ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH
NINH THUẬN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1600/QĐ-UBND
|
Ninh Thuận,
ngày
02
tháng 10 năm 2019
|
QUYẾT
ĐỊNH
BAN
HÀNH KHUNG KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG VÌ SỰ PHÁT TRIỂN NHẰM GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN
TAI LẤY TRẺ EM LÀM TRUNG TÂM TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2019-2021
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
NINH THUẬN
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày
16/3/2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các
nhà tài trợ nước ngoài;
Căn cứ Thông tư số 12/2016/TT-BKHĐT
ngày 08/8/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của
Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng
vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;
Căn cứ Chương trình hợp tác giữa
Việt Nam với UNDP, UNFPA, UNICEF giai đoạn 2017-2021, Thông báo danh sách các
dự án và việc triển khai thực hiện chương trình quốc gia hợp tác với Unicef
giai đoạn 2017-2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn
số 2135/BKHĐT-KTĐN ngày 21/3/2017;
Căn cứ Quyết định số 1982/QĐ-UBND ngày
13/10/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt chủ trương đầu
tư Dự án Giảm nhẹ rủi ro và tăng khả năng chống chịu thiên
tai lấy trẻ em làm
trung tâm tỉnh Ninh Thuận;
Căn cứ Quyết định số 2230/QĐ-UBND ngày
21/11/2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Văn kiện Dự án Giảm nhẹ
rủi ro và tăng khả năng chống chịu thiên tai lấy trẻ em làm trung tâm tỉnh Ninh
Thuận;
Căn cứ Quyết định số 2311/QĐ-UBND ngày
04/12/2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc điều chỉnh Quyết định số
1982/QĐ-UBND ngày 13/10/2017 và Quyết định số 2230/QĐ-UBND ngày 21/11/2017;
Căn cứ Quyết định số 2331/QĐ-UBND ngày
07/12/2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Ban quản lý dự
án Giảm nhẹ rủi ro và tăng khả năng chống chịu thiên tai lấy trẻ em làm trung
tâm tỉnh Ninh Thuận;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại
Tờ trình số 3464/TTr-SYT ngày 13/9/2019 và ý kiến của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại
Công văn số
3244/SKHĐT-KGVX ngày 25/9/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Khung Kế hoạch truyền thông vì sự phát triển nhằm
giảm nhẹ rủi ro thiên tai lấy trẻ em làm trung tâm tỉnh Ninh Thuận giai đoạn
2019-2021 (đính kèm Khung Kế hoạch truyền thông).
Điều 2. Các
Sở, ngành có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị để triển khai thực
hiện Kế hoạch truyền thông vì sự phát triển nhằm giảm nhẹ rủi ro thiên tai lấy
trẻ em làm trung tâm tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2019-2021.
Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư (Thường
trực Ban quản lý Dự án Giảm nhẹ rủi ro thiên tai lấy trẻ em làm trung tâm tỉnh
Ninh Thuận) thực hiện kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch; định kỳ
hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 3. Chánh
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành
thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ
quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như điều 3;
- CT, PCT UBND tỉnh LVB;
- Văn phòng Unicef tại Hà Nội;
- VPUB:
LĐVP;
-
Lưu:
VT,
VXNV.
NNN
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê
Văn Bình
|
CHƯƠNG TRÌNH
HỢP TÁC GIỮA UBND TỈNH NINH THUẬN VÀ UNICEF VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2017 - 2021
DỰ ÁN GIẢM
NHẸ RỦI RO VÀ TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU THIÊN TAI LẤY TRẺ EM LÀM TRUNG TÂM
KHUNG
KẾ HOẠCH
CHIẾN
LƯỢC TRUYỀN THÔNG VÌ SỰ PHÁT TRIỂN NHẰM GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI LẤY TRẺ EM
LÀM TRUNG TÂM TỈNH NINH THUẬN, GIAI ĐOẠN 2019 - 2021
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1600/QĐ-UBND
ngày 02/10/2019 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
MỤC LỤC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
I. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã
hội tỉnh Ninh Thuận
2. Dự án can thiệp và cuộc đánh giá
ban đầu
3. Rào cản và thuận lợi/động lực trong
công tác truyền thông về GNRRTT
4. Công tác truyền thông về GNRRTT
đang thực hiện tại Ninh Thuận
II. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU TRUYỀN THÔNG
1. Xác định vấn đề cần truyền thông
2. Mục tiêu tổng quát
3. Mục tiêu truyền thông
4. Mục tiêu hành vi
III. XÁC ĐỊNH CÁC ĐỐI TƯỢNG TRUYỀN
THÔNG, NỘI DUNG VÀ KÊNH TRUYỀN THÔNG THÍCH HỢP CHO TỪNG NHÓM
1. Nhóm đối tượng đích
2. Nhóm đối tượng huy động xã hội
3. Nhóm đối tượng vận động chính sách
IV. KHUNG KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG (C4D)
NHẰM GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI TẠI NINH THUẬN, GIAI ĐOẠN 2019 - 2021
1. Nhóm hoạt động nâng cao năng lực
cán bộ/cộng tác viên truyền thông về GNRRTT
2. Nhóm hoạt động truyền thông phát
triển về GNRRTT cho các nhóm đối tượng đích
3. Nhóm hoạt động truyền thông vận
động chính sách và huy
động xã hội về GNRRTT
4. Nhóm các hoạt động cung cấp các
dịch vụ hỗ trợ cho truyền thông thay đổi và hành vi thay đổi xã hội
V. CHIẾN LƯỢC TỔ CHỨC VÀ THỰC HIỆN
VI. THEO DÕI, GIÁM
SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ
1. Theo dõi và giám sát
2. Đánh giá
PHỤ LỤC 1:
KHUNG CHI TIẾT KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG
PHỤ LỤC 2:
CÁC THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG GNRRTT
PHỤ LỤC 3:
DANH SÁCH CÁC XÃ THUỘC 6 HUYỆN, TỈNH
NINH THUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC CHỮ VIẾT
TẮT
BĐKH
|
Biến đổi khí hậu
|
GNRRTT
|
Giảm nhẹ rủi ro thiên tai
|
PCTT
|
Phòng chống thiên tai
|
THCS
|
Trung học cơ sở
|
PTTH
|
Phổ thông trung học
|
TTB
|
Trang thiết bị
|
TTGDTT
|
Thông tin - Giáo dục - Truyền thông
|
TTKSBT/CDC
|
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
|
TTPT
|
Truyền thông Phát triển
|
TTYT
|
Trung tâm Y tế
|
TYT
|
Trạm Y tế
|
UBND
|
Ủy ban nhân dân
|
UNICEF
|
United Nations Children's Fund
(Quỹ Nhi đồng
của Liên hiệp quốc)
|
UNW
|
United National Women
(Quỹ Phát triển Phụ nữ của Liên hiệp
quốc)
|
UNDP
|
United Nations Development Program
(Chương trình Phát triển Liên hiệp
quốc)
|
WHO
|
Worl Health Organization
(Tổ chức Y tế thế giới)
|
VSATTP
|
Vệ sinh an toàn thực phẩm
|
KHUNG KẾ
HOẠCH TRUYỀN THÔNG VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI
I. PHÂN TÍCH THỰC
TRẠNG
1. Điều kiện
tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Ninh Thuận
Ninh Thuận thuộc vùng Duyên hải Nam
Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây
giáp tỉnh Lâm Đồng và phía Đông giáp Biển Đông. Diện tích tự nhiên 3.358 km2
với dân số 576.688 người, có 7 đơn vị hành chính gồm thành phố Phan Rang - Tháp
Chàm và 6 huyện là: Bác Ái, Thuận Bắc, Ninh Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước và Thuận
Nam.
Hình 1 - Bản
đồ hành chính tỉnh Ninh Thuận
Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, dân cư
tập trung đông ở vùng đồng bằng, đa phần là dân tộc Kinh (76%), Chăm (12%),
Raglai (10%) và các dân tộc khác. Dân cư sống ở đô thị chiếm
gần 50% và ngày càng có xu thế tăng nhanh tại các vùng đồng bằng, thành thị.
Tại các vùng miền núi, trung du dân cư sống thưa thớt, phân
tán và chủ yếu là dân tộc ít người. Mật độ dân số tập trung cao ở thành phố
Phan Rang - Tháp Chàm, huyện Ninh Hải và huyện Ninh Phước.
Ninh Thuận có khí hậu nhiệt đới gió
mùa điển hình với đặc trưng khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh, nhiệt độ trung
bình hàng năm từ 26-27°C, lượng mưa trung bình 700-800mm ở Phan Rang và tăng
dần đến trên 1.100mm ở miền
núi, độ ẩm không khí từ 75-77%. Năng lượng bức xạ lớn 160 KCal/cm2.
Thời tiết có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12; mùa khô từ tháng 1
đến tháng 8 năm sau. Do nắng nhiều và mưa ít nên lượng nước bốc hơi hàng năm
vào loại lớn nhất so với cả nước. Ở Ninh Thuận, bốc hơi tiềm năng lớn hơn rất
nhiều so với bốc hơi khả năng và bốc hơi thực tế do lưu vực luôn ở trong tình
trạng khô hạn kéo dài, ít chịu ảnh hưởng bão so với các địa phương khác. Bão,
áp thấp nhiệt đới thường xuất hiện vào các tháng 9 - 11, trung
bình mỗi năm không quá một cơn bão đổ bộ trực tiếp vào tỉnh Ninh Thuận. Hàng
năm, mùa mưa thường xuất hiện giông kéo theo gió xoáy lớn và mưa to (mưa giông
nhiệt), khi có gió xoáy tốc độ lớn hoặc mưa đối lưu cường
suất cao sinh ra lũ quét làm thiệt hại lớn về nhà cửa và hoa màu các vùng ven
sông, suối.
Do đặc thù khí hậu và địa hình đã mang
lại cho Ninh Thuận những khó khăn về nguồn nước. Lượng mưa hàng năm
thấp nhất cả nước, lượng dòng chảy hình thành không nhiều, địa hình, địa chất
và thổ nhưỡng không thuận lợi cho việc xây dựng các hồ chứa vừa và lớn, tình trạng
khô hạn, thiếu nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất của người dân vẫn xảy ra
thường xuyên. Mặc dù vậy, Ninh Thuận vẫn có thể khai thác
được các loại hình tài nguyên nước như những nơi khác để phục vụ cho sản xuất
và đời sống: nước mặt từ hệ thống sông, suối, ao, hồ chứa ... và nguồn nước
ngầm, nước mưa.
Dự báo tác động của thiên tai và BĐKH
trong tương lai cho thấy Ninh Thuận có thể sẽ phải đối mặt với các
vấn đề trầm trọng hơn, bao gồm:
Nhiệt độ tăng: Hạn hán sẽ
trở nên trầm trọng hơn vào mùa khô ở cả vùng núi và vùng đồng bằng ven biển,
cùng với nhiệt độ sẽ tiếp tục tăng cao hơn, gây ảnh hưởng xấu đến nguồn nước,
sức khỏe và hoạt động sản xuất của nhân dân.
Lượng mưa tăng: Vào mùa mưa,
lượng mưa sẽ lớn hơn, gây ra tình trạng lũ quét nhiều hơn ở miền núi và làm
ngập lụt tồi tệ ở vùng đồng bằng, nếu không được chuẩn bị trước những giải pháp
ứng phó của các cấp chính quyền và người dân.
Tác động của nước biển dâng: Do tính chất
lãnh thổ trải dài dọc theo đường bờ biển, tiến trình xâm nhập mặn tại Ninh
Thuận xảy ra khá mạnh, ảnh hưởng đến hầu hết các sông, rạch trên địa bàn tỉnh[1]. Đặc biệt vào
mùa khô, các địa phương nằm ở vùng ven biển đã chịu ảnh hưởng bởi tình trạng
xâm nhập mặn vào hệ thống mạch nước ngầm. Dự báo xu thế xâm nhập mặn này trong
tương lai sẽ còn nặng nề hơn do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển
dâng.
2. Dự án can
thiệp và cuộc đánh giá ban đầu
Tỉnh Ninh Thuận là một trong những địa
phương thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai, đặc biệt trong đợt
hạn hán hai năm 2015 - 2016.
Nhằm giúp người dân, cộng đồng và
chính quyền địa phương các cấp dự phòng, ứng phó và phục hồi tốt hơn trước
thiên tai và biến đổi khí hậu, Dự án giảm nhẹ rủi ro và tăng khả năng chống
chịu thiên tai lấy trẻ em làm trung tâm trong khuôn khổ Chương trình hợp tác
giữa UBND tỉnh Ninh Thuận và UNICEF Việt Nam giai đoạn 2017 - 2021, đã được ký
kết.
Truyền thông là một thành tố quan
trọng trong công tác ứng phó giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Truyền thông giúp
truyền tải thông tin, khuyến khích, thúc đẩy, huy động sự tham gia và nâng cao
năng lực để các thành viên trong cộng đồng tự bảo vệ mình trước tác động của
thiên tai và biến đổi khí hậu. Nhận thức được vai trò hết
sức quan trọng của truyền thông trong việc hỗ trợ các cộng đồng đang phải đối
mặt với thiên tai và biến đổi khí hậu, UBND tỉnh Ninh Thuận cũng như các ban
ngành liên quan đã xác định phải xây dựng và triển khai thực hiện một kế hoạch
truyền thông thay đổi hành vi cá nhân và xã hội (Truyền thông cho phát triển)
để giảm nhẹ rủi ro và tăng khả năng chống chịu thiên tai.
