Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 184/2006/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 10/08/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
*******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*******

Số: 184/2006/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày  10  tháng 08 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 184/2006/QĐ-TTG NGÀY 10 THÁNG 8 NĂM 2006 PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH QUỐC GIA THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC STOCKHOLM VỀ CÁC CHẤT Ô NHIỄM HỮU CƠ KHÓ PHÂN HỦY

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 68/2005/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về an toàn hoá chất;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch quốc gia thực hiện Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (sau đây gọi tắt là Kế hoạch) với các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ (Persistent Orgamc Polutants, viết tắt là POPs) và Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy:

a) Các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ là các hoá chất rất độc hại, tồn tại bền vững trong môi trường và rất khó phân huỷ, có khả năng phát tán rộng và tích tụ sinh học cao trong các mô của sinh vật, gây tác hại nghiêm trọng cho sức khoẻ con người (gây ra các bệnh về sinh sản, thần kinh, miễn dịch, ung thư, tổn thương đen,... ), đa dạng sinh học và môi trường sống.

Tại thời điểm hiện nay, Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ (sau đây gọi tắt là Công ước Stockholm) quy định việc quản lý an toàn hoá chất, giảm thiểu và tiến tới tiêu huỷ hoàn toàn 12 hoá chất hoặc nhóm hoá chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ độc hại sau đây: Aldrin, Chlordane, Dieldrin, Endrin, Heptachlor, Hexachlorobenzene, Mirex, Toxaphene, DDT [1,l,l-trichloro-2,2-bis (4-chlorophenyl) ethane], PCB (Polychlorinated Biphenyls), Dioxins (polychlorinated dibenzo-p-dioxins) và Furans (Polychlorinated dibenzofurans). Chín chất đầu tiên do con người tạo ra để làm thuốc bảo vệ thực vật và chất diệt côn trung; nhóm chất thứ mười PCB được sử dụng trong dầu cách điện, truyền nhiệt; hai nhóm chất cuối cùng (Dioxins và Furans) là các hoá chất phát sinh không chủ định, thường do hoạt động sản xuất công nghiệp, sinh hoạt hoặc xử lý chất thải sinh ra.

Trong 12 chất hoặc nhóm chất trên, nước ta đã cấm sử dụng 9 loại thuốc bảo vệ thực vật là các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ và hạn chế việc nhập khẩu và sử dụng PCB. Vì vậy, để triển khai các cam kết trong Công ước Stockholm. Việt Nam phải thực hiện:

- Áp dụng các biện pháp, công nghệ tiên tiến để giảm thiểu sự hình thành và phát sinh không có chủ định các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ là Dioxin và Furans;

- Ngăn ngừa việc nhập khẩu và sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật đã bị cấm sử dụng; tiêu hủy các kho thuốc bảo vệ thực vật là các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ còn tồn lưu; xử lý ô nhiễm các kho bãi, khu vực chôn lấp thuốc bảo vệ thực vật trước kia; tẩy độc các khu vực bị ô nhiễm nghiêm trọng do Dioxin từ chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam;

- Loại bỏ theo lộ trình phù hợp và tiêu hủy an toàn PCB và thiết bị chứa PCB đã bị thải bỏ.

b) Công ước Stockholm được các nước ký kết thực hiện nhằm mục đích bảo vệ sức khoẻ con người, đa dạng sinh học và môi trường sống trước những nguy cơ, rủi ro do các hoá chất rất độc hại là các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ gây ra. Công ước Stockholm quy định việc ngừng sản xuất, hạn chế sử dụng và tiến tới tiêu hủy hoàn toàn một số chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy do con người tạo ra, đồng thời thực hiện các biện pháp cần thiết để giảm thiểu liên tục sự phát sinh không chủ định các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy do hoạt động sản xuất công nghiệp, sinh hoạt hoặc xử lý chất thải sinh ra.

2. Mục tiêu của Kế hoạch:

a) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật, thể chế để quản lý an toàn hoá chất, giảm thiểu và tiến tới loại bỏ các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy;

b) Tăng cường năng lực về khoa học công nghệ, thông tin, tài chính để phòng ngừa, kiểm soát và xử lý an toàn đối với các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy;

c) Kiểm soát, xử lý và tiêu huỷ hoàn toàn các kho thuốc bảo vệ thực vật là các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy - những hoá chất rất độc hại đã bị loại bỏ, còn tồn lưu vào năm 2010;

d) Xử lý triệt để các khu vực ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật là các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy và Dioxins từ chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam

đ) Giảm thiểu lượng phát thải PCB vào môi trường; loại bỏ việc sử dụng PCB trong các thiết bị, máy móc vào năm 2020 và tiêu huỷ an toàn PCB vào năm 2028;

e) Giảm thiểu liên tục lượng phát thải các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hình thành không chủ định (Dioxins và Furans).

