ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 1233/QĐ-UBND
|
Bình Định, ngày
09 tháng 04 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT ĐỀ ÁN TUYÊN TRUYỀN NÂNG CAO NHẬN THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ VỚI BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU CHO THANH NIÊN GIAI ĐOẠN 2015 - 2018
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng
11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23 tháng 01
năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số
24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Chủ động ứng phó với biến
đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;
Căn cứ Quyết định số 730/QĐ-UBND ngày 25 tháng
12 năm 2012 của UBND tỉnh ban hành Chương trình Phát triển thanh niên tỉnh Bình
Định đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 3595/QĐ-UBND ngày 27 tháng
11 năm 2013 của UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình
Phát triển thanh niên tỉnh Bình Định đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi
trường tại Tờ trình số 259/TTr-STNMT ngày 31/3/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi
trường, ứng phó với biến đổi khí hậu cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Định
giai đoạn 2015 - 2018” (Đề án kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường,
Bí thư Tỉnh đoàn, Giám đốc Văn phòng Điều phối về biến đổi khí hậu, Thủ trưởng
các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và
các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
|
TM.ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Ngô Đông Hải
|
ĐỀ ÁN
TUYÊN
TRUYỀN NÂNG CAO NHẬN THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO
THANH NIÊN GIAI ĐOẠN 2015 - 2018
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1233/QĐ-UBND ngày 09/4/2015 của UBND tỉnh
Bình Định)
I. MỤC TIÊU
Đến năm 2018, đoàn viên, thanh niên tại các cơ
quan, đơn vị, các khu dân cư, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, khu công nghiệp,
cụm công nghiệp, học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh nhận thức rõ về tầm quan
trọng, về các giải pháp bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu. Đoàn
viên, thanh niên có ý thức thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường và ứng phó
biến đổi khí hậu.
II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG TUYÊN
TRUYỀN
1. Đối tượng
- Thanh niên địa bàn khu dân cư.
- Thanh niên làm việc tại các cơ quan, đơn vị trên
địa bàn tỉnh.
- Thanh niên các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
- Sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp.
- Học sinh các trường phổ thông trung học.
2. Nội dung tuyên truyền
- Văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, ứng
phó biến đổi khí hậu.
- Kiến thức tổng quan về môi trường (vai trò của
môi trường, tình hình môi trường, các biện pháp bảo vệ môi trường).
- Kiến thức tổng quan về biến đổi khí hậu (tình
hình biến đổi khí hậu, các giải pháp, hành động triển khai công tác ứng phó với
biến đổi khí hậu).
- Vai trò, nhiệm vụ của thanh niên trong việc bảo vệ
môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
- Các nội dung cập nhật khác liên quan đến công tác
bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
III. CÁC NHIỆM VỤ CHÍNH
1. Xây dựng tài liệu tuyên truyền về công tác bảo
vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu
a. Mục tiêu:
- Xây dựng tài liệu tuyên truyền về bảo vệ môi trường
và ứng phó với biến đổi khí hậu phù hợp với từng thành phần, lứa tuổi.
- Biên soạn được các sổ tay, tài liệu hỏi đáp, tờ
rơi về môi trường và biến đổi khí hậu để phục vụ có hiệu quả cho công tác tuyên
truyền.
- Xây dựng được các phóng sự liên quan về môi trường
và biến đổi khí hậu.
b. Những nhiệm vụ cụ thể:
- Trong năm 2015 - 2016, Sở Tài nguyên và Môi trường
chủ trì xây dựng 05 bộ sổ tay tuyên truyền về bảo vệ môi trường và ứng phó với
biến đổi khí hậu cho các đối tượng thanh niên khu dân cư, thanh niên làm việc tại
các cơ quan, đơn vị, thanh niên lao động tại các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch
vụ, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, học sinh, sinh viên.
- Trong năm 2015, Sở Tài nguyên và Môi trường, Tỉnh
đoàn, Báo Bình Định, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh có trách nhiệm xây dựng
chuyên mục hỏi đáp trên website, ấn phẩm của đơn vị mình.
- Từ năm 2015 - 2018, Đài Phát thanh và Truyền hình
tỉnh xây dựng phóng sự “Thanh niên Bình Định với môi trường và biến đổi khí hậu”
với tần suất 2 lần/năm.
- Trong năm 2016, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ
trì xây dựng bộ tài liệu hỏi đáp và các tờ rơi về bảo vệ môi trường và ứng phó
với biến đổi khí hậu cho các đối tượng thanh niên khu dân cư, thanh niên làm việc
tại các cơ quan, đơn vị, thanh niên lao động tại các cơ sở sản xuất kinh doanh
dịch vụ, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, học sinh, sinh viên.
