Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 14/2022/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai Người ký: Võ Tấn Đức
Ngày ban hành: 23/03/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/2022/QĐ-UBND

Đồng Nai, ngày 23 tháng 3 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI NHÀ Ở RIÊNG LẺ VÀ NHÀ ĐỂ Ở KẾT HỢP SẢN XUẤT, KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Nhà ở ngày 25 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 99/2019/QH14 ngày 27 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội về việc tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy;

Căn cứ Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

Căn cứ Thông tư 149/2020/TT-BCA ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháychữa cháy Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

Căn cứ Thông tư số 02/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 5 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về ban hành QCVN 06:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình:

Xét đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh tại Tờ trình số 96/TTr-CAT-PC07 ngày 18 tháng 02 năm 2022 và Báo cáo số 93/BC-CAT-PC07 ngày 11 tháng 3 năm 2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở riêng lẻ và nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 4 năm 2022.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ (A+B);
- Bộ Công an;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các
quan ngành dọc;
- Các sở
, ban, ngành;
- Chánh, các PCVP
UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Báo
Đồng Nai; Đài PTTH Đồng Nai;
- Cổng Thông tin
điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, KTN, KTNS, THNC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Tấn Đức

 

QUY ĐỊNH

VỀ AN TOÀN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI NHÀ Ở RIÊNG LẺ VÀ NHÀ ĐỂ Ở KẾT HỢP SẢN XUẤT, KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2022/QĐ-UBND ngày 23/3/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định trách nhiệm và điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy (viết tắt là PCCC) đối với nhà ở riêng lẻ và nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có liên quan đến công tác PCCC đối với nhà ở riêng lẻ và nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh có chiều cao từ 06 tầng trở xuống hoặc không quá 01 tầng hầm (trong đó diện tích sàn xây dựng dùng cho chức năng để ở phải chiếm từ trên 70% tổng diện tích sàn của nhà, không bao gồm diện tích sàn dùng cho hệ thống kỹ thuật, PCCC, gian lánh nạn và đỗ xe).

Quy định này không áp dụng đối với: căn hộ trong chung cư; công trình dân dụng không phải nhà riêng lẻ và không phải nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh; nhà riêng lẻ và nhà để ở kết hợp kinh doanh trên 06 tầng hoặc có từ 02 tầng hầm trở lên; nhà ở đã cải tạo, sửa chữa, thay đổi tính chất sử dụng không còn chức năng để ở hoặc diện tích sàn dành cho công năng để chiếm dưới 70% tổng diện tích sàn của nhà (không bao gồm diện tích sàn dùng cho hệ thống kỹ thuật, phòng cháy và chữa cháy, gian lánh nạn và đỗ xe); các nhà, công trình, các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đã có quy định riêng về PCCC.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Nhà ở: Là công trình được xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân (theo khoản 1 Điều 3 Luật Nhà ở ngày 25 tháng 11 năm 2014).

2. Nhà riêng lẻ: Nhà được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà liền kề và nhà ở độc lập (theo khoản 2 Điều 3 Luật Nhà ở ngày 25 tháng 11 năm 2014).

3. Nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh: Là nhà ở riêng lẻ có sẵn (đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng), có cải tạo, sử dụng một phần nhà để ở làm nơi sản xuất, kinh doanh (cửa hàng buôn bán, dịch vụ văn phòng, nhà trọ, khách sạn, cơ sở sản xuất nhỏ và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật) hoặc công trình phụ trợ phục vụ sản xuất, kinh doanh (kho tàng, thu mua phế liệu...)

4. Chất dễ cháy: Là chất có thể bốc cháy, cháy âm ỉ hoặc cacbon hóa khi có tác động của nguồn gây cháy và có khả năng tiếp tục cháy kể cả khi không còn nguồn gây cháy (theo mục 4.3 Tiêu chuẩn TCVN 5303:1990 An toàn cháy - Thuật ngữ và định nghĩa).

