ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1497/QĐ-UBND
|
Bà Rịa - Vũng
Tàu, ngày 26 tháng 6 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA
- VŨNG TÀU NĂM 2023
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính
phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng
6 năm 2013; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai
và Luật đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng
7 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng,
chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống
thiên tai và Luật Đê điều;
Căn cứ Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng
8 năm 2021 của Chính phủ về thành lập và quản lý quỹ phòng, chống thiên tai;
Căn cứ Thông tư số 02/2021/TT-BNNPTNT ngày 07
tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc
hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương;
Căn cứ Quyết định số 2767/QĐ-UBND ngày 16 tháng
12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Ban chỉ huy Phòng, chống
thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Quyết định số
1430/QĐ-UBND ngày 07 tháng 6 năm 2019 về việc kiện toàn Ban chỉ huy Phòng, chống
thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn - Thường trực Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn
tỉnh tại Tờ trình số 117/TTr-SNN ngày 11 tháng 5 năm 2023 về việc phê duyệt Kế
hoạch Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch Phòng, chống thiên
tai và Tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2023.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Ban Chỉ huy phòng, chống
thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; Giám đốc các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Công Vinh
|
KẾ HOẠCH
PHÒNG,
CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU NĂM
2023
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1497/QĐ-UBND ngày 26 tháng 6 năm 2023 của
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Luật Phòng chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm
2013.
- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng,
chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020.
- Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm
2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm
kiếm cứu nạn.
- Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 7 năm
2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống
thiên tai và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai
và Luật Đê điều.
- Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm
2021 của Chính phủ về thành lập và quản lý quỹ phòng, chống thiên tai.
- Thông tư số 02/2021/TT-BNNPTNT ngày 07 tháng 6
năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn
xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương.
- Quyết định số 1223/QĐ-UBND ngày 10 tháng 5 năm
2021 của UBND tỉnh ban hành kế hoạch hành động triển khai thực hiện Quyết định
số 987/QĐ-TTg ngày 09 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình
hành động số 08-CTr/TU ngày 01 tháng 02 năm 2021 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa
- Vũng Tàu thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư ngày 24 tháng 3 năm
2020 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó,
khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Quyết định số 2928/QĐ-UBND ngày 28 tháng 9 năm
2021 của UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng chống
thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu.
- Quyết định số 637/QĐ-UBND ngày 28 tháng 02 năm
2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phê duyệt Kế hoạch phòng, chống
thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn
2021-2025.
II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai và
tìm kiếm cứu nạn để ứng phó kịp thời đối với các loại hình thiên tai, giảm thiểu
đến mức thấp nhất những thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra.
- Xác định cấp độ rủi ro thiên tai (RRTT) đối với
các loại hình thiên tai ảnh hưởng trên địa bàn tỉnh, đánh giá RRTT, tác động của
thiên tai đến hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh, từ đó nâng cao năng lực xử
lý tình huống, sự cố, chỉ huy, điều hành tại chỗ để ứng phó thiên tai có hiệu
quả theo phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư,
phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ).
- Lồng ghép công tác phòng, chống thiên tai vào quy
hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để chủ động phòng ngừa, ứng
phó kịp thời, giảm thiểu tác hại và khắc phục có hiệu quả sau thiên tai.
- Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về
phòng, chống thiên tai (PCTT), nâng cao nhận thức cộng đồng trong quản lý rủi
ro thiên tai dựa vào cộng đồng để phát huy ý thức tự giác, chủ động của toàn
dân trên địa bàn tỉnh.
III. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, DÂN
SINH, KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
1. Vị trí địa lý
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng Đông Nam bộ, nằm
trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có diện tích tự nhiên 1.982,56 km2, dân
số đến năm 2021 là 1.176.078 người, mật độ dân số 593 người/km2. Dân số đô thị
687.765 người (58,48%) và dân số nông thôn 488.313 người (41,52%). Tỉnh Bà Rịa
- Vũng Tàu nằm trên trục đường xuyên Á, có hệ thống cảng biển, sân bay và mạng
lưới đường sông thuận lợi. Các Quốc lộ 51, 55, 56 cùng với hệ thống đường tỉnh
lộ, huyện lộ là những tuyến giao thông quan cơ bản gắn kết các mối quan hệ toàn
diện giữa các huyện, thị xã và thành phố trong tỉnh và giữa tỉnh với các tỉnh
khác trong nước và ra quốc tế.
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 05 huyện, 01 thị xã và 02
thành phố, gồm: thành phố Bà Rịa, thành phố Vũng Tàu, thị xã Phú Mỹ, huyện Long
Điền, huyện Đất Đỏ, huyện Xuyên Mộc, huyện Châu Đức và huyện đảo là huyện Côn Đảo
(cách Vũng Tàu 97 hải lý khoảng 180 km), gồm 82 xã, phường, thị trấn.
2. Đặc điểm địa hình
Địa hình toàn vùng phần đất liền có xu hướng dốc ra
biển, tuy nhiên ở sát biển vẫn có một số núi cao. Núi có độ cao lớn nhất chỉ
khoảng 500 m. Phần đất liền (chiếm 96% diện tích của tỉnh) thuộc bậc thềm cao
nguyên Di Linh - vùng Đông Nam Bộ, độ nghiêng từ tây bắc xuống đông nam, giáp
biển Đông. Quần đảo Côn Đảo (chiếm 4% diện tích của tỉnh) gồm 16 đảo lớn nhỏ,
trong đó đảo Côn Sơn có diện tích lớn nhất rộng 57,5 km2, cách Vũng Tàu 180 km.
Toàn tỉnh có hơn 3/4 diện tích đồi núi, thung lũng
thấp, có trên 50 ngọn núi cao 100 m trở lên, khi ra biển tạo thành nhiều vũng,
vịnh, mũi, bán đảo, đảo. Độ cao trên 400 - 500 m có núi Ông Trịnh, núi Chúa,
núi Thánh Giá. Địa hình tập trung vào 4 loại đặc trưng (đồng bằng hẹp, các núi,
gò đồi, thềm lục địa).
Hiện nay, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 74 công trình
thủy lợi, đê, kè; bao gồm: 30 hồ chứa, 29 đập dâng, 03 kênh tiêu, 04 đê ngăn mặn,
01 đê ngăn lũ, 04 kè biển, 01 kè sông, 02 trạm bơm; tổng dung tích trữ của các
hồ chứa theo thiết kế là 317,14 triệu m3.
3. Khí hậu
Do vị trí của vùng dự án vừa giáp với vùng trung du
vừa nằm ven biển Đông nên khí hậu trong vùng vừa mang tính chất khí hậu ven biển
vừa mang đặc thái khí hậu vùng trung du. Theo thời gian, đặc trưng nổi bật của khí
hậu vùng vẫn là mang yếu tố của vùng nhiệt đới gió mùa, phân hóa thành hai mùa
tương phản nhau sâu sắc. Mùa mưa thường kéo dài khoảng 7 tháng từ tháng 5 đến
tháng 11, với lượng mưa chiếm 90% lượng mưa năm, độ ẩm lớn bình quân gần 80%,
lượng bốc hơi thấp, nhiệt độ bình quân dao động khoảng 27°C - 28°C, nhiệt độ
thường cao vào những tháng đầu mùa mưa. Mùa khô thường kéo dài 5 tháng từ tháng
12 đến tháng 4 năm sau, với lượng mưa nhỏ, độ ẩm thấp, lượng bốc hơi cao, và
nhiệt độ thường tăng cao vào cuối mùa khô. Tính khắc nghiệt của khí hậu đã làm
cho mùa khô ít mưa, càng khô hạn hơn nữa.
4. Dân số
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, dân số toàn tỉnh
đạt 1.176.078 người, mật độ dân số đạt 593 người/km2. Dân số nam đạt 583.003
người, nữ đạt 593.075 người. 58,48% dân số sống ở đô thị và 41,52% dân số sống ở
nông thôn.
5. Đặc điểm kinh tế
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam, có các ngành công nghiệp trọng điểm như dầu khí, điện, đạm, du lịch,
hoạt động dịch vụ, nông lâm, ngư nghiệp, có những lợi thế về: thị trường (rộng
lớn, đa dạng và năng động), có nhiều tiềm năng về khoa học công nghệ; nhiều nhà
đầu tư có tiềm năng lớn về vốn, năng lực kinh doanh, thương hiệu, có hệ thống
cơ sở hạ tầng thuận lợi (đặc biệt là hệ thống giao thông, cảng, cơ sở chế biến...).
IV. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG
THIÊN TAI
1. Hệ thống văn bản pháp luật,
cơ chế chính sách liên quan đến PCTT
Trong thời gian qua, Ban chỉ huy Phòng, chống thiên
tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu luôn thực hiện tốt công tác theo
dõi diễn biến thời tiết để kịp thời có ý kiến chỉ đạo, tham mưu cho lãnh đạo
ban hành các Quyết định, Kế hoạch liên quan đến Phòng, chống thiên tai. Một số
văn bản nổi bật đã được ban hành như sau:
- Quyết định số 1107/QĐ-UBND 04/4/2022 của UBND tỉnh
về việc kiện toàn thành viên Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu
nạn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Quyết định số 3403/QĐ-UBND ngày 02/11/2022 của
UBND tỉnh về việc điều chỉnh, thay đổi thành viên Ban chỉ huy Phòng, chống
thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Quyết định số 67/QĐ-BCH ngày 21/4/2022 của Ban chỉ
huy PCTT&TKCN tỉnh về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy
PCTT&TKCN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Quyết định 110/QĐ-BCH ngày 08/6/2022 của Ban chỉ
huy PCTT&TKCN tỉnh về việc phân công nhiệm vụ thành viên Ban chỉ huy
PCTT&TKCN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Quyết định số 52/QĐ-BCH ngày 19/5/2021 của Ban Chỉ
huy PCTT&TKCN tỉnh về việc ban hành quy định về công tác Trực ban phòng ngừa,
ứng phó, khắc phục thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại Văn phòng Ban Chỉ huy
PCTT&TKCN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Quyết định số 2520/QĐ-UBND ngày 19/10/2015 của
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc phê duyệt phương án ứng phó với bão mạnh,
siêu bão trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Quyết định số 3158/QĐ-UBND ngày 11/10/2022 của
UBND tỉnh ban hành Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai
trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Quyết định số 1223/QĐ-UBND ngày 10/5/2021 của
UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số
987/QĐ-TTg ngày 09/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình hành động số
08-CTr/TU ngày 01/02/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện
Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
- Quyết định số 2448/QĐ-UBND ngày 23/08/2022 của Ủy
ban nhân dân tỉnh về ban hành Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch số
129-KH/TU ngày 13/5/2022 của Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW ngày
25/9/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
khí tượng thủy văn đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Kế hoạch số 129/KH-UBND ngày 30/8/2021 của UBND tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg
ngày 09/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, củng cố và nâng cao năng lực
cho lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã trên địa bàn tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu.
- Quyết định số 2928/QĐ-UBND ngày 28/9/2021 của
UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên
tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Kế hoạch số 139/KH-UBND ngày 14/9/2021 của UBND tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu về triển khai thực hiện Phong trào thi đua Chủ động phòng, chống
thiên tai, xây dựng cộng đồng an toàn” giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Quyết định số 637/QĐ-UBND ngày 28 tháng 02 năm
2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phê duyệt Kế hoạch phòng, chống
thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn
2021-2025.
- Quyết định số 3070/QĐ-UBND ngày 05/10/2021 của
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi
khí hậu của tỉnh bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
2. Hệ thống chỉ huy phòng, chống
thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp và công tác phối hợp
Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu
nạn tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh kiện toàn Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và
tìm kiếm cứu nạn tỉnh và chỉ đạo kiện toàn Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai
và tìm kiếm cứu nạn các cấp theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của
Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống
thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai
và Luật Đê điều. Đảm bảo 100% Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu
nạn các cấp đã được kiện toàn và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, giúp
tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị giảm thiểu thiệt hại về
người và tài sản cho nhân dân.
3. Công tác dự báo, cảnh báo
sớm
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 18 trạm đo quan trắc
khí tượng, thủy văn (06 trạm KTTV và 12 trạm đo mưa tự động) do Đài Khí tượng
thủy văn tỉnh quản lý và 17 trạm đo mưa tự động trên 12 hồ chứa nước trên địa
bàn tỉnh do Trung tâm Quản lý Khai thác công trình thủy lợi tỉnh quản lý phục vụ
công tác dự báo khí tượng thủy văn và công tác phòng, chống thiên tai. Nhìn
chung, các hạm khí tượng, thủy văn trên địa bàn tỉnh đang hoạt động tốt, tuy
nhiên mật độ trạm còn thưa, chưa đáp ứng hết nhu cầu dự báo, cảnh báo thiên
tai, đặc biệt là đo mưa.
