Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1506/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hưng Yên Người ký: Nguyễn Hùng Nam
Ngày ban hành: 20/07/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1506/QĐ-UBND

Hưng Yên, ngày 20 tháng 7 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐIỆN MẶT TRỜI MÁI NHÀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03/12/2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20/11/2012;

Căn cứ Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Kế hoạch số 251-KH/TU ngày 29/7/2020 của Tỉnh ủy triển khai thực hiện Nghị Quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Kế hoạch số 119/KH-UBND ngày 22/9/2020 của UBND tỉnh thực hiện Kế hoạch số 251-KH/TU ngày 29/7/2020 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị Quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Quyết định số 1014/QĐ-UBND ngày 06/5/2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề cương và dự toán đề án phát triển điện mặt trời mái nhà trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ ý kiến kết luận tại cuộc họp UBND tỉnh ngày 26/6/2023;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 1170/TTr-SCT ngày 10/7/2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển điện mặt trời mái nhà trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, gồm các nội dung chính như sau:

1. Mục tiêu phát triển điện mặt trời mái nhà (viết tắt là ĐMTMN) trên địa bàn tỉnh:

a) Mục tiêu chung

- Phát triển năng lượng nói chung, năng lượng điện mặt trời nói riêng đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đồng thời đảm bảo năng lượng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Thực hiện thành công chuyển đổi năng lượng công bằng gắn với hiện đại hóa sản xuất, xây dựng lưới điện thông minh, quản trị hệ thống điện tiên tiến, phù hợp với xu thế chuyển đổi xanh, giảm phát thải, phát triển khoa học công nghệ của thế giới.

- Hình thành hệ sinh thái năng lượng tổng thể dựa trên năng lượng tái tạo, năng lượng mới, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

b) Mục tiêu cụ thể và định hướng phát triển:

- Khuyến khích các hộ dân, cơ quan công sở, đơn vị hành chính sự nghiệp đầu tư lắp đặt hệ thống ĐMTMN phục vụ tự sản, tự tiêu theo quy định tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và hệ thống ĐMTMN tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Đến năm 2045, tổng công suất lắp đặt hệ thống ĐMTMN trên toàn tỉnh đạt khoảng 1.407,6 MWp (trong đó: Giai đoạn đến năm 2030 là 542,4 MWp, giai đoạn từ 2031 đến năm 2045 là 865,2MWp):

+ Đối với khu vực cơ quan công sở, hành chính, trường học, bệnh viện, trung tâm y tế: Cổng công suất lắp đặt hệ thống ĐMTMN đạt khoảng 32,463 MWp đến năm 2045. Trong đó: Giai đoạn đến năm 2030 là 15,959 MWp, giai đoạn từ 2031 đến năm 2045 là 16,503 MWp.

+ Đối với khu vực dân cư và các đơn vị còn lại: Tổng công suất lắp đặt hệ thống ĐMTMN đạt khoảng 305,34 MWp đến năm 2045. Trong đó: Giai đoạn đến năm 2030 là 114,24 MWp, giai đoạn từ 2031 đến năm 2045 là 191,10 MWp.

+ Đối với khu vực công nghiệp: Tổng công suất lắp đặt hệ thống TĐMTMN là 1.069,8 MWp đến năm 2045. Trong đó: Giai đoạn đến năm 2030 là 412,2 MWp, giai đoạn từ 2031 đến năm 2045 là 657,6 MWp.

- Nghiên cứu xây dựng cơ chế để khuyến khích, thúc đẩy hộ gia đình, đơn vị kinh doanh tư nhân đầu tư lắp đặt ĐMTMN. Ưu tiên thực hiện đầu tư phát triển ĐMTMN tại khu vực hành chính, giáo dục, y tế nhà nước theo lộ trình từng giai đoạn phù hợp với kế hoạch đầu tư công hằng năm và đảm bảo công khai, minh bạch, đúng quy định pháp luật.

- Các hệ thống ĐMTMN tại khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) và khu vực dân cư cần được thiết kế để sử dụng chủ yếu cho mục đích tự dùng và sử dụng thiết bị zero export ngăn công suất điện mặt trời thừa phát lên lưới để đảm bảo thực hiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật của ngành điện và đơn vị bán lẻ điện trên địa bàn.

