Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 17/2015/QĐ-TTg Quy chế quản lý rừng phòng hộ

Số hiệu: 17/2015/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 09/06/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 17/2015/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 09 tháng 06 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định ban hành Quy chế quản lý rừng phòng hộ.

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý rừng phòng hộ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2015.

Bãi bỏ các Điều 25; 26; 27; 28; 29; 30; 31; 32; 33; Điểm a Khoản 4 Điều 42; Khoản 2 Điều 12 tại Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý rừng.

Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTN (3b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

QUY CHẾ

QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng và hưởng lợi từ rừng phòng hộ; đầu tư phát triển rừng phòng hộ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy chế này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức và cá nhân nước ngoài có liên quan đến việc quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng phòng hộ tại Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Các từ ngữ tại Quy chế này được hiểu như sau:

1. Cây phù trợ: Là cây được trồng với cây trồng chính trong một thời gian nhất định nhằm tạo sinh cảnh, hỗ trợ cho cây trồng chính sinh trưởng, phát triển tốt hơn.

2. Cây trồng xen: Là cây được trồng kết hợp với cây trồng chính, nhằm tận dụng đất đai, không gian dinh dưỡng để tăng sản phẩm và thu nhập trên diện tích rừng mà không ảnh hưởng có hại đối với sinh trưởng và phát triển của cây trồng chính.

3. Cây trồng chính: Là cây lâm nghiệp được trồng nhằm mục đích phòng hộ.

Chương II

QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ

Điều 4. Phân loại rừng phòng hộ

1. Rừng phòng hộ đầu nguồn

a) Rừng phòng hộ đầu nguồn nhằm tăng cường khả năng điều tiết nguồn nước cho các dòng chảy, hồ chứa nước, hạn chế lũ lụt, giảm xói mòn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp các lòng hồ và khu vực hạ du;

b) Diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn gồm diện tích rừng và đất lâm nghiệp quy hoạch theo quy định của Nhà nước nhằm mục đích chủ yếu là bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn.

Quy mô của rừng phòng hộ đầu nguồn phù hợp với quy mô của lưu vực sông, hồ và việc quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn gắn với công tác quản lý tổng hợp lưu vực sông, hồ.

2. Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay

a) Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay nhằm giảm cường độ gió, chắn cát di động, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, bảo vệ các khu dân cư, khu đô thị, vùng sản xuất và các công trình khác;

b) Diện tích rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay gồm diện tích rừng và đất lâm nghiệp quy hoạch theo quy định của Nhà nước nhằm mục đích chủ yếu là bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay.

3. Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển

a) Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển nhằm ngăn cản sóng, chống sạt lở, bảo vệ đê và các công trình ven biển, ven sông, duy trì diễn thế tự nhiên của hệ sinh thái;

b) Diện tích rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển gồm diện tích rừng và đất lâm nghiệp quy hoạch theo quy định của Nhà nước nhằm mục đích chủ yếu là bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.

4. Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường

a) Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường góp phần điều hòa khí hậu, chống ô nhiễm môi trường, tạo cảnh quan ở khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp, kết hợp phục vụ du lịch, nghỉ ngơi;

b) Diện tích rừng phòng hộ bảo vệ môi trường gồm diện tích rừng và đất lâm nghiệp quy hoạch theo quy định của Nhà nước nhằm mục đích chủ yếu là bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ bảo vệ môi trường.

Điều 5. Tiêu chí xác lập và phân cấp xung yếu rừng phòng hộ

1. Rừng phòng hộ đầu nguồn được phân ra cấp xung yếu và rất xung yếu khi có đủ các tiêu chí sau:

a) Cấp rất xung yếu

- Lượng mưa lớn hơn 2.000 milimét một năm hoặc lượng mưa từ 1.500 đến 2.000 milimét một năm, tập trung trong 2 đến 3 tháng.

- Địa hình đồi, núi và độ chia cắt sâu lớn hơn 50 mét, độ dốc lớn hơn 35 độ; địa hình đồi, núi và độ chia cắt sâu từ 25 đến 50 mét, độ dốc lớn hơn 25 độ; địa hình đồi, núi và độ chia cắt sâu nhỏ hơn 25 mét, độ dốc lớn hơn 15 độ.

- Độ cao thuộc một phần ba phía trên của núi (đỉnh).

- Thành phần cơ giới và độ dày tầng đất: Loại đất cát, cát pha, tầng đất trung bình hay mỏng có độ dày tầng đất nhỏ hơn hoặc bằng 80 centimét; đất thịt nhẹ hoặc trung bình, độ dày tầng đất dưới 30 centimét.

b) Cấp xung yếu

- Lượng mưa từ 1.500 đến 2.000 milimét một năm hoặc lượng mưa từ 1.000 đến dưới 1.500 milimét một năm, tập trung trong 2 đến 3 tháng.

- Địa hình đồi, núi và độ chia cắt sâu lớn hơn 50 mét, độ dốc từ 26 độ đến 35 độ; địa hình đồi, núi và độ chia cắt sâu từ 25 đến 50 mét, độ dốc từ 15 độ đến 25 độ; địa hình đồi, núi và độ chia cắt sâu nhỏ hơn 25 mét, độ dốc từ 8 độ đến 15 độ.

- Độ cao thuộc một phần ba khoảng giữa của núi (sườn).

- Loại đất cát hoặc cát pha, tầng đất dày lớn hơn 80 centimét; đất thịt nhẹ hoặc trung bình, độ dày tầng đất từ 30 centimét đến 80 centimét.

c) Tiêu chí bổ sung

Trong quá trình phân cấp xung yếu rừng phòng hộ, tăng cấp xung yếu thành cấp rất xung yếu đối với các trường hợp khu rừng phòng hộ liền kề với các hồ, đập thủy lợi, thủy điện trọng điểm, các thành phố, thị xã, thị trấn, đường giao thông miền núi; khu rừng phòng hộ ven hai bên bờ sông, suối chính hoặc ven hồ, ven đập.

2. Tiêu chí xác lập rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay

a) Đụn cát, cồn cát di động, bãi tiếp giáp với địa hình cát di động, thung cát: Cát di động theo nước mưa, lũ, bão hoặc khu vực nội địa đang bị cát san, cát lấp, gây nguy hại đến thành phố, thị xã, vùng đã quy hoạch phát triển, các công trình hạ tầng, văn hóa xã hội cấp quốc gia, cấp tỉnh, cơ sở nông, công nghiệp tập trung, nơi làng mạc, đường xá, cầu, cống có diện tích lớn hơn 100 hecta;

b) Cồn cát cố định, bãi cát ven biển, vùng nội địa sẽ bị cát san, cát lấp từ 5 đến 10 năm, gây nguy hại cho các thị trấn, thị tứ, vùng trung tâm cụm xã, các công trình hạ tầng, văn hóa xã hội cấp huyện, liên huyện, cụm xã, nơi đồng ruộng ít, nhà máy nhỏ, rải rác, nơi làng mạc, đường xá, cầu, cống chưa có nguy cơ bị cát vùi lấp trong 5 năm tới, diện tích nhỏ hơn 100 hecta.

3. Tiêu chí xác lập rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển

a) Vùng ven biển, cửa sông có đê, đập khoảng cách tính từ chân đê, chân đập ra phía biển là 200 mét lúc triều cao trung bình;

b) Vùng ven biển, cửa sông bị xói lở không có đê, đập khoảng cách tính từ mép nước ra phía biển đến 500 mét lúc triều cao trung bình. Trong trường hợp cửa sông không xói lở thì rừng phòng hộ kết hợp sản xuất có thể được xác định đến 200 mét tính từ mép nước ra phía biển lúc triều cao trung bình.

4. Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường được xác lập cho từng công trình cụ thể, diện tích do địa phương quyết định theo quy định hiện hành.

Điều 6. Tiêu chuẩn định hình khu rừng phòng hộ

1. Các khu rừng phòng hộ định hình khi đạt các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 của Điều này.

2. Tiêu chuẩn định hình chung đối với các khu rừng phòng hộ khi đạt các tiêu chí sau:

a) Tỷ lệ diện tích đất có rừng trên diện tích của toàn khu rừng phòng hộ phải từ 70 phần trăm trở lên;

b) Diện tích có rừng liền khoảnh từ 0,5 hecta trở lên, nếu là dải cây rừng phải có chiều rộng tối thiểu 20 mét và có từ 03 hàng cây trở lên;

c) Là một hệ sinh thái, trong đó thành phần chính là các loài cây lâu năm thân gỗ, cau dừa, tre nứa có chiều cao vút ngọn từ 5,0 mét trở lên (trừ một số loài cây rừng ngập mặn ven biển).

3. Tiêu chuẩn định hình cụ thể bổ sung đối với từng loại rừng phòng hộ

a) Khu rừng phòng hộ đầu nguồn đạt tiêu chuẩn định hình khi rừng có khả năng duy trì, điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, giảm xói mòn. Độ tàn che của rừng phòng hộ đầu nguồn rất xung yếu phải từ 0,8 trở lên; độ tàn che của rừng phòng hộ đầu nguồn xung yếu phải từ 0,6 trở lên;

b) Khu rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay đạt tiêu chuẩn định hình khi cây rừng đã khép tán, rừng đã phát huy tác dụng ngăn chặn hoặc làm suy giảm tác hại của gió, cát cho vùng sản xuất và khu dân cư, nâng cao hoặc ổn định năng suất cây nông nghiệp;

c) Khu rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển đạt tiêu chuẩn định hình khi cây rừng đã khép tán, hệ rễ phát triển, rừng phát huy tác dụng chắn sóng, ổn định đất, tăng khả năng bồi lấp bờ biển, ngăn chặn hoặc làm giảm sạt lở, bảo vệ các công trình ven biển, ven sông;

d) Khu rừng phòng hộ bảo vệ môi trường đạt tiêu chuẩn định hình khi rừng đã có tác dụng ngăn chặn hoặc giảm ô nhiễm không khí, điều hòa khí hậu, tạo cảnh quan, môi trường trong sạch cho khu công nghiệp, khu đô thị, khu du lịch, nghỉ ngơi.

Điều 7. Phân cấp quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng phòng hộ trong phạm vi cả nước trên các lĩnh vực sau:

a) Chỉ đạo lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng, phát triển rừng và sử dụng rừng phòng hộ;

b) Xây dựng chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện hệ thống pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng phòng hộ;

c) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các tranh chấp và xử lý các vi phạm trong việc chấp hành pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, phát triển và sử dụng rừng phòng hộ theo quy định của pháp luật;

d) Chỉ đạo và hướng dẫn việc thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và lập hồ sơ quản lý rừng phòng hộ;

đ) Chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện việc giao, cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng rừng phòng hộ theo quy định của pháp luật.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quản lý nhà nước về rừng phòng hộ trên địa bàn cấp tỉnh về các lĩnh vực sau:

a) Tổ chức việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ cấp tỉnh, chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng phòng hộ của địa phương;

b) Ban hành các văn bản theo thẩm quyền để chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã, các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn tỉnh thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ về quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng phòng hộ;

c) Thành lập, sát nhập, chia tách và giải thể các Ban quản lý khu rừng phòng hộ theo quy định của pháp luật;

d) Tổ chức việc phân loại rừng, xác định ranh giới, xác lập các khu rừng phòng hộ của địa phương theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

đ) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc giao, cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng rừng phòng hộ, công nhận quyền sử dụng rừng phòng hộ theo quy định của pháp luật; việc lập và quản lý hồ sơ giao, cho thuê rừng và đất rừng phòng hộ trên địa bàn;

e) Tổ chức phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại đối với diện tích rừng phòng hộ ở địa phương; tổ chức mạng lưới bảo vệ rừng phòng hộ, huy động các lực lượng phối hợp với lực lượng kiểm lâm ngăn chặn các hành vi hủy hoại rừng phòng hộ trên phạm vi toàn tỉnh;

g) Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giải quyết các tranh chấp và xử lý các vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, phát triển và sử dụng rừng phòng hộ theo quy định của pháp luật.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp tỉnh có trách nhiệm tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về rừng phòng hộ trên các lĩnh vực theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

4. Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện) quản lý nhà nước về rừng phòng hộ trên địa bàn về các lĩnh vực sau:

a) Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ của cấp huyện trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đã được phê duyệt;

b) Ban hành văn bản theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ rừng và phát triển rừng phòng hộ ở địa phương;

c) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; phương án giao rừng, cho thuê rừng phòng hộ, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định, hợp đồng về giao rừng, cho thuê rừng, khoán rừng phòng hộ cho tổ chức, cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình, cá nhân (sau đây viết tắt là người được giao, thuê hoặc khoán rừng phòng hộ) trên địa bàn;

d) Tổ chức thực hiện xác định ranh giới các khu rừng phòng hộ trong phạm vi địa phương;

đ) Tổ chức thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng phòng hộ trong phạm vi của địa phương;

e) Tổ chức việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng phòng hộ đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn;

g) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn; xử phạt vi phạm pháp luật theo thẩm quyền.

5. Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý về rừng phòng hộ trên địa bàn về các lĩnh vực sau:

a) Chỉ đạo, đôn đốc và hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn thực hiện pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ trên địa bàn;

b) Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ của địa phương, phương án giao rừng, cho thuê rừng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện;

c) Thực hiện việc bàn giao rừng phòng hộ tại thực địa cho người được giao, thuê hoặc khoán rừng phòng hộ trên địa bàn và xác nhận ranh giới rừng phòng hộ của các chủ rừng phòng hộ trên thực địa;

d) Hướng dẫn cộng đồng dân cư thôn xây dựng và thực hiện quy ước quản lý, bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ; tổ chức và huy động lực lượng quần chúng trên địa bàn phối hợp với các lực lượng kiểm lâm, công an, quân đội trên địa bàn phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi xâm hại đến rừng phòng hộ;

đ) Kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo thẩm quyền;

e) Trực tiếp tổ chức quản lý những diện tích rừng phòng hộ chưa được giao, cho thuê trên địa bàn xã; trình Ủy ban nhân dân cấp huyện đưa vào sử dụng đối với những diện tích rừng phòng hộ chưa được Nhà nước giao, cho thuê.

6. Trường hợp khu rừng phòng hộ được thành lập có diện tích nằm trên địa bàn liên huyện, thì việc quản lý khu rừng phòng hộ thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm phối hợp quản lý bảo vệ diện tích rừng phòng hộ trong phạm vi địa giới hành chính.

7. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi trách nhiệm của mình, nếu để xảy ra tình trạng vi phạm Quy chế về quản lý, quy hoạch, đầu tư sai mục đích sử dụng rừng phòng hộ, để xảy ra tình trạng phá rừng trái pháp luật, cháy rừng gây hậu quả nghiêm trọng trên địa bàn mà không có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Tổ chức quản lý rừng phòng hộ

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Ban quản lý rừng phòng hộ theo quy định hiện hành của Nhà nước trong những trường hợp sau:

a) Những khu rừng phòng hộ tập trung có diện tích từ 5.000 hecta trở lên đối với rừng phòng hộ đầu nguồn; từ 3.000 hecta trở lên đối với rừng phòng hộ chắn sóng lấn biển, rừng phòng hộ chắn gió chắn cát bay;

b) Những khu rừng phòng hộ không tập trung nhưng có tầm quan trọng về chức năng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ chắn sóng lấn biển, rừng phòng hộ chắn gió chắn cát bay, tổng diện tích các khu rừng này thuộc phạm vi địa giới hành chính của một tỉnh 5.000 hecta trở lên đối với rừng phòng hộ đầu nguồn và 3.000 hecta trở lên đối với rừng phòng hộ chắn sóng lấn biển, rừng phòng hộ chắn gió chắn cát bay;

c) Trường hợp đặc biệt, những khu rừng phòng hộ không đảm bảo diện tích quy định tại Điểm a và Điểm b Điều này, nhưng yêu cầu cấp thiết phải thành lập Ban quản lý rừng phòng hộ phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng thuận bằng văn bản.

2. Những khu rừng phòng hộ không đủ điều kiện thành lập Ban quản lý theo quy định tại Khoản 1, Điều này, thì Nhà nước giao, cho thuê cho đơn vị vũ trang đóng quân tại khu vực có rừng phòng hộ, các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn cư trú hợp pháp trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Quy định về Ban quản lý rừng phòng hộ

1. Ban quản lý rừng phòng hộ có trách nhiệm quản lý đối với diện tích rừng phòng hộ được nhà nước giao. Quyền hạn và nghĩa vụ của Ban quản lý rừng phòng hộ thực hiện theo quy định tại các Điều 59, 60 và 62 của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004.

2. Ban quản lý rừng phòng hộ là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập theo quy định của pháp luật.

3. Nguồn thu từ khai thác lâm sản, hoạt động du lịch sinh thái, chi trả dịch vụ môi trường rừng quy định tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và các dịch vụ lâm nghiệp khác được cân đối trong kế hoạch tài chính của Ban quản lý rừng phòng hộ, chia sẻ lợi ích trên cơ sở cơ chế đồng quản lý và chi cho lao động hợp đồng theo cơ chế tự trang trải.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý rừng phòng hộ theo quy định của pháp luật.

5. Biên chế sự nghiệp của Ban quản lý rừng phòng hộ được xác định trên nguyên tắc về vị trí việc làm theo quy định của nhà nước. Ban quản lý khu rừng phòng hộ xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.

Tổng biên chế của Ban quản lý rừng phòng hộ bao gồm cả viên chức, lực lượng kiểm lâm (nếu có) và người lao động được xác định trên cơ sở tối đa 700 hecta rừng có một biên chế.

Điều 10. Quy định về lực lượng bảo vệ rừng phòng hộ

1. Hạt Kiểm lâm khu rừng phòng hộ

Hạt Kiểm lâm được thành lập tại các Ban quản lý rừng phòng hộ theo quy định tại Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ về tổ chức hoạt động của Kiểm lâm và Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ quy định thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ;

b) Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ là cơ quan hành chính nhà nước trực thuộc Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh.

2. Tổ chức bảo vệ rừng chuyên trách

Những khu rừng phòng hộ không đủ điều kiện thành lập Hạt Kiểm lâm theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Ban quản lý rừng phòng hộ tổ chức lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách như sau:

a) Ban quản lý rừng phòng hộ tổ chức, quản lý lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của đơn vị mình;

b) Lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách được Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ, phối hợp thực hiện các biện pháp chuyên môn, nghiệp vụ.

Chương III

BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG PHÒNG HỘ

Điều 11. Bảo vệ rừng phòng hộ

1. Nội dung bảo vệ rừng phòng hộ

a) Bảo vệ hệ sinh thái rừng phòng hộ theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học;

b) Bảo vệ thực vật, động vật rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học;

c) Phòng cháy, chữa cháy trong rừng phòng hộ thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng;

d) Phòng, trừ sinh vật gây hại rừng phòng hộ thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, pháp luật về thú y.

2. Trách nhiệm tổ chức bảo vệ rừng phòng hộ

a) Ban quản lý rừng phòng hộ, người được giao, thuê hoặc khoán rừng phòng hộ chịu trách nhiệm bảo vệ diện tích rừng phòng hộ được giao;

b) Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí Kiểm lâm địa bàn và phối hợp với Ban quản lý rừng phòng hộ để bảo vệ rừng;

c) Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lực lượng dân quân tự vệ hỗ trợ chủ rừng phòng hộ; bảo vệ diện tích rừng phòng hộ do Ủy ban nhân dân cấp xã chưa giao, cho thuê trên địa bàn theo quy định tại Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.

3. Khoán rừng phòng hộ, đồng quản lý và chia sẻ lợi ích rừng phòng hộ

Ban quản lý rừng phòng hộ có trách nhiệm tổ chức khoán rừng phòng hộ gắn với thực hiện cơ chế đồng quản lý rừng, chia sẻ lợi ích từ sản phẩm rừng, dịch vụ môi trường rừng ổn định, lâu dài với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 12. Phát triển rừng phòng hộ

1. Rừng phòng hộ đầu nguồn phải duy trì và từng bước tái cấu trúc rừng tự nhiên đặc trưng của khu vực; loài cây có bộ rễ sâu, bám chắc.

2. Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay phải đảm bảo có ít nhất một đai rừng chính rộng tối thiểu 20 mét, kết hợp với các đai rừng phụ tạo thành ô khép kín; rừng phòng hộ sản xuất nông nghiệp và các công trình theo băng, theo đai rừng có đặc tính thân dẻo dai, bộ rễ sâu, bám chắc.

3. Những nơi ven biển có thể trồng khôi phục rừng phải có dải rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển. Đối với rừng chắn sóng ven sông, suối đai rừng rộng tối thiểu bằng một phần ba bề rộng của sông, suối, nếu có nhiều đai rừng thì các đai bố trí so le nhau; cây rừng là những loài cây chịu nước, có bộ rễ sâu, bám chắc.

4. Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường phải tạo thành các đai rừng, dải rừng, khu rừng và hệ thống cây xanh xen kẽ trong các khu dân cư, khu công nghiệp, khu du lịch, tạo môi trường trong sạch, kết hợp với vui chơi, giải trí, tham quan du lịch; cây rừng là cây thường xanh, có tán lá rộng, nhiều hoa, hình thái đẹp và không gây độc cho con người.

5. Các loài cây trồng rừng phòng hộ phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, đồng thời kết hợp phát triển cây đa mục đích nhằm tăng thu nhập từ rừng phòng hộ.

Chương IV

SỬ DỤNG RỪNG PHÒNG HỘ VÀ CƠ CHẾ HƯỞNG LỢI

Điều 13. Nguyên tắc khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ

1. Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ không làm giảm chức năng phòng hộ của rừng và phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học.

2. Sản lượng khai thác quy định tại các Điều 14, 15 và 16 của Quy chế này.

3. Trong rừng phòng hộ là rừng tự nhiên không được khai thác những loài động, thực vật rừng nguy cấp quý, hiếm và những loài được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật.

Điều 14. Tận thu, tận dụng gỗ trong rừng phòng hộ là rừng tự nhiên

1. Đối với rừng phòng hộ đầu nguồn rất xung yếu, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng phòng hộ bảo vệ môi trường là rừng tự nhiên không được phép khai thác gỗ.

2. Đối với rừng phòng hộ đầu nguồn xung yếu là rừng tự nhiên chỉ được phép tận thu gỗ là những cây, lóng, khúc, bìa bắp gỗ đã khô mục, lóc lõi, gỗ cháy; cành, ngọn, gốc, rễ gỗ và khai thác bền vững các loại lâm sản ngoài gỗ; khai thác tận dụng gỗ và lâm sản ngoài gỗ trên diện tích giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình hoặc sử dụng vào mục đích khác ở những đối tượng rừng tự nhiên là rừng giàu và rừng trung bình. Sau khi khai thác, rừng vẫn đạt tiêu chuẩn định hình rừng phòng hộ quy định tại Điều 6 của Quy chế này và các quy định hiện hành về khai thác lâm sản.

