Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1283/QĐ-UBND 2020 Kế hoạch hành động bảo tồn loài Trĩ sao Thừa Thiên Huế đến 2025

Số hiệu: 1283/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Phan Thiên Định
Ngày ban hành: 29/05/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1283/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 29 tháng 5 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG BẢO TỒN LOÀI TRĨ SAO (RHEINARDIA OCELLATA) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2463/QĐ-CTN ngày 04 tháng 11 năm 2015 của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về phê chuẩn Hiệp định viện trợ cho Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý rừng bền vững cảnh quan trung Trường Sơn Việt Nam” (gọi tắt là BCC-GEF);

Căn cứ Quyết định số 584/QĐ-BTNMT ngày 20 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt Văn kiện Dự án “Lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý rừng bền vững cảnh quan Trung Trường Sơn Việt Nam’’;

Căn cứ Quyết định số 1880/QĐ-UBND ngày 24 tháng 8 năm 2018 về việc thí điểm thành lập Hành lang đa dạng sinh học kết nối khu bảo tồn Sao La và khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế;

Theo đề nghị của Giám đốc Ban quản lý dự án BCC tỉnh Thừa Thiên Huế tại Tờ trình số 15/TTr-BCC ngày 13 tháng 4 năm 2020.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động bảo tồn loài Trĩ sao (Rheinardia ocellata) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, tầm nhìn 2030 (Nội dung Kế hoạch kèm theo Quyết định này).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện: Phong Điền, A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc; Giám đốc Vườn Quốc gia Bạch Mã; Giám đốc các Ban Quản lý: Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, Khu bảo tồn Sao La, Rừng đặc dụng, Rừng phòng hộ và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành và đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế;
- VP: CVP và các PCVP UBND tỉnh;
- Lưu VT, NN, GT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Thiên Định

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG BẢO TỒN LOÀI TRĨ SAO (RHEINARDIA OCELLATA) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1283/QĐ-UBND ngày 29 tháng 5 năm 2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu chung: Nhằm bảo tồn cảnh quan, sinh cảnh sống và quần thể loài Trĩ sao trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Xác định hiện trạng phân bố, đánh giá các mối đe dọa, giám sát quần thể trọng yếu loài Trĩ sao trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật và trách nhiệm của các cơ quan quản lý để bảo vệ Trĩ sao và môi trường sống của chúng.

- Nâng cao nhận thức và khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia bảo vệ Trĩ sao.

- Nâng cao năng lực, tiềm lực cho công tác quản lý và bảo tồn Trĩ sao tại các Khu bảo tồn (KBT) và các khu vực có vùng phân bố trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

3. Yêu cầu:

- Các hoạt động, nhiệm vụ và giải pháp của Kế hoạch này phải bám sát nội dung Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 584/QĐ-BTNMT ngày 20/03/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Quyết định số 1880/QĐ-UBND ngày 24/8/2018 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế; đảm bảo đồng bộ, thiết thực, hiệu quả và phù hợp với đặc điểm tự nhiên của tỉnh; được lồng ghép với các Chiến lược, Quy hoạch, Kế hoạch của các ngành, địa phương về bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH), bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái.

- Tăng cường công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành trong việc triển khai thực hiện kế hoạch; phân công, xác định rõ đơn vị thực hiện, đơn vị phối hợp với lộ trình thời gian thực hiện cụ thể, khả thi.

II. PHẠM VI THỰC HIỆN VÀ ÁP DỤNG

Kế hoạch hành động này được áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó tập trung vào các phạm vi sau:

- Vườn quốc gia (VQG) Bạch Mã: Tất cả các khu vực đã từng ghi nhận vùng phân bố Trĩ sao (tiểu khu 386, 389, 410, 425, 427, 428, các tiểu khu xung quanh hồ Truồi 210, 211, 229 và 375, khu vực đỉnh Bạch Mã, km số 8 và khu vực xã Thượng Lộ, gần rừng phòng hộ Nam Đông).

- Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Phong Điền: Dọc tuyến đường 71 xã Hồng Vân, thượng nguồn sông Ô Lâu và vùng lân cận, khu vực xung quanh đỉnh Đồi Chè, xã Hồng Vân.

- KBT Sao La tỉnh Thừa Thiên Huế; (Tiểu khu: 352, 353, 345, 346, 398 và các khu vực lân cận).

- Khu đề xuất BTTN Bắc Hải Vân (Tiểu khu: 247, 248 thuộc xã An Cư Tây và vùng lân cận).

- Các khu vực rừng phòng hộ Nam Đông (Tiểu khu: 392, 396, 399, 400; các Tiểu khu: 378, 379 giáp KBT Sao La tỉnh Thừa Thiên Huế); A Lưới (Tiểu khu: 276, 282 giáp Phong Điền, 366 và 368 giáp Lào).

III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Thông tin chung về hiện trạng phân bố Trĩ sao

1.1. Phân bố trên Thế giới:

Trĩ sao là loài đặc hữa cho khu vực Đông Nam Á. Trên Thế giới, Trĩ sao có hai loài phụ trong đó loài phụ Rheinardia.o. ocellata là loài phụ đặc hữu cho khu vực Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên (Việt Nam) và phía Đông Lào. Loài phụ R. o. nigrescens phân bố tại một phần diện tích nhỏ tại bờ phía đông bán đảo Malaysia, gần VQG Taman Negara.

Tại Lào, Trĩ sao được khẳng định ghi nhận tại Khu Bảo tồn loài Nakai-Nam Theun, khu đề xuất bảo vệ Nam Theun, Hin Namno và Phou Ahyon (WWF, 2005).

1.2. Phân bố tại Việt Nam và Trung Trường Sơn:

Hiện nay tại Việt Nam, Trĩ sao được ghi nhận tại các khu vực chính gồm Bắc Trung Bộ, Trung Trường Sơn và Tây Nguyên. Tại Bắc Trung Bộ, Trĩ sao được ghi nhận tại các VQG Pù Mát (Nghệ An), Vũ Quang (Hà Tĩnh), các KBTTN Pù Hu, Pù Hoạt (Nghệ An), Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh).

Tại Trung Trường Sơn, Trĩ sao đã được ghi nhận tại các VQG Phong Nha Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) và các KBTTN Bắc Hướng Hoá, Đakrông (Quảng Trị), Phong Điền, Sao La (Thừa Thiên Huế), Sao La Quảng Nam, Sông Thanh, A Vương (Quảng Nam), các khu vực rừng phòng hộ Đồng Châu, Khe nước Trong tỉnh Quảng Bình.

Tại khu vực Tây Nguyên, Trĩ sao được chính thức ghi nhận tại các VQG Chư Yang Sin (Đắc Lắc), Bi Đúp Núi Bà (Lâm Đồng), Kon Ka Kinh, Kon Cha Răng (Gia Lai) và KBTTN Ngọc Linh (Kon Tum) (Tordoff et al, 2004; Robson, 2009; WWF, 2018).

1.3. Phân bố tại tỉnh Thừa Thiên Huế:

Kết quả khảo sát sơ bộ tại tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy, hiện tại Trĩ sao được khẳng định ghi nhận tại 03 khu bảo vệ gồm: VQG Bạch Mã, KBTTN Phong Điền và KBT Sao La.

1.3.1. Phân bố tại VQG Bạch Mã

VQG Bạch Mã là một trong những khu vực ghi nhận quần thể Trĩ sao đầu tiên tại Việt Nam. Kết quả phỏng vấn cán bộ tại VQG cho thấy, Trĩ sao đã từng được ghi nhận khá phổ biến tại VQG. Từ các năm 2005 - 2007, trong khuôn khổ dự án điều tra Hổ, WWF Chương trình Việt Nam đã tiến hành đặt bẫy ảnh và ghi nhận nhiều hình ảnh của Trĩ sao tại các tiểu khu 386, 389. Năm 2012, VQG Bạch Mã đã tiến hành điều tra ĐDSH trong vườn và đã ghi nhận thêm một số quần thể Trĩ sao tại các tiểu khu 410, 425, 427, 428, các tiểu khu xung quanh khu vực hồ Truồi (210, 211, 229 và 375). Năm 2014 - 2015, trong Chương trình giám sát các loài động vật hoang dã của VQG, một số quần thể Trĩ sao khác cũng đã được ghi nhận phân bố tại các khu vực đỉnh Bạch Mã, km số 8 và khu vực xã Thượng Lộ, gần rừng phòng hộ Nam Đông (WWF, 2005, theo Ông Nguyễn Linh, Ngô Minh, 2019). Kết quả giám sát trong hai năm gần đây nhất của VQG cho thấy Trĩ sao được ghi nhận tại các tiểu khu 214, 418, 429 (năm 2017) và tiểu khu 42, 56, 205, 214, 227, 417, 418 (năm 2018) (theo ông Lê Quốc Khánh – cán bộ VQG Bạch Mã).

1.3.2. Phân bố tại KBTTN Phong Điền

Từ năm 2014 - 2016, Viện nghiên cứu động vật hoang dã và vườn thú Leibniz, cùng với tổ chức WWF Chương trình Việt Nam đã tiến hành sử dụng phương pháp bẫy ảnh để điều tra các loài động vật tại KBTTN Phong Điền. Kết quả đã ghi nhận và khẳng định các thông tin về Trĩ sao tại một số khu vực thượng nguồn sông Ô Lâu, xã Phong Mỹ [Nguyễn Thế Trường An, 2018].

Trong khuôn khổ dự án Trường Sơn xanh được tài trợ bởi USAID thông qua tổ chức ECODIT. Từ ngày 04 - 12/03/2018, các nhà nghiên cứu đến từ Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối kết hợp với KBTTN Phong Điền, tổ chức WWF chương trình Việt Nam đã tiến hành điều tra, đánh giá nhanh hiện trạng khu hệ chim nhằm thiết lập danh lục chim phục vụ cho công tác giám sát ĐDSH trong tương lai tại KBTTN Phong Điền. Kết quả nghiên cứu đã trực tiếp ghi nhận Trĩ sao vào ngày 12/3/2018 tại khu vực rừng dọc tuyến đường Quốc phòng 71 đến khu vực đồi Chè xã Hồng Vân (UTM 0731166-1813206).

Trong các đợt điều tra bằng phương pháp bẫy ảnh của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Việt Nam năm 2016, 09 bức ảnh của một cá thể Trĩ sao đã được chụp tại khu vực rừng đầu nguồn sông Ô Lâu, xã Phong Mỹ vào ngày 28/3/2016 (Hà Văn Nghĩa, Lê Trọng Trải, 2016, WWF, 2018).

1.3.3. Phân bố tại KBT Sao La tỉnh Thừa Thiên Huế

Năm 2004, WWF Chương trình Việt Nam triển khai dự án Hành lang xanh. Dự án đã tiến hành điều tra khu hệ chim dọc tuyến đường Hồ Chí Minh xung quanh khu vực rừng thuộc các thôn A Tép 1, A Tép 2 và A Roàng. Nhóm nghiên cứu đã ghi nhận Trĩ sao tại khu vực điều tra (Nguyễn Cử, Nguyễn Trần Vỹ, 2006).

Từ năm 2016 - 2018, trong khuôn khổ dự án Trường Sơn Xanh, WWF Chương trình Việt Nam đã tiến hành đặt bẫy ảnh tại một số khu vực tại KBT. Kết quả cũng đã ghi nhận bằng hình ảnh loài Trĩ sao tại các tiểu khu 352, 353, 346, 398 (WWF, 2017, 2018).

Có thể nói, các ghi nhận Trĩ sao tại các khu bảo vệ tại tỉnh Thừa Thiên Huế còn mang tính bị động thông qua các chương trình nghiên cứu khác, chưa cụ thể. Chính vì vậy, việc điều tra tổng thể quần thể Trĩ sao tại các khu vực đã khẳng định ghi nhận và các khu vực tiềm năng khác là điều hết sức cần thiết.

2. Một số khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý, bảo tồn loài Trĩ sao trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.1. Khó khăn, vướng mắc:

2.1.1. Về kinh phí:

 Hiện tại nguồn kinh phí dành cho công tác điều tra, nghiên cứu, bảo tồn ĐDSH tại các KBT trong địa bàn tỉnh còn rất nhiều hạn chế, chủ yếu lấy từ nguồn ngân sách nhà nước. Các hoạt động chủ yếu dành cho công tác quản lý, bảo vệ rừng, các điều tra giám sát sơ bộ hoặc tập trung vào các nhóm loài thú lớn. Hiện chưa hề có các nghiên cứu chuyên sâu về hiện trạng phân bố của Trĩ sao. Do khó khăn về kinh phí nên các KBT chưa có chương trình theo dõi, giám sát các loài dẫn đến thiếu cơ sở dữ liệu, dẫn đến những hạn chế trong công tác bảo tồn loài.

