ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1313/QĐ-UBND.HC
|
Đồng Tháp, ngày
24 tháng 12 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT “QUY HOẠCH KHAI THÁC VÀ BẢO
VỆ NƯỚC MẶT SÔNG TIỀN VÀ SÔNG HẬU (ĐOẠN NGANG QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) ĐẾN NĂM 2020,
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ
chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật
Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua
ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật
Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông
qua ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị
định số 120/2008/NĐ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Quản lý lưu
vực sông;
Căn cứ Quyết
định số 1021/QĐ-UBND.HC ngày 17 tháng 11 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng
Tháp về việc phê duyệt đề cương dự án “Quy hoạch khai thác và bảo vệ môi trường
nước mặt sông Tiền và sông Hậu (đoạn qua tỉnh Đồng Tháp) đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030”;
Xét đề nghị
tại Tờ trình số 706/TTr-STNMT ngày 18 tháng 12 năm 2013, của Giám đốc Sở Tài
nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch khai thác và bảo vệ môi trường nước mặt sông Tiền
và sông Hậu (đoạn qua tỉnh Đồng Tháp) đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030,
với nội dung chủ yếu như sau:
1. Quan điểm,
định hướng quy hoạch:
- Quy hoạch khai
thác và bảo vệ nước mặt sông Tiền, sông Hậu đoạn ngang qua tỉnh Đồng Tháp là
định hướng, cơ sở cho quản lý, thẩm định, cấp phép, trình duyệt và triển khai
thực hiện các quy hoạch chuyên ngành, các dự án hỗ trợ, đầu tư có liên quan đến
việc khai thác, sử dụng, bảo vệ, phát triển tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh
đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
- Phù hợp với Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020; Quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020, và các quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan.
- Quy hoạch khai
thác và bảo vệ tài nguyên nước mặt tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030 phải hướng đến phát triển bền vững; khai thác, sử dụng tài nguyên nước
tiết kiệm, hiệu quả phù hợp với đặc điểm, khả năng nguồn nước của từng vùng,
từng khu vực để bảo đảm cung cấp nước đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế -
xã hội và bảo vệ nguồn nước ổn định, bền vững lâu dài.
- Quản lý tài
nguyên nước mặt phải được thực hiện theo phương thức tổng hợp và thống nhất
trên cơ sở lưu vực sông; việc bố trí phát triển các công trình khai thác nước
mới phải bảo đảm không vượt quá giới hạn khai thác, đảm bảo duy trì dòng chảy
tối thiểu trên sông, phù hợp với quy hoạch chung của quốc gia, của vùng liên
tỉnh.
- Ưu tiên khai
thác, sử dụng nguồn nước để cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt, các ngành, lĩnh vực
sản xuất có giá trị kinh tế cao, ít tiêu tốn nước; hạn chế khai thác nước dưới
đất có chất lượng tốt để cung cấp cho các ngành, lĩnh vực có suất tiêu thụ nước
lớn, nhất là ở những vùng, khu vực có thể khai thác, sử dụng nguồn nước mặt.
- Khai thác, sử
dụng tài nguyên nước mặt phải gắn liền với công tác bảo vệ nguồn nước; phải
tuân thủ các quy định của pháp luật về tài nguyên nước và pháp luật khác có
liên quan.
2. Nguyên tắc
phân bổ và bảo vệ tài nguyên nước mặt:
- Việc phân bổ,
bảo vệ nguồn nước phải đảm bảo tính bền vững, dựa trên cơ sở kết quả đánh giá
tương quan giữa nhu cầu khai thác, sử dụng nước và khả năng đáp ứng của nguồn
nước.
- Trong điều kiện
bình thường: đảm bảo đủ nhu cầu sử dụng nước cho mục đích sinh hoạt, sản xuất
công nghiệp, nước tưới và đảm bảo dòng chảy tối thiểu trên các sông. Hạn chế và
giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước.
- Trong điều kiện
xảy ra hạn hán, thiếu nước: đảm bảo đủ 100% nhu cầu sử dụng nước cho mục đích
sinh hoạt, công nghiệp, giảm nhu cầu sử dụng nước cho nông nghiệp và đảm bảo
dòng chảy tối thiểu trên các sông. Hạn chế và giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm, cạn
kiệt nguồn nước.
