Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 13/2021/TT-BNNPTNT phòng chống thiên tai trong quản lý khu khai thác khoáng sản

Số hiệu: 13/2021/TT-BNNPTNT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Nguyễn Hoàng Hiệp
Ngày ban hành: 27/10/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Bảo đảm phòng, chống thiên tai trong quản lý công trình đê điều

Đây là nội dung tại Thông tư 13/2021/TT-BNNPTNT ngày 27/10/2021 quy định về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng các khu khai thác khoáng sản; công trình phòng, chống thiên tai.

Theo đó, quy định một số nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành và sử dụng công trình đê điều như sau:

- Theo dõi diễn biến, vận hành công trình đê điều, thiên tai ảnh hưởng đến an toàn công trình đê điều: thường xuyên theo dõi diễn biến mưa, lũ ảnh hưởng đến an toàn công trình đê điều; …

- Duy tu bảo dưỡng công trình đê điều, thu gom vật tư dự trữ phòng, chống lụt bão và quản lý, sử dụng vật tư dự trữ phòng chống lụt bão theo quy định của pháp luật về đê điều và các văn bản hướng dẫn;

- Tổ chức xây dựng, rà soát, phê duyệt theo thẩm quyền phê duyệt và thực hiện phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm xung yếu đê điều, bao gồm các nội dung: hiện trạng công trình, dự kiến các tình huống xảy ra, …;

- Xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy trình vận hành công trình phân lũ, chậm lũ, công trình tràn sự cố, cửa khẩu qua đê, trạm bơm trong phạm vi bảo vệ đê điều theo quy định của pháp luật;

- Kiểm tra, phát hiện và xử lý nguy cơ, sự cố gây mất an toàn đê điều: thường xuyên kiểm tra, theo dõi diễn biến tình trạng đê điều; kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình đê điều trước mùa lũ hằng năm;…

Thông tư 13/2021/TT-BNNPTNT có hiệu lực thi hành từ ngày 10/12/2021.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/2021/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2021

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH BẢO ĐẢM YÊU CẦU PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TRONG QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, SỬ DỤNG CÁC KHU KHAI THÁC KHOÁNG SẢN, KHAI THÁC TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN KHÁC, ĐÔ THỊ, DU LỊCH, CÔNG NGHIỆP, DI TÍCH LỊCH SỬ; ĐIỂM DU LỊCH; ĐIỂM DÂN CƯ NÔNG THÔN; CÔNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI, GIAO THÔNG, ĐIỆN LỰC, VIỄN THÔNG VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHÁC

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 19/6/2020;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai,

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng các khu khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, đô thị, du lịch, công nghiệp, di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực, viễn thông và hạ tầng kỹ thuật khác.

Chương I

QUI ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định chung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng khu khai thác khoáng sản và khu khai thác tài nguyên thiên nhiên khác; khu đô thị; điểm du lịch, khu du lịch; khu công nghiệp; khu di tích lịch sử; điểm dân cư nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực, viễn thông và hạ tầng kỹ thuật khác.

2. Thông tư này quy định cụ thể bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng công trình phòng chống thiên tai thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, bao gồm công trình đê điều; phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển; đập, hồ chứa nước thủy lợi; chống úng; chống hạn; chống xâm nhập mặn; khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá và hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân ngoài nước có hoạt động liên quan đến bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong việc quản lý, vận hành, sử dụng khu khai thác khoáng sản và khu khai thác tài nguyên thiên nhiên khác; khu đô thị; điểm du lịch, khu du lịch; khu công nghiệp; khu di tích lịch sử; điểm dân cư nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực, viễn thông và hạ tầng kỹ thuật khác tại Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Công trình bao gồm: công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực, viễn thông và công trình hạ tầng kỹ thuật khác.

2. Hạng mục công trình hạ tầng là những công trình phục vụ quá trình khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, sản xuất công nghiệp, khai thác du lịch, di tích lịch sử; nhà ở, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội thuộc khu khai thác khoáng sản, khu khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, khu du lịch, điểm du lịch, khu di tích lịch sử, khu công nghiệp, khu đô thị và điểm dân cư nông thôn.

3. Công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển là những công trình kè bảo vệ bờ, giảm sóng, gây bồi và chỉnh trị sông, nắn dòng.

4. Công trình chống úng, chống hạn, chống xâm nhập mặn là những công trình hạ tầng kỹ thuật thủy lợi phục vụ chống úng, chống hạn hán và chống xâm nhập mặn.

5. Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá là khu vực được giới hạn bởi vùng đất và vùng nước thuộc khu neo đậu, bao gồm các công trình đê chắn sóng, ngăn sa bồi, luồng lạch, các trụ neo tàu, phao neo tàu, hệ thống phao tiêu báo hiệu hàng hải, thông tin liên lạc, kho bãi, nhà quản lý và các công trình phụ trợ khác.

6. Hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng là hệ thống để theo dõi, giám sát, cảnh báo tự động, bán tự động các loại hình thiên tai và cảnh báo nguy cơ xảy ra sự cố do thiên tai đối với các đối tượng bị tác động.

7. Bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng khu khai thác khoáng sản và khu khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, khu đô thị, khu du lịch, khu công nghiệp, khu di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực, viễn thông và hạ tầng kỹ thuật khác là những hoạt động nhằm bảo đảm an toàn về người, công trình và tài sản, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, không làm gia tăng rủi ro thiên tai và phát sinh thiên tai mới.

Điều 4. Nguyên tắc bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng các khu khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, đô thị, du lịch, công nghiệp, di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn và công trình.

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tuân thủ và thực hiện đầy đủ các nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành và sử dụng công trình.

2. Hoạt động bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai phải được chủ động thực hiện thường xuyên, liên tục, kịp thời và hiệu quả nhằm đảm bảo an toàn về người, tài sản, công trình, hạng mục công trình hạ tầng và không làm gia tăng rủi ro thiên tai, phát sinh thiên tai mới.

3. Thực hiện đồng bộ, hài hòa các biện pháp bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai theo phương châm bốn tại chỗ: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ.

Chương II

QUY ĐỊNH CHUNG BẢO ĐẢM YÊU CẦU PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TRONG QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, SỬ DỤNG CÁC KHU KHAI THÁC KHOÁNG SẢN, KHAI THÁC TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN KHÁC, ĐÔ THỊ, DU LỊCH, CÔNG NGHIỆP, DI TÍCH LỊCH SỬ; ĐIỂM DU LỊCH; ĐIỂM DÂN CƯ NÔNG THÔN VÀ CÔNG TRÌNH

Điều 5. Nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng các khu khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, đô thị, du lịch, công nghiệp, di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn và công trình

1. Xây dựng, kiện toàn, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, cung cấp đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị, thông tin liên lạc, bảo hộ đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đối với lực lượng tham gia công tác phòng, chống thiên tai.

2. Rà soát, xây dựng và ban hành nội quy, quy chế hoạt động trong việc quản lý, vận hành, sử dụng khu khai thác khoáng sản, khu khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, khu đô thị, khu du lịch, khu công nghiệp, khu di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn và công trình phải đáp ứng các yêu cầu về phòng, chống thiên tai.

3. Rà soát, hoàn thiện tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong quản lý, vận hành và sử dụng công trình, hạng mục công trình hạ tầng bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai.

4. Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý, vận hành, sử dụng khu khai thác khoáng sản, khu khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, khu đô thị, khu du lịch, khu công nghiệp, khu di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn và công trình.

5. Hướng dẫn, phổ biến, huấn luyện, diễn tập kỹ năng phòng, chống thiên tai cho cán bộ, công nhân, người lao động và cộng đồng để nâng cao khả năng ứng phó tại chỗ, chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai.

6. Xây dựng, rà soát, phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện quy trình vận hành công trình, hạng mục công trình hạ tầng đảm bảo an toàn thiên tai theo quy định của pháp luật.

7. Quan trắc, theo dõi, giám sát các dữ liệu về khí tượng, thủy văn, thủy văn công trình, các dữ liệu khác về thiên tai trong phạm vi quản lý; cảnh báo nguy cơ xảy ra sự cố do thiên tai đối với công trình, hạng mục công trình hạ tầng và tại khu vực lân cận có khả năng làm gia tăng rủi ro thiên tai.

8. Xây dựng, mở rộng, nâng cấp hạng mục cơ sở hạ tầng; bảo trì, bảo dưỡng công trình, hạng mục công trình hạ tầng và kiểm soát các hoạt động củng cố, nâng cấp công trình bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai, không làm gia tăng rủi ro thiên tai và phát sinh thiên tai mới.

9. Kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ và đột xuất về hiện trạng, mức độ an toàn phòng, chống thiên tai của công trình, hạng mục công trình hạ tầng:

a) Kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn, xử lý kịp thời các tình huống, hoạt động làm gia tăng rủi ro thiên tai; sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố đối với công trình, hạng mục công trình hạ tầng.

b) Kiểm tra, phát hiện và kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó đối với sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố do thiên tai tại khu vực lân cận có khả năng ảnh hưởng đến các khu khai thác khoáng sản và khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, đô thị, du lịch, công nghiệp, di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn và công trình.

c) Xác định, tổng hợp các khu vực trọng điểm xung yếu về phòng, chống thiên tai; xây dựng phương án bảo vệ trọng điểm, xung yếu đối với công trình, hạng mục công trình hạ tầng trước mùa lũ hằng năm.

d) Khi phát hiện sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố, tình huống, hoạt động làm gia tăng rủi ro thiên tai vượt quá khả năng xử lý, phải chủ động thực hiện ngay các biện pháp ứng phó để hạn chế thiệt hại, đồng thời báo cáo kịp thời đến cơ quan, người có thẩm quyền để được hỗ trợ.

10. Cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin cho cán bộ, công nhân và người lao động về diễn biến thiên tai, trọng điểm xung yếu về phòng, chống thiên tai đối với công trình, hạng mục công trình hạ tầng, khu vực lân cận có nguy cơ xảy ra sự cố ảnh hưởng đến an toàn trong khu vực.

11. Xây dựng, thực hiện phương án ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai

a) Xây dựng, rà soát, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai.

b) Chủ động chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm "04 tại chỗ" và tổ chức diễn tập phù hợp với phương án ứng phó thiên tai được phê duyệt.

c) Tổ chức triển khai thực hiện phương án ứng phó thiên tai phù hợp với các tình huống thiên tai xảy ra; khắc phục kịp thời hậu quả do thiên tai gây ra.

12. Lập và lưu trữ thông tin, dữ liệu về thiên tai và hồ sơ về quản lý, vận hành, sử dụng công trình, hạng mục công trình hạ tầng.

Điều 6. Trách nhiệm bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai

1. Trách nhiệm của Bộ quản lý chuyên ngành

a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình xây dựng và ban hành quy định cụ thể bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai tại Điều 5 Thông tư này.

b) Rà soát, xây dựng, ban hành tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng công trình, hạng mục công trình hạ tầng thuộc phạm vi quản lý phải có nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai.

c) Tổ chức thực hiện thông tin, truyền thông nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng và biện pháp về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng các khu khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, đô thị, du lịch, công nghiệp, di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn và công trình thuộc phạm vi quản lý.

d) Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quá trình quản lý, vận hành, sử dụng công trình, hạng mục công trình hạ tầng thuộc phạm vi quản lý.