2.1.2. Về nhân sự, trang thiết bị

Hiện tại các Ban quản lý các KBT còn thiếu nhiều nhân sự, đặc biệt là các cán bộ nghiên cứu khoa học tại các KBTTN Phong Điền, KBT Sao La tỉnh Thừa Thiên Huế. Trang thiết bị nghiên cứu cũng như các công cụ hỗ trợ nhiệm vụ thi hành pháp luật còn chưa có hoặc rất hạn chế. Trang thiết bị tại các Trạm Kiểm lâm và Chốt tuần rừng đã xuống cấp sau thời gian dài sử dụng, chưa được nâng cấp. Biên chế cán bộ Kiểm lâm làm công tác quản lý bảo vệ rừng còn hạn chế.

Hầu hết cán bộ của các KBT chưa chuyên sâu về công tác bảo tồn đa dạng sinh học, thiếu các kỹ năng trong hoạt động bảo tồn, tuyên truyền về bảo tồn đa dạng sinh học nên năng lực xây dựng kế hoạch bảo tồn còn nhiều hạn chế. Cán bộ bảo vệ rừng còn thiếu kiến thức về nghiệp vụ kỹ thuật, kỹ năng thực thi pháp luật, và các văn bản dưới luật, kỹ năng tiếp cận cộng đồng và tuyên truyền vận động, phòng chống cháy rừng và giám sát, đánh giá, sử dụng các phần mềm hỗ trợ còn nhiều hạn chế.

Chính vì vậy, các kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ cần nâng cao cho cán bộ KBT bao gồm: Kỹ năng thực thi pháp luật, kỹ năng tiếp cận cộng đồng và tuyên truyền vận động, phòng chống cháy rừng và giám sát, đánh giá các mối đe dọa; sử dụng các phương tiện: Vi tính, GIS...; các kỹ năng liên quan tới công tác bảo tồn đa dạng sinh học cần được bổ sung bao gồm kỹ năng giám sát loài, kỹ năng điều tra thực địa và sinh tồn. Ngoài ra, tại các khu vực rừng phòng hộ Nam Đông, A Lưới hiện mới chỉ tập trung vào công tác bảo vệ rừng, việc bảo vệ các loài động vật hoang dã chưa hề được coi trọng, quan tâm.

2.2. Các mối đe dọa đối với loài Trĩ sao

2.2.1. Các mối đe dọa hiện tại: Hiện tại, Trĩ sao đang đối mặt với hàng loạt các mối đe dọa khác nhau đặc biệt là tình trạng mất sinh cảnh sống, bẫy bắt, săn bắn, nhiễu loạn do các hoạt động khai thác các sản phẩm từ rừng cũng như vấn đề thời tiết, thiên tai.

- Mất, thu hẹp sinh cảnh sống: Mất, thu hẹp sinh cảnh sống do các hoạt động phá rừng, đốt nương làm rẫy, xây dựng thuỷ điện bên trong vùng lõi của các khu bảo vệ là một trong các mối đe dọa lớn nhất đối với Trĩ sao. Với sự nỗ lực của các ban ngành, cơ quan trong nước và các tổ chức Quốc tế, hàng loạt các khu bảo vệ đã được thành lập, công tác bảo vệ được tăng cường. Tuy nhiên, hiện nay, tại các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên việc sinh cảnh sống của Trĩ sao bị thu hẹp vẫn còn diễn ra thường xuyên và với nhiều cấp độ khác nhau.

Tại KBTTN Phong Điền, việc xây dựng 4 nhà máy thủy điện hiện đang được tiến hành dọc theo tuyến đường 71. Đặc biệt trong số này có hai nhà máy được xây dựng trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của KBT gồm các nhà máy thuỷ điện Alin 1 và Alin 2. Hai nhà máy còn lại là thuỷ điện Rào Trăng 3 và 4 cũng nằm ngay trong vùng đệm của KBT. Việc xây dựng các nhà máy thuỷ điện đã gây ra các tác động nghiêm trọng đối với ĐDSH trong khu vực. Quá trình xây dựng các nhà máy thuỷ điện đã phá huỷ, làm chia cắt diện tích lớn các sinh cảnh rừng tự nhiên, thu hẹp sinh cảnh sống của Trĩ sao.

- Bẫy bắt: Bẫy bắt cũng là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với quần thể loài Trĩ sao tại Việt Nam, đặc biệt là tại khu vực miền Trung. Việc đặt bẫy bằng phanh xe đạp theo tuyến thường được thợ săn tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế sử dụng. Có thể nói hầu hết các loài kiếm ăn trên mặt đất như các loài thuộc Bộ Gà đều có nguy cơ dính bẫy cao. Hiện tại, tại một số khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị một số thợ săn còn dùng các loài phương tiện để dụ các cá thể trong họ Trĩ để bắt như loa, bẫy chuyên dụng. Ngoài ra, việc một số thợ săn thường xuyên sử dụng súng cồn để bắt các loài chim cũng tiền ẩn nhiều nguy cơ đối với Trĩ sao.

- Tận thu các sản phẩm từ rừng: Tình trạng vào rừng tận thu các sản phẩm của rừng, các loài cây phi gỗ như phong lan, mây, tre, nứa, cói... hay các loài động vật như ếch nhái, cá hiện vẫn đang diễn ra tương đối phổ biến trong các khu bảo vệ trong địa bàn của tỉnh Thừa Thiên Huế như KBTTN Phong Điền, KBT Sao La. Ngoài ra, tại một số khu vực tình trạng tận thu sắt phế liệu từ chiến tranh, hay tình trạng khai thác vàng trái phép vẫn còn tiếp diễn. Việc ra và vào rừng thường xuyên của nhóm đối tượng này gây ra hàng loạt các tác động không chỉ trực tiếp nhiễu loạn đến Trĩ sao mà còn phát sinh nhiều nguy cơ lớn như cháy rừng, ô nhiễm nguồn nước, nguồn thức ăn. Ngoài ra, để thi công 4 nhà máy thuỷ điện tại KBTTN Phong Điền, các công trình đã phải thuê số lượng lớn các công nhân cũng như số lượng lớn các máy móc ngày đêm hoạt động bên trong và liên tục di chuyển ra vào khu bảo tồn. Rất nhiều người trong số các công nhân trở thành các thợ săn tạm thời. Đặc biệt số người này đóng vai trò tiêu thụ số lượng lớn các sản phẩm hoang dã tại khu vực trong thời gian làm việc như các loài thú (Lợn rừng, Hoẵng, Sơn dương, Cầy), Bò sát ếch nhái (rắn, ếch nhái), cá suối, mật ong và các loài lan hài. Một số sản phẩm còn lại của các loài động vật hoang dã (sừng, da, đầu..) đã được ghi nhận tại một số lán trại của công nhân làm thuỷ điện.

- Thời tiết, thiên tai: Tuy không nghiêm trọng như mất sinh cảnh, bẫy bắt nhưng thời tiết khắc nghiệt, thiên tai cũng là một trong những nguyên nhân đe dọa đến sự phát triển của quần thể loài. Khu vực miền Trung là nơi thường xuyên xảy ra các cơn bão lớn, lũ lụt, hạn hán. Các nhân tố này phần nào ảnh hưởng trực tiếp đến loài, đặc biệt đến khả năng sinh sản, làm tổ.

Bảng 1. Đánh giá cấp độ các mối đe dọa hiện tại đối với Trĩ sao

Tác động của các mối đe dọa

Bỏ tổ

Phá huỷ tổ

Con non chết hoặc bỏ tổ

Cá thể trưởng thành không thể sinh sản

Chất lượng sinh cảnh sống suy giảm

Không thể xây dựng tổ

Kiếm ăn khó khăn

Điểm

Cấp độ

Mất sinh cảnh sống

X

X

X

X

X

X

X

07

C1

Săn bắn, bẫy

X

X

X

X

-

X

X

06

C2

Thu nhặt các sản phẩm từ rừng

X

X

X

-

X

-

X

05

C3

Thời tiết

 

X

X

-

-

-

-

02

C4

(Ghi chú: C1-C4 là cấp độ đe dọa ưu tiên từ 1 đến 4).

2.2.2. Các mối đe dọa tiềm năng trong tương lai:

Ngoài các mối đe dọa hiện tại; trong tương lai, Trĩ sao có thể đối mặt với một số các mối đe dọa khác như phát triển cơ sở hạ tầng, nhiễu loạn từ nhiều hoạt động khác nhau, phát triển du lịch sinh thái không bền vững cũng như biến đổi khí hậu.

- Phát triển cơ sở hạ tầng: Phát triển cơ sở hạ tầng cũng đã và đang và sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng đối với Trĩ sao. Chính việc xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ dẫn đến việc phá huỷ mất sinh cảnh sống. Việc mở các con đường mới xuyên qua các khu bảo vệ (VQG Bạch Mã, rừng phòng hộ Nam Đông, A Lưới), xây dựng nhà máy thuỷ điện, nhà điều hành trong vùng lõi (KBTTN Phong Điền), xây dựng, mở mang công sở sẽ phá huỷ, tàn phá diện tích lớn rừng tự nhiên gây tác động lớn đến loài.

- Nhiễu loạn: Việc phát triển cơ sở hạ tầng thiếu cân nhắc, kiểm soát sẽ dẫn đến tình trạng gây nhiễu loạn cho các loài hoang dã nói chung và cho Trĩ sao nói riêng. Hàng ngàn công nhân tiến hành làm đường, máy móc vận hành xây dựng nhà máy thuỷ điện đã gây nhiễu loạn cả khu vực. Ngoài ra, các hoạt động du lịch sinh thái thiếu kiểm soát cũng có thể gây nhiễu loạn cho loài, đặc biệt các hoạt động cắm trại, giao lưu tại các VQG, KBTTN trong khu vực.

- Phát triển du lịch sinh thái không bền vững: Hiện nay, Trĩ sao đang là đối tượng tìm kiếm của hầu hết các du khách xem chim chuyên nghiệp, một số công ty du lịch không có các hướng dẫn viên có chuyên môn nên đã phần nào làm ảnh hưởng đến Trĩ sao. Nhóm người này thường xuyên vào các tuyến đường đã từng có ghi nhận của loài, mở các loại tiếng kêu để dụ, đặc biệt và mùa sinh sản. Điều này ít nhiều gây ảnh hưởng đến loài. Một số tuyến đường trước đây đã từng ghi nhận nhiều Trĩ sao như tại VQG Bạch Mã (con đường Trĩ sao), Bi Đúp Núi Bà hiện cũng đã không còn hoặc có rất ít ghi nhận.

- Biến đổi khí hậu: Rất nhiều nhà khoa học đã nhận định, thống kê việc biến đổi ĐDSH gây ra do biến đổi khí hậu trong tương lai sẽ ở mức độ cao trong cả phạm vi lẫn tốc độ. Tuy nhiên, rất khó có thể xác định, dự đoán mức độ cũng như thời điểm từng cá thể loài sẽ thích ứng với sự thay đổi của khí hậu cũng như lúc nào hệ sinh thái sẽ thay đổi (Birdlife International, 2008). Tổ chức Nghiên cứu, bảo tồn Chim Quốc tế đã phán đoán các khả năng ảnh hưởng đến các loài chim do biến đổi khí hậu (trong đó có Trĩ sao) như sau:

+ Thay đổi về hành vi.

+ Thay đổi về phạm vi, thói quen.

+ Gián đoạn trong mối tương quan, tương tác giữa loài và quần xã.

+ Làm trầm trọng thêm các mối đe dọa và căng thẳng khác như bệnh dịch, các loài xâm lấn, phá huỷ, thu hẹp, suy giảm chất lượng sinh cảnh sống.

