THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 145/QĐ-TTg
|
Hà Nội, ngày 02
tháng 02 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT KẾ HOẠCH, CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÒNG, CHỐNG THIÊN
TAI VÀ THỦY LỢI THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức
Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Quy hoạch
ngày 24 tháng 11 năm 2017; Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm
2018;
Căn cứ Luật Thủy lợi
ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Đê điều
ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Luật Phòng,
chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17
tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Tài
nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội
về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật
về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ
lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030;
Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP
ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Quy hoạch; Nghị định số 58/2023/NĐ-CP ngày 12 tháng 8 năm 2023 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 847/QĐ-TTg ngày 14 tháng 7 năm 2023 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021 -
2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Theo đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tại Tờ trình số 9029/TTr-BNN-TL ngày 11 tháng 12 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch, chính sách và giải
pháp thực hiện Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021 -
2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc
Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ
trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ: CN, KTTH, QHĐP;
- Lưu: VT, NN (2b). Tuynh.
|
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Trần Lưu Quang
|
KẾ HOẠCH, CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP
THỰC
HIỆN QUY HOẠCH PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ THỦY LỢI THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN
ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 145/QĐ-TTg ngày 02 tháng 02 năm 2024 của Thủ tướng
Chính phủ)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Triển khai có hiệu quả Quyết định số 847/QĐ-TTg ngày 14 tháng 7 năm 2023 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ
2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; xây dựng lộ trình, tổ chức thực hiện nhằm đảm
bảo các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của quy hoạch.
- Xác định các nhiệm vụ, giải pháp, danh mục các dự
án ưu tiên triển khai thực hiện theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2030; xác định
phương thức, nguồn lực, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong triển khai thực hiện.
- Xây dựng kế hoạch đầu tư mới, nâng cấp, cải tạo
các công trình thủy lợi, hệ thống công trình thủy lợi, công trình phòng, chống
thiên tai.
2. Yêu cầu
- Bảo đảm khả thi, linh hoạt, liên kết, thống nhất,
không mâu thuẫn giữa các nhiệm vụ, dự án của các ngành, địa phương; chú trọng
tính đặc thù của lĩnh vực thủy lợi, phòng, chống thiên tai.
- Phù hợp với khả năng huy động nguồn lực của quốc
gia, của ngành và nguồn lực ngoài ngân sách giai đoạn 2021 - 2030, kế hoạch đầu
tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, 2026 - 2030; phù hợp với định hướng
phát triển của ngành, đất nước.
II. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
1. Thực hiện các thủ tục theo
quy định của pháp luật về quy hoạch
- Tuyên truyền phổ biến nội dung Quy hoạch đến tổ
chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động thủy lợi và phòng, chống thiên tai để
phát huy vai trò giám sát của người dân, sự tham gia của các bên liên quan
trong thực hiện Quy hoạch.
- Triển khai thực hiện cung cấp, lưu trữ hồ sơ Quy
hoạch theo quy định.
- Kiểm tra, giám sát định kỳ bảo đảm các quy hoạch
có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành liên quan, quy hoạch tỉnh phải tuân thủ các
định hướng của Quy hoạch; báo cáo đánh giá việc thực hiện Quy hoạch theo định kỳ
hàng năm, 05 năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
2. Kế hoạch lập, điều chỉnh quy
hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành
- Thực hiện các hoạt động điều tra cơ bản để cung cấp
các số liệu phục vụ lập, điều chỉnh quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên
ngành liên quan đến lĩnh vực thủy lợi, phòng, chống thiên tai.
- Tổ chức lập, trình phê duyệt quy hoạch thủy lợi
(quy hoạch thủy lợi lưu vực sông liên tỉnh; quy hoạch thủy lợi của hệ thống
công trình thủy lợi liên quan từ 02 tỉnh trở lên), quy hoạch đê điều, quy hoạch
phòng, chống lũ của tuyến sông có đê giai đoạn 2021 - 2030 theo quy định của
pháp luật về quy hoạch và theo tinh thần Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2021, số 64/NQ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2022 của Chính phủ;
Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6
năm 2022 của Quốc hội về nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch
thời kỳ 2021 - 2030, nhằm cụ thể hoá Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi
đã được phê duyệt.
- Bố trí đủ nguồn vốn cho công tác lập quy hoạch thủy
lợi, quy hoạch đê điều, quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê từ nguồn
kinh phí thường xuyên theo quy định hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác.
- Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2023 - 2027.
3. Kế hoạch đầu tư các dự án
a) Nguyên tắc
- Thực hiện các dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021
- 2025 và 2026 - 2030 của Quy hoạch.
- Căn cứ mức vốn được giao trong kế hoạch đầu tư
công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và 2026 - 2030 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn và các địa phương, phần còn lại tiếp tục huy động các nguồn vốn
khác của địa phương và nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định.
- Tiến độ, quy mô đầu tư các công trình thủy lợi,
công trình phòng, chống thiên tai trong Kế hoạch là dự kiến, tiến độ, quy mô cụ
thể sẽ được xác định và phê duyệt trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu
tư của các dự án.
b) Nội dung Kế hoạch
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa
phương phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiếp tục thực hiện đầu tư các dự án
đã xác định nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 -
2025; các dự án dự kiến đầu tư trong giai đoạn 2026 - 2030 hoặc giai đoạn sau
năm 2030 từ nguồn vốn đầu tư công và các nguồn khác ngoài đầu tư công, trong
đó:
- Việc ưu tiên bố trí vốn cho các dự án thực hiện
theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư công, trong đó ưu tiên thực hiện các
dự án giai đoạn trước còn dở dang, chưa đồng bộ để phát huy hiệu quả; đầu tư
các công trình lớn, phục vụ đa mục tiêu, có tác động liên vùng, liên tỉnh, gồm:
(1) xây dựng mới các hồ chứa tiềm năng có dung tích lớn, khôi phục, cải tạo
nâng cao dung tích các hồ chứa hiện có, (2) công trình kết nối, liên kết nguồn
nước, điều tiết nguồn nước (nâng cao mực nước, điều tiết mặn, ngọt), (3) công
trình kết hợp chống ngập úng cho các thành phố lớn, (4) các công trình đê điều,
công trình chỉnh trị dòng chảy, bảo vệ bờ sông, bờ biển... để giải quyết các vấn
đề cấp bách trong phòng, chống thiên tai và thủy lợi, nhất là tại các vùng có
điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, vùng thường xuyên chịu tác động hạn hán, thiếu
nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần bảo
đảm an sinh xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm an ninh nguồn nước.
