BỘ TÀI
NGUYÊN VÀ
MÔI
TRƯỜNG
TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1730/QĐ-TCMT
|
Hà Nội,
ngày 28 tháng 12 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY TRÌNH TIẾP NHẬN, XÁC MINH, XỬ LÝ VÀ PHẢN HỒI THÔNG TIN PHẢN ÁNH, KIẾN
NGHỊ CỦA TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG THỐNG NHẤT TỪ TRUNG ƯƠNG ĐẾN
ĐỊA PHƯƠNG
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC MÔI
TRƯỜNG
Căn cứ Quyết định số 25/2014/QĐ-TTg
ngày 25 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Chỉ thị số 03/CT-BTNMT ngày 10
tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc tăng cường
tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô
nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Tổng cục
Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Quy trình tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi
thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô nhiễm môi trường thống
nhất từ trung ương đến địa phương.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Tổng
cục Môi trường; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như
Điều 2;
- Bộ trưởng Trần Hồng Hà (để báo cáo);
- Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân (để báo cáo);
- Tổng Cục trưởng, các Phó Tổng cục trưởng;
- Văn phòng Bộ; Các Vụ: Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền, Tổ chức cán bộ
(để phối hợp);
- Đảng ủy, Công đoàn, Đoàn TNCSHCM TCMT;
- Lưu: VT, VP, TTTH(T28).
|
TỔNG CỤC
TRƯỞNG
Nguyễn Văn Tài
|
QUY
TRÌNH
TIẾP
NHẬN, XÁC MINH, XỬ LÝ VÀ PHẢN HỒI THÔNG TIN PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ CỦA TỔ CHỨC VÀ
CÁ NHÂN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG THỐNG NHẤT TỪ TRUNG ƯƠNG ĐẾN ĐỊA PHƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1730/QĐ-TCMT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của
Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường)
Chương I.
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quy trình này quy định việc tiếp nhận,
xác minh, xử lý và phản hồi thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá
nhân về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng của Tổng cục Môi trường và
Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Quy trình này không quy định đối với
các thông tin phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về các hành vi nhũng nhiễu,
tiêu cực trong hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường (thanh tra, kiểm
tra, giải quyết thủ tục hành chính,...)
2. Quy trình này áp dụng cho các Lãnh
đạo, cán bộ tham gia công tác tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin
phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô nhiễm môi trường thông qua đường
dây nóng của Tổng cục Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương.
Điều 2. Giải
thích từ ngữ
Trong Quy trình này, những từ ngữ dưới
đây được hiểu như sau:
1. Đường dây nóng là hệ thống khép kín
gồm: thiết bị viễn thông, số thuê bao di động, thư điện tử, thiết bị phụ trợ,
nhân sự và quy trình để tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin của
các tổ chức, cá nhân về đối tượng, hành vi và các thông tin liên quan đến vụ việc,
sự cố ô nhiễm môi trường; các vi phạm quy định về bảo tồn đa dạng sinh học để
các cơ quan quản lý nhà nước kịp thời có biện pháp tổ chức kiểm tra, ngăn chặn
và xử lý theo quy định.
2. Vụ việc, sự cố ô nhiễm môi trường
là những vụ việc, sự cố do thiên tai hoặc tự phát từ điều kiện địa chất, địa
hình của khu vực hoặc do hành vi của các tổ chức, cá nhân gây ra làm ô nhiễm,
suy thoái hoặc biến đổi chất lượng môi trường, như: thải chất thải chưa được xử
lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, các chất độc, chất phóng xạ, chất nguy hại,
bụi, khí thải vào đất, nguồn nước và không khí; gây ô nhiễm tiếng ồn, độ rung;
vi phạm quy định pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học.
3. Phản ánh, kiến nghị là việc tổ chức,
cá nhân thông báo bằng hình thức gọi điện, nhắn tin, gửi thư điện tử vào đường
dây nóng về các thông tin liên quan đến vụ việc, sự cố ô nhiễm môi trường.
4. Tiếp nhận thông tin là việc các cơ
quan, đơn vị và cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiện ghi nhận lại thông tin về
đối tượng, hành vi và các thông tin liên quan đến sự cố môi trường, vụ việc vi
phạm pháp luật bảo vệ môi trường do các tổ chức, cá nhân cung cấp.
5. Xác minh thông tin là việc các cơ
quan, đơn vị và cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiện việc làm rõ các thông tin
được phản ánh, kiến nghị là chính xác hay không để triển khai các biện pháp xử
lý tiếp theo.
