Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1775/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 21/11/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1775/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN QUẢN LÝ PHÁT THẢI KHÍ GÂY HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH; QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TÍN CHỈ CÁC-BON RA THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính; quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon ra thị trường thế giới với những nội dung sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ ÁN

1. Quan điểm

a) Quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính

- Quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính (sau đây gọi tắt là khí nhà kính) phải phù hợp với chiến lược, chính sách, bối cảnh trong nước và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, hướng tới phát triển nền kinh tế các-bon thấp, tăng trưởng xanh.

- Quản lý phát thải khí nhà kính được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho từng giai đoạn đối với các nguồn phát thải khí nhà kính chủ yếu trong các lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất, lâm nghiệp (LULUCF) và chất thải.

- Nhà nước bảo đảm các nguồn lực cần thiết, khuyến khích và huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế, hỗ trợ của quốc tế về tài chính, công nghệ, tăng cường năng lực trong việc quản lý phát thải khí nhà kính.

b) Quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon ra thị trường thế giới

- Tăng cường công tác quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon trên cơ sở thực hiện đúng các quy định trong nước và thế giới.

- Hình thành thị trường các-bon trong nước và tham gia thị trường các-bon thế giới.

2. Mục tiêu

a) Quản lý phát thải khí nhà kính

- Mục tiêu chung: Quản lý phát thải khí nhà kính nhằm thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, đồng thời tận dụng các cơ hội để phát triển nền kinh tế các-bon thấp, tăng trưởng xanh và cùng cộng đồng quốc tế trong nỗ lực giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đất nước.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Tăng cường năng lực kiểm kê khí nhà kính quốc gia cho các Bộ, ngành, địa phương có liên quan trong hệ thống kiểm kê quốc gia khí nhà kính. Thiết lập, vận hành hệ thống quốc gia kiểm kê khí nhà kính và thực hiện kiểm kê định kỳ hai (02) năm một lần theo quy trình;

+ Phổ biến, áp dụng các công nghệ giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính tiềm năng tại Việt Nam;

+ Xây dựng khung - chương trình các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với, hoàn cảnh quốc gia (NAMA) của Việt Nam và đăng ký, triển khai rộng các NAMA. Thực hiện báo cáo định kỳ về biến đổi khí hậu và cập nhật các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong nước;

+ Hình thành và đưa vào hoạt động hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm tra (MRV) cấp quốc gia;

+ Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương, doanh nghiệp, cộng đồng;

+ Tăng cường hợp tác quốc tế nhầm tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính và chuyển giao công nghệ của quốc tế trong việc thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu.

b) Quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon ra thị trường thế giới

- Mục tiêu chung: Quản lý, giám sát hiệu quả các hoạt động mua bán, chuyển giao tín chỉ các-bon được tạo ra từ các cơ chế trong và ngoài khuôn khổ Nghị định thư Kyoto ra thị trường thế giới.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý đối với hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon được tạo ra từ Cơ chế phát triển sạch (CDM) thuộc Nghị định thư Kyoto; xây dựng, ban hành các quy định, cơ chế, chính sách có liên quan để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có thể đầu tư, kinh doanh tín chỉ các-bon ra thị trường thế giới;

+ Góp phần phát triển bền vững đất nước từ các lợi ích thu được thông qua hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon ra thị trường thế giới.

3. Phạm vi thực hiện của Đề án

a) Quản lý phát thải khí nhà kính

Quản lý phát thải 06 loại khí nhà kính theo quy định của Nghị định thư Kyoto là Carbon dioxide (CO2), Methane (CH4) Nitrous oxide (N2O), Hydrofluorocarbons (HFCs), Perfuorocarbons (PFCs), Sulfur hexafluoride (SFCs); tập trung thực hiện tại các nguồn phát thải và bể hấp thụ khí nhà kính chính, trọng điểm trong nước thuộc các lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, LULUCF và chất thải theo hướng dẫn của Ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC).

b) Quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon ra thị trường thế giới

Áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp tham gia hoạt động tư vấn xây dựng, thực hiện các dự án và kinh doanh tín chỉ các-bon thu được từ các hoạt động giảm nhẹ phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính ở Việt Nam.

Đề án được thực hiện từ nay đến năm 2020. Các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án được xác định tập trung ưu tiên cho giai đoạn từ nay đến năm 2015. Trên cơ sở đánh giá, tổng kết những kết quả đã làm được, đề xuất điều chỉnh về mục tiêu, yêu cầu và nội dung cho giai đoạn sau.

II. CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ ÁN

1. Quản lý phát thải khí nhà kính

a) Kiểm kê quốc gia khí nhà kính cho năm cơ sở 2005 và xây dựng kịch bản phát thải cơ sở

- Xây dựng hệ thống kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia với sự tham gia của các Bộ, ngành, địa phương có liên quan; xây dựng, rà soát, bổ sung và hoàn thiện cơ chế tài chính, chính sách và văn bản quy phạm pháp luật, quy định về kiểm kê khí nhà kính phù hợp với hướng dẫn của IPCC về kiểm kê quốc gia khí nhà kính.

- Thực hiện kiểm kê quốc gia khí nhà kính cho năm cơ sở 2005 theo hướng dẫn của IPCC. Đánh giá và phân loại các nguồn phát thải và bể hấp thụ khí nhà kính chủ yếu ở trong nước thuộc các lĩnh vực năng lượng, các quá trình công nghiệp, nông nghiệp, LULUCF và chất thải.

- Xây dựng kịch bản phát thải cơ sở đến năm 2020 cho các lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, LULUCF và chất thải.