Để xây dựng và thực hiện hiệu quả kế
hoạch truyền thông phát triển nhằm giảm nhẹ rủi ro thiên tai, cán bộ quản lý
của các ban ngành liên quan cấp tỉnh đã được tập huấn nâng cao năng lực lập kế
hoạch và thực hiện kế hoạch TTPT trong tháng 5/2018. Thông qua khóa tập huấn,
các thành viên chủ chốt các Ban ngành của tỉnh đã xây dựng những ý tưởng ban
đầu cho Kế hoạch TTPT về GNRRTT của tỉnh Ninh Thuận, nhằm nâng cao năng lực
trong công tác dự phòng, ứng phó và phục hồi sau thiên tai cho những năm tiếp
theo và giai đoạn sau đó.
Để hoàn thiện bản Kế hoạch TTPT, trong
đó tập trung vào công tác tăng cường khả năng thích ứng và xây dựng khả năng sức chống
chịu thiên tai lấy trẻ em làm trung tâm, với sự hỗ trợ kỹ thuật của Chuyên gia
BS Ngô Thị Khánh và Ths. Đinh Thị Thanh Hoa, ông Chu Hữu Tráng, cán bộ truyền
thông của UNICEF và sự tham gia của các cán bộ thuộc Khoa sức khỏe môi trường
của Trung tâm Kiểm soát
bệnh tật tỉnh Ninh Thuận tổ chức điều tra ban đầu trong tháng 12/2018.
Cuộc điều tra đánh giá ban đầu này đã
sử dụng các kỹ thuật nghiên cứu dựa vào cộng đồng để tìm hiểu mức độ hiểu
biết, các thực hành hiện có và mong muốn của người dân về giảm nhẹ rủi ro thiên
tai tại 03 xã khó khăn (Phước Trung, Phước Kháng, Phước Dinh) của 03 huyện
trọng điểm của Dự án (Thuận Bắc, Bác Ái và Thuận Nam). Kết quả cuộc đánh giá đã
được thực hiện bởi 2 chuyên gia và nhóm cán bộ thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh
tật trong tháng 12/2018, đã có 20 người cung cấp thông tin chủ chốt của cấp
tỉnh, huyện, xã và 10 nhóm đại diện cộng đồng, học sinh THCS trên địa bàn đã
tham gia các buổi thảo luận với nhóm đánh giá.
Một số phát hiện chính từ cuộc đánh
giá như sau[2]:
Vấn đề chính mà Ninh Thuận phải đối
đầu hiện nay là tình trạng hạn hán kéo dài thường xuyên và mưa bão ngập úng đã
ảnh hưởng xấu trực tiếp đến sức khỏe, đời sống, sản xuất và nuôi trồng của
người dân, nhất là tại các vùng cao, có nhiều hộ nghèo và người dân tộc thiểu số Raglai
sinh sống. Đây là những nội dung truyền thông chính cần có thông điệp cụ thể
đối với từng nhóm dân cư.
Chính quyền các cấp đã triển khai
nhiều biện pháp ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai. Hệ
thống thủy lợi được cải thiện với 21 hồ chứa nước nhỏ và các trạm cấp nước sạch
cho người dân. Hiện có tới 95% hộ gia đình của tỉnh
được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh, tuy nhiên Ninh Thuận cũng vẫn còn phải đối
mặt với tình trạng thiếu nước sạch khi các hồ chứa nước bị cạn kiệt trong mùa
khô hạn kéo dài cũng như ngập úng ở các vùng hạ lưu khi các hồ
chứa nhỏ cần xả nước trong mùa mưa.
Công tác truyền thông nhằm GNRRTT đã
được triển khai nhiều năm tại Ninh Thuận nhưng chủ yếu thông qua
truyền thông đại chúng, thông qua các tổ chức Hội và Chính quyền các cấp.
Nhiều người dân nghèo, người dân tộc thiểu số vẫn chưa nhận thức rõ cách đối
phó với rủi ro thiên tai cũng như chưa chủ động thực hiện các biện pháp bảo vệ
trẻ em, gia đình tránh các thiệt hại về sức khỏe và kinh tế khi thiên tai xảy
ra.
Công tác giáo dục về GNRRTT cho học
sinh trong nhà trường đã được ngành giáo dục triển khai từ năm 2017, các trường
đã chủ động thực hiện công tác truyền thông, giáo dục, hướng dẫn học sinh về
các biện pháp phòng chống các rủi ro thiên tai khi xảy ra. Công tác
này đã được coi là nhiệm vụ của nhà trường và có kế hoạch thực hiện hàng năm.
Một số khuyến nghị từ những phát hiện
nêu trên, bao gồm:
- Cần áp dụng phương pháp truyền thông
cho phát triển, hỗ trợ quá trình thay đổi hành vi cho
các cá nhân về sức khỏe đồng thời thay đổi các tập quán sinh
sống, canh tác, nuôi trồng của người dân để giúp cho
cộng đồng ứng phó với
các biến đổi khí hậu và GNRRTT tại Ninh Thuận.
- Cần tập trung
nguồn lực về truyền thông cho các vùng sâu, vùng xa, nơi có nhiều người nghèo,
người dân tộc ít người sinh sống, tập trung vào các
đối tượng dễ bị tổn thương bởi thiên tai như các bà mẹ có thai, có con nhỏ dưới
5 tuổi, trẻ em, học sinh THCS và tiểu học, người lao động du canh du cư, chăn
thả gia súc xa nhà, người khuyết tật trong cộng đồng.
- Có thể lồng ghép nội dung truyền
thông về GNRRTT vào các buổi họp đoàn thể, họp thôn với các hình thức truyền
thông phong phú phù hợp với văn hóa bản địa.
- Nâng cao vai trò của Trưởng thôn
trong việc chủ động đưa thông tin đến cho người dân, đặc biệt đối với các hộ
nghèo, du canh du cư.
- Vận động khối tư nhân tham gia nhiều
hơn trong việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ quá trình thay đổi hành vi cá nhân
và thay đổi xã hội tại các xã nghèo.
- Điều phối tốt công tác truyền thông
về GNRRTT, tránh chồng chéo và lãng phí nguồn lực.
Các khuyến nghị này sẽ làm cơ sở cho
việc xây dựng và hoàn thiện bản khung Kế hoạch truyền thông nhằm GNRRTT lấy trẻ
em làm trung tâm tại Ninh Thuận trong những năm tiếp theo.
3. Rào cản và
thuận lợi/động lực trong công tác truyền thông về GNRRTT
Những thuận lợi cho công
tác truyền thông về GNRRTT đã được chỉ ra trong đánh giá ban đầu, đó
là:
- Sự quan tâm chỉ đạo triển khai thực
hiện của chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương;
- Sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban
ngành, đoàn thể, nhất là khi có chỉ đạo của cấp trên;
- Huy động được các mạnh thường quân
giúp đỡ nhu yếu phẩm cho người nghèo, người dân tộc thiểu số và người bị ảnh
hưởng bởi thiên tai.
Những khó khăn mà Ninh Thuận gặp
phải trong công tác phòng chống và GNRRTT, bao gồm:
- Đối tượng truyền thông là người dân
tộc thiểu số có trình độ dân trí thấp, mỗi dân tộc có một bản sắc
văn hóa riêng: Như đã mô tả ở trên, dân số sống ở vùng đồng bằng, mật
độ dân số cao tập trung ở TP. Phan Rang - Tháp Chàm, huyện Ninh Hải và huyện
Ninh Phước và chủ yếu là dân tộc Kinh (chiếm 76% dân số). Các huyện
có dự án can thiệp thí điểm là Thuận Bắc, Bác Ái và Thuận Nam đều là huyện miền
núi, trung du một bộ phận dân cư sống phân tán và đa phần là người
dân tộc thiểu số như dân tộc Chăm và dân tộc Raglai. Ở huyện Thuận Bắc có cả
người Raglai và Chăm, huyện Bác Ái có 90% người Raglai (một số người lớn
tuổi nói không thông thạo tiếng Kinh) và Thuận Nam có cả người Chăm và Raglai.
Người Raglai và người Chăm (Bà La Môn và Bà Ni) đều theo chế độ mẫu hệ, vai trò
của người phụ nữ rất lớn trong các gia đình.
- Công tác truyền thông được hiệu quả
cũng cần quan tâm đến vận động sự tham gia của các chức sắc tôn giáo: Tỉnh Ninh
Thuận có Công giáo là tôn giáo phát triển nhất với tín đồ hơn 66 nghìn
người, kế đến là Phật Giáo với hơn 43 nghìn người, đặc biệt có đạo Bà La Môn
với hơn 40 nghìn, Hồi giáo có đến 25 nghìn người, còn lại là các tôn giáo khác
với 10 tôn giáo lớn.
- Tập quán sinh sống và lao
động sản xuất của người Raglai rất khó thay đổi để ứng phó
thiên tai:
Đây không chỉ là khó khăn của chính quyền và các ban ngành trong việc giúp đỡ
người dân chuyển đổi tập quán sinh sống và lao động sản xuất để đối phó với
thiên tai mà còn là một khó khăn cho công tác truyền thông nhằm GNRRTT.
- Khó tiếp cận thông tin về GNRRTT đối
với trẻ em ngoài nhà trường: Một số học sinh người Raglai tham gia học
tập không đều đặn, các em có thể nghỉ học giữa chừng đi theo gia đình làm ăn xa như lên
khu vực cao nguyên làm thuê kiếm tiền phụ giúp gia đình. Nhiều học sinh trong
trường học nói, viết không thông thạo tiếng Kinh nên học hành hay giao tiếp gặp
nhiều khó khăn. Một số em người dân tộc Raylai bỏ học sớm để lấy vợ/chồng (tảo
hôn). Số liệu ở một xã
cho thấy đã có 57 trường hợp mang thai vị thành niên (trên tổng số 544 phụ nữ
mang thai)[3].
- Thiếu đội ngũ tuyên truyền viên: Như chia sẻ
của một số cán bộ ở 03 huyện tham gia nghiên cứu, công tác truyền thông gặp khó
khăn không chỉ về phía người dân mà còn do năng lực của đội ngũ truyền thông ở
cơ sở còn thiếu về số lượng và chưa được tập huấn về truyền thông GNRRTT. Số
cộng tác viên được tập huấn về truyền thông còn ít nên số buổi truyền
thông chưa thực hiện được nhiều. Đặc biệt việc thực hiện truyền thông nhằm
GNRRTT thì chưa được thực hiện.
- Phương tiện truyền thông thiếu linh hoạt: Hệ thống
truyền thanh không dây (FM) đã đi từ tỉnh đến huyện, xã và đến tận các thôn.
Tuy nhiên khi thiên tai xảy ra thì ở một số nơi hệ thống này lại không hoạt
động được vì nhiều lý do như mưa to gây mất điện, hỏng hóc kỹ
thuật...
Trong
những trường hợp như thế thì các thiết bị phát thanh di động đơn giản như Loa
thùng di động dùng pin đã được sử dụng để chuyển tải thông tin về thiên tai[4]. Qua đó cho thấy
việc truyền tải thông tin sử dụng kỹ thuật hiện đại thì các trang thiết bị đơn
giản cũng rất cần để dự phòng khi thiên tai xảy ra.
- Hình thức truyền thông kém hiệu quả: pano, áp
phích, băng rôn hay tờ rơi được đánh giá là không hiệu quả. Ví dụ pano, băng
rôn, tờ rơi không thể áp dụng với nhóm trẻ em mầm non hay tiểu học, người không
biết chữ. Tuy nhiên tờ rơi áp dụng được cho nhóm người chăn thả gia súc xa nhà,
người sống ở nương rẫy nhưng tờ rơi phải rất ít chữ và có những hình ảnh gần
gũi với cuộc sống của người dân địa phương, nếu không thì họ cũng bỏ đi mà
không đọc.
Cơ hội để cải thiện
tình hình thông qua Dự án hợp tác của UNICEF:
Đây cũng là động lực để các ngành có
thể tiến hành các hoạt động truyền thông cho phát triển nhằm GNRRTT cho những
nhóm dân số dễ bị tổn thương.
4. Công tác truyền
thông về GNRRTT đang thực hiện tại Ninh Thuận
Truyền thông đại chúng đã đến hầu hết
các gia đình:
Hầu hết các hộ gia đình người dân tộc thiểu số đều có máy thu hình (TV) nhưng
ít xem vì bận đi nương rẫy hay một số gia đình thường xuyên di chuyển gia súc
đến nơi có thức ăn.
Hệ thống phát thanh không dây (FM) từ
huyện đến xã, thôn: Các văn bản thông báo, thông
tin của tỉnh đã được chuyển tải thành các bài tuyên truyền đơn giản hơn và phát
trên hệ thống phát thanh không dây của mỗi huyện. Ở mỗi xã cũng đã có hệ thống
phát thanh không dây để thu và phát lại cho các thôn. Ở mỗi thôn đều
có hệ thống thu lại từ xã và phát lại cho các hộ gia đình vào các khung giờ
như; Sáng: 5 - 6 giờ, Trưa:
11
- 12 giờ, Chiều:
17 - 18 giờ.
