Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1553/QĐ-UBND 2021 hướng dẫn hội viên phụ nữ thu gom phân loại rác thải Bắc Giang

Số hiệu: 1553/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Giang Người ký: Lê Ô Pích
Ngày ban hành: 29/12/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1553/QĐ-UBND

Bắc Giang, ngày 29 tháng 12 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG, HƯỚNG DẪN HỘI VIÊN PHỤ NỮ THỰC HIỆN THU GOM, PHÂN LOẠI, ĐỔ RÁC THẢI SINH HOẠT ĐÚNG QUY ĐỊNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG, GIAI ĐOẠN 2021-2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa;

Căn cứ Quyết định số 175/QĐ-TTg ngày 05/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống rác thải nhựa, giai đoạn 2021-2025”;

Căn cứ Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 27/02/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc huy động toàn dân tập trung thu gom, xử lý rác thải ra môi trường;

Căn cứ Kết luận số 99-KL/TU, ngày 18/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tập trung đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 27/02/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc huy động toàn dân tập trung thu gom, xử lý rác thải ra môi trường;

Căn cứ Thông báo số 555-TB/TU ngày 07/10/2021 của Thường trực Tỉnh ủy về kết luận tại Hội nghị giao ban với Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội tỉnh quý III/2021;

Theo đề nghị của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tại Tờ trình số 15/TTr-BTV ngày 27/12/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hội viên phụ nữ thực hiện thu gom, phân loại, đổ rác thải sinh hoạt đúng quy định trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2021-2025.

Điều 2. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh có trách nhiệm phối hợp với các Sở, ngành liên quan, địa phương triển khai thực hiện Đề án; kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương theo quy định. Tổng hợp kết quả thực hiện hàng năm, báo cáo UBND tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.

Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQ và các tổ chức CT-XH tỉnh;
- Báo Bắc Giang;
- Văn phòng UBND tỉnh:
+ LĐVP, TH, KTN, TKCT;
+ Lưu: VT, KTN.Bình.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Ô Pích

 

ĐỀ ÁN

TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG, HƯỚNG DẪN HỘI VIÊN PHỤ NỮ THỰC HIỆN THU GOM, PHÂN LOẠI, ĐỔ RÁC THẢI SINH HOẠT ĐÚNG QUY ĐỊNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Quyết định số: 1553/QĐ-UBND ngày 29/12/2021 của UBND tỉnh)

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Thời gian qua, việc triển khai thực hiện pháp luật, các biện pháp bảo vệ môi trường đã được cấp ủy, chính quyền, các ngành chức năng quan tâm vào cuộc tích cực. Nhân dân các địa phương, trong đó có phụ nữ, đã tích cực thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường nông thôn, góp phần từng bước xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Để góp phần bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan, môi trường sống xanh, sạch, đẹp, an toàn, việc thu gom, phân loại, xử lý triệt để rác thải ra môi trường đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình. Theo kết quả điều tra, tổng hợp của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Báo cáo số 277/BC-TNMT ngày 26/10/2021, tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh toàn tỉnh 964,58 tấn/ngày, trong đó chủ yếu phát sinh từ các hộ gia đình với 951,7 tấn/ngày (chiếm 98,67%); phát sinh từ doanh nghiệp là 12,88 tấn/ngày (chỉ chiếm 1,33%). Khối lượng rác tồn lưu tại các điểm tập kết, khu xử lý là 5.832 tấn.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tình trạng rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình tại các vùng nông thôn chưa được thực hiện thu gom, phân loại, xử lý triệt để, đúng quy định; nhiều hộ gia đình chưa thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt để tận dụng rác thải có khả năng tái chế; nhiều hộ gia đình có thói quen tùy tiện đổ rác bừa bãi ra vườn, ven đường giao thông, ao, hồ, sông suối... đồng thời việc đổ rác cũng chưa được thực hiện theo giờ, mà còn đổ theo nhu cầu tự phát của người dân dẫn đến lượng rác sinh hoạt thải ra môi trường ngày càng nhiều, có nơi còn xả thải bừa bãi, gây khó khăn cho công tác thu gom, xử lý, làm mất mỹ quan các khu dân cư, thậm chí gây ô nhiễm môi trường cục bộ, mất vệ sinh, bốc mùi sú uế ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của người dân, khiến nhân dân lo lắng, bức xúc.

Được sống trong môi trường trong lành, xanh, sạch, đẹp, an toàn luôn là quyền, là nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của mọi người dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Việc quan tâm xây dựng môi trường sống sạch, đẹp, an toàn sẽ có giá trị trực tiếp nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, đồng thời đáp ứng yêu cầu của phát triển bền vững. Trong đó, công tác thu gom, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt nhằm hạn chế tối đa việc xả rác thải ra môi trường, khắc phục thói quen xấu - xả rác bừa bãi ra môi trường, tạo thói quen tốt - thu gom, phân loại rác tại nguồn, đổ rác đúng quy định có ý nghĩa quan trọng và trực tiếp.