6. Xử lý thông tin là việc các cơ quan
có thẩm quyền, trên cơ sở các nội dung tiếp nhận thông tin qua đường dây nóng
triển khai các hoạt động, gồm: kiểm tra xử lý vụ việc, sự cố ô nhiễm môi trường;
chỉ đạo triển khai các biện pháp xử lý, ngăn chặn việc phát tán chất gây ô nhiễm;
xây dựng phương án xử lý, khắc phục vụ việc, sự cố ô nhiễm môi trường; xử lý
các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường (nếu có).
7. Phản hồi thông tin là việc thông
báo kết quả xử lý thông tin cho tổ chức, cá nhân đã cung cấp thông tin, thông
qua một trong các hình thức gọi điện hoặc gửi thư điện tử.
Điều 3. Hệ thống đường
dây nóng tiếp nhận, xác minh, xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị về vụ việc, sự
cố ô nhiễm môi trường
1. Hệ thống đường dây nóng tiếp nhận,
xác minh, xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường được thiết
lập trên phạm vi toàn quốc, bao gồm:
a) Đường dây nóng cấp Trung ương đặt tại
Tổng cục Môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, gồm số điện thoại 086.900.0660
và địa chỉ thư điện tử duongdaynong@vea.gov.vn.
b) Đường dây nóng cấp địa phương đặt tại
Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Danh mục đường dây nóng cấp địa phương
tại Phụ lục 1 kèm theo Quy trình này và được công khai, cập nhật trên Cổng
thông tin điện tử Tổng cục Môi trường và trang tin điện tử của Sở Tài nguyên và
Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Đường dây nóng hoạt động thông suốt,
liên tục 24/24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày
lễ.
Điều 4. Nguyên tắc tiếp
nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin qua đường dây nóng
1. Việc tiếp nhận, xác minh, xử lý
thông tin đảm bảo nhanh chóng, chính xác, đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền;
được thực hiện theo chế độ Khẩn; tuân thủ quy định của pháp luật và Quy trình
này.
2. Bảo đảm giữ bí mật thông tin cá
nhân, nội dung phản ánh của tổ chức, cá nhân báo tin; xử lý nghiêm theo quy định
pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng, lợi dụng đường dây nóng để thực
hiện các hành vi vi phạm pháp luật hoặc phục vụ cho mục đích cá nhân.
3. Cán bộ được giao quản lý, sử dụng
đường dây nóng vắng mặt phải báo cáo bằng văn bản và được sự đồng ý của lãnh đạo
đơn vị.
Chương II.
QUY
TRÌNH TIẾP NHẬN, XÁC MINH VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN
Điều 5. Về thông tin
tiếp nhận
1. Việc tiếp nhận thông tin được thực
hiện thông qua một trong các hình thức gọi điện thoại, gửi tin nhắn, gửi thư điện
tử.
2. Các nội dung của thông tin phản
ánh, kiến nghị
a) Thông tin của tổ chức, cá nhân phản
ánh, kiến nghị: Họ và tên, địa chỉ, số điện thoại, thư điện tử (nếu có).
b) Thông tin mô tả vụ việc gây ô nhiễm
- Tên tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm (nếu
xác định được);
- Thời gian xảy ra hoặc phát hiện vụ
việc, sự cố ô nhiễm môi trường;
- Địa điểm, vị trí của vụ việc, sự cố
ô nhiễm môi trường;
- Mô tả loại hình ô nhiễm; tính chất,
mức độ vụ việc, sự cố ô nhiễm môi trường; phạm vi gây ô nhiễm;
- Mô tả hành vi vi phạm pháp luật về bảo
tồn đa dạng sinh học (ví dụ: nuôi, bắt các động vật quý hiếm, có tên trong sách
đỏ,...);
- Những bằng chứng kèm theo: ảnh,
video, bản ghi âm, tài liệu,... (nếu có).
3. Các thông tin phản ánh, kiến nghị bị
từ chối tiếp nhận
- Thông tin phản ánh, kiến nghị, khiếu
nại, tố cáo về các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực trong hoạt động quản lý nhà nước
về bảo vệ môi trường (thanh tra, kiểm tra, giải quyết thủ tục hành chính,...).
- Không xác định được nội dung vụ việc
cụ thể đang xảy ra;
- Tổ chức, cá nhân không cung cấp đầy
đủ, cụ thể các nội dung nêu tại Khoản 2 Điều này hoặc nội dung thông tin cung cấp
không có căn cứ rõ ràng;
- Nội dung thông tin khác không liên
quan đến các vụ việc, sự cố ô nhiễm môi trường.
