Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1393/QĐ-UBND 2018 Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác Hà Nội

Số hiệu: 1393/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Nguyễn Đức Chung
Ngày ban hành: 21/03/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHHÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1393/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 21 tháng 03 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17/11/2010;

Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 19/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khoáng sản;

Căn cứ Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;

Căn cứ Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản;

Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại các Tờ trình: số 10763/TTr-SNTMT-KS ngày 13/12/2017 và số 1190/TTr-STNMT-KS ngày 09/02/2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn thành phố Hà Nội (có Phương án kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố; Giám đốc các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã; các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động khai thác, sử dụng khoáng sản trên địa bàn Thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Tổng cục Địa chất và Khoáng sản;
- TT Thành ủy; TT HĐND Th
ành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Văn phòng Thành ủy;
- V
ăn phòng: HĐND, ĐĐBQH Thành phố;
- Cổng Giao tiếp điện tử Hà Nội;
- VPUB: CPV, các PCVP, TKBT, TH, KT, ĐT;
- Trung tâm Tin học - Công báo;
- Lưu VT, ĐTđ.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Chung

 

PHƯƠNG ÁN

BẢO VỆ KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1393/QĐ-UBND ngày 21 tháng 3 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)

Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm đảm bảo quản lý, bảo vệ có hiệu quả tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn Thành phố; ngăn chặn, xử lý các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, bảo vệ môi trường, sinh thái, đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản; cụ thể hóa công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn Thành phố. Thực hiện các quy định của Luật Khoáng sản và văn bản hướng dẫn thi hành Luật về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, UBND Thành phố ban hành Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau:

Phần I

TIỀM NĂNG KHOÁNG SẢN, THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN VÀ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

1. Tiềm năng khoáng sản trên địa bàn thành phố Hà Nội

Trên địa bàn thành phố Hà Nội có một số loại khoáng sản chính và có triển vọng khai thác là đá xây dựng, cát xây dựng và cát san lấp, sét gạch ngói, than bùn và puzolan.

Đá xây dựng được phân bố dọc theo ranh giới phía tây, tiếp giáp với Hòa Bình từ Núi Chẹ, Đá Chông huyện Ba Vì qua Phú Mãn, Núi Voi huyện Quốc Oai đến huyện Mỹ Đức và một vài mỏ nhỏ ở ranh giới xã Minh Phú, xã Nam Sơn huyện Sóc Sơn.

Cát san lấp, cát xây dựng phân bố tại lưu vực sông Hồng, sông Đà, sông Đáy, sông Cà Lồ, đi qua các quận, huyện như: Sóc Sơn, Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Bắc Từ Liêm, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thường Tín, Thanh Trì, Hoàng Mai, ng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Ba Vì và thị xã Sơn Tây.

Sét gạch ngói phân bố chủ yếu ở các huyện Sóc Sơn, Mê Linh, Quốc Oai và thị xã Sơn Tây.

Than bùn được phân bố tập trung ở các huyện Mỹ Đức, Quốc Oai, Ba Vì, Sóc Sơn và thị xã Sơn Tây.

Puzolan phân bố tại xã Thanh Mỹ, thị xã Sơn Tây.

Các khoáng sản còn lại không có triển vọng khai thác vì nằm trong khu vực cấm khai thác hoặc có hàm lượng thấp, phân bố không tập trung, trữ lượng nhỏ, điều kiện khai thác khó khăn. Ngoài ra, tại xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì có mỏ nước khoáng nóng, tuy có triển vọng khai thác trên thực tế nhưng chưa được điều tra, đánh giá.

2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn Thành phố

a) Công tác ban hành văn bản

Trước năm 2008 (trước khi hợp nhất Hà Tây và Hà Nội), UBND tỉnh Hà Tây và UBND thành phố Hà Nội ban hành một số văn bản về quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn như sau:

- Quyết định số 7994/QĐ-UB ngày 21/12/2001 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể vùng khoáng sản và phát triển công nghiệp khai khoáng thành phố Hà Nội giai đoạn 2000 - 2010 - 2020;

- Quyết định số 159/2003/QĐ-UBND ngày 21/11/2003 của UBND thành phố Hà Nội quy định tạm thời về quản lý khai thác cát, sỏi, sử dụng bến bãi, đường vận chuyển tạm thời để chứa và trung chuyển cát, sỏi trên các sông thuộc địa bàn Hà Nội;

- Quyết định số 4742/QĐ-UB ngày 11/12/2005 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt dự án điều chỉnh Quy hoạch tổng th vùng khoáng sản và phát triển công nghiệp khai khoáng thành phố Hà Nội đến năm 2010 định hướng đến năm 2020;

- Quyết định 133/2007/QĐ-UBND ngày 15/11/2007 của UBND thành phố Hà Nội quy định về quản lý hoạt động thăm dò, khai thác cát trên các sông thuộc địa bàn Thành phố;

- Quyết định số 2184/QĐ-UBND ngày 08/7/2008 của UBND tỉnh Hà Tây về việc phê duyệt dự án Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Hà Tây đến 2010, định hướng đến 2020;

- Quyết định số 2974/QĐ-UBND ngày 28/7/2008 của UBND tỉnh Hà Tây về việc phê duyệt dự án Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng than bùn tỉnh Hà Tây đến 2015 và định hướng đến 2020.