3. Cơ sở phân
vùng quy hoạch:
Trên quan điểm
quản lý tài nguyên nước theo lưu vực sông, phân vùng cân bằng nước dựa trên các
nguyên tắc sau:
- Đặc điểm tự
nhiên, sự phân cắt của địa hình tạo nên các khu có tính độc lập tương đối được
bao bọc bởi các dòng sông hoặc các đường phân thủy.
- Ranh giới hành
chính được xem xét theo góc độ quản lý nhà nước và quản lý khai thác hệ thống
công trình thủy lợi.
- Khu và tiểu khu
thủy lợi có đủ điều kiện để xác định các nút lấy nước, thoát nước, xả nước... góp phần xây dựng sơ đồ phát triển nguồn nước
lưu vực.
- Các vùng có
tính độc lập tương đối trong quản lý khai thác tài nguyên nước và có liên hệ
với các khu, tiểu khu khác.
Căn cứ vào tiêu
chí phân vùng nêu trên, tỉnh Đồng Tháp được phân chia tỉnh Đồng Tháp thành 3
vùng quy hoạch (phụ lục số 01 kèm theo).
4. Mục tiêu
quy hoạch
4.1. Mục tiêu
tổng quát
- Bảo vệ an toàn
nguồn nước để đáp ứng các nhu cầu sử dụng lâu bền với các giải pháp có hiệu quả
cao về mặt chi phí;
- Phân phối hợp
lý nguồn nước cho các nhu cầu sử dụng mang tính cạnh tranh trên nguyên tắc tối
đa hóa lợi ích kinh tế ròng của xã hội,
đảm bảo tính công bằng về xã hội và tính bền vững về môi trường tự nhiên;
- Từng bước cải
thiện tình trạng ô nhiễm nguồn nước trên các sông, kênh rạch đạt quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về nguồn nước mặt.
4.2. Mục tiêu
cụ thể
* Giai đoạn
2013 - 2015:
- Bảo vệ nguồn
nước, giảm thiểu các nguồn ô nhiễm thải ra nguồn nước mặt ra sông Tiền và sông
Hậu: các nguồn phát sinh nước thải dạng điểm như: nhà máy, khu công nghiệp, khu
thương mại, nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tập trung hiện có… xử lý đạt cột
A trước khi thải vào môi trường nước mặt sông Tiền, sông Hậu.
- Phân phối nguồn
nước, đáp ứng 80% chất lượng nước sạch cho sinh hoạt và phát triển công nghiệp
trong toàn tỉnh.
* Giai đoạn
2015 - 2020:
- Từng bước cải
thiện tình trạng ô nhiễm nguồn nước, xử lý 100% các nguồn ô nhiễm tập trung:
công nghiệp, chăn nuôi, sinh hoạt khu đô thị; giảm thiểu 50% ô nhiễm của các
nguồn phân tán: thủy sản, sinh hoạt ở
nông thôn.
- Đáp ứng 90%
lượng nước sạch cho sinh hoạt cả thành thị và nông thôn, phát triển công nghiệp
trong tỉnh.
- Từng bước đáp
ứng nhu cầu nguồn nước cho nuôi trồng thủy
sản, nông nghiệp, chăn nuôi.
* Giai đoạn
2020 - 2030:
Tiếp tục định
hướng các nội dung cao hơn dựa theo kết quả đạt được trong giai đoạn 2013 -
2020.
5. Nội dung
quy hoạch
5.1. Lưu lượng
nguồn nước mặt sông Tiền, sông Hậu
- Lưu lượng nước
sông Tiền trung bình từ 3.250 - 17.900 m3/s, sông Hậu từ 1.000 -
5000 m3/s dao động tùy theo
các tháng trong năm.
- Ngưỡng khai
thác nước mặt sông Tiền trung bình từ 1950 - 10.800 m3/s, sông Hậu
từ 645 - 3000 m3/s.
- Ngưỡng giới hạn
khai thác nước mặt tối thiểu giai đoạn từ nay đến 2020 là 1350 m3/s,
giai đoạn 2020 - 2030: 1500 m3/s bao gồm cả duy trì dòng chảy, môi
trường (phụ lục số 02 kèm theo).