đ) Xác định nội dung các nhiệm vụ cụ thể; phân công trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, vận hành, sử dụng công trình, hạng mục công trình hạ tầng bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi quản lý.

e) Báo cáo định kỳ hằng năm các trọng điểm xung yếu và phương án bảo vệ trọng điểm xung yếu về phòng, chống thiên tai đối với các khu khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, công nghiệp, du lịch, đô thị, di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn và công trình thuộc phạm vi quản lý, gửi Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước mùa lũ.

g) Tổ chức việc xử lý các tình huống, hoạt động làm gia tăng rủi ro thiên tai; sự cố, nguy cơ xảy ra sự cố thuộc phạm vi quản lý khi có yêu cầu. Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó phải báo cáo Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn để phối hợp chỉ đạo ứng phó.

h) Đảm bảo nguồn lực tài chính cho các hoạt động bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng các khu khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, công nghiệp, đô thị, du lịch, di tích lịch sử, điểm du lịch, điểm dân cư nông thôn và công trình thuộc phạm vi quản lý.

2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

a) Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ban hành quy định cụ thể bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai quy định tại Điều 5 Thông tư này.

b) Tổ chức thực hiện việc thông tin, truyền thông nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng và biện pháp về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng các khu khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, đô thị, du lịch, công nghiệp, di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn và công trình thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn.

c) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng công trình, hạng mục công trình hạ tầng thuộc phạm vi quản lý.

d) Xác định nội dung các nhiệm vụ cụ thể và phân công trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng các khu khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, đô thị, du lịch, công nghiệp, di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn và công trình thuộc phạm vi quản lý.

đ) Tổ chức việc xử lý các tình huống, hoạt động làm gia tăng nguy cơ rủi ro thiên tai; sự cố, nguy cơ xảy ra sự cố và khắc phục hậu quả thiên tai thuộc phạm vi quản lý. Trường hợp vượt quá khả năng phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên hoặc bộ quản lý chuyên ngành để được giải quyết.

e) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, báo cáo định kỳ hằng năm các trọng điểm xung yếu và phương án bảo vệ trọng điểm xung yếu về phòng, chống thiên tai đối với các khu khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, công nghiệp, du lịch, đô thị, di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn và công trình thuộc phạm vi quản lý gửi Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước mùa lũ.

g) Đảm bảo nguồn lực tài chính cho các hoạt động bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng các khu khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, công nghiệp, du lịch, đô thị, di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn và công trình thuộc phạm vi quản lý.

3. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai

a) Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai theo thẩm quyền.

b) Tuyên truyền, phổ biến nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng khu khai thác khoáng sản và khu khai thác tài nguyên thiên nhiên khác; khu đô thị; điểm du lịch, khu du lịch; khu công nghiệp; khu di tích lịch sử; điểm dân cư nông thôn và công trình.

c) Rà soát, đánh giá, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trực tiếp quản lý hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các trọng điểm xung yếu và phương án bảo vệ trọng điểm xung yếu đối với công trình phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi quản lý.

d) Tham mưu cho cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức kiểm tra, đánh giá hiện trạng, mức độ an toàn phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng công trình, hạng mục công trình hạ tầng theo thẩm quyền.

đ) Tham mưu về kỹ thuật đối với việc xử lý sự cố, nguy cơ xảy ra sự cố, tình huống làm gia tăng rủi ro thiên tai và khắc phục hậu quả thiên tai đối với công trình, hạng mục công trình hạ tầng và khu vực lân cận thuộc phạm vi quản lý.

4. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành, sử dụng

a) Tuân thủ và thực hiện đầy đủ các nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành và sử dụng công trình thuộc phạm vi quản lý.

b) Xây dựng, kiện toàn lực lượng, phân công thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai; rà soát, xây dựng, ban hành nội quy, quy chế hoạt động trong quản lý, vận hành, sử dụng các khu khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, đô thị, du lịch, công nghiệp, di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn và công trình thuộc phạm vi quản lý phải có nội dung bảo đảm yêu cầu về phòng, chống thiên tai.

c) Tổ chức xây dựng, phê duyệt, phương án ứng phó thiên tai; phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy trình vận hành, khai thác công trình, hạng mục công trình hạ tầng thuộc phạm vi quản lý theo quy định.

d) Tổ chức tập huấn, huấn luyện kỹ năng phòng, chống thiên tai; cung cấp đầy đủ kiến thức về thiên tai, tác động của thiên tai, biện pháp phòng, chống thiên tai, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động phòng, chống thiên tai cho cán bộ, công nhân, người lao động trong phạm vi quản lý.

đ) Xử lý hoặc phối hợp xử lý các tình huống, hoạt động làm gia tăng rủi ro thiên tai; sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố và khắc phục hậu quả thiên tai đối với công trình, hạng mục công trình hạ tầng trong phạm vi quản lý. Trường hợp vượt quá khả năng phải kịp thời báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền để giải quyết.

e) Rà soát, xác định các khu vực trọng điểm, xung yếu về phòng, chống thiên tai; xây dựng phương án bảo vệ trọng điểm xung yếu (nếu có) đối với các công trình, hạng mục công trình hạ tầng thuộc phạm vi quản lý.

e) Thực hiện báo cáo theo quy định hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng, chống thiên tai.

g) Đảm bảo nguồn lực tài chính cho cho các hoạt động bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng các khu khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, công nghiệp, du lịch, đô thị, di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn và công trình thuộc phạm vi quản lý.

Chương III

QUY ĐỊNH CỤ THỂ BẢO ĐẢM YÊU CẦU PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TRONG QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, SỬ DỤNG CÔNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI THUỘC LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Điều 7. Bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển

1. Nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển

a) Xây dựng, kiện toàn, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, được cung cấp đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị, thông tin liên lạc, bảo hộ đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với lực lượng quản lý công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển.

b) Xây dựng và ban hành quy chế trong quản lý công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển phải đáp ứng các yêu cầu về phòng, chống thiên tai.

c) Xây dựng, rà soát, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai theo quy định tại Luật Phòng, chống thiên tai; tổ chức diễn tập phương án ứng phó thiên tai; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phù hợp với phương án ứng phó thiên tai được phê duyệt.

d) Cắm biển cảnh báo đối với khu vực xảy ra sự cố, nguy cơ xảy ra sự cố; thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn đối với công trình, người và phương tiện hoạt động trong phạm vi quản lý công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển.

đ) Đo đạc, quan trắc diễn biến, hiện trạng và các thông số cơ bản của công trình; diễn biến lòng dẫn, bờ sông, bờ biển; mực nước, dòng chảy, sóng, dòng thấm và các yếu tố khác tác động lên công trình; theo dõi diễn biến thiên tai ảnh hưởng đến công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển.

e) Duy tu bảo dưỡng bảo đảm khả năng làm việc của công trình; theo dõi, kiểm tra việc sửa chữa, gia cố, nâng cấp đảm bảo các yêu cầu theo tiêu chuẩn về thiết kế, thi công công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển.

g) Kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ và đột xuất về hiện trạng, mức độ an toàn phòng, chống thiên tai đối với công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời hư hỏng, sự cố, nguy cơ xảy ra sự cố, các hoạt động làm gia tăng rủi ro thiên tai. Trường hợp phát hiện sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố, các hoạt động làm gia tăng rủi ro thiên tai vượt quá khả năng xử lý, phải chủ động thực hiện ngay các biện pháp ứng phó để hạn chế thiệt hại, đồng thời báo cáo kịp thời đến Ủy ban nhân dân cấp trực tiếp quản lý, cơ quan nhà nước chuyên ngành về phòng, chống thiên tai cấp trực tiếp quản lý để được hỗ trợ.

h) Rà soát, đánh giá, xác định trọng điểm xung yếu và phương án bảo vệ trọng điểm xung yếu đối với công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển.

i) Tổ chức thực hiện phương án ứng phó thiên tai được duyệt phù hợp với các tình huống thiên tai xảy ra và khắc phục kịp thời hậu quả thiệt hại do thiên tai.

k) Lập và lưu trữ cơ sở dữ liệu về lũ, bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, nước dâng, mưa lớn, động đất, sóng thần, sụt lún đất ảnh hưởng đến ổn định công trình và hồ sơ về khảo sát, thiết kế, hoàn công xây dựng, sửa chữa, gia cố, duy tu bảo dưỡng; các biên bản, báo cáo kiểm tra đánh giá định kỳ về hiện trạng; phương án ứng phó thiên tai và các tài liệu khác có liên quan.

l) Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc quản lý công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển.

2. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức quản lý công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển

a) Tuân thủ và thực hiện đầy đủ các nội dung đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai trong việc quản lý, vận hành và sử dụng công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển quy định tại khoản 1, Điều 7 Thông tư này.

b) Xử lý hoặc phối hợp xử lý các hoạt động làm gia tăng rủi ro thiên tai; sự cố, nguy cơ xảy ra sự cố và khắc phục hậu quả thiệt hại do thiên tai đối với công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển. Trường hợp vượt quá khả năng phải kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân và cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai cấp trực tiếp quản lý để được giải quyết.

c) Rà soát, đánh giá mức độ an toàn phòng, chống thiên tai và xây dựng phương án bảo vệ trọng điểm xung yếu (nếu có) đối với công trình thuộc phạm vi quản lý, báo cáo các cơ quan quản lý chuyên ngành về phòng, chống thiên tai cấp tỉnh.

d) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng, chống thiên tai.

3. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Theo dõi, đôn đốc và tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai quy định tại khoản 1, Điều 7 Thông tư này.

b) Tham mưu cho Ủy ban nhân cấp tỉnh trong việc phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý và thực hiện bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với công trình phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn.

c) Tham mưu trong việc huy động nguồn lực và tổ chức xử lý sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố, hoạt động làm gia tăng nguy cơ rủi ro thiên tai và khắc phục hậu quả thiệt hại do thiên tai đối với việc quản lý công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển thuộc phạm vi quản lý.

d) Hằng năm, rà soát, đánh giá, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh các trọng điểm xung yếu và phương án bảo vệ trọng điểm xung yếu đối với công trình phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển thuộc phạm vi quản lý trước mùa lũ 15 ngày.

đ) Tuyên truyền, phổ biến nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn; đào tạo, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng quản lý công trình.

e) Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước khác trong quản lý công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển thuộc phạm vi quản lý.

4. Trách nhiệm của Tổng cục Phòng, chống thiên tai

a) Hướng dẫn việc triển khai thực hiện nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển.

b) Hằng năm, tổng hợp kết quả rà soát, đánh giá các trọng điểm xung yếu đối với công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển trên phạm vi cả nước, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước mùa lũ để chủ động trong phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

c) Thanh tra, kiểm tra trong việc thực hiện các quy định bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển.

d) Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước khác về phòng, chống thiên tai trong quản lý công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển thuộc thẩm quyền.

5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

a) Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai; tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn.

b) Phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý nhà nước đối với việc quản lý công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển thuộc phạm vi quản lý.

c) Tổ chức việc xử lý sự cố, nguy cơ xảy ra sự cố, tình huống làm gia tăng rủi ro thiên tai và khắc phục hậu quả thiên tai đối với công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển theo thẩm quyền. Trường hợp vượt quá khả năng phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trực tiếp quản lý hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để được hỗ trợ.

d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, báo cáo định kỳ hằng năm các trọng điểm xung yếu và phương án bảo vệ trọng điểm xung yếu đối với công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển, gửi Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước mùa lũ.

đ) Đảm bảo nguồn lực tài chính cho các hoạt động bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển thuộc phạm vi quản lý.

e) Tổ chức thanh tra, kiểm tra về các quy định bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển thuộc phạm vi quản lý.

