THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 146/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 23 tháng 02 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH QUỐC GIA ỨNG PHÓ SỰ CỐ CHẤT THẢI GIAI ĐOẠN 2023 -
2030
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày
19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày
17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ
Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định về tổ
chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo
vệ môi trường;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch quốc
gia ứng phó sự cố chất thải giai đoạn 2023-2030.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký ban hành.
Điều 3. Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên
tai và Tìm kiếm cứu nạn, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan, chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ
tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN;
- BCĐ Trung ương về Phòng, chống thiên tai;
- Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam;
- Các thành viên UBQGƯPSCTT&TKCN;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, NN, CN;
- Lưu: VT, NC (2).
|
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Trần Lưu Quang
|
KẾ HOẠCH
QUỐC
GIA ỨNG PHÓ SỰ CỐ CHẤT THẢI GIAI ĐOẠN 2023-2030
(Kèm theo Quyết định số 146/QĐ-TTg
ngày 23 tháng 02 năm 2023
của Thủ tướng Chính phủ)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Đảm bảo sự chỉ đạo tập trung, thống
nhất trong quản lý nhà nước về ứng phó khắc phục sự cố chất
thải; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, ứng phó, khắc phục hậu quả kịp
thời; phối hợp chặt chẽ các cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương
trong việc huy động, sử dụng các nguồn lực ứng phó, khắc
phục hậu quả khi xảy ra sự cố chất thải.
- Vận dụng, thực hiện tốt phương châm
“4 tại chỗ”, chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả nhanh; xây dựng hệ thống tổ chức
đủ năng lực ứng phó, khắc phục hậu quả, giảm thiểu thấp nhất
thiệt hại về con người, kinh tế, xã hội và môi trường.
- Tăng cường trao đổi, hợp tác quốc tế về cảnh báo sớm, phòng ngừa
các sự cố chất thải xuyên biên giới.
2. Mục tiêu cụ thể
- Tăng cường
năng lực giám sát nguy cơ sự cố chất thải tại các khu sản xuất kinh doanh dịch
vụ tập trung, khu kinh tế, cụm công nghiệp, làng nghề; trong hoạt động khai
thác, chế biến khoáng sản, lưu giữ chất thải nguy hại...
- Chủ động
nghiên cứu, đánh giá, xây dựng Kế hoạch
ứng phó sự cố chất thải phù hợp với vùng, miền, Tổ chức huấn luyện, diễn tập định
kỳ, sẵn sàng lực lượng, phương tiện ứng phó kịp thời, hiệu quả các tình huống xảy
ra. Đầu tư mua sắm trang thiết bị, phương tiện, vật tư chuyên dụng để nâng cao năng lực ứng phó, khắc phục hậu quả.
II. DỰ BÁO CÁC TÌNH HUỐNG CƠ BẢN
1. Sự cố chất thải rắn thông thường (CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp...)
Tình huống: Do công trình xử lý, lưu giữ gặp sự cố gây hư hỏng kết hợp với
mưa, bão, lũ bất thường làm tràn đổ, rò rỉ chất thải ra môi trường.
2. Sự cố chất thải rắn nguy hại (chất
thải y tế nguy hại dạng rắn, chất thải nguy hại dạng rắn)
Tình huống: Do thời gian sử dụng lâu
ngày, tại hồ chứa quặng đuôi, Nhà máy khai thác và sản xuất quặng xuống cấp, kết
hợp với mưa, lũ kéo dài, thân đập hồ chứa quặng đuôi bị vỡ, làm quặng đuôi tràn
ra môi trường.
3. Sự cố chất thải
lỏng (bùn thải, nước thải)
- Tình huống 1:
Do mưa, bão bất thường làm đập hồ chứa nước thải chưa qua xử lý của Nhà máy xử
lý nước thải bị sạt lở thân đập, nước thải chảy ra môi trường
và khu vực dân cư.
- Tình huống 2: Trong quá trình lưu giữ, vận chuyển chất thải chưa qua xử lý các phương tiện vận chuyển
bị tai nạn đâm, va làm lật, đổ, bục, vỡ bồn chứa, nước thải chảy ra môi trường, khu vực dân cư, gây ô nhiễm môi trường
và sức khỏe của người dân.
4. Sự cố chất thải khí (khí thải)
Tình huống: Do sự cố cháy kho chứa chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại, chất thải có
chứa các chất POP (cháy dầu thải chứa PCB phát tán hóa chất
độc, khói độc từ nhà kho bay ra môi trường mang theo hàm lượng CO2, NO, SO2,HCl, NO2...).
III. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG
PHÓ VÀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ SỰ CỐ
1. Biện pháp phòng
ngừa
- Kiện toàn tổ chức chỉ đạo, chỉ
huy đi đôi với kiện toàn lực lượng chuyên trách, lực lượng kiêm
nhiệm, thực hiện nhiệm vụ quản lý, phòng ngừa ứng phó, khắc phục sự cố chất thải.
- Rà soát, kiểm tra, thanh tra, xử lý
nghiêm các khu công nghiệp, chế xuất, nhà máy, làng nghề...vi
phạm quy định về quản lý, xử lý chất thải. Nâng cao năng lực
quan trắc, cảnh báo, thông báo, báo động sự cố từ Trung
ương đến địa phương.
- Tăng cường hợp tác đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; trao đổi
thông tin, học tập kinh nghiệm về dự báo, cảnh báo, ứng phó, khắc
phục sự cố chất thải.
- Đầu tư mua sắm trang, thiết bị, vật
tư để nâng cao năng lực phòng ngừa, ứng phó cho các lực lượng
từ Trung ương đến địa phương.
- Chỉ đạo xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải
sát thực tế với vùng, miền, địa phương. Tổ chức tập huấn, huấn luyện kỹ năng nghiệp vụ cho lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm, tổ chức diễn tập,
hội thao; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức,
trách nhiệm cho các cấp, các ngành và cộng đồng trong phòng ngừa, ứng phó, khắc
phục hậu quả sự cố, thảm họa chất thải.
- Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp,
hiệp đồng giữa các bộ, ngành và địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác phòng ngừa,
ứng phó, khắc phục sự cố, thảm họa chất thải.
2. Biện pháp ứng
phó, khắc phục hậu quả
a) Tiếp nhận thông tin, đánh giá tình hình sự cố
- Tổ chức quan sát, giám sát, tiếp nhận
thông tin và cảnh báo, thông báo, báo động kịp thời sự cố chất thải trên các phương tiện thông tin đại chúng đến các cấp, các ngành và cộng
đồng.
- Tăng cường chế độ ứng trực, chủ động
nắm chắc tình hình, đánh giá, kết luận, xác định phương án ứng phó kịp thời, hiệu
quả.
- Đánh giá sơ bộ về phạm vi, đối tượng
và mức độ tác động đối với môi trường đất, nước, không khí, con người và sinh vật.
b) Thiết lập Sở chỉ huy ứng phó
- Sở chỉ huy cơ bản
+ Địa điểm: Số
8, đường Sân Golf, phường Phúc Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
+ Thành phần, gồm: Lãnh đạo Ủy ban Quốc
gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn; Lãnh đạo các Bộ: Quốc phòng; Công an; Tài
nguyên và Môi trường; Công Thương; Giao thông vận tải; Ngoại
giao; y tế; Khoa học và Công nghệ.
+ Nhiệm vụ: Chỉ huy, chỉ đạo các lực
lượng tham gia ứng phó, khắc phục thảm họa sự cố chất thải kịp thời, hiệu quả.
- Sở chỉ huy tại hiện trường
+ Địa điểm: Nơi xảy ra sự cố.
+ Thành phần: Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; đại diện
các sở, ban, ngành do lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực
tiếp chỉ huy, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả (Trường hợp cần thiết có sự
tham gia, chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn; Lãnh đạo thuộc các bộ, ngành liên quan).
+ Nhiệm vụ: Đánh giá, kết luận tình
hình, xác định phương án ứng phó, khắc phục hậu quả; báo cáo kết quả về Sở chỉ
huy cơ bản để cập nhật tình hình và kịp thời chỉ đạo.
c) Biện pháp ứng phó
- Tổ chức sơ tán tài sản, phương tiện
và nhân dân: Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo lực lượng tại chỗ của tỉnh (Bộ
Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, các cơ quan chức năng của tỉnh...) phối hợp
với chính quyền địa phương và nhân dân nơi xảy ra sự cố
nhanh chóng sơ tán người, phương tiện và tài sản ra khỏi
khu vực xảy ra sự cố, phong tỏa hiện trường, kịp thời
thông tin, định hướng dư luận.
- Ngăn chặn nguồn chất thải ra môi
trường, cụ thể:
+ Sự cố chất thải rắn thông thường
(CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp...): Sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ để
hạn chế, không cho chất thải phát tán ra ngoài môi trường, kịp thời triển khai
đắp bờ, đào rãnh ngăn, bể chứa,.., không cho đất, đá thải trôi ra môi trường.
+ Sự cố chất thải lỏng (bùn thải, nước thải): Dừng phát tán chất thải, kịp thời triển khai bịt
lấp thân đập bị vỡ bằng các vật liệu tại chỗ (bao đất, bao cát hoặc vật liệu sẵn có tại hiện trường), sử dụng hệ thống
bơm để hút toàn bộ nước thải thu về bể chứa, hồ chứa...
+ Sự cố chất thải khí (khí thải): Sử
dụng công nghệ, như: Hấp thụ bằng các vật liệu hấp thụ tương ứng phù hợp như
dung dịch kiềm, nước; hấp thụ bằng các vật liệu hấp thụ như than hoạt tính, geolit...; xử lý khí thải bằng công nghệ UV để xử lý các loại khí độc (Hydrogen
sulfide, Mercaptans, Sulfide, Amoniac) hoặc xử lý khí thải bằng công nghệ
Plasma nhằm giảm nồng độ bụi trong không khí, loại bỏ khí
độc hại...
- Đánh giá mức độ ô nhiễm và triển khai
các biện pháp khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại (nếu
có); làm sạch nguồn nước bằng chất Oxy hóa khử, như: Clo,
Kali pemangnat, Clorat canxi, Bicromat
kali, Dioxit clo, Hypoclorit canxi... hoặc sử dụng vi sinh để xử lý nước thải (phương pháp sinh học), sử dụng các loại vi sinh vật để
khử các chất hữu cơ độc hại.
d) Khắc phục hậu quả, phục hồi môi trường sau sự cố, thảm họa
- Tổ chức lực lượng, phương tiện thu
gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải đúng quy định.
- Phục hồi môi trường sau sự cố: Quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường, tổng hợp báo cáo
và đưa nhân dân trở lại sinh sống.
3. Lực lượng,
phương tiện ứng phó
a) Bộ Quốc phòng: Trung tâm ứng
cứu sự cố hóa chất độc, phóng xạ hạt nhân
khu vực miền Bắc, miền Trung và miền Nam; Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu
vực miền Bắc và miền Trung; Trung tâm huấn luyện chó nghiệp
vụ tìm kiếm cứu nạn; các quân khu, quân đoàn, quân binh chủng,
học viện, nhà trường.
b) Bộ Công an: Các đơn vị: Phòng cháy
chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Cảnh sát giao thông; Cảnh
sát cơ động; Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Cục Y tế; Cơ quan Cảnh
sát Điều tra các cấp; Trung tâm huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ.
c) Bộ Công Thương: Cục Kỹ thuật an
toàn và Môi trường công nghiệp; Trung tâm Y tế môi trường lao
động Công Thương; Trung tâm Dữ liệu và Hỗ trợ ứng phó sự cố hoá chất.
d) Bộ Giao thông vận tải: Trung tâm Phối
hợp tìm kiếm cứu nạn
Hàng hải Việt Nam; Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn
Hàng không Việt Nam.
