Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1432/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Lê Đức Giang
Ngày ban hành: 04/05/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1432/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 04 tháng 5 năm 2021

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN DU LỊCH SINH THÁI, NGHỈ DƯỠNG, GIẢI TRÍ TRONG RỪNG PHÒNG HỘ BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ LANG CHÁNH ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ các nghị định của Chính phủ: Số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch; số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

Căn cứ các quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030"; số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; số 2161/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;

Căn cứ các quyết định Chủ tịch UBND tỉnh: Số 2806/QĐ-UBND ngày 12/7/2019 về việc phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2019 - 2028 của Ban quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh; số 73/QĐ-UBND ngày 09/01/2020 về phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ Ban quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh đến năm 2030, tầm nhìn đến 2040;

Căn cứ Quyết định số 34/2020/QĐ-UBND ngày 21/8/2020 của UBND tỉnh về việc Ban hành quy định về quản lý, đầu tư, kinh doanh, khai thác các khu du lịch cấp tỉnh, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 35/TTr-SNN&PTNT ngày 09/3/2021 (kèm theo Báo cáo kết quả thẩm định số 82/BC-SNN&PTNT ngày 05/3/2021 và ý kiến thẩm định của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 7206/SKHĐT-KTNN ngày 27/11/2020; của Sở Tài chính tại Công văn số 6338/STC-TCDN ngày 27/11/2020; của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Công văn số 2852/SVHTT&DL-QHPTTNDL ngày 25/8/2020; của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 3621/STNMT-QLĐĐ ngày 02/6/2020; của Sở Khoa học và Công nghệ tại Công văn số 1079/SKHCN-QLCS ngày 14/8/2020; của Ban Dân tộc tại Công văn số 434/BDT- KHTH ngày 16/7/2020; của UBND huyện Lang Chánh tại Công văn số 1516/UBND-NNPTNT ngày 26/11/2020).

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Phê duyệt Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ Ban quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040, với các nội dung chủ yếu sau:

1. Tên Đề án: Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ Ban quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040.

2. Phạm vi thực hiện đề án: Toàn bộ diện tích 10.292,14 ha thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh được UBND tỉnh giao đất tại Quyết định số 692/QĐ-UBND ngày 25/3/2008 và Quyết định số 4322/QĐ-UBND ngày 13/11/2017.

3. Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2040.

4. Mục tiêu

4.1. Mục tiêu chung

Bảo tồn và phát huy giá trị cảnh quan thiên nhiên; khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về đa dạng sinh học, danh lam thắng cảnh, tín ngưỡng gắn với bản sắc văn hóa các dân tộc; tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân địa phương; thu hút, kêu gọi đầu tư phát triển du lịch tại Ban quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh.

4.2. Mục tiêu cụ thể

- Khai thác, tạo điều kiện để nhân dân địa phương tham gia các loại hình du lịch, thông qua đó nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và văn hóa tinh thần; nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học, hệ sinh thái rừng cũng như bảo tồn các loại động vật quý hiếm trong khu vực.

- Xác định, đánh giá tài nguyên thiên nhiên; danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử, tâm linh; các loại sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ Lang Chánh.

- Xây dựng các tuyến, các điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ Lang Chánh.

- Là cơ sở xác để lập dự án du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ Ban quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh.

- Xác định lộ trình đầu tư các dự án ưu tiên và các giải pháp tổ chức thực hiện đề án.

- Thu hút các doanh nghiệp đầu tư, quảng bá, thương mại; tăng số lượng khách tham quan, tạo việc làm, tăng lao động qua đào tạo; tạo môi trường tự nhiên và môi trường xã hội trong Ban quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh.

4.3. Các chỉ tiêu cụ thể

4.3.1. Đến năm 2025

- Thu hút được ít nhất 50.000 lượt khách du lịch/năm trong đó số lượng khách quốc tế tối thiểu chiếm 5% tổng số du khách. Tỷ lệ du khách ở lại lưu trú qua đêm chiếm 20% tổng số du khách; tổng thu từ hoạt động du lịch hàng năm đạt ít nhất 60 tỷ đồng; trong đó nguồn thu từ cho thuê môi trường rừng hàng năm đạt ít nhất 600 triệu đồng.

- Thu hút được ít nhất 3 nhà đầu tư để liên doanh và thuê môi trường rừng để phát triển du lịch trong rừng phòng hộ của Ban quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh; tập trung đầu tư 02 điểm du lịch tại Pù Rinh, làng Thiền, bản Năng Cát và 9 điểm tham quan tại Đền Mẫu Chúa Thượng Ngàn, thác Mây, thác 7 tầng, thác Xanh, thác Đá đen, núi Chí Linh, đỉnh Pù Rinh A, đỉnh Pù Rinh B, Chùa Mèo; kết nối các điểm du lịch tạo thành 07 tuyến du lịch nội vi, 04 tuyến kết nối trong tỉnh và 02 tuyến kết nối liên tỉnh.

- Tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 1.150 lao động, trong đó có khoảng 450 lao động trực tiếp và 700 lao động gián tiếp.

4.3.2. Đến năm 2030

- Thu hút được ít nhất 100.000 lượt khách du lịch, trong đó số lượng khách quốc tế tối thiểu chiếm 8% tổng số du khách. Tỷ lệ du khách lưu trú qua đêm chiếm 28% tổng số du khách, tổng doanh thu đạt ít nhất 80 tỷ đồng; trong đó nguồn thu từ cho thuê môi trường rừng hàng năm đạt ít nhất 800 triệu đồng.

- Tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 2.500 lao động, trong đó có khoảng 1.000 lao động trực tiếp và 1.500 lao động gián tiếp; các lao động được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.

- Thu hút được ít nhất 3 nhà đầu tư để liên doanh và thuê môi trường rừng để phát triển du lịch trong rừng phòng hộ của Ban quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh; tiếp tục đầu tư 02 điểm du lịch Thung Bằng, đền Lê Lợi và 9 điểm tham quan tại thác Bà, thác Ông, thác Hón Lối, thác Leo Dây, thác Sủi Tăm, vách đá Hón Nhẹo, đỉnh Pù Pa Mứt, đền Tên Púa, Làng Oi; kết nối các điểm du lịch tạo thành 06 tuyến du lịch nội vi, 02 tuyến kết nối du lịch liên tỉnh đến các tỉnh miền Trung và miền Nam.

4.3.3. Đến năm 2040

- Thu hút được ít nhất 150.000 lượt khách du lịch/năm; trong đó số lượng khách quốc tế tối thiểu chiếm 15% tổng số du khách. Tỷ lệ du khách lưu trú qua đêm chiếm 32% tổng số du khách. Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch hàng năm đạt ít nhất 120 tỷ đồng; trong đó nguồn thu từ cho thuê môi trường rừng hàng năm đạt ít nhất 1,2 tỷ đồng.

- Tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 4.000 lao động, trong đó có khoảng 1.500 lao động trực tiếp và 2.500 lao động gián tiếp; các lao động được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.

- Thu hút được ít nhất thêm 5 nhà đầu tư để liên doanh, liên kết và thuê môi trường rừng để phát triển du lịch. Tiếp tục mở rộng, hoàn thiện các hạng mục, công trình điểm du lịch, điểm tham quan, tuyến du lịch đã hình thành.

5. Địa điểm, quy mô xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái

5.1. Hệ thống các điểm du lịch sinh thái Ban quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh

- Điểm 1: Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Pù Rinh.

- Điểm 2: Du lịch Làng Thiền (đội 5 cũ).

- Điểm 3: Du lịch Thung Bằng.

- Điểm 4: Du lịch đền Lê Lợi.

- Điểm 5: Du lịch bản Năng Cát.

- Điểm 6: Du lịch bản Húng.

5.2. Các điểm tham quan

- Điểm 1: Thác Mây.

- Điểm 2: Thác 7 tầng.

- Điểm 3: Thác Xanh.

- Điểm 4: Thác Đá Đen (thác Dốc Đá).

- Điểm 5: Thác Bà.

- Điểm 6: Thác Ông.

- Điểm 7: Thác Hón Lối.

- Điểm 8: Thác Leo Dây,

- Điểm 9: Thác Sủi Tăm.

- Điểm 10: Đền Mẫu Chúa Thượng Ngàn.

- Điểm 11: Núi Chí Linh.

- Điểm 12: Đỉnh Pù Rinh (đỉnh 1282m).

- Điểm 13: Đỉnh Pù Rinh B (đỉnh 1087m).

- Điểm 14: Đỉnh Pù Pa Mứt.

- Điểm 15: Vách đá Hón Nhẹo.

- Điểm 16: Làng Oi.

- Điểm 17: Đền Tên Púa.

- Điểm 18: Chùa Mèo.

5.3. Phương án phát triển các tuyến du lịch

5.3.1. Tuyến du lịch nội vi

Nhóm 1: Các tuyến du lịch sinh thái văn hóa

- Tuyến số 1: Pù Rinh/Năng Cát - Đỉnh Pù Rinh A (1,282m).

- Tuyến số 2: Pù Rinh/Năng Cát - Thác Mây - Thác 7 tầng.

- Tuyến số 3: Pù Rinh/Năng Cát - Thung Bằng.

- Tuyến số 4: Pù Rinh/Năng Cát - Thác xanh - Thác đá đen.

- Tuyến số 5: Thác Xanh - Làng Thiền - Đỉnh Ba Chóp (đền Mẫu).

Nhóm 2: Các tuyến du lịch văn hóa sinh thái

- Tuyến số 6: Năng Cát/Pù Rinh - Làng 327/Đồi Hoa Hồng - Thác Ma Hao - Đền Mẫu.

- Tuyến số 7: Làng Oi - Thác Ông, Thác Bà - Đền Lê Lợi.

- Tuyến số 8: Chùa Mèo - Làng Oi - Cầu treo Làng Bượn - Hồ sen Làng Bượn.

- Tuyến số 9: Đền Tên Púa - Thác Hón Lối - Làng Húng.

Nhóm 3: Các tuyến trải nghiệm thiên nhiên

- Tuyến số 10: Pù Rinh - Thác Xanh - Làng Thiền.

- Tuyến số 11: Pù Rinh - Làng Thiền - đỉnh Pù Rinh B (1,087m).

- Tuyến số 12: Pù Rinh - Làng Thiền - Pù Pa Mứt (1200m).

- Tuyến số 13: Pù Rinh - Làng Thiền - đỉnh Chí Linh.

5.3.2. Tuyến du lịch kết nối ngoại vi

a) Các tuyến kết nối trong tỉnh Thanh Hóa

- Tuyến số 1: Di sản thế giới thành nhà Hồ - Suối cá thần Cẩm Lương - Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam Kinh - Khu di tích Chùa Nán, hang Bàn Bù (Ngọc Lặc) - Khu du lịch sinh thái Pù Rinh.

- Tuyến số 2: Khu du lịch sinh thái Pù Rinh - Khu BTNT Xuân Liên - Khu di tích Cửa Đạt - Hồ thủy điện Cửa Đạt.

- Tuyến số 3: Khu nghỉ dưỡng Son Bá Mười (Pù Luông - Bá Thước) - Khu du lịch sinh thái Pù Rinh.

- Tuyến số 4: Thành phố Sầm Sơn, Khu du lịch Hải Tiến - Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh - Khu di tích Chùa Nán, hang Bàn Bù - Khu du lịch sinh thái Pù Rinh.

b) Các tuyến kết ni liên tnh

- Tuyến số 1: Khu du lịch Thung Nai - Bản Lác (Mai Châu - Hòa Bình) - Khu du lịch sinh thái Pù Rinh.