Đài khí tượng thủy văn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thực
hiện nhiệm vụ thông tin cảnh báo, dự báo hầu hết các loại hình thiên tai trên địa
bàn tỉnh. Riêng động đất và sóng thần do Viện Vật lý địa cầu thực hiện. Ngoài
ra, còn có hệ thống các trạm quan trắc tại các hồ chứa thủy lợi để bổ sung dữ
liệu phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó thiên tai. Văn phòng thường trực
Ban Chỉ huy PCTT & TKCN các cấp tổ chức trực ban theo quy định, thường
xuyên theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết và đề xuất, tham mưu phương án
phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai.
4. Phương tiện, vật tư, trang
thiết bị phục vụ phòng chống thiên tai
4.1. Chuẩn bị phương tiện, vật tư
Phương tiện, trang thiết bị Phòng chống thiên tai
và TKCN được cấp phát cho các Cơ quan thường trực công tác tìm kiếm cứu nạn và
lực lượng xung kích PCTT quản lý sử dụng, gồm: Xuồng, ca nô, thiết bị vô tuyến,
phao cứu sinh, áo phao, máy phát điện, máy cưa, nhà bạt và một số phương tiện,
thiết bị khác. Nhìn chung trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn còn thiếu về số lượng,
một số được trang bị từ rất lâu, công tác kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ còn nhiều
hạn chế.
4.2. Đảm bảo y tế
Sở Y tế có kế hoạch dự trữ thuốc, hoá chất, trang
thiết bị cho cấp tỉnh khi có bão mạnh xảy ra. Ngoài ra, các Trung tâm y tế huyện,
thị xã, thành phố cũng có kế hoạch dự trữ thuốc, hoá chất, trang thiết bị cho
đơn vị mình để sẵn sàng đối phó với các tình huống thiên tai. Các cơ sở y tế
huyện/thị xã/thành phố, xã/phường/thị trấn có kế hoạch chủ động di chuyển các
phương tiện kỹ thuật, máy móc y tế, thuốc men đến vị trí an toàn khi xảy ra
bão, lụt để tránh bị hư hỏng. Phối hợp với chính quyền các cấp để lập kế hoạch
phối hợp khi cần sơ tán khẩn cấp tránh bão cho nhân dân, bệnh nhân đến những
nơi kiên cố nhất là các vùng sâu, vùng ven biển, cửa sông để hạn chế đến mức thấp
nhất thiệt hại về người.
5. Công tác ứng phó thiên tai
và tìm kiếm cứu nạn
Thành phần các lực lượng tham gia cứu hộ cứu nạn
trên địa bàn tỉnh gồm lực lượng vũ trang của tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố,
các xã, phường, thị trấn là lực lượng chủ lực, ngoài ra còn các lực lượng của
các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tham gia trong
công tác phòng chống, ứng phó, cứu hộ, cứu nạn, và khắc phục bước đầu sau thiên
tai trên địa bàn tỉnh, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Các
đơn vị tập trung lực lượng, phương tiện sẵn sàng khi có lệnh, chủ động ứng cứu
trên từng địa bàn, nhất là các khu vực xung yếu, địa bàn trọng điểm khi có
thiên tai xảy ra.
6. Thông tin, truyền thông
trong phòng chống thiên tai
UBND và Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp có trách
nhiệm phổ biến nội dung văn bản chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai đến cộng đồng
và người dân. Phương thức truyền phát văn bản chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thông
qua: Văn bản điện tử, fax, email, mạng xã hội, hệ thống truyền hình, phát
thanh, hệ thống thông tin cảnh báo sớm, truyền đạt trực tiếp và các hình thức
khác.
Thông tin về công tác phòng chống thiên tai được
đăng tải, cập nhật hàng ngày lên Trang thông tin điện tử của Ban chỉ huy phòng
chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tại địa chỉ https://sonnptnt.baria-vungtau.gov.vn,
Fanpage Facebook “Thông tin phòng chống thiên tai Bà Rịa - Vũng Tàu” và ứng dụng
Zalo.
7. Năng lực và nhận thức của
cộng đồng về phòng chống thiên tai
Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật phòng chống
thiên tai và các văn bản liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai được tỉnh
chỉ đạo và triển khai quyết liệt, đồng bộ từ cấp tỉnh đến các địa phương. Phổ
biến kịp thời từ phòng ngừa, ứng phó, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả sau
thiên tai nên đã hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản của nhân dân đảm
bảo đời sống, phát triển kinh tế xã hội.
Năng lực phòng chống thiên tai của các Sở, Ban
ngành, địa phương đã từng bước được nâng cao thông qua các hoạt động đào tạo, tập
huấn, diễn tập, truyền thông hàng năm, nhất là hoạt động của Đề án Nâng cao nhận
thức cộng đồng và quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng. Công tác chuẩn bị phòng
chống thiên tai theo “phương châm 4 tại chỗ” được triển khai thực hiện hiệu quả.
Thông qua các lớp tuyên truyền, tập huấn được tổ chức,
người dân các vùng thường xảy ra thiên tai được bổ sung kiến thức, được cập nhật
thông tin và được nâng cao nhận thức và kiến thức của mình trong lĩnh vực phòng
chống thiên tai để góp phần làm tăng khả năng chống chịu cho cộng đồng và cho
chính gia đình.
8. Cơ sở hạ tầng phòng, chống
thiên tai
8.1. Hệ thống công trình thủy lợi, phòng, chống
thiên tai
Hiện nay, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 74 công trình
thủy lợi, đê, kè; bao gồm: 30 hồ chứa, 29 đập dâng, 03 kênh tiêu, 04 đê ngăn mặn,
01 đê ngăn lũ, 04 kè biển, 01 kè sông, 02 trạm bơm; tổng dung tích trữ của các
hồ chứa theo thiết kế là 317,14 hiệu m3, trong đó:
- 03 hệ thống kênh tiêu úng, tổng chiều dài là
32.188 m; qua các năm, các công trình này đảm bảo nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho
3.262 ha.
- 17 hồ chứa, 09 đập dâng, 02 trạm bơm phục vụ cấp
nước cho nông nghiệp; tổng dung tích các hồ chứa là 317,14 triệu m3; dung tích
hữu ích là 279,57 triệu m3; nhiệm vụ theo thiết kế tưới là 20.329 ha, cấp nước
sinh hoạt là 557.784 m3/ngày; thực tế tưới là 18.538 ha, cấp nước sinh hoạt là
299.128 m3/ngày.
- 04 đê bao ngăn mặn, tổng chiều dài là 28.085 m và
01 đê ngăn lũ, chiều dài 6.134 m; qua các năm, các công trình này đảm bảo nhiệm
vụ ngăn mặn 4.900 ha, ngăn lũ 600 ha, tiêu úng 600 ha; các khu tưới nằm trong
đê bao, hàng tuần đơn vị quản lý khai thác công trình quản lý các cửa van các cống
dưới đê, không để nước mặn vào trong đê bao.
- 04 kè biển, 01 kè sông hiện vẫn ổn định phát huy
hiệu quả rất tốt trong việc ngăn lũ, chống xói lở bờ biển, bảo vệ diện tích sản
xuất của người dân góp phần ổn định sinh kế cho người dân sống ven biển, ven
sông.
8.2. Hệ thống giao thông phục vụ cứu hộ, cứu nạn
Hệ thống giao thông đường bộ xuyên suốt từ tuyến Quốc
lộ đến tỉnh lộ, giao thông nông thôn, đến cả vùng sâu vùng xa, tạo điều kiện
thuận lợi cho công tác phòng chống giảm nhẹ thiên tai.
Trên địa bàn tỉnh có 2 sân bay là: sân bay Vũng Tàu
và cảng hàng không Côn Đảo đều đang hoạt động ổn định, sẵn sàng tham gia kêu gọi
tàu thuyền hoặc sơ tán dân khu vực Côn Đảo bằng trực thăng khi có tình huống khẩn
cấp thiên tai lớn.
8.3. Hệ thống điện, thông tin liên lạc, truyền
thanh, truyền hình
Hằng năm, Công ty điện lực Bà Rịa - Vũng Tàu xây dựng
và rà soát Phương án đảm bảo an toàn hệ thống, mạng lưới điện cho tất cả các cấp
điện thế; xây dựng phương thức vận hành hệ thống điện khi xảy ra thiên tai,
trong đó ưu tiên cấp điện cho các phụ tải quan trọng cho các cơ quan, đơn vị
công quan trọng như: Bệnh viện, Đài phát thanh và truyền hình, Văn phòng thường
trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp, Đài khí tượng thủy văn.
Mạng lưới bưu chính - viễn thông đảm bảo tốt nhu cầu
thông tin liên lạc. Toàn tỉnh đảm bảo 100% xã, phường, thị trấn đã phủ sóng điện
thoại. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kết hợp với Sở
Thông tin và Truyền thông, trước khi xảy ra thiên tai sẽ thông báo thông tin
nhanh nhất đến người dân thông qua truyền hình và phát thanh. Tăng cường thông
báo, cập nhật tin tức thường xuyên về các loại hình thiên tai đến người dân. Sở
Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo các đơn vị viễn thông xây dựng phương án đảm
bảo thông tin liên lạc trong mùa mưa bão; chuẩn bị đầy đủ phương tiện, thiết bị,
vật tư dự phòng để sẵn sàng triển khai, ứng phó kịp thời khi thiên tai xảy ra.
Hằng năm định kỳ 03 lần/năm, Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện bảo dưỡng hệ
thống bộ đàm vô tuyến phục vụ PCTT trên địa bàn tỉnh, từ cấp xã đến cấp tỉnh.
8.4. Nhà tránh trú thiên tai cộng đồng
Các nhà tránh trú thiên tai cộng đồng trên địa bàn xã
chủ yếu là các nhà văn hóa, trung tâm học tập cộng đồng. Nhìn chung các cơ sở
này được xây dựng kiên cố, đảm bảo sơ tán cho nhân dân khi thiên tai xảy ra.
Ngoài ra còn sử dụng trụ sở các cơ quan nhà nước, trường học, cơ sở y tế, cơ sở
tôn giáo ... làm nơi tránh trú khi xảy ra thiên tai. Các công trình này chủ yếu
là các công trình có kết cấu bê tông cốt thép, là nơi an toàn cho người dân
tránh trú khi thiên tai xảy ra. Tuy nhiên số lượng nhà tránh trú thiên tai cộng
đồng tại một số khu vực vẫn chưa đảm bảo, nhất là tại nơi dân cư sống không tập
trung. Mặt khác, do nhiều công trình kết hợp sơ tán dân bị hư hỏng xuống cấp
theo thời gian, nên hàng năm cần rà soát phương án sơ tán dân, xác định điểm
tránh trú tập trung để đảm bảo an toàn, không làm gia tăng rủi ro thiên tai.
9. Đánh giá thực hiện lồng
ghép nội dung PCTT trong các chương trình, dự án, kế hoạch, quy hoạch của các
ngành, phát triển kinh tế - xã hội
Thực hiện công tác truyền thông, tuyên truyền phổ
biến pháp luật, nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, nhất là chính quyền
xã, phường, thị trấn và người dân sống ở khu vực thường xuyên hoặc có nguy cơ bị
ảnh hưởng bởi thiên tai nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản,
hạn chế sự phá hoại tài nguyên thiên nhiên, môi trường và di sản văn hóa do
thiên tai gây ra, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế bền vững, ổn định xã hội,
đảm bảo an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh; xây dựng các chương trình quản
lý và hoàn thiện sớm hệ thống thông tin liên lạc, cảnh báo sớm, kịp thời về
thiên tai trong cộng đồng dân cư nhất là hệ thống thông tin ở các địa bàn ven
biển, ven sông, vùng xung yếu, trũng thấp; thu thập, cập nhật thông tin cho bản
đồ cảnh báo thiên tai và tình trạng dễ bị tổn thương đối với cộng đồng dân cư
khi thiên tai xảy ra.
Thực hiện các giải pháp đảm bảo an ninh lương thực
như: chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu;
áp dụng các mô hình sản xuất tiên tiến hướng đến nền sản xuất nông nghiệp tiên
tiến, hiện đại như sử dụng cây giống sạch và ứng dụng công nghệ sinh học, quản
lý dịch hại tổng hợp, phát triển trang trại chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao...
Thực hiện các giải pháp đảm bảo an ninh tài nguyên
nước như: khoanh định vùng phải đăng ký khai thác nước dưới đất; đầu tư các trạm
quan trắc tự động cho các hồ chứa nước; thực hiện dự án bảo vệ môi trường các hồ
chứa nước sinh hoạt; tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người
dân, doanh nghiệp về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên nước; triển khai
hướng dẫn các mô hình sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên nước trong lĩnh
vực nông nghiệp, công nghiệp (như: áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm, bón phân tự
động, bán tự động trong canh tác nông nghiệp; hướng dẫn sản xuất sạch hơn trong
sản xuất công nghiệp).