đ) Bộ Y tế: Hệ thống các Bệnh viện,
các cơ sở khám và điều trị bệnh; Trung tâm Y tế dự phòng; các Đội Y tế cơ động
và Trung tâm Cấp cứu 115.
e) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Sở Tài
nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Sở Y tế; hệ thống các Bệnh viện trên địa
bàn tỉnh; Công ty Môi trường và Đô thị.
4. Phân cấp ứng phó
a) Ứng phó sự cố
chất thải cấp quốc gia: Do Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tham mưu giúp Thủ tướng Chính phủ và trực tiếp chỉ đạo, điều
hành ứng phó, khắc phục hậu quả.
b) Ứng phó sự cố
chất thải cấp tỉnh: Do Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo các Lực
lượng ứng phó, khắc phục hậu quả.
c) Ứng phó sự cố
chất thải cấp huyện, cấp cơ sở: Do Ủy ban
nhân dân cấp huyện, chủ cơ sở trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo lực
lượng ứng phó, khắc phục hậu quả.
5. Ban hành Kế hoạch
ứng phó sự cố chất thải.
a) Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xây dựng
Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố chất thải.
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành
Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải cấp huyện.
c) Chủ dự án đầu
tư, cơ sở có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố
chất thải phù hợp với nội dung phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo
cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy phép môi trường.
d) Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện được
xây dựng, ban hành theo chu kỳ 05 năm và được cập nhật, điều
chỉnh, bổ sung hàng năm, khi có sự thay đổi các điều kiện
dẫn đến thay đổi về nội dung, làm tăng quy mô, vượt quá khả năng ứng phó
so với phương án trong Kế hoạch.
IV. NHIỆM VỤ CÁC BỘ,
NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG
1. Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn
- Chủ trì, giúp Thủ tướng Chính phủ
chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch quốc gia ứng
phó sự cố chất thải; kiểm tra, đôn đốc việc chuẩn bị và sẵn
sàng tổ chức ứng phó sự cố; tổ chức huấn luyện, diễn tập ứng
phó sự cố chất thải.
- Chủ trì, phối
hợp với các bộ, ngành và địa phương tổ chức ứng phó sự cố chất thải cấp quốc
gia; tham mưu cho Chính phủ về việc đầu tư mua sắm trang thiết bị, vật tư
chuyên dụng và chỉ đạo công tác tổ chức đào tạo, huấn luyện, diễn tập ứng phó sự cố chất thải.
- Trường hợp vượt quá khả năng ứng
phó của các lực lượng trong nước, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia
Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn chủ trì, phối
hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tham mưu, đề xuất Thủ
tướng Chính phủ xem xét quyết định việc yêu cầu trợ giúp quốc tế.
2. Bộ Quốc phòng
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương hướng dẫn xây dựng, tổ chức lực lượng ứng
phó; đề xuất Chính phủ đầu tư mua sắm trang thiết bị, vật tư chuyên dụng để
nâng cao năng lực ứng phó cho các lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm và các đơn
vị có liên quan, sẵn sàng ứng phó sự cố chất thải cấp quốc
gia.
- Chỉ đạo các quân khu, cơ quan quân
sự địa phương các cấp tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện tốt công tác
phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải.
- Hàng năm tổ chức tập huấn, huấn luyện,
diễn tập, đào tạo lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm; phối hợp và làm tốt công tác truyền thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về
bảo vệ môi trường.
3. Bộ Công an
- Chủ trì, chỉ đạo cơ quan Cảnh sát
phòng, chống tội phạm môi trường, Cảnh sát phòng cháy, chữa
cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cảnh sát điều tra các cấp, Công an các
đơn vị, địa phương sẵn sàng tham gia ứng phó sự cố chất thải theo yêu cầu của cơ quan, cấp có thẩm quyền.
- Chỉ đạo và bảo đảm an ninh chính trị,
trật tự, an toàn xã hội khu vực xảy ra sự cố; điều tra, làm rõ nguyên nhân gây
ra sự cố theo quy định của pháp luật.
- Định kỳ tổ chức tập huấn, huấn luyện,
diễn tập, đào tạo lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm ứng phó sự cố chất thải (lồng ghép xây dựng kế hoạch, tập huấn, huấn luyện, diễn tập
trong các kế hoạch khác của Bộ); phối hợp và làm tốt công
tác truyền thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, tham
mưu cho Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ứng phó sự cố chất thải; xây dựng và hoàn thiện đồng bộ hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật, hướng dẫn triển khai có hiệu quả Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
- Phối hợp với Bộ Quốc phòng tham mưu
Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên
tai và Tìm kiếm cứu nạn tổ chức hoạt động ứng phó sự cố môi
trường cấp quốc gia, do chất thải gây ra; hướng dẫn kỹ thuật phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải nhằm bảo đảm thống
nhất trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
- Phối hợp với các bộ, ngành, địa
phương hướng dẫn việc xác định thiệt hại về người, tài sản và môi trường; hướng
dẫn các địa phương khắc phục hậu quả, phục hồi môi trường
sau sự cố.
- Chủ trì, phối
hợp các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh tổ chức các hoạt động truyền thông, tuyên truyền về sự cố chất
thải, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường.
- Phối hợp với các bộ, ngành và địa
phương tổ chức tập huấn, diễn tập, đào tạo lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm
(lồng ghép xây dựng kế hoạch, tập huấn, diễn tập công tác ứng
phó sự cố chất thải trong kế hoạch khác của Bộ).
- Tổ chức thực hiện chương trình quan
trắc môi trường quốc gia gồm chương trình quan trắc môi trường sông và hồ liên
tỉnh, biển, vùng kinh tế trọng điểm, các khu vực có tính chất liên vùng, liên tỉnh,
môi trường xuyên biên giới và môi trường tại các vùng có
tính đặc thù.
- Chỉ đạo thực hiện dự báo, cảnh báo,
cung cấp đầy đủ, kịp thời các bản tin dự báo, cảnh báo sự cố, thiên tai liên
quan đến khí tượng, thủy văn, hải văn cho Ủy ban Quốc gia Ứng
phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn,
các bộ, ngành, địa phương và phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.