Điều 15. Khai thác gỗ trong rừng phòng hộ là rừng trồng

1. Rừng phòng hộ là rừng trồng do ngân sách nhà nước đầu tư chỉ được khai thác cây trồng xen, cây phù trợ, tỉa thưa; thu gom cây gỗ nằm, gỗ khô mục, lóc lõi, gỗ cháy, cành, ngọn, gốc, rễ cây, nhưng phải bảo đảm mật độ cây trồng chính còn lại ít nhất là 600 cây/hecta.

2. Rừng phòng hộ là rừng trồng có hỗ trợ của ngân sách nhà nước, hỗ trợ của chương trình, dự án có nguồn gốc ngân sách nhà nước.

a) Khai thác cây trồng xen, cây phù trợ; tỉa thưa, tận thu, tận dụng gỗ;

b) Được chặt chọn cây trồng chính khi đạt tiêu chuẩn khai thác với cường độ khai thác không quá 20 phần trăm trữ lượng, sau khi khai thác rừng vẫn đạt tiêu chuẩn định hình quy định tại Điều 6 của Quy chế này hoặc khai thác trắng theo băng, đám xen kẽ nhau, với tổng diện tích khai thác hàng năm không vượt quá 20 phần trăm diện tích rừng trồng đã đạt tiêu chuẩn định hình và diện tích mỗi khu chặt trắng tối đa không quá 03 (ba) hecta; sau khai thác phải trồng lại vào vụ trồng rừng kế tiếp.

Băng khai thác phải thiết kế theo đường đồng mức, có chiều rộng tối đa là 20 mét đối với rừng phòng hộ đầu nguồn rất xung yếu và 30 mét đối với rừng phòng hộ đầu nguồn xung yếu; đám khai thác có diện tích tối đa là 01 (một) hecta đối với rừng phòng hộ đầu nguồn rất xung yếu và 02 (hai) hecta đối với rừng phòng hộ đầu nguồn xung yếu.

3. Đối với rừng phòng hộ là rừng trồng do người được giao, thuê hoặc khoán rừng phòng hộ tự đầu tư

a) Được khai thác cây trồng xen, cây phù trợ; tỉa thưa, tận thu, tận dụng gỗ;

b) Được chặt chọn cây trồng chính khi đạt tiêu chuẩn khai thác với cường độ khai thác không quá 30 phần trăm trữ lượng, sau khi khai thác rừng vẫn đạt tiêu chuẩn định hình quy định tại Điều 6 của Quy chế này. Phương thức khai thác thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định, hướng dẫn trình tự, thủ tục, quy trình kỹ thuật khai thác gỗ rừng tự nhiên.

Điều 16. Khai thác tre, lâm sản ngoài gỗ từ rừng phòng hộ

Ban quản lý rừng phòng hộ; người được giao, thuê hoặc khoán rừng phòng hộ được khai thác tre, nứa với cường độ không quá 30 phần trăm trữ lượng; sau khi khai thác, rừng vẫn đạt tiêu chuẩn định hình rừng phòng hộ quy định tại Điều 6 của Quy chế này. Khai thác các lâm sản ngoài gỗ khác phải đảm bảo các nguyên tắc về khai thác lâm sản quy định tại Điều 13 của Quy chế này.

Điều 17. Hoạt động du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo trong rừng phòng hộ

1. Ban quản lý rừng phòng hộ được tự tổ chức, liên kết hoặc cho các tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo trong rừng phòng hộ.

2. Phát triển du lịch sinh thái trong rừng phòng hộ thực hiện theo đúng quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và quy định của pháp luật về Doanh nghiệp, Bảo vệ và Phát triển rừng và các quy định hiện hành của Nhà nước.

3. Hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo trong rừng phòng hộ phải đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật về nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo, các quy định có liên quan và quy định tại Quy chế này;

b) Có kế hoạch nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo tại khu rừng phòng hộ được chủ rừng phòng hộ chấp thuận;

c) Chỉ thu thập mẫu vật, nguồn gien loài sinh vật với số lượng đã được xác định trong kế hoạch nghiên cứu, giáo dục, đào tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và được chủ rừng phòng hộ chấp thuận;

d) Thanh toán chi phí dịch vụ cho chủ rừng phòng hộ.

Điều 18. Sản xuất nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng phòng hộ

Ban quản lý rừng phòng hộ; người được giao, thuê hoặc khoán rừng phòng hộ lâu dài được tổ chức sản xuất nông, ngư nghiệp kết hợp trên diện tích đất chưa có rừng, diện tích rừng trồng chưa khép tán; mặt nước theo đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển của khu rừng phòng hộ.

Điều 19. Hưởng lợi từ rừng phòng hộ

1. Hưởng lợi từ khai thác lâm sản được quy định tại các Điều 14, 15 và 16 của Quy chế này

a) Ban quản lý rừng phòng hộ; người được giao rừng phòng hộ được hưởng toàn bộ lâm sản khai thác tận thu, tận dụng từ rừng phòng hộ là rừng tự nhiên sau khi nộp các khoản thuế, phí theo quy định hiện hành;

b) Ban quản lý rừng phòng hộ; người được giao rừng phòng hộ được hưởng toàn bộ lâm sản khai thác rừng phòng hộ là rừng trồng bằng ngân sách nhà nước, hỗ trợ từ các chương trình, dự án có nguồn gốc ngân sách nhà nước sau khi nộp các khoản thuế, phí theo quy định hiện hành;

c) Lâm sản khai thác từ rừng phòng hộ do người được giao, thuê hoặc khoán rừng phòng hộ tự đầu tư sau khi nộp các khoản thuế, phí được hưởng toàn bộ sản phẩm thu được;

d) Ban quản lý rừng phòng hộ có trách nhiệm đảm bảo cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nhận khoán rừng được hưởng lợi từ giá trị lâm sản thu được trên phạm vi diện tích khoán và thanh toán tiền khoán bảo vệ rừng theo quy định hiện hành của Nhà nước.

2. Ban quản lý rừng phòng hộ; người được giao rừng phòng hộ được hưởng giá trị thu được từ dịch vụ ngoài lâm sản; thực hiện chi trả cho người nhận khoán; chia sẻ lợi ích cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn đồng quản lý rừng theo quy định hiện hành của Nhà nước.

3. Ban quản lý rừng phòng hộ; người được giao, thuê hoặc khoán rừng phòng hộ lâu dài theo quy định tại Điều 18 Quy chế này được hưởng toàn bộ sản phẩm nông, ngư nghiệp kết hợp.

Chương V

KINH PHÍ SỰ NGHIỆP VÀ ĐẦU TƯ CHO BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN RỪNG PHÒNG HỘ

Điều 20. Kinh phí sự nghiệp nhà nước

Ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí sự nghiệp cho quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ, bao gồm:

1. Kinh phí sự nghiệp thường xuyên cho các hoạt động của bộ máy Ban quản lý rừng phòng hộ do cấp có thẩm quyền quyết định; phân bổ trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm.

2. Kinh phí quản lý, bảo vệ rừng thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020.

3. Mức khoán bảo vệ rừng thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước, bình quân 200.000 đồng/hecta/năm đối với diện tích khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.

4. Nhà nước hỗ trợ một lần chi phí khảo sát, thiết kế, ký kết hợp đồng và lập hồ sơ để trồng và chăm sóc rừng; khoán bảo vệ rừng hoặc khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng phòng hộ thực hiện theo quy định tại Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020.