5. Sự cháy âm ỉ: Cháy không thành ngọn lửa của chất rắn hữu cơ, thường xảy ra khi không đủ ôxy tạo khói (theo mục 4.10 Tiêu chuẩn TCVN 5303:1990 An toàn cháy - Thuật ngữ và định nghĩa).

6. Sự cacbon hóa: Sự tạo thành cacbon và tro do kết quả nhiệt phân hoặc cháy không hoàn toàn các chất hữu cơ (theo mục 4.11 Tiêu chuẩn TCVN 5303:1990 An toàn cháy - Thuật ngữ và định nghĩa).

7. Chất khó cháy: Là chất có thể bốc cháy, cháy âm ỉ hoặc cacbon hóa khi có tác động của nguồn gây cháy nhưng không có khả năng tiếp tục cháy khi không còn nguồn gây cháy (theo mục 4.4 Tiêu chuẩn TCVN 5303:1990 An toàn cháy - Thuật ngữ và định nghĩa).

8. Chất không cháy: Là chất không bốc cháy, không cháy âm ỉ và không cacbon hóa khi có tác động của nguồn gây cháy (theo mục 4.5 Tiêu chuẩn TCVN 5303:1990 An toàn cháy - Thuật ngữ và định nghĩa).

9. Số tầng nhà: Bao gồm toàn bộ các tầng trên mặt đất (kể cả tầng kỹ thuật, tầng tum) và tầng bán/nửa hầm, không bao gồm tầng áp mái. Chú thích: Tầng tum không tính vào số tầng nhà của công trình khi chỉ có chức năng sử dụng để bao che lồng cầu thang bộ/giếng thang máy và che chắn các thiết bị kỹ thuật của công trình (nếu có), có diện tích mái tum không vượt quá 30% diện tích sàn mái (theo mục 1.4.33 Quy chuẩn QCVN 06:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình).

Điều 4. Nguyên tắc áp dụng

1. Tuân thủ các quy định của pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC, các yêu cầu về điều kiện theo từng ngành nghề sản xuất, kinh doanh tại thời điểm xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa hay thay đổi công năng và các nội dung quy định tại văn bản này.

2. Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh lâu dài, hạn chế việc gián đoạn sản xuất, kinh doanh của cơ sở.

Đảm bảo thực hiện quản lý nhà nước về PCCC theo hướng ổn định, phát triển phù hợp với quy hoạch.

Chương II

AN TOÀN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI NHÀ Ở RIÊNG LẺ VÀ NHÀ Ở KẾT HỢP SẢN XUẤT, KINH DOANH

Điều 5. An toàn phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở riêng lẻ

Chủ hộ gia đình hoặc chủ sở hữu hoặc tổ chức, cá nhân sử dụng nhà ở hợp pháp phải bảo đảm duy trì điều kiện an toàn PCCC theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 7 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC (viết gọn là Nghị định số 136/2020/NĐ-CP) và các quy định sau đây:

1. Bố trí mặt bằng công năng sử dụng

a) Khu vực để ở cần bố trí gần cầu thang, lối ra thoát nạn, ngăn cách với khu vực, gian phòng có bảo quản vật dụng, thiết bị dễ cháy, nổ và sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt. Không bố trí gian phòng bảo quản, tích trữ chất dễ cháy (như xăng, dầu, hóa chất) trong nhà.

b) Khu vực để ô tô, xe máy, máy phát điện dự phòng và phương tiện, thiết bị khác có sử dụng nhiên liệu là xăng, dầu phải được ngăn cách hoặc có khoảng cách an toàn (tối thiểu từ 0,8 mét) đến nơi đun nấu, nguồn lửa, nguồn nhiệt nhằm loại trừ nguyên nhân gây cháy, cháy lan. Không đậu, để ô tô, xe máy, máy phát điện dự phòng và phương tiện, thiết bị khác cản trở, che chắn lối thoát nạn, cầu thang để bảo đảm thoát nạn an toàn cho người và các gian phòng khác và tầng phía trên của nhà. Trường hợp các gian phòng, khu vực bố trí trong không gian kín phải duy trì thường xuyên giải pháp thông gió phù hợp với đặc điểm của nhà.