5. Bộ Công Thương
- Chủ trì, tham mưu Ủy ban Quốc gia Ứng
phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tổ
chức hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố chất thải
cấp quốc gia do rò rỉ, phát tán hóa chất độc trong lĩnh vực công nghiệp.
- Chỉ đạo các đơn vị trong ngành Công Thương tổ chức đào tạo, huấn luyện, tập huấn, diễn tập
cho lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm (lồng ghép xây dựng kế hoạch, tập huấn, diễn tập ứng phó sự cố chất thải trong kế hoạch khác của Bộ); phối hợp và làm tốt công tác truyền thông, tuyên
truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành
và địa phương hướng dẫn các cơ quan, đơn vị và địa phương về phòng ngừa, ứng
phó, khắc phục hậu quả sự cố chất thải do rò rỉ, phát tán
hóa chất độc trong lĩnh vực công nghiệp.
6. Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn
Hướng dẫn, chỉ đạo ứng phó, khắc phục
hậu quả sự cố chất thải trong phạm vi quản lý; tổ chức tập huấn, diễn tập,
tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về ứng phó, khắc phục sự cố chất thải và bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nông
nghiệp và phát triển nông thôn.
7. Bộ Giao thông vận tải
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, các bộ, ngành và địa phương triển khai các phương án về
sử dụng hạ tầng giao thông, các trang thiết bị, phương tiện,
vật tư vận tải trong phạm vi phụ trách tham gia ứng phó sự
cố môi trường theo chỉ đạo của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự
cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ,
ngành, địa phương liên hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật về bảo vệ môi trường với các phương tiện tham gia giao thông.
- Cử cán bộ tham gia tập huấn, diễn tập
nâng cao trình độ năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác ứng phó sự
cố chất thải.
8. Bộ Y tế
- Quy định chi tiết việc phân loại,
thu gom, lưu giữ và quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế.
- Chỉ đạo, tăng cường công tác phòng
ngừa ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế trong phạm
vi khuôn viên cơ sở y tế.
- Nghiên cứu, đánh giá các nguy cơ
lây nhiễm đối với chất thải y tế và xây dựng các biện pháp phòng ngừa tương ứng.
- Cử cán bộ tham gia tập huấn, diễn tập
nâng cao trình độ năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác ứng phó sự
cố chất thải.
9. Bộ Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì, tham
mưu cho Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm
cứu nạn tổ chức hoạt động, tham gia ứng phó sự cố liên quan đến chất thải phóng
xạ cấp quốc gia do kinh doanh, vận chuyển, rò rỉ chất
phóng xạ.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành
và địa phương hướng dẫn công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố liên quan đến chất thải
phóng xạ do kinh doanh, vận chuyển, rò rỉ chất phóng xạ.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành
và địa phương tổ chức nghiên cứu đề xuất ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến
trong công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố chất thải phóng xạ.
- Cử cán bộ tham gia tập huấn, diễn tập
nâng cao trình độ năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác ứng
phó sự cố chất thải phóng xạ.
10. Bộ Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức
năng tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho toàn dân về
phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải.
- Chủ trì, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc quyền phối hợp với các bộ, ngành và địa
phương tổ chức bảo đảm thông tin liên lạc, phục vụ công
tác chỉ đạo, điều hành các hoạt động ứng phó, tìm kiếm cứu nạn.
11. Bộ Ngoại giao
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức
năng có thẩm quyền phối hợp, giải quyết thủ tục cho đơn vị ứng phó sự cố chất
thải của Việt Nam tham gia hỗ trợ quốc tế và lực lượng hỗ trợ ứng phó của nước ngoài tham gia hỗ trợ ứng phó tại Việt Nam.
- Chỉ đạo Sở Ngoại vụ các địa phương giáp
biên giới tham mưu và giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về
công tác ngoại vụ và công tác biên giới lãnh thổ quốc gia ở từng địa phương về ứng
phó sự cố chất thải xuyên quốc gia.
- Trao đổi thông tin, yêu cầu phối hợp
hoặc đề nghị trợ giúp ứng phó sự cố chất thải xảy ra ở nước
ngoài ảnh hưởng đến Việt Nam hoặc sự cố chất thải ở Việt
Nam ảnh hưởng đến nước ngoài.
12. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành
và địa phương trong công tác thẩm định nguồn vốn và khả
năng cân đối vốn đối với các dự án đầu tư công phục vụ nhiệm vụ phòng ngừa, ứng
phó sự cố chất thải theo quy định của pháp
luật.
- Hướng dẫn các bộ, ngành và địa phương xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, làm cơ
sở để các bộ, ngành và địa phương triển khai thực hiện Kế
hoạch quốc gia ứng phó sự cố chất thải.
13. Bộ Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành
liên quan tổng hợp, bố trí kinh phí thường xuyên thực hiện
nhiệm vụ ứng phó sự cố chất thải, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định
theo phân cấp ngân sách hiện hành, quy định tại Luật Ngân sách nhà nước và các
văn bản hướng dẫn.
- Trên cơ sở đề nghị của Bộ Quốc
phòng, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bộ Tài chính ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành định mức, trình tự, thủ
tục chi trả cho các hoạt động chuẩn bị ứng phó, tổ chức ứng phó sự cố và cải tạo,
phục hồi môi trường sau sự cố.
14. Bộ Xây dựng
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành
và địa phương hướng dẫn các quy hoạch, kế hoạch, chương
trình bảo vệ môi trường, quản lý nhà nước về cấp nước, thoát nước và
xử lý nước thải đô thị, khu dân cư nông thôn và khu công nghiệp; quản lý xây dựng
hạ tầng kỹ thuật thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải rắn và triển khai thực hiện
hiệu quả trong lĩnh vực thuộc bộ quản lý theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền
văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, quản lý nhà nước về cấp nước,
thoát nước và xử lý nước thải đô thị, khu dân cư nông thôn
và khu công nghiệp; quản lý xây dựng hạ tầng kỹ thuật thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải rắn
trong lĩnh vực thuộc bộ quản lý.