Sau năm 2008 (kể từ khi thực hiện Nghị quyết 15/2008/NQ QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội về việc mở rộng thành phố Hà Nội trên cơ sở hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của tỉnh Hà Tây; chuyển toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc, toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 04 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình vào thành phố Hà Nội), UBND thành phố Hà Nội đã ban hành các văn bản về quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn như sau:

- Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 23/10/2008 về việc thực hiện Chỉ thị 29/2008/CT-TTg ngày 02/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển, tiêu thụ cát, sỏi lòng sông;

- Quyết định số 115/2009/QĐ-UBND ngày 16/11/2009 ban hành Quy định về quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn thành phố Hà Nội thay thế quyết định số 133/2007/QĐ-UBND ngày 15/11/2007 của UBND Thành phố;

- Quyết định số 2531/QĐ-UBND ngày 08/6/2010 về việc phê duyệt các khu vực cm hoạt động khoáng sản thành phố Hà Nội, bao gồm 25 khu vực cấm hoạt động với tổng diện tích cấm là 209,53 km2;

- Quyết định số 2683/QĐ-UBND ngày 14/6/2010 về việc phê duyệt Dự án “Tng hp, điều chỉnh bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020”;

- Quyết định số 3876/QĐ-UBND ngày 09/8/2010 về việc phê duyệt Dự án “Điều tra thực trạng bãi chứa trung chuyển vật liệu xây dựng trên địa bàn Thành phố”;

- Chỉ thị 15/CT-UBND ngày 28/10/2011 về việc chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn thành phố Hà Nội;

- Quyết định số 6021/QĐ-UBND ngày 27/12/2011 về việc phê duyệt Đề án “Điều tra thực trạng đất sản xuất gạch ngói trên địa bàn thành phố Hà Nội”;

- Quyết định số 6020/QĐ-UBND ngày 27/12/2011 về việc phê duyệt Đề án “Đề án xây dựng hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu tài nguyên khoáng sản thành phố Hà Nội”;

- Quyết định số 711/QĐ-UBND ngày 01/02/2013 về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng cát, sỏi trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

- Quyết định số 5977/QĐ-UBND ngày 02/10/2013 về việc phê duyệt khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn Thành phố (27 khu vực).

- Quyết định số 40/2013/QĐ-UBND ngày 24/9/2013 ban hành Quy định về quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn thành phố Hà Nội; được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quyết định số 34/2017/QĐ-UBND ngày 16/10/2017 của UBND Thành phố;

- Quyết định số 44/2013-UBND ngày 16/10/2013 ban hành Quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố Hà Nội; được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quyết định số 43/2017/QĐ-UBND ngày 15/12/2017 của UBND Thành phố;

- Quyết định số 6572/QĐ-UBND ngày 09/12/2014 về việc phê duyệt dự án điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020; thay thế Quyết định số 2683/QĐ-UBND ngày 14/6/2010 của UBND Thành phố;

- Quyết định số 4140/QĐ-UBND ngày 07/7/2017 về việc công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực khoáng sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.

b) Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản

Hàng năm, UBND Thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức ngành tài nguyên và môi trường về công tác quản lý hoạt động khoáng sản. Đối tượng tham gia các lớp tập huấn là lãnh đạo, chuyên viên Phòng Tài nguyên và Môi trường các quận, huyện, thị xã; các phòng ban, đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về Luật Khoáng sản ngày càng được Thành phố quan tâm chỉ đạo thực hiện, thông qua các tin bài đăng trên các báo, tạp chí, phát trên các phương tiện phát thanh truyền hình, hệ thống truyền thông cơ sở và các hoạt động tuyên truyền khác của các tổ chức chính trị, xã hội, các Sở, ngành của Thành phố, các phòng, ban ở quận, huyện, thị xã.

Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản trên địa bàn Thành phố còn được thường xuyên thực hiện thông qua công tác kiểm tra, thanh tra, các văn bản hướng dẫn và trực tiếp hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện trình tự thủ tục hành chính, các quy định trong hoạt động khai thác khoáng sản.

3. Công tác quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản

Thực hiện Luật Khoáng sản năm 2010, Sở Tài nguyên và Môi trường phi hp với các Sở, ngành triển khai lập Dự án Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản thành phố Hà Nội đến năm 2020, được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 6572/QĐ-UBND ngày 09/12/2014.

Dự án Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản thành phố Hà Nội đến năm 2020, đã khoanh định 86 mỏ quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn, trong đó:

- Quy hoạch khai thác, sử dụng: 36 mỏ, gồm:

TT

Loại khoáng sản

Số mỏ quy hoạch khai thác sử dụng

Tổng diện tích các mỏ (ha)

Trữ lượng cấp 122 (ngàn m3)

1

Đá vôi VLXD

05

42,97

8.963,0

2

Đá bazan

11

233,01

106.148,0

3

Cát xây dựng, san lấp

16

703,80

30.074,4

4

Sét gạch ngói

02

49,92

2.454,0

5

Puzolan

01

18,90

1.600,0

6

Than Bùn (ngàn tấn)

01

30,00

570,0

Tổng cộng

36

 

 

- Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng 50 mỏ:

STT

Loại khoáng sản

Số mỏ quy hoạch thăm dò, khai thác sử dụng

Tổng diện tích các mỏ (ha)

Tài nguyên dự báo cấp 333 + 334 (ngàn m3)

1

Đá vôi VLXD

04

37,49

4.940,0

2

Đá ong

02

30,30

730,0

3

Đá bazan

07

247,93

316.818,0

4

Cát xây dựng, san lấp

24

1.660,50

86.880,8

5

Sét gạch ngói

11

267,73

13.075,0

6

Puzolan

01

5,42

1.739,0

7

Than Bùn (ngàn tấn)

01

28,84

795,0

Tổng cộng

50

 

 

Tổng hợp quy hoạch theo từng loại khoáng sản:

- 09 mỏ đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường: Diện tích 80,46ha, trữ lượng 13.903m3.

- 18 mỏ đá bazan: Diện tích 480,94ha, trữ lượng 422.966.000m3

- 31 mỏ cát: Diện tích 2363,8ha, trữ lượng 116.954.000m3

- 13 mỏ sét gạch ngói: Diện tích 317,65ha, trữ lượng 15.529.000m3

- 02 mỏ puzolan: Diện tích 24,32ha, trữ lượng 3.339.000m3

- 02 mỏ than bùn: Diện tích 58,84ha, trữ lượng 1.365.000 tấn

- 02 mỏ đá ong: Diện tích 30,3ha, trữ lượng 730.000m3.