Bảng 2. Đánh giá cấp độ các mối đe dọa đối với Trĩ sao trong tương lai

Tác động của các mối đe dọa

Bỏ tổ

Phá huỷ tổ

Con non chết hoặc bỏ tổ

Cá thể trưởng thành không thể sinh sản

Chất lượng sinh cảnh sống suy giảm

Không thể xây dựng tổ

Kiếm ăn khó khăn

Điểm

Cấp độ

Phát triển cơ sở hạ tầng

X

X

X

-

X

X

X

06

P1

Nhiễu loạn

X

-

X

-

X

-

-

03

P2

Phát triển du lịch sinh thái không bền vững

X

-

-

-

X

-

-

02

P3

Biến đổi khí hậu

-

-

-

-

X

-

-

01

P4

(Ghi chú: P1-P4 là cấp độ đe dọa ưu tiên từ 1 đến 4)

3. Các nội dung, giải pháp cần triển khai trong thời gian tới

3.1. Các nội dung chính của Kế hoạch hành động bảo tồn Trĩ sao ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Nội dung chính của Kế hoạch hành động bảo tồn Trĩ sao trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được xây dựng căn cứ vào các cơ sở pháp lý, hiện trạng phân bố Trĩ sao trên toàn tỉnh, các mối đe dọa tới Trĩ sao và hạn chế của các KBT trong công tác quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, ĐDSH trong khu vực và hướng đến việc xác định hiện trạng quần thể và vùng phân bố Trĩ sao trên toàn tỉnh; Giám sát hiện trạng các quần thể trọng yếu tại các KBT; tăng cường hiệu quả quản lý, giảm thiểu các mối dọa tới ĐDSH nói chung và Trĩ sao nói riêng, cải thiện các hạn chế trong công tác bảo tồn; nâng cao nhận thức và khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động bảo tồn loài. Nội dung chính của Kế hoạch hành động bảo tồn Trĩ sao ở tỉnh Thừa Thiên Huế bao gồm:

- Xác định hiện trạng phân bố, sinh cảnh sống, giám sát quần thể trọng yếu và các mối đe dọa.

- Tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhằm giảm thiểu các mối đe dọa đối với Trĩ sao.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức và khuyến khích, trợ giúp cộng đồng địa phương tham gia bảo tồn Trĩ sao.

- Nâng cao năng lực, tiềm lực cho công tác quản lý và bảo tồn Trĩ sao tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

(Nội dung chi tiết được trình bày theo Phụ lục 1 đính kèm)

3.2. Giải pháp thực hiện

3.2.1. Nâng cao nhận thức và hành động của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân về bảo tồn Trĩ sao thông qua các chương trình giáo dục bảo tồn:

- Xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức bảo tồn cho cộng đồng địa phương, nhất là vai trò của phụ nữ và bình đẳng giới trong các hoạt động bảo tồn Trĩ sao ở khu vực phân bố tự nhiên của chúng.

- Thực hiện chương trình truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng để quảng bá giá trị ĐDSH, bảo tồn Trĩ sao, bảo tồn thiên nhiên gắn liền với giảm thiểu tiêu thụ các sản phẩm có nguồn gốc liên quan đến các loài động vật hoang dã nói chung và Trĩ sao nói riêng, trọng tâm là khu vực thành phố, thị xã, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh.

- Đưa thông tin về bảo tồn Trĩ sao vào các chương trình hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt đầu tuần ở các trường học thuộc vùng đệm các khu rừng đặc dụng.

- Các nội dung, hình thức, phương pháp truyền thông cần phải phù hợp với khả năng nhận thức của từng nhóm đối tượng để thực hiện hiệu quả chương trình truyền thông, chương trình nâng cao nhận thức về bảo tồn Trĩ sao trên địa bàn tỉnh.

3.2.2. Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý và cộng đồng để bảo vệ Trĩ sao và môi trường sống của chúng:

- Xây dựng kế hoạch, lộ trình thực thi hoạt động bảo tồn đối với các quần thể Trĩ sao trọng yếu, ưu tiên bảo vệ ở các khu rừng tự nhiên trọng điểm.

- Xây dựng cơ chế và đẩy mạnh công tác phối hợp liên ngành trong kiểm soát, thu giữ các loại súng săn, súng tự chế; truy quét các tụ điểm buôn bán, tập kết, tiêu thụ động vật hoang dã (nếu có) và quản lý chặt chẽ tạm trú tạm vắng của các đối tượng săn bắn, bẫy, bắt chuyên nghiệp đến từ ngoại tỉnh.

- Quản lý hiệu quả, đảm bảo chấp hành các quy định của pháp luật đối với các cơ sở gây nuôi, cơ sở kinh doanh, chế biến động vật hoang dã.

- Tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, các Ban quản lý rừng đặc dụng về bảo tồn Trĩ sao.

- Lồng ghép, nâng cao chất lượng, hiệu quả các nội dung và hoạt động bảo tồn Trĩ sao vào các Quy hoạch, Kế hoạch, Chương trình, dự án phát triển kinh tế- xã hội của từng địa phương theo hướng bền vững.

- Xây dựng lộ trình để thiết lập, kết nối hành lang ĐDSH theo cơ chế bảo tồn liên vùng, liên khu trong tỉnh và các tỉnh giáp ranh.

- Xây dựng nguồn tin tố giác tội phạm liên quan đến buôn bán, săn bắt các loài động vật hoang dã trong quần chúng nhân dân, có cơ chế khen thưởng kịp thời, đúng mức độ và giá trị thực tế hiện vật.

3.2.3. Nâng cao năng lực của các cán bộ thực hiện công tác bảo tồn tại các đơn vị Kiểm lâm và Ban quản lý rừng đặc dụng:

- Đào tạo riêng cho mỗi đơn vị (Ban quản lý các khu bảo vệ, rừng đặc dụng, phòng hộ…) 01 cán bộ chuyên trách về bảo tồn ĐDSH có kiến thức chuyên môn sâu về nhận biết các loài động vật, cứu hộ động vật hoang dã, giám sát ĐDSH, truyền thông…; cung cấp các trang thiết bị cần thiết để thực hiện nhiệm vụ (máy vi tính, máy định vị GPS, máy tính bảng, bẫy ảnh, máy ảnh cầm tay, trang thiết bị thực địa…).

- Xây dựng các khóa tập huấn ngắn hạn, dài hạn về công tác bảo vệ động vật hoang dã; trong đó tập trung nâng cao chất lượng, nội dung, hình thức và phương thức truyền tải thông tin đến các đối tượng liên quan về bảo tồn các loài động vật hoang dã.

- Hướng dẫn xây dựng và thực hiện các chương trình giám sát ĐDSH nhằm quản lý bền vững tài nguyên động vật rừng, trước mắt tập trung giám sát đánh giá hiện trạng Trĩ sao, bảo tồn nguồn gen và các loài có giá trị kinh tế.

3.2.4. Lồng ghép các hoạt động bảo tồn Trĩ sao với quy hoạch, kế hoạch hoạt động của các Ban quản lý rừng đặc dụng có sự phân bố Trĩ sao:

- Chỉ đạo các Ban quản lý rừng đặc dụng xây dựng quy hoạch, kế hoạch về bảo tồn thiên nhiên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; trong đó chú trọng lồng ghép công tác bảo tồn Trĩ sao hiện đang phân bố trong địa bàn quản lý vào kế hoạch hoạt động chung của đơn vị.

- Lồng ghép, ưu tiên nguồn lực để thực hiện hoạt động quản lý, bảo vệ, giám sát và nghiên cứu bảo tồn các quần thể Trĩ sao tại chỗ; ngăn chặn các hoạt động làm suy thoái, suy giảm chất lượng rừng tự nhiên; thực hiện các hoạt động bảo vệ, phục hồi rừng, trồng mới rừng bằng cây bản địa nhằm nâng cao chất lượng, mở rộng môi trường sống cho Trĩ sao.

- Ưu tiên thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực hoặc gây chia cắt môi trường sống của Trĩ sao khi lập kế hoạch hoặc dự án đầu tư ở các khu rừng đặc dụng.

- Từng bước xây dựng và phát triển các khu bảo tồn trên địa bàn tỉnh theo hướng kết hợp làm dịch vụ du lịch sinh thái, tạo nguồn kinh phí bền vững để đầu tư vào công tác bảo tồn Trĩ sao.

3.2.5. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học, các hoạt động điều tra giám sát để hỗ trợ công tác bảo tồn Trĩ sao:

- Điều tra cơ bản, xây dựng bộ bản đồ cơ sở dữ liệu (hiện trạng quần thể, đặc điểm sinh học, sinh thái, tập tính, phân bố) loài Trĩ sao hiện có trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu (thông tin, mẫu vật và nguồn gen) về Trĩ sao ở tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ công tác quản lý và bảo tồn.

- Tiến hành điều tra, đánh giá và đề xuất bảo tồn đối với các quần thể Trĩ sao trọng yếu, có phân bố ở các khu vực rừng tự nhiên nằm ngoài khu rừng đặc dụng; ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến để bảo vệ, bảo tồn và phát triển bền vững các quần thể Trĩ sao hiện có.

- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về loài, quần thể, hệ sinh thái của Trĩ sao. Từng bước đầu tư, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật ở các Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn nhằm phục vụ công tác nghiên cứu, chuyển giao, cứu hộ, phát triển Trĩ sao. Nghiên cứu, đề xuất đầu tư xây dựng mới Trung tâm cứu hộ Trĩ sao hoặc mở rộng quy mô của Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã - Vườn Quốc gia Bạch Mã hiện có.

3.2.6. Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước về bảo tồn Trĩ sao:

- Tham gia tích cực, thực hiện hiệu quả các Công ước Quốc tế mà Việt Nam là nước thành viên. Chủ động đề xuất, kêu gọi các tổ chức trong và ngoài nước hỗ trợ các nguồn lực để thực hiện nghiên cứu, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và bảo tồn Trĩ sao cũng như hợp tác, chuyển giao công nghệ tiên tiến phục vụ bảo tồn, phát triển bền vững Trĩ sao ở các khu vực phân bố tự nhiên.

- Tăng cường hợp tác, thu thập, xử lý và chia sẻ thông tin liên quan đến bảo tồn Trĩ sao; thiết lập các mạng lưới tình nguyện viên hợp tác bảo tồn ở địa phương nhằm phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý động vật hoang dã.

- Thực hiện đồng bộ hóa các biện pháp ngăn ngừa, đấu tranh với hành vi vi phạm về săn bắt, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển động vật hoang dã nói chung và Trĩ sao nói riêng và các sản phẩm, dẫn xuất của chúng trên địa bàn nội tỉnh, các tỉnh giáp ranh và khu vực biên giới.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn kinh phí: Kinh phí thực hiện nội dung Kế hoạch này được cân đối từ các nguồn vốn sau:

 - Nguồn Dự án BCC-GEF: 376.100.000 đồng.

 - Các nguồn hợp pháp khác: 4.024.500.000 đồng;

2. Dự trù kinh phí thực hiện:

TT

Nội dung

Dự trù kinh phí (VNĐ)

1

Xác định hiện trạng phân bố, sinh cảnh sống, giám sát quần thể trọng yếu và các mối đe dọa.

1.750.600.000

2

Tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhằm giảm thiểu các mối đe dọa đối với Trĩ sao.

1.655.000.000

3

Tuyên truyền nâng cao nhận thức và khuyến khích, trợ giúp cộng đồng địa phương tham gia bảo tồn Trĩ sao.

535.000.000

4

Nâng cao năng lực, tiềm lực cho công tác quản lý và bảo tồn Trĩ sao tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

460.000.000

 

TỔNG:

4.400.600.000

Bằng chữ: Bốn tỷ, bốn trăm triệu, sáu trăm ngàn đồng chẵn.

(Dự trù kinh phí chi tiết được trình bày trong Phụ lục 2 kèm theo)

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thời gian thực hiện

TT

Nội dung

Thời gian thực hiện

2020

2021

2022

2023

2024

2025

1

Xác định hiện trạng phân bố, sinh cảnh sống, giám sát quần thể trọng yếu và các mối đe dọa

 

X

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhằm giảm thiểu các mối đe dọa đối với Trĩ sao

 

X

 

X

 

X

 

X

 

X

 

X

3

Tuyên truyền nâng cao nhận thức và khuyến khích, trợ giúp cộng đồng địa phương tham gia bảo tồn Trĩ sao

X

X

X

X

X

X

4

Nâng cao năng lực, tiềm lực cho công tác quản lý và bảo tồn Trĩ sao tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

X

X

X

X

X

X

2. Nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan

2.1. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Là cơ quan đầu mối, phối hợp với các sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đôn đốc, triển khai, giám sát việc thực hiện Kế hoạch. Định kỳ báo cáo UBND tỉnh về tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch.

- Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị, địa phương liên quan thực hiện các chương trình, dự án và các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý; tham mưu lồng ghép có hiệu quả nhiệm vụ và hoạt động của kế hoạch này với kế hoạch hành động bảo tồn ĐDSH của tỉnh.