- Cử cán bộ tham gia tập huấn, diễn
tập nâng cao trình độ năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác ứng phó sự cố chất thải.
15. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương (cấp tỉnh)
Thực hiện theo quy định tại Nghị định
số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Luật Bảo vệ môi trường, cụ thể:
- Chủ trì, chỉ đạo, tổ chức, triển
khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố chất thải; xây dựng
Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải cấp tỉnh theo quy định.
- Tổ chức quản lý chất thải trên địa
bàn tỉnh; phân công trách nhiệm quản lý cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường và phân cấp quản lý cho Ủy ban nhân dân cấp dưới về quản lý chất thải theo quy định; quy định giá cụ thể được tính đúng, tính đủ đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử
lý chất thải; ban hành các cơ chế,
chính sách ưu đãi, hỗ trợ để khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư và
cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển và đầu tư cơ sở xử lý chất
thải phù hợp với đặc thù và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương; chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm
pháp luật về quản lý chất thải trên địa bàn.
- Tổ chức thực hiện chương trình quan
trắc chất lượng môi trường trên địa bàn quản lý và có trách nhiệm công khai
thông tin cho cộng đồng theo các hình thức về công khai thông tin; làm tốt công
tác truyền thông, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải tại địa phương.
- Xây dựng lực lượng ứng phó sự cố chất
thải, bảo đảm nguồn nhân lực, phương tiện, trang thiết bị ứng phó sự cố và sẵn sàng tham gia ứng phó sự cố chất thải trên
địa bàn.
- Chỉ đạo, tổ chức và huy động các lực
lượng có liên quan ứng phó sự cố chất thải trên địa bàn; đánh giá, xác định thiệt
hại, hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý, yêu cầu chủ cơ sở gây ra sự cố chất thải bồi thường
thiệt hại theo quy định của pháp luật,
- Tổ chức tập huấn, huấn luyện và diễn
tập về ứng phó sự cố chất thải tại địa phương (cho phép việc
lồng ghép xây dựng kế hoạch, tập huấn, diễn tập ứng phó sự cố chất thải trong các kế hoạch khác của địa phương).
- Định kỳ (một năm một lần) sơ kết, tổng
kết đánh giá công tác quản lý, phòng ngừa, ứng phó, khắc phục
hậu quả sự cố chất thải báo cáo về Ủy ban Quốc gia Ứng
phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
16. Các cơ sở
- Chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải cấp cơ sở (Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh quy định các dự án đầu tư, các cơ sở phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng
phó sự cố cấp cơ sở) phù hợp với nội dung phòng ngừa, ứng phó
sự cố môi trường trong quyết định phê duyệt
kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy phép môi trường
(theo mục 1 Điều 109 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày
10/01/2022).
- Đầu tư mua sắm trang, thiết bị, vật
tư và chuẩn bị lực lượng phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải
tại cơ sở, thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên, áp dụng
phương án, biện pháp quản lý, kỹ thuật nhằm loại trừ, giảm thiểu nguy cơ xảy ra
sự cố.
- Định kỳ tổ chức tập huấn, huấn luyện
và diễn tập ứng phó sự cố chất thải và đầu tư trang thiết
bị bảo đảm sẵn sàng ứng phó sự cố chất thải.
V. CÔNG TÁC BẢO ĐẢM
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn tổng hợp danh mục các loại phương tiện, trang, thiết bị, vật tư bảo
đảm cho hoạt động ứng phó, khắc phục sự cố chất thải, phục hồi môi trường sau sự
cố.
- Huy động, trưng dụng phương tiện,
trang thiết bị, vật tư ứng phó sự cố chất thải của tổ chức, cá nhân được thực
hiện theo quy định của pháp luật.
VI. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
- Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn chủ trì, phối
hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện có
hiệu quả Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố chất thải.
- Bộ Quốc phòng là cơ quan thường trực giúp Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các bộ, cơ quan
ngang bộ và địa phương thực hiện Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố chất thải.
- Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự
cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn giúp Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn kiểm tra, hướng dẫn cơ quan chức năng
các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm chế độ trực, báo cáo; thông tin phục
vụ sự chỉ đạo, điều hành của Ủy ban
Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và
Tìm kiếm cứu nạn.
- Hằng năm hoặc đột xuất Ủy ban Quốc
gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tổ chức kiểm tra, đánh giá nguy cơ xảy
ra sự cố chất thải trên phạm vi cả nước; Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các bộ, cơ quan ngang bộ
và địa phương rà soát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch và
điều chỉnh, bổ sung kế hoạch, gửi báo cáo về Ủy ban Quốc
gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (qua Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn) để tổng hợp, báo
cáo.
PHỤ LỤC I
ĐỀ CƯƠNG BỐ CỤC, NỘI DUNG KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ CHẤT
THẢI CẤP TỈNH, CẤP HUYỆN
(Kèm theo Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)
UBND
TỈNH (HUYỆN)…
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: …/KH-UBND
|
..…, ngày … tháng … năm …
|
KẾ
HOẠCH
Ứng
phó sự cố chất thải của tỉnh (huyện) A
I. ĐÁNH
GIÁ TÌNH HÌNH
1. Đặc điểm tình hình có liên quan
đến chất thải (nêu ngắn gọn địa hình, địa lý cấp tỉnh và các vấn đề có liên
quan đến chất thải).
2. Tính chất, quy mô đặc điểm của
các cơ sở trên địa bàn
tỉnh: Tính chất, quy mô của các cơ sở trên địa bàn tỉnh,
huyện theo 17 loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường theo quy định tại Phụ lục II Nghị định số
08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Luật Bảo vệ môi trường.