- Xây dựng kế hoạch thực hiện kiểm kê quốc gia khí nhà kính định kỳ.

b) Thực hiện mục tiêu giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính đến năm 2020

Thực hiện một số mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính cụ thể cho các lĩnh vực chủ yếu trong các lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải, nông nghiệp, chất thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính trong lĩnh vực LULUCF đến năm 2020 phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh quốc gia và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

- Lĩnh vực năng lượng và giao thông vận tải

Mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính so với năm 2005: 8%

Hoạt động, biện pháp giảm phát thải:

+ Tăng cường hiệu quả sử dụng và tiết kiệm năng lượng; bảo tồn năng lượng;

+ Phát triển năng lượng tái tạo;

+ Chuyển đổi sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất điện;

+ Sử dụng khí đồng hành trong khai thác dầu;

+ Phát triển giao thông công cộng;

+ Sử dụng khí hóa lỏng thay thế xăng, dầu DO cho các phương tiện vận tải hành khách;

+ Sản xuất vật liệu xây dựng, hạ tầng kỹ thuật đô thị.

- Lĩnh vực nông nghiệp

Mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính so với năm 2005: 20%

Hoạt động, biện pháp giảm phát thải:

+ Ứng dụng các biện pháp canh tác lúa tiên tiến theo hướng tiết kiệm nước và giảm chi phí đầu vào;

+ Ứng dụng các biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sử dụng phân đạm, giảm phát thải N2O trong canh tác lúa;

+ Ứng dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu trong làm đất, tưới nước cho các cây trồng công nghiệp, phát triển và ứng dụng các biện pháp canh tác tối thiểu nhằm giảm phát thải khí nhà kính;

+ Thu gom, tái chế, tái sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp, Phát triển và ứng dụng công nghệ xử lý chất thải hữu cơ trong canh tác rau màu, mía, cây công nghiệp ngắn và dài ngày;

+ Thay đổi khẩu phần thức ăn trong chăn nuôi gia súc, gia cầm. Cung cấp bánh dinh dưỡng MUB cho bò sữa;

+ Ứng dụng quy trình Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam (VIETGAP) trong chăn nuôi;

+ Sử dụng kháng sinh từ vi khuẩn, vi khuẩn đường một để giảm mức độ phát thải khí nhà kính từ chăn nuôi;

+ Phát triển công nghệ khí sinh học và hệ thống thu gom, lưu giữ, xử lý phân chuồng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm.

- Lĩnh vực sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất, lâm nghiệp

Mục tiêu tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính so với năm 2005: 20%

Hoạt động, biện pháp tăng khả năng hấp thụ:

+ Bảo vệ rừng;

+ Trồng rừng, tái trồng rừng;

+ Đẩy mạnh phục hồi rừng, tái sinh tự nhiên;

+ Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các-bon rừng (REDD+).

- Lĩnh vực chất thải

Mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính so với năm 2005: 5%

Hoạt động, biện pháp giảm phát thải:

+ Thu hồi và sử dụng khí mê-tan (CH4) từ các bãi chôn lấp rác;

+ Xử lý nước thải công nghiệp.

c) Đánh giá nhu cầu công nghệ, phổ biến, áp dụng các công nghệ giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính tiềm năng tại Việt Nam

- Xác định, phân loại lĩnh vực, đánh giá các công nghệ giảm phát thải khí nhà kính, tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính tiềm năng trên cơ sở Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Kế hoạch hành động quốc gia góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam.

- Xác định các rào cản trong phổ biến, áp dụng các công nghệ giảm phát thải khí nhà kính tiềm năng.

- Xây dựng kế hoạch hành động công nghệ; phổ biến, áp dụng các công nghệ giảm phát thải khí nhà kính tiềm năng được lựa chọn.

d) Xây dựng khung chương trình các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với hoàn cảnh quốc gia của Việt Nam, đăng ký và triển khai hoạt động các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với hoàn cảnh quốc gia

Xây dựng khung chương trình NAMA của Việt Nam bao gồm các chương trình trọng điểm cần thực hiện để giảm phát thải khí nhà kính trong nước, phục vụ phát triển bền vững đất nước.

Các hoạt động NAMA của Việt Nam được xây dựng tập trung vào những nội dung ưu tiên sau đây:

- Lĩnh vực năng lượng

+ Sử dụng hiệu quả năng lượng, bảo tồn và tiết kiệm năng lượng;

+ Chuyển đổi sử dụng nhiên liệu hóa thạch;

+ Phát triển các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo;

+ Chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng lượng trong ngành giao thông, thay thế nhiên liệu xăng dầu bằng khí hóa lỏng cho các loại ô tô chuyên chở hành khách.

- Lĩnh vực nông nghiệp

+ Ứng dụng các biện pháp canh tác tiên tiến nhằm giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp;

+ Ứng dụng và phát triển công nghệ xử lý chất thải hữu cơ trong nông nghiệp;

+ Thay đổi khẩu phần thức ăn trong chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ứng dụng quy trình VIETGAP trong chăn nuôi;

+ Phát triển công nghệ khí sinh học trong chăn nuôi gia súc, gia cầm.

- Lĩnh vực sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất, lâm nghiệp

+ Trồng rừng, tái trồng rừng;

+ Đẩy mạnh phục hồi rừng, tái sinh tự nhiên;

+ Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các-bon rừng.