Bảo vệ, phát triển bền vững rừng: triển khai các dự
án trồng rừng, trồng cây xanh, chăm sóc phục hồi rừng và bảo vệ diện tích rừng
với mục tiêu tăng diện tích rừng, nâng cao chất lượng rừng; phục hồi các hệ
sinh thái đã bị tác động, bảo tồn đa dạng sinh học; trồng cây phân tán tạo các
mảng xanh tại các khu dân cư, tuyến phố, cải thiện môi trường sống của người
dân, giảm thiểu các ảnh hưởng xấu của biến đổi khí hậu đến đời sống, sản xuất,
kinh doanh của người dân.
Thực hiện các giải pháp nhằm giảm nhẹ phát thải khí
nhà kính, góp phần bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất, thúc đẩy phát triển các dự
án năng lượng tái tạo, năng lượng mới như: Phát triển năng lượng mặt trời, phát
triển năng lượng gió.
Triển khai thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với
biến đổi khí hậu của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến
2050. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và đề xuất giải pháp ứng phó.
Ngoài ra, nhiệm vụ thực hiện đầu tư sửa chữa các
công trình phòng chống thiên tai bị hư hỏng, không đảm bảo an toàn nhất là hồ đập,
đê điều, khắc phục sạt lở, ổn định dân cư, khu neo đậu tàu thuyền tránh trú
bão; đầu tư củng cố, nâng cấp hệ thống đê, kè biển; đầu tư các hồ chứa nước; đầu
tư các khu neo đậu tránh trú bão là những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu được tỉnh
quan tâm thực hiện.
10. Đánh giá tình hình thiên
tai, khả năng chống chịu, mức độ thiệt hại do thiên tai
Trong những năm gần đây, tình hình thời tiết, khí
tượng - thủy văn diễn biến thất thường và ngày càng phức tạp ảnh hưởng đến đã ảnh
hưởng đến các tỉnh Đông Nam Bộ nói chung, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng, gây
thiệt hại cho đời sống người dân và kinh tế của tỉnh.
Căn cứ Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4
năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai
và cấp độ rủi ro thiên tai; qua theo dõi, thống kê các loại hình thiên tai thường
xuất hiện, đối với khu vực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gồm các nhóm loại hình thiên
tai chủ yếu sau: Bão, áp thấp nhiệt đới; Lũ, mưa lớn, ngập lụt (do mưa lớn); Hạn
hán; Lốc, sét; Gió mạnh trên biển; Sạt lở đất (do mưa và dòng chảy); Xâm nhập mặn.
11. Đánh giá về công tác phục
hồi, tái thiết
Công tác khắc phục hậu quả cho người dân được các cấp
chính quyền địa phương thực hiện tốt, kịp thời hỗ trợ người dân ổn định đời sống,
khôi phục sản xuất vượt qua khó khăn. Bên cạnh đó, các cấp chính quyền địa
phương tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu đúng, hiểu rõ các quy định,
các chính sách hỗ trợ của Nhà nước; tăng cường công tác quản lý, hướng dẫn người
dân sản xuất theo đúng quy hoạch và hướng dẫn các biện pháp đảm bảo an toàn khi
xảy ra thiên tai để giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất. Đồng thời, Kịp thời
đề xuất khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân, hộ gia đình có thành tích
xuất sắc, tiêu biểu trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
trên địa bàn tỉnh.
12. Nguồn lực tài chính
Nguồn lực tài chính của tỉnh phục vụ cho công tác
PCTT và TKCN chủ yếu là từ ngân sách địa phương, Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh,
các nguồn huy động, hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân... Tuy nhiên, nguồn lực này
còn hạn chế, chưa đủ khả năng đáp ứng công tác PCTT&TKCN. Đối với các công
trình PCTT cần nguồn kinh phí đầu tư lớn như đê, kè, khu neo đậu tránh trú
bão... vẫn cần sự hỗ trợ từ ngân sách Trung ương.
V. XÁC ĐỊNH RỦI RO THIÊN TAI
1. Đặc điểm các loại hình
thiên tai
Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thường xảy ra
các loại hình thiên tai sau: bão, áp thấp nhiệt đới, hạn hán, lũ- ngập lụt, mưa
lớn, sạt lở đất, nang nóng, xâm nhập mặn, gió mạnh trên biển...Càng về sau tần
suất xảy ra thường xuyên hơn, phức tạp hơn về diễn biến và nghiêm trọng hơn về
hậu quả. Loại hình thiên tai gây thiệt hại nặng nề nhất là bão, ATNĐ, tiếp theo
là mưa lớn gây ngập lụt và sạt lở đất.
2. Đánh giá rủi ro thiên tai
2.1. Phạm vi đánh giá
Phạm vi đánh giá trên toàn địa bàn tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu, căn cứ vào tài liệu được thu thập từ cấp xã đến cấp huyện để đánh
giá. Theo Quyết định số 379/2021/QĐ-TTg ngày 17/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt chiến lược quốc gia phòng chống thiên tai, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
thuộc 2 vùng thiên tai là: vùng Đông Nam bộ và vùng biển và Hải đảo.
2.2. Phương pháp, nội dung đánh giá
2.2.1. Độ lớn của các loại hình thiên tai
2.2.1.1. Bão, Áp thấp nhiệt đới
Bão, ATNĐ thường xuất hiện từ cuối tháng 10 và kết
thúc vào tháng 12 (ngoại trừ các năm bị tác động mạnh của biến đổi khí hậu bão
xuất hiện vào tháng 1-3); Bão kéo theo mưa lớn, gió mạnh, sóng lớn và nước biển
dâng, gây thiệt hại về tính mạng và tài sản, công trình, về sản xuất (nông nghiệp,
thủy sản) và sinh hoạt đời sống. Căn cứ Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg ngày
22/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin
thiên tai và các cấp độ rủi ro thiên tai, cấp độ rủi ro thiên tai do ATNĐ, bão
được xác định có khả năng cao nhất ở cấp độ rủi ro thiên tai cấp 5.
2.2.1.2. Lũ, ngập lụt
Loại hình thiên tai này thường xảy ra đối với khu vực
thấp trũng và hạ lưu các hồ chứa. Tình hình mưa lũ trên địa bàn tỉnh không
nghiêm trọng do địa hình chia cắt, không có lưu vực lớn, độ dốc lưu vực không
quá dốc. Hàng năm vào mùa mưa, các sông có lưu vực tương đối lớn như sông Ray,
sông Dinh cũng thường gây ra lũ cục bộ làm ảnh hưởng ngập lụt đồng ruộng hoặc
khu dân cư hai bên bờ sông, hoặc làm sạt lở bờ sông, nhưng tình trạng gây ngập
lụt chỉ xảy ra cục bộ, không kéo dài nên không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản
xuất và sinh hoạt của người dân sống ở khu vực ven sông. Cấp độ rủi ro thiên
tai do lũ, ngập lụt được xác định có khả năng cao nhất là các cấp độ 3.
2.2.1.3. Mưa lớn
Mưa lớn là loại hình thiên tai có mức độ thiệt hại
gây ra tương đối cao. Lượng mưa lớn nhất trung bình ngày nhiều năm ở các trạm
đo đạc chỉ trên dưới 100 mm. Tuy nhiên, trong những trường hợp do ảnh hưởng của
bão hoặc một hình thái nhiễu động thời tiết đặc biệt, gây ra lượng mưa ngày rất
lớn có thể đạt tới trên 200 - 300mm/ngày. Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn được
xác định có khả năng cao nhất là các cấp độ 3.
2.2.1.4. Hạn hán
Vào những tháng mùa khô, lượng mưa không đáng kể
nên diện tích gieo trồng, đặc biệt là cây hàng năm giảm đáng kể, chỉ còn lại những
khu vực có công trình thủy lợi. Hiện tại các công trình thủy lợi phục vụ tưới
chỉ là các hồ chứa loại vừa và nhỏ và các đập dâng, nên cũng chỉ phục vụ tưới vụ
Đông Xuân sớm với khả năng hạn chế. Đối với những khu vực không có công trình
thủy lợi thì mỗi khi hạn hán xảy ra dù lớn hay nhỏ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến
diện tích gieo trồng cũng như năng suất cây trồng. Cấp độ rủi ro thiên tai do hạn
hán được xác định có khả năng cao nhất là các cấp độ 3.
2.2.1.5. Lốc, sét
Lốc, sét là loại hình thiên tai thường xảy ra bất
thường, diễn biến khó lường và mức độ ảnh hưởng có thể rất lớn, đe dọa tính mạng,
thiệt hại tài sản của người dân trên địa bàn tỉnh. Lốc, sét thường xảy ra vào
thời điểm chuyển mùa và ảnh hưởng hoàn lưu bão, ATNĐ. Cấp độ rủi ro thiên tai
do lốc, sét được xác định có khả năng cao nhất là các cấp độ 2.
2.2.1.6. Sạt lở đất
Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 5 khu vực xảy
ra hiện tượng sạt lở, với tổng chiều dài khoảng 44,6 km; trong đó: sạt lở bờ biển
4 khu vực, chủ yếu hên đoạn bờ biển từ Bình Châu đến mũi Nghinh Phong, nguyên
nhân xói lở là do tác động của sóng gió, thủy triều, mưa lũ, nước biển
dâng...và sạt lở bờ sông 01 khu vực, nguyên nhân do nước lũ trên sông Dinh, ảnh
hưởng đến cơ sở hạ tầng, khu du lịch, khu sản xuất và khu dân cư. Cấp độ rủi ro
thiên tai do sạt lở đất được xác định có khả năng cao nhất là các cấp độ 3.
2.2.1.7. Gió mạnh trên biển
Gió mạnh trên biển thường xuất hiện vào các tháng
gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) ảnh hưởng đến hoạt động đánh
bắt thủy sản của ngư dân trong tỉnh đặc biệt ảnh hưởng lớn đến hoạt động du lịch,
cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển được xác định có khả năng cao nhất
là các cấp độ 3.
2.2.2. Tình trạng dễ bị tổn thương
Về dân sinh: Các loại hình thiên tai thường xảy ra
trên địa bàn tỉnh gây ảnh hưởng đến những đối tượng dễ bị tổn thương không có
khả năng chống chịu trước thiên tai (hộ nghèo, hộ cận nghèo, người già, trẻ em,
người tàn tật,...)
Cơ sở hạ tầng: Thiên tai gây ngập, hư hỏng, sạt lở,
sụp lún đường giao thông, đê, kè, bờ bao,...gây sập, tốc mái, hư hỏng nhà dân,
cơ quan, trường học, các công trình công cộng, ...
Kinh tế xã hội: Thiên tai gây ngập, hư hỏng diện
tích đất trồng lúa, hoa màu, lồng bè,... gây ra nguy hiểm đối với các phương tiện
khai thác, đánh bắt thủy sản.
2.2.3. Năng lực phòng chống thiên tai
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu
nạn các cấp được thành lập đúng theo Luật Phòng, chống thiên tai, Nghị định số
66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ.
Phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ
công tác phòng, tránh, ứng phó thiên tai cơ bản đảm bảo yêu cầu phục vụ công
tác phòng chống thiên tai. Lực lượng cứu nạn, cứu hộ của tỉnh bao gồm: Quân sự,
Bộ đội Biên phòng, Công an, Y tế, Đoàn thanh niên, lực lượng Dân quân tự vệ...
Công tác cứu nạn, cứu hộ luôn được phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng TKCN
các cấp. Hàng năm, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh có kế hoạch tổ chức lực lượng,
phương tiện, phân công nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ TKCN; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên
phòng tỉnh, Công an tỉnh có kế hoạch tập huấn, diễn tập PCTT&TKCN nhằm rèn
luyện kỹ năng cán bộ, chiến sĩ trong vận hành trang thiết bị TKCN, tăng cường
khả năng ứng cứu trong thiên tai.
UBND các huyện, thị xã, thành phố huy động lực lượng
trên địa bàn, với nòng cốt vẫn là lực lượng Công an, Bộ đội, cán bộ các cơ quan
và đoàn viên thanh niên; có kế hoạch yêu cầu các doanh nghiệp trên địa bàn chuẩn
bị sẵn lương thực, thực phẩm thiết yếu để cung cấp khi cần thiết.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn
có lực lượng các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn cũng góp phần quan trọng
trong việc phối hợp, huy động lực lượng, phương tiện thực hiện công tác phòng,
chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
VI. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG
THIÊN TAI
1. Biện pháp phòng, ngừa, giảm
thiểu
1.1. Biện pháp phi công trình
1.1.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế
chính sách
Triển khai kế hoạch thực hiện Luật phòng, chống thiên
tai; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật
Đê điều; Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ; Chiến lược quốc
gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Nghị
quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ; Chỉ thị số 42-CT/TW ngày
24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh. Chú trọng
việc lồng ghép các biện pháp phòng, chống thiên tai vào chương trình, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của các sở, ngành, các huyện, thị xã, thành phố.