3. Thực trạng lực lượng, phương tiện ứng phó chất thải cấp tỉnh, huyện
a) Lực lượng, phương tiện chuyên
trách: Số lượng trang, thiết bị ứng phó sự cố chất thải hiện
có của địa phương và các Trung tâm khu vực, các đơn vị có khả năng ứng phó sự cố
chất thải theo kế hoạch hiệp đồng của từng địa phương.
b) Lực lượng, phương tiện kiêm nhiệm:
Các cơ sở có khả năng tham gia ứng
phó sự cố chất thải; số lượng trang, thiết bị của các lực lượng kiêm
nhiệm và các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
4. Dự kiến các khu vực nguy cơ cao
a) Chất thải rắn: dự kiến từ 2 - 3 khu vực.
b) Chất thải lỏng:
dự kiến từ 2 - 3 khu vực.
c) Chất thải khí:
dự kiến từ 2 - 3 khu vực.
5. Kết
luận: Khả năng ứng phó của địa phương ở mức độ nào.
II. TỔ CHỨC, LỰC LƯỢNG PHƯƠNG TIỆN
ỨNG PHÓ
1. Tư
tưởng chỉ đạo: “Chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu quả”.
2. Nguyên tắc ứng phó
- Tích cực phòng ngừa, chủ động xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các nguồn lực, các phương án
hiệp đồng để sẵn sàng ứng phó khi xảy ra sự cố chất thải;
- Tổ chức tiếp nhận, xử lý kịp thời
thông tin sự cố chất thải, ưu tiên bảo đảm thông tin cho hoạt động ứng phó, báo
cáo kịp thời đến cơ quan có thẩm quyền khi vượt khả năng ứng phó;
- Ứng phó sự cố chất
thải được thực hiện theo phương châm “bốn tại chỗ” và “ba sẵn sàng” quy định tại pháp luật phòng, chống thiên tai; phối
hợp, huy động mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả hoạt động chuẩn bị và ứng phó sự cố;
- Chỉ huy thống nhất, phối hợp và hiệp
đồng chặt chẽ giữa các lực lượng,
phương tiện, thiết bị tham gia hoạt động ứng phó sự cố chất thải;
- Tổ chức, cá nhân gây sự cố chất thải
chịu trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức ứng phó sự cố, cải tạo, phục hồi môi
trường sau sự cố, bồi thường thiệt hại và các chi phí khác do sự cố gây ra theo quy định của pháp luật.
3. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó,
khắc phục hậu quả
3.1. Biện pháp phòng ngừa
- Xây dựng lực lượng chuyên trách, lực lượng kiêm nhiệm, tăng cường hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; trao đổi thông tin, học
tập kinh nghiệm về dự báo, cảnh báo, ứng phó, khắc phục sự cố chất thải. Đầu tư mua sắm trang, thiết bị, vật tư để nâng
cao năng lực phòng ngừa, ứng phó cho các lực lượng của địa
phương.
- Nâng cao năng lực quan trắc, cảnh báo, thông báo, báo động sự cố tại địa phương, tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các khu công nghiệp, chế xuất,
nhà máy, làng nghề...vi phạm quy định về quản lý, xử lý chất thải.
- Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp,
hiệp đồng giữa các lực lượng trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, hướng
dẫn tổ chức thực hiện công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc
phục sự cố chất thải.
3.2. Biện pháp ứng phó, khắc phục
hậu quả
- Xác định và đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố môi trường trên địa bàn; các kịch bản ứng phó với từng
loại sự cố có thể xảy ra gây nguy hại cho con người, môi
trường trên địa bàn quản lý;
- Sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ ngăn chặn, hạn
chế chất thải phát tán ra môi trường (như: sử dụng bao
cát, vật liệu có sẵn tại chỗ kịp thời triển khai đắp bờ,
đào rãnh ngăn chặn..., không cho chất thải, lỏng phát tán ra môi trường; sử dụng phương tiện chuyên dụng, hệ thống bơm để thu chất thải về bể
chứa, hồ chứa...).
- Xử lý chất thải bằng phương pháp sử dụng công nghệ, như: Hấp thụ bằng
các vật liệu hấp thụ tương ứng phù hợp như dung dịch kiềm, nước; hấp thụ bằng
các vật liệu hấp thụ như than hoạt tính, geolit...; xử lý khí thải bằng công
nghệ UV để xử lý các loại khí độc (Hydrogen sulfide,
Mercaptans, Sulfide, Amoniac) hoặc xử lý khí thải bằng
công nghệ Plasma nhằm giảm nồng độ bụi trong không khí, loại bỏ khí độc hại...
ngăn chặn, dừng phát tán chất thải ra môi trường (đối với
chất thải khí).
4. Tổ chức sử dụng lực lượng
Tổ chức sử dụng lực lượng chuyên
trách, lực lượng kiêm nhiệm ứng phó sự cố, cụ thể:
- Lực lượng quan sát, giám sát, tiếp
nhận thông tin và cảnh báo, thông báo, báo động;
- Lực lượng ứng phó, khắc phục hậu quả:
+ Lực lượng sơ
tán người, tài sản đến nơi an toàn;
+ Lực lượng ứng phó tại chỗ (sử dụng lực lượng nào ? phương tiện gì ? để ngăn chặn phát tán, thu
gom, xử lý...);
+ Lực lượng tăng cường, phối hợp;
+ Lực lượng bảo đảm an ninh, trật tự
khu vực sự cố;
+ Lực lượng bảo đảm hậu cần, y tế.
III. DỰ KIẾN TÌNH HUỐNG, BIỆN PHÁP XỬ LÝ
1. Tình huống: Dự kiến tình huống ở đâu; xảy ra sự cố gì; mức độ
ảnh hưởng.
2. Biện pháp xử lý: Khi nhận được thông tin về sự cố, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh (huyện) chỉ đạo lực lượng, phương tiện tại chỗ tổ chức ứng phó thành các bước sau:
Bước 1.
Tiếp nhận thông tin, đánh giá, kết luận tình hình, xác định phương án ứng phó.
Bước 2. Vận hành cơ chế.
Bước 3. Thiết lập Sở chỉ huy.