- Thu hút nguồn vốn xã hội hoá, sử dụng các nguồn vốn
khác ngoài vốn đầu tư công đối với các dự án cơ sở hạ tầng thủy lợi và phòng,
chống thiên tai, nhất là công trình cấp nước sạch nông thôn, thủy lợi kết hợp
thủy điện, du lịch, dịch vụ theo quy định.
Trường hợp cần thiết đầu tư sớm để phục vụ phát triển
kinh tế - xã hội và huy động bố trí được đầy đủ các nguồn lực để thực hiện, cơ
quan được giao chủ trì thực hiện dự án đề xuất với cấp có thẩm quyền quyết định
đầu tư xem xét, chấp thuận cho đầu tư giai đoạn sớm hơn so với kế hoạch.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa
phương chịu trách nhiệm xem xét việc thực hiện các dự án, nhất là các dự án ưu
tiên bảo đảm hiệu quả, khả thi theo đúng quy định và không để xảy ra thất
thoát, lãng phí (danh mục các dự án ưu tiên chi tiết tại Phụ lục)
4. Dự kiến nhu cầu (kế hoạch) sử dụng
đất
- Tổng nhu cầu sử dụng đất cho triển khai các giải
pháp quy hoạch theo Quyết định số 847/QĐ-TTg
ngày 14 tháng 7 năm 2023 khoảng 136.500 ha, trong đó nhu cầu đất xây dựng các
công trình nâng cấp, sửa chữa là 34.000 ha và cho các công trình xây dựng mới
là 102.500 ha.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quá
trình lập các quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành tiếp tục phối hợp với
các địa phương và các cơ quan có liên quan rà soát nhu cầu sử dụng đất, phân kỳ
đầu tư phù hợp với tiêu chí sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn
đến 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025 đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt, bảo đảm việc sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và theo đúng quy
định.
5. Các nguồn lực để thực hiện quy
hoạch
- Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước để xây dựng các
công trình có quy mô lớn, phục vụ đa mục tiêu, có tác động liên vùng, liên tỉnh,
công trình đảm bảo an ninh nguồn nước, công trình tại các vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội khó khăn, vùng thường xuyên chịu tác động của hạn hán, thiếu
nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng; giải quyết các vấn đề cấp bách trong
phòng, chống thiên tai và thủy lợi.
- Khuyến khích và huy động các nguồn xã hội hóa, tạo
điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia đầu tư quản
lý, vận hành, khai thác hạ tầng thủy lợi và phòng, chống thiên tai.
III. CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP THỰC
HIỆN QUY HOẠCH
1. Thu hút đầu tư phát triển hạ
tầng
- Cân đối ngân sách, bố trí nguồn vốn đầu tư xây dựng
hạ tầng thủy lợi và phòng, chống thiên tai (nâng cấp, xây dựng mới các hồ thủy
lợi, công trình tích trữ, tạo nguồn nước, điều tiết nguồn nước; các công trình
liên kết, kết nối, chuyển nước, công trình điều tiết mặn, ngọt; các công trình
đê điều, công trình chỉnh trị, bảo vệ bờ sông, bờ biển...) theo lộ trình Quy hoạch
đã được phê duyệt. Tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương để bố
trí nguồn lực thực hiện khả thi, hiệu quả các mục tiêu của Quy hoạch.
- Hoàn thiện cơ chế chính sách và triển khai có hiệu
quả chính sách giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi; xây dựng cơ chế chính sách huy động
nguồn lực ứng phó với thiên tai từ quỹ phòng, chống thiên tai để thu hút tham
gia đầu tư phát triển hạ tầng thủy lợi, phòng, chống thiên tai theo quy hoạch.
- Tăng cường hợp tác với các quốc gia, tổ chức quốc
tế, nhất là Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát
triển Châu Á (ADB), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Quỹ Nhi đồng của
Liên hợp quốc (UNICEF), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOIKA) để tranh thủ hỗ
trợ kỹ thuật, thu hút nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng thủy lợi và phòng, chống
thiên tai, cấp nước sinh hoạt nông thôn.
2. Phát triển nguồn nhân lực
- Đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao hoạt
động trong lĩnh vực thủy lợi và phòng, chống thiên tai, nhất là trong công tác
quản lý, khai thác, vận hành công trình thủy lợi, quản lý đê điều, ứng phó trước
các tình huống thiên tai; củng cố, kiện toàn các tổ chức thủy lợi cơ sở phù hợp
với đặc thù của vùng, miền. Tăng cường hợp tác, tranh thủ sự hỗ trợ của các đối
tác, các tổ chức quốc tế trong phát triển nguồn nhân lực thủy lợi, phòng, chống
thiên tai.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
quản lý thủy lợi, phòng, chống thiên tai đảm bảo tính kế thừa, liên tục và chất
lượng. Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng
nghề nghiệp theo yêu cầu vị trí việc làm. Tạo điều kiện cho cán bộ, công chức
tham dự các khoá đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, học tập kinh nghiệm quản
lý tiên tiến tại các quốc gia có kinh nghiệm trong quản lý khai thác nguồn nước,
quản lý rủi ro thiên tai.
3. Phát triển khoa học, công nghệ
- Tăng cường ứng dụng công nghệ số, hạ tầng quản trị
số, khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại, thông minh vào quản lý, khai thác hạ
tầng thủy lợi, phòng, chống thiên tai; quan trắc công trình, kiểm tra, kiểm định,
đánh giá, đề xuất các giải pháp, công cụ đánh giá an toàn đập, chủ động ứng phó
với tình huống khẩn cấp đối với đập, hồ chứa nước, giảm thiểu ảnh hưởng của sự
cố đập, hồ chứa đến hạ du; quan trắc, giám sát công trình đê điều, phòng, chống
sạt lở bờ sông, bờ biển, nguồn nước, số lượng nước, chất lượng nước trong hệ thống
công trình thủy lợi...