5.2. Quy hoạch
khai thác và bảo vệ tài nguyên nước mặt
Dựa trên lưu
lượng, chất lượng nước mặt sông Tiền và sông Hậu, nhu cầu khai thác và ngưỡng
giới hạn khai thác đối với từng ngành nghề của từng địa phương giai đoạn từ nay
đến 2020, tầm nhìn đến 2030 như sau:
- Đảm bảo đáp ứng
nhu cầu khai thác, sử dụng nước mặt cho sinh hoạt, công nghiệp, chăn nuôi, nuôi
trồng thủy sản, lâm nghiệp, trồng trọt,
và các nhu cầu khác của toàn tỉnh Đồng Tháp trong các tháng trong năm giai đoạn
từ nay đến năm 2015 từ 11 - 430 m3/s, giai đoạn từ 2015 - 2020 từ
13,55 - 427,9 m3/s, giai đoạn từ 2020 - 2030 từ 18,45 - 367,62 m3/s
(phụ lục 03 kèm theo).
- Đến năm 2020,
khai thác nước mặt sử dụng đáp ứng cho tất cả các ngành nghề 2.840 triệu m3/năm
trong đó sông Tiền là 2.480 triệu m3/năm, sông Hậu 343 triệu m3/năm.
- Đến năm 2030,
khai thác nước mặt sử dụng đáp ứng cho tất cả các ngành nghề 2.480 triệu m3/năm
trong đó sông Tiền là 2.280 triệu m3/năm, sông Hậu 318 triệu m3/năm
(phụ lục số 04 kèm theo).
- Cấp nước theo
mục đích sử dụng nước trong đó sông Tiền phục vụ cho tất cả các mục đích sử
dụng nước bao gồm cấp nước sinh hoạt, còn sông Hậu cho trồng trọt, nuôi trồng
thủy sản và các mục đích khác với yêu cầu
nước chất lượng thấp hơn.
- Cải thiện, mở
rộng kênh rạch nội đồng, đáp ứng nhu cầu khai thác sử dụng cho tất cả các địa
phương trong tỉnh đặc biệt là vùng Đồng Tháp Mười (phụ lục số 05 kèm theo).
6. Giải pháp
thực hiện quy hoạch
6.1. Giải
pháp về giáo dục truyền thông
Đẩy mạnh các hoạt
động tuyên truyền giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá
nhân trong việc khai thác, sử dụng tiết kiệm và bảo vệ
tài nguyên nước;
huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc giám sát các quy định của pháp
luật về tài nguyên nước. trước hết là tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp sau:
- Xây dựng và tổ
chức thực hiện chương trình phổ biến pháp luật về tài nguyên nước trong các cơ
quan chuyên môn ở cấp tỉnh, cấp huyện và cán bộ cấp cơ sở, chú trọng đối với
cấp huyện, cấp xã, nhất là cán bộ địa chính xã.
- Xây dựng mạng
lưới tuyên truyền viên tới cấp xã, chủ yếu lựa chọn trong các tầng lớp thanh
thiếu niên, giáo viên, cán bộ y tế sở tại, chú trọng bồi dưỡng, đào tạo trang
bị kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ tuyên truyền và kiến thức cơ bản về tài
nguyên nước, bảo vệ tài nguyên nước.
- Đẩy mạnh truyền
thông - giáo dục, vận động tuyên truyền tổ chức, cá nhân tích cực hưởng ứng
tham gia, đóng góp sức người, kinh phí để cùng với nhà nước thực hiện các nhiệm
vụ quy hoạch.
- Thực hiện
truyền thông trên quy mô rộng rãi, thường xuyên. Hình thức truyền thông đa
dạng, nội dung đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ. Các hình thức truyền thông trên các
phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương; in ấn, phát hành các tờ rơi, pa
nô, áp phích, tổ chức các buổi nói chuyện, tập huấn tới các xã, phường, trường
học. Ngoài ra, tuyên truyền trên các báo, tạp chí, các Website của các ngành,
địa phương, tuyên truyền lưu động... kết hợp tuyên truyền vận động trong phong
trào sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể
thao; lồng ghép với chương trình giáo dục sức khỏe,
vệ sinh môi trường của ngành y tế, giáo dục. Phối hợp các chiến dịch, truyền thông
của các đoàn thể khác như Hội chữ thập đỏ. Hội phụ nữ và Đoàn thanh niên;
- Phối hợp, tăng
cường tổ chức tuyên truyền nhận thức của người dân, các tổ chức doanh nghiệp,
các cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện nghiêm túc Luật Bảo vệ Môi trường, Luật
Tài nguyên nước.