Bước 4. Tổ chức ứng phó sự cố:
- Lực lượng quan sát, giám sát, tiếp
nhận thông tin và cảnh báo, thông báo, báo động: Sử dụng lực lượng của Sở
(Phòng) Tài nguyên và Môi trường, Sở (Phòng) Công Thương của
địa phương.
- Lực lượng sơ tán phương tiện và người
dân ra khỏi khu vực sự cố: Sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ, gồm: Bộ
(Ban) chỉ huy Quân sự, Công an tỉnh, huyện, nhân dân địa phương;
- Lực lượng ứng phó tại chỗ: Sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ, gồm: Bộ (Ban) chỉ huy Quân sự,
Công an tỉnh, huyện, các Sở (Phòng), ban, ngành, các cơ
quan, đơn vị đóng chân trên địa bàn;
- Lực lượng tăng cường, phối hợp: Lực
lượng của trên, các cơ quan, đơn vị đóng quân trên địa bàn
và các địa phương lân cận;
- Lực lượng khắc phục hậu quả: Sử dụng
lực lượng, phương tiện của lực lượng vũ trang (công an, quân đội) và các đoàn
thể, nhân dân địa bàn nơi xảy ra sự cố.
- Lực lượng bảo đảm an ninh, an toàn
khu vực sự cố: Sử dụng lực lượng Công an chủ trì, phối hợp
với cơ quan chức năng của địa phương;
- Lực lượng bảo đảm hậu cần, y tế: Sử
dụng lực lượng Công Thương, Y tế chủ trì, phối hợp với các
lực lượng thực hiện nhiệm vụ ứng phó.
IV. NHIỆM VỤ CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN
VỊ
1. Nhiệm vụ chung
2. Nhiệm vụ cụ thể
a) Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai
và Tìm kiếm cứu nạn: Nêu các nhiệm vụ trong chỉ huy, chỉ đạo công tác ứng phó.
b) Bộ chỉ huy Quân sự cấp tỉnh (Ban chỉ huy Quân sự cấp huyện).
c) Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh (Đồn Biên phòng đối với kế hoạch cấp huyện).
d) Công an tỉnh, huyện.
đ) Sở Tài nguyên và Môi trường (Phòng
Tài nguyên và Môi trường huyện).
e) Sở Công Thương.
g) Sở Giao thông
vận tải (Phòng Giao thông, xây dựng huyện).
h) Sở Khoa học và Công nghệ.
i) Sở Tài chính (Phòng Tài chính đối
với kế hoạch cấp huyện).
k) Sở Y tế (Trung
tâm Y tế huyện).
l) Sở Thông tin và Truyền thông
(Phòng Thông tin và Truyền thông huyện).
m) Ủy ban nhân dân cấp huyện (Ủy ban
nhân dân cấp xã đối với kế hoạch cấp
huyện).
n) Các cơ sở.
V. CÔNG TÁC BẢO ĐẢM
1. Thông tin liên lạc
- Bảo đảm thông tin cho chỉ huy, chỉ đạo.
- Bảo đảm thông
tin liên lạc cho lực lượng ứng phó, khắc phục sự cố, phục hồi môi trường sau sự
cố.
2. Bảo đảm trang thiết bị ứng phó sự cố chất thải
3. Bảo đảm vật chất cho các đơn vị tham gia ứng phó, khắc phục sự cố; phục hồi môi trường sau sự cố
4. Tổ chức y tế, thu dung cấp cứu
người bị nạn
VI. TỔ CHỨC CHỈ HUY
1. Sở chỉ huy thường xuyên (cơ bản)
- Địa điểm: Trụ sở Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện.
- Thành phần.
- Nhiệm vụ.
2. Sở chỉ huy tại hiện trường
- Địa điểm: Tại hiện trường nơi xảy
ra sự cố.
- Thành phần.
- Nhiệm vụ.
Nơi nhận:
- UBQG ứng phó
SCPTT&TKCN;
- TT Tỉnh ủy (cấp huyện…… );
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh (cấp huyện...);
- CVP các PCVP UBND tỉnh (....);
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
…………
- Lưu: VT, NC.
|
UBND
CẤP TỈNH, HUYỆN
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký, đóng dấu)
|
PHỤ LỤC II
ĐỀ CƯƠNG BỐ CỤC, NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH ỨNG
PHÓ SỰ CỐ CHẤT THẢI CẤP CƠ SỞ
(Kèm theo Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)
CHỦ
CƠ SỞ …
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: …/KH-……
|
…, ngày … tháng … năm …
|
KẾ
HOẠCH
Ứng phó sự cố chất thải của …
I. ĐÁNH
GIÁ TÌNH HÌNH
1. Đặc điểm tình hình có liên quan
đến chất thải
Nêu ngắn gọn địa
hình, địa lý của huyện (cơ sở hoạt động).
2. Tính
chất, quy mô đặc điểm của cơ sở
Tính chất, quy mô, công nghệ của cơ sở.
3. Lực lượng, phương tiện tham gia
ứng phó sự cố chất thải hiện có của cơ sở, gồm: Quân số, trang thiết bị ứng phó, lực lượng, phương tiện ứng phó của cơ sở, lực lượng, phương tiện hợp đồng,
phối hợp.
4. Dự kiến
các khu vực nguy cơ cao: Dự
kiến khu vực có nguy cơ cao xảy ra sự cố.
5. Kết
luận: Khả năng ứng phó của cơ sở
ở mức độ nào.
II. TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN
ỨNG PHÓ
1. Tư tưởng chỉ đạo: “Chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu quả”.
2. Nguyên tắc ứng phó
- Tích cực phòng ngừa, chủ động xây dựng
kế hoạch, chuẩn bị các nguồn lực, các phương án hiệp đồng để sẵn sàng ứng phó khi xảy ra sự cố chất thải.
- Duy trì ứng trực 24/24, chủ động ứng
phó, báo cáo kịp thời.
- Chủ động phối hợp, huy động mọi nguồn
lực để phòng ngừa, ứng phó, không để
bị động, bất ngờ.
- Phối hợp và hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia hoạt động
ứng phó sự cố chất thải.
