ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1131/QĐ-UBND
|
Lào
Cai, ngày 17 tháng 4
năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ THIÊN TAI THEO CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI NĂM
2018 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai
ngày 19/6/2013;
Căn cứ Nghị định số 66/2014/NĐ-CP
ngày 04/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Phòng, chống thiên tai;
Căn Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg
ngày 15/8/2014 Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo về truyền tin
thiên tai;
Căn cứ Quyết định số
44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về cấp
độ rủi ro thiên tai;
Căn cứ Đề án số 1002/QĐ-TTg ngày
13/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng
và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng;
Căn cứ Quyết định số 3077/QĐ-UBND
ngày 20/9/2016 của UBND tỉnh Lào Cai về việc Phê duyệt Kế hoạch phòng chống
thiên tai và TKCN giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông
nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 54/TTr-SNN ngày 11/4/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án ứng
phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai năm 2018 trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Điều 2. Sở Nông nghiệp và PTNT (cơ quan thường trực
phòng, chống thiên tai) tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các sở, ban,
ngành, đơn vị; UBND cấp huyện, cấp xã; các đoàn thể, tổ chức kinh tế, tổ chức
xã hội và cá nhân liên quan trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện đạt hiệu quả
Phương án này. Định kỳ tổng hợp báo cáo UBND tỉnh về tiến độ và kết quả thực hiện.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ban,
ngành; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành
phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể
từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Ban Chỉ đạo TW về
PCTT;
- Ủy ban Quốc gia TKCN;
- TT.TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Thành viên BCH PCTT và TKCN tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Văn phòng TT PCTT;
- BBT Cổng TTĐT tỉnh;
- CVP, PCVP1,3;
- Lưu: VT, TH1, NLN1, KT1, QLĐT1, TNMT2
|
TM.ỦY
BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hữu Thể
|
PHƯƠNG ÁN
ỨNG PHÓ THIÊN TAI THEO CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI NĂM 2018 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
LÀO CAI
(Kèm theo Quyết định số: 1131/QĐ-UBND
ngày 17/4/2018 của UBND tỉnh Lào Cai)
Phần I
CĂN CỨ PHÁP LÝ,
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
I. Căn cứ pháp lý
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai
ngày 19/6/2013;
Căn cứ Nghị định số 66/2014/NĐ-CP
ngày 04/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Phòng, chống thiên tai;
Căn cứ Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg
ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên
tai;
Căn cứ Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg
ngày 15/8/2014 Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo về truyền tin thiên tai;
Căn cứ văn bản số 128/TWPCTT ngày
18/8/2015 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai về định hướng
xây dựng phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai;
Căn cứ Quyết định số 3077/QĐ-UBND
ngày 20/9/2016 của UBND tỉnh Lào Cai về việc phê duyệt kế hoạch phòng, chống
thiên tai và TKCN giai đoạn 2016- 2020 trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Để chủ động trong công tác ứng phó với
thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai, giảm thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây
ra, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
UBND tỉnh xây dựng và ban hành “Phương án ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai năm 2018” như sau:
II. Điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội
1. Đặc điểm tự nhiên
a) Vị trí địa lý: Lào Cai là tỉnh miền núi phía Tây Bắc, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt
và 345 km theo đường bộ (theo đường Quốc lộ 70). Phía Đông giáp tỉnh Hà
Giang; phía Tây giáp tỉnh Lai Châu; phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Bắc giáp tỉnh
Vân Nam (Trung Quốc) với 182,086 km đường biên giới.
b) Địa hình: Địa hình tỉnh Lào Cai rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia
cắt mạnh. Hai dãy núi chính là dãy núi Hoàng Liên Sơn và dãy núi Con Voi cùng có
hướng Tây Bắc - Đông Nam nằm về phía Đông và phía Tây tạo ra các vùng đất thấp
trung bình giữa hai dãy núi này là một vùng về phía Tây dãy Hoàng Liên Sơn. Địa
hình đặc trưng chủ yếu là núi cao, đồi dốc, khe sâu; những vùng đất có độ dốc
trên 250 chiếm 80% diện tích đất của toàn tỉnh.
Địa hình được chia thành 2 vùng, với đặc trưng nền nhiệt và chịu sự tác động của
khí hậu thời tiết, thiên tai khác nhau, gồm:
- Vùng đồi núi cao bao gồm các huyện:
Sa Pa, Si Ma Cai, Bắc Hà, Mường Khương, Bát Xát, Văn Bàn
thường xuyên chịu tác động của các loại hình thiên tai như tố lốc, lũ ống, lũ
quét, mưa đá, mưa lớn, ngập lụt, sạt lở đất, sét, hạn hán, rét đậm, rét hại...
- Vùng thấp gồm các huyện: Bảo Thắng,
Bảo Yên, thành phố Lào Cai và một phần của huyện Bát Xát thường bị ngập úng do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, hoàn lưu bão, đặc biệt là mưa lớn,
mưa cục bộ xảy ra.
- Do tỉnh Lào Cai nằm sâu trong đất
liền nên ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của Bão nhưng chịu ảnh hưởng của hoàn lưu
bão và áp thấp nhiệt đới. Tuy nhiên, do nằm ở phía Đông của dãy núi Con Voi,
Hoàng Liên Sơn là một trong những tâm mưa lớn của cả nước (Bình quân lượng
mưa tại trạm Bảo Yên là 2.140 mm/năm, riêng năm 2013 đạt 2.921 mm). Ảnh hưởng
của hoàn lưu bão trên địa bàn tỉnh chủ yếu là giông lốc, mưa kéo dài, mưa lớn
gây ngập úng vùng thấp; lũ quét, trượt sạt lở đất ở vùng núi.
c) Hiện trạng sử dụng đất (theo
niên giám thống kê năm 2016)
TT
|
Loại
đất
|
Diện
tích
(ha)
|
Cơ
cấu
(%)
|
|
Tổng diện tích tự nhiên
|
636.403,20
|
100
|
1
|
Đất nông nghiệp
|
486.710,26
|
76,48
|
1.1
|
Đất sản xuất nông nghiệp
|
135.419,84
|
21,28
|
1.2
|
Đất lâm nghiệp có rừng
|
348.705,39
|
54,79
|
1.3
|
Đất nuôi trồng thủy sản
|
2.542,71
|
0,40
|
1.4
|
Đất nông nghiệp khác
|
42,32
|
0,01
|
2
|
Đất phi nông nghiệp
|
32.678,12
|
5,14
|
2.1
|
Đất ở
|
5.012,50
|
0,79
|
2.2
|
Đất chuyên dùng
|
18.324,53
|
2,88
|
2.3
|
Đất tôn giáo tín ngưỡng
|
20,36
|
0,00
|
2.4
|
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
|
394,43
|
0,06
|
2.5
|
Sông suối và mặt nước chuyên dùng
|
8.891,07
|
1,40
|
2.6
|
Đất phi nông nghiệp khác
|
35,23
|
0,01
|
3
|
Đất chưa sử dụng
|
117.014,82
|
18,38
|
3.1
|
Đất bằng chưa sử dụng
|
835,41
|
0,13
|
3.2
|
Đất đồi núi chưa sử dụng
|
110.185,95
|
17,31
|
3.3
|
Núi đá không có rừng cây
|
5.993,46
|
0,94
|
d) Sông, suối
Lào Cai có hệ thống sông suối dày
đặc được phân bố khá đều trên địa bàn tỉnh, trong đó có ba con
sông lớn là sông Hồng, sông Chảy và sông Nậm Thi có độ dốc cao, ngắn, hàm lượng
phù sa lớn.
- Sông Hồng: Điểm tiếp xúc đầu tiên của
sông Hồng với lãnh thổ Việt Nam tại xã A Mú Sung, huyện Bát Xát; chính giữa
sông là điểm phân chia lãnh thổ hai nước; đến thành phố Lào Cai, sông Hồng chảy
hẳn vào lãnh thổ Việt Nam, trong đó chảy qua tỉnh Lào Cai với chiều dài khoảng
120 km; mực nước cao nhất 8.148 cm; lưu lượng nước cao nhất 3.690m3/s. Sông Hồng góp phần quan trọng trong sinh hoạt và đời sống cũng như
trong sản xuất. Song, do lượng phù sa lớn, lòng sông luôn bị bồi lấp kết hợp với
mưa lớn khiến cho mực nước thường xuyên thay đổi.
