Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1185/QĐ-UBND quản lý bảo vệ sử dụng bền vững Khu Ram Vườn quốc gia Côn Đảo Vũng Tàu 2016

Số hiệu: 1185/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Người ký: Lê Tuấn Quốc
Ngày ban hành: 13/05/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1185/QĐ-UBND

Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 13 tháng 05 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG KHU RAMSAR VƯỜN QUỐC GIA CÔN ĐẢO

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 27/2005/NĐ-CP ngày 8/3/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sđiều của Luật Thủy sản 2003;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng;

Căn cứ Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về Tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng;

Căn cứ Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 11 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về Tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng;

Xét đề nghị Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 128/TTr-SNN-LN ngày 25 tháng 4 năm 2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vững Khu Ramsar Vườn quốc gia Côn Đảo với những nội dung chính như sau:

1. Phạm vi của Đề án:

Bao gm toàn bộ diện tích của Khu Ramsar Vườn quốc gia Côn Đo là 19.990,7 ha. Trong đó:

- Diện tích trên 14 hòn đảo nổi có hệ sinh thái cạn là 5.990,7 ha;

- Diện tích có các hệ sinh thái đất ngập nước và biển là 14.000 ha.

2. Mục tiêu của Đề án:

a) Nhm xác định các nội dung hoạt động quản lý, bảo vệ và sử dụng bn vững các tài nguyên của khu Ramsar và khu rừng đặc dụng mà Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo, các cơ quan của huyện Côn Đảo và cộng đồng dân cư địa phương có trách nhiệm thực hiện nhằm duy trì các chức năng, giá trị của khu Ramsar Vườn quốc gia Côn Đảo.

b) Xác định các cơ chế phối hợp giữa Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo, UBND huyện Côn Đảo và cộng đồng dân cư trên địa bàn trên cơ sở cùng chia sẻ trách nhiệm, nghĩa vụ, lợi ích và đồng thuận.

c) Tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng cho việc quản lý, bảo vệ và sử dụng các tài nguyên của khu Ramsar, vừa phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, vừa phù hợp với các quy định của Công ước Ramsar.

3. Quan điểm về quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vững Khu Ramsar

a) Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật có liên quan đến tổ chức, quản lý, bảo vệ khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, vùng đất ngập nước.

b) Bảo vệ nghiêm ngặt diện tích khu Ramsar Vườn quốc gia Côn Đảo đã được quốc tế xác lập và công nhận.

c) Kết hợp sử dụng, khai thác với bảo tồn, ưu tiên bảo tồn các loài quý, hiếm, đặc hữu, các hệ sinh thái đặc trưng. Đảm bảo duy trì các chức năng, giá trị của khu Ramsar.

d) Khuyến khích và tạo điều kiện để cộng đồng dân cư Côn Đảo tham gia vào việc bảo vệ rừng của vườn quốc gia và Khu Ramsar.

đ) Chia sẻ trách nhiệm, nghĩa vụ và lợi ích giữa Vườn quốc gia Côn Đảo, UBND huyện Côn Đảo, cộng đồng dân cư trên địa bàn trong việc quản lý, bảo vệ, sử dụng Khu Ramsar và các dịch vụ môi trường rừng của Vườn quốc gia Côn Đảo.

4. Các hoạt động quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên biển và đất ngập nước của Khu Ramsar

4.1. Các hoạt động quản lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên biển và đất ngập nước

Hoạt động 1. Quy hoạch trên thực địa và lắp đặt hệ thống mốc ranh giới: Quy hoạch toàn bộ diện tích bảo tồn biển (14.000 ha) trên thực địa thành các phân khu chức năng gồm: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt; Phân khu phục hồi sinh thái; Phân khu phát triển, lắp đặt hệ thống mốc ranh giới phạm vi bảo tồn biển và từng phân khu theo quy định tại Nghị định số 57/2008/NĐ-CP ngày 02/5/2008 của Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý các khu bảo tồn biển Việt Nam có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế.

Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo có trách nhiệm xây dựng hồ sơ thiết kế lắp đặt hệ thống mốc ranh giới vùng bảo tồn biển và đất ngập nước trình Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Hoạt động 2. Tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm tra, bảo vệ tài nguyên biển và đất ngập nước có sự tham gia của cộng đồng địa phương

Lực lượng khoảng 70 người, nòng cốt là kiểm lâm, được chia thành 12 trạm và tổ kiểm lâm. Ngoài ra, tiếp tục duy trì, củng cbổ sung các tquần chúng bảo vệ biển, do cộng đồng dân cư Côn Đảo tự nguyện tham gia tuần tra, bảo vệ tài nguyên biển và đất ngập nước.

Các đơn vị có liên quan như Đội Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Đồn biên phòng Côn Đảo, Công an huyện, Viện Kiểm sát nhân dân huyện có trách nhiệm phối hợp với Hạt kiểm lâm Vườn quốc gia Côn Đảo trong công tác tuần tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về bảo vệ tài nguyên biển và đất ngập nước.

Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo có trách nhiệm xây dựng Phương án tuần tra, bảo vệ tài nguyên biển và đất ngập nước định kỳ 5 năm và kế hoạch nhiệm vụ cụ thể từng năm, trình Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Hoạt động 3. Điều tra, nghiên cứu, giám sát tài nguyên biển và đất ngập nước. Nhằm phát hiện, cập nhật cơ sở dữ liệu về tài nguyên biển và đất ngập nước, làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vng tài nguyên biển và đất ngập nước.

Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo có trách nhiệm lập Phương án điều tra, nghiên cứu, giám sát tài nguyên bin và đất ngập nước định kỳ 5 năm và kế hoạch nhiệm vụ cụ thể từng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Hoạt động 4. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo tồn và sử dụng khôn khéo tài nguyên biển và đất ngập nước

a) Các đối tượng cần được tuyên truyền: Các hộ dân trên địa bàn Côn Đảo, đặc biệt các hộ ngư dân; Ngư dân ngoài địa bàn Côn Đảo; Học sinh; Cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan huyện; Các đơn vị bộ đội, công an; Khách du lịch.

b) Nội dung tuyên truyền: Tổng quan về Công ước Ramsar và Khu Ramsar Vườn quốc gia Côn Đảo; Tổng quan về Vườn quốc gia Côn Đảo; Các văn bản pháp luật đquản lý Vườn quốc gia Côn Đảo và Khu Ramsar; Các loài thủy sinh biển và đất ngập nước thuộc loài danh sách nguy, cấp, quý hiếm theo quy định của pháp luật và theo sách đỏ cm khai thác, sử dụng; Các loài thủy sinh biển và đất ngập nước không thuộc loài danh sách nguy, cấp, quý hiếm theo quy định của pháp luật và theo sách đcó thể khai thác, sử dụng; Các loại ngư cụ và phương pháp khai thác thủy sản bị cấm.

4.2. Một số loài thủy sản được phép khai thác ở Phân khu phát triển trong vùng bảo tồn biển của Vườn quốc gia Côn Đảo

Theo quy định tại Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 và Thông tư số 62/2008/TT-BNN ngày 20/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thi hành Nghị định số 59/2005/NĐ-CP của Chính phủ về điều kiện sản xuất kinh doanh một số ngành nghề thủy sản, một số loài thủy sản được phép khai thác ở Phân khu phát triển (9.524,7 ha) trong vùng bảo tồn biển của Vườn quốc gia Côn Đảo theo quy định về kích thước tối thiểu và mùa vụ như sau:

4.2.1. Các loài thủy sản được phép khai thác theo quy định về kích thước:

TT

Tên Việt Nam

Tên Khoa học

Chiều dài nhỏ nhất (từ đầu đến đuôi) cho phép khai thác (mm)

1

Cá Trích xương

Sardinella jussieu

80

2

Cá Nục sồ

Decapterus maruadsi

120

3

Cá Chỉ vàng

Selaroides leptolepis

90

4

Cá Thu chấm

Scomberomorus guttatus

320

5

Cá Thu nhật (cá sa pa)

Scomber japonicus

200

6

Cá Ngừ chù

Auxis thazard

220

7

Cá Ngừ chấm

Euthynnus affinis

360

8

Cá Bạc má

Rastrelliger kanagurta

150

9

Cá Mối

Saurida spp.

200

10

Cá Cam

Seriolina nigrofasciata

300

11

Cá Lượng vàng

Dentex tumifrons

150

12

Cá Lượng

Nemipterns spp.

