng phó với lũ, ngập lụt
- Lũ BĐII đến BĐIII trên sông Bứa
tại Thanh Sơn và trên sông Thao tại Ấm Thượng - Hạ Hòa; BĐI trên sông Thao tại
trạm thủy văn Phú Thọ, trên sông Lô tại trạm thủy văn Vụ Quang và trạm thủy văn
Việt Trì, trên sông Đà tại La Phù, Thanh Thủy (Rủi ro thiên tai cấp 1).
- Lũ BĐIII đến BĐIII+1m trên
sông Bứa tại Thanh Sơn và trên sông Thao tại Ấm Thượng - Hạ Hòa; BĐII đến BĐIII
trên sông Thao tại trạm thủy văn Phú Thọ, trên sông Lô tại trạm thủy văn Vụ
Quang và trạm thủy văn Việt Trì, trên sông Đà tại La Phù, Thanh Thủy; Lũ thiết
kế trên sông Chảy (Rủi ro thiên tai cấp 2).
- Lũ BĐIII+1m đến lũ lịch sử
trên sông Bứa tại Thanh Sơn và trên sông Thao tại Ấm Thượng - Hạ Hòa; BĐIII đến
BĐIII+1m trên sông Thao tại trạm thủy văn Phú Thọ; trên sông Lô tại trạm thủy
văn Vụ Quang và trạm thủy văn Việt Trì, trên sông Đà tại La Phù, Thanh Thủy (Rủi
ro thiên tai cấp 3).
- Lũ trên lũ lịch sử trên sông
Bứa tại Thanh Sơn và trên sông Thao tại Ấm Thượng - Hạ Hòa; BĐIII+1m đến lũ lịch
sử trên sông Thao tại trạm thủy văn Phú Thọ, trên sông Lô tại trạm thủy văn Vụ
Quang và trạm thủy văn Việt Trì, trên sông Đà tại La Phù, Thanh Thủy (Rủi ro
thiên tai cấp 4).
2.3. Xác
định phạm vi ảnh hưởng và phương án ứng phó
Phạm vi và đối tượng bị ảnh hưởng
do lũ và ngập lụt cụ thể như sau:
Cấp độ rủi ro
|
Mức báo động lũ, ngập lụt tại các lưu vực sông
|
Phạm vi ảnh hưởng
|
Phương án ứng phó
|
Xác định khu vực, mục tiêu trọng điểm, đối tượng cần được bảo vệ nguồn
lực ứng phó thiên tai
|
1
|
Lũ BĐII đến BĐIII trên sông Bứa
tại Thanh Sơn và trên sông Thao tại Ấm Thượng - Hạ Hòa; BĐI trên sông Thao tại
trạm thủy văn Phú Thọ, trên sông Lô tại trạm thủy văn Vụ Quang và trạm thủy
văn Việt Trì, trên sông Đà tại La Phù, Thanh Thủy
|
Các địa phương bị ảnh hưởng gồm:
Hạ Hòa, Cẩm Khê, Thanh Ba, Tam Nông, Thị xã Phú Thọ, Lâm Thao, Đoan Hùng, Phù
Ninh, Thanh Sơn, Thanh Thủy, TP Việt Trì, cụ thể tại các khu vực:
- Khu vực ven sông, bãi sông
- Khu vực trũng thấp;
- Khu vực hạ lưu hồ chứa
- Hoạt động sinh hoạt, sản xuất
của người dân trong vùng ảnh hưởng
|
- Phương án đảm bảo an toàn
cho người, tài sản trong vùng lũ, ngập lụt;
- Phương án đảm bảo an toàn
cho hoạt động sản xuất mùa màng; các cơ sở khai thác khoáng sản có nguy cơ bị
ngập lụt;
- Phương án đảm bảo an toàn
giao thông khu vực ngập lũ;
- Phương án ứng phó với các
công trình khi xảy ra sự cố;
|
1. Các khu vực trọng điểm bị ảnh
hưởng của lũ và ngập lụt; xác định các trọng điểm cần theo dõi, kiểm soát
theo Phụ lục XIV, XV, XVI.
2. Các đối tượng bị ảnh hưởng:
Người dân trong vùng ngập lũ và bị ảnh hưởng bởi lũ, ngập lụt; xác định đối
tượng phải di dời, sơ tán trước thiên tai theo Phụ lục XV, XVI.
3. Các địa điểm sơ tán dân
theo Phụ lục XV.
4. Các lực lượng huy động dự
kiến theo Phụ lục X.
5. Các phương tiện dự kiến phục
vụ bảo vệ công trình trọng điểm theo Phụ lục XII.
6. Vật tư, lương thực, nước uống,
nhu yếu phẩm thiết yếu theo Phụ lục XIII
7. Phương tiện, vật tư trang
thiết bị huy động phục vụ cứu hộ, cứu nạn theo Phụ lục XVIII.
|
2
|
- Lũ BĐIII đến BĐIII+1m trên
sông Bứa tại Thanh Sơn và trên sông Thao tại Ấm Thượng - Hạ Hòa; BĐII đến
BĐIII trên sông Thao tại trạm thủy văn Phú Thọ, trên sông Lô tại trạm thủy
văn Vụ Quang và trạm thủy văn Việt Trì, trên sông Đà tại La Phù, Thanh Thủy;
Lũ thiết kế trên sông Chảy
|
Các địa phương bị ảnh hưởng gồm:
Hạ Hòa, Cẩm Khê, Thanh Ba, Tam Nông, Thị xã Phú Thọ, Lâm Thao, Đoan Hùng, Phù
Ninh, Thanh Sơn, Thanh Thủy, TP Việt Trì, cụ thể tại các khu vực:
- Khu vực ven sông, bãi sông
- Khu vực trũng thấp;
- Khu vực hạ lưu hồ chứa
- Hoạt động sinh hoạt, sản xuất
của người dân trong vùng ảnh hưởng
|
- Phương án đảm bảo an toàn
cho người, tài sản trong vùng lũ, ngập lụt; vũng trũng thấp, dọc ven sông
- Phương án đảm bảo an toàn
cho hoạt động sản xuất mùa màng; các cơ sở khai thác khoáng sản có nguy cơ bị
ngập lụt;
- Phương án đảm bảo an toàn
giao thông khu vực ngập lũ;
- Phương án ứng phó với các
công trình khi xảy ra sự cố;
|
3
|
Lũ BĐIII+1m đến lũ lịch sử
trên sông Bứa tại Thanh Sơn và trên sông Thao tại Ấm Thượng - Hạ Hòa; BĐIII đến
BĐIII+1m trên sông Thao tại trạm thủy văn Phú Thọ, trên sông Lô tại trạm thủy
văn Vụ Quang và trạm thủy văn Việt Trì, trên sông Đà tại La Phù, Thanh Thủy
|
Các địa phương bị ảnh hưởng gồm:
Hạ Hòa, Cẩm Khê, Thanh Ba, Tam Nông, Thị xã Phú Thọ, Lâm Thao, Đoan Hùng, Phù
Ninh, Thanh Sơn, Thanh Thủy, TP Việt Trì, cụ thể tại các khu vực:
- Khu vực ven sông, bãi sông
- Khu vực trũng thấp;
- Khu vực hạ lưu hồ chứa
- Hoạt động sinh hoạt, sản xuất
của người dân trong vùng ảnh hưởng
|
- Phương án đảm bảo an toàn
cho người, tài sản trong vùng lũ, ngập lụt; vũng trũng thấp, dọc ven sông
- Phương án đảm bảo an toàn
cho hoạt động sản xuất mùa màng; các cơ sở khai thác khoáng sản có nguy cơ bị
ngập lụt;
- Phương án đảm bảo an toàn
giao thông khu vực ngập lũ;
- Phương án đảm bảo thông tin
liên lạc khu vực bị ngập lụt, cô lập, khu vực chia cắt;
- Phương án ứng phó với các
công trình khi xảy ra sự cố;
|
4
|
- Lũ trên lũ lịch sử trên
sông Bứa tại Thanh Sơn và trên sông Thao tại Ấm Thượng - Hạ Hòa; BĐIII+1 đến
lũ lịch sử trên sông Thao tại trạm thủy văn Phú Thọ, trên sông Lô tại trạm thủy
văn Vụ Quang và trạm thủy văn Việt Trì, trên sông Đà tại La Phù, Thanh Thủy
|
Các địa phương bị ảnh hưởng gồm:
Hạ Hòa, Cẩm Khê, Thanh Ba, Tam Nông, Thị xã Phú Thọ, Lâm Thao, Đoan Hùng, Phù
Ninh, Thanh Sơn, Thanh Thủy, TP Việt Trì; cụ thể:
- Khu vực ven sông, bãi sông
- Khu vực trũng thấp;
- Khu vực hạ lưu hồ chứa
- Hoạt động sinh hoạt, sản xuất
của người dân trong vùng ảnh hưởng
|
- Phương án đảm bảo an toàn
cho người, tài sản trong vùng lũ, ngập lụt; vũng trũng thấp, dọc ven sông
- Phương án đảm bảo an toàn
cho hoạt động sản xuất mùa màng; các cơ sở khai thác khoáng sản có nguy cơ bị
ngập lụt;
- Phương án đảm bảo an toàn
giao thông khu vực ngập lũ;
- Phương án đảm bảo thông tin
liên lạc khu vực bị ngập lụt, cô lập, khu vực chia cắt;
- Phương án ứng phó với các
công trình khi xảy ra sự cố như đê, kè, cống, công trình hồ chứa nước
|
2.4. Các
phương án, giải pháp ứng phó với từng kịch bản
2.4.1. Lũ, ngập lụt rủi ro
thiên tai cấp độ 1
Kịch bản: Khi Lũ BĐII đến BĐIII
trên sông Bứa tại Thanh Sơn và trên sông Thao tại Ấm Thượng - Hạ Hòa; BĐI trên
sông Thao tại trạm thủy văn Phú Thọ, trên sông Lô tại trạm thủy văn Vụ Quang và
trạm thủy văn Việt Trì, trên sông Đà tại La Phù, Thanh Thủy; lũ có xu hướng tiếp
tục lên trong khi vẫn xảy ra mưa vừa, mưa to kéo dài; thời gian lũ từ 2-7 ngày
trở lên.
Phương án, giải pháp ứng phó đối
với các kịch bản trong trường hợp này của cấp tỉnh chủ yếu tập trung vào công
tác chỉ đạo, chỉ huy, cụ thể:
- Theo dõi diễn biến của lũ và
ngập lụt;
- Chỉ đạo công tác trực ban và
các thông tin, chỉ đạo từ Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai;
- Chỉ đạo công tác phòng, tránh
ứng phó với lũ, ngập lụt: Ban hành văn bản, công điện, thông báo,…
- Chỉ đạo công tác thông tin
tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông tại địa phương quản lý về tình
hình mưa lũ và ngập lụt đang diễn ra;
- Chỉ đạo việc phân công nhiệm
vụ cho các đơn vị nắm chắc địa bàn, căn cứ vào bản tin dự báo, cảnh báo và tình
hình diễn biến cụ thể của lũ, ngập lụt để triển khai các công việc ứng phó;
- Chỉ đạo đơn vị quản lý hồ chứa
thực hiện nghiêm quy trình vận hành hồ chứa đã được duyệt;
- Chỉ đạo công tác sẵn sàng lực
lượng để kịp thời cứu hộ, cứu nạn đối với vùng trũng thấp, vùng có nguy cơ bị
ngập lũ, các trọng điểm đối với các công trình phòng chống lũ (đê, kè, cống, hồ
chứa,…).
- Các sở, ban, ngành theo chức
năng, nhiệm vụ quản lý có các phương án ứng phó theo lĩnh vực quản lý, trong đó
đề cập đến các nội dung:
+ Chỉ đạo công tác trực ban,
theo dõi diễn biến của lũ, ngập lụt;
+ Rà soát các nhiệm vụ liên
quan đến lĩnh vực có khả năng bị ảnh hưởng của lũ, ngập lụt để có các chỉ đạo
theo ngành dọc:
Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn: Chỉ đạo các địa phương và cơ quan có liên quan về ứng phó với
lũ, ngập lụt; chỉ đạo công tác sản xuất, thu hoạch vụ mùa; xử lý các sự cố trọng
điểm đối với công trình phòng chống lũ như sự cố đê, kè, cống, sạt lở ảnh hưởng
đến an toàn đê; công tác vận hành hồ chứa, cắt lũ,…
Bộ Chỉ huy Quân Sự tỉnh: Chỉ
đạo công tác cứu hộ, cứu nạn; sẵn sàng lực lượng, phương tiện ứng phó khi có sự
cố đối với các công trình phòng chống lũ.
Sở Công Thương: Chỉ đạo
kiểm tra việc dự trữ hàng hóa thiết yếu theo kế hoạch để sẵn sàng phục vụ khi
có yêu cầu; chỉ đạo công tác vận hành đảm bảo an toàn hồ chứa thủy điện; các
công trình khai thác khoáng sản, hầm lò; đảm bảo an toàn điện lưới trong vùng bị
lũ, ngập lụt.
Sở Giao thông vận tải: Chỉ
đạo công tác đảm bảo an toàn giao thông; các sự cố giao thông và việc thông tuyến
đối với các vùng bị ảnh hưởng.
Sở Thông tin và Truyền
thông: Chỉ đạo công tác thông tin tuyên truyền đến người dân và chính quyền
trong vùng bị ảnh hưởng; chỉ đạo các đơn vị truyền thông tăng cường công tác
thông tin tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp ứng phó thiên tai trên các
phương tiện truyền thông.
Sở Tài nguyên và Môi trường:
Chỉ đạo công tác dự báo cảnh báo thiên tai để kịp thời chỉ đạo ứng phó và
chuyển tới người dân vùng bị ảnh hưởng để nắm bắt thông tin. Chuẩn bị phương án
xử lý môi trường, ứng phó sự cố môi trường và hóa chất xử lý môi trường các khu
vực sau khi xảy ra thiên tai trên địa bàn.
Công An tỉnh: Chỉ đạo
công tác đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn giao thông khu vực xảy ra lũ, ngập lụt;
phân luồng, hướng dẫn giao thông tại các khu vực nguy hiểm và phối hợp tổ chức
cứu nạn, cứu hộ.
2.4.2.
Khi có lũ, ngập lụt rủi ro thiên tai cấp độ 2
- Kịch bản: Khi có lũ BĐIII đến
BĐIII+1m trên sông Bứa tại Thanh Sơn và trên sông Thao tại Ấm Thượng - Hạ Hòa;
BĐII đến BĐIII trên sông Thao tại trạm thủy văn Phú Thọ, trên sông Lô tại trạm
thủy văn Vụ Quang và trạm thủy văn Việt Trì, trên sông Đà tại La Phù, Thanh Thủy;
Lũ thiết kế trên sông Chảy và có thể bị ảnh hưởng thêm bởi mưa kéo dài gây ngập
lụt, khả năng có sự cố công trình ảnh hưởng đến an toàn hệ thống đê điều và người
dân…
- Các khu vực bị ảnh hưởng lũ,
ngập lụt là các huyện Hạ Hòa, Cẩm Khê, Thanh Ba, Tam Nông, Lâm Thao, Đoan Hùng,
Phù Ninh, Thanh Sơn, Thanh Thủy, TP. Việt Trì, thị xã Phú Thọ.
Phương án giải pháp ứng phó với
kịch bản trong trường hợp này như sau: Tiếp tục triển khai các nội dung chỉ đạo,
huy động lực lượng, phương tiện, vật tư, hậu cần tại chỗ như khi có lũ, ngập
lụt rủi ro thiên tai cấp độ 1; ngoài ra tập trung chỉ đạo, huy động lượng
theo nội dung sau:
a) Công tác chỉ đạo chỉ huy
- Chỉ đạo các sở, ngành, địa
phương, đơn vị liên quan tổ chức trực ban 24/24h để theo dõi, nắm bắt thông
tin, truyền tải thông tin để đảm bảo xử lý kịp thời các tình huống khi xảy ra sự
cố.
Tổ chức triển khai cụ thể thực
hiện các chỉ đạo của Trung ương; tiếp tục ban hành các công điện, thông báo,
văn bản chỉ đạo các huyện, xã và các cơ quan có liên quan tổ chức phòng, tránh ứng
phó với lũ, ngập lụt. Phân công nhiệm vụ cho các cơ quan, sở ngành theo chức
năng nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý; xác định rõ vai trò chỉ huy thích hợp theo từng
tình huống.
- Chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu
nạn, tìm kiếm người, phương tiện bị mất tích; trong đó phải đảm bảo an toàn cho
người dân ở những vùng trũng thấp, vùng bãi sông ngoài đê, vùng có nguy cơ bị sạt
lở, xác định cụ thể các hộ cần phải sơ tán; đồng thời đảm bảo việc đi lại của
người dân ở vùng lũ, ngập lụt để chủ động kiểm soát người, phương tiện đi qua
các khu vực nguy hiểm.
- Đối với các công trình phòng
chống thiên tai phải đảm bảo công tác kiểm tra, rà soát phát hiện các sự cố
công trình thông qua công tác tuần tra canh gác đê, phát hiện kịp thời các sự cố
về công trình đê, kè; tổ chức thực hiện xử lý giờ đầu đối với hệ thống đê điều
và các công trình phòng chống thiên tai khác theo phương châm 4 tại chỗ.
Tổ chức các đoàn công tác kiểm
tra, rà soát các trọng điểm về các công trình phòng chống lũ; tùy theo tình
hình để đưa ra các quyết định ứng phó.
- Sau khi thiên tai xảy ra phải
tập trung chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả nhanh, kịp thời để đảm bảo ổn định
cho sản xuất và đời sống của nhân dân.
b) Công tác huy động lực lượng,
phương tiện tại chỗ
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh xây dựng
phương án xác định cụ thể đối tượng, số lượng của từng lực lượng huy động đối với
kịch bản này để có kế hoạch huy động, sử dụng gồm: đội thanh niên xung kích,
dân quân tự vệ, tổ dân quân tự quản, công an, quân đội,….
- Các sở, ban, ngành, cấp huyện,
cấp xã, cơ quan, đơn vị xây dựng phương án huy động lực lượng, chuẩn bị phương
tiện, vật tư tại chỗ của đơn vị địa phương và của các cơ quan, đơn vị, doanh
nghiệp đóng trên địa bàn để có thể huy động, trưng dụng trong trường hợp cần
thiết.
- Các công việc cụ thể cần giao
cho lực lượng đã huy động bao gồm: Giúp dân thu hoạch mùa vụ; hỗ trợ sơ tán dân
khu vực bị ngập lụt, khu vực ngoài đê khi lũ lên cao; hướng dẫn người dân chuẩn
bị lương thực, thực phẩm để đủ ăn trong các ngày bị ngập lụt, kê cao đồ đạc
quan trọng trong nhà; tuần tra, túc trực tại các khu vực trũng thấp, các công
trình phòng chống thiên tai; hướng dẫn đi lại của người dân trong vùng lũ; chủ
động dừng các hoạt động trên sông khi thấy không an toàn; kiểm tra các thiết bị
điện; di dời các tài sản, lương thực ra khỏi nơi có nguy cơ bị ngập; kiểm soát,
nghiêm cấm thực hiện các hoạt động vớt củi trên sông khi có lũ; chuẩn bị phương
tiện và lực lượng để tìm kiếm người bị lũ cuốn trôi…
c) Công tác vật tư, hậu cần
tại chỗ
- Các loại vật tư có thể trưng
dụng để ứng phó với lũ, ngập lụt bao gồm các vật tư dùng để xử lý sự cố các
công trình, đặc biệt là các hệ thống đê điều, hồ đập, công trình giao thông...;
các vật tư hậu cần thiết yếu như lương thực, nhu yếu phẩm phương tiện, thiết bị
y tế, thuốc chữa bệnh, hóa chất xử lý môi trường, tiêu độc, khử trùng, phòng dịch
phải được chuẩn bị đầy đủ khi có tình huống xảy ra trên địa bàn.
- Theo dõi chặt chẽ tình hình
mưa, lũ, ngập lụt để thông báo cho dân vùng bị ảnh hưởng chủ động các biện pháp
phòng tránh. Tùy vào tình hình cụ thể để tổ chức, hướng dẫn sơ tán dân, tài sản
đến nơi an toàn; chuẩn bị các phương án về an ninh trật tự, thông tin liên lạc,
phân luồng giao thông, vật tư nhu yếu phẩm khi có yêu cầu. Tiếp tục tuần tra,
túc trực tại các điểm xung yếu trên địa bàn; trong trường hợp phát sinh tình huống
khẩn cấp thì tích cực ứng phó, hỗ trợ nhân dân ứng phó;
- Tổ chức ngay công tác tìm kiếm,
cứu hộ, cứu nạn khi xảy ra các sự cố, trong đó tập trung vào các nội dung chính
là sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm; cấp cứu kịp thời các đối tượng bị
thương; tìm kiếm các phương tiện và người bị mất tích; trưng dụng các cơ sở vật
chất hiện có để tiếp nhận các trường hợp bị nạn; huy động thuốc men để tham gia
cấp cứu người bị nạn; cấp phát lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh,…
2.4.3.
Khi có lũ, ngập lụt rủi ro thiên tai cấp độ 3
- Kịch bản: Khi lũ BĐIII+1m đến
lũ lịch sử trên sông Bứa tại Thanh Sơn và trên sông Thao tại Ấm Thượng - Hạ
Hòa; BĐIII đến BĐIII+1m trên sông Thao tại trạm thủy văn Phú Thọ, trên sông Lô
tại trạm thủy văn Vụ Quang và trạm thủy văn Việt Trì, trên sông Đà tại La Phù,
Thanh Thủy kết hợp mưa lớn, ngập lụt diện rộng và các sự cố công trình, xả lũ
các hồ chứa thượng nguồn…
- Các khu vực ảnh hưởng tại các
huyện Hạ Hòa, Cẩm Khê, Thanh Ba, Tam Nông, Lâm Thao, Đoan Hùng, Phù Ninh, Thanh
Sơn, Thanh Thủy, TP. Việt Trì, thị xã Phú Thọ.
Phương án, giải pháp ứng phó với
kịch bản trong trường hợp này như sau:
a) Công tác chỉ đạo chỉ huy
Thực hiện các nhiệm vụ chỉ đạo,
chỉ huy như phương án Khi có lũ, ngập lụt rủi ro thiên tai cấp độ 2; lưu
ý nội dung chỉ đạo trong công tác sơ tán dân: Cần xác định cụ thể số hộ dân khu
vực vùng trũng thấp bị ngập, khu vực có nguy cơ sạt lở phải sơ tán, số hộ dân sống
trong khu vực đê bối có nguy cơ tràn; đặc biệt chú trọng đến các đối tượng dễ bị
tổn thương, người già, trẻ em, người khuyết tật,… và cấm các hoạt động vớt củi
trên sông.
b) Công tác huy động lực lượng,
phương tiện tại chỗ
Thực hiện công tác huy động lực
lượng, phương tiện tại chỗ như phương án Khi có lũ, ngập lụt rủi ro thiên
tai cấp độ 2; lưu ý thêm các nội dung sau:
- Giao nhiệm vụ cụ thể các nội
dung công việc cho các lực lượng đã huy động bao gồm:
+ Tuần tra canh gác đê; tổ chức
thực hiện phương án hộ đê; phương án đảm bảo an toàn hồ chứa; tổ chức cắm biến
báo, bố trí lực lượng ứng trực chốt, chặn, cấm người, phương tiện qua lại ở những
đoạn đường bị ngập và những nơi có dòng chảy xiết; nghiêm cấm các hoạt động vớt
củi trên sông.
+ Hỗ trợ, giúp dân sơ tán dân
vùng bị ngập lũ nặng, di dời các tài sản, lương thực ra khỏi nơi có nguy cơ bị
ngập; hỗ trợ dân thu hoạch lúa, hoa màu; di chuyển các lồng bè nuôi trồng thủy
sản đến nơi an toàn.
+ Đảm bảo an ninh trật tự tại
nơi sơ tán đến, đảm bảo an ninh khu vực dân đi sơ tán; phương án đảm bảo thông
tin liên lạc được thông suốt phục vụ quá trình chỉ đạo điều hành; đảm bảo
phương án cấp điện, vật tư, nhu yếu phẩm và các vật dụng khác để thực hiện;
+ Sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn: tổ
chức tìm kiếm người, phương tiện do lũ cuốn trôi; cứu chữa người bị thương; lập
các trạm cấp cứu tạm thời hoặc trưng dụng có thời hạn các trụ sở, cơ quan, trường
học, bệnh viện để tiếp nhận cứu người; hỗ trợ trông giữ trẻ tập trung; kiểm
soát thường xuyên trẻ em để không đi ra các khu vực nguy hiểm.
- Các ngành dọc thực hiện các
nhiệm vụ của lĩnh vực mình quản lý:
+ Công an: Đảm bảo an ninh trật
tự khu vực bị ảnh hưởng; phân luồng giao thông; Quản lý chặt chẽ các loại đối
tượng; Bố trí lực lượng bảo vệ tài sản, cơ sở hạ tầng ,…;
+ Điện lực: Kiểm tra hệ thống
lưới điện tại các địa bàn để xử lý kịp thời tình huống sự cố; Phân công trách
nhiệm cho các đơn vị/doanh nghiệp để thực hiện nhiệm vụ.
+ Thông tin, truyền thông tổ chức,
chỉ đạo các đơn vị thông tin, viễn thông trên địa bàn tỉnh: Duy trì thông tin
liên lạc tại các trọng điểm xung yếu bằng hệ thống điện thoại cố định, vô tuyến
cố định hiện có; Xử lý kịp thời các sự cố về viễn thông; Tăng cường giám sát mạng
lưới, khi xảy ra sự cố, chỉ đạo ứng cứu, xử lý kịp thời, theo thứ tự ưu tiên.
+ Giao thông: Khắc phục, xử lý
ách tắc giao thông vùng lũ, ngập lụt; Cắm biển báo hiệu tại khu vực bị ảnh hưởng;
bố trí cán bộ điều khiển giao thông; phân luồng giao thông để các phương tiện
được lưu thông dễ dàng; Xử lý, khắc phục những tuyến đường bị ách tắc do sạt lở,
cây cối gãy đổ hoặc bị các sự cố khác do bão gây ra; Phân công cụ thể cho các
đơn vị chuyên ngành giao thông để xử lý các công việc theo nhiệm vụ.
c) Công tác vật tư, hậu cần
tại chỗ
Thực hiện công tác huy động vật
tư, hậu cầu tại chỗ như phương án Khi có lũ, ngập lụt rủi ro thiên tai cấp độ
2; lưu ý thêm nội dung sau:
Các cấp huyện, xã chuẩn vị sẵn
sàng phương án đảm bảo vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ
phòng chống lũ, ngập lụt trên địa bàn:
- Thống kê vật tư, phương tiện,
trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn của các đơn vị và địa phương; Phân giao nhiệm vụ
cho các đơn vị, địa phương sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi có lệnh điều động và chuẩn
bị lương thực như gạo, mì tôm, nước uống và các nhu yếu phẩm khác,… phục vụ
công tác hậu cần ứng phó với lũ, ngập lụt.
- Chỉ đạo các doanh nghiệp
trong lĩnh vực thương mại dự trữ hàng hóa thiết yếu; chủ yếu là mì gói, lương
khô, nước uống đóng chai, lương thực xăng dầu… sẵn sàng cung cấp cho các vùng bị
chia cắt bởi lũ và ngập lụt kéo dài.
- Chuẩn bị các nhu yếu phẩm về
cơ số thuốc, hóa chất, dụng cụ y tế để sẵn sàng cung ứng khi có lệnh điều động.
Phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị trên các địa bàn sẵn sàng cung cấp khi có yêu
cầu.
2.4.4
Khi có lũ, ngập lụt rủi ro thiên tai cấp 4
- Kịch bản: Khi có Lũ trên mức
lũ lịch sử trên sông Bứa tại Thanh Sơn và trên sông Thao tại Ấm Thượng - Hạ
Hòa; BĐIII+1 đến lũ lịch sử trên sông Thao tại trạm thủy văn Phú Thọ, trên sông
Lô tại trạm thủy văn Vụ Quang và trạm thủy văn Việt Trì, trên sông Đà tại La
Phù, Thanh Thủy kết hợp mưa lớn, ngập lụt diện rộng thời gian kéo dài, xả lũ
các hồ chứa thượng nguồn và có thể xảy ra các sự cố công trình, các hình thái
thời tiết nguy hiểm khác… làm tăng nguy cơ rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh.
- Các vùng bị ảnh hưởng: Các
huyện Hạ Hòa, Cẩm Khê, Thanh Ba, Tam Nông, Lâm Thao, Đoan Hùng, Phù Ninh, Tân
Sơn, Thanh Sơn, Thanh Thủy, TP. Việt Trì, thị xã Phú Thọ.
Phương án, giải pháp ứng phó với
kịch bản trong trường hợp này của cấp tỉnh như sau:
a) Công tác chỉ đạo chỉ huy
Công tác chỉ đạo chỉ huy được
thực hiện các nội dung như với RRTT cấp 3 và thêm các nội dung sau:
- Lập Ban chỉ đạo tiền phương
đi kiểm tra tại các khu vực bị ảnh hưởng;
- Chỉ đạo công tác đảm bảo hoạt
động sản xuất hỗ trợ dân thu hoạch lúa, hoa màu; các diện tích nuôi trồng thủy,
hải sản, bảo vệ bờ bao các ao, hồ…an toàn
- Tổ chức thực hiện phương án đảm
bảo an ninh trật tự tại nơi sơ tán đến, đảm bảo an ninh khu vực dân đi sơ tán;
phương án đảm bảo thông tin liên lạc được thông suốt phục vụ quá trình chỉ đạo
điều hành; đảm bảo phương án cấp điện, vật tư, nhu yếu phẩm và các vật dụng
khác để thực hiện.
b) Công tác huy động lực lượng,
phương tiện tại chỗ
Công tác huy động lực lượng,
phương tiện tại chỗ được thực hiện các nội dung như với RRTT cấp 3 và các lực
lượng ngành dọc… thực hiện thêm các nội dung sau:
- Công an: Đảm bảo an toàn giao
thông, khắc phục, xử lý ách tắc giao thông vùng lũ, ngập lụt; Cắm biển báo hiệu
tại khu vực bị ảnh hưởng; bố trí cán bộ điều khiển giao thông; phân luồng giao
thông để các phương tiện được lưu thông dễ dàng;
- Điện lực: Xử lý các sự cố về
hệ thống lưới điện; Cấp điện khi bị sự cố, đặc biệt ưu tiên đối với các vị trí
đang chỉ đạo ứng phó;
- Giao thông: Xử lý, khắc phục
những tuyến đường bị ách tắc do sạt lở, cây cối gãy đổ hoặc bị các sự cố khác
do bão gây ra.
c) Công tác vật tư, hậu cần
tại chỗ
Công tác vật tư, hậu cần tại chỗ
được thực hiện các nội dung như với RRTT cấp 3 và thêm nội dung sau: Huy động
khẩn cấp và tuân thủ quyết định chỉ đạo, huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư,
phương tiện trang thiết bị, nhu yếu phẩm để kịp thời ứng phó với thiên tai của
cấp trên.
3. Ứng phó
với mưa lớn
3.1 Thời
điểm ứng phó với mưa lớn
- Dự báo về lượng mưa 24h từ
100-200mm trong 1-2 ngày trên địa bàn tỉnh;
- Dự báo về lượng mưa 24h trên
200mm đến 500mm trong 1-2 ngày trên địa bàn tỉnh;
- Dự báo về lượng mưa 24h trên
500mm trong 1-2 ngày trên địa bàn tỉnh.
3.2 Xác định
các kịch bản ứng phó với mưa lớn
- Lượng mưa 24h từ 100-200mm
trong 1-2 ngày trên địa bàn tỉnh (RRTT cấp độ 1).
- Lượng mưa 24h từ 100-200mm
trong 2-4 ngày; hoặc trên 200 đến 500 trong 1-2 ngày trên địa bàn tỉnh (RRTT cấp
độ 2).
- Lượng mưa 24h từ 200-500mm
trong 2-4 hoặc trên 500mm trong 1-2 ngày trên địa bàn tỉnh (RRTT cấp độ 3).
3.3 Xác định
phạm vi ảnh hưởng: Trên toàn tỉnh.
Phạm vi và đối tượng bị ảnh hưởng
do lũ và ngập lụt cụ thể như sau:
Cấp độ rủi ro
|
Cường độ mưa và thời gian mưa
|
Phạm vi ảnh hưởng
|
Phương án ứng phó
|
Xác định khu vực, mục tiêu trọng điểm, đối tượng cần được bảo vệ nguồn
lực ứng phó thiên tai
|
1
|
Lượng mưa 24h từ 100- 200mm
trong 1-2 ngày trên địa bàn tỉnh
|
- Vùng trung tâm xảy ra mưa lớn
- Hạ lưu các sông suối; Hạ
lưu các hồ chứa
- Vùng trũng thấp
- Khu vực ngầm tràn
- Khu vực miền núi có địa chất
yếu, đã bị bão hòa nước
|
- Phương án ứng phó đối với
các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân khu vực bị ảnh hưởng;
- Phương án đảm bảo an toàn cho
người qua các tuyến đường giao thông, khu vực ngầm tràn, cầu, cống,…; các khu
vực khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh có nguy cơ gây sạt lở cao.
|
1. Các khu vực trọng điểm bị ảnh
hưởng của mưa lớn Phụ lục VIII, IX, XV, XVI, XVII.
2. Các đối tượng bị ảnh hưởng:
Người dân trong khu vực bị ảnh hưởng của mưa lớn; xác định đối tượng phải di
dời, sơ tán trước thiên tai Phụ lục VIII, IX, XV, XVI.
3. Các địa điểm sơ tán dân:
theo Phụ lục VIII, IX, XV
4. Xác định các lực lượng huy
động dự kiến. Phụ lục X
5. Xác định các các phương tiện
dự kiến phục vụ bảo vệ công trình trọng điểm. Phụ lục XII
6. Xác định vật tư, lương thực,
nước uống, nhu yếu phẩm thiết yếu. Phụ lục XIII
|
2
|
Lượng mưa 24h từ 100- 200mm
trong 2-4 ngày; hoặc trên 200 đến 500 trong 1-2 ngày trên địa bàn tỉnh.
|
- Vùng trung tâm xảy ra mưa lớn
- Hạ lưu các sông suối;
- Vùng đồng bằng
- Vùng trũng thấp
- Khu vực ngầm tràn
- Khu vực các có địa chất yếu,
đã bị bão hòa nước;
- Vùng ngoài đê
- Đô thị
|
- Phương án ứng phó tiêu
thoát nước đệm;
- Phương án ứng phó đối với
các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân khu vực bị ảnh hưởng;
- Phương án đảm bảo an toàn
cho người qua các tuyến đường giao thông, khu vực ngầm tràn, cầu, cống,…; các
khu vực khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh có nguy cơ gây sạt lở cao.
- Phương án vận hành xả lũ hồ
chứa khi hồ đầy nước do mưa lớn;
- Phương án chỉ đạo phòng chống
lũ quét, sạt lở đất có thể xảy ra do mưa lớn
|
3
|
Lượng mưa 24h từ 200- 500mm
trong 2-4 hoặc trên 500mm trong 1-2 ngày trên địa bàn tỉnh.
|
- Vùng trung tâm xảy ra mưa lớn
- Hạ lưu các sông suối,;
- Vùng đồng bằng
- Vùng trũng thấp
- Khu vực ngầm tràn
- Khu vực vùng đồi, núi có địa
chất yếu, đã bị bão hòa nước;
- Vùng ngoài đê
- Đô thị
|
- Phương án ứng phó tiêu
thoát nước đệm;
- Phương án ứng phó đối với
các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân khu vực bị ảnh hưởng;
- Phương án đảm bảo an toàn
cho người qua các tuyến đường giao thông, khu vực ngầm tràn, cầu, cống,…; các
khu vực khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh có nguy cơ gây sạt lở cao.
- Phương án chỉ đạo phòng chống
lũ quét, sạt lở đất có thể xảy ra do mưa lớn
- Phương án đảm bảo an toàn
các công trình phòng chống thiên tai, tiêu thoát nước, cầu, cống,…
Phương án vận hành xả lũ hồ chứa
khi hồ đầy nước do mưa lớn;
|
3.4. Các
phương án, giải pháp ứng phó với từng kịch bản
3.4.1 Mưa lớn rủi ro thiên
tai cấp 1
Kịch bản: Lượng mưa 24h từ
100-200mm trong 1-2 ngày trên địa bàn tỉnh; Phương án, giải pháp ứng phó đối với
các kịch bản trong trường hợp này chủ yếu tập trung vào công tác chỉ đạo, chỉ
huy các cấp và thực hiện các nội dung chỉ đạo, chỉ huy như kịch bản Lũ, ngập
lụt rủi ro thiên tai cấp độ 1.
3.4.2 Mưa lớn rủi ro thiên
tai cấp 2
Kịch bản: Lượng mưa 24h từ
100-200mm trong 2-4 ngày; hoặc trên 200 đến 500 trong 1-2 ngày trên địa bàn tỉnh.
Phương án, giải pháp ứng phó với
kịch bản trong trường hợp này thực hiện công tác chỉ đạo, chỉ huy, huy động lực
lượng, phương tiện, vật tư như kịch bản Lũ, ngập lụt rủi ro thiên tai cấp độ
2 và cấp độ 3.
3.4.3. Mưa lớn có rủi ro
thiên tai cấp 3
Kịch bản: Lượng mưa 24h từ
200-500mm trong 2-4 ngày; trên 500mm trong 1-2 ngày địa bàn tỉnh.
Phương án, giải pháp ứng phó với
kịch bản trong trường hợp này như sau:
a) Công tác chỉ đạo chỉ huy
Công tác chỉ đạo chỉ huy được
thực hiện các nội dung như với RRTT cấp 2 và thêm các nội dung sau:
- Tiếp tục chỉ đạo công tác
thông tin truyền thông về thiên tai;
- Tổ chức tuần tra canh gác, đặc
biệt là các vị trí xung yếu hoặc các công trình có sự cố;
- Chỉ đạo công tác đảm bảo tiêu
thoát lũ, ngập úng tại các vùng trũng thấp;
- Tùy theo từng khu vực Quyết định
cho các cháu học sinh nghỉ học;
b) Công tác huy động lực lượng,
phương tiện tại chỗ
Công tác huy động lực lượng,
phương tiện tại chỗ được thực hiện các nội dung như với RRTT cấp 2 và thêm các
nội dung sau:
- Công việc cần giao bổ sung
cho các lực lượng đã huy động bao gồm:
+ Tổ chức sơ tán người ra khỏi
các khu vực nguy hiểm, nơi không bảo đảm an toàn; tập trung triển khai biện
pháp bảo đảm an toàn cho người, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương trong tình
huống thiên tai khẩn cấp; đảm bảo hậu cần từ nguồn dự trữ của chính quyền và
nhân dân tại nơi sơ tán;
+ Rà soát, kiểm tra bảo đảm các
hệ thống thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu thông tin cảnh báo, chỉ đạo, chỉ
huy phòng chống thiên tai;
+ Bảo đảm an ninh, trật tự an
toàn xã hội, bảo vệ tài sản của nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra thiên
tai;
c) Công tác vật tư, hậu cần
tại chỗ
Công tác vật tư, hậu cần tại chỗ
được thực hiện các nội dung như với RRTT cấp 2 và thêm nội dung sau: Thực hiện
hoạt động tìm kiếm cứu nạn người, phương tiện bị mất tích, cuốn trôi; cứu chữa
người bị thương, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm
khác tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng và địa điểm sơ tán.
4. Ứng
phó với lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy
4.1 Thời
điểm ứng phó
- Lũ quét, sạt lở đất có Rủi ro
thiên tai cấp 2.
- Lũ quét, sạt lở đất có rủi ro
thiên tai cấp 3.
4.2 Xác định
các kịch bản ứng phó
- Lượng mưa trong 24h từ
200-500mm ở phạm vi nhiều huyện, nhóm đất đã tơi xốp, bở rời, đất sườn tàn
tích; độ dốc cao trên 25%; thời gian mưa đã xảy ra trước đó trên 2 ngày (RRTT cấp
2).
- Lượng mưa trong 24h trên 500mm,
nhóm đất đã tơi xốp, bở rời, đất sườn tàn tích; độ dốc cao trên 25%; thời gian
mưa đã xảy ra trước đó trên 2 ngày (RRTT cấp 3).
4.3 Xác định
phạm vi ảnh hưởng
Phạm vi và đối tượng bị ảnh hưởng
do lũ quét, sạt lở đất, cụ thể như sau:
Cấp độ rủi ro
|
Cường độ mưa (lượng mưa 24h, mm)
|
Phạm vi ảnh hưởng
|
Phương án ứng phó
|
Xác định khu vực, mục tiêu trọng điểm, đối tượng cần được bảo vệ nguồn
lực ứng phó thiên tai
|
1
|
Lượng mưa trong 24h từ
200-500mm ở phạm vi nhiều huyện, nhóm đất đã tơi xốp, bở rời, đất sườn tàn
tích; độ dốc cao trên 25%; thời gian mưa đã xảy ra trước đó trên 2 ngày
|
- Vùng xảy ra mưa lớn;
- Các huyện Hạ Hòa, Tân Sơn,
Thanh Sơn, Yên lập, Đoan Hùng, Phù Ninh, Cẩm Khê…. có nguy cơ cao xảy ra lũ
quét, sạt lở đất
- Khu vực vùng đồi, núi nơi
đã có mưa nhiều ngày, đất đai đạt đến độ bão hòa;
- Khu vực dân cư, nhà cửa ven
đồi núi, sông suối;
- Khu dân cư, nhà cửa ở các
khu đồi trọc, hạ lưu các sông suối,…
- Cơ sở hạ tầng
|
- Phương án di dời sơ tán
dân;
- Phương án tìm kiếm cứu nạn
người, tài sản bị lũ quét, sạt lở đất vùi lấp;
- Phương án hỗ trợ dân khắc
phục hậu quả;
- Phương án khắc phục giao
thông
|
1. Xác định các khu vực trọng
điểm bị ảnh hưởng của mưa lớn; xác định các trọng điểm cần theo dõi, kiểm
soát; Phụ lục VIII, IX
2. Xác định đối tượng bị ảnh
hưởng: Người dân trong khu vực bị ảnh hưởng của lũ quét, sạt lở đất; xác định
đối tượng phải di dời, sơ tán trước thiên tai; Phụ lục VIII, IX.