5. Kinh phí tổ chức quản lý, bảo vệ rừng đối với diện tích rừng phòng hộ do Ủy ban nhân dân xã trực tiếp quản lý thực hiện theo quy định tại Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.

Điều 21. Đầu tư cho rừng phòng hộ

1. Nhà nước đảm bảo đầu tư phát triển rừng theo những nội dung sau:

a) Trồng rừng phòng hộ theo thiết kế, dự toán đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

b) Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh theo định mức kinh tế, kỹ thuật với suất đầu tư bình quân 4 triệu đồng/hecta đối với khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và 8 triệu đồng/hecta với khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung trong thời gian 5 năm.

2. Đầu tư các công trình cho Ban quản lý rừng phòng hộ

Đầu tư kết cấu hạ tầng cho các Ban quản lý rừng phòng hộ là đơn vị sự nghiệp công lập như sau:

a) Văn phòng làm việc của Ban quản lý rừng phòng hộ theo quy định tại Quyết định số 147/1999/QĐ-TTg ngày 05 tháng 7 năm 1999 và Quyết định số 260/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp. Trạm quản lý, bảo vệ rừng mức trung bình 200 mét vuông/trạm và các công trình phụ trợ khác. Nhà ở tạm trú (tập thể) và công trình phụ trợ khác gắn với nơi làm việc của cán bộ, nhân viên không có chỗ ở trên địa bàn, mức trung bình 12 mét vuông/người. Hệ thống điện lưới quốc gia hoặc hệ thống điện độc lập (điện mặt trời, điện gió, thủy điện nhỏ...);

b) Đầu tư đường giao thông

- Đường giao thông kết nối từ trục giao thông chính đến văn phòng của Ban quản lý rừng phòng hộ theo tiêu chuẩn từ cấp III đến cấp V.

- Đường nội bộ trong Ban quản lý rừng phòng hộ, khu nhà ở của cán bộ nhân viên Ban quản lý; biển chỉ dẫn; đường tuần tra rừng có chiều rộng không quá 1,5 mét.

- Bến đỗ tàu, thuyền đối với địa điểm văn phòng, trạm quản lý, bảo vệ rừng nằm cạnh sông, biển phù hợp với quy hoạch phát triển rừng phòng hộ và khả năng cân đối nguồn vốn.

c) Công trình, trang thiết bị, phương tiện dự báo, cảnh báo phòng cháy, chữa cháy rừng, chòi canh lửa rừng, hệ thống kênh rạch, hồ đập, bể dự trữ nước, đường băng cản lửa, hệ thống bảng biển, các phương tiện và trang thiết bị, dụng cụ khác theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 22. Nguồn kinh phí

1. Ngân sách nhà nước bố trí thông qua Kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng được phê duyệt tại Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 và các nguồn đầu tư khác.

2. Ban quản lý rừng phòng hộ sử dụng nguồn thu từ khai thác lâm sản, dịch vụ rừng, sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp, dịch vụ môi trường rừng quy định tại Quy chế này.

3. Hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước.

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 23. Điều khoản chuyển tiếp

Những Ban quản lý rừng phòng hộ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập trước khi Quy chế này có hiệu lực tiếp tục duy trì và rà soát lại theo quy định của Quy chế này.

Điều 24. Trách nhiệm của các Bộ, ngành và địa phương

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Hướng dẫn thực hiện Quy chế này;

b) Kiểm tra, giám sát thực hiện Quy chế này, hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Quy chế;

c) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra, giám sát việc đầu tư cho các khu rừng phòng hộ;

d) Tuyên truyền, phổ biến nội dung chính sách quy định tại Quy chế này và các chính sách liên quan;

đ) Vận động các nhà tài trợ hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật để bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối nguồn vốn đầu tư cho rừng phòng hộ.

3. Bộ Tài chính

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối, bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp cho rừng phòng hộ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;

b) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc tổng hợp, xây dựng kế hoạch, lập dự toán ngân sách hàng năm, 3 năm và 5 năm để thực hiện Quy chế này.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

a) Chỉ đạo, tổ chức, rà soát toàn bộ diện tích rừng phòng hộ trên địa bàn theo Quy chế này. Đối với những diện tích không đáp ứng tiêu chí rừng phòng hộ quy định tại Quy chế này theo quy hoạch trước đây, điều chỉnh sang quy hoạch rừng sản xuất;

b) Tổ chức giao, cho thuê theo quy định của pháp luật, trong đó ưu tiên giao, cho thuê đối với diện tích đất này cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư cư trú hợp pháp trên địa bàn;

c) Tổ chức rà soát, ổn định tổ chức quản lý rừng phòng hộ theo quy định tại Quy chế này; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Ban quản lý rừng phòng hộ chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn hoàn thành trong năm 2016;

d) Cân đối, bảo đảm kinh phí sự nghiệp, vốn đầu tư theo quy định tại Quy chế này và quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;

đ) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Quy chế này ở địa phương. Hàng năm báo cáo tình hình thực hiện Quy chế này về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness  
---------------

No.: 17/2015/QD-TTg

Hanoi, June 09th 2015

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION ON PROTECTIVE FOREST MANAGEMENT

Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;

Pursuant to the Law on Forest Protection and Development 2004;

Pursuant to the Decree No. 23/2006/ND-CP dated March 03th 2006 by the Government on the implementation of the law on Forest Protection and Development;

At the request of the Minister of Agriculture and Rural development,

The Prime Minister promulgates the Decision promulgating the Regulation on protective forest management.

Article 1. Enclosed with this Decision the Regulation on protective forest management.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Articles 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33; Point a Clause 4 Article 42; Clause 2 Article 12 of Decision No. 186/2006/QD-TTg dated August 14th 2006 by the Prime Minister on promulgating the Regulation on forest management are annulled.

Article 3. The Minister, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, the Presidents of People’s Committees of central-affiliated cities and provinces are responsible for implementing this Decision./.

 

 

THE PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

REGULATION

ON PROTECTIVE FOREST MANAGEMENT
(Enclosed with the Decision No. 17/2015/QD-TTg dated June 09th 2015 by the Prime Minister)

Chapter I

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Scope of regulation

This Regulation provides for the management, protection, development and use of protective forests, enjoyment of benefits from protective forests and investment in protective forests.

Article 2. Regulated entities

This Regulation applies to regulatory agencies, organizations, village communities, households and individuals in Vietnam; Vietnamese living overseas; organizations and individuals relevant to the management, protection, development and use of protective forests in Vietnam.

Article 3. Interpretation of terms

In this Regulation, these terms can be construed as follows:

1. Subsidiary plants mean plants grown together with major ones for a certain period aiming to create biotope to boost the latter’s grown and development.

2. Intercropped plants mean plants grown in combination with major ones, aiming to make full use of land and the nutritious space so as to increase outputs and profits on forest areas without adversely affecting the growth and development of primary plants.

3. Primary plants mean forestry plants grown for protective purpose.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

PROTECTIVE FOREST MANAGEMENT

Article 4. Classification of protective forests

1. Headwaters protective forests

a) Headwaters protective forests mean forests established to enhance water source-regulation capability of water flows and reservoirs, thereby restricting floods, reducing erosion, protecting land and restricting the extension with deposits of lakebed and downstream areas;

b) Headwaters protective forest area includes the forest areas and planning forestry land according to the regulations of the state mainly for the protection and development of headwaters protective forests.

The size of headwaters protective forests shall be compatible with the size of river/lake basins and the management of headwaters protective forests shall be associated with the comprehensive management of river/lake basins.