Để kịp thời phối hợp với các cấp ủy, chính quyền giải quyết tốt vấn đề thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trong thời gian tới, phát huy vai trò của tổ chức Hội LHPN các cấp tham gia vào công tác bảo vệ môi trường nói chung và công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt nói riêng thì việc xây dựng Đề án “Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hội viên phụ nữ thực hiện thu gom, phân loại, đổ rác thải sinh hoạt đúng quy định trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2021-2025” là cần thiết, nhằm trang bị thông tin, kiến thức, thay đổi hành vi của hội viên phụ nữ và nhân dân trong bảo vệ môi trường, huy động lực lượng đông đảo hội viên phụ nữ trên địa bàn toàn tỉnh thực hiện thu gom, phân loại, đổ rác thải sinh hoạt đúng quy định.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

- Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014;

- Luật Bảo vệ môi trường ngày 17/11/2020;

- Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa;

- Quyết định số 175/QĐ-TTg ngày 05/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống rác thải nhựa, giai đoạn 2021-2025”;

- Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 27/02/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc huy động toàn dân tập trung thu gom, xử lý rác thải ra môi trường;

- Kết luận số 99-KL/TU ngày 18/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tập trung đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 27/02/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc huy động toàn dân tập trung thu gom, xử lý rác thải ra môi trường;

- Thông báo số 555-TB/TU ngày 07/10/2021 của Thường trực Tỉnh ủy về kết luận tại Hội nghị giao ban với Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội tỉnh quý III/2021;

- Kế hoạch số 289/KH-UBND ngày 01/10/2020 của UBND tỉnh về việc giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh;

- Kế hoạch số 100/KH-UBND ngày 06/4/2021 của UBND tỉnh về phân loại, thu gom, lưu giữ, tập kết, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;

- Quyết định số 25/2021/QĐ-UBND ngày 01/7/2021 của UBND tỉnh ban hành quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2017-2022; Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2021-2026.

Phần thứ hai

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU GOM, PHÂN LOẠI, XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT VÀ TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG, HƯỚNG DẪN HỘI VIÊN PHỤ NỮ THU GOM, PHÂN LOẠI, ĐỔ RÁC SINH HOẠT ĐÚNG QUY ĐỊNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

I. NGUỒN PHÁT SINH, THÀNH PHẦN RÁC THẢI

1. Nguồn phát sinh rác thải

- Từ sinh hoạt hằng ngày của gia đình;

- Từ chăn nuôi, trồng trọt;

- Từ kinh doanh, dịch vụ;

- Từ các nguồn khác: Sản xuất, xây dựng...

2. Thành phần rác thải

Thành phần rác thải tại hộ gia đình rất đa dạng gồm: Rau quả hư hỏng, đồ ăn thừa, xác súc vật, đồ nhựa, kim loại, giấy loại, cao su, sành sứ, thủy tinh, vật liệu xây dựng....

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU GOM, PHÂN LOẠI, XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT

1.Về công tác thu gom, phân loại rác thải

Theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Báo cáo số 277/BC- TNMT ngày 26/10/2021 và báo cáo số 310/BC-TNMT ngày 29/11/2021 thì tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh toàn tỉnh trung bình là 964,58 tấn/ngày (trong đó phát sinh từ các hộ gia đình là 951,7 tấn/ngày; từ doanh nghiệp là 12,88 tấn/ngày). Khối lượng rác tồn lưu tại các điểm tập kết, khu xử lý là 5.800 tấn. Tổng lượng rác được thu gom trung bình là 854,28 tấn/ngày, đạt tỷ lệ 88,4%; còn lại 11,6%, tương đương 110,3 tấn/ngày rác chưa được thu gom. Tuy nhiên, số rác đã được thu gom chưa được xử lý triệt để, mới xử lý được khoảng 747,28 tấn/ngày, đạt tỷ lệ 87,3% (trong đó xử lý không hợp vệ sinh là 249,5 tấn/ngày, chiếm 33,4%). Hoạt động xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh chủ yếu thực hiện theo phương pháp đốt và chôn lấp.

Toàn tỉnh thành lập 162 đơn vị chuyên trách thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt cho 100% xã, phường, thị trấn, bố trí tổng số 1.387 điểm tập kết, trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt ở các xã. Toàn tỉnh có 131/209 xã, phường, thị trấn có đơn vị vệ sinh môi trường thực hiện, thu gom chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ gia đình đến điểm tập kết, sau đó được các đơn vị chuyên trách vận chuyển về khu xử lý của huyện, xã, cụm xã để xử lý (thành phố Bắc Giang 16/16 xã, phường, huyện Việt Yên 17/17 xã, thị trấn, Yên Dũng 18/18 xã, Lạng Giang 16/21 xã, Hiệp Hòa 12/25 xã, Lục Nam 14/25 xã, Lục Ngạn 09/29 xã, thị trấn, Tân Yên 04/22 xã, Sơn Động 11/17 xã, thị trấn, Yên Thế 14/19 xã, thị trấn); 55/209 xã, thị trấn có các tổ vệ sinh môi trường của thôn do UBND xã, thị trấn thành lập thực hiện thu gom chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình ra các điểm tập kết, bãi rác của thôn, làng, bản (Hiệp Hòa 13 xã, Tân Yên 18 xã, Lục Ngạn 08 xã, Lục Nam 11 xã, Lạng Giang 05 xã); 23/209 xã chưa tổ chức duy trì thường xuyên hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chủ yếu được các Tổ vệ sinh môi trường, tổ tự quản của thôn thực hiện ra quân thu gom rác thải sinh hoạt tại các khu vực công cộng về điểm tập kết của thôn đốt, đắp đống; các hộ gia đình tự mang rác ra điểm tập kết của thôn đốt lộ thiên hoặc xử lý tại gia đình (Yên Thế 05 xã, Lục Ngạn 12 xã, Sơn Động 06 xã).

Trên địa bàn tỉnh còn tình trạng nước thải trong sinh hoạt, trong sản xuất, chăn nuôi; xác động vật chết tại một số gia đình chưa được xử lý đúng quy định, không có hệ thống xử lý, không tự chôn lấp mà đổ, vứt thẳng ra đường, mương, ao, hồ, sông, suối…hoặc xả ra đường làng, ngõ xóm một cách tùy tiện dẫn tới làm ô nhiễm môi trường; trong quá trình sản xuất nông nghiệp (vỏ chai, lọ, túi đựng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…), phế phụ phẩm sau thu hoạch vứt bừa bãi trên đồng ruộng, vườn sau khi sử dụng; đốt rơm rạ diễn ra ở nhiều nơi gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe, sự phát triển của con người, vật nuôi.