- Cân đối, đề xuất nguồn vốn sự nghiệp môi trường để ưu tiên, thực hiện các hoạt động bảo tồn Trĩ sao hiện có ở các khu vực phân bố tự nhiên.

2.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị, địa phương thực hiện các nội dung liên quan được nêu trong Kế hoạch này.

- Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm và các đơn vị liên quan tăng cường công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên để tạo môi trường sống thuận lợi cho loài Trĩ sao. Thực hiện đồng bộ các biện pháp ngăn chặn hiệu quả hành vi xâm hại tài nguyên rừng gắn với xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

2.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu vận động, thu hút các nguồn tài trợ trong và ngoài nước cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững quần thể Trĩ sao hiện phân bố trên địa bàn tỉnh.

2.4. Sở Tài chính:

Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí theo quy định. Tham mưu, xử lý, tiếp nhận và phân bổ các nguồn kinh phí trong và ngoài nước đầu tư cho công tác bảo tồn Trĩ sao trên địa bàn tỉnh.

2.5. Sở Khoa học và Công nghệ:

Lựa chọn đề xuất, cân đối kinh phí từ nguồn sự nghiệp khoa học để ưu tiên thực hiện một số nhiệm vụ khoa học công nghệ về lĩnh vực nghiên cứu cá thể, quần thể, hệ sinh thái bảo tồn Trĩ sao.

2.6. Sở Thông tin và Truyền thông:

Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan xây dựng, tổ chức các chương trình truyền thông bảo tồn, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm về bảo tồn Trĩ sao và môi trường sống tự nhiên của chúng.

2.7. Sở Giáo dục và Đào tạo:

Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế chỉ đạo các cấp học, trường học lồng ghép, tổ chức thực hiện các chương trình ngoại khóa, các buổi sinh hoạt đầu tuần để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn học sinh tham gia công tác bảo vệ, bảo tồn Trĩ sao.

2.8. Ủy ban nhân dân các huyện: Nam Đông, A Lưới, Phong Điền, Phú Lộc:

- Phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành liên quan thực hiện đạt hiệu quả các nhiệm vụ, nội dung, hoạt động bảo tồn phát triển các quần thể Trĩ sao.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tăng cường số lượng, chất lượng phát thanh, phát sóng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ, bảo tồn Trĩ sao tại địa phương.

2.9. Cục Quản lý thị trường; Công an tỉnh; Tòa án nhân dân tỉnh; Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; các Chi cục: Kiểm lâm, Hải quan:

Theo chức năng, nhiệm vụ được quy định, có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện đúng chế độ quản lý, kiểm tra, giám sát Trĩ sao; tăng cường thực thi pháp luật để kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi săn bắn, bẫy bắt, tàng trữ, buôn bán, vận chuyển trái phép Trĩ sao và các bộ phận, dẫn xuất của chúng.

2.10. Các Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ có liên quan:

Tăng cường quản lý, tuân thủ và thực hiện đầy đủ các hoạt động của Kế hoạch này; chủ động triển khai thực hiện các giải pháp đồng bộ bảo vệ tốt tài nguyên rừng hiện có; gìn giữ, bảo tồn, phát triển cá thể, quần thể Trĩ sao hiện có trong khu vực. Chủ động xây dựng kế hoạch, tăng cường tuần tra, kiểm tra, ngăn chặn kịp thời, hiệu quả các hành vi săn, bắn, bẫy, bắt Trĩ sao gắn với thu, tháo, gỡ bẫy trong các khu vực rừng do đơn vị quản lý. Lồng ghép, thực hiện đồng bộ hoạt động bảo tồn Trĩ sao với các hoạt động quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên nói chung./.

 

PHỤ LỤC I

NỘI DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG BẢO TỒN TRĨ SAO Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1283/QĐ-UBND ngày 29 tháng 5 năm 2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

Bảng 1.1. Nội dung các hoạt động của kế hoạch hành động bảo tồn Trĩ sao ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Hoạt động

Phương pháp tiếp cận

Đối tượng tham gia, trách nhiệm

Đơn vị điều phối

Dự kiến kết quả đầu ra

Mối đe dọa, khó khăn được giải quyết

Mục tiêu 1: Xác định hiện trạng phân bố, đánh giá các mối đe dọa, giám sát quần thể trọng yếu

Hành động 1. Xác định hiện trang phân bố, sinh cảnh sống, giám sát quần thể trọng yếu và các mối đe dọa

Hoạt động 1.1: Mua sắm trang thiết bị

Mua 06 ống nhòm, 06 ghi âm, 20 pin

Dự án Hành lang bảo tồn đa dạng sinh học Tiểu vùng Mê Kông mở rộng, giai đoạn 2 (BCC).

Dự án BCC

+ Các trang bị thiết bị nghiên cứu cơ bản được trang bị.

Khó khăn 2.1.1; 2.1.2

Hoạt động 1.2: Thành tập, tập huấn nhóm nghiên cứu

+ Thành lập nhóm nghiên cứu với 02 thành viên của mỗi KBT/Chủ rừng và 01 thành viên của cộng đồng.

+ Các phương pháp nghiên cứu chính được tập huấn gồm: Phỏng vấn, điều tra tuyến, ghi âm tiếng hót, bẫy ảnh, thu thập, xử lý số liệu, viết báo cáo.

+ Cán bộ các KBT/Chủ rừng

+ Cộng đồng địa phương

Ban Quản lý (BQL) các KBT/Chủ rừng/ dự án BCC

+ Nhóm nghiên cứu được thành lập.

+ Nhóm nghiên cứu năm bắt được các kỹ năng, kỹ thuật điều tra, giám sát loài, xử lý số liệu, xây dựng báo cáo.

+ Xây dựng được 01 tài liệu phương pháp điều tra chuẩn.

Khó khăn 2.1.2

Hoạt động 1.3: Điều tra thực địa xác định hiện trạng phân bố, sinh cảnh sống trong từng khu vực

+ Phỏng vấn, khoanh vùng các khu vực tiềm năng.

+ Điều tra bằng tiếng hót theo tuyến.

+ Đặt bẫy ảnh, máy ghi âm tại các khu vực xác định.

+ Sử dụng phần mềm GIS để xử lý số liệu, lập bản đồ

+ Chụp ảnh các sinh cảnh ghi nhận loài

Chuyên gia nghiên cứu chim, bẫy ảnh, thành viên nhóm nghiên cứu

BQL các KBT/Chủ rừng/ dự án BCC

+ Hiện trạng phân bố Trĩ sao tại 4 khu bảo vệ (VQG Bạch Mã, KBTTN Phong Điền, Sao La tỉnh Thừa Thiên Huế, Bắc Hải Vân) và hai khu rừng phòng hộ Nam Đông, A Lưới được xác định

+ Xây dựng được 01 bản đổ phân bố của Trĩ sao tại Thừa Thiên Huế + Các sinh cảnh sống của Trĩ sao được xác định cụ thể trong từng KBT

Khó khăn 2.1.1

Hoạt động 1.4: Giám sát các quẩn thể trọng yếu

+ Xây dựng Chương trình, tài liệu giám sát.

+ Tiến hành giám sát định kỳ các quần thể quan trọng (1 năm/lần tại các khu vực xác định).

Chuyên gia, nhóm nghiên cứu, cộng đồng

BQL các KBT/ Chủ rừng, dự án BCC

+ 01 bộ chương trình và tài liệu hướng dẫn giám sát Trĩ sao cho mỗi KBT.

+ 01 báo cáo giám sát được xây dựng hàng năm.

+ Kết quả giám sát được dùng để lập kế hoạch bảo tồn và phục hồi quan thể, sinh cảnh cho các khu vực quan trọng.

+ Kết quả giám sát được công bố rộng rãi (chia sẻ tại hội thảo, đăng trên tạp chí chuyên ngành, trên báo, đài).

Khó khăn 2.1.1; 2.1.2

Hoạt động 1.5: Xác định, đánh giá, giám sát các mối đe dọa đối với Trĩ sao

+ Điều tra thực địa xác định các mối đe dọa tại từng KBT.

+ Ghi nhận và đảnh giá cụ thể về mức độ của từng mối đe dọa

+ Xây dựng phương án quản lý và giảm thiểu tác động.

+ Xây dựng chương trình giám sát thường xuyên.

Chuyên gia, nhóm nghiên cứu, cộng đồng

BQL các KBT/ Chủ rừng, dự án BCC

+ 01 báo cáo đánh giá các mối đe dọa cùng đề xuất giám thiểu các tác động tại từng KBT.

+ Xây dựng 01 bản đồ các khu vực có nhiều tác động cho loài Trĩ sao (bản đồ được xây dựng theo các mức ưu tiên khác nhau).

+ 01 tài liệu giám sát được xây dựng, áp dụng cho từng KBT.

Mối đe dọa 2 2.1;

Mục tiêu 2: Tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật, trách nhiệm của cơ quan quản lý để bảo vệ Trĩ sao và môi trường sống

Hành động 2. Tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhằm giảm thiểu các mối đe dọa đối với Trĩ sao

Hoạt động 2.1: Tổ chức các đợt tuần tra truy quét, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm:

+ Tiến hành các đợt tuần tra thường xuyên trên tháng, tăng thêm các đợt đột xuất vào mùa cao điểm, báo cáo tuần tra chi tiết từng đợt.

+ Tập trung vào các khu vực nhạy cảm, có vùng phân bố Trĩ sao.

+ Tập trung vào các đối tượng chuyên lấn chiếm đất rừng đặc dụng để sản xuất nông nghiệp, đốt nương làm rẫy gây cháy rừng.

BQL các KBT/Chủ rừng

Sở NN và PTNT, BQL các KBT

+ Số lượng các vụ phá rừng, cháy rừng giảm.

+ Nhận thức pháp luật của cộng đồng được nâng cao.

Mối đe dọa 2.2.1.

Hoạt động 2.2: Thường xuyên kiểm soát các hoạt động bẫy bắt, săn bắt động vật hoang dã trái phép.

+ Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan thi hành pháp luật vận động giao nộp súng săn và phương tiện bẫy, bắt động vật hoang dã của người dân địa phương.

+ Duy trì đội tuần tra, bảo vệ rừng với thành phần là các cán bộ các KBT, chủ rừng và cộng đồng.

BQL các KBT/Chủ rừng

Sở NN và PTNT, BQL các KBT

+ 100% số lượng súng được thu hồi;

+ Xác định được các đối tượng thường xuyên bẫy bắt.

+ Số lượng thợ săn giảm.

+ Số lượng bẫy và các vi phạm giảm.

+ 01 báo cáo định kỳ công tác giám sát các hoạt động bẫy bắt, săn bắn, đề xuất các giải pháp giảm thiểu thích hợp.

Mối đe dọa 2.2.1,

Hoạt động 2.3: Kiểm soát việc xây dựng cơ sở hạ tầng, thủy điện, khai thác lâm sản ngoài gỗ (LSNG) trái phép

+ Phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc đánh giá tác động môi trường, giám sát chặt chẽ nhằm hạn chế các tác dộng trong quá trình xây dựng, vận hành.

+ Thường xuyên tuần tra, ngăn chặn, xử lý các trường hợp khai thác LSNG trong các khu vực.

BQLcác KBT/ Chủ rừng

Sở NN và PTNT, Sở TNMT, BQL các KBT

+ Các tác động từ việc xây dựng, vận hành các nhà máy thủy điện được giảm thiểu.

+ Các sinh cảnh được bảo vệ tối đa.

+ Tình trạng khai thác LSNG giảm.

+ 01 báo cáo định kỳ công tác giám sát các hoạt động xây dựng, khai thác LSNG, đề xuất các giải pháp giảm thiểu thích hợp.

Mối đe dọa 2.2.1; 2.2.2

Mục tiêu 3: Nâng cao nhận thức và khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia bảo vệ Trĩ sao

Hành động 3: Tuyên truyền nâng cao nhận thức và khuyến khích, trợ giúp cộng đồng địa phương tham gia bảo tồn Trĩ sao

Hoạt động 3.1: Xây dựng chương trình tuyên truyền, nâng cao nhận thức

+ Xây dựng chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn Trĩ sao cho cán bộ các ban ngành trong tỉnh, cộng đồng địa phương, vận động ký cam kết không phá rừng, săn, bẫy bắt động vật hoang dã, khai thác gỗ và LSNG trái phép trong các KBT (hình thức, đối tượng, nội dung tuyên truyền).