- Tập trung phát triển ĐMTMN tại các cơ sở sản xuất trong các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm với yêu cầu đảm bảo toàn bộ lượng điện mặt trời phục vụ 100% cho nhu cầu sử dụng tại chỗ.

c) Phân kỳ đầu tư: Chi tiết theo Phụ lục 01 đính kèm theo Quyết định này.

2. Các giải pháp phát triển ĐMTMN

a) Giải pháp quản lý

- Các ngành, các cấp thực hiện thống nhất quan điểm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về phát triển ĐMTMN giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 phù hợp Nghị quyết số 55-NQ/TW, Kế hoạch của Tỉnh và phù hợp với yêu cầu thực tế. Tham mưu, đề xuất huy động mọi nguồn vốn đầu tư hệ thống ĐMTMN theo từng năm, từng giai đoạn.

- Tổ chức xây dựng Kế hoạch phát triển ĐMTMN làm cơ sở cho các hoạt động đầu tư phát triển điện mặt trời và được điều chỉnh phù hợp với các nghiên cứu đánh giá khả năng giải tỏa công suất của lưới điện trong từng thời kỳ.

- Cơ quan quản lý nhà nước xây dựng chương trình, kế hoạch lắp đặt ĐMTMN cho các cơ quan công sở, hành chính, trường học, trung tâm y tế, bệnh viện bằng nguồn vốn đầu tư công hoặc chi thường xuyên hằng năm và/hoặc nguồn quỹ đầu tư nước ngoài.

- Xây dựng cơ chế phối hợp thống nhất chặt chẽ giữa các sở, ngành và chính quyền địa phương trong công tác quản lý, thẩm định, cấp phép xây dựng, giám sát hoạt động đầu tư điện mặt trời mái nhà.

- Tăng cường công tác quản lý trong lĩnh vực đầu tư phát triển điện mặt trời, công khai các kết quả đánh giá tiềm năng điện mặt trời tại tỉnh để nhà đầu tư, người dân thuận lợi trong quá trình đầu tư lắp đặt.

- Cần đẩy mạnh hơn nữa quy trình đầu tư, thủ tục đấu nối, các lưu ý kỹ thuật khi đấu nối điện mặt trời để đơn giản, dễ hiểu và tiết kiệm tối đa thời gian cho nhà đầu tư. Cung cấp các dịch vụ đăng ký đấu nối điện mặt trời trực tuyến. Khuyến khích và hỗ trợ phát triển các dịch vụ khoa học công nghệ và các tổ chức tư vấn trong lĩnh vực phát triển công nghệ điện năng lượng mặt trời và đánh giá tác động môi trường.

- Cập nhật quy định, giải pháp về quản lý, thu gom, xử lý chất thải tấm quang điện theo quy định của cấp có thẩm quyền để xây dựng giải pháp đảm bảo phù hợp với điều kiện của tỉnh và theo quy định của pháp luật về môi trường; các tổ chức, cá nhân thực hiện xử lý các tấm quang điện và các thiết bị liên quan đến hệ thống ĐMTMN theo quy định về xử lý chất thải nguy hại.

b) Giải pháp cho hộ gia đình

- Đơn giản hóa quy trình đầu tư, đấu nối giúp tiết kiệm thời gian cho các hộ gia đình bằng cách tinh gọn các bước, các thủ tục giấy tờ liên quan, cung cấp các dịch vụ đăng ký đấu nối điện mặt trời trực tuyến.

- Các cơ quan quản lý cập nhật thông tin, theo dõi các hướng dẫn và chính sách của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đối với lĩnh vực điện mặt trời. Tổ chức các buổi chia sẻ kiến thức, giới thiệu sản phẩm đến các cán bộ nhân viên thuộc các cơ quan cấp quản lý để phổ biến cụ thể tới người dân nhằm đảm bảo sự đồng thuận và tạo điều kiện cho người dân được hưởng các ưu đãi từ các dự án năng lượng tái tạo.

c) Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp

- Ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi để các dự án đầu tư hệ thống ĐMTMN được hưởng các hỗ trợ về lãi suất vay vốn theo quy định.