2. Về xử lý rác thải sinh hoạt

Hoạt động xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh chủ yếu thực hiện theo phương pháp đốt và chôn lấp, trong đó việc chôn lấp hợp vệ sinh và đốt bằng lò đốt công nghệ, công suất lớn chủ yếu được thực hiện tại thành phố Bắc Giang và khu trung tâm các huyện do các công ty, hợp tác xã vệ sinh môi trường trực tiếp thực hiện. Tại một số khu xử lý của thị trấn, xã nông thôn mới, một số thôn rác thải được các tổ vệ sinh môi trường thực hiện xử lý bằng lò đốt công suất nhỏ. Ngoài ra, còn phổ biến ở nhiều địa phương chưa có lò đốt thực hiện chôn lấp tạm thời, đốt đắp đống lộ thiên. Nhiều khu dân cư các xã vùng sâu, thưa dân được người dân xử lý tại hộ gia đình.

- Toàn tỉnh có 169/209 xã đã đầu tư các khu xử lý quy mô huyện, xã và cụm xã, bao gồm:

+ 131/169 xã (chiếm 77,5%) duy trì hoạt động với 42/65 lò đốt công nghệ công suất từ 400 kg/giờ đến 60 tấn/ngày xử lý cho 72 xã (còn 07 lò không hoạt động do hư hỏng: Yên Dũng 02 lò, Tân Yên 02 lò, Lạng Giang 02 lò, Sơn Động: 01 lò và 16 lò đốt quy mô thôn tại Hiệp Hòa), 06 xã của thành phố Bắc Giang thực hiện chôn lấp hợp vệ sinh. Có 43/131 xã thực hiện đốt đắp đống lộ thiên, chôn lấp không hợp vệ sinh tại bãi rác của xã.

+ 38/169 xã (chiếm 22,5%) chưa có tổ chức hoạt động hoặc dừng hoạt động bãi rác xã do nhân dân không đồng thuận (Lục Ngạn: 20 xã; Tân Yên: 18 xã), duy trì hoạt động các điểm tập kết của thôn hoặc xử lý tại gia đình.

- 29/209 xã hoạt động các điểm tập kết, bãi rác của thôn (trong đó: Hiệp Hòa: 13 xã xử lý tại 16 lò đốt và đốt lộ thiên tại 81 điểm tập kết thôn; Lục Nam 11 xã, Lạng Giang 05 xã).

- Còn lại 11/209 xã do địa hình xa, dân cư thưa thớt, người dân tự thu gom, xử lý tại hộ gia đình (Yên Thế: 05 xã và Sơn Động: 06 xã).

Tổng lượng rác thu gom được xử lý là khoảng 747,28 tấn/ngày, đạt tỷ lệ 87,3% (trong đó: xử lý hợp vệ sinh là 497,78 tấn/ngày, chiếm 66,6%; xử lý không hợp vệ sinh là 249,5 tấn/ngày, chiếm 33,4%); lượng rác thu gom chưa được xử lý đang tồn lưu trong các bãi tập kết, khu xử lý khoảng 107 tấn/ngày, chiếm 12,5%.

Như vậy, có thể thấy, tổng lượng rác thải sinh hoạt được xử lý không hợp vệ sinh (249,5 tấn/ngày), lượng rác thu gom nhưng chưa được xử lý đang tồn lưu trong các bãi tập kết, khu xử lý (107 tấn/ngày) và lượng rác thải chưa được thu gom (110,3 tấn/ngày) tương đối lớn với khối lượng 466,8 tấn/ngày, chiếm 48,4% tổng lượng rác thải rắn sinh hoạt toàn tỉnh phát sinh trong ngày, trong đó lượng rác chưa được thu gom, chưa được xử lý, còn đang tồn lưu là 217,3 tấn/ngày, chiếm 22,5% tổng lượng rác thải rắn sinh hoạt toàn tỉnh phát sinh trong ngày. Việc xử lý rác thải không hợp vệ sinh, cùng với lượng rác thải lớn chưa được thu gom, xử lý kịp thời hằng ngày nêu trên đang trực tiếp ảnh hưởng đến môi trường sống, hiện hữu nguy cơ quá tải các khu tập kết, xử lý rác tập trung và gây ô nhiễm môi trường.

3. Nguyên nhân

- Ý thức của người dân, của cộng đồng dân cư trong việc thu gom, phân loại, đổ rác thải đúng quy định, bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan nơi mình sinh sống có nơi còn hạn chế.

- Sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền trong chỉ đạo thu gom, phân loại, xử lý rác thải có nơi còn chưa quyết liệt.

- Sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện thu gom, phân loại, đổ rác thải sinh hoạt đúng quy định giữa tổ chức và cá nhân có nơi còn lỏng lẻo, thiếu đồng bộ.

- Nguồn lực đầu tư cho công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện thu gom, phân loại, đổ rác thải sinh hoạt đúng quy định còn hạn chế, chưa tương xứng, phù hợp với yêu cầu thực tế.

III. THỰC TRẠNG TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG, HƯỚNG DẪN HỘI VIÊN PHỤ NỮ THU GOM, PHÂN LOẠI, ĐỔ RÁC SINH HOẠT ĐÚNG QUY ĐỊNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Nhằm góp phần cùng cấp ủy, chính quyền địa phương từng bước nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của cộng đồng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, thời gian qua, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã ban hành Đề án “Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hội viên, phụ nữ thu gom, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình, giai đoạn 2017-2021” chỉ đạo trong hệ thống Hội. Hội LHPN các cấp đã tích cực tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hội viên phụ nữ thu gom, phân loại, xử lý rác thải tại hộ gia đình.