- Tuyến số 2: Khu du lịch Tràng An - Chùa Bái Đính (Ninh Bình) - Vườn quốc gia Cúc Phương - Khu du lịch sinh thái Pù Rinh.

- Tuyến số 3: Bãi biển Cửa Lò (Nghệ An) - Khu di tích Kim Liên - Chùa Đại Tuệ (Nam Đàn-Nghệ An) - Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam - Khu du lịch sinh thái Pù Rinh.

- Tuyến số 4: Đà Nẵng - Huế - Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh - Khu du lịch sinh thái Pù Rinh.

Ngoài ra, sau khi đi vào hoạt động, Ban quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Thanh Hóa, các nhà đầu tư liên kết với các công ty du lịch lữ hành để kết nối, xây dựng các tuyến du lịch dài ngày từ khu du lịch sinh thái Pù Rinh đi/đến các điểm du lịch tại khu vực miền Trung như: Huế, Đà Nẵng, Quảng Bình... và các tỉnh phía Nam như: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa, Phú Yên... di chuyển chủ yếu bằng đường hàng không.

5.4. Vị trí, quy mô xây dựng các công trình phục vụ du lịch

Mật độ xây dựng gộp tối đa của khu du lịch, nghỉ dưỡng tổng hợp (resort) là 25% và phải đảm bảo theo quy định của pháp luật hiện hành; chiều cao công trình, kiến trúc cảnh quan, đảm bảo gần gũi với thiên nhiên, gìn giữ được bản sắc văn hóa; hạn chế tối đa việc phá vỡ cảnh quan hay bê tông hóa các công trình giao thông, xây dựng; đồng thời chấp hành nghiêm túc, đầy đủ theo đúng quy định của Luật Lâm nghiệp năm 2017; Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 và các quy định của pháp luật khác liên quan “Không ảnh hưởng đến mục tiêu bảo tồn, không phá vỡ cảnh quan môi trường, không chặt phá rừng; các công trình xây dựng phải dựa vào thiên nhiên, hài hòa với cảnh quan môi trường, chiều cao tối đa của công trình nghỉ dưỡng không quá 12 m”.

(Chi tiết ti Phlc I và II kèm theo)

6. Các dòng sản phẩm, loại hình, tổ chức quản lý và khai thác

6.1. Phát triển các loại hình du lịch

- Du lịch sinh thái: Khai thác bền vững các nguồn tài nguyên du lịch hiện có, góp phần nâng cao nhận thức của người dân, khách tham quan cảnh quan rừng và đa dạng sinh học; tạo nguồn thu bền vững hỗ trợ cho các hoạt động quản lý và phát triển rừng của Ban quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh.

- Du lịch cộng đồng: Khai thác hiệu quả cảnh quan, truyền thống, nét văn hóa làng, bản người Thái, người Mường sống trong hoặc ven diện tích rừng của Ban quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh quản lý phục vụ khai thác du lịch. Phát triển du lịch cộng đồng tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ thiên nhiên bảo vệ các truyền thống văn hóa, lịch sử; góp phần bảo vệ rừng, thúc đẩy phát triển du lịch.

- Du lịch văn hóa - Lịch sử và tâm linh: Khai thác các điểm văn hóa, lịch sử ở trong Rừng phòng hộ Lang Chánh hiện hữu như: Đền Lê Lợi, miếu thờ Nghĩa quân, và các câu chuyện lịch sử về thác Ma Hao, suối Lê Lợi, Chùa Mèo, Đền Tên Púa, Đền mẫu tại đỉnh 3 chóp,… kết hợp với các giá trị cảnh quan tự nhiên và văn hóa dân tộc Thái là tiềm năng phát triển du lịch ở địa phương

- Du lịch nghỉ dưỡng - chăm sóc sức khỏe: Khai thác tiềm năng, lợi thế về đặc điểm địa hình vùng miền núi, khí hậu mát mẻ để xây dựng thành các khu du lịch nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe.

- Du lịch thể thao - mạo hiểm: Xây dựng và tổ chức các chương trình du lịch gắn với loại hình du lịch thể thao - mạo hiểm để khai thác cảnh quan tự nhiên như các thác nước, suối nước, các đỉnh núi cao,…

6.2. Dịch vụ du lịch

- Các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe: Trọng tâm là điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Pù Rinh, Làng Thiền và Thung Bằng là các nơi có điều kiện khí hậu, cảnh quan đẹp.

- Nhóm các sản phẩm du lịch sinh thái: Xác định là các sản phẩm du lịch chủ đạo tập trung phát triển, bao gồm các loại sản phẩm: Du lịch trải nghiệm và khám phá thiên nhiên.

- Nhóm các sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm: Các hoạt động leo núi chinh phục các đỉnh núi cao và các tuyến đi bộ mạo hiểm xuyên rừng.

- Nhóm các sản phẩm du lịch trải nghiệm văn hóa bản địa, tham quan các điểm văn hóa - lịch sử: Các sản phẩm du lịch tham quan các điểm di tích lịch sử tại đền Lê Lợi, đền thờ Nghĩa Quân, suối Lê Lợi, thác Ma Hao và các hoạt động du lịch tại các làng 327, làng Năng Cát, làng Oi và làng Húng.

- Các nhóm sản phẩm du lịch gia tăng khác, bổ trợ cho các sản phẩm du lịch chính, giúp đa dạng các hoạt động và tăng sự trải nghiệm cho du khách, đặc biệt là khách du lịch phổ thông, gồm: Dịch vụ hội nghị, hội thảo và tiệc cưới, các hoạt động cắm trại, chụp ảnh phong cảnh, chụp ảnh cưới và ngắm hoa theo mùa, dịch vụ ăn uống, bán đồ lưu niệm và đặc sản địa phương.

6.3. Tổ chức khai thác và quản lý du lịch

- Ban quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh tổ chức các hoạt động quản lý khai thác du lịch; hợp tác, liên doanh, liên kết và cho thuê môi trường rừng để tổ chức quản lý và khai thác các hoạt động du lịch theo đúng quy định của pháp luật.

- Tăng cường phối hợp với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành xây dựng, ký kết hợp tác thực hiện các chương trình du lịch, liên kết khai thác, kết nối các tuyến, điểm du lịch trong và ngoài tỉnh để hình thành các chuỗi cung cấp sản phẩm du lịch, thu hút du khách.

6.4. Xúc tiến quảng bá du lịch

- Xây dựng chương trình quảng bá du lịch, lựa chọn kênh thông tin, đưa và cập nhật thông tin du lịch thường xuyên. Nghiên cứu, điều tra thị trường du lịch định kỳ theo để có được thông tin về diễn biến thị trường làm cơ sở cho cách hoạt động xúc tiến quảng bá, xây dựng hình ảnh, thương hiệu, phát triển sản phẩm du lịch.

- Xã hội hóa hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch thông qua việc huy động các nguồn vốn, trí thức của tập thể và cá nhân trong việc tổ chức và thực hiện các hoạt động xúc tiến quảng bá.

7. Giải pháp thực hiện

7.1. Giải pháp về quản lý bảo vệ và phát triển rừng

- Tổ chức thực hiện các biện pháp tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn triệt để tình trạng phá rừng; khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm sản và các loài động vật hoang dã; tăng cường kiểm soát lửa rừng... theo phương án quản lý rừng bền vững đ được UBND tỉnh Thanh hóa phê duyệt.

- Thực hiện trồng mới các loại rừng, cây trồng phân tán (trọng tâm là trồng các loài cây bản địa, loài cây ưu tiên bảo vệ, quý, hiếm, đặc hữu có giá trị nguồn gen và cảnh quan); khoanh nuôi tái sinh rừng phù hợp với điều kiện sinh thái; giao khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, cá nhân ở địa phương. Phục hồi, phát triển vốn rừng và nâng cao chất lượng, độ che phủ của rừng.

- Áp dụng các biện pháp lâm sinh phù hợp đối với từng trạng thái rừng và điều kiện lập địa để bảo tồn và phát triển rừng bền vững.

7.2. Giải pháp bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường

- Xây dựng kế hoạch giám sát và đánh giá dài hạn để đảm bảo giám sát và giảm thiểu các tác động tới môi trường từ khi lập kế hoạch, đầu tư và khai thác.

- Xây dựng các mô hình phát triển du lịch sinh thái bền vững để người dân địa phương chủ động tham gia công tác bảo vệ rừng, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, văn hóa bản địa và được hưởng lợi ích phù hợp từ hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí. Tạo việc làm, chuyển đổi ngành nghề cho nông dân. Chủ động xây dựng phương án quản lý rác thải và nước thải cho tất cả các điểm, tuyến du lịch và có biện pháp thu gom và xử lý theo đúng quy định.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các quy định của Nhà nước về du lịch đến người lao động, các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cộng đồng nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên du lịch; xây dựng nếp sống văn minh, cùng tham gia phát triển du lịch cộng đồng.

- Xây dựng hệ thống biển báo diễn giải môi trường, tờ rơi nhằm tuyên truyền cho du khách chấp hành nghiêm chỉnh Luật Lâm nghiệp, Luật Bảo vệ Môi trường và các quy chế của rừng phòng hộ khi tham gia du lịch.

- Thực hiện chính sách chia sẻ lợi ích đối với người dân địa phương, gắn với phát triển du lịch sinh thái; nâng cao hiệu quả quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người dân vùng đệm.

7.3. Giải pháp về ứng dụng khoa học kỹ thuật

- Triển khai thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học để cải tạo phục hồi rừng nghèo bằng các loài cây bản địa, nghiên cứu bảo tồn các loài cây dược liệu, phát triển nguồn lợi lâm đặc sản dưới tán rừng để giới thiệu cho du khách về công tác bảo tồn và giá trị đa dạng sinh học.

- Xây dựng trang thông tin điện tử, sở dữ liệu điện tử trực tuyến về du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu. Đầu tư công nghệ thông tin trong quản lý du khách đến và đi làm cơ sở đánh giá được sức chứa, sức tải để giảm thiểu những tác động tiêu cực của du khách đến thiên nhiên và môi trường.

- Ứng dụng các tiện ích thông minh nhằm hướng dẫn về các giá trị tự nhiên, các giá trị đa dạng sinh học để khách có nhiều trải nghiệm tốt, hiểu được các giá trị của cảnh quan rừng Ban quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh.

7.4. Giải pháp về vốn

7.4.1. Tổng kinh phí thực hiện Đề án: 1.115.500 triệu đồng.

7.4.2. Phân theo nguồn vốn

a) Vốn ngân sách Nhà nước: Dự kiến khoảng 158.300 triệu đồng, chiếm 14,19% tổng nguồn vốn của đề án và được phân bổ:

- Vốn ngân sách tỉnh: Dự kiến 31.000 triệu đồng, chiếm khoảng 2,7% tổng nguồn vốn của Đề án (Giai đoạn 2021-2025: 21.000 triệu đồng; giai đoạn 2026 - 2030: 10.000 triệu đồng).

- Nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách huyện Lang Chánh: Dự kiến khoảng 127.300 triệu đồng, chiếm khoảng 11,41% tổng nguồn vốn của Đề án (Giai đoạn 2021 - 2025: 63.000 triệu đồng; giai đoạn 2026 - 2030: 64.300 triệu đồng).

Nguồn vốn ngân sách Trung ương (được bố trí sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, định mức, tiêu chí phân bổ ngân sách Nhà nước và Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo tổng mức đầu tư công trong giai đoạn 2021-2025 cho tỉnh Thanh Hóa, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét hỗ trợ đầu tư một số hạng mục công trình thuộc đối tượng đầu tư của ngân sách Nhà nước thuộc đối tượng, trách nhiệm đầu tư của ngân sách nhà nước, phù hợp với quy định của Luật Đầu tư công).