đ) Thiết lập hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm tra

Hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm tra (MRV) bao gồm cấp quốc gia và cấp ngành được thiết lập trong giai đoạn đầu của Đề án nhằm phục vụ cho các yêu cầu liên quan tới kiểm kê quốc gia khí nhà kính, quản lý phát thải khí nhà kính, bao gồm cả việc xây dựng các hệ số phát thải riêng cho quốc gia. Trong giai đoạn tiếp theo, hệ thống này sẽ được mở rộng để theo dõi các hoạt động gây nhiều phát thải khí nhà kính theo ngành, lĩnh vực và đáp ứng các yêu cầu cung cấp số liệu cho kiểm tra và báo cáo định kỳ theo quy định của UNFCCC; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động NAMA.

e) Thông tin, tuyên truyền

Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức, trách nhiệm, nâng cao nhận thức về quản lý phát thải khí nhà kính theo các nhóm đối tượng gồm cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương tới địa phương, khối doanh nghiệp nhà nước, khối doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức và cá nhân có liên quan.

2. Quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon ra thị trường thế giới

a) Trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto

Tiếp tục rà soát, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon được tạo ra từ dự án CDM trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto.

b) Ngoài khuôn khổ Nghị định thư Kyoto

+ Rà soát, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở cho tổ chức và hoạt động của thị trường tín chỉ các-bon tự nguyện;

+ Xây dựng chính sách nhằm tạo điều kiện cho các địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đầu tư vào dự án kinh doanh tín chỉ các-bon từ rừng theo hướng xã hội hóa công tác bảo vệ, phát triển rừng; huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào công tác này.

+ Xây dựng các quy định và hướng dẫn về quản lý, giám sát các hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon được tạo ra từ các dự án, chương trình ngoài khuôn khổ Nghị định thư Kyoto.

c) Thông tin, tuyên truyền

Tổ chức hoạt động phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức, khuyến khích các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng và cá nhân tích cực tham gia vào hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon theo cơ chế trong và ngoài Nghị định thư Kyoto phù hợp với các quy định trong nước và quốc tế.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách phục vụ công tác quản lý nhà nước về quản lý phát thải khí nhà kính và quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon ra thị trường thế giới phù hợp với tình hình mới sau năm 2012.

2. Tăng cường đầu tư, tài chính

- Huy động các nguồn lực tài chính của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia các hoạt động giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính; kinh doanh tín chỉ các-bon.

- Nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác quản lý nhà nước về phát thải khí nhà kính và kinh doanh tín chỉ các-bon.

- Giao các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương xây dựng và tổ chức triển khai các nhiệm vụ được phân công tại Đề án, chủ động xây dựng và tổng hợp kinh phí thực hiện Đề án cùng thời điểm xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hàng năm để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

3. Phát triển nguồn nhân lực

- Khảo sát, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quản lý phát thải khí nhà kính và quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon; các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng tham gia vào các chương trình, dự án giảm phát thải, tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính và các hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon.

- Nâng cao kiến thức quản lý nhà nước cho các nhà hoạch định chính sách, các cán bộ về việc quản lý phát thải khí nhà kính và quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon.

- Tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng và cá nhân trong việc thực hiện các hoạt động giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính và các hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon.

4. Công tác tuyên truyền, giáo dục

- Thực hiện đa dạng hóa, tiếp cận theo nhiều cách thức các chương trình, hoạt động về tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng về giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính và kinh doanh tín chỉ các-bon.

- Tăng cường sự chỉ đạo, phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan truyền thông ở Trung ương và địa phương trong hoạt động tuyên truyền, phổ biến thông tin về giảm phát thải, tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính và kinh doanh tín chỉ các-bon.

5. Ứng dụng và phát triển công nghệ

Ứng dụng và phát triển công nghệ giảm phát thải khí nhà kính trên cơ sở đánh giá nhu cầu công nghệ và nghiên cứu, xây dựng và đánh giá một số phương án giảm khí nhà kính tiềm năng với chi phí thấp, hiệu quả, phù hợp với điều kiện quốc gia trong các lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải, nông nghiệp, LULUCF và chất thải.

6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát

Nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương đối với các hoạt động giảm phát thải, tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính và kinh doanh tín chỉ các-bon của các địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có liên quan.

7. Tăng cường hợp tác quốc tế

- Thu hút đầu tư, hỗ trợ tài chính, chuyển giao công nghệ cho các hoạt động giảm phát thải, tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính và kinh doanh tín chỉ các-bon nhằm phát triển nền kinh kế các-bon thấp và tăng trưởng xanh.

- Học tập và trao đổi kinh nghiệm với các nước tiên tiến về quản lý phát thải khí nhà kính và các hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon trên thị trường thế giới.

IV. TIẾN ĐỘ VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Tiến độ thực hiện

a) Giai đoạn 2012 - 2015:

- Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án, thông qua quy chế hoạt động và xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai các nhiệm vụ thuộc Đề án.

- Ưu tiên triển khai các hoạt động sau:

+ Tuyên truyền, giáo dục ý thức, trách nhiệm thực hiện giảm phát thải khí nhà kính của các cấp, các ngành, các địa phương và doanh nghiệp;

+ Thiết lập hệ thống kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia;

+ Xây dựng cơ sở dữ liệu về kiểm kê quốc gia khí nhà kính. Kiểm kê quốc gia khí nhà kính cho năm cơ sở 2005 theo hướng dẫn của IPCC;

+ Xây dựng kịch bản phát thải cơ sở đến năm 2020 cho các lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, LULUCF và chất thải;

+ Nghiên cứu, phát triển, phổ biến và áp dụng các công nghệ giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính tiềm năng được lựa chọn trong các lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải, nông nghiệp, LULUCF và chất thải;

+ Xây dựng khung chương trình NAMA của Việt Nam. Nghiên cứu xây dựng phương pháp luận, đăng ký và thực hiện thí điểm NAMA;

+ Xây dựng hệ thống MRV cấp quốc gia, cấp ngành liên quan cho NAMA;

+ Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân về việc xây dựng và thực hiện các hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon theo đúng các quy định trong nước và quốc tế;

+ Rà soát, đánh giá và hoàn thiện hệ thống pháp lý về cơ chế chính sách đối với các dự án CDM;

+ Xây dựng cơ chế, chính sách tài chính để hình thành và vận hành thị trường các-bon;

+ Nâng cao năng lực của các nhà hoạch định chính sách, cán bộ quản lý của các Bộ, ngành, địa phương trong việc quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon;

+ Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý kinh doanh tín chỉ các-bon trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto;

+ Xây dựng quy định quản lý các chương trình, dự án kinh doanh tín chỉ các-bon ngoài khuôn khổ Nghị định thư Kyoto.

b) Giai đoạn 2016 - 2020:

- Tiếp tục triển khai sâu, rộng các nội dung chính của Đề án, bao gồm:

+ Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tăng cường năng lực thực hiện giảm phát thải khí nhà kính;

+ Tăng cường năng lực tổ chức, thể chế, chính sách về quản lý, giám sát phát thải khí nhà kính;

+ Thực hiện một số mục tiêu giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính cụ thể trong các lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải, nông nghiệp, LULUCF và chất thải;

+ Kiểm kê khí nhà kính định kỳ;

+ Xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, chỉ tiêu về tiêu thụ năng lượng, phát thải;

+ Đăng ký và triển khai rộng các NAMA trên cơ sở kết quả thành công của NAMA thí điểm;

+ Xây dựng báo cáo định kỳ về phát thải và giảm phát thải khí nhà kính;

+ Tăng cường công tác quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon ra thị trường thế giới phù hợp với bối cảnh trong nước và quốc tế.

- Tổng kết đánh giá hiệu quả thực hiện Đề án.

- Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện Đề án và kiến nghị các công việc phù hợp cho giai đoạn tiếp theo.

2. Kinh phí thực hiện Đề án

a) Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ thuộc Đề án được xác định trong Danh mục kèm theo Đề án này dự kiến khoảng 220 tỷ đồng, trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước là 120 tỷ đồng;

- Từ nguồn vốn ODA là 100 tỷ đồng.

b) Kinh phí cho quản lý, điều hành Đề án được trích một phần từ kinh phí thuộc Đề án.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức thực hiện Đề án; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án đúng tiến độ; chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Đề án ở các Bộ, ngành, các địa phương.

- Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định về phương pháp luận, quy trình thu thập, tổng hợp, báo cáo số liệu phục vụ kiểm kê quốc gia khí nhà kính theo hướng dẫn của IPCC.

- Theo dõi, giám sát việc thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu giảm phát thải khí nhà kính tại các nguồn phát thải và hấp thụ khí nhà kính chủ yếu và trọng điểm do các Bộ, ngành, địa phương quản lý.

2. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo và hướng dẫn các cơ quan thông tấn báo chí tuyên truyền để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và nhân dân trong trong việc thực hiện các hoạt động giảm phát thải và tăng cường khả năng hấp thụ khí nhà kính và kinh doanh tín chỉ các-bon.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương lồng ghép vấn đề quản lý phát thải khí nhà kính và các hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon vào Chiến lược tăng trưởng xanh phù hợp với định hướng giảm phát thải chung của nền kinh tế cũng như các kịch bản phát triển các-bon thấp do các Bộ, ngành nghiên cứu, xây dựng. Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trong việc vận động quốc tế hỗ trợ tài chính và kỹ thuật giúp Việt Nam thực hiện quản lý phát thải khí nhà kính theo từng giai đoạn.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn các địa phương, cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp liên doanh, liên kết kinh doanh tín chỉ các-bon thu được từ rừng trên thị trường ngoài Nghị định thư Kyoto.

5. Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của đề án đúng tiến độ và hiệu quả; bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách hàng năm đồng thời huy động từ nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật để tổ chức thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Đề án.

6. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổng hợp nhu cầu kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, dự án thành phần của Đề án trình Chính phủ phê duyệt, phân bổ ngân sách.

7. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tham gia vào quá trình kiểm kê quốc gia khí nhà kính, giám sát việc thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của các nguồn phát thải và hấp thụ khí nhà kính trong phạm vi địa phương; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tăng cường các hoạt động quản lý việc kinh doanh tín chỉ các-bon của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trên địa bàn quản lý. Chủ động huy động thêm nguồn lực và lồng ghép các hoạt động quản lý phát thải khí nhà kính vào các chương trình, dự án giảm phát thải và tăng cường khả năng hấp thụ khí nhà kính trên địa bàn; thực hiện chế độ báo cáo về các hoạt động giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính, kinh doanh tín chỉ các-bon theo quy định.

Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý phát thải khí nhà kính và quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon và các nội dung nêu tại Đề án này.

Trong quá trình xây dựng các nhiệm vụ, dự án cụ thể nêu trong Danh mục của Đề án, các Bộ, ngành và địa phương thực hiện việc rà soát để bảo đảm không trùng lặp với các nhiệm vụ, dự án đã nêu trong Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Chiến lược tăng trưởng xanh phù hợp với định hướng giảm phát thải chung của nền kinh tế, Khung ma trận chính sách thuộc Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN; các PCN, Trợ lý TTCP, cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, ĐP, KGVX, TKBT;
- Lưu: Văn thư, KTN (3b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

DANH MỤC

CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN CHUYÊN MÔN THUỘC ĐỀ ÁN QUẢN LÝ PHÁT THẢI KHÍ GÂY HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH; QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TÍN CHỈ CÁC-BON RA THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1775/QĐ-TTg ngày 21 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên nhiệm vụ, dự án