3. Xác định các lực lượng huy
động dự kiến. Phụ lục X
4. Xác định các các phương tiện
để xử lý khắc phục. Phụ lục XI.
5. Xác định vật tư, lương thực,
nước uống, nhu yếu phẩm thiết yếu. Phụ lục XIII.
|
2
|
Lượng mưa trong 24h trên
500mm, nhóm đất đã tơi xốp, bở rời, đất sườn tàn tích; độ dốc cao trên 25%;
thời gian mưa trước đó trên 2 ngày
|
- Vùng xảy ra mưa lớn;
- Các huyện Hạ Hòa, Tân Sơn,
Thanh Sơn, Yên lập, Đoan Hùng, Phù Ninh, Cẩm Khê…. cảnh báo xảy ra lũ quét, sạt
lở đất
- Khu vực vùng đồi, núi, thượng
lưu sông suối đã có mưa nhiều ngày, đất đai đạt đến độ bão hòa;
- Khu vực dân cư, nhà cửa ven
đồi núi, sông suối;
- Khu dân cư, nhà cửa ở các
khu đồi trọc, hạ lưu các sông suối,…
- Cơ sở hạ tầng
|
- Phương án di dời sơ tán
dân;
- Phương án tìm kiếm cứu nạn
người, tài sản bị lũ quét, sạt lở đất vùi lấp;
- Phương án hỗ trợ dân khắc
phục hậu quả;
- Phương án khắc phục giao
thông
|
4.4 Các
phương án, giải pháp ứng phó với từng kịch bản
4.4.1. Khi lũ quét, sạt lở
có rủi ro thiên tai cấp 2
Kịch bản: Lượng mưa trong 24h từ
200-500mm, nhóm đất đã tơi xốp, bở rời, đất sườn tàn tích; độ dốc cao trên 25%;
thời gian mưa đã xảy ra trước đó trên 2 ngày.
Phương án, giải pháp ứng phó với
kịch bản trong trường hợp này như sau:
a) Công tác chỉ đạo chỉ huy.
- Chỉ đạo công tác trực ban 24/24h
để theo dõi, nắm bắt thông tin, truyền tải thông tin và xử lý các tình huống
khi xảy ra sự cố; bố trí lãnh đạo chủ chốt thường trực khi thấy xuất hiện có
mưa lớn, dài ngày để xử lý các tình huống đề phòng xảy ra lũ quét, sạt lở đất;
- Chỉ đạo công tác phòng,
tránh: Tiếp tục chỉ đạo bằng các công điện, thông báo, văn bản chỉ đạo các cấp
và các cơ quan có liên quan tổ chức phòng, tránh ứng phó với mưa lớn;
- Chỉ đạo công tác đảm bảo an
toàn cho người dân, hoạt động sinh hoạt, sản xuất của người dân bị ảnh hưởng;
cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm khu vực dễ bị chia cắt;
- Chỉ đạo các lực lượng tham
gia ứng phó tại hiện trường; công tác tìm kiếm, cứu nạn, hỗ trợ khắc phục nhanh
các sự cố để sớm ổn định đời sống nhân dân khu vực bị lũ quét, sạt lở đất; các
lực lượng chính bao gồm Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh;
- Tổ chức các đoàn công tác kiểm
tra hiện trường, tùy theo tình hình để đưa ra các quyết định ứng phó; tổ chức
khắc phục nhanh để sớm ổn định đời sống của nhân dân vùng bị ảnh hưởng.
b) Công tác huy động lực lượng,
phương tiện tại chỗ
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh xây dựng
phương án cụ thể huy động lực lượng, chuẩn bị phương tiện, vật tư để có kế hoạch
sử dụng ứng phó với kịch bản trên địa bàn tỉnh; các sở, ban, ngành, các cơ
quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh tổ chức lực lượng, chuẩn bị
phương tiện, vật tư để có thể huy động, trưng dụng trong trường hợp cần thiết.
- Cấp huyện, cấp xã xây dựng
phương án huy động lực lượng, chuẩn bị phương tiện, vật tư tại chỗ trên địa bàn
để huy động khi cần thiết và phối hợp với các lực lượng cấp trên để sẵn sàng ứng
phó khi có tình huống xảy ra.
- Công việc cần giao cho các lực
lượng đã huy động bao gồm:
+ Xác định các địa điểm sơ tán;
hỗ trợ, di dời dân đến nơi an toàn trước khi xảy ra lũ quét hoặc sạt lở đất; ưu
tiên sơ tán trước các đối tượng dễ bị tổn thương: người già, phụ nữ, trẻ em,
người tàn tật, v.v…và phải đảm bảo các yêu cầu tối thiểu về chỗ ở, chất đốt, nước
sạch, lương thực; dịch vụ y tế, vệ sinh môi trường;
+ Thực hiện hoạt động tìm kiếm,
cứu nạn người bị vùi lấp, mất tích; cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực,
thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị sạt lở; hỗ trợ
chỗ ở cho những hộ bị mất nhà ở do lũ quét, sạt lở đất gây ra. Bảo đảm an ninh,
trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy
ra thiên tai.
+ Tổ chức cắm biển báo, bố trí
lực lượng ứng trực chốt, chặn, cấm người, phương tiện qua lại ở những đoạn đường
bị ngập; Xử lý các điểm ách tắc giao thông do sạt lở gây ra.
c) Công tác vật tư, hậu cần
tại chỗ
- Sở Công Thương xây dựng
phương án dự trữ, chuẩn bị, huy động lương thực, thực phẩm, vật tư, nhu yếu phẩm;
Sở Y tế xây dựng phương án chuẩn bị lực lượng, phương tiện, thiết bị y tế, thuốc
chữa bệnh, hóa chất xử lý môi trường, tiêu độc, khử trùng, phòng dịch theo cơ số
quy định vật tư, cơ số thuốc cấp tỉnh để huy động khi tình huống xảy ra; Vật
tư, lương thực hỗ trợ cho các khu vực bị có thể bị chia cắt.
- Tiếp tục tuần tra, túc trực tại
các điểm xung yếu trên địa bàn; Trong trường hợp phát sinh tình huống khẩn cấp
thì tích cực ứng phó, hỗ trợ nhân dân ứng phó và bổ sung, dự trữ lương thực,
nhu yếu phẩm từ những người dân.
- Đảm bảo vật tư, phương tiện,
trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ phòng chống lũ quét, sạt lở đất. Thống kê
vật tư, phương tiện, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn của các đơn vị và địa
phương; Phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị/địa phương sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi
có lệnh điều động.
4.4.2. Khi lũ quét, sạt lở
có rủi ro thiên tai cấp 3
Kịch bản: Lượng mưa trong 24h
trên 500mm, nhóm đất đã tơi xốp, bở rời, đất sườn tàn tích; độ dốc cao trên
25%; thời gian mưa đã xảy ra trước đó trên 2 ngày.
Phương án, giải pháp ứng phó với
kịch bản trong trường hợp này của cấp tỉnh như sau:
a) Công tác chỉ đạo chỉ huy
Công tác chỉ đạo chỉ huy được
thực hiện các nội dung như với RRTT cấp 2 và thêm các nội dung sau:
- Triển khai thực hiện các chỉ
đạo của Trung ương;
- Quyết định hỗ trợ người dân
vùng bị ảnh hưởng;
- Chỉ đạo công tác sơ tán dân
hoặc hỗ trợ dân di dời đến nơi ở mới;
- Lực lượng Bộ Chỉ huy quân sự
tỉnh, Công an tỉnh thực hiện việc ứng phó, cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn.
b) Lực lượng, phương tiện và
hậu cần tại chỗ
- Huy động lực lượng, phương tiện
để cứu chữa kịp thời những người bị thương; người bị thương nặng phải được chuyển
nhanh lên tuyến trên để cứu chữa; khẩn trương tìm kiếm những người còn mất
tích;
- Huy động lực lượng để sơ tán,
di chuyển những người còn sống sót tới nơi an toàn; dựng lều bạt; cứu trợ khẩn
cấp các điều kiện thiết yếu cho đồng bào; động viên, thăm hỏi, chia sẻ đau
thương mất mát, hỗ trợ kịp thời về vật chất và tinh thần cho những người bị mất
người thân, mất mát tài sản;
- Huy động lực lượng phối hợp với
cộng đồng thôn, bản và thân nhân người bị nạn thực hiện việc chôn cất người bị chết
theo phong tục của địa phương và thực hiện kịp thời hỗ trợ mai táng phí;
- Thống kê, đánh giá mức độ thiệt
hại thực tế, đối chiếu chính sách quy định hiện hành để trình Trưởng Ban chỉ đạo
Trung ương về PCTT hoặc Chính phủ xét, quyết định mức cứu trợ khẩn cấp cho các
gia đình bị thiệt hại do thiên tai gây ra;
- Tổ chức khắc phục hậu quả do
lũ quét, sạt lở đất gây ra, gồm:
+ Hệ thống thông tin liên lạc
phải được ưu tiên hàng đầu để chính quyền ở cấp cơ sở báo cáo được tình hình
thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn và những yêu cầu cần được cứu hộ, cứu
nạn, cứu trợ khẩn cấp;
+ Hệ thống giao thông, cầu cống
và đường dân sinh đảm bảo cho công tác cứu hộ, cứu nạn, công tác cứu trợ khẩn cấp
có thể tiếp cận sớm nhất với đồng bào vùng bị thiên tai;
+ Dọn dẹp vệ sinh môi trường, đặc
biệt là môi trường để phòng tránh dịch bệnh phát sinh. Khi phát hiện có dấu hiệu
của dịch bệnh phải tập trung lực lượng, phương tiện khoanh vùng, bao vây, dập tắt
dịch trong thời gian ngắn nhất, hạn chế lây lan ra cộng đồng;
- Thực hiện cứu hộ, cứu nạn đối
với người, công trình và cơ sở hạ tầng khu vực bị thiệt hại;
- Triển khai lực lượng đảm bảo
an ninh trật tự khu vực bị thiệt hại.
5. Ứng phó với
rét hại, sương muối:
5.1 Thời
điểm ứng phó với rét hại, sương muối
- Nhiệt độ trung bình từ 4-8 độ
ở vùng miền núi, từ 8-13 độ ở vùng đồng bằng;
- Nhiệt độ trung bình từ 4-8 độ
ở vùng đồng bằng; 0-4 độ ở vùng miền núi;
5.2 Xác định
các kịch bản ứng phó với rét hại, sương muối
- Tin dự báo, cảnh báo nhiệt độ
không khí trung bình các vùng trên địa bàn tỉnh: từ 4-8 độ kéo dài 5-10 ngày,
0-4 độ kéo dài 3-5 ngày, trong đó có ngày xuất hiện sương muối, băng tuyết; từ
8-13 độ kéo dài trên 10 ngày (Rủi ro thiên tai cấp 1).
- Tin dự báo, cảnh báo nhiệt độ
không khí trung bình các vùng trên địa bàn tỉnh: từ 4-8 độ kéo dài trên 10 ngày
và 0-4 độ kéo dài 5-10 ngày; trong đó có ngày xuất hiện sương muối, băng tuyết
(Rủi ro thiên tai cấp 2)
Tình hình rét hại, sương muối với
thời gian kéo dài, duy trì nền nhiệt độ kết hợp với các hình thế thời tiết nguy
hiểm,… vật nuôi, cây trồng và sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
5.3 Nội
dung phương án ứng phó
5.3.1 Rét hại, sương muối có
rủi ro thiên tai cấp 1
Kịch bản: Nhiệt độ không khí
trung bình các vùng trên địa bàn tỉnh: từ 4-8 độ kéo dài 5-10 ngày, 0-4 độ kéo
dài 3-5 ngày, trong đó có ngày xuất hiện sương muối, băng tuyết; từ 8-13 độ kéo
dài trên 10 ngày
- Văn phòng Thường trực Ban Chỉ
huy PCTT và TKCN tỉnh chủ động cập nhật các bản tin cảnh báo sớm và tham mưu,
ban hành các công điện, văn bản chỉ đạo ứng phó với rét hại, sương muối tới các
ngành, các cấp để chủ động phòng tránh;
- Chỉ đạo các huyện, thị xã,
thành phố căn cứ tình tình thực tế khẩn trương triển khai Phương án, Kế hoạch
phòng, chống, ứng phó với rét hại, sương muối đối với vật nuôi, cây trồng và hoạt
động sản xuất,…
5.3.2. Rét hại, sương muối
có rủi ro thiên tai cấp 2
Kịch bản: Nhiệt độ không khí
trung bình các vùng trên địa bàn tỉnh: từ 4-8 độ kéo dài trên 10 ngày và 0-4 độ
kéo dài 5-10 ngày; trong đó có ngày xuất hiện sương muối, băng tuyết.
Phương án, giải pháp ứng phó với
kịch bản trong trường hợp này của cấp tỉnh như sau:
- Chỉ đạo phòng chống rét cho
người, đặc biệt lưu ý đối tượng dễ bị tổn thương như người già, trẻ em, người
khuyết tật;
+ Quyết định cho học sinh nghỉ
học đối với từng vùng theo quy định;
+ Đảm bảo an toàn cho người
già;
+ Kiểm tra, rà soát các hoạt động
sưởi ấm;
- Chỉ đạo phương án đảm bảo an
toàn cho gia súc, gia cầm:
+ Tổ chức che chắn, bảo vệ gia
súc, gia cầm;
+ Bảo đảm nguồn thức ăn cho gia
súc;
- Chỉ đạo phương án đảm bảo an
toàn cho hoạt động sản xuất:
+ Che chắn, bảo vệ cây trồng và
vật nuôi khi cần thiết;
+ Thu hoạch sớm mùa vụ;
+ Ổn định sản xuất; hỗ trợ gạo
cứu đói cho các hộ bị mất mùa do thiên tai,…
+ Hỗ trợ vật tư, giống cây trồng,
vật nuôi cho các hộ dân bị thiệt hại;
- Chỉ đạo phương án khắc phục
và phục hồi sản xuất sau thiên tai (chuẩn bị đủ cơ số về giống cây trồng, vật
nuôi);
- Xây dựng kế hoạch dự trữ
lương thực, nhu yếu phẩm, thức ăn chăn nuôi;
- Bố trí lực lượng, phương tiện
để xử lý, khắc phục thiên tai.
6. Ứng
phó với lốc xoáy, sét, mưa đá
6.1 Thời
điểm ứng phó
- Cường độ xảy ra lốc, sét, mưa
đá trung bình;
- Cường độ xảy ra lốc, sét, mưa
đá mạnh.
6.2 Xác định
các kịch bản ứng phó
- Lốc, sét, mưa đá xảy ra với
cường độ trung bình, trên phạm vi nhỏ (RRTT cấp 1);
- Lốc, sét, mưa đá xảy ra với
cường độ mạnh, trên phạm vi rộng (RRTT cấp 2).
6.3. Nội
dung phương án ứng phó
6.3.1 Lốc, sét, mưa đá xảy
ra với cường độ trung bình, trên phạm vi nhỏ (Rủi ro thiên tai cấp 1)
Phương án, giải pháp ứng phó
trong trường hợp này của cấp tỉnh như sau:
a) Lực lượng, phương tiện và vật
tư tại chỗ:
- Đảm bảo an toàn cho người:
Khuyến cáo người dân
+ Không ở trong những căn nhà tạm,
yếu; tìm nơi trú ẩn an toàn khi có lốc và mưa đá (không di chuyển đến dưới các
cây lớn, nhà tạm);
+ Việc sử dụng điện thoại, điện
gia dụng khi có sấm sét (rút phích cắm, ăng ten tivi và những đồ điện tử đang sử
dụng. Trường hợp trục trặc lưới điện chung thì tốt nhất nên ngắt cầu dao hoặc
rút hết phích cắm của các đồ điện trong gia đình ra khỏi ổ điện;
+ Không nên ra ngoài lúc trời
có mưa dông kèm theo sấm sét và không được lại gần nơi có dây điện rơi xuống;
+ Nếu ở ngoài trời khi mưa dông
có nguy cơ bị sét đánh phải tìm chỗ trú ẩn an toàn, không đứng trên đồi cao hay
những khoảng đất trống, rộng như cánh đồng, sân chơi... không núp dưới cây cao
ngoài đồng trống; không khuân vác vật dụng bằng kim loại như cuốc, xẻng, búa,
liềm...;
+ Nếu đang làm ngoài đồng, nên
chạy đến nơi nào gần nhất để giữ mình được khô ráo. Nếu không kịp đến nơi an
toàn, thì nên núp nơi thấp nhất, thu mình và chụm hai chân lại;
+ Nếu đang đi ngoài đường mà gặp
mưa đá, phải dừng lại tìm chỗ ẩn, đội mũ bảo hiểm để tránh đá rơi vào đầu, chờ
đá trên đường tan hết mới tiếp tục đi để tránh trơn ngã.
- Đảm bảo an toàn cho nhà cửa,
công trình và tài sản: Khuyến cáo người dân, đơn vị, doanh nghiệp:
+ Lắp đặt hệ thống cột thu lôi,
cột chống sét thích hợp cho từng công trình;
+ Xây dựng các công trình, nhà ở
kiên cố, thường xuyên chằng chống nhà cửa để tăng độ vững chắc nhằm đề phòng lốc
xoáy, gió giật, mưa đá. Ở các nơi trống trải, nếu nhà ở lợp bằng lá, tôn tráng
kẽm, fibro xi măng, ngói có thể dằn lên mái nhà các loại thanh nẹp bằng gỗ, sắt,
dây kẽm cỡ lớn hoặc các bao chứa cát để hạn chế tốc mái khi có lốc xoáy, gió giật;
- Cứu hộ, cứu nạn người, nhà cửa
bị sập do lốc sét gây ra; hỗ trợ nhà ở tạm cho các hộ dân bị mất nhà ở;
Khắc phục hậu quả do lốc, sét,
mưa đá: huy động lực lượng, phương tiện, vật chất trang bị để nhanh chóng giải
quyết hậu quả, tập trung một số công việc như: Thu dọn cành cây đổ; sửa chữa,
khắc phục nhà sập, nhà tốc mái...; cứu trợ các cá nhân, gia đình khó khăn; thống
kê và đánh giá thiệt hại.
b) Công tác chỉ đạo, chỉ huy tại
chỗ:
+ Chủ động cập nhật các bản tin
cảnh báo sớm và ban hành các Công điện, thông báo về chỉ đạo ứng phó với thiên
tai lốc, sét, mưa đá tới các cấp, các ngành để chủ động phòng tránh;
+ Căn cứ vào dự báo, cảnh báo,
tính chất và diễn biến thực tế của từng loại thiên tai, Ban Chỉ huy PCTT và
TKCN tỉnh chỉ đạo Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, ngành triển khai biện pháp ứng
phó phù hợp với từng tình huống cụ thể.
6.3.2. Lốc, sét, mưa đá xảy
ra với cường độ mạnh, phạm vi rộng (Rủi ro thiên tai cấp 2)
Phương án, giải pháp ứng phó
trong trường hợp này của cấp tỉnh như sau:
a) Công tác chỉ đạo, chỉ huy:
- Chỉ đạo trực tiếp tại hiện
trường;
- Chỉ huy lực lượng hỗ trợ dân ứng
phó và khắc phục hậu quả do lốc, sét và mưa đá gây ra.
b) Lực lượng, phương tiện và vật
tư tại chỗ:
- Ngành điện chủ động cắt điện
cục bộ tại nơi xảy ra sự cố ngay khi phát hiện tình trạng mất an toàn trong vận
hành lưới điện do bị ảnh hưởng của dông, lốc xoáy, mưa đá, sét. Sau khi khắc phục,
sửa chữa và đảm bảo chắc chắn an toàn của hệ thống điện thì phải khôi phục lại
ngay việc cung cấp điện cho khu vực để nhân dân ổn định sinh hoạt và sản xuất;
- Huy động lực lượng, phương tiện
để hỗ trợ các gia đình sửa chữa gia cố công trình, nhà ở dân cư bị hư hỏng, thu
dọn cây xanh bị ngã đổ và xử lý vệ sinh môi trường theo quy định;
- Huy động lực lượng, phương tiện
y tế để kịp thời cứu trợ các cá nhân, hộ gia đình bị thiệt hại sau thiên tai;
- Huy động lực lượng, phương tiện
để thu dọn cây xanh, xử lý môi trường sau thiên tai;
- Huy động lực lượng để cứu hộ,
cứu nạn và hỗ trợ người, nhà cửa và các vật dụng khác
7. Ứng
phó với nắng nóng
7.1 Thời
điểm ứng phó với nắng nóng
- Nhiệt độ cao từ 39°C-40°C kéo
dài từ 5-10 ngày;
- Nhiệt độ cao trên 40°C kéo
dài từ 5-10 ngày;
- Nhiệt độ cao trên 40°C kéo
trên 10 ngày.
7.2 Các kịch
bản ứng phó với nắng nóng
- Nhiệt độ cao nhất trong ngày
lên đến 39°C, 40°C kéo dài từ 5-10 ngày hoặc nhiệt độ cao nhất trong ngày trên
40°C kéo dài từ 3-5 ngày (RRTT cấp 1);
- Nhiệt độ cao nhất trong ngày
lên đến 39°C, 40°C kéo dài từ trên 10 ngày hoặc nhiệt độ cao nhất trong ngày
trên 40°C kéo dài từ 5-10 ngày (RRTT cấp 2);
- Nhiệt độ cao nhất trong ngày
trên 40°C kéo dài trên 10 ngày (RRTT cấp 3).
7.3 Ứng
phó với các kịch bản
7.3.1 Nắng nóng có rủi ro
thiên tai cấp 1
Kịch bản: Nhiệt độ cao nhất trong
ngày lên đến 39°C, 40°C kéo dài từ 5-10 ngày hoặc nhiệt độ cao nhất trong ngày
trên 40°C kéo dài từ 3-5 ngày.
- Căn cứ vào dự báo, cảnh báo,
tính chất và diễn biến thực tế của từng loại thiên tai, Ban Chỉ huy PCTT và
TKCN tỉnh chỉ đạo Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, ngành triển khai biện pháp ứng
phó phù hợp với từng tình huống cụ thể.
7.3.2 Nắng nóng có rủi ro
thiên tai cấp 2
Kịch bản: Nhiệt độ cao nhất
trong ngày lên đến 39°C, 40°C kéo dài từ trên 10 ngày hoặc nhiệt độ cao nhất
trong ngày trên 40°C kéo dài từ 5-10 ngày
Phương án, giải pháp ứng phó
trong trường hợp này của cấp tỉnh như sau:
a) Công tác chỉ đạo, chỉ huy
- Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh
chỉ đạo cập nhật các bản tin cảnh báo sớm và ban hành các văn bản để chỉ đạo ứng
phó với nắng nóng tới các ngành và cấp huyện, xã bị ảnh hưởng để chủ động phòng
tránh; Căn cứ vào dự báo, cảnh báo, tính chất và diễn biến thực tế để chỉ đạo
triển khai biện pháp ứng phó phù hợp với từng tình huống cụ thể;
- Chỉ đạo các sở, ban ngành,
các huyện, thành, thị tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định
công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường; chỉ đạo các bệnh viện,
các trung tâm y tế đảm bảo tốt nhất việc khám chữa bệnh, sơ cứu, cấp cứu người
bệnh trong những ngày nắng nóng.
b) Lực lượng, vật tư, phương
tiện tại chỗ
- Sở Thông tin và Truyền thông
chỉ đạo cơ quan thông tấn, báo chí phát thanh, truyền hình trên địa bàn tỉnh, hệ
thống truyền thanh của địa phương để truyền tải các bản tin dự báo, cảnh báo về
nắng nóng và hướng dẫn kiến thức, kỹ năng ứng phó với nắng nóng;
- Chỉ đạo các địa phương triển
khai các biện pháp bảo vệ sức khỏe, phòng bệnh, đặc biệt là cho trẻ em và người
già;
- Khuyến cáo người dân hạn chế
ra đường trong những ngày nắng nóng, khi ra đường phải có biện pháp bảo vệ, che
tránh;
- Phân luồng giao thông, tổ chức
kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm quy định, đảm bảo cho người dân tham gia
giao thông thông suốt, nhất là trong những giờ cao điểm nắng nóng;
- Chỉ đạo công tác phòng, chống
đuối nước;
- Thực hiện các biện pháp tiết
kiệm nguồn nước; xây dựng kế hoạch sản xuất hợp lý, bố trí diện tích và cơ cấu,
thời vụ gieo trồng phù hợp với năng lực nguồn nước hiện có, phòng chống sâu bệnh,
dịch bệnh, đặc biệt cần chú ý đến tình huống cháy rừng trong thời gian xảy ra nắng
nóng;
- Tăng cường công tác nạo vét,
gia cố, duy tu sửa chữa hệ thống kênh tưới để đảm bảo đủ cung cấp nước phục vụ
sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sinh hoạt. Chuẩn bị phương tiện,
trang thiết bị hỗ trợ cấp nước phòng, chống hạn khi cần thiết;
- Tổ chức vận hành các công
trình thủy lợi, các cống lấy nước, trạm bơm nước tưới đảm bảo điều kiện các
công trình thủy lợi vận hành tốt, cung cấp đủ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp,
nuôi trồng thủy sản, phòng, chống cháy rừng, hạn chế ô nhiễm nguồn nước;
- Rà soát cây trồng trên các
tuyến phố, thực hiện trồng mới thay thế cây có dấu hiệu chết, khô héo;
- Khuyến khích các tổ chức kinh
tế, xã hội, người dân lắp đặt hệ thống thu năng lượng mặt trời; nhằm giảm thiểu
tối đa ảnh hưởng của nắng nóng đồng thời cung cấp năng lượng sạch, phục vụ cho
nhu cầu sản xuất, sinh hoạt.
7.3.3 Nhiệt độ cao trên 40°C
kéo dài trên 10 ngày (RRTT cấp 3)
Tiếp tục triển khai phương án
như đối với rủi ro thiên tai cấp độ 2 và thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm
sau:
Phương án, giải pháp ứng phó
trong trường hợp này của cấp tỉnh như sau:
a) Công tác chỉ đạo, chỉ huy
cấp tỉnh
- Chỉ đạo Sở Y tế triển khai
công tác phòng chống dịch bệnh mùa hè, không để bùng phát dịch bệnh; bổ sung thêm
phòng khám, giường bệnh để khám chữa bệnh, sơ cứu, cấp cứu người bệnh trong những
ngày nắng nóng;
- Kiểm tra, giám sát việc chấp
hành các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Chỉ đạo công tác phòng, chống
đuối nước, đặc biệt là tai nạn đuối nước trẻ em trong dịp hè.
b) Phương án ứng phó
- Rà soát, đảm bảo điều kiện
sinh hoạt và sức khỏe cho người già, trẻ nhỏ tại các trung tâm bảo trợ xã hội;
- Triển khai đồng bộ công tác
phòng, chống đuối nước, đặc biệt là tai nạn đuối nước trẻ em trong dịp hè;
- Xử lý kịp thời các sự cố về
điện; bố trí kế hoạch cắt điện hợp lý. Không cắt điện trong lúc cao điểm thời
tiết nắng nóng tại các khu vực trọng điểm và thời điểm nắng nóng nhất;
- Bổ sung các trạm bơm tăng áp
đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho người dân, hạn chế mức thấp nhất tình trạng mất
nước sạch cục bộ tại các khu dân cư. Trường hợp bị mất nước, thiếu nước phải bố
trí cấp nước lưu động;
- Xây dựng các biện pháp phòng
cháy chữa cháy; chuẩn bị sẵn sàng về thiết bị, phương tiện, nhân lực duy trì lệnh
trực 24/24 giờ sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi xảy ra cháy nổ.
D. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Ban
Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh
- Là cơ quan điều hành thống nhất
mọi hoạt động về công tác ứng phó với thiên tai trên địa bàn tỉnh; là cơ quan
thường trực điều phối công tác ứng phó với thiên tai của các cấp, các ngành
trong tỉnh với Trung ương.
- Tiếp nhận các bản tin dự báo,
cảnh báo của Trung ương, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Việt Bắc về thiên tai
và công điện, văn bản chỉ đạo của Trung ương để tổ chức triển khai thực hiện;
ban hành các công điện và các văn bản chỉ đạo yêu cầu các cấp, các ngành sẵn
sàng, chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai xảy ra.
- Tổ chức trực ban, kịp thời
thông tin, cảnh báo cho các sở, ngành, huyện, thành phố triển khai các biện
pháp phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.
- Các thành viên của Ban Chỉ
huy PCTT và TKCN tỉnh trực tiếp kiểm tra, thực hiện công tác phòng, chống, ứng
phó với thiên tai theo nhiệm vụ được phân công và lĩnh vực ngành phụ trách. Phối
hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức và vận động cán bộ, hội viên, đoàn viên thực
hiện nhiệm vụ phòng chống và ứng phó kịp thời khi có thiên tai xảy ra.
2. Các sở,
ban, ngành và các tổ chức cá nhân, đoàn thể
2.1. Sở
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Thực hiện nhiệm vụ thường trực
công tác phòng chống thiên tai của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh; tham mưu cho
Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh công tác chỉ đạo chỉ huy ứng phó, phòng tránh đối
với từng loại hình thiên tai tương ứng với cấp độ RRTT; tổng hợp, báo cáo về
thiệt hại và những diễn biến của thiên tai trên địa bàn tỉnh theo quy định.
- Chỉ đạo, hướng dẫn về công
tác sản xuất nông nghiệp, vật nuôi, cây trồng; đảm bảo an toàn công trình đê điều,
thủy lợi; Công tác khắc phục hậu quả thiên tai liên quan đến lĩnh vực quản lý.
- Tổng hợp tình hình thiệt hại
về nông, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản theo quy định, đề xuất các biện pháp
khôi phục sản xuất; phối hợp với các ngành đề xuất cơ chế chính sách, phương án
khắc phục hậu quả thiên tai xảy ra trên địa bàn với UBND tỉnh và các Bộ, Ngành
Trung ương; xây dựng kế hoạch phục hồi sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc
việc triển khai thực hiện nội dung này trên địa bàn tỉnh; định kỳ hằng năm
(tháng 12), tổng hợp, báo cáo kết quả triển khai thực hiện gửi Bộ Nông nghiệp
và PTNT và UBND tỉnh theo quy định. Chỉ đạo đảm bảo công tác trực ban của Văn
phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để thực hiện các nhiệm vụ theo
quy định.
2.2. Bộ
chỉ huy quân sự tỉnh
- Thực hiện nhiệm vụ của Cơ
quan Thường trực Tìm kiếm cứu nạn; tham mưu, chỉ đạo công tác cứu hộ cứu nạn
trong ứng phó thiên tai; kiểm tra, đôn đốc hướng dẫn Uỷ ban nhân dân huyện,
thành, thị các ngành các đơn vị chuẩn bị đầy đủ lực lượng và phương tiện sẵn
sàng ứng cứu khi có sự cố, thiên tai xảy ra trong từng kịch bản của phương án ứng
phó thiên tai.
- Chủ trì, phối hợp với Công an
tỉnh, Sở Giao thông vận tải, các sở ngành, cơ quan đơn vị có liên quan xây dựng
kế hoạch huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ, phương án cứu hộ, tìm kiếm cứu
nạn ứng với từng loại hình thiên tai, tình huống, cấp độ thiên tai để tổ chức
thực hiện hiệu quả khi có thiên tai xảy ra; bảo đảm quân đội là lực lượng chủ lực,
nòng cốt trong công tác tìm kiếm cứu nạn; trực tiếp điều phối các lực lượng vũ
trang… trên địa bàn tỉnh để tránh chồng chéo; phối hợp với các lực lượng quân đội
cấp trên đóng quân trên địa bàn trong công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, sơ tán
dân, cứu sập công trình, khắc phục sự cố khi xảy ra thiên tai trên địa bàn tỉnh.
- Kiểm tra đôn đốc hướng dẫn
các huyện, thành phố, rà soát thống kê các phương tiện vật tư cần thiết phục vụ
công tác tìm kiếm cứu nạn đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; bố trí phương tiện,
lực lượng sẵn sàng, hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng tìm kiếm cứu nạn của
các huyện, thành phố, các ngành, các đơn vị thuộc Quân khu 2, các đơn vị quân đội
đóng trên địa bàn để tham gia cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn khi cần thiết, bảo đảm
sát với thực tế của từng vùng, khu vực trong tỉnh và phù hợp với diễn biến
thiên tai, sự cố, tai nạn; chủ động phòng ngừa, ứng phó, giải quyết tốt hậu quả
trong mọi tình huống.
- Hỗ trợ các địa phương, đơn vị
trong công tác tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập phòng, chống thiên tai và
tìm kiếm cứu nạn, đặc biệt xây dựng lực lượng xung kích phòng chống thiên tai,
hướng dẫn kỹ năng để ứng phó, cứu nạn, cứu hộ kịp thời, hiệu quả các tình huống
sự cố, thiên tai.
2.3.
Công an tỉnh
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc
Công an tỉnh phối hợp các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương tổ chức
thực hiện hiệu quả phương án đảm bảo an ninh, trật tự khi xảy ra thiên tai; bảo
vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, Nhà nước và các doanh nghiệp; bố
trí lực lượng, phương tiện thường trực 24/24h, sẵn sàng tham gia cứu nạn, cứu hộ,
di dời dân theo chỉ đạo của UBND tỉnh và Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.
- Xây dựng và triển khai phương
án phòng cháy chữa cháy.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và
Môi trường tỉnh, Sở Giao thông vận tải và UBND các huyện, thành, thị kiểm tra,
xử lý các hành vi khai thác tài nguyên, khoáng sản trái phép, nhất là khai thác
cát, sỏi, đất trái phép…gây sạt lở đất, sạt lở bờ sông, suối, ngòi, công trình
phòng, chống thiên tai.
2.4. Đài
Khí tượng Thuỷ văn khu vực Việt Bắc
Thực hiện cung cấp kịp thời các
bản tin dự báo, cảnh báo, thông báo về tình hình diễn biến thời tiết, thiên tai
và các số liệu khí tượng thủy văn cho Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, Đài Phát
thanh và Truyền hình và các cơ quan đơn vị có liên quan để phục vụ công tác chỉ
đạo điều hành thông tin đến các cấp chính quyền, cơ quan đơn vị và nhân dân
trong tỉnh biết để phòng tránh, ứng phó kịp thời.
2.5. Sở
Tài nguyên và Môi trường
Chỉ đạo công tác cảnh báo thiên
tai; chịu trách nhiệm chỉ đạo triển khai công tác bảo vệ môi trường vùng thiên
tai, tham mưu UBND tỉnh trong lĩnh vực ứng phó thảm họa về môi trường và các
lĩnh vực thuộc ngành quản lý;
2.6. Sở
Giao thông vận tải
- Xây dựng kế hoạch, phương án
huy động lực lượng, vật tư, phương tiện của ngành tham gia công tác phòng chống
thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, bảo đảm an toàn giao thông trước, trong và sau
thiên tai đối với từng loại thiên tai tương ứng với cấp độ RRTT từ cấp 2 trở
lên. Kiểm tra, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư cần thiết để ứng
cứu và xử lý kịp thời khi các công trình giao thông bị hư hỏng đảm bảo giao
thông thông suốt.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ
huy Quân sự tỉnh, các sở, ngành, địa phương có liên quan ứng phó thiên tai thảm
họa: Hàng không dân dụng, đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; Phối hợp với
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Ngoại vụ đề nghị máy bay tham gia thực hiện tìm kiếm
cứu nạn khi xảy ra thảm họa; Phối hợp với Công an tỉnh đảm bảo giao thông phục
vụ khi có thiên tai, thảm họa xảy ra.
2.7. Sở
Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo công tác thông tin
tuyên truyền về thiên tai; đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong mọi tình
huống thiên tai xảy ra; phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông, thông tin di
động kiểm tra các trạm tiếp sóng viễn thông, bảo đảm cho mạng thông tin phục vụ
công tác chỉ đạo, điều hành, tiếp nhận, xử lý thông tin trong công tác phòng,
chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thông suốt trong mọi tình huống; có kế hoạch
phối hợp sử dụng hệ thống thông tin nội bộ của lực lượng vũ trang trong tỉnh
khi cần thiết.
- Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành thuộc tỉnh có liên quan xây dựng kế hoạch đảm bảo quyền ưu tiên sử dụng
các phương tiện thông tin liên lạc phục vụ chỉ đạo, điều hành trong các tình huống
thiên tai.
- Chỉ đạo các cơ quan thông tin
kịp thời thông tin cảnh báo, dự báo thiên tai trên các phương tiện thông tin đại
chúng cho nhân dân trong tỉnh biết và chủ động phòng, tránh.
2.8. Sở
Công Thương
- Xây dựng kế hoạch, dự trữ cấp
tỉnh về lương thực, thực phẩm, vật tư, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ đời sống
nhân dân vùng thiên tai; chỉ đạo thực hiện việc đảm bảo an toàn các khu vực
khai thác khoáng sản, an toàn điện, hóa chất độc hại, các cơ sở công nghiệp và
bình ổn giá cả thị trường khi có thiên tai, thảm họa xảy ra.
- Chỉ đạo Công ty Điện lực Phú
Thọ triển khai phương án đảm bảo an toàn cho hệ thống, mạng lưới điện kịp thời
xử lý các sự cố điện để phục vụ đời sống và sản xuất.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ
huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, các sở, ngành thuộc tỉnh có liên quan ứng phó
các thảm họa vỡ đập, xả lũ hồ thủy điện và tán phát hóa chất độc hại ra môi trường;
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu
tư xây dựng kế hoạch dự trữ nguồn năng lượng để duy trì các hoạt động quốc
phòng, an ninh, kinh tế - xã hội và phục vụ nhiệm vụ phòng thủ dân sự tỉnh.
2.9. Sở
Lao động, Thương binh và Xã hội
Thực hiện công tác cứu trợ xã hội
trong việc khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa; tham mưu đề xuất UBND tỉnh và
thực hiện chế độ, chính sách xã hội hỗ trợ các đối tượng bị thiệt hại ở các địa
phương vùng bị thiên tai, thảm họa; triển khai chương trình phòng chống tai nạn
thương tích trẻ em.
2.10. Sở
Giáo dục và Đào tạo
Xây dựng kế hoạch, phương án
công tác đảm bảo an toàn cho học sinh, sinh viên và giáo viên khi có thiên tai,
thảm họa xảy ra. Thông báo kịp thời cho các trường học trên địa bàn tỉnh khi có
lệnh cho học sinh, sinh viên tạm nghỉ học phòng, tránh thiên tai.
2.11. Sở
Y tế
- Xây dựng kế hoạch, phương án
chuẩn bị đủ vật tư, cơ số thuốc và các thiết bị y tế … và phân công các đội y tế
cơ động ứng trực, sẵn sàng hỗ trợ các địa phương khi bị ảnh hưởng thiên tai;
phương án đảm bảo an toàn về người, tài sản, cơ sở vật chất y tế thuộc lĩnh vực
ngành quản lý; phương án xử lý dịch bệnh sau thiên tai triển khai khám chữa bệnh
cho nhân dân bị ảnh hưởng thiên tai.
- Củng cố kiện toàn các đội cấp
cứu lưu động, đội phòng chống dịch bệnh vệ sinh môi trường; thông báo số máy
thường trực ở bệnh viện tỉnh, huyện và các khu vực khi có thiên tai xảy ra; đảm
bảo khám, chữa và cấp cứu trong mọi tình huống.
2.12. Sở
Xây dựng
- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện
lập kế hoạch, phương án ứng phó thiên tai đối với công trình xây dựng, các khu
tái định cư, nhà xưởng, kho tàng, các khu xây dựng đô thị mới, nhà cao tầng
đang thi công, công trình công cộng và các khu nhà ở cũ yếu, hệ thống cấp,
thoát nước…
- Kiểm tra các chủ đầu tư và
UBND cấp huyện trong việc triển khai Phương án phòng chống thiên tai cho các
công trình nhất là các công trình đang thi công dở dang, các nhà cao tầng,
chung cư….
2.13.
Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, các cơ quan thông tấn, báo chí đóng trên địa
bàn tỉnh
- Phối hợp với Đài Khí tượng Thủy
văn khu vực Việt Bắc, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh theo dõi chặt chẽ tình hình
diễn biến thiên tai, tăng thời lượng cung cấp thông tin, dự báo tình hình diễn
biến thời tiết, thiên tai nhanh chóng, kịp thời, chính xác; hướng dẫn người dân
ứng phó với các sự cố có thể phát sinh khi thời tiết xấu hoặc thiên tai bất thường
xảy ra để nhân dân biết và chủ động phòng, tránh đạt hiệu quả. Thực hiện chế độ
phát tin cảnh báo, thông báo, truyền tin khi xảy ra thiên tai theo quy định.
- Triển khai Phương án đảm bảo
an toàn các cơ sở phát thanh, truyền hình, các công trình viễn thông, các trụ
ăng ten trong khu dân cư; phương án dự phòng và đảm bảo an toàn, thông suốt
liên lạc với Trung ương và địa phương.
2.14. Công
ty Điện lực Phú Thọ
- Lập phương án cấp điện phục vụ
sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong thời gian thiên tai, nhất là khi có lũ
lụt xảy ra; chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, vật tư dự phòng và nhân lực để
khắc phục nhanh các sự cố, hư hỏng của hệ thống lưới điện.
- Tổ chức kiểm tra hệ thống
cung cấp điện, đặc biệt là các vị trí xung yếu có nguy cơ sạt lở gây sự cố để
có biện pháp khắc phục, sửa chữa trước mùa mưa bão, nhằm hạn chế đến mức thấp
nhất các thiệt hại do thiên tai gây ra. Chỉ đạo công tác vận hành an toàn lưới
điện trong mùa mưa lũ; chuẩn bị phương án đảm bảo duy trì cung cấp điện cho các
đối tượng ưu tiên đặc biệt như: Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Đài Phát thanh
và Truyền hình tỉnh, Bệnh viện, trụ sở Thường trực Phòng chống thiên tai và Tìm
kiếm cứu nạn cấp tỉnh, cấp huyện.