Sử dụng mạng Internet: việc sử dụng
mạng Internet mới chỉ phổ biến ở các nhóm trẻ em ở trường THCS, THPT và thanh
niên. Nhóm người dân tộc thiểu số Raylai, người nghèo và người không biết chữ
thì còn hạn chế, đa số thanh niên đã có điện thoại nhưng không phải là điện
thoại thông minh nên họ chỉ có thể dùng để gọi và nhắn tin chứ không dùng để
tiếp cận thông tin qua mạng Internet. Tuy nhiên, hầu hết các gia đình đều có sử
dụng điện thoại di động và đây cũng là một kênh tốt để gọi điện/nhắn tin khi
sắp có mưa bão lớn hoặc hạn hán nặng xảy ra.
Công tác truyền thông trong cộng đồng
đã được thực hiện với từng nhóm đối tượng: Nhóm phụ nữ sinh
hoạt trong Chi hội Phụ nữ thôn là nơi mà phụ nữ có thể nhận được các thông tin
về vay vốn sản xuất, hỗ trợ giống, phân bón, vệ sinh môi trường... Nhóm phụ nữ
mang thai được các cộng tác viên y tế/tuyên truyền viên hướng dẫn về chăm sóc
sức khỏe bà mẹ trẻ em, làm mẹ an toàn... Nhóm người làm nông
nghiệp thì được cán bộ Hội Nông dân cung cấp các thông tin về cây trồng, gia
súc...
Đoàn
thanh niên cũng tham gia tích cực trong các hoạt động truyền thông ở địa
phương. Bên cạnh đó, ở mỗi thôn đều có Trưởng thôn là người thường xuyên tổ
chức các buổi họp thôn với tất cả người dân sống trong
thôn.
Truyền thông trực tiếp về GNRRTT đã được thực hiện
đối với trẻ em trong nhà trường: Giáo viên các trường THCS đã được tập huấn
về truyền thông nhằm GNRRTT năm 2017 và đã tổ chức một đợt truyền thông ngoại
khóa trong năm 2017 cho học sinh bao gồm các nội dung: nhận biết các dấu hiệu
nguy hiểm sạt lở đất, sấm sét, tiết kiệm nước mùa hạn hán, phòng chống bệnh theo
mùa. Các trường đã cho học sinh tổ chức diễn tập các hoạt động phòng chống
thiên tai năm 2017 và 2018. Riêng năm 2018 có thêm nội dung phòng chống đuối
nước. Ngoài tập huấn, các trường đã tổ chức nhiều hình thức phong phú như
khuyến khích các em vẽ tranh về GNRRTT, các em vẽ tranh mô tả bản đồ thôn xã nơi các em
sinh sống và những nơi có thể xảy ra thiên tai để các em có thể tránh
được. Các hoạt động này được các trường đã tự tổ chức mà không có kinh phí hỗ
trợ. Trong các hoạt động nhằm GNRRTT, các thầy cô ở trường luôn nhắc nhở các em
trách nhiệm truyền thông lại cho gia đình và kinh nghiệm từ rất nhiều khu vực
khác thì trẻ em làm người tuyên truyền viên tốt nhất cho bố mẹ và gia đình.
Các vấn đề liên quan đến truyền thông
phát triển nhằm GNRRTT tại Ninh Thuận cần giải quyết như sau:
- Truyền thông về GNRRTT hiện nay tại
Ninh Thuận chưa thực sự nhằm đến nhóm người dễ bị tổn thương do thiên tai.
- Hình thức tiếp cận truyền thông chưa
phong phú, đa dạng, chưa phù hợp với nhóm đối tượng đích.
- Chưa có các tài liệu truyền thông
phù hợp với người dân.
- Chưa có đủ đội ngũ cộng tác viên
truyền thông về GNRRTT được đào tạo.
- Truyền thông chưa hướng đến việc
thay đổi hành vi của nhóm đích cùng với sự thay đổi xã hội, thay đổi tập quán
làm ăn, canh tác, sinh sống, gắn liền việc thay đổi các thói quen về chăm sóc
sức khỏe với cải thiện đời sống.
- Việc vận động Chính quyền và huy động
xã hội nhằm cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho quá trình thay đổi hành vi, thay đổi xã hội cần được cải
thiện.
- Việc điều phối chung cho công tác
truyền thông cần được chú trọng để tăng hiệu quả của các đầu tư vào truyền
thông.
II. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU
TRUYỀN THÔNG
1. Xác định
vấn đề cần truyền thông
1.1. Người dân thiếu
thông tin và chưa chủ động đối phó với hạn hán thường xuyên và kéo dài từ tháng
5 đến tháng 9 hàng năm, gây thiếu nước sinh hoạt
và thiếu nước để trồng trọt và chăn nuôi, nhất là tại các vùng núi
cao, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
Nguyên nhân khách quan của hạn hán là do nắng
nhiều và mưa ít nên tỉnh Ninh Thuận có lượng bốc hơi vào loại lớn nhất so với
cả nước. Bên cạnh đó do đặc thù khí hậu, địa hình đã mang lại cho tỉnh Ninh
Thuận những khó khăn về nguồn nước. Tỉnh Ninh Thuận có lượng mưa hàng năm thấp
nhất cả nước, lượng dòng chảy hình thành không nhiều, địa hình, địa chất, thổ
nhưỡng không thuận lợi cho việc xây dựng các hồ chứa vừa và lớn. Hiện nay nhà
nước đã đầu tư để có 21 hồ chứa nước nhỏ ở địa phương nhằm cung cấp nước sinh
hoạt cho gần hết các hộ gia đình trong tỉnh nhưng đến mùa khô hạn thì các hồ
chỉ còn 8% dung tích nước nên vẫn thiếu nước trong mùa khô hạn.
Hàng năm, tình trạng khô hạn kéo dài,
thiếu nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp đã dẫn đến các hậu quả
ảnh hưởng đến con người, cây trồng và vật nuôi.
- Thiếu nước sạch sinh hoạt cung cấp cho người
dân, dịch bệnh phát sinh.
- Thiếu nước để sản
xuất nông nghiệp và chăn nuôi, gây mất mùa và gia súc chết nên thiếu lương thực
và thực phẩm cho con người, buộc người dân phải bỏ đi làm ăn xa.
- Thiếu ăn ở phụ nữ
có thai và trẻ
dưới 5 tuổi dẫn đến tỷ lệ SDD ở những xã khó khăn của
tỉnh Ninh Thuận cao hơn so với cả nước, ví dụ tại xã
Phước Trung huyện
Bác Ái tỷ lệ SDD cân nặng là 25.39% và SDD thấp
còi là 31.20%[5].
- Học sinh phải nghỉ học để đi tìm
việc làm do thiếu lương thực, theo cha mẹ đi làm thuê ở vùng khác.
Ngoài những nguyên nhân về địa lý và
biến đổi khí hậu, các nguyên nhân gián tiếp đã được phân tích như sau:
- Do hoàn cảnh tự nhiên và điều kiện
kinh tế khó khăn nên người dân có thói quen dùng nước
suối, nước sông và không có thói quen tích trữ nước vào mùa khô hạn;
- Người dân nghèo không có dụng cụ chứa
nước sạch đủ dùng cho những ngày khô hạn nặng nhất;
- Người dân canh tác
theo thói quen và không quan tâm đến
việc thay đổi cây trồng phù hợp để tăng năng
suất;
- Người dân chủ quan, không quan tâm
đến việc có đủ nước để canh tác hay không;
- Các thông tin về tình hình hạn hán
và cách ứng phó chưa đến được với người dân ở các vùng khó khăn;
- Chưa có mạng lưới
cộng tác viên về GNRRTT tại cấp thôn bản hay cụm dân cư.
Những nguyên nhân này “có thể được
khắc phục” nếu có các hoạt động truyền thông cho phát triển với sự tham gia của
cả hệ thống chính quyền và của chính các cộng đồng bị ảnh hưởng nặng nề do hạn
hán.
1.2. Người dân chưa chủ động tìm kiếm
thông tin và chủ động đối phó với mưa to gây lốc xoáy, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất làm
thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp và ảnh
hưởng đời sống con người
và hoạt động sản xuất chăn nuôi.
Hàng năm, về mùa mưa thường xuất hiện
giông kéo theo gió xoáy lớn và mưa to (mưa giông nhiệt đới), khi có gió xoáy
tốc độ lớn hoặc mưa đối lưu cường suất cao sinh ra lũ quét. Hậu quả của mưa to
gây lốc xoáy và lũ quét là làm thiệt hại lớn về nhà cửa và hoa màu các vùng ven
sông, suối. Cụ thể là ở huyện Bác Ái thì lũ quét đã xảy ra ở các xã Phước Bình,
Phước Thành, huyện Thuận Nam thì ngập lụt ở xã Phước Dinh.
Khác với hạn hán thường xuyên và kéo
dài hàng năm từ tháng 5 đến tháng 9, mưa to gây lốc xoáy, sạt lở đất và ngập
sâu thường xảy ra bất ngờ và diễn biến trong thời gian ngắn. Thông thường mùa
mưa từ tháng 9 đến tháng 12 nhưng mưa to, bão lớn thì không biết xảy ra lúc nào
và hậu quả của nó là rất lớn:
- Gây thiệt hại về sản xuất nông
nghiệp (mất mùa, gia súc chết, mất đất sản xuất);
- Gây thiệt hại về cơ sở vật chất
(đường giao thông, nhà cửa bị phá hủy, hư hỏng);
- Giao thông chia cắt gây khó khăn cho
công tác hỗ trợ lương thực, nước sạch;
- Gây ô nhiễm môi trường,
phát sinh dịch bệnh ở người và gia súc;
- Thiếu nước sạch cho người và gia
súc;
- Học sinh phải nghỉ
học do trường học đóng cửa;
- Sức khỏe trẻ em bị ảnh hưởng do
thiếu nước sạch và dịch bệnh phát sinh;
- Nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ em do lũ lụt gây
thiếu thức ăn.
Nguyên nhân gián tiếp dẫn đến mưa bão
ảnh hưởng đến đời sống con người đã được đề cập đến
trong các buổi trao đổi thông tin với đại diện UBND và các ban ngành từ cấp
tỉnh đến huyện, xã và với đại diện cộng đồng là do:
- Mưa lớn kéo dài, hệ thống thoát nước
không đảm bảo, chưa có các công trình thủy lợi để tiêu úng, ngập úng cục bộ tại các vùng trũng
thấp;
- Người dân không biết/không nhận được
thông tin về lũ lụt;
- Người dân không quan tâm đến việc
phòng, chống lũ lụt như
không chuẩn bị nhà cửa chắc chắn khi lũ về;
- Thiếu kinh phí để thực hiện
công tác phòng, chống thiên tai;
- Thiếu nguồn nhân lực và vật tư hỗ
trợ khi có thiên tai
như thuốc xử lý nước Cloramin B, bể/thùng chứa nước sạch;
- Hệ thống loa đài ở địa phương bị hư
hỏng hay không hoạt động do mất điện/không hoạt
động khi thiên tai xảy ra;
- Công tác
truyền thông về tình hình bão lũ, ngập úng và các
biện pháp GNRRTT chưa đến với người dân vùng khó
khăn.
Những nguyên nhân này “có thể được
khắc phục” nếu có các hoạt động truyền thông cho phát triển với sự tham gia của
cả hệ thống chính quyền và của chính các cộng đồng bị ảnh hưởng khi có thiên
tai bão, lũ, ngập lụt.
2. Mục tiêu
tổng quát
- Góp phần làm giảm thiểu tác động
tiêu cực của thiên tai và biến đổi khí hậu tại tỉnh Ninh Thuận.
- Góp phần làm giảm nguy cơ về sức
khỏe, kinh tế - xã hội và vật chất liên quan đến biến đổi khí hậu và thiên tai
ở các nhóm dân số dễ bị tổn thương và trẻ em tại tỉnh Ninh Thuận.
3. Mục tiêu
truyền thông
Đến năm 2021,
tại các vùng can thiệp trọng điểm của Ninh Thuận sẽ đạt được:
- 80% hộ gia đình nghèo
người dân tộc thiểu số tin tưởng sẽ không bị thiếu nước ăn uống hợp vệ sinh khi
hạn hán kéo dài hay bão lũ xảy ra.
- 80% phụ nữ dân tộc thiểu số tin rằng
mình có thể đảm bảo có đủ thực phẩm và rau xanh cho trẻ em ăn khi mùa khô hạn
xảy ra.
- Có 80% hộ dân nhận được thông tin về
tình hình bão lũ, hạn hán và người dân tin là họ có lợi khi được
tiếp cận với thông tin về tình hình bão lũ, hạn hán.
- Có ít nhất 50% cán bộ thôn và y tế
thôn bản có khả năng tiếp nhận và chuyển tải thông tin về giảm nhẹ rủi ro thiên
tai tới cho bà con bản địa.
- Có 95% học sinh THCS và tiểu học có thể
kể ít nhất 5 hành động cần làm khi mưa bão/hạn hán xảy ra.
- 100% các xã trong vùng dự án có kế
hoạch truyền thông phát triển nhằm GNRRTT lấy trẻ em làm trọng tâm.
4. Mục tiêu
hành vi
Đến năm 2021, tại các vùng can thiệp
trọng điểm của Ninh Thuận sẽ đạt được:
- Có 85% hộ gia đình nghèo dân tộc
thiểu số có được dụng cụ chứa nước và thực hiện trữ nước trước những tháng khô
hạn nặng hay trước khi mưa bão lớn xảy ra.