- Sông Chảy: Bắt nguồn từ Trung Quốc
chảy qua các huyện: Si Ma Cai, Bắc Hà, Bảo Yên. Độ dài sông Chảy đi qua tỉnh
Lào Cai với chiều dài khoảng 124 km; mực nước cao nhất 7.613 cm; lưu lượng nước
cao nhất 2.440 m3/s. Sông Chảy góp phần quan trọng
trong sinh hoạt, đời sống và sản xuất. Tuy nhiên, sông Chảy
bị tác động bởi 11 nhà máy thủy điện ngăn chặn dòng nước, do đó mực nước bị
thay đổi bất thường và phụ thuộc nhiều vào sự vận hành của nhà máy.
- Sông Nậm Thi: Bắt nguồn từ Trung Quốc
chảy qua các huyện: Mường Khương, Bảo Thắng, thành phố Lào Cai. Độ dài sông Nậm
Thi chảy qua tỉnh Lào Cai khoảng 122 km, mùa mưa thường xuyên xảy ra lũ lụt, ngập
úng...
- Suối: Ngoài ba con sông chính, trên
địa bàn tỉnh Lào Cai còn có khoảng 107 dòng suối lớn, nhỏ về mùa
mưa có thể gây sạt lở đất, ngập lụt, lũ ống, lũ quét..., gây thiệt hại về người
và tài sản của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.
2. Thời tiết, khí hậu
- Lào Cai có khí hậu nhiệt đới gió
mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt; nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22°C đến 24°C; độ ẩm trung bình trên 80%. Do vị trí địa lý của tỉnh Lào Cai
nằm sâu trong đất liền nên ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của Bão, nhưng chịu ảnh
hưởng của hoàn lưu bão và áp thấp nhiệt đới, giông lốc, mưa kéo dài, mưa lớn
làm ngập úng vùng thấp, lũ quét, sạt lở đất...
- Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
toàn cầu, dự báo diễn biến thời tiết trong năm 2018 có rất nhiều phức tạp, nhiều
loại thiên tai bất thường, khó lường, tần suất xuất hiện ngày càng nhiều và
nghiêm trọng hơn. Sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu do hiện tượng El
Nino, Lanina và sự gia tăng các cơn bão nhiệt đới, hạn hán, lốc,
xoáy, mưa đá, giông tố... trong tương lai được dự báo có xu thế gia tăng khốc
liệt hơn.
- Lào Cai là tỉnh hội tụ đủ cả ba
vùng sinh thái miền núi, trung du, đồng bằng; có địa hình phức tạp chịu ảnh hưởng
của khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm, gió mùa; có nhiều khác biệt về tiểu vùng khí hậu,
từ đó thường xuyên chịu ảnh hưởng của 16/19 loại thiên tai như: lốc, mưa đá,
lũ, lũ quét, hạn hán, sạt lở, sét, rét hại.... Mặc dù nằm sâu trong đất liền,
không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão nhưng mỗi khi bão mạnh đổ bộ vào các tỉnh
ven biển phía Bắc, hoàn lưu của bão kết hợp với rãnh thấp thường gây mưa to đến
rất to tạo ra lũ, sạt lở đất đá gây thiệt hại nặng cả về người và tài sản của
nhân dân trên địa bàn tỉnh.
3. Dân số, lao động, hộ nghèo
a) Dân số trung bình toàn tỉnh năm 2016: 684.295 người,
trong đó: Nam 345.748 người; nữ 338.547 người; bình quân: 108 người/km2.
b) Lực lượng lao động từ 15 tuổi
trở lên
- Tổng số: 432.751 người, trong đó: Nữ
223.614 người; nam 209.137 người.
- Lao động thành thị: 87.544 người,
nông thôn 345.207 người.
c) Tỷ lệ hộ nghèo năm 2016: Tính theo tiêu chí mới là 27,41% , trong đó: Thành thị, là 5,42%; Nông
thôn, là 35,11 %.
(Số
liệu theo niên giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2016)
4. Phát triển các ngành kinh tế
năm 2017: Tăng trưởng kinh tế tỉnh Lào Cai được duy
trì ổn định; tốc độ tăng trưởng tổng
sản phẩm của tỉnh (GRDP) đạt 10,15% (trong đó: Nông lâm thủy sản tăng
6,23%; Công nghiệp - Xây dựng tăng 11,59%; Dịch vụ tăng 10,08%); duy trì cơ
cấu kinh tế tích cực, hợp lý (tỷ trọng trong tổng GRDP: Ngành công nghiệp -
xây dựng 43,2%; dịch vụ chiếm 42,56%; nông nghiệp 14,24%); GRDP bình quân đầu
người đạt 51,2 triệu đồng, tăng 11,3% so năm 2016.
5. Nhà ở:
Toàn tỉnh có 597.612 nhà ở, trong đó: 334.631 nhà kiên cố chiếm 55,99%; nhà bán
kiên cố 147.023 chiếm 24,6%; nhà khung gỗ lâu bền 92.474
chiếm 15,47%; nhà khác 18.604 chiếm 3,12%. (Theo văn bản số 1145/BXD-KHCN ngày 28/5/2015 của Bộ Xây dựng và Khoa học Công nghệ thì
nhà bán kiên cố chỉ chịu
được gió cấp 8, nhà đơn sơ chỉ chịu được gió bão cấp
6). Theo kết quả điều tra đánh giá nhanh chỗ ở an toàn
tỉnh Lào Cai có: 122.278 chỗ ở an toàn, tỷ lệ 74,1%; 41.378 chỗ ở kém an toàn,
tỷ lệ 25,07%; 1.378 chỗ ở phải di dời khẩn cấp, tỷ lệ 0,83%. Đây là thách thức
rất lớn về an sinh xã hội trong công tác phòng chống, ứng
phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
(Có
phụ biểu 01 kèm theo)
6. Hệ thống thông tin cảnh báo Khí
tượng thủy văn
- Mạng lưới trạm Khí tượng thủy văn của
tỉnh, gồm: 18 trạm, trong đó 10 trạm của Đài Khí tượng thủy văn Lào Cai (Trạm
Khí tượng Lào Cai, Trạm Khí tượng Sa Pa, Trạm
Nghiên cứu khí hậu nhiệt đới núi cao Sa Pa, Trạm
Khí tượng Bắc Hà, Trạm Khí tượng Bảo Yên, Trạm Thủy văn Lào Cai, Trạm Thủy văn Ngòi Nhù, Trạm Thủy
văn Bảo Yên, Trạm Thủy văn Vĩnh Yên, Trạm Thủy văn Bảo Hà). Chi cục Kiểm lâm lắp đặt 8 trạm quan trắc khí tượng phục vụ dự báo, cảnh
báo cháy rừng
- Trạm đo mưa 33 trạm, trong đó: 22
trạm đo mưa do Đài Khí tượng thủy văn Lào Cai quản lý, gồm: 06 nhà máy thủy điện
và tại các trạm, UBND các xã Ô Quý Hồ, Hàm Rồng (huyện
Sa Pa); Phố Lu (huyện Bảo Thắng); Khánh Yên (huyện Văn Bàn); Bảo Nhai, Cốc Ly (huyện
Bắc Hà); Mường Hum, Ý Tý, Thị trấn Bát Xát (huyện
Bát Xát), Thị trấn Mường Khương, Bản Lầu (huyện Mường Khương); Làng Bông, xã Bảo Hà (huyện Bảo Yên); 10 trạm đo mưa do Văn phòng Thường
trực phòng, chống thiên tai quản lý được lắp đặt tại 06 nhà máy thủy điện (Séo Chông Hô; Tà Thàng; Mường Hum; Ngòi Phát; Nậm Phàng; Cốc Ly) và trụ sở UBND 04 xã (Dương Quỳ - Văn Bàn; Gia Phú - Bảo Thắng; Việt Tiến và Kim
Sơn - Bảo Yên); 01 trạm đo mưa của Đài khí tượng khu vực
Tây Bắc tại thôn Cốc Mỳ, xã Cốc Mỳ - Bát Xát.
- Hệ thống các Trạm khí tượng thủy văn
và các trạm đo mưa của Đài Khí tượng Thủy Văn Lào Cai hiện nay chưa đáp ứng được
yêu cầu cảnh báo, dự báo về diễn biến thiên tai do đã xuống
cấp, kỹ thuật lạc hậu. Các điểm đo mưa phần lớn phụ thuộc vào việc thống kê báo
cáo dữ liệu từ con người. Vì vậy, chưa đáp ứng được thông tin dự báo về diễn biến
thời tiết, khí hậu, tình hình bão, áp thấp nhiệt đới, mưa, lũ và các hiện tượng
khí hậu thủy văn nguy hiểm khác xảy ra trên địa bàn tỉnh để
cung cấp thông tin cho các cơ quan liên quan kịp thời chỉ đạo và người dân chủ
động phòng, tránh.
