Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1930/QĐ-BCT 2022 phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa thủy điện Thác Mơ

Số hiệu: 1930/QĐ-BCT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Công thương Người ký: Nguyễn Sinh Nhật Tân
Ngày ban hành: 26/09/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1930/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2022

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỒ CHỨA THỦY ĐIỆN THÁC MƠ

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước;

Căn cứ Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Đồng Nai;

Căn cứ Thông tư số 09/2019/TT-BCT ngày 08 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện Thác Mơ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; Cục trưởng các Cục: Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp; Điện lực và Năng lượng tái tạo; Điều tiết điện lực; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước; Trưởng ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Phước; Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Phước; Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Tổng giám đốc Tổng công ty phát điện 2; Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần thủy điện Thác Mơ và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Lưu: VT, ATMT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Sinh Nhật Tân

QUY TRÌNH

VẬN HÀNH HỒ CHỨA THỦY ĐIỆN THÁC MƠ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1930/QĐ-BCT ngày 26 tháng 9 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh: Quy trình này quy định về vận hành, điều tiết hồ chứa thủy điện Thác Mơ (sau đây gọi tắt là Quy trình).

2. Đối tượng áp dụng:

a) Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ; đơn vị quản lý thủy điện Thác Mơ mở rộng.

b) Các chủ sở hữu, tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước khác trên cùng lưu vực sông Đồng Nai; Tổng giám đốc Tổng công ty Phát điện 2; Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các tổ chức, cơ quan, cá nhân có liên quan trong công tác vận hành đập, hồ chứa thủy điện Thác Mơ.

c) Các cơ quan, đơn vị liên quan để báo cáo, chỉ đạo.

Điều 2. Cơ sở pháp lý để xây dựng quy trình

Mọi hoạt động liên quan đến việc quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy điện Thác Mơ phải tuân thủ:

1. Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012.

2. Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013.

3. Luật Khí tượng thủy văn số 90/2015/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2015.

4. Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020.

5. Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017.

6. Luật s 60/2020/QH14 sửa đổi một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều.

7. Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều.

8. Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.

9. Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi.

10. Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.

11. Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 1 năm 2021 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.

12. Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng thủy văn.

13. Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của luật Thủy lợi.

14. Nghị định 48/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng thủy văn.

15. Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

16. Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai.

17. Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Đồng Nai.

18. Quyết định số 05/QĐ-TTg ngày 31 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy định mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên các sông thuộc phạm vi cả nước.

19. Thông tư số 10/2021/TT-BXD ngày 25 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây Dựng về việc hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 và Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ.

20. Thông tư số 65/2017/TT-BTNMT ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa.

21. Thông tư số 17/2021/TT-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

22. Thông tư số 30/2018/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật về quan trắc và cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn đối với trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng.

23. Thông tư số 22/2019/TT-BTNMT ngày 25 tháng 12 năm 2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về dự báo, cảnh báo lũ.

24. Thông tư số 09/2019/TT-BCT ngày 08 tháng 7 năm 2019 của Bộ Công Thương quy định về Quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện.

25. Các văn bản pháp luật và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành khác có liên quan.

Điều 3. Các thông số chính của công trình

1. Tên công trình: Công trình thủy điện Thác Mơ.

2. Địa điểm xây dựng: xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.

3. Cấp công trình: Công trình có cấp thiết kế là cấp II theo TCXD VN 285:2002 , tương ứng cấp Đặc biệt theo QCVN 04-05:2012/BNNPTNT.

4. Thông s kỹ thuật chính:

Cao trình mực nước dâng bình thường (MNDBT):

218 m

Cao trình mực nước chết (MNC):

198 m

Cao trình mực nước lũ thiết kế (MNLTK):

219,6 m

Cao trình mực nước lũ kiểm tra (MNLKT):

220,8 m

Dung tích toàn bộ (Vtb):

1360 triệu m3

Dung tích hữu ích (Vhi):

1250 triệu m3

Công suất lắp máy (Nlm):

150 MW

Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế/ Khả năng xả của đập tràn ứng với mực nước lũ thiết kế (219,6m): 4900 m3/s/3100 m3/s.

Lưu lượng đỉnh lũ kiểm tra/ Khả năng xả của đập tràn ứng với mực nước lũ kiểm tra (220,8 m) 6100 m3/s/3539 m3/s.

Các thông số kỹ thuật khác của công trình được trình bày tại Phụ lục 1 kèm theo.

Điều 4. Nhiệm vụ vận hành công trình

Quy trình này áp dụng cho công tác vận hành hồ chứa thủy điện Thác Mơ nhằm đảm bảo các yêu cầu nhiệm vụ công trình theo thứ tự ưu tiên sau:

1. Trong mùa lũ

a) Đảm bảo an toàn công trình.

Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các công trình thủy điện Thác Mơ, không được để mực nước hồ chứa vượt cao trình mực nước lũ kiểm tra 220,8 m với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 1000 năm.

b) Góp phần giảm lũ cho hạ du.

c) Đảm bảo hiệu quả cấp nước, phát điện.

2. Trong mùa kiệt

a) Đảm bảo an toàn công trình.

b) Đảm bảo nhu cầu sử dụng nước ở hạ du.

c) Đảm bảo hiệu quả cấp nước và phát điện.

Điều 5. Phân loại lũ và thời kỳ mùa lũ, mùa kiệt

Thời kỳ mùa lũ, mùa kiệt và phân loại lũ đối với công trình thủy điện Thác Mơ được quy định như sau:

1. Quy định về phân loại lũ

a) Lũ nhỏ: Lưu lượng đỉnh lũ nhỏ hơn 400 m3/s.

b) Lũ trung bình: Lưu lượng đỉnh lũ lớn hơn 400 m3/s đến nhỏ hơn 1794 m3/s.

c) Lũ lớn: Lưu lượng đỉnh lũ lớn hơn 1794 m3/s đến 2440 m3/s.

d) Lũ lịch sử: Lưu lượng đỉnh lũ bằng 3999 m3/s (tương đương lũ tần suất 1%)

đ) Lũ đặc biệt lớn: Lưu lượng đỉnh lớn hơn 3999 m3/s.

e) Lũ bất thường là lũ xảy ra trước hoặc sau mùa lũ được quy định là có lũ xảy ra trên lưu vực từ ngày 01 tháng 12 năm trước đến ngày 30 tháng 6 năm sau

2. Quy định về thời kỳ mùa lũ, mùa kiệt

a) Mùa lũ từ ngày 01 tháng 7 đến ngày 30 tháng 11.

b) Mùa kiệt từ ngày 01 tháng 12 đến ngày 30 tháng 6 năm sau.

Điều 6. Trình tự, phương thức vận hành cửa van đập tràn

1. Các cửa van đập tràn được đánh số từ I đến IV, thứ tự từ trái sang phải theo hướng nhìn từ thượng lưu.

2. Trình tự mở các cửa van đập tràn được quy định tại Bảng 1, thứ tự mở sau thực hiện sau khi hoàn thành thứ tự mở trước đó. Trình tự đóng các cửa van được thực hiện ngược với trình tự mở.

Bảng 1. Trình tự mở các cửa van đập tràn

Độ mở (m)

Trình tự mở cửa van

Cửa van số I

Cửa van số II

Cửa van số III

Cửa van số IV

0,5

3

1

2

4

1,0

7

5

6

8

1,5

11

9

10

12

2,0

15

13

14

16

3,0

19

17

18

20

4,0

23

21

22

24

5,0

27

25

26

28

6,0

31

29

30

32

M hoàn toàn

35

33

34

36

Điều 7. Quan trắc, trách nhiệm cung cấp thông tin quan trắc khí tượng thủy văn và trách nhiệm báo cáo

Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ và Đơn vị quản lý thủy điện Thác Mơ mở rộng có trách nhiệm thực hiện việc quan trắc, thu thập thông tin, dữ liệu về khí tượng, thủy văn theo quy định tại Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng thủy văn, Nghị định số 48/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2020 của Thủ Tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng thủy văn; khoản 2 Điều 9 Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi; Điều 15 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước; Thông tư số 30/2018/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật về quan trắc và cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn đối với trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng và các quy định khác có liên quan.

Việc quan trắc, thu thập thông tin, dữ liệu về khí tượng, thủy văn, thông tin về công trình, chế độ dự báo và chế độ thông tin, báo cáo đối với công trình thủy điện Thác Mơ được quy định như sau:

1. Trách nhiệm, chế độ quan trắc, dự báo, các yếu tố thời gian quan trắc, trong mùa lũ

a) Trong điều kiện thời tiết bình thường, khi chưa xuất hiện tình huống thời tiết có khả năng gây mưa lũ theo quy định tại điểm b khoản này, hàng ngày Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ và Đơn vị quản lý thủy điện Thác Mơ mở rộng phải thực hiện việc quan trắc, dự báo như sau:

- Công ty Cổ phn Thủy điện Thác Mơ tổ chức quan trắc lượng mưa trên lưu vực; quan trắc, tính toán mực nước hồ, mực nước hạ lưu đập, lưu lượng đến hồ, lưu lượng xả qua đập tràn, qua nhà máy thủy điện Thác Mơ, Đơn vị quản lý thủy điện Thác Mơ mở rộng quan trắc lưu lượng xả qua nhà máy thủy điện Thác Mơ mở rộng ít nhất 04 lần vào các thời điểm: 01 giờ, 07 giờ, 13 giờ, 19 giờ.

- Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ thực hiện bản tin dự báo 01 lần vào 9 giờ. Nội dung bản tin dự báo phải bao gồm lưu lượng đến hồ, mực nước hồ thời điểm hiện tại và các thời điểm 06 giờ, 12 giờ, 18 giờ, 24 giờ tới; dự kiến tổng lưu lượng xả tại các thời điểm 06 giờ, 12 giờ, 18 giờ và 24 giờ tới.

b) Khi Tổng cục Khí tượng Thủy văn cảnh báo hoặc dự báo có bão khẩn cấp, áp thấp nhiệt đới gần bờ hoặc có các hình thế thời tiết khác có khả năng gây mưa, lũ mà trong vòng 24 đến 48 giờ tới có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến các địa phương hoặc gây ngập, lụt ở hạ du trên lưu vực sông Bé (sau đây gọi tắt là dự báo có mưa, lũ) hoặc trường hợp không có dự báo có mưa, lũ mà lưu lượng về hồ Thác Mơ vượt 400 m3/s (sau đây gọi tắt là lũ đến hồ), Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ và Đơn vị quản lý thủy điện Thác Mơ mở rộng phải thực hiện chế độ quan trắc, dự báo và duy trì cho đến khi kết thúc đợt lũ như sau:

- Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ tổ chức quan trắc, tính toán mực nước hồ, mực nước hạ lưu đập, lưu lượng đến hồ, lưu lượng xả qua đập tràn, qua nhà máy thủy điện Thác Mơ, Đơn vị quản lý thủy điện Thác Mơ mở rộng quan trắc lưu lượng xả qua nhà máy thủy điện Thác Mơ mở rộng ít nhất 15 phút một lần.

- Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ thực hiện bản tin dự báo lũ đến hồ định kỳ 03 giờ 01 lần. Nội dung bản tin dự báo gồm mực nước hồ, lưu lượng đến hồ thời điểm hiện tại và các thời điểm 06 giờ, 12 giờ, 18 giờ, 24 giờ tới, trong đó phải dự báo thời gian xuất hiện đỉnh lũ đến hồ; dự kiến tổng lưu lượng xả tại các thời điểm 06 giờ, 12 giờ, 18 giờ, 24 giờ tới.

- Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ theo dõi và phát hiện thời điểm lưu lượng đến hồ đạt các giá trị tương ứng với các chế độ vận hành của hồ theo quy định và báo cáo tới Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Bình Phước.

c) Thời gian, thông số, các yếu tố phải tiến hành quan trắc, tính toán ứng với các trường hợp vận hành hồ trong thời gian mùa lũ được quy định tại điểm a, điểm b khoản này và Bảng 2.

Bảng 2. Thông số, các yếu tố và thời gian quan trắc trong mùa lũ

Thông số, yếu t
quan trắc,
tính toán

Chế độ vận hành

Thời hạn quan trắc ít nhất (số giờ, phút/ lần)

Lượng mưa

Lưu lượng vào hồ

Lưu lượng xả qua tràn, qua tua bin

Mực nước hồ và mực nước hạ lưu đập

Khi chưa vận hành chống lũ

6 giờ

6 giờ

6 giờ

6 giờ

Khi vận hành chống lũ

3 giờ

15 phút

15 phút

15 phút

Khi mực nước hồ cao hơn mực nước lũ thiết kế (219,6m)

1 giờ

15 phút

15 phút

15 phút

2. Trách nhiệm, chế độ quan trắc, dự báo các yếu tố, thời gian quan trắc, trong mùa kiệt

Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ và Đơn vị quản lý thủy điện Thác Mơ mở rộng phải thực hiện việc quan trắc, dự báo như sau:

a) Hàng ngày, Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ tổ chức đo đạc, quan trắc lượng mưa; quan trắc, tính toán lưu lượng đến hồ, lưu lượng qua đập tràn, qua nhà máy Thác Mơ, mực nước thượng, hạ lưu hồ, Đơn vị quản lý thủy điện Thác Mơ mở rộng tổ chức quan trắc lưu lượng xả qua nhà máy Thác Mơ mở rộng ít nhất 02 lần vào lúc 07 giờ và 19 giờ.

b) Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ tổ chức dự báo lưu lượng đến hồ, mực nước hồ 10 ngày tới vào các ngày 01, 11 và 21 hàng tháng.

3. Trách nhiệm cung cấp thông tin, số liệu

a) Trong mùa lũ.

- Đơn vị quản lý thủy điện Thác Mơ mở rộng phải cung cấp cho Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ số liệu lưu lượng xả qua nhà máy thủy điện Thác Mơ mở rộng tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.

- Trong điều kiện thời tiết bình thường, khi chưa xuất hiện tình huống thời tiết có khả năng gây mưa lũ, Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ phải cung cấp bản tin dự báo và số liệu quan trắc, tính toán quy định tại điểm a khoản 1 Điều này cho Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Phước, Sở Công Thương tỉnh Bình Phước, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia, Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, Tổng công ty Phát điện 2 và chủ hồ thủy điện cần Đơn trước 10 giờ hàng ngày.

- Khi Tổng cục Khí tượng Thủy văn dự báo có mưa, lũ hoặc xuất hiện mưa lũ, Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ phải cung cấp ngay bản tin dự báo và số liệu quan trắc, tính toán quy định tại điểm b khoản 1 Điều này cho Bộ Công Thương, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Phước, Sở Công Thương tỉnh Bình Phước, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia, Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, Tổng công ty phát điện 2, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công ty Cổ phần Thủy điện Cần Đơn.

b) Trong mùa kiệt

Đơn vị quản lý thủy điện Thác Mơ mở rộng phải cung cấp cho Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ số liệu lưu lượng xả qua nhà máy thủy điện Thác Mơ mở rộng tại điểm a khoản 2 Điều này. Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ phải cung cấp cho Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Phước, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Phước, Cục Quản lý tài nguyên nước, Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ và Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia các số liệu sau:

- Mực nước thượng lưu, mực nước hạ lưu hồ chứa; lượng mưa, lưu lượng đến hồ, lưu lượng xả về hạ du thực tế 10 ngày qua trước 11 giờ các ngày 01, 11, 21 hàng tháng.

- Lưu lượng đến hồ, lưu lượng xả về hạ du dự kiến 10 ngày tới trước 11 giờ các ngày 01, 11, 21 hàng tháng.

c) Hàng ngày, trong suốt cả năm Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ cung cấp số liệu vận hành nhà máy về hệ thống thông tin, giám sát việc vận hành hồ của Cục Quản lý tài nguyên nước và Cục Điều tiết điện lực theo yêu cầu.

4. Trách nhiệm báo cáo

Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ có trách nhiệm báo cáo kết quả vận hành giảm lũ và tình trạng làm việc của công trình, việc báo cáo được thực hiện như sau:

a) Chậm nhất 02 ngày sau khi kết thúc đợt lũ, phải báo cáo kết quả vận hành giảm lũ, trạng thái làm việc sau đợt lũ của hồ và các thông tin có liên quan đến Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Bộ Công Thương, UBND tỉnh Bình Phước, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Phước, Cục Quản lý tài nguyên nước, Tổng công ty Phát điện 2, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia để theo dõi, chỉ đạo.

b) Trước ngày 16 tháng 12 hàng năm, Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ phải báo cáo kết quả vận hành trong mùa lũ, trạng thái làm việc trong mùa lũ của hồ chứa thủy điện Thác Mơ, các đề xuất, kiến nghị và các thông tin có liên quan đến Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Bộ Công Thương, UBND tỉnh Bình Phước, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Phước, Sở Công Thương tỉnh Bình Phước, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia; Cục Quản lý tài nguyên nước, Tổng công ty Phát điện 2, EVN để theo dõi, chỉ đạo.

c) Công ty Cổ phn Thủy điện Thác Mơ phải thông báo kịp thời thông tin về mực nước hồ thời điểm đầu mùa kiệt và các trường hợp mực nước hồ không đảm bảo giá trị theo quy định tại Phụ lục 10 cho Cục Quản lý tài nguyên nước và UBND tỉnh Bình Phước.

d) Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ phải thông báo kịp thời các thông tin về vận hành, điều tiết cho Bộ Công Thương, EVN, Tổng công ty Phát điện 2 và Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia.

5. Phương thức cung cấp thông tin, số liệu:

Việc cung cấp các thông tin, số liệu cho các cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này được thực hiện theo một trong các phương thức sau:

a) Bng fax.

b) Chuyn bản tin bằng liên lạc.

c) Chuyển bản tin bằng mạng vi tính.

d) Thông tin trực tiếp qua điện thoại.

đ) Liên lạc bằng máy thông tin vô tuyến điện.

e) Các hình thức thông tin, liên lạc khác.

Điều 8. Phối hợp vận hành giữa Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ với chủ sở hữu, tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước khác trên cùng lưu vực sông Bé và các tổ chức, cơ quan, cá nhân có liên quan trong công tác vận hành đập, hồ chứa thủy điện.

1. Tuân thủ Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Đồng Nai được ban hành kèm theo Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ phối hợp với Đơn vị quản lý thủy điện Thác Mơ mở rộng, chủ hồ Cần Đơn, Srok Phu Miêng và các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng Quy chế phối hợp vận hành và cung cấp thông tin, số liệu khí tượng, thủy văn, vận hành hồ để có chế độ vận hành tối ưu và an toàn.

Điều 9. Cảnh báo trước, trong quá trình vận hành xả nước và vận hành phát điện.

1. Khi các cửa van đập tràn đang ở trạng thái đóng hoàn toàn: 30 phút trước khi xả, kéo 3 hồi còi, mỗi hồi dài 20 giây và cách nhau 10 giây.

2. Ngay trước khi xả nước qua cửa van đập tràn hoặc khi vận hành đợt mở tiếp theo để tăng lưu lượng xả lớn hơn mức xả hiện tại của các cửa van đập tràn: kéo 2 hồi còi, mỗi hồi dài 30 giây và cách nhau 10 giây.

3. Khi xảy ra các trường hợp đặc biệt cần phải xả nước khẩn cấp để đảm bảo an toàn công trình: Kéo 5 hồi còi, mỗi hồi dài 30 giây và cách nhau 05 giây; sau khi kết thúc hiệu lệnh mới được phép xả.

4. Trước khi xả nước qua các tổ máy thủy điện Thác Mơ hoặc thủy điện Thác Mơ mở rộng để phát điện, trừ trường hợp đang vận hành xả nước, kéo 2 hồi còi, mỗi hồi dài 10 giây và cách nhau 10 giây.

5. Khi toàn bộ các cửa van kết thúc xả nước xuống hạ du: Kéo 1 hồi còi dài 30 giây.

6. Ngoài các hiệu lệnh thông báo theo quy định từ khoản 1 đến khoản 5 Điều này, Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ phải thông báo qua hệ thống cảnh báo được lắp đặt phía hạ du công trình trước khi xả nước qua cửa van đập tràn.

7. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc phát lệnh, truyền lệnh, thực hiện lệnh vận hành xả nước.

a) Các lệnh, ý kiến chỉ đạo, kiến nghị, trao đổi có liên quan đến việc vận hành và chống lũ của hồ chứa thủy điện Thác Mơ đều phải thực hiện bằng văn bản, đồng thời bằng fax, thông tin trực tiếp qua điện thoại, chuyến bản tin bằng mạng vi tính, sau đó văn bản gốc được gửi để theo dõi, đối chiếu và lưu hồ sơ quản lý.

b) Các lệnh, ý kiến chỉ đạo, kiến nghị trao đổi có liên quan đến việc vận hành và chống lũ của hồ chứa thủy điện Thác Mơ qua điện thoại đều phải được ghi âm và thực hiện theo trình tự sau:

- Người có thẩm quyền phát lệnh vận hành công trình;

- Người có thẩm quyền tiếp nhận lệnh và nhắc lại lệnh đã nhận được;

- Người có thẩm quyền phát lệnh khẳng định lại lệnh đã ban hành.

Chương II

VẬN HÀNH HỒ CHỨA TRONG MÙA LŨ

Điều 10. Quy định về mực nước trước lũ, đón lũ

1. Mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên sông tại trạm thủy văn Phước Hòa thực hiện theo quy định về cấp báo động lũ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Mực nước để quyết định vận hành cắt, giảm lũ cho hạ du tại trạm thủy văn Phước Hòa là giá trị giữa (trung bình cộng) của mực nước tương ứng với cấp báo động I và cấp báo động II.

2. Mực nước cao nhất trước lũ của hồ chứa thủy điện Thác Mơ trong thời kỳ mùa lũ được quy định trong bảng 3.

Bảng 3. Mực nước cao nhất trước lũ của hồ chứa Thác Mơ

Thời kỳ

Hồ

Mực nước hồ (m)

Từ 01 tháng 7 đến 31 tháng 7

Từ 01 tháng 8 đến 31 tháng 8

Từ 01 tháng 9 đến 30 tháng 9

Từ 01 tháng 10 đến 31 tháng 10

Từ 01 tháng 11 đến 30 tháng 11

Từ 01 tháng 12 đến 31 tháng 12

Thác Mơ

216,0

216,0-218,0

217,0-218,0

(*)

(*) Thời gian vận hành mùa kiệt

3. Mực nước đón lũ thấp nhất của hồ chứa thủy điện Thác Mơ khi tham gia vận hành giảm lũ cho hạ du được quy định tại Bảng 4.