4. Công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn Thành phố tại thời điểm lập Phương án

Nhằm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn Thành phố, UBND Thành phố đã ban hành các văn bản:

- Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 23/10/2008 về thực hiện Chỉ thị 29/2008/CT-TTg ngày 02/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyn, tiêu thụ cát, sỏi lòng sông;

- Quyết định số 115/2009/QĐ-UBND ngày 16/11/2009 về việc ban hành Quy định về quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn thành phố Hà Nội thay thế Quyết định số 133/2007/QĐ-UBND ngày 15/11/2007 của UBND Thành phố;

- Chỉ thị 15/CT-UBND ngày 28/10/2011 về việc chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn thành phố Hà Nội;

- Quyết định số 40/2013/QĐ-UBND ngày 24/9/2013 ban hành Quy định về quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn Thành phố; Quyết định số 34/2017/QĐ-UBND ngày 16/10/2017 về sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quyết định số 40/2013/QĐ-UBND ngày 24/9/2013 của UBND Thành phố.

Cùng với việc quy định rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản là sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương, tạo cơ điều kiện thuận lợi để phát huy vai trò giám sát của nhân dân nhằm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, giải quyết xử lý vi phạm của các lực lượng chức năng đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản và sự tham gia đóng góp tích cực của báo chí; do vậy, hoạt động khai thác khoáng sản của trên địa bàn Thành phố ngày càng đi vào nề nếp, đúng quy định của pháp luật, hạn chế các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép. Hàng năm, thông qua công tác kiểm tra của các Sở, ngành chức năng và UBND quận, huyện, thị xã đối với hoạt động khai thác khoáng sản của các đơn vị được cấp Giấy phép hoạt động khai thác khoáng sản, đã kịp thời báo cáo UBND Thành phố tình hình hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn Thành phố; đôn đốc hướng dẫn các đơn vị chấp hành quy định của pháp luật có liên quan trong hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định.

Về công tác kiểm tra và xử lý vi phạm: Thực hiện nội dung chỉ đạo của UBND Thành phố, trong thời gian qua UBND các quận, huyện, thị xã đã tăng cường phối hợp với các đơn vị chức năng của Công an Thành phố kiểm tra, phát hiện, bắt giữ và xử lý vi phạm trong hoạt động hút cát cát trái phép. Hàng năm Công an Thành phố phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan triển khai Kế hoạch nhằm phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh, xử lý hoạt động khai thác cát trái phép. Tuy nhiên, do nhu cầu vật liệu xây dựng trong xây dựng, phát triển mở rộng cơ sở hạ tầng, khu dân cư đô thị ngày càng tăng, thời gian gần đây hoạt động khai thác khoáng sản trái phép (đặc biệt là khai thác cát lòng sông) vẫn còn diễn ra và chưa được giải quyết dứt điểm; có lúc, có nơi còn chiều hướng gia tăng. Ngày 01/6/2017, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 118/KH-UBND về khắc phục các tồn tại, hạn chế; nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn Thành phố.

5. Những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân

a) Những tồn tại, hạn chế:

Tình trạng hoạt động khai thác khoáng sản trái phép vẫn còn tồn tại trên địa bàn Thành phố, nhất là hoạt động khai thác cát lòng sông.

Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các địa phương trong công tác quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn Thành phố nhìn chung chưa đồng bộ, đặc biệt là công tác phối hp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và việc ngăn chặn tình trạng khai thác khoáng sản trái phép.

Công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản ở cấp huyện, cấp xã đôi lúc, đôi nơi còn buông lỏng, không kịp thời phát hiện, xử lý giải tỏa các trường hợp khai thác trái phép; có nơi tình trạng khai thác khoáng sản trái phép diễn ra kéo dài, diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến an ninh trật tự địa phương.

b) Nguyên nhân:

- Nhu cầu vật liệu xây dựng cho đầu tư phát triển hạ tầng trên địa bàn Thành phố là rất lớn, nguồn cung từ hoạt động khai thác khoáng sản theo Giấy phép được cấp không đủ đáp ứng nhu cầu thực tế.

- Hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, nhất là khai thác cát trái phép lòng sông trên địa bàn Thành phố diễn biến ngày càng phức tạp, tinh vi (chủ yếu thực hiện vào ban đêm, sau giờ hành chính, vào các ngày nghỉ, ngày lễ, tại các vị trí giáp ranh trên sông với tỉnh bạn).

- Lực lượng, phương tiện trang bị cho ngành công an Thành phố phục vụ cho công tác tuần tra, phát hiện, bắt giữ và xử lý vi phạm còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế trong công tác đấu tranh với các hành vi khai thác cát trái phép trên sông; chế tài xử lý đối với các đối tượng vi phạm còn thấp, chưa đủ sức mạnh răn đe; việc xử lý phương tiện tham gia hoạt động khai thác cát trái phép còn nhiều hạn chế.

- Lực lượng cán bộ tại cấp huyện và cấp xã chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cả về số lượng và chuyên môn, do kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực (đất đai, môi trường và khoáng sản).

- Lực lượng thanh tra chuyên ngành khoáng sản còn thiếu, nên chưa tăng cường được công tác thanh kiểm tra, chưa phát hiện kịp thời hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, ngăn chặn chưa kịp thời hoặc xử lý vi phạm chưa triệt đ.

Phần II

CẬP NHẬT THÔNG TIN QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

1. Thông tin quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc thẩm quyền phê duyệt ca Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương

Tính đến nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội không có khu vực mỏ khoáng sản nào nằm trong Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng được Thủ tướng Chính phủ hoặc các Bộ, ngành Trung ương phê duyệt.