Đối với nguồn vốn ngân sách huyện Lang Chánh: UBND huyện Lang Chánh xác định, lựa chọn ưu tiên, bố trí nguồn vốn ngân sách huyện để đầu tư một số hạng mục hạ tầng thiết yếu, phù hợp với Luật Đầu tư công, trình HĐND huyện nghị quyết thông qua, làm cơ sở để tổ chức thực hiện; đồng thời thực hiện kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài huyện để đầu tư các hạng mục phù hợp của Đề án được phê duyệt.

b) Vốn kêu gọi đầu tư: Dự kiến 898.000 triệu đồng, chiếm 80,5% tổng nguồn vốn Đề án, bao gồm:

- Vốn thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư, các doanh nghiệp.

- Vốn liên kết với các công ty kinh doanh du lịch.

c) Vốn hợp pháp khác: Dự kiến 59.200 triệu đồng, chiếm 5,3% tổng vốn Đề án, bao gồm:

- Vốn từ các nguồn thu dịch vụ đơn vị tái đầu tư.

- Vốn xã hội hóa, đóng góp của viên chức, người lao động Ban quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh, cộng đồng nhân dân trong vùng dự án...

(Chi tiết theo Phụ lục III đính kèm)

7.4. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

- Phát triển nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu về chất lượng, chú trọng đào tạo kỹ năng nghề và kỹ năng mềm cho lực lượng lao động trực tiếp phục vụ du lịch, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch tại các tuyến, điểm du lịch; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cộng đồng dân cư tham gia kinh doanh du lịch và góp phần quảng bá điểm đến, hình ảnh du lịch của địa phương.

- Nâng cao nhận thức về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và nghiệp vụ truyền thông, giáo dục môi trường, tuyên truyền cho các hướng dẫn viên, đặc biệt là hướng dẫn viên người địa phương; hình thành đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên là người địa phương hướng dẫn, hỗ trợ khách du lịch.

7.5. Giải pháp về cơ chế, chính sách, quy hoạch

- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách của tỉnh theo hướng khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch sinh thái; đẩy mạnh liên doanh liên kết, cho thuê môi trường rừng trong rừng phòng hộ Lang Chánh.

- Ưu tiên đầu tư hạ tầng khung của các điểm du lịch; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đầu tư vào các công trình vật chất kỹ thuật, sản phẩm dịch vụ,...

- Tạo cơ chế thuận lợi, kêu gọi nhà đầu tư phát triển du lịch; khuyến khích phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư để thu hút các nhà đầu tư chiến lược.

- Ưu tiên về vốn vay và hỗ trợ giá thuê đất ổn định lâu dài đối với các dự án đầu tư phát triển sản phẩm du lịch; ưu tiên các dự án phát triển các khu vui chơi giải trí, phát triển sản phẩm du lịch xanh thân thiện với môi trường.

- Khuyến khích đầu tư và phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, đặc biệt là trong phát triển thương hiệu và xúc tiến quảng bá.

- Khuyến khích các hộ lưu trú hoạt động theo hình thức hộ kinh doanh cá thể; các cá nhân tham gia hoạt động theo hình thức tổ hợp tác.

7.6. Nhóm giải pháp về xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật

- Khuyến khích các cá nhân, tổ chức lập dự án thuê môi trường rừng, liên kết, nhận khoán kinh doanh dịch vụ du lịch để đầu tư các công trình phục vụ du lịch tại rừng phòng hộ Lang Chánh; nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ du lịch như nhà nghỉ, nhà hàng, hội trường, khu vui chơi, bể bơi, các tiểu cảnh hấp dẫn du khách...

- Đầu tư chỉnh trang cơ sở hạ tầng du lịch ở thôn, làng, mua sắm trang thiết bị, xây dựng hệ thống vệ sinh đạt chuẩn tại các hộ gia đình làm du lịch cộng đồng (làng Năng Cát, làng Oi, làng Húng...).

- Nâng cấp một số tuyến đường tuần tra bảo vệ kết hợp phục vụ du lịch, thân thiện với môi trường; phục hồi, cải tạo đường nội bộ, một số đoạn đường vào các thác, suối...

- Xây dựng, cải tạo các công trình cảnh quan, tạo môi trường hấp dẫn du khách (trồng hoa, cây cảnh, tạo tiểu cảnh…).

- Tổ chức các khóa tập huấn về du lịch cho các bên có liên quan.

7.7. Giải pháp về xúc tiến, quảng bá

- Xây dựng chiến lược, kế hoạch xúc tiến quảng bá, xây dựng thương hiệu, phát triển sản phẩm, thị trường du lịch theo hướng trọng tâm, trọng điểm, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế du lịch địa phương.

- Xã hội hóa hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch thông qua huy động các nguồn vốn, trí thức của tập thể và cá nhân; thực hiện các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch sinh thái thông qua trang thông tin cá nhân, các diễn đàn du lịch trên các mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), các diễn đàn du lịch chính thống.

- Tổ chức và chủ động tham gia các Hội nghị xúc tiến du lịch, các chương trình FAM trip giới thiệu quảng bá điểm đến du lịch Lang Chánh.

8. Tổ chức giám sát hoạt động du lịch, sinh thái

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp, nhất là cấp x và cộng đồng dân cư thôn trong quản lý về lưu trú, đảm bảo an ninh, quốc phòng đối với các hoạt động du lịch; các yếu tố an toàn cho người tham gia; xây dựng nếp sống văn minh, bảo đảm vệ sinh, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh, an toàn cho khách du lịch; tạo dựng môi trường du lịch văn minh, thân thiện.

- Các hoạt động xây dựng và du lịch trong rừng phòng hộ Lang Chánh tuân thủ, chấp hành đầy đủ, đúng quy định theo Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp và các quy định khác của pháp luật liên quan.

9. Hiệu quả của đề án

9.1. Hiệu quả kinh tế

- Thực hiện Đề án s tăng nguồn thu để tái đầu tư cho các hoạt động quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học trong rừng phòng hộ theo hướng lâu dài và bền vững; thúc đẩy sự phát triển của kinh tế địa phương, tạo việc làm, góp phần tăng nguồn thu cho địa phương từ các hoạt động dịch vụ.

- Cung cấp các dịch vụ, sản phẩm, hàng hóa nông sản, thủy sản, mặt hàng truyền thống của địa phương; chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn từ nông nghiệp hay khai thác tài nguyên rừng truyền thống sang kinh tế dịch vụ, góp phần cải thiện và nâng cao thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần cho cộng đồng dân cư ở địa phương.

9.2. Hiệu quả về xã hội

- Hoạt động dịch vụ du lịch ở Ban quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh thu hút được nguồn lao động địa phương, góp phần tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo, ổn định đời sống nhân dân, giảm áp lực phụ thuộc vào rừng; góp phần duy trì văn hóa và kiến thức của người dân địa phương theo hướng bền vững.

- Bảo tồn, phát huy được các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, tiếp nhận các tiến bộ văn hóa mới, hạn chế các hủ tục lạc hậu, góp phần thay đổi đời sống văn hóa của cộng đồng, người dân vùng đệm.

9.3. Hiệu quả về môi trường

- Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục và diễn giải về môi trường nên khi tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái sẽ thúc đẩy nâng cao nhận thức, trách nhiệm, nghĩa vụ với thiên nhiên, đa dạng sinh học.

- Các hoạt động bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn thiên nhiên được quan tâm đầu tư, phát huy, tỷ lệ che phủ của rừng được nâng cao s cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái hiệu quả hơn (giữ nước tốt hơn, điều hòa được dòng chảy, hạn chế xói mòn, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt cho cộng đồng).

10. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư và các dự án kêu gọi đầu tư: Chi tiết theo Phụ lục IV kèm theo.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Ban quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh

- Công bố công khai các nội dung của đề án; chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung đề án được phê duyệt tại Điều 1, Quyết định này.

- Tăng cường đấu mối với Bộ Nông nghiệp và PTNT và các Bộ, ngành Trung ương để đề xuất, tổng hợp nhu cầu vốn thực hiện đề án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn vốn ngân sách Trung ương do các Bộ, ngành quản lý, đảm bảo nguồn lực thực hiện hiệu quả đề án.

- Hằng năm, xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án được phê duyệt; đề xuất xây dựng các chương trình, dự án, nhiệm vụ cụ thể trình cấp thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

- Tổ chức xúc tiến, kêu gọi đầu tư từ các tổ chức trong và ngoài nước, tranh thủ chỉ đạo và hỗ trợ của các Bộ, ngành Trung ương.

- Có các giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư hợp pháp để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của đề án; chủ trì, phối hợp với các nhà đầu tư để lập các dự án, tiểu dự án đầu tư và các phương án liên doanh, liên kết, kêu gọi đầu tư kết hợp bảo vệ, phát triển rừng bền vững trình cấp thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật.

- Tổng hợp, báo cáo tình hình, kết quả thực hiện đề án cho Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, để tổng hợp, tham mưu cho UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh theo định kỳ hoặc đột xuất; đồng thời, chủ trì, báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT để sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả triển khai thực hiện đề án hàng năm và 5 năm.

2. Sở Nông nghiệp và PTNT

- Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra Ban quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh trong suốt quá trình triển khai, tổ chức thực hiện các nội dung, hoạt động của đề án được phê duyệt, đảm bảo chấp hành đầy đủ các quy định về đầu tư, đất đai, lâm nghiệp, du lịch, bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật liên quan.

- Chỉ đạo, tham mưu cho UBND tỉnh lồng ghép các nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững hàng năm, giai đoạn với thực hiện các nhiệm vụ của đề án này.

- Phối hợp với các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND huyện Lang Chánh và đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh quản lý, trình, thẩm định các dự án đầu tư phát triển tại các phân khu du lịch theo quy định; hỗ trợ Ban quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh để đấu mối, đề xuất với Bộ Nông nghiệp và PTNT và các Bộ, ban, ngành Trung ương tổng hợp nhu cầu vốn thực hiện đề án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn vốn ngân sách Trung ương do các Bộ, ngành quản lý; lồng ghép với các chương trình đầu tư có mục tiêu, hỗ trợ Ban quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh trong việc thu hút, kêu gọi các nguồn vốn đầu tư.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lang Chánh và các sở, ban, ngành cấp tỉnh, các đơn vị có liên quan để tham mưu, đấu mối, báo cáo, đề xuất Bộ Kế hoạch và Đầu tư để được thông báo tổng mức vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 cho tỉnh, làm cơ sở để tham mưu, báo cáo cấp thẩm quyền xem xét, cân đối, bố trí vốn ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư một số hạng mục công trình thuộc đối tượng đầu tư của ngân sách nhà nước, đảm bảo phù hợp với quy định của Luật Đầu tư công; thẩm định đề xuất chủ trương đầu tư các dự án, trình cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật hiện hành.

4. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các sở, ban, ngành cấp tỉnh, các đơn vị có liên quan để tham mưu, báo cáo UBND, HĐND tỉnh cân đối các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước trong kế hoạch ngân sách hàng năm và nguồn vốn lồng ghép do ngân sách tỉnh đảm nhận theo quy định để thực hiện hiệu quả các nội dung được phê duyệt tại Điều 1, Quyết định này theo đúng quy định

5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện Thường Xuân và các đơn vị có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra Ban quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh, các tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức quản lý các hoạt động du lịch sinh thái, bảo tồn di sản văn hóa, lịch sử trong khu bảo tồn; lồng ghép kế hoạch, chương trình, quy hoạch phát triển du lịch toàn tỉnh với phát triển du lịch tại rừng phòng hộ Ban quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các sở, ban, ngành cấp tỉnh và các đơn vị có liên quan hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc Ban quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án liên quan đến công tác quản lý đất đai, giao đất, thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, bảo vệ tài nguyên môi trường, xử lý nước thải đối với các dự án đầu tư; các hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và dân sinh du lịch trên địa bàn.

7. Sở Xây dựng phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo, theo d i, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn Ban quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh chấp hành, triển khai các hoạt động liên quan đến lĩnh vực xây dựng của các dự án đầu tư du lịch trên địa bàn; quản lý hoạt động xây dựng, dự án đầu tư xây dựng theo phân công, phân cấp quản lý.

8. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao để hướng dẫn, tham gia ý kiến đối với từng nhiệm vụ, dự án cụ thể thuộc đề án có liên quan đến khu vực quy hoạch căn cứ chiến đấu và căn cứ hậu phương cấp tỉnh, cấp huyện theo đúng trình tự, thẩm quyền và quy định của pháp luật hiện hành.

9. Sở Ngoại vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan vận động các nguồn vốn của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế, vận động, kêu gọi các dự án hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao nguồn lực, tập huấn phát triển du lịch cộng đồng, nâng cao ý thức người dân hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.

10. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh liên quan theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện Lang Chánh để chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Đề án được phê duyệt

11. Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao để phối hợp, theo dõi, hỗ trợ, giúp Ban quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh đẩy mạnh thực hiện các hoạt động quảng bá, xúc tiến, kêu gọi các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư, khai thác hoạt động du lịch sinh thái theo nội dung Đề án được phê duyệt.

12. Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh; Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hóa phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh và các đơn vị liên quan hướng dẫn, hỗ trợ Ban quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh được tiếp cận, quảng bá giới thiệu môi trường đầu tư, kinh doanh để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân quan tâm đầu tư, khai thác hiệu quả các hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ. Tăng cường hỗ trợ, đào tạo, tập huấn để nâng cao năng lực, kỹ năng phục vụ hoạt động du lịch cho cán bộ, cộng đồng tại địa phương; vận động các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành xây dựng các chương trình du lịch và tăng cường liên kết với các đơn vị lữ hành của các tỉnh, thành phố để khai thác các tiềm năng du lịch, hình thành các chuỗi cung cấp sản phẩm du lịch để thu hút du khách.

13. Ủy ban nhân dân huyện Lang Chánh chủ trì, chỉ đạo UBND các xã trong vùng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn; phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, và các ngành có liên quan hỗ trợ Ban quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh thúc đẩy kêu gọi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch sinh thái, tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư kinh doanh có hiệu quả trên địa bàn huyện; cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách huyện để thực hiện các nhiệm vụ của đề án theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT; Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tài nguyên và Môi trường; Xây dựng; Trung tâm Xúc tiến đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh; Chủ tịch UBND huyện Lang Chánh; Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh; Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh và Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3, QĐ;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (b/cáo);
- Bộ Tài chính (b/cáo);
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/cáo);
- Thường trực: Tỉnh ủy HĐND tỉnh (b/cáo);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các đơn vị có liên quan;
- Lưu VT, NN, KTTC(V.Anh).

TM ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Đức Giang

PHỤ LỤC SỐ I:

VỊ TRÍ, QUY MÔ CÁC ĐIỂM DU LỊCH, ĐIỂM THAM QUAN TRONG RỪNG PHÒNG HỘ BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ LANG CHÁNH
(Kèm theo Quyết định số: /QĐ-UBND ngày tháng năm 2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

TT

Các điểm du lịch, điểm tham quan

Tổng diện Tích

Diện tích xây dựng cơ sở hạ tầng

Đất quảng trường, sân bãi, hạ tầng kỹ thuật khác

Đất rừng tự nhiên phục vụ du lịch

Mặt nước

Ghi chú

(ha)

(ha)

(%)

(ha)

(%)

(ha)

(%)

(ha)

(%)

A

ĐIỂM DU LỊCH

1

Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Pù Rinh

-

Điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Pù Rinh (Pù Rinh Eco-lodge)

48,0

5,0

10,42

4,0

8,33

4,57

9,52

34,43 ha còn lại là rừng trồng

-

Điểm du lịch sinh thái thác Ma Hao

52,0

7,5

14,42

15,0

28,85

25,5

49,04

4,0

7,69

2

Điểm du lịch chăm sóc sức khỏe Làng Thiền (Đội 5 cũ)

25,0

3,0

12,00

1,0

4,00

19,5

78,00

1,5

6,00

3

Điểm du lịch Thung Bằng

12,00

1,5

12,50

3,0

25,00

7,5

62,50

4

Điểm du lịch đền Lê Lợi - Ghế đá Lê Lợi

15,0

1,5

10,00

3,0

20,00%

9,5

63,33

1,0

6,67

5

Điểm du lịch cộng đồng làng Năng Cát

Nằm ngoài diện tích của Ban quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh, là đất đ giao hộ gia đình, cá nhân quản lý.

6

Điểm du lịch cộng đồng làng Húng

B

ĐIỂM THAM QUAN

1

Điểm tham quan thác mây và thác 7 tầng

5,0

0,5

10,00

0,5

10,00

3,5

70,00

0,50

10,00

02 điểm tham quan

2

Điểm tham quan thác Xanh (thác Dốc Đá), thác Đá đen

4,2

0,1

2,38

0,1

2,38

4,0

83,24

0,5

11,90

02 điểm tham quan

3

Thác Ông, thác Bà

3,3

0,1

3,03

0,1

3,03

2,6

78,79

0,5

15,15

02 điểm tham quan

4

Thác Hón Lối

25,0

2,0

8,00

0,3

1,20

21,7

86,80

1,0

4,00

5

Thác Leo dây, thác Sủi tăm

3,0

0,1

3,33

0,1

3,33

2,3

76,67

0,5

16,67

02 điểm tham quan

6

Điểm tham quan tâm linh Đền Mẫu Chúa Thượng Ngàn

10,0

1,0

10,00

0,5

5,00

8,5

85,00

7

Điểm tham quan núi Chí Linh

3,0

0,3

10,00

0,5

16,67

2,2

73,33

8

Đỉnh Pù Rinh A

1,0

0,1

10,00

0,2

20,00

0,7

70,00

9

Đỉnh Pù Rinh B

1,0

0,1

10,00

0,2

20,00

0,7

70,00

10

Núi Pù Pa Mứt

1,0

0,2

20,00

0,2

20,00

0,6

60,00

11

Vách đá Hón Nhẹo

3,0

0,5

16,67

1,0

33,33

1,0

33,33

0,5

16,67

12

Các điểm tham quan: Chùa Mèo, Làng Oi, Đền Tên Púa

Là các điểm du lịch nằm ngoài diện tích của Ban quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh.

03 điểm tham quan

Tổng cộng 18 điểm tham quan

PHỤ LỤC SỐ II:

TỔNG HỢP CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRONG RỪNG PHÒNG HỘ BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ LANG CHÁNH
(Kèm theo Quyết định số: /QĐ-UBND ngày tháng năm 2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

TT

Hạng mục

Quy mô xây dựng các công trình

A

CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

I

Các điểm du lịch

1

Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Pù Rinh

a

Điểm du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái Pù Rinh (Trạm bảo vệ rừng số 4)

Quy mô: 48 ha, gồm:

- Trạm đón tiếp: 2.000 m²

- Trung tâm điều hành, dịch vụ hành chính: 2.000m²

- Khu vực gửi xe: 3.000m²

- Khu nhà nghỉ sinh thái bằng vật liệu thân thiện với môi trường (các Bungarlow): 15.000m²

- Nhà hàng và dịch vụ tổng hợp: 2.000m²

- Khu vực trung tâm hội nghị và tổ chức sự kiện: 5.000m²

- Khu vui chơi giải trí và chăm sóc sức khỏe: 5.000m².

- Khu thể thao liên hợp: 10.000m²

- Khu trung tâm văn hóa bản địa: 5.000m² gồm nhà sàn, nhà bếp, khu vực trưng bày các mẫu vật, phục dựng một số nghề truyền thống của người Thái, Mường, Kinh.

- Bể bơi: 01 Bể bơi vô cực (500m²), 01 bể bơi 4 mùa (200m²) + khu dịch vụ tổng hợp (gần nhà nghỉ sinh thái).

- Sân golfmini: 2.000m²

- Hồ nhân tạo: 15.000m² bao gồm 01 hồ lớn và 03 ao nhỏ

- Cải tạo 01 suối nhân tạo chảy gần đường đi để tạo cảnh quan

- Hệ thống đường nội bộ (đi bộ, xe đạp và xe điện)

- Chòi nghỉ chân sinh thái: 07 chòi quanh hồ nhân tạo và cạnh các đường đi

- Cải tạo và nâng cấp đập (đập thủy điện cũ) để tạo thác và cảnh quan, điểm chụp ảnh

- Cải tạo khu vực cắm trại và picnic 10.000m².

- Xây dựng khu Chợ quê: 7.000m².

- Xây dựng hệ thống bể chứa nước sinh hoạt, hệ thống cấp và thoát nước: 200m².

- Xây dựng khu thu gom và xử lý nước thải, rác thải sinh hoạt: 1.800m².

- Khu câu cá giải trí ngoài trời: 20.000m²

b

Điểm du lịch sinh thái thác Ma Hao.

Quy mô: 52 ha, gồm:

Thác Ma Hao: Tuân thủ quy hoạch Thác Ma Hao theo Quyết định số 1986/QĐ-UBND ngày ngày 01/6/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh.

Làng 327: Tuân thủ quy hoạch thác Ma Hao theo Quyết định số 1986/QĐ-UBND ngày 01/6/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh. Trong đó có đề xuất thêm một số giải pháp nhằm hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng của Làng 327:

- Tu sửa lại và nâng cấp hệ thống phòng nghỉ, nhà vệ sinh.

- Thiết kế các hệ thống để rác thân thiện với môi trường.

- Thành lập tổ dịch vụ du lịch làng 327.

Khu vực đồi Hoa hồng: Khu vực xây dựng trạm xử lý nước thải trong quy hoạch thác Ma Hao theo Quyết định số 1986/QĐ-UBND ngày 01/6/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh (Điểm số 17) được quy hoạch chi tiết gồm:

a) Dịch chuyển Trạm xử lý nước thải về góc phía Tây Bắc:

b) Bổ sung một số công trình phục vụ cho việc đón tiếp khách:

- Xây dựng hệ thống công trình dịch vụ: 02 khu nghỉ dưỡng sinh thái, nhà hàng, nhà đón tiếp, khu vui chơi, khu cắm trại và picnic, công trình vệ sinh, nước sạch, khu vực bán vé;

- Thiết kế làm ruộng bậc thang phía 2 bên sườn đồi;

- Trồng các loại hoa và cây cảnh quan theo chuyên đề, cây phong cảnh theo chủ đề.

- Cải tạo suối và thiết kế guồng nước, cầu treo qua suối;

- Xây dựng khu vực check-in - chụp ảnh gồm có: Cầu gỗ, tổ chim, trái tim bằng cây dây leo/cây hoa, võng, xích đu…

- Bể bơi ngoài trời

2

Điểm du lịch chăm sóc sức khỏe Làng Thiền

Quy mô quy hoạch: 25 ha, gồm:

- Xây dựng khuôn viên nhà lưu trú, nhà ăn và dịch vụ, bãi cắm trại, khu picnic, vui chơi giải trí (ở mức cơ bản) và một số công trình phụ trợ (nhà vệ sinh, bể lọc nước, tháp nước) trên diện tích đất trống 25.000m².