7. Hệ thống cảnh báo sớm thiên tai: Gồm 02 hệ thống cảnh báo sớm
thiên tai do Viện quản lý Thiên tai Hàn Quốc tài trợ được lắp đặt tại 12 vị trí
(xã Tả Phời -TP Lào Cai; xã Quang Kim và Phìn Ngan - huyện Bát Xát). Thiết bị được lắp, gồm:
04 cụm loa (mỗi cụm loa có 8 chiếc); 4 điểm đo lượng mưa (mỗi điểm 01
thiết bị); 4 điểm đo lưu lượng dòng chảy (mỗi điểm 01 thiết bị); 01
máy chủ được lắp tại Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Lào Cai.
Hiện nay, đang trong thời gian vận hành thử nghiệm; các trạm đo mưa cung cấp
thông tin về lượng mưa qua đường truyền trực tuyến kịp thời phục vụ công tác dự
báo, cảnh báo rất hiệu quả. Ngoài ra, các Nhà máy thủy điện
còn sử dụng phần mềm tin nhắn để thông tin, tình hình xả
lũ đến các thành viên Ban chỉ huy PCTT và TKCN các cấp để chỉ đạo kịp thời và
thông báo cho người dân vùng hạ du phòng tránh, hạn chế thấp nhất thiệt hại do
việc xả lũ gây ra.
8. Hệ thống thông tin liên lạc: Mạng lưới bưu chính viễn thông với đủ các loại hình dịch vụ, hệ thống
điện thoại cố định, hệ thống mạng điện thoại di động, hệ thống máy thông tin di động sóng ngắn và các hệ thống thông tin chuyên
dùng khác. Toàn tỉnh có 622.000 thuê bao điện thoại, trong đó trên 585.000 thuê
bao di động; 71.200 thuê bao internet. Ngoài ra, còn có 164 trạm phát thanh, đạt
100% số xã; 1.736 loa phát thanh, đạt 78,7% số thôn bản có loa truyền thanh. Với
hệ thống thông tin liên lạc nêu trên sẽ đáp ứng được nhu cầu trao đổi thông
tin, liên lạc, đảm bảo phục vụ kịp thời thông tin cho công tác phòng, chống
thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh.
Phần II
NHẬN ĐỊNH THỜI
TIẾT KHÍ HẬU, CÁC LOẠI THIÊN TAI VÀ CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI CÓ THỂ XẢY RA TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
I. Nhận
định về thời tiết khí hậu năm 2018
1. Nhận định chung: Hiện tượng Lanina đang có dấu hiệu suy yếu dần và khả năng còn kéo dài
đến khoảng tháng 5/2018, sau sẽ chuyển sang pha trung tính (Enso), có thể hoạt
động đến giữa và cuối năm 2018. Với dự báo khí hậu ở trạng thái Enso kéo dài đến
hết năm 2018 thì tình hình thời tiết mùa mưa lũ năm 2018 tại miền Bắc nói chung và Lào Cai nói riêng khả năng diễn biến phức tạp và khó
lường. Khả năng các hiện tượng thiên tai nguy hiểm như: Hoàn lưu bão xa, các đợt
mưa to sinh lũ lớn, lũ quét, sạt lở đất sẽ xảy ra với tần suất cao và liên tục
trên hầu khắp các địa phương trong tỉnh.
2. Bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ): Số lượng
bão, ATNĐ hoạt động trên khu vực biển Đông và ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền
nước ta trong năm 2018 có khả năng tương đương so với trung bình nhiều năm
(TBNN), cụ thể sẽ có khoảng 5-6 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền. Tại
Lào Cai khả năng chịu ảnh hưởng gián tiếp của hoàn lưu 1-2 cơn bão hoặc ATNĐ.
Dù xuất hiện ít hơn giá trị TBNN nhưng bão với cường độ mạnh sẽ xuất hiện nhiều
hơn. Hoàn lưu bão ảnh hưởng rộng hơn.
3. Mưa lớn, lũ lụt: Mùa mưa lũ năm 2018 khả năng sẽ diễn
biến phức tạp; Lũ xuất hiện tương đương hoặc nhiều hơn mùa mưa năm 2017. Đỉnh
lũ trên các sông suối trong khu vực phổ biến ở mức báo động II đến báo động
III. Một số sông suối nhỏ có nơi cao trên báo động III, làm gia tăng các hiện
tượng lũ quét, sạt lở đất, đặc biệt tại các huyện vùng cao. Tổng lượng mưa cả
mùa ở mức cao hơn TBNN. Dự báo tháng 5/2018 mưa giảm, tháng 6, 7 và 8/2018 mưa
nhiều; tháng 9 và 10/2018 mưa lại có xu thế bị thiếu hụt so với TBNN trước.
4. Nắng nóng và nhiệt độ: Mùa hè năm 2018, nắng nóng xuất hiện ở mức vừa phải, cường độ tăng dần,
không đột ngột, khả năng ít xảy ra những đợt nắng nóng gay gắt. Trung bình cả
mùa hè có khoảng 6-8 đợt nắng nóng xảy ra, nắng nóng trên diện rộng xuất hiện
muộn hơn so với TBNN. Tuy nhiên, mức độ nắng nóng không gay gắt và không kéo
dài như mùa hè năm 2017. Nên nhiệt độ trung bình toàn mùa
mưa lũ ở mức xấp xỉ bằng giá trị TBNN trước.
5. Thủy văn: Nguồn nước trên các sông suối trong tỉnh tháng cuối mùa cạn (tháng 4)
tiếp tục ổn định và ở mức xấp xỉ TBNN. Lũ tiểu mãn (lũ đầu mùa) khả năng
xảy ra đúng quy luật, đỉnh lũ nhỏ hơn so với TBNN. Mùa mưa lũ năm 2018, khả
năng xuất hiện đúng quy luật hàng năm. Trên sông Hồng tại Lào Cai khả năng có
5-6 trận lũ, trong đó khoảng 2 trận lũ đạt cấp báo động cấp
I trở lên. Trên sông Chảy tại Bảo Yên khả năng xảy ra từ 5-7 trận lũ, trong đó
có từ 2-3 trận lũ từ xấp xỉ báo động cấp I trở lên. Đỉnh lũ cao nhất năm trên sông Hồng tại Lào Cai có khả
năng trên báo động II (Báo động II tại trạm
thủy văn Lào Cai, là 82,00m). Đỉnh lũ cao nhất năm
2018 trên sông Chảy tại Bảo Yên có khả năng đạt mức báo động III (Báo động
III tại trạm thủy văn Bảo Yên: 75,00m). Đỉnh lũ năm 2018 có khả năng xuất
hiện vào khoảng nửa cuối tháng 8. Năm 2018, mưa lớn cục bộ khả năng xuất hiện
nhiều hơn. Có thể xuất hiện lốc xoáy, gió giật mạnh, sét đánh, sạt lở đất ở các
vùng đồi núi, lũ quét, lũ lên nhanh, bất ngờ trên các sông
suối nhỏ.
II. Các loại thiên tai có khả năng
ảnh hưởng đến tỉnh Lào Cai
Theo thống kê hàng năm và theo ghi nhận,
phân tích chuỗi số liệu quan trắc về tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh.
Trong thời gian 10 năm trở lại đây (từ năm 2007 - 2017),
kết hợp với nhận định diễn biến thời tiết năm 2018 có thể xảy ra các loại hình
thiên tai sau:
1. Áp thấp nhiệt đới, hoàn lưu bão.
2. Lốc, sét, mưa đá và sương mù.
3. Mưa lớn, lũ và ngập lụt.
3. Rét đậm, rét hại.
5. Sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ
hoặc dòng chảy.
6. Nắng nóng, hạn hán.
III. Cấp
độ rủi ro thiên tai có khả năng ảnh hưởng đến tỉnh Lào Cai
1. Đối với áp thấp nhiệt đới và hoàn
lưu bão: cấp độ rủi ro cao nhất là cấp 3.
2. Đối với lốc, sét và mưa đá: cấp độ
rủi ro cao nhất là cấp 3.
3. Đối với sương mù: cấp độ rủi ro
cao nhất là cấp 2.
4. Đối với mưa lớn: cấp độ rủi ro cao
nhất là cấp 2.
5. Đối với sạt lở đất, sụt lún đất do
mưa lũ hoặc dòng chảy: cấp độ rủi ro cao nhất là cấp 3.
6. Đối với nắng nóng: cấp độ rủi ro
cao nhất là cấp 2.
7. Đối với hạn hán: cấp độ rủi ro cao
nhất là cấp độ 2.
8. Đối với lũ, ngập lụt: cấp độ rủi
ro cao nhất là cấp 3.
9. Đối với rét đậm, rét hại: cấp độ rủi
ro cao nhất là cấp 3.