Điều 8. Bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành và sử dụng công trình đê điều

1. Nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành và sử dụng công trình đê điều

a) Theo dõi diễn biến, vận hành công trình đê điều, khu vực chịu tác động do vận hành công trình đê điều và thiên tai ảnh hưởng đến an toàn công trình đê điều: thường xuyên theo dõi diễn biến mưa, lũ, bão và quan trắc mực nước lũ, sóng, thủy triều ảnh hưởng đến an toàn công trình đê điều; thực hiện tuần tra, canh gác theo cấp báo động theo quy định của pháp luật về đê điều; khảo sát địa hình, địa chất các tuyến đê chưa đủ dữ liệu phục vụ công tác đánh giá công trình đê điều; định kỳ đo vẽ mặt cắt cố định ngang sông; đo đạc sơ họa diễn biến lòng dẫn; đo đạc diễn biến bãi biển trước đê; quan trắc biến dạng, chuyển vị, thấm của các đoạn đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê xung yếu.

b) Duy tu bảo dưỡng công trình đê điều; bổ sung, bảo dưỡng, thu gom vật tư dự trữ phòng, chống lụt bão và quản lý, sử dụng vật tư dự trữ phòng chống lụt bão theo quy định của pháp luật về đê điều và các văn bản hướng dẫn.

c) Tổ chức xây dựng, rà soát, phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm xung yếu đê điều, bao gồm các nội dung: hiện trạng công trình, dự kiến các tình huống xảy ra, giải pháp kỹ thuật xử lý, khối lượng vật tư, phương tiện, lực lượng ứng phó, phương án huy động, phân công trách nhiệm.

Phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm xung yếu đê điều phải đáp ứng theo phương châm 4 tại chỗ, được xây dựng, rà soát, điều chỉnh theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai, đê điều và phê duyệt trước ngày 15 tháng 5 hằng năm.

d) Xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy trình vận hành công trình phân lũ, chậm lũ, cống qua đê, công trình tràn sự cố, cửa khẩu qua đê, trạm bơm, âu thuyền trong phạm vi bảo vệ đê điều theo quy định của pháp luật. Khi vận hành công trình phân lũ, chậm lũ, cống qua đê, công trình tràn sự cố, cửa khẩu qua đê, trạm bơm, âu thuyền trong phạm vi bảo vệ đê điều phải thực hiện thông tin, cảnh báo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và chính quyền địa phương khu vực bị tác động do quá trình vận hành; quá trình thực hiện quy trình vận hành phải được ghi chép đầy đủ vào nhật ký và được kiểm tra, giám sát.

đ) Kiểm tra, phát hiện và xử lý nguy cơ, sự cố gây mất an toàn đê điều: thường xuyên kiểm tra, theo dõi diễn biến tình trạng đê điều; kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình đê điều trước mùa lũ hằng năm, xác định các vị trí trọng điểm xung yếu về đê điều; kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình đê điều ngay sau khi có cảnh báo mưa lớn, lũ, bão hoặc kết thúc đợt mưa lớn, lũ, bão; kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật về đê điều.

Trong quá trình kiểm tra, trường hợp phát hiện sự cố, nguy cơ cao xảy ra sự cố, các hoạt động có nguy cơ gây mất an toàn công trình đê điều vượt quá khả năng xử lý, phải chủ động thực hiện ngay các biện pháp ứng phó để hạn chế thiệt hại, đồng thời báo cáo kịp thời đến Ủy ban nhân dân cấp trực tiếp quản lý, cơ quan nhà nước chuyên ngành về phòng, chống thiên tai cấp trực tiếp quản lý để được hỗ trợ.

e) Hộ đê: việc hộ đê phải được tiến hành thường xuyên, nhất là trong mùa lũ, bão và phải cứu hộ kịp thời khi công trình đê điều bị sự cố hoặc có nguy cơ bị sự cố; đảm bảo an toàn công trình đê điều trong mùa lũ, bão theo quy định của pháp luật về đê điều và quy định khác của pháp luật có liên quan.

g) Lập và lưu trữ cơ sở dữ liệu về thiên tai, hồ sơ về quản lý, vận hành, sử dụng công trình đê điều theo quy định. Cơ sở dữ liệu về thiên tai ảnh hưởng đến công trình đê điều và thiệt hại do thiên tai gây ra đối với công trình đê điều phải được cập nhật thường xuyên và theo từng đợt; hồ sơ về quản lý, vận hành, sử dụng công trình đê điều phải được thu thập, tạo lập và lưu trữ đầy đủ (bao gồm: tài liệu khảo sát, thiết kế, hoàn công xây dựng, tu bổ, nâng cấp công trình đê điều; tài liệu về kiểm định, bảo trì, duy tu bảo dưỡng công trình đê điều; các biên bản, báo cáo đánh giá hiện trạng công trình; phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm xung yếu đê điều; quy trình vận hành công trình phân lũ, chậm lũ, cống qua đê, công trình tràn sự cố, cửa khẩu qua đê, trạm bơm, âu thuyền trong phạm vi bảo vệ đê điều và các tài liệu khác liên quan đến an toàn công trình đê điều).

2. Trách nhiệm bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai của lực lượng chuyên trách quản lý đê điều đối với các tuyến đê từ cấp III đến cấp đặc biệt

a) Kiểm tra, theo dõi diễn biến tình trạng đê điều; lập hồ sơ lưu trữ và cập nhật thường xuyên dữ liệu về công trình đê điều và thiên tai ảnh hưởng đến công trình đê điều.

b) Xây dựng phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm xung yếu đê điều; phương án xử lý sự cố đê điều.

c) Thực hiện các nội dung khác liên quan đến bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với công trình đê điều quy định tại khoản 1 Điều này và pháp luật về đê điều.

d) Đối với các tuyến đê cấp IV, cấp V; tuyến đê và công trình phân lũ, làm chậm lũ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định việc tổ chức, quản lý, thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, khoản 2 Điều này.

3. Trách nhiệm bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai của cơ quan chuyên môn tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực đê điều.

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan, chỉ đạo lực lượng chuyên trách quản lý đê điều thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình đê điều trên địa bàn; duy tu, bảo dưỡng đê điều.

b) Xây dựng phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm xung yếu đê điều và các nội dung khác về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với công trình đê điều theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

4. Trách nhiệm bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chỉ đạo cơ quan chuyên môn về đê điều phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện các nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai quy định tại khoản 1 Điều này.

b) Hướng dẫn, tổ chức xây dựng, rà soát, điều chỉnh, bổ sung và trình phê duyệt phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm xung yếu đê điều.

c) Thực hiện theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời các sự cố, nguy cơ xảy ra sự cố, tình huống ảnh hưởng đến an toàn công trình đê điều và hành vi vi phạm pháp luật về đê điều thuộc phạm vi quản lý.

d) Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh các trọng điểm xung yếu về phòng, chống thiên tai đối với công trình đê điều trước ngày 30 tháng 4 hằng năm.

đ) Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước khác có liên quan về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành và sử dụng công trình đê điều.

5. Trách nhiệm bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai của Tổng cục Phòng, chống thiên tai

a) Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng công trình liên quan đến an toàn đê điều quy định tại khoản 1 Điều này và pháp luật về đê điều.

b) Đôn đốc, hướng dẫn các địa phương, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để chỉ đạo xử lý kịp thời các sự cố, nguy cơ xảy ra sự cố, tình huống ảnh hưởng đến an toàn công trình đê điều và hành vi vi phạm pháp luật về đê điều.

c) Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước khác có liên quan về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng công trình đê điều.

6. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

a) Thông tin, truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng công trình đê điều.

b) Thẩm định, phê duyệt phương án bảo vệ trọng điểm xung yếu đê điều, phương án hộ đê theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

c) Thực hiện các nội dung liên quan đến bảo đảm an toàn đê điều quy định tại Chương III về bảo vệ và sử dụng đê điều, Chương IV về hộ đê, Chương VI về trách nhiệm quản lý nhà nước về đê điều của Luật Đê điều và các nội dung khác quy định tại khoản 1 Điều này theo trách nhiệm, thẩm quyền được giao.

d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, báo cáo định kỳ hằng năm các trọng điểm xung yếu về phòng, chống thiên tai đối với công trình đê điều thuộc phạm vi quản lý, gửi Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 15 tháng 5.

đ) Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc quản lý, vận hành, sử dụng công trình đê điều thuộc phạm vi quản lý.

Điều 9. Bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, khai thác, vận hành công trình đập, hồ chứa nước thủy lợi, công trình chống úng, chống hạn và chống xâm nhập mặn.

1. Nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai

a) Xây dựng, kiện toàn, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, được cung cấp đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị, thông tin liên lạc, bảo hộ đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với lực lượng quản lý, khai thác, vận hành công trình đập, hồ chứa nước thủy lợi, công trình chống úng, chống hạn và chống xâm nhập mặn.

b) Xây dựng và ban hành quy chế làm việc trong quản lý, khai thác, vận hành công trình và các hoạt động thuộc phạm vi quản lý công trình đập, hồ chứa nước thủy lợi, công trình chống úng, chống hạn và chống xâm nhập mặn phải đáp ứng yêu cầu về phòng, chống thiên tai.

c) Xây dựng phương án bảo vệ công trình theo quy định tại Luật Thủy lợi và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủy lợi.

d) Xây dựng, rà soát, điều chỉnh, bổ sung phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp theo quy định đối với công trình đập, hồ chứa nước thủy lợi. Tổ chức diễn tập phương án và chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phù hợp với phương án được phê duyệt.

đ) Lập và thực hiện quy trình vận hành công trình; thông tin, cảnh báo kịp thời khi vận hành công trình, đồng thời phải triển khai biện pháp ứng phó để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.

e) Theo dõi, quan trắc hiện trạng, diễn biến công trình; thực hiện bảo trì công trình; kiểm soát các hoạt động sửa chữa, nâng cấp công trình, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật thủy lợi theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công trình, không làm gia tăng rủi ro thiên tai và phát sinh thiên tai mới.

g) Quan trắc, giám sát diễn biến thiên tai, cảnh báo các khu vực xung yếu của công trình và khu vực lân cận có nguy cơ xảy ra sự cố do thiên tai ảnh hưởng đến ổn định công trình và có biện pháp xử lý đảm bảo an toàn.

h) Kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ và đột xuất về hiện trạng, mức độ an toàn phòng, chống thiên tai đối với công trình đập, hồ chứa nước thủy lợi, công trình chống úng, chống hạn và chống xâm nhập mặn. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tình huống, tác động tự nhiên gây tổn hại hoặc đe dọa đến an toàn công trình, hoạt động làm gia tăng rủi ro thiên tai, sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố đối với công trình đập, hồ chứa nước thủy lợi, công trình chống úng, chống hạn và chống xâm nhập mặn.

Trường hợp phát hiện sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố, các tình huống, hoạt động làm gia tăng rủi ro thiên tai vượt quá khả năng xử lý, phải thực hiện ngay các biện pháp ứng phó để hạn chế thiệt hại, đồng thời phải báo cáo ngay đến các cơ quan, người có thẩm quyền để kịp thời xử lý.

i) Rà soát, đánh giá khả năng thoát lũ sau tràn của các hồ chứa nước thủy lợi; lập danh mục các công trình hư hỏng, xuống cấp không bảo đảm công suất, năng lực thiết kế, có nguy cơ mất an toàn và kinh phí thực hiện; đánh giá, xác định và tổng hợp các trọng điểm xung yếu về phòng, chống thiên tai và có phương án bảo vệ trọng điểm xung yếu trước mùa lũ hằng năm đối với công trình đập, hồ chứa nước thủy lợi, công trình chống úng, chống hạn và chống xâm nhập mặn.

k) Triển khai thực hiện phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp được phê duyệt phù hợp với các tình huống thiên tai xảy ra và khắc phục kịp thời hậu quả do thiên tai gây ra.

l) Lập và lưu trữ cơ sở dữ liệu về thiên tai, hồ sơ về quản lý, khai thác, sử dụng công trình đập, hồ chứa nước thủy lợi, công trình chống úng, chống hạn và chống xâm nhập mặn theo quy định.