- 01 hồ nước ở gần cổng vào: 5.000m²

- Các công trình diễn giải và giáo dục môi trường: 5.000m².

- Trồng bổ sung các loài hoa, cây phong cảnh, trồng rừng theo chuyên đề.

- Xây dựng khu chính đền Mẫu chúa thượng ngàn: 10.000m²

3

Điểm du lịch Thung Bằng

Quy mô quy hoạch: 12 ha, gồm:

- Xây dựng nhà lưu trú, nhà ăn, cắm trại - lửa trại, khu vui chơi giải trí và chăm sóc sức khỏe, công trình phụ trợ (nhà vệ sinh, nhà máy lọc nước, tháp nước và xử lý nước thải) trên diện tích đất trống 15.000m².

- Trồng bổ sung các loài hoa và cây phong cảnh, trồng rừng theo chuyên đề: 10.000m²

- Mở các tuyến du lịch ở khu vực Thung Bằng và đi đến các đỉnh cao như Pù Rinh và thăm rừng.

- Xây dựng một số mô hình diễn giải về thiên nhiên và trải nghiệm về thiên nhiên: 10.000m²

- Đầu tư xây dựng thành khu nghỉ dưỡng và dịch vụ tổng hợp.

- Làm sân golf mini và các dịch vụ phụ trợ (do có địa hình bằng phẳng, có suối đẹp và diện tích đủ lớn). DT: 5.000m²

4

Điểm du lịch đền Lê Lợi-ghế đá Lê Lợi

Quy mô: 15 ha, gồm:

- Xây dựng nhà lưu trú, nhà ăn, vui chơi giải trí, khu cắm trại - lửa trại (ở mức cơ bản) và một số công trình phụ trợ (nhà vệ sinh, bể lọc nước và xử lý nước thải): diện tích 10.000m².

- Phục hồi ruộng bậc thang và trồng hoa.

- Trồng cây phong cảnh theo chủ đề.

- Thiết kế Cọn nước và các điểm chụp ảnh check in…

- Phục dựng đền thờ Lê Lợi tại vị trí ghế đá Lê Lợi.

- Tu bổ lại ghế đá Lê Lợi theo theo hình dạng sẵn có.

- Thiết kế hệ thống điện lưới phục vụ các hoạt động du lịch.

- Đầu tư xây dựng thành khu nghỉ dưỡng sinh thái và các dịch vụ gia tăng.

5

Điểm du lịch Làng Năng Cát

Quy mô 83 ha, gồm:

- Cải tạo nhà sàn để nghỉ homestay, xây dựng nhà vệ sinh, cải tạo bếp và nước sạch.

- Cải tạo nâng cấp nhà văn hóa của bản.

- Trồng cây bản địa/hoa ven đường và những nơi công cộng, nơi để du khách check-in (chụp ảnh) để tạo cảnh quan.

- Xây dựng các mô hình trải nghiệm nông thôn.

- Bổ sung các điểm thu gom rác thải phân hủy và không phân hủy quanh làng cũng như hệ thống xử lý rác thải.

6

Điểm du lịch làng Húng

Quy mô: 50ha, gồm:

- Cải tạo nhà sàn của một số hộ gia đình tự nguyện và phù hợp phục vụ nghỉ homestay (xây dựng nhà vệ sinh, cải tạo bếp và nước sạch).

- Thiết kế các điểm nhấn chụp ảnh như Cọn nước, cầu treo…

- Cải tạo hệ thống đường đi bộ đến các thác sủi tăm, leo dây.

- Tạo cảnh quan thôn bản để đi bộ, đạp xe.

- Trồng hoa và cây cảnh quan ven đường.

- Cải tạo nhà văn hóa của bản.

- Xây dựng các mô hình trải nghiệm nông thôn.

- Bổ sung các điểm thu gom rác thải phân hủy và không phân hủy quanh làng cũng như hệ thống xử lý rác thải.

II

Các điểm tham quan (18 điểm tham quan)

1

Gồm 02 điểm tham quan: quan Thác Mây và thác 7 tầng

Quy mô: 5,0 ha, gồm:

- Cổng chào: 200m².

- Thiết kế các công trình phụ trợ, dịch vụ gần chân thác trên diện tích 5.000m² (khu vực nhà vệ sinh, nhà tắm và khu vực tập kết rác thải, quầy bán hàng).

- Bi đỗ xe: 600m² cách thác Mây 200m (vị trí bãi tập kết gỗ cũ gần đường khai thác gỗ).

- 01 điểm nghỉ chân cách thác Mây: 100m² (nằm giữa điểm gửi xe và thác Mây).

2

Gồm 02 điểm tham quan: thác Xanh (thác Dốc Đá) và thác Đá đen

Quy mô: 3,2 ha thác Xanh và 1,0 ha với thác Đá Đen, gồm:

- Xây dựng công trình hỗ trợ và khu vực thu gom rác thải.

- Bãi đậu xe.

3

Gồm 02 điểm tham quan: thác Bà và thác Ông

Quy mô: 3,3 ha, gồm:

- Xây dựng các công trình phụ trợ cho hoạt động du lịch (điểm dịch vụ,vệ sinh, khu vực thu gom rác thải).

- Bãi đậu xe, đón tiếp du khách

4

Điểm tham quan thác Hốn Lối

Quy mô: 25 ha, gồm:

- Xây dựng khu vui chơi giải trí ngoài trời tại trên 2ha đất trống

- Xây dựng bãi đậu xe.

5

Gồm 02 điểm tham quan thác: Leo Dây và thác Sủi Tăm

Quy mô: 3 ha, gồm:

- Xây dựng khu vực hỗ trợ và dịch vụ;

- Xây dựng bãi đậu xe..

6

Điểm tham quan tâm linh Đền Mẫu Chúa Thượng Ngàn (tại đỉnh cao 1,112m thuộc dãy núi Pù Rinh)

- Phục dựng khu đền mẫu và công trình phụ trợ trên diện tích 10.000m² đất trống tại gần đỉnh cao 1112m.

- Thiết kế bãi đậu xe và công trình phụ trợ: 1.000m²

- Thiết kế hệ thống đường bậc thang từ chỗ để xe đi lên đền Mẫu với chiều dài 400m theo đường vòng cung quanh rừng trúc (đi 1 đường và về 1 đường).

- Xây dựng các điểm dừng chân, điểm diễn giải trên tuyến.

- Phát tuyến để kết nối các suối, thác, đỉnh cao lân cận đường dễ đi và cảnh quan, núi, rừng ở đây rất đẹp và hoang sơ.

7

Điểm tham quan núi Chí Linh

- Xây dựng Chòi quan sát, khu vực cắm trại tại các điểm đất trống

- Xây dựng các điểm nghỉ chân, điểm diễn giải môi trường trên tuyến từ khu vực Làng Thiền đi Đền Mẫu và đỉnh Chí Linh.

- Phát tuyến để kết nối các suối, thác, đỉnh cao lân cận đường dễ đi và cảnh quan, núi, rừng ở đây rất đẹp và hoang sơ.

- Mở rộng hoạt động trải nghiệm trên đỉnh núi Chí Linh (đường đi, trạm dừng chân, công trình phụ trợ, mô phỏng hình ảnh nghĩa quân Lê Lợi thời kháng chiến chống giặc Minh).

9

Gồm 04 điểm tham quan: đỉnh Pù Rinh A, đỉnh Pù Rinh B, Núi Pù Pa Mứt, Vách đá Hón Nhẹo

- Phát tuyến và mở rộng đường mòn đi đến các đỉnh núi.

- Thiết kế chòi quan sát cảnh quan, bảo vệ rừng tại các đỉnh theo hướng không tác động vào cây rừng.

- Xây dựng các điểm dừng vọng cảnh và điểm diễn giải.

10

Gồm 03 điểm tham quan: Chùa Mèo, Làng Oi, đền Tên Púa

Nằm ngoài diện tích của Ban quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh, nên việc quy hoạch phải tuân thủ theo các quy hoạch của địa phương đ được phê duyệt.

B

CÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG

1

Kè 25-thôn Năng Cát

Chiều dài 1,5 km; đường bê tông

2

Đường nội vùng khu du lịch Pù Rinh

Chiều dài 3,0 km, đường bê tông

3

Đường giao thông nội vùng điểm du lịch sinh thái Thác Ma Hao

Chiều dài 2,0 km; đường bê tông

4

Từ Trạm 4 - Làng Thiền

Chiều dài 7,0 km, đường bê tông

5

Cải tạo đường khai thác lâm nghiệp cũ thành đường đạp xe trong rừng từ điểm du lịch Làng Thiền đi qua kè xi măng đến giáp Thường Xuân Thanh Hóa

Chiều dài 10,0 km, đường bê tông

6

Làng Thiền đi đỉnh 3 Chóp

Chiều dài 3,0 km; đường đất cấp phối

7

Cải tạo đường đi từ khu vực nuôi cá hồi đến điểm du lịch Thung Bằng.

Chiều dài 5 km, đường đất

8

Trạm BVR số 4- Kè C7-Cua Gió- Thung Bằng

Chiều dài 7,0 km, đường nhựa

9

Làng Oi -Đền Lê Lợi.

Chiều dài 7 km; đường đất cấp phối

10

Đường nội vùng khu đền Lê Lợi

Chiều dài 10,0 km; đường bê tông

11

Trại nuôi cá Hồi (Công ty Hà Dương) - thác Mây

Chiều dài 2 km, đường bê tông

12

Làng Chiềng Lằn- chân thác Hón Lối.

Chiều dài 3 km, đường đất cấp phối

13

Trạm BVR số 4 vào đến chân núi đỉnh 3 chóp

Chiều dài 6 km, đường đất cấp phối

C

CÁC CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT

1

Hệ thống đường điện từ làng 327 - thác xanh-thác đá đen - Làng Thiền (đội 5 cũ)

Chiều dài 7,0 km đường dây dẫn điện có vỏ bọc và Trạm biến áp

2

Hệ thống đường điện từ Làng Thiền - đền Mẫu

Chiều dài 2,0 km đường dẫn điện có vỏ bọc

3

Hệ thống đường điện điện từ Làng Năng Cát - thác 7 tầng -Thung Bằng

Chiều dài 5,0 km đường dây dẫn điện có vỏ bọc và Trạm biến áp

4

Hệ thống đường điện từ từ thôn Tân Lập - Thác Ông, thác Bà - đền Lê Lợi

Chiều dài 5,0 km đường dây dẫn điện có vỏ bọc và Trạm biến áp

5

Hệ thống đường dẫn điện từ Trung tâm xã Giao Thiện đến Làng Húng

Chiều dài 7,0 đường dây dẫn điện có vỏ bọc và Trạm biến áp

6

Thác xanh, thác đá đen

Hệ thống điện phục vụ các hoạt động du lịch và sinh hoạt

7

Thác Hón Lối

Chiều dài 3,0 km đường dây dẫn điện có vỏ bọc và trạm biến áp

8

Đường dẫn điện từ Làng Húng đến Thác Leo Dây, thác Sủi tăm

Chiều dài 1,0 km đường dây dẫn điện có vỏ bọc và hệ thống điện phục vụ du lịch và sinh hoạt