2. Wind- and sand-shielding protective forests

a) Wind- and sand-shielding protective forests shall be established to reduce the strength of wind and stop moving sand, protect residential quarters, urban centers, production areas and other works;

b) Wind- and sand-shielding protective forest area includes the forest areas and planning forestry land according to the regulations of the state mainly for the protection and development of wind- and sand-shielding protective forests.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Breakwater and sea encroachment prevention protective forests shall be established to hold back waves and prevent landslide and for protection of riverside and seaside works, maintaining the nature of ecosystem;

b) Breakwater and sea encroachment prevention protective forest area includes the forest areas and planning forestry land according to the regulations of the state mainly for the protection and development of breakwater and sea encroachment prevention protective forests.

4. Protective forests for environmental protection

a) Protective forests for environmental protection shall be established to regulate climate, combat environmental pollution, create natural landscape in residential quarters, urban centers and industrial parks, in combination with tourism and convalescence;

b) Area of protective forests for environmental protection includes the forest areas and planning forestry land according to the regulations of the state mainly for the protection and development of protective forests for environmental protection.

Article 5. Criteria for determination and classification of importance of protective forests

1. Headwaters protective forests are classified as important and very important as follows:

a) Very important forests

- The rainfall of over 2,000 mm per year or from 1,500 to 2,000 mm per year, concentrated in 2 to 3 months.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Height of at least 1/3 of the mountain from the top.

- Mechanic components and thickness of soil layer: type of soil, mixture soil, medium or thin soil layer with the thickness of 80 cm or lower; light or medium heavy-soil with the thickness of under 30 cm.

b) Important forests

- The rainfall of from 1,500 to 2,000 mm per year or from 1,000 to under 1,500 mm per year, concentrating in 2 to 3 months.

- Mountainous and hilly terrain with a height difference of at least 50 m and a slope of 26 to 35 degree; mountainous and hilly terrain with a height difference of 25 to 50 meters and a slope of 15 to 25 degree; Mountainous and hilly terrain with a height difference of at least 25 meters and a slope of 8 to 15 degrees.

- Height of 1/3 of the mountain at its middle (mountain side).

- Sand soil, mixed soil, thick soil layer with the thickness of over 80 cm; light or medium heavy-soil with the thickness of 30 cm to 80 cm.

c) Additional criteria

During the classification of the importance of a protective forest, the important forest shall be upgrade to very important forest if it locates next to a key irrigational/hydroelectric reservoir/dam, city, town, highland traffic or if the protective forest locates on sides of a main river/stream or a lake/dam.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Moving sand dune, adjacent yard to moving sand topography: sand mixed into rain/flood/storm water or inland area that is backfilled with sand damaging developing cities/towns/areas, infrastructural/cultural/social constructions at national or provincial level, concentrated agricultural and industrial establishments, villages, roads, bridges, culverts with area of more than 100 hectares;

b) Flat sand dune, coastal sand bank, inland area that will be backfilled with sand for 5 to 10 years damaging towns, center area of groups of communes, infrastructural, cultural and social works of provinces, interdistrict, groups of communes; places with few fields, small and sparse factories, villages, bridges, culverts that are predicted safe from sand for the next 5 years, with an area of under 100 hectare.

3. Criteria for determination of breakwater and sea-encroachment protective forests

a) Coastal areas or estuaries having dykes or dams with distance from the foot of the dyke/dam to the sea is 200 meters when the tide is at average height;

b) Coastal areas or estuaries that are eroded and do not have a dyke/dam, distance from the water edge to the sea is 500 meters when the tide is at average height. If the estuary is not eroded, the protection and production combined forests shall be determined to 200 meters from the water edge to the sea when the tide is at average height.

4. Protective forests for environmental protection are determined for specific works whose areas are decided by local governments according to current regulations.

Article 6. Criteria for determination of protective forest area

1. A protective forest will be determined if it satisfy the criteria specified in Clauses 2 and 3 of this Article.

2. General criteria for determination of protective forest area:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Undivided forest shall cover at least 0.5 hectare, trees planted in range shall be 20 meters in width and have at least 03 rows of trees;

c) A protective forest is an ecosystem where main components are woody perennial plants, palms or bamboos with total height of 5.0 meters or more (excluding coastal mangrove forest plants).

3. Specific criteria for determination of protective forest area:

a) A headwaters protective forest is conformable to determination standard when it is capable of maintaining and regulating water source, protecting soil, reducing erosion. Canopy degree of very important headwaters protective forests shall be at least 0.8; canopy degree of important protective forests shall be at least 0.6;

b) A wind- and sand-shielding protective forest is considered conformable to determination standard when plants in such forest have canopies closed, activate the shielding effect against wind and sand for production areas and residential areas, increasing or stabilizing the productivity of industrial plants;

c) A breakwater and sea encroachment protective forest is considered conformable to the determination standard when plants in such forest have canopies closed, roots developed, the breakwater effect have been activated, stabilizing the soil, increasing the capability of filling the coast, preventing or reducing landslide, protecting coastal works;

d) A protective forest for environmental protection is considered conformable to the determination standard when the effects of air-pollution prevention and climate regulation have been activated, creating a fresh landscape and environment for industrial zones, urban zones, tourism and resort zones.

Article 7. Responsibility of regulatory bodies for management of protective forests

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall unify the state management in protection, development and use of protective forests nationwide as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Draw up regulations and guidance on the implementation of the regulation on management, protection, development and use of protective forests;

c) Conduct inspections, settle the disputes and handle the violations pertaining to the implementation of regulations on management, protection, development and use of protective forests according to the law provisions;

d) Direct and guide the statistics, inventory and supervision of the forest resources and formulation of protective forest management documents;

dd) Direct and guide the assignment, lease, withdrawal, change of protective-forest use purpose according to the legislation.

2. People’s Committees of central-affiliated cities and provinces (hereinafter referred to as People's Committees of provinces) shall perform the management of protective forests in local area as follows:

a) Organize the formulation of plannings and plans on protection and development of protective forests in their provinces, direct and guide the People’s Committees of districts to formulate plannings/plans on protection of protective forests in local areas;

b) Issue documents within their competence to direct People’s Committees of districts and communes and organizations, households and individuals in local area to implement the law provisions, policies and regulations on management, protection and development of protective forests;

c) Carry out the establishment, merger, separation and dissolution of the management board of protective forests according to the law provisions;

d) Classify forests, determine the boundaries and protective forest area of local area according to the guidance of the Ministry of Agriculture and Rural Development;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) Direct the fire prevention and fighting and pest control in protective forests in local area; build up protective-forest protection networks, mobilize the forces to cooperate with forest management forces in preventing the damage to protective forests in their provinces;

g) Conduct inspections, settle the disputes and handle the violations pertaining to the implementation of regulations on management, protection, development and use of protective forests according to the law provisions.

3. Services of Agriculture and Rural development of provinces shall assist People's Committees of provinces to carry out the management of protective forests on various fields according to the regulations in Clause 2 of this Article.

4. People’s Committees of provincial-affiliated cities and districts (hereinafter referred to as People's Committees of districts) shall perform the management of protective forests in local area as follows:

a) Formulate plannings/plans on protection and development of protective forests of districts and submit them to competent agencies for approval and carry out the approved ones;

b) Issue documents within their competence and implement the legislation on protective forest protection and development in local areas;

c) Direct People’s Committees of communes, wards and towns (hereinafter referred to as People’s Committees of communes) to formulate plannings/plans on forest protection and development; plans on assignment and lease of protective forests; supervise and inspect the implementation of the regulations and the provisions of contracts on assignment, lease or allocation of protective forests to organizations/village communities/households/individuals (hereinafter referred to as protective forest assignees/lessees/allocation recipients) in local areas;

d) Determine the boundaries of protective forests in local areas;

dd) Produce statistics, check and supervise the development of protective forests in local areas;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g) Conduct inspections of the implementation of legislation on forest protection and development in local areas; impose penalties for violations within their competence.