1.1.2. Kiện toàn tổ chức, bộ máy tăng cường năng lực
quản lý thiên tai
- Kiện toàn tổ chức, bộ máy chỉ huy phòng chống
thiên tai và TKCN các cấp đảm bảo năng lực hoạt động có hiệu quả.
- Xây dựng, rà soát Quy chế tổ chức và hoạt động của
Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và
TKCN các cấp nhằm tăng cường năng lực, hoạt động hiệu quả.
- Tập huấn nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác
phòng, chống thiên tai.
1.1.3. Rà soát và thực hiện các kế hoạch, quy hoạch,
phương án
- Xây dựng, rà soát, cập nhật bổ sung Kế hoạch
phòng chống thiên tai cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2021-2025 và hàng
năm theo quy định của Luật Phòng, chống thiên tai.
- Xây dựng, rà soát, bổ sung cập nhật phương án ứng
phó ở các cấp với các loại hình thiên tai thường xuyên bị ảnh hưởng: ATNĐ, bão,
bão mạnh; hạn hán xâm nhập mặn, sạt lở; ngập lụt do lũ lớn và triều cường.
- Rà soát, cập nhật phương án sơ tán dân theo hướng
tăng cường sơ tán tại chỗ, hạn chế sơ tán tập trung, sẵn sàng phương án huy động
lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu, hóa chất khử trùng, khẩu trang y
tế cho các địa điểm sơ tán.
1.1.4. Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai
Tăng cường chủ động phương án kết nối, chỉ đạo trực
tuyến và ứng dụng công nghệ thông tin (email, mạng xã hội facebook, zalo...) phục
vụ công tác chỉ đạo, chỉ huy điều hành ứng phó và thông tin về thiên tai giữa
Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể của
từng địa phương.
1.1.5. Nâng cao nhận thức, kiến thức phòng chống
thiên tai cộng đồng
- Triển khai thực hiện tuyên truyền, phổ biến kiến
thức, kỹ năng trong Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho người dân
trên địa bàn biết các biện pháp cơ bản để tự chủ động phòng, tránh bão, áp thấp
nhiệt đới, thời tiết nguy hiểm nhất là các hộ dân đang sinh sống, sản xuất tại
các khu vực có nguy cơ ảnh hưởng của thiên tai.
- Triển khai thực hiện tuyên truyền, phổ biến kiến
thức, kỹ năng phòng chống đuối nước trẻ em thiên tai, bão, lũ.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động
nâng cao nhận thức, kiến thức PCTT cộng đồng theo kế hoạch thực hiện Đề án
“Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” đến
năm 2030 theo Quyết định 553/QĐ-TTg ngày 07/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
- Tập huấn nâng cao kiến thức về thiên tai, kỹ năng
phòng, chống thiên tai, tăng cường năng lực thực hiện công tác tuyên truyền cho
đội ngũ phóng viên, biên tập viên; cán bộ cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp
huyện; cán bộ đài truyền thanh cấp xã; báo cáo viên, tuyên truyền viên, lực lượng
xung kích phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn ở cơ sở; tập huấn chuyên
biệt cho các đối tượng dễ bị tổn thương tại cộng đồng.
1.1.6. Lập phương án ứng phó tình huống khẩn cấp,
phương án bảo vệ công trình hồ chứa; bản đồ ngập lụt hạ du hồ chứa theo Nghị định
số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ thực hiện quy định về quản lý an
toàn đập, hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh, nhằm đảm bảo an toàn công trình, giảm
thiểu tác hại của thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu đối với các công
trình thủy lợi.
1.1.7. Chương trình trồng, bảo vệ và phát triển rừng
- Tổ chức thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh về việc
trồng 10 triệu cây xanh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 triển khai Chỉ thị
số 45/CT-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức phong trào “Tết
trồng cây” và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng.
- Tăng cường biện pháp giáo dục cộng đồng trong việc
bảo vệ rừng, không săn bắt, khai phá... gây hậu quả cháy rừng. Bên cạnh đó cần
tăng cường công tác cảnh báo, dự báo, dự phòng phương tiện trang thiết bị vật
tư phòng chống chống cháy và công tác quản lý.
1.1.8. Công tác tập huấn, diễn tập công tác cứu hộ,
cứu nạn
Tổ chức diễn tập phòng chống thiên tai và tìm kiếm
cứu nạn trước mùa mưa lũ với các tình huống thiên tai có thể xảy ra, phương án
xử lý, làm cơ sở rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, đồng thời nâng cao
năng lực cứu hộ, cứu nạn cho các lực lượng chuyên trách, bán chuyên trách và nhận
thức Nhân dân về nhiệm vụ phòng chống thiên tai.
1.1.9. Ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác
PCTT&TKCN
Tập trung ứng dụng công nghệ tin học, hệ thống
thông tin liên lạc, tự động hóa trong quản lý, khai thác, vận hành cơ sở dữ liệu,
công cụ hỗ trợ chỉ đạo, điều hành, ứng dụng vật liệu mới, công nghệ tiên tiến
trong xây dựng công trình phòng chống thiên tai đảm bảo bền vững, thân thiện với
môi trường. Chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác dự báo, cảnh
báo, ứng phó. Khắc phục và tái thiết sau thiên tai. Không chỉ có sự tham gia của
các chuyên gia, nhà khoa học mà cần đẩy mạnh xã hội hóa với sự tham gia của các
doanh nghiệp với những sáng chế, ứng dụng kỹ thuật phòng chống thiên tai.
1.1.10. Tổ chức trực ban Phòng, chống thiên tai và
tìm kiếm cứu nạn theo quy định để nắm chắc diễn biến tình hình, đề phòng tình
huống xấu và chuẩn bị phương án ứng phó, đồng thời theo dõi và thông tin kịp thời
diễn biến tình hình thời tiết, thiên tai cho nhân dân trong khu vực biết để kịp
thời ứng phó.
1.1.11. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc báo
cáo đột xuất khi có yêu cầu về Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu
nạn tỉnh thông qua Văn phòng thường trực.
1.2. Biện pháp công trình
- Đầu tư, nâng cấp các công trình thủy lợi, tập
trung nâng cấp, sửa chữa các hồ chứa, đập dâng, tràn xả lũ bị hư hỏng, xuống cấp
nghiêm trọng:
+ Sửa chữa, nâng cấp, bảo đảm an toàn các hồ chứa
nước.
+ Nâng cấp đê biển, phòng chống sạt lở bờ biển, bờ
sông suối ứng phó biến đổi khí hậu.
+ Nâng cấp, kiên cố hóa hệ thống kênh mương thủy lợi,
kênh nội đồng đảm bảo đáp ứng nhu cầu tưới, tiêu trên địa bàn tỉnh.
- Đầu tư, nâng cấp công trình xây dựng có xem xét đến
phòng chống thiên tai:
+ Nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình công
cộng.
+ Di dời, bố trí lại dân cư vùng thường xuyên bị
thiên tai.
+ Xây dựng các trường học kết hợp làm nơi tránh trú
bão, lũ.
+ Nâng cấp bệnh viện, trung tâm y tế huyện, trạm y
tế xã.
- Đầu tư, nâng cấp công trình giao thông kết hợp
phòng chống thiên tai nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại, dân sinh:
+ Tập trung nguồn lực, mở rộng, nâng cấp xây dựng
các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ. Kiên cố hóa và mở rộng nâng cấp các tuyến đường huyện,
đường xã, giao thông nông thôn hiện có, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại,
dân sinh.
+ Xây dựng mới các công trình cầu tại các khu vực
chưa có, thay thế các công trình cầu có tải trọng thấp, cầu xuống cấp, cầu tạm
không đảm bảo an toàn bằng các công trình cầu kiên cố có tải trọng cao và vượt
lũ.
+ Xây dựng công trình bảo vệ chống sạt lở cho các
tuyến đường, mố cầu đã và có nguy cơ cao bị sạt lở do thiên tai.
- Đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình
cấp, thoát nước:
+ Tiếp tục đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các
công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn. Chú trọng đầu tư nâng cấp, sửa chữa
các công trình nước sạch tại các khu vực dân cư thường xuyên xảy ra hạn hán,
xâm nhập mặn và có điều kiện kinh tế khó khăn.
+ Bảo đảm chống ngập úng cục bộ cho các khu vực đô
thị. Thực hiện nạo vét các cửa sông, hệ thống cống thoát nước trong nội thị
thành phố và các đô thị bảo đảm tiêu thoát nước mưa, chống úng ngập. Đối với
vùng có mương tiêu tiến hành sửa chữa, tu bổ bảo đảm tiêu thoát nước. Kết hợp
làm biển cảnh báo tại các vị trí nguy hiểm.
- Xây dựng nâng cấp các khu neo, đậu tránh trú bão
cho tàu thuyền:
+ Triển khai xây dựng nâng cấp khu neo, đậu tránh
trú bão cho tàu cá, các cảng cá kết hợp khu neo đậu tránh trú bão đảm bảo tránh
trú bão an toàn cho người và tài sản của ngư dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và các
tỉnh lân cận trong mùa mưa bão, kết hợp phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá phục
vụ ngư dân khai thác trên biển.
+ Nạo vét, giải toả các chướng ngại vật trên các
tuyến sông, luồng lạch đi vào các khu neo đậu tránh trú bão và các điểm quy hoạch
bố trí neo đậu tàu thuyền.
2. Biện pháp ứng phó và khắc
phục hậu quả thiên tai
- Đảm bảo thông tin kịp thời, chính xác đến các cấp,
các ngành và nhân dân; đảm bảo thông tin dự báo cụ thể, rõ ràng để người dân hiểu
và không chủ quan; triển khai phương án dự phòng để đảm bảo thông tin liên lạc
phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành khi có sự cố.
- Triển khai kịp thời các phương án ứng phó với từng
loại hình thiên tai, từng cấp độ rủi ro thiên tai theo phương châm “bốn tại chỗ”.
- Tìm kiếm cứu nạn, sơ cấp cứu người bị nạn.
- Kêu gọi, hướng dẫn phương tiện khai thác thủy sản
vào nơi neo đậu an toàn; lập các chốt kiểm soát tại các cửa sông, cửa biển để
kiểm tra; thực hiện lệnh cấm biển, cấm di chuyển trên sông đảm bảo việc kiểm
soát chặt chẽ tàu thuyền khi có bão.
- Chỉ đạo bảo vệ sản xuất trên các lĩnh vực, địa
bàn cụ thể; đảm bảo đủ về lực lượng, phương tiện trong thu hoạch; duy trì tối
thiểu các hoạt động sơ chế thủy sản đảm bảo an toàn.
- Cập nhật thông tin, báo cáo nhanh cho cấp trên về
tình hình thiên tai, mức độ ảnh hưởng và nhu cầu hỗ trợ.
3. Biện pháp ứng phó với các
loại hình thiên tai trên địa bàn tỉnh
3.1. Công tác ứng phó với bão, áp thấp nhiệt đới,
mưa lớn
Tùy theo mức độ, cường độ các sở, ban, ngành và
UBND các huyện, thị, thành phố căn cứ chức năng nhiệm vụ tổ chức ứng phó theo
phương án, kịch bản bão mạnh, siêu bão đã được ban hành. Tuy nhiên có thể bổ
sung thêm các công việc tùy theo mức độ, cường độ.
3.1.1. Công tác truyền thông:
Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh cung cấp bản tin dự
báo, cảnh báo bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh
và các cơ quan truyền thông thực hiện, ưu tiên phát các bản tin dự báo, cảnh
báo bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn. Hình thức truyền thông tin từ các huyện,
thị, thành phố đến cộng đồng dân cư qua hệ thống truyền hình, truyền thanh của
địa phương, loa cầm tay trực tiếp, xe loa tuyên truyền cơ động.
3.1.2. Tổ chức ứng phó
a. Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Theo dõi thường xuyên, đồng thời các bản tin cảnh
báo, dự báo thiên tai, thời tiết qua các phương tiện thông tin đại chúng để
thông báo, hướng dẫn kịp thời cho các cấp chính quyền, nhân dân chủ động phòng
tránh, ứng phó đảm bảo an toàn.
- Rà soát, cập nhật phương án sơ tán dân theo hướng
tăng cường sơ tán tại chỗ, hạn chế sơ tán tập trung, sẵn sàng phương án huy động
lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu, hóa chất khử trùng, khẩu trang y
tế cho các địa điểm sơ tán.
b. Đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
- Chỉ đạo Chi cục Thủy lợi, Trung tâm Khai thác
công trình thủy lợi, và các chủ hồ có phương án đảm bảo an toàn cho các công
trình thủy lợi.