- Cung cấp các
thông tin cho cộng đồng về các vấn đề môi trường nước như: nhu cầu sử dụng
nước, ô nhiễm nước, các giải pháp tiết kiệm nước, diễn biến chất lượng nước của
địa phương.
- Hướng dẫn và hỗ
trợ xây dựng các mô hình xử lý nước sạch, mô hình tiết kiệm nước.
6.2. Giải
pháp về quản lý
- Nâng cao năng
lực quản lý, thực thi xây dựng các chương trình hành động và các dự án cụ thể
về bảo vệ các hệ thống sông rạch - bảo vệ cảnh quan sông nước phục vụ cho sự
phát triển bền vững của tỉnh Đồng Tháp.
- Thường xuyên
tiến hành kiểm tra, kiểm soát chất lượng nguồn nước thải và xác định các nguồn
xả thải vào môi trường nước, gây ô nhiễm cho các sông rạch trên địa bàn Tỉnh.
- Quản lý hoạt
động sử dụng nước mặt đặc biệt là hoạt động nuôi trồng thủy sản của người dân ở từng địa phương:
- Đào tạo nâng
cao năng lực quản lý, xây dựng chương trình tập huấn cho các cán bộ ở địa
phương về nhu cầu sử dụng nước, dự trù lượng nước sử dụng…
- Thống kê, cập
nhật nhu cầu sử dụng nước mặt, các nguồn phát sinh nước thải ở địa phương, cập
nhật hàng năm để đánh giá diễn biến chất lượng nước.
- Tăng cường
thanh tra, kiểm tra, kết hợp giữa các đơn vị, xác định điểm xả thải, lưu lượng,
nồng độ các nguồn thải, xử phạt các điểm gây ô nhiễm.
- Tăng cường công
tác quản lý, cấp phép khai thác, sử dụng và xả nước thải vào nguồn nước; kiểm
tra việc chấp hành các quy định trước và sau khi cấp phép. Định kỳ lập danh
sách các tổ chức, cá nhân chưa có giấy phép, thông báo và công bố trên các
phương tiện thông tin; giải quyết dứt điểm việc đăng ký, cấp phép đối với các
công trình khai thác, sử dụng và xả nước thải vào nguồn nước đã có thể đưa vào
quản lý theo quy định.
- Nâng cao kỹ
năng quản lý, kỹ năng thẩm định, đánh giá hồ sơ cấp phép và hướng dẫn, kiểm tra
của cán bộ quản lý tài nguyên nước ở cấp Ngành; tăng cường trang thiết bị, công
cụ phục vụ xử lý thông tin, đánh giá trong quá trình thẩm định, cấp phép và
trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra về tài nguyên nước;
- Phòng Tài
nguyên nước, khoáng sản và Khí tượng thủy
văn phải có cán bộ số hóa các điểm xả
thải lên bản đồ, quản lý dữ liệu và cập nhật thông tin của các nguồn liên tục
qua các năm.
- Hàng năm thực
hiện báo cáo thống kê tải lượng, lưu lượng các nguồn thải, đánh giá mức độ và
diễn biến ô nhiễm lên nguồn nước mặt sông Tiền và sông Hậu. Sau từng giai đoạn,
có tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch để thực hiện hiệu quả.
6.3. Các
giải pháp kỹ thuật, công nghệ
- Tiến hành xây
dựng các nhà máy nước cấp bằng nước mặt cho từ 500 hộ dân trở lên ở khu đô thị,
hạn chế sử dụng nước ngầm. Các vùng nông thôn sử dụng bể lọc nước để xử lý nước
mặt phục vụ cho sinh hoạt. Các khu công nghiệp sử dụng nguồn nước mặt phục vụ
cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thực hiện mở rộng mật độ, phân bố kênh rạch
trong tỉnh đảm bảo tiêu thoát lũ và kênh
rạch nội đồng, đảm bảo cấp nước cho vùng Đồng Tháp Mười đến năm 2020 là 135 m3/s,
năm 2030 là 118 m3/s.