2. Trách nhiệm bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai của tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác, vận hành

a) Tuân thủ và thực hiện đầy đủ các nội dung đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, khai thác, vận hành công trình đập, hồ chứa nước thủy lợi, công trình chống úng, chống hạn và chống xâm nhập mặn quy định tại khoản 1, Điều 9 Thông tư này.

b) Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai. Trường hợp vượt quá khả năng phải kịp thời báo cáo chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và các cơ quan liên quan theo quy định để xử lý.

c) Xử lý hoặc phối hợp xử lý sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố, tình huống làm gia tăng rủi ro thiên tai và khắc phục hậu quả thiệt hại do thiên tai. Trường hợp vượt quá khả năng phải kịp thời báo cáo chủ quản lý, chủ sở hữu công trình, Ủy ban nhân dân các cấp để giải quyết.

d) Rà soát, đánh giá mức độ an toàn phòng, chống thiên tai và xây dựng phương án bảo vệ trọng điểm xung yếu (nếu có) đối với công trình thuộc phạm vi quản lý, báo cáo các cơ quan quản lý chuyên ngành về phòng, chống thiên tai cấp tỉnh.

đ) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng, chống thiên tai.

3. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chỉ đạo cơ quan quản lý nhà nước về thủy lợi ở địa phương phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện các nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai quy định tại khoản 1, Điều 9 Thông tư này và các quy định khác có liên quan.

b) Tổ chức tập huấn, tuyên truyền, phổ biến nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, khai thác, vận hành công trình đập, hồ chứa nước thủy lợi, công trình chống úng, chống hạn và chống xâm nhập mặn trên địa bàn; đào tạo, tập huấn, diễn tập kỹ năng phòng, chống thiên tai cho cơ quan, tổ chức quản lý, khai thác, vận hành công trình thuộc phạm vi quản lý.

c) Hướng dẫn, tổ chức xây dựng, rà soát, điều chỉnh, bổ sung và trình phê duyệt phương án bảo vệ công trình và phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp.

d) Tham mưu, hướng dẫn việc thực hiện bảo trì công trình; xử lý sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố, hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai; khắc phục hậu quả thiệt hại do thiên tai đối với công trình đập, hồ chứa nước thủy lợi, công trình chống úng, chống hạn và chống xâm nhập mặn thuộc phạm vi quản lý.

đ) Rà soát, đánh giá, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh các trọng điểm xung yếu và phương án bảo vệ trọng điểm xung yếu đối với công trình đập, hồ chứa nước thủy lợi, công trình chống úng, chống hạn và chống xâm nhập mặn trước mùa lũ 15 ngày.

e) Tham mưu cho Ủy ban nhân cấp tỉnh trong việc phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý đối với công trình đập, hồ chứa nước thủy lợi, công trình chống úng, chống hạn và chống xâm nhập mặn trên địa bàn.

g) Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước khác về phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi quản lý.

4. Trách nhiệm của Tổng cục Thủy lợi

a) Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện các quy định về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, khai thác, vận hành công trình đập, hồ chứa nước thủy lợi, công trình chống úng, chống hạn và chống xâm nhập mặn.

b) Thực hiện trách nhiệm của chủ quản lý công trình thủy lợi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý quy định tại Luật Thủy lợi và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủy lợi.

c) Trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phương án bảo vệ công trình thủy lợi; biện pháp bảo đảm an toàn và xử lý sự cố công trình thủy lợi do Bộ quản lý.

d) Tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra hiện trạng an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi trước mùa lũ hằng năm.

đ) Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước khác về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, khai thác, sử dụng công trình đập, hồ chứa nước thủy lợi, công trình chống úng, chống hạn và chống xâm nhập mặn.

5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

a) Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, khai thác, vận hành công trình đập, hồ chứa nước thủy lợi, công trình chống úng, chống hạn và chống xâm nhập mặn.

b) Phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý nhà nước đối với việc quản lý, khai thác, vận hành công trình đập, hồ chứa nước thủy lợi, công trình chống úng, chống hạn và chống xâm nhập mặn thuộc phạm vi quản lý.

c) Đảm bảo kinh phí bảo trì công trình; xử lý kịp thời sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố, khắc phục hậu quả thiên tai và hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi quản lý. Trường hợp vượt quá khả năng, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên, Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để giải quyết.

d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, báo cáo định kỳ hằng năm các trọng điểm xung yếu và phương án bảo vệ trọng điểm xung yếu đối với công trình đập, hồ chứa nước thủy lợi, công trình chống úng, chống hạn và chống xâm nhập mặn thuộc phạm vi quản lý, gửi Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước mùa lũ.

đ) Tổ chức thanh tra, kiểm tra các quy định bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, khai thác, vận hành công trình đập, hồ chứa nước thủy lợi, công trình chống úng, chống hạn và chống xâm nhập mặn thuộc phạm vi quản lý.

Điều 10. Bảo đảm yêu cầu phòng chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá

1. Nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá

a) Xây dựng, kiện toàn, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, được cung cấp đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị, thông tin liên lạc, bảo hộ đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với lực lượng quản lý, vận hành, sử dụng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.

b) Ban hành và thông báo công khai quy chế quản lý khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá. Công bố danh sách khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo quy định của Luật Thủy sản.

c) Xây dựng, rà soát, điều chỉnh, bổ sung phương án ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phương án sắp xếp tàu thuyền neo đậu. Tổ chức diễn tập phương án và chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phù hợp với phương án được phê duyệt.

d) Quan trắc, theo dõi, thông tin và cảnh báo kịp thời về thiên tai; treo tín hiệu báo bão, áp thấp nhiệt đới khi có thiên tai xảy ra theo quy định; thông báo luồng lạch, phao tiêu, báo hiệu, tình hình an toàn cầu, bến cho tàu cá ra vào khu neo đậu tránh trú bão; tình hình tàu cá đang neo đậu tại khu neo đậu tránh trú bão.

đ) Theo dõi hiện trạng khu neo đậu; thực hiện duy tu, bảo dưỡng và kiểm soát các hoạt động sửa chữa, nâng cấp khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công trình, không làm gia tăng rủi ro thiên tai và phát sinh thiên tai mới.

e) Kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ và đột xuất về hiện trạng, mức độ an toàn phòng, chống thiên tai đối với khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai, hoạt động làm gia tăng rủi ro thiên tai, sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố đối với khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.

Trường hợp phát hiện sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố, các tình huống, hoạt động làm gia tăng rủi ro thiên tai vượt quá khả năng xử lý, phải thực hiện ngay các biện pháp ứng phó để hạn chế thiệt hại, đồng thời phải báo cáo ngay đến các cơ quan, người có thẩm quyền để kịp thời xử lý.

g) Rà soát, đánh giá, xác định và tổng hợp đối với các trọng điểm xung yếu về phòng, chống thiên tai và có phương án bảo vệ trọng điểm xung yếu đối với khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.

h) Tổ chức hướng dẫn, sắp xếp tàu thuyền vào neo đậu đúng nơi quy định; có biện pháp bảo đảm an toàn cho người và phương tiện; kiểm tra, kiểm soát việc người ở lại trên các phương tiện trong khu neo đậu khi có thiên tai; tuân thủ lệnh điều động của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp khẩn cấp.

i) Lập và lưu trữ cơ sở dữ liệu về thiên tai, hồ sơ về quản lý, vận hành, sử dụng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo quy định.

2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành, sử dụng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá

a) Tuân thủ và thực hiện đầy đủ các nội dung đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai trong việc quản lý, vận hành, sử dụng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá quy định tại khoản 1, Điều 10 Thông tư này.

b) Lập sổ theo dõi tình hình hoạt động, tình trạng kỹ thuật, trang thiết bị của khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.

c) Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố; tình huống làm gia tăng rủi ro thiên tai, hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống thiên tai và khắc phục hậu quả thiên tai. Trường hợp vượt quá khả năng phải kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trực tiếp quản lý và các cơ quan có liên quan để được hỗ trợ.

đ) Kiểm đếm số lượng tàu cá vào neo, đậu tránh trú trước khi có bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào khu vực; thực hiện lệnh yêu cầu hoặc cưỡng chế ngư dân để đảm bảo an toàn và tổ chức đưa đến nơi trú ẩn an toàn khi có tình huống khẩn cấp.

e) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng, chống thiên tai.

3. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Tổ chức tập huấn, tuyên truyền, phổ biến nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên địa bàn; đào tạo, tập huấn, diễn tập kỹ năng phòng, chống thiên tai cho cơ quan, tổ chức quản lý, vận hành, sử dụng thuộc phạm vi quản lý.

b) Hướng dẫn xây dựng, rà soát, điều chỉnh, bổ sung và trình phê duyệt phương án ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phương án sắp xếp tàu thuyền neo đậu thuộc phạm vi quản lý.

c) Tham mưu, hướng dẫn việc thực hiện duy tu bảo dưỡng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; xử lý sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố, hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai; khắc phục hậu quả thiệt hại do thiên tai đối với khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thuộc phạm vi quản lý.

d) Rà soát, đánh giá, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các trọng điểm xung yếu và phương án bảo vệ trọng điểm xung yếu đối với khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trước mùa lũ 15 ngày.

đ) Tham mưu cho Ủy ban nhân cấp tỉnh trong việc phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước đối với khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên địa bàn.

e) Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước khác về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thuộc phạm vi quản lý.

4. Trách nhiệm của Tổng cục Thủy sản

a) Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện các quy định về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá quy định tại khoản 1 Điều này và pháp luật về Thủy sản.

b) Tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo quy định của pháp luật.

c) Tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra hiện trạng an toàn phòng, chống thiên tai đối với khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.

d) Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước khác về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thuộc phạm vi quản lý.

5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

a) Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên địa bàn.

b) Phân công, phân cấp trách nhiệm cho cơ quan quản lý nhà nước đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.

c) Đảm bảo kinh phí duy tu bảo dưỡng công trình; xử lý kịp thời sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố, hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai và khắc phục hậu quả thiên tai thuộc phạm vi quản lý. Trường hợp vượt quá khả năng, báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền để được hỗ trợ.

d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, báo cáo định kỳ hằng năm trọng điểm xung yếu và phương án bảo vệ trọng điểm xung yếu đối với khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thuộc phạm vi quản lý, gửi Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước mùa lũ.

đ) Tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về các quy định bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thuộc phạm vi quản lý.

Điều 11. Bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng.

1. Nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng

a) Xây dựng, kiện toàn, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, được cung cấp đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị, thông tin liên lạc, bảo hộ đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với lực lượng quản lý, vận hành, sử dụng hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng.

b) Xây dựng và ban hành quy chế quản lý, sử dụng, quy trình vận hành hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng.

c) Rà soát, hoàn thiện tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn chuyên ngành trong quản lý, vận hành, sử dụng hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai.

d) Xây dựng, điều chỉnh, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai theo quy định tại Luật Phòng, chống thiên tai; tổ chức diễn tập theo phương án ứng phó thiên tai; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phù hợp với phương án ứng phó thiên tai được phê duyệt.