c) Nhà có tầng hầm, tầng bán hầm, cần có giải pháp ngăn cháy, ngăn khói lan lên tầng trên qua cầu thang bộ, giếng thang máy, trục kỹ thuật của nhà. Trong tầng hầm và tầng nửa hầm, không cho phép bố trí các gian phòng có sử dụng hoặc lưu giữ các chất khí, chất lỏng cháy được, các vật liệu dễ bắt cháy, trừ các trường hợp đã có quy định riêng.

d) Đối với nhà ở liền kề từ 02 tầng trở lên, không bố trí khung thép che kín gây cản trở lối thoát nạn cả mặt trước và mặt sau các tầng, không bố trí khung thép che kín gây cản trở lối thoát nạn qua ban công hoặc lô gia.

d) Biển quảng cáo lắp đặt bên ngoài nhà phải đảm bảo yêu cầu về an toàn phòng cháy và chữa cháy, không cản trở lối ra thoát nạn và lối ra thứ hai của nhà qua ban công, lô gia (theo QCVN 17:2018/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời).

2. Đường, lối thoát nạn của nhà

a) Chiều rộng thông thủy của lối ra thoát nạn tối thiểu 0,8 mét, chiều cao thông thủy tối thiểu 1,9 mét.

b) Nhà có 01 lối ra thoát nạn, cần bố trí thêm 01 lối ra thứ hai qua ban công, lô gia, cửa sổ có mặt ngoài thông thoáng, lối lên mái hoặc bằng thang sắt, ống tụt, thang dây ngoài nhà... để thoát nạn khi cần thiết. Trường hợp lối thoát qua lồng sắt, lưới sắt cần có ô cửa có kích thước đủ rộng để cho người di chuyển thuận lợi.

c) Trên đường, lối đi, cầu thang thoát nạn không sử dụng vật liệu dễ cháy để thi công, lắp đặt, trang trí nội thất; không bố trí, lắp đặt vật dụng, thiết bị nhô ra khỏi mặt tường có độ cao dưới 02 mét; không lắp đặt gương soi trên đường, lối đi, cầu thang bộ thoát nạn. Chiều rộng của lối đi, bản thang thoát nạn phải đảm bảo cho người di chuyển thuận lợi (chiều rộng tối thiểu là 0,7 mét).

d) Lối ra tại tầng 1 cần thoát trực tiếp ra ngoài, trường hợp thoát qua gian phòng khác, phải duy trì chiều rộng lối đi và khoảng cách an toàn đến các vật dụng, thiết bị dễ cháy, nổ, nguồn lửa, nguồn nhiệt (ô tô, xe máy...); không bảo quản vật dụng, thiết bị dễ cháy, nổ, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt trong gầm cầu thang, buồng thang bộ, trên hoặc liền kề với đường, lối thoát nạn. Cửa đi trên lối thoát nạn tại tầng 1 cần sử dụng cửa bản lề (cửa cánh) hạn chế sử dụng cửa cuốn, cửa trượt, trường hợp lắp đặt cứa cuốn, phải có bộ lưu điện và bộ tời bằng tay để mở khi mất điện hoặc động cơ bị hỏng.

3. Sắp xếp vật dụng, thiết bị, quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt trong nhà

a) Tài sản, vật tư, chất cháy phải được bố trí, sắp xếp gọn gàng, không cản trở lối và đường thoát nạn; không để gần nguồn lửa, nguồn nhiệt, cắm điện, aptomat, cầu dao, thiết bị tiêu thụ điện có sinh nhiệt (khoảng cách tối thiểu 0,5 mét).

b) Không bố trí, sử dụng các thiết bị có áp lực, dễ nổ (bình xịt diệt côn trùng, bình gas mini...) gần vị trí sử dụng ngọn lửa trần để đun nấu, thiết bị điện có sinh nhiệt...

c) Việc sử dụng nguồn lửa trong nhà phải bảo đảm các yêu cầu về an toàn phòng cháy và chữa cháy:

- Bếp sử dụng khí LPG (gas): Cần bố trí trên mặt sàn bằng phẳng, thông thoáng, cách xa thiết bị điện và lắp đặt thiết bị cảnh báo rò rỉ khí gas tại khu vực sử dụng khí gas; không sử dụng các bình gas mini đã qua sử dụng, bình gas, dây dẫn khí, bếp không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

- Bếp điện: Cần lắp đặt, sử dụng dây dẫn, thiết bị bảo vệ phù hợp với công suất của bếp và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

- Bếp dầu: Cần bố trí trên mặt sàn bằng phẳng, không dùng xăng hoặc xăng pha dầu để đun bếp dầu.