150

13

Tôm Rảo

Metapenaeus ensis

85

14

Tôm He mùa

Penaeus merguiensis

110

15

Tôm he Ấn Độ

Penaeus indicus

120

16

Tôm He rn

P.semisulcatus

120

17

Tôm He Nhật

P.japonicus

120

18

Mực ống

Loligo edulis

Loligo chinensis

130

150

19

Mực lá

Sepioteuthis lessoniana

120

20

Điệp quạt

Chlamys nobilis

60

21

Sò lông

Anadara antiquata

55

22

Ốc hương

Babylonia areolata

55

23

Ghẹ xanh

Portunus pelagicus

100

24

Ghẹ ba chm

Portunus sanguinolentus

100

25

Mực ống beka

Loligo beka

60

4.2.2. Các loài thủy sản được phép khai thác theo quy định về mùa vụ

TT

Tên Việt Nam

Tên Khoa học

Thời gian cấm khai thác

1

Cá Thu bông

Scomberomorus commersonii

từ 1/12 - 30/4

2

Cá Thu

Scomberomorus cavalla

từ 1/12 - 30/4

3

Cá Măng biển

Chanos chanos

t 1/3 - 31/5

4

Điệp dẻ quạt

Chlamys senatoria

từ 1/4 - 31/7

5

Nghêu trắng

Meretrix lyrata

từ 1/6 - 30/11

4.2.3. Danh sách các loài thủy sinh có giá trị kinh tế, không thuộc danh sách các loài nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật và không có trong Sách Đỏ của Việt Nam và quốc tế, có thể khai thác

Có 489 loài thủy sinh gồm các loài: giun, c, sò, ngao, trai, điệp, hàu, tôm, của, ghẹ, cá, mực, hải sâm, có thể khai thác trong Phân khu phát triển của vùng bảo tồn biển của Vườn quốc gia Côn Đảo (theo Phụ lục 3 của Đề án).

4.2.4. Tổ chức quản lý, khai thác các loài thủy sinh

Giao Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo xây dựng Đề án quản lý, bảo tồn, khai thác các loài thủy sinh trong Phân khu phát triển ở vùng bảo tồn biển và Quy chế khai thác, sử dụng các loài thủy sinh sau khai thác, trình Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Nguyên tắc khai thác hợp lý nhưng phải duy trì chức năng và giá trị của hệ sinh thái theo cách “sử dụng khôn khéo” của Công ước Ramsar.

4.3. Danh sách các loài thủy sinh nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật và Sách Đỏ của Việt Nam và quốc tế, cấm khai thác gồm:

STT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

Sách đỏ - Quy định NN

 

RONG

 

 

1

Rong Câu chân vịt

Hydropuntia eucheumoides

EN - QĐ.82.BNN

 

THÂN MM

 

 

2

Trai Ngọc môi đen

Pinctada margaritifera

VU - QĐ.82.BNN

3

Trai Ngọc môi vàng

Pinctada matxima

VU - QĐ.82.BNN

4

Trai Ngọc nữ

Pteria penguin

VU - QĐ.82.BNN

5

Trai Tai tượng vảy

Tridacna squamosa

VU - QĐ.82.BNN

6

Trai Tai tượng lớn

Tridacna maxima

VU - QĐ.82.BNN

7

Ốc Đụn cái

Tectus niloticus

CR - QĐ.82.BNN

8

c Đụn đực

Trochus pyramis

EN - QĐ.82.BNN

9

Bào ngư hình vành tai

Haliotis asinina

VU - QĐ.82.BNN

10

Bào ngư hình Bu dục

Haliotis ovina

VU - QĐ.82.BNN

11

c Tù và

Charonia tritonis

CR - QĐ.82.BNN

12

c Sứ mt trĩ

Cypraea argus

CR - QĐ.82.BNN

13

c Anh vũ

Nautilus pompilius

CR - QĐ.82.BNN

14

c Sứ bản đồ

Cypraea mappa

VU - QĐ.82.BNN

15

c Sứ lc tê

Calupurnus lacteus

VU - QĐ.82.BNN

16

c Xon vách

Epitonium scalare

VU - QĐ.82.BNN

17

Trai Bàn mai

Atrina vexillum

VU - TT.01.BNN

18

Mực Nang vân hổ

Sepia tigris

VU - QĐ.82.BNN

19

Mực lá

Sepioteuthis lesoniana

VU.TT.01.BNN

 