- Ưu tiên cho
vùng Đồng Tháp Mười được sử dụng nước ngầm cho mục đích sinh hoạt, công nghiệp,
tưới tiêu.
- Quy hoạch vùng
nuôi trồng thủy sản đảm bảo đúng quy
hoạch, vào mùa khô khi chất lượng nước không đảm bảo cần thực hiện biện pháp
tiền xử lý để cải thiện chất lượng nước mặt. Ngoài ra tăng cường giải pháp tuần
hoàn tái sử dụng lại nước trong ao, hạn chế cấp nước từ ngoài sông.
- Xây dựng các
nhà máy xử lý nước thải tập trung ở các khu đô thị lớn: Cao Lãnh, Sa Đéc, thị
xã Hồng Ngự. Còn các hộ riêng rẽ thì xây dựng bể tự hoại 5 ngăn.
- Khu vực nông
thôn khuyến khích xây nhà tự hoại kiên cố, nhà tiêu 3 thùng phuy, nhà tiêu sinh
thái …đặc biệt sử dụng cho vùng lũ, hệ thống xử lý cho các cụm dân cư vượt lũ.
- Nước thải công
nghiệp sử dụng biện pháp sinh học và hóa học
để đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra đạt cột A, QCVN 40:2011/BTNMT.
- Nước thải nuôi
trồng thủy sản sẽ quy hoạch lại khu vực
nuôi trồng, hạn chế cấp phép cho các vùng cù lao Long Khánh và sông Hậu để hạn
chế ô nhiễm do dinh dưỡng đến năm 2020 và yêu cầu xử lý đạt cột A giai đoạn
2020 - 2030. Đề xuất giải pháp xử lý bằng chế phẩm sinh học trong quá trình
chuẩn bị nuôi, kiểm soát trong quá trình nuôi.
- Đối với nước
thải chăn nuôi sẽ quy hoạch tập trung, hạn chế phát triển các huyện phía nam
kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu do gia tăng ô nhiễm dinh dưỡng. Thực hiện xây
hầm biogas xử lý chất thải phát sinh trong quá trình chăn nuôi, tiến đến xử lý
nước thải đạt cột B giai đoạn đến 2020 và đạt cột A giai đoạn 2030.
- Thực hiện các
chương trình giảm thiểu phân bón trên ruộng đồng
- Các nguồn khác:
y tế, bãi rác phải xử lý triệt để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng nước.
6.4. Giải
pháp về cơ chế, chính sách
- Rà soát ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Ủy ban Nhân dân Tỉnh,
trong đó tập trung vào các cơ chế, chính sách trong việc khai thác, sử dụng
nước bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, bền vững, lâu dài, ưu tiên sử dụng nước mặt,
chỉ sử dụng nước ngầm cho những vùng ít có điều kiện tiếp cận nguồn nước mặt.
- Xây dựng cơ
chế, chính sách cụ thể huy động sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể, cộng
đồng dân cư ở cấp cơ sở chủ động, tích cực tham gia giám sát các hoạt động khai
thác nước mặt, xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh.
- Ban hành các cơ
chế, chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, vay vốn… nhằm khuyến khích các tổ
chức, cá nhân, đơn vị trong và ngoài nước tham gia đầu tư xây dựng các công
trình, các dự án về lĩnh vực khai thác, bảo vệ môi trường nước mặt.
- Ban hành các
chính sách khuyến khích các nhà đầu tư áp dụng công nghệ sản xuất sạch, tái sử
dụng nước, hạn chế phát thải nước thải.
- Lập Quỹ bảo vệ
môi trường Tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu cho doanh nghiệp vay xây dựng các công
trình xử lý nước thải.