3. Nguyên tắc chỉ đạo thực hiện Kế hoạch:

a) Lấy phòng ngừa là chính, coi các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy là hiểm hoạ trước mắt và lâu dài, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ con người, đa dạng sinh học và môi trường sống;

b) Việc quản lý an toàn, giảm thiểu và loại bỏ các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và triệt để;

c) Các nhiệm vụ của Kế hoạch phải bảo đảm tính khả thi, phù hợp với mục tiêu của Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia, đồng thời đáp ứng yêu cầu của Công ước Stockholm;

d) Việc thực hiện Kế hoạch phải bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ, toàn diện và có sự liên kết tham gia của các cấp, các ngành, cộng đồng và mọi người dân;

đ) Lấy khoa học, công nghệ làm nền tảng; phát huy nội lực kết hợp với sử dụng kinh nghiệm và sự giúp đỡ của quốc tế; áp dụng các công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch và thân thiện với môi trường để quản lý an toàn, giảm thiểu, xử lý có hiệu quả các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy.

4. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Kế hoạch:

a) Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật:

Rà soát hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật hiện hành có liên quan đến các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy để có sự sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp, trong đó ưu tiên các chính sách sau đây:

- Chính sách quản lý liên ngành về an toàn hóa chất, trong đó có các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy và các hóa chất, chất thải độc hại khác có liên quan;

- Chính sách khuyến khích các hoạt động giảm thiểu, thay thế và loại bỏ các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy;

- Chính sách ưu đãi, hỗ trợ về vốn, thuế, phí, quyền sử dụng đất đai, chuyển giao công nghệ đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thực hiện các biện pháp giảm thiểu, thay thế và loại bỏ các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy;

- Quy định các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có khả năng phát thải các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy không chủ định phải tự quan trắc và định kỳ báo cáo kết quả quan trắc các chất này với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

- Sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới các tiêu chuẩn môi trường làm cơ sở để quản lý an toàn và tiêu hủy các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy;

- Cơ chế công khai thông tin về tình hình ô nhiễm môi trường do các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy gây ra cho cộng đồng và cơ chế cộng đồng tham gia giám sát, quản lý an toàn đối với các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy.

b) Tăng cường năng lực quản lý các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy:

- Tăng cường năng lực cho cơ quan đầu mối quốc gia và các cơ quan chức năng khác có liên quan trong việc quản lý nhà nước đối với các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy; đào tạo và xây dựng nguồn nhân lực quản lý, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy; xây dựng và đưa chương trình, nội dung đào tạo về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy vào các trường đại học để giảng dạy, học tập;

- Xây dựng và phát triển năng lực kỹ thuật cho các cơ sở quan trắc và xử lý ô nhiễm môi trường do các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy gây ra;

- Xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin quốc gia về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy và các hóa chất, chất thải nguy hại khác để chia sẻ dữ liệu, thông tin giữa các bên có liên quan.

c) Đẩy mạnh công tác điều tra, nghiên cứu và áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại trong quản lý an toàn, giảm thiểu, tiêu huỷ và loại bỏ các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy:

- Điều tra, thống kê, quan trắc, đánh giá và cập nhật cơ sở dữ liệu về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy;

- Xây dựng và áp dụng các hướng dẫn kỹ thuật về thống kê, đánh giá, báo cáo về lượng tồn lưu, phát thải, sử dụng, vận chuyển, xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy;

- Đánh giá, phân loại và xây dựng lộ trình xử lý các khu vực bị ô nhiễm do các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy gây ra; nghiên cứu và áp dụng các giải pháp phục hồi môi trường tại các khu vực bị ô nhiễm do các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, ưu tiên xử lý các cơ sở trong danh mục của "Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng" ban hành kèm theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ;

- Xây dựng và thực hiện chương trình quốc gia, ngành về quản lý an toàn hoá chất và thay thế dầu chứa PCB, các thiết bị và sản phẩm công nghiệp cha PCB, trong đó tập trung vào ngành điện;