GIÁP XÁC

 

 

20

Tôm Hùm đá

Panulirus homarus

EN - QĐ.82.BNN

21

Tôm hùm đỏ

Panulirus longipes

EN - QĐ.82.BNN

22

Tôm hùm bông

Panulirus ornatus

VU - QĐ.82.BNN

23

Tôm hùm sen

Panulirus versicolor

VU - QĐ.82.BNN

24

Tôm v bin sâu

Ibacus ciliatus

VU - QĐ.82.BNN

25

Tôm V trng dẹp

Thenus orientalis

VU - QĐ.82.BNN

 

CU GAI

 

 

26

Cu Gai đá

Heterocentrotus mammillatus

EN.TT.01.BNN

27

Hải sâm vú

Holothuria (Microthele) nobilis

VU- QĐ.82.BNN

28

Hải sâm dừa

Bohadchia (Actinopyga) mauritiana

VU- QĐ.82.BNN

29

Hải sâm mít

Bohadchia (Actinopyga) echinites

VU- QĐ.82.BNN

 

CÁ

 

 

30

Cá Nhám đuôi dài

Alopiidae pelagicus

EN- QĐ.82.BNN

31

Cá Nhám nhu mì

Stegostoma fasciatum

EN- QĐ.82.BNN

32

Cá Ging mõm tròn

Rhina ancylostoma

EN- QĐ.82.BNN

33

Cá Đao răng nhọn

Pristis cuspidatus

EN- QĐ.82.BNN

34

Cá Cháo bin

Elops saurus

VU- QĐ.82.BNN

35

Cá Cháo lớn

Megalops cyprinoides

VU- QĐ.82.BNN

36

Cá Mòi đường

Albula vulpes

VU- QĐ.82.BNN

37

Cá Mòi mõm tròn

Nematalosa nasus

VU- QĐ.82.BNN

38

Cá Mòi không răng

Nematalosa nasus

VU- QĐ.82.BNN

39

Cá Chìa vôi mõm răng cưa

Trachyrhamphus serratus

VU- QĐ.82.BNN

40

Cá Chìa vôi mõm nhọn

Syngnathus acus

VU- QĐ.82.BNN

41

Cá Chìa vôi không vây

Solegnathus hardwickii

VU- QĐ.82.BNN

42

Cá Kẽm chm vàng

Plectorhynchus flavomaculatus

EN- QĐ.82.BNN

43

Cá Ngựa gai

Hippocampus histrix

VU- QĐ.82.BNN

44

Cá Ngựa đen

Hippocampus kuda

EN- QĐ.82.BNN

45

Cá Ngựa chấm

Hippocampus trimacnlatus

EN- QĐ.82.BNN

46

Cá Chim hoàng đế

Pomacanthus imperator

VU- QĐ.82.BNN

47

Cá Bàng chai vân song (Cá Mó đu khúm)

Cheilinus undulatus

EN-TT.01.BNN

48

Cá Mó đu gù

Bolbometopon muricatum

EN-TT.01.BNN

49

Cá Bng bớp

Bostrichthys sinensis

CR- QĐ.82.BNN

50

Cá Song mỡ

Epinephelus tauvina

VU- QĐ.82.BNN

51

Cá Mú dẹt (Mú chuột)

Cromileptes altivelis

EN-TT.01.BNN

52

Cá Đường (cá Sửu giấy)

Otolithoides biauritus

EN- TT.01.BNN

53

Cá Mập

Carcharodon carcharias

VU- QĐ.82.BNN

54

Cá Mập đu bạc

Carcharhinus albimarginatus

EN-TT.01.BNN

55

Cá Mập hin

Carcharhinus amblyrhynchoides

VU.TT.01.BNN

56

Cá Bướm bn vn

Coradion chrysozonus

VU- QĐ.82.BNN

57

Cá Mặt quỹ

Scorpaenopsis diabolus

EN-TT.01.BNN

58

Cá Đui đen

Aetobatus flageullum

EN-TT.01.BNN

59

Cá Đui không gai

Aetobatus nichofii

EN-TT.01.BNN

60

Cá Đui quạt

Okamejei knojei

EN-TT.01.BNN

61

Cá Đuối bướm hoa

Gymnura poecilura

EN-TT.01.BNN

62

Cá Đuối bồng lồi

Dasyatis bennetti

VU.TT.01.BNN

63

Cá Đui đĩa 2 hàng gai

Platyrhina limboonkengi

VU.TT.01.BNN

64

Cá Đuối đĩa trung hoa

Platyrhina siensis

VU.TT.01.BNN

 