- Có 100% hộ gia đình có mái lợp tôn,
mái lá có chằng chống nhà cửa trước khi gió bão xảy ra.
- Có 50% hộ gia đình có con nhỏ dưới
5 tuổi có nuôi gà và trồng rau xanh quanh năm, đảm bảo dinh dưỡng cho bà mẹ trẻ
em.
- Có 90% hộ gia
đình nghèo được cán bộ y tế xã/y tế thôn bản xã hướng dẫn xử lý vệ sinh môi
trường, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo dinh dưỡng khi có thiên tai xảy ra.
- Tất cả các xã
vùng Dự án có nguồn cung cấp[6]
các vật phẩm hỗ trợ quá trình thay đổi hành vi nhằm GNRRTT tại địa phương[7].
III. XÁC ĐỊNH CÁC ĐỐI
TƯỢNG TRUYỀN THÔNG, NỘI DUNG VÀ KÊNH TRUYỀN THÔNG THÍCH HỢP CHO TỪNG NHÓM[8]
1. Nhóm đối
tượng đích
1.1. Bà mẹ mang thai, bà mẹ có
con nhỏ dưới 5 tuổi, người dân tộc thiểu số hoặc
thuộc các hộ nghèo
Tại Ninh Thuận, bà mẹ và trẻ em thường
là những đối tượng
chịu ảnh hưởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai. Tỷ lệ trẻ
suy dinh dưỡng thường tăng lên tại một số địa phương chịu ảnh hưởng nặng của
hạn hán
kéo
dài. Tại 3 xã tham gia cuộc nghiên cứu này, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng
trong khoảng 25%, cao hơn hẳn so với tỷ lệ chung toàn tỉnh (khoảng 17%). Nhiều
bà mẹ cho biết khi hạn hán hay mưa bão ngập lụt kéo dài, mẹ và bé chỉ có gạo để
ăn, hầu như không có các thức ăn bổ sung khác. Hầu hết các nhà đều không có
vườn trồng rau quanh nhà vì diện tích ở rất chật hẹp. Khu nuôi gia súc và trồng
rau đều ở rẫy quanh suối nên nhiều nhà phải ở các chòi trong rẫy để canh tác
hay nuôi gia súc.
Bà mẹ có thai/có con dưới 5 tuổi cần
được trang bị kiến thức, kỹ năng và thực hành về việc đảm bảo dinh dưỡng, nước
sạch, phòng chống dịch bệnh trước/trong và sau khi có thiên tai xảy ra.
Kênh truyền thông thích hợp cho các bà
mẹ được đề xuất là qua truyền thông nhóm, qua nhân viên y tế tư vấn, sinh
hoạt nhóm dinh dưỡng, sinh hoạt hội phụ nữ thôn...
1.2. Chủ hộ gia đình nghèo, người dân
tộc thiểu số, nhà có người khuyết tật, lao động di cư, đánh cá, chăn thả gia
súc, làm rẫy xa nhà lâu ngày
Đây là nhóm người dễ bị tổn thương do
thiếu thông tin và thiếu quan tâm về các rủi ro mất mát tài sản, gia
súc, hoa màu...ảnh hưởng
nặng nề đến đời sống và kinh tế của gia đình.
Những người này cần được cung cấp
thông tin và tham gia tìm hiểu thông tin, trao đổi các kinh nghiệm phòng chống
thiên tai của cá nhân và cộng đồng.
Họ cần được biết thông tin về thời
tiết, tình hình hạn hán, bão lũ, cách trữ nước dùng cho người và gia súc, các
hướng dẫn về trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản phù
hợp với tình hình khô hạn/ngập úng của địa phương, cách phòng
chống dịch bệnh trong mùa nóng hay mùa mưa...
Kênh truyền thông thích hợp cho nhóm
này là truyền thông trực tiếp qua ban quản lý thôn, đặc biệt là trưởng thôn
trong các buổi truyền thông nhóm hay họp thôn. Ban quản lý thôn cũng có thể sử
dụng kênh nhắn tin qua điện thoại di động về tình hình hạn hán hay bão lũ cho
những người làm rẫy hay chăn thả gia súc xa nhà để những người này chủ động đối
phó khi có thiên tai xảy ra. Ngoài ra, kênh truyền thông trực tiếp bằng cách
ban quản lý yêu cầu các hộ dân được nghe thông tin sẽ “loan tin” đến cách hộ
khác ở cạnh nhà cũng vô cùng hiệu quả mỗi khi có hiện tượng thời tiết bất
thường xảy ra.
1.3. Trẻ em trong và ngoài trường học
Đây là nhóm dễ bị tổn thương do thiên
tai như hạn hán hay bão lũ. Trẻ dễ dàng bị ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe
hay học tập nếu cha mẹ và nhà trường không thực sự quan tâm hỗ trợ các em nhận
biết được các nguy cơ và học các kỹ năng phòng tránh.
Đối với học sinh trong nhà trường, nếu
được truyền thông đầy đủ, các em có thể trở thành người đưa các thông tin đến
cha mẹ và bạn bè cùng lứa. Các hình thức truyền thông cần đa dạng, phong phú,
hấp dẫn và có nội dung phù hợp sẽ gây được hứng thú tìm hiểu kiến thức và thực
hành của các em.
Các trường học cần tổ chức nhiều hơn
các buổi thực hành phòng chống thiên tai để các em tham gia và rèn luyện các kỹ
năng sinh tồn cần thiết. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, đố vui có thưởng cũng
là những hình thức được các em quan tâm. Đối với học sinh THCS và tiểu học,
thầy, cô tổng phụ trách có thể thành lập câu lạc bộ GNRRTT và lập trang Fanpage
của câu lạc bộ để các em thường xuyên trao đổi các thông tin và chia sẻ các bài
học kinh nghiệm với nhau. Việc sử dụng tin nhắn điện thoại cũng cần được sử
dụng như một kênh thông tin tại cho các thành viên trong tổ/nhóm học tập mỗi khi
có mưa bão lớn,
ngập
lụt hay hạn hán nặng để nhắc nhở các em về việc đưa thông tin
đến cha mẹ cũng như chủ động tham gia phòng chống và GNRRTT.
2. Nhóm đối
tượng huy động xã hội
2.1. Các đoàn thể quần chúng
Báo cáo nghiên cứu ban đầu cho thấy
hiện nay các đoàn thể như hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội nông dân ... các cấp
của Ninh Thuận đang tham gia khá tích cực vào công tác truyền thông về GNRRTT
nhưng chưa có bài bản và chưa thường xuyên, thường chỉ là các phổ biến được
lồng ghép trong các buổi họp của các hội.
Tuy nhiên, đây là một kênh truyền
thông rất tích cực nếu nguồn lực này được huy động để đưa thông tin và hướng
dẫn thực hành đối với GNRRTT, nhất là việc huy động các hội viên của hội tham
gia các hoạt động giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau như “truyền tin” về nguy cơ rủi ro
thiên tai và các thực hành GNRRTT, hỗ trợ vốn/cây, con giống để “nuôi gà trồng
rau xanh quanh nhà” đối với phụ nữ có thai và con nhỏ dưới 5 tuổi, tương trợ
các gia đình neo đơn
trong việc chằng chống nhà cửa trước khi mưa bão, di dời gia súc khi khô hạn
nặng hay ngập úng...
Các đoàn thể quần chúng cần được cung
cấp thông tin, hướng dẫn chuyên môn và phân công trách nhiệm cụ thể để có thể
chủ động và tích cực tham gia vào công tác truyền thông GNRRTT cho các thành
viên của mình.
Hình thức truyền thông lồng ghép trong
các buổi họp của hội là có thể thực hiện được. Nhóm phụ nữ có chi hội phụ nữ
thôn là nơi mà phụ nữ có thể nhận được thông tin về vay vốn sản xuất, hỗ trợ
giống, phân bón, vệ sinh môi trường... Nhóm phụ nữ mang thai được các cộng tác
viên y tế/tuyên truyền viên hướng dẫn về chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, làm mẹ
an toàn...Nhóm người làm nông nghiệp thì được cán bộ Hội Nông dân cung cấp các
thông tin về cây trồng, gia súc...Đoàn thanh niên cũng tham gia tích cực trong
các hoạt động truyền thông ở địa
phương.
Để thu hút các thành viên đến tham dự
các buổi họp, các hội nên áp dụng các hình thức truyền thông dựa trên văn hóa
bản địa, ví dụ tại khu vực có nhiều người dân tộc Raglai
sinh sống, sau các đợt truyền thông hội có thể tổ chức các cuộc thi hát/múa,
thi chơi đàn Chapi của người dân tộc Raglai có kèm theo các câu hỏi truyền
thông liên quan đến GNRRTT. Với nhóm người Chăm, có thể tổ chức các cuộc thi
dệt thổ cẩm, thi làm đồ gốm, thi múa/hát của người Chăm, thi kể chuyện...có
lồng ghép các thông điệp liên quan đến GNRRTT.
Các hội cũng có thể áp dụng các trò
chơi trên truyền hình mà người dân yêu thích kèm theo các câu hỏi truyền thông.
Các cuộc thi nên tổ chức ở qui mô nhỏ
cấp thôn bản, do người dân tự nguyện tham gia và tổ chức, như vậy các nội dung
sẽ sâu sắc và phù hợp với thực tế hơn.
2.2. Chức sắc các tôn
giáo
Công tác truyền thông được hiệu quả
cũng cần quan tâm đến vận động sự tham gia của các chức sắc tôn giáo. Tỉnh Ninh
Thuận có Công giáo là phát triển nhất với tín đồ hơn 66 nghìn người, kế đến là
Phật Giáo với hơn 43 nghìn người, đặc biệt có đạo Bà La Môn với hơn 40 nghìn
người, Hồi giáo có đến 25 nghìn người, còn lại là các tôn giáo khác với 10 tôn
giáo lớn.
Mỗi tôn giáo đều có các định hướng và
giáo lý khác nhau nhưng đều có những chức sắc tôn giáo được các giáo dân tin
tưởng. Các vị chức sắc tôn giáo sẽ trở thành lực lượng quan trọng nếu được huy
động tham gia truyền thông về GNRRTT.
Các chức sắc tôn giáo cần được mời đến
tham dự các buổi họp định hướng chiến lược truyền thông của tỉnh/huyện/xã, được
cung cấp thông tin/được tập huấn về GNRRTT và được yêu cầu truyền thông về
GNRRTT cho các giáo dân của mình.
2.3. Ban quản lý thôn, đặc biệt là trưởng thôn
Hiện nay, các thôn đã có “Ban quản lý
thôn” bao gồm trưởng thôn và 01 hay 02 phó trưởng thôn. Những người này được
đánh giá là “quan trọng” và “gần gũi” với người dân trong đối phó với thiên tai[9].
Trưởng thôn là người thường xuyên tổ
chức các buổi họp thôn với tất cả người dân sống trong thôn, họ là những người
bản địa, có thể nói, đọc, viết thông thạo cả tiếng dân tộc và tiếng Kinh nên
việc chuyển tải thông tin đến người nghèo, người không biết chữ, người dân tộc
gặp nhiều thuận lợi hơn.
Các trưởng/phó thôn
cần được đào tạo về GNRRTT và phương pháp truyền thông để họ có thể tổ chức và
thực hiện các buổi truyền thông tại thôn bản 1 cách có hiệu quả.
2.4. Khối tư nhân
Ninh Thuận còn là 01 tỉnh nghèo, chưa
có nhiều cơ sở sản xuất hay kinh doanh lớn. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh
chóng của các đơn vị kinh doanh du lịch và các nhà máy điện gió và năng lượng
mặt trời tại Ninh Thuận đã làm thay đổi khá nhiều diện mạo của một số vùng.
Từ nhiều năm qua, khối tư nhân thường
được huy động tham gia đóng góp cứu trợ người dân vùng bị ảnh hưởng lớn bởi thiên
tai tại Ninh Thuận trong những khi bão lụt xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng.
Tuy nhiên, vẫn chưa có các chính sách khuyến khích khối tư nhân tham gia và quá
trình phòng chống nhằm giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho người dân ở những vùng sâu
vùng xa.
Việc khuyến khích khối tư nhân tham
gia nhiều hơn trong việc GNRRTT cần được đảm bảo hài hòa giữa phát triển sản
xuất/kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ xã hội của doanh
nghiệp. Ví dụ, các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa có thể được khuyến
khích tham gia cung cấp các dụng cụ chứa nước đủ dùng trong
2 tháng cho người dân ở vùng có nguy cơ hạn nặng gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống. Các vật dụng này có thể được chế tạo
bằng các vật liệu đảm bảo vệ sinh, giá cả chấp nhận được và có thể bán một cách
linh hoạt (trả góp, bán trợ giá, trao đổi bằng hàng hóa, mua-cho/tặng...).
Cần tổ chức những hội nghị
đồng thuận để cung cấp thông tin cho khối tư nhân và tìm kiếm các cơ hội hợp
tác công - tư trong phân phối các vật tư và dịch vụ cần thiết theo nhu cầu
người dân các vùng khó khăn nhằm GNRRTT.