Điều 6. Quy trình tiếp
nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin từ Trung ương đến địa phương
1. Tiếp nhận thông tin
a) Đối với Tổng cục Môi trường
- Cán bộ trực đường dây nóng của Tổng
cục Môi trường có trách nhiệm ghi nhận kịp thời, đầy đủ vào sổ nhật ký theo dõi
đường dây nóng về thời gian tiếp nhận, nội dung tiếp nhận thông tin, số điện
thoại; ghi âm cuộc gọi và các dữ liệu khác liên quan đến cơ quan, tổ chức, cá
nhân cung cấp thông tin để có phản hồi, hướng dẫn, trả lời.
Đối với những vụ việc, sự cố ô nhiễm
môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục
Môi trường hướng dẫn tổ chức, cá nhân để phản ánh trực tiếp qua đường dây nóng
của Sở Tài nguyên và Môi trường. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân vẫn yêu cầu
Tổng cục Môi trường tiếp nhận, xử lý thì phải tiếp nhận đầy đủ thông tin, sau
đó chuyển ngay thông tin tới đường dây nóng của Sở Tài nguyên và Môi trường các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để xác minh và xử lý thông tin.
- Hàng ngày, Văn phòng Tổng cục có
trách nhiệm tổng hợp các thông tin về môi trường phản ánh thông qua các phương
tiện thông tin đại chúng và phân loại, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương thông qua địa chỉ thư điện tử đường dây nóng.
b) Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường
các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Cán bộ trực đường dây nóng của Sở Tài
nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận thông tin chuyển đến từ đường dây
nóng của Tổng cục Môi trường và các thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức
và cá nhân về ô nhiễm môi trường trên địa bàn; ghi nhận kịp thời, đầy đủ vào sổ
nhật ký theo dõi đường dây nóng về thời gian tiếp nhận, nội dung thông tin, số
điện thoại; có thể ghi âm cuộc gọi và các dữ liệu khác liên quan đến cơ quan, tổ
chức, cá nhân cung cấp thông tin để có phản hồi, hướng dẫn, trả lời.
2. Xác minh thông tin
a) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin về
ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng, cán bộ trực đường dây nóng của Sở
Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Lãnh
đạo phụ trách môi trường để chỉ đạo xác minh thông tin.
b) Thời hạn xác minh thông tin được thực
hiện trong thời gian không quá 24 giờ kể từ khi nhận được thông tin hoặc thực
hiện theo chế độ Khẩn đối với những trường hợp vụ việc có tính chất nghiêm trọng,
phức tạp.
3. Xử lý thông tin
a) Sau khi có kết quả xác minh thông
tin phản ánh, kiến nghị là chính xác, việc xử lý thông tin được thực hiện như
sau:
- Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp
với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, chính quyền địa phương, Ban Quản
lý (đối với các vụ việc, sự cố xảy ra trong Cụm công nghiệp, Khu công nghiệp,
Khu kinh tế) triển khai ngay các biện pháp ngăn chặn việc phát tán chất gây ô
nhiễm.
- Đối với các vụ việc thuộc thẩm quyền
xử lý của Trung ương (gồm các vụ việc gây ô nhiễm môi trường có tính chất liên
vùng, liên tỉnh hoặc liên quan đến các Dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt Báo cáo
đánh giá tác động môi trường (hoặc văn bản tương đương) của Bộ Tài nguyên và
Môi trường và của các Bộ có chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường):
đường dây nóng của Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương thông báo kết quả xác minh thông tin về đường dây nóng của Tổng cục
Môi trường.
Sau khi nhận được thông tin xác minh từ
đường dây nóng của Sở Tài nguyên và Môi trường, cán bộ trực đường dây nóng của
Tổng cục Môi trường chuyển thông tin tới các đơn vị trực thuộc Tổng cục Môi trường
tổ chức triển khai xử lý vụ việc, sự cố ô nhiễm môi trường theo quy định tại
Quy chế phối hợp xử lý các vụ việc về môi trường, sự cố môi trường được ban
hành kèm theo Quyết định số 493/QĐ-TCMT ngày 24 tháng 5 năm 2017 của Tổng cục
trưởng Tổng cục Môi trường.