2. Thông tin quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản trên địa bàn Thành phố thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND Thành phố

Công tác phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường được phê duyệt trên địa bàn Thành phố (bao gồm cả của tỉnh Hà Tây thời điểm chưa hợp nhất tháng 8/2008) như sau:

- Quyết định số 7994/QĐ-UB ngày 21/12/2001 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể vùng khoáng sản và phát triển công nghiệp khai khoáng thành phố Hà Nội giai đoạn 2000- 2010- 2020;

- Quyết định số 4742/QĐ-UB ngày 11/12/2005 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt dự án điều chỉnh Quy hoạch tổng thể vùng khoáng sản và phát triển công nghiệp khai khoáng thành phố Hà Nội đến năm 2010 định hướng đến năm 2020;

- Quyết định số 2184/QĐ-UBND ngày 08/7/2008 của UBND tỉnh Hà Tây về việc phê duyệt dự án Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Hà Tây đến 2010, định hướng đến 2020;

- Quyết định số 2974/QĐ-UBND ngày 28/7/2008 của UBND tỉnh Hà Tây về việc phê duyệt dự án Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng than bùn tỉnh Hà Tây đến 2015 và định hướng đến 2020;

- Quyết định số 2531/QĐ-UBND ngày 08/6/2010 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt các khu vực cấm hoạt động khoáng sản thành phố Hà Nội, bao gồm 25 khu vực cấm hoạt động với tổng diện tích cấm là 209,53 km2;

- Quyết định số 2683/QĐ-UBND ngày 14/6/2010 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Dự án “Tổng hợp, điều chỉnh bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020”;

- Quyết định số 6572/QĐ-UBND ngày 09/12/2014 của UBND thành phố Hà Nội phê duyệt Dự án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020, thay thế Quyết định số 2683/QĐ-UBND ngày 14/6/2010 của UBND Thành phố Hà Nội.

Tổng số 86 mỏ quy hoạch thăm dò, khai thác, bao gồm:

+ 09 mỏ đá vôi vật liệu xây dựng trữ lượng khoảng 13,9 triệu m3;

+ 18 mỏ đá bazan trữ lượng khoảng 422,9 triệu m3;

+ 02 mỏ đá ong trữ lượng khoảng 0,7 triệu m3;

+ 31 mỏ cát xây dựng, san lấp trữ lượng khoảng 116,9 triệu m3;

+ 13 mỏ sét gạch ngói trữ lượng khoảng 15,5 triệu m3;

+ 02 mỏ than bùn trữ lượng khoảng 1,4 triệu m3;

+ 02 mỏ puzlan trữ lượng khoảng 3,3 triệu m3.

Thông tin về địa danh, tọa độ, quy mô diện tích và trữ lượng từng mỏ thể hiện ở Phụ lục số 01, Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Quyết định số 6572/QĐ-UBND ngày 09/12/2014 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt “Dự án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020.

Phần III

KHU VỰC ĐÃ ĐƯỢC CẤP PHÉP HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN; KHU VỰC CẤM HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN VÀ KHOÁNG SẢN LÒNG SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ.

1. Các mỏ được cấp phép hoạt động khoáng sản tại thời điểm lập Phương án

a) Tại thời điểm lập Phương án, trên địa bàn Thành phố có 38 mỏ được cấp phép khai thác khoáng sản, trong đó:

- Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công nghiệp cấp 04 Giấy phép.

- UBND Thành phố (bao gồm cả UBND tỉnh Hà Tây và UBND tỉnh Hòa Bình cấp thời điểm chưa hợp nhất tháng 8/2008) cấp 34 Giấy phép.

Các Giấy phép trên được phân loại khoáng sản như sau:

- Nước khoáng: 01 mỏ;

- Đá vôi: 02 mỏ;

- Đá Bazan: 07 mỏ;

- Than bùn: 02 mỏ;

- Cát san lấp: 18 mỏ;

- Đất san lấp: 07 mỏ;

- Puzolan: 01 mỏ.

(Chi tiết diện tích, tọa độ từng mỏ tại Biểu 01 kèm theo).

b) Công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản

Ngày 11/4/2017, UBND Thành phố có Thông báo số 255/TB-UBND thông báo kết luận của tập thể lãnh đạo UBND Thành phố chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Văn phòng UBND Thành phố dự thảo Tờ trình của Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố báo cáo Thường trực Thành ủy xin chủ trương “đấu giá quyền khai thác khoáng sản toàn bộ các điểm mỏ cát trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

Ngày 24/4/2017, Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố có Tờ trình số 158-TTr/BCS về việc xin chủ trương đấu giá quyền khai thác khoáng sản toàn bộ các điểm mỏ cát trên địa bàn thành phố Hà Nội, báo cáo xin ý kiến Thường trực Thành ủy.

Ngày 16/8/2017, UBND Thành phố có văn bản số 951/TB-UBND thông báo Kết luận của tập thể lãnh đạo UBND Thành phố về Kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với các mỏ cát san lấp thuộc địa bàn Thành phố.

Ngày 11/10/2017, UBND Thành phố có Văn bản số 9572/VP-ĐT giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu, báo cáo UBND Thành phố về việc thực hiện chỉ đạo của Hội đồng nhân dân Thành phố tại Văn bản số 467/HĐND-VP ngày 15/09/2017.

Ngày 30/10/2017, UBND Thành phố có Văn bản số 10177/VP-ĐT về việc “Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Thành ủy về chủ trương thực hiện thăm dò, đánh giá trữ lượng khoáng sản cát trên địa bàn Thành phố tại Văn bản số 1566-CV/CPTU ngày 19/10/2017 của Văn phòng Thành ủy”;

Ngày 17/11/2017, UBND Thành phố có văn bản số 5840/UBND-ĐT về việc thực hiện thăm dò, đánh giá trữ lượng khoáng sản cát để đấu giá quyền khai thác khoáng sản cát.