2.15.
Công ty TNHH Nhà nước MTV Khai thác công trình thủy lợi
- Có biện pháp quản lý phân phối
nước hợp lý, sử dụng nước tiết kiệm và có hiệu quả, cấp nước cho sinh hoạt và
trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
- Có trách nhiệm đảm bảo an
toàn công trình thủy lợi, hồ đập, trạm bơm và xây dựng phương án ứng phó thiên
tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp đối với các hồ, đập do đơn vị quản
lý trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Nghị định 114/2008/NĐ-CP
ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính Phủ về Quản lý an toàn đập, hồ chứa.
- Chuẩn bị lực lượng, phương tiện,
trang thiết bị và nhiên liệu theo hương châm 4 tại chỗ để sẵn sàng ứng phó kịp
thời khi có sự cố xảy ra.
2.16.
Các thành viên khác của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh; các tổ chức, đoàn thể,
cơ quan, đơn vị liên quan
- Trực tiếp kiểm tra công tác
chuẩn bị phòng, chống, ứng phó trước khi thiên tai xảy ra theo lĩnh vực mình phụ
trách; kiểm tra, rà soát lại phương án ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro
thiên tai của ngành, đơn vị mình để thực hiện tốt nhiệm vụ.
- Phối hợp tuyên truyền nâng
cao nhận thức và vận động cán bộ, hội viên, đoàn viên thực hiện nhiệm vụ phòng
chống và ứng phó kịp thời khi có thiên tai xảy ra. Phối hợp với Ban Chỉ huy
PCTT và TKCN tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức cứu
trợ, phân phối hàng, tiền cho nhân dân.
- Các tổ chức, lực lượng đóng
trên địa bàn các huyện, thành phố, thị xã, phường, xã, thị trấn phải chịu mọi sự
điều động và chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND các huyện, thành
phố, thị xã và Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN địa phương đảm bảo cơ chế chỉ
huy tập trung, thống nhất trong công tác chuẩn bị, ứng phó và khắc phục hậu quả
đảm bảo quá trình xử lý được kịp thời, nhanh chóng và hiệu quả.
3. UBND
các huyện, thành, thị
- UBND các huyện, thành, thị rà
soát, xây dựng Phương án phòng, tránh, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro
thiên tai trên địa bàn các huyện, thành, thị. Chủ tịch UBND các huyện, thành,
thị chịu trách nhiệm chỉ đạo triển khai công tác ứng phó theo phương án đã lập
và yêu cầu các cơ quan, đơn vị trên địa bàn phải triển khai công tác phòng chống
thiên tai của đơn vị; trực tiếp chỉ huy và huy động nguồn lực theo thẩm quyền để
ứng phó thiên tai; chịu trách nhiệm thực hiện chỉ huy, chỉ đạo của các cơ quan
chỉ đạo phòng chống thiên tai cấp trên.
- Triển khai kịp thời công tác ứng
phó và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra trên địa bàn mình quản lý.
- Thống kê các thông tin, số lượng:
nhà ở (tạm, kiên cố), diện tích, số hộ dân, nhân khẩu, cơ sở vật chất hạ tầng
và tài sản của nhà nước và nhân dân trong khu vực có nguy cơ chịu ảnh hưởng của
thiên tai, xây dựng phương án cụ thể trong việc tổ chức di dời, sơ tán bảo vệ
dân ở vùng chịu ảnh hưởng của bão, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn.
- Thường xuyên đôn đốc, kiểm
tra các xã có kè, đê, tu sửa kịp thời những hư hỏng đảm bảo cho các tuyến đê, cống
dưới đê an toàn tuyệt đối. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá mức độ an
toàn các công trình thủy lợi, nhất là các hồ chứa vừa và nhỏ trên địa bàn, phối
hợp với Công ty TNHH NN MTV khai thác công trình thủy lợi Phú Thọ xây dựng
phương án phòng chống thiên tai bảo đảm an toàn trong mùa mưa bão. Tăng cường
kiểm tra và có biện pháp đảm bảo an toàn đối với các công trình cơ sở hạ tầng,
các công trình phòng, chống thiên tai, các công trình đang xây dựng; có biện
pháp cụ thể để khắc phục kịp thời các công trình bị xuống cấp, hư hỏng có thể
gây ra mất an toàn; đối với các công trình đang thi công do UBND các huyện,
thành, thị làm chủ đầu tư phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc đơn vị thi công đẩy
nhanh tiến độ và có biện pháp gia cố, phòng tránh, tuyệt đối không để công
trình bị mưa, lũ gây thiệt hại.
- Kiểm tra rà soát khoanh định
các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất để xây dựng hoàn thiện
phương án phòng tránh và tổ chức thực hiện cắm biển cảnh báo và thông báo cho
nhân dân biết để có biện pháp phòng tránh.
- Xây dựng và phân bổ chỉ tiêu
về nhân lực, vật tư phục vụ công tác ứng phó thiên tai. Xác định khu vực, chuẩn
bị cơ sở hạ tầng, điều kiện vật chất để sơ tán nhân dân ra khỏi vùng thiên tai
đến nơi an toàn khi có yêu cầu.
- Kiểm tra, lập biên bản, xử lý
các trường hợp xây dựng lấn chiếm hành lang bảo vệ sông, kênh, rạch, công trình
đê điều, tiêu thoát nước và san lấp sông, kênh, rạch trái phép.
- Các địa phương bị thiệt hại
do thiên tai có trách nhiệm kiểm tra, thống kê, đánh giá (nhanh, đầy đủ, chính
xác) và báo cáo cơ quan cấp trên kịp thời theo quy định.
- Chủ động sử dụng ngân sách địa
phương và các nguồn kinh phí khác theo quy định để khắc phục hậu quả, sớm ổn định
sản xuất và đời sống nhân dân.
- Chỉ đạo UBND cấp xã kiểm tra
địa bàn, xác định nội dung và biện pháp phòng, chống thiên tai phù hợp với từng
loại thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai thường xảy ra tại địa phương.
Yêu cầu các sở, ban, ngành,
UBND các huyện, thành, thị và các đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực
hiện phương án. Định kỳ hằng năm, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh theo yêu cầu (qua
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Trong quá trình thực hiện, có những vấn
đề còn bất cập, khó khăn, vướng mắc, kịp thời tổng hợp gửi ý kiến về Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn để kịp thời nghiên cứu, đề xuất, báo cáo UBND tỉnh
bổ sung, hoàn chỉnh theo quy định./.
PHỤ LỤC I
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN TỈNH PHÚ THỌ
(Kèm theo Quyết định số: 1947/QĐ-UBND ngày 02 tháng 8 năm 2021 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Phú Thọ)
STT
|
Tên mục
|
Nội dung
|
Ghi chú
|
I
|
Vị trí địa lý
|
Phía Bắc giáp: các tỉnh Yên
Bái, Tuyên Quang
|
|
Phía Nam giáp: tỉnh Hòa Bình
|
|
Phía Đông giáp: tỉnh Vĩnh
Phúc và TP Hà Nội
|
|
Phía Tây giáp: tỉnh Sơn La
|
|
II
|
Địa hình
|
Căn cứ vào địa hình, Phú Thọ
chia làm 2 tiểu vùng:
|
|
- Tiểu vùng Tây Nam hay hữu ngạn
sông Hồng gồm các huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Tam Nông, Thanh Thủy, Cẩm
Khê và một phần của Hạ Hòa có diện tích tự nhiên gần 2.400km2, bằng 67,94% diện
tích tự nhiên toàn tỉnh; độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 200 -
500m.
|
|
- Tiểu vùng Đông Bắc hay tả
ngạn sông Hồng gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các huyện: Lâm Thao,
Phù Ninh, Thanh Ba, Đoan Hùng và phần còn lại của Hạ Hòa, có diện tích tự
nhiên 1.132,5km2,, bằng 32,06% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Địa hình đặc
trưng của tiểu vùng này là các đồi gò thấp, phát triển trên phù sa cổ (bình
quân 50 - 200m) xen kẽ với những dộc ruộng và những cánh đồng bằng ven sông.
|
|
III
|
Sông ngòi
|
- Hệ thống sông lớn chảy qua:
bao gồm sông Lô, sông Thao và sông Đà
- Đặc điểm sông ngòi: Sông Đà
có chiều dài 43,5 km, diện tích lưu vực 367,4 km2; các ngòi chính đổ ra sông
Đà gồm ngòi Lạt, ngòi Cái, suối Rồng; Sông Thao có chiều dài 109,5 km, diện
tích lưu vực 2.639,3 km2; các sông nhỏ, ngòi chính đổ vào sông Thao gồm ngòi
Vần, ngòi Mỹ, ngòi Lao, ngòi Giành, ngòi Me, ngòi Cỏ, Sông Bứa, ngòi Mạn Lạn;
sông Lô có chiều dài 73,5 km, diện tích lưu vực 502,8 km2; các sông nhỏ, ngòi
chính đổ vào sông Lô gồm sông Chảy, ngòi Rượm, ngòi Dầu, ngòi Tiên Du, ngòi
Tranh
|
|
IV
|
Đất đai
|
- Tổng diện tích đất tự
nhiên: 353.455,61 ha
|
|
- Đất thổ cư: 10.632,09 ha
|
|
|
|
- Đất nông nghiệp: 296.930 ha
+ Đất trồng lúa: 46.690,28 ha
+ Đất trồng cây: 71.497,51 ha
+ Đất rừng: 170.473,07 ha
+ Đất nuôi trồng thủy sản:
7.982,48 ha
|
|
- Đất khác: 45.893,52 ha
|
|
PHỤ LỤC II
ĐẶC ĐIỂM DÂN SINH, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG
(Kèm theo Quyết định số: 1947/QĐ-UBND ngày 2 tháng 8 năm 2021 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Phú Thọ)
STT
|
Tên mục
|
Đơn vị
|
Tổng toàn tỉnh
|
Phân chia địa giới hành chính
|
Ghi chú
|
TP Việt Trì
|
Huyện Lâm Thao
|
Huyện Phù Ninh
|
Thị xã Phú Thọ
|
Huyện Thanh Ba
|
Huyện Đoan Hùng
|
Huyện Hạ Hòa
|
Huyện Cẩm Khê
|
Huyện Tân Sơn
|
Huyện Thanh Sơn
|
Huyện Thanh Thủy
|
Huyện Tam Nông
|
Huyện Yên Lập
|
I
|
Dân cư
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Tổng
số dân
|
Người
|
1,466,399
|
215,299
|
107,790
|
111,287
|
70,837
|
115,758
|
115,419
|
105,261
|
139,163
|
85,980
|
133,474
|
84,864
|
88,181
|
93,086
|
|
|
Nam
|
Người
|
729,317
|
106,197
|
53,166
|
55,465
|
34,657
|
57,203
|
57,284
|
51,890
|
70,012
|
43,336
|
67,052
|
42,314
|
43,907
|
46,834
|
|
|
Nữ
|
Người
|
737,082
|
109,102
|
54,624
|
55,822
|
36,180
|
58,555
|
58,135
|
53,371
|
69,151
|
42,644
|
66,422
|
42,550
|
44,274
|
46,252
|
|
2
|
Cơ
cấu độ tuổi
|
|
-
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trẻ
em (Dưới 16 tuổi
|
Người
|
381,781
|
56,818
|
26,551
|
29,613
|
17,523
|
28,567
|
30,219
|
26,121
|
37,365
|
22,984
|
35,844
|
22,561
|
21,808
|
25,807
|
|
|
Thanh
niên và Trung niên (Từ 16 trở lên)
|
Người
|
1,084,618
|
158,481
|
81,239
|
81,674
|
53,314
|
87,191
|
85,200
|
79,140
|
101,798
|
62,996
|
97,630
|
62,303
|
66,373
|
67,279
|
|
3
|
Số
lao động trong độ tuổi
|
|
-
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nam
(16-60)
|
Người
|
425,200
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nữ
(16-55)
|
Người
|
425,400
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II
|
Ngành nghề chính/Nguồn thu
nhập
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Nông
nghiệp
|
|
-
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Diện
tích trồng trọt
|
Ha
|
110,680
|
3,182.3
|
7,187.1
|
7,305.1
|
3,131.3
|
10,665.9
|
10,327.4
|
11,313.4
|
13,758.9
|
7,203.1
|
11,998.4
|
6,018
|
7,360.9
|
11,228.6
|
|
|
Số
lượng gia súc, gia cầm…
|
Con
|
#######
|
694,987
|
1,055,961
|
2,625,027
|
932,950
|
3,910,884
|
2,904,050
|
2,143,636
|
3,583,421
|
1,236,126
|
######
|
1,864,578
|
2,713,816
|
1,991,214
|
|
2
|
Lâm
nghiệp
|
|
-
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Diện
tích trồng rừng
|
Ha
|
171,607
|
325.7
|
291.5
|
3,041.5
|
603.4
|
5,152.3
|
12,831.3
|
15,345.0
|
6,131.2
|
52,519.6
|
38,125.7
|
2,751.0
|
3,561.2
|
30,927.6
|
|
3
|
Nuôi
trồng thủy hải sản, đánh bắt cá
|
|
-
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Diện
tích nuôi trồng thủy hải sản
|
Ha
|
10,755
|
587.0
|
735.3
|
509.2
|
251.3
|
770.7
|
555.4
|
1,617.4
|
1,797.2
|
316
|
477.3
|
1,355.4
|
1,182.1
|
601.1
|
|
4
|
Công
nghiệp
|
|
-
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Số
lao động trong ngành
|
Người
|
145,100
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III
|
Cơ sở hạ tầng, vật chất
|
|
-
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Công
trình công cộng (có thể tận dụng làm nơi trú ẩn an toàn)
|
|
-
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trường
học
|
Cái
|
935
|
102
|
51
|
67
|
39
|
77
|
88
|
92
|
94
|
56
|
81
|
54
|
59
|
60
|
|
|
Trạm
y tế
|
Cái
|
281
|
25
|
15
|
20
|
10
|
27
|
28
|
33
|
31
|
17
|
23
|
15
|
20
|
17
|
|
|
Hội
trường, nhà văn hóa
|
Cái
|
2,328
|
176
|
151
|
183
|
62
|
204
|
220
|
180
|
257
|
172
|
263
|
126
|
148
|
186
|
|
2
|
Nhà
ở
|
|
-
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Nhà
kiên cố dưới 4 tầng
|
Cái
|
1,947,087
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Nhà
bán kiên cố
|
Cái
|
397,519
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Nhà
khung gỗ bền lâu
|
Cái
|
15,891
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Nhà
khác
|
Cái
|
5,748
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Hệ
thống giao thông
|
|
-
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Đường
cao tốc
|
Km
|
61.8
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Đường
Hồ Chí Minh
|
Km
|
58
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Các
Quốc lộ
|
km
|
264
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Các
đường tỉnh (khoảng)
|
km
|
600
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Cầu
cống kiên cố
|
Cái
|
10
|
4
|
|
|
1
|
1
|
2
|
1
|
|
|
|
1
|
|
|
|
4
|
Hệ
thống thủy lợi
|
|
-
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đê
|
Km
|
508.7
|
33.0
|
43.6
|
39.4
|
15.5
|
31.8
|
74.5
|
88.1
|
73.6
|
|
12.1
|
43.6
|
53.5
|
|
|
|
Hồ
chứa lớn và vừa
|
Cái
|
72
|
1
|
2
|
2
|
|
10
|
4
|
12
|
8
|
7
|
11
|
5
|
3
|
7
|
|
5
|
Hệ
thống nước sinh hoạt
|
|
-
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Công
trình nước sạch
|
Cái
|
103
|
1
|
8
|
1
|
1
|
2
|
3
|
6
|
6
|
28
|
19
|
2
|
1
|
25
|
|
6
|
Hệ
thống thông tin liên lạc
|
|
-
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trạm
phát thanh
|
Cái
|
225
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC III
TÌNH HÌNH THIÊN TAI TRONG 5 NĂM GẦN ĐÂY +A1:K408
(Kèm theo Quyết định số: 1947/QĐ-UBND ngày 2 tháng 8 năm 2021 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Phú Thọ)
TT
|
Mã
|
Chỉ tiêu thiệt hại
|
Đơn vị tính
|
|
Tổng
|
Ghi chú
|
Năm 2016
|
Năm 2017
|
Năm 2018
|
Năm 2019
|
Năm 2020
|
1
|
NG
|
THIỆT HẠI VỀ NGƯỜI
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1
|
NG01
|
Số người chết
|
người
|
1
|
2
|
3
|
1
|
|
7
|
|
1.2
|
NG02
|
Số người mất tích
|
người
|
|
|
1
|
|
|
1
|
|
1.3
|
NG03
|
Số người bị thương
|
người
|
6
|
5
|
6
|
2
|
|
19
|
|
2
|
NH
|
THIỆT HẠI VỀ NHÀ Ở
|
nhà
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1
|
NH01
|
Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%)
|
cái
|
57
|
18
|
92
|
12
|
0
|
179
|
|
2.2
|
NH02
|
Thiệt hại rất nặng từ 50%- 70%
|
cái
|
590
|
310
|
109
|
74
|
46
|
1083
|
|
2.3
|
NH03
|
Thiệt hại nặng từ 30%- 50%
|
cái
|
|
|
910
|
15
|
0
|
925
|
|
2.4
|
NH04
|
Thiệt hại một phần (dưới 30%)
|
cái
|
|
|
2333
|
333
|
0
|
2666
|
|
2.5
|
NH05
|
Nhà bị ngập nước
|
lượt
|
496
|
|
5649
|
30
|
0
|
6175
|
|
2.6
|
NH06
|
Nhà phải di dời khẩn cấp
|
cái
|
300
|
116
|
3524
|
|
|
3940
|
|
3
|
GD
|
THIỆT HẠI VỀ GIÁO DỤC
|
Tr.đ
|
|
|
|
|
|
|
|
3.1
|
GD01
|
Số điểm/trường bị ảnh hưởng
|
điểm
|
12
|
12
|
55
|
27
|
2
|
106
|
|
3.2
|
GD02
|
Phòng học, phòng chức năng công vụ, nhà ở tập thể, bán trú cho học
sinh/ sinh viên/học viên
|
cái
|
42
|
31
|
158
|
88
|
|
319
|
|
4
|
YT
|
THIỆT HẠI VỀ Y TẾ
|
Tr.đ
|
|
|
|
|
|
|
|
4.1
|
YT01
|
Cơ sở y tế (bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế)
|
cái
|
|
1
|
13
|
1
|
|
15
|
|
5
|
VH
|
THIỆT HẠI VỀ VĂN HÓA
|
Tr.đ
|
|
|
|
|
|
|
|
5.1
|
VH01
|
Công trình văn hóa
|
cái
|
11
|
8
|
41
|
9
|
|
69
|
|
5.2
|
VH02
|
Di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh
|
cái
|
|
|
|
1
|
|
1
|
|
6
|
NLN
|
THIỆT HẠI VỀ NÔNG, LÂM, DIÊM
|
Tr.đ
|
|
|
|
|
|
|
|
6.1
|
NLN01
|
Diện tích lúa bị thiệt hại
|
ha
|
1233.31
|
1636.46
|
4335.707
|
503
|
|
7708.5
|
|
6.3
|
NLN03
|
Diện tích hoa, rau màu bị ngập
|
ha
|
1124.55
|
|
1571.62
|
291.644
|
0
|
2987.8
|
|
6.5
|
NLN05
|
Diện tích cây trồng lâu năm
|
ha
|
161.8
|
|
414.298
|
10
|
|
586.1
|
|
6.6
|
NLN06
|
Diện tích cây trồng hàng năm
|
ha
|
|
621.8
|
367.994
|
1.3
|
|
991.1
|
|
6.7
|
NLN07
|
Diện tích cây ăn quả tập trung
|
ha
|
|
|
232.51
|
94.95
|
0
|
327.5
|
|
6.12
|
NLN12
|
Lương thực bị trôi, ẩm, ướt và
hư hỏng
|
tấn
|
|
|
837.6
|
|
|
837.6
|
|
7
|
CHN
|
THIỆT HẠI VỀ CHĂN NUÔI
|
Tr.đ
|
|
|
|
|
|
|
|
7.1
|
CHN01
|
Gia súc bị chết, cuốn trôi
|
con
|
45
|
291
|
5297
|
7
|
0
|
5640
|
|
7.2
|
CHN02
|
Gia cầm bị chết, cuốn trôi
|
con
|
1100
|
3409
|
148597
|
500
|
0
|
153606
|
|
8
|
TL
|
THIỆT HẠI VỀ THỦY LỢI
|
Tr.đ
|
|
|
|
|
|
|
|
8.2
|
TL02
|
Đê từ cấp IV trở xuống, đê bối, bờ bao
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TL021
|
Chiều
dài bị sụt lún, hư hỏng
|
m
|
694
|
150
|
14751
|
|
|
15595
|
|
8.3
|
TL03
|
Kè
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TL031
|
Chiều
dài bị sạt lở, hư hỏng
|
m
|
125
|
|
200
|
|
|
325
|
|
8.4
|
TL04
|
Kênh mương bị sạt, trôi, hư hỏng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TL041
|
Chiều
dài bị sạt lở, vỡ
|
m
|
965
|
|
33319
|
255
|
|
34539
|
|
8.5
|
TL05
|
Cống
|
cái
|
|
|
|
|
0
|
|
|
|
TL051
|
Cống,
bọng bị hư hỏng
|
cái
|
3
|
1
|
19
|
2
|
|
25
|
|
8.6
|
TL06
|
Đập thủy lợi
|
cái
|
|
|
|
|
0
|
|
|
|
TL061
|
Đập
bị vỡ
|
cái
|
|
|
9
|
1
|
|
10
|
|
|
TL052
|
Đập
bị sạt lở, hư hỏng
|
cái
|
1
|
|
19
|
|
|
20
|
|
8.7
|
TL07
|
Số trạm bơm
|
|
|
|
4
|
|
|
4
|
|
8.8
|
TL08
|
Công trình thủy lợi khác bị vỡ,
trôi, hư hỏng (cọn nước)
|
cái
|
16
|
|
559
|
|
|
575
|
|
8.9
|
TL09
|
Bờ biển, bờ sông, suối bị sạt lở
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TL091
|
Chiều
dài
|
m
|
3479
|
|
4720
|
265
|
|
8464
|
|
9
|
GT
|
THIỆT HẠI VỀ GIAO THÔNG
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9.1
|
GT01
|
Đường giao thông Trung ương (quốc
lộ)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
GT011
|
Chiều
dài sạt lở, hư hỏng
|
m
|
80
|
|
50
|
|
|
130
|
|
|
GT013
|
Khối
lượng đất sạt lở
|
m3
|
|
|
4338
|
|
|
4338
|
|
9.2
|
GT02
|
Đường giao thông địa phương (đường tỉnh, đường huyện, đường xã)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
GT021
|
Chiều
dài sạt lở, hư hỏng
|
m
|
700
|
5932
|
52236
|
200
|
|
59068
|
|
|
GT023
|
Khối
lượng đất sạt lở
|
m3
|
6310
|
|
176232
|
930
|
|
183472
|
|
|
GT025
|
Cầu,
tràn bị hư hỏng
|
cái
|
|
12
|
39
|
2
|
|
53
|
|
10
|
TS
|
THIỆT HẠI VỀ THỦY SẢN
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10.1
|
TS01
|
Diện tích nuôi cá truyền thống
|
ha
|
537.64
|
1111.63
|
1209.414
|
|
|
2858.7
|
|
10.6
|
TS06
|
Lồng, bè nuôi thủy, hải sản các
loại
|
100m3/lồng
|
15
|
624
|
298
|
|
|
937
|
|
11
|
TT
|
THIỆT HẠI VỀ THÔNG TIN LIÊN LẠC
|
Tr.đ
|
|
|
|
|
|
|
|
11.2
|
TT02
|
Cột treo cáp bị đổ, gãy
|
cái
|
2
|
|
22
|
|
|
24
|
|
12
|
CN
|
THIỆT HẠI VỀ CÔNG NGHIỆP
|
Tr.đ
|
|
|
|
|
|
|
|
12.1
|
CN01
|
Cột điện bị đổ, gãy
|
cái
|
40
|
36
|
418
|
39
|
|
533
|
|
12.3
|
CN03
|
Trạm biến thế bị hư hỏng
|
cái
|
|
|
4
|
2
|
0
|
6
|
|
15
|
CT
|
THIỆT HẠI VỀ CÁC CÔNG TRÌNH KHÁC
|
Tr.đ
|
|
|
|
|
|
|
|
15.1
|
CT01
|
Trụ sở cơ quan
|
cái
|
2
|
2
|
16
|
4
|
0
|
24
|
|
15.5
|
CT05
|
Tường rào, cổng bị đổ, sập, hư hỏng
|
m
|
2617.2
|
|
5320
|
1010
|
205
|
8947
|
|
15.6
|
CT06
|
Công trình phụ bị hư hỏng
|
Tr.đ
|
9
|
|
91.1
|
|
|
100.1
|
|
15.7
|
CT07
|
Các thiệt hại khác
|
Tr.đ
|
|
|
708.5
|
|
|
708.5
|
|
|
ƯỚC TÍNH TỔNG THIỆT HẠI
|
Tr.đ
|
70,193
|
144,200
|
679,200
|
16,423
|
1,980.00
|
910,016
|
|
PHỤ LỤC IV
ĐÁNH GIÁ THIÊN TAI
(Kèm theo Quyết định số: 1947/QĐ-UBND ngày 02 tháng 8 năm 2021 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Phú Thọ)
STT
|
Loại hình Thiên tai
|
Năm thiên tai
|
2016
|
2017
|
2018
|
2019
|
2020
|
Số lần diễn ra
|
Thời gian xảy ra
|
Vùng miền ảnh hưởng
|
Số lần diễn ra
|
Thời gian xảy ra
|
Vùng miền ảnh hưởng
|
Số lần diễn ra
|
Thời gian xảy ra
|
Vùng miền ảnh hưởng
|
Số lần diễn ra
|
Thời gian xảy ra
|
Vùng miền ảnh hưởng
|
Số lần diễn ra
|
Thời gian xảy ra
|
Vùng miền ảnh hưởng
|
1
|
Bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ
|
3
|
Ngày
28-29/7 (bão số 1)
|
Lâm
Thao, Tam Nông, Thanh Thủy, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Thanh Ba, Đoan Hùng,
Việt Trì
|
|
Ngày
17- 24/7 (bão số 2)
|
13
huyện, thành, thị
|
4
|
Ngày
20-25/7 (bão số 3)
|
toàn
tỉnh
|
3
|
Ngày
2- 5/8 (bão số 3)
|
Huyện
Tân Sơn, Thanh Thủy, Yên Lập, Thanh Sơn
|
|
|
|
Ngày
19-23/8 (bão số 3)
|
13
huyện, thành, thị
|
Ngày
25- 28/8
|
Đoan
Hùng, Tân Sơn, Phù Ninh, thị xã Phú thọ và TP Việt Trì
|
Ngày
28/7
|
Huyện
Tân Sơn
|
Ngày
11- 13/10
|
Huyện
Thanh Thủy
|
|
|
Ngày
25/5
|
Việt
Trì, Thanh Thủy
|
Ngày
14- 17/9 (bão số 10)
|
Thanh
Sơn, Thanh Thủy, Thanh Ba, Hạ Hòa, Phù Ninh, thị xã Phú Thọ, Việt Trì
|
Ngày
15-17/8 (bão số 4)
|
Huyện
Thanh Thủy, Yên Lập, TP Việt Trì
|
Ngày
29/8-2/9 (bão số 4)
|
Huyện
Tân Sơn, Thanh Sơn, Đoan Hùng, Yên Lập, Hạ Hòa, Thanh Thủy, Tam Nông, Lâm
Thao
|
|
|
|
|
|
Ngày
10- 12/10 (mưa lớn)
|
Tam
Nông, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Tân Sơn, Cẩm Khê, Yên Lập, Hạ Hòa, Thanh Ba, Phù
Ninh, thị xã Phú Thọ
|
Ngày
27/8
|
Huyện
Thanh Sơn, Yên Lập
|
|
|
|
|
2
|
Dông, Lốc, sét, mưa đá
|
4
|
Ngày
22/4
|
Tam
Nông, Hạ Hòa, Thanh Ba
|
|
Ngày
20/3
|
Huyện
Cẩm Khê
|
4
|
Ngày
18/3
|
Huyện
Thanh Thủy, Tân Sơn, Cẩm Khê
|
9
|
Ngày
17-18/2
|
Huyện
Thanh Sơn
|
15
|
Ngày
14/1 (mưa đá)
|
TP
Việt Trì, H. Lâm Thao, H. Thanh Sơn
|
Ngày
24/4
|
Thanh
Sơn, Thanh Thủy
|
|
Ngày
21/4
|
Huyện
Thanh Thủy, Thanh Sơn
|
Ngày
2-4/5
|
Huyện
Hạ Hòa, Yên Lập
|
Ngày
29/3
|
Huyện
Tam Nông, Cẩm Khê
|
Ngày
18/3
|
Huyện
Phù Ninh
|
Ngày
21/7
|
Tam
Nông, Yên Lập, Cẩm Khê
|
|
Ngày
24/5
|
Huyện
Yên Lập, Hạ Hòa, Tâm Nông, Tân Sơn, thị xã Phú Thọ
|
Ngày
11-14/5
|
TP
Việt Trì, huyện Yên Lập, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Hạ Hòa, Thanh Ba
|
Ngày
1/4
|
Huyện
Thanh Ba
|
Ngày
24/4
|
Huyện
Cẩm Khê
|
Ngày
26/8
|
Tân
Sơn, Yên Lập
|
|
Ngày
19/6
|
Thanh
Thủy, Cẩm Khê
|
Ngày
18/5
|
Huyện
Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Thanh Ba, Đoan Hùng, Phù Ninh, Thanh Sơn
|
Ngày
26/4
|
Huyện
Hạ Hòa, Đoan Hùng
|
Ngày
8-9/5
|
Toàn
tỉnh
|
|
|
|
|
Ngày
27- 30/6
|
Huyện
Đoan Hùng, Yên Lập, Hạ Hòa
|
|
|
|
Ngày
29/4-2/5
|
Huyện
Thanh Sơn, Đoan Hùng, Tân Sơn, Thanh Thủy, Yên Lập
|
Ngày
11/5
|
TP
Việt Trì, H.Phù Ninh
|
|
|
|
|
Ngày
7- 9/7
|
Tân
Sơn, Yên Lập
|
|
|
|
Ngày
14/5
|
Huyện
Thanh Sơn
|
Ngày
13/5
|
Các
H. Lâm Thao, Tam Nông, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Thanh Ba và TX Phú Thọ
|
2
|
Dông, Lốc, sét, mưa đá
|
|
|
|
|
Ngày
31/7
|
Thanh
Thủy, Tam Nông, Cẩm Khê
|
|
|
|
9
|
Ngày
5/6
|
Huyện
Thanh Thủy, Thanh Sơn, Tam Nông, Phù Ninh
|
15
|
Ngày
18/5
|
Các
H. Tam Nông, Thanh Sơn, Tân Sơn
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày
23/7
|
Huyện
Thanh Sơn
|
Ngày
1/6
|
TP
Việt Trì
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày
20/8
|
Huyện
Tân Sơn, Yên Lập
|
Ngày
10- 11/6
|
Các
H. Thanh Sơn, Thanh Thủy, Yên Lập
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày
28/6
|
H.