+ Thiết kế các chương trình ngoại khóa cho các trường tiểu học và trung học cơ sở tại các khu vực có phân bố Trĩ sao trên địa bàn tỉnh. Các hoạt động ngoại khóa bao gồm: cuộc thi tìm hiểu và vẽ tranh về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ Trĩ sao.

+ Xây dựng các sản phẩm tuyên truyền như mũ, áo, giới thiệu, trưng bày, bán tại các trung tâm du khách, phòng khoa học, dịch vụ, nhà cộng đồng, trung tâm văn hoá thôn, xã...

+ Chuyên gia truyền thông

+ Cán bộ các KBT/Chủ rừng

+ Cộng đồng và Chính quyền địa phương

Sở NN và PTNT, Sở TNMT, BQL các KBT, dự án BCC

+ 01 Chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn Trĩ sao được thiết kế.

+ In 500 áo, 500 mũ có hình Trĩ sao nhằm tuyên truyền bảo vệ Trĩ sao.

+ In 1000 bộ tranh treo tường (6 tờ) bằng giấy trắng bóng. Mỗi tờ có kích thước 40 x 60cm với các nội dung tuyên truyền bảo vệ động vật hoang dã nói chung và bảo tồn Trĩ sao nói riêng.

+ In 5.000 tờ rơi tuyên truyền bảo vệ rừng và Trĩ sao. Tờ rơi được làm bằng giấy trắng bóng, nền xanh, kích thước 220mm x 220mm gập làm đôi. Khẩu hiệu của tờ rơi: “CHUNG TAY BẢO VỆ LOÀI TRĨ SAO”. Mỗi tờ rơi có ảnh về loài Trĩ sao và các thông tin liên quan đến loài cũng như thực thi pháp luật.

Mối đe dọa 2.2.1; 2.2.2

Hoạt động 3.2: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức và khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia bảo tồn Trĩ sao

+ Tổ chức các hoạt động tìm hiểu, cuộc thi về Trĩ sao đối tượng là công chức, viên chức.

+ Tổ chức hoạt động tuyên truyền ở các công sở, UBND huyện, xã, thôn thông qua các buổi hợp, hội thảo.

+ Tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho các trường tiểu học và trung học cơ sở tại các khu vực có phân bố Trĩ sao trên địa bàn tỉnh. Các hoạt động ngoại khóa bao gồm: cuộc thi tìm hiểu và vẽ tranh về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ Trĩ sao.

+ Tuyên truyền đối với các nhà hàng, quán ăn; vận động ký cam kết không mua bán, tiêu thụ động vật hoang dã nói chung và Trĩ sao nói riêng.

+ Phát áo, mũ, tờ rơi tại các khu vực có vùng phân bố Trĩ sao.

+ Chuyên gia truyền thông

+ Cán bộ các KBT/Chủ rừng

+ Cộng đồng và Chính quyền địa phương

Sở NN và PTNT, Sở TNMT, BQL các KBT, dự án BCC

+ 100% thợ săn ký cam kết không phá rừng, bẫy bát, tiêu thụ động vật hoang dã và Trĩ sao.

+ Tất cả các công chức, viên chức, các xã có vùng phân bố Trĩ sao trong toàn tỉnh được tuyên truyền.

+ Tất cả các em học sinh tại các trường tiểu học và trung học cơ sở tại các khu vực có phân bố Trĩ sao trên địa bàn tỉnh được tham gia các chương trình nâng cao nhận thức.

+ 100% các nhà hàng trên địa bàn giáp gianh các KBT ký cam kết không mua bán, tiêu thụ động vật hoang dã nói chung và Trĩ sao nói riêng.

+ Tất cả các mũ, áo, tờ rơi, tranh treo tường được phân phát, sử dụng thông qua các hoạt động.

Khó khăn 2.1.2.

Mối đe dọa 2.2.1; 2.2.2

Hoạt động 3.3: Tìm kiếm nguồn sinh kế nâng cao chất lượng sống cộng đồng địa phương

+ Tìm nguồn kinh phí.

+ Xây dựng các sinh kế phù hợp với cộng đồng.

+ Chuyên gia tư vấn

+ Cán bộ các KBT/Chủ rừng

+ Cộng đồng và Chính quyền địa phương

Sở NN và PTNT, Sở TNMT, BQL các KBT, dự án BCC

+ Ít nhất 01 chương trình hỗ trợ sinh kế được tài trợ và triển khai cho cộng đồng địa phương sinh sống xung quanh khu vực ưu tiên bảo vệ Trĩ sao.

+ Ít nhất 01 sinh kế được triển khai, nhân rộng cho cộng đồng.

 

Mục tiêu 4. Nâng cao năng lực, tiềm lực cho công tác quản lý và bảo tồn Trĩ sao tại các khu vực có vùng phân bố trên địa bàn tỉnh T.T. Huế

Hành động 4. Nâng cao năng lực, tiềm lực cho công tác Quản lý và bảo tồn Trĩ sao tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Hoạt động 4.1: Tập huấn các kỹ năng quản lý và bảo tồn ĐDSH, bảo tồn loài.

+ Tổ chức các lớp tập huấn về quản lý, bảo tồn ĐDSH, bảo tồn loài cho các cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu thực địa.

+ Tổ chức thăm quan, học hỏi các mô hình bảo tồn sinh cảnh, bảo tồn loài dựa vào cộng đồng.

BQL các KBT/Chủ rừng, chuyên gia

Bộ, Sở liên quan (TNMT, NN và PTNT), dự án BCC

+ 02 lớp tập huấn về các kiến thức quản lý, bảo tồn loài, xây dựng, lưu trữ cơ sở dữ liệu (phần mềm SMART, GIS).

+ Báo cáo kết quả thăm quan và bài học kinh nghiệm.

Khó khăn 2.1.2.

Hoạt động 4.2: Lồng ghép các hoạt động nghiên cứu, bảo vệ Trĩ sao vào kế hoạch hàng năm tại các KBT/chủ rừng, ban ngành tiên quan tại địa phương, tỉnh và Trung Ương.

+ Tiến hành lồng ghép, phối hợp công tác nghiên cứu, giám sát, bảo vệ Trĩ sao trong kế hoạch điều tra/giám sát ĐDSH của các khu bảo vệ và trong kế hoạch hàng năm.

+ Bổ sung các hoạt động nghiên cứu, giám sát, bảo vệ Trĩ sao cho các vùng mới có ghi nhận hoặc các KBT/Chủ rừng chưa có kế hoạch bảo vệ).

+ Kế hoạch quản lý, bảo vệ Trĩ sao cần được xem xét, bổ sung vào chiến tược bảo tồn ĐDSH của tỉnh giai đoạn 2020-2025

+ Phối hợp với các cơ quan khoa học trong nước kết hợp các chương trình cứu hộ, nhận nuôi.

ĐQL các KBT/Chủ rừng

Các sở/ban ngành của tỉnh.

Bộ, Sở liên quan (TNMT, NN và PTNT), các Tổ chức phi chính phủ, cơ quan khoa học

+ Các chương trình điều tra, giám sát quần thể Trĩ sao được gắn liền với kế hoạch nghiên cứu, bảo vệ, giám sát ĐDSH hàng năm của từng khu bảo vệ.

+ Các hoạt động bảo tồn Trĩ sao được lồng ghép như một hoạt động ưu tiên trong Kế hoạch ĐDSH cấp tỉnh giai đoạn (2020-2025) hoặc cấp Quốc gia (2025-2030).

+ Kết hợp với Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam tổ chức cứu hộ, nhân nuôi trong các trường hợp thu giữ các cá thể buôn bán bất hợp pháp.

Khó khăn 2.1.2.

Hoạt động 4.3: Tìm kiếm nguồn kinh phí và các hợp tác để duy trì các hoạt động giám sát, bảo vệ.

+ Các khu bảo vệ tổ chức các cuộc họp, hội thảo với các tổ chức bảo tồn trong nước (Tổ chức Thiên Nhiên Việt, Nước Việt Xanh) và Quốc tế (IUCN, WWF, FFI), các nhà tài trợ để trao đổi về kế hoạch bảo tồn Trĩ sao.

+ Các khu bảo vệ tàm việc với quỹ Phát triển rừng Việt Nam cấp tỉnh về sử dụng nguồn Chi trả dịch vụ môi trường cho hoạt động giám sát, bảo tồn Trĩ sao có sự tham gia cửa cộng đồng

+ Phát triển mô hình du lịch sinh thái (xem chim gắn liền với Trĩ sao)

BQL các KBT/Các sở/ban ngành liên quan, các Tổ chức phi chính phủ, các nhà khoa học, các tổ chức bảo tồn thiên nhiên

Bộ, Sở liên quan (TNMT, NN và PTNT), các Tổ chức phi chính phủ

+ Ít nhất có 01 dự án nghiên cứu, bảo tồn Trĩ sao.

Hạn chế 2.2.1.

Bảng 1.2. Đề xuất các hoạt động ưu tiên thuộc dự án BCC-GEF

Hoạt động

Nội dung các hoạt động

Thời gian thực hiện

Hoạt động 1.1: Mua sắm trang thiết bị

Mua 06 ống nhòm, 06 ghi âm, 20 pin

Từ Quý II/2020

Hoạt động 1.3: Điều tra thực địa

Điều tra thực địa xác định hiện trạng phân bố, sinh cảnh sống tại tất cả các khu vực được xác định trọng yếu (VQG Bạch Mã, KĐTTN Phong Điền, KĐT Sao La, Bắc Hải Vân, rừng phòng hộ Nam Đông, A Lưới

Từ Quý II- III/2020

Hoạt động 3.2: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức và khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia bảo tồn Trĩ sao

Từ Quý II- III/2020

Bảng 1.3. Phân bố thời gian thực hiện Kế hoạch hành động bảo tồn Trĩ sao tại tỉnh Thừa Thiên Huế qua các năm.

Hành động

Nội dung các hoạt động

Thời gian thực hiện

2020

2021

2022

2023

2024

2025

1. Xác định hiện trạng phân bố, sinh cảnh sống, giám sát quần thể trọng yếu và các mối đe dọa

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 1.1

Mua sắm trang thiết bị

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 1.2

Thành lập, tập huấn nhóm nghiên cứu

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 1.3

Điều tra thực địa xác định hiện trạng phân bố, sinh cảnh sống trong từng khu vực

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 1.4

Giám sát các quần thể trọng yếu

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 1.5

Xác định, đánh giá, giám sát các mối đe dọa đối với Trĩ sao

 

 

 

 

 

 

2. Tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhằm giảm thiểu các mối đe dọa đối với Trĩ sao

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2.1

Tổ chức các đợt tuần tra truy quét, xử lý nghiêm các truờng hợp vi phạm

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2.2

Thường xuyên kiểm soát các hoạt động bẫy bắt, săn bắt động vật hoang dã trái phép

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2.3

Kiểm soát việc xây dựng cơ sở hạ tầng, thủy điện, khai thác LSNG trái phép

 

 

 

 

 

 

3. Tuyên truyền nâng cao nhận thức và khuyến khích, trợ giúp cộng đồng địa phương tham gia bảo tồn Trĩ sao

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 3.1

Xây dựng chương trình tuyên truyền, nâng cao nhận thức

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 3.2

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức và khuyên khích cộng đồng địa phương tham gia bảo tồn Trĩ sao

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 3.3

Tìm kiếm nguồn sinh kế nâng cao chất lượng sống cộng đồng địa phương

 

 

 

 

 

 

4. Nâng cao năng lực, tiềm lực cho công tác quản lý và bảo tồn Trĩ sao tại tỉnh Thừa Thiên Huế

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 4.1

Tâp huấn các kỹ năng quản lý và bảo tồn ĐDSH, bảo tồn loài.

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 4.2

Lồng ghép các hoạt dộng nghiên cứu, bảo vệ Trĩ sao vào kế hoạch hàng năm tại các KBT/chủ rừng, ban ngành liên quan tại địa phương, tỉnh và Trung Ương

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 4.3

Tìm kiếm nguồn kinh phí và các hợp tác để duy trì các hoạt động giám sát, bảo vệ

 

 

 

 

 

 

*Ghi chú: Các ô có đánh dấu “X” là các hoạt động ưu tiên.