2. Khu vực cấm khai thác khoáng sản

Ngày 08/6/2010, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 2531/QĐ-UBND về việc phê duyệt các khu vực cấm hoạt động khoáng sản thành phố Hà Nội, bao gồm 25 khu vực cấm hoạt động với tổng diện tích cấm là 209,53 km2, cụ thể:

STT

Tên khu vực

Din tích (km2)

Tọa độ trung tâm

Đối tượng phải bảo vệ

X(m)

Y(m)

1

Khu vực Bãi cát Tứ Liên - sông Hồng

2,97

2 328 309

588 311

Khu vực thuộc hành lang bảo vệ đê, Kè Tứ Liên và công trình xây dựng

2

Khu vực Bãi cát Ngọc Thụy (sông Hng)

0,33

2 329 965

588 701

Khu vực thuộc hành lang bảo vệ đê, kè và công trình xây dựng

3

Khu vực bãi cát Long Biên (kè Cọc)

0,01

2 324 051

590 798

Khu vực thuộc hành lang bảo vệ đê, kè và công trình xây dựng

4

Khu vực mỏ sét Vân trì

1,30

2 337 031

583 907

Khu vực bảo vệ các công trình xây dựng

5

Khu vực mỏ sét Uy Nỗ

0,16

2 339 218

588 902

Khu vực thuộc khu quy hoạch công viên cây xanh, cây xanh cách ly phòng hộ

6

Khu vực bãi cát Mai Lâm (kè Mỏ Hàn)

0,06

2.331 600

592 906

Khu vực thuộc hành lang bảo vệ đê điều

7

Khu vực mỏ sét Việt Hùng

0,45

2 337 063

591 292

Khu vực nằm trong quy hoạch khu công nghiệp, công trình kết cấu hạ tầng quan trọng

8

Khu vực mỏ sét Phú Diễn

0,94

2 327 828

578 542

Khu vực nằm trong quy hoạch Đô thị, thương mại, khu du lịch và công viên cây xanh

9

Khu vực mỏ sét Long Biên

1,46

2 325 300

591 078

Khu vực nằm trong quy hoạch Đô thị, khu công nghiệp, thương mại và công trình kết cấu hạ tầng quan trọng

10

Khu vực mỏ sét Mễ Trì

1,32

2 323 075

580 000

Khu vực nằm trong quy hoạch công viên cây xanh của thành phố

11

Khu vực mỏ sét Đông Dư

1,22

2 322 486

593 860

Khu vực nm trong hành lang bảo vệ đê và cu Thanh Trì

12

Khu vực mỏ sét Đa Tốn

2,79

2 321 172

598 265

Khu vực nằm trong quy hoạch Đô thị, khu công nghiệp, thương mại và công trình kết cấu hạ tầng quan trọng

13

Khu vực mỏ sét Nam Dư Hạ

0,17

2 320 175

590 729

Khu vực nằm trong quy hoạch Đô thị, khu công nghiệp, thương mại và công trình kết cấu hạ tầng quan trọng

14

Khu vực mỏ sét Lĩnh Nam

1,25

2 319 479

593 346

Khu vực thuộc hành lang bảo vệ đê điều và công trình xây dựng

15

Khu vực vàng Núi Mỏ

0,52

2 359 728

588 335

Khu vực nằm trong phạm vi bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ

16

Khu vực rừng phòng hộ Sóc Sơn

17,64

2 357 745

582 219

Khu vực nằm trong phạm vi bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Khu vực quân sự. Khu quy hoạch du lịch và di tích lịch sử

17

Khu vực Hương Sơn

43,16

2 278 665

579 617

Thuộc khu vực quân sự; Khu vực rừng phòng hộ; Khu vực du lịch; Khu vực có di tích lịch sử, văn hóa

18

Khu vực Hồ Quan Sơn

21,98

2 293 653

569 541

Thuộc khu vực quân sự; Khu vực rừng phòng hộ; Khu du lịch và Khu vực bảo vệ di tích lịch sử văn hóa

19

Khu vực Miếu Môn

14,43

2 302 280

567 508

Thuộc khu vực quân sự; Khu vực rừng phòng hộ

20

Khu vực Chùa Trầm, chùa Trăm Gian

10,95

2 316 890

571 029

Thuộc khu vực quân sự; Khu vực có di tích lịch sử văn hóa

21

Khu vực Núi Thoong

2,09

2 307 390

561 882

Thuộc khu vực quân sự; Khu vực quy hoạch du lịch

22

Khu vực Chùa Thầy

5,92

2 323 379

568 086

Thuộc khu vực quân sự; Khu vực có di tích lịch sử văn hóa

23

Khu vực Núi Trán Voi, núi Đồng Vỡ

5,04

2 314 401

555 334

Thuộc khu vực quân sự; Khu vực rừng phòng hộ

24

Khu vực núi Viên Nam

5,56

2 317 591

546 920

Thuộc khu vực Vườn Quốc gia Ba Vì có rừng đặc dụng sinh thái và rừng phòng hộ; Khu vực có di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia

25

Khu vực Rừng Quốc gia Ba Vì

67,81

2 328 717

537 976

Thuộc khu vực quân sự; Khu vực có di tích lịch sử văn hóa, Khu vực vườn Quốc gia có rừng đặc dụng sinh thái, Khu du lịch

Tổng cộng

209,53

 

 

 

(Tọa độ trung tâm của các khu vực cấm tính theo hệ tọa độ VN-200 múi chiếu 6°, kinh tuyến 105°00’).

3. Khoáng sản cát, sỏi lòng sông trên địa bàn Thành phố

Khoáng sản là cát, sỏi lòng sông (chủ yếu là cát đen) trên địa bàn Thành phố được hình thành từ quá trình bồi-lắng ở lưu vực một số sông đi qua các quận, huyện, thị xã sau đây:

- Sông Hồng đi qua các quận: Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Long Biên; các huyện: Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên và thị xã Sơn Tây.

- Sông Đà đi qua huyện: Ba Vì.