Bảng 4. Mực nước đón lũ thấp nhất của hồ cha

Thời kỳ

Hồ

Mực nước hồ (m)

Từ 01 tháng 7 đến 30 tháng 9

Từ 01 tháng 10 đến 31 tháng 10

Từ 01 tháng 11 đến 30 tháng 11

Từ 01 tháng 12 đến 31 tháng 12

Thác Mơ

215,5

216,0

217,0

(*)

(*) Thời gian vận hành mùa kiệt

Điều 11. Nguyên tắc vận hành hồ Thác Mơ trong mùa lũ

1. Không cho phép sử dụng phần dung tích hồ từ cao trình mực nước dâng bình thường 218 m đến cao trình mực nước lũ kiểm tra 220,8 m để điều tiết lũ khi các cửa van của công trình xả chưa ở trạng thái mở hoàn toàn, trừ các trường hợp bất thường được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 12 của Quy trình này hoặc các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ hoặc Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai quyết định.

2. Khi vận hành hồ Thác Mơ giảm lũ cho hạ du phải tuân thủ về trình tự, phương thức đóng, mở cửa van đập tràn quy định tại Điều 6 của Quy trình này, đảm bảo không được gây dòng chảy đột biến, bất thường đe dọa trực tiếp đến tính mạng và tài sản của người dân ở khu vực ven sông ở hạ du hồ chứa; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

3. Trong thời kỳ mùa lũ quy định tại Điều 5 của Quy trình này, khi chưa tham gia vận hành giảm lũ cho hạ du, mực nước hồ chứa thủy điện Thác Mơ không được vượt cao trình mực nước cao nhất trước lũ được quy định tại khoản 2 Điều 10 của Quy trình này.

4. Trong quá trình vận hành phải thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin về tình hình thời tiết, mưa, lũ; mực nước tại các trạm thủy văn; mực nước hồ, lưu lượng đến hồ và các bản tin dự báo tiếp theo để vận hành, điều tiết hồ cho phù hợp với tình hình thực tế.

5. Khi kết thúc quá trình giảm lũ cho hạ du, vận hành trong tình huống bất thường hoặc vận hành bảo đảm an toàn công trình phải đưa dn mực nước h về cao trình mực nước cao nhất trước lũ quy định tại khoản 2 Điều 10 của Quy trình này.

Điều 12. Vận hành hồ chứa thủy điện Thác Mơ tham gia cắt/giảm lũ cho hạ du, cấp nước, phát điện

1. Thẩm quyền quyết định ra lệnh vận hành hồ trong mùa lũ

a) Trong điều kiện thời tiết bình thường, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ phối hợp với Thủ trưởng đơn vị quản lý thủy điện Thác Mơ mở rộng được phép chủ động vận hành phát điện nhưng phải đảm bảo yêu cầu về mực nước cao nhất trước lũ được quy định tại Khoản 2 Điều 10, duy trì dòng chảy ti thiểu về hạ du với lượng xả trung bình ngày không nhỏ hơn 45 m3/s và thực hiện việc tích nước cuối mùa lũ theo thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 14.

b) Khi xuất hiện các hình thế thời tiết quy định tại Khoản 2 Điều này, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Phước quyết định việc vận hành hồ.

c) Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước quyết định đối với việc thực hiện chế độ vận hành hồ thủy điện Thác Mơ hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai nếu xảy ra một trong các tình huống bất thường sau:

- Tổng cục Khí tượng Thủy văn cảnh báo tiếp tục xuất hiện hoặc có nguy cơ xuất hiện đợt mưa, lũ lớn tiếp theo mà ở dưới hạ du đang bị ngập, lụt do lũ, ngập lụt với cấp độ rủi ro do thiên tai từ cấp độ 3 trở lên.

- Mực nước của một trong các hồ Thác Mơ, Cần Đơn đã đạt đến mực nước dâng bình thường mà mực nước tại trạm thủy văn Phước Hòa vẫn trên báo động III.

- Xuất hiện sự cố hoặc có nguy cơ đe dọa đến an toàn của hồ chứa, an toàn công trình thủy lợi, kết cấu hạ tầng ở hạ du.

- Các tình huống bất thường khác do Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước quyết định để đảm bảo an toàn cho đập, hạ du.

Việc thực hiện chế độ vận hành trong tình huống bất thường được thực hiện kể từ khi xuất hiện một trong các tình huống bất thường quy định tại điểm này cho đến khi các tình huống đó đã hết hoặc đã được khắc phục.

d) Trường hợp chuyển sang chế độ vận hành đảm bảo an toàn công trình, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ quyết định việc vận hành hồ theo quy định tại Điều 13 của Quy trình này.

2. Vận hành giảm lũ cho hạ du

Khi Tổng cục Khí tượng Thủy văn cảnh báo hoặc dự báo có bão khẩn cấp, áp thấp nhiệt đới gần bờ hoặc có các hình thế thời tiết khác có khả năng gây mưa, lũ mà trong vòng 24 đến 48 giờ tới có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến các địa phương hoặc gây ngập, lụt ở hạ du trên lưu vực sông Bé hoặc trường hợp không có dự báo có mưa, lũ mà lưu lượng về hồ Thác Mơ vượt 400 m3/s, thì phải thực hiện chế độ vận hành giảm lũ cho hạ du.

a) Vận hành hạ mực nước hồ để đón lũ

* Trường hợp mực nước hồ lớn hơn giá trị quy định tại Bảng 4:

- Nếu mực nước tại Trạm thủy văn Phước Hòa đang dưới báo động I thì thực hiện vận hành để hạ dần mực nước hồ, nhưng tối đa không thấp hơn giá trị quy định tại Bảng 4.

- Nếu mực nước tại Trạm thủy văn Phước Hòa vượt mức báo động I nhưng vẫn dưới mực nước để quyết định vận hành cắt, giảm lũ cho hạ du theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Quy trình này hoặc lưu lượng đến hồ từ 400 m3/s đến 600 m3/s thì thực hiện vận hành duy trì mực nước h.

* Trường hợp mực nước hồ nhỏ hơn giá trị quy định tại Bảng 4:

- Nếu mực nước tại Trạm thủy văn Phước Hòa đang dưới báo động I thì thực hiện vận hành điều tiết để bảo đảm mực nước hồ không vượt quá giá trị quy định tại Bảng 4.

- Nếu mực nước tại Trạm thủy văn Phước Hòa vượt mức báo động I nhưng vẫn dưới mực nước để quyết định vận hành cắt, giảm lũ cho hạ du theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Quy trình này hoặc lưu lượng đến hồ từ 400 m3/s đến 600 m3/s thì thực hiện vận hành duy trì mực nước hồ.

b) Vận hành cắt/giảm lũ cho hạ du

- Nếu mực nước tại Trạm thủy văn Phước Hòa vượt mực nước để quyết định vận hành cắt, giảm lũ cho hạ du theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Quy trình này hoặc lưu lượng đến hồ Thác Mơ lớn hơn 600 m3/s thì thực hiện vận hành cắt, giảm lũ cho hạ du.

- Trong quá trình vận hành theo quy định tại điểm này, nếu mực nước hồ đạt đến mực nước dâng bình thường thì thực hiện chế độ vận hành duy trì mực nước hồ, đồng thời sẵn sàng chuyển sang chế độ vận hành bảo đảm an toàn công trình theo quy định tại Điều 13 của Quy trình này.

c) Sau khi thực hiện vận hành cắt, giảm lũ cho hạ du theo quy định nếu mực nước hồ cao hơn giá trị quy định tại Bảng 3 thì thực hiện vận hành để hạ dần mực nước hồ về mực nước cao nhất trước lũ quy định tại Bảng 3, nếu xuất hiện một trong các tình huống sau đây:

- Mực nước tại Trạm Thủy văn Phước Hòa đã xuống dưới mức báo động I.

- Mực nước tại Trạm Thủy văn Phước Hòa vẫn trên mức báo động I nhưng dưới mực nước để quyết định vận hành cắt, giảm lũ cho hạ du theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Quy trình này và dự báo có khả năng xuất hiện đợt lũ mới.

d) Trong quá trình vận hành nếu lũ lại tiếp tục lên thì căn cứ vào từng trường hợp mực nước Trạm thủy văn Phước Hòa, mực nước hồ và lưu lượng đến hồ thủy điện Thác Mơ để thực hiện chế độ vận hành giảm lũ cho hạ du.

3. Vận hành hồ trong điều kiện bình thường

Trong thời gian mùa lũ, ngoài thời gian thực hiện các chế độ vận hành quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 12, Điều 13 và Điều 14 của Quy trình này (điều kiện thời tiết bình thường, dự báo không có lũ về hồ và không có các trường hợp bất thường quy định tại Khoản 4 Điều này), hồ Thác Mơ thực hiện chế độ vận hành đảm bảo cấp nước và phát điện, kể cả việc vận hành điều tiết qua tràn để bảo đảm mực nước hồ không vượt quá mực nước cao nhất trước lũ (sau đây gọi tắt là chế độ vận hành bình thường). Chế độ vận hành bình thường được thực hiện theo nguyên tắc sau:

- Vận hành phát điện phải tuân thủ phương thức và lệnh điều độ của cấp điều độ có quyền điều khiển đối với nhà máy thủy điện Thác Mơ.

- Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ được chủ động vận hành phát điện, cấp nước nhưng phải đảm bảo yêu cầu về mực nước cao nhất trước lũ và phải thực hiện vận hành hàng ngày để bảo đảm tổng lưu lượng xả trung bình ngày không nhỏ hơn 45 m3/s đáp ứng yêu cầu sử dụng nước ở dưới hạ du.

- Trên cơ sở biểu đồ điều phối, căn cứ vào tình hình dòng chảy đến hồ, mực nước hồ và nhu cầu thị trường điện để chủ động thực hiện vận hành phát điện có hiệu quả. Ưu tiên phát điện với khả năng tối đa có thể, giảm đến mức tối thiểu lượng nước xả thừa qua các công trình xả. Trong mọi trường hợp, nếu có xả thừa đều phải ưu tiên phát điện với công suất tối đa có thể.

- Trong quá trình vận hành theo quy định tại Điều này, trường hợp có yêu cầu của người có thẩm quyền theo quy định tại Điều 19 của Quy trình này thì hồ chứa Thác Mơ phải thực hiện việc xả nước về hạ du theo yêu cầu.

4. Vận hành trong các tình huống bất thường

a) Chuyển sang chế độ vận hành trong tình huống bất thường nếu trong quá trình vận hành hồ chứa mà xuất hiện một trong các tình huống quy định tại điểm c, Khoản 1 Điều 12 của Quy trình này.

b) Việc xem xét, quyết định phương án vận hành hồ để xử lý các tình huống bất thường phải căn cứ vào diễn biến tình hình mưa, lũ, yêu cầu về bảo đảm an toàn cho công trình, an toàn cho hạ du và bảo đảm an toàn cho tính mạng, tài sản của nhân dân và các công trình, kết cấu hạ tầng khác.

c) Việc thực hiện chế độ vận hành trong tình huống bất thường được thực hiện kể từ khi xuất hiện một trong các tình huống bất thường quy định tại Khoản 1 Điều này cho đến khi các tình huống đó đã hết hoặc đã được khắc phục.