- Tranh thủ các nguồn vốn tài trợ ODA, phi chính phủ nước ngoài để nghiên cứu hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi và các hỗ trợ kỹ thuật trong lĩnh vực đầu tư hệ thống ĐMTMN.

d) Giải pháp lắp đặt hệ thống ĐMTMN cho các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước

- Đầu tư phát triển hệ thống ĐMTMN cho trụ sở cơ quan tỉnh, các sở, ban, ngành, trường THPT, bệnh viện tuyến tỉnh, Trung tâm Y tế cấp huyện, Trung tâm Giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, cấp huyện.

- Ngân sách huyện, thị xã, thành phố và xã, phường, thị trấn đầu tư phát triển hệ thống ĐMTMN: trụ sở các cơ quan Đảng, UBND huyện, thị xã, thành phố; trụ sở UBND xã, phường, thị trấn; các trường học (mầm non, tiểu học, THCS).

- Nguồn vốn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế đầu tư cho các Trường đại học, Cao đẳng, các Bệnh viện thuộc Bộ, ngành quản lý.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Công Thương:

- Chủ trì thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động liên quan đến phát triển hệ thống ĐMTMN trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật hiện hành;

- Chủ trì triển khai thực hiện công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về lợi ích, sự cần thiết về phát triển các dự án điện mặt trời trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về tình hình đăng ký, đầu tư phát triển các hệ thống ĐMTMN trên địa bàn tỉnh gửi Bộ Công Thương, UBND tỉnh theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan đề xuất với cấp thẩm quyền nghiên cứu, áp dụng cơ chế đặc thù nhằm khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển hệ thống ĐMTMN nhà trên địa bàn tỉnh; tiếp tục nghiên cứu xây dựng quy định việc lắp đặt hệ thống ĐMTMN đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách hoặc nguồn quỹ đầu tư nước ngoài để đầu tư xây dựng mới, nâng cấp cải tạo các trụ sở cơ quan ban, ngành, UBND các cấp, trạm y tế, trường học... để khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh.

2. Sở Tài chính:

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí để triển khai thực hiện các nhiệm vụ lắp đặt ĐMTMN cho các đơn vị hành chính, giáo dục, bệnh viện... theo từng giai đoạn cụ thể của Đề án, đảm bảo quy định của Luật ngân sách và các văn bản quy định hiện hành.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan hướng dẫn cơ chế khuyến khích đầu tư Hệ thống điện mặt trời mái nhà;

- Xây dựng kế hoạch phân bổ nguồn vốn ngân sách để thực hiện kế hoạch lắp đặt ĐMTMN tại các cơ quan, đơn vị nhà nước; Trung tâm Y tế, các huyện, thị xã theo từng giai đoạn trong phương hướng phát triển ĐMTMN được phê duyệt.

4. Sở Xây dựng:

- Chủ trì, phối hợp Sở Công Thương và các đơn vị liên quan đề xuất, xác định diện tích, phạm vi các khu vực, tòa nhà phát triển các hệ thống ĐMTMN

- Phối hợp Sở Công Thương thực hiện kiểm tra các công trình ĐMTMN đã đấu nối lưới điện, công trình ĐMTMN đang triển khai đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh.

- Kiểm tra tính toán kết cấu, cấp phép xây dựng cho các công trình ĐMTMN làm trên mái nhà xưởng công nghiệp và các công trình xây dựng lớn tại tỉnh.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Thực hiện lồng ghép mục tiêu phát triển ĐMTMN vào các chương trình, dự án về bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện xử lý các tấm quang điện và các thiết bị liên quan đến HTĐMTMN theo quy định về xử lý chất thải nguy hại.

- Phối hợp với Sở Công Thương kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với hệ thống ĐMTMN trên địa bàn tỉnh.

6. Sở Khoa học và Công nghệ:

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh nghiên cứu về khả năng sử dụng điện năng lượng mặt trời trong chiếu sáng công cộng, đặc biệt cho các dự án chiếu sáng đường nông thôn, một số khu vực khó khăn trong việc tiếp cận với điện lưới.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các đơn vị liên quan thẩm định công nghệ dự án đầu tư phát triển hệ thống ĐMTMN trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Chuyển giao công nghệ; khuyến khích doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng mặt trời vào quá trình sản xuất.