- Xây dựng chương trình phân tích, quan trắc và cập nhật dữ liệu về nguồn và lượng phát thải các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hình thành không chủ định, ưu tiên đối với các nguồn có nguy cơ cao ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, đa dạng sinh học và môi trường;

- Nghiên cứu, chuyển giao và áp dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại, công nghệ sạch và thân thiện với môi trường để giảm thiểu lượng phát thải các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy không chủ định, tập trung vào các ngành sản xuất kim loại, vật liệu xây dựng, hóa chất và xử lý chất thải.

d) Nâng cao nhận thức, vai trò và trách nhiệm của các cấp, các ngành, cộng đồng dân cư và mọi người dân trong việc quản lý an toàn hóa chất, giảm thiểu và loại bỏ các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy:

- Điều tra, nghiên cửu ảnh hưởng của các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy đối với sức khoẻ con người, đa dạng sinh học và môi trường sống;

- Xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo, nâng cao nhận thức, phổ biến kiến thức về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy cho các cán bộ quản lý, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư;

- Xác định trách nhiệm và xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương có liên quan đến quản lý các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy;

- Huy động sự tham gia rộng rãi và tạo cơ chế thuận lợi để cộng đồng dân cư, các tổ chức xã hội và mọi người dân chủ động tham gia vào việc quản lý an toàn và giám sát việc sử dụng các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy;

- Công bố công khai thông tin về các cơ sở gây ô nhiễm môi trường do sử dụng các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy gây ra.

đ) Tăng cường và đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư:

- Tăng mức đầu tư từ ngân sách nhà nước, thu hút nguồn vốn ODA và huy động các nguồn vốn khác cho việc quản lý an toàn, giảm thiểu, tiêu huỷ và loại bỏ các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy;

- Gắn việc quản lý an toàn, giảm thiểu, tiêu huỷ và loại bỏ hoàn toàn các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trong các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội nhằm sử dụng tổng hợp nguồn lực một cách có hiệu quả.

e) Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế:

- Thực hiện đầy đủ trách nhiệm thành viên của Việt Nam đối với Công ước Stockholm. Xây dựng cơ chế để đăng ký miễn trừ, bổ sung danh sách các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy cần quản lý và báo cáo định kỳ kết quả thực hiện Công ước Stockholm tại Việt Nam;

- Tham gia các hoạt động hợp tác song phương và đa phương về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trong khu vực và quốc tế, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, trao đổi chuyên gia về việc thực hiện Công ước Stockholm;

- Tích cực tham gia thực hiện chương trình quan trắc các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy ở khu vực và toàn cầu;

- Điều phối, gắn kết các hoạt động triển khai thực hiện Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy với các công ước, thỏa thuận bảo vệ môi trường có liên quan.

5. Tổ chức thực hiện Kế hoạch:

a) Để triển khai thực hiện cáo mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch, giao các Bộ khẩn trương chủ trì xây dựng, phê duyệt hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt 15 đề án sau đây:

- Đề án hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý an toàn các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ (Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì);

- Đề án quản lý an toàn, tiêu huỷ và loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật dạng các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ tồn lưu (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì);

- Đề án xử lý triệt để các khu vực bị ô nhiễm Dioxin từ các chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam (Bộ Quốc phòng chủ trì);

- Đề án quản lý chất thải y tế để giảm thiểu lượng phát thải các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy và một số chất độc hại khác (Bộ Y tế chủ trì);

- Đề án xử lý triệt để các khu vực bị ô nhiễm môi trường do các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ là thuốc bảo vệ thực vật và PCB gây ra (Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì);

- Đề án quản lý an toàn hoá chất, loại bỏ sử dụng và tiêu huỷ đối với PCB, các sản phẩm chứa PCB trong ngành điện và các sản phẩm công nghiệp (Bộ Công nghiệp chủ trì);

- Đề án xây dựng, phát triển năng lực kỹ thuật cho các cơ sở quan trắc và phân tích kết quả quan trắc các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ; thiết lập mạng lưới phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn để phân tích, đánh giá mức độ ô nhiễm và tác động xấu của các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ đối với sức khỏe con người, đa dạng sinh học và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì);