2. Nâng cao năng lực đội ngũ tuyên truyền viên
a. Mục tiêu:
- Thành lập được đội tuyên truyền viên (khoảng 25 -
30 người cho cấp tỉnh, 15 - 20 người cho cấp huyện, và mỗi xã, phường, thị trấn
1 người) về môi trường và biến đổi khí hậu.
- Đảm bảo 100% tuyên truyền viên cấp tỉnh, cấp huyện,
cấp xã được bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ tuyên truyền về môi trường và biến đổi
khí hậu.
- Các tuyên truyền viên có đủ trình độ, kiến thức
và đủ khả năng triển khai các hoạt động truyền thông.
b. Những nhiệm vụ cụ thể:
- Tỉnh đoàn tiến hành thành lập đội ngũ tuyên truyền
viên. Cụ thể như sau:
+ Năm 2015, xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên cấp
tỉnh.
+ Năm 2016, xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên cấp
huyện và cấp xã. Trong đó, tại cấp xã có 1 cán bộ đoàn phụ trách tuyên truyền về
môi trường và biến đổi khí hậu.
- Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành bồi dưỡng
năng lực tuyên truyền về môi trường và biến đổi khí hậu cho đội ngũ tuyên truyền
viên ngay sau khi các đội ngũ này hình thành.
c. Hình thức:
Tập huấn.
3. Triển khai hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận
thức
a. Mục tiêu:
- Đến năm 2016, 80% lực lượng thanh niên tại các cơ
quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh được tiếp nhận những thông tin cơ bản về môi trường
và biến đổi khí hậu. Đạt 100% vào năm 2018.
- Đến năm 2016, 40% lực lượng thanh niên tại các
khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh được tiếp nhận những thông
tin cơ bản về môi trường và biến đổi khí hậu. Đạt 60% vào năm 2018.
- Đến năm 2016, 30% lực lượng thanh niên tại các
khu dân cư trên địa bàn tỉnh được tiếp nhận những thông tin cơ bản về môi trường
và biến đổi khí hậu. Đạt 50% vào năm 2018.
- Đến năm 2016, 60% lực lượng thanh niên tại các
trường đại học, cao đẳng, trung cấp, phổ thông trung học được nắm rõ trách nhiệm
của mình trong công tác bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu. Đạt 85%
vào năm 2018.
b. Những nhiệm vụ cụ thể:
- Nhân dịp các sự kiện, ngày lễ về môi trường trong
năm (Ngày Đất ngập nước thế giới 02/02, Ngày Nước thế giới 22/3, Ngày Trái Đất
22/4, Ngày Đa dạng sinh học thế giới 22/5, Ngày Môi trường thế giới 05/6, Ngày
Đại dương thế giới 08/6, Tuần lễ Biển và Hải đảo 01 - 08/6, Chiến dịch Làm cho
thế giới sạch hơn,….), Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, hướng dẫn các sở,
ban, ngành, hội đoàn thể và các địa phương tổ chức những hoạt động hưởng ứng, bảo
vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu.
- Tỉnh Đoàn Bình Định triển khai các hoạt động
tuyên truyền trong các cấp bộ đoàn cho đoàn viên thanh niên trên địa bàn tỉnh;
vận động thanh niên thực hiện các giải pháp xanh - sạch - đẹp và phát triển bền
vững bằng các hình thức phù hợp.
- Báo Bình Định, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh
tuyên truyền trên các chương trình đã được nêu ở mục Xây dựng tài liệu tuyên
truyền.
c. Hình thức:
- Tập huấn
- Tọa đàm, diễn đàn, hội thảo
- Mittinh
- Tổ chức cuộc thi
- Xây dựng mô hình
- Tổ chức tham quan các mô hình, địa điểm thực tế.
4. Xây dựng và nhân rộng mô hình điển hình trong
công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
a. Mục tiêu:
- Mỗi năm triển khai phổ biến nhân rộng từ 04 - 05
mô hình tiên tiến điển hình trong công tác bảo vệ môi trường, thích ứng với biến
đổi khí hậu.
- Đến năm 2018, 100% khu vực đô thị được triển khai
hoạt động phân loại chất thải rắn đều có thanh niên tích cực tham gia thực hiện.
b. Những nhiệm vụ cụ thể:
- Tỉnh Đoàn Bình Định chủ trì tiến hành xây dựng và
nhân rộng đội Thanh niên xung kích bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu
tại các địa phương và cơ quan, đơn vị. Đội thanh niên xung kích có nhiệm vụ
tham gia một số hoạt động tình nguyện như ra quân tuyên truyền về bảo vệ môi
trường; ra quân “Ngày Thứ bảy tình nguyện”, “Ngày Chủ nhật xanh”; hỗ trợ các hộ
gia đình nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn xây dựng nhà tiêu, chuồng trại chăn
nuôi hợp vệ sinh; ra quân trồng cây xanh, trồng rừng ngập mặn; bảo tồn đa dạng
sinh học; thu gom rác thải, vệ sinh môi trường sau lũ lụt; đăng ký “đoạn đường
tự quản”, thực hiện nếp sống văn minh, tiết kiệm, ….