- Phối hợp với Sở Công Thương thực hiện kiểm tra các công trình điện mặt trời đã đấu nối lưới điện, dự án điện mặt trời đang triển khai đầu tư xây dựng tại các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh; đánh giá tác động của hệ thống ĐMTMN đối với lưới điện phân phối trên địa bàn tỉnh.

7. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh:

- Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng lắp đặt hệ thống ĐMTMN nhằm khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo trong các KCN.

- Phối hợp với Sở Công Thương thực hiện kiểm tra các công trình ĐMTMN đã đấu nối lưới điện, dự án điện mặt trời đang triển khai đầu tư xây dựng tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

8. Công an tỉnh:

Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, hướng dẫn thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy đối với các tổ chức, cá nhân đầu tư, lắp đặt hệ thống ĐMTMN trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật hiện hành.

9. Công ty Điện lực Hưng Yên:

- Cho ý kiến về thỏa thuận đấu nối, lắp đặt hệ thống ĐMTMN đối với các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình.

- Phối hợp với Sở Công Thương thực hiện kiểm tra các công trình điện mặt trời đã đấu nối lưới điện, dự án điện mặt trời đang triển khai đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh.

- Hằng năm tổng hợp, báo cáo Sở Công Thương về tình hình phát triển hệ thống ĐMTMN trên địa bàn tỉnh.

10. Các sở, ban, ngành, đơn vị:

- Đăng ký, đề nghị UBND tỉnh bố trí nguồn vốn và thực hiện lắp đặt hệ thống ĐMTMN tại trụ sở cơ quan, đơn vị theo Đề án được phê duyệt. Thực hiện các thủ tục thoả thuận, đầu tư xây dựng hệ thống ĐMTMN theo quy định.

- Phối hợp thực hiện công tác quản lý nhà nước về phát triển điện mặt trời theo quy định.

11. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố:

- Hằng năm và theo giai đoạn xây dựng kế hoạch đầu tư, đề nghị UBND tỉnh cấp vốn và bố trí nguồn vốn của huyện, thị xã, thành phố để triển khai theo nội dung Đề án. Chỉ đạo UBND cấp xã đăng ký, bố trí nguồn vốn, đầu tư lắp đặt hệ thống ĐMTMN theo phân kỳ đầu tư.

- Thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình nghiên cứu, ứng dụng lắp đặt hệ thống ĐMTMN theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với Sở Công Thương thực hiện kiểm tra các công trình điện mặt trời đã đấu nối lưới điện, dự án điện mặt trời đang triển khai đầu tư xây dựng trên địa bàn.

- Hằng năm tổng hợp, báo cáo Sở Công Thương về tình hình phát triển hệ thống ĐMTMN của các cơ quan hành chính trên địa bàn.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ngành: Công Thương, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Công an tỉnh; Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh; Giám đốc Công ty Điện lực Hưng Yên; Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Công Thương;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KT2BT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hùng Nam

PHỤ LỤC

PHÂN KỲ ĐẦU TƯ, LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI MÁI NHÀ TỈNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
(Kèm theo Quyết định số: 1506/QĐ-UBND ngày 20 tháng 7 năm 2023 của UBND tỉnh)

Danh mục các đơn vị lắp đặt HTĐMTMN

Giai đoạn 2023 - 2030

Giai đoạn 2031 - 2045

Số lượng (Hệ thống)

Công suất (kWp)

Số lượng (Hệ thống)

Công suất (kWp)