- Thắp nhang, thờ cúng, đốt vàng mã: Vách, trần, vật liệu trang trí khu thờ cúng là loại không cháy hoặc khó cháy. Khi đốt vàng mã, đun nấu cần có người trông coi và có biện pháp ngăn tàn lửa để chống cháy lan.

4. Lắp đặt, sử dụng hệ thống, thiết bị điện trong nhà

a) Hệ thống điện được lắp đặt bảo đảm đủ công suất tiêu thụ của các thiết bị điện; có thiết bị bảo vệ, đóng ngắt chung cho hệ thống, từng tầng, nhánh và thiết bị tiêu thụ điện có công suất tiêu thụ lớn. Khi lắp đặt thêm các thiết bị tiêu thụ cần tính toán công suất của hệ thống điện để tránh quá tải và không câu mắc dây dẫn điện cấp cho thiết bị, vị trí lắp đặt, bố trí thiết bị phải đảm bảo yêu cầu an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

b) Dây dẫn điện trong nhà phải đảm bảo yêu cầu về an toàn phòng cháy và chữa cháy (đặt trong ống gen, máng cáp, tại các vị trí tiếp giáp với thiết bị, vật dụng dễ cháy, nổ phải ngăn cháy bằng vật liệu không cháy). Không sử dụng nhiều thiết bị tiêu thụ điện trong cùng một cắm.

c) Thường xuyên tổ chức kiểm tra, sửa chữa, thay thế các thiết bị điện hư hỏng, không đảm bảo an toàn. Đường dây dẫn diện và các thiết bị điện hư hỏng phải được sửa chữa khắc phục ngay hoặc ngắt nguồn điện đến đường điện hoặc thiết bị không an toàn.

5. Trang bị phương tiện, thiết bị PCCC

Căn cứ theo điều kiện, quy mô của ngôi nhà, chủ hộ gia đình, chủ sở hữu hoặc các tổ chức, cá nhân sử dụng nhà ở hợp pháp cần trang bị tối thiểu 01 bình chữa cháy, dụng cụ phá dỡ thông thường (búa, rìu, xà beng, kìm cộng lực...), vị trí đặt ở nơi dễ thấy, dễ lấy và thuận tiện cho việc sử dụng, kịp thời sử dụng để chữa cháy, mở cửa, thoát nạn an toàn khi xảy ra sự cố cháy, nổ. Đồng thời, có thể trang bị thêm hệ thống, thiết bị báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy bằng nước, mặt nạ phòng độc, thang dây, ống tụt cứu người...

6. Khi hàn cắt trong sửa chữa, cải tạo nhà phải thực hiện đúng quy trình, quy định; có người giám sát, có biện pháp che chắn, không để vảy hàn tiếp xúc với chất dễ cháy và trang bị các bình chữa cháy để xử lý khi xảy ra cháy, nổ.

Điều 6. An toàn phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh

Điều kiện an toàn về PCCC đối với nhà để ở kết hợp, sản xuất kinh doanh phải bảo đảm và duy trì theo quy định tại khoản 2, 3 và khoản 4 Điều 7 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ và Quy định này. Khu vực để sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy, cụ thể:

1. Lập, quản lý, cập nhật, bổ sung hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động PCCC của cơ sở bảo đảm thành phần theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông 149/2020/TT-BCA ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC và Nghị định số 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