(Cấp độ rủi ro thiên tai được quy
định tại Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng
Chính phủ).
IV. Phạm vi ảnh hưởng và số lần xuất hiện của các loại hình thiên tai
1. Áp thấp nhiệt đới, hoàn lưu bão
- Tỉnh Lào Cai không chịu ảnh hưởng
trực tiếp của bão nhưng lại chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão gây mưa lớn, lũ ống,
lũ quét, sạt lở đất; ngập úng ở vùng thấp trũng, đô thị. Áp thấp nhiệt đới ảnh
hưởng đến tỉnh Lào Cai thường có sức gió đã suy yếu khoảng cấp 5 ÷ 6 (từ 35
÷ 45 km/h).
- Số đợt ATNĐ ảnh hưởng đến địa bàn tỉnh
Lào Cai trung bình từ 3-5 lần /năm.
- Phạm vi ảnh hưởng: Trên địa bàn
toàn tỉnh, trong đó các khu vực vùng thấp như Thành phố Lào Cai, Bảo Yên, Bảo
Thắng thường chịu ảnh hưởng và thiệt hại do áp thấp nhiệt đới gây ra nhiều hơn
so với các địa phương khác.
2. Lốc, sét, mưa đá
- Lốc, sét, mưa đá: Thường xuyên xảy
ra trên địa bàn tỉnh, tập trung chủ yếu vào mùa mưa. Đây là loại hình thiên tai
thường xảy ra cực đoan, bất thường có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến người,
tài sản, hoa màu.
+ Lốc: bình quân 10÷15 trận/năm.
+ Sét: bình quân 20÷30 trận/năm (thường
đi kèm với mưa, dông lốc).
+ Mưa đá: bình quân 01÷03 cơn/năm (thường
kèm theo gió mạnh).
- Phạm vi ảnh hưởng: Trên địa bàn
toàn tỉnh.
3. Mưa lớn, lũ, ngập lụt
- Mưa lớn, lũ, ngập lụt: Là loại hình
thiên tai gây thiệt hại lớn nhất; mưa lớn có thể gây lũ ống, lũ quét, trượt sạt
lở đất làm ách tắc giao thông, phá hủy tài sản, nhà cửa, hoa màu của người dân và ngập lụt...
- Số đợt mưa lớn xảy ra trên địa bàn
tỉnh trung bình từ: 04÷05 đợt/năm; lượng mưa > 100 mm/đợt.
- Phạm vi ảnh hưởng: Trên địa bàn toàn
tỉnh, trong đó các địa phương thường chịu ảnh hưởng nhiều
nhất tập trung ở các huyện Bảo Yên, Bảo Thắng, Văn Bàn, Thành phố Lào Cai, một số xã vùng thấp huyện Bát Xát, Mường Khương.
4. Lũ quét
- Là những trận lũ lớn, xảy ra bất ngờ,
tồn tại trong một thời gian ngắn, dòng chảy xiết, có hàm lượng chất rắn cao, sức
tàn phá lớn; thường xảy ra ở các lưu vực nhỏ, có thảm thực bì thưa, độ dốc lưu
vực trên 20%. Hàng năm, tỉnh Lào Cai thường chịu ảnh hưởng của trên 50 trận lũ
lớn, nhỏ từ 3 con sông chính (sông Hồng, sông Chảy, sông Nậm Thi) và 107 dòng
suối lớn nhỏ trên địa bàn tỉnh.
- Số đợt xuất hiện lũ quét xảy ra
trên địa bàn tỉnh trung bình từ: 02÷04 đợt/năm; lượng mưa
>100 mm/đợt hoặc mưa cục bộ tạo dòng chảy lớn.
- Phạm vi ảnh hưởng: Trên địa bàn
toàn tỉnh, trong đó tập trung nhiều nhất ở các huyện: Bảo Yên, Văn Bàn, Bát Xát, Sa Pa, Bảo Thắng.
5. Sạt
lở đất, sụt lún đất
- Sạt lở đất, sụt lún đất trên địa
bàn tỉnh thường do mưa, mưa lớn kéo dài, kết cấu địa chất kém kết hợp với độ dốc
địa hình hoặc do thi công các công trình để lại các hố sâu, ta luy.
- Phạm vi ảnh hưởng:
Trên địa bàn toàn tỉnh.
- Sạt lở đất có thể gây thiệt hại về
người, nhà cửa, tài sản, hoa màu, gây ách tắc giao thông và
làm hư hỏng nhiều tài sản máy móc thiết bị khác. Theo kết quả điều tra của Viện
Vật lý địa cầu tỉnh Lào Cai hiện nay có trên 445 điểm sạt lở đất, tuy nhiên, đã
được cắm biển cảnh báo 350 điểm để cảnh báo cho người dân chủ động phòng tránh.
(Chi
tiết tại phụ biểu 02 kèm theo)
6. Nắng nóng
- Nắng nóng trên
địa bàn tỉnh thường xuyên xảy ra vào tháng 5-7 với nền nhiệt trong ngày từ 35°C
÷ 42°C. Các đợt nắng nóng từng xảy ra trên địa
bàn tỉnh, như: Tháng 6/2010, tháng 5 và 6/2015, 6/2017 nhiệt độ cao nhất lên đến
40°C kéo dài trên 5 ngày, đặc biệt 6/2017 nhiệt độ cao nhất
42°C kéo dài 3 ngày. Tuy nhiên, mùa hè năm 2018 được dự
báo có khoảng 6-8 đợt nắng nóng xảy ra trên diện rộng xuất hiện muộn hơn so với TBNN, cường độ tăng dần không đột ngột, khả năng ít xảy ra những
đợt nắng nóng gay gắt.
- Phạm vi ảnh hưởng: Trên địa bàn
toàn tỉnh.
7. Hạn hán
- Hạn hán thường xảy ra vào các tháng
mùa khô trong năm từ tháng 3-4 và các tháng cuối năm từ tháng 10-11. Điển hình
là đợt hạn hán xảy ra vào tháng 4, 5 năm 2014 với lượng mưa rất thấp, độ thiếu
hụt nước trên 50%. Toàn tỉnh Lào Cai năm 2014-2015 có 1.780 ha bị hạn hán,
trong đó diện tích lúa mùa bị hạn hán 370 ha, diện tích lúa đông xuân bị hạn
721 ha, diện tích ngô bị hạn 647 ha, diện tích rau màu 42
ha. Tuy nhiên, trong năm 2017, do làm tốt công tác chống hạn nên thiệt hại do hạn
hán giảm đến mức thấp nhất; cụ thể: diện tích bị hạn phải chuyển đổi sang cây
trồng cạn 59 ha, bị ảnh hưởng năng suất một phần 1.900 ha.
- Phạm vi ảnh hưởng: Trên địa bàn
toàn tỉnh, trong đó tập trung ở huyện Si Ma Cai, Mường Khương, Bắc Hà.
8. Rét đậm, rét hại
- Rét đậm xuất hiện khi nhiệt độ
trung bình trong ngày dưới 150C (130C < Ttb ≤ 150C).
- Rét hại xuất hiện khi nhiệt độ
trung bình trong ngày dưới 130C (Ttb
≤ 130C).
- Rét đậm, rét hại trên địa bàn tỉnh
thường xảy ra vào các tháng chính đông (Tháng 12 năm trước đến tháng 1 và 2 năm
sau). Trong thời điểm rét đậm, rét hại nhiệt độ có thể xuống thấp dưới 0°C
gây mưa tuyết, băng giá, sương muối và ảnh hưởng rất lớn đến người,
cây trồng vật nuôi.
- Phạm vi ảnh hưởng: Trên địa bàn
toàn tỉnh, trong đó các huyện: Sa Pa; Bắc Hà; Si Ma Cai và
một số xã vùng cao huyện Bát Xát rét đậm, rét hại có thể đạt cấp độ 3.
Phần III
CHỈ ĐẠO, ĐIỀU
HÀNH ỨNG PHÓ VỚI THIÊN TAI THEO CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI NĂM 2018
I. Mục đích, yêu cầu
1. Mục đích
Hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại
do thiên tai gây ra, đặc biệt là người, tài sản và các công trình trọng yếu. Kịp
thời di dời, sơ tán dân ở khu vực xung yếu, có nguy cơ cao đến nơi ở an toàn, ổn
định, chắc chắn, nhất là đối với người già, người khuyết tật, trẻ em và phụ nữ.
2. Yêu cầu
- Huy động cả hệ thống Chính trị vào
cuộc, huy động toàn dân, toàn xã hội tham gia công tác phòng chống, ứng phó, khắc
phục hậu quả thiên tai.