- Triển khai nghiên cứu, phát triển, ứng dụng tiến
bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo để sử dụng nước tiết kiệm; đẩy mạnh
áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên diện rộng.
- Ứng dụng công nghệ tiên tiến để dự báo, đánh giá
khả năng sinh thủy, đề xuất giải pháp phát triển, bảo vệ, nâng cao độ che phủ
và chất lượng rừng để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc nhằm tăng khả năng sinh
thủy; bảo vệ và phát triển bền vững nguồn sinh thủy, các hệ sinh thái đất ngập
nước quan trọng.
4. Bảo đảm an sinh xã hội
Ưu tiên đầu tư phát triển các công trình thủy lợi,
phòng, chống thiên tai (hồ chứa, đập dâng, các tuyến chuyển nước, công trình cấp
nước đa mục tiêu, các dự án tạo sinh kế, hệ thống đê sông, đê biển...) tại các
vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, vùng thường xuyên chịu tác động hạn
hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng bảo đảm an sinh xã hội; bảo vệ,
bảo tồn, phát huy các công trình văn hoá, du lịch.
5. Bảo vệ môi trường
- Đẩy mạnh bảo vệ môi trường trong đầu tư xây dựng,
quản lý, vận hành, khai thác công trình, hệ thống công trình thủy lợi, công
trình phòng, chống thiên tai; ưu tiên các dự án (hồ chứa, đập dâng...) góp phần
cải thiện môi trường sinh thái, tạo cảnh quan; áp dụng các giải pháp tưới tiên
tiến, tiết kiệm nước trong nông nghiệp, giảm phát thải khí nhà kính.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ trong bảo vệ môi
trường nước trong các hệ thống thủy lợi, đặc biệt là các công nghệ phục vụ quan
trắc, giám sát, kiểm soát chất lượng nước, quản lý, xử lý ô nhiễm nguồn nước.
- Kiểm soát chất lượng nước, quản lý, xử lý hiệu quả
nguồn gây ô nhiễm, phục hồi nguồn nước trong hệ thống công trình thủy lợi, nhất
là các hệ thống thủy lợi đã và đang bị ô nhiễm như Bắc Hưng Hải, Sông Nhuệ, Bắc
Đuống, một số hệ thống thủy lợi vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Đánh giá khả năng chịu tải, phân vùng xả thải,
xác định hạn ngạch xả nước thải, lộ trình giảm xả thải trên các sông, kênh thuộc
hệ thống thủy lợi.
6. Bảo đảm nguồn tài chính
- Cân đối nguồn tài chính phù hợp để đáp ứng nhu cầu
về vốn đầu tư, quản lý, vận hành công trình thủy lợi, hệ thống công trình thủy
lợi, công trình phòng, chống thiên tai theo quy hoạch. Thường xuyên rà soát,
đánh giá thực tế nhu cầu phát triển hạ tầng từng khu vực để đề xuất, điều chỉnh
danh mục ưu tiên đầu tư hợp lý, đảm bảo đầu tư tập trung, có trọng tâm, trọng
điểm phù hợp với khả năng bố trí nguồn lực.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài
chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp chặt chẽ trong việc cân đối, báo cáo cấp
có thẩm quyền xem xét việc bố trí, sử dụng ngân sách hàng năm để thực hiện các
nội dung theo Quy hoạch.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với
các địa phương và cơ quan liên quan vận động, thu hút các nguồn vốn ngoài ngân
sách để tham gia đầu tư xây dựng các công trình phục vụ đa mục tiêu (có kết hợp
phát triển thủy điện, du lịch, dịch vụ, cấp nước sinh hoạt...) nhằm đáp ứng nhu
cầu vốn đầu tư phát triển các dự án theo Quy hoạch được duyệt.
7. Bảo đảm quốc phòng, an ninh
- Chủ động và tích cực tham gia cùng cộng đồng quốc
tế giải quyết những vấn đề liên quan đến chia sẻ nguồn nước; phối hợp xây dựng
cơ chế hợp tác với các nước láng giềng và các nước trong khu vực để giải quyết
vấn đề liên quan đến nguồn nước xuyên biên giới, đảm bảo an ninh nguồn nước quốc
gia.
- Ưu tiên các công trình, dự án giải quyết các vấn
đề cấp bách trong phòng, chống thiên tai và thủy lợi, kết hợp với công trình quốc
phòng, an ninh tại các vùng biên giới, các đảo phục vụ sinh hoạt, sản xuất,
phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an
ninh.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Tổ chức công bố, cung cấp thông tin về Quy hoạch
và lưu trữ hồ sơ Quy hoạch theo quy định.
b) Chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương tổ
chức lập, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các quy hoạch có tính chất kỹ thuật,
chuyên ngành thuộc lĩnh vực thủy lợi, phòng chống thiên tai.
c) Chủ trì rà soát các quy định pháp luật chuyên
ngành, phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm
quyền sửa đổi, bổ sung kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc (nếu có), tạo điều
kiện thuận lợi trong đầu tư, quản lý, khai thác, vận hành công trình thủy lợi,
công trình phòng, chống thiên tai; tiếp tục hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy
chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực thủy lợi, phòng, chống thiên
tai.
d) Phối hợp các bộ, ngành, các địa phương, các tổ
chức quốc tế nghiên cứu, huy động các nguồn lực phù hợp để đầu tư phát triển kết
cấu hạ tầng thủy lợi, công trình phòng, chống thiên tai, đồng bộ kết cấu hạ tầng
liên ngành.