- Đề án khuyến khích, hỗ trợ việc áp dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, kinh nghiệm bảo vệ môi trường tốt nhất hiện có để giảm thiểu và loại trừ phát thải các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ hình thành không chủ định do các hoạt động sản xuất công nghiệp, sinh hoạt và xử lý chất thải gây ra (Bộ Công nghiệp chủ trì);

- Đề án điều tra và nghiên cứu tác động xấu của môi trường bị ô nhiễm do các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ đối với sức khỏe cộng đồng (Bộ Y tế chủ trì);

- Đề án tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về tác hại của các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ (Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì);

- Đề án tăng cường nguồn lực hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho các hoạt động triển khai thực hiện Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ tại Việt Nam (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì);

- Đề án nâng cao năng lực quản lý, kiểm soát việc sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng, lưu giữ, vận chuyển các hóa chất đã bị cấm sử dụng tại Việt Nam (Bộ Thương mại chủ trì);

- Đề án nghiên cứu, xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn phát thải, tiêu chuẩn công nghệ liên quan đến các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập (Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì);

- Đề án xây dựng hệ thống thông tin quốc gia về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ, tăng cường sự tham gia của các bên có liên quan, cộng đồng dân cư và mọi người dân trong quản lý an toàn đối với các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ (Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì);

- Đề án điều tra và đánh giá tình hình quản lý các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trên phạm vi toàn quốc (Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì).

b) Phân công trách nhiệm:

- Bộ tài nguyên và môi trường với tư cách là cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Công ước Stockholm có trách nhiệm chủ trì, tổ chức thực hiện Kế hoạch; đôn đốc, kiểm tra các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện các nhiệm vụ đã được phân công; tổng hợp số liệu, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch lên Thủ tướng Chính phủ và Ban thư ký Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ;

- Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo phạm vi quản lý, có nhiệm vụ xây dựng và tổ chức thực hiện các nội dung của Kế hoạch đã được phân công, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện lên Thủ tướng Chính phủ và cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Công ước Stockholm là Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính cân đối, bố trí vốn từ ngân sách nhà nước và từ các nguồn vốn khác trong kế hoạch hàng năm và dài hạn để thực hiện có hiệu quả các nội dung, đề án của Kế hoạch.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Quyết định này. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 184/2006/QD-TTg

Hanoi, August 10, 2006

 

DECISION

APPROVING THE NATIONAL PLAN ON IMPLEMENTATION OF THE STOCKHOLM CONVENTION ON PERSISTENT ORGANIC POLLUTANTS

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 29, 2005 Law on Environmental Protection;
Pursuant to the Government's Decree No. 68/2005/ND-CP of May 20, 2005, on chemical safety;
At the proposal of the Minister of Natural Resources and Environment,

DECIDES:

Article 1.- To approve the national plan on implementation of the Stockholm Convention on Persistent Organic Pollutants (hereinafter referred to as the plan for short) with the following principal contents:

1. Regarding persistent organic pollutants (POPs) and the Stockholm Convention on POPs:

a/ POPs are extremely toxic chemicals which persist in the environment, capable of wide spread and high bio-accumulation in bio-tissues, causing serious harms to human health (reproductive, mental or immunity diseases, cancer, genetic injuries, etc.), biodiversity and the living environment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Of the above-said 12 substances and substance groups, Vietnam has banned the use of 9 plant protection drugs being POPs and restricted the import and use of PCB. Therefore, in order to implement the commitments to the Stockholm Convention, Vietnam shall have to:

- Apply measures and advanced technologies to minimize the unintentional formation of POPs being Dioxins and Furans;

- Prevent the import and use of plant protection drugs banned from use; demolish storehouses of plant protection drugs being residual POPs; treat pollution at former plant protection drug warehouses, yards and burial sites; detoxify areas which are severely polluted by dioxins used by the US during the Vietnam war;

- Eliminate according to an appropriate roadmap and dispose of PCB and discarded PCB-containing equipment in a safe manner.

b/ The Stockholm Convention, signed for implementation by many countries, aims to protect human health, biodiversity and the living environment from threats and risks posed by very toxic chemicals being POPs. The Stockholm Convention provides for cessation of the production, restriction of the use and elimination of several POPs made of by humans, and application of necessary measures to continuously minimize the unintentional formation of POPs through industrial production, daily life or waste treatment activities.