2. Bố trí mặt bằng công năng sử dụng

a) Khu vực sản xuất, kho chứa (các gian phòng sản xuất, kinh doanh; kho hàng hóa, kho lưu trữ, các gian phòng kho có đặc điểm sử dụng tương tự) bố trí không quá 01 tầng hầm; không bố trí gian phòng sử dụng hoặc lưu giữ các chất khí, chất lỏng cháy, vật liệu dễ bắt cháy trong tầng hầm; không bố trí gian phòng sử dụng hoặc kho lưu giữ các chất khí, chất lỏng cháy, vật liệu dễ bắt cháy trong ngôi nhà; không bố trí gian phòng để ở trong tầng hầm.

b) Khu vực sản xuất, kinh doanh phải được ngăn cháy lan, ngăn khói với khu vực để của hộ gia đình, cầu thang bộ chung của các tầng và lối ra thoát nạn tại tầng 1 của nhà.

c) Khu vực sản xuất, kinh doanh, có bố trí gian phòng tồn chứa hàng hóa, vật liệu dễ cháy hoặc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt có tính chất nguy hiểm cháy, nổ khác phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh phải được ngăn cách với khu vực sản xuất, kinh doanh bằng bộ phận ngăn cháy.

d) Nhà có tầng hầm, tầng bán hầm cần có giải pháp ngăn cháy, ngăn khói len lên tầng trên qua cầu thang bộ, giếng thang máy, trục kỹ thuật của nhà. Trong tầng hầm và tầng nửa hầm không được bố trí các gian phòng có sử dụng hoặc lưu giữ các chất khí, chất lỏng cháy được và các vật liệu dễ bắt cháy, trừ các trường hợp đã có quy định được xem xét riêng.

đ) Đối với nhà ở liên kể từ 02 tầng trở lên, không bố trí khung thép che kín gây cản trở lối thoát nạn ở cả mặt trước và mặt sau các tầng, không bố trí khung thép che kín gây cản trở lối thoát nạn qua ban công hoặc lôgia.

e) Biển quảng cáo lắp đặt bên ngoài nhà phải thực hiện theo đúng quy định pháp luật về quảng cáo, tuân thủ QCVN 17:2018/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng và lắp đặt biển quảng cáo ngoài trời.

3. Đường, lối thoát nạn của nhà

a) Chiều rộng thông thủy của lối ra thoát nạn tối thiểu 0,8 mét, chiều cao thông thủy tối thiểu 1,9 mét. Lối ra thoát nạn tại tầng 1 (tầng trệt) của khu vực để ở phải ngăn cách với lối ra thoát nạn của khu vực sản xuất, kinh doanh bằng bộ phận ngăn cháy.

b) Đường, lối thoát nạn của khu vực, gian phòng tầng sản xuất, kinh doanh phải đáp ứng quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật PCCC tại thời điểm cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng. Trong nhà nhiều tầng có sử dụng chung cầu thang bộ thoát nạn thì gian phòng sản xuất, kinh doanh hàng hóa cháy được tại từng tầng nhà phải được ngăn cháy lan, ngăn khói với cầu thang bộ bằng bộ phận ngăn cháy, cửa ngăn cháy.

c) Dây chuyền công nghệ bố trí trong khu vực sản xuất, bảo quản, sắp xếp vật tư hàng hóa, mặt bằng kinh doanh trong gian phòng sản xuất, kinh doanh, kho chứa phải được duy trì chiều rộng của đường thoát nạn và khoảng cách từ vị trí xa nhất đến cửa thoát nạn của gian phòng.

d) Cửa đi trên lối thoát nạn phải sử dụng cửa bản lề (cửa cánh). Trường hợp chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh, cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng cửa cuốn, cửa trượt phải duy trì chế độ thường mở của các cửa này trong thời gian có người làm việc. Cửa cuốn phải có bộ lưu điện và bộ tời bằng tay để mở khi mất diện hoặc động cơ bị hỏng.