đ) Nghiên cứu cơ chế, chính sách đột phá trong huy
động nguồn lực tổ chức thực hiện Quy hoạch; hoàn thiện cơ chế chính sách và triển
khai có hiệu quả chính sách giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và cơ chế chính sách
huy động nguồn lực ứng phó với thiên tai từ quỹ phòng, chống thiên tai để thúc
đẩy đầu tư phát triển công trình phòng, chống thiên tai theo Quy hoạch.
e) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành đánh giá, kiểm
tra thực hiện Quy hoạch theo định kỳ hàng năm, 05 năm hoặc đột xuất theo yêu cầu
của cấp có thẩm quyền.
g) Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
để bố trí ngân sách trung hạn, tập trung bố trí vốn hàng năm cho các nhiệm vụ,
dự án theo phân cấp và Quy hoạch được duyệt, đảm bảo đúng quy định của pháp luật
về ngân sách nhà nước, đầu tư công, quy hoạch.
h) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các
địa phương triển khai công tác giải phóng mặt bằng; đánh giá tác động môi trường;
thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, khai thác tài nguyên để phục vụ các dự
án đầu tư xây dựng thủy lợi, phòng, chống thiên tai theo thẩm quyền và quy định
của pháp luật.
2. Trên cơ sở đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn và các địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với
Bộ Tài chính rà soát, tổng hợp, trình cơ quan có thẩm quyền bố trí các nguồn vốn
cho dự án thuộc Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi theo quy định của
pháp luật về đầu tư công và pháp luật về ngân sách nhà nước. Phối hợp với Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất, huy động các nguồn vốn khác đầu
tư, xây dựng mới, nâng cấp hạ tầng thủy lợi, công trình phòng, chống thiên tai
theo quy định của pháp luật.
3. Bộ Tài chính chủ trì tổng hợp đề xuất của các bộ,
cơ quan liên quan, báo cáo cấp có thẩm quyền bố trí nguồn vốn kinh tế sự nghiệp
và các nguồn vốn hợp pháp khác để đánh giá Quy hoạch, lập, thẩm định phê duyệt,
công bố và điều chỉnh các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành liên
quan đến thủy lợi, phòng, chống thiên tai theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quy hoạch và các văn bản pháp luật khác
có liên quan. Theo thẩm quyền phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn ban hành cơ chế chính sách trong bảo trì kết cấu hạ tầng thủy lợi, công
trình phòng, chống thiên tai.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu chính sách đặc thù về sử dụng
đất đối với các công trình thủy lợi, phòng chống thiên tai; tổ chức đánh giá
tác động môi trường đối với các dự án thủy lợi, phòng, chống thiên tai theo quy
định, bảo đảm sử dụng tổng hợp nguồn nước, đa mục tiêu, bảo vệ môi trường,
thích ứng với biến đổi khí hậu.
5. Bộ Giao thông vận tải phối hợp chặt chẽ với Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quá trình lập, triển khai thực hiện
các quy hoạch trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường thủy và quy hoạch thủy
lợi, phòng chống thiên tai, nhằm kết hợp đa mục tiêu, hạn chế các tác động tiêu
cực khi xây dựng công trình giao thông và công trình thủy lợi, phòng chống
thiên tai (cầu kết hợp với cống, đường kết hợp với đê, bờ kênh, công trình chỉnh
trị luồng kết hợp công trình chỉnh trị sông, phòng, chống sạt lở...).
6. Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị có liên quan
chấp hành nghiêm quy định trong vận hành, điều tiết các hồ thủy điện, bảo đảm
an toàn phòng, chống thiên tai, khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước; phối hợp
với các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường và cơ
quan có liên quan rà soát sử dụng nước các hồ thủy điện phục vụ cấp nước sinh
hoạt, sản xuất khi xảy ra hạn hán, thiếu nước.
7. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn và các địa phương rà soát có giải pháp bảo đảm tiêu
thoát nước, chống ngập úng cho các thành phố, khu đô thị nhằm hoàn chỉnh hạ tầng
tiêu, thoát nước, phòng, chống ngập úng từ nội đô ra ngoài. Chú trọng các giải
pháp trữ nước, dành không gian cho nước, duy trì và phát triển hồ điều hòa phù
hợp.
8. Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức nghiên cứu, thử nghiệm, chuyển giao, ứng
dụng khoa học công nghệ, công nghệ số, hạ tầng quản trị số, khoa học công nghệ
tiên tiến, hiện đại, thông minh trong quy hoạch, thiết kế, xây dựng, quản lý, vận
hành công trình thủy lợi, phòng, chống thiên tai; ứng dụng khoa học công nghệ,
vật liệu mới trong thiết kế, xây dựng công trình thủy lợi, công trình phòng, chống
thiên tai. Lồng ghép, triển khai các đề tài, chương trình khoa học và công nghệ
nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến để đầu tư, quản lý, vận hành, khai
thác hiệu quả công trình thủy lợi, phòng, chống thiên tai, bảo đảm an ninh nguồn
nước, an toàn đập và hồ chứa nước. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn,
quy chuẩn quốc gia không còn phù hợp thuộc lĩnh vực phòng chống thiên tai và thủy
lợi theo thẩm quyền.
9. Bộ Công an chủ động nắm tình hình công tác quy
hoạch, xây dựng, phát triển bền vững lĩnh vực phòng, chống thiên tai và thủy lợi;
rà soát, điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện các phương án, kế hoạch công tác
công an tham gia bảo đảm thực hiện Quy hoạch, nhất là liên quan đến các công
trình quan trọng đặc biệt, công trình quan trọng liên quan an ninh quốc gia về
nguồn nước, đập, hồ chứa nước. Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn và các cơ quan liên quan kiểm soát, xử lý lấn chiếm phạm vi bảo vệ công
trình thủy lợi, xả thải, ô nhiễm nguồn nước trong hệ thống công trình thủy lợi;
bảo vệ các hồ chứa thủy lợi quan trọng đặc biệt; quản lý chặt chẽ việc sử dụng
bãi sông, xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ đê điều đảm bảo không gian thoát lũ;
tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, xử lý tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất
rừng trái pháp luật... Phối hợp với các đơn vị chức năng thẩm định các chương
trình, đề tài, dự án hợp tác quốc tế, đầu tư nước ngoài vào địa bàn chiến lược
về quốc phòng, an ninh; xử lý kịp thời các vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự
trong quá trình thực hiện các đề tài, dự án, chương trình thuộc Quy hoạch.
10. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương
a) Chủ động lồng ghép phương án phát triển thủy lợi,
phòng, chống thiên tai trong quy hoạch tỉnh phù hợp với Quy hoạch phòng, chống
thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
b) Nghiên cứu, cụ thể phương án, giải pháp thực hiện
mức đảm bảo phòng, chống lũ trong Quy hoạch để cập nhật vào Quy hoạch tỉnh.
c) Chủ động xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực
(ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác), trình Hội đồng nhân dân cấp
tỉnh tập trung bố trí vốn ngân sách địa phương trong kế hoạch đầu tư công trung
hạn và hàng năm để triển khai các nhiệm vụ, dự án đầu tư công trình trên địa
bàn thực hiện Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi theo phân cấp và các
dự án thủy lợi, phòng, chống thiên tai tại quy hoạch tỉnh theo đúng quy định của
pháp luật về quy hoạch, đầu tư, đầu tư công, ngân sách nhà nước, xây dựng và
pháp luật khác có liên quan, đảm bảo đầu tư đồng bộ, khép kín, phát huy hiệu quả./.
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN QUY HOẠCH
(Kèm theo Quyết định số 145/QĐ-TTg ngày 02 tháng 02 năm 2024 của Thủ tướng
Chính phủ)
1. Danh mục xây dựng mới, nâng cấp
các hồ, đập
TT
|
Tên dự án
|
Địa điểm
|
Cơ quan thực hiện
|
Phân kỳ đầu tư
|
Ưu tiên sử dụng
nguồn vốn
|
2021 - 2025
|
2026 - 2030
|
Sau 2030
|
NSNN, ODA, vốn
vay ưu đãi nước ngoài
|
Vốn ngoài ngân
sách nhà nước
|
I
|
Xây dựng mới hồ chứa
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Hồ Nà Lạnh
|
Bắc Giang
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
|
|
x
|
x
|
|
2
|
Hồ Nghinh Tường
|
Thái Nguyên
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
|
x
|
x
|
x
|
|
3
|
Hồ Thượng Tiến
|
Hòa Bình
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
4
|
Hồ Phiêng Lúc
|
Lai Châu
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
|
x
|
|
x
|
|
5
|
Hệ thống trữ và cấp nước cho cao nguyên Mộc Châu
|
Sơn La
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
|
x
|
x
|
x
|
x
|
6
|
Hồ Tài Chi
|
Quảng Ninh
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
|
x
|
x
|
x
|
|
7
|
Hồ Cài - Thác Nhồng
|
Quảng Ninh
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
|
x
|
x
|
x
|
|
8
|
Hồ Thác Muối
|
Nghệ An
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
9
|
Hồ Trại Dơi
|
Hà Tĩnh
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
|
x
|
x
|
x
|
|
10
|
Khe Đá
|
Quảng Bình
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
|
x
|
x
|
x
|
|
11
|
Hồ Châu Giang
|
Quảng Bình
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
|
x
|
x
|
x
|
|
12
|
Hồ Khe Mước, đập Bến Than
|
Quảng Trị
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
13
|
Hồ Sông Nhùng
|
Quảng Trị
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
|
x
|
x
|
x
|
|
14
|
Hồ Bến Đá
|
Quảng Trị
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
|
x
|
x
|
x
|
|
15
|
Hồ Ô Lâu Thượng
|
Thừa Thiên Huế
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
16
|
Hồ Thủy Cam
|
Thừa Thiên Huế
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
17
|
Hồ sông Côn, đạp hạ lưu sông Côn
|
Quảng Nam
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
18
|
Hồ Trường Đồng
|
Quảng Nam
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
19
|
Hồ Thượng sông Vệ, đập hạ lưu sông Vệ
|
Quảng Ngãi
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
|
x
|
x
|
x
|
|
20
|
Hồ Đồng Điền
|
Khánh Hòa
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
|
x
|
x
|
x
|
|
21
|
Hồ La Ngà 3
|
Bình Thuận
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
22
|
Hồ Ka Pét
|
Bình Thuận
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
23
|
Hồ Tân Lê
|
Bình Thuận
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
|
x
|
x
|
x
|
|
24
|
Hồ Cà Tót
|
Bình Thuận
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
|
x
|
x
|
x
|
|
25
|
Hồ Sông Tom
|
Bình Thuận
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
|
x
|
x
|
x
|
|
26
|
Hồ Ia Thul
|
Gia Lai
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
|
x
|
x
|
x
|
|
27
|
Hồ Krông Năng
|
Đắk Lắk
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
28
|
Hồ Ea Khal
|
Đắk Lắk
|
Bộ NN và PTNT/ UBND
tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
29
|
Hồ Đắk Gang
|
Đắk Nông
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
|
x
|
x
|
x
|
|
30
|
Hồ Ta Hoét
|
Lâm Đồng
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
|
x
|
x
|
x
|
|
31
|
Hồ Cây Chanh
|
Bình Dương - Đồng
Nai
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
|
x
|
x
|
x
|
x
|
32
|
Hồ Sông Ray 2
|
Bà Rịa - Vũng Tàu
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
|
x
|
x
|
x
|
x
|
II
|
Nâng cao dung tích hồ chứa
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Hồ Sông Sào
|
Nghệ An
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
2
|
Hồ Sông Rác
|
Hà Tĩnh