- Đối với các vụ việc thuộc thẩm quyền
xử lý của địa phương (gồm các trường hợp còn lại): Sở Tài nguyên và Môi trường
chủ động triển khai các biện pháp xử lý theo thẩm quyền; đồng thời, thông báo kết
quả xử lý qua đường dây nóng của Tổng cục Môi trường để tổng hợp.
Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương chủ động xây dựng Quy trình phối hợp xử lý các
vụ việc về môi trường, sự cố môi trường trên địa bàn quản lý, đảm bảo triển
khai tốt công tác xử lý các vụ việc, sự cố ô nhiễm môi trường.
b) Việc xử lý thông tin phải được hoàn
thành trong 48 giờ kể từ khi nhận được kết quả xác minh thông tin là chính xác
hoặc thực hiện theo chế độ Khẩn đối với những trường hợp vụ việc có tính chất
nghiêm trọng, phức tạp.
4. Phản hồi thông tin
a) Ngay sau khi nhận được kết quả xử
lý thông tin, các đơn vị căn cứ trách nhiệm, quyền hạn quản lý nhà nước về bảo
vệ môi trường được giao để phản hồi thông tin tới tổ chức, cá nhân phản ánh. Cụ
thể:
- Các vụ việc thuộc thẩm quyền của
Trung ương thì cán bộ trực đường dây nóng của Tổng cục Môi trường thông báo, phản
hồi kết quả xác minh, xử lý thông tin tới người cung cấp thông tin và Sở Tài
nguyên và Môi trường địa phương nơi xảy ra vụ việc được biết và theo dõi, giám
sát quá trình xử lý, khắc phục.
- Các vụ việc thuộc thẩm quyền của địa
phương thì cán bộ trực đường dây nóng của Sở Tài nguyên và Môi trường thông
báo, phản hồi kết quả xác minh, xử lý thông tin tới người cung cấp thông tin được
biết.
b) Nội dung phản hồi thông tin
- Tính xác thực của nội dung thông tin
đã cung cấp;
- Các biện pháp ngăn chặn việc phát
tán chất gây ô nhiễm đã được thực hiện;
- Các biện pháp xử lý kèm theo (nếu
có);
- Định hướng triển khai các biện pháp
khác trong thời gian tới nhằm giải quyết triệt để vụ việc ô nhiễm môi trường.
5. Quy trình tiếp nhận, xác minh và xử
lý thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng
từ trung ương đến địa phương được mô tả tại Phụ lục 2; Quy trình tiếp nhận, xử
lý thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng
tại các địa phương tham khảo tại Phụ lục 3 kèm theo Quy trình này.
Chương III.
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
Điều 7. Tổng cục Môi
trường
1. Văn phòng Tổng cục
a) Tổ chức tiếp nhận các thông tin phản
ánh, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân về ô nhiễm môi trường; phản hồi thông
tin đối với các vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của Trung ương.
b) Định kỳ hằng tuần và đột xuất theo
yêu cầu tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Tổng cục kết quả tiếp nhận và xử lý thông
tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô nhiễm môi trường trên toàn
quốc.
c) Định kỳ hằng tháng tổng hợp kết quả
tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô
nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng của Tổng cục Môi trường và của các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương; công khai thông tin trên Cổng Thông tin điện tử
của Tổng cục Môi trường và của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
d) Định kỳ hằng tháng, 6 tháng, hằng
năm và đột xuất theo yêu cầu tổng hợp, chuẩn bị báo cáo kết quả tiếp nhận, xử
lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô nhiễm môi trường
thông qua đường dây nóng trên toàn quốc (theo mẫu tại Phụ lục 4) trình Lãnh đạo
Tổng cục xem xét, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường.
e) Trên cơ sở kết quả tiếp nhận và xử
lý thông tin phản ánh về ô nhiễm môi trường tại các địa phương, phối hợp với
các đơn vị có liên quan tổ chức xem xét, đánh giá về nỗ lực trong công tác bảo
vệ môi trường của các tỉnh, thành phố từng tháng và từng năm theo quy định.
2. Cục Kiểm soát ô nhiễm
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có
liên quan chủ động triển khai xử lý vụ việc, sự cố ô nhiễm môi trường theo quy
định tại Quy chế phối hợp xử lý các vụ việc về môi trường, sự cố môi trường được
ban hành kèm theo Quyết định số 493/QĐ-TCMT ngày 24 tháng 5 năm 2017 của Tổng cục
trưởng Tổng cục Môi trường.