Trong giai đoạn 2017-2021, các cấp Hội toàn tỉnh đã tổ chức được 21.209 cuộc tuyên truyền lồng ghép các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ môi trường; Luật bảo vệ môi trường; Nghị quyết số 139-NQ/TU ngày 01/9/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020; Kết luận số 99-KL/TU ngày 18/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tập trung đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 27/02/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc huy động toàn dân tập trung thu gom, xử lý rác thải ra môi trường; đẩy mạnh thực hiện các mô hình vệ sinh môi trường...thông qua các hình thức như sinh hoạt hội viên, tọa đàm, hái hoa dân chủ, hội thi...thu hút 1.238.563 lượt hội viên phụ nữ tham dự. Bên cạnh tuyên truyền trực tiếp, Hội đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cổng thông tin điện tử của Hội LHPN tỉnh, tiện ích của mạng xã hội như zalo, facebook để mở rộng phạm vi tuyên truyền. Hội LHPN tỉnh đã biên tập, phát hành tài liệu tuyên truyền, sinh hoạt hội viên hàng quý lồng ghép tuyên truyền kiến thức bảo vệ môi trường; chuyển trên 11.576 tờ rơi, 183 panô… xuống cơ sở làm tài liệu tuyên truyền. Thông qua các hoạt động tuyên truyền, có khoảng trên 80% hội viên phụ nữ được tiếp cận với thông tin, kiến thức về bảo vệ môi trường, ý nghĩa của việc thu gom, phân loại rác thải tại nguồn.

Nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của Hội, hưởng ứng các đợt cao điểm vệ sinh môi trường, các cấp Hội tổ chức trên 80.000 buổi ra quân tổng vệ sinh môi trường, quét dọn 12.532 km đường làng, ngõ xóm, thu gom, xử lý 15.034 m³ rác thải, khơi thông, nạo vét 15.398 km cống rãnh, kênh mương; bóc, xóa trên 35.000 biển quảng cáo, rao vặt trái phép.

Hội LHPN cấp cơ sở duy trì 2.248 mô hình CLB “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” có 158.336 thành viên; 1.968 câu lạc bộ, tổ vệ sinh môi trường có 58.431 thành viên; 252 “Tổ phụ nữ tự quản đoạn đường xanh, sạch, đẹp”, vỉa hè tự quản với 7.509 thành viên tham gia; 31 mô hình "Nhà sạch, vườn đẹp, ngõ văn minh" có 405 thành viên tham gia, 250 khu dân cư đoạn đường xanh, sạch đẹp có 7.423 thành viên tham gia...

Bằng các hoạt động thiết thực, thời gian qua, các cấp Hội phụ nữ toàn tỉnh đã tích cực tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, bước đầu có kết quả làm biến chuyển trong nhận thức, thay đổi hành vi của hội viên phụ nữ và người dân trong thu gom, phân loại rác thải tại hộ gia đình.

Bên cạnh điểm tích cực, hoạt động tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ thực hiện công tác vệ sinh môi trường của các cấp Hội phụ nữ còn một số khó khăn, hạn chế như: Chất lượng công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho hội viên phụ nữ về bảo vệ môi trường; việc hướng dẫn thu gom, phân loại, xử lý rác thải tại hộ gia đình ở một số địa phương, cơ sở hiệu quả chưa cao; nhận thức, ý thức, trách nhiệm của một bộ phận hội viên, phụ nữ và người dân về công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế, còn giữ thói quen vứt rác bừa bãi ra các khu đất trống, khu công cộng, ven đường, kênh mương…nhất là ở vùng nông thôn; chưa tổ chức hoạt động để hội viên, phụ nữ ký cam kết thu gom, phân loại, đổ rác đúng quy định; chưa xây dựng được các mô hình điểm, điển hình một cách bài bản, quy mô về thu gom, phân loại, đổ rác đúng quy định; nguồn lực hỗ trợ các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của người dân trong công tác vệ sinh môi trường; hỗ trợ xây dựng các mô hình thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải còn hạn chế.

IV. DỰ BÁO TÌNH HÌNH VÀ ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Thời gian tới, cùng với sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện, dự báo số lượng chất thải rắn sinh hoạt phát thải ra môi trường vẫn theo xu hướng gia tăng, các khu xử lý rác tập trung trở nên quá tải. Theo số liệu dự báo đến năm 2025, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh không thay đổi nhiều về đặc trưng, tính chất mà chủ yếu thay đổi về khối lượng do thay đổi cơ cấu kinh tế, mức sống và sự gia tăng dân số, dự báo tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (rác thải sinh hoạt) phát sinh toàn tỉnh năm 2025 là 1.038,2 tấn/ngày, tương đương 378.914,7 tấn/năm (tăng 7,6%/năm so với hiện nay).

Trong khi đó, nhận thức của người dân nói chung, hội viên phụ nữ nói riêng về công tác bảo vệ môi trường chưa thực sự đầy đủ; ý thức tự phân loại rác thải, hạn chế rác thải sinh hoạt phát sinh ra môi trường còn nhiều hạn chế... Việc đổ rác, vứt rác đúng giờ, đúng nơi quy định chưa được thực hiện bài bản, thiếu sự hướng dẫn một cách cụ thể, đầy đủ. Nếu việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt không được cải thiện mà vẫn giữ nguyên như hiện nay, thì đến năm 2025 mỗi ngày, toàn tỉnh sẽ có 233,6 tấn/ngày rác thải không được thu gom, 502,5 tấn/ngày rác thải không được thu gom, xử lý hợp vệ sinh dẫn đến nguy cơ quá tải các bãi rác, gây ô nhiễm môi trường, trực tiếp ảnh hưởng đến môi trường sống, chất lượng cuộc sống của cộng đồng.