- Chỉ đạo Văn phòng thường trực Ban chỉ huy theo
dõi, truyền phát thường xuyên bản các tin cảnh báo, dự báo thiên tai.
c. Đối với các sở, ban, ngành:
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi quản lý của
cơ quan, đơn vị tổ chức công tác ứng phó.
3.1.3. Phương án khắc phục hậu quả
- Huy động lực lượng, phương tiện, vật tư, nhu yếu
phẩm, tổ chức khắc phục hậu quả: Chăm sóc, điều trị người bị thương, thăm hỏi,
động viên các gia đình có người tử nạn, bị nạn...
- Đảm bảo an ninh trật tự và có các biện pháp xử lý
nghiêm đối với các trường hợp gây mất trật tự an ninh.
- Tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền về tình hình
thiệt hại và kết quả triển khai công tác khắc phục tại địa phương.
3.2. Công tác ứng phó với lũ cục bộ, triều cường
3.2.1. Công tác truyền thông
Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh cung cấp bản tin dự
báo, cảnh báo lũ cục bộ, triều cường. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và các
cơ quan truyền thông thực hiện, ưu tiên phát các tin về lũ cục bộ triều cường.
Hình thức truyền thông tin từ các huyện, thị, thành phố đến cộng đồng dân cư
qua hệ thống truyền thanh của địa phương, loa cầm tay trực tiếp, xe loa tuyên
truyền cơ động.
3.2.2. Tổ chức ứng phó
a. Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Chỉ đạo, tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi
sát diễn biến mưa, lũ bố trí lãnh đạo chủ chốt thường trực để xử lý các tình huống;
Chỉ đạo các đơn vị quản lý hồ chứa nước theo dõi chặt chẽ diễn biến mực nước
các hồ chứa, tổ chức kiểm tra an toàn các hồ chứa nước trên địa bàn, sẵn sàng,
triển khai lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để kịp thời xử lý các sự cố,
chủ động sơ tán nhân dân hạ du hồ chứa.
- Dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men và các
nhu yếu phẩm khác, nhất là đối với những vùng dễ bị chia cắt, vùng sâu, vùng
xa, đi lại khó khăn.
- Cắm biển báo, bố trí lực lượng chốt chặn ở những
đoạn đường bị ngập sâu, cấm người, phương tiện qua lại ở những đoạn đường bị ngập
và những nơi có dòng nước chảy xiết và các khu vực nguy hiểm.
- Tổ chức bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội tại
các khu vực trọng điểm, các khu vực sơ tán đi và đến.
- Rà soát, sẵn sàng triển khai phương án phòng chống
lũ cho các công trình đang thi công và các công trình trọng điểm.
- Theo dõi chặt chẽ diễn biến lũ để kịp thời cắt điện
ở những vùng ngập...
- Triển khai thực hiện phương án phòng chống lũ cục
bộ; rà soát các khu dân cư đang sống dọc ven sông, suối, vùng trũng, thấp, vùng
có nguy cơ sạt lở triều cường... triển khai phương án sơ tán nhân dân; thông
báo tình hình mưa lũ, triều cường để nhân dân chủ động ứng phó, hạn chế đi lại
trong vùng ngập lũ và triều cường.
b. Đối với các sở, ban, ngành
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi quản lý của
cơ quan, đơn vị tổ chức công tác ứng phó với lũ, triều cường.
3.2.3. Tổ chức sơ tán nhân dân
Trên cơ sở mức báo động lũ, triều cường, Ban chỉ
huy PCTT&TKCN các cấp phát lệnh sơ tán, chỉ huy công tác sơ tán triển khai
thực hiện, phương án sơ tán dân cư đã được phê duyệt; lực lượng hỗ trợ sơ tán
nhân dân là lực lượng vũ trang như quân đội, công an... Rà soát lại số người sơ
tán, kiểm tra an toàn nơi sơ tán đến. Phương án sơ tán dân theo hướng tăng cường
sơ tán tại chỗ, hạn chế sơ tán tập trung.
Hình thức sơ tán là người dân tự sơ tán là chính, ưu
tiên sơ tán cho người già, trẻ em, phụ nữ, người bệnh, người khuyết tất. Đối với
các trường hợp tổ chức, cá nhân không chịu sơ tán, cố thủ thì tổ chức cưỡng chế
sơ tán...
3.2.4. Phương án khắc phục hậu quả
- Huy động lực lượng, phương tiện, vật tư, nhu yếu
phẩm, tổ chức khắc phục hậu quả: Chăm sóc, điều trị người bị thương, thăm hỏi,
động viên các gia đình có người tử nạn, bị nạn...
- Đảm bảo an ninh trật tự và có các biện pháp xử lý
nghiêm đối với các trường hợp gây mất trật tự an ninh.
- Tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền về tình hình
thiệt hại và kết quả triển khai công tác khắc phục tại địa phương.
3.3. Công tác ứng phó với nắng nóng, hạn hán
3.3.1. Công tác truyền thông
Đài Khí tượng Thủy văn cung cấp các bản tin dự báo
cảnh báo nắng nóng, hạn hán. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và các cơ quan
truyền thông thực hiện phát các tin về nắng nóng, hạn hán. Hình thức truyền
thông tin từ các huyện, thị, thành phố đến cộng đồng dân cư qua hệ thống truyền
thanh của địa phương...
3.3.2. Tổ chức ứng phó
a. Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Chỉ đạo, theo dõi sát diễn biến thời tiết; Chỉ đạo
các đơn vị quản lý hồ chứa nước vận hành hợp lý hồ chứa nước, công trình cấp nước,
sử dụng tiết kiệm, chống thất thoát nước; điều chỉnh giống cây trồng, vật nuôi;
ưu tiên cung cấp điện và vật tư, nhiên liệu cần thiết cho các cho các trạm bơm.
- Rà soát, bổ sung sẵn sàng triển khai phương án
phòng chống hạn cho ưu tiên nước sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,
thủy sản sau đó mới giải quyết đến công nghiệp...
b. Đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
Chỉ đạo Chi cục Thủy lợi, Trung tâm Khai thác công
trình thủy lợi, và các chủ hồ có phương án tích nước, trữ nước và điều tiết nước
hợp lý...
3.3.3. Phương án khắc phục hậu quả
- Huy động lực lượng, phương tiện, vật tư, vận hành
các trạm bơm phục vụ các công trình cấp nước hỗ trợ người dân và tổ chức sản xuất
nông nghiệp...
- Tổng hợp, báo cáo lên cấp có thẩm quyền về tình
hình thiệt hại và kết quả triển khai công tác khắc phục tại địa phương.
3.4. Công tác ứng phó với sạt lở đất
3.4.1. Công tác truyền thông:
Tuyên truyền đến các hộ dân hiện đang sinh sống tại
dọc ven sông, suối, sườn đồi, núi các khu vực nguy cơ cao... Hình thức truyền
thông tin từ các huyện, thị, thành phố đến cộng đồng dân cư qua hệ thống truyền
thanh của địa phương.
3.4.2. Tổ chức ứng phó:
a. Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Chỉ đạo, tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi
sát diễn biến mưa, lũ triển khai lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để kịp
thời xử lý các sự cố, chủ động sơ tán nhân dân...
- Cắm biển báo tại các khu vực nguy hiểm, có nguy
cơ cao, rà soát, sẵn sàng triển khai phương án sơ tán dân.
- Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ để kịp thời
thông báo cho các khu dân cư đang sống dọc ven sông, suối, vùng trũng, thấp,
vùng có nguy cơ sạt lở.
b. Đối với các Sở, Ban, ngành:
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi quản lý của
cơ quan, đơn vị tổ chức công tác ứng phó.
3.4.3. Tổ chức sơ tán nhân dân
Lực lượng hỗ trợ sơ tán nhân dân là lực lượng vũ
trang như quân đội, công an... Rà soát lại số người sơ tán, kiểm tra an toàn
nơi sơ tán đến; thực hiện đồng thời phương án sơ tán dân đến nơi an toàn, sẵn
sàng phương án huy động lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu, hóa chất
khử trùng, khẩu trang y tế cho các địa điểm sơ tán. Ưu tiên sơ tán cho người
già, trẻ em, phụ nữ, người bệnh. Đối với các trường hợp tổ chức, cá nhân không
chịu sơ tán, cố thủ thì tổ chức cưỡng chế sơ tán...
3.4.4. Phương án khắc phục hậu quả
- Huy động lực lượng, phương tiện, vật tư, nhu yếu phẩm,
tổ chức khắc phục hậu quả: Chăm sóc, điều trị người bị thương, thăm hỏi, động
viên các gia đình có người tử nạn, bị nạn...
- Tổng hợp, báo cáo lên cấp có thẩm quyền về tình
hình thiệt hại và kết quả triển khai công tác khắc phục tại địa phương...
3.5. Công tác ứng phó với sét đánh, lốc xoáy
3.5.1. Công tác truyền thông:
Tuyên truyền đến các hộ dân hiện đang sinh sống tại
dọc ven sông, suối, sườn đồi, các khu vực nguy cơ cao... Hình thức truyền thông
tin từ các huyện, thị, thành phố đến cộng đồng dân cư qua hệ thống truyền thanh
của địa phương.
3.5.2. Tổ chức ứng phó:
Tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân biết
tìm nơi trú ẩn an toàn, không đứng dưới các cây to, cột điện khi có mưa dông, tắt
điện thoại không sử dụng, không cầm vật dụng bằng sắt, nhà và các khu xây dựng
phải có cột thu lôi...
3.5.3. Phương án khắc phục hậu quả:
- Huy động lực lượng, phương tiện, vật tư, nhu yếu
phẩm, tổ chức khắc phục hậu quả: Chăm sóc, điều trị người bị thương, thăm hỏi,
động viên các gia đình có người tử nạn, bị nạn...
- Tổng hợp, báo cáo lên cấp có thẩm quyền về tình
hình thiệt hại và kết quả triển khai công tác khắc phục tại địa phương.
3.6. Công tác ứng phó động đất:
3.6.1. Công tác truyền thông:
Tuyên truyền đến các người dân biết là các hộ dân
đang sinh sống tại các khu dân cư, tòa nhà cao tầng, sườn đồi, núi các khu vực
nguy cơ cao...Hình thức truyền thông tin từ các huyện, thị, thành phố đến cộng
đồng dân cư qua hệ thống huyền thanh của địa phương.
3.6.2. Tổ chức ứng phó:
- Tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân hiểu
biết các kiến thức, kỹ năng cần thiết để người dân có thể chủ động khi xảy ra động
đất.
- Khi xây dựng các công trình dân dụng cao tầng,
chung cư, cao ốc văn phòng, các công trình thủy lợi... phải tính toán đến mức độ
chịu đựng của công trình khi xảy ra động đất, đồng thời phải có các lối thoát
hiểm gắn bảng hướng dẫn cụ thể để đảm bảo an toàn, giảm thiểu tác động của động
đất.
- Khi có động đất xảy ra thực hiện đồng thời phương
án sơ tán dân đến nơi an toàn, sẵn sàng phương án huy động lương thực, thực phẩm,
nhu yếu phẩm thiết yếu, hóa chất khử trùng, khẩu trang y tế cho các địa điểm sơ
tán.
3.6.3. Phương án khắc phục hậu quả:
- Huy động lực lượng, phương tiện, vật tư, nhu yếu
phẩm, tổ chức khắc phục hậu quả: Chăm sóc, điều trị người bị thương, thăm hỏi,
động viên các gia đình có người tử nạn, bị nạn...
- Tổng hợp, báo cáo lên cấp có thẩm quyền về tình
hình thiệt hại và kết quả triển khai công tác khắc phục tại địa phương.
3.7. Công tác ứng phó sóng thần:
3.7.1. Công tác truyền thông:
Tuyên truyền đến các hộ dân hiện đang sinh sống tại
khu vực ven biển. Hình thức truyền thông tin từ các huyện, thị, thành phố đến cộng
đồng dân cư qua hệ thống truyền thanh của địa phương.
3.7.2. Tổ chức ứng phó:
- Tổ chức sơ tán người dân tại các khu vực ven biển
vào sâu trong đất liền để đảm bảo tránh được nguy cơ sóng thần, sẵn sàng phương
án huy động lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu, hóa chất khử trùng,
khẩu trang y tế cho các địa điểm sơ tán.
- Phổ biến các kiến thức về sóng thần cho người dân,
đặc biệt là khu dân cư ven biển.
- Phát tin cảnh báo sóng thần trên các phương tiện
thông tin đại chúng.
3.7.3. Phương án khắc phục hậu quả:
- Huy động lực lượng, phương tiện, vật tư, nhu yếu phẩm,
tổ chức khắc phục hậu quả: Chăm sóc, điều trị người bị thương, thăm hỏi, động
viên các gia đình có người tử nạn, bị nạn...
- Đảm bảo an ninh trật tự, tránh trường hợp kẻ xấu
lợi dụng tình hình gây mất an ninh khu vực và có các biện pháp xử lý nghiêm đối
với các trường hợp gây mất trật tự an ninh.