Đoan Hùng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày
4/8
|
Các
H. thanh Thủy, Thanh Ba, Tân Sơn
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày
20/8
|
Toàn
tỉnh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày
23/9
|
Các
H.Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thủy
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày
27- 29/9
|
Các
H.Yên Lập, Thanh Ba, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Đoan Hùng, TP Việt Trì
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày
16/10
|
H.Thanh
thủy
|
3
|
Lũ
quét
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4
|
Sạt
lở đất
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Ngày
20-25/7 Ngày 15-18/8 và 23/8- 2/9
|
Huyện
Tân Sơn, Hạ Hòa, Thanh Sơn, Đoan Hùng, Tam Nông, Yên Lập, Thanh Thủy
|
|
|
|
|
|
|
5
|
Rét
đậm, rét hại
|
1
|
Ngày
22-29/1
|
TX
Phú Thọ, Tam Nông, Thanh Thủy, Yên Lập, Đoan Hùng
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Ngày
3/1/2019
|
Huyện
Tân Sơn
|
|
|
|
PHỤ LỤC V
NGUỒN LỰC ỨNG PHÓ THIÊN TAI
(Kèm theo Quyết định số: 1947/QĐ-UBND ngày 02 tháng 8 năm 2021 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Phú Thọ)
STT
|
Tên mục
|
Đơn vị
|
Tổng toàn tỉnh
|
Phân chia địa giới hành chính
|
Ghi chú
|
TP Việt Trì
|
Huyện Lâm Thao
|
Huyện Phù Ninh
|
Thị xã Phú Thọ
|
Huyện Thanh Ba
|
Huyện Đoan Hùng
|
Huyện Hạ Hòa
|
Huyện Cẩm Khê
|
Huyện Tân Sơn
|
Huyện Thanh Sơn
|
Huyện Thanh Thủy
|
Huyện Tam Nông
|
Huyện Yên Lập
|
I
|
Con người
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Ban
chỉ huy các cấp
|
Người
|
5,362
|
486
|
242
|
398
|
224
|
769
|
485
|
150
|
828
|
355
|
310
|
90
|
466
|
559
|
|
2
|
Lực
lượng xung kích PCTT
|
Người
|
17,003
|
1,776
|
1,230
|
1,050
|
1,250
|
1,330
|
2,000
|
1,200
|
1,635
|
1,745
|
1,085
|
856
|
661
|
1,185
|
|
3
|
Lực
lượng quân đội
|
Người
|
13,446
|
1,180
|
1,016
|
1,380
|
1,400
|
3,080
|
1,963
|
1,450
|
807
|
170
|
|
|
1,000
|
|
|
4
|
Lực
lượng Công an
|
Người
|
3,542
|
495
|
221
|
197
|
11
|
288
|
341
|
442
|
546
|
100
|
405
|
75
|
115
|
306
|
|
5
|
Lực
lượng quản lý đê chuyên trách và nhân dân
|
Người
|
990
|
104
|
65
|
114
|
20
|
|
263
|
228
|
175
|
|
|
|
|
|
Cấp
tỉnh 21
|
6
|
Doanh
nghiệp huy động trên địa bàn
|
Người
|
2,139
|
1,617
|
109
|
24
|
|
23
|
157
|
10
|
129
|
5
|
18
|
13
|
34
|
|
|
7
|
Lực
lượng y tế
|
Người
|
1,884
|
226
|
109
|
42
|
11
|
54
|
115
|
70
|
195
|
19
|
533
|
40
|
150
|
320
|
|
8
|
Lực
lượng khác
|
Ngoài
ra còn các lực lượng khác huy động như Hội chữ thập đỏ, hội phụ nữ, hội nông
dân, cá đoàn thể khác…
|
|
II
|
Cơ sở hạ tầng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Đường
bê tông, đường di tản an toàn
|
Km
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Nhà
kiên cố là nơi trú ẩn an toàn
|
Cái
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Hệ
thống đê bao, bờ bao
|
Km
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III
|
Vật tư, phương tiện, trang
thiết bị, hậu cần
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Trang
thiết bị cứu hộ cứu nạn
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Xe cứu hộ các loại
|
Cái
|
100
|
100
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thuyền cứu hộ các loại
|
Cái
|
221
|
152
|
|
|
|
|
|
1
|
1
|
|
65
|
1
|
1
|
|
|
|
Nhà bạt các loại
|
bộ
|
120
|
3
|
|
1
|
2
|
|
1
|
5
|
14
|
6
|
7
|
40
|
35
|
6
|
|
|
Áo phao
|
Cái
|
2,984
|
258
|
50
|
160
|
130
|
110
|
160
|
399
|
367
|
430
|
294
|
197
|
259
|
170
|
|
|
Phao cứu sinh
|
Cái
|
6,152
|
700
|
150
|
380
|
250
|
250
|
545
|
672
|
780
|
550
|
520
|
396
|
409
|
550
|
|
|
Phao bè loại nhẹ
|
|
48
|
|
5
|
|
|
|
|
10
|
7
|
|
3
|
10
|
8
|
5
|
|
2
|
Hệ
thống thông tin liên lạc
|
|
-
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trạm phát thanh
|
Cái
|
-
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Loa phóng thanh
|
Cái
|
-
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Điện thoại liên lạc
|
Cái
|
-
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
-
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Vật
tư dự trữ
|
|
-
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đá hộc
|
m3
|
27,296
|
2,800
|
23,518
|
|
20
|
138
|
|
|
320
|
|
|
500
|
|
|
|
|
Đá dăm, sỏi
|
m3
|
1,629
|
645
|
486
|
|
|
|
|
|
173
|
|
|
260
|
65
|
|
|
|
Cát
|
m3
|
14,021
|
10,700
|
2,500
|
135
|
18
|
138
|
|
|
205
|
|
|
260
|
65
|
|
|
|
Đất
|
m3
|
138,340
|
21,600
|
4,000
|
9,690
|
3,000
|
13,800
|
22,800
|
|
38,800
|
|
|
2,150
|
22,500
|
|
|
|
Rọ thép
|
cái
|
8,530
|
970
|
7,000
|
|
|
|
|
|
560
|
|
|
|
|
|
|
|
Bao tải
|
chiếc
|
448,920
|
30,000
|
14,250
|
9,500
|
22,300
|
35,900
|
85,700
|
90,970
|
88,500
|
1,800
|
|
40,000
|
30,000
|
|
|
|
Vải bạt
|
m2
|
59,930
|
4,600
|
11,500
|
|
880
|
9,600
|
|
6,500
|
26,850
|
|
|
|
|
|
|
|
Tôn lợp
|
m2
|
29,780
|
12,500
|
1,500
|
|
|
|
|
13,630
|
2,150
|
|
|
|
|
|
|
4
|
Lương
thực, thực phẩm dự trữ
|
|
-
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lương khô
|
Gói
|
115,050
|
12,500
|
14,500
|
8,900
|
|
8,350
|
22,900
|
7,950
|
20,050
|
2,400
|
|
|
|
17,500
|
|
|
Mỳ tôm
|
Gói
|
287,908
|
25,000
|
110,000
|
14,000
|
|
20,946
|
29,400
|
23,190
|
20,200
|
6,500
|
|
|
21,172
|
17,500
|
|
|
Gạo
|
Kg
|
847,520
|
7,900
|
250,000
|
23,500
|
|
7,660
|
71,600
|
7,000
|
62,500
|
45,000
|
|
|
109,860
|
262,500
|
|
|
Thực phẩm
|
Kg
|
267,970
|
26,500
|
50,000
|
21,700
|
|
2,835
|
44,600
|
3,585
|
36,000
|
4,000
|
|
|
|
78,750
|
|
|
Đồ hộp
|
Kg
|
26,921
|
2,800
|
14,000
|
7,000
|
|
1,010
|
|
1,011
|
|
1,100
|
|
|
|
|
|
|
Nước đóng chai
|
chai
|
197,682
|
51,000
|
33,000
|
25,500
|
|
20,946
|
25,700
|
18,936
|
|
4,100
|
|
|
1,000
|
17,500
|
|
5
|
Thiết
bị y tế
|
|
-
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hộp thuốc dự phòng
|
Cái
|
-
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phèn chua
|
tấn
|
3,095
|
1
|
10
|
7
|
|
4
|
52
|
3,020
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
CloraminB
|
viên
|
56,925
|
1,250
|
10,000
|
|
|
3,780
|
38,000
|
3,780
|
115
|
|
|
|
|
|
|
|
Vôi bột
|
tấn
|
394
|
3
|
160
|
19
|
|
18
|
76
|
18
|
46
|
|
|
|
20
|
34
|
|
|
Thiết bị xử lý nước
|
cái
|
16,422
|
|
10,000
|
|
|
|
|
|
6,422
|
|
|
|
|
|
|
6
|
Trang
thiết bị khác
|
|
-
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Máy phát điện
|
|
4
|
|
|
|
|
|
|
|
4
|
|
|
|
|
|
|
|
Máy bơm các loại
|
|
33
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
30
|
|
2
|
|
|
|
|
Loa chỉ huy
|
Chiếc
|
106
|
2
|
|
1
|
|
2
|
|
|
7
|
55
|
36
|
3
|
|
|
|
|
Bộ đàm
|
|
15
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10
|
5
|
|
|
|
|
Máy phát điện
|
Chiếc
|
19
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
17
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC VI
CÁC YẾU TỐ DỄ BỊ TỔN THƯƠNG
(Kèm theo Quyết định số: 1947/QĐ-UBND ngày 02 tháng 8 năm 2021 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Phú Thọ)
STT
|
Tên mục
|
Đơn vị
|
Tổng toàn tỉnh
|
Phân chia địa giới hành chính
|
Ghi chú
|
TP Việt Trì
|
Huyện Lâm Thao
|
Huyện Phù Ninh
|
Thị xã Phú Thọ
|
Huyện Thanh Ba
|
Huyện Đoan Hùng
|
Huyện Hạ Hòa
|
Huyện Cẩm Khê
|
Huyện Tân Sơn
|
Huyện Thanh Sơn
|
Huyện Thanh Thủy
|
Huyện Tam Nông
|
Huyện Yên Lập
|
I
|
Con người
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Trẻ
em
|
Người
|
381,781
|
56,818
|
26,551
|
29,613
|
17,523
|
28,567
|
30,219
|
26,121
|
37,365
|
22,984
|
35,844
|
22,561
|
21,808
|
25,807
|
|
2
|
Người
già
|
Người
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Người
khuyết tật
|
Người
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4
|
Phụ
nữ đang mang thai, nuôi con dưới 12 tháng tuổi
|
Người
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5
|
Phụ
nữ đơn thân
|
Người
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6
|
Tỷ
lệ hộ nghèo
|
%
|
|
0.61
|
1.76
|
2.33
|
1.54
|
8.53
|
4.73
|
7.41
|
9.89
|
13.59
|
8.39
|
3.17
|
3.66
|
10.21
|
|
7
|
Số
người thương binh, bệnh binh, mất sức được hưởng trợ cấp
|
Người
|
21,150
|
4,635
|
1,822
|
1,751
|
1,436
|
1,911
|
1,768
|
1,686
|
1,615
|
585
|
1,421
|
943
|
1,133
|
444
|
|
II
|
Cơ sở hạ tầng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Nhà
tạm, dễ sập
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Nhà
ven sông, ven suối
|
Cái
|
333
|
|
|
3
|
|
14
|
21
|
12
|
5
|
91
|
73
|
20
|
21
|
73
|
|
3
|
Nhà
ven núi, sườn đồi, mái dốc
|
Cái
|
2,670
|
|
|
94
|
|
217
|
281
|
271
|
156
|
741
|
171
|
135
|
113
|
491
|
|
4
|
Nhà
ở nằm gần các bãi khai thác khoáng sản, các bãi thải vật liệu lớn
|
cái
|
|
|
|
61
|
|
1
|
4
|
|
|
|
7
|
23
|
|
|
|
III
|
Sản xuất
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Vùng
dễ bị ngập lụt
|
|
|
Các tuyến đường đô thị thuộc Phường Bến
Gót, khu đô thị Minh Phương, khu đồng ngược - phường Tiên Cát, đường Nguyễn
Du-P Nông Trang, đường Nguyễn Tất Thành- đoạn P Vân Phú
|
|
|
|
|
|
Khu 1,2,8 xã Hiền Lương; Khu 15,16,17 xã
Xuân Áng; khu 11,13 xã Đan Thượng; khu 4 xã Minh Côi; khu 4 xã Vô Tranh
|
Một số khu thuộc các xã Tiên Lương, Ngô
Xá, Tuy Lộc, Hương Lung, Sơn Tình, Tạ Xá, Yên Lập, Phú Lạc, Hùng Việt, Đồng
Lương, Minh Tân
|
|
Khu Đông Thịnh, Đông Vượng, Đành, Né,
Trung Thịnh, Gò Đa, Pheo thuộc xã Yên Lãng diện tích khoảng 35ha
|
Khu 1,5,6,15, 16, 17, 19 xã Đào Xá; khu
1-8 xã Tân Phương; khu 1,2,3,4 xã Tu Vũ; khu 1,2,7,8,4, 5,10,11 xã Hoàng Xá;
khu Đồng Sống xã Đồng Trung; khu 1-4 xã Đoan Hạ; ven sông Đà xã Bảo Yên
|
|
|
|
2
|
Vùng
dễ bị hạn hán
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Khu 15 xã Xuân Áng, khu 11 xã Đan Thượng
|
|
|
|
Khu 1, 2, 4, 5, 6, 3, 7 xã Tân Phương;
Khu 6, 7, 8 xã Tu Vũ
|
|
|
|
PHỤ LỤC VII
XÁC ĐỊNH CÁC KHU VỰC NGOÀI BÃI SÔNG CÓ NGUY CƠ NGẬP LỤT
DO LŨ LỚN TỪ BĐ III TRỞ LÊN ĐẾN LŨ LỊCH SỬ
(Kèm theo Quyết định số: 1947/QĐ-UBND ngày 02 tháng 8 năm 2021 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Phú Thọ)
TT
|
Huyện, xã, phường
|
Vị trí khu dân cư hiện có
|
Tương ứng Km đê
|
Hiện trạng dân cư ngoài bãi sông
|
Dân số
|
Năm gần nhất phải sơ tán
|
Kế hoạch sơ tán khi có lũ lớn xảy ra
|
Số hộ
|
số người
|
Năm
|
Số hộ
|
Số người
|
Sơ tán tại chỗ (vị trí cao cơn mặt đê)
|
Sơ tán vào trong đê
|
Số hộ
|
Số dân
|
Số hộ
|
Số dân
|
Địa điểm sơ tán đến
|
I
|
Huyện Hạ Hòa
|
|
|
3,097
|
11,905
|
|
|
|
1,539
|
5,995
|
1,378
|
5,356
|
|
1
|
Đê tả sông Thao
|
|
|
2,295
|
8,707
|
|
|
|
1,357
|
5,256
|
799
|
3,046
|
|
1
|
Xã
Đan Thượng
|
Điểm
1 (khu 9 )
|
Km
0,6-Km1
|
20
|
74
|
|
|
|
20
|
74
|
|
|
|
Điểm
2 (khu 9 )
|
Km1,2-Km1,6
|
35
|
123
|
|
|
|
35
|
123
|
|
|
|
Điểm
3 (khu 10)
|
Km1,9-Km
2,2
|
101
|
332
|
|
|
|
101
|
332
|
|
|
|
Điểm
4 (khu 10)
|
Km2,8-Km3,4
|
60
|
192
|
|
|
|
60
|
192
|
|
|
|
Điểm
5 (khu 11)
|
Km4,2-Km4,4
|
17
|
68
|
2020
|
|
|
|
|
17
|
68
|
Nhà VH khu 11
|
Điểm
6 (khu 13)
|
Km5,1-Km5,6
|
187
|
665
|
2020
|
|
|
|
|
187
|
665
|
Gò
Trường
|
Điểm
7 (khu 2, 3)
|
Km8,4-K10,6
|
60
|
196
|
|
|
|
|
|
60
|
196
|
UBND
xã Đan Thượng cũ
|
2
|
Xã
Tứ Hiệp
|
Điểm
8 (khu 1,2,3)
|
Km13,3-Km14,5
|
53
|
244
|
2008
|
53
|
244
|
|
|
53
|
244
|
Nhà
VH, các hộ dân
|
Điểm
9 (khu 9, 11)
|
Km14,9-Km15,3
|
57
|
216
|
2008
|
57
|
216
|
|
|
57
|
216
|
Nhà
VH, các hộ dân
|
Điểm
10 (khu 12, 13)
|
Km15,7-Km16
|
36
|
147
|
2008
|
36
|
147
|
|
|
36
|
147
|
nhà
VH, các hộ dân
|
3
|
Thị
trấn Hạ Hòa
|
Điểm
11 (khu 1)
|
Km16,2-Km17
|
45
|
182
|
0
|
0
|
0
|
|
|
45
|
182
|
Trường
THCS Hạ Hòa - khu 1
|
Điểm
12 (khu 1, 8, 4)
|
Km17,1-Km19,8
|
1,406
|
5,604
|
0
|
0
|
0
|
1,104
|
4,401
|
302
|
1,203
|
Trường
nghề khu 7
|
4
|
Xã
Minh Hạc
|
Điểm
13 (khu 1)
|
Km20,3-Km21,3
|
106
|
302
|
1987
|
|
|
5
|
18
|
|
|
Nhà
cao tầng trong đê
|
5
|
Xã
Lang Sơn
|
Điểm
14 (khu 1)
|
Km21,9-Km22,7
|
28
|
70
|
|
|
|
|
|
28
|
70
|
UBND
xã Lương Sơn
|
5
|
Xã
Lang Sơn
|
Điểm
15 (khu 4)
|
Km22,9-Km23,3
|
44
|
151
|
|
8
|
33
|
|
|
8
|
33
|
UBND
xã Lương Sơn
|
Điểm
16 (khu 5)
|
Km24,8-Km25
|
8
|
25
|
|
6
|
22
|
|
|
6
|
22
|
6
|
Xã
Vĩnh Chân
|
Điểm
17 (khu 3)
|
Km25,4-Km25,7
|
20
|
74
|
0
|
0
|
0
|
20
|
74
|
|
|
UBND
Mai Tùng cũ
|
Điểm
18 (khu 8)
|
Km27-Km27,6
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
UBND
Mai Tùng cũ
|
Điểm
19 (khu 13, 14)
|
Km28-Km30
|
12
|
42
|
0
|
0
|
0
|
12
|
42
|
|
|
UBND
xã Vĩnh Chân
|
2
|
Đê hữu Thao
|
|
|
802
|
3,198
|
|
317
|
1,337
|
182
|
739
|
579
|
2,310
|
|
1
|
Xã
Hiền Lương
|
Điểm
1 (khu8 )
|
Km
0 (phía tả ngòi Vần)
|
60
|
230
|
2020
|
4
|
15
|
|
|
60
|
230
|
Gò
đồn
|
|
Km1,1-K2,3
|
60
|
195
|
0
|
|
|
|
|
60
|
195
|
Trường
CI, cấp II Hiền Lương
|
Điểm
3 (khu 6 )
|
Km2,3-Km
3
|
60
|
200
|
0
|
|
|
|
|
60
|
200
|
Trụ
sở công an xã, bến xe khách
|
Điểm
4 (khu3 )
|
Km3,2-K3,6
|
100
|
395
|
0
|
|
|
|
|
100
|
395
|
UBND
xã Động Lâm cũ, trường CI, II, các nhà VH Khu
|
2
|
Xã
Xuân Áng
|
Điểm
7 (khu 18)
|
Km5,9-K6,3
|
18
|
53
|
|
|
|
|
|
18
|
53
|
NVH
k18 khu 3 cũ
|
Điểm
8 (khu 18 + 17)
|
Km6,4-K6,7
|
14
|
47
|
|
|
|
|
|
14
|
47
|
NVH
k 17+ khu 5 cũ
|
Điểm
9 (khu 17)
|
Km8,3-Km8,4
|
1
|
2
|
|
|
|
|
|
1
|
2
|
NVH
khu 17
|
Điểm
10 (khu 6)
|
Km8,6-Km9,5
|
15
|
62
|
|
|
|
15
|
62
|
|
|
|
Điểm
11 (khu 5)
|
Km9,6-Km10,4
|
4
|
19
|
|
|
|
|
|
4
|
19
|
NVH
khu 5
|
Điểm
12 (khu 4)
|
Km10,6-Km10,8
|
28
|
91
|
|
|
|
|
|
28
|
91
|
NVH
khu 4
|
Điểm
13 (khu 3)
|
Km10,9-Km11,5
|
17
|
56
|
2018
|
|
|
|
|
|
|
UBND
xã Chuế Lưu cũ
|
2
|
Xã
Xuân Áng
|
Điểm
14 (khu 3)
|
Km11,6-Km12
|
4
|
9
|
2018
|
|
|
|
|
|
|
UBND
xã Chuế Lưu cũ
|
3
|
Xã
Bằng Giã
|
Điểm
16 (khu 6)
|
Km13,4-Km13,6
|
15
|
48
|
2020
|
|
|
15
|
48
|
|
|
|
Điểm
17 (khu 6)
|
Km13,6-Km13,8
|
35
|
136
|
2020
|
15
|
52
|
|
|
15
|
52
|
UBND
xã
|
Điểm
18 (khu 4)
|
Km13,8-Km14,4
|
32
|
125
|
2020
|
|
|
32
|
125
|
|
|
|
4
|
Xã
Văn Lang
|
Điểm
18 (khu 1, 3)
|
Km14,4-Km17,4
|
285
|
1,350
|
2008
|
253
|
1,085
|
120
|
504
|
165
|
846
|
Nhà
VH khu 2, 4
|
5
|
Xã
Minh Côi
|
Điểm
20 (khu 3)
|
Km19,1-Km20,8
|
54
|
180
|
2008
|
45
|
185
|
|
|
54
|
180
|
Nhà
VH khu 3
|
II
|
huyện Thanh Ba (đê tả Thao)
|
|
1,895
|
7,671
|
|
|
|
0
|
0
|
1,895
|
7,671
|
|
1
|
Xã
Mạn Lạn
|
Điểm
19-23 (khu Phố Ẻn; Hoàng Xá. Quyết Tiến, Liên Hà)
|
Km30-Km32,9
|
225
|
900
|
2016
|
12
|
31
|
|
|
225
|
900
|
UBND
xã; các trường học và nhà VH khu
|
2
|
Xã
Hoàng Cương
|
Điểm
24-25 (khu1, 3, 4, 5)
|
Km35,5-Km37,1
|
141
|
564
|
|
|
|
|
|
141
|
564
|
UBND
xã; các trường học và nhà VH khu
|
3
|
Xã
Chí Tiên
|
Điểm
26-27 (khu 3, 9)
|
Km39,7-Km40,9
|
120
|
360
|
|
|
|
|
|
120
|
360
|
UBND
xã; các trường học và nhà VH khu
|
4
|
Xã
Thanh Hà
|
Điểm
28 (khu 3, 1)
|
Km44,5-Km44,9
|
5
|
20
|
|
|
|
|
|
5
|
20
|
UBND
xã; các trường học và nhà VH khu
|
5
|
Xã
Đỗ Sơn
|
Điểm
29-30 (khu Phương Nhuế)
|
Km46,3-Km49,0
|
87
|
348
|
|
|
|
|
|
87
|
348
|
UBND
xã; các trường học và nhà VH khu
|
6
|
Xã
Đỗ Xuyên
|
Điểm
31-32(khu 6, 5, 4, 3, 2, 1)
|
Km49,0-Km52,6
|
291
|
1,164
|
|
|
|
|
|
291
|
1,164
|
UBND
xã; các trường học và nhà VH khu
|
7
|
Xã
Lương Lỗ
|
Điểm
32 (khu 1, 2, 3, 4, 5, 6)
|
Km52,6-Km56,7
|
1,026
|
4,315
|
|
|
|
|
|
1,026
|
4,315
|
UBND
xã; các trường học và nhà VH khu
|
III
|
Thị xã Phú Thọ (đê tả Thao)
|
|
|
497
|
1,776
|
|
|
|
120
|
487
|
377
|
1,289
|
|
1
|
Xã
Thanh Minh
|
Điểm
33 (khu 2)
|
Km57,3-Km58,5
|
175
|
530
|
0
|
0
|
0
|
|
|
175
|
530
|
Nhà
văn hoá, Trường THCS Thanh Minh
|
Điểm
34 (khu 3,4 và KDC Cao Bang)
|
Km59,3-Km61,5
|
18
|
57
|
0
|
0
|
0
|
|
|
18
|
57
|
Nhà
văn hoá khu dân cư 3,4 và KDC Cao Bang
|
2
|
Xã
Hà Thạch
|
Điểm
36 (khu Ngọc Tháp)
|
Km64,2-Km65,7
|
213
|
822
|
|
|
|
80
|
325
|
133
|
497
|
Trường
THCS xã Hà Thạch
|
Điểm
37 (khu Hùng Thao)
|
Km66,3-Km67,5
|
91
|
367
|
|
|
|
40
|
162
|
51
|
205
|
Nhà
tràng, Khu Hùng Thao
|
IV
|
huyện Lâm Thao (đê tả Thao)
|
|
|
3,127
|
7,397
|
|
|
|
1,211
|
3,442
|
952
|
3,553
|
|
1
|
Xã
Xuân Huy
|
Điểm
37(Khu 1,2,3,4,5,6)
|
(Km67,5-Km72)
|
243
|
854
|
|
|
|
183
|
610
|
60
|
244
|
Khu
4, khu 5
|
2
|
Xã
Thạch Sơn
|
Điểm
37 (Khu 7)
|
(Km72-Km73,4)
|
165
|
510
|
1985
|
50
|
189
|
0
|
0
|
165
|
510
|
Các
hộ dân trong đê
|
3
|
Thị
trấn Lâm Thao
|
Điểm
38 (khu Tân Sơn)
|
Km75-Km75,7
|
40
|
156
|
0
|
|
|
0
|
0
|
40
|
156
|
Nhà
văn hóa khu Ngọc Tỉnh)
|
4
|
Xã
Phùng Nguyên
|
Điểm
40 (khu Hòa Bình, Trung Thanh)
|
Km77-Km77,3
|
49
|
195
|
1971
|
|
|
49
|
49
|
49
|
146
|
Trường
TH&THCS
|
Điểm
41 (khu Lạng Thị)
|
Km77,4-Km78,5
|
37
|
131
|
1971
|
|
|
37
|
37
|
37
|
94
|
UBND
xã
|
4
|
Xã
Phùng Nguyên
|
Điểm
42 (khu Bồng Lạng)
|
Km79,1-Km80
|
34
|
123
|
1971
|
|
|
34
|
34
|
34
|
89
|
NVH
khu
|
Điểm
43 (khu 4,5,6,7)
|
Km80-Km80,3
|
229
|
923
|
1971
|
|
|
229
|
229
|
229
|
694
|
NVH
khu
|
5
|
Xã
Bản Nguyên
|
Điểm
44 (gồm các khu 4,7,8,9,10,13,14)
|
Km84,8-Km88,27
|
1,157
|
4,505
|
1971
|
|
0
|
679
|
2,483
|
338
|
1,620
|
|
Khu
4
|
|
11
|
54
|
|
|
|
0
|
0
|
11
|
54
|
NVH
khu 4
|
Khu
7
|
|
179
|
665
|
|
|
|
133
|
464
|
46
|
201
|
TT
học tập CĐ UBND xã
|
Khu
8
|
|
285
|
1,062
|
|
|
|
77
|
336
|
68
|
324
|
TT
học tập CĐ UBND xã; THCS BN
|
Khu
9
|
|
181
|
727
|
|
|
|
118
|
419
|
63
|
308
|
NVH
khu 9, THCS BN
|
Khu
10
|
|
123
|
484
|
|
|
|
98
|
363
|
25
|
121
|
Nhà
đa năng trường THBN2
|
Khu
13
|
|
122
|
507
|
|
|
|
95
|
378
|
27
|
129
|
Trường
THBN2
|
Khu
14
|
|
256
|
1,006
|
|
|
|
158
|
523
|
98
|
483
|
Nhà
VH khu 11, 12; trường MN
|
6
|
Xã
Vĩnh Lại
|
Điểm
44 (Khu 1,2,3,4,5,6,7,8)
|
Km88,27-Km91,5
|
1,140
|
3,985
|
1971
|
|
|
|
|
1,140
|
3,985
|
Nhà
văn hóa khu 2,4,5, Trường tiểu học, trường THCS, trường Mầm non
|
7
|
Xã
Cao Xá
|
Điểm
46 (khu.5.)
|
Km94,4-Km95,3
|
6
|
18
|
0
|
0
|
0
|
1
|
1
|
5
|
17
|
khu
5 (trong đê)
|
Điểm
46 (khu.4 )
|
Km94,4-Km95,3
|
5
|
15
|
0
|
0
|
0
|
5
|
15
|
5
|
15
|
khu
4 (trong đê)
|
7
|
Xã
Cao Xá
|
Điểm
46 (Khu 6)
|
Km94,4-Km95,3
|
8
|
27
|
0
|
0
|
0
|
8
|
27
|
8
|
27
|
khu
6 (trong đê)
|
Điểm
47 (Khu 8)
|
Km95,3-Km96
|
14
|
48
|
0
|
0
|
0
|
14
|
48
|
14
|
48
|
khu
8 (trong đê)
|
V
|
Thành phố Việt Trì
|
|
|
2,343
|
8,168
|
|
|
|
|
|
2,343
|
8,168
|
|
1
|
Đê tả Thao
|
|
|
2,140
|
7,679
|
|
|
|
|
|
2,140
|
7,679
|
|
1
|
Xã
Thụy Vân
|
|
Km96-Km97,68
|
1,000
|
3,000
|
|
|
|
|
|
1,000
|
3,000
|
Trụ
sở UBND xã
|
2
|
Phường
Minh Nông
|
|
Km97,68-Km100
|
1,020
|
4,150
|
|
|
|
|
|
1,020
|
4,150
|
Trụ
sở UBND xã
|
3
|
Phường
Tiên Cát (Km100,6)
|
Điểm
48 (Đoàn Kết, Anh Hùng)
|
Km100,3-
Km100,9
|
35
|
145
|
|
|
|
|
|
35
|
145
|
Trụ
sở UBND xã
|
Phường
Tiên Cát
|
Điểm
49 (khu Hồng Hà)
|
Km101-Km102,7
|
50
|
245
|
|
|
|
|
|
50
|
245
|
Trụ
sở UBND xã
|
4
|
Phường
Thọ Sơn
|
|
Km102,7-
Km102,9
|
1
|
3
|
|
|
|
|
|
1
|
3
|
Trụ
sở UBND xã
|
5
|
Phường
Bến Gót
|
Điểm
50 (khu Hồng Hà)
|
Km103,6-
Km103,9
|
30
|
120
|
|
|
|
|
|
30
|
120
|
Trụ
sở UBND xã
|
Điểm
51 (khu Hồng Hà)
|
Km104,1-
Km104,8
|
4
|
16
|
|
|
|
|
|
4
|
16
|
Trụ
sở UBND xã
|
2
|
Đê Hữu Lô
|
|
|
203
|
489
|
|
|
|
|
|
203
|
489
|
Trụ
sở UBND xã
|
1
|
Xã
Hùng Lô
|
Điểm
22 (khu 2,4)
|
Km60,5-Km60,8
|
12
|
40
|
|
|
|
|
|
12
|
40
|
Trụ
sở UBND xã
|
2
|
Xã
Phượng Lâu
|
Điểm
23 (khu 1)
|
Km61-Km61,7
|
151
|
298
|
|
|
|
|
|
151
|
298
|
Trụ
sở UBND xã
|
3
|
Phường
Dữu Lâu
|
Điểm
24 (khu 1)
|
Km62,6-Km62,80
|
20
|
68
|
|
|
|
|
|
20
|
68
|
Trụ
sở UBND xã
|
Điểm
25 (khu 2)
|
Km63,5-Km63,7
|
18
|
75
|
|
|
|
|
|
18
|
75
|
Trụ
sở UBND xã
|
4
|
Phường
Bến Gót
|
Điểm
26 (khu Hồng Hà)
|
Km71,2-Km71,8
|
2
|
8
|
|
|
|
|
|
2
|
8
|
Trụ
sở UBND xã
|
VI
|
Huyện Cẩm Khê (hữu sông
Thao)
|
|
|
1,195
|
4,861
|
|
715
|
2,764
|
310
|
1,116
|
892
|
3,745
|
|
1
|
Xã
Tuy Lộc
|
Điểm
21 (khu Xóm Thượng; Bình Minh)
|
Km22,1-Km22,5
|
17
|
70
|
1,971
|
5
|
22
|
10
|
41
|
7
|
29
|
Các
trường học; nhà VH khu trong đê
|
2
|
Xã
Minh Tân
|
Điểm
23 (khu Đình Cả)
|
Km25-Km26,6
|
152
|
618
|
2,016
|
130
|
525
|
29
|
130
|
130
|
488
|
Các
trường học; nhà VH khu trong đê; hội trường UBND xã, các hộ dân không bị ảnh
hưởng trong đê
|
Điểm
24 (khu Thổ Khối)
|
Km26,9-Km27,8
|
172
|
715
|
2,016
|
142
|
579
|
30
|
123
|
142
|
592
|
Điểm
25 (khu Đình Thổ Khối)
|
Km27,9-Km28,5
|
201
|
816
|
2,016
|
178
|
730
|
23
|
112
|
178
|
704
|
Điểm
26 (khu Đình Thổ Khối)
|
Km28,8-Km29,1
|
164
|
672
|
2,018
|
146
|
561
|
18
|
89
|
146
|
583
|
3
|
Thị
trấn Cẩm Khê
|
|
Km29,1-Km30,0
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trường
học, nhà văn hóa các khu, hội trường UBND xã Sai Nga, Sơn Nga cũ ở trong đê hữu
Thao
|
|
Km30,0-Km30,5
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Điểm
27 (Khu Sơn Hà)
|
Km30,5-Km31,8
|
130
|
525
|
2,018
|
3
|
10
|
50
|
|
80
|
525
|
3
|
Thị
trấn Cẩm Khê
|
Điểm
28 (bãi Phú Động)
|
Km32,3-Km33
|
22
|
75
|
2,018
|
22
|
40
|
|
|
22
|
75
|
Nhà
văn hóa khu và các khi vực cao trong đê
|
4
|
xã
Hùng Việt
|
Điểm31
(khu Phiên Quận, Tang Châu, Thạch Đê)
|
Km41,5-Km43,15
|
160
|
641
|
2,018
|
60
|
210
|
100
|
412
|
60
|
229
|
Trường
MN, TH, THCS, THPT; nhà văn hóa các khu trong đê hữu Thao
|
|
Km43,15-Km45,2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5
|
Xã
Điêu Lương
|
Điểm32
(khu Cự Minh)
|
Km45,6-Km46,8
|
52
|
212
|
1,971
|
17
|
35
|
23
|
96
|
29
|
116
|
Nhà
văn hóa khu, các hộ dân trong đê hữu Thao
|
6
|
Xã
Đồng Lương
|
Điểm33
(khu Trung Thị, Tân Lập)
|
Km46,8-Km47,7
|
125
|
517
|
1,971
|
12
|
52
|
27
|
113
|
98
|
404
|
Nhà
văn hóa khu, các hộ dân trong đê hữu Thao
|
VII
|
Huyện Tam Nông
|
|
|
1,505
|
6,663
|
|
|
|
123
|
452
|
12
|
288
|
|
1
|
Đê hữu Thao
|
|
|
1,413
|
6,295
|
|
|
|
123
|
452
|
12
|
288
|
|
1
|
Xã
Lam Sơn
|
Điểm34
(khu 6)
|
Km48,9-Km49,1
|
28
|
77
|
|
|
|
|
|
28
|
77
|
Trụ
sở UBND xã, Trường học
|
2
|
Xã
Bắc Sơn
|
Điểm35
(khu 10)
|
Km51-Km52,5
|
20
|
80
|
|
|
|
|
|
0
|
0
|
Trụ
sở UBND xã, Trường học
|
Điểm36
(khu 14 )
|
Km52,6-Km53,3
|
18
|
72
|
|
|
|
|
|
0
|
0
|
Điểm37
(khu 15)
|
Km53,4-Km54,6
|
23
|
92
|
|
|
|
|
|
0
|
0
|
Điểm38
(khu 18)
|
Km54,7-Km56,7
|
25
|
100
|
|
|
|
6
|
24
|
-6
|
-24
|
Điểm39
(khu 19,20)
|
Km56,9-Km57,3
|
18
|
72
|
|
|
|
|
|
0
|
0
|
3
|
Xã
Hiền Quan
|
Điểm40
(khu 1)
|
Km58,0-Km58,4
|
17
|
68
|
|
|
|
|
|
0
|
0
|
Trụ
sở UBND xã, Trường học
|
Điểm41
(khu 2)
|
Km58,8-Km58,6
|
54
|
216
|
|
|
|
10
|
40
|
0
|
-40
|
3
|
Xã
Hiền Quan
|
Điểm42
(khu 3,4)
|
Km59,4-Km60,0
|
195
|
780
|
|
|
|
40
|
160
|
-40
|
-160
|
Trụ
sở UBND xã, trường học
|
4
|
Xã
Thanh Uyên
|
Điểm43
(khu 7)
|
Km60,1-Km60,6
|
68
|
272
|
|
|
|
0
|
0
|
0
|
272
|
Trụ
sở UBND xã, Trường học
|
5
|
Xã
Thanh Uyên, Vạn Xuân
|
Điểm44
(khu 7 xã Thanh uyên; khu 1,2,3 xã Vạn Xuân)
|
Km63,5-Km66,6
|
424
|
2,416
|
|
|
|
35
|
140
|
-35
|
-140
|
Trụ
sở UBND xã, Trường học
|
6
|
Xã
Vạn Xuân
|
Điểm45
(khu 11)
|
Km67,1-Km67,7
|
23
|
92
|
|
|
|
|
|
0
|
0
|
Điểm46
(khu 21,22)
|
Km69-Km71,3
|
10
|
|
|
|
|
10
|
|
|
|
7
|
Xã
Hương Nộn
|
Điểm47
(khu 7,8,9,10,11,12,13)
|
Km71,5-Km73,4
|
103
|
412
|
|
|
|
13
|
52
|
-13
|
-52
|
Trụ
sở UBND xã, Trường học
|
8
|
Thị
trấn Hưng Hóa
|
Điểm
48 (khu 7)
|
Km73,6-Km74,5
|
87
|
346
|
|
|
|
|
|
87
|
346
|
Trụ
sở UBND xã, Trường học
|
9
|
Xã
Hồng Đà
|
Điểm49
(khu 15)
|
Km77,7-Km78
|
300
|
1,200
|
|
|
|
9
|
36
|
-9
|
9
|
Trụ
sở UBND xã, Trường học
|
2
|
Đê Tả Đà
|
|
|
92
|
368
|
|
|
|
0
|
0
|
0
|
0
|
|
1
|
Xã
Hồng Đà
|
Điểm
21 (khu 12,13,14)
|
K31,6-K33
|
92
|
368
|
|
|
|
|
|
0
|
0
|
Trụ
sở UBND xã, Trường học
|
VIII
|
Huyện Thanh Sơn (tả sông
Đà)
|
|
|
4,912
|
4,249
|
0
|
0
|
0
|
22
|
129
|
936
|
4,120
|
|
1
|
Xã
Tinh Nhuệ
|
Điểm
1 (khu Ấp Giáo)
|
K8,0A-K9,3A
|
22
|
129
|
|
|
|
22
|
129
|
|
|
Tại
chỗ, những vị trí nhà cao tầng trong khu
|
Điểm
2 (khu Lương Sơn)
|
K6,5A-K7,0A
|
73
|
321
|
|
|
|
|
|
73
|
321
|
Xóm
Sính
|
Điểm
3 (khu Viết)
|
K5,6A-K5,7A
|
25
|
143
|
|
|
|
|
|
25
|
143
|
Xóm
Mới
|
Điểm
4 (khu Láng Mái)
|
K2,8A-K4,3A
|
67
|
223
|
|
|
|
|
|
67
|
223
|
Xóm
Tân
|
2
|
Xã
Lương Nha
|
Điểm
5 (khu Lạc Song, Bãi, Đồi)
|
K1.17A-K1,33B
|
535
|
2,376
|
|
|
|
|
|
535
|
2,376
|
Khu
Đồi Bông, Đồi Hèo, Đồi Ba Chì
|
Điểm
6 (khu Lở, Liệm)
|
Ngòi
Lạt
|
236
|
1,057
|
|
|
|
|
|
236
|
1,057
|
Khu
Đồi Bông, Đồi Hèo, Đồi Ba Chì
|
IX
|
Huyện Thanh Thủy (đê tả
Đà)
|
|
|
1,977
|
7,953
|
|
|
|
|
|
1,529
|
6,104
|
|
1
|
Xã
Tu Vũ
|
Điểm
7 (khu 2,4,5.)
|
Ngòi
Lạt
|
102
|
459
|
1,996
|
|
|
|
|
42
|
241
|
Trường
học, UBND xã
|
Điểm
8 (khu 2,.3.)
|
K0-K1,1
|
83
|
373
|
1,996
|
|
|
|
|
43
|
193
|
Trường
học, UBND xã
|
1
|
Xã
Tu Vũ
|
Điểm
9 (khu. 1)
|
K1,2-K2,6
|
128
|
537
|
1,996
|
|
|
|
|
33
|
148
|
Trường
học, UBND xã
|
Điểm
10 (khu 6)
|
K3,7-K4
|
20
|
90
|
1,996
|
|
|
|
|
5
|
25
|
Trường
học, UBND xã
|
Điểm
11 (khu.7.)
|
K4,6-K5,5
|
25
|
112
|
1,996
|
|
|
|
|
5
|
23
|
Trường
học, UBND xã
|
Điểm
12 (khu.9)
|
K6,9-K6,8
|
15
|
67
|
1,996
|
|
|
|
|
0
|
0
|
Trường
học, UBND xã
|
Điểm
13 (khu 10.)
|
K7,3-K7,6
|
13
|
59
|
1,996
|
|
|
|
|
0
|
0
|
Trường
học, UBND xã
|
Điểm
14 (khu 13.)
|
K7,8-K7,9
|
22
|
98
|
1,996
|
|
|
|
|
10
|
44
|
Trường
học, UBND xã
|
2
|
Xã
Đồng Trung
|
Điểm
15 (khu 10,11,12)
|
K13,8-K16,1
|
778
|
3,128
|
1,996
|
|
|
|
|
600
|
2,400
|
Trường
học, UBND xã
|
3
|
Xã
Đoan Hạ, Bảo Yên, Thị trấn La Phù
|
Điểm
16 Khu 1,2,4 - Xã Đoan Hạ Khu 1,2,3 - xã Bảo Yên Khu 3,4 - TT Thanh Thủy
|
K16,5-K21,3
|
618 385 71
|
2.472 1.544 249
|
1,996
|
|
|
|
|
618 385 71
|
2.472 1.544 249
|
Trường
học, UBND xã Đồi Ô rô, KDC 1
|
4
|
Thị
trấn La Phù
|
Điểm
17 (khu 5)
|
K22,0-K23,8
|
107
|
374
|
1,996
|
|
|
|
|
107
|
374
|
Đồi
Gành dê, KDC 5
|
5
|
Xã
Tân Phương
|
Điểm
18 (khu 8)
|
K24,0-K24,8
|
23
|
94
|
1,996
|
|
|
|
|
23
|
94
|
Trường
học, UBND xã
|
Điểm
19 (khu1)
|
K25,3-K25,9
|
33
|
134
|
1,996
|
|
|
|
|
33
|
134
|
Trường
học, UBND xã
|
6
|
Xã
Thạch Đồng
|
Điểm
20 (khu4,5)
|
K26,0-K27,9
|
325
|
1,313
|
1,996
|
|
|
|
|
325
|
1,313
|
Trường
học, UBND xã
|
7
|
Xã
Xuân Lộc
|
Điểm
21 (khu5,4,3,2,1)
|
K28,6-K30,9
|
303
|
1,115
|
1,996
|
|
|
|
|
303
|
1,115
|
Trường
học, UBND xã
|
X.
|
Huyện Đoan Hùng
|
|
|
405
|
1,561
|
0
|
22
|
102
|
216
|
818
|
173
|
707
|
|
1
|
Đê hữu Lô
|
|
|
287
|
1,086
|
|
22
|
102
|
185
|
689
|
55
|
232
|
|
1
|
Thị
trấn Đoan Hùng
|
Điểm
1 (khu Hưng Tiến, Phú Thịnh)
|
Km
8,3-9,1 (K - K hữu sông chảy)
|
80
|
300
|
2,001
|
14
|
60
|
68
|
260
|
12
|
40
|
UBND
thị trấn, trường học, trạm y tế
|
Điểm
2 (khu Tân Long, Tân Tiến, Đồng Tâm)
|
Km10,9-K11,8
|
93
|
326
|
|
|
|
79
|
276
|
14
|
50
|
2
|
Xã
Sóc Đăng
|
Điểm
2 (khu 9-4)
|
Km10,9-K12,8
|
21
|
100
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
21
|
100
|
trường
mầm non
|
3
|
Xã
Hùng Long
|
Điểm
3 (khu An Thọ)
|
Km14,6-K15,7
|
12
|
42
|
1986
|
2
|
11
|
|
|
2
|
11
|
nhà
dân
|
Điểm
4 (khu...….….)
|
Km16-K16,3
|
7
|
26
|
1986
|
0
|
0
|
|
|
0
|
0
|
nhà
dân
|
Điểm
5 (khu Đồng Ao)
|
Km16,6-K16,9
|
7
|
10
|
1986
|
3
|
16
|
|
|
3
|
16
|
nhà
dân
|
Điểm
6 (khu Tiền Phong)
|
Km17,7-K18
|
22
|
99
|
1986
|
1
|
6
|
|
|
1
|
6
|
nhà
dân
|
Điểm
7 (khu...….….)
|
Km18,3-K18,9
|
7
|
30
|
1986
|
2
|
9
|
|
|
2
|
9
|
nhà
dân
|
4
|
Xã
Vụ Quang
|
Điểm
8 (khu...….….)
|
Km24,1-K25
|
20
|
87
|
0
|
0
|
0
|
20
|
87
|
0
|
0
|
nhà
dân
|
Điểm
9 (khu...….….)
|
Km26,3-Km27,1
|
18
|
66
|
|
|
|
18
|
66
|
|
|
|
2
|
Đê tả Lô
|
|
|
118
|
475
|
0
|
0
|
0
|
31
|
129
|
118
|
475
|
|
1
|
Xã
Hợp Nhất
|
Điểm
27 (khu Hố Xanh)
|
Km0-Km0,2
|
6
|
30
|
|
|
|
|
|
6
|
30
|
NVH
khu Hố Xanh
|
Điểm
28 (khu Vân Tập)
|
Km3,7-Km4
|
6
|
22
|
|
|
|
|
|
6
|
22
|
NVH
Hữu Đô 3
|
Điểm
29 (khu Đại Hội, Đại Hộ, Đồng Thịnh )
|
Km6,8-Km7,6
|
9
|
40
|
|
|
|
28
|
117
|
9
|
40
|
NVH
khu Đại Hộ, gò tre khu đồng thịnh
|
Điểm
30 (khu Nghĩa Khê, Làng Vải)
|
Km9,5-Km10,44
|
19
|
76
|
|
|
|
3
|
12
|
19
|
76
|
Gò
Chùa
|
1
|
Xã
Hợp Nhất
|
Khu
Tiền Phong, Sông Lô
|
Km10,44-Km11
|
60
|
235
|
|
|
|
|
|
60
|
235
|
UBND
xã Phú Thứ cũ, Đồi Trang
|
Điểm
31 (khu Thống Nhất)
|
Km11,2-Km12,7
|
18
|
72
|
|
|
|
|
|
18
|
72
|
Núi
Đồng Bãn
|
XI
|
Huyện Phù Ninh (đê hữu Lô)
|
|
|
1,257
|
5,478
|
|
10
|
40
|
98
|
490
|
0
|
0
|
|
1
|
Xã
Phú Mỹ
|
Điểm
10 (khu...….….)
|
Km27,7-Km28,2
|
30
|
150
|
|
|
|
|
|
|
|
Về
UBND xã
|
Điểm
11 (khu...….….)
|
Km29-Km31
|
50
|
230
|
|
|
|
|
|
|
|
Về
UBND xã
|
2
|
Xã
Lệ Mỹ
|
Điểm
12 (khu 1)
|
Km31,4-Km34
|
98
|
490
|
1986
|
10
|
40
|
98
|
490
|
|
|
Về
UBND xã
|
3
|
Xã
Trị Quận
|
Điểm
13 (khu 10)
|
Km35,9-Km36,4
|
119
|
465
|
|
|
|
|
|
|
|
Về
Khu 9 xã
|
3
|
Xã
Trị Quận
|
Điểm
14 (khu 6)
|
Km38,2-Km39,3
|
149
|
560
|
|
|
|
|
|
|
|
Về
UBND xã
|
4
|
Xã
Hạ Giáp
|
Điểm
15 (khu 1)
|
Km39,7-Km41,4
|
122
|
488
|
|
|
|
|
|
|
|
Về:
Xóm Trai, Xóm Thuỳ Ngầm, Khu Bầu trên, Bầu dưới
|
5
|
Xã
Tiên Du
|
Điểm
16 (khu.. 1.)
|
Km42,2-Km44,2
|
75
|
350
|
|
|
|
|
|
|
|
Về
các trường học
|
Điểm
17 (khu 7-8-10.)
|
Km45-Km47,5
|
138
|
560
|
|
|
|
|
|
|
|
Về
các trường học
|
6
|
Xã
An Đạo
|
Điểm
18 (khu 8.)
|
Km48,9-Km49,2
|
48
|
250
|
|
|
|
|
|
|
|
Về
UBND xã
|
7
|
Xã
Bình Phú
|
Điểm
19 (khu long châu.)
|
Km51,7-Km52,5
|
96
|
435
|
|
|
|
|
|
|
|
về
nhà tạm lánh
|
Điểm
20 (khu chung dàu.)