A

Ngân sách tỉnh đầu tư

1

Trụ sở Tỉnh ủy Hưng Yên

1

112

2

Các Ban đảng tỉnh

1

80

2

Trụ sở UBND tỉnh Hưng Yên

1

181

3

Thanh Tra tỉnh

1

57

4

Sở Kế hoạch và Đầu tư

1

70

5

Sở Lao động Thương binh và Xã hội

1

50

6

Sở Công Thương

1

48

7

Sở Khoa học và Công nghệ

1

39

8

Sở Thông tin và Truyền thông

1

25

9

Sở Giáo dục và Đào tạo

1

84

10

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1

94

11

Sở Tài nguyên và Môi trường

1

61

12

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch

1

30

13

Sở Giao thông vận tải

1

58

14

Sở Tư pháp

1

60

15

Sở Xây dựng

1

56

16

Sở Nội vụ

1

68

17

Sở Y tế

1

67

18

Sở Tài chính

1

133

19

Trường Phổ thông trung học

15

840

24

1.344

20

Trường Cao đẳng

3

690

21

Bệnh viện

3

2.628

5

4.380

22

Trung tâm Y tế

10

2.697

23

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hưng Yên

1

52

Tổng

51

8.280

29

5.724

B

Nguồn đầu tư từ ngân sách cấp huyện, cấp xã

I

Thành phố Hưng Yên

1

Thành ủy Hưng Yên

1

82

2

UBND Thành phố Hưng Yên

1

154

3

UBND phường

7

175

4

UBND xã

10

250

5

Trường mầm non

5

145

17

493

6

Trường tiểu học

5

140

10

280

7

Trường THCS

5

120

14

336

Tổng

34

1.066

41

1.109

II

Huyện Văn Giang

1

Huyện ủy

1

80

2

UBND huyện

1

139

3

UBND thị trấn, xã

11

275

4

Trường mầm non

3

87

10

290

5

Trường tiểu học

2

56

10

280

6

Trường THCS

3

72

8

192

Tổng

21

709

28

762

III

Huyện Văn Lâm

1

Huyện ủy

1

80

2

UBND huyện

1

116

3

UBND thị trấn, xã

11

275

4

Trường mầm non

2

58

9

261

5

Trường tiểu học

2

56

9

252

6

Trường THCS

3

72

9

216

Tổng

20

657

27

729

IV

Huyện Yên Mỹ

1

Huyện ủy

1

80

2

UBND huyện

1

147

3

UBND thị trấn và xã

17

425

4

Trường mầm non

6

174

20

580

5

Trường tiểu học

5

140

14

392

6

Trường THCS

7

168

10

240

Tổng

37

1.134

44

1.212

V

Huyện Khoái Châu

1

Huyện ủy

1

80

2

UBND huyện

1

117

3

UBND thị trấn, xã

5

125

20

500

4

Trường mầm non

17

493

10

290

5

Trường tiểu học

10

280

8

224

6

Trường THCS

10

240

16

384

Tổng

44

1.335

54

1.398

VI

Huyện Ân Thi

1

Huyện Ủy

1

80

2

UBND huyện

1

250

3

UBND thị trấn, xã

21

525

4

Trường mầm non

11

319

10

290

5

Trường tiểu học

10

280

10

280

6

Trường THCS

11

264

10

240

Tổng

55

1718

30

810

VII

Huyện Kim Động

1

Huyện Ủy

1

80

2

UBND huyện

1

236

3

UBND thị trấn, xã

17

425

4

Trường mầm non

10

290

7

203

5

Trường tiểu học

6

168

5

140

6

Trường THCS

8

192

10

240

Tổng

43

1.391

22

583

VIII

Huyện Phù Cừ

1

Huyện Ủy

1

80

2

UBND huyện

1

187

3

UBND thị trấn, xã

14

350

4

Trường mầm non

8

232

6

174

5

Trường tiểu học

5

140

5

140

6

Trường THCS

7

168

8

192

Tổng

36

1.157

19

506

IX

Huyện Tiên Lữ

1

Huyện Ủy

1

80

2

UBND huyên

1

135

3

UBND thị trấn, xã

15

375

4

Trường mầm non

7

203

8

232

5

Trường tiểu học

8

224

6

168

6

Trường THCS

8

192

6

144

Tổng

40

1.209

20

544

X

Thị xã Mỹ Hào

1

Thị ủy

1

80

2

UBND thị xã

1

132

3

UBND phường, xã

7

175

6

150

4

Trường mầm non

12

348

8

232

5

Trường tiểu học

6

168

8

224

6

Trường THCS

6

144

8

192

Tổng

33

1.047

30

798

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1506/QĐ-UBND ngày 20/07/2023 phê duyệt Đề án phát triển điện mặt trời mái nhà trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


372

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.46.109
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!