- Tổng hợp, báo cáo lên cấp có thẩm quyền về tình
hình thiệt hại và kết quả triển khai công tác khắc phục tại địa phương.
3.8. Công tác ứng phó gió mạnh trên biển:
3.8.1. Công tác truyền thông:
Đài Khí tượng Thủy văn cung cấp các bản tin dự báo
cảnh báo gió mạnh trên biển. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và các cơ quan
truyền thông thực hiện phát các tin về gió mạnh trên biển. Thông báo cho chủ
phương tiện, thuyền trưởng thông tin, tình hình diễn biến của thời tiết, gió mạnh
trên biển có phương án phòng ngừa, ứng phó.
3.8.2. Tổ chức ứng phó:
- Theo dõi chặt chẽ các thông tin dự báo, cảnh báo
về gió mạnh, sóng lớn trên biển. Thông báo cho chủ các phương tiện, tàu thuyền
đang hoạt động trên biển biết để chủ động kế hoạch sản xuất và có biện pháp
phòng, tránh đảm bảo an toàn về người và tài sản.
- Duy trì thông tin liên lạc thường xuyên để xử lý
kịp thời các tình huống có thể xảy ra.
- Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để
xử lý kịp thời hiệu quả.
3.8.3. Phương án khắc phục hậu quả:
- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với
các đơn vị liên quan triển khai công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn khi có trường
hợp phương tiện gặp sự cố thiên tai, tai nạn trên biển.
- Tổ chức chăm sóc, điều trị người bị thương, thăm
hỏi, động viên các gia đình có người tử nạn, bị nạn...
VII. LỒNG GHÉP NỘI DUNG PHÒNG,
CHỐNG THIÊN TAI
1. Lồng ghép trong các biện
pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động của thiên tai đến con người và sinh kế
1.1. Di dời người dân ra khỏi vùng nguy cơ nguy
hiểm của thiên tai
Tổ chức xây dựng, triển khai thực hiện Kế hoạch bố
trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, hải đảo, khu rừng đặc dụng
trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2021-2025.
Triển khai thực hiện các dự án di dời dân cư cấp
bách được ưu tiên đưa vào trong “Chương trình đầu tư công về bố trí, sắp xếp
dân cư nhằm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai” sau khi Thủ tướng Chính phủ có
quyết định phê duyệt.
1.2. Nâng cao tiêu chuẩn an toàn các công trình
cơ sở hạ tầng
Trong các dự án quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng,
khi khảo sát và tính toán thiết kế cần phân tích thêm tác động của thiên tai để
nâng cao tiêu chuẩn an toàn của công trình, cũng như không làm cho tình hình
thiên tai thêm nghiêm trọng, đặc biệt là khả năng thoát lũ như hệ thống giao
thông đường bộ, kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
1.3. Bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai
trong quản lý, vận hành, sử dụng công trình
Trong quản lý, vận hành, sử dụng các khu khai thác
khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, đô thị, du lịch, công nghiệp,
di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn; công trình phòng, chống
thiên tai, giao thông, điện lực, viễn thông và hạ tầng kỹ thuật khác phải lồng
ghép các giải pháp bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai theo Thông tư số
13/2021/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 10 năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn và các văn bản quy định các tiêu chí của cơ quan có thẩm quyền ban
hành liên quan.
1.4. Nâng cao nhận thức và kiến thức của cán bộ,
người dân về an toàn phòng chống thiên tai, ứng phó với Biến đổi khí hậu
Việc nâng cao nhận thức của cộng đồng sẽ nâng cao
năng lực cho cộng đồng trong việc phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả
thiên tai, làm giảm thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra.
1.5. Nâng cấp các công trình đê điều, thủy lợi kết
hợp phòng chống thiên tai
Các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh đều thực
hiện đa mục tiêu, vừa cung cấp nước sinh hoạt, vừa cung cấp nước tưới, vừa nuôi
trồng thủy sản, vừa chống hạn, vừa phòng lũ, chống sạt lở... Tuy nhiên hiện nay
nhiều công trình đã bị xuống cấp cần nguồn vốn để đầu tư nâng cấp, sửa chữa.
Vì vậy trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cần
phải ưu tiên đầu tư công trình kênh trục dẫn nước, thoát nước, hệ thống trạm
bơm điện, cống ngăn mặn, các tuyến đê bao, kè chống sạt lở ven biển và các công
trình phòng chống thiên tai khác
1.6. Khơi thông dòng chảy đảm bảo tiêu thoát lũ
Trong thời gian qua tình hình ngập lụt, ngập ứng cục
bộ tại một số khu vực trên địa bàn tỉnh diễn ra thường xuyên. Tình trạng này có
nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do dòng chảy bị cản trở. Để khắc phục
được tình hạng này, thời gian đến ngành cần nạo vét, thông luồng, chính trị
dòng chảy đảm bảo thoát lũ an toàn.
2. Lồng ghép trong các biện
pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động của thiên tai đến các ngành kinh tế, xã hội
- Ngành nông nghiệp: lồng ghép nội dung phòng chống
thiên tai vào các quy hoạch, chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi,
thủy sản phù hợp với các điều kiện khí hậu, thời tiết và diễn biến của thiên
tai để giảm thiểu thiệt hại; hướng dẫn thời vụ nuôi trồng để tránh thời điểm hạn
hán, xâm nhập mặn, ngập lụt và tổ chức bảo vệ ao, hồ thủy sản khi thiên tai xảy
ra; lắp đặt hệ thống theo dõi, giám sát thông tin nghề cá nhằm cảnh báo kịp thời
thiên tai, hỗ trợ đánh bắt hiệu quả; các dự án trong phát triển nông thôn mới đảm
bảo tiêu chí an toàn phòng chống thiên tai.
- Ngành công thương: lồng ghép nội dung phòng chống
thiên tai vào quy hoạch các khu công nghiệp, sản xuất tập trung, quy hoạch phát
triển thương mại, du lịch, làng nghề phải đảm bảo an toàn phòng chống thiên
tai; lập phương án đảm bảo dự trữ, chuẩn bị một lượng mặt hàng thực phẩm, nhu yếu
phẩm đóng trên địa bàn tỉnh để bảo đảm kịp thời sẵn sàng phục vụ nhân dân ở các
vùng khi có thiên tai xảy ra.
- Ngành xây dựng: lồng ghép nội dung phòng chống
thiên tai vào xây dựng phương án và chủ động sửa chữa, gia cố kịp thời trụ sở,
nhà xưởng, kho tàng, nhà ở không đảm bảo an toàn sau mưa bão; quy hoạch thoát
nước và kiểm tra hệ thống tiêu thoát nước của khu vực đô thị nhằm đảm bảo việc
chống ngập úng đô thị; các biện pháp đảm bảo an toàn cho công trình đầu mối hạ
tầng kỹ thuật, hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong đô thị.
- Các nội dung lồng ghép khác:
+ Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các
quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, các chương trình dạy học...
của tỉnh; nhiệm vụ xây dựng quy hoạch chung tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2030
tầm nhìn đến năm 2050. Thực hiện chiến lược quốc gia, kế hoạch ứng phó biến đổi
khí hậu tại địa phương thông qua các dự án, chương trình cụ thể đã được lồng
ghép; đánh giá và xác định các tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu làm cơ
sở cho việc xây dựng pháp luật, cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn quốc gia, quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế, kỹ thuật.
+ Lồng ghép thực hiện các nội dung phòng, chống đuối
nước cho trẻ em nhất là trong thời gian học sinh nghỉ hè và trong mùa mưa lũ.
VIII. NGUỒN LỰC
1. Nguồn nhân lực
Huy động sự tham gia của các cấp ủy, chính quyền địa
phương, các lực lượng vũ trang, lực lượng xung kích tại chỗ, phối hợp với một số
lực lượng Trung ương, khu vực và các tỉnh lân cận. Đặc biệt là huy động sức mạnh
của toàn thể nhân dân trên địa bàn tỉnh cho công tác PCTT&TKCN.
2. Nguồn vật lực
Thực hiện tốt phương châm “04 tại chỗ”, chủ động
phân bổ các trang thiết bị, vật tư, phương tiện cho các sở, ban ngành, địa
phương để đảm bảo tính chủ động, kịp thời, ứng phó hiệu quả khi xảy ra thiên
tai.
3. Nguồn kinh phí
- Ngân sách ngân sách nhà nước theo phân cấp:
Đầu tư nâng cấp công trình phòng chống thiên tai:
công trình thủy lợi, giao thông, khu neo đậu tàu thuyền, công trình giao thông
kết hợp cứu hộ cứu nạn, công trình tái định cư, trồng bảo vệ và PCCC rừng, thống
đê, kè kết hợp giao thông nông thôn, công trình phòng chống sạt lở, dự án di dời
dân, mua sắm phương tiện, trang thiết bị, hệ thống thông tin liên lạc phục vụ
phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, khắc phục hậu quả do thiên
tai gây ra.
Xử lý các yêu cầu về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục
hậu quả thiên tai và tái thiết sau thiên tai; phòng, chống và giảm nhẹ thiên
tai trong trường hợp cần thiết, cấp bách.
- Quỹ Phòng, chống thiên tai: Hỗ trợ thực hiện các
nhiệm vụ phòng chống thiên tai cấp bách trên địa bàn tỉnh theo Điều 16, Chương
III Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 01/8/2021 của Chính phủ.
- Nguồn kinh phí các tổ chức, cá nhân đóng góp do Ủy
ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam huy động (bao gồm toàn bộ các tổ chức chính trị,
xã hội): hỗ trợ nhân dân vùng bị thiên tai để khắc phục thiệt hại, giảm bớt khó
khăn và ổn định cuộc sống, sinh kế từ việc huy động trong xã hội.
- Vốn đầu tư từ khối tư nhân:
Vốn đầu tư từ khối tư nhân và khuyến khích người
dân đầu tư nâng cấp nhà ở bảo đảm an toàn với thiên tai: Theo chính sách trong
hỗ trợ đầu tư, vay vốn của chương trình, dự án.
IX. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ
NHÂN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn -Thường trực Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh,
phụ trách công tác phòng chống thiên tai:
- Tham mưu Trưởng ban Chỉ huy Phòng, chống thiên
tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo giải quyết các công việc về công tác phòng
chống thiên tai. Thực hiện các chương trình, kế hoạch, phương án phòng, chống, ứng
phó thiên tai trên địa bàn tỉnh được UBND tỉnh phê duyệt.
- Tham mưu Trưởng ban Chỉ huy Phòng, chống thiên
tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh thành lập Đoàn và Kế hoạch kiểm tra công tác sẵn
sàng ứng phó phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức trực ban kịp thời thông tin, cảnh báo cho
các sở, ngành, huyện, thị, thành phố triển khai các biện pháp phòng, chống, ứng
phó và khắc phục hậu quả thiên tai, tai nạn.
- Chỉ đạo Chi cục Thủy lợi, Trung tâm Quản lý khai
thác công trình thủy lợi, các chủ hồ đập rà soát, cập nhật phương án ứng phó sự
cố vỡ đê, hồ đập. Tổ chức kiểm tra, rà soát các công trình thủy lợi và đánh giá
công tác vận hành điều tiết nước và mức độ an toàn các hồ chứa nước trên địa
bàn quản lý, thường xuyên theo dõi mực nước tại các hồ chứa thủy lợi để kịp thời
sửa chữa và xây dựng phương án tích nước hợp lý, chủ động điều tiết phù hợp, để
đảm bảo an toàn công trình và hạn chế ngập lụt cho vùng hạ du. Đặc biệt phải
thông báo trước cho các địa phương có nguy cơ bị ảnh hưởng để chủ động phòng
tránh trước khi xả lũ. Bên cạnh đó, triển khai các nội dung phòng, chống đuối
nước cho trẻ em, đặc biệt trong thời gian mùa mưa lũ sắp đến.
- Chỉ đạo Chi cục Thủy sản, Thanh tra Sở phối hợp với
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng và UBND các địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm
soát chặt chẽ việc đăng ký, đăng kiểm tàu cá hoặc khi xuất bến hoạt động đánh bắt
thủy hải sản trên biển, đảm bảo trang bị đầy đủ các thiết bị thông tin liên lạc,
phao cứu sinh; nắm chắc số lượng, tọa độ của tàu thuyền và số lượng thuyền viên
đang hoạt động trên biển (đặc biệt là tàu cá đánh bắt xa bờ) để kịp thời hướng
dẫn di chuyển tránh trú an toàn khi có bão, áp thấp nhiệt đới.
- Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm cập nhật phương án ứng
phó sự cố cháy rừng, nhất là trong mùa khô 2023.