3. Nhóm đối
tượng vận động chính sách
3.1. Ủy ban nhân dân các cấp
Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã có
những chỉ đạo tích cực cho công tác GNRRTT. Hiện nay, với sự hỗ trợ tài chính
và kỹ thuật của UNICEF, Ủy ban nhân dân tỉnh đã và đang chỉ đạo các ban, ngành,
đoàn thể trong tỉnh triển khai các hoạt động liên quan đến Dự án “Dự án giảm
nhẹ rủi ro và tăng cường khả năng chống chịu thiên tai lấy trẻ em làm trung
tâm, giai đoạn 2017 - 2021”. Dự án là một phần quan trọng để hỗ trợ cho Kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Thuận.
Để có được sự chỉ đạo sát
sao hơn nữa cho công tác truyền thông về GNRRTT tại các khu vực can thiệp của
Dự án, Ban chỉ đạo Dự án cần cung cấp đầy đủ thông tin để UBND tỉnh có thể có
các chỉ đạo/điều hành việc phối hợp giữa các ngành Y tế - Giáo dục - Nông
nghiệp và các tổ chức đoàn thể nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Kênh thông tin đối với Ủy ban nhân dân
các cấp có thể là qua các buổi họp Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão
các cấp, cung cấp tờ tin vận động, lập kế hoạch và báo cáo thường kỳ... để có được
các ý kiến chỉ đạo và hỗ trợ kịp thời.
Tại cấp xã, một phó Chủ tịch UBND xã
được giao nhiệm vụ quản lý công tác phòng chống và GNRRTT cần được cung cấp
thông tin thường xuyên và kịp thời về diễn biến của hạn hán hay lũ lụt có thể
xảy ra trên địa bàn. Phó Chủ tịch này sẽ có trách nhiệm tổ chức cuộc họp với
các Trưởng phó thôn, Y tế, nhà trường, cán bộ nông nghiệp và các tổ chức
đoàn thể để phổ biến các thông tin về nguy cơ thiên tai đến tận các hộ gia
đình, nhất là những người làm rẫy, chăn thả gia súc xa nhà và các hộ nghèo
trong các thôn để tránh các hậu quả đáng tiếc khi thiên tai xảy ra.
3.2. Lãnh đạo các Ban, ngành, đoàn thể
Lãnh đạo các ngành Y tế, Giáo dục,
Nông nghiệp và PTNT, Bảo trợ Xã hội... và các đoàn thể như Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên... cần được cung
cấp và cập nhật đủ thông tin về công tác truyền thông về GNRRTT để có thể chỉ
đạo, điều phối cho hệ thống của ngành/đoàn thể và phối hợp thực hiện với các
ngành/đoàn thể khác một cách hiệu quả.
Các vị lãnh đạo này cần được cung cấp
đủ thông tin để họ hiểu rõ nhiệm vụ của ngành/đoàn thể mà mình phụ trách
trong lĩnh vực truyền thông GNRRTT. Kênh thông tin hữu hiệu đối với nhóm này có
thể là hội nghị chuyên đề, tờ tin vận động và các tài liệu chuyên môn có liên
quan đến GNRRTT.
IV. KHUNG KẾ HOẠCH
TRUYỀN THÔNG (C4D) NHẰM GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI TẠI NINH THUẬN, GIAI ĐOẠN
2019 - 2021.
1. Nhóm hoạt
động nâng cao năng lực cán bộ/cộng tác viên truyền thông về GNRRTT.
1.1. Tổ chức các lớp tập huấn 01
ngày cho cán bộ y tế xã và thôn bản của Ninh Thuận
(mỗi xã 10 người x 2 xã/lớp) về truyền
thông GNRRTT trong lĩnh vực y tế.
- Đơn vị chủ trì: Sở Y tế/CDC
Ninh Thuận
- Đơn vị phối hợp: UBND các cấp
- Thời gian:
+ Tổ chức các lớp đào tạo tại
3 huyện trọng điểm của Dự án (Thuận Bắc, Thuận Nam và Bác Ái), trong năm 2019
và 2020.
+ Tổ chức các lớp đào tạo tại các
huyện khác trong năm 2020 và 2021.
- Nguồn kinh phí: UNICEF, Ngân
sách địa phương, Ngân sách huy động.
1.2. Tổ chức các lớp tập huấn 1 ngày
cho cán bộ khuyến nông và hội nông dân các xã của
06 huyện (mỗi xã 2 người x 49 xã) trong 02 ngày về truyền
thông GNRRTT trong lĩnh vực nông nghiệp (chăn nuôi/trồng trọt)
- Đơn vị chủ trì: Sở
NN&PTNN
- Đơn vị phối hợp: Sở Y tế/CDC,
Sở LĐTBXH
- Thời gian:
+ Tổ chức các lớp đào tạo tại 03 huyện
trọng điểm của Dự án (Thuận Bắc, Thuận Nam và Bác Ái), trong năm 2019 và 2020
+ Tổ chức các lớp đào tạo tại các
huyện khác trong 2020 và 2021
- Nguồn kinh phí: UNICEF, Ngân
sách địa phương, Ngân sách huy động.
1.3. Tổ chức 10 khóa Đào tạo cho 250
Trưởng thôn/phó thôn trong 01 ngày về truyền thông GNRRTT hướng đến các hộ
nghèo, người dân tộc, người lao động di trú
- Đơn vị chủ trì: Sở NN&PTNN
- Đơn vị phối hợp: Sở Y tế/CDC,
Sở LĐTBXH
- Thời gian:
+ Tổ chức các lớp đào tạo tại 3 huyện
trọng điểm của Dự án (Thuận Bắc, Thuận Nam và Bác Ái), trong năm 2019 và 2020
+ Tổ chức các lớp đào tạo tại các
huyện khác trong năm 2020 và 2021
- Nguồn kinh phí: UNICEF, Ngân
sách địa phương, Ngân sách huy động
1.4. Tổ chức 5 lớp Đào tạo trong 2
ngày cho 100 Giáo viên phụ trách Đoàn Đội trong các trường THCS tại
49 xã về Truyền thông GNRRTT cho học sinh trong và
trẻ em ngoài nhà trường
- Đơn vị chủ trì: Sở GDĐT
- Đơn vị phối hợp: Sở LĐTBXH
- Thời gian:
+ Tổ chức các lớp đào tạo tại 3 huyện
trọng điểm của Dự án (Thuận Bắc, Thuận Nam và Bác Ái), trong năm 2019 và 2020
+ Tổ chức các lớp đào tạo tại các
huyện khác trong 2020 và 2021
- Nguồn kinh
phí:
UNICEF, Ngân sách địa phương, Ngân sách huy động
1.5. Tổ chức 10 lớp Đào
tạo cho 200 cán bộ Hội liên hệ Phụ nữ, Đoàn Thanh niên trong 01 ngày về truyền
thông GNRRTT qua các hình thức văn hóa văn nghệ cho các hội viên.
- Đơn vị chủ trì: Hội Liên
hiệp Phụ nữ tỉnh
- Đơn vị phối hợp: Sở Văn hóa
Thể thao và Du lịch.
- Thời gian:
+ Tổ chức các lớp đào tạo tại 3 huyện
trọng điểm của Dự án (Thuận Bắc, Thuận Nam và Bác Ái), trong năm 2019 và 2020
+ Tổ chức các lớp đào tạo tại các
huyện khác trong năm 2020 và 2021
- Nguồn kinh phí: UNICEF, Ngân
sách địa phương, Ngân sách huy động
2. Nhóm hoạt
động truyền thông phát triển về GNRRTT cho các nhóm đối tượng đích
2.1. Tổ chức các buổi truyền thông về
chăm sóc SKBMTE trước, trong và sau thiên
tai cho các bà mẹ mang thai, bà mẹ/người chăm sóc có
con dưới 5 tuổi (5 buổi/xã/năm x 20 người/buổi)
- Đơn vị chủ trì: Sở Y tế/CDC
Ninh Thuận
- Đơn vị phối hợp: UBND các cấp
- Thời gian:
+ Tổ chức các buổi truyền thông tại 3
huyện trọng điểm của Dự án (Thuận Bắc, Thuận Nam và Bác Ái), trong năm 2019 và
2020
+ Tổ chức các buổi truyền thông tại
các huyện khác trong năm 2020 và 2021
- Nguồn kinh phí: UNICEF, Ngân
sách địa phương, Ngân sách huy động.
2.2. Tổ chức các buổi truyền thông về
đối phó trước, trong và sau thiên tai cho các chủ
hộ gia đình, đặc biệt là các chủ hộ người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, người
chăn thả gia súc xa nhà (5 buổi/xã/năm x 20 người/buổi)
- Đơn vị chủ trì: Sở
NN&PTNN
- Đơn vị phối hợp: UBND các cấp
- Thời gian:
+ Tổ chức các buổi truyền thông tại 03
huyện trọng điểm của Dự án (Thuận Bắc, Thuận Nam và Bác Ái), trong năm 2019 và
2020
+ Tổ chức các buổi truyền thông tại
các huyện khác trong 2020 và 2021
- Nguồn kinh phí: UNICEF, Ngân
sách địa phương, Ngân sách huy động
2.3. Tổ chức các buổi truyền thông về
nội dung GNRRTT qua hình thức văn hóa văn nghệ trong cộng đồng (2 lần/năm/xã)
- Đơn vị chủ trì: Hội liên
hiệp Phụ nữ tỉnh
- Đơn vị phối hợp: UBND các cấp
- Thời gian:
+ Tổ chức các buổi truyền thông tại 3
huyện trọng điểm của Dự án (Thuận Bắc, Thuận Nam và Bác Ái), trong năm 2019 và
2020.
+ Tổ chức các buổi truyền thông tại
các huyện khác trong năm 2020 và 2021.
- Nguồn kinh phí: UNICEF, Ngân
sách địa phương, Ngân sách huy động
2.4. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về
GNRRTT dưới hình thức đố vui/sân khấu tương tác tại
cộng đồng cho học sinh và trẻ em ngoài trường học (01 cuộc/năm/xã)
- Đơn vị chủ trì: Sở GDĐT
- Đơn vị phối hợp: UBND các cấp
- Thời gian:
+ Tổ chức các buổi truyền thông tại 03
huyện trọng điểm của Dự án (Thuận Bắc, Thuận Nam và Bác Ái), trong năm 2019 và
2020.
+ Tổ chức các buổi truyền thông tại
các huyện khác trong năm 2020 và 2021.
- Nguồn kinh phí: UNICEF, Ngân
sách địa phương, Ngân sách huy động
2.5. Tập huấn và xây dựng các
Fanpage/FB truyền thông về GNRRTT trong nhà trường PTCS/PTTH
- Đơn vị chủ trì: Sở GDĐT
- Đơn vị phối hợp: Sở Y tế/CDC,
Sở LĐTBXH
- Thời gian:
+ Tổ chức tập huấn và xây dựng FP tại
các trường THCS, PTTH tại 3 huyện trọng điểm của Dự án (Thuận Bắc, Thuận Nam và
Bác Ái), trong năm 2019 và 2020.
+ Tổ chức các buổi truyền thông tại
các huyện khác trong năm 2020 và 2021.
- Nguồn kinh phí: UNICEF, Ngân
sách địa phương, Ngân sách huy động
2.6. Xây dựng và đưa các thông điệp
truyền thông lên Báo Ninh Thuận, đài PTTH Ninh Thuận
- Đơn vị chủ trì: Sở NN&PTNN
- Đơn vị phối hợp: Sở Y tế, Sở
Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở LĐTBXH
- Thời gian: năm 2019-2021
- Nguồn kinh phí: UNICEF, Ngân
sách địa phương, Ngân sách huy động
2.7. Tổ chức các
nhóm văn nghệ của các huyện, tổ chức lưu diễn tại các xã về đề tài GNRRTT
- Đơn vị chủ trì: Sở
NN&PTNN
- Đơn vị phối hợp: Sở Văn hóa
Thể thao và Du lịch, Sở LĐTBXH, Sở Y tế
- Thời gian: năm 2019-2021
- Nguồn kinh phí: UNICEF, Ngân
sách địa phương, Ngân sách huy động
2.8. Tổ chức truyền thông các thông
điệp về GNRRTT trên hệ thống loa phát thanh của xã, tập trung vào đầu mùa nắng
hạn và đầu mùa mưa bão
- Đơn vị chủ trì: Sở
NN&PTNN
- Đơn vị phối hợp: Sở Y tế/CDC,
Sở LĐTBXH, Sở Thông tin và Truyền thông
- Thời gian:
+ Tổ chức truyền thông tại 03 huyện
trọng điểm của Dự án (Thuận Bắc, Thuận Nam và Bác Ái), trong năm 2019 và 2020
+ Tổ chức các
buổi truyền thông tại các huyện khác trong năm 2020 và 2021.
- Nguồn kinh phí: UNICEF, Ngân
sách địa phương, Ngân sách huy động
2.9. Hỗ trợ trưởng thôn xây dựng cơ
chế thông báo cho các bộ có người làm ăn xa (chăn thả gia súc, làm
rẫy...) mỗi khi có thông tin về thiên tai (điện thoại, nhắn tin...)
- Đơn vị chủ trì: Sở NN&PTNN
- Đơn vị phối hợp: UBND xã
- Thời gian:
+ Tổ chức truyền thông tại 3 huyện
trọng điểm của Dự án (Thuận Bắc, Thuận Nam và Bác Ái), trong năm 2019 và 2020.
+ Tổ chức các buổi truyền thông tại
các huyện khác trong năm 2020 và 2021.