BÒ SÁT

 

 

65

Đồi mồi

Eretmochelys imbricata

EN - NĐ.160- QĐ.82.BNN

66

Vích (rùa xanh)

Chelonia mydas

EN - NĐ.160- QĐ.82.BNN

67

Qun đồng (Đồi mồi dứa)

Lepidochelys olivacea

EN - NĐ.160- QĐ.82.BNN

68

Rùa da

Dermochelys coriacea

RC - NĐ.160- QĐ.82.BNN

 

THÚ

 

 

69

Bò biển

Dugong dugon

CR - NĐ.160-QĐ.82.BNN

70

Cá Heo mõm dài

Stenella longirostris

VU- QĐ.82.BNN

71

Cá Heo mõm chai

Tursiops truncates

VU- QĐ.82.BNN

72

Cá Heo mõm ngn

Orcaella brevirostris

VU- QĐ.82.BNN

73

Cá Ông sư

Neophocaena phocaenoides

VU- QĐ.82.BNN

74

Cá Voi xanh

Balaenoptera musculus

VU- QĐ.82.BNN

75

Cá Voi Brai

Balaenoptera edeni

VU- QĐ.82.BNN

 

CÁC LOÀI SAN HÔ

 

Luật Thủy Sản 2003

 

CÁC LOÀI C BIN

 

Luật Thủy Sản 2003

5. Quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên rừng và lâm sản ngoài gỗ của hệ sinh thái rừng trên cạn

5.1. Quan điểm về quản lý, bảo vệ rừng ở Côn Đảo

- Phòng hộ đầu nguồn nước để duy trì và điều tiết nước cho sản xuất nước sạch, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và phát triển kinh tế, xã hội tại Côn Đảo.

- Bảo vệ rừng để bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên và sinh cảnh của các loài động, thực vật đặc trưng và các di tích lịch sử vật thể có tầm quan trọng quốc gia của Côn Đảo, làm nền tảng để xây dựng Côn Đảo thành Khu du lịch quốc gia theo Quyết định số 870/QĐ-TTg ngày 17/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

- Bảo vệ rừng để góp phần củng cố quốc phòng, tạo căn cứ vững chắc cho phòng thủ và bảo vệ vùng bin phía Đông Nam của đất nước.

5.2. Các hoạt động quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vững lâm sản ngoài g

Hoạt động 1. Điều tra, thống kê các loài thực vật ngoài gỗ trong Khu Ramsar.

Hoạt động 2. Xác định giá trị sử dụng của các loài thực vật ngoài gỗ không thuộc các loài nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật và không có trong Sách Đỏ của Việt Nam và quốc tế.

Hoạt động 3. Khảo sát, đánh giá, lập Dự án khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên thực vật ngoài gỗ để tạo nguồn thu cho công tác bảo vệ rừng và chia sẻ lợi ích theo quy định pháp luật hiện hành.

6. Các nguyên tắc và phương thức thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn Côn Đảo

6.1. Loại dịch vụ môi trường rừng thực hiện chi trả ở Côn Đảo

- Điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống.

- Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch.

6.2. Loại dịch vụ và đối tượng phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng

a) Trạm cung cấp nước Côn Đảo sản xuất và cung ứng nước sạch phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ rừng đầu nguồn đđiều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất, kinh doanh nước sạch.

b) Các khách sạn, nhà nghỉ ở Côn Đảo hưởng lợi từ không khí trong lành của thm che thực vật rừng trên cạn và rừng trên vùng đất ngập nước của rừng đặc dụng và khu Ramsar phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ các thảm thực vật rừng này.

c) Khách du lịch hưởng lợi từ dịch vụ tham quan các cảnh quan tự nhiên và tài nguyên động, thực vật của hệ sinh thái rừng, các cảnh quan tự nhiên và tài nguyên động, thực vật (rùa biển, cỏ biển, san hô,....) của hệ sinh thái đất ngập nước của rừng đặc dụng và khu Ramsar có trách nhiệm chi trả tiền dịch vụ về bảo tồn các hệ sinh thái này và được thực hiện việc chi trả dưới hình thức Đề án phí tham quan do Hội đồng Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu quyết định.