Thời gian thực hiện

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

1

Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm thực hiện giảm phát thải khí nhà kính, kinh doanh tín chỉ các-bon của các cấp, các ngành, các địa phương, cộng đồng và doanh nghiệp theo đúng các quy định trong nước và quốc tế

2012-2020

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

2

Thiết lập hệ thống kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia

2012-2014

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các Bộ, ngành liên quan

3

Nghiên cứu, xây dựng và đánh giá một số phương án để thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính cụ thể trong lĩnh vực năng lượng (bao gồm công nghiệp)

2012-2013

Bộ Công Thương

Bộ Xây dựng

4

Nghiên cứu, xây dựng và đánh giá một số phương án để thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính cụ thể trong lĩnh vực giao thông vận tải

2012-2013

Bộ Giao thông vận tải

Các Bộ, ngành liên quan

5

Nghiên cứu, xây dựng và đánh giá một số phương án để thực hiện mục tiêu giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính cụ thể trong nông nghiệp và LULUCF

2012-2013

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Bộ, ngành liên quan

6

Nghiên cứu, xây dựng và đánh giá một số phương án để thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính cụ thể trong lĩnh vực chất thải, sản xuất vật liệu xây dựng và hạ tầng kỹ thuật đô thị

2012-2013

Bộ Xây dựng

Các Bộ, ngành liên quan

7

Nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ các phương án giảm nhẹ khí nhà kính ưu tiên được xây dựng trong các lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải, nông nghiệp, LULUCF và chất thải

2012-2015

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các Bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW

8

Xây dựng khung chương trình NAMA của Việt Nam. Nghiên cứu xây dựng phương pháp luận, đăng ký và thực hiện thí điểm NAMA

2012-2015

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các Bộ, ngành liên quan

9

Xây dựng hệ thống MRV của Việt Nam cho NAMA

2012-2015

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các Bộ, ngành liên quan

10

Rà soát, đánh giá và hoàn thiện hệ thống pháp lý về cơ chế chính sách đối với các dự án CDM

2012-2014

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan

11

Xây dựng cơ chế, chính sách tài chính để hình thành và vận hành thị trường các-bon

2012-2014

Bộ Tài chính

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

12

Nghiên cứu, xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn các địa phương, cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp liên doanh, liên kết kinh doanh tín chỉ các-bon thu được từ rừng trên thị trường ngoài Nghị định thư Kyoto

2012-2013

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành liên quan

13

Nâng cao năng lực hoạch định chính sách, quản lý trong hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp

2012-2015

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Bộ, ngành, liên quan

14

Nâng cao năng lực hoạch định chính sách, quản lý trong việc quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon trong lĩnh vực năng lượng (bao gồm công nghiệp)

2012-2015

Bộ Công Thương

Các Bộ, ngành liên quan

15

Nâng cao năng lực hoạch định chính sách, quản lý trong việc quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon trong lĩnh vực giao thông vận tải

2012-2015

Bộ Giao thông vận tải

Các Bộ, ngành liên quan

16

Nâng cao năng lực hoạch định chính sách, quản lý trong việc quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon trong lĩnh vực chất thải

2012-2015

Bộ Xây dựng

Các Bộ, ngành liên quan

17

Xây dựng cơ sở dữ liệu, quy trình quản lý các chương trình, dự án kinh doanh tín chỉ các-bon

2012-2015

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan

18

Tăng cường năng lực tổ chức, thể chế, chính sách về quản lý, giám sát phát thải khí nhà kính; quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon ra thị trường thế giới phù hợp với điều kiện trong nước và quốc tế

2016-2020

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các Bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW

19

Kiểm kê khí nhà kính định kỳ

2016-2020

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các Bộ, ngành liên quan

20

Xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, chỉ tiêu về tiêu thụ năng lượng, phát thải

2016-2020

Bộ Công Thương

Các Bộ, ngành liên quan

21

Xây dựng hệ thống MRV cấp quốc gia/cấp ngành cho tất cả các lĩnh vực liên quan

2016-2020

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các Bộ, ngành liên quan

22

Chuẩn bị và xây dựng các báo cáo định kỳ về phát thải và giảm phát thải khí nhà kính

2012-2020

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các Bộ, ngành liên quan

23

Kiểm tra, giám sát, đánh giá và quản lý thực hiện Đề án

2012-2020

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các Bộ, ngành liên quan

 

THE PRIME MINISTER
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness

----------------

No.: 1775/QD-TTg

Ha Noi, November 21, 2012

 

DECISION

APPROVAL OF PROJECT OF GREENHOUSE GAS EMISSION MANAGEMENT; MANAGEMENT OF CARBON CREDIT BUSINESS ACTIVITIESTO THE WORLD MARKET

THE PRIME MINISTER

At the proposal of the Minister of Natural Resources and Environment,

DECIDES:

Article 1. Approval of project of greenhouse gas emission management; management of carbon credit business activities to the world market with the following contents:

I. POINT OF VIEW, OBJECTIVES, SCOPE OF THE PROJECT

1. Point of view

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Management of greenhouse gas emission (hereinafter referred to as greenhouse gases) must be consistent with the strategy and policies, context of national and international agreements in which Vietnam is a party, aiming to developing low carbon economy, green growth.

- Management of greenhouse gas emission is done with focus, priority, concentrating on each stage of the major sources of greenhouse gas emission in the areas of energy, agriculture, land use, change of land use and forestry (LULUCF) and waste.

- The State shall ensure the necessary resources, encourage and mobilize the participation of all economic sectors, international support on finance, technology, enhance capacity in the management of greenhouse gas emission.

b) Management of carbon credit business activities to the world market.

- Strengthening the management of carbon credit business activities on the basis of proper compliance with the domestic and international regulations.