- Nguồn kinh phí: UNICEF, Ngân
sách địa phương, Ngân sách huy động
3. Nhóm hoạt
động truyền thông vận động chính sách và huy động xã hội về GNRRTT
3.1. Xây dựng, sản xuất tờ tin vận
động và phân phối đến các cấp chính quyền, lãnh đạo các Chính quyền, các Ngành
Đoàn thể, lãnh đạo tôn giáo trên địa bàn Ninh Thuận
- Đơn vị chủ trì: Sở Y tế/CDC
- Đơn vị phối hợp: Sở
NN&PTNT, Sở GDĐT, Sở LĐTBXH
- Thời gian:
+ Tổ chức truyền thông tại 3 huyện
trọng điểm của Dự án (Thuận Bắc, Thuận Nam và Bác Ái), trong năm 2019 và 2020.
+ Tổ chức các buổi truyền thông tại
các huyện khác trong năm 2020 và 2021.
- Nguồn kinh phí: UNICEF, Ngân
sách địa phương, Ngân sách huy động
3.2. Tổ chức Hội nghị đồng thuận triển
khai Kế hoạch truyền thông GNRRTT cho lãnh đạo các Ban ngành đoàn thể, lãnh đạo
tôn giáo của Ninh Thuận và các huyện/xã trọng điểm
- Đơn vị chủ trì: Sở Y tế/CDC
- Đơn vị phối hợp: Sở
NN&PTNT, Sở GDĐT, Sở LĐTBXH
- Thời gian: năm 2020
- Nguồn kinh phí: UNICEF, Ngân
sách địa phương, Ngân sách huy động
3.3. Tổ chức Hội nghị
đồng thuận phối hợp công-tư trong GNRRTT tại Ninh Thuận
- Đơn vị chủ trì:
Sở
Y tế/CDC
- Đơn vị phối hợp: Sở
NN&PTNT, Sở GDĐT, Sở LĐTBXH
- Thời gian: năm 2020
- Nguồn kinh phí: UNICEF, Ngân
sách địa phương, Ngân sách huy động
3.4. Trình kế hoạch truyền thông về
GNRRTT lên Hội đồng nhân dân tỉnh để đề xuất nguồn kinh phí
- Đơn vị chủ trì: Sở Y tế/CDC
- Đơn vị phối hợp: Sở
NN&PTNT, Sở GDĐT, Sở LĐTBXH
- Thời gian: năm 2020
- Nguồn kinh phí: UNICEF, Ngân
sách địa phương, Ngân sách huy động
4. Nhóm các
hoạt động cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho truyền thông thay đổi và hành vi thay
đổi xã hội
4.1. Tổ chức chợ hoặc phiên
chợ trao đổi nông sản và hàng hóa tại các xã chưa có chợ
- Đơn vị chủ trì:
Sở NN&PTNT
- Đơn vị phối hợp:
Sở Công Thương, UBND các cấp
- Thời gian: năm 2020
- Nguồn kinh phí: Ngân sách địa
phương, Ngân sách huy động
4.2. Truyền thông và tổ chức vay vốn
ngân hàng và gửi tiết kiệm cho Phụ nữ nghèo dân tộc thiểu số
- Đơn vị chủ trì: Hội liên
hiệp Phụ nữ tỉnh
- Đơn vị phối hợp: UBND các cấp
- Thời gian: năm 2020
- Nguồn kinh
phí:
Ngân sách địa phương, Ngân sách huy động
4.3. Tăng cường hướng dẫn
chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp với biến đổi khí hậu và GNRRTT cho người
nghèo
- Đơn vị chủ trì: Sở NN&PTNT
- Đơn vị phối hợp: UBND các cấp
- Thời gian: năm 2020-2011
4.4. Huy động các nguồn lực từ các tổ
chức xã hội có các đề xuất dự án can thiệp nhằm nâng cao vai trò và năng lực
của phụ nữ dân tộc thiểu số trong quản lý kinh tế gia đình và tham gia hoạt
động xã hội
- Đơn vị chủ trì: Hội liên
hiệp Phụ nữ
- Đơn vị phối hợp:
UBND các cấp
- Thời gian: năm 2020
- Nguồn kinh phí: Ngân sách
địa phương, Ngân sách huy động
4.5. Tổ chức cho chị em Hội phụ nữ
xã/thôn trồng rau xanh quanh nhà, nuôi gà đối với các hộ gia đình, chú trọng hỗ trợ các hộ
nghèo, neo đơn
- Đơn vị chủ trì: Hội liên
hiệp Phụ nữ tỉnh
- Đơn vị phối hợp: UBND các cấp
- Thời gian: năm 2020-2021
- Nguồn kinh phí: Ngân sách
địa phương, Ngân sách huy động
4.6. Tổ chức các dịch vụ bán thương mại, bán
trợ giá, trao đổi nông sản lấy hàng hóa giúp người dân nghèo (bồn chứa nước sạch, mái
tôn...) tại các xã có nhiều nguy cơ RRTT
- Đơn vị chủ trì: Sở
NN&PTNT
- Đơn vị phối hợp: UBND các xã
- Thời gian: năm 2020-2011
- Nguồn kinh phí: Ngân sách địa
phương, Ngân sách huy động
4.7. Chính quyền tăng cường kiểm soát
các nguy cơ sạt lở, vỡ hồ chứa...và
thông báo và hỗ trợ người dân và gia
súc di dời đến nơi an toàn.
- Đơn vị chủ trì: Sở
NN&PTNT
- Đơn vị phối hợp: UBND các xã
- Thời gian: năm 2020-2011
- Nguồn kinh phí: Ngân sách
địa phương, Ngân sách huy động
V. CHIẾN LƯỢC TỔ CHỨC
VÀ THỰC HIỆN
- Kế hoạch này là cơ sở để tỉnh lập kế
hoạch hoạt động truyền thông, tổ chức thực hiện, theo dõi, giám sát và đánh giá
hoạt động truyền thông trong cả chu kỳ 7. Trong quá trình thực hiện, có thể bổ
sung hoặc điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với mục tiêu đề ra.
- Ban quản lý dự án tỉnh (BQLDA tỉnh)
cụ thể hóa hoạt động trong kế hoạch bằng cách xây dựng kế hoạch truyền thông
cho từng năm. BQLDA tỉnh tham khảo ý kiến của tất cả các đơn vị tham gia hoạt
động truyền thông của tỉnh để lập kế hoạch thực hiện hoạt động trong năm của
mỗi đơn vị.
- BQLDA tỉnh sẽ là đầu mối điều phối
và giải quyết những khó khăn nảy sinh trong quá trình thực hiện
giữa các đơn vị.
- Quá trình thực
hiện nên xem xét lồng ghép hoạt động và nội dung ở mức tối đa như lồng ghép nội
dung truyền thông trong sản xuất tài liệu, chuyển tải thông điệp qua các kênh
truyền thông đại chúng và truyền thông trực tiếp.
- Hàng quí, các đơn vị thực hiện báo
cáo kết quả và tiến độ thực hiện cũng như những khó khăn và đề xuất khắc phục
cho BQLDA tỉnh để có hướng khắc phục cụ thể.
- Mỗi năm 2 lần vào giữa năm và cuối
năm, BQLDA tỉnh cần tổ chức buổi họp chung với các đơn vị thực hiện để xem xét
6 tháng và 1 năm thực hiện hoạt động truyền thông nhằm đảm bảo hoạt động truyền
thông được thực hiện theo đúng tiến độ và chỉ
tiêu cũng như chất lượng đã
đặt ra trong kế hoạch đầu năm.
VI. THEO DÕI, GIÁM
SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ
1. Theo dõi
và giám sát
- Ban QLDA sẽ thành lập một nhóm giám
sát liên ngành tuyến tỉnh và huyện, nhóm cán bộ này sẽ được đào tạo về kỹ năng
giám sát vào năm 2019. BQL Dự án sẽ lập kế hoạch giám sát cụ
thể, đảm bảo mỗi xã/phường tham gia dự án sẽ được giám sát hỗ trợ ít nhất 2 lần
trong 1 năm.
- Ban QLDA sẽ xây dựng các biểu mẫu Báo
cáo giám sát, các phiếu kiểm và bản hướng dẫn giám sát hỗ trợ để nhóm giám sát
có các công cụ cần thiết cho hoạt động giám sát có chất lượng tốt.
- Hoạt động theo dõi và giám sát được
thực hiện ngay từ khi hoạt động truyền thông được triển khai. Theo dõi và giám
sát nên áp dụng cách tiếp cận “Results-based Mornitoring and Supervision” theo
dõi và giám sát dựa trên kết quả đầu ra/chỉ số đầu ra.
- Các đơn vị được giao trách nhiệm
theo dõi và giám sát hoạt động cần lên kế hoạch theo dõi và giám sát cụ thể cho
từng hoạt động.
- Báo cáo theo dõi và giám sát cần gửi
cho đơn vị giám sát và lãnh đạo cơ quan đó ngay sau mỗi lần thực hiện
theo dõi và giám sát. Báo cáo cần nêu ra được tiến độ thực
hiện, kết quả đã đạt được, các khó khăn nảy sinh và các can thiệp hỗ trợ trong
khi giám sát.
2. Đánh giá
Đánh giá hàng
năm
- Hàng năm cần có đánh giá kết quả
thực hiện hoạt động truyền thông. Mục đích của đánh giá này nhằm xem xét tiến
độ, kết quả và chất lượng hoạt động truyền thông trong từng năm để làm cơ sở
cho việc lập kế hoạch cụ thể cho năm sau.
- Đánh giá này nên thực hiện trước khi
lập kế hoạch truyền thông cho năm sau, nên vào thời gian trước tháng 10[10]. Đây là đánh
giá nội bộ và do BQLDA tỉnh chịu trách nhiệm. BQLDA tỉnh phối hợp với đơn vị
trong tỉnh có kinh nghiệm về đánh giá để thực hiện. Trong trường hợp khó khăn,
BQLDA tỉnh đề nghị UNICEF trợ giúp kỹ thuật đánh giá năm đầu tiên. Các năm tiếp
theo BQLDA tỉnh có thể tự thực hiện.
- Đánh giá tập trung vào mục tiêu và
các chỉ số kết quả dự kiến cần đạt cho từng mục tiêu và từng hoạt động
trong kế hoạch đầu năm.
* Đánh giá hàng năm dựa trên số liệu
sẵn có về hoạt động truyền thông trong năm như báo cáo giám sát, báo cáo hoạt
động, các sản phẩm của truyền thông như các tài liệu đã xuất bản và số liệu thu
thập từ thực địa.
Đánh giá cuối kỳ
- Đánh giá này do nhà tài trợ thực
hiện nhằm mục đích xem xét tiến độ, kết quả và hiệu quả cũng như
tác động của dự án.
- Đánh giá cuối kỳ thường thực hiện
vào năm cuối cùng của chu kỳ dự án.
- Đánh giá cuối kỳ về truyền thông
thường là một phần trong đánh giá chung của cả dự án.
PHỤ
LỤC 1:
KHUNG
CHI TIẾT KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG, GIAI ĐOẠN 2019 - 2021
Stt
|
Nội dung
hoạt động
|
Thời gian
thực hiện
|
Cơ quan chủ
trì thực hiện
|
Cơ quan phối hợp
|
Nguồn kinh
phí (Dự kiến)
|
I
|
NÂNG CAO NĂNG LỰC
CÁN BỘ/CỘNG TÁC VIÊN TRUYỀN THÔNG
|
1
|
Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ
y tế xã và thôn bản (mỗi xã 10 người x 2
xã/lớp/ngày) về truyền thông GNRRTT trong lĩnh vực y tế
|
Năm 2019-2021
|
Sở Y tế/CDC
Ninh Thuận
|
UBND các cấp
|
UNICEF, địa phương và nguồn huy động
|
2
|
Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ
khuyến nông và hội Nông dân của các xã của 6 huyện (mỗi xã 2
người x 49 xã/2
ngày) về truyền thông GNRRTT trong lĩnh vực nông nghiệp
|
Năm 2019-2021
|
Sở NN&PTNN
|
Sở Y
tế/CDC, Sở LĐTBXH.
|
UNICEF, địa phương và nguồn huy động
|
3
|
Tổ chức 10 khóa đào tạo cho 250
Trưởng thôn/phó thôn trong 01 ngày về truyền thông GNRRTT hướng đến các hộ
nghèo, người dân tộc, người lao động di trú
|
Năm 2019-2021
|
Sở NN&PTNN
|
Sở Y tế/CDC, Sở LĐTBXH.