- Huy động mọi nguồn lực để phòng chống,
ứng phó khắc phục hậu quả thiên tai. Vận động mọi tổ chức, cá nhân, Doanh nghiệp,
hộ gia đình chủ động phòng chống, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, không
trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
- Tất cả các ngành, các cấp quán triệt
và thực hiện nghiêm túc phương châm “4 tại chỗ” và nguyên tắc “phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương, hiệu quả”.
- Người dân theo dõi chặt chẽ diễn biến
của thiên tai, nghiêm chỉnh chấp hành các mệnh lệnh, hướng dẫn, cảnh báo của
chính quyền địa phương các cấp; các cơ quan chức năng. Chủ
động nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác quản lý rủi ro thiên tai,
nhất là ứng phó kịp thời với những thiên tai có cấp độ mạnh và siêu mạnh, bất
thường, cực đoan.
II. Phân công, phân cấp trách nhiệm
ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai
1. Phân công, phân cấp trách nhiệm
ứng phó với thiên tai cấp độ 1
1.1. Phân công, phân cấp trách nhiệm
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng
Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã:
- Có trách nhiệm: Trực tiếp chỉ huy lực
lượng; huy động nguồn lực tại chỗ để ứng phó kịp thời ngay khi thiên tai xảy
ra; báo cáo và chịu trách nhiệm thực hiện chỉ đạo, chỉ huy của các cơ quan
phòng chống thiên tai cấp trên.
- Được quyền huy động các nguồn lực:
Dân quân tự vệ, thanh niên, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn cấp xã và các tổ
chức, cá nhân tình nguyện; vật tư dự trữ do nhân dân chuẩn bị, vật tư, trang
thiết bị, phương tiện của cấp xã và tổ chức, cá nhân trên địa bàn cấp xã để ứng
phó phù hợp với thiên tai cấp độ I.
b) Các lực lượng tham gia ứng phó
thiên tai trên địa bàn cấp xã: Phải phối hợp chặt chẽ theo sự chỉ huy của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người được ủy quyền.
c) Trong trường hợp vượt quá khả năng
ứng phó của cấp xã: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu
nạn cấp huyện hỗ trợ.
d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng
ban Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện: Có trách
nhiệm trực tiếp chỉ huy và huy động nguồn lực theo thẩm quyền để ứng phó thiên
tai trong trường hợp thiên tai cấp độ I xảy ra trong phạm vi từ hai xã trở lên
hoặc khi nhận được yêu cầu trợ giúp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; chịu
trách nhiệm thực hiện chỉ huy, chỉ đạo của các cơ quan chỉ
đạo phòng chống thiên tai cấp trên.
1.2. Biện pháp ứng phó cụ thể
a) Đối với áp thấp nhiệt đới, mưa lớn,
lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất
- Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy
PCTT và TKCN tỉnh cập nhật kịp thời diễn biến thời tiết, từ đó chủ động tham
mưu cho Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh ban hành các chỉ thị, công điện, văn bản
chỉ đạo đến các cấp, các ngành để có phương án ứng phó với thiên tai trong thời
gian tối thiểu trước 24 giờ. Tham mưu cho Ban Chỉ huy PCTT
và TKCN tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và UBND các huyện, thành phố.
- Thông báo kịp thời đến 41.378 hộ
dân có nhà ở kém an toàn và 1.371 hộ dân có nhà ở phải di dời khẩn cấp để chủ động
phòng tránh, ứng phó. Thực hiện hoàn thành kế hoạch sắp xếp dân cư ra ngoài khu
vực thiên tai nguy hiểm trước mùa mưa (theo thứ tự ưu tiên) để tránh sạt lở đất, lũ ống, lũ quét và
ổn định đời sống cho các hộ dân yên tâm sản xuất.
- Có các biện pháp cụ thể để đối phó với
những vị trí có nguy cơ cao về sạt lở đất, lũ ống, lũ quét đã được xác định và
mới phát sinh. Chủ động sơ tán người, tài sản của nhà nước và nhân dân ra khỏi
khu vực nguy hiểm, nơi không bảo đảm an toàn; tập trung triển khai các biện
pháp bảo đảm an toàn cho người, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương trong tình
huống thiên tai khẩn cấp.
- Phối hợp với Công ty Điện lực Lào
Cai xây dựng kế hoạch, phương án cung cấp điện phục vụ cho đời sống, sản xuất,
sinh hoạt của nhân dân; cung cấp đủ nguồn điện cho các trạm bơm phục vụ tiêu
úng; đảm bảo an toàn cho hệ thống đường dây, trạm điện và
con người; huy động lực lượng khắc phục hệ thống điện bị ảnh hưởng do thiên tai
gây mất điện, sớm đảm bảo cấp điện cho những nơi bị thiên tai gây ra, đặc biệt
là những nơi đang bị thiệt hại, phối hợp với Công ty cổ phần
Môi trường Đô thị Lào Cai triển khai chặt, tỉa cành, nhánh của các cây cao, dễ
gãy đổ, cây nằm gần nhà ở, lưới điện...trước khi thiên tai xảy ra; kiểm tra mức
độ an toàn, vững chắc của các biển quảng cáo, pa nô, áp phích; các khu vực nhà
lá, nhà tạm, các giàn giáo của công trình cao tầng đang thi công.
- Huy động khẩn cấp về nhân lực, vật
tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để kịp thời ứng phó với thiên
tai. Thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn đối với nhà cửa, công sở, bệnh viện,
trường học, kho tàng, công trình và cơ sở kinh tế, an ninh, quốc phòng.
- Giám sát, hướng dẫn, chủ động thực
hiện đồng bộ các biện pháp ngăn chặn người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm
trên sông, suối; các tuyến đường, ngầm tràn bị ngập sâu; khu vực có nguy cơ sạt
lở đất...
- Bảo đảm giao thông và thông tin
liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai. Bảo đảm an
ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của nhà nước và nhân dân tại khu vực
xảy ra thiên tai.
- Thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn
theo phương châm “Cứu người trước cứu tài
sản sau”, cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực,
thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực xảy ra thiên tai,
vùng bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng và địa điểm sơ tán.
- Chủ động thực hiện các biện pháp bảo
vệ sản xuất; khôi phục, phục hồi sản xuất; nhanh chóng khắc phục ô nhiễm môi
trường, dập dịch, khống chế dịch bệnh tuyệt đối không để dịch
bệnh bùng phát; ổn định đời sống nhân dân ngay sau khi thiên tai mưa, lũ đi
qua. Kiểm tra, phát hiện và xử lý sự cố công trình phòng, chống thiên tai, công
trình trọng điểm về kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng.
- Lực lượng ứng cứu: Quân đội, Công
an, Dân quân tự vệ và các lực lượng khác được cấp huyện, cấp xã huy động trên địa
bàn cấp huyện, cấp xã.
- Phương tiện, trang thiết bị: Các loại
ca nô, tàu thuyền, xuồng, các loại phao, áo phao cứu sinh; máy cẩu, máy xúc,
máy khoan, cắt bê tông; máy bơm nước; các loại xe cứu hộ giao thông, xe cứu
thương; cưa máy và các trang thiết bị chuyên dùng khác.
b) Đối với nắng nóng, hạn hán
- Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy
PCTT và TKCN tỉnh cập nhật kịp thời các bản tin dự báo nắng nóng, hạn hán bao gồm
cả các bản tin nắng nóng, hạn hán trung hạn, dài hạn thông tin tới các cấp, các
ngành để từ đó có phương án phòng tránh cho người và điều chỉnh kịp thời cơ cấu
cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ phù hợp với tình hình nắng nóng hạn hán.
- Quản lý chặt chẽ nguồn nước, áp dụng
các biện pháp tưới tiết kiệm, ưu tiên đảm bảo cấp đủ nước sinh hoạt cho người
và gia súc; sử dụng nước tiết kiệm, chống thất thoát nước.
- Tiến hành nạo vét hệ thống kênh,
mương, hệ thống các trục kênh tưới tiêu kết hợp đảm bảo thông thoáng; tính toán
lắp đặt thêm hệ thống các trạm bơm dã chiến tại những vị
trí thuận lợi về nguồn nước để nâng cao năng lực cấp nước, tưới tiêu.
- Chỉ đạo các Nhà máy Thủy điện xả nước
hợp lý phục vụ công tác dự trữ nước, bơm nước chống hạn. Ưu tiên cung cấp điện
và vật tư, nhiên liệu cần thiết cho các trạm bơm.
- Lực lượng ứng cứu: Phòng Nông nghiệp
và PTNT; các tổ, đội quản lý thủy lợi, người dân; các Công ty hoạt động trong
lĩnh vực đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi; Bộ đội Biên
phòng, Công an, Dân quân tự vệ và các lực lượng khác được huy động trên địa bàn
cấp huyện, cấp xã.