đ) Đo đạc, quan trắc hiện trạng và các thông số cơ bản của hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng; kiểm tra, phát hiện và xử lý sự cố hư hỏng, gián đoạn cung cấp thông tin, đồng thời phải triển khai biện pháp ứng phó để duy trì hoạt động của hệ thống.

e) Duy tu, bảo dưỡng bảo đảm khả năng làm việc của hệ thống; theo dõi, kiểm tra việc sửa chữa, nâng cấp đảm bảo các yêu cầu theo tiêu chuẩn về thiết kế, thi công hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng.

g) Kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ và đột xuất về hiện trạng, mức độ đảm bảo an toàn đối với hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời hư hỏng, sự cố, nguy cơ xảy ra sự cố. Trường hợp phát hiện sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố, gián đoạn thông tin phải chủ động thực hiện ngay các biện pháp xử lý; nếu vượt quá khả năng báo cáo kịp thời đến Ủy ban nhân dân cấp trực tiếp quản lý, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về phòng, chống thiên tai cấp trực tiếp quản lý để được hỗ trợ.

h) Hằng năm rà soát, đánh giá, xác định trọng điểm xung yếu và phương án bảo vệ trọng điểm xung yếu đối với hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng.

i) Tổ chức thực hiện phương án ứng phó thiên tai được duyệt phù hợp với các tình huống thiên tai xảy ra và khắc phục kịp thời hậu quả thiệt hại do thiên tai.

k) Lập và lưu trữ hồ sơ về khảo sát, thiết kế, hoàn công xây dựng, sửa chữa, duy tu bảo dưỡng; các biên bản, báo cáo kiểm tra đánh giá định kỳ về hiện trạng; phương án ứng phó thiên tai và các tài liệu khác có liên quan.

l) Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc quản lý hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng.

2. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức quản lý hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng

a) Tuân thủ và thực hiện đầy đủ các nội dung đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng quy định tại khoản 1, Điều 11 Thông tư này.

b) Xử lý hoặc phối hợp xử lý các hoạt động làm gia tăng nguy cơ rủi ro thiên tai; sự cố, nguy cơ xảy ra sự cố và khắc phục hậu quả thiệt hại do thiên tai đối với hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng. Trường hợp vượt quá khả năng phải kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân và cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai cấp trực tiếp quản lý để được giải quyết.

c) Rà soát, đánh giá mức độ an toàn phòng, chống thiên tai và xây dựng phương án bảo vệ hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.

d) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng, chống thiên tai.

3. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Ủy ban nhân dân các cấp huyện, xã bảo vệ các trạm trực canh, cảnh báo theo dõi, giám sát thiên tai được lắp đặt trên địa bàn tỉnh.

b) Phối hợp thực hiện công tác vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng.

c) Vận hành kịp thời hệ thống theo phân quyền để cảnh báo thiên tai tới người dân.

d) Hằng năm, rà soát, đánh giá, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh các trọng điểm xung yếu và phương án bảo vệ đảm bảo an toàn đối với hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý trước mùa lũ 15 ngày.

đ) Tuyên truyền, phổ biến nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng trên địa bàn; đào tạo, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng quản lý hệ thống.

e) Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước khác trong quản lý, vận hành hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng.

4. Trách nhiệm của Tổng cục Phòng, chống thiên tai

a) Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn việc triển khai thực hiện nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với hệ thống trạm trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng.

b) Thanh tra, kiểm tra trong việc thực hiện các quy định bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý hệ thống trạm trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng.

c) Trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phương án ứng phó thiên tai, bảo vệ hệ thống trạm trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng do Bộ quản lý.

d) Tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bố trí kinh phí thực hiện công tác quản lý, vận hành và duy trì hoạt động của hệ thống như: kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế thiết bị, duy trì hoạt động thường xuyên của hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai được giao quản lý.

đ) Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước khác về phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành hệ thống trạm trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng thuộc thẩm quyền.

5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

a) Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai; tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành hệ thống trạm trực canh, cảnh báo theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng trên địa bàn.

b) Phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp đối với việc quản lý hệ thống trạm trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý.

c) Đảm bảo kinh phí duy tu bảo dưỡng công trình; xử lý kịp thời sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố, hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai và khắc phục hậu quả thiên tai thuộc phạm vi quản lý. Trường hợp vượt quá khả năng, báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để được hỗ trợ.

d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, báo cáo định kỳ hằng năm về hiện trạng và phương án bảo vệ hệ thống trạm trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng, gửi Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước mùa lũ.

đ) Đảm bảo nguồn lực tài chính cho các hoạt động bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành hệ thống trạm trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý.

e) Tổ chức thanh tra, kiểm tra về các quy định bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành hệ thống trạm trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 12. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2021.

2. Trong quá trình thực hiện, trường hợp có phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời bằng văn bản về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu xem xét, giải quyết./.


Nơi nhận:

- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Công báo, cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Website Bộ NN&PTNT;
- Sở NN&PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Lưu VT, PCTT (200).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Hoàng Hiệp

MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 13/2021/TT-BNNPTNT

Hanoi, October 27, 2021

 

CIRCULAR

PROVIDING FOR COMPLIANCE WITH REQUIREMENTS FOR NATURAL DISASTER MANAGEMENT DURING MANAGEMENT, OPERATION AND USE OF MINERAL MINING AREAS AND AREAS INTENDED FOR MINING OF OTHER NATURAL RESOURCES, URBAN AREAS, TOURISM AREAS, INDUSTRIAL PARKS, HISTORIC SITES; TOURIST ATTRACTIONS; RURAL SETTLEMENTS; WORKS SERVING NATURAL DISASTER MANAGEMENT, TRAFFIC WORKS, ELECTRIC POWER WORKS, TELECOMMUNICATIONS WORKS AND OTHER TECHNICAL INFRASTRUCTURAL CONSTRUCTIONS

Pursuant to the Government’s Decree No. 15/2017/ND-CP dated February 17, 2017 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;

Pursuant to the Law on Flood Control Systems dated November 29, 2006;

Pursuant to the Law on Natural Disaster Management dated June 19, 2013;

Pursuant to the Law on Irrigation dated June 19, 2017;

Pursuant to the Law on Fisheries dated November 21, 2017;

Pursuant to the Law on Amendments to the Law on Natural Disaster Management and the Law on Flood Control Systems dated June 19, 2020;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Minister of Agriculture and Rural Development hereby promulgates a Circular providing for satisfaction of requirements for natural disaster management during management, operation and use of mineral mining areas and areas intended for mining of other natural resources, urban areas, tourism areas, industrial parks, historic sites; tourist attractions; rural settlements; works serving natural disaster management, traffic works, electric power works, telecommunications works and other technical infrastructural constructions.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

1. This Circular contains general provisions on compliance with requirements for natural disaster management during management, operation and use of mineral mining areas and areas intended for mining of other natural resources; urban areas; tourist attractions, tourism areas; industrial parks; historic sites; rural settlements; works serving natural disaster management (hereinafter referred to as “disaster management works”), traffic works, electric power works, telecommunications works and other technical infrastructural constructions.

2. This Circular contains specific provisions on requirements for natural disaster management during management, operation and use of disaster management works in the fields of agriculture and rural development, including flood control systems; works serving prevention and control of riverbank erosion or coastal erosion; irrigation dams and reservoirs; works serving prevention of inundation; works serving prevention of droughts; works serving prevention of saltwater intrusion; storm shelters for fishing boats and specialized systems for disaster watchkeeping, warning and monitoring.

Article 2. Regulated entities

This Circular applies to domestic and foreign agencies, organizations and individuals involved in compliance with requirements for natural disaster management during management, operation and use of mineral mining areas and areas intended for mining of other natural resources; urban areas; tourist attractions, tourism areas; industrial parks; historic sites; rural settlements; disaster management works, traffic works, electric power works, telecommunications works and other technical infrastructural constructions in Vietnam.

Article 3. Definitions

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. “works” include disaster management works, traffic works, electric power works, telecommunications works and other infrastructural constructions.

2. “infrastructural construction items” mean those serving the mining of minerals and other natural resources, industrial production, tourism development, historic site development; houses, technical and social infrastructural constructions within mining areas, areas intended for mining of other natural resources, tourism areas, tourist attractions, historic sites, industrial parks, industrial parks and rural settlements.

3. “works serving prevention and control of riverbank and coastal erosion” include embankments serving bank protection, wave reduction, accretion and river training, and course change.

4. “works serving control of inundation, droughts and saltwater intrusion” mean irrigation infrastructure constructions serving control of inundation, droughts and saltwater intrusion.

5. “storm shelter for fishing boats” means an area limited by the land and waters of the shelter, including breakwaters, sedimentation prevention, channels, mooring posts, mooring buoys, navigation buoys, communications works, warehouses, managing houses and other ancillary works.

6. “specialized system for disaster watchkeeping, warning and monitoring” means a system used for automatic and semi-automatic monitoring and warning of various types of natural disasters and warning of risks of disasters for affected objects.

7. “compliance with requirements for natural disaster management” (hereinafter referred to as “compliance with disaster management requirements”) during management, operation and use of mineral mining areas and areas intended for mining of other natural resources, urban areas, tourism areas, industrial parks, historic sites; tourist attractions; rural settlements; disaster management works, traffic works, electric power works, telecommunications works and other technical infrastructural constructions means activities aimed at ensuring safety of people, works and assets, reducing damage caused by disasters, and not increasing the risks of disasters and new disasters.

Article 4. Rules for compliance with disaster management requirements during management, operation and use of mineral mining areas, areas intended for mining of other natural resources, urban areas, tourism areas, industrial parks, historic sites; tourist attractions; rural settlements and works.

1. Every organization and individual shall comply with the disaster management requirements during management, operation and use of works.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Measures for compliance with disaster management requirements shall be implemented in a harmonious manner using the four on-the-spot motto: leadership on-the-spot, human resources on-the-spot, means and materials on-the-spot, and logistics on-the-spot.

Chapter II

GENERAL PROVISIONS ON COMPLIANCE WITH DISASTER MANAGEMENT REQUIREMENTS DURING MANAGEMENT, OPERATION AND USE OF MINERAL MINING AREAS, AREAS INTENDED FOR MINING OF OTHER NATURAL RESOURCES, URBAN AREAS, TOURISM AREAS, INDUSTRIAL PARKS, HISTORIC SITES; TOURIST ATTRACTIONS; RURAL SETTLEMENTS AND WORKS

Article 5. Disaster management requirements during management, operation and use of mineral mining areas, areas intended for mining of other natural resources, urban areas, tourism areas, industrial parks, historic sites; tourist attractions; rural settlements and works

1. Build, consolidate, provide training and refresher training, provide adequate tools, communication and protective equipment meeting disaster management and search and rescue requirements to forces participating in disaster management.

2. Review, formulate and promulgate internal rules and regulations on management, operation and use of mineral mining areas, areas intended for mining of other natural resources, urban areas, tourism areas, industrial parks, historic sites; tourist attractions; rural settlements and works in compliance with disaster management requirements.

3. Review and complete national standards and national technical regulations on management, operation and use of works and infrastructural construction items in compliance with disaster management requirements.

4. Apply advanced technologies to management, operation and use of mineral mining areas, areas intended for mining of other natural resources, urban areas, tourism areas, industrial parks, historic sites; tourist attractions; rural settlements and works.