6.3. Các đối tượng cung ứng dịch vụ môi trường rừng, được nhận tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn Côn Đảo

a) Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo: Lực lượng kiểm lâm trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ rừng, bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học của rừng đặc dụng trên các hòn đảo; các cán bộ nhân viên trực tiếp làm nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

b) Các hộ gia đình ký hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng, với Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo.

c) Các đơn vị quân đội ký hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng với Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo.

d) Các thành viên Ban chỉ đạo thực hiện Đề án quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vững rừng đặc dụng và khu Ramsar Vườn quốc gia Côn Đảo trực tiếp làm nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

6.4. Hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng áp dụng trên địa bàn Côn Đảo

Việc chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn Côn Đảo sẽ áp dụng hình thức chi trả trực tiếp cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng, không thông qua tổ chức trung gian, được thực hiện trên cơ sở hợp đồng thỏa thuận tự nguyện giữa bên sử dụng và bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

6.5. Cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng

6.5.1. Chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng ca Trạm cung cấp nước Côn Đảo

a) Trạm Cung cấp nước Côn Đảo sản xuất và kinh doanh nước sạch phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ rừng đầu nguồn để điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất nước sạch.

b) Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo ký hợp đồng chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng với Trạm cung cấp nước Côn Đảo theo từng năm.

c) Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng:

Mức chi trả tiền đối với loại dịch vụ môi trường rừng này thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 99/2010/NĐ-CP là 40 đồng/m3 nước thương phẩm.

d) Trạm cung cấp nước Côn Đảo được hạch toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng vào giá thành sản phẩm theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 99/2010/NĐ-CP.

6.5.2. Chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng của các khách sạn, nhà nghỉ

a) Các khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn Côn Đảo hưởng lợi từ không khí trong lành của thảm che thực vật rừng trên cạn và rừng trên vùng đất ngập nước của rừng đặc dụng và khu Ramsar phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ các thảm thực vật rừng này.

b) Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo ký hợp đồng chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng với từng khách sạn và nhà nghỉ theo từng năm.

c) Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng:

Mức chi trả tiền đối với loại dịch vụ môi trường rừng này áp dụng theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 99/2010/NĐ-CP là 1,5% tổng doanh thu của một năm.

d) Các khách sạn, nhà nghỉ được hạch toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng vào giá thành sản phẩm theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 99/2010/NĐ-CP.

6.5.3. Chi trả tiền dch vụ môi trường rng của khách du lịch

Khách du lịch hưởng lợi từ dịch vụ tham quan các cảnh quan tự nhiên và tài nguyên động, thực vật của hệ sinh thái rừng, các cảnh quan tự nhiên và tài nguyên động, thực vật (rùa bin, cỏ bin, san hô,....) của hệ sinh thái đất ngập nước trong rừng đặc dụng và khu Ramsar phải chi trả tiền dịch vụ về bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên này. Phương thức chi trả được thực hiện dưới hình thức Đán thu phí tham quan do Hội đồng Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu quyết định.

6.5.4. Quản lý, sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng và các dịch vụ khác có liên quan

a) Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo, với trách nhiệm là chủ rừng đặc dụng, lập Đề án quản lý, sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng và Dự án bảo tồn, sử dụng bền vững tài nguyên lâm sản ngoài g, tài nguyên sinh vật biển và đất ngập nước theo quy định pháp luật hiện hành.

b) Ban quản Vườn quốc gia Côn Đảo là đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm quản lý sử dụng nguồn thu từ tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật về quản lý tài chính đi với đơn vị.

c) Việc sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng và tiền thu được từ các dịch vụ khác thực hiện theo các đề án và dự án được Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phê duyệt.