- Nguồn nước mặt
phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, mang tính liên vùng, liên tỉnh, liên quốc
gia, nên trong công tác quản lý tài nguyên nước mặt cần phải có sự phối hợp
không những với các địa phương trong tỉnh, mà cần có sự phối hợp với các địa
phương lân cận như An Giang, Cần Thơ... nhằm quản lý tốt lưu vực sông
6.5 Giải
pháp về tài chính
Tăng cường đầu tư
cho công tác quản lý tài nguyên nước, trước hết là đầu tư để tăng cường năng
lực quản lý, tăng cường trang thiết bị, công cụ, kỹ thuật phục vụ quản lý và
đầu tư cho công tác điều tra, đánh giá, quan trắc, dự báo diễn biến về số
lượng, chất lượng nước và xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về tài
nguyên nước; huy động mọi nguồn lực để thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ
tài nguyên nước, gắn bảo vệ tài nguyên nước với các hoạt động bảo vệ môi trường,
từng bước thực hiện xã hội hóa công tác
bảo vệ tài nguyên nước. Trong đó, triển khai thực hiện một số giải pháp cụ thể
sau:
- Xây dựng đề án
huy động các nguồn lực để bảo vệ nguồn nước trên địa bàn tỉnh, trước mắt huy
động từ vốn ngân sách nhà nước bao gồm cả Trung ương và địa phương; các giai
đoạn tiếp theo huy động nguồn lực của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính
phủ, vốn dân đóng góp và sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp sử
dụng nguồn nước trên địa bàn tỉnh, từng bước thực hiện xã hội hóa công tác bảo vệ tài nguyên nước.
- Chương trình
bảo vệ các nguồn tài nguyên nước cần được lồng ghép với các chương trình phát
triển kinh tế - xã hội như: chương trình xoá đói giảm nghèo; chương trình trồng
mới, khoanh nuôi và bảo vệ rừng; chương trình bảo vệ môi trường, nông thôn
mới...
- Tranh thủ tối
đa các nguồn vốn tài trợ của Trung ương, các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức
Quốc tế, ủy hội sông Mê Kong, các doanh
nghiệp trong công tác quản lý tài nguyên nước trên toàn tỉnh.
- Dự kiến kinh
phí thực hiện các nhiệm vụ đề án, dự án ưu tiên của quy hoạch giai đoạn từ nay
đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 (phụ lục 06 kèm theo).
6.6. Tin
học hóa
- Xây dựng cơ sở
dữ liệu về trữ lượng, chất lượng nước mặt sông Tiền và sông Hậu, thu thập chuỗi
dự liễu về điều kiện thủy văn: lưu lượng,
mực nước.
- Từng bước đầu
tư khảo sát địa hình toàn bộ sông Tiền và sông Hậu, và các kênh lấy nước chính
trong tỉnh làm thông số để chạy mô hình thủy
lực. Thuận tiện cho việc thu thập thông tin, chạy mô hình diễn biến chất lượng
nước, đánh giá tác động biến đổi khí hậu, dữ báo lũ từ thượng nguồn đổ về.
- Cung cấp thông
tin, xây dựng, cập nhật dữ liệu quan trắc qua các năm, thương mại hóa và hợp tác quốc tế
- Xây dựng hệ
thống thông tin, mạng lưới giám sát và mô hình ngân hàng dữ liệu chất lượng
nước.
6.7. Giải
pháp khác
- Tiết kiệm 35%
lượng nước tưới trong nông nghiệp, nhằm đáp đủ nhu cầu dùng nước cho mọi thành
phần kinh tế và duy trì dòng chảy môi trường vào mùa kiệt.
- Khuyến khích
công chúng tham gia bảo vệ môi trường, lắp đặt đường dây điện thoại nóng tố
giác khi phát hiện bất kỳ hiện tượng nào gây ô nhiễm nguồn nước sông, kênh,
rạch.
7. Tiến độ
thực hiện quy hoạch
7.1. Giai
đoạn 2014 - 2015
a) Đối với quy
hoạch khai thác tài nguyên nước mặt sông Tiền và sông Hậu
- Hoàn thành các
dự án cấp nước khu vực nông thôn theo quy hoạch cấp nước và vệ sinh môi trường
nông thôn: huyện châu Thành, thị xã Hồng Ngự, huyện Tân Hồng, huyện Cao Lãnh,
huyện Thanh Bình.
- Triển khai xây
dựng trạm quan trắc nước mặt tự động trên sông Tiền và sông Hậu.
- Tổ chức kiểm kê
tài nguyên nước, cập nhật dữ liệu tài nguyên nước của tỉnh nhà.