Yêu cầu thực tiễn cho thấy, cần có sự tham gia tích cực của các cấp chính quyền, ngành chức năng, tập trung mọi nguồn lực để nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường, hạn chế thấp nhất lượng rác thải sinh hoạt phát sinh ra môi trường; qua đó góp phần khắc phục tình trạng tồn lưu rác thải không được thu gom, xử lý, khắc phục tình trạng quá tải các bãi rác tập trung và tiết kiệm chi phí xử lý rác thải sinh hoạt; đảm bảo thực hiện hài hòa giữa phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường đồng bộ và hiệu quả. Do vậy, việc xây dựng và triển khai Đề án“Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hội viên phụ nữ thực hiện thu gom, phân loại, đổ rác thải sinh hoạt đúng quy định trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025” là rất cần thiết, có ý nghĩa xã hội lâu dài, bảo đảm phát triển bền vững của tỉnh Bắc Giang.

Phần thứ ba

MỤC TIÊU, NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Nâng cao kiến thức, ý thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ, hội viên phụ nữ, cộng đồng dân cư trong công tác phòng, chống ô nhiễm môi trường; về việc thu gom, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình, làm thay đổi từ nhận thức thành hành động cụ thể để hạn chế tối đa việc vứt, đổ rác thải sinh hoạt không đúng quy định; hạn chế dần việc sử dụng đồ nhựa sử dụng một lần và túi nilon khó phân hủy, thay thế bằng sản phẩm sử dụng nhiều lần, thân thiện với môi trường, tạo môi trường sống ngày càng xanh - sạch - đẹp, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh lần thứ XVI.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Đến năm 2023

- Từ 90% trở lên hộ gia đình hội viên phụ nữ được tiếp cận những kiến thức cơ bản về bảo vệ môi trường; được tuyên truyền, hướng dẫn thu gom, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt ngay tại hộ gia đình; làm thay đổi từ nhận thức thành hành động cụ thể để thực hiện việc vứt, đổ rác đúng quy định.

- Từ 90% trở lên hộ gia đình hội viên phụ nữ ký cam kết vệ sinh môi trường; thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn, đổ rác đúng nơi quy định.

- Từ 90% trở lên cán bộ Hội chuyên trách, chi hội trưởng phụ nữ được tập huấn nâng cao kỹ năng vận động, hướng dẫn hội viên phụ nữ thu gom, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình.

- Từ 80% trở lên cơ sở Hội xây dựng ít nhất 01 phong trào/mô hình về thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường; thu gom, phân loại, vứt đổ rác thải đúng quy định phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

- Hội LHPN tỉnh phối hợp với 10 huyện, thành phố và chỉ đạo Hội LHPN 10 huyện, thành phố xây dựng thành công 10 xã điểm triển khai thực hiện Đề án (mỗi đơn vị 01 xã điểm).

2.2. Phấn đấu đến năm 2025

- Từ 95% trở lên hộ gia đình hội viên phụ nữ được tiếp cận những kiến thức cơ bản về bảo vệ môi trường; được tuyên truyền, hướng dẫn thu gom, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình; làm thay đổi từ nhận thức thành hành động cụ thể để thực hiện việc vứt, đổ rác đúng quy định.

- Từ 95% trở lên hộ gia đình hội viên phụ nữ ký cam kết vệ sinh môi trường; thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn, đổ rác đúng nơi quy định.

- 100% cán bộ Hội chuyên trách, chi hội trưởng phụ nữ được tập huấn nâng cao kỹ năng vận động, hướng dẫn hội viên phụ nữ thu gom, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình.

- 100% cơ sở Hội xây dựng ít nhất 01 phong trào/ mô hình về thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường; thu gom, phân loại, vứt đổ rác thải đúng quy định phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

- Duy trì có kết quả thực chất tại các xã điểm thực hiện Đề án và có kế hoạch nhân rộng các mô hình hiệu quả trong thực hiện Đề án tại 10 huyện, thành phố.

II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN TRIỂN KHAI

1. Đối tượng

- Tổ chức Hội LHPN các cấp; cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn tỉnh.

- Các ngành, cơ quan phối hợp: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Bắc Giang, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

- Ủy ban nhân dân: Cấp huyện, cấp xã.

2. Phạm vi: Đề án được triển khai tại 10 huyện, thành phố.

3. Thời gian triển khai: Từ năm 2021 - 2025.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường; hạn chế rác thải ra môi trường

- Tuyên truyền, phổ biến nội dung văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, hội viên phụ nữ về bảo vệ môi trường; hạn chế thải rác ra môi trường; khuyến khích sử dụng các sản phẩm, bao bì tự hủy, thân thiện với môi trường.

- Tuyên truyền tác hại, ảnh hưởng của rác thải đến môi trường, đặc biệt là rác thải không phân hủy, rác thải nhựa dùng 01 lần, túi nilon; sự cần thiết, ý nghĩa của thu gom, phân loại rác thải tại nguồn, đổ rác đúng quy định (xây dựng tài liệu, tờ gấp, biên tập tin, bài, phóng sự tuyên truyền, treo pano, khẩu hiệu…).

- Tổ chức phát động chiến dịch vệ sinh môi trường, thu gom, phân loại rác thải tại hộ gia đình. Tổ chức hội thi tuyên truyền viên giỏi về bảo vệ môi trường và phòng, chống rác thải nhựa; các hội nghị tọa đàm về thu gom, phân loại rác thải hộ gia đình, đổ rác thải đúng quy định; xây dựng sổ tay hướng dẫn hội viên phụ nữ thực hiện thu gom, phân loại, xử lý rác thải tại hộ gia đình, đổ rác thải sinh hoạt đúng quy định…

- Lập chuyên mục “Phụ nữ Bắc Giang chung tay xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp”. Đăng tải các nội dung, hình ảnh liên quan về công tác thu gom, phân loại rác thải trên Cổng thông tin điện tử tỉnh; Cổng thông tin điện tử, Fanpage của Hội LHPN tỉnh, mạng xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng...

- Phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội để tuyên truyền, chung tay cùng Hội LHPN tuyên truyền hội viên, đoàn viên, nhân dân thực hiện thu gom, phân loại, đổ rác thải đúng quy định.

2. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cách thức thu gom, phân loại, đổ rác đúng quy định

- Tổ chức tập huấn trang bị kiến thức bảo vệ môi trường, kỹ năng tuyên truyền vận động phụ nữ thu gom, phân loại rác tại nguồn, đổ rác đúng quy định cho đội ngũ cán bộ, báo cáo viên, tuyên truyền viên của Hội.

- Hướng dẫn, vận động gia đình hội viên phụ nữ thực hiện thu gom rác thải sinh hoạt hằng ngày, phân loại (rác thải có khả năng tái chế, rác thải không có khả năng tái chế, rác thải vô cơ, rác thải hữu cơ), đổ rác đúng quy định (đúng giờ, đúng địa điểm).

- Hướng dẫn, vận động gia đình hội viên phụ nữ (những nơi có điều kiện) sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình. Hướng dẫn hội viên phụ nữ tận dụng rác thải tái chế, “Biến rác thải thành phương tiện sinh kế/ bò/xe đạp/quà tặng... để tặng phụ nữ, trẻ em nghèo”.

3. Chọn xã, phường, thị trấn điểm triển khai thực hiện Đề án, xây dựng và nhân rộng những mô hình hiệu quả

- Phối hợp UBND các huyện, thành phố khảo sát chọn 10 xã/phường/thị trấn thuộc địa bàn để triển khai điểm Đề án. Lập danh sách các hộ tự nguyện đăng ký tham gia triển khai điểm.

- Tổ chức tập huấn trang bị kiến thức bảo vệ môi trường, hướng dẫn, vận động gia đình hội viên phụ nữ thực hiện thu gom rác thải sinh hoạt hằng ngày, phân loại rác, tự xử lý rác hữu cơ (trong điều kiện cho phép), đổ rác thải đúng quy định.

- Lắp đặt pano, áp phích tuyên truyền trực quan.

- Hỗ trợ dụng cụ đựng rác, thu gom rác (thùng/xô/túi đựng rác) để các hộ thực hiện thu gom, phân loại. Bố trí thùng đựng rác công cộng an toàn, thuận lợi đảm bảo mỹ quan và vệ sinh môi trường phục vụ các hoạt động thu gom rác thải; thực hiện tổng vệ sinh các tuyến đường khu dân cư định kỳ hằng tuần.

- Hỗ trợ việc xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình: Hỗ trợ xây dựng bể chứa rác thải; hỗ trợ chế phẩm sinh học để xử lý rác thải tại hộ gia đình, góp phần hạn chế lượng rác thải tại các điểm thu gom rác, giảm ô nhiễm môi trường.

- Phát động, hỗ trợ xây dựng các mô hình: “Ngày chủ nhật xanh”, “con đường không rác”, “cánh đồng, kênh mương không chất thải nhựa, túi nilon, bao bì thuốc bảo vệ thực vật”, con đường “sáng- xanh- sạch đẹp- an toàn”, “ con đường hoa”, “ trồng cây xanh ven đường”....góp phần xây dựng “làng quê đáng sống”, “làng xanh - sạch - đẹp - an toàn” ở các địa phương.

4. Kiểm tra giám sát, sơ kết, tổng kết Đề án

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện mô hình điểm; việc tổ chức thực hiện Đề án ở các cấp Hội, kịp thời rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện.

- Tổ chức sơ kết 03 năm thực hiện Đề án; tổng kết đánh giá 05 năm thực hiện Đề án khi hết giai đoạn.

- Xây dựng, phát hiện gương điển hình để thực hiện biểu dương, khen thưởng, nhận diện.

IV. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐỀ ÁN

- Việc triển khai Đề án góp phần nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của lãnh đạo chính quyền các cấp, ngành chức năng, đông đảo cán bộ, hội viên phụ nữ và Nhân dân trong công tác thu gom, phân loại, đổ rác thải sinh hoạt đúng quy định; tích cực phát huy vai trò của tổ chức Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp trong tham mưu, tổ chức thực hiện Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2027” ban hành kèm theo Quyết định số 938/QĐ/TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

- Việc thực hiện đồng bộ các nội dung, giải pháp của Đề án trực tiếp góp phần hạn chế tình trạng phát thải chất thải rắn ra môi trường, tiết kiệm nguồn lực, chi phí thu gom, xử lý rác thải rắn ra môi trường, từ đó dần khắc phục tình trạng quá tải các bãi rác tập trung, các khu xử lý rác tập trung, cải tạo môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh; tích cực góp phần thực hiện tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của địa phương.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Kinh phí thực hiện Đề án được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước hằng năm theo phân cấp ngân sách hiện hành; lồng ghép với các chương trình, đề án của các ngành, địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác (nếu có).

- Căn cứ nội dung Đề án và chức năng, nhiệm vụ được giao, hằng năm các cơ quan có liên quan và địa phương lập dự toán chi tiết kinh phí triển khai thực hiện Đề án trong dự toán chi hằng năm của cơ quan, đơn vị mình theo phân cấp của Luật Ngân sách Nhà nước;

- Dự kiến tổng kinh phí thực hiện: 16,940 tỷ đồng (chi tiết tại phụ lục 02), trong đó:

+ Ngân sách cấp tỉnh: 6,390 tỷ đồng.

+ Ngân sách cấp huyện: 10,550 tỷ đồng.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh

- Là cơ quan chủ trì triển khai thực hiện Đề án.

- Phối hợp với các ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án đạt hiệu quả.