4. Sắp xếp vật dụng, thiết bị, quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt trong nhà

a) Sắp xếp, bảo quản vật tư, hàng hóa theo từng loại, có cùng tính chất, cùng đặc điểm, việc sắp xếp, để trên bục kệ, giá hoặc chồng, đống phải vững chắc, gọn gàng, ngăn nắp, không cản trở lối đi, lối thoát nạn của gian phòng, ngôi nhà. Vật tư, hàng hóa, hóa chất dễ cháy hoặc dễ bắt cháy cần bố trí trong các khu vực, gian phòng riêng, không để lẫn với các vật tư hàng hóa khác và đảm bảo yêu cầu ngăn cháy lan. Không tập kết, bố trí vật tư hàng hóa trên các tuyến đường gây cản trở giao thông và có thể làm ảnh hưởng đến việc triển khai lực lượng, phương tiện, thiết bị chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đến từng nhà.

b) Vật tư, hàng hóa dễ cháy phải bố trí cách các thiết bị điện có khả năng sinh nhiệt như bóng đèn, cắm, cầu dao..., khu vực phát sinh nguồn lửa, nguồn nhiệt tối thiểu 0,8 mét; nếu có tấm cách nhiệt ngăn cháy thì được phép để gần hơn, nhưng không dưới 0,3 mét.

c) Không bố trí nơi đun nấu, thờ cúng trong khu vực sản xuất, kinh doanh, bảo quản vật tư, hàng hóa cháy được. Khu vực nơi đun nấu, thờ cúng phải để xa các vật liệu dễ cháy ít nhất 0,8 mét, nếu có tấm cách nhiệt ngăn cháy thì được phép để gần hơn, nhưng không dưới 0,3 mét.

Trường hợp trong nhà có sử dụng tiết bị tiêu thụ khí dầu hóa lỏng gas: Tất cả các thiết bị điện trong nhà phải lắp đặt cách bình chứa gas tối thiểu 1,5 mét, lắp đặt thiết bị cảnh báo rò rỉ gas tại khu vực đặt bình gas, bếp gas.

d) Khi điều kiện sản xuất, kinh doanh có sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt phải bố trí khoảng cách tối thiểu 0,8 mét đến các vật tư, hàng hóa dễ cháy, phương tiện, dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng, chất khí dễ cháy (ô tô, xe máy...), nếu có tấm cách nhiệt ngăn cháy thì được phép để gần hơn, nhưng không dưới 0,3 mét. Khi dự trữ xăng, dầu, khí TPG, hóa chất dễ cháy, nổ phục vụ sản xuất, phải bố trí khu vực bảo quản bên ngoài nhà bảo đảm yêu cầu thông thoáng, tránh xa nguồn lửa, nguồn nhiệt, tránh ánh nắng trực tiếp và không để gần lối ra thoát nạn của nhà.

đ) Khi hàn cắt trong sửa chữa, cải tạo nhà phải thực hiện đúng quy trình, quy định; có người giám sát, có biện pháp che chắn, không để vảy hàn tiếp xúc với chất dễ cháy.

5. Lắp đặt, sử dụng hệ thống, thiết bị điện trong nhà

a) Hệ thống điện phải được lắp đặt riêng biệt cho khu vực sản xuất, kinh doanh và khu vực để ở của nhà. Phải bảo đảm đủ công suất tiêu thụ của các thiết bị điện, có thiết bị bảo vệ, đóng ngắt chung cho hệ thống, từng tầng, nhánh và thiết bị tiêu thụ điện có công suất tiêu thụ điện lớn. Khi lấp đặt thêm thiết bị, máy móc cần tính toán công suất của hệ thống diện để tránh quá tải và không câu mắc dây dẫn điện cấp cho thiết bị trên; vị trí lắp đặt, bố trí phải bảo đảm yêu cầu về an toàn phòng cháy, chữa cháy.

b) Tại khu vực có bảo quản, sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư, hàng hóa, hóa chất dễ cháy phải sử dụng loại dụng cụ điện, thiết bị điện là loại an toàn cháy, nổ; thiết bị tiêu thụ điện lắp đặt trong kho phải được khống chế chung bằng thiết bị đóng ngắt tự động và đặt bên ngoài kho.