- Triển khai xây
dựng mạng lưới giám sát chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
b) Đối với quy
hoạch bảo vệ tài nguyên nước mặt sông Tiền và sông Hậu
- Tiếp tục triển
khai dự án xử lý nước thải thành phố Cao Lãnh.
- Thực hiện định
hướng nhiệm vụ quy hoạch bảo vệ nguồn nước đến năm 2015.
- Thực hiện dự án
cải thiện kênh rạch nội đồng phục vụ tưới tiêu và thoát
lũ.
- Triển khai quy
hoạch thủy sản phù hợp quy hoạch tài
nguyên nước thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Cập nhật các
nguồn thải vào chương trình quy hoạch tài nguyên nước. Thống kê, tổng tải lượng
chất thải đối với từng địa phương, báo cáo hàng năm UBND tỉnh Đồng Tháp.
7.2. Giai
đoạn 2015 - 2020
a) Đối với quy
hoạch khai thác tài nguyên nước mặt sông Tiền và sông Hậu
- Tiếp tục thực
hiện dự án cấp nước khu vực nông thôn, cập nhật tình hình khai thác và sử dụng
nguồn nước mặt vào chương trình quy hoạch tài nguyên nước.
- Yêu cầu thực
hiện cấp nước Khu, Cụm công nghiệp, nhà máy sản xuất, làng nghề trong địa bàn
tỉnh bằng nguồn nước mặt sông Tiền và sông Hậu.
- Quản lý, vận
hành hợp lý công trình thủy lợi đã được
phê duyệt.
- Quy hoạch vùng
an toàn, di dời, sắp xếp các hộ dân có nguy cơ cao về thiên tai.
- Xây dựng dự án
kiểm soát lũ thành phố Cao lãnh, thị xã Sa Đéc, thị trấn Hồng ngự
- Thực hiện dự án
điều tra, đánh giá động thái dòng chảy sông Tiền, sông Hậu.
- Điều tra, đánh
giá, lập bản đồ phân vùng cãnh báo lũ đối với trường hợp diễn biến bất lợi từ
thượng nguồn và biến đổi khí hậu.
- Thực hiện dự án
quy hoạch cấp nước nông nghiệp cho vùng Đồng Tháp Mười.
- Tiến hành điều
tra, xác định, khoanh vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước trên sông Tiền và
sông Hậu.
b) Đối với quy
hoạch bảo vệ tài nguyên nước mặt sông Tiền và sông Hậu
- Thực hiện định
hướng nhiệm vụ quy hoạch bảo vệ nguồn nước giai đoạn 2015 - 2020, cập nhật
nguồn thải bao gồm lưu lượng và tải lượng ô nhiễm vào chương trình quy hoạch
tài nguyên nước.
- Tiếp tục xây
dựng mạng lưới giám sát chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
- Xây dựng HTXLNT
nước thải khu vực đô thị của các huyện thị trong tỉnh Đồng Tháp đáp ứng tiêu
chuẩn xả thải.
- Thực hiện dự án
tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức xã hội hóa
công tác bảo vệ môi trường nước mặt.
- Thực hiện Dự án
hệ thống thông tin dữ liệu tài nguyên nước tỉnh Đồng Tháp.
7.3. Giai
đoạn 2020 - 2030
- Tiếp tục triển
khai các dự án với mục tiêu cao hơn.
8. Tổ chức
thực hiện quy hoạch
8.1. Sở Tài
nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
- Giúp Ủy ban
nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa
bàn tỉnh theo các quy định hiện hành của pháp luật.
- Trình Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp công bố Quy hoạch khai thác và bảo vệ nước mặt
sông Tiền và sông Hậu (đoạn ngang qua tỉnh Đồng Tháp) đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030; căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, xây dựng và tổ chức thực
hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án ưu tiên bảo đảm phù hợp với các
mục tiêu, nội dung, giải pháp của Quy hoạch này.
- Tổ chức thẩm
định các đề án, dự án về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, thuộc thẩm quyền
phê duyệt của UBND tỉnh.