Điều 13. Vận hành hồ chứa đảm bảo an toàn cho công trình

Khi mực nước hồ Thác Mơ đạt đến cao trình mực nước dâng bình thường 218 m mà lưu lượng lũ đến hồ tiếp tục tăng, thực hiện chế độ vận hành đảm bảo an toàn công trình và phải báo cáo Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Phước theo các quy định sau:

1. Duy trì mực nước hồ ở cao trình mực nước dâng bình thường 218 m bằng chế độ xả nước qua các tổ máy phát điện và chế độ đóng, mở cửa van đập tràn cho đến khi toàn bộ các cửa van mở hoàn toàn.

2. Trong mọi trường hợp vận hành bình thường từ thời điểm lũ vào hồ đến khi đạt đỉnh, việc vận hành hồ chứa phải đảm bảo tổng lưu lượng xả qua công trình về hạ du không được lớn hơn lưu lượng vào hồ cùng thời điểm. Sai số cho phép là 50% chênh lệch tổng lưu lượng xả của trình tự đó so với trình tự mở cửa van đập tràn liền kề trước hoặc sau.

3. Không cho phép sử dụng phần dung tích hồ từ cao trình mực nước dâng bình thường 218 m đến cao trình mực nước lũ kiểm tra 220,8 m để điều tiết cắt lũ khi các cửa van của đập tràn chưa ở trạng thái mở hoàn toàn, trừ trường hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng chính phủ hoặc Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai.

4. Sau đỉnh lũ, phải vận hành các cửa van đập tràn ở trạng thái chảy tự do cho đến khi mực nước hồ rút dần về cao trình mực nước dâng bình thường 218,0 m. Khi mực nước hồ đã về đến cao trình mực nước dâng bình thường, thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 12 để đưa mực nước hồ về cao trình mực nước cao nhất trước lũ theo quy định tại Bảng 3 của Quy trình này.

5. Trình tự, phương thức vận hành cửa van đập tràn khi vận hành hồ chứa trong các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này thực hiện theo quy định tại Điều 6 của Quy trình này.

6. Hiệu lệnh khi vận hành hồ chứa trong các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này thực hiện theo quy định tại Điều 9 của Quy trình này.

7. Không cho phép nước tràn qua đỉnh cửa van đập tràn trong mọi trường hợp vận hành xả nước.

8. Cho phép Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ quyết định vận hành cửa van đập tràn của hồ chứa thủy điện Thác Mơ khác với quy định tại Điều 6 của Quy trình này trong các trường hợp xảy ra sự cố tại các công trình thủy điện Thác Mơ và thủy điện Thác Mơ mở rộng hoặc những tình huống bất thường và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

9. Trường hợp đập hoặc thiết bị của công trình bị hư hỏng hoặc sự cố đòi hỏi phải tháo nước nhằm đảm bảo an toàn công trình, trước khi tháo nước, Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ phải lập phương án, kế hoạch cụ thể đảm bảo khống chế tốc độ hạ thấp mực nước sao cho không gây mất an toàn đập, các công trình ở tuyến đầu mối và hạ du.

10. Trách nhiệm phát hiện và xử lý sự cố hoặc những tình huống bất thường thực hiện theo quy định tại Điều 21 và Điều 22 của Quy trình này.

Điều 14. Tích nước cuối mùa lũ

1. Từ sau ngày 01 tháng 10 không có bản tin cảnh báo hoặc dự báo quy định tại khoản 2 Điều 12 và Tổng cục Khí tượng Thủy văn dự báo trong 10 ngày tới ở các địa phương trên lưu vực sông Bé không xuất hiện các hình thế thời tiết có thể gây mưa, lũ lớn trên lưu vực, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ được phép vận hành ưu tiên tích nước và phải báo cáo tới Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Phước. Việc vận hành tích nước cuối mùa lũ phải bảo đảm mực nước hồ không được vượt quá cao trình mực nước quy định tại Bảng 3.

2. Trong quá trình vận hành tích nước theo quy định tại khoản 1 Điều này, phải thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin về tình hình thời tiết, mưa, lũ, mực nước tại trạm thủy văn Phước Hòa, mực nước hồ, lưu lượng đến hồ và các bản tin dự báo đ điều chỉnh, chuyển sang chế độ vận hành hồ giảm lũ cho hạ du (hạ thấp mực nước hồ, duy trì mực nước hồ, cắt, giảm lũ cho hạ du) hoặc chế độ vận hành bảo đảm an toàn công trình (nếu có) phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 12 của Quy trình này.

3. Việc xem xét, quyết định chế độ vận hành tích nước cuối mùa lũ của hồ phải bảo đảm an toàn cho công trình, an toàn cho hạ du và bảo đảm an toàn cho tính mạng, tài sản của nhân dân và các công trình, kết cấu hạ tầng khác.

Chương III

VẬN HÀNH HỒ CHỨA TRONG MÙA KIỆT

Điều 15. Nguyên tắc vận hành trong mùa kiệt

1. Bảo đảm sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; bảo đảm cấp nước an toàn đến cuối mùa kiệt.

2. Căn cứ lưu lượng đến hồ, mực nước hồ và các khoảng mực nước quy định tại Phụ lục 10 để quyết định lưu lượng xả, thời gian xả phù hợp theo quy định của Quy trình này.

3. Trường hợp mực nước hồ thấp hơn khoảng mực nước quy định tại Phụ lục 10 thì phải căn cứ vào dự báo dòng chảy đến hồ, yêu cầu sử dụng nước tối thiểu ở hạ du để điều chỉnh giảm lưu lượng xả phù hợp với quy định của Quy trình nhằm đưa mực nước hồ về khoảng mực nước quy định tại Phụ lục 10 của Quy trình này.

Điều 16. Vận hành phát điện, xả nước trong mùa kiệt

1. Các thời kỳ vận hành hồ chứa trong mùa kiệt

a) Thời kỳ I: Từ ngày 01 tháng 12 đến ngày 31 tháng 12.

b) Thời kỳ II: Từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 30 tháng 4.

c) Thời kỳ III: Bao gồm thời gian còn lại của mùa kiệt.

2. Thẩm quyền quyết định vận hành hồ trong mùa kiệt

Chủ hồ được phép chủ động vận hành hồ nhưng phải tuân thủ các quy định tại khoản 3 Điều này, trừ các trường hợp phải điều chỉnh chế độ vận hành quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Quy trình này.

3. Vận hành xả nước về hạ du trong các thời kỳ

Hằng ngày, hồ Thác Mơ vận hành xả nước về hạ du để bảo đảm tổng lưu lượng nước xả trung bình ngày theo yêu cầu sử dụng nước như sau:

a) Trường hợp mực nước hồ Thác Mơ cao hơn khoảng mực nước quy định tại Phụ lục 10:

- Không nhỏ hơn 55 m3/s đối với thời kỳ I.

- Không nhỏ hơn 65 m3/s đối với thời kỳ II.

- Không nhỏ hơn 60 m3/s đối với thời kỳ III.

b) Trường hợp mực nước hồ trong khoảng mực nước quy định tại Phụ lục 10

- Từ 50 m3/s đến 55 m3/s đối với thời kỳ I.

- Từ 60 m3/s đến 65 m3/s đối với thời kỳ II.

- Từ 55 m3/s đến 60 m3/s đối với thời kỳ III.

c) Trường hợp mực nước hồ thấp hơn khoảng mực nước quy định tại Phụ lục 10

- Từ 45 m3/s đến 50 m3/s đối với thời kỳ I.

- Từ 55 m3/s đến 60 m3/s đối với thời kỳ II.

- Từ 50 m3/s đến 55 m3/s đối với thời kỳ III.

4. Vận hành phát điện của Nhà máy thủy điện Thác Mơ

a) Nguyên tắc chung: Phải tuân thủ phương thức và lệnh điều độ của cấp điều độ hệ thống điện có quyền điều khiển.

b) Biểu đồ điều phối vận hành hồ chứa thủy điện Thác Mơ được chia làm 5 vùng:

- Vùng I (vùng phát công suất lớn nhất có thể): Khi mực nước trong hồ nằm trong vùng này nhà máy thủy điện được phát với công suất lớn nhất có thể để đưa mực nước hồ về giới hạn dưới của vùng này. Lượng nước còn thừa sau khi phát điện phải được xả xuống hạ lưu qua đập tràn.

- Vùng II (vùng phát công suất lớn nhất có thể, vùng xả nước đón lũ): Khi Trưởng ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Phước quyết định việc xả nước để hạ mực nước hồ đón lũ trong vùng này, ưu tiên nhà máy phát điện với công suất lớn nhất có thể để đưa mực nước hồ dần về mực nước đón lũ.

- Vùng III (vùng nâng cao công suất): Khi mực nước trong hồ nằm trong vùng này nhà máy thủy điện Thác Mơ được phát với công suất cao hơn công suất đảm bảo trong thời kỳ đó để sản xuất điện, tránh xả thừa.

- Vùng IV (vùng công suất đảm bảo): Trong bất kỳ thời điểm nào mực nước hồ nằm trong vùng cung cấp đảm bảo nhà máy thủy điện cung cấp cho hệ thống điện công suất đảm bảo.

- Vùng V (vùng hạn chế công suất và cấp nước): Trong bất kỳ thời điểm nào mực nước hồ nằm trong vùng hạn chế công suất và cấp nước, nhà máy thủy điện Thác Mơ cung cấp cho hệ thống năng lượng thấp hơn mức đảm bảo và hạn chế cấp nước để đưa mực nước hồ về đường giới hạn dưới vùng công suất đảm bảo đảm bảo mực nước tối thiểu các thời đoạn quy định tại Phụ lục 10.

c) Biểu đồ điều phối vận hành hồ chứa thủy điện Thác Mơ được thể hiện ở Phụ lục 04 và Phụ lục 05.

Điều 17. Vận hành bảo đảm mực nước hồ Thác Mơ trong mùa kiệt

1. Trong trường hợp vào ngày 01 tháng 12 mà mực nước hồ Thác Mơ thấp hơn 216,1 m, thì căn cứ tình hình thực tế, lưu lượng đến hồ, mực nước h và dự báo lưu lượng đến hồ, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ phải đề xuất phương án vận hành hồ, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường đ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xem xét, quyết định điều chỉnh lưu lượng, thời gian vận hành hồ Thác Mơ nhằm bảo đảm chậm nhất đến ngày 01 tháng 02 mực nước hồ không thấp hơn 213,2 m.

2. Trường hợp 30 ngày liên tục mà mực nước hồ Thác Mơ vẫn thấp hơn khoảng mực nước quy định tại Phụ lục 10 (trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này) thì Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ phải báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước để xem xét, quyết định điều chỉnh lưu lượng xả, thời gian xả phù hợp nhằm đưa dần mực nước hồ về khoảng mực nước quy định tại Phụ lục 10 của Quy trình này. Việc điều chỉnh chế độ vận hành (lưu lượng, thời gian) xả nước xuống hạ du của hồ được thực hiện cho đến khi mực nước hồ không thấp hơn khoảng mực nước quy định tại Phụ lục 10.