- Chỉ đạo Văn phòng thường trực Ban chỉ huy Phòng
chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh:
+ Hướng dẫn, đôn đốc các sở, ngành, địa phương tiếp
tục rà soát, kiện toàn Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của
các đơn vị; rà soát, xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó sự cố thiên tai và
tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh ứng với các tình huống thiên tai theo từng cấp
độ rủi ro thiên tai. Trong đó cần chú trọng việc phối hợp và bố trí lực lượng,
phương tiện tại những khu vực trọng điểm để huy động kịp thời khi có yêu cầu.
+ Tham mưu cho Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai
và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh về công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh;
Thu thập xử lý thông tin, báo cáo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm
cứu nạn tỉnh để chỉ đạo kịp thời về phòng chống thiên tai theo quy định.
+ Phối hợp với Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu tiếp nhận truyền phát các tin cảnh báo về diễn biến của khí tượng thủy
văn, bão, áp thấp nhiệt đới và thời tiết nguy hiểm để các cấp, các ngành và
nhân dân chủ động phòng, tránh, ứng phó.
+ Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan khẩn
trương triển khai thực hiện Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 01/8/2021 của Chính
Phủ thành lập và quản lý Quỹ phòng chống thiên tai.
2. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh -
phụ trách công tác Tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên đất liền và công tác ứng phó sự
cố tràn dầu:
- Tham mưu Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai
và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo giải quyết các công việc thường xuyên và đột
xuất về công tác Tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên đất liền.
- Tham mưu UBND tỉnh thực hiện tốt các nội dung
theo Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh.
- Trực tiếp chỉ huy, điều động lực lượng, phương tiện,
trang thiết bị, điều hành phối hợp hoạt động của các đơn vị thuộc lực lượng vũ
trang và các đơn vị chuyên trách, bán chuyên trách tìm kiếm cứu nạn trên địa
bàn tỉnh để ứng phó khi xảy ra thiên tai, tai nạn, thảm họa trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng kế hoạch, phương án huy động lực lượng,
vật tư, phương tiện cho hoạt động tìm kiếm cứu nạn. Huấn luyện và thực hành diễn
tập các kế hoạch, phương án cho lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn
tại các huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh. Quản lý vật tư, thiết bị,
phương tiện trang bị cho công tác Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn được
giao trực tiếp quản lý.
- Chủ trì, phối hợp cùng các Sở, Ban ngành cập nhật
phương án, kế hoạch ứng phó các sự cố trên địa bàn tỉnh: ứng phó động đất, sóng
thần; ứng phó sự cố tràn dầu.
- Trực tiếp chỉ huy, điều động lực lượng, phương tiện,
trang thiết bị, điều hành phối hợp hoạt động của các đơn vị chuyên trách, bán
chuyên trách ứng phó sự cố tràn dầu đóng trên địa bàn tỉnh để ứng phó khi sự cố
tràn dầu xảy ra trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng và tổ chức các khóa tập huấn, huấn luyện,
diễn tập để nâng cao hiệu quả ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu; tuyên
truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng, phổ biến kiến thức về nguy cơ, hiểm họa của
sự cố tràn dầu để bảo vệ môi trường biển chủ động phòng tránh và kịp thời ứng
phó tại địa phương.
- Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ Phòng chống thiên tai
và tìm kiếm cứu nạn theo sự phân công của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và
tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
3. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên
phòng tỉnh - phụ trách công tác Tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên biển và biên giới:
- Tham mưu Trưởng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai
và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo giải quyết các công việc thường xuyên và đột
xuất về công tác Tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên biển và biên giới.
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền huy động
lực lượng, phương tiện của địa phương, của các cơ quan, tổ chức Trung ương tại
địa phương tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trong khu vực thuộc địa bàn quản
lý của địa phương theo Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong
vùng nước cảng biển tại Quyết định số 06/2014/QĐ-TTg ngày 20/01/2014 của Thủ tướng
Chính phủ.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị tăng cường
quản lý chặt chẽ, các biện pháp ngăn chặn mọi hoạt động xuất nhập cảnh trái
phép khi có thiên tai xảy ra.
- Chủ trì, phối hợp cùng các Sở, Ban, ngành cập nhật
phương án, kế hoạch ứng phó tai nạn tàu, thuyền trên biển.
- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức trực ban, chỉ
huy, điều hành thông tin cảnh báo bão, áp thấp nhiệt đới, thời tiết nguy hiểm
trên biển cho ngư dân. Triển khai các biện pháp, kế hoạch, phương án đảm bảo an
toàn cho người và tàu thuyền hoạt động thủy sản trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch, phương án
huấn luyện, diễn tập; bố trí lực lượng, phương tiện của Bộ Chỉ huy Bộ đội biên
phòng tỉnh sẵn sàng; hiệp đồng chặt chẽ với các địa phương, các lực lượng trung
ương đóng trên địa bàn tham gia tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên biển.
- Thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết, kịp thời
thông báo cho tàu thuyền và chủ phương tiện nắm bắt thông tin thời tiết và kêu
gọi tàu thuyền di chuyển phòng tránh bão, áp thấp nhiệt đới và xử lý các tình
huống.
- Tổ chức kiểm soát, quản lý chặt chẽ người và các
loại phương tiện hoạt động trên biển; sắp xếp tàu thuyền neo đậu tránh trú bão,
áp thấp nhiệt đới an toàn tại các bến bãi, bến cảng. Kiên quyết không cho tàu
ghe xuất bến đối với những trường hợp không đủ giấy tờ theo quy định và xử lý
nghiêm các trường hợp vi phạm.
- Quản lý vật tư, thiết bị, phương tiện trang bị cho
công tác Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn được giao trực tiếp quản lý.
- Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ Phòng chống thiên tai
và tìm kiếm cứu nạn theo sự phân công của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và
tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
4. Công an tỉnh -phụ trách
công tác bảo đảm an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng cháy chữa
cháy:
Tham mưu Trưởng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai
và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo giải quyết các công việc thường xuyên và đột
xuất về công tác bảo đảm an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng cháy
chữa cháy.
- Triển khai các lực lượng để bảo vệ an ninh trật tự,
an toàn xã hội, các công trình trọng điểm, tài sản của nhân dân, Nhà nước và
doanh nghiệp, ngăn ngừa các đối tượng xấu lợi dụng tình hình thiên tai để trộm
cắp, cướp giật.
- Phối hợp với các lực lượng thực hiện nhiệm vụ cứu
nạn, cứu hộ; điều động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị của ngành thực hiện
nhiệm vụ khi xảy ra sự cố, thiên tai, tai nạn trên địa bàn tỉnh; tổ chức huấn
luyện và thực hành diễn tập các kế hoạch, phương án cho lực lượng trực tiếp làm
nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường lực lượng hướng dẫn, giải quyết, xử lý
ách tắc giao thông trong thời gian xảy ra thiên tai, nhất là thời điểm triều cường
kết hợp mưa lớn gây ngập sâu trên diện rộng; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho
các phương tiện thủy, bộ vận chuyển trang thiết bị, vật tư xử lý các sự cố về
tràn bờ, bể bờ bao, đảm bảo yêu cầu khắc phục nhanh nhất.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị đảm bảo an ninh
trật tự tại các khu cách ly tập trung khi có thiên tai xảy ra.
- Phối hợp các cơ quan chức năng tiếp nhận và bàn
giao các thuyền viên bị nạn trên biển theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp cùng các Sở, Ban ngành cập nhật
phương án, kế hoạch ứng phó sự cố cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công
nghiệp, khu dân cư; ứng phó tai nạn hàng không dân dụng.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và khoa học
công nghệ trong dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn. Kết nối thông
tin giữa đơn vị dự báo và các đơn vị sử dụng, bảo đảm thông tin dự báo, cảnh
báo thiên tai khí tượng thủy văn được cung cấp sớm, kịp thời nhất đến cộng đồng.
6. Sở Giao thông vận tải:
- Phối hợp các địa phương, đơn vị kiểm tra bảo đảm
giao thông thông suốt phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn, sơ tán dân; điều phối,
kiểm soát an toàn giao thông ở khu vực xảy ra thiên tai.
- Xây dựng phương án của ngành để tham gia ứng phó
khắc phục hậu quả thiên tai, ứng phó với tình huống thiên tai xảy ra, cứu hộ, cứu
nạn. Có kế hoạch dự phòng huy động phương tiện vận tải đường bộ phù hợp với địa
hình khi xảy ra thiên tai để kịp thời đáp ứng yêu cầu sơ tán dân cư, lực lượng
cứu nạn, cứu hộ, cứu trợ... theo yêu cầu của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai
và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
- Kiểm tra chặt chẽ công tác đăng ký, đăng kiểm các
tàu, thuyền vận tải, tàu du lịch, tàu nhà hàng, đảm bảo trang bị đầy đủ phao cứu
sinh, các thiết bị thông tin liên lạc, phòng cháy, chữa cháy theo quy định để kịp
thời xử lý các sự cố có thể xảy ra khi đang vận hành. Kiên quyết không cho hoạt
động đối với tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về điều kiện kinh doanh và bảo
đảm an toàn giao thông thủy.
- Chủ trì, phối hợp cùng các Sở, Ban, ngành cập nhật
phương án, kế hoạch ứng phó tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy
nội địa.
7. Sở Thông tin và Truyền
thông:
- Đảm bảo hoạt động thông suốt của hệ thống bộ đàm
phục vụ công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của tỉnh.
- Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông đóng trên địa
bàn tỉnh kiểm tra các trạm tiếp sóng viễn thông, bảo đảm cho mạng thông tin phục
vụ công tác chỉ đạo, điều hành, tiếp nhận, xử lý thông tin trong công tác
phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thông suốt trong mọi tình huống.
- Chỉ đạo các cơ quan báo, đài thực hiện thông tin,
tuyên truyền các bản tin thiên tai kịp thời và đúng quy định.
8. Sở Xây dựng:
- Kiểm tra, hướng dẫn, cảnh báo các chủ đầu tư, nhà
thầu thi công thực hiện nghiêm túc các biện pháp đảm bảo an toàn khi đang thi
công xây dựng, nhất là khi thi công trong điều kiện thời tiết nguy hiểm, mưa lớn,
giông, sét, gió mạnh; bảo đảm không để xảy ra sự cố ảnh hưởng đến tính mạng và
tài sản của Nhà nước và nhân dân. Đồng thời, triển khai phương án đảm bảo an
toàn cho các nhà, xưởng, công trình, các công trường đang thi công, chung cư cũ
xuống cấp khi xảy ra mưa, bão, giông, lốc...
- Hướng dẫn thực hiện các tiêu chuẩn xây dựng công
trình đề phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, đặc biệt là các công trình kết hợp sơ
tán dân đảm bảo khả năng tiếp cận cho mọi đối tượng.
- Phối hợp, hướng dẫn các địa phương rà soát quy hoạch
hệ thống tiêu thoát nước nhằm khắc phục nhanh tình trạng ngập úng khi có mưa lớn.
- Chủ trì, phối hợp cùng các Sở, Ban, ngành cập nhật
phương án, kế hoạch ứng phó sập đổ công trình xây dựng, nhà cao tầng.
9. Sở Công thương:
- Có kế hoạch dự trữ hàng hóa, vật tư, nhu yếu phẩm
thiết yếu, chú trọng khu vực thường xuyên bị thiên tai, vùng sâu, vùng xa, vùng
dễ bị chia cắt; phối hợp chặt chẽ với các địa phương thực hiện tốt kế hoạch dự
trữ tại chỗ, phương án bình ổn thị trường khi thiên tai xảy ra.
- Chỉ đạo, đôn đốc ngành điện triển khai các biện
pháp bảo đảm an toàn hệ thống truyền tải điện và lưới điện, sẵn sàng khắc phục
nhanh nhất sự cố, đảm bảo cấp điện trở lại; bảo đảm an toàn đối với các hoạt động
khai thác dầu khí trên biển, hoạt động tại các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp cùng các Sở, Ban, ngành cập nhật
phương án, kế hoạch ứng phó sự cố sập đổ các mỏ khai thác khoáng sản; kế hoạch ứng
phó sự cố hóa chất độc, phát tán hóa chất độc ra môi trường; Phối hợp với các
công ty thuộc tập đoàn dầu khí tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xây dựng kế hoạch phối
hợp ứng phó sự cố cháy nổ giàn khoan, đường ống dẫn khí.
10. Sở Y tế:
- Chuẩn bị thuốc và dụng cụ y tế, phòng ngừa dịch bệnh,
chỉ đạo hệ thống bệnh viện, trạm y tế, cấp cứu thương vong, phòng ngừa dịch bệnh
bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, khắc phục hậu quả thiên tai. Xây dựng phương
án của ngành để tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, ứng phó với tình
huống thiên tai xảy ra.
- Xây dựng phương án ứng phó thiên tai trong toàn
ngành y tế tỉnh; chỉ đạo các cơ sở y tế trực thuộc xây dựng phương án ứng phó
thiên tai tại đơn vị.