- Sông Đuống đi qua các quận Long Biên, huyện Gia Lâm, huyện Đông Anh.

- Sông Đáy đi qua các huyện: Mỹ Đức, Ứng Hòa, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Hoài Đức, Quốc Oai, thị xã Sơn Tây.

- Sông Cầu, sông Công đi qua huyện Sóc Sơn.

- Sông Cà Lồ đi qua huyện Sóc Sơn, huyện Đông Anh.

Phần IV

ĐỐI TƯỢNG CẦN BẢO VỆ

1. Khoáng sản tại các điểm mỏ trong Quyết định số 6572/QĐ-UBND ngày 09/12/2014 của UBND Thành phố về phê duyệt trong Dự án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020, nêu tại phần II của Phương án này (không bao gồm phần diện tích mỏ đã được cấp Giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản đang còn hiệu lực, thuộc trách nhiệm bảo vệ trực tiếp của tổ chức, cá nhân được cấp phép);

2. Khoáng sản khác được phát hiện trong ranh giới khu vực đã được cấp Giấy phép khai thác nhưng chưa được cơ quan thẩm quyền cho phép khai thác, hoặc khoáng sản đi kèm đã được cơ quan thẩm quyền cho phép thu hồi nhưng chưa thu hồi được;

3. Khoáng sản chưa khai thác trong diện tích đất đang được giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng, trừ trường hợp khoáng sản làm vật liệu xây dựng trong diện tích đất ở của hộ gia đình cá nhân (quy định tại điểm b khoản 2 Điều 64 của Luật Khoáng sản);

4. Khoáng sản tại khu vực đã được quy hoạch xây dựng công trình, kể cả khoáng sản ở bãi thải của mỏ đã đóng cửa mỏ;

5. Khoáng sản ở khu vực cấm khai thác khoáng sản được phê duyệt tại Quyết định số 2531/QĐ-UBND ngày 08/6/2010 của UBND Thành phố, nêu tại Mục 2 Phn III của Phương án này;

6. Cát, sỏi trong hành lang thoát lũ của các sông trên địa bàn Thành phố (ở trong và ngoài luồng đường thủy nội địa và bãi bồi ven sông). Vì không được đánh giá về tài nguyên khoáng sản ở các vị trí này, nên không có số liệu về trữ lượng, chất lượng khoáng sản cụ thể;

7. Khoáng sản khác chưa được điều tra, đánh giá, thăm dò, khai thác.

Phần V

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC SỞ, NGÀNH, ĐƠN VỊ LIÊN QUAN TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC; TRÁCH NHIỆM CỦA UBND, CHỦ TỊCH UBND QUẬN, HUYỆN, THỊ XÃ; XÃ PHƯỜNG THỊ TRẤN VÀ HÌNH THỨC XỬ LÝ TẬP THỂ, CÁ NHÂN ĐỂ XẢY RA TÌNH TRẠNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÁI PHÉP

1. Sở Tài nguyên và Môi trường

a) Chủ trì xây dựng phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn Thành phố;

b) Cung cấp các thông tin, tài liệu về khu vực cấm hoạt động khoáng sản, quy hoạch khoáng sản, khu vực cấp phép hoạt động khoáng sản cho các đơn vị liên quan và các lực lượng chức năng đthực hiện công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn Thành phố;

c) Tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản cho các cơ quan quản lý cấp huyện, cấp xã và tổ chức, cá nhân đang hoạt động khoáng sản; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản cho các cơ quan, đơn vị liên quan;

d) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về khoáng sản, giải quyết các tranh chấp, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc tham mưu UBND Thành phố xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về thăm dò, khai thác khoáng sản theo quy định;

đ) Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện của các cấp, các ngành được giao nhiệm vụ trong Phương án này;

e) Tổng hợp báo cáo định kỳ hàng năm về kết quả công tác quản lý bảo vệ khoáng sản trên địa bàn về UBND Thành phố.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chủ trì chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo chức năng nhiệm vụ của ngành đối với khu vực nằm trong hành lang bảo vệ các công trình thủy lợi, đê điều, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ;

b) Chỉ đạo Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão, Chi cục Thủy lợi, Chi cục Kiểm lâm, các Ban Quản lý trực thuộc Sở ngoài chức năng nhiệm vụ được giao phải có biện pháp phát hiện, ngăn chặn ngay các hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản trong phạm vi bảo vệ của các công trình thủy lợi, đê điều, các công trình kết cấu hạ tầng cấp nước, thoát nước do đơn vị đang quản lý theo quy định;

3. Sở Giao thông vận tải

a) Chủ trì thực hiện công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo chức năng nhiệm vụ của ngành đối với khu vực nằm trong phạm vi quản lý bảo vệ của công trình kết cấu hạ tầng giao thông;

b) Chủ trì, phối hợp Công an Thành phố có biện pháp quản lý các phương tiện khai thác cát trên sông theo quy định của pháp luật (về an toàn vận tải đường thủy nội địa; việc đăng ký, đăng kiểm phương tiện khai thác, vận chuyển cát trên lòng sông; việc đăng ký số lượng, chủng loại, thiết bị và gắn biển hiệu các phương tiện khai thác cát...).

4. Sở Công Thương

a) Chủ trì thực hiện công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong khu vực hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp;

b) Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường chtrì, phối hợp các đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, xử lý kịp thời việc tàng trữ, vận chuyển, mua bán khoáng sản không có nguồn gốc khai thác hợp pháp;

c) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị có liên quan trong việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết các tranh chấp, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực khoáng sản.

5. Sở Xây dựng

a) Thực hiện công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo chức năng nhiệm vụ của ngành đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình được xây dựng bằng vn ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thành phố, đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

b) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết các tranh chấp, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực khoáng sản.

6. Sở Tài chính

Tham mưu cho UBND Thành phố phân bổ nguồn kinh phí cho công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác từ nguồn thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 của Chính phủ.