3. Trường hợp xảy ra hạn hán với cấp độ rủi ro thiên tai do hạn hán từ cấp độ 2 trở lên (trừ các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này), căn cứ tình hình thực tế, lưu lượng đến hồ, mực nước hồ, dự báo lưu lượng đến hồ và nhu cầu sử dụng nước tối thiểu ở hạ du, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ lập phương án, báo cáo gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước để xem xét, quyết định chế độ vận hành hồ cho phù hợp với tình hình hạn hán và bảo đảm yêu cầu sử dụng tối thiểu đến cuối mùa kiệt, bao gồm cả việc xem xét sử dụng một phần dung tích chết của các hồ thông qua việc xả nước qua các cửa van.

Chương IV

CÁC TRƯỜNG HỢP VẬN HÀNH KHÁC

Điều 18. Vận hành hồ trong các tình huống bất thường của mùa kiệt

Trường hợp trong thời gian vận hành mùa kiệt quy định tại Điều 5 của Quy trình này mà xuất hiện một trong các tình huống bất thường dưới đây thì Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Phước quyết định việc vận hành các hồ theo chế độ vận hành trong mùa lũ quy định tại Quy trình này hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai:

1. Khi Tổng cục Khí tượng Thủy văn cảnh báo ở hạ du xuất hiện hoặc có nguy cơ xuất hiện lũ, ngập lụt với cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai từ cấp độ 1 trở lên.

2. Khi mực nước của một trong các hồ Thác Mơ, Cần Đơn đã đạt đến mực nước dâng bình thường mà mực nước Trạm thủy văn Phước Hòa trên báo động I.

3. Xảy ra sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố công trình.

4. Các tình huống khác có nguy cơ đe dọa đến an toàn công trình, khu vực hạ du do Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Phước quyết định.

Việc xem xét, quyết định phương án vận hành các hồ trong các tình huống bất thường quy định tại khoản này phải căn cứ vào diễn biến tình hình mưa, lũ và yêu cầu đảm bảo an toàn cho hạ du nhưng phải đảm bảo an toàn công trình.

Điều 19. Vận hành hồ chứa thủy điện Thác Mơ khi khu vực hạ du có yêu cầu bất thường về nước

Khi khu vực hạ du của công trình thủy điện Thác Mơ có yêu cầu bất thường về sử dụng nước hoặc khác với quy định tại Quy trình liên hồ 1895 và Quy trình này, Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ tổ chức thực hiện điều tiết xả nước theo chỉ đạo của Bộ Tài Nguyên và Môi trường trên cơ sở kế hoạch phương án do UBND tỉnh Bình Phước đề nghị. Trước khi thực hiện xả nước theo chỉ đạo, Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ thông báo cho Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia để phối hợp, bố trí kế hoạch huy động nhà máy thủy điện Thác Mơ phát điện đảm bảo tối ưu hiệu quả sử dụng nước và báo cáo Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện Lực Việt Nam, Tổng công ty phát điện 2 đ theo dõi, chỉ đạo.

Điều 20. Vận hành hồ chứa thủy điện Thác Mơ khi xảy ra ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng hoặc khi xảy ra các sự cố tai biến môi trường

1. Trường hợp xảy ra hạn hán với cấp độ rủi ro thiên tai do hạn hán từ cấp độ 2 trở lên, căn cứ tình hình thực tế, lưu lượng đến hồ, mực nước hồ, dự báo lưu lượng đến hồ và nhu cầu sử dụng nước tối thiểu ở hạ du hồ chứa thủy điện Thác Mơ, Chủ hồ/Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ phải báo cáo cho Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước để xem xét, quyết định chế độ vận hành hồ cho phù hợp với tình hình hạn hán và bảo đảm yêu cầu sử dụng nước tối thiểu đến cuối mùa kiệt, kể cả việc xem xét sử dụng một phần dung tích chết của hồ.

2. Trong trường hợp xảy ra ô nhiễm nguồn nước hoặc khi xảy ra các trường hợp khẩn cấp khác trên lưu vực sông Đồng Nai, Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ phải tuân thủ theo lệnh điều hành vận hành hồ chứa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 27 và điểm b khoản 3 Điều 53 Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội.

Chương V

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

Điều 21. Nguyên tắc chung về trách nhiệm đảm bảo an toàn công trình

1. Lệnh vận hành hồ chứa thủy điện Thác Mơ nếu trái với các quy định trong Quy trình này, dẫn đến công trình đập, công trình đầu mối, hệ thống các công trình thủy lợi, giao thông và dân sinh ở hạ du bị mất an toàn thì người ra lệnh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

2. Việc thực hiện sai lệch vận hành dẫn đến công trình đập, công trình đầu mối, hệ thống các công trình thủy lợi, giao thông và dân sinh ở hạ du bị mất an toàn thì Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

3. Trong quá trình vận hành công trình, nếu phát hiện có nguy cơ xảy ra sự cố công trình đập, công trình đầu mối, đòi hỏi phải điều chỉnh tức thời thì Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ có trách nhiệm báo cáo sự cố, đề xuất phương án khắc phục với Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Phát điện 2 để chỉ đạo xử lý, khắc phục sự cố, đồng thời báo cáo ngay tới Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, UBND tỉnh Bình Phước, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Phước, UBND các huyện chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi việc xả nước hồ chứa để chỉ đạo công tác phòng chống lũ hạ du; thông báo cho Chủ các đập ở phía hạ lưu công trình thủy điện Thác Mơ và thông báo trên hệ thống cảnh báo được lắp đặt phía hạ du hồ chứa quy định tại khoản 19 Điều 22 để người dân biết kịp thời phối hợp, triển khai các biện pháp ứng phó.

4. Tháng 6 hàng năm là thời kỳ tổng kiểm tra trước mùa lũ, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ có trách nhiệm tổ chức kiểm tra các trang thiết bị, các hạng mục công trình và tiến hành sửa chữa để đảm bảo vận hành theo chế độ làm việc quy định, đồng thời báo cáo kết quả về Bộ Công Thương, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, UBND tỉnh Bình Phước, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Phước, Sở Công thương tỉnh Bình Phước, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Phát điện 2, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia để theo dõi, chỉ đạo.

5. Trường hợp có sự cố công trình và trang thiết bị, không thể sửa chữa xong trước ngày 30 tháng 6, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ phải báo cáo ngay tới Bộ Công Thương để chỉ đạo, xử lý; đồng thời báo cáo ngay tới Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, UBND tỉnh Bình Phước, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Phước, Sở Công Thương tỉnh Bình Phước, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Phát điện 2 để theo dõi, chỉ đạo.

Điều 22. Trách nhiệm của Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ và Thủ trưởng đơn vị quản lý thủy điện Thác Mơ mở rộng

1. Ban hành lệnh và thực hiện lệnh vận hành hồ chứa theo quy định trong Quy trình 1895 và Quy trình này.

2. Trách nhiệm thực hiện lệnh vận hành công trình thủy điện Thác Mơ và công trình thủy điện Thác Mơ mở rộng được quy định như sau:

a) Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ thực hiện lệnh vận hành công trình thủy điện Thác Mơ của Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Phước và Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước theo quy định của Quy trình này.

b) Trường hợp xảy ra tình huống bất thường, không thực hiện được theo đúng lệnh vận hành, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ phối hợp với Thủ trưởng đơn vị quản lý thủy điện Thác Mơ mở rộng phải báo cáo ngay với người ra lệnh vận hành.

c) Trường hợp mất thông tin liên lạc hoặc không nhận được lệnh vận hành của người có thẩm quyền ra lệnh và các tình huống bất thường khác, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ được phép quyết định việc vận hành hồ theo đúng quy định của Quy trình này, đồng thời phải thực hiện ngay các biện pháp ứng phó phù hợp.

d) Khi ban hành lệnh vận hành cửa van đập tràn, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ phải thông báo ngay tới Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Phước, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ.

đ) Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ thực hiện việc vận hành bảo đảm an toàn công trình theo quy định tại Điều 13 của Quy trình này. Khi vận hành đảm bảo an toàn công trình, phải báo cáo ngay Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, UBND tỉnh Bình Phước, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Phước, Bộ Công Thương, Sở Công Thương tỉnh Bình Phước, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, thông báo cho Chủ các công trình hồ chứa trên cùng bậc thang lưu vực Sông Bé có liên quan và thông báo trên hệ thống cảnh báo được lắp đặt phía hạ du hồ chứa quy định tại khoản 19 Điều này để người dân biết, kịp thời phối hợp, có ứng xử cần thiết.

e) Thủ trưởng đơn vị quản lý thủy điện Thác Mơ mở rộng thực hiện lệnh vận hành của Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ.

3. Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ ban hành và thực hiện lệnh vận hành công trình trong trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 16, Điều 17 của Quy trình này và điểm c khoản 2 Điều này.

4. Trước khi vận hành mở cửa van đập tràn từ trạng thái đóng hoàn toàn, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ phải thông báo trước ít nhất 4 giờ đến Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Bộ Công Thương, UBND tỉnh Bình Phước, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Phước, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, Thủ trưởng đơn vị quản lý thủy điện Thác Mơ mở rộng, Chủ các đập trên cùng bậc thang Sông Bé có liên quan. Đồng thời, phải thông báo trên hệ thống cảnh báo khu vực hạ du hồ chứa được quy định tại khoản 19 Điều này để người dân biết, chủ động phòng tránh thiệt hại có thể xảy ra.

5. Trường hợp xảy ra sự cố mà không thể vận hành hồ theo đúng quy định của Quy trình này hoặc trong trường hợp xảy ra hạn hán, thiếu nước mà hồ Thác Mơ không thể đảm bảo việc vận hành theo quy định của Quy trình này, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ phải đề xuất phương án, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Bình Phước để thống nhất phương án điều tiết nước cho hạ du.

6. Trước khi xả nước khẩn cấp để đảm bảo an toàn cho công trình đập, công trình đầu mối, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ phải báo cáo Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Bộ Công Thương, UBND tỉnh Bình Phước, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Phước, Sở Công Thương tỉnh Bình Phước, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Phát điện 2, Thủ trưởng đơn vị quản lý thủy điện Thác Mơ mở rộng và thông báo cho Chủ các đập phía hạ lưu công trình thủy điện Thác Mơ; đồng thời thông báo cho vùng hạ du theo quy chế phối hợp với địa phương và thông báo trên hệ thống cảnh báo được lắp đặt ở khu vực hạ du hồ chứa quy định tại khoản 18 Điều này để người dân biết, kịp thời phối hợp, có ứng xử cần thiết.

7. Khi xuất hiện các trường hợp bất thường quy định tại khoản 4 Điều 12 của Quy trình này Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ phải báo cáo ngay Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước và Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Phước kèm theo phương án đề xuất để xem xét, quyết định việc vận hành hồ chứa thủy điện Thác Mơ.

8. Sau mùa lũ, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ lập báo cáo tổng kết gửi Bộ Công Thương, UBND tỉnh Bình Phước, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Phước và Sở Công Thương tỉnh Bình Phước về việc thực hiện Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện Thác Mơ, đánh giá kết quả khai thác, tính hợp lý, những tồn tại và nêu những kiến nghị cần thiết

9. Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ thành lập Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ để tổ chức thực hiện. Thành phần phải bao gồm Thủ trưởng đơn vị quản lý thủy điện Thác Mơ mở rộng.