- Forming the domestic carbon market and participating in the international carbon market.

2. Objectives

a) Management of greenhouse gas emission

- General target: Management of greenhouse gas emission in order to implement the United Nations Framework Convention on Climate Change (UNFCCC) and other international agreements in which Vietnam is a party, at the same time take advantage of the opportunity to develop low carbon economy, green growth and together with the international community in the efforts to reduce greenhouse gas emission, contributing to the implementation of the goal of country's sustainable development.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Strengthening the capacity of national greenhouse gas inventory for the ministries, sectors and localities involved in the national inventory system of greenhouse gases. Setting up and operating the national system of greenhouse gas inventory and performing periodic inventory once for every two (02) years under the process;

+ Disseminating and applying technologies to reduce emissions and increase the capability to absorb potential greenhouse gas in Vietnam;

+ Preparing framework - action programs to reduce the greenhouse gas emission in line with national circumstances (NAMA) in Vietnam and registering and widely deploying NAMA. Making periodic reports on climate change and updating operations to reduce greenhouse gas emissions in the country;

+ Raising awareness and responsibilities of all levels, sectors, localities, enterprises and communities;

+ Strengthening international cooperation to enlist the financial support and the international transfer of technology in the implementation of the national strategy on climate change.

b) Management of carbon credit business activities to the world market

- General target: Managing and monitoring the efficiency of the purchase, sale and transfer of carbon credits generated from the mechanism inside and outside the framework of the Kyoto Protocol to the world market.

- Specific target:

+ Improving the quality and efficiency of the management of carbon credits business activities generated carbon credits from the Clean Development Mechanism (CDM) under the Kyoto Protocol; formulating, issuing relevant regulations, mechanisms and policies so that the agencies, organizations, enterprises and individuals can invest and carry on business of carbon credits to the world market;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Scope of project implementation

a) Management of greenhouse gas emission

Managing emissions of 06 types of greenhouse gas in accordance with the Kyoto Protocol as carbon dioxide (CO2), Methane (CH4) Nitrous oxide (N2O), hydrofluorocarbons (HFCs), Perfuorocarbons (PFCs), sulfur hexafluoride (SFCs); focussing on implementation at the emission sources and greenhouse gas absorbing tank primarily in the country in the areas of energy, agriculture, LULUCF and waste under the guidance of the Intergovernmental Panel on Climate Change (IPCC).

b) Management of carbon credit business activities to the world market

Applying to agencies, organizations, individuals and enterprises involved in activities of construction consultation, implementing projects and carrying on business of carbon credits obtained from emission reduction activities and increasing capacity to absorb greenhouse gases in Vietnam.

This project shall be carried out from now to 2020. The objectives and tasks of the project are determined to focus priorities for the period from now to 2015. On the basis of the assessment and review of the results made, propose the adjustment of the objectives, requirements and contents for the next period.

II. PRINCIPAL CONTENTS OF THE PROJECT

1. Management of greenhouse gas emissions

a) Inventorying the national greenhouse gas for the momentous year 2005 and preparing basic emission scenarios.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Implementing the national greenhouse gas inventory for the momentous year 2005 under the guidance of the IPCC. Assessing and classifying emission sources and main greenhouse gas absorbing tank primarily in the area of energy, industrial processes, agriculture, LULUCF and waste.

- Preparing basic emission scenarios by 2020 for the areas of energy, agriculture, LULUCF and waste.

- Developing plan for implementation of periodical national greenhouse gas inventory.

b) Implementing the target of emission reduction and increase of absorption of greenhouse gas by 2020

Implementing a number of targets of reducing greenhouse gas emission particularly mainly in the areas of energy, transport, agriculture, waste and increasing absorption capacity of greenhouse gas n the area of LULUCF by 2020 in accordance with national circumstances and conditions and international agreements in which Vietnam is a party.

- Area of energy and transportation.

Target of reducing greenhouse gas emission compared to 2005: 8%

Activities and measures to reduce emission:

+ Enhancing the efficiency of use and energy saving; energy conservation;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Converting the use of fossil fuel use in power production.

+ Developing public transportation;

+ Using liquefied gas to replace gasoline, diesel oil for passenger vehicles;

+ Producing constructional material, urban technical infrastructure.

- Agricultural area

Target of reducing greenhouse gas emission compared to 2005: 20%

Activities and measures to reduce emissions:

+ Applying advanced measures of rice cultivation in the direction of saving water and reducing input costs;

+ Applying technical measures to improve the efficiency of fertilizer use, reduce N2O emissions in rice cultivation;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Collecting, recycling, re-using agricultural by-products. Developing and applying organic waste treatment technology in the cultivation of vegetables, sugar cane, short and long-term industrial crops;

+ Changing the diet in livestock and poultry raising. Providing nutrition MUB cake for dairy cows;

+ Applying process of good agricultural practices in Vietnam (VIETGAP) in animal husbandry;

+ Using antibiotics from bacteria, the intestinal bacteria to reduce level of greenhouse gas emissions from livestock;

+ Developing biogas technology and system of collection, storage and handling of manure in livestock and poultry breeding.

- Target of increasing the absorption of greenhouse gases compared to 2005: 20%

Activities and measures to increase the absorptive capacity:

+ Forest protection;

+ Afforestation, reforestation;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Reducing greenhouse gas emission through efforts to limit deforestation and forest degradation, sustainably managing forest resources, conserving and enhancing forest carbon stocks (REDD +).

- Area of waste

Greenhouse gas emission reduction targets from 2005: 5%

Activities and measures to reduce emissions:

+ Recovery and use of methane (CH4) from landfills;

+ Industrial wastewater treatment.

c) Assessing technology needs, dissemination and application of technology to reduce emissions and increase the ability to absorb greenhouse gas potential in Vietnam.