|
UNICEF, địa phương và nguồn huy động
|
4
|
Tổ chức 5 lớp đào tạo trong 02 ngày
cho 100 Giáo viên phụ trách Đoàn Đội các trường THCS tại 49 xã về truyền
thông GNRRTT cho học sinh trong và trẻ em ngoài nhà trường
|
Năm 2019-2021
|
Sở GDĐT
|
Sở LĐTBXH
|
UNICEF, địa phương và nguồn huy động
|
5
|
Tổ chức 10 lớp
đào tạo cho 200 cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên trong 01 ngày về
truyền thông
GNRRTT qua các hình thức văn hóa văn
nghệ cho các hội viên
|
Năm 2019-2021
|
Hội Liên
hiệp Phụ nữ
|
Sở Văn hóa
Thể thao và Du lịch
|
UNICEF, địa phương và nguồn huy động
|
II
|
TRUYỀN THÔNG CHO
CÁC NHÓM ĐỐI TƯỢNG ĐÍCH
|
6
|
Tổ chức các buổi truyền thông về
chăm sóc SKBMTE trước, trong và sau thiên tai cho các bà mẹ mang thai, bà
mẹ/người chăm sóc có con dưới 5 tuổi (5 buổi/xã/năm x 20
người/buổi)
|
Năm 2019-2021
|
Sở Y tế/CDC
Ninh Thuận
|
UBND các
cấp
|
UNICEF, địa phương và nguồn huy động
|
7
|
Tổ chức các buổi truyền thông về đối phó
trước, trong và sau thiên tai cho các chủ hộ gia đình, đặc biệt là các chủ hộ
người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, người chăn thả gia súc xa nhà (5 buổi/xã/năm x 20
người/buổi)
|
Năm 2019-2021
|
Sở NN&PTNN
|
UBND các
cấp
|
UNICEF, địa phương và nguồn huy động
|
8
|
Tổ chức các buổi truyền thông về nội
dung GNRRTT qua hình thức văn hóa văn nghệ trong cộng
đồng (2 lần/năm/xã)
|
Năm 2019-2021
|
Hội Liên
hiệp Phụ nữ tỉnh
|
UBND các cấp
|
UNICEF, địa phương và nguồn huy động
|
9
|
Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về
GNRRTT dưới hình thức đố vui/sân khấu tương tác tại cộng đồng cho học sinh và
trẻ em ngoài trường học (01 cuộc/năm/xã)
|
Năm 2019-2021
|
Sở GDĐT
|
UBND các
cấp
|
UNICEF, địa phương và nguồn huy động
|
10
|
Tập huấn và xây dựng các Fanpage/FB
truyền thông về GNRRTT trong nhà trường PTCS/PTTH
|
Năm 2019-2021
|
Sở GDĐT
|
Sở Y
tế/CDC, Sở LĐTBXH
|
UNICEF, địa phương và nguồn huy động
|
11
|
Xây dựng và đưa các thông điệp
truyền thông lên báo Ninh Thuận, đài PTTH Ninh Thuận
|
Năm 2019-2021
|
Sở
NN&PTNN
|
Các Sở: Y
tế,
VHTT&DL, LĐTBXH.
|
UNICEF, địa phương và nguồn huy động
|
12
|
Tổ chức các nhóm văn nghệ của các
huyện, tổ chức lưu diễn tại các xã về đề tài GNRRTT
|
Năm 2019-2021
|
Hội Liên
hiệp Phụ nữ tỉnh
|
Các Sở: Y
tế, VHTT&DL, LĐTBXH
|
UNICEF, địa phương và nguồn huy động
|
13
|
Tổ chức truyền thông các thông điệp
về GNRRTT trên hệ thống loa phát thanh của xã, tập trung vào đầu mùa nắng hạn
và đầu mùa mưa bão
|
Năm 2019-2021
|
Sở NN&PTNN
|
Sở Y
tế/CDC, Sở LĐTBXH, Sở TT&TT
|
UNICEF, địa phương và nguồn huy động
|
14
|
Hỗ trợ trưởng thôn xây dựng cơ chế
thông báo cho các hộ có người làm ăn xa (chăn thả gia súc, làm rẫy...) mỗi
khi có thông tin về thiên tai (điện thoại, nhắn tin...)
|
Năm 2019-2021
|
Sở NN&PTNN
|
UBND xã
|
UNICEF, địa phương và nguồn huy động
|
III
|
TRUYỀN THÔNG VẬN
ĐỘNG CHÍNH SÁCH VÀ HUY ĐỘNG XÃ HỘI VỀ GNRRTT
|
15
|
Xây dựng, sản xuất tờ tin vận động
và phân phối đến các
cấp chính quyền, các Ngành Đoàn thể, tôn giáo trên địa bàn tỉnh
|
|
Sở Y tế/CDC
|
Sở NN&PTNT,
Sở GDĐT, Sở LĐTBXH
|
UNICEF, địa phương và nguồn huy động
|
16
|
Tổ chức Hội nghị đồng thuận triển
khai Kế hoạch truyền thông GNRRTT cho lãnh đạo các Ban ngành đoàn thể, lãnh
đạo tôn giáo của Ninh Thuận và các huyện/xã trọng điểm
|
Năm 2020
|
Sở Y tế/CDC
|
Sở NN&PTNT,
Sở GDĐT, Sở LĐTBXH
|
UNICEF, địa phương và nguồn huy động
|
17
|
Tổ chức Hội nghị đồng thuận phối hợp
công-tư trong GNRRTT tại Ninh Thuận
|
Năm 2020
|
Sở Y tế/CDC
|
Sở NN&PTNT,
Sở GDĐT, Sở
LĐTBXH
|
UNICEF, địa phương và nguồn huy động
|
18
|
Trình kế hoạch truyền thông về
GNRRTT lên Hội đồng nhân dân tỉnh để đề xuất nguồn kinh phí
|
Năm 2020
|
Sở Y tế/CDC
|
Sở NN&PTNT,
Sở GDĐT, Sở LĐTBXH
|
UNICEF, địa phương và nguồn huy động
|
IV
|
CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ CHO
TRUYỀN THÔNG THAY ĐỔI VÀ HÀNH VI THAY ĐỔI XÃ HỘI
|
19
|
Tổ chức chợ hoặc phiên chợ trao đổi
nông sản và hàng hóa tại các xã chưa có chợ
|
Năm 2020
|
Sở NN&PTNT
|
Sở Công
Thương, UBND các cấp
|
Nguồn địa phương và nguồn huy động
|
20
|
Truyền thông và tổ chức vay vốn ngân
hàng, gửi tiết kiệm cho Phụ nữ nghèo dân tộc thiểu số
|
Năm 2020
|
Hội Liên
hiệp Phụ nữ tỉnh
|
UBND các
cấp
|
Nguồn địa phương và nguồn huy động
|
21
|
Tăng cường hướng dẫn chuyển đổi cây
trồng, vật nuôi phù hợp với biến đổi khí hậu và GNRRTT cho người nghèo
|
Năm 2020-2021
|
Sở NN&PTNT
|
UBND các
cấp
|
Nguồn địa phương và nguồn huy động
|
22
|
Huy động các nguồn lực từ các tổ
chức xã hội có đề xuất dự án can thiệp nhằm nâng cao vai trò và năng lực của phụ
nữ người dân tộc thiểu số trong quản lý kinh tế gia đình và tham gia hoạt
động xã hội
|
Năm 2020
|
Hội Liên
hiệp Phụ nữ tỉnh
|
UBND các
cấp
|
Nguồn địa phương và nguồn huy động
|
23
|
Tổ chức trồng rau xanh quanh nhà,
nuôi gà đối với các hộ gia đình, chú trọng hỗ trợ các hộ nghèo,
neo đơn
|
Năm 2020-2021
|
Hội Liên
hiệp Phụ nữ tỉnh
|
UBND các cấp
|
Nguồn địa phương và nguồn huy động
|
24
|
Tổ chức các dịch vụ bán thương mại,
bán trợ giá, trao đổi nông sản lấy hàng hóa giúp người dân nghèo (bồn chứa
nước sạch, mái tôn...) tại các xã có nhiều nguy cơ RRTT
|
Năm 2020-2021
|
Sở NN&PTNT
|
Sở Công
Thương, UBND các xã
|
Nguồn địa phương và nguồn huy động
|
25
|
Chính quyền tăng cường kiểm soát các
nguy cơ sạt lở, vỡ hồ chứa...và thông báo và hỗ trợ người dân và gia súc di dời đến
nơi an toàn
|
Năm 2020-2021
|
Sở NN&PTNT
|
UBND các xã
|
Nguồn địa phương và nguồn huy động
|
PHỤ
LỤC 2:
CÁC
THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG GNRRTT[11]
1. NHÓM ĐỐI TƯỢNG ĐÍCH PHỤ NỮ CÓ THAI
VÀ CÓ CON NHỎ DƯỚI 5 TUỔI
DINH DƯỠNG
- Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất, phù hợp
nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt trong trường hợp xảy ra thiên tai,
thảm họa (hạn hán, lũ lụt, xâm nhập mặn...)
- Trong hoàn cảnh xảy ra thiên tai
thảm họa, bà mẹ cần được hỗ trợ để được nghỉ ngơi, thư giãn, không quá lo lắng,
chú ý ăn no, uống đủ và cho con bú thường xuyên, đây là những biện pháp để giúp
tái tiết sữa và duy trì đủ nguồn sữa mẹ để nuôi con
- Trẻ bị suy dinh dưỡng cấp tính nặng
là tình trạng trẻ bị suy kiệt nặng do thiếu năng lượng và chất đạm do bữa ăn
của trẻ bị thiếu các chất dinh dưỡng kéo dài trong điều kiện xảy ra thiên tai,
thảm họa (như hạn hán nặng, kéo dài; lũ lụt; xâm nhập mặn). Trẻ có các biểu
hiện gầy yếu, mệt mỏi, thờ ơ, buồn bã, không tự chơi, hay buồn ngủ, hay bỏ ăn.
- Các bà mẹ và người chăm sóc trẻ hãy
quan tâm báo ngay cho nhân viên y tế thôn/ấp, hoặc y tế xã nếu trẻ có các biểu
hiện trên để được khám và chữa kịp thời
- Trong điều kiện thiên tai, thảm họa
(lũ lụt, hạn hán nặng và kéo dài, xâm nhập mặn), bữa ăn không đủ chất dinh
dưỡng, trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ có thai, bà mẹ đang cho con bú có nguy cơ rất
cao bị thiếu máu do thiếu sắt, và thường kèm theo thiếu cả các vi chất dinh
dưỡng khác, như acid folic, can xi, kẽm, vitamin A
- Phụ nữ đang mang thai, bà mẹ đang
cho con bú cần đến trạm y tế để nghe tư vấn về phòng chống thiếu máu do thiếu
sắt và tiếp nhận viên đa vi chất dinh dưỡng.
- Phụ nữ đang mang thai, bà mẹ đang
cho con bú, trẻ em dưới 5 tuổi cần uống đều đặn mỗi ngày một viên đa vi chất
dinh dưỡng theo hướng dẫn của cán bộ y tế.
- Trong hoàn cảnh khẩn cấp do ảnh
hưởng của thiên tai kéo dài, bổ sung bột đa vi chất dinh dưỡng cho bữa ăn của trẻ
theo hướng dẫn của cán bộ y tế là một giải pháp rất hữu hiệu.
VỆ SINH
- Rửa tay với xà phòng đúng cách sẽ
làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh lây qua đường hô hấp, tiêu hóa.
- Phụ nữ và trẻ em gái có nhu cầu nước sạch
cho các hoạt động sinh hoạt hằng ngày nhiều hơn nam giới và trẻ em nam.
- Trong hoàn cảnh xảy ra thiên tai,
thảm họa (hạn hán, lũ lụt) càng làm tăng nguy cơ bị nhiễm/ tái phát các bệnh
phụ khoa ở phụ nữ và trẻ em gái.
- Cần ưu tiên nước sạch cho phụ nữ và
trẻ em gái sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt trong những ngày chu kỳ
kinh nguyệt của phụ nữ.
2. NHÓM ĐỐI TƯỢNG ĐÍCH LÀ CHỦ HỘ GIA
ĐÌNH PHÒNG CHỐNG VÀ GNRRTT
- Cần biết cách để bảo vệ chính mình,
gia đình và tài sản của mình trong trường hợp thiên tai thảm họa xảy ra.
- Thường xuyên theo dõi dự báo thời
tiết trên đài phát thanh và truyền hình, truyền thanh địa phương để biết thêm
thông tin và cảnh báo thiên tai (hạn, mặn, lũ, bão, v.v.).
- Dự trữ đủ lương thực, thực phẩm,
nước uống, chất đốt, thuốc men và các vật dụng cần thiết khác cho gia đình ở
nơi cao ráo, an toàn.
- Dự trữ nước sạch và an toàn trong
tất cả các vật dụng có thể chứa được nước.
- Cất giữ hạt giống nơi an toàn để có
thể dùng sau khi thiên tai, thảm họa kết thúc.
- Tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước
một cách cẩn thận.
- Chằng chống nhà cửa trước mùa mưa
bão.
VỆ SINH
- Trong trường hợp xảy ra thiên tai,
thảm họa (hạn hán, lũ lụt) có thể sử dụng nước mặt (nước sông, suối, hồ...) đã
qua xử lý để dùng trong sinh hoạt.
- Không được dùng nước bề mặt ở những
sông, kênh thoát nước bị ô nhiễm do chất thải từ các nhà máy, hoặc khu vực chăn
nuôi.
- Xử lý phân người, phân vật nuôi và
xác động vật chết đúng cách sẽ giảm thiểu những nguy cơ dịch bệnh.
- Nên sử dụng nhà vệ sinh hoặc hố xí hợp vệ sinh, và
thường xuyên giữ nhà vệ sinh sạch sẽ.
- Xác động vật chết cần được thu gom,
chôn lấp và khử trùng đúng quy trình an toàn.
PHÒNG CHỐNG NGUY CƠ SẠT LỞ ĐẤT
- Không nên xây nhà ở khu vực dễ có
sạt lở đất (như dưới sườn dốc, ven sông, gần bờ biển, dưới taluy âm của đường
giao thông).
- Tìm hiểu xem khu vực nhà mình ở đã
từng xảy ra sạt lở đất không để đề cao cảnh giác, thận trọng khi trời mưa bão.