|
Km54-Km54,4
|
40
|
200
|
|
|
|
|
|
|
|
Di
chuyển tại chỗ
|
Điểm
21 (khu tranh ngoài)
|
Km57,3-Km59,4
|
292
|
1,300
|
|
|
|
|
|
|
|
Di
chuyển tại chỗ
|
PHỤ LỤC VIII
XÁC ĐỊNH CÁC KHU VỰC TRỌNG ĐIỂM PHÒNG CHỐNG LŨ QUÉT
(Kèm theo Quyết định số: 1947/QĐ-UBND ngày 02 tháng 8 năm 2021 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Phú Thọ)
TT
|
Xã, phường, thị trấn
|
Vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét
|
Địa điểm sơ tán
|
Cự ly di chuyển
|
Tuyến đường di chuyển
|
Suối/ngòi gây ra lũ quét
|
Thôn/khu
|
Số hộ phải sơ tán
|
Số người phải sơ tán
|
Hội trường xã
|
Nhà văn hóa
|
Nhà mẫu giáo
|
Nhà kiên cố
|
Địa điểm khác
|
I
|
Huyện Thanh Thủy
|
|
|
371
|
1378
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Xã
Đào Xá
|
Suối
Ba Chi
|
Khu
17
|
45
|
130
|
|
x
|
x
|
|
Nhà dân ở vị trí cao trong khu
|
300m
|
Đường TL, đường liên thôn
|
2
|
Xã
Tân Phương
|
Suối
Khánh
|
Khu
3,6,7
|
62
|
185
|
x
|
|
x
|
x
|
2 km
|
3
|
Xã
Tu Vũ
|
Suối
Sồi
|
10,11,12,19
|
15
|
40
|
1
|
2
|
1
|
3
|
|
0,8-1km
|
|
4
|
Xã
Hoàng Xá
|
Ngòi
|
Khu
1,2,7,8, 4,5,10,11
|
200
|
800
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
2 km
|
317C
|
5
|
Xã
Đồng Trung
|
Ngòi
Trung Thịnh
|
Khu
15,9
|
0
|
0
|
x
|
x
|
x
|
x
|
|
3 km
|
317B
|
6
|
Xã
Đoan Hạ
|
Ngòi
Cái
|
Khu
3,4
|
49
|
223
|
x
|
x
|
x
|
x
|
|
100-200
|
|
II
|
Huyện Hạ Hòa
|
|
|
87
|
415
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Xã
Vô Tranh
|
Ngòi
Lao
|
Khu
1-9
|
87
|
415
|
x
|
x
|
|
|
|
1 km
|
|
III
|
Huyện Tân Sơn
|
|
|
101
|
410
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Xã
Xuân Sơn
|
Suối
thang
|
Khu
Lấp
|
1
|
6
|
|
x
|
|
|
|
1km
|
|
Khu
Cỏi
|
1
|
4
|
|
|
|
x
|
|
0.5km
|
|
2
|
Xã
Xuân Đài
|
Suối
Dụ
|
khu
Dụ
|
30
|
100
|
|
x
|
|
|
|
0.5km
|
|
3
|
Xã
Kiệt Sơn
|
Sông
Bứa
|
khu
7
|
2
|
8
|
|
x
|
|
|
|
250m
|
|
3
|
Xã
Kiệt Sơn
|
Sông
Bứa
|
khu
4
|
1
|
3
|
x
|
|
|
|
|
200m
|
|
4
|
Xã
Kim Thượng
|
Suối
Nhàng
|
Khu
Nhàng
|
7
|
31
|
|
|
|
|
x
|
2,5 Km
|
|
Suối
Nhàng
|
Khu
Chiềng 3
|
4
|
17
|
|
x
|
|
|
x
|
1,5 Km
|
|
5
|
Xã
Long Cốc
|
Suối
Bông
|
Đải,
Bông 1, Bông 2
|
7
|
28
|
|
|
|
x
|
x
|
200m
|
Liên thôn
|
6
|
Xã
Đồng Sơn
|
Suối
Mang
|
Mít
2, Mít 1
|
20
|
85
|
|
x
|
|
x
|
|
200m
|
Đường thôn
|
Suối
Thân
|
Bến
Thân, Mít 1
|
15
|
80
|
|
|
|
x
|
|
100m
|
7
|
Xã
Tam Thanh
|
Suối
Giát
|
Múc,
Giát Vảo
|
3
|
9
|
|
x
|
|
|
|
0,8km
|
|
Suối
Chiêu
|
Tảng,
Chiêu
|
4
|
16
|
|
x
|
|
|
x
|
|
|
8
|
Xã
Tân Sơn
|
suối
cả
|
Bương
|
3
|
11
|
|
|
|
x
|
|
200m
|
|
suối
thừ
|
thừ
2
|
1
|
5
|
x
|
|
|
|
|
700m
|
|
suối
bưa thắng
|
Bương
|
1
|
3
|
|
|
|
x
|
|
400m
|
|
9
|
Xã Thu Cúc
|
Sông
Bứa
|
Ú
|
1
|
4
|
|
|
|
|
x
|
100m
|
liên thôn
|
IV
|
Huyện Thanh Sơn
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
49
|
124
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Xã
Thượng Cửu
|
Suối
Dân
|
Sinh Tàn
|
7
|
32
|
|
x
|
x
|
|
|
1km
|
Đường BT liên khu
|
Cháu
|
3
|
16
|
|
x
|
|
|
|
1km
|
Cáp
|
4
|
12
|
|
x
|
|
|
|
1km
|
2
|
Xã
Đông Cửu
|
Suối
Dân
|
6/12 khu
|
15
|
23
|
|
x
|
|
|
|
|
3
|
Xã
Võ Miếu
|
Suối
Dân
|
Xóm
Mạ, Hà Biên, Thanh Hà
|
10
|
17
|
|
x
|
|
x
|
|
0,5km
|
Tỉnh lộ 316
|
4
|
Xã
Yên Lương
|
Suối
Cái
|
Khu 2
|
10
|
24
|
|
|
|
x
|
|
0.5
|
|
V
|
Huyện Yên Lập
|
|
|
306
|
1128
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Mỹ
Lung
|
Ngòi Lao, khe Thừa
|
Khu 3A, 3B, 4, 5, 6, 7, 8, 9
|
143
|
548
|
x
|
x
|
|
|
x
|
≤ 3km
|
trục xã; QL 70B
|
2
|
Mỹ
Lương
|
Ngòi Lao, ngòi Ngà, ngòi Rùa
|
Vĩnh Thịnh
|
103
|
425
|
x
|
|
|
|
x
|
≤ 2km
|
trục xã; QL 70B
|
3
|
Xuân
An
|
Ngòi giành
|
Hon 1, 2
|
60
|
155
|
x
|
|
|
|
x
|
≤ 5km
|
tỉnh lộ 321
|
VI
|
Huyện Thanh Ba
|
|
|
433
|
1244
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Xã
Sơn Cương
|
|
Khu 3, 4
|
23
|
74
|
x
|
x
|
x
|
|
|
0,15 Km
|
Đường liên khu
|
2
|
Xã
Vân Lĩnh
|
|
1,2,3,4,5
|
60
|
195
|
|
x
|
|
x
|
|
0,15Km
|
Liên thôn
|
3
|
Xã
Đồng Xuân
|
|
Khu 6,7
|
10
|
40
|
x
|
x
|
|
|
|
1Km
|
4
|
Xã
Đông Lĩnh
|
Ngòi khu 1
|
1
|
7
|
27
|
|
|
|
|
x
|
0,5-1Km
|
5
|
Xã
Đại An
|
Ngòi
|
Khu 1,2
|
138
|
523
|
x
|
x
|
x
|
x
|
|
1,5 km
|
Tỉnh lộ 314B
|
6
|
Xã
Ninh Dân
|
0
|
Khu
11,12
|
195
|
385
|
x
|
|
x
|
x
|
|
2.5
|
Liên xã
|
VII
|
Huyện Đoan Hùng
|
|
|
360
|
1275
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Xã
Bằng Doãn
|
Ngòi Duỗn
|
Khu 6
|
10
|
40
|
x
|
|
|
x
|
|
0,6km
|
TL319
|
2
|
Xã
Ca Đình
|
Suối Đung
|
5
|
15
|
65
|
|
x
|
|
x
|
|
0,5km
|
Liên thôn
|
3
|
Xã
Tây Cốc
|
Ngòi Duỗn
|
Khu Tân Long, Vân Hùng, Hợp Lai, Phố
|
174
|
650
|
x
|
x
|
|
x
|
|
0,5-2 km
|
Đường liên thôn, QL 70B
|
4
|
Xã
Tiêu Sơn
|
Ngòi Tiêu
|
Khu 1,2,3,5,7
|
70
|
146
|
|
x
|
|
x
|
|
100- 200m
|
Liên thôn
|
5
|
Xã
Yên Kiện
|
Ngòi Tiêu
|
Khu 7, 8
|
26
|
114
|
|
|
|
x
|
|
1-1,5km
|
Liên thôn
|
6
|
Xã
Minh Lương
|
Suối tràn Bắc Ca
|
Khu 3, 4
|
30
|
120
|
x
|
x
|
|
|
|
1,5km
|
TL 319B, liên thôn
|
|
|
suối
|
Khu 7, 8
|
35
|
140
|
|
x
|
|
x
|
|
1-1,5km
|
|
Tổng
|
|
|
1707
|
5974
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC IX
XÁC ĐỊNH CÁC KHU VỰC TRỌNG ĐIỂM, NGUY CƠ CAO XẢY RA SẠT
LỞ ĐẤT
(Kèm theo Quyết định số: 1947/QĐ-UBND ngày 02 tháng 8 năm 2021 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Phú Thọ)
TT
|
Xã, phường, thị trấn
|
Vùng có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất
|
Số hộ phải sơ tán
|
Số người phải sơ tán
|
Địa điểm sơ tán
|
Cự ly di chuyển
|
Tuyến đường di chuyển
|
Hội trường xã
|
Nhà văn hóa
|
Nhà mẫu giáo
|
Nhà kiên cố
|
Địa điểm khác
|
I
|
Thành phố Việt Trì
|
|
120
|
500
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Phường Bạch Hạc
|
Kè Bạch Hạc, Khu Mộ Hạ
|
120
|
500
|
|
x
|
|
x
|
|
1 km
|
|
II
|
Huyện Phù Ninh
|
|
0
|
0
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Xã Trị Quận
|
Km35-K37
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Xã An Đạo
|
Km50-Km51
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Xã Bình Phú
|
Km 52- K53
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III
|
Huyện Thanh Thủy
|
|
233
|
919
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Xã Đào Xá
|
Khu 17
|
15
|
35
|
|
x
|
|
|
x
|
|
Đường liên thôn
|
Khu 19
|
5
|
11
|
|
x
|
|
|
x
|
|
2
|
Xã Tân Phương
|
Khu 1, 4, 7
|
6
|
21
|
|
x
|
|
x
|
x
|
|
3
|
Xã Tu Vũ
|
Khu 8,10,19
|
8
|
29
|
1
|
2
|
1
|
3
|
|
0,3-1 km
|
Đường BT thôn xóm
|
4
|
Xã Đoan Hạ
|
Khu 3-Khu 4
|
49
|
223
|
x
|
x
|
x
|
|
x
|
100- 200m
|
|
5
|
Xã Bảo Yên
|
Ngòi Đoàn Kết và ngòi Thượng
lộc
|
150
|
600
|
x
|
|
x
|
x
|
Trường TH, Trạm y tế
|
200- 1500m
|
Tỉnh lộ 317
|
IV
|
Huyện Hạ Hòa
|
|
5
|
26
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Xã Đại Phạm
|
Khu 5, 6
|
3
|
15
|
|
x
|
|
|
|
1km
|
|
2
|
Xã Yên Kỳ
|
Khu 2, 8
|
2
|
11
|
|
x
|
|
|
x
|
1km
|
|
V
|
Huyện Tân Sơn
|
|
237
|
961
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Xã Xuân Sơn
|
Khu Dù
|
24
|
84
|
|
x
|
|
|
x
|
1km
|
|
Khu Lạng
|
8
|
29
|
|
x
|
|
|
x
|
1km
|
|
2
|
Xã Xuân Đài
|
Khu Dụ
|
10
|
25
|
|
x
|
|
|
|
0.5km
|
|
Khu ai mười
|
10
|
30
|
|
x
|
|
|
|
0.6km
|
|
3
|
Xã Vinh Tiền
|
Sau trường mầm non
|
1
|
4
|
|
|
|
x
|
|
0,3km
|
|
4
|
Xã Kiệt Sơn
|
Khu Chiềng lớn
|
5
|
25
|
x
|
x
|
|
|
|
0.5km
|
TL 316I
|
Khu 7
|
8
|
33
|
|
|
x
|
|
|
0.5km
|
|
Khu Dọc
|
3
|
9
|
|
x
|
|
|
|
0.3km
|
|
Khu 12
|
1
|
2
|
|
x
|
|
|
|
0.3km
|
|
5
|
Xã Kim Thượng
|
Đồi sau khu Nhàng
|
67
|
270
|
x
|
|
|
x
|
|
2,5 km
|
Đường đi UBND xã
|
6
|
Xã Lai Đồng
|
Đoạn đường khu vường 2
|
07
|
25
|
|
x
|
|
|
x
|
200 m
|
Liên xã
|
7
|
Xã Long Cốc
|
Dốc Cua
|
3
|
15
|
|
|
|
x
|
x
|
250m
|
Liên thôn
|
8
|
Xã Đồng Sơn
|
Mít 1
|
9
|
45
|
|
|
|
|
x
|
|
Đường xóm
|
Mít 2
|
4
|
20
|
|
|
|
|
x
|
|
Xuân 1
|
3
|
17
|
|
|
|
|
x
|
|
Xuân 2
|
13
|
70
|
|
|
|
|
x
|
|
Măng 1
|
1
|
4
|
|
|
|
|
x
|
|
Măng 2
|
3
|
14
|
|
|
|
|
x
|
|
9
|
Xã Tam Thanh
|
Khu Tảng
|
5
|
20
|
|
x
|
|
|
|
500m
|
|
Khu Múc Thanh Phú
|
2
|
8
|
|
x
|
|
|
|
800m
|
|
Khu Chiêu
|
1
|
6
|
|
x
|
|
|
|
400m
|
|
10
|
Xã Tân Sơn
|
khu sận
|
10
|
45
|
|
x
|
|
|
|
1000m
|
|
Thừ 2
|
9
|
27
|
|
x
|
|
|
|
1000m
|
|
Bương
|
8
|
35
|
|
x
|
|
|
|
1000m
|
|
Hòa
|
1
|
4
|
|
x
|
|
|
|
500m
|
|
thừ 1
|
4
|
19
|
|
x
|
|
|
|
1500m
|
|
11
|
Xã Thu Cúc
|
Trung Tâm 2
|
2
|
8
|
x
|
|
|
|
|
200m
|
|
|
|
Khu Mang Hạ
|
4
|
16
|
|
|
x
|
|
|
|
|
12
|
Xã Thu Ngạc
|
Khu Tân ve
|
3
|
12
|
|
|
x
|
|
|
|
|
13
|
Xã Văn Luông
|
Hoàng Văn
|
15
|
65
|
|
x
|
|
|
|
500
|
liên thôn
|
VI
|
Huyện Thanh Sơn
|
|
58
|
255
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Xã Đông Cửu
|
Khu 5
|
8
|
46
|
x
|
x
|
x
|
|
|
800 m
|
liên xã
|
2
|
Xã Hương Cần
|
Đồi Nương Đào - Khu Hem
|
8
|
37
|
x
|
|
|
|
|
1.2
|
|
3
|
Xã Yên Lương
|
Đồi Vung - Khu Bồ Xồ
|
42
|
172
|
|
x
|
|
|
|
|
Đường mòn khu dân cư
|
VII
|
Huyện Yên Lập
|
|
160
|
703
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Mỹ Lung
|
Khu 1, khu Xuân Thắng
|
15
|
62
|
x
|
x
|
|
|
x
|
6km
|
Trục xã
|
2
|
Mỹ Lương
|
xuân hà, xuân thắng, xe ngà
|
30
|
128
|
x
|
x
|
|
|
x
|
5km
|
Trục xã
|
3
|
Xuân An
|
Hon 1, 2, dần
|
98
|
450
|
x
|
|
|
|
x
|
5km
|
Tỉnh lộ 321
|
4
|
Trung Sơn
|
khu gầy, khu bằng
|
17
|
63
|
x
|
x
|
|
|
x
|
3km
|
Trục xã
|
VIII
|
Huyện Thanh Ba
|
|
488
|
1814
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Xã Mạn Lạn
|
Dọc Sông Hồng, Quốc lộ 2D
|
200
|
666
|
|
x
|
x
|
x
|
UBND xã
|
1-3 km
|
Ql 2D
|
2
|
Xã Chí Tiên
|
Khu 6
|
70
|
280
|
|
x
|
x
|
x
|
chùa
|
0,5 Km
|
Chí Tiên - Sơn Cương
|
3
|
Xã Vân Lĩnh
|
Khu 4,5
|
20
|
75
|
|
x
|
|
x
|
|
0,25 Km
|
Liên thôn
|
4
|
Xã Hanh Cù
|
Đường liên thôn khu 2 đi khu 1, khu 25, khu 19, khu 20, khu 24
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5
|
Xã Đồng Xuân
|
Khu 5,7,8,4
|
30
|
120
|
x
|
x
|
|
|
|
1,5km
|
Liên thôn
|
6
|
Xã Đông Lĩnh
|
Khu 3,5,7
|
5
|
20
|
|
|
|
|
x
|
0,5-1 Km
|
|
7
|
Xã Đại An
|
Khu 1,2
|
138
|
523
|
x
|
x
|
x
|
x
|
|
1,5 km
|
Tỉnh lộ 314B
|
8
|
Xã Ninh Dân
|
Khu 3,4
|
25
|
130
|
x
|
x
|
x
|
x
|
|
0,5 km
|
Liên thôn
|
IX
|
Huyện Đoan Hùng
|
|
276
|
1073
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Xã Bằng Luân
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Khu 4
|
Chân núi Đèn Đèo Bụt
|
6
|
25
|
|
x
|
|
|
|
0,6 km
|
QL 70
|
|
Khu 5
|
Hang Phay Núi Ông
|
7
|
30
|
|
x
|
|
|
|
1 km
|
Liên thôn
|
|
Khu 7 + 12
|
Chùa Minh Luân
|
13
|
60
|
|
x
|
|
|
|
3 km
|
TL 319 b
|
|
Khu 8
|
Yên Ngựa
|
4
|
20
|
|
x
|
|
|
|
1 km
|
Liên thôn
|
2
|
Xã Hợp Nhất
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Khu Hữu Đô 1
|
Núi Đoán
|
7
|
25
|
|
x
|
|
|
|
500m
|
Liên thôn
|
|
Khu Liên Phương
|
Gò Mơ
|
3
|
12
|
|
x
|
|
|
|
200m
|
Liên thôn
|
3
|
Xã Tây Cốc
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Khu Đoàn Kết
|
4
|
16
|
x
|
x
|
x
|
x
|
|
0,8 Km
|
QL 70A
|
|
|
Khu Phố
|
15
|
42
|
|
|
|
|
|
0,5 Km
|
QL 70A, 70B
|
|
|
Khu Phúc Đình
|
15
|
48
|
|
|
|
|
|
0,8 Km
|
QL 70A
|
|
|
Khu Hợp Lai
|
17
|
65
|
|
|
|
|
|
0,8 Km
|
QL 70B
|
|
|
Khu Tập Kết
|
10
|
35
|
|
|
|
|
|
1,2 Km
|
QL 70B
|
|
|
Khu Vân Hùng
|
1
|
5
|
|
|
|
|
|
1,7 Km
|
QL 70B
|
|
|
Khu Tân Long
|
40
|
162
|
|
|
|
|
|
2,3 Km
|
QL 70B
|
4
|
Xã Tiêu Sơn
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Khu 4
|
Núi nghè
|
7
|
22
|
|
x
|
|
|
|
0,2 km
|
Liên thôn
|
|
Khu 5
|
Núi lản
|
5
|
18
|
|
x
|
|
|
|
0,3 km
|
Liên thôn
|
5
|
Xã Vân Đồn
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thôn 6
|
gần chân núi
|
15
|
75
|
|
x
|
x
|
|
|
2km
|
Liên thôn
|
|
Thôn 9
|
Chân núi Thái Xương
|
30
|
120
|
|
x
|
x
|
|
|
3km
|
6
|
Xã Yên Kiện
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thôn 7, 8
|
Khu vực chân núi
|
12
|
43
|
|
x
|
|
x
|
|
0,6km
|
Liên thôn
|
7
|
Xã Minh Lương
|
Khu 5, 6,7, 8
|
32
|
140
|
|
x
|
|
|
|
0,5- 1,2km
|
TL 319
|
7
|
Xã Minh Tiến
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Khu 1, 2
|
Núi Sứt
|
12
|
43
|
|
x
|
|
|
|
0,5 km
|
Liên thôn
|
|
Khu 4
|
Núi Kẻo
|
4
|
15
|
x
|
x
|
|
|
|
0,5 km
|
|
|
Núi Khã
|
3
|
10
|
x
|
x
|
|
|
|
0,4 km
|
|
|
Núi Nghè
|
8
|
22
|
x
|
x
|
|
|
|
0,6 km
|
8
|
Thị trấn Đoan Hùng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Khu Tân Thịnh
|
Gò rùa
|
3
|
9
|
x
|
x
|
|
|
|
0,3 km
|
Liên thôn, QL2
|
|
Khu Phú Thịnh
|
Gò Văn Đăng
|
2
|
8
|
x
|
x
|
|
|
|
0,3 km
|
|
|
Gò núi khoai
|
1
|
3
|
x
|
x
|
|
|
|
0,4km
|
|
Tổng
|
|
1577
|
6251
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC X
THỐNG KÊ LỰC LƯỢNG DỰ KIẾN HUY ĐỘNG
(Kèm theo Quyết định số: 1947/QĐ-UBND ngày 2 tháng 8 năm 2021 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Phú Thọ)
TT
|
Xã, phường, thị trấn
|
Lực lượng
|
Quân đội
|
Công an
|
Tình nguyện
|
Phụ nữ
|
Đoàn TN
|
Đội xung kích
|
Y tế
|
Chữ thập đỏ
|
Mặt trận TQ
|
Doanh nghiệp
|
Trường học
|
Lực lượng khác
|
I
|
Thành phố Việt Trì
|
240
|
122
|
160
|
1200
|
800
|
400
|
65
|
16
|
80
|
115
|
24
|
80
|
1
|
Phường Bến Gót
|
30
|
13
|
20
|
150
|
100
|
50
|
8
|
2
|
10
|
10
|
3
|
10
|
2
|
Phường Minh Phương
|
30
|
14
|
20
|
150
|
100
|
50
|
8
|
2
|
10
|
15
|
3
|
10
|
3
|
Phường Tiên Cát
|
30
|
15
|
20
|
150
|
100
|
50
|
7
|
2
|
10
|
20
|
3
|
10
|
4
|
Phường Nông Trang
|
30
|
18
|
20
|
150
|
100
|
50
|
8
|
2
|
10
|
30
|
3
|
10
|
5
|
Phường Vân Phú
|
30
|
15
|
20
|
150
|
100
|
50
|
8
|
2
|
10
|
15
|
3
|
10
|
6
|
Phường Bạch Hạc
|
30
|
16
|
20
|
150
|
100
|
50
|
8
|
2
|
10
|
10
|
3
|
10
|
7
|
Xã Sông Lô
|
30
|
17
|
20
|
150
|
100
|
50
|
10
|
2
|
10
|
5
|
3
|
10
|
8
|
Xã Trưng Vương
|
30
|
14
|
20
|
150
|
100
|
50
|
8
|
2
|
10
|
10
|
3
|
10
|
II
|
Huyện Thanh Thủy
|
356
|
85
|
203
|
337
|
453
|
658
|
73
|
75
|
343
|
82
|
673
|
464
|
1
|
Xã Xuân Lộc
|
50
|
10
|
|
20
|
20
|
70
|
5
|
|
|
3
|
2
|
|
2
|
Thị trấn Thanh Thủy
|
|
|
60
|
30
|
30
|
60
|
5
|
8
|
8
|
|
|
|
3
|
Xã Đào Xá
|
41
|
21
|
38
|
20
|
60
|
90
|
24
|
10
|
19
|
5
|
15
|
20
|
4
|
Xã Tân Phương
|
24
|
10
|
20
|
8
|
16
|
40
|
4
|
8
|
8
|
20
|
9
|
24
|
5
|
Xã Tu Vũ
|
5
|
5
|
40
|
20
|
30
|
92
|
6
|
10
|
10
|
30
|
40
|
|
6
|
Xã Sơn Thủy
|
16
|
8
|
20
|
32
|
40
|
16
|
3
|
8
|
10
|
3
|
6
|
|
7
|
Xã Đồng Trung
|
189
|
15
|
|
100
|
150
|
189
|
20
|
15
|
250
|
|
250
|
170
|
8
|
Xã Đoan Hạ
|
31
|
7
|
25
|
7
|
7
|
41
|
2
|
15
|
28
|
6
|
336
|
250
|
9
|
Xã Bảo Yên
|
|
9
|
|
100
|
100
|
60
|
4
|
1
|
10
|
15
|
15
|
|
III
|
Huyện Hạ Hòa
|
200
|
100
|
140
|
100
|
100
|
1200
|
60
|
60
|
60
|
70
|
60
|
100
|
1
|
Xã Hiền Lương
|
10
|
5
|
7
|
5
|
5
|
60
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
5
|
2
|
Xã Xuân Áng
|
10
|
5
|
7
|
5
|
5
|
60
|
3
|
3
|
3
|
5
|
3
|
5
|
3
|
Xã Bằng Giã
|
10
|
5
|
7
|
5
|
5
|
60
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
5
|
4
|
Xã Văn Lang
|
10
|
5
|
7
|
5
|
5
|
60
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
5
|
5
|
Xã Minh Côi
|
10
|
5
|
7
|
5
|
5
|
60
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
5
|
6
|
Xã Vô Tranh
|
10
|
5
|
7
|
5
|
5
|
60
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
5
|
7
|
Xã Vĩnh Chân
|
10
|
5
|
7
|
5
|
5
|
60
|
3
|
3
|
3
|
5
|
3
|
5
|
8
|
Xã Lang Sơn
|
10
|
5
|
7
|
5
|
5
|
60
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
5
|
9
|
Xã Minh Hạc
|
10
|
5
|
7
|
5
|
5
|
60
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
5
|
10
|
TT.Hạ Hoà
|
10
|
5
|
7
|
5
|
5
|
60
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
5
|
11
|
Xã Ấm Hạ
|
10
|
5
|
7
|
5
|
5
|
60
|
3
|
3
|
3
|
5
|
3
|
5
|
12
|
Xã Yên Kỳ
|
10
|
5
|
7
|
5
|
5
|
60
|
3
|
3
|
3
|
5
|
3
|
5
|
13
|
Xã Yên Luật
|
10
|
5
|
7
|
5
|
5
|
60
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
5
|
14
|
Xã Hương Xạ
|
10
|
5
|
7
|
5
|
5
|
60
|
3
|
3
|
3
|
5
|
3
|
5
|
15
|
Xã Phương Viên
|
10
|
5
|
7
|
5
|
5
|
60
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
5
|
16
|
Xã Gia Điền
|
10
|
5
|
7
|
5
|
5
|
60
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
5
|
17
|
Xã Tứ Hiệp
|
10
|
5
|
7
|
5
|
5
|
60
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
5
|
18
|
Xã Đan Thượng
|
10
|
5
|
7
|
5
|
5
|
60
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
5
|
19
|
Xã Đại Phạm
|
10
|
5
|
7
|
5
|
5
|
60
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
5
|
20
|
Xã Hà Lương
|
10
|
5
|
7
|
5
|
5
|
60
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
5
|
IV
|
Huyện Cẩm Khê
|
961
|
496
|
810
|
1290
|
695
|
1651
|
165
|
351
|
1335
|
84
|
96
|
0
|
1
|
Xã Tiên Lương
|
31
|
17
|
50
|
50
|
27
|
60
|
6
|
11
|
55
|
4
|
5
|
|
2
|
Xã Ngô Xá
|
31
|
18
|
40
|
50
|
30
|
80
|
6
|
15
|
60
|
2
|
4
|
|
3
|
Xã Phượng Vĩ
|
31
|
21
|
35
|
45
|
25
|
60
|
6
|
13
|
50
|
2
|
5
|
|
4
|
Xã Tuy Lộc
|
31
|
19
|
50
|
50
|
30
|
93
|
6
|
12
|
55
|
4
|
4
|
|
5
|
Xã Thuỵ Liễu
|
31
|
17
|
20
|
45
|
22
|
60
|
5
|
10
|
35
|
3
|
3
|
|
6
|
Xã Tam Sơn
|
31
|
17
|
20
|
40
|
20
|
70
|
5
|
12
|
55
|
2
|
4
|
|
7
|
Xã Văn Bán
|
31
|
17
|
30
|
55
|
25
|
77
|
5
|
12
|
55
|
2
|
3
|
|
8
|
Xã Minh Tân
|
93
|
40
|
50
|
110
|
55
|
75
|
15
|
32
|
120
|
9
|
6
|
|
9
|
Xã Tùng Khê
|
31
|
15
|
20
|
30
|
17
|
65
|
5
|
10
|
30
|
2
|
2
|
|
10
|
Thị trấn Cẩm Khê
|
124
|
58
|
50
|
155
|
90
|
90
|
22
|
46
|
140
|
11
|
8
|
|
11
|
Xã Cấp Dẫn
|
31
|
17
|
30
|
40
|
20
|
70
|
5
|
11
|
35
|
2
|
4
|
|
12
|
Xã Xương Thịnh
|
31
|
12
|
20
|
30
|
20
|
70
|
5
|
10
|
45
|
2
|
3
|
|
13
|
Xã Sơn Tình
|
31
|
19
|
40
|
50
|
20
|
60
|
5
|
10
|
50
|
2
|
4
|
|
14
|
Xã Hương Lung
|
31
|
18
|
30
|
50
|
30
|
70
|
5
|
14
|
60
|
5
|
5
|
|
15
|
Xã Phú Khê
|
31
|
16
|
30
|
35
|
25
|
75
|
5
|
12
|
35
|
2
|
3
|
|
16
|
Xã Tạ Xá
|
31
|
18
|
40
|
60
|
25
|
60
|
6
|
12
|
45
|
2
|
6
|
|
17
|
Xã Yên Tập
|
31
|
17
|
35
|
50
|
20
|
67
|
5
|
8
|
40
|
3
|
3
|
|
18
|
Xã Phú Lạc
|
31
|
14
|
30
|
35
|
20
|
61
|
5
|
10
|
30
|
3
|
3
|
|
19
|
Xã Chương Xá
|
31
|
18
|
20
|
40
|
20
|
71
|
5
|
10
|
30
|
3
|
2
|
|
20
|
Xã Hùng Việt
|
93
|
35
|
45
|
105
|
55
|
75
|
15
|
30
|
105
|
10
|
5
|
|
21
|
Xã Văn Khúc
|
31
|
17
|
20
|
30
|
22
|
70
|
5
|
13
|
55
|
3
|
3
|
|
22
|
Xã Yên Dưỡng
|
31
|
18
|
20
|
45
|
20
|
61
|
6
|
12
|
45
|
2
|
3
|
|
23
|
xã Điêu Lương
|
31
|
17
|
35
|
40
|
27
|
20
|
6
|
14
|
50
|
2
|
4
|
|
24
|
Xã Đồng Lương
|
31
|
21
|
50
|
50
|
30
|
91
|
6
|
12
|
55
|
2
|
4
|
|
V
|
Huyện Tân Sơn
|
284
|
129
|
55
|
1207
|
505
|
763
|
87
|
78
|
133
|
5
|
127
|
1275
|
1
|
Xã Xuân Sơn
|
6
|
7
|
|
|
6
|
|
2
|
|
|
|
|
|
2
|
Xã Xuân Đài
|
|
11
|
10
|
20
|
40
|
110
|
5
|
10
|
11
|
|
1
|
|
3
|
Xã Thạch Kiệt
|
31
|
13
|
|
50
|
50
|
90
|
6
|
|
12
|
|
|
30
|
4
|
Xã Kiệt Sơn
|
|
|
|
150
|
50
|
58
|
13
|
1
|
9
|
5
|
4
|
|
5
|
Xã Kim Thượng
|
17
|
15
|
|
15
|
120
|
60
|
16
|
15
|
13
|
|
60
|
1200
|
6
|
Xã Lai Đồng
|
|
|
|
10
|
40
|
160
|
2
|
16
|
16
|
|
|
|
7
|
Xã Long Cốc
|
|
3
|
|
|
25
|
|
5
|
3
|
9
|
|
|
15
|
8
|
Xã Mỹ Thuận
|
15
|
5
|
15
|
15
|
15
|
7
|
1
|
2
|
2
|
|
|
|
9
|
Xã Đồng Sơn
|
31
|
10
|
|
29
|
25
|
82
|
6
|
10
|
10
|
|
|
|
10
|
Xã Tam Thanh
|
30
|
9
|
|
15
|
15
|
65
|
4
|
2
|
8
|
|
|
|
11
|
Xã Tân Sơn
|
31
|
12
|
|
827
|
50
|
80
|
14
|
15
|
31
|
|
62
|
|
12
|
Xã Thu Cúc
|
35
|
11
|
|
6
|
9
|
61
|
4
|
|
|
|
|
|
13
|
Xã Thu Ngạc
|
28
|
13
|
|
50
|
50
|
90
|
6
|
|
12
|
0
|
|
30
|
14
|
Xã Văn Luông
|
60
|
20
|
30
|
30
|
50
|
60
|
5
|
20
|
16
|
|
|
|
VI
|
Huyện Thanh Sơn
|
31
|
285
|
0
|
285
|
288
|
0
|
395
|
298
|
12
|
0
|
0
|
20
|
1
|
TT Thanh Sơn
|
|
16
|
|
16
|
16
|
|
21
|
22
|
|
|
|
|
2
|
Xã Sơn Hùng
|
|
10
|
|
10
|
10
|
|
15
|
10
|
|
|
|
|
3
|
Xã Giáp Lai
|
|
8
|
|
8
|
8
|
|
13
|
11
|
|
|
|
|
4
|
Xã Thạch Khoán
|
|
16
|
|
16
|
16
|
|
29
|
16
|
|
|
|
|
5
|
Xã Thục Luyện
|
|
12
|
|
12
|
12
|
|
18
|
2
|
|
|
|
|
6
|
Xã Địch Quả
|
|
19
|
|
19
|
19
|
|
22
|
5
|
|
|
|
|
7
|
Xã Cự Thắng
|
|
15
|
|
15
|
15
|
|
21
|
19
|
|
|
|
|
8
|
Xã Tất Thắng
|
|
15
|
|
15
|
15
|
|
21
|
12
|
|
|
|
|
9
|
Xã Thắng Sơn
|
|
8
|
|
8
|
8
|
|
15
|
8
|
|
|
|
|
10
|
Xã Cự Đồng
|
|
8
|
|
8
|
8
|
|
13
|
8
|
|
|
|
|
11
|
Xã Hương Cần
|
|
16
|
|
16
|
16
|
|
19
|
20
|
|
|
|
|
12
|
Xã Tân Minh
|
|
8
|
|
8
|
8
|
|
12
|
13
|
|
|
|
|
13
|
Xã Tân Lập
|
|
9
|
|
9
|
9
|
|
13
|
12
|
|
|
|
|
14
|
Xã Yên Lương
|
|
11
|
|
11
|
11
|
|
17
|
14
|
|
|
|
|
15
|
Xã Yên Lãng
|
|
7
|
|
7
|
7
|
|
12
|
10
|
|
|
|
|
16
|
Xã Yên Sơn
|
|
12
|
|
12
|
12
|
|
17
|
13
|
|
|
|
|
17
|
Xã Lương Nha
|
|
9
|
|
9
|
9
|
|
12
|
12
|
|
|
|
|
18
|
Xã Tinh Nhuệ
|
|
9
|
|
9
|
9
|
|
13
|
13
|
|
|
|
|
19
|
Xã Võ Miếu
|
|
22
|
|
22
|
22
|
|
26
|
22
|
|
|
|
|
20
|
Xã Văn Miếu
|
|
15
|
|
15
|
15
|
|
19
|
15
|
|
|
|
|
21
|
Xã Đông Cửu
|
31
|
15
|
|
15
|
18
|
|
15
|
14
|
12
|
|
|
20
|
22
|
Xã Khả Cửu
|
|
16
|
|
16
|
16
|
|
19
|
16
|
|
|
|
|
23
|
Xã Thượng Cửu
|
|
9
|
|
9
|
9
|
|
13
|
11
|
|
|
|
|
VII
|
Huyện Thanh Ba
|
223
|
223
|
204
|
38
|
204
|
2090
|
38
|
20
|
20
|
56
|
38
|
204
|
1
|
Xã Thanh Hà
|
6
|
6
|
5
|
2
|
5
|
110
|
2
|
1
|
1
|
2
|
2
|
5
|
2
|
Xã Sơn Cương
|
10
|
10
|
9
|
2
|
9
|
110
|
2
|
1
|
1
|
2
|
2
|
9
|
3
|
Xã Mạn Lạn
|
16
|
16
|
15
|
2
|
15
|
110
|
2
|
1
|
1
|
2
|
2
|
15
|
4
|
Xã Lương Lỗ
|
7
|
7
|
6
|
2
|
6
|
110
|
2
|
1
|
1
|
2
|
2
|
6
|
5
|
Xã Hoàng Cương
|
16
|
16
|
15
|
2
|
15
|
110
|
2
|
1
|
1
|
2
|
2
|
15
|
6
|
Xã Đỗ Xuyên
|
7
|
7
|
6
|
2
|
6
|
110
|
2
|
1
|
1
|
2
|
2
|
6
|
7
|
Xã Đỗ Sơn
|
7
|
7
|
6
|
2
|
6
|
110
|
2
|
1
|
1
|
2
|
2
|
6
|
8
|
Xã Chí Tiên
|
11
|
11
|
10
|
2
|
10
|
110
|
2
|
1
|
1
|
2
|
2
|
10
|
9
|
Xã Vân Lĩnh
|
6
|
6
|
5
|
2
|
5
|
110
|
2
|
1
|
1
|
2
|
2
|
5
|
10
|
Xã Hanh Cù
|
27
|
27
|
26
|
2
|
26
|
110
|
2
|
1
|
1
|
2
|
2
|
26
|
11
|
Xã Đồng Xuân
|
9
|
9
|
8
|
2
|
8
|
110
|
2
|
1
|
1
|
2
|
2
|
8
|
12
|
TT Thanh Ba
|
11
|
11
|
10
|
2
|
10
|
110
|
2
|
2
|
2
|
20
|
2
|
10
|
13
|
Xã Đông Lĩnh
|
8
|
8
|
7
|
2
|
7
|
110
|
2
|
1
|
1
|
2
|
2
|
7
|
14
|
Xã Đại An
|
9
|
9
|
8
|
2
|
8
|
110
|
2
|
1
|
1
|
2
|
2
|
8
|
15
|
Xã Võ Lao
|
12
|
12
|
11
|
2
|
11
|
110
|
2
|
1
|
1
|
2
|
2
|
11
|
16
|
Xã Quảng Yên
|
17
|
17
|
16
|
2
|
16
|
110
|
2
|
1
|
1
|
2
|
2
|
16
|
17
|
Xã Khải Xuân
|
13
|
13
|
12
|
2
|
12
|
110
|
2
|
1
|
1
|
2
|
2
|
12
|
18
|
Xã Đông Thành
|
18
|
18
|
17
|
2
|
17
|
110
|
2
|
1
|
1
|
2
|
2
|
17
|
19
|
Xã Ninh Dân
|
13
|
13
|
12
|
2
|
12
|
110
|
2
|
1
|
1
|
2
|
2
|
12
|
VIII
|
Huyện Đoan Hùng
|
322
|
125
|
470
|
266
|
322
|
918
|
81
|
87
|
169
|
40
|
239
|
471
|
1
|
Xã Bằng Luân
|
20
|
20
|
100
|
40
|
30
|
90
|
4
|
10
|
2
|
4
|
3
|
50
|
2
|
Xã Bằng Doãn
|
20
|
5
|
20
|
10
|
15
|
72
|
2
|
1
|
1
|
1
|
2
|
25
|
3
|
Xã Ca Đình
|
0
|
7
|
20
|
30
|
25
|
30
|
10
|
7
|
7
|
1
|
3
|
|
4
|
Xã Hợp Nhất
|
15
|
5
|
80
|
60
|
120
|
90
|
10
|
19
|
32
|
|
150
|
|
5
|
Xã Tây Cốc
|
50
|
10
|
30
|
30
|
30
|
118
|
5
|
3
|
50
|
5
|
3
|
20
|
6
|
Tiêu Sơn
|
11
|
11
|
50
|
11
|
11
|
96
|
3
|
5
|
11
|
8
|
2
|
100
|
7
|
Xã Vân Đồn
|
31
|
14
|
26
|
30
|
26
|
90
|
2
|
13
|
20
|
0
|
20
|
33
|
8
|
Yên Kiện
|
53
|
13
|
25
|
11
|
11
|
90
|
16
|
12
|
12
|
5
|
25
|
15
|
9
|
Xã Minh Lương
|
36
|
2
|
5
|
4
|
9
|
71
|
2
|
2
|
8
|
|
|
|
10
|
Hùng Long
|
25
|
3
|
24
|
10
|
20
|
86
|
7
|
1
|
1
|
1
|
1
|
78
|
11
|
Minh Tiến
|
31
|
5
|
50
|
10
|
10
|
10
|
10
|
10
|
10
|
|
10
|
|
12
|
Thị trấn
|
30
|
30
|
40
|
20
|
15
|
75
|
10
|
4
|
15
|
15
|
20
|
150
|
|
Tổng
|
2617
|
1565
|
2042
|
4723
|
3367
|
7680
|
964
|
985
|
2152
|
452
|
1257
|
2614
|
PHỤ LỤC XI
THỐNG KÊ PHƯƠNG TIỆN DỰ KIẾN HUY ĐỘNG+A1:H13A2A1:H24
(Kèm theo Quyết định số: 1947/QĐ-UBND ngày 2 tháng 8 năm 2021 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Phú Thọ)
TT
|
Xã, phường, thị trấn
|
Phương tiện phục vụ sơ tán dân
|
Xe 16 chỗ
|
Xe 25- 29 chỗ
|
Xe 4-9 chỗ
|
Xe tải thùng
|
Thuyền
|
Phương tiện khác
|
I
|
Thành phố Việt Trì
|
16
|
16
|
80
|
40
|
10
|
24
|
1
|
Phường Bến Gót
|
2
|
2
|
10
|
5
|
2
|
3
|
2
|
Phường Minh Phương
|
2
|
2
|
10
|
5
|
|
3
|
3
|
Phường Tiên Cát
|
2
|
2
|
10
|
5
|
|
3
|
4
|
Phường Nông Trang
|
2
|
2
|
10
|
5
|
|
3
|
5
|
Phường Vân Phú
|
2
|
2
|
10
|
5
|
|
3
|
6
|
Phường Bạch Hạc
|
2
|
2
|
10
|
5
|
3
|
3
|
7
|
Xã Sông Lô
|
2
|
2
|
10
|
5
|
3
|
3
|
8
|
Xã Trưng Vương
|
2
|
2
|
10
|
5
|
2
|
3
|
II
|
Huyện Thanh Thủy
|
23
|
20
|
123
|
111
|
84
|
37
|
1
|
Xã Xuân Lộc
|
2
|
2
|
1
|
8
|
10
|
|
2
|
Thị trấn Thanh Thủy
|
2
|
1
|
20
|
5
|
|
|
3
|
Xã Đào Xá
|
3
|
2
|
10
|
5
|
10
|
5
|
4
|
Xã Tân Phương
|
3
|
1
|
5
|
2
|
5
|
2
|
5
|
Xã Tu Vũ
|
2
|
4
|
3
|
20
|
3
|
|
6
|
Xã Sơn Thủy
|
2
|
|
12
|
10
|
|
|
7
|
Xã Hoàng Xá
|
4
|
5
|
1
|
10
|
4
|
5
|
8
|
Xã Đồng Trung
|
2
|
|
50
|
30
|
30
|
25
|
9
|
Xã Đoan Hạ
|
3
|
5
|
11
|
8
|
22
|
|
10
|
Xã Bảo Yên
|
|
|
10
|
13
|
|
|
III
|
Huyện Hạ Hòa
|
25
|
13
|
105
|
202
|
205
|
1200
|
1
|
Xã Hiền Lương
|
1
|
1
|
7
|
8
|
15
|
50
|
2
|
Xã Xuân Áng
|
2
|
1
|
8
|
8
|
15
|
60
|
3
|
Xã Bằng Giã
|
1
|
|
5
|
6
|
15
|
40
|
4
|
Xã Văn Lang
|
1
|
|
5
|
5
|
15
|
58
|
5
|
Xã Minh Côi
|
1
|
1
|
5
|
6
|
15
|
65
|
6
|
Xã Vô Tranh
|
1
|
1
|
5
|
6
|
15
|
60
|
7
|
Xã Vĩnh Chân
|
2
|
1
|
5
|
8
|
15
|
80
|
8
|
Xã Lang Sơn
|
1
|
|
5
|
5
|
7
|
50
|
9
|
Xã Minh Hạc
|
1
|
|
5
|
5
|
7
|
50
|
10
|
TT.Hạ Hoà
|
2
|
2
|
5
|
15
|
5
|
70
|
11
|
Xã Ấm Hạ
|
1
|
1
|
5
|
17
|
5
|
62
|
12
|
Xã Yên Kỳ
|
1
|
1
|
5
|
14
|
6
|
80
|
13
|
Xã Yên Luật
|
1
|
|
5
|
6
|
10
|
50
|
14
|
Xã Hương Xạ
|
2
|
1
|
5
|
14
|
5
|
70
|
15
|
Xã Phương Viên
|
1
|
|
5
|
8
|
5
|
40
|
16
|
Xã Gia Điền
|
1
|
|
5
|
12
|
5
|
50
|
17
|
Xã Tứ Hiệp
|
1
|
|
5
|
15
|
15
|
75
|
18
|
Xã Đan Thượng
|
1
|
2
|
5
|
15
|
20
|
60
|
19
|
Xã Đại Phạm
|
2
|
1
|
5
|
18
|
5
|
70
|
20
|
Xã Hà Lương
|
1
|
|
5
|
11
|
5
|
60
|
IV
|
Huyện Cẩm Khê
|
2
|
1
|
62
|
94
|
74
|
|
1
|
Xã Tiên Lương
|
|
|
2
|
7
|
3
|
|
2
|
Xã Ngô Xá
|
|
|
2
|
2
|
5
|
|
3
|
Xã Phượng Vĩ
|
|
1
|
2
|
3
|
|
|
4
|
Xã Tuy Lộc
|
|
|
2
|
5
|
5
|
|
5
|
Xã Thuỵ Liễu
|
|
|
2
|
2
|
|
|
6
|
Xã Tam Sơn
|
|
|
2
|
2
|
2
|
|
7
|
Xã Văn Bán
|
|
|
2
|
2
|
2
|
|
8
|
Xã Minh Tân
|
|
|
6
|
9
|
6
|
|
9
|
Xã Tùng Khê
|
|
|
2
|
2
|
2
|
|
10
|
Thị trấn Cẩm Khê
|
1
|
|
8
|
12
|
5
|
|
11
|
Xã Cấp Dẫn
|
|
|
2
|
2
|
2
|
|
12
|
Xã Xương Thịnh
|
|
|
2
|
2
|
2
|
|
13
|
Xã Sơn Tình
|
|
|
2
|
5
|
5
|
|
14
|
Xã Hương Lung
|
|
|
2
|
5
|
5
|
|
15
|
Xã Phú Khê
|
|
|
2
|
2
|
2
|
|
16
|
Xã Tạ Xá
|
|
|
2
|
5
|
4
|
|
17
|
Xã Yên Tập
|
|
|
2
|
5
|
4
|
|
18
|
Xã Phú Lạc
|
|
|
2
|
2
|
|
|
19
|
Xã Chương Xá
|
|
|
2
|
2
|
4
|
|
20
|
Xã Hùng Việt
|
1
|
|
6
|
6
|
4
|
|
21
|
Xã Văn Khúc
|
|
|
2
|
2
|
4
|
|
22
|
Xã Yên Dưỡng
|
|
|
2
|
3
|
|
|
23
|
Xã Điêu Lương
|
|
|
2
|
3
|
4
|
|
24
|
Xã Đồng Lương
|
|
|
2
|
4
|
4
|
|
V
|
Huyện Tân Sơn
|
27
|
18
|
95
|
128
|
|
|
1
|
Xã Xuân Đài
|
5
|
4
|
10
|
4
|
|
|
2
|
Xã Thạch Kiệt
|
2
|
1
|
7
|
12
|
|
|
3
|
Xã Kiệt Sơn
|
1
|
0
|
15
|
13
|
|
|
4
|
Xã Kim Thượng
|
12
|
12
|
12
|
26
|
|
|
5
|
Xã Lai Đồng
|
1
|
|
10
|
4
|
|
|
6
|
Xã Long Cốc
|
|
|
9
|
13
|
|
|
7
|
Xã Mỹ Thuận
|
1
|
|
3
|
5
|
|
|
8
|
Xã Đồng Sơn
|
|
|
2
|
1
|
|
|
9
|
Xã Tam Thanh
|
|
|
14
|
25
|
|
5
|
10
|
Xã Tân Sơn
|
1
|
|
6
|
3
|
|
|
11
|
Xã Thu Cúc
|
1
|
|
|
1
|
|
|
12
|
Xã Thu Ngạc
|
|
|
2
|
10
|
|
|
13
|
Xã Văn Luông
|
3
|
1
|
5
|
11
|
|
|
VI
|
Huyện Thanh Ba
|
12
|
12
|
73
|
44
|
4
|
3195
|
1
|
Xã Thanh Hà
|
|
|
3
|
6
|
|
100
|
2
|
Xã Sơn Cương
|
|
|
1
|
2
|
|
110
|
3
|
Xã Mạn Lạn
|
1
|
|
9
|
2
|
|
355
|
4
|
Xã Lương Lỗ
|
1
|
|
4
|
3
|
1
|
165
|
5
|
Xã Hoàng Cương
|
|
|
7
|
2
|
1
|
355
|
6
|
Xã Đỗ Xuyên
|
1
|
1
|
3
|
6
|
1
|
160
|
7
|
Xã Đỗ Sơn
|
1
|
1
|
2
|
2
|
|
155
|
8
|
Xã Chí Tiên
|
|
|
2
|
3
|
1
|
125
|
9
|
Xã Vân Lĩnh
|
|
|
2
|
2
|
|
100
|
10
|
Xã Hanh Cù
|
|
|
9
|
2
|
|
300
|
11
|
Xã Đồng Xuân
|
1
|
1
|
3
|
2
|
|
100
|
12
|
TT Thanh Ba
|
3
|
5
|
4
|
6
|
|
125
|
13
|
Xã Đông Lĩnh
|
|
|
2
|
2
|
|
120
|
14
|
Xã Đại An
|
|
|
2
|
2
|
|
100
|
15
|
Xã Võ Lao
|
|
|
3
|
2
|
|
125
|
16
|
Xã Quảng Yên
|
1
|
1
|
8
|
|
|
325
|
17
|
Xã Khải Xuân
|
1
|
1
|
3
|
|
|
125
|
18
|
Xã Đông Thành
|
1
|
1
|
3
|
|
|
125
|
19
|
Xã Ninh Dân
|
1
|
1
|
3
|
|
|
125
|
VII
|
Huyện Đoan Hùng
|
14
|
10
|
57
|
92
|
5
|
97
|
1
|
Xã Bằng Luân
|
2
|
2
|
6
|
10
|
0
|
8
|
2
|
Xã Bằng Doãn
|
|
|
|
5
|
|
|
3
|
Xã Ca Đình
|
1
|
1
|
4
|
10
|
0
|
|
4
|
Xã Hợp Nhất
|
1
|
1
|
6
|
3
|
2
|
|
5
|
Xã Tây Cốc
|
|
|
4
|
4
|
|
20
|
6
|
Tiêu Sơn
|
1
|
|
|
2
|
1
|
50
|
7
|
Xã Vân Đồn
|
4
|
5
|
0
|
4
|
0
|
10
|
8
|
Yên Kiện
|
1
|
|
5
|
10
|
|
|
9
|
Xã Minh Lương
|
1
|
0
|
24
|
21
|
0
|
1
|
10
|
Hùng Long
|
1
|
|
|
2
|
|
5
|
11
|
Xã Minh Tiến
|
|
|
|
12
|
|
|
12
|
Thị trấn
|
2
|
1
|
8
|
9
|
2
|
3
|
|
Tổng
|
119
|
90
|
595
|
711
|
382
|
4553
|
PHỤ LỤC XII
THỐNG KÊ PHƯƠNG TIỆN DỰ KIẾN HUY ĐỘNG BẢO VỆ CÔNG
TRÌNH TRỌNG ĐIỂM
(Kèm theo Quyết định số: 1947/QĐ-UBND ngày 2 tháng 8 năm 2021 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Phú Thọ)
TT
|
Công trình trọng điểm
|
Phương tiện phục vụ bảo vệ công trình trọng điểm
|
Máy xúc
|
Ô tô tải
|
Xe ben
|
Thuyền các loại
|
Máy cưa
|
Xe ủi
|
Phương tiện khác
|
I
|
Huyện Lâm Thao
|
2
|
3
|
|
2
|
|
|
|
1
|
Công trình kè Kinh Kệ, Bản
Nguyên
|
2
|
3
|
|
2
|
|
|
|
II
|
Thành phố Việt Trì
|
3
|
5
|
3
|
5
|
3
|
3
|
30
|
1
|
Kè Bạch Hạc, phường Bạch Hạc
|
3
|
5
|
3
|
5
|
3
|
3
|
30
|
III
|
Huyện Thanh Thủy
|
17
|
34
|
19
|
42
|
40
|
5
|
66
|
1
|
Công trình Đập xã Xuân Lộc
|
2
|
10
|
|
5
|
1
|
1
|
|
2
|
Công trình Thị trấn Thanh Thủy
|
3
|
5
|
2
|
19
|
25
|
2
|
60
|
3
|
Đập Dộc Hẹp xã Đào Xá
|
2
|
5
|
|
2
|
3
|
|
3
|
4
|
Đập Lò Than xã Đào Xá
|
2
|
5
|
|
2
|
3
|
|
3
|
5
|
Đường GT xã Tân Phương
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
1
|
Dây 500m, dao 05 con, liêm 03 chiếc
|
6
|
Công trình đập Sụ Tân Phương
|
2
|
|
2
|
2
|
2
|
|
7
|
Công trình Hồ Phai Vịt
|
2
|
3
|
6
|
5
|
2
|
1
|
|
8
|
Đê Sông Đà K0-K8, xã Tu Vũ và
K30,8- K31,2 xã Xuân Lộc
|
2
|
4
|
7
|
5
|
2
|
|
|
IV
|
Huyện Hạ Hòa
|
18
|
55
|
20
|
60
|
8
|
16
|
210
|
1
|
Công trình đê bối xã Đan Thượng
(Liên Phương cũ).