7. Chia sẻ trách nhiệm và lợi ích trong thực hiện Đề án quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vững Khu Ramsar Vườn quốc gia Côn Đảo

7.1. Chia sẻ trách nhiệm trong quản lý bảo vệ tài nguyên của khu rừng đặc dụng và khu Ramsar

7.1.1) Đối với Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo

a) Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo là tổ chức chủ rừng đặc dụng do Nhà nước thành lập phải thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền hạn của chủ rừng trong việc quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng, biển và đất ngập nước theo đúng các quy định pháp luật hiện hành và các quy định của Công ước Ramsar.

b) Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo có trách nhiệm thực hiện Luật Đa dạng sinh học trong việc bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên và tài nguyên động, thực vật, đặc biệt là các loài đặc hữu, nguy cấp, quý, hiểm.

c) Chịu trách nhiệm về các nội dung công việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về rừng đặc dụng và của khu Ramsar Côn Đảo.

7.1.2) Đối với Ủy ban nhân dân huyện Côn Đảo

Ủy ban nhân dân huyện Côn Đảo có trách nhiệm thực hiện một số nhiệm vụ chính như sau:

a) Triển khai thực hiện các quy định của pháp luật, chính sách, chế độ Nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp.

b) Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định về khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình và tổ chức trên địa bàn.

c) Huy động và chỉ đạo các lực lượng trên địa bàn để ngăn chặn mọi hành vi gây thiệt hại đến tài nguyên rừng; tổ chức thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rng, phòng trừ sinh vật hại rừng.

3) Đối với các tổ chức và hộ dân trên địa bàn

a) Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo có trách nhiệm khoán rừng cho các đơn vị quân đội và các hộ dân trên đảo Côn Sơn (Hòn Lớn) bảo vệ và tổ chức cho các hộ ngư dân tham gia cùng bảo vệ tài nguyên trong phạm vi bảo tn bin và đất ngập nước.

b) Các đơn vị quân đội và các hộ dân trên đảo Côn Sơn có trách nhiệm thực hiện trách nhiệm bảo vệ rừng và tài nguyên bin, đất ngập nước theo hợp đng ký với Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo.

7.2. Chia sẻ li ích trong quản lý bảo vệ tài nguyên của khu rừng đặc dung và khu Ramsar

1) Đi với nguồn tài chính thu được từ các dịch vụ không phải là dịch vụ môi trường rừng, Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo có nghĩa vụ nộp thuế các khoản thu, chi theo quy định của pháp luật, số kinh phí còn lại sử dụng để cải thiện thu nhập cho CBCNV và hỗ trợ nâng cao chất lượng dịch vụ. Việc sử dụng phải dựa trên quy chế quản lý, sử dụng dịch vụ, đồng thời phải đảm bảo nguyên tắc công khai, công bằng, minh bạch.

2) Đối với nguồn kinh phí thu từ thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng:

a) Chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho các hộ dân và đơn vị quân đội hiện đang ký hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng trên đảo Côn Sơn với Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo. Diện tích và vị trí khu rừng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng theo số liệu tại các bản hợp đồng bảo vệ rừng đang thực hiện.

b) Chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho các cán bộ bảo vệ rừng và kiểm lâm để bảo vệ toàn bộ diện tích rừng còn lại của Vườn quốc gia Côn Đảo.

c) Mức tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng (đồng/ha/năm) để chi trả cho việc bảo vệ rừng được xác định theo quy định tại Thông tư số 80/2011/TT- BNNPTNT ngày 23/11/2011 của Bộ NN&PTNT về “Hướng dẫn phương pháp xác định tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng”.

d) Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo được trích 10% trong tổng số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng thu được để chi cho các hoạt động quản lý theo quy định tại Thông tư số 62/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC ngày 16/11/2012 của Bộ NN&PTNT và Bộ Tài chính

Điều 2. Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo là tổ chức chủ rừng, quản lý khu rừng đặc dụng đồng thời quản lý Khu Ramsar có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với Ủy ban nhân huyện Côn Đảo và các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện các nội dung của bản Đề án, định kỳ hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện Đề án để theo dõi và chỉ đạo.

Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo dự thảo Quy chế phi hợp, chia sẻ nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền hạn, li ích trong quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vững khu Ramsar Côn Đảo trình UBND tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa - Thể thao và Du lịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Côn Đảo; Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lưu: VT.KT8.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Tuấn Quốc

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1185/QĐ-UBND ngày 13/05/2016 phê duyệt Đề án quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vững Khu Ramsar Vườn quốc gia Côn Đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.212

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.28.133
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!