- Thường xuyên quan sát đất quanh nhà
và nơi ở để phát hiện các dấu hiệu của sạt lở đất, như các vết nứt trên đường,
mặt đê, sườn đồi,
tường nhà...hoặc cây
cối nghiêng dần.
- Hãy chú ý lắng nghe
dự báo thời tiết trong mùa mưa bão để chủ động trong công tác phòng tránh sạt
lở đất, và đi sơ tán kịp thời người và tài sản.
- Khi xảy ra sạt lở đất thì phải ưu
tiên thoát thân, tránh xa nguy hiểm, không cần cứu đồ đạc lúc ấy nữa.
- Hãy chú ý quan sát sự thay đổi của
dòng nước: nếu từ nước trong chuyển sang nước đục ngầu là rất có thể đang xảy
ra sạt lở đất phía đầu nguồn, Hãy nhanh chóng thoát thân.
- Tránh xa dòng chảy của sạt lở đất,
nếu các em không kịp chạy thoát mà bị cuốn vào thì Hãy bình tĩnh, tự
bảo vệ bằng cách cuộn tròn lại, lăn như một quả bóng và hai tay ôm lấy đầu,
tránh các va đập gây nguy hiểm đến tính mạng.
CHĂM SÓC CÂY TRỒNG
Đối phó với hạn hán
TRƯỚC HẠN
HÁN
|
TRONG HẠN
HÁN
|
SAU HẠN HÁN
|
- Sử dụng các giống cây
trồng hàng năm (như các giống thóc, ngô, rau và đậu) cũng như các giống cây
lâu năm như cà phê và hồ tiêu được cải tiến và chịu hạn tốt.
- Che phủ gốc bằng lá khô,
rơm rạ và các phụ phẩm nông nghiệp (lưu ý công tác phòng chống
cháy).
- Chủ động đào ao trữ nước; Áp dụng
kỹ thuật tưới tiên tiến tiết kiệm nước (tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa), tưới
luân phiên, đúng thời điểm, vừa đủ nước.
- Áp dụng thời gian gieo trồng các
loại cây hàng năm phù hợp.
- Duy trì hệ thống cây che bóng, đai
rừng phòng hộ, trồng cây che phủ đất, trồng xen cây ăn quả phù hợp trên các
diện tích đất trồng chè; cà phê; hồ tiêu hoặc vườn rau; vườn cây ăn trái...
|
- Tăng cường bón phân hữu cơ nhằm
nâng khả năng giữ ẩm và giữ phân của đất.
- Bón phân vô cơ cân đối, sử dụng
các loại phân bón lá có khả năng nâng cao tính chịu hạn.
- Tỉa bớt cành nhánh nhằm hạn chế
thoát hơi nước.
- Thường xuyên kiểm tra vườn phát
hiện sớm dịch hại để phòng trừ kịp thời nhằm tăng khả năng chống chịu của
cây trong điều kiện khô hạn.
|
- Bón phân (nên phun phân bón lá lên
cây nếu độ ẩm trong đất vẫn còn thấp)
- Quản lý sâu bọ và dịch bệnh.
- Chuyển đổi sang cây trồng khác có nhu cầu sử
dụng nước ít hơn.
- Bổ sung thêm chất dinh dưỡng (phân
bón) để cây
phục hồi tốt vào mùa
mưa.
- Chú ý công tác bảo vệ thực vật
trong giai đoạn cây còn yếu, mới phục hồi.
|
Đối phó với lũ lụt
TRƯỚC LŨ LỤT
|
SAU LŨ LỤT
|
• Dọn hết tất cả rác trên các cánh
đồng và đồng cỏ có khả năng làm hư hỏng cây cối và máy móc thiết bị.
• Xác định các gia súc và dụng cụ
nông nghiệp có thể dễ dàng di chuyển khỏi trang trại để tránh bị mất hoặc hư
hỏng.
• Xác định xem có hóa chất hay
nhiên liệu nào ở trang trại có thể gây ô nhiễm nước lũ và có kế hoạch di
chuyển các hóa chất và nhiên liệu này đến nơi an toàn nếu lũ lụt xảy ra.
• Củng cố đê điều ở
tất cả những nơi cần thiết để bảo vệ đồng ruộng và các vườn cây ăn trái không bị
ngập nước.
|
• Thoát nước, càng sớm càng tốt.
• Xới đất để làm tăng lượng ô-xy
cung cấp cho rễ cây trồng.
• Che giữ ẩm cho cây trồng (bằng rơm
rạ, cỏ khô, mùn cây...).
• Bón phân (nên xịt phân bón lá).
• Quản lý sâu bọ và dịch bệnh.
• Đảm bảo đủ hạt giống, khôi phục
mùa màng và lập kế hoạch tưới tiêu theo khuyến cáo của
chính quyền địa phương.
• Khơi thông dòng chảy, kênh mương
đảm bảo
nước
được lưu thông cho sản xuất.
• Tích cực trồng cây, gây rừng, tham
gia bảo vệ đất và nguồn nước.
|
CHĂM SÓC VẬT NUÔI
ĐỐI PHÓ VỚI
KHÔ HẠN
|
ĐỐI PHÓ VỚI
LŨ LỤT
|
• Giữ động vật
trong nhà hoặc dưới bóng cây.
• Tránh buộc gia
súc dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp, nơi không có bóng cây hay không cấp đủ
nước uống.
• Không thả vật
nuôi ra khỏi lồng, chuồng nuôi; không thả vật nuôi đi kiếm ăn trong các ngày
quá nóng bức; giảm mật độ vật nuôi trong chuồng, tăng cường thông thoáng, có
biện pháp chống nóng phù hợp cho chuồng nuôi.
• Cung cấp đủ nước
cho vật nuôi uống.
• Luôn luôn có kế
hoạch dự phòng để dự trữ nước cho vật nuôi ở vùng hay xảy ra hạn hán
|
• Tạo một khu vực
cao hơn mực nước bên trong chuồng nuôi.
• Đối với gia cầm,
có thể tạo một nền chuồng dạng phao nổi tạm thời và cột hoặc neo đậu lại để
nó không bị trôi ra xa.
• Nếu cần thiết, có
thể tạm di dời vật nuôi sang một khu vực cao hơn, nơi có thể ít bị ảnh hưởng
bởi lũ lụt.
• Có kho dự trữ và
chuẩn bị thức ăn cho mùa lũ lụt; để dành cỏ, rơm, rạ, vật phẩm thừa sau thu
hoạch làm thức ăn cho vật nuôi.
|
3. NHÓM ĐỐI TƯỢNG ĐÍCH LÀ HỌC SINH
THCS
MÙA KHÔ HẠN
- Tiết kiệm nước sinh hoạt.
- Cùng cha mẹ trữ nước sinh hoạt trước
khi khô hạn nặng xảy ra.
- Uống nước sạch đã đun sôi.
- Ăn uống đủ chất: cơm, rau xanh,
thịt, cá, trứng, sữa và dầu mỡ.
- Vệ sinh thân thể, rửa tay trước khi
ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Giúp cha mẹ giữ gìn vệ sinh môi
trường sống.
- Làm theo hướng dẫn của thầy cô và cán
bộ y tế khi có hạn
hán nặng xảy ra.
- Không tắm sông suối ao hồ nếu không
có người lớn bên cạnh.
- Học bơi dưới sự hướng dẫn của thầy
cô, hướng dẫn viên.
- Học cách xử lý khi mình hay bạn bị
đuối nước, không nhảy xuống nước cứu bạn khi mình không biết bơi mà phải kêu
cứu thật to.
- Không bỏ học do hạn hán.
MÙA MƯA BÃO
- Thường xuyên nghe thông báo về tình
hình bão lũ từ nhà trường và cán bộ xã, chuyển thông tin đến
cha mẹ và các bạn cùng lứa tuổi sống trong thôn xóm.
- Cùng cha mẹ dự trữ nước
sạch đủ dùng khi bão đến.
- Học cách nhận biết các dấu hiệu nguy
hiểm của sạt lở đất, tránh đi qua những khu vực nguy hiểm đã được cảnh báo hay
có dấu hiệu sạt lở do mưa lớn kéo dài.
- Không chơi dưới lòng suối, lòng hồ
khi có mưa kéo dài hoặc có bão đến.
- Không ra ngoài đường
trong khi mưa to gió lớn.
- Không đứng dưới gốc cây to khi đang
có mưa to gió lớn, sấm sét.
- Tránh xa khu vực có dây điện đứt hoặc hở
điện do mưa bão.
- Di chuyển đến nơi an toàn theo yêu cầu và hướng
dẫn của thầy cô và cán bộ thôn bản.
4. NHÓM ĐỐI TƯỢNG TRUYỀN THÔNG HUY
ĐỘNG XÃ HỘI VÀ VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCH
- Đầu tư cho phòng ngừa ứng phó với
thiên tai thảm họa là cách làm có hiệu quả về mặt chi phí để ngăn ngừa các thảm
họa tương lai như El- nino và La nina: chỉ cần bỏ 1.000 đồng cho phòng ngừa
sẽ giúp tiết kiệm 220.000 đồng tiền khắc phục hậu quả; 1 đồng phòng bằng 7 đồng
chống.
- Phòng ngừa thiên tai thảm họa là
việc của tất cả mọi người.
- Chủ động phòng ngừa thiên tai thảm
họa, chứ không đợi khắc phục hậu quả.
- Thiết lập các hệ thống cảnh báo sớm
dựa vào cộng đồng: bao gồm dự báo, thông tin cảnh báo, các biện pháp phòng ngừa
và năng lực ứng phó.
- Tổ chức và tham gia tập huấn phòng
ngừa để mọi người làm quen với tình huống thực tế và biết cách
xử lý hiệu quả với thiên tai trong tương lai.
- Trồng rừng không chỉ có lợi cho hiện
tại mà còn cho các thế hệ tương lai. Rừng giúp bảo vệ nguồn nước ngầm, giảm xói
mòn và sạt lở đất, ngăn mặn và nhiều lợi ích khác.
- Tiết kiệm nước
và bảo vệ nguồn nước một
cách cẩn thận.
PHỤ
LỤC 3:
DANH
SÁCH CÁC XÃ THUỘC 6 HUYỆN, TỈNH NINH THUẬN
I. NINH PHƯỚC:
STT
|
TÊN XÃ
|
1
|
Phước Hữu
|
2
|
Phước Thái
|
3
|
Phước Sơn
|
4
|
Phước Hậu
|
5
|
Phước Dân
|
6
|
Phước Hải
|
7
|
An Hải
|
8
|
Phước Thuận
|
9
|
Phước Vinh
|
II. NINH HẢI:
STT
|
TÊN XÃ
|
1
|
Vĩnh Hải
|
2
|
Nhơn Hải
|
3
|
Phương Hải
|
4
|
Tri Hải
|
5
|
Khánh Hải
|
6
|
Tân Hải
|
7
|
Xuân Hải
|
8
|
Hộ Hải
|
9
|
Thanh Hải
|
III. THUẬN BẮC:
STT
|
TÊN XÃ
|
1
|
Phước Chiến
|
2
|
Phước Kháng
|
3
|
Lợi Hải
|
4
|
Công Hải
|
5
|
Bắc Phong
|
6
|
Bắc Sơn
|
IV. THUẬN NAM:
STT
|
TÊN XÃ
|
1
|
Phước Diêm
|
2
|
Cà Ná
|
3
|
Phước Ninh
|
4
|
Phước Nam
|
5
|
Nhị Hà
|
6
|
Phước Hà
|
7
|
Phước Dinh
|
8
|
Phước Minh
|
V. NINH SƠN:
STT
|
TÊN XÃ
|
1
|
Lâm Sơn
|
2
|
Tân Sơn
|
3
|
Quảng Sơn
|
4
|
Mỹ Sơn
|
5
|
Nhơn Sơn
|
6
|
Ma Nới
|
7
|
Hòa Sơn
|
8
|
Lương Sơn
|
VI. BÁC ÁI:
STT
|
TÊN XÃ
|
1
|
Phước Thành
|
2
|
Phước Thắng
|
3
|
Phước Đại
|
4
|
Phước Chính
|
5
|
Phước Tiến
|
6
|
Phước Hòa
|
7
|
Phước Trung
|
8
|
Phước Bình
|
9
|
Phước Tân
|
TÀI LIỆU THAM
KHẢO
1. Báo cáo Điều tra ban đầu theo
phương pháp cùng tham gia để hoàn thiện Kế hoạch truyền thông thay đổi hành vi
cá nhân và xã hội nhằm giảm nhẹ rủi ro thiên tai
(GNRRTT) lấy trẻ em làm trung tâm của tỉnh Ninh Thuận, UNICEF, 2018.
2. Bộ tài liệu tập huấn về Lập kế
hoạch truyền thông phát triển về GNRRTT, UNICEF, 2018.
3. Thực hành nước sạch và vệ sinh gia
đình trong trường hợp xảy ra bão, lũ lụt, UNICEF 2018.
4. Sổ tay thông điệp và Hướng dẫn phát
triển tài liệu truyền thông ứng phó với thiên tai thảm họa, JICA, UNICEF, WHO,
UNDP, UNWM, 2016.
5. Báo cáo về Tình hình Biến đổi khí
hậu của Ninh Thuận, 2017.
6. Bộ công cụ ACADA về lập kế hoạch
truyền thông, UNFPA, 2006.
7. Najib M. Assifi and James H.
French, 1986, Guidelines for planning Communication Support for Rural
Development Campaigns, Manila, Philipines.