- Tại các địa phương chưa có hệ thống thu gom rác,
đặc biệt tại các xã đang xây dựng Chương trình nông thôn mới, tổ chức thanh
niên của xã phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành xây dựng các mô hình
thu gom và xử lý rác hợp lý như xây dựng bể thu gom, xử lý rác thải, phân gia
súc tại hộ gia đình, thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật ngoài đồng ruộng,….
- Tỉnh đoàn chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan
(Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học
và Công nghệ,..... ) phát động phong trào nghiên cứu, triển khai và phổ biến
các mô hình ứng phó với biến đổi khí hậu phù hợp với tình hình hiện nay, đặc biệt
là các mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu.
c. Hình thức:
- Xây dựng các mô hình tiên tiến điển hình, sau đó
tiến hành phổ biến thông qua các hình thức tập huấn, hội thảo, tọa đàm, hội thảo
chuyên đề, tham quan thực tế... để các địa phương trong tỉnh học tập và nhân rộng.
- Thông qua phương tiện thông tin đại chúng Báo
Bình Định, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Tỉnh
đoàn tuyên truyền rộng rãi đến mọi tầng lớp thanh niên.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
a. Nguồn kinh phí thực hiện Đề án:
- Nguồn ngân sách Nhà nước theo phân cấp quản lý
ngân sách hiện hành.
- Lồng ghép kinh phí trong các Chương trình, Đề án
khác.
- Nguồn huy động hợp pháp khác.
b. Lập dự toán kinh phí
b1. Đối với đơn vị cấp tỉnh:
Hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị
được giao nhiệm vụ căn cứ Đề án lập dự toán gửi Sở Tài chính trước ngày 01/7 để
tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh giao dự toán cho đơn vị.
- Riêng kinh phí thực hiện năm 2015, sử dụng kinh
phí trong dự toán được giao của các đơn vị để thực hiện Đề án này.
b2. Đối với cấp huyện:
- Hàng năm, các cơ quan được giao nhiệm vụ căn cứ Đề
án để lập dự toán gửi đến cơ quan tài chính cùng cấp trước ngày 01/7 để tổng hợp
báo cáo UBND cấp huyện trình HĐND cùng cấp giao dự toán cho đơn vị.
- Đối với kinh phí thực hiện năm 2015, UBND cấp huyện
xem xét bổ sung cho đơn vị được giao nhiệm vụ trong khả năng dự toán ngân sách
cấp huyện năm 2015.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với
các cơ quan tổ chức thực hiện Đề án; xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để
thực hiện Đề án theo từng giai đoạn; chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc
thực hiện Đề án; hàng năm đánh giá kết quả thực hiện Đề án, khen thưởng các tập
thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Đề án; tổng kết, đánh giá,
rút kinh nghiệm, hướng dẫn nhân rộng.
- Tỉnh đoàn Bình Định tổ chức thực hiện các nội
dung của Đề án; phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp, các đoàn thể, các cơ
quan, đơn vị nhằm đa dạng hóa hình thức, phương pháp tuyên truyền, giáo dục
thanh niên trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với vấn đề bảo vệ
môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
- Văn phòng Điều phối về biến đổi khí hậu tỉnh Bình
Định có nhiệm vụ phối hợp, triển khai, hỗ trợ các đơn vị trong quá trình triển
khai các hoạt động của Đề án.
- Sở Tài chính căn cứ khả năng ngân sách tỉnh, đề
xuất UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện các chương trình, nhiệm vụ của Đề án
cho Sở Tài nguyên và Môi trường, Tỉnh đoàn Bình Định và các đơn vị liên quan
khác.
- Báo Bình Định, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh
dành thời lượng phản ánh về môi trường, biến đổi khí hậu; xây dựng chuyên trang,
chương trình cổ động, bài viết, phóng sự chuyên sâu về môi trường, biến đổi khí
hậu.
- Các Sở, ngành liên quan trong phạm vi chức năng,
nhiệm vụ của đơn vị, tổ chức thực hiện các nội dung của Đề án, đồng thời hàng
năm kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Đề án tại cơ quan mình.
- UBND cấp huyện và cấp xã bố trí kinh phí thực hiện
các nhiệm vụ của Đề án tại địa phương; tổ chức triển khai thực hiện Đề án tại địa
phương, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm về nâng cao nhận thức về
bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu cho thanh niên phù hợp với kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thường xuyên kiểm tra việc triển
khai, thực hiện Đề án. Thực hiện chế độ báo cáo hàng năm theo quy định.