10. Giám sát quá trình khai thác sử dụng nước tại hồ chứa và khu vực hạ lưu công trình thủy điện Thác Mơ chịu ảnh hưởng của việc vận hành hồ chứa; hàng năm lập kế hoạch điều tiết nước hồ chứa và tổ chức thông báo kế hoạch điều tiết nước theo quy định tại khoản 3 Điều 53 Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Quốc Hội và Thông tư số 47/2017/TT-BTNMT ngày 07 tháng 11 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

11. Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ tổ chức ghi chép vào nhật ký vận hành các hoạt động liên quan đến vận hành công trình thủy điện Thác Mơ. Thủ trưởng đơn vị quản lý thủy điện Thác Mơ mở rộng tổ chức ghi chép vào nhật ký vận hành các hoạt động liên quan đến vận hành công trình thủy điện Thác Mơ mở rộng.

12. Định kỳ 5 năm, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ phối hợp với Thủ trưởng đơn vị quản lý thủy điện Thác Mơ mở rộng rà soát, đánh giá kết quả thực hiện Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện Thác Mơ, gửi Sở Công Thương tỉnh Bình Phước để tổng hợp báo cáo Bộ Công thương và UBND tỉnh Bình Phước.

13. Ngay sau khi có mưa, lũ lớn trên lưu vực hoặc động đất mạnh tại khu vực công trình, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ phải kiểm tra đánh giá hiện trạng an toàn đập.

14. Trước ngày 15 tháng 4 hàng năm, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ phải lập Báo cáo hiện trạng an toàn đập gửi Sở Công Thương tỉnh Bình Phước để tổng hợp, báo cáo Bộ Công Thương và UBND tỉnh Bình Phước.

15. Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ tổ chức kiểm định an toàn đập, báo cáo kết quả về Sở Công thương tỉnh Bình Phước theo quy định tại Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.

16. Hàng năm, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ lập, rà soát, điều chỉnh, bổ sung và phê duyệt phương án ứng phó thiên tai theo quy định tại Điều 22 của Luật Phòng chống thiên tai, gửi UBND tỉnh Bình Phước, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Phước, Bộ Công Thương.

17. Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Bình Phước lập và rà soát, điều chỉnh, bổ sung hàng năm phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp trình UBND tỉnh Bình Phước xem xét, phê duyệt.

18. Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ lắp đặt, bảo trì, sửa chữa, nâng cấp, quản lý và vận hành hệ thống giám sát vận hành, thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du đập; truyền tín hiệu hình ảnh về UBND tỉnh Bình Phước, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Phước, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Cục Quản lý tài nguyên nước và Cục điều tiết điện lực. Xây dựng, lắp đặt hệ thống giám sát tự động, trực tuyến việc vận hành xả nước của hồ chứa thủy điện Thác Mơ theo quy định.

19. Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Phước, các huyện, các xã liên quan: Khảo sát, lập phương án và thực hiện lắp đặt hệ thống cảnh báo điều tiết lũ và phát điện phía hạ du công trình thủy điện Thác Mơ để thông báo đến người dân trong quá trình vận hành; phương thức, hình thức cảnh báo qua hệ thống cảnh báo phải được quy định cụ thể trong Quy chế phối hợp.

20. Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ và Thủ trưởng đơn vị quản lý thủy điện Thác Mơ mở rộng chịu trách nhiệm về công tác PCTT&TKCN cho công trình và hạ du hồ chứa, cụ thể:

a) Tổ chức quan trắc, thu thập, theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến khí tượng thủy văn; thực hiện chế độ quan trắc, dự báo, cung cấp số liệu, thông tin, báo cáo cho các cơ quan, đơn vị liên quan theo quy định tại Điều 7 của Quy trình này.

b) Tổ chức kiểm tra thường xuyên về tình trạng công trình, thiết bị, tình hình sạt lở vùng hồ và có các biện pháp khắc phục kịp thời các hư hỏng để bảo đảm tình trạng, độ tin cậy làm việc bình thường, an toàn của công trình và thiết bị.

c) Tổ chức, huy động lực lượng trực, sẵn sàng triển khai công tác khi cần thiết.

21. Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ và Thủ trưởng đơn vị quản lý thủy điện Thác Mơ mở rộng tổ chức việc kiểm tra, đánh giá theo định kỳ toàn bộ thiết bị, công trình và nhân sự, lập kế hoạch xả và tích nước hồ chứa, cụ thể đề cập đến các vấn đề sau:

a) Tình trạng làm việc của các công trình thủy công và hồ chứa.

b) Công tác sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị chính, phụ và công trình liên quan đến công tác vận hành hồ chứa.

c) Các thiết bị, bộ phận công trình liên quan tới đảm bảo vận hành an toàn của các tổ máy phát điện.

d) Lập phương án đảm bảo cung cấp điện (kể cả nguồn điện dự phòng) cho các hạng mục quan trọng của Nhà máy và phương án, phương tiện thông tin liên lạc.

đ) Các nguồn vật liệu dự phòng, phương án huy động nhân lực, các thiết bị và phương tiện vận chuyển, các thiết bị và phương tiện cần thiết cho xử lý sự cố.

e) Các dụng cụ cứu sinh, dụng cụ bơi.

f) Công tác quan trắc, dự báo, tính toán về khí tượng thủy văn; các tài liệu và phương tiện cần thiết cho tính toán điều tiết hồ chứa.

g) Diễn tập và kiểm tra quy trình, kỹ thuật xả nước như tính toán, đóng mở cửa van, thông báo thử cho các chức danh có liên quan.

h) Hàng năm, phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan của tỉnh Bình Phước để thông báo và tuyên truyền đến nhân dân vùng hạ du những thông tin và điều lệnh về công tác phòng, chng thiên tai của h chứa thủy điện Thác Mơ, đặc biệt là với nhân dân sinh sống gần hạ lưu công trình.

i) Hàng năm, tổ chức tuyên truyền thông tin đến cán bộ, nhân dân địa phương phía hạ lưu chịu ảnh hưởng trực tiếp của quá trình vận hành hồ chứa về Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện Thác Mơ.

22. Sau mỗi trận lũ và sau cả mùa lũ, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ và Thủ trưởng đơn vị quản lý thủy điện Thác Mơ mở rộng phải tiến hành ngay các công tác sau:

a) Kiểm tra tình trạng ổn định, an toàn công trình, thiết bị bao gồm cả ảnh hưởng xói lở ở hạ lưu đập tràn.

b) Lập báo cáo diễn biến lũ.

c) Sửa chữa những hư hỏng nguy hiểm đe doạ đến sự ổn định, an toàn công trình và thiết bị (nếu có).

d) Phối hợp với các cơ quan chức năng ở địa phương của tỉnh Bình Phước kiểm tra, đánh giá thiệt hại khu vực hạ du bị ảnh hưởng khi có yêu cầu.

đ) Báo cáo Bộ Công Thương, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Phước, Sở Công Thương tỉnh Bình Phước kết quả thực hiện những công tác trên.

Điều 23. Trách nhiệm của Tổng giám đốc Tổng công ty Phát điện 2

1. Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ thực hiện vận hành hồ chứa thủy điện Thác Mơ theo đúng Quy trình liên hồ 1895 và Quy trình này.

2. Chỉ đạo, đôn đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ: Vận hành điều tiết lũ, điều tiết nước cho hạ du theo quy định của Quy trình liên hồ 1895 và Quy trình này; thực hiện chế độ quan trắc, dự báo, tính toán và cung cấp số liệu, thông tin, báo cáo cho các cơ quan, đơn vị có liên quan quy định tại Quy trình này và Quy trình liên hồ 1895; Lắp đặt, bảo trì, sửa chữa, nâng cấp, quản lý và vận hành hệ thống giám sát vận hành, thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du đập công trình thủy điện Thác Mơ theo quy định.

3. Chịu trách nhiệm trong việc thực hiện vận hành đảm bảo an toàn công trình thủy điện Thác Mơ.

4. Chỉ đạo, giám sát Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ kiểm tra đánh giá hiện trạng an toàn đập sau thiên tai, lập báo cáo hiện trạng an toàn đập hàng năm; tổ chức kiểm định an toàn đập; lập, rà soát, điều chỉnh, bổ sung hàng năm phương án ứng phó thiên tai và phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp theo quy định tại các khoản 13, khoản 14, khoản 15, khoản 16 và khoản 17 Điều 22 của Quy trình này.

5. Chỉ đạo, giám sát Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ định kỳ 5 năm, phải rà soát, đánh giá kết quả thực hiện quy trình vận hành hồ chứa thủy điện Thác Mơ, gửi Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Sở Công Thương tỉnh Bình Phước.

Điều 24. Trách nhiệm Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam

1. Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát Tổng công ty Phát điện 2, Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ, đơn vị quản lý Thủy điện Thác Mơ mở rộng thực hiện vận hành hồ chứa thủy điện Thác Mơ theo đúng Quy trình liên h 1895 và Quy trình này.

2. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc Tổng công ty Phát điện 2, Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ và Nhà máy Thác Mơ mở rộng: Thực hiện việc đảm bảo vận hành an toàn công trình thủy điện Thác Mơ và Thác Mơ mở rộng; thực hiện chế độ quan trắc, dự báo, tính toán và cung cấp số liệu, thông tin, báo cáo cho các cơ quan, đơn vị có liên quan quy định tại Quy trình này và Quy trình liên hồ 1895; Lắp đặt, bảo trì, sửa chữa, nâng cấp, quản lý và vận hành hệ thống giám sát vận hành, thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du đập công trình thủy điện Thác Mơ theo quy định.

3. Chỉ đạo Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia: Huy động điện năng tối đa của nhà máy thủy điện Thác Mơ và nhà máy thủy điện Thác Mơ mở rộng trong thời gian hồ thực hiện nhiệm vụ điều tiết lũ cho hạ du và vận hành đảm bảo an toàn cho công trình; xây dựng điều chỉnh kế hoạch huy động điện năng của nhà máy thủy điện Thác Mơ đảm bảo phù hợp với các thời kỳ, thời gian vận hành của hồ chứa trong mùa kiệt theo quy định tại Quy trình này và Quy trình liên hồ 1895.

Điều 25. Trách nhiệm của Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Phước

1. Tổ chức xây dựng giải pháp lưu trữ, cập nhật các thông tin, số liệu khí tượng thủy văn, vận hành hồ chứa và công cụ tính toán, hỗ trợ tham mưu chỉ đạo điều hành Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện Thác Mơ theo thẩm quyền quy định tại Quy trình này.

2. Tổ chức thường trực, theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, quyết định vận hành hồ chứa thủy điện Thác Mơ theo thẩm quyền quy định tại quy trình này. Quyết định các phương án điều tiết, ban hành lệnh vận hành hồ Thác Mơ theo thẩm quyền quy định tại Điều 12 và Điều 18 của Quy trình này. Trường hợp trong mùa kiệt xảy ra lũ, lụt vượt quá thẩm quyền quy định tại Điều 18, phải báo cáo cấp có thẩm quyền, đồng thời báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước để chỉ đạo, xử lý. Việc ban hành lệnh vận hành hồ theo quy định tại Điều 12 và Điều 18 của Quy trình này phải trước ít nhất 04 giờ tính đến thời điểm mở cửa van đập tràn đầu tiên, trừ các trường hợp khẩn cấp, bất thường.

3. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện lệnh vận hành hồ; chỉ đạo thực hiện các biện pháp ứng phó với lũ, lụt và xử lý các tình huống ảnh hưởng đến an toàn dân cư ở hạ du khi hồ xả nước.