11. Sở Lao động Thương binh
và Xã hội:
- Tham mưu, tổ chức thực hiện tốt các chính sách của
Chính phủ và của tỉnh về hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại do thiên tai gây ra
trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì thực hiện nội dung phòng, chống đuối nước
trẻ em theo Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 23/3/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về
phòng, chống đuối nước cho trẻ em trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn
2023-2030.
12. Sở Du lịch:
- Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ
chức kiểm tra, khuyến cáo, yêu cầu các doanh nghiệp du lịch tập trung tuyên
truyền, thực hiện chằng chống, gia cố các pa nô, biển quảng cáo đúng kỹ thuật,
đề phòng gãy đổ, gây tai nạn khi có bão, lốc xoáy, giông gió.
- Phối hợp với các Ban Quản lý khu du lịch kiểm
tra, khuyến cáo, yêu cầu các doanh nghiệp khi tổ chức sự kiện, du lịch, tham
quan, lữ hành phải đảm bảo an toàn cho du khách tại nơi lưu trú, trên tàu du lịch,
tàu nhà hàng, nhà hàng; khuyến cáo khách không tắm biển trong điều kiện thời tiết
nguy hiểm, tuân thủ nghiêm túc nội quy tại các khu du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng.
13. Sở Khoa học và Công nghệ:
- Trên cơ sở đề xuất đặt hàng của các Sở, Ban,
ngành và địa phương, Sở KH&CN phối hợp các viện, trường, đơn vị liên quan
triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực phòng ngừa,
ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định hiện hành.
- Tham mưu cho Ban Chỉ huy ứng phó sự cố bức xạ, sự
cố hạt nhân cấp tỉnh công tác chuẩn bị ứng phó và ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt
nhân trên địa bàn tỉnh. Định kỳ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có
liên quan rà soát, cập nhật Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân cấp tỉnh.
14. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Phối hợp với các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện,
thị xã, thành phố thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy
hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo các quy định pháp luật
có liên quan.
15. Sở Tài chính:
Tổng hợp và trình cấp thẩm quyền bố trí dự toán
ngân sách nhà nước để chi cho nhiệm vụ phòng, chống thiên tai theo quy định của
Luật Ngân sách nhà nước.
16. Đài Phát thanh và Truyền
hình tỉnh, các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn tỉnh:
- Thực hiện tuyên truyền, phổ biến kiến thức, từng
bước nâng cao nhận thức của cộng đồng về các loại hình thiên tai, và biện pháp
phòng, tránh, ứng phó.
- Đưa tin kịp thời, đầy đủ và chính xác đến các cơ
quan và người dân được biết về diễn biến của thông tin thời tiết như bão, áp thấp
nhiệt đới, thời tiết nguy hiểm; dự báo, chỉ đạo ứng phó của các cơ quan chức
năng khi có thiên tai xảy ra.
- Triển khai và thực hiện nghiêm Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg
ngày 22/4/2021 của Chính Phủ quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai
và cấp độ rủi ro thiên tai.
17. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và các cấp:
Xây dựng kế hoạch hỗ trợ cho người dân ổn định đời
sống sinh hoạt trong vùng bị thiên tai xảy ra.
18. Công ty Điện lực Bà Rịa-Vũng
Tàu:
Đảm bảo nguồn điện liên tục 24/24 giờ cho các cơ
quan, đơn vị chỉ đạo, điều hành, cảnh báo, dự báo, phòng, chống thiên tai. Bảo
vệ hệ thống, thiết bị điện, trạm biến thế, đặc biệt là vấn đề an toàn trong sử
dụng điện; đồng thời, xử lý khắc phục nhanh chóng sự cố đường dây tải điện bị
hư hỏng cho các khu vực bị ảnh hưởng của thiên tai.
19. UBND các huyện, thị xã,
thành phố:
- Rà soát, củng cố, kiện toàn và xây dựng Quy chế
hoạt động của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp
theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ, trong đó phân
công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên để tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa
phương các biện pháp phòng, tránh, ứng phó hiệu quả trước, trong và sau khi
thiên tai xảy ra.
- Tổ chức rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh các phương
án phòng, chống, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phù hợp với điều kiện thực
tế của địa phương; đặc biệt là phương án sơ tán dân cư theo hướng tăng cường sơ
tán tại chỗ, hạn chế sơ tán tập trung, sẵn sàng phương án huy động lương thực,
thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu, hóa chất khử trùng, khẩu trang y tế cho các
địa điểm sơ tán.
- Theo dõi thường xuyên các bản tin cảnh báo, dự
báo thiên tai, thời tiết qua các phương tiện thông tin đại chúng để thông báo,
hướng dẫn kịp thời cho các cấp chính quyền, nhân dân chủ động phòng tránh, ứng
phó đảm bảo an toàn.
- Tăng cường chủ động phương án kết nối, chỉ đạo trực
tuyến và ứng dụng công nghệ thông tin (email, mạng xã hội facebook, zalo...) phục
vụ công tác chỉ đạo, chỉ huy điều hành ứng phó và thông tin về thiên tai giữa
Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể của
từng địa phương.
- Lồng ghép nội dung chương trình Phòng chống thiên
tai và Tìm kiếm cứu nạn trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương mình.
- Thường xuyên kiểm tra các vị trí xung yếu trên địa
bàn để đề xuất giải pháp phòng ngừa và ứng phó nhằm đảm bảo an toàn về người và
tài sản. Kiên quyết xử lý các trường hợp không chấp hành chỉ đạo, hướng dẫn của
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp.
- Xây dựng kế hoạch về tập huấn, tuyên truyền, phổ
biến kiến thức, kỹ năng trong Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phòng
chống đuối nước trẻ em trên địa bàn trong năm 2023.
- Tiếp tục thực hiện nghiêm Nghị định số
78/2021/NĐ-CP ngày 01/8/2021 của Chính Phủ thành lập và quản lý Quỹ phòng chống
thiên tai.
- Tổ chức lực lượng trực ban theo quy định và phối
hợp với các đơn vị quản lý hồ, đập để điều tiết, giảm lũ, xả lũ hợp lý nhằm đạt
hiệu quả cao nhất trong việc phòng, chống úng ngập, lũ cục bộ triều cường....
- Phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác
ứng phó sự cố tràn dầu và công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ thuộc địa bàn quản
lý.
- Có kế hoạch hiệp đồng với các đơn vị trung ương
đóng trên địa bàn để kịp thời phối hợp khi có tình huống thiên tai xảy ra, để kịp
thời ứng cứu.
20. Các thành viên Ban Chỉ
huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh:
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm
chỉ đạo, thực hiện tốt công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên
tai trong phạm vi mình quản lý; sẵn sàng phối hợp tham gia công tác
PCTT&TKCN theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban Chỉ huy
PCTT&TKCN tỉnh./.
DANH MỤC
CÁC DỰ ÁN QUẢN LÝ, BẢO ĐẢM AN TOÀN CÔNG TRÌNH THỦY LỢI,
CÔNG TRÌNH ĐÊ ĐIỀU, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ BỜ SÔNG, BỜ BIỂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA
- VŨNG TÀU
(Đính kèm theo Quyết định số 1497/QĐ-UBND ngày 26 tháng 6 năm 2023 của UBND
tỉnh)
Tt
|
Tên Dự án/Đề án
|
Tổng mức đầu tư
(triệu đồng)
|
Kế hoạch vốn
năm 2023 (triệu đồng)
|
Cơ quan quản lý
thực hiện
|
I
|
Đối với nhóm dự án hoàn thành gồm: 03 dự án
|
268.891
|
25.791
|
|
1
|
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá tại Lộc
An, huyện Đất Đỏ: Quyết định số: 734/QĐ-UBND ngày 31/3/2016; Thời gian Khởi
công-Hoàn thành: 2016-31/12/2021.
|
223.483
|
22.000
|
BQLDA chuyên ngành
NN&PTNT
|
2
|
Dự án ổn định dân cư cấp bách tại ấp Bình Hải, xã
Bình Châu, huyện Xuyên Mộc: Quyết định số: 730/QĐ-UBND ngày 24/3/2021; Thời
gian Khởi công-Hoàn thành: 2016-31/12/2021
|
27.607
|
1.000
|
3
|
Công trình sửa chữa bảo trì các hạng mục công
trình đã hoàn thành thuộc khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cửa sông dinh
năm 2020: Quyết định số 927/QĐ-UBND ngày 05/4/2021; Thời gian khởi công -
Hoàn thành: 27/10/2021- 10/3/2022
|
2.611
|
973
|
Chi cục Thủy lợi
|
4
|
Sửa chữa, nâng cấp đập dâng Cầu Mới Quyết định số
1803/QĐ-UBND ngày 05/7/2021
|
15.190
|
1.818
|
Trung tâm Quản lý
KTCTTL
|
II
|
Đối với nhóm dự án chuyển tiếp gồm: 10 dự án
|
904.332
|
232.823
|
|
1
|
Dự án Nâng cấp đê Hải Đăng: Quyết định phê duyệt
dự án số 2064/QĐ-UBND ngày 4/9/2015; Khởi công ngày 24/8/2012; hoàn thành
31/12/2020
|
161.087
|
26.000
|
BQLDA chuyên ngành
NN&PTNT
|
2
|
Dự án Sửa chữa nâng cấp hồ chứa nước Gia hoét II:
Quyết định số 1943/QĐ-UBND ngày 30/7/2019; Thời gian Khởi công-Hoàn thành:
22/6/2020 - 30/6/2023
|
6.174
|
104
|
3
|
Dự án Sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nước Kim Long
huyện Châu Đức: Quyết Định số: 3058/UBND-VP ngày 30/10/2018; Thời gian Khởi
công-Hoàn thành: 2019-6/2023.
|
46.935
|
8.000
|
4
|
Dự án Cải tạo nâng cấp tràn xả lũ và kênh dẫn
tràn hồ chứa nước Xuyên Mộc: Quyết định số 2940/QĐ- UBND ngày 31/10/2019; Thời
gian Khởi công-Hoàn thành: 10/2020 - 10/2022.
|
30.354
|
12.000
|
5
|
Dự án Xây dựng các hồ chứa nước và tuyến ống tiếp
nước cho các hồ chứa nước tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu đề
phục vụ công tác cháy rừng. Khởi công-Hoàn thành: 10/2020 - 10/2024
|
68.217
|
23.000
|
6
|
Dự án Nạo vét hồ Quang Trung I huyện Côn Đảo: Quyết
Định số: 2317/UBND-VP ngày 21/8/2018; Thời gian Khởi công - Hoàn thành: 2019
- 12/2023.
|
122.970
|
35.000
|
7
|
Dự án Chương trình đầu tư phát triển hoàn thiện hệ
thống kênh mương trên địa bàn huyện Xuyên Mộc và Châu Đức: Thời gian Khởi công
- Hoàn thành: 2021-2023;
|
18.000
|
17.000
|
8
|
Dự án Cứng hóa mái đập công trình hồ chứa nước Tầm
Bó: Quyết định số 4314/QĐ-UBND ngày 26/11/2021; Thời gian Khởi công-Hoàn
thành: 2021-2024.
|
49.536
|
25.000
|
9
|
Dự án đầu tư kiên cố hóa tuyến kênh từ đầu cống
mương Bồng (cầu Đất Đỏ) đến đập Ngã Hai, huyện Đất Đỏ và Long Điền: Quyết định
số 4315/QĐ-UBND. Thời gian khởi công- hoàn thành: 12/2022- 2025
|
143.862
|
35.000
|
10
|
Dự án đầu tư, nâng cấp, sửa chữa tuyến kênh N2 Đập
Bà (đoạn từ Đập Bà đến HTX Phước Lập) thuộc xã Long Phước, thành phố Bà Rịa:
Quyết định số 4313/QĐ-UBND ngày 26/11/2021; Thời gian Khởi công-Hoàn thành:
17/3/2022 - 8/2023.
|
13.233
|
5.000
|
Chi cục Thủy lợi
|
11
|
Sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nước Suối Môn. QĐ số
4912/QĐ-UBND ngày 24/12/2021
|
34.749
|
20.096
|
Trung tâm Quản lý
KTCTTL
|
12
|
Sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nước Suối Các Quyết định
số 3579/QĐ-UBND ngày 21/11/2022
|
59.273
|
20.358
|
13
|
Sửa chữa tràn xả lũ hồ chứa nước Châu Pha Quyết định
số 1334/QĐ-UBND ngày 05/6/2023
|
14.943
|
1.365
|
14
|
Sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nước Lồ Ồ Quyết định số
326/QĐ-UBND ngày 24/02/2023
|
64.132
|
1.200
|
15
|
Sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nước Châu Pha Quyết định
số 1764/UBND-VP ngày 23/2/2023
|
55.940
|
700
|
16
|
Xử lý thấm qua thân đập hồ chứa nước Xuyên Mộc
|
14.927
|
3.000
|