5. Provide instructions on, disseminate, provide training in and organize drills for disaster management to officials, employees and communities to enhance the capacity for on-the-spot response and proactively implement disaster management measures.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. Monitor and supervise data on meteorology, hydrology, engineering hydrology and other data on natural disasters within the scope of management; issue warnings about the risk of incidents caused by disasters to works, infrastructural construction items and in the vicinity which are likely to increase the disaster risks.

8. Build, expand and upgrade infrastructure work items; maintain and care works, infrastructural construction items and control the consolidation and upgrading of works in accordance with disaster management requirements and without increasing the risks of disasters and new disasters.

9. Regularly, periodically and irregularly inspect and evaluate the status and disaster management safety level of works and infrastructural construction items:

a) Inspect, detect, prevent and promptly handle situations and activities that increase disaster risks; incidents or the risk of incidents to infrastructure works or items.

b) Inspect, discover and promptly implement measures to respond to the incidents or risks of incidents caused by disasters in the vicinity which are likely to affect mineral mining areas, areas intended for mining of other natural resources, urban areas, tourism areas, industrial parks, historic sites; tourist attractions; rural settlements and works.

c) Determine and make a list of critical areas for disaster management; develop a plan to protect critical areas of works and infrastructural construction items before the annual flood season.

d) When detecting an incident or risk of incident, situation or activity that increases the disaster risk which is beyond the response capacity, proactively and immediately implement response measures to minimize damage and promptly report it to competent agencies and persons for assistance.

11. Formulate and implement a disaster response and recovery plan.

a) Develop, review and approve the disaster response plan in accordance with regulations of law on disaster management.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Organize the implementation of the disaster response plan suitable for natural disaster situations; promptly take disaster recovery measures.

12. Collect and store information and data on disaster management and prepare dossiers on management, operation and use of works and infrastructural work items.

Article 6. Responsibility for compliance with disaster management requirements

1. Responsibilities of supervisory Ministries:

a) Ministers and heads of ministerial agencies shall, within their jurisdiction, formulate and promulgate specific provisions on compliance with disaster management requirements according to Article 5 hereof.

b) Review, formulate and promulgate national standards and national technical regulations on management, operation and use of works and infrastructural construction items under their management which must include disaster management requirements.

c) Organize dissemination of information for the purposes to spread knowledge, skills and measures for disaster management during management, operation and use of mineral mining areas, areas intended for mining of other natural resources, urban areas, tourism areas, industrial parks, historic sites; tourist attractions; rural settlements and works under their management.

d) Inspect the compliance with disaster management requirements during management, operation and use of works and infrastructural construction items under their management.

dd) Determine contents of specific tasks; delegate responsibility to organizations and individuals for management, operation and use of works and infrastructural construction items in compliance with disaster management requirements within the scope of their management.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g) Organize the response to situations and activities that increase disaster risks; incidents and risks of incidents under their management as requested. If beyond the response capacity, report them to the National Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control and the National Committee for Search and Rescue for cooperation.

h) Provide financial resources for activities aimed at complying with disaster management during management, operation and use of mineral mining areas, areas intended for mining of other natural resources, urban areas, tourism areas, industrial parks, historic sites; tourist attractions; rural settlements and works under their management.

2. Responsibilities of People’s Committees at all levels

a) People’s Committees at all levels shall, within their jurisdiction, promulgate specific provisions on compliance with disaster management requirements specified in Article 5 hereof.

b) Organize dissemination of information for the purposes to spread knowledge, skills and measures for disaster management during management, operation and use of mineral mining areas, areas intended for mining of other natural resources, urban areas, tourism areas, industrial parks, historic sites; tourist attractions; rural settlements and works under their management within provinces.

c) Inspect the compliance with disaster management requirements during management, operation and use of works and infrastructural construction items under their management.

d) Determine contents of specific tasks; delegate responsibility to organizations and individuals for compliance with disaster management requirements for management, operation and use of works and infrastructural construction items during management, operation and use of mineral mining areas, areas intended for mining of other natural resources, urban areas, tourism areas, industrial parks, historic sites; tourist attractions; rural settlements and works under their management.

dd) Organize the response to situations and activities that increase disaster risks; incidents and incident risks, and disaster recovery within the scope of their management. If beyond their capacity, report them to the superior People’s Committee or supervisory Ministry.

e) Provincial People’s Committees shall submit a consolidated annual report on critical areas and plan to protect critical areas for disaster management for mineral mining areas and areas intended for mining of other natural resources, urban areas, tourism areas, industrial parks, historic sites; tourist attractions; rural settlements and works under their management to the National Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control and Ministry of Agriculture and Rural Development before the flood season.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Responsibilities of disaster management authorities

a) Supervise, expedite and provide guidelines for compliance with disaster management requirements within their power.

b) Disseminate disaster management requirements during management, operation and use of mineral mining areas, areas intended for mining of other natural resources, urban areas, tourism areas, industrial parks, historic sites; tourist attractions; rural settlements and works.

c) Review, assess and submit a consolidated report on critical areas and plan for protection of critical areas of disaster management works under their management to the supervisory People’s Committee or Ministry of Agriculture and Rural Development.

d) Advise competent authorities or carry out inspection/assessment of status and level of safety of natural disaster management during management, operation and use of works and infrastructural construction items within their power.

dd) Provide technical advice on handling of incidents and risks of incidents that increase disaster risks and disaster recovery at works and infrastructural construction items and in surrounding areas under their management.

4. Responsibilities of organizations and individuals in charge of management, operation and use

a) Comply with all requirements for natural disaster management during management, operation and use of works under their management.

b) Form and consolidate forces, assign disaster management tasks; review, formulate and promulgate internal rules and regulations on management, operation and use of mineral mining areas, areas intended for mining of other natural resources, urban areas, tourism areas, industrial parks, historic sites; tourist attractions; rural settlements and works under their management in compliance with disaster management requirements.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Organize training in disaster management skills; spread adequate knowledge about disasters, disaster impacts, disaster management measures and responsibilities of organizations and individuals for disaster management to officials and employees under their management.

dd) Handle or cooperate in handling situations and activities that increase disaster risks; incidents or incident risks, and in disaster recovery at works and infrastructural construction items under their management. If beyond their capacity, report them to competent authorities/persons.

e) Review and determine critical areas for disaster management; develop a plan to protect critical areas (if any) at works and infrastructural construction items under their management.

g) Submit reports as prescribed or as requested by competent authorities; be subject to inspections and supervision by disaster management authorities.

h) Provide financial resources for activities aimed at complying with disaster management during management, operation and use of mineral mining areas, areas intended for mining of other natural resources, urban areas, tourism areas, industrial parks, historic sites; tourist attractions; rural settlements and works under their management.

Chapter III

SPECIFIC PROVISIONS ON COMPLIANCE WITH DISASTER MANAGEMENT REQUIREMENTS DURING MANAGEMENT, OPERATION AND USE OF DISASTER MANAGEMENT WORKS IN FIELD OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

Article 7. Compliance with disaster management requirements during management of works serving prevention and control of riverbank and coastal erosion

1. Disaster management requirements during management of works serving prevention and control of riverbank and coastal erosion

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Develop and promulgate regulations on management of works serving prevention and control of riverbank and coastal erosion in compliance with disaster management requirements.

c) Formulate, review and approve the disaster response plan according to the Law on Disaster Management; organize disaster management drills; prepare adequate forces, supplies, vehicles, equipment and necessities according to the approved disaster response plan.

d) Put up warning signs in the areas where incidents occur or at risk of incidents; implement measures to ensure safety of works, people and vehicles operating within the scope of management of works serving prevention and control of riverbank and coastal erosion.

dd) Measure and monitor developments, status and basic specifications of works; riverbed, riverbank and shoreline changes; water level, flow, wave, seepage flow and other factors affecting works; monitor disaster developments affecting works for works serving prevention and control of riverbank and coastal erosion.

e) Maintain and care works to ensure their continuous operation; monitor and inspect the repair, reinforcement and upgrading to satisfy the standards on design and construction of works serving prevention and control of riverbank and coastal erosion.

g) Regularly, periodically and irregularly inspect and evaluate the status and disaster management safety level of works serving prevention and control of riverbank and coastal erosion. Discover, prevent and promptly repair damage and handle incidents and incident risks, and activities that increase disaster risks. When detecting an incident or risk of incident or activity that increases the disaster risk which is beyond the response capacity, proactively and immediately implement response measures to minimize damage and promptly report it to the supervisory People’s Committee and supervisory specialized disaster management authority for assistance.

h) Review, assess, determine critical areas and plan to protect critical areas of works serving prevention and control of riverbank and coastal erosion.

i) Organize the implementation of the approved disaster response plan suitable for natural disaster situations and promptly carry out disaster recovery.

k) Establish and store database of floods, storms, tropical depressions, strong wind at sea, water level rise, heavy rains, earthquakes, tsunamis, land subsidence affecting the stability of works and prepare documents on survey, design, works commissioning, repair, reinforcement, maintenance and care; records and reports on periodic inspection and assessment of status; disaster response plan and other relevant documents.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Responsibilities of authorities and organizations managing works serving prevention and control of riverbank and coastal erosion

a) Fully comply with disaster management requirements during management, operation and use of works serving prevention and control of riverbank and coastal erosion as specified in Clause 1 Article 7 hereof.

b) Handle or cooperate in handling activities that increase disaster risks; incidents, incident risks and carrying out disaster recovery at works serving prevention and control of riverbank and coastal erosion. If beyond their capacity, report them to the supervisory People’s Committee and disaster management authority.

c) Review and assess disaster management safety level and a plan to protect critical areas (if any) of works under their management, submit a report thereon to provincial specialized disaster management authorities.

d) Be subject to inspections and supervision by disaster management authorities.

3. Responsibilities of Departments of Agriculture and Rural Development

a) Supervise, expedite, provide guidance on and inspect the implementation of regulations on compliance with disaster management requirements specified in Clause 1 Article 7 hereof.

b) Advise the provincial People’s Committee on delegating responsibility for management of and compliance with disaster management requirements at works serving prevention and control of riverbank and coastal erosion within their provinces.

c) Provide advice on mobilization of resources and organize handling of incidents or incident risks and activities that increase disaster risks, and disaster recovery at works serving prevention and control of riverbank and coastal erosion under their management.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Disseminate disaster management requirements during management of works serving prevention and control of riverbank and coastal erosion within their provinces; provide professional training to forces in charge of works management.

e) Assume other responsibilities for state management of works serving prevention and control of riverbank and coastal erosion under their management.

4. Responsibilities of the Vietnam Disaster Management Authority

a) Provide guidance on compliance with disaster management requirements regarding works serving prevention and control of riverbank and coastal erosion.

b) Annually consolidate results of review and assessment of critical areas at works serving prevention and control of riverbank and coastal erosion nationwide, report them to the Ministry of Agriculture and Rural Development before the flood season for disaster management and recovery.

c) Inspect the compliance with disaster management requirements during management of works serving prevention and control of riverbank and coastal erosion.

d) Assume other responsibilities for state management of disaster management during management of works serving prevention and control of riverbank and coastal erosion within their power.

5. Responsibilities of People’s Committees at all levels

a) Direct organizations and individuals to comply with disaster management requirements; disseminate information on and raise awareness of disaster management during local management of works serving prevention and control of riverbank and coastal erosion.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Organize handling of incidents, incident risks and situations that increase disaster risks, disaster recovery at works serving prevention and control of riverbank and coastal erosion within their power. If beyond the capacity, report them to the supervisory People’s Committee or Ministry of Agriculture and Rural Development for assistance.

d) Provincial People’s Committees shall submit a consolidated annual report on critical areas and plan to protect critical at works serving prevention and control of riverbank and coastal erosion to the National Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control and Ministry of Agriculture and Rural Development before the flood season.

dd) Provide financial resources for activities aimed at compliance with disaster management requirements during management of works serving prevention and control of riverbank and coastal erosion under their management.

e) Organize inspection of implementation of regulations on compliance with disaster management requirements during management of works serving prevention and control of riverbank and coastal erosion under their management.