2. The plan's objectives:

a/ To formulate and perfect mechanisms, policies, laws and institutions for chemical safety management, minimization and elimination of POPs;

b/ To enhance scientific, technological, information and financial capabilities to prevent, control and treat POPs in a safe manner;

c/ To control, treat and entirely demolish by 2010 storehouses of plant protection drugs being POPs - toxic chemicals which have been eliminated but still exist;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ To minimize by 2020 the release of PCB into the environment and eliminate the use of PCB in equipment and machinery, and dispose of PCB by 2028 in a safe manner;

f/ To continuously minimize the release of unintentionally formed POPs (Dioxins and Furans).

3. Guiding principles for implementation of the plan:

a/ Taking prevention as the main activity, considering POPs immediate and long-term threats which directly affect human health, biodiversity and the living environment;

b/ Safety management, minimization and elimination of POPs should be conducted regularly, continuously and resolutely;

c/ The plan's tasks should be feasible and suitable to the objectives of the national strategy on environmental protection, and at the same time, meet the requirements of the Stockholm Convention;

d/ The implementation of the plan should be systematic, coordinated, comprehensive and participated by various levels, branches, communities and all the people;

e/ Taking science and technology as a foundation; bringing into play internal strengths in combination with the use of international experience and assistance; applying advanced, clean and environmentally friendly technologies for safety management, minimization and efficient treatment of POPs.

4. Tasks and solutions to implementation of the plan:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To review current mechanisms, policies and laws concerning POPs in order to make appropriate amendments and supplements, with priority given to the following policies:

- Inter-branch policies on management of the safety of chemicals, including POPs and other related toxic chemicals and wastes;

- Policies for encouraging activities to minimize, replace and eliminate POPs;

- Policies to grant capital, tax, charge, land use right or technology transfer preferences or supports to production, business and service establishments applying measures to minimize, replace or eliminate POPs;

- Production, business and service establishments which might unintentionally release POPs must monitor by themselves and regularly report on the results of monitoring these pollutants to competent state management agencies;

- Amending, supplementing or formulating environmental standards for use as a basis for safety management and disposal of POPs;

- Mechanisms for publicizing information on the situation of environmental pollution caused by POPs to the community and mechanisms on the community's participation in supervision and safety management of POPs.

b/ Enhancing the capability to manage POPs:

- Enhancing the capability of the national focal agency and other relevant functional agencies in the state management of POPs; training and building human resources for management, scientific research and technological development in the treatment of POPs; developing and introducing training programs and contents on POPs into universities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Building a national database and information system on POPs as well as other toxic chemicals and wastes for data and information sharing among relevant parties.

c/ Stepping up investigation, research and application of advanced and modern scientific and technological solutions in safety management, minimization, disposal and elimination of POPs:

- Investigating, making statistics, monitoring, assessing and updating databases on POPs;

- Formulating and applying technical guidance on making statistics, assessing and reporting on the residual volumes, release, use, transportation and treatment of POPs;

- Assessing and classifying, and building a roadmap for treating, areas polluted by POPs; researching and applying environmental rehabilitation solutions at areas polluted by POPs, with priority given to treating establishments on the list enclosed with the plan for resolutely treating seriously polluting establishments, issued together with the Prime Minister's Decision No. 64/2003/QD-TTg of April 22, 2003;

- Formulating and implementing national and branch programs on management of chemical safety and replacement of PCB-containing oils, equipment and industrial products, focusing on the electricity industry;

- Formulating programs on analyzing, monitoring and updating databases on sources and volumes of release of unintentionally formed POPs, with priority given to high-risk sources, which affect human health, biodiversity and the environment;

- Researching, transferring and applying advanced, modern, clean and environmentally friendly technologies in order to minimize the release of unintentionally formed POPs, concentrating on metallurgy, construction material, chemical, and waste treatment industries.

d/ Raising the awareness, role and responsibilities of various levels, branches, population communities and all the people in chemical safety management, minimization and elimination of POPs:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Formulating and implementing programs on training for raising awareness about, and popularizing knowledge of, POPs among managerial officials, enterprises and population communities;

- Defining the responsibilities, and building mechanisms for coordinated operation, of central and local state management agencies involved in the management of POPs;

- Mobilizing the wide participation of, and creating favorable mechanisms for, population communities, social organizations and all the people to actively participate in managing the safety, and supervising the use, of POPs;

- Publicizing information on establishments causing environmental pollution by the use of POPs.

e/ Increasing and diversifying investment capital sources:

- Increasing state budget investment, attracting ODA and mobilizing other capital sources for safety management, minimization, disposal and elimination of POPs;

- Integrating the safety management, minimization, disposal and elimination of POPs into socio-economic development programs, plans and projects with a view to efficiently using resources.

f/ Expanding, and raising the efficiency of, international cooperation:

- To fulfill Vietnam's member responsibilities towards the Stockholm Convention. To build mechanisms for exemptions registration, and addition to the list, of POPs subject to management and periodically report on the results of implementation of the Stockholm Convention in Vietnam;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To actively participate in the implementation of regional and global programs on monitoring POPs;

- To coordinate and combine the implementation of the Stockholm Convention on POPs with that of relevant conventions and agreements on environmental protection.

5. Organization of implementation of the plan:

a/ For the implementation of the plan's objectives and tasks, ministries are assigned to expeditiously formulate and approve or submit to the Prime Minister for consideration and approval the following 15 schemes:

- A scheme on perfecting mechanisms, policies and laws on safety management of POPs (under the charge of the Ministry of Natural Resources and Environment);

- A scheme on safety management, disposal and elimination of the use of plant protection drugs in the form of residual POPs (under the charge of the Ministry of Agriculture and Rural Development);

- A scheme on thoroughly treating areas polluted by dioxins used by the US during the Vietnam war (under the charge of the Ministry of Defense);

- A scheme on the management of medical wastes for minimizing the release of POPs and several other toxic substances (under the charge of the Ministry of Health);

- A scheme on thoroughly treating areas polluted by POPs being plant protection drugs and PCB (under the charge of the Ministry of Natural Resources and Environment);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- A scheme on building and developing technical capabilities of establishments which monitor and analyze the results of monitoring POPs; establishing a network of standard laboratories for analyzing and assessing the extent of pollution and adverse effects of POPs on human health, biodiversity and the environment (under the charge of the Ministry of Natural Resources and Environment);

- A scheme on encouraging and supporting the application of advanced, modern, clean and environmentally friendly technologies as well as current best environmental protection experience to minimize and eliminate the release of POPs unintentionally formed through industrial production, daily life or waste treatment activities (under the charge of the Ministry of Industry);

- A scheme on investigating and researching into adverse impacts of POPs- polluted environment on community health (under the charge of the Ministry of Health);

- A scheme on disseminating, educating and raising awareness about harms of POPs (under the charge of the Ministry of Natural Resources and Environment);

- A scheme on increasing technical and financial support resources for implementation of the Stockholm Convention on POPs in Vietnam (under the charge of the Ministry of Planning and Investment);

- A scheme on raising the capability to manage and control the production, import, export, use, storage and transportation of chemicals banned from use in Vietnam (under the charge of the Ministry of Trade);

- A scheme on researching into and formulating POPs release standards and technological standards to meet development and integration requirements (under the charge of the Ministry of Science and Technology);

- A scheme on building a national system of information on POPs, enhancing the participation of involved parties, population communities and all the people in safety management of POPs (under the charge of the Ministry of Natural Resources and Environment);

- A scheme on investigating and assessing POPs management nationwide (management the Ministry of Natural Resources and Environment).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The Ministry of Natural Resources and Environment shall, in the capacity as the national focal agency for implementation of the Stockholm Convention, assume the prime responsibility for organizing the implementation of the plan; urge and inspect ministries, branches and provincial/municipal People's Committees in the performance of their assigned tasks; synthesize data and periodically report the results of implementation of the plan to the Prime Minister and the Secretariat of the Stockholm Convention on POPs;

- Ministries, branches and provincial/municipal People's Committees shall, within their respective scope of management, elaborate, and organize the performance of their assigned tasks according to the plan, and periodically report the performance results to the Prime Minister and the Ministry of Natural Resources and Environment which is the national focal agency for implementation of the Stockholm Convention;

- The Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall apportion and include state budget capital and capital of other sources in annual and long-term plans for efficient implementation of the tasks and schemes under the plan.

Article 2.- This Decision shall take effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

The Minister of Natural Resources and Environment shall guide and organize the implementation of this Decision.

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, presidents of provincial/municipal People's Committees as well as concerned agencies and units shall have to implement this Decision.

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 184/2006/QĐ-TTg ngày 10/08/2006 phê duyệt kế hoạch quốc gia thực hiện công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.113

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.105.215
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!