- Tổ chức thẩm
định hồ sơ đề nghị cấp phép, gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung,
đình chỉ hiệu lực và thu hồi giấy phép điều tra, khai thác, sử dụng tài nguyên
nước, xả nước thải vào nguồn nước; thực hiện việc thu phí, lệ phí về tài nguyên
nước theo quy định của pháp luật; thanh tra, kiểm tra các hoạt động tài nguyên
nước theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức thực
hiện điều tra cơ bản, kiểm kê, thống kê, lưu trữ số liệu tài nguyên nước trên
địa bàn; tổ chức quản lý, khai thác các công trình quan trắc tài nguyên nước do
địa phương đầu tư xây dựng.
- Tổng hợp tình
hình khai thác, sử dụng nước, các nguồn thải vào nguồn nước trên địa bàn; lập
danh mục các nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái,
cạn kiệt;
- Chủ trì, phối
hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã và thành phố, các cơ quan
chức năng có liên quan thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch này; định
kỳ hàng năm, 5 năm sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện quy
hoạch; trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định điều chỉnh mục tiêu, nội dung quy
hoạch trong trường hợp cần thiết.
- Chủ trì, phối
hợp với các cơ quan Trung ương và các tỉnh có liên quan trong việc triển khai
thực hiện quy hoạch.
8.2. Sở Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn: phối hợp với sở Tài
nguyên và Môi trường và các sở, ban, ngành liên quan xây dựng các chương trình,
dự án, kế hoạch chi tiết phục vụ phát triển nông nghiệp liên quan đến lĩnh vực
tài nguyên nước phải đảm bảo phù hợp với các mục tiêu, nội dung, giải pháp của
Quy hoạch này.
8.3. Sở Kế
hoạch và Đầu tư: là cơ quan phối hợp với các sở, ban,
ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh thẩm định các nhiệm vụ tiếp theo của các
dự án trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch.
8.4. Sở Tài
chính: phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các
sở, ban, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh bố trí ngân sách hàng năm theo
quy định của Luật Ngân sách để thực hiện có hiệu quả các nội dung của quy hoạch
này.
8.5. Sở Công
Thương: theo chức năng nhiệm vụ của mình, trong quá
trình xây dựng các nhiệm vụ, kế hoạch có liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước
phải đảm bảo phù hợp với các mục tiêu, nội dung, giải pháp của Quy hoạch này.
8.6. Các sở,
ban, ngành khác liên quan: theo chức năng nhiệm vụ
được giao, phối hợp với cơ quan chủ trì triển khai công việc liên quan để thực
hiện quy hoạch này.
8.7. Ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: tổ chức thực hiện
nội dung quy hoạch trên địa bàn có nhiệm vụ giám sát, tham mưu cho UBND tỉnh về
các nội dung thực hiện trên địa bàn của mình. Đồng thời, tuyên truyền vận động
các tổ chức quần chúng, nhân dân cùng góp phần sử dụng hợp lý, tiết kiệm và bảo
vệ tài nguyên nước.
8.8. Ủy ban
nhân dân cấp xã, phường, thị trấn: phối hợp với các
đơn vị quản lý cấp trên để thực hiện quy hoạch, đồng thời có nhiệm vụ giám sát,
tham mưu cho UBND cấp huyện về các nội dung thực hiện quy hoạch, thường xuyên
giám sát, theo dõi các tổ chức cá nhân trong công tác thăm dò, khai thác, sử
dụng và bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn của mình; vận động các tổ chức cá
nhân thực hiện công tác bảo vệ môi trường nói chung và tài nguyên nước nói
riêng.
8.9. Các tổ
chức cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước: cần phải nghiêm túc thực hiện tốt công tác điều tra, khai thác, sử
dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước theo đúng quy định của pháp
luật (như đề nghị cấp phép trong khai thác, sử dụng và xả nước thải vào nguồn
nước; phí bảo vệ môi trường, phí khai thác tài nguyên....). Mặt khác, đầu tư,
nghiên cứu đổi mới công nghệ trong quá trình sản xuất để sử dụng hợp lý, tiết
kiệm nguồn nước cũng như giảm thiểu tối đa xả nước thải vào nguồn nước. Đồng
thời xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn quy định trước khi thải ra môi trường.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành
Tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá
nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- CT/PCT UBND tỉnh;
- Lưu: VT + NN/KTN.Ng.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thanh Hùng
|