3. Kết quả tiếp nhận và xử lý
Điều 8. Sở Tài nguyên
và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Tổ chức tiếp nhận các thông tin phản
ánh, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân về ô nhiễm môi trường; phản hồi thông
tin đối với các vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của địa phương.
2. Tổng hợp, báo cáo Bộ Tài nguyên và
Môi trường (thông qua địa chỉ thư điện tử đường dây nóng của Tổng cục Môi trường,
theo mẫu tại Phụ lục 4) trước ngày 30 hàng tháng về kết quả tiếp nhận, xử lý
thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô nhiễm môi trường qua
đường dây nóng cấp địa phương để tổng hợp, công khai thông tin.
3. Định kỳ hằng tháng công khai kết quả
tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô
nhiễm môi trường trên địa bàn quản lý trên trang tin điện tử của Sở Tài nguyên
và Môi trường.
4. Bố trí kinh phí và tổ chức vận hành
đường dây nóng đảm bảo hiệu quả, thông suốt từ trung ương đến địa phương.
Trong quá trình thực hiện, nếu có phát
sinh vướng mắc, đề nghị cơ quan đơn vị, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Tổng
cục Môi trường (qua Văn phòng Tổng cục) để xem xét, phối hợp giải quyết./.
PHỤ
LỤC 1
DANH
MỤC ĐƯỜNG DÂY NÓNG VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CẤP ĐỊA PHƯƠNG - DANH MỤC TẠM THỜI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1730/QĐ-TCMT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của
Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường)
PHỤ
LỤC 2
QUY
TRÌNH TIẾP NHẬN, XÁC MINH, XỬ LÝ VÀ PHẢN HỒI THÔNG TIN PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ VỀ Ô
NHIỄM MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA ĐƯỜNG DÂY NÓNG THỐNG NHẤT TỪ TRUNG ƯƠNG ĐẾN ĐỊA
PHƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1730/QĐ-TCMT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của
Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường)
PHỤ
LỤC 3
QUY
TRÌNH TIẾP NHẬN, XÁC MINH VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ VỀ Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG THÔNG QUA ĐƯỜNG DÂY NÓNG TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG
(QUY TRÌNH THAM KHẢO)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1730/QĐ-TCMT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của
Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường)
PHỤ
LỤC 4
MẪU
BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH TIẾP NHẬN, XỬ LÝ THÔNG TIN PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ VỀ Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA ĐƯỜNG DÂY NÓNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1730/QĐ-TCMT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của
Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường)
CƠ QUAN CHỦ
QUẢN
ĐƠN VỊ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: /BC-……..
|
Địa danh,
ngày ……..
tháng
……
năm ……..
|
BÁO CÁO
KẾT
QUẢ TIẾP NHẬN, XỬ LÝ
THÔNG TIN PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
THÔNG QUA ĐƯỜNG DÂY NÓNG
THÁNG
... NĂM ...
Kính gửi: …………………………………………………………………………………..
1. Tình hình tiếp nhận, xử lý thông
tin trong tháng ... năm ...
1.1. Tình hình tiếp
nhận thông tin trong tháng ... năm ...
a) Tổng số vụ việc đã tiếp nhận: Trong
đó:
- Có ... vụ việc tiếp nhận từ Tổng cục
Môi trường.
- Có ... vụ việc tiếp nhận trực tiếp từ
các tổ chức, cá nhân.
- Có ... vụ việc không liên quan đến vụ
việc, sự cố gây ô nhiễm môi trường.
b) Theo thẩm quyền quản lý
- Có ... vụ việc thuộc thẩm quyền của
Trung ương, chiếm tỷ lệ ...%.
- Có ... vụ việc thuộc thẩm quyền của
địa phương, chiếm tỷ lệ ...%.
c) Theo tính chất ô nhiễm
- Có ... vụ việc gây ô nhiễm môi trường
về chất thải rắn, chiếm tỷ lệ ...%.
- Có ... vụ việc gây ô nhiễm môi trường
về nước thải, chiếm tỷ lệ ...%.
- Có ... vụ việc gây ô nhiễm môi trường
về khí thải, chiếm tỷ lệ ...%.