- Tuyên truyền, vận động các nguồn lực, phát huy nội lực của tổ chức Hội trong triển khai thực hiện Đề án lồng ghép với các hoạt động, chương trình, đề án khác do Hội LHPN quản lý để góp phần thực hiện mục tiêu Đề án gắn với thực hiện nhiệm vụ công tác Hội.

- Chỉ đạo, hướng dẫn Hội LHPN cấp huyện xây dựng Kế hoạch tổ chức triển khai các hoạt động của Đề án trình UBND cùng cấp phê duyệt.

- Định kỳ tổng hợp báo cáo và tổ chức sơ, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Đề án. Bổ sung, điều chỉnh nội dung các hoạt động đảm bảo phù hợp thực tế với điều kiện thực tế tại địa phương, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.

2. Sở Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với các ngành tham mưu UBND tỉnh, trình HĐND tỉnh, bố trí kinh phí hàng năm phù hợp với khả năng cân đối của ngân cấp tỉnh theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn, thực hiện thanh toán, quyết toán kinh phí theo quy định.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp, hỗ trợ Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh tổ chức tập huấn, tuyên truyền nâng cao kiến thức, pháp luật bảo vệ môi trường cho cán bộ, hội viên phụ nữ; hướng dẫn phụ nữ thực hiện thu gom, phân loại, xử lý rác thải tại hộ gia đình, đổ rác đúng quy định; xây dựng sổ tay tuyên truyền.

4. Sở Khoa học và Công nghệ

Phối hợp hướng dẫn ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực thu gom, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình.

5. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp thực hiện tuyên truyền về bảo vệ môi trường, hạn chế rác thải ra môi trường, phòng, chống rác thải nhựa; thu gom, phân loại, xử lý rác thải tại hộ gia đình.

6. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bắc Giang

Xây dựng chuyên trang, chuyên mục, tin, bài, phóng sự tuyên truyền về bảo vệ môi trường, hạn chế rác thải ra môi trường, phòng, chống rác thải nhựa; thu gom, phân loại, xử lý rác thải tại hộ gia đình.

7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh

Tăng cường phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, chính quyền các cấp thực hiện công tác tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và nhân dân nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ môi trường; tác hại của ô nhiễm môi trường, việc sử dụng túi nilon và các sản phẩm nhựa dùng một lần; tham gia tích cực các phong trào vì môi trường và các đợt tổ chức ra quân vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, phân loại rác thải nhựa và túi nilon, đổ rác đúng quy định tại các khu dân cư và các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn.

8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Chủ động xây dựng kế hoạch, bố trí ngân sách địa phương bảo đảm cho việc thực hiện các hoạt động của Đề án có hiệu quả.

- Chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương tích cực phối hợp với tổ chức Hội LHPN cùng cấp triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án.

- Phối hợp theo dõi, tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án tại địa phương./.

 

PHỤ LỤC SỐ 01

KHUNG HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN

TT

Các hoạt động trọng tâm

Đơn vị thực hiện

Thời gian thực hiện

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

1

Xây dựng Đề án

Hội LHPN tỉnh

X

 

 

 

 

2

Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án giai đoạn 2022-2025

Hội LHPN tỉnh

 

X

 

 

 

3

Xây dựng điểm triển khai thực hiện Đề án

Hội LHPN tỉnh, huyện/TP

 

X

X

X

X

4

Tuyên truyền, quán triệt, triển khai Đề án đến các cấp Hội, 100% hộ gia đình hội viên phụ nữ trên địa bàn toàn tỉnh.

Hội LHPN các cấp

 

X

X

X

X

5

Tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về nội dung, ý nghĩa, vai trò trách nhiệm của phụ nữ trong công tác bảo vệ môi trường

Hội LHPN các cấp

Sở Tài nguyên và Môi trường

 

X

X

X

X

6

Vận động hộ gia đình hội viên phụ nữ ký cam kết vệ sinh môi trường; đổ rác đúng nơi quy định.

Hội LHPN các cấp

 

X

X

X

X

7

Phối hợp tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng truyền thông cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên

Hội LHPN tỉnh, huyện/TP

 

X

X

X

X

8

Tập huấn, hướng dẫn hội viên phụ nữ các kiến thức về thu gom, phân loại, đổ rác đúng quy định

Hội LHPN các cấp, Sở Tài nguyên và Môi trường, phòng Tài nguyên và Môi trường

 

X

X

X

X

9

Hướng dẫn sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý chất hữu cơ

Hội LHPN các cấp, Sở Tài nguyên và Môi trường, phòng Tài nguyên và Môi trường

 

X

X

X

X

10

Tổ chức Lễ phát động chiến dịch vệ sinh môi trường, thu gom, phân loại rác thải tại hộ gia đình.

Hội LHPN tỉnh

 

X

 

 

 

11

Hội nghị tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm truyền thông về thu gom, phân loại rác thải hộ gia đình, đổ rác đúng quy định

Hội LHPN tỉnh

 

 

X

 

 

12

Tổ chức Hội thi tuyên truyền viên giỏi về bảo vệ môi trường và phòng, chống rác thải nhựa, hạn chế rác thải ra môi trường

Hội LHPN tỉnh

 

 

 

X

 

13

Xây dựng tài liệu truyền thông, tờ rơi; biên tập, cung cấp tài liệu phục vụ tuyên truyền, triển khai thực hiện Đề án

Hội LHPN tỉnh

 

X

X

X

X

14

Phối hợp tuyên truyền các nội dung thực hiện Đề án trên các phương tiện thông tin đại chúng

Hội LHPN các cấp

Báo Bắc Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các cấp

 

X

X

X

X

15

Hỗ trợ dụng cụ, trang thiết bị thu gom rác; chế phẩm sinh học; hỗ trợ xây dựng mô hình xử lý rác thải tại hộ gia đình…cho thu gom, phân loại, đổ rác đúng nơi quy định

Hội LHPN tỉnh, huyện/TP UBND cấp huyện, cấp xã

 

X

X

X

X

16

Hỗ trợ kinh phí mua một số loại giống hoa, cây xanh; phân bón trồng các “ con đường hoa”, xây dựng các con đường “Sáng- xanh- sạch đẹp- an toàn”

Hội LHPN tỉnh, huyện/TP UBND cấp huyện, cấp xã

 

X

X

X

X

17

Tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện mô hình điểm, Đề án.