|
5
|
20
|
5
|
20
|
2
|
3
|
60
|
2
|
Công trình Hồ Hàm Kỳ
|
5
|
15
|
5
|
15
|
2
|
5
|
60
|
3
|
Công trình Hồ Ngòi Vần
|
5
|
12
|
5
|
15
|
2
|
5
|
50
|
4
|
Công trình đập Thắng Lợi xã
Yên Luật.
|
3
|
8
|
5
|
10
|
2
|
3
|
40
|
V
|
Huyện Cẩm Khê
|
9
|
17
|
|
21
|
|
|
76
|
1
|
Đê Hữu ngòi Me đoạn qua đồng
Ro Lục, khu 4 xã Hương Lung (K1,5-K2,7)
|
2
|
4
|
|
5
|
|
|
15
|
2
|
Đê Đồng Phiến thuộc tuyến đê
Hữu Ngòi Me, đoạn qua xã Phú Lạc(K5,8 - K6,0)
|
1
|
2
|
|
4
|
|
|
15
|
3
|
Đê Đồng Mận thuộc tuyến đê Hữu
Ngòi Me, đoạn qua xã Yên Tập (K6,7- K6,8)
|
1
|
2
|
|
|
|
|
10
|
4
|
Đê tả ngòi Me xã Sơn Tình
(K2,1 - K2,6)
|
2
|
3
|
|
4
|
|
|
15
|
5
|
Đê Hữu ngòi Giành xã Ngô Xá
(Đê Đồng Quán K3,2 - K3,8
|
1
|
2
|
|
3
|
|
|
6
|
6
|
Đê tả, hữu ngòi Giành xã Tiên
Lương (K0-k1,7)
|
2
|
4
|
|
5
|
|
|
15
|
7
|
Đê bối xã Hùng Việt (khu vực
xã Phương Xá cũ)
|
|
|
|
|
|
|
|
VI
|
Huyện Tân Sơn
|
7
|
|
12
|
|
8
|
|
|
1
|
Hồ suối Quéo
|
2
|
|
3
|
|
2
|
|
|
2
|
Hồ suối Lồ
|
2
|
|
5
|
|
2
|
|
|
3
|
Hồ Đồng nai
|
1
|
|
2
|
|
2
|
|
|
4
|
Đập Đồng trong
|
1
|
|
1
|
|
1
|
|
|
5
|
Đập Đồng hách
|
1
|
|
1
|
|
1
|
|
|
VII
|
Huyện Thanh Sơn
|
2
|
4
|
|
|
3
|
|
|
1
|
Công trình tràn cửa Dọc
|
1
|
2
|
|
|
2
|
|
|
2
|
Công trình xóm Cạn
|
1
|
2
|
|
|
1
|
|
|
3
|
Đê tả Đà đoạn K10A-K0
|
3
|
10
|
|
|
|
|
|
VIII
|
Huyện Thanh Ba
|
17
|
32
|
27
|
7
|
14
|
2
|
60
|
I
|
Xã Khải Xuân
|
4
|
8
|
12
|
0
|
8
|
0
|
50
|
-
|
Phai cầu vuông
|
2
|
2
|
3
|
|
4
|
|
20
|
-
|
Công trình đập Cuộc
|
1
|
2
|
3
|
|
2
|
|
10
|
-
|
Công trình Đập Năng Ông
|
1
|
2
|
3
|
|
2
|
|
8
|
-
|
Công trình Đập Ông Bích
|
|
2
|
3
|
|
|
|
12
|
II
|
Xã Ninh Dân
|
2
|
3
|
4
|
2
|
0
|
2
|
0
|
-
|
Đường nhà thờ đi thái Ninh
|
2
|
3
|
4
|
2
|
|
2
|
|
III
|
Xã Đông Thành
|
10
|
16
|
10
|
0
|
4
|
0
|
10
|
-
|
Đập Phụng Thượng
|
5
|
8
|
5
|
0
|
2
|
0
|
5
|
-
|
Đập Dộc Đồi
|
5
|
8
|
5
|
0
|
2
|
0
|
5
|
IV
|
Mạn Lạn
|
1
|
5
|
1
|
5
|
2
|
0
|
0
|
-
|
Đê Bao Hoanh Anh
|
1
|
5
|
1
|
5
|
2
|
0
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng
|
75
|
150
|
81
|
137
|
76
|
26
|
442
|
PHỤ LỤC XIII
TỔNG HỢP VẬT TƯ, LƯƠNG THỰC, NƯỚC UỐNG, NHU YẾU PHẨM
THIẾT YẾU
(Kèm theo Quyết định số: 1947/QĐ-UBND ngày 02 tháng 8 năm 2021 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Phú Thọ)
TT
|
Xã, phường, thị trấn
|
Lương thực, thực phẩm
|
Thuốc y tế
|
Nhiên liệu
|
Mỳ ăn liền (thùng)
|
Lương khô (thùng)
|
Gạo (tấn)
|
Nước uống đóng chai (thùng)
|
Muối (kg)
|
Đồ hộp
|
Xăng (lít)
|
Dầu diezen (lít)
|
Dầu hỏa (lít)
|
I
|
Thành phố Việt Trì
|
4000
|
2400
|
1200
|
8000
|
400
|
800
|
8000
|
800
|
800
|
400
|
1
|
Phường Bến Gót
|
500
|
300
|
150
|
1000
|
50
|
100
|
1000
|
100
|
100
|
50
|
2
|
Phường Minh Phương
|
500
|
300
|
150
|
1000
|
50
|
100
|
1000
|
100
|
100
|
50
|
3
|
Phường Tiên Cát
|
500
|
300
|
150
|
1000
|
50
|
100
|
1000
|
100
|
100
|
50
|
4
|
Phường Nông Trang
|
500
|
300
|
150
|
1000
|
50
|
100
|
1000
|
100
|
100
|
50
|
5
|
Phường Vân Phú
|
500
|
300
|
150
|
1000
|
50
|
100
|
1000
|
100
|
100
|
50
|
6
|
Phường Bạch Hạc
|
500
|
300
|
150
|
1000
|
50
|
100
|
1000
|
100
|
100
|
50
|
7
|
Xã Sông Lô
|
500
|
300
|
150
|
1000
|
50
|
100
|
1000
|
100
|
100
|
50
|
8
|
Xã Trưng Vương
|
500
|
300
|
150
|
1000
|
50
|
100
|
1000
|
100
|
100
|
50
|
II
|
Huyện Thanh Thủy
|
1910
|
820
|
88
|
5598
|
2720
|
1250
|
330
|
1475
|
1700
|
1330
|
1
|
Thị trấn Thanh Thủy
|
1000
|
500
|
70
|
5000
|
2000
|
1000
|
|
1000
|
1000
|
1000
|
2
|
Xã Đào Xá
|
150
|
90
|
1
|
30
|
15
|
|
|
|
100
|
50
|
3
|
Xã Tân Phương
|
250
|
80
|
1
|
100
|
5
|
200
|
|
200
|
250
|
50
|
4
|
Xã Tu Vũ
|
200
|
50
|
1
|
100
|
300
|
50
|
30
|
50
|
50
|
50
|
5
|
Xã Sơn Thủy
|
50
|
|
2
|
8
|
50
|
|
1 cơ số
|
|
|
|
6
|
Xã Đồng Trung
|
160
|
|
8
|
160
|
300
|
|
300
|
200
|
200
|
100
|
7
|
Xã Đoan Hạ
|
100
|
100
|
5
|
200
|
50
|
|
đủ cơ số
|
25
|
100
|
50
|
8
|
Xã Bảo Yên
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
30
|
III
|
Huyện Hạ Hòa
|
9000
|
5700
|
900
|
5000
|
5600
|
4000
|
5800
|
70000
|
53000
|
8300
|
1
|
Xã Hiền Lương
|
600
|
500
|
75
|
250
|
300
|
200
|
300
|
5000
|
4000
|
500
|
2
|
Xã Xuân Áng
|
620
|
500
|
80
|
250
|
300
|
200
|
300
|
5000
|
4000
|
500
|
3
|
Xã Bằng Giã
|
300
|
200
|
30
|
250
|
300
|
200
|
220
|
5000
|
4000
|
500
|
4
|
Xã Văn Lang
|
300
|
200
|
35
|
250
|
200
|
200
|
200
|
5000
|
4000
|
500
|
5
|
Xã Minh Côi
|
300
|
200
|
30
|
250
|
220
|
200
|
300
|
5000
|
4000
|
500
|
6
|
Xã Vô Tranh
|
300
|
250
|
40
|
250
|
300
|
200
|
280
|
600
|
500
|
200
|
7
|
Xã Vĩnh Chân
|
600
|
300
|
60
|
250
|
300
|
200
|
300
|
5000
|
3500
|
500
|
8
|
Xã Lang Sơn
|
300
|
200
|
25
|
250
|
240
|
200
|
250
|
500
|
300
|
200
|
9
|
Xã Minh Hạc
|
300
|
200
|
20
|
250
|
200
|
200
|
220
|
5000
|
3000
|
400
|
10
|
TT.Hạ Hoà
|
800
|
500
|
30
|
250
|
500
|
200
|
500
|
5000
|
4000
|
500
|
11
|
Xã Ấm Hạ
|
400
|
300
|
30
|
250
|
200
|
200
|
300
|
5000
|
4000
|
500
|
12
|
Xã Yên Kỳ
|
500
|
300
|
50
|
250
|
300
|
200
|
300
|
500
|
500
|
400
|
13
|
Xã Yên Luật
|
300
|
150
|
40
|
250
|
200
|
200
|
230
|
400
|
300
|
300
|
14
|
Xã Hương Xạ
|
650
|
350
|
50
|
250
|
400
|
200
|
300
|
5000
|
4000
|
500
|
15
|
Xã Phương Viên
|
300
|
100
|
30
|
250
|
250
|
200
|
260
|
5000
|
4000
|
300
|
16
|
Xã Gia Điền
|
300
|
110
|
35
|
250
|
240
|
200
|
250
|
600
|
500
|
200
|
17
|
Xã Tứ Hiệp
|
600
|
360
|
70
|
250
|
300
|
200
|
300
|
600
|
500
|
500
|
18
|
Xã Đan Thượng
|
620
|
400
|
75
|
250
|
300
|
200
|
350
|
5000
|
4000
|
500
|
19
|
Xã Đại Phạm
|
600
|
300
|
50
|
250
|
300
|
200
|
350
|
6200
|
3300
|
500
|
20
|
Xã Hà Lương
|
310
|
280
|
45
|
250
|
250
|
200
|
290
|
600
|
600
|
300
|
IV
|
Huyện Cẩm Khê
|
17050
|
17200
|
53500
|
15500
|
1180
|
|
|
3100
|
6200
|
1550
|
1
|
Xã Tiên Lương
|
700
|
700
|
2500
|
500
|
50
|
|
|
100
|
200
|
50
|
2
|
Xã Ngô Xá
|
600
|
600
|
2000
|
500
|
50
|
|
|
100
|
200
|
50
|
3
|
Xã Phượng Vĩ
|
500
|
500
|
1500
|
500
|
50
|
|
|
100
|
200
|
50
|
4
|
Xã Tuy Lộc
|
500
|
700
|
2000
|
500
|
50
|
|
|
100
|
200
|
50
|
5
|
Xã Thuỵ Liễu
|
500
|
450
|
1000
|
500
|
30
|
|
|
100
|
200
|
50
|
6
|
Xã Tam Sơn
|
500
|
500
|
1000
|
500
|
30
|
|
|
100
|
200
|
50
|
7
|
Xã Văn Bán
|
500
|
500
|
1000
|
500
|
30
|
|
|
100
|
200
|
50
|
8
|
Xã Minh Tân
|
2000
|
1650
|
5500
|
1500
|
100
|
|
|
300
|
600
|
150
|
9
|
Xã Tùng Khê
|
500
|
500
|
1000
|
500
|
30
|
|
|
100
|
200
|
50
|
10
|
Thị trấn Cẩm Khê
|
2200
|
1850
|
7500
|
2000
|
100
|
|
|
400
|
800
|
200
|
11
|
Xã Cấp Dẫn
|
300
|
400
|
1000
|
500
|
30
|
|
|
100
|
200
|
50
|
12
|
Xã Xương Thịnh
|
350
|
400
|
1000
|
500
|
30
|
|
|
100
|
200
|
50
|
13
|
Xã Sơn Tình
|
500
|
600
|
2500
|
500
|
50
|
|
|
100
|
200
|
50
|
14
|
Xã Hương Lung
|
700
|
700
|
2500
|
500
|
50
|
|
|
100
|
200
|
50
|
15
|
Xã Phú Khê
|
500
|
600
|
1000
|
500
|
30
|
|
|
100
|
200
|
50
|
16
|
Xã Tạ Xá
|
700
|
600
|
2500
|
500
|
100
|
|
|
100
|
200
|
50
|
17
|
Xã Yên Tập
|
500
|
450
|
1000
|
500
|
40
|
|
|
100
|
200
|
50
|
18
|
Xã Phú Lạc
|
500
|
600
|
2500
|
500
|
40
|
|
|
100
|
200
|
50
|
19
|
Xã Chương Xá
|
500
|
600
|
1000
|
500
|
30
|
|
|
100
|
200
|
50
|
20
|
Xã Hùng Việt
|
1800
|
1800
|
6500
|
1500
|
100
|
|
|
300
|
600
|
150
|
21
|
Xã Văn Khúc
|
500
|
600
|
1500
|
500
|
40
|
|
|
100
|
200
|
50
|
22
|
Xã Yên Dưỡng
|
500
|
600
|
1000
|
500
|
30
|
|
|
100
|
200
|
50
|
23
|
Xã Điêu Lương
|
500
|
600
|
2000
|
500
|
40
|
|
|
100
|
200
|
50
|
24
|
Xã Đồng Lương
|
700
|
700
|
2500
|
500
|
50
|
|
|
100
|
200
|
50
|
V
|
Huyện Tân Sơn
|
3590
|
1725
|
623
|
5580
|
2440
|
2975
|
28
|
3150
|
3055
|
1960
|
1
|
Xã Xuân Đài
|
500
|
200
|
3
|
200
|
100
|
500
|
|
500
|
200
|
50
|
2
|
Xã Kim Thượng
|
2400
|
1200
|
18
|
4800
|
1800
|
2400
|
|
1200
|
360
|
480
|
3
|
Xã Lai Đồng
|
300
|
|
400
|
200
|
200
|
|
|
1000
|
2000
|
1000
|
4
|
Xã Long Cốc
|
30
|
25
|
1
|
15
|
20
|
75
|
25
|
50
|
45
|
40
|
5
|
Xã Mỹ Thuận
|
50
|
|
1
|
50
|
10
|
|
3
|
50
|
50
|
50
|
6
|
Xã Tam Thanh
|
10
|
|
150
|
15
|
10
|
|
x
|
50
|
100
|
40
|
7
|
Xã Tân Sơn
|
300
|
300
|
50
|
300
|
300
|
|
|
300
|
300
|
300
|
VI
|
Huyện Thanh Ba
|
774
|
159
|
7
|
790
|
5,700
|
3,031
|
2,055
|
1,734
|
3,580
|
911
|
1
|
Xã Thanh Hà
|
13
|
6
|
0.25
|
29
|
300
|
100
|
60.0
|
50
|
150
|
30
|
2
|
Xã Sơn Cương
|
21
|
5
|
0.20
|
21
|
300
|
83
|
60.0
|
50
|
100
|
25
|
3
|
Xã Mạn Lạn
|
104
|
23
|
0.95
|
104
|
300
|
400
|
290.0
|
260
|
550
|
130
|
4
|
Xã Lương Lỗ
|
54
|
10
|
0.50
|
54
|
300
|
200
|
150.0
|
114
|
220
|
60
|
5
|
Xã Hoàng Cương
|
92
|
18
|
0.80
|
92
|
300
|
333
|
230.0
|
200
|
400
|
110
|
6
|
Xã Đỗ Xuyên
|
46
|
9
|
0.40
|
46
|
300
|
167
|
135.0
|
100
|
200
|
50
|
7
|
Xã Đỗ Sơn
|
42
|
9
|
0.40
|
42
|
300
|
167
|
130.0
|
100
|
200
|
50
|
8
|
Xã Chí Tiên
|
33
|
6
|
0.30
|
33
|
300
|
133
|
100.0
|
50
|
150
|
30
|
9
|
Xã Vân Lĩnh
|
21
|
4
|
0.20
|
21
|
300
|
83
|
60.0
|
50
|
100
|
25
|
10
|
Xã Hanh Cù
|
77
|
15
|
0.75
|
77
|
300
|
316
|
180.0
|
160
|
350
|
81
|
11
|
Xã Đồng Xuân
|
21
|
4
|
0.25
|
21
|
300
|
100
|
60.0
|
50
|
100
|
25
|
12
|
TT Thanh Ba
|
21
|
5
|
0.25
|
21
|
300
|
100
|
60.0
|
50
|
100
|
30
|
13
|
Xã Đông Lĩnh
|
21
|
5
|
0.20
|
21
|
300
|
83
|
60.0
|
50
|
100
|
25
|
14
|
Xã Đại An
|
21
|
4
|
0.20
|
21
|
300
|
100
|
60.0
|
50
|
100
|
30
|
15
|
Xã Võ Lao
|
21
|
5
|
0.20
|
21
|
300
|
100
|
60.0
|
50
|
100
|
30
|
16
|
Xã Quảng Yên
|
63
|
14
|
0.60
|
63
|
300
|
283
|
180.0
|
150
|
300
|
90
|
17
|
Xã Khải Xuân
|
33
|
6
|
0.25
|
33
|
300
|
100
|
60.0
|
50
|
100
|
30
|
18
|
Xã Đông Thành
|
33
|
5
|
0.20
|
33
|
300
|
83
|
60.0
|
50
|
100
|
30
|
19
|
Xã Ninh Dân
|
38
|
7
|
0.26
|
38
|
300
|
100
|
60.0
|
100
|
160
|
30
|
VII
|
Huyện Đoan Hùng
|
1,325
|
300
|
9
|
850
|
100
|
0
|
0
|
1,489
|
1,385
|
964
|
1
|
Xã Bằng Luân
|
40
|
40
|
0.78
|
50
|
10
|
|
|
|
|
60
|
2
|
Bằng Doãn
|
20
|
|
1.00
|
50
|
10
|
|
|
50
|
50
|
5
|
3
|
Xã Ca Đình
|
50
|
|
2.00
|
50
|
10
|
|
|
20
|
50
|
20
|
4
|
Xã Hợp Nhất
|
415
|
|
1.00
|
50
|
10
|
|
|
179
|
155
|
174
|
5
|
Xã Tây Cốc
|
210
|
210
|
1.50
|
210
|
15
|
|
|
200
|
200
|
200
|
6
|
Xã Tiêu Sơn
|
20
|
|
0.20
|
50
|
5
|
|
|
|
|
5
|
7
|
Xã Vân Đồn
|
20
|
0
|
0,5
|
40
|
10
|
|
|
40
|
30
|
0
|
8
|
Xã Minh Lương
|
200
|
50
|
1.00
|
150
|
10
|
|
|
500
|
500
|
200
|
9
|
Xã Hùng Long
|
100
|
|
1.00
|
50
|
10
|
|
|
300
|
200
|
200
|
10
|
Thị trấn
|
250
|
|
0.50
|
150
|
10
|
|
|
200
|
200
|
100
|
|
Tổng
|
37,649
|
28,304
|
56,327
|
41,318
|
18,140
|
12,056
|
16,213
|
81,748
|
69,720
|
15,415
|
PHỤ LỤC XIV
THỐNG KÊ CÁC CÔNG TRÌNH TRỌNG ĐIỂM XUNG YẾU
(Kèm theo Quyết định số: 1947/QĐ-UBND ngày 02 tháng 8 năm 2021 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Phú Thọ)
STT
|
Nội dung
|
Đánh giá sơ bộ tác động
|
Phương án ứng phó thiên tai
|
Đã xây dựng PA
|
Chưa xây dựng PA
|
1
|
Các
vị trí đê điều xung yếu
|
1.1
|
Cống Lò Lợn, Km K64+140, đê tả
Thao, thị xã Phú Thọ
|
Cống tiêu Lò Lợn là cống tiêu
tự chảy 4 cửa, có nhiệm vụ tiêu úng cho huyện Thanh Ba và thị xã Phú Thọ. Hiện
tại, phía sông: 04 bộ máy đóng mở điện V10 cũ thường xuyên gặp sự cố; 04 cánh
cống thép bị hoen rỉ, thủng bục nhiều vị trí nguy cơ mất an toàn trong mùa
lũ; mái tôn nhà van bị thủng bục và trong lòng cống bị bồi lấp gây khó khăn
cho công tác vận hành đóng mở cánh cống và tiêu thoát nước trong mùa lũ, ảnh
hưởng đến công tác PCTT. Cần chuẩn bị phương án, vật tư, nhân lực sẵn sàng xử
lý sự cố trong mùa mưa, lũ năm 2021.
|
x
|
|
1.2
|
06 cửa khẩu qua đê tại các vị
trí K100+100; K100+850; K101+000; K102+000; K102+283; K103+000 đê tả Thao,
thành phố Việt Trì
|
Khi mực nước sông tại Việt
Trì đạt +17,6m (cao hơn mực nước BĐ III: 1,7m) và tiếp tục lên cao, phải tổ
chức lắp phai, lấp bịt 06 cửa khẩu
|
x
|
|
1.3
|
Phai ghi đường sắt tại
K70+600 đê hữu Lô, thành phố Việt Trì
|
Khi mực nước sông tại Việt
Trì đạt +16,90m (cao hơn mực nước BĐ III: 1,0m) và tiếp tục lên cao, phải
thông báo cho ngành đường sắt dừng giao thông và chỉ đạo thành phố Việt Trì tổ
chức lấp bịt phai ghi đường sắt
|
x
|
|
1.4
|
Đoạn K1+500 - K11+900;
K17+000 - K19+000 đê tả Thao, huyện Hạ Hòa
|
Đê thấp, chưa đủ cao trình chống
lũ. Cao trình đỉnh đê thấp hơn mực nước lũ thiết kế theo Quyết định
3032/QĐ-BNN-TCTL ngày 19/7/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT là (0,06-1,15)m có
nguy cơ bị tràn khi nước sông lên cao.
|
x
|
|
1.5
|
Đoạn K0-K1,5 đê tả ngòi Vần,
huyện Hạ Hòa
|
Hiện trạng mặt đê thấp, chưa
được cứng hóa, chiều rộng mặt đê từ 4-5m, năm 2020 có 02 vị trí đê bị thẩm lậu
qua thân đê khi mực nước ngòi lên cao.
|
|
x
|
1.6
|
Đoạn K52-K69 đê hữu Thao, huyện
Tam Nông
|
Đê thấp chưa đủ cao trình, mặt
cắt chống lũ. Cao trình đỉnh đê thấp hơn mực nước lũ thiết kế theo Quyết định
3032/QĐ-BNN-TCTL ngày 19/7/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT là (0,2-1,22)m, có
nguy cơ bị tràn (Hiện nay đoạn từ Km62+600- Km69, huyện Tam Nông đang triển
khai thi công (giai đoạn 1) đã cơ bản xong được phần nền và một số đoạn mặt.
|
x
|
|
1.7
|
Đoạn K10A-K0 đê tả Đà, huyện
Thanh Sơn
|
Đê thấp, chưa đủ cao trình chống
lũ, cao trình đỉnh đê thấp hơn mực thiết kế từ (0,21-:-0,75m) theo Quyết định
3032/QĐ-BNN-TCTL ngày 19/7/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT có nguy cơ bị tràn
khi mực nước sông lên cao.
|
x
|
|
1.8
|
Đoạn K0-K8 đê tả Đà, huyện
Thanh Thủy
|
Đê thấp, chưa đủ cao trình chống
lũ, cao trình đỉnh đê thấp hơn mực thiết kế từ (0,21-:-0,75m) theo Quyết định
3032/QĐ-BNN-TCTL ngày 19/7/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT có nguy cơ bị tràn
khi mực nước sông lên cao.
|
x
|
|
1.9
|
K0-K5,4 đê tả ngòi Giành;
K0-K8 đê hữu ngòi Giành, huyện Cẩm Khê
|
Hiện trạng nhiều đoạn đê thấp
chưa đảm bảo cao trình chống lũ, năm 2020 đã xảy ra thẩm lậu thân đê đoạn
K7,31-K7,33, đây là tuyến đê bảo vệ cho 16 xã thuộc huyện Cẩm Khê, nguy cơ mất
an toàn khi mực nước sông lên cao.
|
x
|
|
1.10
|
K0-K8,2 đê tả ngòi Me
K0-K9,5 đê hữu Me, huyện Cẩm Khê
|
Hiện trạng nhiều đoạn đê thấp
chưa đảm bảo cao trình chống lũ; hiện tại UBND huyện Cẩm Khê đang thực hiện dự
án Cải tạo, nâng cấp, gia cố đê ngòi Me huyện Cẩm Khê (đang triển khai thi
công xây dựng phần nền, chưa thi công phần mặt) cần xây dựng phương án bảo vệ
trọng điểm trong mùa mưa lũ
|
x
|
|
1.11
|
Tuyến đê bối xã Minh Tân (xã
Phương Xá cũ)
|
Khi có sự cố sẽ gây thiệt hại
cho 700 hộ dân thuộc các khu: Thổ Khối, Đình Thổ Khối, Đình Cả, xã Minh Tân .
|
x
|
|
1.12
|
Cống Tràn Duỗn tại K6+300 đê
hữu sông Chảy, huyện Đoan Hùng
|
Cống Tràn Duỗn là cống tiêu 4
cửa, có nhiệm vụ tiêu nước cho các huyện Hạ Hòa và Đoan Hùng; hiện tại hạ lưu
cống bị xói lở không đảm bảo an toàn chống lũ.
|
x
|
|
1.13
|
Ngòi Rằm, xã Hùng Long và xã
Vân Đồn, huyện Đoan Hùng
|
Dòng chảy uốn khúc quanh co
chiều dài 3km gây ngập úng cục bộ diện tích đất nông nghiệp các xã Yên Kiện,
Vân Đồn, Hùng Long
|
|
x
|
1.14
|
Cống Tiên Du tương ứng
K42+500 đê hữu sông Lô, xã Tiên Du, huyện Phù Ninh
|
Hạ lưu kênh xả cống Tiên Du, phía
giáp sông Lô đang bị sạt lở mái kênh, ảnh hưởng đến 01 hộ dân.
|
|
x
|
2
|
Các
hồ chứa thủy lợi, hồ chứa thủy điện có nguy cơ mất an toàn hoặc xả lũ ảnh hưởng
lớn đến vùng hạ du, nhất là đối với các hồ đang thi công.
|
2.1
|
Hồ Phượng Mao, xã Tu Vũ, huyện
Thanh Thủy
|
Nứt dọc đỉnh đập khoảng 200m
và thấm qua nền đập vai phải lớn.Ảnh hưởng đến các hộ dân, diện tích sản xuất
nông nghiệp trong vùng hạ lưu của hồ.
|
x
|
|
2.2
|
Hồ ngòi Giành, huyện Yên Lập
|
Công trình đang thi công.
|
x
|
|
2.3
|
Hồ Thượng Long, xã Thượng Long,
huyện Yên Lập
|
Mới sửa chữa cống lấy nước dưới
đập, cần theo dõi. Nếu xảy ra sự cố sẽ ảnh hưởng đến các hộ dân, diện tích sản
xuất nông nghiệp trong vùng hạ lưu của hồ
|
x
|
|
2.4
|
Hồ Dộc Giang, xã Xuân An, huyện
Yên Lập
|
Rò rỉ nước dọc thân cống dưới
phần hạ lưu đập, ảnh hưởng đến các hộ dân, diện tích sản xuất nông nghiệp
trong vùng hạ lưu của hồ
|
x
|
|
2.5
|
Hồ Hàm Kỳ, xã Xuân Áng, huyện
Hạ Hòa
|
a) Đập A3:
- Bị rò rỉ nước thân đập tại
03 vị trí;
- Tràn xả lũ bị bồi lấp lòng
tràn;
b) Các đập (A1, A4, A5, A6, A7,
A8): Bê tông mái thượng lưu đập bị phong hóa Gây ảnh hưởng đến các hộ dân, diện
tích sản xuất nông nghiệp trong vùng hạ lưu của hồ
|
|
x
|
2.6
|
Hồ Đầm Thìn, xã Cấp Dẫn, huyện
Cẩm Khê
|
Công trình mới được thi công
xong, cần theo dõi. Nếu xảy ra sự cố sẽ ảnh hưởng đến các hộ dân, diện tích sản
xuất nông nghiệp trong vùng hạ lưu của hồ
|
|
x
|
2.7
|
Hồ Đá Trắng, xã Văn Bán, huyện
Cẩm Khê
|
Đang sửa chữa, ảnh hưởng đến
các hộ dân, diện tích sản xuất nông nghiệp trong vùng hạ lưu của hồ
|
|
x
|
2.8
|
Hồ Xuân Sơn, xã Xuân Đài, huyện
Tân Sơn
|
Thấm mạnh nước từ chân đống
đá tiêu nước, một điểm vai trái đập; Van lấy nước bị hư hỏng. Ảnh hưởng đến
các hộ dân, diện tích sản xuất nông nghiệp trong vùng hạ lưu của hồ
|
|
x
|
2.9
|
Hồ Suối Cái, xã Giáp Lai, huyện
Thanh Sơn
|
Thấm mái đập và chân đập. Ảnh
hưởng đến các hộ dân, diện tích sản xuất nông nghiệp trong vùng hạ lưu của hồ
|
|
x
|
2.10
|
Hồ Khoang Tải, xã Cự Thắng,
huyện Thanh Sơn
|
Cống vai trái bị sụt, lún
thân cống; hố sụt KT: 2m x2m; Thấm nước chân đập; nhà van bị thấm dột.Ảnh hưởng
đến các hộ dân, diện tích sản xuất nông nghiệp trong vùng hạ lưu của hồ (Đang
xử lý)
|
|
x
|
2.11
|
Hồ Đá Mài, xã Thắng Sơn, huyện
Thanh Sơn
|
Cống vai trái bị sụt, lún
thân cống; Nhà van bị hỏng cửa, thấm dột. Ảnh hưởng đến các hộ dân, diện tích
sản xuất nông nghiệp trong vùng hạ lưu của hồ (Đang xử lý).
|
|
x
|
2.12
|
Hồ Tải Giang, xã Cự Đồng, huyện
Thanh Sơn
|
Nhà van bị thấm dột; thấm nước
thân cống, sụt lún bể tiêu năng.Ảnh hưởng đến các hộ dân, diện tích sản xuất
nông nghiệp trong vùng hạ lưu của hồ (Đang xử lý)
|
|
x
|
2.13
|
Hồ Suối Thía, xã Khả Cửu, huyện
Thanh Sơn
|
Mái hạ lưu bị thấm nhiều nước;
chân mái đập bị sạt trượt; thấm mạnh vai đập khu vực nhà van; mái thượng lưu
bị sạt trượt; cống hư hỏng, rò rỉ nước. Ảnh hưởng đến các hộ dân, diện tích sản
xuất nông nghiệp trong vùng hạ lưu của hồ.