Bảng 1.4. Thời gian chi tiết triển khaỉ thực hiện Kế hoạch hành động bảo tồn Trĩ sao ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Hành động

Nội dung chính

Đối tượng tham gia, trách nhiệm, nội dung thực hiện chi tiết

Thời gian thực hiện

Hành động 1. Xác định hiện trang phân bố, sinh cảnh sống, giám sát quần thể trọng yếu và các mối đe dọa

Hoạt động 1.1: Mua sắm trang thiết bị

Mua 06 ống nhòm, 06 máy ghi âm, 20 pin.

+ Chuyên gia tư vấn (CGTV) để xuất các thiết bị chuyên dụng, dự án BCC - GEF tiến hành mua thiết bị.

+ Đại diện BQL các khu bảo vệ tiếp nhận các trang thiết bị từ dự án

Từ Quý II- III/2020

Hoạt động 1.2: Thành lập, tập huấn nhóm nghiên cứu

- Thành lập nhóm nghiên cứu với 02 thành viên của mỗi KBT/Chủ rừng và 01 thành viên của cộng đồng.

+ CGTV phối hợp với BQL các khu bảo vệ tuyển chọn các cán bộ phù hợp với công việc (01 cán bộ phòng Khoa học kỹ thuật, 01 cán bộ quản lý bảo vệ).

+ Dự án BCC- GEF, BQL các khu bảo vệ giám sát quá trình thực hiện

Từ Quý II-III/2020

- Tập huấn: Các phương pháp nghiên cứu chính được tập huấn gồm: Phỏng vấn, điều tra tuyến, ghi âm tiếng hót, bẫy ảnh, thu thập, xử lý số liệu, viết báo cáo

+ CGTV phối hợp và nhóm nghiên cứu xây dựng quy chế hoạt động nhóm (bầu tổ trưởng, tổ phó..)

+ CGTV xây dựng chi tiết các phương pháp nghiên cứu gồm: Phỏng vấn (xây dựng phiếu, câu hỏi), điều tra tuyến (xác định các tuyến khảo sát tiềm năng, xây dựng tuyến điều tra), ghi âm tiếng hót (chuẩn bị các trang thiết bị ghi âm), bẫy ảnh (mời chuyên gia bẫy ảnh tập huấn cách thức sử dụng máy, đặt bẫy ảnh tại các sinh cảnh khác nhau), xây dựng bằng biểu thu thập, xử lý số liệu, tập huấn cách thức viết báo cáo điều tra, giám sát cho loài Trĩ sao.

+ Dự án BCC- GEF, BQL các KBT giám sát quá trình thực hiện

Từ Quý II - III/2020

Hoạt động 1.3: Điều tra thực địa xác định hiện trạng phân bố, sinh cảnh sống trong từng khu vực

+ Phỏng vấn, khoanh vùng các khu vực tiềm năng.

+ Điều tra bằng tiếng hót theo tuyến.

+ Đặt 26 bẫy ảnh tại các khu vực xác định

+ Sử dụng phần mềm GIS để xử lý số liệu, lập bản đồ

+ Chụp ảnh các sinh cảnh ghi nhận loài

+ CGTV cùng tổ điều tra tiến hành khoanh vùng các khu vực, tiểu khu cần điều tra chi tiết thông qua phỏng vấn, tham khảo tư liệu gồm (VQG Bạch Mã: tiểu khu 386, 389, 410, 425, 427, 428; KBTTN Phong Điền: Dọc tuyến đường 71 xã Hồng Vân, thượng nguồn sông Ô Lâu và vùng lân cận, khu vực xung quanh định Đôi Chè, xã Hồng Vân; KBT Sao La tỉnh Thừa Thiên Huế - tiểu khu 352, 353, 345, 346,398; KBTTN Bắc Hải Vân - tiểu khu 247, 248; rừng phòng hộ Nam Đông - tiểu khu 392, 396, 399, 400; rừng phòng hộ A Lưới - tiểu khu 276,282,366 và 368).

+ CGTV cùng tổ điều tra tiến hành khảo sát các khu vực đã xác định sử dụng các phương pháp điều tra tuyến, ghi âm tiếng hót và đặt bẫy ảnh. Thu thập các thông tin liên quan đến hiện trạng sinh cảnh, các mối đe dọa trong quá trình điều tra (chụp ảnh).

+ CGTV cùng tổ điều tra thu thập xử lý số liệu, viết báo cáo.

+ Dự án BCC- GEF, BQL các KBT giám sát quá trình thực hiện

Từ Quý II - III/2020

Hoạt động 1.4: Giám sát các quần thể trọng yếu

+ Xây dựng Chương trình, tài liệu giám sát

+ Tiến hành giám sát định kỳ các quần thể quan trọng (1 năm/lần tại các khu vực xác định).

+ Sau khi xác định được các quần thể trọng yếu, CGTV xây dựng Chương trình, tài liệu giám sát cho đội điều tra.

+ Đội điều tra tiến hành giám sát định kỳ tại các khu vực xác định có quần thể trọng yếu (1 năm 1 lần vào mùa sinh sản từ tháng 3 đến tháng 5 và là mùa khô trong khu vực). Tập trung chủ yếu phương pháp bẫy ảnh và điều tra tuyến.

+ BQL các KBT giám sát quá trình thực hiện

Từ 2020- 2025

Hoạt động 1.5: Xác định, đánh giá, giám sát các mối đe dọa đối với Trĩ sao

+ Điều tra thực địa xác định các mối đe dọa tại từng KBT.

+ Ghi nhận và đánh giá cụ thể về mức độ của từng mối đe dọa

+ Xây dựng phương án quản lý và giảm thiểu tác động

+ Xây dựng chương trình giám sát thường xuyên

+ CGTV và đội điều tra thu thập các thông tin liên quan đển các mối đe dọa thông qua điều tra thực địa xác định hiện trạng phân bố. Thành viên đội điều tra ghi nhận các mối đe dọa thông qua quá trình giám sát quần thể trọng yếu.

+ Các mối đe dọa sẽ được đội điều tra ghi nhận, tổng hợp, đánh giá, đề xuất, xây dựng các phương án giảm thiểu phù hợp.

+ CGTV và đội điều tra từ thực tế đề xuất, xây dựng các chương trình giám sát tác động thường xuyên (06 tháng 1 lần; 01 lần mùa khô và 01 lần mùa khô).

+ BQL các KBT giám sát quá trình thực hiện

Từ năm 2020 đến 2025

Hành động 2. Tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhằm giảm thiểu các mối đe dọa

Hoạt động 2.1: Tổ chức các đợt tuần tra truy quét, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm:

+ Tiến hành các đợt tuần tra thường xuyên trên tháng, tăng thêm các đợt đột xuất vào mùa cao điểm, báo cáo tuần tra chi tiết từng đợt.

+ Tập trung vào các khu vực nhạy cảm, có vùng phân bố Trĩ sao.

+ Tập trung vào các đối tượng chuyên lấn chiếm đất rừng đặc dụng để sản xuất nông nghiệp, đốt nương làm rẫy gây cháy rừng.

+ BQL các khu bảo vệ phối kết hợp với chính quyền địa phương, chủ rừng tiến hành các đợt tuần tra (1 tháng 1 lần hoặc, bổ sung thêm các đợt điều tra đột xuất vào thời gian cao điểm mùa khô). Các đợt tuần tra tập trung vào các khu vực có vùng phân bố Trĩ sao cũng như các loài động vật nguy cấp khác trong khu vực.

+ BQL phối hợp cùng lực lượng kiểm lâm, chính quyền địa phương, chủ rừng tập trung giám sát các đối tượng chuyên lấn chiếm đất rừng, thợ săn, chủ các nhà hàng trong khu vực nhằm sớm phát hiện các hành vi vi phạm, giảm thiểu các tác động đến quần thể Trĩ sao.

+ Chi cục kiểm lâm, BQL các KBT giám sát quá trình thực hiện.

Từ năm 2020-2025

Hoạt động 2.2: Thường xuyên kiểm soát các hoạt động bẫy bắt, săn bắt động vật hoang dã trái phép

+ Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan thi hành pháp luật vận động giao nộp súng săn và phương tiện bẫy, bắt động vật hoang dã của người dân địa phương:

+ Duy trì đội tuần tra, bảo vệ rừng với thành phần là các cán bộ các KBT, chủ rừng và cộng đồng.

+ BQL phối hợp cùng lực lượng kiểm lâm, chính quyền địa phương, chủ rừng lên danh sách các đối tượng chuyên buôn bán động vật hoang dã, thợ săn, chủ nhà hàng trong khu vực. Tiến hành làm việc trực tiếp, vận động với các đối tượng này giao nộp các phương tiện bẫy bắt, súng săn, ký cam kết không săn bắn, buôn bán các loài đvhd.

+ BQL các khu bảo vệ duy trì hoạt động của các đội tuần tra bảo vệ rừng nhằm kiểm tra, giám sát thường xuyên các hoạt động trong khu vực, đặc biệt là các tác động gây ảnh hưởng đến quần thể Trĩ sao như phá rừng, bẫy bắt.

+ Chi cục kiểm lâm, BQL các KBT giám sát quá trình thực hiện.

Từ năm 2020-2025

Hoạt động 2.3: Kiểm soát việc xây dựng cơ sở hạ tầng, thủy điện, khai thác LSNG trái phép

+ Phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc đánh giá tác động môi trường, giám sát chặt chẽ nhằm hạn chế các tác động trong quá trình xây dựng, vận hành.

+ Thường xuyên tuần tra, ngăn chặn, xử lý các trường hợp khai thác LSNG trong các khu vực.

+ Sở NN và PTNT, Chi cục Kiểm Lâm, Sở TNMT, Chi cục Bảo vệ Môi trường, BQL các khu bảo vệ kiểm soát chặt chẽ các dự án phát triển cơ sở hạ tầng như thủy điện, đường liên thông. Giám sát chặt chẽ quá trình đánh giá tác động môi trường của các dự án trong khu vực.

+ Chi cục Kiểm Lâm, BQL các khu bảo vệ, chính quyền địa phương và chủ rừng thường xuyên tuần tra, giám sát các hoạt động khai thác gỗ và LSNG trái phép.

Từ năm 2020-2025

Hành động 3: Tuyên truyền nâng cao nhận thức và khuyến khích, trợ giúp cộng đồng địa phương tham gia bảo tồn Trĩ sao

Hoạt động 3.1: Xây dựng chương trình tuyên truyền, nâng cao nhận thức

+ Xây dựng chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn Trĩ sao cho cán bộ các ban ngành trong tính, cộng đồng địa phương, vận động ký cam kết không phá rừng, săn, bẫy bắt động vật hoang dã, khai thác gỗ và LSNG trái phép trong các KBT (hình thức tuyên truyền, đối tượng tuyên truyền, nội dung tuyên truyền).

+ Xây dựng các sản phẩm tuyên truyền như mũ, áo, giới thiệu, trưng bày, bán tại các trung tâm du khách, phòng khoa học, dịch vụ, nhà cộng đồng, trung tâm văn hoá thôn, xã...

+ BQL các khu bảo vệ phối hợp với chuyên gia giáo dục môi trường lập đội tuyên truyền xây dựng chương trình năng cao nhận thức, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn Trĩ sao.

+ Đội tuyên truyền tiến hành thiết kế, in 500 áo, 500 mũ có hình Trĩ sao, 1000 bộ tranh treo tường (6 tờ) bằng giấy trắng bóng. Mỗi tờ có kích thước 40 x 60cm với các nội dung tuyên truyền bảo vệ động vật hoang dã nói chung và bảo tồn Trĩ sao nói riêng, in 5.000 tờ rơi tuyên truyền bảo vệ rừng và Trĩ sao. Tờ rơi được làm bằng giấy trắng bóng, nền xanh, kích thước 220mm x 220mm gập làm đôi. Khẩu hiệu của tờ rơi: “CHUNG TAY BẢO VỆ LOÀI TRĨ SAO”. Mỗi tờ rơi có ảnh và các thông tin liên quan đến loài Trĩ sao cũng như thực thi pháp luật.

+ Đội tuyên truyền thiết kế các chương trình ngoại khóa cho các trường tiểu học và trung học cơ sở tại các khu vực có phân bố Trĩ sao trên địa bàn tỉnh. Các hoạt động ngoại khóa bao gồm: cuộc thi tìm hiểu và vẽ tranh về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ Trĩ sao.

+ BQL các khu bảo vệ giám sát các hoạt động của đội tuyên truyền

Từ năm 2020-2025

Hoạt động 3.2: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức và khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia bảo tồn Trĩ sao

+ Tổ chức các hoạt động tìm hiểu, cuộc thi về Trĩ sao đối tượng là công chức, viên chức.