4. Khi ban hành lệnh vận hành hồ, chỉ đạo thông báo ngay tới Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Phước có khả năng bị lũ lụt do vận hành hồ chứa thủy điện Thác Mơ; đồng thời thông báo cho Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các Bộ: Giao thông vận tải, Công Thương và báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai.

5. Khi nhận được thông báo lệnh vận hành hồ từ Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh lân cận, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Phước phải thông báo ngay tới Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp huyện trên địa bàn có khả năng bị lũ, lụt do vận hành hồ, đồng thời báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước.

6. Chỉ đạo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các huyện trên địa bàn có khả năng bị lũ lụt do vận hành hồ thủy điện Thác Mơ và các tổ chức liên quan phối hợp với Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ trong công tác phòng, chống thiên tai và vận hành công trình thủy điện Thác Mơ.

7. Kịp thời báo cáo Bộ Công Thương, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chng thiên tai, UBND tỉnh Bình Phước trong trường hợp phát hiện những vi phạm các quy định trong Quy trình này.

8. Phối hợp với Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ xác định vị trí để lắp đặt hệ thống cảnh báo xả nước và phát điện phía hạ du phục vụ vận hành công trình thủy điện Thác Mơ.

Điều 26. Trách nhiệm của Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Bình Phước bị ảnh hưởng bởi việc xả nước của hồ chứa thủy điện Thác Mơ

Khi nhận được thông báo lệnh vận hành hồ chứa từ Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Phước, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp huyện phải thông báo ngay đến Chủ tịch UBND cấp xã ở hạ du bị ảnh hưởng, đồng thời chỉ đạo triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp, hạn chế thiệt hại do lũ lụt. Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm tổ chức thông báo để nhân dân biết và triển khai các biện pháp ứng phó.

Điều 27. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Phước

1. Kiểm tra, giám sát Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ thực hiện các quy định trong Quy trình này.

2. Kịp thời báo cáo Bộ Công Thương, UBND tỉnh Bình Phước trong trường hợp phát hiện những vi phạm các quy định trong Quy trình này.

3. Định kỳ 5 năm, trên cơ sở báo cáo kết quả thực hiện Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện Thác Mơ do Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ gửi, tng hợp, báo cáo UBND tỉnh Bình Phước và Bộ Công Thương.

4. Định kỳ hàng năm, trên cơ sở báo cáo hiện trạng an toàn đập và hồ chứa công trình thủy điện Thác Mơ do Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ gửi, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh Bình Phước và Bộ Công Thương.

Điều 28. Trách nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước

1. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, giải thích công khai Quy trình này trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống truyền hình, truyền thanh ở địa phương để các cơ quan và nhân dân trên địa bàn hiểu, chủ động phòng ngừa, ứng phó, hạn chế thiệt hại do lũ, lụt và chủ động bố trí kế hoạch sản xuất, lấy nước phù hợp với chế độ vận hành của hồ theo quy định của Quy trình này nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nước.

2. Chỉ đạo kiểm tra, giám sát Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ thực hiện đúng các quy định trong Quy trình này.

3. Chỉ đạo xây dựng phương án chủ động phòng, chống lũ, lụt, hạn hán và tổ chức thực hiện các biện pháp ứng phó với các tình huống lũ, lụt và hạn hán trên địa bàn; đồng thời chỉ đạo thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn dân cư, hạn chế thiệt hại.

4. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị quản lý, vận hành hồ liên quan trong địa bàn tỉnh Bình Phước phối hợp với Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ thực hiện đúng các quy định trong Quy trình này.

5. Quyết định việc vận hành hồ chứa thủy điện Thác Mơ theo thẩm quyền trong trường hợp quy định tại Điều 12 của Quy trình này; đồng thời chỉ đạo thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn dân cư, hạn chế thiệt hại.

6. Chỉ đạo Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ thực hiện việc đảm bảo an toàn hồ thuộc phạm vi quản lý của mình.

7. Chỉ đạo Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ thực hiện việc lắp đặt Camera giám sát việc xả nước và truyền tín hiệu hình ảnh về Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Phước, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Cục Quản lý tài nguyên nước và Cục Điều tiết điện lực; xây dựng, lắp đặt hệ thống giám sát tự động, trực tuyến việc vận hành xả nước của hồ chứa thủy điện Thác Mơ theo quy định; thực hiện chế độ quan trắc, dự báo và cung cấp số liệu, thông tin, báo cáo cho các cơ quan, đơn vị liên quan theo quy định tại Điều 7 và thực hiện việc vận hành hồ theo đúng Quy trình này.

8. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai để chỉ đạo chống lũ cho hạ du trước khi hồ xả nước khẩn cấp đảm bảo an toàn cho công trình đập, công trình đầu mối.

9. Chỉ đạo các đơn vị quản lý, vận hành công trình khai thác, sử dụng nước trên địa bàn thực hiện việc lấy nước phù hợp với thời gian, lịch vận hành của hồ chứa theo quy định tại Quy trình này.

10. Chỉ đạo các địa phương điều chỉnh lịch thời vụ gieo trồng và kế hoạch sử dụng nước phù hợp với quy định của Quy trình này.

11. Trường hợp do hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng hoặc có yêu cầu bất thường về sử dụng nước, lập kế hoạch, phương án gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường (trong trường hợp có yêu cầu bất thường về sử dụng nước), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trong trường hợp do hạn hán, thiếu nước) đồng thời gửi Bộ Công Thương để thống nhất chỉ đạo Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ điều tiết xả nước hồ chứa thủy điện Thác Mơ cho hạ du.

12. Kịp thời kiến nghị Bộ Công Thương xem xét điều chỉnh, bổ sung nội dung Quy trình vận hành này cho phù hợp thực tế.

Điều 29. Chuyển giao trách nhiệm sử dụng, khai thác, vận hành công trình thủy điện Thác Mơ mở rộng

1. Trong trường hợp chuyển giao trách nhiệm sử dụng, khai thác, vận hành công trình thủy điện Thác Mơ mở rộng từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam sang một đơn vị khác, các quy định về thẩm quyền và trách nhiệm của đơn vị và thủ trưởng đơn vị quản lý thủy điện Thác Mơ mở rộng trong Quy trình này sẽ được quy định cho đơn vị và thủ trưởng đơn vị được chuyn giao.

2. Tất cả các văn bản, hồ sơ, giấy tờ có liên quan đến việc chuyển giao trách nhiệm sử dụng, khai thác, vận hành công trình thủy điện Thác Mơ mở rộng đều phải giao nộp cho Bộ Công Thương, UBND tỉnh Bình Phước để thống nhất, theo dõi chỉ đạo.

Điều 30. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện, sửa đổi, bổ sung Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện Thác Mơ

1. Các nội dung của Quy trình này tuân thủ theo Quy trình liên hồ 1895. Trong quá trình thực hiện nếu có điểm, khoản, Điều nào trong Quy trình này trái với Quy trình liên hồ 1895, thì thực hiện theo Quy trình liên hồ 1895.

2. Trong quá trình thực hiện Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện Thác Mơ nếu thấy có nội dung nào chưa hợp lý cần phải sửa đổi, bổ sung, Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ, thủ trưởng các đơn vị liên quan kiến nghị kịp thời bằng văn bản trình Bộ Công Thương xem xét, quyết định.

3. Định kỳ 5 năm hoặc khi quy trình vận hành không còn phù hợp, Chủ hồ/Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ có trách nhiệm rà soát, điều chỉnh quy trình vận hành, trình Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt./.

PHỤ LỤC

(Ban hành kèm theo Quyết định s 1930/QĐ-BCT ngày 26 tháng 9 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

PHỤ LỤC 1

THÔNG SỐ KỸ THUẬT CHÍNH CỦA CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN THÁC MƠ

THÔNG SỐ

ĐƠN VỊ

Thác Mơ

A

ĐẶC TRƯNG LƯU VỰC

1

Diện tích lưu vực

km2

2200

2

Dòng chảy

-

Lũ thiết kế P=0,5%

m3/s

4900

-

Lũ kiểm tra P=0,1%

m3/s

6100

-

Lưu lượng bình quân năm

m3/s

105,4

B

H CHỨA

1

Mực nước dâng bình thường (MNDBT)

m

218

2

Mực nước chết (MNC)

m

198

3

Mực nước lũ thiết kế (MNLTK) P=0,5%

m

219,6

4

Mực nước lũ kiểm tra (MNGC) P=0,1%

m

220,8

5

Dung tích h tại MNDBT - Wtb

106m3

1360

6

Dung tích hữu ích - Whi

106m3

1250

7

Dung tích chết

106m3

110

8

Diện tích h tại MNDBT

km2

106,7

C

TUYẾN ÁP LỰC

I

Đập chính

1

- Cao trình đỉnh đập

m

223

2

- Chiều dài theo đỉnh đập

m

464

3

- Chiều rộng đỉnh

m

10

4

- Chiều cao lớn nhất

m

46,5

5

- Cao trình đỉnh tường chắn sóng

m

224

6

- Cao trình đỉnh đập

m

223

7

- Chiều dài theo đỉnh đập

m

464

II

Đập tràn

1

Khả năng xả với lũ thiết kế (P= 0,5%)

m3/s

3100

2

Khả năng xả với lũ kiểm tra (P= 0,1%)

m3/s

3539

3

Kết cấu tràn

Bê tông cốt thép

4

Cao trình ngưỡng tràn

m

207

5

Số khoang tràn

4

6

Khẩu độ tràn

m

4 x (11x11)

7

Kiểu cửa van

Van cung

8

Hình thức tiêu năng

dốc nước + bể tiêu năng

D

TUYN NĂNG LƯỢNG

I

CỬA LY NƯỚC

- Chiều dài

m

7,82

- Chiều rộng

m

29

- Chiều cao lớn nhất

m

16

- Cao độ đáy

m

186,5m

II

ĐƯỜNG ỐNG ÁP LỰC

Loại:

BTCT và thép

S lượng :

2

Đường kính trong:

m

4,7

Chiều dài:

m

218

Đ

NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN

1

Loại

Hở

2

Lưu lượng lớn nhất qua nhà máy

m3/s

186

3

Công suất lắp máy

MW

150

4

Điện lượng trung bình năm

106 kWh

610

5

Số tổ máy

2

PHỤ LỤC 2

QUAN HỆ MỰC NƯỚC, DUNG TÍCH VÀ DIỆN TÍCH HỒ CHỨA THỦY ĐIỆN THÁC MƠ

Z (m)

180

185

190

195

200

205

210

215

220

225

F (km2)

0,0

0,5

4,6

13,6

28,4

48,2

70,0

91,7

116,8

146,0

W (tr m3)

0,0

0,9

12,0

55,2

157,7

346,9

640,6

1043,4

1563,3

2218,8

PHỤ LỤC 3

QUAN HỆ MỰC NƯỚC VÀ LƯU LƯỢNG HẠ LƯU TĐ THÁC MƠ

Quan hệ giữa lưu lượng qua tổ máy và mực nước tại hạ lưu vị trí nhà máy thủy điện Thác Mơ cho trong bảng sau.