7. Sở Thông tin và Truyền thông

a) Chủ trì thực hiện công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo chức năng nhiệm vụ của ngành đối với khu vực nằm trong phạm vi quản lý thuộc hành lang bảo vệ các công trình thông tin liên lạc, viễn thông;

b) Chỉ đạo các cơ quan báo chí, phát thanh - truyền hình trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng cường công tác tuyên truyền chính sách pháp luật về khoáng sản; kịp thời thông tin về việc khai thác khoáng sản trái phép din ra trên địa bàn Thành phố trên phương tiện thông tin đại chúng đnâng cao nhận thức về chính sách pháp luật khoáng sản và nêu cao ý thức trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo quy định của Luật Khoáng sản và theo Phương án này.

8. Sở Văn hóa và Thể thao

Chủ trì thực hiện công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo chức năng nhiệm vụ của ngành đối với khu vực nằm trong phạm vi quản lý về di sản văn hóa, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố.

9. Công an Thành phố

a) Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại khu vực thuộc đất dành riêng cho an ninh, các khu vực quy hoạch đất an ninh trên địa bàn Thành phố;

b) Chỉ đạo thực hiện đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực khoáng sản. Ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản trái phép (đặc biệt là khai thác cát trái phép lòng sông) tác động xấu đến môi trường, gây sạt lở đất đai, gây mt an ninh trật tự, an toàn xã hội;

c) Phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã, các Sở ngành liên quan trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động khai thác khoáng sản trái phép; hoạt động mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp;

d) Phối hợp chặt chẽ với Công an các tỉnh bạn trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động khai thác khoáng sản trái phép (đặc biệt là khoáng sản cát sỏi lòng sông) khu vực giáp ranh giữa thành phố Hà Nội với các tỉnh.

10. Cục Thuế

đ) Nếu đxảy ra khai thác khoáng sản trái phép, mua bán, vận chuyn khoáng sản trái phép trên địa bàn mà không giải quyết xử lý dứt điểm, đtái diễn, kéo dài, gây bức xúc trong dư luận, tác động xấu đến môi trường, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và đời sống của người dân địa phương phải nghiêm túc kim điểm, làm rõ trách nhiệm của tập thvà cá nhân cán bộ, người đứng đầu cơ quan, đơn vị. UBND quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố về hoạt động khoáng sản trái phép trên địa bàn quản lý.

e) Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND Thành phố khi để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn mà không xử lý hoặc đvi phạm diễn ra kéo dài; kim điểm làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm đối với Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn và tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý không hoàn thành nhiệm vụ được giao đxảy ra hoạt động khoáng sản trái phép kéo dài.

15. UBND xã, phường, thị trấn

a) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản đến thôn, xóm; vận động nhân dân địa phương không khai thác, thu mua, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản trái phép, phát hiện và tgiác tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trái phép; thực hiện Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn;

b) Khi phát hiện hoạt động khoáng sản trái phép phải tổ chức lực lượng, thực hiện các biện pháp ngăn chặn kịp thời; phối hợp với các cơ quan chức năng bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn. Trường hợp vượt thẩm quyền kịp thời báo cáo UBND quận, huyện, thị xã đchỉ đạo công tác giải tỏa, xử lý giải quyết;

c) Nếu để xảy ra khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn mà không có biện pháp ngăn chặn và báo cáo, đề xuất kịp thời với Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, để dẫn đến tình trạng vi phạm kéo dài, gây bức xúc trong dư luận, tác động xấu đến môi trường, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và đời sống của người dân địa phương, thì tập thể lãnh đạo UBND xã, phường, thị trấn phải nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tập thể và từng cá nhân chịu trách nhiệm;

d) Định kỳ 6 tháng báo cáo tình hình bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại địa phương cho UBND quận, huyện, thị xã.

đ) Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã về hoạt động khoáng sản trái phép trên địa bàn quản lý mà không kịp thời phát hiện, ngăn chặn, đề xuất xử lý giải tỏa, dẫn đến tình trạng vi phạm phức tạp, diễn ra kéo dài.

16. Tổ chức, cá nhân có liên quan

Các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép thăm dò, Giấy phép khai thác khoáng sản có trách nhiệm bảo vệ khoáng sản trong diện tích được cấp giấy phép; thăm dò khoáng sản theo Đề án thăm dò khoáng sản đã được phê duyệt và Giấy phép thăm dò; khai thác khoáng sản theo đúng dự án đầu tư đã được phê duyệt, thu hồi tối đa các loại khoáng sản được phép khai thác. Nếu phát hiện khoáng sản mới phải báo cáo ngay cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép.

Các tổ chức, cá nhân sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong diện tích đất đang sử dụng; không được tự ý khai thác khoáng sản, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 64 Luật Khoáng sản.

Phần VI

TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP TRONG VIỆC CUNG CẤP, XỬ LÝ THÔNG TIN VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÁI PHÉP

1. Sở Tài nguyên và Môi trường cung cấp thông tin, số liệu về tiềm năng các loại khoáng sản chưa khai thác cho UBND quận, huyện, thị xã khi có yêu cầu; chịu trách nhiệm phối hợp với Sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND Thành phố để giải quyết đối với đề xuất, kiến nghị của UBND quận, huyện, thị xã trong công tác quản lý bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn.

2. Các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị khi phát hiện có hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trong khu vực được giao quản lý bảo vệ, phải kịp thời ngăn chặn, xử lý giải tỏa theo quy định của pháp luật, đồng thời thông báo kịp thời cho UBND xã, phường, thị trấn nơi xảy ra hành vi khai thác khoáng sản trái phép biết; tích cực phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm.