- Tổ chức, cá nhân gây sự cố chất thải
chịu trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức ứng phó sự cố, cải tạo, phục hồi môi
trường sau sự cố, bồi thường thiệt hại và các chi phí khác do sự cố gây ra theo
quy định của pháp luật.
3. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó,
khắc phục hậu quả
3.1. Biện pháp phòng ngừa
- Công khai kết quả quan trắc chất thải
tự động, liên tục (bao gồm so sánh với giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm đã
được cấp phép) trên trang thông tin điện tử của chủ dự án
đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoặc công khai trên bảng thông tin điện tử đặt tại cổng dự án, cơ sở.
- Công khai phiếu kết quả quan trắc
chất thải của kỳ quan trắc gần nhất
trên trang thông tin điện tử của chủ dự án đầu tư, cơ sở,
chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập
trung, cụm công nghiệp hoặc công khai trên bảng thông tin
điện tử đặt tại cổng dự án, cơ sở. Thời
điểm công khai chậm nhất là 10 ngày sau khi có kết quả quan trắc chất thải định kỳ cho đến thời
điểm công khai kết quả quan trắc định kỳ mới theo quy định.
- Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp,
hiệp đồng giữa các lực lượng trong, hướng dẫn tổ chức thực
hiện công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố chất thải.
3.2. Biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả
- Sử dụng lực lượng, phương tiện tại
chỗ để ngăn chặn, hạn chế chất thải phát tán ra môi trường
(như: sử dụng bao cát, vật liệu có sẵn tại chỗ kịp thời
triển khai đắp bờ, đào rãnh ngăn chặn..., không cho chất
thải, lỏng phát tán ra môi trường; sử dụng phương tiện chuyên dụng, hệ thống bơm để thu chất thải về bể chứa,
hồ chứa...).
- Xử lý chất thải
bằng phương pháp sử dụng công nghệ, như: Hấp thụ bằng các vật liệu hấp thụ tương ứng phù hợp như dung dịch kiềm,
nước; hấp thụ bằng các vật liệu hấp thụ như than hoạt
tính, geolit...; xử lý khí thải bằng công nghệ UV để xử lý
các loại khí độc (Hydrogen sulfide, Mercaptans, Sulfide, Amoniac) hoặc xử lý
khí thải bằng công nghệ Plasma nhằm giảm nồng độ bụi trong không khí, loại bỏ khí độc hại...
ngăn chặn, dừng phát tán chất thải ra môi trường (đối với chất thải khí).
4. Tổ chức sử dụng lực lượng
- Lực lượng quan sát, thông báo, báo
động.
- Lực lượng ứng phó, khắc phục hậu quả:
+ Lực lượng sơ tán người, tài sản đến
nơi an toàn;
+ Lực lượng ứng phó tại chỗ (sử dụng lực lượng nào? phương tiện gì? để ngăn chặn phát tán, thu gom, xử lý...);
+ Lực lượng tăng cường, phối hợp (cơ
sở phải có kế hoạch hiệp đồng hoặc
thuê khoán với các lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm trên địa bàn);
+ Lực lượng bảo đảm an ninh, trật tự
khu vực sự cố;
+ Lực lượng bảo đảm hậu cần, y
tế.
III. DỰ KIẾN TÌNH HUỐNG, BIỆN PHÁP
XỬ LÝ
1. Tình huống: Dự kiến tình huống ở đâu ? xảy ra sự cố gì? mức độ
ảnh hưởng.
2. Biện pháp xử lý
- Lực lượng thòng báo, báo động: Khi
sự cố xảy ra, cơ sở nhanh chóng triển khai biện pháp ứng
phó, đồng thời báo cáo ngay đến các cơ quan chức năng của địa phương.
- Lực lượng sơ tán phương tiện và người
dân ra khỏi khu vực sự cố: Sử dụng lực lượng của cơ sở phối
hợp với lực lượng tăng cường của địa phương (nếu có).
- Lực lượng ứng phó tại chỗ: Lực lượng
của cơ sở, phối hợp với lực lượng tại chỗ theo kế hoạch đã
hiệp đồng.
- Lực lượng tăng
cường, phối hợp: Lực lượng của địa phương nơi xảy ra sự cố.
- Lực lượng khắc phục hậu quả, cải tạo, phục hồi môi trường: Lực lượng của cơ sở,
phối hợp với lực lượng cơ quan chức năng của địa phương.
- Lực lượng bảo đảm an ninh, an toàn khu vực sự cố: Lực lượng an ninh của cơ sở phối hợp
với công an, cơ quan chức năng địa phương,
- Lực lượng bảo đảm hậu cần, y tế: Lực lượng của cơ sở phối hợp với lực lượng của địa
phương.
IV. NHIỆM VỤ CỦA CÁC BỘ PHẬN
1. Nhiệm vụ chung.
2. Nhiệm vụ cụ thể.
V. CÔNG TÁC BẢO ĐẢM
1. Thông tin liên lạc
- Bảo đảm thông tin cho chỉ huy, chỉ
đạo.
- Bảo đảm thông tin liên lạc cho lực
lượng ứng phó, khắc phục hậu quả.
2. Bảo đảm trang thiết bị ứng phó
sự cố chất thải
- Do đơn vị tự trang bị.
- Ký kết, hợp đồng với các đơn vị có
năng lực về ứng phó sự cố.
3. Bảo đảm vật chất cho đơn
vị tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả
4. Tổ chức y tế, thu dung cấp cứu người bị nạn
VI. TỔ CHỨC CHỈ HUY
1. Vị trí chỉ huy thường xuyên
- Địa điểm
- Thành phần
- Nhiệm vụ
2. Vị trí chỉ huy tại hiện trường
- Địa điểm: Tại hiện trường nơi xảy ra sự cố
- Thành phần
- Nhiệm vụ
Nơi nhận:
- Ban
CHPCTT&TKCN huyện, thị xã …
- UBND xã, phường, thị trấn;
………
|
(CHỦ
CƠ SỞ)
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI
KÝ
(Chữ ký, đóng dấu)
|