Quan hệ lưu lượng - mực nước hạ lưu nhà máy thủy điện Thác Mơ Q = f(zhl)

Q (m3/s)

0

50

100

150

200

250

310

400

500

Z(m)

108,5

110,04

111,00

111,73

112,34

112,88

113,46

114,23

114,99

Q (m3/s)

600

700

800

900

1000

1130

1250

1420

1600

Z(m)

115,68

116,31

116,89

117,423

117,90

118,46

118,94

119,67

120,26

Q (m3/s)

1780

2000

2300

2600

3000

3500

4000

4500

5000

Z(m)

120,79

121,39

122,11

122,75

123,51

124,36

125,12

125,83

126,47

PHỤ LỤC 4

TỌA ĐỘ BIỂU ĐỒ ĐIỀU PHỐI VẬN HÀNH HỒ CHỨA TĐ THÁC MƠ

Đơn vị: m

Tháng

Vùng phát công suất lớn nhất có thể

vùng phát công suất lớn nhất có thể, vùng xả nước đón lũ

vùng nâng cao công suất

vùng công suất đảm bảo

Vùng hạn chế công suất

Gii hạn trên

Giới hạn dưới

Giới hạn trên

Gii hạn dưới

Giới hạn trên

Giới hạn dưới

Giới hạn trên

Giới hạn dưới

Giới hạn trên

Giới hạn dưới

10-T7

220,8

216

216

215,5

216

207,5

207,5

201,1

201,1

198

20-T7

220,8

216

216

215,5

216

208,7

208,7

200,5

200,5

198

31-T7

220,8

216

216

215,5

216

209,7

209,7

200,94

200,94

198

10-T8

220,8

216

216

215,5

216

210,6

210,6

201,84

201,84

198

20-T8

220,8

216

216

215,5

216

211,7

211,7

203,2

203,2

198

31-T8

220,8

216

216

215,5

216

212,7

212,7

205,05

205,05

198

10-T9

220,8

216

216

215,5

216

213,7

213,7

206,85

206,85

198

20-T9

220,8

216

216

215,5

216

214,7

214,7

208,6

208,6

198

30-T9

220,8

216

216

215,5

216

216

216

209,8

209,8

198

10-T10

220,8

216-218

216-218

216

216-218

216,7

216,7

211,7

211,7

198

20-T10

220,8

216-218

216-218

216

216-218

217,5

217,5

213,4

213,4

198

31-T10

220,8

216-218

216-218

216

216-218

218

218

214,9

214,9

198

10-T11

220,8

217-218

217-218

217

217-218

218

218

215,4

215,4

198

20-T11

220,8

217-218

217-218

217

217-218

218

218

215,9

215,9

198

30-T11

220,8

217-218

217-218

217

217-218

218

218

216,4

216,4

198

10-T12

220,8

218

218

218

218

217,1

217,1

198

20-T12

220,8

218

218

218

218

216,8

216,8

198

31-T12

220,8

218

218

218

218

216,3

216,3

198

10-T1

220,8

218

218

217,6

217,6

215,9

215,9

198

20-T1

220,8

218

218

217,1

217,1

215,4

215,4

198

31-T1

220,8

218

218

216,5

216,5

214,9

214,9

198

10-T2

220,8

218

218

216

216

214,3

214,3

198

20-T2

220,8

218

218

215,3

215,3

213,5

213,5

198

28-T2

220,8

218

218

214,8

214,8

212,8

212,8

198

10-T3

220,8

218

218

214,1

214,1

212

212

198

20-T3

220,8

218

218

213,5

213,5

211,2

211,2

198

31-T3

220,8

218

218

212,7

212,7

210,4

210,4

198

10-T4

220,8

218

218

212,1

212,1

209,5

209,5

198

20-T4

220,8

218

218

211,3

211,3

208,4

208,4

198

30-T4

220,8

218

218

210,7

210,7

207,2

207,2

198

10-T5

220,8

218

218

210,1

210,1

206,1

206,1

198

20-T5

220,8

218

218

209,5

209,5

205,1

205,1

198

31-T5

220,8

218

218

208,7

208,7

204,1

204,1

198

10-T6

220,8

218

218

208,2

208,2

203,6

203,6

198

20-T6

220,8

218

218

207,6

207,6

203,2

203,2

198

30-T6

220,8

218

218

207

207

203,2

203,2

198

Ghi chú: Tử số: Nếu có bão, áp thấp nhiệt đới và các hình thế thời tiết gây mưa, lũ trên lưu vực

Mu số: Nếu không xuất hiện hình thế thời tiết có khả năng gây, lũ trên lưu vực

PHỤ LỤC 5

BIỂU ĐỒ ĐIỀU PHỐI VẬN HÀNH HỒ CHỨA TĐ THÁC MƠ

PHỤ LỤC 6

BẢNG, HÌNH QUAN HỆ GIỮA MỰC NƯỚC VÀ LƯU LƯỢNG XẢ NƯỚC QUA TRÀN KHÍ 4 CỬA MỞ TỪNG NẤC VÀ MỞ HOÀN TOÀN

Độ mở 4 cửa van a (m)

0,5x4

1x4

2x4

3x4

4x4

5x4

6x4

Mở hoàn toàn 4 cửa van

CAO TRÌNH MỰC NƯỚC THƯỢNG LƯU (m)

207,0

-

207,5

23

208,0

65

208,5

120

209,0

186

209,5

263

210,0

89

348

210,5

98

190

442

211,0

105

204

543

211,5

111

218

418

652

212,0

118

231

442

767

212,5

124

243

468

684

888

213,0

129

254

492

720

1.015

213,5

135

266

515

753

1.148

214,0

140

276

536

783

1.026

1.285

214,5

145

286

557

812

1.067

1.427

215,0

150

296

577

844

1.109

1.373

1.575

215,5

155

306

597

874

1.146

1.413

1.727

216,0

159

315

616

904

1.183

1.456

1.883

216,5

164

324

635

932

1.217

1.503

1.796

2.043

217,0

168

332

653

959

1.250

1.549

1.838

2.207

217,5

172

341

670

985

1.287

1.592

1.886

2.375

218,0

176

349

687

1.011

1.323

1.633

1.934

2.547

219,0

2.874

220,0

3.241

221,0

3.616

PHỤ LỤC 7

QUAN HỆ GIỮA TRÌNH TỰ MỞ VÀ LƯU LƯỢNG XẢ QUA TRÀN THỦY ĐIỆN THÁC MƠ TẠI MỰC NƯỚC DÂNG BT 218 M

Nấc mở

Độ mở cửa van (m)

Trình tự mở cửa van/Tổng lưu lượng xả qua tràn (m3/s)

Cửa van số I

Cửa van số II

Cửa van số III

Cửa van số IV

Nấc 1

0,5

3/132

1/44

2/88

4/176

Nấc 2

1

7/305,75

5/219,25

6/262,5

8/349

Nấc 3

1,5

11/477,25

9/391,75

10/434,5

12/520

Nấc 4

2

15/645,25

13/561,75

14/603,5

16/687

Nấc 5

3

19/930

17/768

18/849

20/1011

Nấc 6

4

23/1245

21/1089

22/1167

24/1323

Nấc 7

5

27/1555,5

25/1400,5

26/1478

28/1633

Nấc 8

6

31/1858,75

29/1708,25

30/1783,5

32/1934

Nấc 9

Mở hoàn toàn

35/2393,75

33/2087,25

34/2240,5

36/2547

Ghi chú: Tử số là số chi trình tự m, mẫu số là Tổng lưu lượng xả tương ứng

PHỤ LỤC 8

QUAN HỆ GIỮA TRÌNH TỰ MỞ VÀ LƯU LƯỢNG XẢ QUA TRÀN THỦY ĐIỆN THÁC MƠ TẠI MỰC NƯỚC TRƯỚC LŨ 216 M

Nấc mở

Đ mở cửa van (m)

Trình tự mở cửa van/Tổng lưu lượng xả qua tràn (m3/s)

Cửa van số I

Cửa van số II

Cửa van số III

Cửa van số IV

Nấc 1

0,5

3/120

1/40

2/80

4/159

Nấc 2

1

7/276

5/198

6/237

8/315

Nấc 3

1,5

11/429

9/353

10/391

12/467

Nấc 4

2

15/540

13/390

14/465

16/615

Nấc 5

3

19/831

17/687

18/759

20/903

Nấc 6

4

23/1113

21/973

22/1043

24/1183

Nấc 7

5

27/1387

25/1251

26/1319

28/1455

Nấc 8

Mở hoàn toàn

31/1776

29/1562

30/1669

32/1883

PHỤ LỤC 9

QUAN HỆ GIỮA TRÌNH TỰ MỞ VÀ LƯU LƯỢNG XẢ QUA TRÀN THỦY ĐIỆN THÁC MƠ TẠI MỰC NƯỚC ĐÓN LŨ 215,5 M

Nấc mở

Đ mở cửa van (m)

Trình tự mở ca van/Tổng lưu lượng xả qua tràn (m3/s)

Cửa van số I

Cửa van số II

Cửa van số III

Cửa van số IV

Nấc 1

0,5

3/116,25

1/38,75

2/77,5

4/155

Nấc 2

1

7/268,25

5/192,75

6/230,5

8/306

Nấc 3

1,5

11/416,25

9/342,75

10/379,5

12/453

Nấc 4

2

15/561

13/489

14/525

16/597

Nấc 5

3

19/804,75

17/666,25

18/735,5

20/874

Nấc 6

4

23/1078

21/942

22/1010

24/1146

Nấc 7

5

27/1346,25

25/1212,75

26/1279,5

28/1413

Nấc 8

Mở hoàn toàn

31/1648,5

29/1491,5

30/1570

32/1727

PHỤ LỤC 10

KHOẢNG MỰC NƯỚC ĐỂ ĐIỀU HÀNH HỒ THÁC MƠ TRONG MÙA CẠN
(Kèm theo Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Khoảng thời gian
(ngày/tháng)

Khoảng mực nước (m)

Từ

Đến

Từ

Đến

1

01/12

11/12

216,1

217,1

2

11/12

21/12

215,8

216,8

3

21/12

01/01

215,5

216,3

4

01/01

11/01

215,0

215,9

5

11/01

21/01

214,4

215,4

6

21/01

01/02

213,7

214,9

7

01/02

11/02

213,2

214,3

8

11/02

21/02

212,5

213,5

9

21/02

01/3

211,8

212,8

10

01/3

11/3

211,1

212,0

11

11/3

21/3

210,2

211,2

12

21/3

01/4

209,3

210,4

13

01/4

11/4

208,2

209,5

14

11/4

21/4

207,1

208,4

15

21/4

01/5

206,0

207,2

16

01/5

11/5

204,7

206,1

17

11/5

21/5

203,5

205,1

18

21/5

01/6

202,9

204,1

19

01/6

11/6

202,5

203,6

20

11/6

21/6

202,2

203,2

21

21/6

30/6

202,2

203,2

22

30/6

11/7

(*)

(*)

23

11/7

21/7

(*)

(*)

24

21/7

31/7

(*)

PHỤ LỤC 11

BIỂU ĐỒ ĐIỀU TIẾT LŨ THIẾT KẾ (P=0,5%)

PHỤ LỤC 12

BIỂU ĐỒ ĐIỀU TIẾT LŨ KIỂM TRA (P=0,1%)

PHỤ LỤC 13

BIỂU ĐỒ ĐIỀU TIẾT LŨ VƯỢT THIẾT KẾ (P=0,02%)

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1930/QĐ-BCT ngày 26/09/2022 phê duyệt Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện Thác Mơ do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.927

DMCA.com Protection Status
IP: 18.227.24.208
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!