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
3
|
Hồ Vực Tròn
|
Quảng Bình
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
x
|
4
|
Hồ Phú Ninh
|
Quảng Nam
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
5
|
Hồ Núi Ngang
|
Quảng Ngãi
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
6
|
Hồ Định Bình
|
Bình Định
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
7
|
Hồ Đá Bàn
|
Khánh Hòa
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
8
|
Hồ Phú Xuân
|
Phú Yên
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
III
|
Công trình khắc phục hạ thấp mực nước
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Đập Xuân Quan
|
Hưng Yên
|
Bộ NN và PTNT/các
Bộ: Giao thông vận tải, TN&MT, UBND tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
2
|
Đập Long Tửu
|
Hà Nội, Bắc Ninh
|
Bộ NN và PTNT/các Bộ:
Giao thông vận tải, TN&MT, UBND thành phố, UBND tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
3
|
Đập Cẩm Hoàng
|
Thanh Hóa
|
Bộ NN và PTNT/các
Bộ: Giao thông vận tải, TN&MT, UBND tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
4
|
Đập Sông Lam
|
Nghệ An, Hà Tĩnh
|
Bộ NN và PTNT/các
Bộ: Giao thông vận tải, TN&MT, UBND các tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
5
|
Công trình điều tiết nguồn nước và chỉnh trị sông
Quảng Huế
|
Quảng Nam, Đà Nẵng
|
Bộ NN và PTNT/
UBND các tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
6
|
Đập Vĩnh Điện
|
Quảng Nam
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
2. Danh mục tuyến kết nối, điều hòa,
chuyển nước
TT
|
Tên dự án
|
Địa điểm
|
Cơ quan thực hiện
|
Phân kỳ đầu tư
|
Ưu tiên sử dụng
nguồn vốn
|
2021 - 2025
|
2026 - 2030
|
Sau 2030
|
NSNN, ODA, vốn
vay ưu đãi nước ngoài
|
Vốn ngoài ngân
sách nhà nước
|
1
|
Tuyến kết nối hồ Cấm Sơn và hồ Khuôn Thần chuyển
nước cho vùng cây ăn quả Lục Ngạn
|
Bắc Giang
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
2
|
Tuyến hồ Cửa Đạt tưới vùng ven đường Hồ Chí Minh
|
Thanh Hóa
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
3
|
Tuyến chuyển nước hồ Rào Trổ - hồ Vực Tròn cấp nước
khu kinh tế ven biển phía Bắc tỉnh Quảng Bình
|
Quảng Bình
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
|
x
|
x
|
x
|
x
|
4
|
Tuyến chuyển nước hồ Ô Lâu Thượng - hồ Hòa Mỹ cấp
nước cho vùng cát Phong Điền
|
Thừa Thiên Huế
|
Bộ NN và PTNT/ UBND
tỉnh
|
|
x
|
x
|
x
|
|
5
|
Tuyến chuyển nước từ hồ Thượng sông Vệ - hồ Núi
Ngang cấp nước cho lưu vực sông Trà Câu
|
Quảng Ngãi
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
|
x
|
|
x
|
|
6
|
Tuyến chuyển nước từ hồ thượng sông Vệ - hồ Đồng
Mít cấp nước cho vùng Phù Mỹ, Phù Cát
|
Quàng Ngãi, Bình Định
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
|
x
|
|
x
|
|
7
|
Tuyến chuyển nước từ hồ Định Bình - hồ Hội Sơn -
hồ Hội Khánh
|
Bình Định
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
|
x
|
|
x
|
|
8
|
Tuyến dẫn nước hồ sông Chò 1 cho khu tưới dọc tuyến,
bổ sung nước hồ Suối Dầu, hồ Cam Ranh
|
Khánh Hòa
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
|
x
|
|
x
|
|
9
|
Tuyến kết nối, chuyển nước từ hồ sông Than cấp nước
phía Nam tỉnh Ninh Thuận
|
Ninh Thuận
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
|
x
|
x
|
x
|
|
10
|
Tuyến kết nối hồ Sông Cái - Sông Sắt cấp nước khu
vực phía Bắc tình Ninh Thuận
|
Ninh Thuận
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
|
x
|
x
|
x
|
|
11
|
Hệ thống chuyển nước Tân Mỹ - Bà Râu - Sông Trâu
- Cho Mo - Suối Trầu
|
Ninh Thuận
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
12
|
Tuyến chuyển nước từ hồ La Ngà 3 cấp nước khu vực
phía Nam tỉnh Bình Thuận
|
Bình Thuận
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
|
x
|
x
|
x
|
|
13
|
Hệ thống Đăk Akôi - Đăk Pokei - Đăk Pokei B
|
Kon Tum
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
|
x
|
x
|
x
|
|
14
|
Hệ thống đập Thượng Ayun - hồ Đăk Ptó
|
Gia Lai
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
|
x
|
x
|
x
|
|
15
|
Kết nối, chuyển nước giữa các hệ thống thủy lợi Bảo
Định - Gò Công - Tân Trụ
|
Tiền Giang, Long
An
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
3. Danh mục nâng cấp các hệ thống
thủy lợi
TT
|
Tên dự án
|
Địa điểm
|
Cơ quan thực hiện
|
Phân kỳ đầu tư
|
Ưu tiên sử dụng
nguồn vốn
|
2021 - 2025
|
2026 - 2030
|
Sau 2030
|
NSNN, ODA, vốn
vay ưu đãi nước ngoài
|
Vốn ngoài ngân
sách nhà nước
|
1
|
Hệ thống Pa Khoang - Nậm Rốm
|
Điện Biên
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
2
|
Hệ thống Thác Huống
|
Thái Nguyên, Bắc
Giang
|
Bộ NN và PTNT/ UBND
tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
3
|
Hệ thống Cầu Sơn - Cấm Sơn
|
Bắc Giang, Lạng
Sơn
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
4
|
Hệ thống Bắc Hưng Hải
|
Hưng Yên, Hải
Dương, Hà Nội, Bắc Ninh
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
5
|
Hệ thống Bắc Nam Hà
|
Hà Nam, Nam Định