- Phương tiện, trang thiết bị: Máy
bơm, ống dẫn nước các loại.
c) Đối với rét đậm, rét hại, sương muối
- Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy
PCTT và TKCN tỉnh chủ động cập nhật các bản tin cảnh báo sớm và tham mưu cho
Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh ban hành các công điện, chỉ thị, quyết định về chỉ
đạo ứng phó với thiên tai rét hại, sương muối tới các cấp, các ngành, các địa
phương để chủ động phòng tránh.
- Triển khai đồng bộ các biện pháp chống
rét cho người, đặc biệt cho các đối tượng dễ bị tổn thương như người già, trẻ
em, người khuyết tật. Xây dựng phương án phòng chống rét cho cây trồng vật
nuôi. Triển khai biện pháp bảo vệ cây trồng, vật nuôi phù hợp; nghiên cứu đề xuất
giống cây trồng, vật nuôi thích nghi với điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt.
Chuẩn bị đủ cơ số về giống cây trồng, vật nuôi, vật tư để sẵn sàng triển khai
phương án khắc phục, phục hồi sản xuất sau thiên tai.
d) Đối với lốc, sét, mưa đá
- Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT
và TKCN tỉnh chủ động cập nhật các bản tin cảnh báo sớm và tham mưu cho Ban Chỉ
huy ban hành các công điện về chỉ đạo ứng phó với thiên
tai lốc, sét, mưa đá tới các cấp, các ngành; các địa phương để chủ động phòng
tránh.
- Căn cứ dự báo, cảnh báo, tính chất
và diễn biến thực tế của từng loại thiên tai, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh chủ
động chỉ đạo Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, ngành triển khai biện pháp ứng
phó phù hợp với từng tình huống cụ thể.
- Thường xuyên chằng chống nhà cửa để
tăng độ vững chắc nhằm đề phòng giông, lốc xoáy; nếu nhà ở lợp bằng lá, tôn
tráng kẽm, fibroximăng, ngói có thể dằn lên mái nhà các loại
thanh nẹp bằng gỗ, sắt, dây kẽm cỡ lớn hoặc các bao chứa cát để hạn chế tốc mái
khi có giông, lốc xoáy.
- Khi có mưa kèm theo giông lốc phải
sơ tán người già và trẻ em ra khỏi những căn nhà tạm đến những nơi an toàn, vững chắc hơn; tránh núp dưới bóng cây, trú ẩn trong nhà tạm dễ bị sập đổ
gây tai nạn.
- Tổ chức thông tin, tuyên truyền đến
người dân những bản tin dự báo, cảnh báo mưa đá để chủ động phòng, tránh an
toàn cho người, vật nuôi, cây trồng và các tài sản khác; hạn chế tác hại của
mưa đá đối với các vật dụng, đồ dùng, máy móc...
- Thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết, thiên tai trên các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời
có biện pháp phòng, tránh và ứng phó hiệu quả.
2. Phân công, phân cấp trách nhiệm
trong ứng phó rủi ro thiên tai cấp độ 2
2.1. Phân công, phân cấp trách nhiệm
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng
ban Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Chỉ huy, chỉ đạo
các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh triển khai ứng phó với thiên
tai; huy động nguồn lực theo thẩm quyền để ứng phó kịp thời, phù hợp với diễn
biến thiên tai tại địa phương; báo cáo và chịu trách nhiệm thực hiện chỉ đạo của
Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống
thiên tai và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh được
quyền huy động: Lực lượng vũ trang, Dân quân tự vệ, thanh niên, các tổ chức, cá
nhân, lực lượng tình nguyện; vật tư, trang thiết bị, phương tiện của tỉnh và vật
tư dự trữ phòng, chống thiên tai của tổ chức, cá nhân trên
địa bàn tỉnh để ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng ban
Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp
huyện, cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ như quy định tại cấp độ 1 của Phương
án này; tuân thủ sự chỉ huy của cơ quan cấp trên. Hướng dẫn và tổ chức sơ tán
người đến nơi an toàn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tổ chức cưỡng
chế sơ tán trường hợp tổ chức, cá nhân không tự giác chấp hành chỉ đạo, chỉ
huy, hướng dẫn sơ tán phòng, tránh thiên tai vì mục đích an toàn cho người.
d) Trong trường hợp vượt quá khả năng
ứng phó của cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng ban Ban Chỉ huy phòng,
chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh báo cáo, đề nghị Ban Chỉ đạo Trung
ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn hỗ trợ.
e) Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng,
chống thiên tai phối hợp với Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn huy động các nguồn
lực hỗ trợ ứng phó thiên tai khi nhận được đề nghị hỗ trợ của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân, Trưởng ban Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
Các lực lượng tham gia hỗ trợ phòng, chống thiên tai tại địa phương phải tuân
thủ theo sự chỉ huy của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc người được ủy quyền.
2.2. Biện pháp ứng phó cụ thể
a) Cấp tỉnh: Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành thành viên Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, UBND các
huyện, thành phố khẩn trương đến hiện trường thực hiện nhiệm vụ đã được phân
công.
b) Cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp huyện chỉ đạo Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện, cấp xã triển khai các biện pháp ứng phó và huy động vật
tư, phương tiện, lực lượng phối hợp với địa phương ứng phó
thiên tai.
c) Cấp xã: Chủ tịch Ủy ban nhân cấp
xã chỉ đạo Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm
cứu nạn cấp xã; lực lượng dân quân tự vệ cấp xã; huy động lực lượng vũ trang
đóng quân trên địa bàn cấp xã, cộng đồng dân cư...tham gia ứng cứu.
d) Lực lượng ứng cứu: Quân đội, Công
an, Thanh niên xung phong, Dân quân tự vệ; các Sở, ban ngành tỉnh và các lực lượng
khác của tỉnh, huyện, xã được huy động.
e) Phương tiện, trang thiết bị: Các
loại ca nô, tàu thuyền, xuồng, xe lội nước, các loại phao, áo phao cứu sinh;
máy cẩu, máy xúc, máy khoan, cắt bê tông; máy bơm nước, các hệ thống thiết bị
làm mát, các thiết bị cấp nước; các loại xe cứu hộ, xe cứu thương; cưa máy và
các trang thiết bị thông dụng, chuyên dụng khác.
3. Phân công, phân cấp trách nhiệm
ứng phó với thiên tai cấp độ 3
3.1. Phân công, phân cấp trách nhiệm
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng
ban Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh chịu trách nhiệm
chỉ huy, huy động nguồn lực theo thẩm quyền, triển khai các biện pháp ứng phó với
thiên tai trên địa bàn tỉnh.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng
ban Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện, cấp xã thực
hiện nhiệm vụ theo quy định tại cấp độ 2 Phương án này phù hợp với tình huống cụ
thể tại địa phương; tuân thủ sự chỉ đạo, chỉ huy của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
c) Trường hợp thiên tai xảy ra ở mức
độ vượt quá cấp độ 3 hoặc có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng, Ban Chỉ huy
PCTT và TKCN tỉnh báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai chỉ
đạo.
3.2. Biện pháp ứng phó cụ thể với tất
cả các loại thiên tai cấp độ 3
a) Cấp tỉnh: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, UBND các huyện, thành phố, huy động tổng lực các nguồn
lực, thành lập Ban Chỉ đạo tiền phương để chỉ đạo các lực lượng tổ chức ứng
phó.
b) Cấp huyện, xã: Huy động tối đa nguồn
lực và phối hợp với các lực lượng chi viện từ bên ngoài để ứng phó. Các huyện,
xã lân cận khẩn trương huy động lực lượng sẵn có để chi viện,
giúp đỡ địa phương bị thiệt hại ứng phó.
c) Phương tiện, trang thiết bị: Các
loại ca nô, tàu thuyền, xuồng, xe lội nước, các loại phao, áo phao cứu sinh;
máy cẩu, máy xúc, máy cắt bê tông, máy đục bê tông; máy khoan bê tông; trạm
bơm, máy bơm nước, các hệ thống thiết bị làm mát, các thiết bị cấp nước; các loại
xe cứu hộ giao thông, xe cứu thương; cưa máy và các trang thiết bị thông dụng
và chuyên dụng khác.
d) Trường hợp vượt quá khả năng ứng cứu,
Chủ tịch UBND tỉnh báo cáo và đề nghị Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về
phòng, chống thiên tai; Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn
Trung ương; các Bộ, ngành Trung ương hỗ trợ.
III. Huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, y tế, nhu yếu phẩm
1. Lực lượng: Dự kiến huy động được từ
các Sở, ngành, đoàn thể, dân quân tự vệ, thanh niên xung kích, tình nguyện
viên, các đơn vị, huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn tham gia công tác
phòng, tránh, ứng phó khi xảy ra thiên tai đảm bảo 10.590 người, trong đó: Lực
lượng vũ trang (BCH Quân sự tỉnh, BCH Biên phòng, Công an tỉnh: 1.550 người);
các sở, ngành huyện, TP, DN 1.240 người; các xã, phường, thị trấn 7.800 người (Bình
quân: 48 người/xã). Tùy theo tính chất và tình hình diễn biến, mức độ ảnh
hưởng, thiệt hại của thiên tai, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm
cứu nạn tỉnh quyết định việc điều động và phân công, bố trí
lực lượng để chi viện cho các địa phương phù hợp theo yêu cầu.
2. Phương tiện, trang thiết bị, y tế
gồm: Các phương tiện, trang thiết bị cơ động, chi viện của các Sở, ngành, đơn vị
thành phố và phương tiện, trang thiết bị tại chỗ của các địa phương.
3. Trách nhiệm huy động lực lượng,
phương tiện, trang thiết bị, y tế: Các sở, ngành, các cơ quan đơn vị, huyện,
thành phố căn cứ phương án được phê duyệt có trách nhiệm huy động lực lượng,
phương tiện, trang thiết bị, y tế, nhu yếu phẩm đảm bảo công tác PCTT theo cấp
độ rủi ro thiên tai.
(Chi
tiết phụ biểu 03, 04 kèm theo).
IV. Tình huống thiên tai giả định
xảy ra
1. Tình huống 1
a) Giả định tình huống: Do ảnh hưởng
của hoàn lưu bão số 3, mưa lớn kéo dài ngày gây sạt lở đất khoảng 50m3 vùi lấp
03 nhà dân, trong đó có 01 người bị đất vùi lấp tại xã Phìn
Ngan, huyện Bát Xát.
- Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp độ 2.
b) Công tác chỉ đạo
- Ngay khi nhận được báo cáo của UBND
xã, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện chỉ đạo Chủ tịch UBND xã huy động
ngay lực lượng và phương tiện tại chỗ tập trung cứu người bị đất sạt lở vùi lấp.
Mặt khác, di chuyển, sơ tán những người dân khác và tài sản đến nơi an toàn.
Triệu tập các thành viên BCH PCTT và TKCN huyện xuống ngay hiện trường chỉ huy
phương án ứng phó.
- Huy động lực lượng tăng cường của
các xã lân cận (Quang Kim, Bản Qua...) phối hợp với lực lượng của huyện và lực
lượng tại chỗ phát huy tối đa năng lực ứng cứu với phương
châm “Cứu người trước, tài sản sau”.
c) Tổ chức thực hiện ứng phó, tìm kiếm cứu nạn
- Huy động lực lượng tại chỗ gồm Dân
quân tự vệ xã (DQTV) 40 người; đội xung kích 30 người; Ban chỉ huy PCTT xã 25
người; Y tế 5 người; thôn bản 20 người và lực lượng chi viện gồm Công an 30 người;
quân sự 50 người; các ban ngành, đoàn thể 28 người cùng với người dân tại chỗ
và các xã lân cận ứng cứu.
- Sử dụng: 02 xe ô tô tải; 02 máy
súc; 02 xe cứu thương của Bệnh viện Đa khoa; cuốc, xẻng 100 cái; Nhà bạt 20 bộ;
chó nghiệp vụ 03 con; cáng cứu thương 01 chiếc; bộ đàm 05 chiếc; máy phát điện
02 chiếc và các phương tiện kỹ thuật cần thiết khác.
- Huy động: 50 thùng mỳ tôm; 50 chai
nước lọc; 300 kg gạo; 60 chiếc chăn, màn, chiếu; 03 cơ số thuốc...
- Bố trí nhà văn hóa, trụ sở UBND xã,
trường học nơi gần nhất và 1 số nhà dân để làm nơi tạm trú cho các hộ phải sơ
tái, di chuyển.
2. Tình huống 2
a) Giả định tình huống: Do mưa lớn cục
bộ ở thượng nguồn suối Tả Van, Sa Pa gây lũ quét cuốn trôi 06 nhà dân xã Tả
Van, huyện Sa Pa.
- Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp độ 2.
b) Công tác chỉ đạo
- Ngay khi nhận được báo cáo của Ban
Chỉ huy PCTT và TKCN huyện Sa Pa, Trưởng Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh chỉ đạo
Trưởng Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện huy động ngay lực lượng tại chỗ ứng cứu,
tìm kiếm với phương châm “Cứu người trước, tài sản sau”. Mặt khác, di chuyển, sơ tán
người, tài sản của các hộ dân đến nơi an toàn; đảm bảo giao thông cho người và
các phương tiện đến chi viện; đồng thời triệu tập các thành viên BCH PCTT và
TKCN tỉnh họp khẩn cấp, phân công nhiệm vụ và triển khai ngay phương án ứng
phó, tìm kiếm cứu nạn.
- Huy động lực lượng tăng cường của
các xã lân cận, lực lượng của huyện, lực lượng của tỉnh. Các lực lượng phối hợp
chặt chẽ, phát huy tối đa năng lực, nguồn lực tìm kiếm cứu nạn theo phương châm
“bốn tại chỗ” để
ứng cứu “Cứu người trước,
tài sản sau”.
- Nhanh chóng sơ tán nhân dân ra khỏi
khu vực có nguy cơ lũ quét; đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân nơi
xảy ra thiên tai.
c) Tổ chức ứng phó, tìm kiếm cứu nạn
- Huy động lực lượng tại chỗ gồm DQTV
150 người; đội xung kích 60 người; BCH PCTT huyện 25 người; Y tế 15 người; lực
lượng chi viện bên ngoài gồm Công an 80 người; Quân sự 130 người; Bộ đội Biên
phòng 50 người; các ban ngành, đoàn thể 28 người; cùng các lực lượng, người dân
tại chỗ và các xã lân cận.
- Sử dụng: 03 xe ô tô tải; 04 xe cứu
thương của Bệnh viện Đa khoa; Cuốc, Xẻng 200 cái; Nhà bạt 15 bộ; máy súc 03 chiếc;
máy gạt 03 chiếc; chó nghiệp vụ 5 con; cáng cứu thương 20 chiếc; bộ đàm 10 bộ;
máy phát điện 03 chiếc; máy cưa cầm tay 4 chiếc và một số vật tư, trang thiết bị
khác đảm bảo yêu cầu ứng phó, tìm kiếm cứu nạn.
- Huy động 500 thùng mỳ tôm, 200 chai nước lọc, 600 kg gạo, 200 chiếc chăn, màn, chiếu, 05 cơ số
thuốc và các nhu yếu phẩm cần thiết khác.
- Bố trí nhà văn hóa, trụ sở UBND xã,
trường học và một số nhà dân nơi gần nhất để làm nơi tạm trú cho các hộ phải sơ
tái, di chuyển.
- Tổ chức thăm hỏi, động viên những gia
đình, cá nhân có người bị chết, bị thương; tổ chức hỗ trợ kịp thời các hộ gia
đình, cá nhân bị thiệt hại.
Phần III
CƠ CẤU TỔ CHỨC
VÀ NHIỆM VỤ CÁC CẤP, CÁC NGÀNH
I. Cơ cấu
tổ chức
1. Cấp tỉnh: Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh thực hiện theo
Quyết định số 311/QĐ-UBND ngày 23/01/2017 của UBND tỉnh về kiện toàn Ban Chỉ
huy PCTT và TKCN tỉnh. Thực hiện nhiệm vụ đã được Ban chỉ huy phòng chống thiên
tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh phân công tại Thông báo số 10/TB-BCH ngày
23/01/2017. Thực hiện Quy chế phối hợp
tại Quyết định số 737/QĐ-UBND ngày 12/3/2018 của UBND tỉnh.