c) Thiết bị tiêu thụ điện có phát sinh nguồn nhiệt không có biện pháp chụp bảo vệ thì không được bố trí gần (khoảng cách tối thiểu 0,8 mét) hoặc phía trên vật tư, hàng hóa cháy được. Không lắp đặt đường dây dẫn diện và thiết bị tiêu thụ điện trên tường, vách trần, sàn nhà có cấu tạo bằng vật liệu dễ cháy. Không dùng vật liệu dễ cháy như giấy, vải, nilon... để bao, che bóng điện.

d) Dây dẫn điện trong nhà phải đảm bảo yêu cầu về an toàn phòng cháy và chữa cháy (đặt trong ống gen, máng cáp, đặt ngầm tường; tại vị trí tiếp giáp với thiết bị, vật dụng dễ cháy, nổ phải ngăn cách bằng vật liệu không cháy). Không sử dụng nhiều thiết bị tiêu thụ điện trong cùng một cắm. Thiết bị tiêu thụ điện có phát sinh nguồn nhiệt không có chụp bảo vệ thì không được bố trí gần (khoảng cách tối thiểu ít nhất 0,8 mét) hoặc phía trên vật tư, hàng hóa cháy được.

đ) Thường xuyên tổ chức kiểm tra, sửa chữa, thay thế các thiết bị điện hư hỏng, không đảm bảo an toàn. Đường dây dẫn điện và các thiết bị điện hư hỏng phải được sửa chữa khắc phục ngay hoặc ngắt nguồn điện đến đường điện hoặc thiết bị không an toàn.

6. Trang bị phương tiện, thiết bị PCCC

a) Đối với khu vực sản xuất, kinh doanh phải trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, đèn chiếu sáng sự cốđèn chỉ dẫn thoát nạn bảo đảm theo quy định của TCVN 3890:2009 và các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.

b) Các phương tiện PCCC phải được kiểm định và được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ theo quy định.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 7. Trách nhiệm của Công an tỉnh

1. Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn thực hiện Quy định này.

2. Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ, Công an các huyện, thành phố, Công an các xã, phường, thị trấn tổ chức tuyên truyền, vận động các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức thực hiện Quy định này và các quy định pháp luật khác về PCCC; kiểm tra, hướng dẫn, yêu cầu các cá nhân, tổ chức thực hiện các giải pháp kỹ thuật tăng cường để đảm bảo các yêu cầu về PCCC theo Quy định này; tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức không thực hiện đúng, đủ Quy định này theo đúng quy định pháp luật.

3. Phối hợp các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện các giải pháp khắc phục đối với từng nội dung không đảm bảo an toàn PCCC trong Quy định này.

Điều 8. Trách nhiệm của cơ quan quản lý cấp phép xây dựng, cơ quan truyền thông

1. Cơ quan quản lý cấp phép xây dựng trước khi cấp phép xây dựng đối với loại hình nhà riêng lẻ yêu cầu chủ hộ gia đình thực hiện các quy định liên quan về xây dựng bảo đảm an toàn về PCCC đối với loại hình cơ sở, nhà ở trên.

2. Các cơ quan báo chí tuyên truyền trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Quy định này trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Tổ chức phổ biến Quy định này đến các hộ gia đình và các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện công tác quản lý nhà nước về PCCC đối với nhà ở riêng lẻ, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh theo phân cấp.

2. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong cấp phép xây dựng đối với loại hình nhà ở, nhà kết hợp sản xuất, kinh doanh theo Luật Xây dựng hiện hành. Chỉ đạo Công an cấp huyện phối hợp với phòng, ban liên quan tiến hành rà soát các điều kiện an toàn PCCC khi cấp phép xây dựng nhà ở. Kiểm tra việc chấp hành quy định về thiết kế hoặc điều chỉnh thiết kế theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn trong quá trình thi công, xây dựng công trình.

3. Chỉ đạo các ban, ngành liên quan tả chức kiểm tra, khảo sát, phân loại đánh giá, thống kê và lập danh sách nhà ở riêng lẻ, nhà ở kết hợp kinh doanh không đảm bảo yêu cầu về PCCC. Đối với các chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh không tổ chức thực hiện, thực hiện không đầy đủ, hoặc đã bị phản ánh, tố giác về điều kiện an toàn PCCC từ hai lần trở lên mà vẫn không khắc phục, Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật.