Article 8. Compliance with disaster management requirements during management, operation and use of flood control systems

1. Disaster management requirements during management, operation and use of flood control systems

a) Monitor the changes to and operation of flood control systems and areas affected by the operation of flood control systems and disasters affecting the safety of flood control system: regularly monitor developments of rains, floods and storms and monitor flood water level, waves and tides affecting the safety of flood control system; patrol and guard according to alarm levels in accordance with regulations of law on flood control systems; carry out topographical and geological surveys of dike routes on which data is not sufficient to serve the assessment of flood control systems; periodically measure and draw fixed cross-sections of rivers; carry out preliminary measurement of riverbed changes; measure beach changes in front of flood control systems; monitor deformation, displacement and seepage of dike sections, dike protection jetties and critical dike culverts.

b) Maintain and care flood control systems; supplement, care and collect supplies reserved for flood preparedness and manage and use supplies reserved for flood preparedness in accordance with regulations of law on flood control systems and guiding documents.

c) Organize the formulation, review, approve within power or request a competent authority to approve and implement the plan for dike protection and protection of critical areas in flood control systems, including the following contents: status of works, anticipated situations, technical solutions, quantity of supplies, vehicles, response forces, mobilization plan or responsibilities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Establish, approve and organize implementation of procedures for operation of works serving flood diversion and flood retardment, dike culverts, spillways, dike-crossing works, pumping stations and navigation locks within safety perimeters of flood control systems. Upon operating works serving flood diversion and flood retardment, dike culverts, spillways, dike-crossing works, pumping stations and navigation locks within safety perimeters of flood control systems, it is required to provide information and warnings to organizations and individuals concerned and local governments in the areas affected by the operation; the operation process shall be fully recorded in a logbook and subject to inspection and supervision.

dd) Inspect, detect and handle risks and incidents threatening safety of flood control systems: regularly inspect and monitor changes to dike conditions; inspect and evaluate the status of flood control systems before the annual flood season, identify critical areas in flood control systems; inspect and assess the status of flood control systems immediately after a warning of heavy rain, flood, storm or the end of a heavy rain, flood or storm; inspect, detect, prevent and promptly handle violations of the law on flood control systems.

If, during the inspection, an incident or high risk of incident or activity that may threatens dike safety is found but beyond the response capacity, proactively and immediately implement response measures to minimize damage and promptly report it to the supervisory People’s Committee and supervisory specialized disaster management authority for assistance.

e) Dike protection: dike protection shall be carried out regularly, especially in flood or stormy season and it is required to promptly carry out rescue when flood control systems is involved in an incident or at risk of an incident; safety of flood control systems in the flood or stormy season must be ensured in accordance with regulations of law on flood control systems and other relevant regulations of law.

g) Establish database of disasters and prepare and retain dossiers on management, operation and use of flood control systems as prescribed. The database of disasters affecting the flood control system and damage caused by disasters to flood control systems must be updated regularly and in each period; dossiers on management, operation and use of flood control systems must be collected, prepared and sufficiently retained (including documents on survey, design, commissioning, repair and upgrading of flood control systems; documents on inspection, maintenance and care of flood control systems; records and reports on assessment of the status of flood control systems; plan for dike protection and protection of critical areas in flood control systems; procedures for operation of works serving flood diversion and flood retardment, dike culverts, spillways, dike-crossing works, pumping stations and navigation locks within safety perimeters of flood control systems and other documents concerning safety of flood control systems).

2. Responsibility for compliance with disaster management requirements of forces in charge of flood management of flood control systems for dike routes from Class III to special class

a) Inspect and monitor changes to dike conditions; keep records and regularly update data on flood control systems and disasters affecting flood control systems.

b) Formulate a plan for dike protection and protection of critical areas in flood control systems; plan to handle incidents happening to flood control systems.

c) Perform other tasks related to compliance with disaster management requirements regarding flood control systems specified in Clause 1 of this Article and law on flood control systems.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Responsibility for compliance with disaster management requirements of specialized agencies advising Departments of Agriculture and Rural Development on state management of flood control.

a) Preside over and cooperate with relevant agencies in directing forces in charge of flood control system management in inspecting and assessing the status of works within provinces; maintain and care flood control systems.

b) Formulate a plan for dike protection and protection of critical areas in flood control systems and perform other tasks related to compliance with disaster management requirements regarding flood control systems within their jurisdiction.

4. Responsibility for compliance with disaster management requirements of Departments of Agriculture and Rural Development

a) Direct specialized agencies in charge of flood control to cooperate with related agencies to organize implementation of disaster management requirements specified in Clause 1 of this Article.

b) Provide guidance on and organize the formulation, review, adjustment, amendment and submission of the plan for dike protection and protection of critical areas of flood control systems for approval.

c) Handle within their power or request a competent authority to promptly handle incidents, incident risks or situations that threaten safety of flood control systems and violations against the law on flood control systems under their management.

d) Submit to the provincial People’s Committee a consolidated annual report on critical areas for disaster management regarding flood control systems before April 30.

dd) Assume other relevant responsibilities for state management of compliance with disaster management requirements during management, operation and use of flood control systems

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Supervise, urge and instruct organizations and individuals to implement regulations on compliance with disaster management requirements during management, operation and use of works related to safety of flood control systems specified in Clause 1 of this Article and law on flood control systems.

b) Supervise and provide local governments with instructions and notify the Ministry of Agriculture and Rural Development for directions on promptly handling incidents, incident risks or situations that threaten safety of flood control systems and violations against the law on flood control systems.

c) Assume other relevant responsibilities for state management of compliance with disaster management requirements during management, operation and use of flood control systems.

6. Responsibilities of People’s Committees at all levels

a) Disseminate information on and raise awareness of compliance with disaster management requirements during management, operation and use of flood control systems.

b) Appraise and approve the plans for dike protection and protection of critical areas in flood control systems within their jurisdiction.

c) Perform the tasks related to assurance of flood control system safety specified in Chapter III on protection and use of flood control systems, Chapter IV on dike protection, Chapter VI on responsibility for state management of flood control systems of the Law on Flood Control Systems and other tasks specified in Clause 1 of this Article within their jurisdiction.

d) Provincial People’s Committees shall submit consolidated annual reports on critical areas for disaster management regarding flood control systems under their management before April 3 to the National Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Ministry of Agriculture and Rural Development before May 15.

dd) Carry out inspection of management, operation and use of flood control systems under their management.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Disaster management requirements

a) Build, consolidate, provide training and refresher training, provide adequate tools, communication and protective equipment meeting disaster management requirements to forces managing and operating irrigation dams, reservoirs, works serving prevention of inundation, droughts and saltwater intrusion.

b) Formulate and promulgate working regulations during with management of works and activities within the scope of management of irrigation dams, reservoirs, works serving prevention of inundation, droughts and saltwater intrusion in accordance with disaster management requirements.

c) Formulate a work protection plan according to the Law on Irrigation and documents providing guidelines for implementation of the Law on Irrigation.

d) Formulate, review, adjust and amend the disaster response plan and emergency response plan according to regulations applicable to irrigation dams and reservoirs. Organize drills and prepare adequate forces, supplies, vehicles, equipment and necessities according to the approved plan.

dd) Establish and implement work operation procedures; promptly provide information and warnings upon operation of works and at the same time take response measures to minimize loss of life and property.

e) Supervise and monitor status of and changes to works; maintain works; control the repair and upgrading of works and irrigation infrastructures according to national standards and national technical regulations on works, do not increase increasing the disaster risks and new disasters.

g) Monitor and supervise disaster developments, provide warnings at critical areas of works and surrounding areas at risks of disaster indicants affecting stability of works and take safety measures.

h) Regularly, periodically and irregularly inspect and evaluate the status and disaster management safety level of irrigation dams, reservoirs, works serving prevention of inundation, droughts and saltwater intrusion. Detect, prevent and promptly handle situations and activities that harm or threaten safety of works, activities that increase disaster risks, incidents or risks of incidents happening to irrigation dams, reservoirs, works serving prevention of inundation, droughts and saltwater intrusion.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

i) Review and assess the post-overflow flood drainage capacity of irrigation reservoirs; make a list of damaged or degraded works that fail to ensure their design capacity and are at risk of unsafety, funding for implementation thereof; assess, determine and make a list of critical areas for disaster management and formulate a plan to protect critical areas before the flood season every year for dams, irrigation reservoirs, works serving prevention of inundation, droughts and saltwater intrusion.

k) Implement the approved disaster and emergency response plans suitable for disaster situations and promptly take disaster recovery measures.

l) Establish disaster database and prepare dossiers on management, operation and use of irrigation dams, reservoirs, works serving prevention of inundation, droughts and saltwater intrusion as prescribed.

2. Responsibility of organizations and individuals in charge of management and operation for compliance with disaster management requirements

a) Comply with all disaster management requirements during management and operation of irrigation dams, reservoirs, works serving prevention of inundation, droughts and saltwater intrusion prescribed in Clause 1 Article 9 hereof.

b) Discover, prevent and promptly impose penalties for violations against the law on disaster management. If beyond their capacity, report them to the local government, specialized regulatory bodies and bodies concerned.

c) Handle or cooperate in handling incidents or incident risks or situations that increase incident risks and carrying out disaster recovery. If beyond their capacity, report them to managers and owners of the works and People’s Committees at all levels.

d) Review and assess disaster management safety level and a plan to protect critical areas (if any) of works under their management, submit a report thereon to provincial specialized disaster management authorities.

dd) Be subject to inspections and supervision by disaster management authorities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Direct their local irrigation authorities to cooperate with related agencies to organize implementation of disaster management requirements specified in Clause 1 Article 9 of this Article and other relevant regulations.

b) Organize training in and dissemination of disaster management requirements during management and operation of irrigation dams, reservoirs, works serving prevention of inundation, droughts and saltwater intrusion within their provinces; provide training in and organize drills for disaster management to authorities and organizations managing and operating works under their management.

c) Provide guidance on and organize the formulation, review, adjustment, amendment and submission of the work protection plan and emergency response plan.

d) Provide advice and guidance on maintenance of works; handle incidents or incident risks and violations against the law on disaster management; carry out disaster recovery at irrigation dams, reservoirs, works serving prevention of inundation, droughts and saltwater intrusion under their management.

dd) Review, assess and submit a consolidated report on critical areas and plan to protect critical areas at irrigation dams, reservoirs, works serving prevention of inundation, droughts and saltwater intrusion 15 days before the flood season.

e) Advise the provincial People’s Committee on delegating responsibility for management of irrigation dams, reservoirs, works serving prevention of inundation, droughts and saltwater intrusion within provinces.

g) Assume other responsibilities for state management of disaster management within the scope of their management.

4. Responsibilities of the Directorate of Water Resources

a) Supervise, expedite and provide guidance on implementation of regulations on compliance with disaster management requirements during management and operation of irrigation dams, reservoirs, works serving prevention of inundation, droughts and saltwater intrusion.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Submit to the Ministry of Agriculture and Rural Development an irrigation work protection plan; measures to ensure safety of and handle incidents happening to irrigation works managed by the Ministry.

d) Submit a consolidated report on results of inspection of safety of irrigation works and reservoirs before the flood season.

dd) Assume other responsibilities for state management of compliance with disaster management requirements during management, operation and use of irrigation dams, reservoirs, works serving prevention of inundation, droughts and saltwater intrusion.