5. People’s Committees of communes shall carry out the management of protective forests in local areas as follows:

a) Direct, expedite and guide households, individuals and village communities to implement the legislation on protection and development of protective forests in local areas;

b) Formulate plannings/plans on protection and development of local protective forests, plans on assignment/lease of forests and submit them to competent agencies;

c) Transfer the protective forests on field to the assignees/lessees/allocation recipients and verify the boundaries of protective forests on field;

d) Guide the village communities to formulate and comply with the regulations on management, protection and development of protective forests; organize and mobilize people in local area to cooperate with forest management forces, police and army forces in local area in finding out and stopping promptly the damage to protective forests;

dd) Conduct inspections and handle the violations within their competence;

e) Directly manage the protective forest areas that have not been assigned or leased out in local area and request People’s Committees of districts to use such forest areas.

6. If the protective forest is established in multiple districts, the management of protective forest under the management of the Services of Agriculture and Rural development, People’s Committees of districts/communes shall establish a cooperation in management and protection of protective forests within administrative division.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 8. Management of protective forests

1. People's Committees of provinces shall decide the establishment of the management board of protective forests according to current regulations in the following cases:

a) The concentrated protective forest has an area of 5,000 hectares or above (applicable to headwaters protective forests) or 3,000 hectares or above (applicable to wind- and sand-shielding protective forests and breakwater and sea encroachment protective forests);

b) The dispersed protective forest plays an important role in headwaters protection, breakwater and sea encroachment protection or wind- and sand-shielding protection; total area of such forest within administrative division of a province is 5,000 hectares or more (applicable to headwaters protective forests) or 3,000 hectares or more (applicable to wind- and sand-shielding protective forests and breakwater and sea encroachment protective forests);

c) In special cases, any protective forests have area unconformable to the regulations in Points a and b of this Article that require the establishment of the protective-forest management board shall be approved by the Ministry of Agriculture and Rural Development.

2. Regarding protective forests that are not eligible for establishing the management board according to Clause 1 of this Article, the State shall assign or lease out to the armed units that are garrisoned in the same area or to the economic organizations, households, individuals or village communities that are residing lawfully in same area according to the law provisions.

Article 9. Regulations on protective-forest management board

1. Protective-forest management boards are responsible for the protective forests that are assigned by state. Rights and obligations of a Protective-forest management board are specified in Articles 59, 60 and 62 of the Law on Forest Protection and Development 2004.

2. Protective-forest management boards are public service units affiliated to the Services of Agriculture and Rural development that are established by People's Committees of provinces according to the laws.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. People's Committees of provinces shall define the functions, tasks, entitlements and organizational structure of Protective forest management boards according to the laws.

5. Payroll of Protective-forest management boards is determined according to the regulations on working positions provided in the laws. Protective-forest management boards shall formulate annual plans on payroll and submit them to competent agencies

Total payroll of a Protective-forest management board including officers, forest management forces (if any) and employees is determined on the basis that not exceeding 700 hectares per payroll.

Article 10. Regulations on protective-forest protection forces

1. Protective-forest protection units

Protective-forest protection units are established at Protective-forest management boards according to the regulations in Decree No. 119/2006/ND-CP dated October 16th 2006 by the Government and Decree No. 55/2012/ND-CP dated June 28th 2012 by the Government.

a) Presidents of the People’s Committees of provinces are in charge of giving decision on the establishment of Protective-forest protection units;

b) Protective-forest protection units are State administrative agencies affiliated to Sub-Department of Forest protection.

2. Specialized forest protection forces

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Protective-forest management boards shall establish and manage the affiliated specialized forest protection forces;

b) Forest protection sub-department of provinces shall provide specialized forest protection forces with guidance and assistance and cooperate with them in carrying out the professional measures.

Chapter III

PROTECTIVE-FOREST PROTECTION AND DEVELOPMENT

Article 11. Protective-forest protection

1. Contents of protective-forest protection

a) Protection of protective-forest ecosystem according to the law provisions on forest protection and development, environmental protection and biodiversity conservation;

b) Protection of forest plants and animals according to the law provisions on forest protection and development, environmental protection and biodiversity conservation;

c) Fire safety in protective forests according to the law provisions on forest protection and development and on forest fire prevention and fighting;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Responsibilities of protective-forest protection organizations

a) Protective-forest management boards, assignees/lessees/allocation recipients of protective forests are responsible for protecting the assigned area of protective forest;

b) Forest protection sub-departments of provinces shall take responsibilities for arranging the local Forest protection forces and shall cooperate with Protective-forest management board in forest protection;

c) People’s Committees of communes shall organize the militia to assist the protective forests’ owners and protect the protective forest area that they have not assigned/leased out according to the regulations in Decision No. 07/2012/QD-TTg dated February 08th 2012 by the Prime Minister.

3. Allocation of protective forests, co-management and sharing of benefits from protective forests

Protective-forest management boards shall allocate the protective forests concurrently with the implementation of regulations on co-management structure and sustainable sharing of benefits from forest products and forest environment services with households, individuals and village communities according to current regulations.

Article 12. Protective-forest development

1. Headwaters protective forests shall maintain and gradually restructure the typical natural forest of area and species of plants having deep and firm roots.

2. Wind- and sand-shielding protective forest shall have at least 1 forest belt with the width of at least 20 meters that combines with the subsidiary forest belts to form a closed plot; protective forests for agricultural production and plants for forming forest belts shall be plants that are supple and have deep and firm roots.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Protective forests for environmental protection shall be planted in belts, rows, plots and alternating green system in residential areas, industrial zones, tourism zones, creating fresh environment for entertainment and sightseeing and tourism; plants shall be evergreen plants with wide canopies, many flowers, beautiful and harmless.

5. Protective forest plants shall satisfy the regulations specified in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article; the multi-purposes shall be developed to increase the revenues from protective forests.

Chapter IV

USE OF PROTECTIVE FORESTS AND ENJOYMENT OF BENEFITS

Article 13. Principles of development of forest products from protective forests

1. The development of forest products from protective forests must not decrease the protective function of forests and must conformable to the law provisions on forest protection and development, environmental protection and biodiversity conservation.

2. The limited amount is specified in Articles 14, 15 and 16 of this Regulation.

3. The extraction of valuable and rare animals/plants and species that are protected by the law from protective forests being natural forest is forbidden.

Article 14. Salvage cutting of timbers in protective forests being natural forests

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Regarding important headwaters protective forests being natural forests, only the exploitation of trees, internodes, sticks and barks that are rotten, peeled, burnt wood; branches, tops and roots and the sustainable extraction of non-timber forest products are allowed; only the utilization of timbers and non-timber forest products on the site-clearing area for construction of works or for other purposes in natural forests being rich and average forests. After the extraction, if the forest is still conformable to the determination standards specified in Article 6 of this Regulation and current provisions on forest product extraction.

Article 15. Extraction of timbers from protective forests being planted forests

1. Regarding protective forests being planted forests that are invested by the state budget, only the extraction of intercropped plants and subsidiary plants, forest thinning, collection of laying timbers, rotten, peeled or burnt timbers, branches, tops, roots of trees suppose that the retained density of primary plants are 600 plants per hectare.

2. Regarding protective forests being panted forested subsidized by the state budget, programs and projects funded from the State budget.

a) Extraction of intercropped plants, subsidiary plants; forest thinning, salvage cutting;

b) Primary plants may be extracted when the standard for extraction is reached with amount of not exceeding 20 percent of the reserves supposed that the criteria specified in Article 6 of this Regulation are satisfied; primary plants can be fully extracted in interpose rows or patches with total area of extraction not exceeding 20 percent of conformable planted forest area and not exceeding 03 (three) hectares; such area shall be reforested in the next crop.