|
|
x
|
2.14
|
Hồ Trầm Sắt, xã Đỗ Sơn, huyện
Thanh Ba.
|
Hiện trạng tràn xả lũ bị xói
lở, các tấm bê tông đáy bị nứt gãy, trên bề mặt đập chính xuất hiện nhiều ổ
gà, lồi lõm gây khó khăn cho công tác quản lý vận hành và đi lại của người
dân. Hiện tại dự án Cải tạo, nâng cấp hồ Trầm Sắt đang trong giai đoạn chuẩn
bị đầu tư. Chủ đầu tư là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Khi sự cố
thiên tai xảy ra phạm vi ảnh hưởng là một phần xã Đỗ Sơn và xã thanh Minh của
Thị xã Phú Thọ. Đối tượng chính bị ảnh hưởng là các hộ dân sống ở hạ lưu hồ
chứa cùng hàng trăm ha đất sản xuất nông nghiệp...
|
x
|
|
2.15
|
Hồ Nhà Thậm xã An Đạo, huyện
Phù Ninh
|
Mái thượng, hạ lưu bị sạt lở
nhiều.
|
|
x
|
2.16
|
Đập Bãi Ca xã Tiên Phú, huyện
Phù Ninh
|
Mái thượng, hạ lưu bị sạt lở
nhiều.
|
|
x
|
2.17
|
Đập Lô Đá thị trấn Phong
Châu, huyện Phù Ninh
|
Mái thượng, hạ lưu bị sạt lở
nhiều.
|
|
x
|
2.18
|
Đập Núi Mãn xã Phú Mỹ, huyện
Phù Ninh
|
Mái thượng, hạ lưu bị sạt lở
nhiều.
|
|
x
|
2.19
|
Hồ Rôm - Xã Ngô Xá, huyện Cẩm
Khê
|
Đập xói lở, cống lấy nước xuống
cấp, số hộ ảnh hưởng: 10 hộ.
|
x
|
|
2.20
|
Hồ Khán Than - xã Phượng Vỹ,
huyện Cẩm Khê.
|
Đập sạt lở, thẩm lậu, cống
tràn xuống cấp ảnh hưởng đến 2 ha lúa khu Mỏ Xẻ
|
x
|
|
2.21
|
Hồ Đồng Ba, xã Hương Lung,
huyện Cẩm Khê
|
Ảnh hưởng 40 hộ.
|
x
|
|
2.22
|
Hồ Đá Trắng - xã Văn Bán, huyện
Cẩm Khê
|
Khu Bãi Danh xã Văn Bán. Số hộ
ảnh hưởng 20 hộ.
|
x
|
|
2.23
|
Hồ Chợ Giời, xã Yên Dưỡng,
huyện Cẩm Khê
|
Ảnh hưởng đến 3ha lúa khu
5,6,9,8
|
x
|
|
3
|
Công
trình chống úng, hạn.
|
3.1
|
Phần chưa được kè của ngòi
tiêu Hạ Giáp - Tiên Du, huyện Phù Ninh: Đoạn qua khu 4, 5, 7 xã Hạ Giáp
|
Có nguy cơ bị sạt trượt ảnh
hưởng đến một số hộ dân khu 4,5,7 xã Hạ Giáp
|
|
x
|
3.2
|
Trạm bơm Ngòi Hiêng, huyện Hạ
Hòa
|
Đang thi công.
|
x
|
|
4
|
Công
trình chống sạt lở, sụt lún đất
|
4.1
|
Kè Cao Mại đoạn
K75+400-K75+700 đê tả Thao, huyện Lâm Thao
|
Tuyến kè Cao Mại đoạn tương ứng
từ K75+300-K75+800 đê tả Thao dài 500m được xây dựng năm 2012; kết cấu chân
kè bằng đá hộc tạo khối lăng thể. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua do ảnh
hưởng của mưa lũ và sự thay đổi của dòng chảy, dòng chủ lưu áp sát bờ tả làm
lòng sông bị xói sâu hơn so với thời điểm thi công từ (3-4)m gây xói lở chân
kè đoạn tương ứng từ K75+400-K75+700 dài khoảng 300m, nguy cơ mất an toàn tuyến
kè trong mùa mưa, lũ; ảnh hưởng đến công tác PCTT. Cần chuẩn bị phương án, vật
tư, nhân lực sẵn sàng xử lý sự cố sạt lở trong mùa mưa, lũ năm 2021.
|
x
|
|
4.2
|
Đoạn từ K66,1 - K66,2 đê tả
sông Thao, thuộc khu Hùng Thao, xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ
|
Khi nước sông dâng cao gây sạt
lở bờ vở sông, ảnh hưởng đến 40 hộ dân.
|
x
|
|
4.3
|
Đoạn K0-K2,6 đê hữu ngòi Vĩnh
Mộ, huyện Lâm Thao
|
Năm 2020 xảy ra sự cố sạt trượt
mái đê phía ngòi 3 đoạn, tổng chiều dài trên 200m, có vị trí cung sạt đến mép
đường bê tông, đến nay thi công được 60% khối lượng; cần xây dựng phương án bảo
vệ trong mùa mưa lũ năm 2021.
|
x
|
|
4.4
|
Sạt lở chân kè đoạn K30,8-K31,2,
huyện Thanh Thủy
|
Tuyến kè Xuân Lộc có chiều
dài 1.593m được đầu tư xây dựng năm 2008 với kết cấu chân kè thả đá hộc hộ
chân, mái lát đá khan. Trong thời gian vừa qua, do ảnh hưởng của mưa lũ và
các đợt xả lũ hồ Hòa Bình làm chế độ dòng chảy thay đổi, dòng chủ lưu áp sát
bờ tả gây xói lở chân kè Xuân Lộc đoạn tương ứng từ Km30+800-Km31+200 đê tả
sông Đà, chiều dài khoảng 400m. Đặc biệt xuất hiện một cung sạt dài 40m, sạt
sâu vào mặt cơ kè (2-3)m, nguy cơ tiếp tục sạt lở khi hồ Hòa Bình xả lũ, ảnh
hưởng trực tiếp đến an toàn tuyến kè và tuyến đê tả sông Đà
|
x
|
|
4.5
|
Sạt lở bờ, vở sông đoạn
Km42,2-Km43,2 đê hữu Thao, huyện Cẩm Khê
|
Hiện tại bờ, vở sông đang bị
sạt lở, chiều dài 1,0km, vở lở cao thẳng đứng từ (6- 7)m nguy cơ ảnh hưởng trực
tiếp đến trên 20 hộ dân trong khu vực cần xây dựng phương án bảo vệ đảm bảo
an toàn cho các hộ dân trong khu vực.
|
x
|
|
4.6
|
Sạt lở bờ, vở sông đoạn
K1-K2,1 đê hữu Lô, huyện Đoan Hùng
|
Sạt lở bờ, vở sông, vở lở cao
(8-10)m, vị trí gần nhất cách chân đê 10m.
|
x
|
|
4.7
|
Sạt lở bờ, vở sông đoạn
K1,6-K2,0 đê hữu sông Chảy, huyện Đoan Hùng
|
Sạt lở bờ, vở sông, vở lở cao
(10-12)m, vị trí gần nhất cách chân đê 15m.
|
x
|
|
4.8
|
Sạt lở cửa ngòi Han, xã Hùng
xuyên, huyện Đoan Hùng
|
Sạt lở bờ, vở cửa ngòi han
chiều dài bờ tả 150m, vở cao (10-15)m, vị trí gần nhất đã sạt đến công trình
nhà dân
|
|
x
|
4.9
|
Các khu vực thường xuyên xảy
ra lũ quét, sạt lở đất tại các xã: Hiền Lương, Xuân Áng, Bằng Giã, Vô Tranh,
Văn Lang, Minh Côi, Đan Thượng, Tứ Hiệp, thị trấn Hạ Hòa, Minh Hạc, Lang Sơn,
Yên Luật, Vĩnh Chân, Đại Phạm, Hà Lương, Phương Viên, Gia Điền, Ấm Hạ, Hương
Xạ, Yên Kỳ, huyện Hạ Hòa
|
Khi mưa to kéo dài các vùng đất
đai ven sông, ven suối, vùng đồi núi cao rất dễ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ảnh
hưởng đến an toàn cho các hộ dân trong vùng.
|
x
|
|
5
|
Công
trình chống lũ quét
|
6
|
Công
trình chống sét
|
7
|
Nhà
kết hợp sơ tán dân
|
8
|
Các
khu vực đường tỉnh lộ, đường sắt nguy cơ bị sạt lở, ngập lụt sâu, chia cắt
khi xảy ra mưa lũ.
|
8.1
|
ĐT.313
|
|
|
|
8.1.1
|
Km11+700 - Km12+600 (phải tuyến)
|
Nguy cơ sạt ta luy dương, đất
đá xô lấp rãnh dọc, mặt đường, giao thông ách tắc cục bộ
|
x
|
|
8.2
|
ĐT.313G
|
|
|
|
8.2.1
|
Km0+400 - Km0+600 (trái tuyến)
|
Nguy cơ sạt ta luy dương, đất
đá xô lấp rãnh dọc, mặt đường, giao thông ách tắc cục bộ
|
x
|
|
8.2.2
|
Km4+300 - Km4+600 (trái tuyến)
|
Nguy cơ sạt ta luy dương, đất
đá xô lấp rãnh dọc, mặt đường, giao thông ách tắc cục bộ
|
x
|
|
8.2.3
|
Km8+100 - Km8+300 (trái tuyến)
|
Nguy cơ sạt ta luy dương, đất
đá xô lấp rãnh dọc, mặt đường, giao thông ách tắc cục bộ
|
x
|
|
8.2.4
|
Km0+030 (tràn)
|
Nguy cơ ngập sâu, giao thông
chia cắt tạm thời
|
x
|
|
8.2.5
|
Km6+700 (tràn)
|
Nguy cơ ngập sâu, giao thông
chia cắt tạm thời
|
x
|
|
8.3
|
ĐT.316K
|
|
|
|
8.3.1
|
Km4+500 - Km6+00
|
Nguy cơ sạt ta luy dương, đất
đá xô lấp rãnh dọc, mặt đường, giao thông ách tắc cục bộ
|
x
|
|
8.4
|
ĐT.316I
|
|
|
|
8.4.1
|
Km9+00 - Km10+00 (trái tuyến)
|
Nguy cơ sạt ta luy dương, đất
đá xô lấp rãnh dọc, mặt đường, giao thông ách tắc cục bộ
|
x
|
|
8.4.2
|
Km11+400 - km12+00 (trái tuyến)
|
Nguy cơ sạt ta luy dương, đất
đá xô lấp rãnh dọc, mặt đường, giao thông ách tắc cục bộ
|
x
|
|
8.4.3
|
Km14+00 - Km16+00 (phải tuyến)
|
Nguy cơ sạt ta luy dương, đất
đá xô lấp rãnh dọc, mặt đường, giao thông ách tắc cục bộ
|
x
|
|
8.4.4
|
Km5+480 (tràn)
|
Nguy cơ ngập sâu, giao thông
chia cắt tạm thời
|
x
|
|
8.4.5
|
Km6+950 (tràn)
|
Nguy cơ ngập sâu, giao thông
chia cắt tạm thời
|
x
|
|
8.4.6
|
Km7+250 (tràn)
|
Nguy cơ ngập sâu, giao thông
chia cắt tạm thời
|
x
|
|
8.5
|
ĐT.316G
|
|
|
|
8.5.1
|
Km0+00 - Km2+00 (trái tuyến)
|
Nguy cơ sạt ta luy dương, đất
đá xô lấp rãnh dọc, mặt đường, giao thông ách tắc cục bộ
|
x
|
|
8.5.2
|
Km2+750 (tràn)
|
Nguy cơ ngập sâu, giao thông
chia cắt tạm thời
|
x
|
|
8.5.3
|
Km3+00 (tràn)
|
Nguy cơ ngập sâu, giao thông
chia cắt tạm thời
|
x
|
|
8.5.4
|
Km3+950 (tràn)
|
Nguy cơ ngập sâu, giao thông
chia cắt tạm thời
|
x
|
|
8.6
|
ĐT.316C
|
|
|
|
8.6.1
|
Km17+150 - Km17+200 (trái tuyến)
|
Nguy cơ sạt ta luy dương, đất
đá xô lấp rãnh dọc, mặt đường, giao thông ách tắc cục bộ
|
x
|
|
8.6.2
|
Km22+600 - Km22+800 (phải tuyến)
|
Nguy cơ sạt ta luy dương, đất
đá xô lấp rãnh dọc, mặt đường, giao thông ách tắc cục bộ
|
x
|
|
8.6.3
|
Km18+150 (tràn)
|
Nguy cơ ngập sâu, giao thông
chia cắt tạm thời
|
x
|
|
8.6.4
|
Km28+780 (tràn)
|
Nguy cơ ngập sâu, giao thông
chia cắt tạm thời
|
x
|
|
8.7
|
ĐT.316D
|
|
|
|
8.7.1
|
Km6+350 - Km6+400 (phải tuyến)
|
Nguy cơ sạt ta luy dương, đất
đá xô lấp rãnh dọc, mặt đường, giao thông ách tắc cục bộ
|
x
|
|
8.7.2
|
Km9+500 - Km9+600 (phải tuyến)
|
Nguy cơ sạt ta luy dương, đất
đá xô lấp rãnh dọc, mặt đường, giao thông ách tắc cục bộ
|
x
|
|
8.7.3
|
Km9+800 - Km9+900 (phải tuyến)
|
Nguy cơ sạt ta luy dương, đất
đá xô lấp rãnh dọc, mặt đường, giao thông ách tắc cục bộ
|
x
|
|
8.7.4
|
Km2+470 (tràn)
|
Nguy cơ ngập sâu, giao thông
chia cắt tạm thời
|
x
|
|
8.7.5
|
Km6+950 (tràn)
|
Nguy cơ ngập sâu, giao thông
chia cắt tạm thời
|
x
|
|
8.7.6
|
Km9+150 (tràn)
|
Nguy cơ ngập sâu, giao thông
chia cắt tạm thời
|
x
|
|
8.8
|
ĐT.316L
|
|
|
|
8.8.1
|
Km1+025 (tràn)
|
Nguy cơ ngập sâu, giao thông
chia cắt tạm thời
|
x
|
|
8.8.2
|
Km1+300 - Km1+350
|
Nguy cơ ngập sâu, giao thông
chia cắt tạm thời
|
x
|
|
8.8.3
|
Km5+600 (tràn)
|
Nguy cơ ngập sâu, giao thông
chia cắt tạm thời
|
x
|
|
8.9
|
ĐT.316E
|
|
|
|
8.9.1
|
Km5+00 - Km5+550 (trái tuyến)
|
Nguy cơ sạt ta luy dương, đất
đá xô lấp rãnh dọc, mặt đường, giao thông ách tắc cục bộ
|
x
|
|
8.9.2
|
Km6+00 - Km6+750 (trái tuyến)
|
Nguy cơ sạt ta luy dương, đất
đá xô lấp rãnh dọc, mặt đường, giao thông ách tắc cục bộ
|
x
|
|
8.9.3
|
Km10+00 - Km10+850 (trái tuyến)
|
Nguy cơ sạt ta luy dương, đất
đá xô lấp rãnh dọc, mặt đường, giao thông ách tắc cục bộ
|
x
|
|
8.9.4
|
Km3+350 (tràn)
|
Nguy cơ ngập sâu, giao thông
chia cắt tạm thời
|
x
|
|
8.9.5
|
Km5+300 (tràn)
|
Nguy cơ ngập sâu, giao thông
chia cắt tạm thời
|
x
|
|
8.9.6
|
Km13+350 (tràn)
|
Nguy cơ ngập sâu, giao thông
chia cắt tạm thời
|
x
|
|
8.9.7
|
Km14+450 (tràn)
|
Nguy cơ ngập sâu, giao thông
chia cắt tạm thời
|
x
|
|
8.10
|
ĐT.316H
|
|
|
|
8.10.1
|
Km7+00 - Km7+200 (trái tuyến)
|
Nguy cơ sạt ta luy dương, đất
đá xô lấp rãnh dọc, mặt đường, giao thông ách tắc cục bộ
|
x
|
|
8.10.2
|
Km9+00 - Km9+900 (trái tuyến)
|
Nguy cơ sạt ta luy dương, đất
đá xô lấp rãnh dọc, mặt đường, giao thông ách tắc cục bộ
|
x
|
|
8.10.3
|
Km13+00 - Km14+100 (phải tuyến)
|
Nguy cơ sạt ta luy dương, đất
đá xô lấp rãnh dọc, mặt đường, giao thông ách tắc cục bộ
|
x
|
|
8.10.4
|
Km20+00 - Km20+500 (phải tuyến)
|
Nguy cơ sạt ta luy dương, đất
đá xô lấp rãnh dọc, mặt đường, giao thông ách tắc cục bộ
|
x
|
|
8.10.5
|
Km23+00 - Km23+500 (trái tuyến)
|
Nguy cơ sạt ta luy dương, đất
đá xô lấp rãnh dọc, mặt đường, giao thông ách tắc cục bộ
|
x
|
|
8.10.6
|
Km3+350 (tràn)
|
Nguy cơ ngập sâu, giao thông
chia cắt tạm thời
|
x
|
|
8.10.7
|
Km7+920 (tràn)
|
Nguy cơ ngập sâu, giao thông
chia cắt tạm thời
|
x
|
|
8.10.8
|
Km25+920 (tràn)
|
Nguy cơ ngập sâu, giao thông
chia cắt tạm thời
|
x
|
|
8.10.9
|
Km26+175 (tràn)
|
Nguy cơ ngập sâu, giao thông
chia cắt tạm thời
|
x
|
|
8.10.10
|
Km26+570 (tràn)
|
Nguy cơ ngập sâu, giao thông
chia cắt tạm thời
|
x
|
|
8.11
|
ĐT.321
|
|
|
|
8.11.1
|
Km0+00 - Km1+700 (phải tuyến)
|
Nguy cơ sạt ta luy dương, đất
đá xô lấp rãnh dọc, mặt đường, giao thông ách tắc cục bộ
|
x
|
|
8.11.2
|
Km3+200 (tràn)
|
Nguy cơ ngập sâu, giao thông
chia cắt tạm thời
|
x
|
|
8.11.3
|
Km7+400 (tràn)
|
Nguy cơ ngập sâu, giao thông
chia cắt tạm thời
|
x
|
|
8.11.4
|
Km8+500 (tràn)
|
Nguy cơ ngập sâu, giao thông
chia cắt tạm thời
|
x
|
|
8.12
|
ĐT.322
|
|
|
|
8.12.1
|
Km0+300 - Km0+320 (trái tuyến)
|
Nguy cơ sạt lở mái taluy âm,
hư hỏng nền, mặt đường
|
x
|
|
8.13
|
ĐT.323
|
|
|
|
8.13.1
|
Km65+420 - Km65+650 (trái tuyến)
|
Nguy cơ sạt ta luy dương, đất
đá xô lấp rãnh dọc, mặt đường, giao thông ách tắc cục bộ
|
x
|
|
8.13.2
|
Km68+430 - Km68+520 (phải tuyến)
|
Nguy cơ sạt ta luy dương, đất
đá xô lấp rãnh dọc, mặt đường, giao thông ách tắc cục bộ
|
x
|
|
8.13.3
|
Km69+100 - Km69+170 (phải tuyến)
|
Nguy cơ sạt ta luy dương, đất
đá xô lấp rãnh dọc, mặt đường, giao thông ách tắc cục bộ
|
x
|
|
8.14
|
ĐT.319
|
|
|
|
8.14.1
|
Km0+00 - Km1+700
|
Nguy cơ ngập sâu, giao thông
chia cắt tạm thời
|
x
|
|
8.14.2
|
Km3+400 - Km3+500
|
Nguy cơ ngập sâu, giao thông
chia cắt tạm thời
|
x
|
|
8.14.3
|
Km5+000 - Km5+200 (phải tuyến)
|
Nguy cơ sạt lở mái taluy âm,
hư hỏng nền, mặt đường
|
x
|
|
8.14.4
|
Km13+350 - Km13+400 (trái tuyến)
|
Nguy cơ sạt lở mái taluy âm,
hư hỏng nền, mặt đường
|
x
|
|
8.14.5
|
Km17+300 - Km17+400 (trái tuyến)
|
Nguy cơ sạt lở mái taluy âm,
hư hỏng nền, mặt đường
|
x
|
|
8.15
|
ĐT.314
|
|
|
|
8.15.1
|
Km23+500 - Km24+300
|
Nguy cơ ngập sâu, giao thông
chia cắt tạm thời
|
x
|
|
8.15.2
|
Km38+300 - Km38+800
|
Nguy cơ ngập sâu, giao thông
chia cắt tạm thời
|
x
|
|
8.15.3
|
Km40+800 - Km41+300
|
Nguy cơ ngập sâu, giao thông
chia cắt tạm thời
|
x
|
|
8.15.4
|
Km43+770 - Km43+870
|
Nguy cơ ngập sâu, giao thông
chia cắt tạm thời
|
x
|
|
8.16
|
ĐT.314C
|
|
|
|
8.16.1
|
Km2+400 - Km2+500
|
Nguy cơ ngập sâu, giao thông
chia cắt tạm thời
|
x
|
|
8.17
|
ĐT.321B
|
|
|
|
8.17.1
|
Km3+300 - Km3+500
|
Nguy cơ ngập sâu, giao thông
chia cắt tạm thời
|
x
|
|
8.17.2
|
Km4+300 - Km5+800
|
Nguy cơ ngập sâu, giao thông
chia cắt tạm thời
|
x
|
|
9
|
Các
bến cảng, khu neo đậu tàu thuyền nguy cơ mất an toàn khi bão đổ bộ
|
10
|
Hệ
thống lưới điện nguy cơ bị sự cố khi xảy ra thiên tai.
|
11
|
Các
hầm mỏ có nguy cơ bị sự cố sạt lở khi xảy ra mưa lũ.
|
12
|
Các
công trình tháp cao nguy cơ mất an toàn khi bão đổ bộ
|
13
|
Công
trình khác phục vụ phòng, chống thiên tai.
|
14
|
Khu
công nghiệp
|
14.1
|
Khu công nghiệp Thụy Vân
|
Khi xảy ra mưa lớn và kéo dài
nhiều ngày có nguy cơ ngập úng khu vực xã Thanh Đình với diện tích hơn
6.000m2
|
|
x
|
14.2
|
Khu công nghiệp Cẩm Khê
|
Khi xảy ra mưa lớn và kéo dài
nhiều ngày có nguy cơ ngập úng ngập úng một phần KCN Cẩm Khê (chưa san lấp mặt
bằng) và khu vực xung quanh tại các xã Sơn Nga, Sai Nga, Thanh Nga và Thị trấn
Sông thao (Trạm bơm tiêu chưa hoàn thành)
|
|
x
|
14.3
|
Cụm công nghiệp Bạch Hac
|
Khi xảy ra mưa lớn và kéo dài
nhiều ngày có nguy cơ ngập úng ngập úng khu vực ao, ruộng phía Bắc Cụm công
nghiệp (Chưa đầu tư xây dựng trạm bơm tiêu thoát nước khu vực theo quy hoạch).
|
|
x
|
15
|
Khu
nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp giá trị cao
|
16
|
Công
trình phục vụ cho giáo dục
|
16.1
|
Trường THPT kỹ thuật Việt
Trì
|
|
|
|
16.1.1
|
Tường rào xung quanh trường
THPT Kỹ thuật Việt Trì
|
Hiện tại một số đoạn đang bị
đổ gây mất an toàn cho học sinh và các hộ dân xung quanh
|
x
|
|
16.2
|
Trường THPT Phù Ninh
|
|
|
|
16.2.1
|
Tường rào phía Đông trường
THPT Phù Ninh
|
Do mưa bão, đã gây đổ đoạn tường
rào dài 130 m, cao 2,5 m, xây dựng từ năm 2000; Ảnh hưởng đến ANTT, an toàn
khu dân cư và nhà trường.
|
x
|
|
16.3
|
Trường THPT Tam Nông
|
|
|
|
16.3.1
|
Công trình: Nhà các phòng chức
năng (cấp III) được xây dựng từ năm 1975, Nhà trường đã lập tờ trình dự toán
xin cải tạo, sửa chữa.)
|
- Phạm vi ảnh hưởng: Trong
khuôn viên nhà trường.
- Đối tượng ảnh hưởng: Cán bộ
giáo viên và học sinh
|
x
|
|
16.3.2
|
Công trình:Nhà điều hành cũ-cấp
IV (đã có quyết định thanh lý, nhưng chưa phá rỡ)
|
- Phạm vi ảnh hưởng: Trong
khuôn viên nhà trường.
- Đối tượng ảnh hưởng: Phòng,
kho để đồ dùng, thiết bị
|
x
|
|
16.3.3
|
Công trình:Nhà phòng họp hội
đồng cũ-cấp IV (đã có quyết định thanh lý, nhưng chưa phá rỡ)
|
- Phạm vi ảnh hưởng: Trong
khuôn viên nhà trường.
- Đối tượng ảnh hưởng: Phòng,
kho để đồ dùng, thiết bị
|
x
|
|
16.4
|
Trường THPT Thanh Thủy
|
|
|
|
16.4.1
|
Nhà công vụ giáo viên
|
Nhà công vụ 10 phòng đã cũ,
phần mái Fibro xi măng một số phòng bị dột, nguy cơ tốc mái;
|
x
|
|
16.5
|
Trường THPT Việt Trì
|
|
|
|
16.5.1
|
Công trình hệ thống tường rào
bao quanh trường phía tiếp giáp với trường THPT Nguyễn Tất Thành được xây dựng
từ hơn 20 năm trước nên đã nghiêng lún, nhiều khe nứt; phía tiếp giáp với các
hộ dân thuộc khu phố Hà Liễu, phường Gia Cẩm, TP Việt Trì thì nền đất nhà trường
cao hơn nhà dân gần chục mét nên lượng nước dồn về chân tường yếu rất nguy hiểm
trong mùa mưa bão
|
Ảnh hưởng đến sự an toàn của
cán bộ giáo viên nhân viên và học sinh trường THPT Nguyễn Tất Thành. Ảnh hưởng
đến tài sản và tính mạng của các hộ dân khu phố Hà Liễu quanh khu vực trường
đóng
|
Đã có PA tạm thời
|
|
16.5.2
|
Công trình hệ thống thoát nước
đã hư hỏng từ lâu do làm đường
|
Gây nguy cơ đổ tường làm ảnh
hưởng giao thông và tính mạng các hộ dân xung quanh trường
|
Đã có PA tạm thời
|
|
16.6
|
Trường THPT Yên Lập
|
|
|
|
16.6.1
|
Nhà tập thể giáo viên 9 gian
|
Ảnh hưởng đến cán bộ giáo
viên hiện đang ở tập thể
|
x
|
|
16.6.2
|
Nhà tập thể giáo viên 5 gian
|
Ảnh hưởng đến cán bộ giáo
viên hiện đang ở tập thể
|
x
|
|
16.7
|
Trường THPT Thanh Ba
|
|
|
|
16.7.1
|
Nhà lớp học 2 tầng 10 phòng
|
Nhà được xây dựng từ năm
1994, đã quá cũ không có mái che, mưa bão nhiều trần nhà bị thấm nước, không
đảm bảo an toàn.
|
|
x
|
16.7.2
|
Tường rào khu vực giáp với
kênh mương và đất canh tác của các hộ dân thuộc xã Ninh Dân, huyện Thanh Ba,
tỉnh Phú Thọ
|
Mưa lũ lớn, gây sạt lở đất và
đổ tường rào
|
x
|
|
16.8
|
Trường THPT Cẩm Khê
|
|
|
|
16.8.1
|
Nhà lớp học 3 phòng học
|
Bỏ trống, đang chờ QĐ thanh
lý của Sở Tài chính để giải phóng mặt bằng xây dựng nhà đa năng
|
x
|
|
16.9
|
Trường PTDTNT THCS &
THPT Yên Lập
|
|
|
|
16.9.1
|
Tường rào xây dựng năm 1996,
hiện nay đã có nhiều vết rạn nứt, nghiêng ra đường dân sinh
|
Có thể đổ ra đường dân sinh
khi mưa nhiều, tường ngấm nhiều nước
|
|
x
|
16.10
|
Trường THPT Hạ Hòa
|
|
|
|
16.10.1
|
Nhà lớp học 2 tầng 8A (xây dựng
năm 1997)
|
Xuống cấp, có nguy cơ cao như
tốc mái, thấm xuống các lớp học
|
x
|
|
16.10.2
|
Nhà lớp học 2 tầng 9A (xây dựng
năm 2001)
|
Xuống cấp, có nguy cơ cao như
tốc mái, thấm xuống các lớp học
|
x
|
|
16.10.3
|
Nhà lớp học 3 tầng (xây dựng
năm 2003)
|
Xuống cấp, có nguy cơ cao như
tốc mái, thấm xuống các lớp học
|
x
|
|
16.10.4
|
Nhà công vụ 10 phòng (xây dựng
năm 2000)
|
xuống cấp, có nguy cơ cao như
tốc mái, thẩm thấu xuống các phòng ở của giáo viên
|
x
|
|
16.10.5
|
Nhà lớp học 2 tầng 4
phòng(xây dựng năm 2012)
|
Có nguy cơ tốc mái, ảnh hưởng
đến các thiết bị dạy học của bộ môn Vật lý, Hóa học,Sinh học...
|
x
|
|
16.10.6
|
Nhà để xe giáo viên cấp IV
(năm xây dựng 2010)
|
Nguy cơ bị tốc mái, ảnh hưởng
tới phương tiện đi lại của giáo viên
|
x
|
|
16.10.7
|
Nhà để xe học sinh cấp IV
(năm xây dựng 2016)
|
Nguy cơ bị tốc mái, ảnh hưởng
tới phương tiện và tài sản của học sinh
|
x
|
|
16.10.8
|
Nhà y tế cấp IV (năm xây dựng
2002)
|
Xuống cấp, có nguy cơ tốc
mái, thẩm thấu ảnh hưởng tới các thiết bị y tế
|
x
|
|
16.10.9
|
Công trình nhà kho cấp IV
(xây dựng năm 2002)
|
Xuống cấp, có nguy cơ cao như
tốc mái, thẩm thấu, dột đến các phòng để đồ như thiết bị, tranh ảnh, các vật
dụng phục vụ cho các hoạt động của nhà trường
|
x
|
|
16.11
|
Trường THPT Hiền Đa
|
|
|
|
16.11.1
|
Dãy nhà Điều hành (A1): Phần
mái lợp tôn hiện đã xuống cấp
|
Khi mưa bão xảy ra gây thấm dột
nhiều, ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ các phòng chức năng (phòng làm việc của
BGH, CĐ, Kế toán, văn thư...). Đối tượng chính bị ảnh hưởng là BGH và các tổ
chức đoàn thể trong đơn vị
|
|
x
|
16.11.2
|
Phần mái lợp tôn của dãy Nhà
lớp học A2, A3
|
Khi xảy ra bão lốc có thể ảnh
hưởng đến các hộ dân giáp ranh với nhà trường. Đối tượng chính bị ảnh hưởng
là CB,GV,NV và học sinh nhà trường
|
|
x
|
16.11.3
|
Công trình nhà vòm (phía sân
sau nhà điều hành) và phần mái Tôn khu nhà Thư viện
|
Khi xảy ra bão lốc có thể ảnh
hưởng đến công tác quản lý điều hành của đơn vị. Đối tượng chính bị ảnh hưởng
là CB,GV,NV nhà trường
|
|
x
|
16.12
|
Trường THPT Trung Giáp
|
|
|
|
16.12.1
|
Công trình: Nhà lớp học 2 tầng
|
Được xây dựng năm 1997; Nguy
cơ gặp mưa to, gió lớn dẫn đến tốc mái, thẩm thấu nước, dột, bong tróc tường.
|
|
x
|
16.12.2
|
Công trình: Hệ thống tường
rào
|
Được xây dựng năm 1997; Nguy
cơ mưa to, gió lớn sẽ thẩm thấu tường dẫn đến hư hỏng, sụp đổ
|
|
x
|
16.13
|
Trường THPT Trung Nghĩa
|
|
|
|
16.13.1
|
Nhà lớp học: 03 nhà 2 tầng
|
- Phạm vi ảnh hưởng: có thể xảy
ra tốc mái, hỏng hệ thống cửa.
|
x
|
|
16.13.2
|
Nhà điều hành
|
x
|
|
16.13.3
|
Nhà Phòng học bộ môn, nhà thư
viện
|
x
|
|
16.13.4
|
Nhà xe GV, HS
|
x
|
|
16.14
|
Trường THPT Lương Sơn
|
|
|
|
16.14.1
|
Nhà công vụ cấp 4 10 phòng
cho giáo viên trường THPT Lương Sơn
|
- Phạm vi có nguy cơ bị ảnh
hưởng: Dãy nhà cấp 4, 10 phòng, xây dựng năm 2004, mái Proximang, trần nhựa
đã mục dột, vữa trát tường mục lở.
- Đối tượng có nguy cơ bị ảnh
hưởng: 16 gia đình cán bộ, giáo viên, nhân viên (21 nhân khẩu)
|
x
|
|
PHỤ LỤC XV
XÁC ĐỊNH CÁC KHU VỰC TRŨNG THẤP CÓ NGUY CƠ NGẬP LỤT DO
MƯA LỚN
(Kèm theo Quyết định số: 1947/QĐ-UBND ngày 02 tháng 8 năm 2021 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Phú Thọ)
TT
|
Xã, phường, thị trấn
|
Vùng trũng thấp ngập lụt do mưa lớn
|
Số hộ phải sơ tán
|
Số người phải sơ tán
|
Địa điểm sơ tán
|
Cự ly di chuyển
|
Tuyến đường di chuyển
|
Ghi chú
|
Hội trường xã
|
Nhà văn hóa
|
Nhà mẫu giáo
|
Nhà kiên cố
|
Địa điểm khác
|
I
|
Thành phố Việt Trì
|
|
105
|
510
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Phường
Bến Gót
|
Đường
Hùng Vương
|
50
|
250
|
|
|
|
|
x
|
200 m
|
|
|
2
|
Phường
Minh Phương
|
Khu
đô thị Minh Phương
|
30
|
135
|
|
|
|
|
x
|
150 m
|
|
|
3
|
Phường
Tiên Cát
|
Khu
Đồng Ngược
|
15
|
80
|
|
|
|
x
|
|
50 m
|
|
|
4
|
Phường
Nông Trang
|
Đường
Nguyễn Du
|
10
|
45
|
|
|
|
|
x
|
50 m
|
|
|
II
|
Huyện Thanh Thủy
|
|
1571
|
6156
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Xã
Đào Xá
|
Khu
1, 16,5,6,15
|
169
|
616
|
|
x
|
x
|
|
x
|
1 km
|
Đường chậm lũ
|
|
2
|
Xã
Tân Phương
|
Từ
Khu 1-Khu 8
|
404
|
1617
|
x
|
x
|
x
|
x
|
|
1-2,5 km
|
Đường TL, liên thôn
|
|
3
|
Xã
Tu Vũ
|
Khu
1,2,3,4
|
30
|
50
|
x
|
x
|
x
|
x
|
|
1,2-2km
|
QL 70b và TL 317a
|
|
4
|
Xã
Hoàng Xá
|
Khu
1,2,7,8,4,5,10,11
|
200
|
800
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
2 km
|
TL 317C
|
|
5
|
Xã
Đoan Hạ
|
Từ
Khu 1-Khu 4
|
618
|
2473
|
x
|
x
|
|
x
|
x
|
200- 300m
|
|
|
6
|
Xã
Bảo Yên
|
Ven
Sông Đà
|
150
|
600
|
x
|
|
x
|
x
|
Trường TH, Trạm y tế
|
200- 1500m
|
317
|
|
III
|
Huyện Hạ Hòa
|
|
133
|
548
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Xã
Hiền Lương
|
Khu
1, 2, 8
|
18
|
76
|
|
X
|
|
|
|
1km
|
Quốc lộ 32C
|
|
2
|
Xã
Xuân Áng
|
Khu
15, 16, 17
|
12
|
53
|
|
X
|
|
|
|
1km
|
|
3
|
Xã
Đan Thượng
|
Khu
11, 13
|
66
|
273
|
|
X
|
|
X
|
|
1,5km
|
Quốc
lộ 2D
|
|
4
|
Xã
Minh Côi
|
Khu
4
|
10
|
44
|
|
X
|
|
|
|
1km
|
Quốc
lộ 32C
|
|
5
|
Xã
Vô Tranh
|
Khu
4
|
27
|
102
|
|
X
|
|
X
|
|
1km
|
Đường
làng
|
|
IV
|
Huyện Cẩm Khê
|
|
2236
|
8800
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Xã
Tiên Lương
|
Khu Mái Vở; Khu Gió Mới; Khu Ngọn Đồng;
Khu Cầu Miếu; Khu Bảy Mươi; Khu An Đồng; Khu Mỹ Lương; Khu Trầm Vần; Khu Cầu
Tây
|
314
|
1200
|
x
|
x
|
|
x
|
Đền Ngô Quang Bích; các gò cao.