+ Tổ chức hoạt động tuyên truyền ở các công sở, UBND huyện, xã, thôn thông qua các buổi hợp, hội thảo.

+ Tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho các trường tiểu học và trung học cơ sở tại các khu vực có phân bố Trĩ sao trên địa bàn tỉnh.

+ Tuyên truyền đối với các nhà hàng, quán ăn; vận động ký cam kết không mua bán, tiêu thụ động vật hoang dã nói chung và Trĩ sao nói riêng.

+ Phát ảo, mũ, tờ rơi tại các khu vực có vùng phân bố Trĩ sao.

+ Hai năm một lần, tiến hành tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Trĩ sao đối với công chức, viên chức các sở ban ngành như Sở NN và PTNN, Sở TNMT, các khu bảo vệ, chính quyền địa phương tại các khu vực có vùng phân bố Trĩ sao.

+ Ba tháng 1 lần, đội tuyên truyền phối hợp với các KBT triển khai các hoạt động tuyên truyền ở các công sở, UBND huyện, xã, thôn thông qua các buổi hợp, hội thảo. Tiến hành phân phát các tờ rơi, treo các biển báo giới thiệu về Trĩ sao cho các đối tượng tham gia.

+ 06 tháng một lần, đội tuyên truyền phối hợp với các KBT, chuyên gia giáo dục môi trường, chính quyền địa phương, trường học, tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho các trường tiểu học và trung học cơ sở tại các khu vực có phân bố Trĩ sao trên địa bàn tỉnh (thăm quan VQG Bạch Mã, KBTTN Phong Điền). Các hoạt động ngoại khóa bao gồm: cuộc thi tìm hiểu và vẽ tranh về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ Trĩ sao.

+ Ba tháng 1 lần, BQL các khu bảo vệ và đội tuyên truyền, đội tuần tra bảo vệ rừng tiến hành các hoạt động tuyên truyền đối với các nhà hàng, thợ săn trên địa bàn tỉnh. Sử dụng các tranh ảnh, tài liệu nhằm nâng cao nhận thức pháp luật và tầm quan trọng trong công tác bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn động vật hoang dã. Thiết kế các bản cam kết và thuyết phục các chủ nhà hàng thợ săn ký các cam kết về không bẫy bắt, tiêu thụ động vật hoang dã nói chung và Trĩ sao nói riêng.

+ Sở NN và PTNN, Sở TNMT, chính quyền địa phương, BQL các khu bảo vệ giám sát các hoạt động và nội dung tuyên truyền

Từ năm 2020-2025

Hoạt động 3.3: Tìm kiếm nguồn sinh kế nâng cao chất lượng sống cộng đồng địa phương

Trợ giúp dân cư dịa phương tìm kiếm các nguồn hỗ trợ sinh kế nhằm nâng cao chất lượng sống tránh, giảm thiểu phụ thuộc vào rừng.

+ Các chuyên gia tìm kiếm các nguồn hỗ trợ sinh kế cho dân cư địa phương thông quan các chương trình, dự án Quốc Tế và Trung Ương.

+ Cán bộ các Sở ban ngành tìm kiềm các nguồn hỗ trợ sinh kế từ địa phương thông qua các chương trình dự án hiện có và đề xuất các ý tưởng mới.

Từ năm 2020-2025 (đến 2030)

Hành động 4. Nâng cao năng lực, tiềm lực cho công tác quản lý và bảo tồn Trĩ sao tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Hoạt động 4.1: Tập huấn các kỹ năng quản lý và bảo tồn ĐDSH, bảo tồn loài.

+ Tổ chức các lớp tập huấn về quản lý, bảo tồn ĐDSH, bảo tồn loài cho các cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu thực địa.

+ Tổ chức thăm quan, học hỏi các khu vực có mô hình bảo tồn sinh cảnh, bảo tồn loài dựa vào cộng đồng.

+ Bộ, Sở NN và PTNN, TNMT phối hợp với các Tổ chức phi chính phủ, các nhà tài trợ tổ chức các lớp tập huấn về quản lý, bảo tồn ĐDSH, bảo tồn loài cho các cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu thực địa trong địa bàn tỉnh (ít nhất một năm một lần).

+ Tổ chức các chương trình thường niên hoặc thông qua các hoạt động dự án hiện có tổ chức cho các cán bộ quản lý, nghiên cứu thăm quan, học hỏi các khu vực có mô hình bảo tồn sinh cảnh, bảo tồn loài dựa vào cộng đồng tại các địa phương lân cận.

Từ năm 2020-2025

Hoạt động 4.2: Lồng ghép các hoạt động nghiên cứu, bảo vệ Trĩ sao vào kế hoạch hàng năm tại các KĐT/chủ rừng, ban ngành liên quan tại địa phương, tỉnh và Trung Ương.

+ Tiến hành lồng ghép, phối hợp công tác nghiên cứu, giám sát, bảo vệ Trĩ sao trong kế hoạch điều tra/giám sát ĐDSH của các khu bảo vệ và trong kế hoạch hàng năm.

+ Kế hoạch quản lý, bảo vệ Trĩ sao cần được xem xét, bổ sung vào chiến lược bảo tồn ĐDSH của tỉnh giai đoạn 2020- 2025

+ Hàng năm, Sở NN và PTNN, Sở TNMT cùng BQL các khu bảo vệ lên kế hoạch chi tiết, lồng ghép các hoạt động nghiên cứu, bảo vệ Trĩ sao vào kế hoạch hàng năm của các KĐT, BQL rừng phòng hộ.

+ Sở NN và PTNN, Sở TNMT, CGTV phối kết hợp cùng BQL các khu bảo vệ trình các Sở ban ngành liên quan như Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Tài chính trình UBND Tỉnh phê duyệt kế hoạch hành động bảo tồn Trĩ sao tại Tỉnh tiến tới xem xét bổ sung vào Chiến lược lược bảo tồn ĐDSH của tỉnh giai đoạn 2020-2025.

Từ năm 2020-2025

Hoạt động 4.3: Tìm kiếm nguồn kinh phí và các hợp tác để duy trì các hoạt động giám sát, bảo vệ

+ Các khu bảo vệ tổ chức các cuộc họp, hội thảo với các tổ chức bảo tồn trong nước (Tổ chức Thiên Nhiên Việt, Nước Việt Xanh) và Quốc tế (IUCN, WWF, FFI), các nhà tài trợ để trao đổi về kế hoạch bảo tồn Trĩ sao.

+ Các khu bảo vệ làm việc với quỹ Phát triển rừng Việt Nam cấp tỉnh về sử dụng nguồn Chi trả dịch vụ môi trường cho hoạt động giám sát, bảo tồn Trĩ sao có sự tham gia của cộng đồng

+ Phát triển mô hình du lịch sinh thái (xem chim gắn liền với Trĩ sao)

+ Bộ, Sở NN và PTNN, TNMT, BQL các khu bảo vệ phối hợp các Tổ chức phi chính phủ, các nhà tài trợ, CGTV tìm kiếm các nguồn kinh phí tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu bảo tồn Trĩ sao thông qua các kênh khác nhau như Dự án bảo tồn ĐDSH cấp Trung Ương, Tỉnh, Quốc Tế.

+ BQL các khu bảo vệ tìm kiếm nguồn kinh phí từ các quỹ bảo tồn địa phương như quỹ Phát triển rừng Việt Nam cấp tỉnh về sử dụng nguồn Chi trả dịch vụ môi trường cho hoạt động giám sát, bảo tồn Trĩ sao có sự tham gia của cộng đồng.

+ Các VQG, KBT nơi ghi nhận quần thể Trĩ sao phối hợp với CGTV lên các kế hoạch quảng bá nhằm thu hút khách du lịch xem chim (với đối tượng chính là Trĩ sao).

Từ năm 2020-2025

Bảng 1.5. Các tiêu chí giám sát và đánh giá Kế hoạch hành động bảo tồn Trĩ sao tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Hành động

Hoạt động

Tiêu chí giám sát

Chỉ tiêu

1. Xác định hiện trạng phân bố, sinh cảnh sống, giám sát quần thể trọng yếu và các mối đe dọa

Hoạt động 1.1

Mua sắm trang thiết bị

- Trang thiết bị đúng chủng loại và đảm bảo yêu cầu chất lượng.

- Số lượng các trang thiết bị dự kiến được mua đầy đủ.

- Mua 06 ống nhòm, 06 máy ghi âm, 20 Pin

Hoạt động 1.2

Thành lập, tập huấn nhóm nghiên cứu

- Thành lập nhóm nghiên cứu, giám sát có ít nhất 10 thành viên được phân công nhiệm vụ rõ ràng.

- Các thành viên thuộc tổ đội giám sát có sức khỏe, được đào tạo và tập huấn kỹ năng điều tra giám sát Trĩ sao cơ bản, có kinh nghiệm thực địa, am hiểu điều kiện của khu vực.

Hoạt động 1.3

Điều tra thực địa xác định hiện trạng phân bố, sinh cảnh sống tại tất cả các khu vực được xác định trọng yếu (VQG Bạch Mã, KBTTN Phong Điền, KBT Sao La tỉnh Thừa Thiên Huế, Bắc Hải Vân, rừng phòng hộ Nam Đông, A Lưới

- Dụng cụ, thiết bị, nhân lực, hậu cần các điều kiện liên quan cho quá trình thu thập số liệu thực địa được chuẩn bị đầy đủ.

- Triển khai thực địa hiện đúng theo kế hoạch.

- Báo cáo kết quả thực địa

- Trang bị đủ dụng cụ, thiết bị, nhân lực, hậu cần và các điều kiện liên quan cho quá trình điều tra thực địa.

- 01 báo cáo chi tiết về kết quả điều tra về hiện trạng phân bố quần thể Trĩ sao trong tỉnh.

Hoạt động 1.4

Giám sát các quần thể trọng yếu

- Chương trình giám sát

- Thực hiện giám sát đúng về thời gian, tuyến giám sát, phương tiện hỗ trợ, nguồn nhân lực.

- Báo cáo giám sát

- 01 Chương trình, tài liệu giám sát

- 01 báo cáo giám sát chi tiết các quần thể trọng yếu

Hoạt động 1.5

Xác định, đánh giá, giám sát các mối đe dọa đối với Trĩ sao

- Chương trình giám sát

- Thực hiện giám sát đúng về thời gian, tuyến giám sát, phương tiện hỗ trợ, nguồn nhân lực.

- Báo cáo giám sát

- 01 Chương trình, tài liệu giám sát

- 01 báo cáo giám sát chi tiết các mối đe dọa cho từng KBT

2. Tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhằm giảm thiểu các mỗi đe dọa đối với Trĩ sao

Hoạt động 2.1

Tổ chức các đợt tuần tra truy quét, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm

- Số đợt tuần tra thường xuyên trong tháng

- Số đợt đột xuất trong mùa cao điểm

- Báo cáo tuần tra chi tiết từng cuộc.

- Số đợt tuần tra được thực hiện.

- Kết quả tuần tra định kỳ (số lượng vi phạm và bị xử lý từ các hoạt đông bẫy bắt động vật hoang dã trái phép, cháy rừng, lấn chiếm rừng, khai thác gỗ trái phép...

Hoạt động 2.2

Thường xuyên kiểm soát các hoạt động bẫy bắt, săn bắt động vật hoang dã trái phép

- Số lượng súng săn được phát hiện, giao nộp

- Số lượng bẫy giao nộp

- Đội tuần tra, bảo vệ rừng

- Số lượng bẫy phát hiện trong rừng

-100% số lượng súng săn được giao nộp

- Người dân không sản xuất thêm bẫy, giao nộp số bẫy hiện có cho các đơn vị chức năng

- Đội tuần tra, bảo vệ rừng được duy trì

- Giảm số lượng bẫy đặt trong rừng

Hoạt động 2.3

Kiểm soát việc xây dựng cơ sở hạ tầng, thủy điện, khai thác LSNG trái phép

- Quy chế phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng với các đơn vị liên quan trên địa bản.

- Hợp đồng bảo vệ rừng chi trả dịch vụ môi trường rừng với cộng đồng: diện tích rừng giao cho cộng đồng nhận khoán được duy trì.

- Giám sát chặt chẽ các hoạt động xây dựng, vận hành các công trình, nhà máy thủy điện trong khu vực

- Quy chế phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng với các đơn vị liên quan trên địa bàn được ký kết.