9

Điểm tham quan Núi Chí Linh

Máy phát điện động cơ xăng và hệ thống điện phục vụ du lịch và sinh hoạt

10

Điểm tham quan đỉnh Pù Rinh A, Pù Rinh B, Đỉnh Pù Pa Mứt, Vách đá hón Nhẹo

04 máy phát điện động cơ xăng; 04 hệ thống điện phục vụ du lịch và sinh hoạt

PHỤ LỤC SỐ III:

TỔNG HỢP NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ ĐỀ ÁN DU LỊCH SINH THÁI, NGHỈ DƯỠNG, GIẢI TRÍ TRONG RỪNG PHÒNG HỘ BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ LANG CHÁNH ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040
(Kèm theo Quyết định số: /QĐ-UBND ngày tháng năm 2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Danh mục, dự án đầu tư

Đơn vị tính

Tổng cộng

Giai đoạn I (2021-2025)

Giai đoạn II (2026-2030)

Tổng

Ngân sách

Kêu gọi đầu tư

Nguồn vốn hợp pháp khác

Tổng

Ngân sách

Kêu gọi đầu tư

Nguồn vốn hợp pháp khác

Cộng

Huyện

Tỉnh

Trung ương

Cộng

Huyện

Tỉnh

Trung ương

TỔNG CỘNG

1.115.500

617.700

84.000

2.700

21.000

60.300

489.500

44.200

497.800

74.300

2.300

10.000

62.000

408.500

15.000

A

LẬP QUY HOẠCH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ

11.600

11.600

-

-

-

-

11.600

-

1

Dự án chi tiết tỉ lệ 1/500 Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Pù Rinh

Dự án

3.000

3.000

-

3.000

2

Dự án chi tiết tỉ lệ 1/500 Điểm du lịch Đội 5

Dự án

3.000

3.000

-

3.000

3

Dự án chi tiết tỉ lệ 1/500 Điểm du lịch Đền Lê Lợi

Dự án

2.000

2.000

-

2.000

4

Dự án chi tiết tỉ lệ 1/500 Điểm du lịch Thung Bằng

Dự án

1.000

1.000

-

1.000

5

Dự án chi tiết tỉ lệ 1/500 Đỉnh 3 chóp (Đền mẫu)

Dự án

2.000

2.000

-

2.000

6

Dự án chi tiết tỉ lệ 1/500 Thác 7 tầng

Dự án

600

600

-

600

B

CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.031.900

562.600

74.500

1.200

21.000

52.300

468.900

19.200

469.300

64.800

800

10.000

54.000

399.500

5.000

1

Dự án đầu tư, phát triển Điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Pù Rinh (100ha)

294.700

276.700

21.500

-

19.000

2.500

244.200

11.000

18.000

15.000

-

10.000

5.000

-

3.000

1a

Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Pù Rinh (Khu 1 - Đội 4: 48ha)

229.400

219.400

19.000

-

19.000

-

190.400

10.000

10.000

10.000

-

10.000

-

-

-

Cổng trào, Trung tâm du khách (Nơi đón tiếp, nghỉ tạm, đặt sa bàn, tư vấn...): 1.000 m²

Trạm

20.000

10.000

10.000

10.000

10.000

10.000

10.000

Khu nhà điều hành và hành chính: 400 m²

Khu

5.000

5.000

5.000

5.000

Khu vực để xe: 1.500m²

Khu

2.000

2.000

-

2.000

Xây dựng đường tránh từ Kè 25 đi vào Năng Cát (Tránh qua khu vực Đội 4)

km

6.000

6.000

-

6.000

Xây dựng các nhà nghỉ sinh thái riêng lẻ (các bungalow riêng lẻ, xen k trong các đám đất trống khoảng 100m², thiết kế đủ cho 01 gia đình ở)

Khu

45.000

45.000

-

45.000

Nhà hàng và dịch vụ tổng hợp: 2.000m² (gồm nhà hàng, cà phê, giải khát, ăn vặt...)

Khu

10.000

10.000

-

10.000

Khu vực trung tâm hội nghị và tổ chức sự kiện: 3.000m²

Khu

30.000

30.000

-

30.000

Khu vui chơi giải trí và chăm sóc sức khỏe 4.000m²

Khu

8.000

8.000

-

8.000

Khu thể thao liên hợp: 5.000m²

Khu

25.000

25.000

-

25.000

Khu trung tâm văn hóa bản địa: 2.000m²

Khu

10.000

10.000

-

10.000

Bể bơi: 01 Bể bơi vô cực (500m²), 01 bể bơi 4 mùa (200m²) + khu dịch vụ tổng hợp

Bể bơi

10.000

10.000

-

10.000

Sân golf mini: 2.000m² (sân, trang thiết bị, xe điện...)

Khu

20.000

20.000

-

20.000

Hồ nhân tạo: 15.000m² bao gồm 01 hồ lớn và 03 ao nhỏ giật cấp phục vụ công tác chữa cháy rừng kết hợp làm hồ cảnh quan (cải tạo các ao, hồ cũ)

Hồ

4.000

4.000

4.000

4.000

Sử dụng nhân công thủ công dọn dẹp và tạo cảnh quan ven suối

Suối

2.000

2.000

-

2.000

Hệ thống đường nội bộ (đi bộ, xe đạp và xe điện)

Hệ thống

1.500

1.500

-

1.500

Chòi nghỉ chân sinh thái quanh hồ nhân tạo và dọc khe suối: 07 chòi

Chòi

2.100

2.100

-

2.100

Cải tạo và nâng cấp đập (đập thủy điện cũ) để tạo thác nhân tạo

Đập

2.000

2.000

-

2.000

Xây dựng hệ thống điểm checkin chụp ảnh (cọn nước, cầu gỗ, tổ chim...)

Điểm

1.500

1.500

-

1.500

Cải tạo khu vực cắm trại và picnic 3.000m²

Khu

3.000

3.000

-

3.000

Xây dựng khu chợ quê: 5.000m²

Khu

2.500

2.500

-

2.500

Xây dựng hệ thống bể chứa nước sinh hoạt, hệ thống cấp và thoát nước: 100m³

Hệ thống

1.500

1.500

-

1.500

Xây dựng khu vực thu gom và xử lý nước thải, rác thải sinh hoạt: 200m²

Hệ thống

4.000

4.000

-

4.000

Khu câu cá giải trí ngoài trời: 20.000m²

Khu

1.800

1.800

-

1.800

Cải tạo hệ thống điện quanh khu du lịch và xây dựng 01 thủy điện mini phía bắc để phát điện chiếu sáng

Hệ thống

2.500

2.500

-

2.500

Rừng cảnh quan theo chuyên đề, hoa và cây cảnh

Khu

10.000

10.000

-

10.000

1b

Khu vực Làng 327

11.500

3.500

2.500

-

-

2.500

1.000

-

8.000

5.000

-

-

5.000

-

3.000

Tu sửa lại và nâng cấp hệ thống phòng nghỉ, nhà bếp, nhà vệ sinh...

Hộ

8.000

2.000

1.000

1.000

1.000

6.000

3.000

3.000

3.000

Thiết kế các hệ thống tập trung và thu gom rác thân thiện với môi trường

Hệ thống

1.000

500

500

500

500

500

500

Đào tạo nâng cao năng lực về du lịch cho người dân, tổ dịch vụ

Khoá

2.500

1.000

1.000

1.000

1.500

1.500

1.500

1c

Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Pù Rinh (Khu 2 - Điểm du lịch Đồi hoa hồng: 7.5ha)

53.800

53.800

-

-

-

-

52.800

1.000

Xây dựng các nhà nghỉ sinh thái riêng lẻ (Khách sạn, các bungalow riêng lẻ, xen k trong các đám đất trống khoảng 100m², thiết kế đủ cho 01 gia đình ở)

Khu

10.000

10.000

-

10.000

Xây dựng nhà hàng và dịch vụ: 500m²

Công trình

5.000

5.000

-

5.000

Xây dựng nhà đón tiếp: 200m²

Công trình

2.000

2.000

-

2.000

Xây dựng khu vui chơi - giải trí: 1.000m²

Công trình

6.000

6.000

-

6.000

Xây dựng khu cắm trại: 2.000m²

Khu

1.200

1.200

-

1.200

Xây dựng hệ thống nước sạch, nhà vệ sinh, xử lý chất thải

Hệ thống

1.000

1.000

-

1.000

Thiết kế làm ruộng bậc thang phía 2 bên sườn đồi

Khu ruộng

2.000

2.000

-

2.000

Xây dựng khu vực trồng các loại hoa và cây cảnh quan theo chuyên đề

Khu

1.000

1.000

-

1.000

Làm cầu treo qua suối (điểm checkin)

Cái

1.000

1.000

-

1.000

Xây dựng khu vực checkin - chụp ảnh gồm có: Cầu gỗ, tổ chim, trái tim bằng cây dây leo/cây hoa, võng, xích đu

Điểm

2.100

2.100

-

2.100

Xây dựng bể bơi ngoài trời: 1.500m²

Cái

22.500

22.500

-

22.500

2

Dự án đầu tư, phát triển Khu du lịch Làng Thiền (Đội 5 cũ)

121.500

68.000

4.000

-

-

4.000

61.000

3.000

53.500

26.500

-

-

26.500

25.000

2.000

Xây dựng các nhà nghỉ sinh thái riêng lẻ (các bungalow riêng lẻ, xen k trong các đám đất trống khoảng 100m², thiết kế đủ cho 01 gia đình ở): 5.000m²

Khu

25.000

15.000

-

15.000

10.000

-

10.000

Xây dựng khu nhà ăn và dịch vụ: 800m²

Khu

15.000

8.000

-

8.000

7.000

-

7.000

Xây dựng bãi cắm trại và picnic: 2.000m²

Khu

2.000

2.000

-

2.000

Xây dựng khu vui chơi - giải trí, chăm sóc sức khỏe, bể bơi...: 1.000m²

Khu

25.000

25.000

-

25.000

Xây dựng hệ thống công trình phụ trợ (nhà vệ sinh công cộng, bể lọc nước, tháp nước): 200m²

Hệ thống

2.000

2.000

-

2.000

Xây dựng 01 hồ nước ở gần cổng vào: 3.000m²

Hồ

3.000

3.000

-

3.000

Các công trình diễn giải và giáo dục môi trường: 1.000m²

Khu

2.000

2.000

-

2.000

Trồng bổ sung các loài hoa và cây phong cảnh: Trồng rừng theo chuyên đề

Khu

5.000

3.000

-

3.000

2.000

-

2.000

Cải tạo hệ thống đường từ trạm bảo vệ rừng số 4 đi Đội 5 (cũ) bằng bê tông để đi xe điện kết hợp tuần tra, bảo vệ rừng

km

10.500

-

-

-

-

10.500

10.500

10.500

-

-

Cải tạo đường ô tô lâm nghiệp cũ thành đường đạp xe trong rừng từ đội 5 đi qua kè xi măng đến giáp Thường Xuân-Thanh Hóa kết hợp tuần tra, bảo vệ rừng

km

10.000

-

-

-

-

10.000

10.000

10.000

-

-

Sửa chữa, cải tạo tuyến đường ô tô đi được từ Đội 5 đi Đền Mẫu (Đỉnh 3 chóp) kết hợp tuần tra, bảo vệ rừng, PCCCR

km

4.000

4.000

4.000

4.000

-

-

Cải tạo đường mòn từ Đền Mẫu đi Đỉnh Chí Linh và từ đội 5 đi đỉnh Pù Rinh B (1087m) kết hợp tuần tra, bảo vệ rừng

km

6.000

-

-

-

-

6.000

6.000

6.000

-

-

Đầu tư hệ thống nước sinh hoạt, trạm xử lý nước thải và đường điện

Hệ thống

12.000

4.000

-

4.000

8.000

-

-

8.000

-

3

Dự án đầu tư, phục dựng khu Đền Mẫu Chúa Thượng Ngàn tại đỉnh cao 1112m

283.000

83.000

11.000

-

-

11.000

72.000

-

200.000

-

-

-

-

200.000

-

Phục dựng khu đền Mẫu và công trình phụ trợ: 3.000m² tại đỉnh cao 1112m

Khu

55.000

55.000

-

55.000

Xây dựng bãi đậu xe và công trình phụ trợ: 1.000m²

Khu

3.000

3.000

-

3.000

Xây dựng hệ thống đường bậc thang từ bi để xe đi lên đền Mẫu với chiều dài 1.000m theo đường vòng cung quanh rừng trúc (đi 1 đường và về 1 đường) kết hợp tuần tra, bảo vệ rừng

Đường

4.000

4.000

-

4.000

Xây dựng hệ thống đường điện, đường nước, xử lý nước thải và rác thải

Hệ thống

10.000

10.000

-

10.000

Xây dựng các điểm dừng chân, điểm diễn giải trên tuyến, chòi canh lửa, bảo vệ rừng

Điểm

5.000

5.000

5.000

5.000

Cải tạo đường lâm nghiệp cũ để xe ô tô 16 chỗ đi được từ Trạm bảo vệ rừng số 4 vào đến chân núi Chí Linh (6km).