5. Responsibilities of People’s Committees at all levels

a) Disseminate information on and raise awareness of disaster management during management and operation of irrigation dams, reservoirs, works serving prevention of inundation, droughts and saltwater intrusion.

b) Delegate responsibility of regulatory bodies for state management for management and operation of works serving prevention and control of riverbank and coastal erosion under their management.

c) Provide funding for work maintenance; promptly handle incidents or incident risks, carry out disaster recovery and impose penalties for violations against the law on disaster management within the scope of their management. If beyond the capacity, report them to the supervisory People’s Committee, National Steering Committee for Natural Disaster Prevention or Ministry of Agriculture and Rural Development.

d) Provincial People’s Committees shall submit a consolidated annual report on critical areas and plan to protect critical at irrigation dams, reservoirs, works serving prevention of inundation, droughts and saltwater intrusion under its management to the National Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control and Ministry of Agriculture and Rural Development before the flood season.

dd) Inspect the implementation of regulations on compliance with disaster management requirements during management and operation of irrigation dams, reservoirs, works serving prevention of inundation, droughts and saltwater intrusion under their management.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Disaster management requirements during management, operation and use of storm shelters for fishing boats

a) Build, consolidate, provide training and refresher training, provide adequate tools, communication and protective equipment meeting disaster management requirements to forces managing, operating and using storm shelters for fishing boats.

b) Promulgate and make publicly available regulations on management of storm shelters for fishing boats. Publish a list of storm shelters for fishing boats as prescribed by the Law on fisheries.

c) Formulate, review, adjust and amend the disaster response and search and rescue plan and anchored boat arrangement plan. Organize drills and prepare adequate forces, supplies, vehicles, equipment and necessities according to the approved plan.

d) Monitor, supervise and provide information and timely warnings about disasters; display storm or tropical depression signal upon occurrence of a disaster according to regulations; notify information about channels, buoys, signals and wharf safety to fishing boats entering and exiting storm shelters; current conditions of fishing boats anchored at storm shelters.

dd) Monitor the status of storm shelters; maintain, care and control the repair and upgrading of storm shelters for fishing boats according to technical standards and national technical regulations on works without increasing the risks of disasters and new disasters.

e) Periodically and irregularly inspect and evaluate the status and disaster management safety level of works of storm shelters for fishing boats. Discover, prevent and promptly impose penalties for violations against the law on disaster management, activities that increase risks of disasters, incidents or risks of incidents happening to storm shelters for fishing boats.

When detecting an incident or risk of incident or activity that increases the disaster risk which is beyond the response capacity, immediately implement response measures to minimize damage and promptly report it to the competent authority or person for assistance.

g) Review, assess, determine and make a list of critical areas for disaster management and plan to protect critical areas of storm shelters for fishing boats.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

i) Establish disaster database and dossiers on management, operation and use of storm shelters for fishing boats as prescribed.

2. Responsibilities of organizations and individuals managing, operating and using storm shelters for fishing boats

a) Comply with all disaster management requirements during management and operation of storm shelters for fishing boats prescribed in Clause 1 Article 10 hereof.

b) Keep a logbook of operating status, technical conditions and equipment of storm shelters for fishing boats.

c) Discover, prevent and promptly handle incidents or incident risks; situations that increase disaster risks and violations against the law on disaster management and carry out disaster recovery. If beyond the capacity, report them to the supervisory People’s Committee and relevant agencies for assistance.

dd) Inventory fishing boats anchored at shelters before a storm or tropical depression hits; obey the order to request or force fishermen so as to ensure safety and move them to a safe place in case of an emergency.

e) Be subject to inspections and supervision by disaster management authorities.

3. Responsibilities of Departments of Agriculture and Rural Development

a) Organize training in and dissemination of disaster management requirements during management and operation of storm shelters for fishing boats within their provinces; provide training in and organize drills for disaster management to authorities and organizations managing and operating works under their management.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Provide advice and guidance on maintenance and care of storm shelters for fishing boats; handle incidents or incident risks and violations against the law on disaster management; carry out disaster recovery at storm shelters for fishing boats under their management.

d) Review, assess and submit a consolidated report on critical areas and plan for protection of critical areas of storm shelters for fishing boats to the supervisory People’s Committee or Ministry of Agriculture and Rural Development 15 days before the flood season.

dd) Advise the provincial People’s Committee on delegating responsibility for state management of storm shelters for fishing boats within provinces.

e) Assume other responsibilities for state management of disaster management during management, operation and use of storm shelters for fishing boats under their management.

4. Responsibilities of the Directorate of Fisheries

a) Supervise, expedite and provide guidance on implementation of regulations on compliance with disaster management requirements during management, operation and use of storm shelters for fishing boats specified in Clause 1 of this Article and law on fisheries.

b) Provide professional training in management of storm shelters for fishing boats as prescribed by law.

c) Consolidate and report results of inspection of disaster management safety level of storm shelters for fishing boats.

d) Assume other responsibilities for state management of disaster management during management, operation and use of storm shelters for fishing boats under their management.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Disseminate information on and raise awareness of disaster management during management, operation and use of storm shelters for fishing boats within their provinces.

b) Delegate responsibility for state management of management, operation and use of storm shelters for fishing boats.

c) Provide funding for work maintenance and care; promptly handle incidents or incident risks, impose penalties for violations against the law on disaster management and carry out disaster recovery within the scope of their management. If beyond their capacity, report them to competent authorities/persons for assistance.

d) Provincial People’s Committees shall submit a consolidated annual report on critical areas and plan to protect critical at storm shelters for fishing boats under their management to the National Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control and Ministry of Agriculture and Rural Development before the flood season.

dd) Inspect and impose penalties for violations against regulations on compliance with disaster management requirements at storm shelters for fishing boats under their management.

Article 11. Compliance with disaster management requirements during management, operation and use of specialized systems for disaster watchkeeping, warning and monitoring.

1. Disaster management requirements during management of specialized systems for disaster watchkeeping, warning and monitoring

a) Build, consolidate, provide training and refresher training, provide adequate tools, communication and protective equipment meeting disaster management requirements to forces managing, operating and using specialized systems for disaster watchkeeping, warning and monitoring.

b) Formulate and promulgate regulations on management and use and procedures for operation of specialized systems for disaster watchkeeping, warning and monitoring.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Formulate, adjust and approve the disaster response plan according to the Law on Disaster Management; organize drills according to the disaster response plan; prepare adequate forces, supplies, vehicles, equipment and necessities according to the approved disaster response plan.

dd) Measure and monitor the status and basic specifications of specialized systems for disaster watchkeeping, warning and monitoring; inspect, detect and respond to damage and interrupted supply of information, and at the same time take response measures to maintain the operation of the systems.

e) Carry out maintenance and care to ensure capacity of the systems; monitor and inspect the repair and upgrading to satisfy the standards on design and installation of specialized systems for disaster watchkeeping, warning and monitoring.

g) Regularly, periodically and irregularly inspect and evaluate the status and disaster management safety level of specialized systems for disaster watchkeeping, warning and monitoring. Discover, prevent and promptly repair damage and handle incidents and incident risks. When detecting a incidents or risk of incident or interrupted supply of information, proactively and immediately implement response measures; if beyond the response capacity, promptly report it to the supervisory People’s Committee and supervisory specialized disaster management authority for assistance.

h) Annually review, assess and determine critical areas and plan to protect critical areas of specialized systems for disaster watchkeeping, warning and monitoring.

i) Organize the implementation of the approved disaster response plan suitable for natural disaster situations and promptly carry out disaster recovery.

k) Prepare and retain dossiers on survey, design, commissioning, repair, maintenance and care; records and reports on periodic inspection and assessment of current status; disaster response plan and other relevant documents.

l) Apply advanced technologies to management of specialized systems for disaster watchkeeping, warning and monitoring.

2. Responsibilities of authorities and organizations managing specialized systems for disaster watchkeeping, warning and monitoring

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Handle or cooperate in handling activities that increase disaster risks; incidents, incident risks and carrying out disaster recovery with respect to specialized systems for disaster watchkeeping, warning and monitoring. If beyond the capacity, report them to the supervisory People’s Committee and disaster management authority.

c) Review and assess disaster management safety and formulate a plan to protect specialized system for disaster watchkeeping, warning and monitoring, and report it to a competent authority as prescribed.

d) Be subject to inspections and supervision by disaster management authorities.

3. Responsibilities of Departments of Agriculture and Rural Development

a) Advise provincial People’s Committees to assign People’s Committees of districts and communes to protect disaster watchkeeping, warning and monitoring stations within provinces.

b) Cooperate in carrying out operation, inspection, care, repair and upgrading of specialized systems for disaster watchkeeping, warning and monitoring.

c) Promptly operate systems as assigned to provide disaster warnings to the people.

d) Annually review, assess and submit a consolidated report on critical areas and plan to ensure safety of specialized systems for disaster watchkeeping, warning and monitoring under their management to the provincial People’s Committee 15 days before the flood season.

dd) Disseminate disaster management requirements during management of specialized systems for disaster watchkeeping, warning and monitoring within their provinces; provide professional training to forces managing the systems.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Responsibilities of the Vietnam Disaster Management Authority

a) Supervise, expedite and provide guidance on the implementation of disaster management requirements with respect to specialized systems for disaster watchkeeping, warning and monitoring.

b) Inspect the implementation of regulations on compliance with disaster management requirements during management of specialized systems for disaster watchkeeping, warning and monitoring.

c) Submit to the Ministry of Agriculture and Rural Development plans for disaster response and protection of specialized systems for disaster watchkeeping, warning and monitoring.

d) Advise the Ministry of Agriculture and Rural Development to provide funding for management, operation and maintenance of the systems, such as inspection, care, repair and replacement of equipment, maintenance of normal operation of the specialized systems for disaster watchkeeping, warning and monitoring which are assigned to manage.

dd) Assume other responsibilities for state management of disaster management during management and operation of specialized systems for disaster watchkeeping, warning and monitoring within their power.

5. Responsibilities of People’s Committees at all levels

a) Direct organizations and individuals to comply with disaster management requirements; disseminate information on and raise awareness of disaster management during management and operation of specialized systems for disaster watchkeeping, warning and monitoring within provinces.

b) Delegate responsibilities of regulatory bodies at all levels for management of specialized systems for disaster watchkeeping, warning and monitoring under their management.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Provincial People’s Committees shall submit a consolidated annual report on status and plan for protection of specialized systems for disaster watchkeeping, warning and monitoring under their management to the National Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control and Ministry of Agriculture and Rural Development.

dd) Provide financial resources for activities aimed at compliance with disaster management requirements during management and operation of specialized systems for disaster watchkeeping, warning and monitoring under their management.

e) Inspect the implementation of regulations on compliance with disaster management requirements during management and operation of specialized systems for disaster watchkeeping, warning and monitoring under their management.

Chapter IV

IMPLEMENTATION CLAUSE

Article 12. Effect

1. This Circular comes into force from December 10, 2021.

2. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be promptly reported in writing to the Ministry of Agriculture and Rural Development for consideration and resolution./.

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

PP. THE MINISTER
THE DEPUTY MINISTER




Nguyen Hoang Hiep

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 13/2021/TT-BNNPTNT ngày 27/10/2021 quy định về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng các khu khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, đô thị, du lịch, công nghiệp, di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực, viễn thông và hạ tầng kỹ thuật khác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.336

DMCA.com Protection Status
IP: 3.16.81.8
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!