3. Khi phát hiện việc khai thác, chế biến, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản trái phép xảy ra trên địa bàn, UBND xã, phường, thị trấn phải chỉ đạo lực lượng chức năng đến hiện trường kiểm tra cụ th, ngăn chặn kịp thời các hành vi trái phép; báo cáo về UBND quận, huyện, thị xã, Sở Tài nguyên và Môi trường. Nếu vụ việc xảy ra vượt quá thẩm quyền giải quyết thì phải có đề xuất, kiến nghị.

4. Khi nhận được thông tin từ UBND xã, phường, thị trấn về khai thác, chế biến, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản trái phép, UBND quận, huyện, thị xã phải chỉ đạo và cử lực lượng chức năng phối hợp với UBND xã, phường, thị trấn thực hiện các biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời theo đúng thẩm quyền, trách nhiệm được giao; báo cáo kết quả thực hiện về Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND Thành phố. Trường hợp các hành vi vi phạm có tính chất phức tạp, xảy ra trên quy mô rộng, vượt quá thẩm quyền giải quyết, UBND quận, huyện, thị xã phải kịp thời báo cáo UBND Thành phố, các Sở, ngành liên quan, kèm theo đề xuất, kiến nghị cụ thể.

5. Các Sở, ngành có liên quan cử cán bộ, công chức có trách nhiệm, đáp ứng về chuyên môn, nghiệp vụ, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND quận, huyện, thị xã, UBND xã, phường, thị trấn để xử lý, giải quyết, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về khai thác, chế biến, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản; kịp thời phát hiện, cung cấp thông tin và phối hợp với UBND quận, huyện, thị xã, UBND xã, phường, thị trấn, Sở Tài nguyên và Môi trường bảo vệ khoáng sản chưa khai thác.

Phần VII

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. UBND quận, huyện, thị xã; UBND xã, phường, thị trấn

a) Chủ động lập kế hoạch bảo vệ khoáng sản chưa khai thác hàng năm và tổ chức thực hiện kiểm tra tình hình hoạt động khoáng sản trên địa bàn quản lý. Khi phát hiện hoạt động khoáng sản trái pháp luật phải chủ động tổ chức, huy động lực lượng để ngăn chặn kịp thời; lập biên bản hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân và xử lý theo thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật. Trường hợp vượt quá thẩm quyền xử lý vi phạm hoặc hoạt động khai thác khoáng sản trái pháp luật tại vùng giáp ranh các địa phương lân cận, thì báo cáo cơ quan cấp trên để xử lý theo quy định;

b) Đối với các trường hợp phức tạp, nằm ngoài tầm kiểm soát, đã tổ chức lực lượng và có các biện pháp xử lý nhưng vẫn không thể giải quyết, phải kịp thời báo cáo cơ quan cấp trên. Các trường hợp khẩn cấp có thể thông báo qua điện thoại, sau đó phải có văn bản báo cáo cụ thể;

c) Bổ sung lực lượng và tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ làm công tác quản lý hoạt động khoáng sản, nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý và bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường

a) Tổ chức triển khai công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn Thành phố theo Phương án đã được phê duyệt;

b) Tăng cường công tác thanh, kiểm tra hoạt động khai thác trên địa bàn, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo thẩm quyền đối với hành vi khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn Thành phố;

c) Tham mưu UBND Thành phố tổng kết, đánh giá công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn Thành phố. Thực hiện tổng hp, báo cáo tình hình quản lý nhà nước về khoáng sản hàng năm theo quy định.

3. Công an Thành phố

Tăng cường lực lượng, trang bị phương tiện cho Công an Thành phố và Công an quận, huyện, thị xã nhằm đáp ứng nhu cầu cơ sở vật chất là con người phục vụ công tác ngăn chặn, phòng ngừa và xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản trái phép (đặc biệt là khai thác cát trái phép lòng sông) trên địa bàn.

Phần VIII

KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. UBND quận, huyện, thị xã

Trước ngày 15 tháng 8 hàng năm (cùng với thời điểm xây dựng dự toán ngân sách nhà nước), Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện, thị xã có trách nhiệm lập dự toán kinh phí chi cho nhiệm vụ bảo vệ khoáng sản chưa khai thác gửi cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định, trình UBND quận, huyện, thị xã phê duyệt; đồng thời gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp.

Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách và nguồn thu từ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản năm kế hoạch được hưởng theo phân cấp, cơ quan tài chính trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường

Tổng hợp dự toán chi nhiệm vụ bảo vệ khoáng sản chưa khai thác của các quận, huyện, thị xã, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND Thành phố xem xét, quyết định.

3. Sở Tài chính

Trên cơ sở dự toán chi nhiệm vụ bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn Thành phố do Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp từ UBND các quận, huyện, thị xã; căn cứ khả năng cân đối của ngân sách và dự toán thu từ nguồn thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản năm kế hoạch được hưởng theo phân cấp, Sở Tài chính tổ chức tổng hợp, thẩm định phương án phân bchi ngân sách trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo Luật Ngân sách nhà nước.

Phần IX

CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

Định kỳ 6 tháng, UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm báo cáo tình hình bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại địa phương cho UBND quận, huyện, thị xã.

Trước 15 tháng 12 hàng năm, UBND quận, huyện, thị xã có trách nhiệm báo cáo UBND Thành phố về công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn mình (gửi Sở Tài nguyên và Môi trường đtổng hp).

Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm tổng kết, đánh giá công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn Thành phố và đưa vào báo cáo tình hình quản lý nhà nước về khoáng sản hàng năm của Thành phố theo quy định.

Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ngành, đơn vị có liên quan; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn; Báo, Đài Phát thanh - Truyền hình Thành phố; các tổ chức, cá nhân được cấp phép hoạt động khoáng sản, các tổ chức, cá nhân sử dụng đất thực hiện nghiêm túc Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn Thành phố.

Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, các Sở ngành, địa phương, đơn vị và cá nhân có liên quan báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội để tổng hợp, trình UBND Thành phố xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1393/QĐ-UBND ngày 21/03/2018 về Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn thành phố Hà Nội

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.030

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.29.213
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!