Km

6.000

6.000

6.000

6.000

-

-

Nghiên cứu, phát triển hệ thống cáp treo từ Điểm du lịch thác Ma Hao lên đến khu vực Đền Mẫu (khoảng 4km)

Hệ thống

200.000

-

-

200.000

-

200.000

4

Dự án đầu tư, phát triển khu du lịch Thung Bằng (4.5ha)

56.000

24.200

6.000

-

-

6.000

17.000

1.200

31.800

4.500

-

-

4.500

27.300

-

Xây dựng các nhà nghỉ sinh thái riêng lẻ (các bungalow riêng lẻ, xen kẽ trong các đám đất trống khoảng 100m², thiết kế đủ cho 01 gia đình ở)

Khu

20.000

10.000

-

10.000

10.000

-

10.000

Xây dựng khu nhà ăn và dịch vụ: 500m²

Khu

5.000

2.000

-

2.000

3.000

-

3.000

Xây dựng bãi cắm trại và picnic: 1.000m²

Khu

3.000

500

-

500

2.500

-

2.500

Xây dựng khu vui chơi - giải trí, chăm sóc sức khỏe

Khu

5.000

2.000

2.000

3.000

3.000

Xây dựng hệ thống công trình phụ trợ (nhà vệ sinh công cộng, bể lọc nước, tháp nước)

Hệ thống

1.500

500

500

1.000

1.000

Trồng bổ sung các loài hoa và cây phong cảnh: Trồng rừng theo chuyên đề

Khu

3.000

1.200

1.200

1.800

1.800

Cải tạo hệ thống đường ô tô lâm nghiệp cũ từ Trạm Bảo vệ rừng số 4 qua kè C7, Cua Gió vào khu Thung Bằng thành đường nhựa để xe ô tô 4 chỗ có thể đi được: 7km

km

10.500

6.000

6.000

6.000

4.500

4.500

4.500

Cải tạo, sửa chữa hệ thống đường nội vùng để di chuyển bằng xe điện thân thiện với môi trường

km

5.000

5.000

5.000

Đầu tư hệ thống nước sinh hoạt, trạm xử lý nước thải và đường điện

Hệ thống

3.000

2.000

2.000

1.000

1.000

5

Dự án đầu tư du sinh thái, tâm linh đền Lê Lợi, ghế Lê Lợi (5.5ha)

201.400

55.400

5.000

5.000

47.400

3.000

146.000

5.000

5.000

141.000

Xây dựng các nhà nghỉ sinh thái riêng lẻ (Khách sạn, các bungalow riêng lẻ, xen kẽ trong các đám đất trống khoảng 100m², thiết kế đủ cho 01 gia đình ở): 2.000m²

Khu

10.000

5.000

5.000

5.000

5.000

Xây dựng khu nhà hàng và dịch vụ: 500m²

Khu

5.000

2.000

2.000

3.000

3.000

Xây dựng bãi cắm trại và picnic:1.000m²

Khu

2.000

1.000

1.000

1.000

1.000

Xây dựng khu vui chơi - giải trí, chăm sóc sức khỏe: 1.000m²

Khu

4.000

1.000

1.000

3.000

3.000

Xây dựng hệ thống công trình phụ trợ (nhà vệ sinh, bể lọc nước, tháp nước, xử lý nước thải, rác thải, hệ thống điện)

Hệ thống

5.000

2.000

2.000

3.000

3.000

Trồng bổ sung các loài hoa và cây phong cảnh: Trồng rừng theo chuyên đề

Khu

5.000

3.000

3.000

2.000

2.000

Phục hồi ruộng bậc thang và trồng hoa

Khu

800

800

800

Thiết kế Cọn nước và các điểm chụp ảnh check in

Điểm

600

600

600

Cải tạo đường ô tô lâm nghiệp cũ từ Làng Oi lên Đền Lê Lợi: 5km đi được ô tô, 2km đi xe máy trong rừng

km

10.000

5.000

5.000

5.000

5.000

5.000

5.000

-

Phục dựng đền thờ Lê Lợi và ghế đá Lê Lợi

Điểm

39.000

25.000

25.000

14.000

14.000

Nghiên cứu, phát triển hệ thống cáp treo từ khu chân đền đến bi ngoài khu đền Lê Lợi: 600 m

Hệ thống

100.000

100.000

100.000

Cải tạo đường đường mòn đang sử dụng thành đường nội vùng để đi được xe điện: 10 km

km

20.000

10.000

10.000

10.000

10.000

6

Dự án đầu tư, phát triển điểm du lịch làng Năng Cát

26.500

15.500

7.500

700

6.800

7.000

1.000

11.000

7.000

7.000

4.000

Cải tạo nhà sàn để nghỉ homestay, xây dựng nhà vệ sinh, cải tạo bếp và nước sạch

Hộ

15.000

7.000

2.000

2.000

5.000

8.000

4.000

4.000

4.000

Cải tạo nhà văn hóa của bản

Công trình

2.000

2.000

2.000

Hỗ trợ phục hồi các văn hóa truyền thống (trang phục, món ăn, thủ công mỹ nghệ, đặc sản, lễ hội, các chương trình biểu diễn văn hóa truyền thống)

Gói

4.000

2.000

2.000

500

1.500

2.000

2.000

2.000

Hỗ trợ phát triển các sản phẩm nông, lâm nghiệp của địa phương phục vụ cho phát triển du lịch

Gói

2.200

1.200

1.200

200

1.000

1.000

1.000

1.000

Trồng cây bản địa/hoa ven đường và những nơi công cộng, nơi để du khách check-in (chụp ảnh) để tạo cảnh quan

Gói

1.000

1.000

1.000

Xây dựng các mô hình trải nghiệm

Mô hình

1.500

1.500

1.500

1.500

Bổ sung các điểm thu gom và xử lý rác thải

Điểm

300

300

300

300

Hỗ trợ xây dựng các thiết chế và ban quản lý du lịch cộng đồng

Mô hình

500

500

500

500

7

Dự án đầu tư phát triển điểm du lịch Làng Húng

18.800

12.800

6.000

-

-

6.000

6.800

-

6.000

5.000

-

-

5.000

1.000

-

Cải tạo nhà sàn của một số hộ gia đình tự nguyện và phù hợp phục vụ nghỉ homestay cho khách du lịch, xây dựng nhà vệ sinh, cải tạo bếp và nước sạch

Hộ

7.500

2.500

2.000

2.000

500

5.000

4.000

4.000

1.000

Khôi phục và phát triển nghề dệt và bán các sản phẩm dệt truyền thống

Gói

2.000

1.000

1.000

1.000

1.000

1.000

1.000

Thiết kế và xây dựng các điểm nhấn chụp ảnh như Cọn nước, cầu treo, trồng cây cảnh quan

Khu

1.000

1.000

-

1000

Xây dựng mô hình trải nghiệm nông thôn

Mô hình

4.000

4.000

1.000

1.000

3.000

Hỗ trợ xây dựng các thiết chế và ban quản lý du lịch cộng đồng

Mô hình

4.000

4.000

2.000

2.000

2.000

Bổ sung các điểm thu gom và xử lý rác thải

Điểm

300

300

300

8

Dự án phát triển điểm tham quan thác 7 tầng (gồm cả thác Mây)

19.000

19.000

7.000

2.000

5.000

12.000

Thiết kế cổng chào gần trại nuôi cá Hồi

Cái

2.000

2.000

2.000

2.000

Thiết kế các công trình phụ trợ gần chân thác: diện tích 400m² bao gồm khu vực nhà vệ sinh, nhà tắm và khu vực tập kết rác thải, quầy bán hàng.

Khu

3.000

3.000

3.000

3.000

B i đỗ xe: 600m² cách thác Mây 200m (vị trí bãi tập kết gỗ cũ gần đường khai thác gỗ)

Khu

1.000

1.000

1.000

1.000

Xây dựng các điểm nghỉ chân, ngắm cảnh kết hợp từ các chòi canh lửa, bảo vệ rừng

Điểm

3.000

3.000

1.000

1.000

2.000

Xây dựng đường cầu gỗ đi từ thác Mây đi dọc thác 7 tầng lên đến tầng thác thứ 7

Đường

10.000

10.000

10.000

9

Dự án phát triển các sản phẩm du lịch trọng tâm cho rừng phòng hộ Lang Chánh và huyện Lang Chánh

4.000

4.000

4.000

4.000

Đề tài nghiên cứu phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái cho rừng phòng hộ và huyện Lang Chánh

Đề tài

2.000

2.000

2.000

2.000

Đề tài nghiên cứu phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa sinh thái rừng phòng hộ và huyện Lang Chánh

Đề tài

2.000

2.000

2.000

2.000

10

Dự án nâng cao năng lực phát triển và quản lý du lịch ở Lang Chánh

7.000

4.000

2.500

500

-

2.000

1.500

-

3.000

1.800

800

-

1.000

1.200

-

Tập huấn nâng cao năng lực về quản lý và giám sát du lịch cho Ban quản lý Rừng phòng hộ và các bên liên quan

Đợt

1.000

1.000

1.000

1.000

Tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng (đón khách, nấu ăn, nghiệp vụ buồng phòng...), cải tạo chuồng nuôi động vật và vườn tạp cho Bản Năng Cát - Làng 327, Làng Húng và các liên quan

Đợt

6.000

3.000

1.500

500

1.000

1.500

3.000

1.800

800

1.000

1.200

C

CÁC HẠNG MỤC ĐẦU TƯ ĐIỂM THĂM QUAN

35.000

25.000

-

-

-

-

-

25.000

10.000

-

-

-

-

-

10.000

Cải tạo Điểm tham quan thác Xanh (thác Dốc Đá), thác Đá đen gồm cải tạo đường mòn vào thác, xây dựng một số công trình phụ trợ nhỏ (nhà vệ sinh, hệ thống thu gom rác thải)

Gói

5.000

5.000

-

5.000

Cải tạo điểm tham quan thác Thác Bà gồm cải tạo đường mòn vào thác, xây dựng một số công trình phụ trợ nhỏ (nhà dịch vụ bán hàng, nhà vệ sinh, hệ thống thu gom rác thải)