1.2. Kết quả xử lý vụ
việc trong tháng ... năm ...
a) về các vụ việc đã được xử lý trong
tháng
- Tổng số vụ việc đã xử lý: ..., chiếm
tỷ lệ ...%
- Theo thẩm quyền xử lý
+ Có ... vụ việc thuộc thẩm quyền của
Trung ương, chiếm tỷ lệ ...%
+ Có ... vụ việc thuộc thẩm quyền của
địa phương, chiếm tỷ lệ ...%
- Theo tính chất ô nhiễm
+ Có ... vụ việc gây ô nhiễm môi trường
về chất thải rắn, chiếm tỷ lệ ...%
+ Có ... vụ việc gây ô nhiễm môi trường
về nước thải, chiếm tỷ lệ ...%
+ Có ... vụ việc gây ô nhiễm môi trường
về khí thải, chiếm tỷ lệ ...%
b) Về các vụ việc chưa được xử lý
trong tháng ... năm ...
- Tổng số vụ việc chưa được xử lý
trong tháng: ..., chiếm tỷ lệ ...%, trong đó:
+ Có ... vụ việc thuộc thẩm quyền cấp
Trung ương.
+ Có ... vụ việc thuộc thẩm quyền cấp
địa phương.
2. Kết quả tiếp nhận, xử lý thông tin
trên địa bàn toàn quốc/tỉnh, thành phố …
2.1. Kết quả tiếp nhận
thông tin
a) Tổng số vụ việc đã tiếp nhận: ……..
b) Theo thẩm quyền quản lý
- Có ... vụ việc thuộc thẩm quyền của
Trung ương, chiếm tỷ lệ ...%.
- Có ... vụ việc thuộc thẩm quyền của
địa phương, chiếm tỷ lệ ...%.
c) Theo tính chất ô nhiễm
- Có ... vụ việc gây ô nhiễm môi trường
về chất thải rắn, chiếm tỷ lệ ...%.
- Có ... vụ việc gây ô nhiễm môi trường
về nước thải, chiếm tỷ lệ ...%.
- Có ... vụ việc gây ô nhiễm môi trường
về khí thải, chiếm tỷ lệ ...%.
2.2. Kết quả xử lý
các vụ việc trên địa bàn toàn quốc/tỉnh, thành phố ...
a) Về các vụ việc đã được xử lý
- Tổng số vụ việc đã xử lý: ..., chiếm
tỷ lệ ...%
- Theo thẩm quyền xử lý
+ Có ... vụ việc thuộc thẩm quyền của
Trung ương, chiếm tỷ lệ ...%
+ Có ... vụ việc thuộc thẩm quyền của
địa phương, chiếm tỷ lệ ...%
- Theo tính chất ô nhiễm
+ Có ... vụ việc gây ô nhiễm môi trường
về chất thải rắn, chiếm tỷ lệ ...%
+ Có ... vụ việc gây ô nhiễm môi trường
về nước thải, chiếm tỷ lệ ...%
+ Có ... vụ việc gây ô nhiễm môi trường
về khí thải, chiếm tỷ lệ ...%
b) Về các vụ việc chưa được xử lý
- Tổng số vụ việc chưa được xử lý
trong tháng: ..., chiếm tỷ lệ ...%
- Theo thẩm quyền xử lý
+ Có ... vụ việc thuộc thẩm quyền của
Trung ương, chiếm tỷ lệ ...%
+ Có ... vụ việc thuộc thẩm quyền của
địa phương, chiếm tỷ lệ ...%
- Theo tính chất ô nhiễm
+ Có ... vụ việc gây ô nhiễm môi trường
về chất thải rắn, chiếm tỷ lệ ...%
+ Có ... vụ việc gây ô nhiễm môi trường
về nước thải, chiếm tỷ lệ ...%
+ Có ... vụ việc gây ô nhiễm môi trường
về khí thải, chiếm tỷ lệ ...%
2.3. Về các vụ việc tồn
đọng, kéo dài (trên 02 tháng chưa được xử lý)
1. Thông tin vụ việc 1
Báo cáo chi tiết thông tin các vụ việc
theo quy định tại Khoản 2, Điều 5 kèm theo các đề xuất, kiến nghị, giải trình.
2. Thông tin vụ việc 2
Báo cáo chi tiết thông tin các vụ việc
theo quy định tại Khoản 2, Điều 5 kèm theo các đề xuất, kiến nghị, giải trình.
3. Thông tin vụ việc 3
Báo cáo chi tiết thông tin các vụ việc
theo quy định tại Khoản 2, Điều 5 kèm theo các đề xuất, kiến nghị, giải trình.
3. Các đề xuất, kiến nghị
Nơi nhận:
-
Như
trên;
- ……. (để báo
cáo);
- ……. (để phối
hợp)
- Lưu: ...
|
THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ BÁO CÁO
Họ và tên
|