UBND cấp huyện, cấp xã, Hội LHPN các cấp

 

X

X

X

X

18

Tổ chức sơ kết thực hiện Đề án.

UBND cấp huyện, cấp xã, Hội LHPN các cấp

 

 

X

 

 

19

Tổ chức tổng kết thực hiện Đề án.

UBND cấp huyện, cấp xã, Hội LHPN các cấp

 

 

 

 

X

 

PHỤ LỤC SỐ 02

DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

Tên hoạt động

Ngân sách

Kinh phí

Chi tiết tổng kinh phí theo năm

Ghi chú

Số lượng

Tổng

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

1

2

3

4

5

7

8

9

10

 

I

HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN, TUYÊN TRUYỀN

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Hội nghị quán triệt, triển khai Đề án đến 10 huyện, thành phố, 100% cơ sở

Cấp tỉnh

11

220

220

 

 

 

 

2

Tuyên truyền, phổ biến nội dung văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường; tác hại, ảnh hưởng của rác thải đến môi trường, sự cần thiết, ý nghĩa của thu gom, phân loại rác thải tại nguồn, đổ rác đúng quy định

Cấp tỉnh

40

800

200

200

200

200

 

Cấp huyện

80

1.200

300

300

300

300

 

3

Xây dựng tài liệu, thiết kế, treo pano, khẩu hiệu tuyên truyền

Cấp tỉnh

 

400

100

100

100

100

 

Cấp huyện

 

2.000

500

500

500

500

 

4

Tổ chức Lễ phát động chiến dịch vệ sinh môi trường, thu gom, phân loại rác thải tại hộ gia đình.

Cấp tỉnh

1

100

100

 

 

 

 

5

Hội nghị tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm truyền thông về thu gom, phân loại rác thải hộ gia đình, đổ rác đúng quy định

Cấp tỉnh

1

50

 

50

 

 

 

Cấp huyện

10

300

 

300

 

 

 

6

Tổ chức Hội thi tuyên truyền viên giỏi về bảo vệ môi trường và phòng, chống rác thải nhựa, hạn chế rác thải ra môi trường

Cấp tỉnh

1

100

 

 

100

 

 

Cấp huyện

10

500

 

500

 

 

 

7

Phối hợp tuyên truyền các nội dung thực hiện Đề án trên các phương tiện thông tin đại chúng

Cấp tỉnh

 

320

80

80

80

80

 

II

HOẠT ĐỘNG TẬP HUẤN, HƯỚNG DẪN

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Tổ chức tập huấn trang bị kiến thức bảo vệ môi trường, kỹ năng tuyên truyền vận động phụ nữ thu gom, phân loại rác tại nguồn, đổ rác đúng quy định cho đội ngũ cán bộ, báo cáo viên, tuyên truyền viên của Hội.

Cấp tỉnh

40

800

200

200

200

200

 

Cấp huyện

80

1.200

300

300

300

300

 

9

Hướng dẫn, vận động gia đình hội viên phụ nữ thực hiện thu gom, phân loại, đổ rác đúng quy định, hướng dẫn sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình.

Cấp tỉnh

40

800

200

200

200

200

 

Cấp huyện

80

1.200

300

300

300

300

 

III

XÂY DỰNG XÃ, PHƯỜNG ĐIỂM TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN, NHÂN RỘNG CÁC MÔ HÌNH HIỆU QUẢ

 

 

 

 

 

 

 

Tổng kinh phí đầu tư tại mỗi xã điểm là 240 triệu

10

Hỗ trợ dụng cụ đựng rác, thu gom rác (thùng/xô đựng rác; chổi, cuốc, xẻng...) để các hộ thực hiện thu gom, phân loại. Bố trí thùng đựng rác tại nơi công cộng...

Cấp tỉnh

10

900

900

 

 

 

Tại mỗi xã điểm, tỉnh đầu tư 90 triệu

11

Hỗ trợ trồng hoa, cây xanh; phân bón chăm sóc cây; xây bể chứa, chế phẩm sinh học xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình...

Cấp huyện

10

3.000

1.000

1.000

1.000

 

Từ 2022-2024, mỗi năm, huyện, thành phố đầu tư 50 triệu đồng/01 xã điểm; 50 triệu đồng sử dụng nhân rộng các mô hình hiệu quả

IV

KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ, SƠ KẾT, TỔNG KẾT, KHEN THƯỞNG

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Đề án.

Cấp tỉnh

 

80

20

20

20

20

 

Cấp huyện

 

400

100

100

100

100

 

13

Tổ chức sơ kết thực hiện Đề án

Cấp tỉnh

 

50

 

50

 

 

 

Cấp huyện

 

250

 

250

 

 

 

14

Tổ chức tổng kết thực hiện Đề án; khen thưởng, biểu dương điển hình.

Cấp tỉnh

 

100

 

 

 

100

 

Cấp huyện

 

500

 

 

 

500

 

Tổng

Cấp tỉnh

 

6.390

 

 

 

 

 

Cấp huyện

 

10.550

 

 

 

 

 

Tổng kinh phí 2 cấp

 

16.940

 

 

 

 

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1553/QĐ-UBND ngày 29/12/2021 phê duyệt Đề án tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hội viên phụ nữ thực hiện thu gom, phân loại, đổ rác thải sinh hoạt đúng quy định trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2021-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.176

DMCA.com Protection Status
IP: 3.21.246.53
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!