- Identifying and classifying areas and assessing technologies to reduce greenhouse gas emission, increase the capacity to absorb the potential greenhouse gas on the basis of the National Strategy on Climate Change, National Action Plan contributing the implementation of sustainable development objectives in Vietnam.

- Identifying barriers for dissemination and application of the technology to reduce the potential greenhouse gas emission.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Building framework of action program to reduce the greenhouse gas emissions in line with national circumstances of Vietnam, registering and deploying activities - action programs to reduce the greenhouse gas emission in line with national circumstances.

Building framework of NAMA program of Vietnam including key programs to be taken to reduce greenhouse gas emission in the country, serving the country's sustainable development.

NAMA operations in Vietnam are built to focus on the following priorities:

- Area of energy

+ Efficient use of energy, nergy conservation and saving;

+ Conversion of fossil fuel use;

+ Development of new energy sources, renewable energy;

+ Restructure of energy use in the transportation sector, replacement of petroleum fuel with the liquefied gas for passenger automobiles.

- Area of agriculture.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Application and development of organic waste treatment technologies in agriculture;

+ Change of the diet of livestock and poultry breeding. Application of VIETGAP process in breeding;

+ Development of biogas technology in livestock and poultry breeding.

- Areas of land use, land use change and forestry.

+ Afforestation and reforestation;

+ Promotion of reforestation and natural regeneration;

+ Reduction of greenhouse gas emission through efforts to limit deforestation and forest degradation, sustainable management of forest resources, conservation and enhancement of forest carbon stocks.

e) Setting system of measurement, reporting and verification

System of measurement, reporting and verification (MRV), including national and sectoral level set in the early stages of the Project in order to serve the requirements related to national greenhouse gas inventory, management of greenhouse gas emission, including the development of emission coefficients for the country. In the next stages, this system shall be extended to monitor the activities causing more greenhouse gas emissions by the sectors and areas and meeting the requirements to provide data for periodic examination and reports as prescribed by the UNFCCC; while creating favorable conditions for the NAMA activities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Implementation of the propagation, dissemination and education of awareness, responsibility, raising of awareness on the management of greenhouse gas emissions by the subject groups including state management agencies from central to locality, state-owned enterprises, private enterprises, organizations and individuals concerned.

2. Management of credit carbon business activities to the world market

a) In the framework of the Kyoto Protocol

Continuing to review, supplement and complete the system of legal normative documents to strengthen the management of carbon credit business activities generated from CDM projects under the Kyoto Protocol.

b) Ngoài khuôn khổ Nghị định thư Kyoto Outside the framework of the Kyoto Protocol

+ Reviewing and supplementing legal normative document system as the basis for the organization and activites of the voluntary carbon credit market;

+ Developing policies to create conditions for localities, agencies, organizations and enterprises to invest in the projects of carbon credit business from forest in the direction of socialization of protection and development of forests; mobilizing social resources to participate in this work.

+ Developing regulations and guidelines for management, monitoring of carbon credit business activities generated from projects and programs outside the framework of the Kyoto Protocol.

c) Information and propagation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

III. IMPLEMENTATION SOLUTIONS

1. Supplementing, adjusting and completing the system of legal normative documents.

Reviewing, adjusting and supplementing and completing the system of legal normative documents, mechanisms and policies to serve the State management on greenhouse gas emissions and carbon credit business activity management to the world market in accordance with the new situation after 2012.

2. Enhancing investment and finance

- Mobilizing the financial resources of the agencies, organizations and individuals at home and abroad to participate in activities to reduce emissions and increase the capacity to absorb greenhouse gas and carry on business of carbon credits.

- Upgrading material facilities and technical equipment to serve the state management on greenhouse gas emission and carrying on business of carbon credit.

- Assigning ministries, central and local agencies to build and implement the tasks assigned in the project, actively preparing and generalizing funds for implementation of the project at the same time with the making of annual estimate of budget state for the submission to the competent authorities for consideration and decision.

3. Development of human resource

- Surveying and assessing the status of human resources in the area of State management on greenhouse gas emissions management and carbon credit business activity management; agencies, organizations, enterprises and communities participating in programs and projects to reduce emission, increase the capacity to absorb greenhouse gas and other carbon credit business activities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Training and fostering knowledge to agencies, organizations, enterprises, communities and individuals in the implementation of activities to reduce emissions and increase the capacity to absorb greenhouse gas and carbon credit business activities.

4. Work of propagation and education

- Diversifying and reaching in many ways of the programs, propagation activities, raising awareness and responsibility of state agencies, enterprises and communities to reduce emission and increase the capacity of greenhouse gas and carbon credit business activities.

- Strengthening the leadership, coordination between state authorities and communication agencies at central and locality in the activities of propagation and dissemination of information on reducing emission, increasing absorption of greenhouse gas and carrying on business of carbon credits.

5. Application and development of technology

Application and development of technology to reduce greenhouse gas emission on the basis of assessment of need and research of technology, development and assessment of a number of potential greenhouse gas reduction plans with low cost, efficiency and in accordance with national conditions in the areas of energy, transportation, agriculture, LULUCF and waste.

6. Enhancement of inspection and supervision

Raising capacity for inspection and supervision of the State management agencies at central and locality for emission reduction activities, increasing capacity of absorption of greenhouse gas and carbon credit business of localities, agencies, organizations, enterprises and individuals concerned.

7. Enhancement of international cooperation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Learning and exchanging of experience with other advanced countries on greenhouse gas emission management and carbon credit business on the world market.