Extracted rows shall be designed according to the contour with the width of not exceeding 20 meters (applicable to very important headwaters protective forests) or 30 meters (applicable to important headwaters protective forests); extracted patches shall have an area of 01 hectare (applicable to very important headwaters protective forests) or 02 hectares (applicable to important headwaters protective forests).

3. Regarding protective forests being planted forests that the forest receivers/lessees invest themselves

a) Intercropped plants, subsidiary plants may be extracted; forest thinning, salvage cutting may be carried out;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall provide guidance on procedures for extraction of timbers from natural forest.

Article 16. Extraction of bamboo and non-timber forest products from protective forests

Protective-forest management boards; protective-forest assignees/lessees/allocation recipients may extract bamboos with amount of not exceeding 30 percent of the reserves supposed that the criteria specified in Article 6 of this Regulation are satisfied. The extraction of non-timber forest products shall comply with the principles of development of forest products specified in Article 13 of this Regulation.

Article 17. Ecotourism, scientific research, education and training in protective forests

1. Protective-forest management boards may organize, cooperate in organizing or lease out forest environment for trading in ecotourism, scientific research, education or training in protective forests.

2. The development of ecotourism in protective forests shall comply with the master plan approved by competent agencies and the law on enterprise, forest protection and development and the current law provisions.

3. Requirements on scientific research, education and training in a protective forest:

a) Comply with the law provisions on forest protection and development, law provisions on scientific research, education and training and relevant law and the provisions of this Regulation;

b) There shall be plans on scientific research, education and training in protective forests approved by the forest’s owner;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Pay the service fees to the forest’s owner.

Article 18. Agriculture and fishery combined production in protective forest

Protective-forest management boards; assignees/lessees/allocation recipients of protective forests for long time may carry out the agriculture and fishery combined production on land areas where afforestation have not been carried out or forest area where plants’ canopies have not closed; water surface according to the planning/plan on protection and development of protective forest area.

Article  19. Benefits from protective forests

1. Benefits from the extraction of forest products are specified in Articles 14, 15 and 16 of this Regulation.

a) Protective-forest management boards; receivers of protective forests may fully enjoy the forest products from salvage cutting from protective forests being natural forests after paying the taxes and charges according to the current law provisions;

b) Protective-forest management boards; receivers of protective forests may fully enjoy the forest products from protective forests being planted forests that are invested by the state budget and/or subsidized by programs and projects funded by the state budget after paying the taxes and charges according to the current law provisions;

c) Assignees/lessees/allocation recipients of protective forests that invest in protective-forest development may fully enjoy benefits from the products from their forests after paying the taxes and charges;

d) Protective-forest management boards are responsible for ensuring that households, individuals and communities who are allocation recipients of forests may enjoy the benefits from the forest products harvested in the allocated area and pay the forest security fees according to the current law provisions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Protective-forest management boards; long-term protective-forest assignees/lessees/allocation recipients specified in Article 18 of this Regulation may fully enjoy the agriculture-fishery products.

Chapter V

FUNDING AND INVESTMENT IN PROTECTIVE-FOREST PROTECTION AND DEVELOPMENT

Article 20. National funding

The State budget shall cover the funding for the management and protection of protective forests, including:

1. Regular funding for the operation of the protective-forest management apparatuses decided by competent authorities; specified in the annual estimates of the state budget.

2. Funding for forest management and protection shall comply with the current law provisions and Decision No. 57/QD-TTg dated January 09th 2012 by the Prime Minister.

3. The allocation for forest protection shall comply with the current law provisions at an average of VND 200,000 per hectare per year, applicable to protection of forests of households, individuals and communities.

4. The state shall subsidize partially the fees for surveying, designing, contracting and documenting for planting and caring of forest; the allocation for forest protection or cultivation serving restoration of protective forests shall comply with the regulations in Decision No. 57/QD-TTg dated January 09th 2012 by the Prime Minister.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 21. Investment in protective forests

1. The State shall ensure the investment in forest development as follows:

a) Plant the protective forests according to the designs or investment plans approved by competent agencies;

b) Carry out the cultivation serving restoration according to the economic-technical standards with an average of VND 4 million per hectare (applicable to natural cultivation) and  VND 8 million per hectare (applicable to cultivation with additional planting) for 5 years.

2. Investment in construction works for protective-forest management boards

Investment in infrastructure for protective-forest management boards being public service units including:

a) Offices of protective-forest management board according to the regulations in Decision No. 147/1999/QD-TTg dated July 05th 1999 and Decision No. 260/2006/QD-TTg dated November 14th 2006 by the Prime Minister. Forest management and protection station at an average of 200 square meters per station and other auxiliary works. Temporary housing (tenement houses) an auxiliary works associated with working places of officials who do not have housing in administrative division at an average of 12 square meters per person. National electricity system or independent electricity system (solar power, wind power, hydroelectric, etc.);

b) Traffic

- Routes from transport arteries to offices of Protective-forest management boards conformable to grade III to grade V standards.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Wharves at forest management and protection offices/stations located near rivers/seas according to the master plans on development of protective forests and capacity of budget balancing.

c) Works, equipment and devices for forest fire forecast, warning and fighting; forest fire sentry box, canal system, water reservoirs, fire obstacles, signboard system and other equipment and devices according to the guidance of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

Article 22. Funding sources

1. The State budget is distributed according to the Forest protection and management plan approved in Decision No. 57/QD-TTg dated January 09th 2012.

2. Protective-forest management boards may use the revenues from extraction of forest products/services, agriculture-forestry-fishery combined productions and forest environment service specified in this Regulation.

3. Supports from Vietnamese and foreign organizations/individuals.

Chapter VI

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 23. Transitional clause

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 24. Responsibilities of Ministries, regulatory bodies and local governments

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development:

a) Provide guidance on the implementation of this Regulation;

b) Monitor the implementation of this Regulation and annually report to the Prime Minister the implementation of the Regulation;

c) Cooperate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and People's Committees of provinces in monitoring the investment in protective forests;

d) Propagate and disseminate the policies mentioned in this Regulation and the relevant policies;

dd) Mobilize the support in finance and technique for protective-forest protection and development.

2. The Ministry of Planning and Investment

Preside over and cooperate with the Ministry of Finance and the Ministry of Agriculture and Rural development in balancing the funding sources for protective forests.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Preside over and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural development in balancing and distributing the funding sources for protective forests according to the regulations in the Law on State budget.

b) Cooperate with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Agriculture and Rural development in the formulation of plans and annual/3-year/5-year budget estimates for the implementation of this Regulation.

4. People's Committees of provinces

a) Preside over the checking of protective forest areas in local area according to this Regulation. Turn to production forest planning if forest areas are unconformable to the criteria for protective forests specified in this Regulation in the former master plans;

b) Assign and lease out forest land according to the law, prioritizing the allocation/lease of land to households, individuals, communities legally residing in local areas;

c) Check and stabilize the management of protective forests according to the provisions of this Regulation; complete the issuance of the land use right certificate to protective-forest management boards within 2016;

d) Balance and ensure the funding and investment according to the provisions of this Regulation and law provisions on the State budget;

dd) Preside over, organize, inspect and monitor the implementation of this Regulation in local areas. Annually report to the Ministry of Agriculture and Rural Development the implementation of this Regulation./.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 17/2015/QĐ-TTg ngày 09/06/2015 về Quy chế quản lý rừng phòng hộ do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


61.988

DMCA.com Protection Status
IP: 3.16.76.102
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!