- Các hợp đồng bảo vệ rừng chi trả DVMTR với cộng đồng: diện tích rừng giao cho cộng đồng nhận khoán được duy trì.

- Các hoạt động xây dựng vận hành các công trình, nhà máy thủy điện được triển khai đúng thiết kế.

3. Tuyên truyền nâng cao nhận thức và khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia bảo tồn Trĩ sao

Hoạt động 3.1

Xây dựng chương trình tuyên truyền, nâng cao nhận thức

- Chương trình, tài liệu tuyên truyền được xây dựng

- Tài liệu tuyên truyền đầy đủ các nội dung và phù hợp cho từng đối tượng tuyên truyền. In ấn đầy đủ các tài liệu tuyên truyền (tờ rơi, áo, mũ, tranh treo tường).

Hoạt động 3.2

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức và khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia bảo tồn Trĩ sao

- Bản cam kết không mua bán, tiêu thụ động vật hoang dã, đặc biệt với Trĩ sao

- Áo, mũ, tờ rơi, tranh treo tường được phát cho các đối tượng được tuyên truyền và sử dụng tại các địa điểm xác định.

- Chất lượng của các hoạt động dã ngoại tại các trường học: cuộc thi tìm hiểu và vẽ tranh về bảo vệ tài nguyên rừng và bảo vệ Trĩ sao.

- Các nhà hàng, quán ăn ký cam kết không mua bán, tiêu thụ động vật hoang dã, đặc biệt với Trĩ sao.

- Cộng đồng địa phương nhận thức đúng đắn về bảo tồn Trĩ sao và ký cam kết không bẫy bắt, mua bán.

- 500 áo, mũ, 5.000 tờ rơi, 1000 tranh treo tường tuyên truyền bảo vệ Trĩ sao đúng chủng loại được phát tới tận tay cộng đồng và học sinh tại các khu vực có vùng phân bố Trĩ sao.

- Các hoạt động dã ngoại đảm bảo chất lượng và có sự tham gia tích cực của nhà trường và các em học sinh.

Hoạt động 3.3

Tìm kiếm các nguồn hỗ trợ sinh kế nhằm nâng cao chất lượng sống tránh, giảm thiểu phụ thuộc vào rừng.

- Chất lượng, số lượng các dự án xây dựng sinh kế cho cộng đồng địa phương.

- Có ít nhất một dự án phát triển sinh kế cho dân cư địa phương sống quanh các khu vực ưu tiên.

4. Nâng cao năng lực, tiềm lực cho công tác quản lý và bảo tồn Trĩ sao tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Hoạt động 4.1

Tập huấn các kỹ năng quản lý và bảo tồn ĐDSH, bảo tồn Ioài.

- Số lượng cán bộ KBT và nhân viên tổ đội nhóm giám sát.

- Số lượng các lớp tập huấn được tổ chức phù hợp với mục đích quản lý và giám sát Trĩ sao.

- Báo cáo đánh giá nhu cầu đào tạo.

- 100% cán bộ chủ chốt các KBT và nhân viên tố đội nhóm giám sát tham gia đầy đủ các buổi tập huấn và đáp ứng được mục tiêu của lớp tập huấn.

- 02 lớp tập huấn: Quản lý, giám sát ĐDSH; Sử dụng phầm mềm SMART trong quản lý cơ sở dữ liệu và truy xuất các báo cáo hoạt động (mỗi KBT tổ chức 01 lớp)

- 02 báo cáo đánh giá kết quả tập huấn: (mỗi KBT 01 báo cáo).

Hoạt động 4.2

Lồng ghép các hoạt động nghiên cứu, bảo vệ Trĩ sao vào kế hoạch hàng năm tại các KBT/chủ rừng, ban ngành liên quan tại địa phương, tỉnh và Trung Ương

- Các hoạt động điều tra, giám sát Trĩ sao được lồng ghép vào các hoạt động điều tra giám sát loài, quản lý bảo vệ rừng thường xuyên của các khu bảo vệ

- Các hoạt động điều tra, giám sát Trĩ sao có trong kế hoạch thường niên của các khu bảo vệ, các Chương trình bảo tồn của tỉnh.

- Hàng năm có ít nhất 01 báo cáo đánh giá kết quả điều tra giám sát ĐDSH nói chung và giám sát Trĩ sao nói riêng cho từng khu bảo vệ.

Hoạt động 4.3

Tìm kiếm nguồn kinh phí và các hợp tác để duy trì các hoạt động giám sát, bảo vệ

- Chất lượng các cuộc hội thảo với các ban ngành liên quan, nhà tài trợ, các tổ chức bảo tồn trong và ngoài nước.

- Có ít nhất 01 dự án nghiên cứu, giám sát, bảo tồn loài Trĩ sao tại tỉnh và khu vực.

 

PHỤ LỤC II

DỰ TOÁN KINH PHÍ CHI TIẾT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG BẢO TỒN TRĨ SAO Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1283/QĐ-UBND ngày 29 tháng 5 năm 2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

Bảng 2.1. Dự toán kinh phí theo từng năm hoạt động

(Đơn vị tính: x 1.000 đồng)

TT

Hành động

Thời gian hoạt động

Tổng kinh phí

2020

2021

2022

2023

2024

2025

 

1.

Xác định hiện hạng phân bố, sinh cảnh sống, giám sát quần thể trọng yếu và các mối đe dọa.

790.600

200.000

200.000

200.000

200.000

160.000

1.750.600

2.

Tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhằm giảm thiểu các mối de dọa đối với Trĩ sao.

655.000

200.000

200.000

200.000

200.000

200.000

1.655.000

3.

Tuyên truyền nâng cao nhận thức và khuyến khích, trợ giúp cộng đồng địa phương tham gia bảo tồn Trĩ sao.

235.000

60.000

60.000

60.000

60.000

60.000

535.000

4.

Nâng cao năng lực, tiềm lực cho công tác quản lý và bảo tồn Trĩ sao tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

180.000

70.000

70.000

70.000

70.000

 

460.000

 

Tổng kinh phí:

1.860.600

530.000

530.000

530.000

530.000

420.000

4.400.600

Bảng 2.2. Dự toán kinh phí chi tiết cho các hoạt động

(Đơn vị tính: x 1.000 đồng)

Hành động

Hoạt động quản lý

Đơn vị

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Nguồn kinh phí thực hiện

Các nguồn hợp pháp khác (các dự án khác, các tổ chức phi Chính phủ...)

Dự án BCC-GEF

1. Xác định hiện trạng phân bố, sinh cảnh sống, giám sát quần thể trong yếu và các mối đe dọa

 

 

 

1.750.600

1.464.500

286.100

Hoạt động 1.1

Mua sắm trang thiết bị

 

 

 

105.600

0

105.600

- Ống nhòm

Cái

06

15.000

90.000

 

90.000

- Ghi âm

Cái

06

2.500

15.000

 

15.000

- Pin

Cái

20

30

600

 

600

Hoạt động 1.2

Thành lập, tập huấn nhóm nghiên cứu

Đội

01

35.000

35.000

35.000

 

Hoạt động 1.3

Điều tra thực địa xác định hiện trạng phân bố, sinh cảnh sống tại tất cả các khu vực được xác định trọng yếu (VQG Bạch Mã, KBTTN Phong Điền, KBT Sao La, Bắc Hải Vân, rừng phòng hộ Nam Đông, A Lưới.

 

 

 

650.000

469.500

180.500

 

+ Chuẩn bị các bảng biểu, dụng cụ, thiết bị, nhân lực, hậu cần, các điều kiện liên quan cho quá trình thu thập số liệu.

Công trình

02

50.000

100.000

100.000

 

 

+ Điều tra thực địa

Công trình

02

250.000

500.000

319.500

180.500

 

+ Xây dựng báo cáo hiện trạng phân bố

Báo cáo

01

50.000

50.000

50.000

 

Hoạt động 1.4

Giám sát các quần thể trọng yếu

 

 

 

680.000

680.000

 

 

+ Xây dựng Chương trình, tài liệu giám sát

Chương trình

01

30.000

30.000

30.000

 

 

+ Tổ chức các hoạt động giám sát các quần thể trọng yếu tại các vùng có ghi nhận phân bố

Gói

02

300.000

600.000

600.000

 

 

+ Xây dựng báo cáo giám sát loài

Báo cáo

01

50.000

50.000

50.000

 

Hoạt động 1.5

Xác định, đánh giá, giám sát các mối đe dọa đối với Trĩ sao

 

 

 

280,000

280.000

 

 

+ Xây dựng Chương trình, tài liệu giám sát

Chương trình

01

30.000

30.000

30.000

 

 

+ Tổ chức các hoạt động giám sát các mối đe dọa

Gói

01

200.000

200.000

200.000

 

 

+ Xây dựng báo cáo giám sát, đề xuất các phương án giảm thiểu tác động

Báo cáo

01

50.000

50.000

50.000

 

2. Tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhằm giảm thiểu các mối đe dọa đối với Trĩ

 

 

1.655.000

1.655.000

0

 

Hoạt động 2.1

Tổ chức các đợt tuần tra truy quét, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm

Đợt

100

5.000

500.000

500.000

 

Hoạt động 2.2

Thường xuyên kiểm soát các hoạt động bẫy bắt, săn bắt động vật hoang dã trái phép

 

 

 

775.000

775.000

 

 

+ Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan thi hành pháp luật vận động giao nộp súng săn và phương tiện bẫy, bắt động vật hoang dã

Đợt

15

5.000

75.000

75.000

 

-

+ Duy trì đội tuần tra bảo vệ rừng

Năm

07

100.000

700.000

700.000

 

Hoạt động 2.3

Kiểm soát việc xây dựng cơ sở hạ tầng, thủy điện, khai thác LSNG trái phép

 

 

 

380.000

380.000

 

 

+ Xây dựng, ký kết quy chế phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng với các đơn vị liên quan trên địa bàn.

Lần

02

15.000

30.000

30.000

 

-

+ Duy trì hợp đồng bảo vệ rừng chi trả dịch vụ môi trường rừng với cộng đồng.

Lần

07

50.000

350.000

350.000

 

3. Tuyên truyền nâng cao nhận thức và khuyến khích, trợ giúp cộng đồng địa phương tham gia bảo tồn Trĩ sao

 

 

535.000

445.000

90.000

 

Hoạt động 3.1

Xây dựng chương trình tuyên truyền, nâng cao nhận thức

 

 

 

235.000

235.000

 

-

Thiết kế chương trình

Chương trình

02

30.000

60.000

60.000

 

-

In ấn tờ rơi

Tờ

1000

5

50.000

50.000

 

-

In Áo

Chiếc

500

100

50.000

50.000

 

-

In mũ

Chiếc

500

50

25.000

25.000

 

-

In tranh lớn treo tường

Bộ

1.000

50

50.000

50.000

 

Hoạt động 3.2

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức và khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia bảo tồn Trĩ sao

Đợt

10

30.000

300.000

210.000

90.000

4. Nâng cao năng lực, tiềm lực cho công tác quản lý và bảo tồn Trĩ sao tại tỉnh Thừa Thiên Huế

 

 

460.000

460.000

0

 

Hoạt động 4.1

Tập huấn các kỹ năng quản lý và bảo tồn ĐDSH, bảo tồn loài.

 

 

 

250.000

250.000

 

 

+ Tổ chức các lớp tập huấn về quản lý, bảo tồn ĐDSH, bảo tồn loài, lưu trữ, bảo quản cơ sở dữ liệu cho các cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu thực địa.

Lớp

02

50.000

100.000

100.000

 

 

+ Tổ chức thăm quan, học hỏi các khu vực có mô hình bảo tồn sinh cảnh, bảo tồn loài dựa vào cộng đồng tương tự.

Khoá

01

150.000

150.000

150.000

 

Hoạt động 4.2

Lồng ghép các hoạt động nghiên cứu, bảo vệ Trĩ sao vào kế hoạch hàng năm tại các KBT/chủ rừng, ban ngành liên quan tại địa phương, tỉnh và Trung Ương

Gói

07

10.000

70.000

70.000

 

Hoạt động 4.3

Tìm kiếm nguồn kinh phí và các hợp tác để duy trì các hoạt động giám sát, bảo vệ

Công

07

20.000

140.000

140.000

 

Tổng nguồn kinh phí:

 

 

4.400.600

4.024.500

376.100

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1283/QĐ-UBND ngày 29/05/2020 về Kế hoạch hành động bảo tồn loài Trĩ sao (Rheinardia ocellata) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, tầm nhìn 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


925

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.99.192
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!