|
0,5- 0,7km
|
Đường Liên xóm
|
Nguy cơ tràn cục bộ tuyến đê tả ngòi
Giành do mưa lũ
|
2
|
Xã
Ngô Xá
|
Khu Xóm Trong; Khu An Lạc; Khu Đồn Điền
|
17
|
70
|
|
x
|
|
x
|
|
0,3- 0,5km
|
Đường Liên xóm
|
Nguy cơ tràn cục bộ tuyến đê hữu ngòi
Giành do do mưa lũ
|
3
|
Xã
Tuy Lộc
|
Khu Tăng Xá
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nguy cơ tràn cục bộ tuyến đê hữu ngòi
Giành do do mưa lũ
|
4
|
Xã
Hương Lung
|
Khu Xuân Ứng 1; Khu Xuân Ứng 2; Khu Ro Lục
1; Khu Ro Lục 2; Khu Suông 1
|
26
|
90
|
|
x
|
|
x
|
Trường Tiểu học
|
0,5- 0,7km
|
Đường Liên xóm
|
Nguy cơ tràn cục bộ tuyến đê hữu ngòi Me
do mưa lũ
|
5
|
Xã
Sơn Tình
|
Khu Xóm Chằm; Khu Xóm Làng; Khu Gò Làng
Dưới; Khu Gò Chùa; Khu Trung Sơn, Khu Xóm Dộc, Khu Cửa Miếu
|
95
|
400
|
|
x
|
x
|
x
|
|
0,3-0,7
|
Đường Liên xóm
|
Nguy cơ tràn cục bộ tuyến đê tả ngòi Me
do mưa lũ
|
6
|
Xã
Tạ Xá
|
Thôn Đoàn Kết; Thôn Tự Do; Thôn Phú Yên; Thôn
Phú Thịnh; Thôn Phú Cường; Thôn Dân Chủ; Thôn Nguyễn Huệ; Thôn Đồng Tiến
|
700
|
2600
|
x
|
x
|
|
x
|
|
0,5- 1,0km
|
Đường Liên xóm
|
Nguy cơ tràn cục bộ tuyến đê hữu ngòi Me
do mưa lũ
|
7
|
Xã
Yên Tập
|
Khu Tiên Phong
|
40
|
150
|
|
x
|
|
x
|
Nhà thờ
|
0,1- 0,3km
|
Đường Liên xóm
|
Nguy cơ tràn cục bộ tuyến đê Đồng Mận- đê
hữu ngòi Me
|
8
|
Xã
Phú Lạc
|
Tây Tiến 1, Tây Tiến 2, Trung Tiến 2
|
26
|
110
|
x
|
|
|
|
Trường Tiểu học
|
0,1- 0,3km
|
Đường liên xã
|
Nguy cơ tràn cục bộ tuyến Đồng Phiến - đê
hữu ngòi Me
|
9
|
Xã
Hùng Việt
|
Xóm Đàng; Xóm Đõ; Xóm Chùa; Xóm Minh Tiến;
Khu Chuế Nhuệ; Khu Tang Châu; Khu Phiên Quận; Khu Hanh Cù; Khu Gò Đình
|
250
|
1100
|
|
x
|
|
x
|
|
0,3- 0,5km
|
Đường Liên xóm
|
Nguy cơ tràn cục bộ tuyến đê hữu ngòi
Giành do do mưa lũ
|
10
|
Xã
Đồng Lương
|
Khu Đồn Vực; Khu Xóm Chùa; Khu Vạn Phong;
Khu Đồn Ngựa; Khu Xóm Đồi; Khu Thống Nhất; Khu Dộc Ngõa; Khu Xi Hen; Khu Đá
Hen; Khu Đồn Điền
|
90
|
380
|
|
x
|
x
|
|
|
0,3-0,8
|
Đường liên xã
|
Nguy cơ tràn cục bộ tuyến đê tả Bứa do
mưa lũ
|
11
|
Xã
Minh Tân
|
Khu Thổ Khối Khu Đình Thổ Khối Khu Đình Cả
|
678
|
2700
|
x
|
x
|
|
x
|
x
|
|
Đường liên xóm và QL 321C
|
Nguy cơ tràn cục bộ tuyến đê bối do mưa
lũ trên sông Thao
|
V
|
Huyện Tân Sơn
|
|
82
|
375
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Xã
Xuân Sơn
|
Khu
Lạng
|
29
|
126
|
|
x
|
|
|
x
|
1km
|
|
|
2
|
Xã
Kim Thượng
|
Khăng
Dùng - khu Chiềng 3
|
4
|
16
|
|
x
|
|
|
|
200 m
|
|
|
Giữa
khu Nhàng
|
7
|
31
|
|
|
|
|
x
|
200 m
|
|
|
3
|
Xã
Lai Đồng
|
Khu
vường 2
|
7
|
30
|
|
x
|
x
|
x
|
|
50 - 300m
|
Đường liên xã
|
|
4
|
Xã
Đồng Sơn
|
Mít
1
|
15
|
75
|
|
|
|
|
x
|
|
Đường xóm
|
|
Mít
2
|
1
|
6
|
|
x
|
|
|
|
|
|
Măng
2
|
8
|
40
|
|
|
|
|
x
|
|
|
5
|
Xã
Tân Phú
|
Khu
5A
|
2
|
7
|
|
x
|
|
|
|
70m
|
|
6
|
Xã
Thu Cúc
|
Trung
Tâm 2
|
3
|
14
|
x
|
|
|
|
|
200m
|
|
|
7
|
Xã
Văn Luông
|
Đồng
Gạo
|
6
|
30
|
|
x
|
|
|
|
600
|
Liên thôn
|
|
VI
|
Huyện Thanh Sơn
|
|
177
|
5329
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Xã
Yên Lãng
|
Đông
Thịnh
|
15
|
123
|
|
|
|
|
x
|
100m
|
|
|
Né
|
61
|
374
|
|
x
|
|
|
x
|
500m
|
|
|
Đông
Vượng
|
13
|
95
|
|
x
|
|
|
|
500m
|
|
|
1
|
Xã
Yên Lãng
|
Pheo
|
8
|
57
|
|
x
|
|
|
|
500m
|
|
|
Trung
Thịnh
|
11
|
74
|
|
|
|
|
x
|
500m
|
|
|
Gò
Đa
|
25
|
93
|
|
|
|
|
x
|
500m
|
|
|
Đành
|
34
|
207
|
|
|
|
|
x
|
500m
|
|
|
2
|
Xã
Yên Lương
|
Khu
2
|
10
|
24
|
|
x
|
|
|
|
500m
|
|
|
3
|
Xã
Sơn Hùng
|
Tam
Sơn 1
|
37
|
150
|
|
|
|
|
x
|
1km
|
|
|
Tam
Sơn 2
|
40
|
170
|
|
|
|
|
x
|
1km
|
|
|
Ngọc
Sơn 1
|
83
|
300
|
|
|
|
|
x
|
1km
|
|
|
Ngọc
Sơn 2
|
32
|
120
|
|
|
|
|
x
|
1km
|
|
|
Chanh
|
30
|
140
|
|
|
|
|
x
|
1km
|
|
|
Soi
Cả
|
42
|
150
|
|
|
|
|
x
|
1km
|
|
|
Bồ
Kết
|
15
|
50
|
|
|
|
|
x
|
1km
|
|
|
Gai
|
27
|
100
|
|
|
|
|
x
|
1km
|
|
|
4
|
TT
Thanh Sơn
|
Khu
19/5
|
31
|
130
|
|
|
|
|
x
|
1km
|
|
|
Khu
Ba Mỏ
|
2
|
5
|
|
x
|
|
|
x
|
1km
|
|
|
Khu
Tân Tiến
|
5
|
20
|
|
x
|
|
|
x
|
1km
|
|
|
Khu
Bãi Tần
|
35
|
100
|
|
|
|
|
x
|
1km
|
|
|
Khu
Hạ Sơn
|
38
|
120
|
|
x
|
|
|
x
|
1km
|
|
|
Khu
Hùng Nhĩ
|
53
|
200
|
|
x
|
|
|
x
|
1km
|
|
|
Khu
Hoàng Sơn
|
10
|
30
|
|
|
|
|
x
|
1km
|
|
|
Khu
Phú Gia
|
41
|
150
|
|
|
|
|
x
|
1km
|
|
|
4
|
TT
Thanh Sơn
|
Khu
Khánh
|
121
|
400
|
|
|
|
|
x
|
1km
|
|
|
Khu
Hoàng Trung
|
2
|
8
|
|
|
|
|
x
|
1km
|
|
|
Khu
Tân Thịnh
|
49
|
160
|
|
|
|
|
x
|
1km
|
|
|
Khu
Phố Vàng
|
5
|
15
|
|
|
|
|
x
|
1km
|
|
|
5
|
Xã
Thục Luyện
|
Ngọc
Đồng
|
14
|
62
|
|
|
x
|
|
x
|
1km
|
|
|
Khu
6
|
9
|
40
|
|
|
|
|
x
|
1km
|
|
|
Phố
Soi
|
24
|
112
|
|
|
x
|
|
x
|
1km
|
|
|
Bình
Dân
|
25
|
120
|
|
|
x
|
|
x
|
1km
|
|
|
Bến
Đình
|
30
|
107
|
|
|
|
|
x
|
1km
|
|
|
Khu
15
|
22
|
90
|
|
|
x
|
|
x
|
1km
|
|
|
Giáp
Trung
|
12
|
50
|
|
|
|
|
|
1km
|
|
|
6
|
Xã
Địch Quả
|
Ao
Vèn
|
49
|
212
|
|
|
x
|
|
|
1km
|
|
|
Việt
Phú
|
42
|
186
|
|
|
x
|
|
|
1km
|
|
|
Ruộng
Mơ
|
39
|
165
|
|
|
x
|
|
|
1km
|
|
|
Đồng
Mè
|
22
|
78
|
|
|
x
|
|
|
1km
|
|
|
Đồn
Uớt
|
42
|
152
|
|
|
x
|
|
|
1km
|
|
|
Đền
Vọng
|
61
|
200
|
|
|
x
|
|
|
1km
|
|
|
Đình
|
53
|
190
|
|
|
x
|
|
|
1km
|
|
|
VII
|
Huyện Yên Lập
|
|
120
|
534
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Mỹ
Lung
|
Khu
1, 2, 4, khu Xuân Thắng
|
45
|
198
|
x
|
|
|
|
x
|
6km
|
Trục xã, QL 70B
|
|
2
|
Xuân
An
|
Liên
hiệp
|
10
|
45
|
x
|
x
|
|
|
x
|
2km
|
|
3
|
Trung
Sơn
|
khu
dùng, sặt, đâng, nai
|
35
|
162
|
x
|
|
|
|
x
|
1,5km
|
Trục
xã
|
|
4
|
Ngọc
Đồng
|
khu
8
|
30
|
129
|
x
|
|
|
|
x
|
5km
|
TL
313D
|
|
VIII
|
Huyện Thanh Ba
|
|
910
|
3783
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Xã
Sơn Cương
|
Khu
3, 4
|
23
|
74
|
x
|
x
|
x
|
|
|
150
|
Đường liên khu
|
|
2
|
Xã
Mạn Lạn
|
Khu
Liên Hà
|
112
|
356
|
x
|
x
|
x
|
x
|
|
1- 1,5 km
|
QL 2D
|
|
|
|
Khu
Quyết Tiến
|
4
|
16
|
x
|
x
|
x
|
x
|
|
|
3
|
Xã
Hoàng Cương
|
Các
hộ ven đê thuộc Khu 3
|
30
|
100
|
x
|
|
|
|
|
2km
|
Đường liên xã từ QL 2D đi Tỉnh lộ 314
|
|
4
|
Xã
Đỗ Xuyên
|
khu
6
|
457
|
2056
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
700
|
|
5
|
Xã
Chí Tiên
|
Vạng
hồng, giếng làng (khu 3)
|
50
|
220
|
x
|
|
x
|
|
|
1- 1,2 Km
|
Liên thôn
|
|
Xóm
Lò Cang (Khu 5)
|
30
|
150
|
x
|
|
x
|
|
|
1- 1,5 km
|
|
|
6
|
Xã
Đồng Xuân
|
Khu
1,2,3
|
30
|
120
|
X
|
X
|
|
|
|
2km
|
|
7
|
Xã
Đông Lĩnh
|
khu
1
|
7
|
27
|
|
|
|
|
|
1- 1,5 km
|
|
8
|
Xã
Đại An
|
Khu
5,khu7
|
163
|
652
|
x
|
x
|
x
|
x
|
|
1,0 Km
|
TL 314B, liên xã
|
|
9
|
Xã
Khải Xuân
|
Đập
cuộc
|
4
|
12
|
|
x
|
|
|
|
1,5- 2 km
|
Liên thôn
|
|
IX
|
Huyện Đoan Hùng
|
|
194
|
713
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Xã
Bằng Luân
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thôn
9
|
Cầu
Giang Chúc
|
16
|
60
|
x
|
x
|
|
|
|
0,6 km
|
QL 70
|
|
|
Thôn
10
|
Tràn
Cây Vừng
|
6
|
18
|
|
x
|
|
|
|
0,2 km
|
Liên thôn
|
|
2
|
Xã
Bằng Doãn
|
Thôn
6 khu Chợ, Mom Lợn
|
10
|
40
|
x
|
|
|
x
|
|
0,6km
|
TL 319
|
|
3
|
Xã
Hợp Nhất
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Khu
Nghĩa Khê
|
Ô
Rô
|
8
|
32
|
|
x
|
|
|
|
0,4 km
|
Liên thôn
|
|
|
Khu
Vân Tập
|
Tả
Ngạn
|
53
|
211
|
x
|
|
|
|
|
1,5 km
|
|
|
4
|
Xã
Tây Cốc
|
Khu
Tân Long
|
30
|
125
|
|
|
|
|
|
2,3 Km
|
QL 70B
|
|
|
|
Khu
Tập Kết
|
1
|
4
|
|
|
|
|
|
1,2 Km
|
|
|
|
Khu
Hợp Lai
|
50
|
205
|
|
|
|
|
|
0,8 Km
|
|
|
|
Khu
Đoàn Kết
|
4
|
18
|
|
|
|
|
|
0,8 Km
|
QL 70A
|
|
5
|
Xã
Yên Kiện
|
Thôn
2
|
3
|
11
|
|
x
|
|
x
|
|
0,5km
|
Liên thôn
|
|
6
|
Xã
Minh Lương
|
Khu
4
|
6
|
25
|
x
|
|
|
|
|
1 km
|
Đường TL 319 B, liên thôn
|
|
|
|
Khu
8
|
7
|
30
|
|
x
|
|
|
|
1,5 km
|
|
|
Tổng
|
|
5528
|
26748
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC XVI
XÁC ĐỊNH CÁC KHU VỰC TRỌNG ĐIỂM DỄ BỊ CÔ LẬP, CHIA CẮT;
CÁC TUYẾN ĐƯỜNG DỄ BỊ NGẬP LỤT, SẠT LỞ KHI CÓ MƯA LỚN
(Kèm theo Quyết định số: 1947/QĐ-UBND ngày 02 tháng 8 năm 2021 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Phú Thọ)
TT
|
Xã, phường, thị trấn
|
Tuyến đường có nguy cơ ngập lụt, sạt lở
|
Vùng dễ bị cô lập, chia cắt khi có mưa lớn
|
Số hộ bị cô lập, chia cắt
|
Biện pháp ứng phó
|
Các thức tiếp cận khu vực chia cắt
|
Thông tin liên lạc
|
Biện pháp cung ứng nhu yếu phẩm
|
I
|
Huyện Thanh Thủy
|
|
|
615
|
|
|
|
1
|
Xã Đào Xá
|
Đường chậm lũ khu 6,15; Đường bờ chùa k6,đường đi k5-k7
|
|
560
|
Thuyền
|
Điện thoại
|
Mỳ tôm, Lương khô
|
2
|
Xã Tân Phương
|
Khu 1: Đồi vắt ngang đi qua cụm đập sụ
|
Sạt lở đường ảnh hưởng đến giao thông tại các hộ ở vị trí sạt lở
|
11
|
Mở đường đi tránh trên đồi cao
|
Điện thoại
|
Bằng phương tiện vận tải đi đường chánh
|
Tuyến Khu 4 đi khu 2
|
2
|
Ảnh hưởng đến việc đi lại
|
3
|
Xã Hoàng Xá
|
Tuyến từ chợ chiều vào khu 20
|
Khu 20
|
42
|
Bơi thuyền
|
Điện thoại
|
|
II
|
Huyện Hạ Hòa
|
|
|
185
|
|
|
|
1
|
Xã Tứ Hiệp
|
Tuyến đường khu dân cư: 1, 4, 5, 6, 7, 13, 14 (Hay bị sạt lở đất).
|
Khu 1, 4, 6, 7, 5, 14, 13
|
124
|
Dùng máy múc khơi thông
|
Điện thoại
|
Vận chuyển
|
Tuyến đường khu: 8 (Hay bị ngập úng).
|
Khu 8
|
35
|
Dùng máy múc khơi thông
|
Điện thoại
|
Vận chuyển
|
2
|
Xã Đại Phạm
|
Tuyến đường khu 5, 6
|
Khu 5, 6
|
26
|
Dùng máy múc khơi thông
|
Điện thoại
|
Vận chuyển
|
III
|
Huyện Cẩm Khê
|
|
|
40
|
|
|
|
1
|
Xã Tiên Lương
|
Đường giao thông kết hợp đê tả hữu ngòi Giành
|
Gò Đình - khu An Đồng; Gò Đình - Khu Gò Mới
|
20
|
đi thuyền
|
Điện thoại di động
|
Bằng thuyền
|
2
|
Xã Đồng Lương
|
Đường đi xóm Gò Đọi; Đường đê tả Bứa
|
Gò Đọi- khu Đồn Ngựa; Bờ Lải - Xóm Chùa; khu Xi Hen
|
20
|
đi thuyền
|
Điện thoại di động
|
Bằng thuyền
|
IV
|
Huyện Tân Sơn
|
|
|
4902
|
|
|
|
1
|
Xã Xuân Sơn
|
Tuyến từ xóm Dù sang xóm Lạng
|
Khu Lạng
|
81
|
đi bộ
|
điện thoại, loa cầm tay
|
sức người, tiếp tế từ các lực lượng hỗ trợ
|
2
|
Xã Xuân Đài
|
Tỉnh lộ 316H
|
Khu: Đồng Tào, vượng, dụ, ai
Mười
|
500
|
đi bộ, sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để qua sông
|
Đường vào khu Thang
|
Đồng Dò, Thang, Muỗi Bòng
|
200
|
3
|
Xã Thạch Kiệt
|
|
|
|
nt
|
nt
|
nt
|
4
|
Xã Vinh Tiền
|
|
Khu Đồng Thi
|
18
|
nt
|
nt
|
nt
|
|
Khu suối mủ
|
3
|
|
Khu suối lê
|
6
|
5
|
Xã Kiệt Sơn
|
Tỉnh lộ 316I
|
Khu Chiềng lớn,
|
175
|
nt
|
nt
|
nt
|
|
Khu 7
|
103
|
Tỉnh lộ 316H
|
Khu Dọc
|
148
|
|
|
Đương liên thôn
|
Khu Ít
|
150
|
|
|
|
Đương liên thôn
|
Khu Liệm
|
78
|
6
|
Xã Kim Thượng
|
Tuyến đường xóm Xuân đi Tân Hồi Hòa Bình
|
Khu Xuân 1+ Khu Tân Hồi
|
196
|
Cáp Treo
|
Dùng Loa truyền thanh
|
Tại chỗ
|
Tuyến đường từ trung tâm xã đi khu Hạ Bằng; Tân Minh
|
Khu Chiềng 1+ Khu Chiềng 2+ Khu Chiềng 3 + Hạ Bằng + Tân Minh
|
577
|
Cáp Treo
|
Tuyến đường từ UBND xã Kim Thượng đi Xuân Đài (Đoạn Trẹ Rẹ)
|
Khu Xuân 2 + Khu Quyền 1 + Quyền 2+ Khu Tân Lâp
|
555
|
Cáp Treo
|
Tuyến đường từ UBND xã Kim Thượng đi Vinh Tiền
|
Khu Xuân 2 + Khu Quyền 1 + Quyền 2+ Khu Tân Lâp
|
555
|
Cáp Treo
|
7
|
Xã Đồng Sơn
|
|
Mít 1
|
118
|
Không
|
Điện thoại
|
|
|
Mít 2
|
76
|
|
|
Xuân 1
|
85
|
|
|
Xuân 2
|
109
|
|
|
Măng 1
|
85
|
|
|
Măng 2
|
106
|
|
Đường vào Xóm Mới
|
Xóm Mới
|
55
|
|
Đường vào Bến Thân
|
Bến Thân
|
135
|
|
8
|
Xã Tân Sơn
|
Đường tỉnh lộ từ UBND xã đi Xuân Sơn
|
Khu Bương và khu Hoạt
|
294
|
Đi bộ theo đường mòn
|
Điện thoại
|
Vận chuyển bằng người
|
9
|
Xã Thu Cúc
|
Tràn Ú
|
khu Ú
|
86
|
chưa có
|
Điện thoại
|
Tích trữ
|
10
|
Xã Thu Ngạc
|
Đường đi khu Cọ Sơn, Đường đi khu Đèo Mương, Đường đi khu Mang Thượng...;
Ngập: Ngầm Liên Minh, Tràn Côm, Cọ Sơn, Còn 2
|
Xóm Dáng khu Côm, Khu Cọ Sơn
|
252
|
|
x
|
|
11
|
Xã Văn Luông
|
Láng - Văn Tân
|
Khu Luông
|
156
|
qua mảng
|
Điện thoại, loa
|
tại chỗ
|
V
|
Huyện Thanh Sơn
|
|
|
15
|
|
|
|
1
|
Xã Yên Lãng
|
Đường liên khu xóm Né
|
Bãi San
|
15
|
Thuyền
|
Điện thoại
|
|
2
|
TT Thanh Sơn
|
Ngập toàn bộ các tuyến đường như năm 2018
|
|
|
|
|
|
3
|
Xã Sơn Hùng
|
|
|
|
|
|
4
|
Xã Thục Luyện
|
|
|
|
|
|
5
|
Xã Địch Quả
|
|
|
|
|
|
VI
|
Huyện Yên Lập
|
|
|
96
|
|
|
|
1
|
Mỹ Lung
|
Trục xã, liên thôn
|
Khu 1, 2, 4, khu Xuân Thắng
|
24
|
|
|
|
2
|
Mỹ Lương
|
Trục xã, liên thôn
|
xe ngà
|
12
|
|
|
|
3
|
Xuân An
|
Tỉnh lộ 321
|
Hon 1, 2
|
60
|
|
|
|
VII
|
Huyện Thanh Ba
|
|
|
295
|
|
|
|
1
|
Xã Mạn Lạn
|
Ql 2D, Đê bao Hoàng Hanh
|
Khu Liên Hà
|
116
|
Thuyền nan
|
Điện Thoại, loa
|
|
2
|
Xã Chí Tiên
|
Khu 3
|
Xóm hà, làng giỗ, làng mới
|
43
|
Thuyền nan
|
Điện Thoại, loa
|
|
3
|
Xã Đồng Xuân
|
|
Khu 5,Khu 8
|
10
|
Thuyền nan
|
4
|
Xã Đại An
|
Tuyến đường Đại An đi xã Chân
mộng
|
Khu 5
|
116
|
Bằng Thuyền nan
|
5
|
Xã Ninh Dân
|
Tuyến đường liên thôn Nhà thờ
đi Thái Ninh
|
khu 11
|
10
|
Thuyền nan
|
VIII
|
Huyện Đoan Hùng
|
|
|
326
|
|
|
|
1
|
Xã Bằng Doãn
|
Chợ - Mom lợn
|
Chợ - Mom lợn
|
10
|
Thuyền
|
Điện Thoại
|
Thuyền
|
2
|
Xã Hợp Nhất
|
|
|
10
|
|
|
|
|
Khu Nghĩa Khê
|
Đường Cây Mai
|
Ô Rô
|
6
|
Thuyền
|
Điện Thoại
|
Thuyền
|
|
|
Đường Đồng chiêm
|
Non dãy
|
4
|
3
|
Xã Tây Cốc
|
|
|
141
|
|
|
|
|
|
QL 70A
|
Khu Phúc Đình
|
90
|
Thuyền
|
Điện Thoại
|
Thuyền
|
|
|
QL 70A
|
Khu Phố
|
50
|
|
|
QL 70A
|
Khu Đoàn Kết
|
1
|
4
|
Xã Tiêu Sơn
|
|
|
7
|
|
|
|
|
Khu 1
|
Đường sang nhà ông Tế
|
Khu vực nhà ông Tế.
|
7
|
Thuyền
|
Điện thoại
|
Thuyền
|
|
Tổng
|
|
|
6474
|
|
|
|
PHỤ LỤC XVII
XÁC ĐỊNH CÁC KHU VỰC NGẦM, TRÀN TRỌNG ĐIỂM, XUNG YẾU
(Kèm theo Quyết định số: 1947/QĐ-UBND ngày 02 tháng 8 năm 2021 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Phú Thọ)
TT
|
Xã, phường, thị trấn
|
Vị trí, địa điểm; tên ngầm, tràn
|
Tên suối, ngòi
|
Thông số ngầm, tràn
|
Tác dụng của ngầm, tràn
|
Hệ thống cảnh báo
|
Ghi chú
|
Kích thước
|
Kết cấu
|
Độ ngập sâu lớn nhất khi có lũ (m)
|
I
|
Huyện Thanh Thủy
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Xã Đào Xá
|
Khu 17
|
Suối Ba Chi; Cống Gò cây chanh
|
4x10m; 4,5x15m
|
Bê tông
|
2m; 1m
|
|
|
|
2
|
Xã Tân Phương
|
Khu 6: Cống Ngầm, Cống Cổng Đông
|
Suối mè
|
6m
|
Bê tông
|
1m
|
Đường giao thông cho người và các phương tiện giao thông
|
K7:Đồng Chê, Đồng Nguội
|
Suối mè
|
3m
|
Bê tông
|
2m
|
Đường GT và chặn nước phục vụ sản xuất
|
3
|
Xã Tu Vũ
|
Lải tràn Phai Vịt
|
Suối Sồi
|
50m
|
Lát đá hộc
|
0,9m
|
Xả lũ hồ Phai vịt
|
Biển báo
|
|
Lải tràn Đồng Trác
|
Suối Sồi
|
30m
|
Lát đá hộc
|
0,8m
|
|
Lải tràn Suối Sồi
|
Suối Sồi
|
52m
|
Lát đá hộc
|
0,7m
|
|
4
|
Xã Hoàng Xá
|
Láng Giai, Chằm dân
|
Ngòi cái
|
|
|
3,5m
|
|
|
|
5
|
Xã Đồng Trung
|
Khu 9,15
|
Ngòi Đồng Luận, Trung Thịnh
|
3mx3km
|
Thành ngòi bằng đất
|
3m
|
|
|
|
II
|
Huyện Hạ Hòa
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Xã Hiền Lương
|
Khu 14
|
Tràn qua đường, đoạn đi Ao Giời (Suối tiên)
|
5m
|
Bê tông
|
2m
|
Thoát nước
|
Có
|
|
III
|
Huyện Tân Sơn
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Xã Xuân Sơn
|
Tràn Lấp
|
Sươi thang
|
5m
|
BTCT
|
2,5m
|
Tạo tuyến đường đi lại qua suối
|
Có biển báo lũ quét, barie chắn đường
|
|
Tràn Cỏi
|
5m
|
2,5m
|
|
2
|
Xã Xuân Đài
|
Tràn Bống Cả
|
suối Xuân
|
5m
|
BTCT
|
2m
|
Tạo tuyến đường đi lại qua suối
|
Có biển báo lũ quét, barie chắn đường
|
|
3
|
Xã Xuân Đài
|
Tràn khu Mu
|
suối Xuân
|
5m
|
BTCT
|
2m
|
|
Tràn bãi Muôi
|
5m
|
2m
|
|
Tràn suối Đìa
|
suối Đìa
|
5m
|
2m
|
|
3
|
Xã Thạch Kiệt
|
Cường Thịnh 2
|
Sông Bứa
|
25m
|
BTCT
|
2-3m
|
nt
|
nt
|
|
Bình Thọ
|
Suối Đồng Rân
|
5m
|
1m
|
|
Dùng 2
|
Suối Dùng
|
5m
|
0,5m
|
|
Dùng 1
|
Cửa Bài
|
5m
|
0,9m
|
|
Lòng
|
Suối Lóng
|
5m
|
0,9m
|
|
Minh Nga
|
Suối Minh Nga
|
7m
|
0,5m
|
|
4
|
Xã Vinh Tiền
|
Tràn Mận Gạo
|
Suối thi
|
20
|
BTCT
|
3
|
nt
|
nt
|
|
Tràn Đá Bạch
|
Suối giát
|
30
|
3,5
|
|
Tràn Khang Lèn
|
Suối giát
|
30
|
4
|
|
5
|
Xã Kiệt Sơn
|
Ngầm Vèo
|
Sông Bứa
|
7mx100m
|
BTCT
|
12
|
nt
|
nt
|
|
Tràn Chiềng lớn
|
Suối Dọc
|
5mx20
|
5
|
|
Tràn Dọc
|
Suối Ít
|
5mx20m
|
4
|
|
Tràn Liệm
|
Suối Ít
|
3mx5m
|
2
|
|
6
|
Xã Kim Thượng
|
Tràn Trẹ Rẹ
|
Suối Quyền
|
20m
|
BTCT
|
1.6
|
nt
|
nt
|
|
Tràn Xuân 1
|
Suối Xuân
|
60m
|
1.5
|
|
6
|
Xã Kim Thượng
|
Tràn Nà Lạ
|
Suối Xuân
|
60m
|
BTCT
|
1.5
|
nt
|
nt
|
|
6
|
Xã Kim Thượng
|
Tràn Khá Ván
|
Suối Chiềng
|
60m
|
BTCT
|
1.5
|
nt
|
nt
|
|
Tràn Quyền
|
Suối Quyền
|
50m
|
1.6
|
|
Tràn Chiềng
|
Suối Chiềng
|
50m
|
1.6
|
|
Tràn Hạ Bằng
|
Suối Chiềng
|
30m
|
1.8
|
|
Tràn Tân Minh (Xoan)
|
Suối Xuân
|
30m
|
1.8
|
|
Tràn cửa Dâm
|
Suối Chiềng
|
60m
|
1.5
|
|
Tràn Nhàng
|
Suối Chiềng
|
60m
|
1.5
|
|
Tràn Tân Hồi
|
Suối Xuân
|
50m
|
1.5
|
|
7
|
Xã Lai Đồng
|
Ngầm từ khu Đồng xang khu chiềng
2
|
Sông Bứa
|
150 m
|
|
3m
|
nt
|
nt
|
|
Ngầm từ khu Đồng xang khu chiềng
3
|
Sông Thân
|
70m
|
|
2,5m
|
|
Ngầm từ khu Đồng xang khu chiềng
4
|
Ngầm nà Kè
|
120m
|
|
2,5m
|
|
Ngầm từ khu Đồng xang khu chiềng
5
|
Ngầm cửa Lòn
|
100m
|
|
1,5m
|
|
8
|
Xã Long Cốc
|
Bông 1
|
Suối Bông
|
|
|
2m
|
nt
|
nt
|
|
Bông 2
|
|
|
2m
|
|
9
|
Xã Mỹ Thuận
|
Tràn Hồng Phong
|
sông bứa
|
80m
|
BTCT
|
> 2m
|
nt
|
nt
|
|
Tràn Mịn 1 = 2 tràn
|
suối Mịn
|
20m/tràn
|
2m
|
|
Tràn Chóc
|
suối Chóc
|
20m/tràn
|
2m
|
|
Tràn Cú = 3 tràn
|
suối Cú
|
20m/tràn
|
2m
|
|
10
|
Xã Đồng Sơn
|
Tràn Trạm y tế
|
Suối Thân
|
45m
|
BT
|
3,5m
|
nt
|
nt
|
|
Tràn sang UBND xã
|
Suối Thân
|
30m
|
3,0m
|
|
10
|
Xã Đồng Sơn
|
Tràn Khu Bến Thân (1)
|
Suối Thân
|
40m
|
BT
|
2,0m
|
nt
|
nt
|
|
Tràn Khu Bến Thân (2)
|
Suối Thân
|
40m
|
2,0m
|
|
Tràn Quán ông Tú
|
Suối Mang
|
30m
|
1,5m
|
|
Tràn chợ
|
Suối Mang
|
25m
|
1,5m
|
|
Tràn vào Xóm Mới
|
Suối Mang
|
20m
|
1,5m
|
|
Tràn Mít 2 (1)
|
Suối Mang
|
20m
|
1,0m
|
|
Tràn Mít 2 (2)
|
Suối Mang
|
30m
|
1,0m
|
|
Tràn Măng 1
|
Suối Mang
|
20m
|
1,5m
|
|
11
|
Xã Tam Thanh
|
Tràn Khu Múc Thanh Phú
|
Suối Giát
|
40m
|
BT
|
3,5m
|
nt
|
nt
|
|
Tràn Mầm Non
|
Suối Giát
|
40m
|
3,5m
|
|
|
|
Tràn Bến Dự
|
Suối Giát
|
45m
|
|
3,0m
|
|
|
|
Tràn Kiểm Lâm
|
Suối Chiêu
|
30m
|
2,5m
|
|
Tràn Liên hợp
|
Suối Chiêu
|
25m
|
2,5m
|
|
12
|
Xã Tân Sơn
|
tran thừ
|
suối thừ
|
30m
|
Bt
|
1,5
|
nt
|
nt
|
|
tran bương
|
suối bưa thắng
|
50m
|
2
|
|
|
suối cả
|
40m
|
1
|
|
13
|
Xã Thu Cúc
|
Tràn Ú
|
sông Bứa
|
100m
|
BT
|
2.5m
|
nt
|
nt
|
|
14
|
Xã Thu Ngạc
|
Tràn khu Côm (3 cái)
|
Suối Còn
|
30 m
|
BT
|
1,5 m
|
nt
|
nt
|
|
Tràn Khu Còn 2
|
Suối Còn
|
25 m
|
1 m
|
|
Tràn Khu Cọ Sơn 2
|
Suối Cọ Sơn
|
20 m
|
0,5 m
|
|
Ngầm Tân An
|
Suối Sài
|
40 m
|
0,9 m
|
|
Ngầm Khu Liên Minh (2 cái)
|
Suối Sài
|
25 m
|
1 m
|
|
15
|
Xã Văn Luông
|
Tràn Luông
|
|
15-20m
|
BT
|
2m
|
|
|
|
IV
|
Huyện Thanh Sơn
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Xã Yên Lãng
|
Tràn Bến Xẻ, Đông Thịnh, Ngả 2, Cáp, Cầu Sắt
|
Suối Cái
|
|
BTCT
|
|
|
|
|
2
|
Xã Yên Lương
|
Tràn Vực Tùng
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Xã Đông Cửu
|
Tràn Dọc, Tràn Cạn
|
Suối Dấu+Suối Cạn
|
100+50 m
|
1,2 m
|
Đi lại
|
|
|
4
|
Xã Tân Minh
|
Tràn Hẹ, Tràn Nhằn Thượng, Tràn Gằn, Tràn Dớn
|
Suối Dân
|
|
|
|
|
|
|
5
|
Xã Văn Miếu
|
Tràn Hẹ. Tràn Dẹ 1, Tràn Mật 1, Mật 2, Xè 1, Xè 2, Tràn Thành Công
|
Suối Dân
|
|
|
|
|
|
|
6
|
Xã Khả Cửu
|
Tràn Chuôi, Tràn Chỏi, Tràn Bương, Tràn Vạch
|
Suối Dân
|
|
|
|
|
|
|
7
|
Xã Thượng Cửu
|
Tràn Cáp, Tràn Dân, Tràn Đá Cối, Tràn Vì, Tràn Mặc Chanh
|
Suối Dân
|
|
|
|
|
|
8
|
Xã Hương Cần
|
Tràn Xóm Trại, Tràn xóm Khoang, Tràn Lịch 1, Tràn Đồng Tiến
|
Suối Hem, Suối Khoang
|
|
|
|
|
|
9
|
Xã Võ Miếu
|
Tràn xóm Vắng
|
Suối Dân
|
|
|
|
|
|
10
|
Xã Yên Sơn
|
Tràn Cái Lụ, Tràn Chự
|
Suối Lụ, Suối Cái
|
|
|
|
|
|
V
|
Huyện Yên Lập
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Mỹ Lung
|
Khu 1, 2, 4
|
Ngòi Lao, Khe Thừa
|
|
Bê tông
|
2m
|
Ngầm, tràn kết hợp giao thông
|
|
|
2
|
Mỹ Lương
|
xe ngà, đại phú, văn phú, tân
bình
|
Ngòi Lao, ngòi Ngà, ngòi Rùa
|
|
Bê tông
|
2m
|
|
|
3
|
Xuân An
|
Khe châu, khe vịt, tùng tùng
|
Ngòi giành
|
|
Bê tông
|
1,5m
|
|
|
4
|
Trung Sơn
|
Bò bơi, dùng, sặt, nai, dích
|
Ngòi giành, ngòi thói
|
|
Bê tông
|
3m
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC XVIII
XÁC ĐỊNH CÁC VÙNG BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI HẠN HÁN
(Kèm theo Quyết định số: 1947/QĐ-UBND ngày 02 tháng 8 năm 2021 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Phú Thọ)
TT
|
Địa điểm
|
Tình trạng thiếu hụt lượng mưa tháng tới
trên 50%, kéo dài từ 2 tháng đến
3 tháng
|
Tình trạng thiếu hụt lượng mưa tháng tới trên 50%, kéo dài từ trên 3
tháng đến 6 tháng
|
Tình trạng thiếu hụt lượng mưa tháng tới
trên 50%, kéo dài trên 6 tháng
|
Vùng có nguy cơ bị hạn hán
|
Diện tích hạn hán (ha)
|
Đối tượng bị ảnh hưởng (con người, vật
nuôi, cây trồng)
|
Biện pháp khắc phục
|
Vùng có nguy cơ bị hạn hán
|
Diện tích hạn hán
|
Đối tượng bị ảnh hưởng (con người, vật
nuôi, cây trồng)
|
Biện pháp khắc phục
|
Vùng có nguy cơ bị hạn hán
|
Diện tích hạn hán
|
Đối tượng bị ảnh hưởng (con người, vật nuôi, cây trồng)
|
Biện pháp khắc phục
|
I
|
Huyện Thanh Thủy
|
|
44.4
|
|
|
|
45
|
|
|
|
250
|
|
|
1
|
Xã Tân Phương
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Khu
1
|
Đồng Cát, tu Vũ, Hậu Xá
|
6.5
|
Cây lúa
|
Giếng đào
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đồng Láng
|
3.2
|
Trồng hoa
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Khu
2
|
Đồng Hậu Xá, Đồng Cả
|
4.3
|
Cây lúa
|
Giếng đào
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Khu
4,5,6
|
Đồng Cổng Xóm
|
4.6
|
Cây lúa
|
Giếng đào
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Khu
3
|
Đồng Cả, Đồng Sậy
|
3.9
|
Cây lúa
|
Giếng đào
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Khu
7
|
Đồng Sang
|
1.9
|
Cây lúa
|
Giếng đào
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Xã Tu Vũ
|
Khu 6,7,8
|
20
|
Cây trồng
|
Bơm nước
|
Khu 9,10,11, 12,13
|
45
|
Vật nuôi, cây trồng
|
Nước suối, sông
|
Khu 1,2,3,4,5, 12,13,14
|
250
|
Con người, vật nuôi, cây trồng
|
Nước Sông, suối, Ngòi lạt
|
II
|
Huyện Hạ Hòa
|
|
35
|
|
|
|
0
|
|
|
|
0
|
|
|
1
|
Xã Xuân Áng
|
Khu 15
|
30
|
Cây trồng
|
bơm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Xã Đan Thượng
|
Khu 11
|
5
|
Cây trồng
|
bơm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III
|
Huyện Tân Sơn
|
|
48
|
|
|
|
0
|
|
|
|
0
|
|
|
1
|
Xã Kim Thượng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Khu
Tân Lập
|
Đồng Thiếu Cạn
|
0.5
|
Cây lúa
|
Dùng máy bơm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Quyền
1
|
Đồng Quyền + Đồng Rộc
|
5.0
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Quyền
2
|
Đồng Quyền + Đồng Ngọc Măng
|
7.0
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Khu
Xuân 1
|
Đồng Bí + Đồng Nhổn +Đồng Cám + Đồng Mối
|
6.0
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Khu
Xuân 2
|
Đồng Chanh + Đồng Tun + Đồng Vang
|
5.0
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Khu
Chiềng 1
|
Đồng Bương+ Đồng Chanh
|
4.0
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Khu
Chiềng 2
|
Đồng Chanh + Đồng Thé
|
7.0
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Khu
Chiềng 3
|
Đồng Thé + Đồng Khăng Réng + Đồng Ngọc Sắn
|
5.0
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Khu
Nhàng
|
Đồng Bát + Đồng Bãi Soi
|
5.0
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Khu
Hạ Bằng
|
Đồng Vuồng
|
1.0
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Khu
Tân Minh
|
Đồng Cạc Vắn
|
1.0
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Khu
Tân Hồi
|
Đồng Suối Tân + Đồng Suối Tôm
|
1.5
|
Cây lúa
|
Dùng máy bơm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Xã Lai Đồng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Khu
Đồng
|
Trạm bơm xóm Đồng
|
17ha
|
120 hộ
|
Bơm nước chống hạn
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Khu
Vường2
|
Hồ nà rèo
|
8,4
|
66 hộ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Phắt
|
Phai Đồng thú
|
6,0
|
120
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IV
|
Huyện Yên Lập
|
|
0
|
|
|
|
0
|
|
|
|
168
|
|
|
1
|
Khu
1, 2, 4 xã Mỹ Lung
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
100
|
Cây nông nghiệp
|
|
2
|
Khu
Đồng An, Văn Phú, xã Mỹ Lương
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
50
|
Cây nông nghiệp
|
|
3
|
Khu
Nai, xã Trung Sơn
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Cây nông nghiệp
|
|
4
|
Khu
Dần, An Thọ, xã Xuân An
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
11
|
Cây nông nghiệp
|
|
5
|
Khu
5, Ngọc Đồng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5
|
Cây trồng nông nghiệp
|
|
V
|
Huyện Thanh Ba
|
|
58
|
|
|
|
0
|
|
|
|
0
|
|
|
1
|
Xã
Vân Lĩnh
|
Bãi vá, Đá đụn, Trại tạo, khu 1
|
3
|
Cây trồng
|
Bơm tưới
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Xã
Vân Lĩnh
|
Đồng khuôn, Dộc khung, Cửa nam, khu 2
|
3
|
Cây trồng
|
Bơm tưới
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Dộc vai, An đô, Dộc nhội, Bờ lương, khu 4
|
5
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đồng lớn, Đồng sau, khu 5
|
4.5
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Xã
Đại An
|
1,2,3,4,5,6,7,8
|
30.5
|
Cây trồng, vật nuôi
|
Bơm tưới từ đập dự trữ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Xã
Đông Thành
|
khu 9
|
12
|
Cây trồng
|
Đầu tư kênh mương
|
|
|
|
|
|
|
|
|
VI
|
Huyện Đoan Hùng
|
|
67.9
|
|
|
|
0
|
|
|
|
0
|
|
|
1
|
Xã
Ca Đình
|
Khu 1, 2, 3, 4, 5
|
17
|
Cây trồng
|
trồng màu
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Xã
Tây Cốc
|
Khu Hợp Lai, Phúc Khê, Phúc Đình, Tập Kết,
Tân Long, Hợp Lai
|
15.9
|
Cây trồng
|
Trồng màu
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Xã
Tiêu Sơn
|
Khu 2,4,5,6,7
|
13
|
Cây trồng
|
trồng màu
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4
|
Xã
Minh Lương
|
Khu 3,4,5,6,7,8
|
22
|
Cây trồng
|
bơm nước
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng
|
|
253.3
|
|
|
|
45
|
|
|
|
418
|
|
|
PHỤ LỤC XIX
XÁC ĐỊNH CÁC KHU VỰC TRỌNG ĐIỂM, XUNG YẾU KHÁC
(Kèm theo Quyết định số: 1947/QĐ-UBND ngày 02 tháng 8 năm 2021 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Phú Thọ)
TT
|
Xã, phường, thị trấn
|
Các khu vực trọng điểm xung yếu khác
|
Số hộ phải sơ tán
|
Số người phải sơ tán
|
Địa điểm sơ tán
|
Cự ly di chuyển
|
Tuyến đường di chuyển
|
Hội trường xã
|
Nhà văn hóa
|
Nhà mẫu giáo
|
Nhà kiên cố
|
Địa điểm khác
|
I
|
Huyện Thanh Thủy
|
|
126
|
98
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Xã
Tân Phương
|
Khu
6,7
|
6
|
28
|
x
|
|
|
|
|
2,5km
|
Đường liên tỉnh, liên thôn
|
2
|
Xã
Tu Vũ
|
Khu
1,2,3,4
|
120
|
70
|
1
|
2
|
|
|
|
|
|
3
|
Xã
Đồng Trung
|
Khu
11
|
|
|
x
|
x
|
x
|
x
|
|
3 km
|
317B
|
II
|
Huyện Tân Sơn
|
|
23
|
99
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Xã
Lai Đồng
|
Ngầm
nà Kè
|
7
|
30
|
|
x
|
x
|
|
|
50 - 300m
|
Đường
liên xã
|
2
|
Xã
Mỹ Thuận
|
|
2
|
12
|
|
x
|
|
|
|
150m
|
|
3
|
Xã
Tân Sơn
|
hồ
sân hòa
|
5
|
24
|
|
x
|
|
|
|
300m
|
|
hồ
đập đặng
|
9
|
33
|
|
x
|
|
|
|
200m
|
|
III
|
Huyện Thanh Ba
|
|
584
|
441
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Thanh
Hà
|
Bến
phà(đê tả Thao)
|
6
|
12
|
|
|
|
x
|
|
1.5km
|
QL
2D
|
2
|
Xã
Sơn Cương
|
Khu
1,2,3
|
238
|
429
|
x
|
x
|
x
|
|
|
0,15 km
|
Bê
tông
|
3
|
Xã
Mạn Lạn
|
Đê
Bao Hoàng
|
340
|
|
|
x
|
|
x
|
|
1,5 km
|
|
|
Tổng
|
|
733
|
638
|
|
|
|
|
|
|
|
1 Niên giám thống
kê năm 2019
2 Nguồn: Niên giám
thống kê năm 2019
Quyết định 1947/QĐ-UBND năm 2021 về Phương án ứng phó với một số loại hình thiên tai điển hình theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh
Quyết định 1947/QĐ-UBND ngày 02/08/2021 về Phương án ứng phó với một số loại hình thiên tai điển hình theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
718
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|