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
6
|
Hệ thống Bắc Đuống
|
Bắc Ninh
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
7
|
Hệ thống Liễn Sơn - Bạch Hạc
|
Vĩnh Phúc, Hà Nội
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh, thành phố
|
x
|
x
|
|
x
|
|
8
|
Hệ thống Ấp Bắc - Nam Hồng
|
Hà Nội
|
Bộ NN và PTNT/ UBND
thành phố
|
x
|
x
|
|
x
|
|
9
|
Hệ thống Sông Nhuệ
|
Hà Nội
|
Bộ NN và PTNT/ Bộ
Xây dựng/ UBND thành phố
|
x
|
x
|
|
x
|
|
10
|
Hệ thống Phù Sa (trạm bơm đầu mối)
|
Hà Nội
|
Bộ NN và PTNT/
UBND thành phố
|
x
|
x
|
|
x
|
|
11
|
Hệ thống Đa Độ, An Kim Hải
|
Hải Phòng
|
Bộ NN và PTNT/ Bộ Xây
dựng/ UBND thành phố
|
x
|
x
|
|
x
|
|
12
|
Cải tạo, nâng cấp hệ thống công trình chuyển nước
vào sông Đáy phục vụ đa mục tiêu
|
Hà Nội, Hà Nam,
Nam Định, Ninh Bình
|
Bộ NN và PTNT/
UBND các tỉnh, thành phố
|
|
|
x
|
x
|
|
13
|
Hệ thống Bái Thượng
|
Thanh Hóa
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
14
|
Hệ thống Đô Lương
|
Nghệ An
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
15
|
Hệ thống Nam Hưng Nghi
|
Nghệ An
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
16
|
Hệ thống Kẻ Gỗ
|
Hà Tĩnh
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
17
|
Hệ thống Nam Thạch Hãn
|
Quảng Trị
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
18
|
Hệ thống An Trạch - Thanh Quýt - Bầu Nít - Hà
Thanh
|
Quảng Nam - Đà Nẵn
g
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
19
|
Hệ thống Tân An - Đập Đá
|
Bình Định
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
20
|
Hệ thống Đồng Cam
|
Phú Yên
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
21
|
Hệ thống Nha Trinh - Lâm Cấm
|
Ninh Thuận
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
22
|
Hệ thống Ayun Hạ
|
Gia Lai
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
23
|
Hệ thống Dầu Tiếng - Phước Hòa
|
Tây Ninh
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
24
|
Hệ thống Nhật Tảo - Tân Trụ
|
Long An
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
25
|
Hệ thống Bảo Định
|
Tiền Giang, Long
An
|
Bộ NN và PTNT/
UBND các tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
26
|
Hệ thống Gò Công
|
Tiền Giang
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
27
|
Hệ thống Bắc Bến Tre
|
Bến Tre
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
28
|
Hệ thống Nam Bến Tre
|
Bến Tre
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
29
|
Hệ thống Nam Măng Thít
|
Vĩnh Long, Trà
Vinh
|
Bộ NN và PTNT/
UBND các tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
30
|
Hệ thống Quản Lộ - Phụng Hiệp
|
Bạc Liêu, Sóc
Trăng, Cà Mau
|
Bộ NN và PTNT/
UBND các tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
31
|
Hệ thống Ô Môn -Xà No
|
Cần Thơ, Kiên
Giang, Hậu Giang
|
Bộ NN và PTNT/
UBND các tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
4. Danh mục công trình cấp nước,
kiểm soát lũ vùng đồng bằng sông Cửu Long
TT
|
Tên dự án
|
Địa điểm
|
Cơ quan thực hiện
|
Phân kỳ đầu tư
|
Ưu tiên sử dụng
nguồn vốn
|
2021 - 2025
|
2026 - 2030
|
Sau 2030
|
NSNN, ODA, vốn
vay ưu đãi nước ngoài
|
Vốn ngoài ngân
sách nhà nước
|
1
|
Hệ thống điều tiết, bổ sung nguồn nước cho vùng
Nam QL1A tỉnh Bạc Liêu
|
Bạc Liêu
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
2
|
Hệ thống công trình chuyển nước Bán đảo Cà Mau
|
Cà Mau
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
3
|
Công trình kiểm soát nguồn nước cửa sông Vàm Cỏ
|
Long An
|
Bộ NN và PTNT/ Bộ
Giao thông vận tải, UBND tỉnh
|
|
x
|
x
|
x
|
|
4
|
Công trình kiểm soát nguồn nước cửa sông Hàm
Luông
|
Bến Tre
|
Bộ NN và PTNT/ Bộ
Giao thông vận tải, UBND tỉnh
|
|
x
|
x
|
x
|
|
5
|
Hệ thống cống đầu kênh kiểm soát nguồn nước dọc
sông Hậu (Cái Cau; Cái Trâm; Rạch Vọp; Xóm Đông - Rạch Nho; Trà Ếch; Rạch Mọp;
Saintard...)
|
Dọc sông Hậu
|
Bộ NN và PTNT/Bộ
Giao thông vận tải, UBND các tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
6
|
Hệ thống cống đầu kênh kiểm soát nguồn nước dọc
sông Tiền (Nguyễn Tấn Thành; Rạch Gầm; Ông Mười; Mù U; Trà Tân; Ba Rài...)
|
Dọc sông Tiền
|
Bộ NN và PTNT/Bộ
Giao thông vận tải, UBND các tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
7
|
Các cống dọc sông Hậu vùng Tứ giác Long Xuyên
(Kênh Đào, Cần Thảo, Tri Tôn, Mười Châu Phú, Ba Thê, Chắc Năng Gù, Mạc Cần
Dung, Chắc Cà Đao, Long Xuyên, Kênh Tròn...)
|
An Giang
|
Bộ NN và PTNT/Bộ
Giao thông vận tải, UBND các tỉnh
|
|
|
x
|
x
|
|
8
|
Các cống dọc sông Tiền vùng Đồng Tháp Mười (Hồng
Ngự, An Bình, Đồng Tiến...)
|
Đồng Tháp
|
Bộ NN và PTNT/Bộ
Giao thông vận tải, UBND các tỉnh
|
|
|
x
|
x
|
|
9
|
Hệ thống kiểm soát lũ tràn biên giới vùng Đồng
Tháp Mười (tràn Trà Đư 1, Trà Đư 2, Trung Tâm 1, Trung Tâm 2...)
|
Đồng Tháp
|
Bộ NN và PTNT/
UBND tỉnh
|
|
|
x
|
x
|
|
10
|
Các cống dọc sông Hậu vùng Tây sông Hậu (Bò Ót,
Thốt Nốt, Cần Thơ Bé, Tham Rơm, Ngã Cái, Ô Môn, Rạch Vàm, Đất Mới, Tra Nóc,
Bình Thủy, Cần Thơ...)