4. Đối với các chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh không có khả năng thực hiện điều kiện an toàn PCCC, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố hướng dẫn, tuyên truyền, vận động chú hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh tự nguyện thay đổi tính chất sử dụng công trình.

5. Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các nội dung Quy định này của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Điều 10. Trách nhiệm của chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh, cá nhân, tổ chức

1. Chủ hộ gia đình, chu hộ kinh doanh có trách nhiệm

a) Chủ động tìm hiểu kiến thức, kỹ năng cơ bản về PCCC và thực hiện các quy định pháp luật về PCCC; tích cực tham gia đầy đủ các buổi tuyên truyền, huấn luyện về phòng cháy, chữa cháy do cơ quan Cảnh sát PCCC tổ chức và tham gia phong trào toàn dân PCCC tại địa phương.

b) Phổ biến, đôn đốc, nhắc nhở thành viên trong gia đình, người làm việc trong nhà thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC. Giả định tình huống, cách xử lý khi có sự cố cháy, nổ xảy ra, hướng dẫn và tổ chức cho thành viên trong gia đình, người làm việc thực tập để chủ động xử lý khi có tình huống xảy ra.

c) Thường xuyên tổ chức tự kiểm tra để kịp thời phát hiện và khắc phục ngay các thiếu sót, nguy cơ gây cháy, nổ trong phạm vi quản lý của mình.

d) Phối hợp với đơn vị, cá nhân được phân công thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về PCCC (Công an các huyện, thành phố hoặc Công an các xã, phường, thị trấn hoặc Ủy ban nhân dân , phường, thị trấn), cơ quan, tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh bên trong nhà để được hướng dẫn và tổ chức thực hiện các điều kiện về an toàn PCCC theo quy định.

d) Tổ chức thực hiện quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn chất dễ cháy, nổ.

2. Thành viên hộ gia đình, người làm việc trong nhà có trách nhiệm

a) Chủ động tìm hiểu kiến thức, kỹ năng cơ bản về PCCC, biết sử dụng dụng cụ, phương tiện PCCC được trang bị tại hộ gia đình; tích cực tham gia các đợt tuyên truyền, huấn luyện về PCCC do cơ quan Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ, địa phương tổ chức, tham gia phong trào toàn dân PCCC tại địa phương.

b) Thực hiện các yêu cầu về PCCC theo quy định của pháp luật và do chủ hộ gia đình hướng dẫn, quy định.

c) Bảo đảm an toàn về PCCC trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảo quản, sử dụng chất cháy tại hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh; phát hiện và ngăn chặn nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, hành vi vi phạm quy định về an toàn PCCC.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh

a) Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật, nội quy, quy định về PCCC do chủ hộ gia đình ban hành; thực hiện trách nhiệm quản lý, ban hành các nội quy, quy định, phân công người thực hiện nhiệm vụ PCCC và duy trì các điều kiện PCCC thuộc phạm vi quản lý.

b) Hộ gia đình được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm PCCC theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Luật PCCC và duy trì các điều kiện an toàn PCCC đối với cơ sở theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Điều 11. Điều khoản chuyển tiếp

1. Nhà ở riêng lẻ, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh đã được đưa vào hoạt động, sử dụng, sau thời gian 12 tháng kể từ ngày Quy định này hiệu lực phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 5, Điều 6 Quy định này.

2. Nhà ở riêng lẻ, nhà kết hợp sản xuất, kinh doanh được xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa hay thay đổi tính chất sử dụng sau khi Quy định này có hiệu lực phải tuân thủ theo quy định này.

Điều 12. Trách nhiệm thi hành

Giám đốc Công an tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quy định này.

Quá trình thực hiện, có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Công an tỉnh (qua Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ) để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 14/2022/QĐ-UBND ngày 23/03/2022 quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở riêng lẻ và nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.319

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.97.235
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!