IV. SCHEDULE AND FUND FOR IMPLEMENTATION PROJECT

1. Implementation schedule

a) Period 2012 - 2015:

- Establishing Steering Committee of Project implementation implementation through regulation on activities and development of detailed plans for implementation of the tasks of the project.

- Giving priorities to deploy the following activities:

+ Propagation and education of awareness and responsible for the reduction of greenhouse gas emission of all levels, sectors, localities and enterprises;

+ Setting up the system of national greenhouse gas inventory

+ Building database on national greenhouse gas inventory. Inventorying the National greenhouse gas for the momentous year 2005 under the guidance of the IPCC;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Studying, developing, disseminating and applying technologies to reduce emission and increase the absorption of selected potential greenhouse gas in the areas of energy, transportation, agriculture, LULUCF and waste;

+ Building framework of NAMA program in Vietnam. Studying the preparation of methodology, registration and pilot implementation of NAMA;

+ Building relevant national and sectoral-level MRV system, related for NAMA;

+ Propagating and raising the awareness for localities, agencie, organizations, enterprises and individuals for the development and implementation of carbon credit business activities in accordance with the of national and international provisions;

+ Reviewing, assessing and completing the legal system policies for CDM projects;

+ Developing mechanisms and fiscal policies to form and operate the carbon markets;

+ Enhancing the capacity of policy makers, management staff of ministries, sectors and localities in managing carbon credit business activities;

+ Developing database for the management of carbon credit business under the Kyoto Protocol;

+ Building regulations governing the programs, projects of carbon credit business outside the Kyoto Protocol.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Continuing to implement deeply the contents of the Project, including:

+ Raising awareness, responsibility, strengthening the capability for the implementation of the reduction of greenhouse gas emission;

+ Strengthening the capacity of organization, institution, policy on management and monitoring of greenhouse gas emission;

+ Implementing a number of targets to reduce emissions and increase capacity to absorb greenhouse gas specifically in the areas of energy, transportation, agriculture, LULUCF and waste;

+ Periodically inventorying greenhouse gas;

+ Developing and applying system of standard and target of energy consumption and emissions;

+ Registering and widely deploying NAMA on the basis of the successful results of the pilot NAMA;

+ Preparing periodic reports on emission and reduction of greenhouse gas emission;

+ Strengthening the management of carbon credit business activities to the world market in accordance with the domestic and international context.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Making report to the Prime Minister on the results of implementation of the project and proposing a appropriate work for the next stage.

2. Fund for project implementation

a) Funds for implementation of the tasks of the project identified in the list attached to this project are estimated at 220 billion, of which:

- From the State budget: 120 billion dong;

- From ODA source: 100 billion dong.

b) Funds for management and operation of the Project shall deduct a portion of funds under the scheme.

V. ORGANIZATION OF PROJECT IMPLEMENTATION

1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility and coordinate with the relevant ministries and sectors in organizing the implementation of the Project; develop plans to implement the project on schedule; direct, guide, urge and supervise and evaluate the results of implementing the project in the ministries, sectors and localities.

- Issuing under the competence or requesting the competent authorities to issue regulations on the methodology, the process of collecting, generalizing and reporting data for national greenhouse gas inventories under the guidance of the IPCC.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The Ministry of Information and Communications shall direct and guide the news and press agencies to make propagation to raise awareness and responsibilities of agencies, organizations and people in the implementation of activities to reduce emissions and increase capacity to absorb greenhouse gas and carbon credit business activities.

3. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility and coordinate with the ministries, branches and localities to integrate the issue of management of greenhouse gas emission and carbon credit business activities into the carbon green growth strategy in line with the general emission reduction orientation of the economy as well as the development of low-carbon scenarios studied and developed by the ministries and sectors. Coordinating with the relevant ministries, sectors and localities in mobilizing international technical and financial assistance to help Vietnam in management of greenhouse gas emission in each period.

4. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility and coordinate with the relevant ministries and sectors to study and develop and promulgate documents guiding the localities, agencies, organizations and enterprises associated to carry on business of carbon credits obtained from forest on the market outside the Kyoto Protocol.

5. The Ministry of Industry and Trade, Ministry of Transport, the Ministry of Construction are responsible for implementing the tasks of the project on schedule and effectively; allocating funds in the annual budget estimate and raising from other capital sources as prescribed by law to organize the implementation of contents and tasks of the project.

6. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility and coordinate with the relevant ministries and sectors to aggregate the funding demand for the implementation of the tasks and project components of the Project for submission to the Government for approval and budget allocation.

7. The People's Committees of centrally-affiliated provinces and cities in collaboration with the relevant ministries and sectors involved in the process of national greenhouse gas inventory, shall monitor the implementation of the target to reduce greenhouse gas emission of the sources of emission and absorb the greenhouse gas in the scope of locality; coordinate with relevant ministries and sectors to strengthen the management of carbon credit business activities of agencies, organizations, enterprises and individuals in the area of ​​management. To actively mobilize more resources and integrate the management activities of greenhouse gas emission in the programs and projects that reduce emissions and enhance absorption of greenhouse gas, carry on business of carbon credit as prescribed.

Agencies, organizations and enterprises shall comply with the provisions of the State on the management of greenhouse gas emission and manage carbon credit business activities and the contents mentioned in this Project.

In the process of building tasks and specific projects listed in the list of the projects, the ministries, sectors and localities shall review to ensure no overlapping with the tasks and projects stated in the outlined in the national target program to respond to climate change, the green growth strategy in accordance with the general direction of emission reduction of the economy, and policy matrix framework under the supporting Program to cope with climate change.

Article 2.This Decision takes effect as of its signing date.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

THE PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1775/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 phê duyệt Đề án quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính; quản lý hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon ra thị trường thế giới do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


16.376

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.235.141
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!