|
Cần Thơ
|
Bộ NN và PTNT/Bộ
Giao thông vận tải, UBND tỉnh
|
|
|
x
|
x
|
|
11
|
Nạo vét hệ thống kênh trục (Chắc Cà Đao, Chắc
Năng Gù, Mạc Cần Dưng, Tròn, Đòn Dong, Mười Châu Phú, Kênh Đào, Cần Thảo, Tám
Ngàn, Ba Thê, Rạch Giá Long Xuyên, các kênh KH, Trâm Bầu, Thốt Nốt, 2/9,
Kháng Chiến, Bình Thành, Hồng Ngự, Anh Bình, Đồng Tiến - Dương Văn Dương
Lagrange, An Phong - Mỹ Hòa, Nguyễn Văn Tiếp...)
|
Đồng Tháp, Long
An, An Giang, Kiên Giang
|
Bộ NN và PTNT/Bộ
Giao thông vận tải, UBND các tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
5. Danh mục đầu tư công trình đê
sông, biển, phòng chống xói lở và cấp nước sinh hoạt, sản xuất nông thôn
TT
|
Dự án
|
Địa điểm
|
Cơ quan thực hiện
|
Phân kỳ đầu tư
|
Ưu tiên sử dụng
nguồn vốn
|
2021 - 2025
|
2026 - 2030
|
Sau 2030
|
NSNN, ODA, vốn
vay ưu đãi nước ngoài
|
Vốn ngoài ngân
sách nhà nước
|
I
|
Công trình đê điều; phòng chống xói lở bờ
sông, bờ biển
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Đầu tư công trình chỉnh trị, phòng chống xói lở bờ
sông, bờ biển
|
Các sông lớn và các khu vực bờ biển bảo vệ dân
cư, cơ sở hạ tầng quan trọng
|
Bộ NN và PTNT/Bộ
Giao thông vận tải, UBND các tỉnh, thành phố
|
x
|
x
|
x
|
x
|
|
2
|
Đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống đê sông
|
Các lưu vực sông có đê, các khu vực bảo vệ dân
cư, cơ sở hạ tầng quan trọng
|
Bộ NN và PTNT/Bộ
Giao thông vận tải, UBND các tỉnh, thành phố
|
x
|
x
|
x
|
x
|
|
3
|
Đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống đê biển, đê cửa
sông
|
Các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang
|
Bộ NN và PTNT/Bộ
Giao thông vận tải, UBND các tỉnh, thành phố
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
II
|
Công trình cấp nước sinh hoạt, sản xuất nông
thôn
|
|
|
|
|
1
|
Đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn và các
vùng đặc biệt khó khăn
|
Các vùng nông thôn, miền núi, vùng khó khăn về
nguồn nước sinh hoạt
|
UBND các tỉnh/ Bộ
NN và PTNT
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
2
|
Đầu tư nâng cấp, xây dựng mới các hồ chứa nước ngọt
và hệ thống thủy lợi phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên các đảo
|
Các đảo, huyện đảo Vân Đồn, Cát Bà, Bạch Long Vỹ,
Phú Quý, Lý Sơn, Phú Quốc, Côn Đảo
|
Bộ NN và PTNT/
UBND các tỉnh
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
3
|
Đầu tư xây dựng các hồ chứa nhỏ, phân tán
|
Các vùng miền núi, vùng khan hiếm nguồn nước thuộc
trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, Tây
Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long
|
Bộ NN và PTNT/
UBND các tỉnh
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
6. Danh mục các giải pháp phi
công trình
TT
|
Tên hoạt động
|
Địa điểm
|
Cơ quan thực hiện
|
Phân kỳ đầu tư
|
Ưu tiên sử dụng
nguồn vốn
|
2021 - 2025
|
2026 - 2030
|
Sau 2030
|
NSNN, ODA, vốn
vay ưu đãi nước ngoài
|
Vốn ngoài ngân
sách nhà nước
|
1
|
Duy trì, bảo vệ, phát triển và nâng cao chất lượng
rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng ngập mặn, cây chắn sóng vùng
cửa sông, ven biển
|
Toàn quốc
|
Bộ NN và PTNT/
UBND các tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
x
|
2
|
Kiểm soát chất lượng nước trong hệ thống công
trình thủy lợi, bổ sung nguồn nước nhằm pha loãng, cải thiện tình trạng ô nhiễm
nguồn nước phục vụ sản xuất của các hệ thống thủy lợi hiện nay
|
Toàn quốc
|
Bộ NN và PTNT/ Bộ
Tài nguyên và Môi trường, UBND các tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
3
|
Xây dựng kế hoạch sử dụng nước, dự báo nguồn nước
phục vụ sản xuất, dân sinh; bố trí cơ cấu sản xuất, chuyển dịch thời vụ phù hợp
với điều kiện nguồn nước
|
Toàn quốc
|
Bộ NN và PTNT/ Bộ
Tài nguyên và Môi trường, UBND các tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
4
|
Nghiên cứu thu, trữ, xử lý, tái sử dụng nước;
khai thác, bổ cập, bảo vệ nguồn nước dưới đất trên các đảo để cấp nước cho
sinh hoạt, du lịch, dịch vụ, đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng,
an ninh trên các đảo có đông cư dân sinh sống
|
Toàn quốc
|
Bộ NN và PTNT/ Bộ
Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND các tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
5
|
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm sử dụng nước tiết
kiệm, hiệu quả
|
Toàn quốc
|
Bộ NN và PTNT/
UBND các tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
|
6
|
Nghiên cứu, tiến tới thành lập tổ chức khai thác
công trình thủy lợi theo hướng cung cấp dịch vụ đa dạng, tự chủ tài chính
|
Toàn quốc
|
Bộ NN và PTNT/
UBND các tỉnh
|
x
|
x
|
|
x
|
x
|
Ghi chú: Vị trí, quy mô, nhiệm vụ của
các công trình, dự án tại Phụ lục sẽ được tính toán, lựa chọn, xác định cụ thể
trong quá trình lập, phê duyệt dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.