Gói

6.000

6.000

6.000

Cải tạo Điểm tham quan thác Ông gồm cải tạo đường mòn vào thác, xây dựng một số công trình phụ trợ nhỏ (nhà vệ sinh, hệ thống thu gom rác thải)

Gói

3.000

3.000

3.000

Cải tạo Điểm tham quan thác Thác Hón Lối gồm cải tạo hệ thống đường từ Trung tâm xã Giao Thiện vào thác, xây dựng một số công trình phụ trợ nhỏ (nhà dịch vụ bán hàng, nhà vệ sinh, hệ thống thu gom rác thải)

Gói

10.000

10.000

10.000

Cải tạo Điểm tham quan thác Leo Dây gồm cải tạo hệ thống đường mòn vào thác, xây dựng một số công trình phụ trợ nhỏ (nhà vệ sinh, hệ thống thu gom rác thải)

Gói

3.000

-

-

3.000

-

3.000

Cải tạo Điểm tham quan thác Sủi Tăm gồm mở đường mòn vào thác, xây dựng một số công trình phụ trợ nhỏ (nhà vệ sinh, hệ thống thu gom rác thải)

Gói

3.000

-

-

3.000

-

3.000

Cải tạo Điểm thăm quan tại đỉnh Chí Linh (chòi quan sát và khu vực cắm trại, picnic và trải nghiệm thiên nhiên)

Gói

1.000

1.000

-

1.000

Cải tạo Điểm thăm quan tại đỉnh Pù Rinh A (chòi quan sát và khu vực cắm trại, picnic và trải nghiệm thiên nhiên)

Gói

1.000

-

-

1.000

-

1.000

Cải tạo Điểm thăm quan tại đỉnh Pù Rinh B (chòi quan sát và khu vực cắm trại, picnic và trải nghiệm thiên nhiên)

Gói

1.000

-

-

1.000

-

1.000

Cải tạo Điểm thăm quan tại đỉnh Pù Ba Mứt (chòi quan sát và khu vực cắm trại, picnic và trải nghiệm thiên nhiên)

Gói

1.000

-

-

1.000

-

1.000

Cải tạo Điểm thăm quan tại Vách đá Hõn Nhẹo (xây dựng chòi quan sát và khu vực cắm trại, picnic và trải nghiệm thiên nhiên)

Gói

1.000

-

-

1.000

-

1.000

D

DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÁC TUYẾN DU LỊCH

18.000

9.000

-

-

-

-

9.000

-

9.000

-

-

-

-

9.000

-

Tuyến Pù Rinh/Năng Cát-Pù Rinh A (các trạm dừng nghỉ, Chòi canh lửa kết hợp làm điểm ngắm cảnh, tiếp tế nước uống, lương thực, các công trình phụ trợ...)

Công trình

2.000

1.000

-

1.000

1.000

-

1.000

Tuyến Pù Rinh/Năng Cát-Thung Bằng (các trạm dừng nghỉ, tiếp tế nước uống, lương thực, các công trình phụ trợ...)

Công trình

3.000

2.000

2.000

1.000

1.000

Pù Rinh/Năng Cát - Thác xanh - Thác đá đen (các trạm dừng nghỉ, tiếp tế nước uống, lương thực, các công trình phụ trợ...)

Công trình

2.000

1.000

1.000

1.000

1.000

Thác Xanh - Làng Thiền - Đền Mẫu (các trạm dừng nghỉ, tiếp tế nước uống, lương thực, các công trình phụ trợ...)

Công trình

2.000

1.000

1.000

1.000

1.000

Đền Tên Púa - Thác Hón Lối - Làng Húng(các trạm dừng nghỉ, tiếp tế nước uống, lương thực, các công trình phụ trợ...)

Công trình

2.000

1.000

1.000

1.000

1.000

Pù Rinh - Làng Thiền - đỉnh Pù Rinh B (1,087m) (các trạm dừng nghỉ, tiếp tế nước uống, lương thực, các công trình phụ trợ...)

Công trình

2.000

1.000

1.000

1.000

1.000

Làng Thiền - Pù Pa Mứt (1200m) (các trạm dừng nghỉ, tiếp tế nước uống, lương thực, các công trình phụ trợ...)

Công trình

3.000

1.000

1.000

2.000

2.000

Pù Rinh-Làng Thiền - Đỉnh Chí Linh (các trạm dừng nghỉ, tiếp tế nước uống, lương thực, các công trình phụ trợ...)

Công trình

2.000

1.000

1.000

1.000

1.000

E

CÁC HẠNG MỤC KHÁC

19.000

9.500

9.500

1.500

-

8.000

-

-

9.500

9.500

1.500

-

8.000

-

-

1

Quảng bá và xây dựng thương hiệu

7.000

3.500

3.500

1.500

2.000

3.500

3.500

1.500

2.000

Xây dựng chiến lược truyền thông quảng bá du lịch

Đề tài

1.000

500

500

500

500

500

500

Triển khai các chiến dịch truyền thông quảng bá du lịch của Rừng phòng hộ Lang Chánh và huyện Lang Chánh

Đợt

6.000

3.000

3.000

1.000

2.000

3.000

3.000

1.000

2.000

2

Vận hành và giám sát hoạt động du lịch của Rừng phòng hộ Lang Chánh

12.000

6.000

6.000

6.000

6.000

6.000

6.000

Chi phí vận hành và giám sát hoạt động du lịch của Rừng phòng hộ Lang Chánh hàng năm

Năm

12.000

6.000

6.000

6.000

6.000

6.000

6.000

PHỤ LỤC SỐ IV:

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN
(Kèm theo Quyết định số: /QĐ-UBND ngày tháng năm 2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

TT

Dự án, hạng mục

Đơn vị tính

Số lượng

1

Lập quy hoạch dự án chi tiết 1/500

Dự án

6

2

Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Pù Rinh

2.1

Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Pù Rinh (Khu 1-Đội 4: 48ha)

-

Nhà ở sinh thái quy mô hộ gia đình (bungalow)

Cái

45

-

Nhà hàng và dịch vụ tổng hợp

Khu

1

-

Trung tâm hội nghị và tổ chức sự kiện

Khu

1

-

Khu vui chơi giải trí và chăm sóc sức khỏe

Khu

1

-

Bể bơi (vô cực+bón mùa)

Cái

2

-

Sân Golf mini

Khu

1

-

Hệ thống đường nội vùng

H.thống

1

-

Chòi nghỉ sinh thái

Cái

7

-

Đạp thủy điện mini

Cái

1

-

Điểm tiểu cảnh để chụp ảnh

Điểm

5

-

Khu cắm trại và picnic

Khu

1

-

Khu chợ quê

Khu

1

-

Hệ thống chứa, cấp, thoát nước sinh hoạt

H.thống

1

-

Thu gom và xử lý nước, rác thải

H.thống

1

-

Khu câu cá giải trí

Khu

1

-

Hệ thống điện lưới, thủy điện mini phục vụ chiếu sáng

H.thống

1

-

Nhà để xe

Cái

1

2.2

Khu vực Làng 327

-

Tu sửa và nâng cấp nhà sàn kinh doanh homestay

Cái

16

2.3

Điểm du lịch đồi hoa hồng

-

Nhà ở sinh thái quy mô hộ gia đình (bungalow)

Cái

10

-

Nhà hàng và dịch vụ

Cái

1

-

Nhà đón tiếp

Cái

1

-

Khu vui chơi, giải trí

Cái

1

-

Khu cắm trại

Khu

2

-

Hệ thống nước sạch, nhà vệ sinh, khu xử lý nước thải

Khu

1

-

Ruộng bậc thang

Khu

2

-

Cầu treo qua suối

Cái

1

-

Điểm checkin, chụp ảnh

Điểm

3

-

Bể bơi ngoài trời

Cái

1

3

Khu du lịch Làng Thiền (đội 5 cũ)

-

Nhà ở sinh thái quy mô hộ gia đình (bungalow)

Cái

50

-

Khu nhà ăn và dịch vụ

Cái

1

-

Khu cắm trại và picnic

Khu

1

-

Khu vui chơi-giải trí, chăm sóc sức khỏe

Khu

1

-

Hệ thống công trình phụ

H.thống

1

-

Hồ sinh thái

Cái

1

-

Công trình diễn giải và giáo dục môi trường

Khu

1

-

Đầu tư hệ thống nước sinh hoạt, trạm xử lý nước thải, đường điện

H.thống

1

4

Dự án đầu tư, phục dựng khu Đền Mẫu Chúa Thượng Ngàn tại đỉnh cao 1112m

-

Phục dựng khu đền mẫu và công trình phụ trợ

Khu

1

-

Bãi đậu xe

Khu

1

-

Đường bậc thang vòng cung đi lên và xuống đền

Cái

1

-

Xây dựng hệ thống đường điện, đường nước, xử lý nước thải, rác thải

H.thống

1

-

Phát triển hệ thống cáp treo từ Điểm du lịch thác Ma Hao lên đến khu vực Đền Mẫu (khoảng 4km)

H.thống

1

5

Khu du lịch thung bằng

-

Nhà ở sinh thái quy mô hộ gia đình (bungalow)

Cái

20

-

Xây dựng khu nhà ăn và dịch vụ

Cái

1

-

Xây dựng bãi cắm trại và picnic

Khu

1

-

Xây dựng khu vui chơi - giải trí, chăm sóc sức khỏe

Khu

1

-

Trồng các loài hoa cây phong cảnh theo chuyên đề

Khu

1

-

Xây dựng hệ thống công trình phụ trợ (nhà vệ sinh công cộng, bể lọc nước, tháp nước)

H.thống

1

-

Hệ thống nước sinh hoạt, trạm xử lý nước thải và đường điện

H.thống

1

6

Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái, tâm linh đề Lê Lợi, ghế đá Lê Lợi

-

Khách sạn, Nhà ở sinh thái quy mô hộ gia đình (bungalow)

Cái

10

-

Nhà hàng và dịch vụ

Cái

1

-

Bãi cắm trại và picnic

Khu

1

-

Khu vui chơi-giải trí

Khu

1

-

Hệ thống công trình phụ trợ

H.thống

1

-

Ruộng bậc thang

Khu

2

-

Cọn nước, điểm chụp ảnh

Điểm

2

-

Trồng các loài hoa và cây phong cảnh theo chuyên đề

Điểm

1

-

Phục dựng đền Lê Lợi, ghế đá Lê Lợi

C.trình

1

-

Cải tạo đường nội vùng để đi bằng xe điện

Km

10

-

Nghiên cứu, phát triển hệ thống cáp treo từ khu chân đền đến bi ngoài khu đền Lê Lợi

H.thống

1

7

Điểm du lịch cộng đồng Làng Năng Cát -Trí Nang

-

Cải tạo nhà sàn để kinh doanh homestay

Cái

30

-

Cải tạo nhà văn hóa của bản

Cái

1

8

Điểm du lịch cộng đồng Làng Húng-Giao Thiện

-

Cải tạo nhà sàn để kinh doanh homestay

Cái

15

-

Mô hình trải nghiệm nông dân, nông thôn

Khu

1

-

Xây dựng các thiết chế và Ban quản lý du lịch cộng đồng

C.trình

1

-

Hệ thống thu gom và xử lý rác thải

H.thống

1

9

Dự án phát triển điểm tham quan thác 7 tầng

-

Các điểm nghỉ chân, ngắm cảnh

Điểm

3

-

Cầu gỗ đi dọc lên đỉnh thác

Cái

1

10

Dự án phát triển các tuyến du lịch

Tuyến

8

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1432/QĐ-UBND ngày 04/05/2021 phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ Ban Quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đến 2030, tầm nhìn đến năm 2040

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


12

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.62.48
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!