2. Cấp huyện và cấp xã: Trên cơ sở cơ cấu tổ chức cấp tỉnh; cấp huyện, cấp xã kiện toàn Ban Chỉ
huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2018 do Chủ tịch UBND huyện,
xã làm Trưởng ban; Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT (phòng Kinh tế) làm
Phó Trưởng Ban; các thành viên là Trưởng các phòng, ban liên quan. Căn cứ điều
kinh tự nhiên, kinh tế - xã hội, các loại hình thiên tai thường xảy ra trên địa
bàn, UBND cấp huyện, cấp xã xây dựng Phương án ứng phó với thiên tai theo cấp độ
rủi ro thiên tai năm 2018 phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
II. Nhiệm vụ của Ban chỉ huy PCTT
và TKCN tỉnh, các Sở ngành, các địa phương
Để Phương án ứng
phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai năm 2018 được thực hiện hiệu quả
“Giảm thấp nhất thiệt hại về người, tài sản của nhà nước và nhân dân”
UBND tỉnh giao nhiệm vụ cụ thể cho các cấp, các ngành, các địa phương như sau:
1. Các thành viên Ban chỉ huy PCTT
và TKCN tỉnh: Thực hiện theo Quyết định số 311/QĐ-UBND
ngày 23/01/2017 của UBND tỉnh về kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT
và TKCN tỉnh. Thực hiện tốt nhiệm vụ đã được Trưởng Ban chỉ huy phòng chống
thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh phân công tại Thông báo số 10/TB-BCH ngày
23/01/2017. Thực hiện tốt quy chế phối hợp tại Quyết định số 737/QĐ-UBND ngày
12/3/2018 của UBND tỉnh.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ Thường
trực của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu
nạn tỉnh; đôn đốc, hướng dẫn các địa phương kiện toàn Ban chỉ huy phòng, chống
thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt phương án ứng
phó với thiên tai năm 2018; các phương án phòng chống rét, hạn, chuyển đổi cây trồng, mùa vụ; rà soát các hồ, đập, các điểm
xung yếu để có biện pháp xử lý. Hướng dẫn, đôn đốc các cấp, các ngành xây dựng
phê duyệt Phương án ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai năm 2018
phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao. Là đầu mối điều phối các quan hệ phối
hợp giữa các cấp, các ngành, các địa phương trong công tác ứng phó với thiên
tai theo cấp độ rủi ro thiên tai năm 2018.
3. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh: Chỉ đạo và triển khai thực hiện Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng
phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020. Sẵn
sàng chi viện, hỗ trợ cho các địa phương lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn đảm bảo lực lượng quân đội là “Lực lượng nòng cốt trong công
tác tìm kiếm cứu nạn”.
4. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Sẵn sàng hỗ trợ, chi viện lực lượng, phương tiện ứng
cứu, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, nhất là khu vực Biên giới, đảm bảo an ninh, trật
tự khu vực Biên giới, cửa khẩu khi có thiên tai xảy ra.
5. Văn phòng UBND tỉnh: Căn cứ Phương án ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai
năm 2018 đã được UBND tỉnh phê duyệt đôn đốc các sở, ngành, các cơ quan đơn vị
thực hiện; phối hợp với cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai
và tìm kiếm cứu nạn tỉnh tổng hợp báo cáo kịp thời UBND tỉnh, Chính phủ,
các Bộ, ngành Trung ương.
6. Văn phòng Thường trực Ban Chỉ
huy PCTT và TKCN tỉnh
- Tổ chức thường trực ứng phó với
thiên tai theo quy định; cập nhật kịp thời thông tin tình hình thiên tai, thời
tiết khí hậu, thủy văn; dự báo cảnh báo cho các địa phương, đơn vị thực hiện
các biện pháp ứng phó; tổng hợp tình hình công tác ứng phó và tìm kiếm cứu nạn,
khắc phục hậu quả; lập báo cáo nhanh, báo cáo định kỳ, báo cáo tổng kết; giải
quyết các công việc theo chỉ đạo của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm
kiếm cứu nạn tỉnh. Phối hợp với Đài khí tượng thủy văn, Đài Phát thanh Truyền
hình tỉnh xây dựng các bản tin cảnh báo về tình hình mưa, lũ và thiên tai trên
các phương tiện thông tin đại chúng. Tham mưu cho Sở Nông nghiệp và PTNT, BCH
phòng, chống thiên tai tỉnh, UBND tỉnh ban hành các văn bản,
quyết định, công điện, thông báo và các văn bản khác kịp thời triển khai công
tác ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai năm
2018.
- Tham mưu cho Ban Chỉ huy biện pháp
huy động nguồn lực, vật tư, phương tiện để ứng phó với các cấp độ thiên tai; lập
kế hoạch cấp các phương tiện, trang thiết bị, các nguồn lực cứu trợ, tài trợ
cho các địa phương.
7. Công an tỉnh: Chủ động xây dựng phương án bố trí lực lượng đảm
bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội vùng bị thiên tai; tham gia cứu hộ, cứu nạn;
bố trí lực lượng phân luồng giao thông, hướng dẫn giao
thông các khu vực bị thiên tai, nhất là các khu vực cầu, ngầm tràn, sạt lở đất,
sụt lún đất.
8. Đài khí tượng Thủy văn tỉnh Lào Cai: Theo dõi chặt chẽ, cập nhật, xử
lý kịp thời thông tin về tình hình diễn biến thời tiết khí hậu; dự báo sớm diễn
biến thời tiết khí hậu, đặc biệt là các hiện tượng thời tiết cực đoan nguy hiểm.
Cung cấp kịp thời các bản tin dự báo thời tiết cho Đài Phát thanh và Truyền
hình tỉnh, Báo Lào Cai để cảnh báo cho các cấp, các ngành, các địa phương và
người dân ứng phó.
9. Sở Công thương: Phối hợp với các ngành liên quan chỉ đạo vận hành điều tiết các hồ chứa
thủy điện đúng quy trình, bảo đảm an toàn công trình, vùng hạ du trong mùa mưa
lũ. Kiểm tra rà soát phương án bảo đảm an toàn các bãi thải, các khu vực mỏ, hầm
lò khai thác khoáng sản; chủ động xử lý và có phương án đảm bảo an toàn công
trình, khu dân cư lân cận, nhất là trong các tình huống xảy ra mưa, lũ lớn.
10. Sở Tài nguyên và Môi trường: Hướng dẫn thực hiện công tác vệ sinh môi
trường. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra xử lý cá nhân, đơn
vị khai thác tài nguyên khoáng sản vi phạm các quy định của Luật Phòng, chống
thiên tai.
11. Sở Giao thông vận tải: Lập phương án đảm bảo giao thông thông suốt cho người và các phương tiện
khi có sự cố thiên tai xảy ra; chuẩn bị đầy đủ vật tư, bố trí lực lượng, phương
tiện sẵn sàng ứng cứu, khắc phục khi có sự cố thiên tai. Trong đó, quan tâm đặc
biệt đến các tuyến đường trọng điểm, các khu vực đường xung yếu, cầu yếu, sạt lở
đất để ứng cứu, thay thế khi có sự cố ách tắc giao thông đảm bảo giao thông
trong thời gian nhanh nhất.
12. Sở Lao động Thương binh và xã hội: Tham mưu, đề xuất, triển khai thực
hiện chính sách an sinh xã hội, bảo trợ xã hội, cứu đói, thăm hỏi động viên và
hỗ trợ kịp thời cho dân cư khu vực bị thiệt hại do thiên tai; bảo đảm cuộc sống,
ổn định, an sinh cho nhân dân.
13. Sở Y tế: Chuẩn bị đầy đủ lực lượng cán bộ y tế; dự trữ đủ
cơ số thuốc; phương tiện vật tư y tế cần thiết đáp ứng nhu cầu cứu thương,
phòng ngừa bệnh dịch; hướng dẫn cho cộng đồng dân cư về kỹ thuật cấp cứu thông
thường, biện pháp vệ sinh, xử lý môi trường vùng bị thiên tai. Cấp cứu nạn nhân bị tai nạn thiên tai; tham gia cứu hộ, cứu nạn.
14. Sở Xây dựng: Chủ động triển khai khắc phục nhanh tình trạng ngập úng khi mưa lớn.
Tăng cường kiểm tra các công trình công cộng đã hết thời hạn
sử dụng; các công trình có nguy cơ mất an toàn khi thiên tai xảy ra; hướng dẫn
sửa chữa, gia cố nhà ở, trong đó chú trọng các biện pháp kỹ thuật ứng phó với
các loại thiên tai nguy hiểm như mưa lớn, sạt lở đất, lốc xoáy, mưa đá.
15. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài
chính: Cân đối, ưu tiên bố trí nguồn ngân sách, Quỹ
phòng chống thiên tai, các nguồn kinh phí khác để đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ ứng
phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai năm 2018.
16. Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp chặt chẽ với Công ty Viễn thông tỉnh đảm
bảo thông tin thông suốt từ Trung ương đến địa phương trong mọi tình huống; chú
trọng đảm bảo thông tin ở những nơi vùng cao, sóng kém, đảm bảo thông tin thông
suốt phục vụ ứng phó với các cấp độ thiên tai.
17. Các tổ chức Đoàn thể:
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh là đầu
mối vận động ủng hộ, tiếp nhận cứu trợ và phân phối kịp thời hàng ủng hộ cứu trợ
cho các đối tượng bị thiệt hại do thiên tai; phối hợp với các Sở, ngành, tổ chức
Đoàn thể liên quan tổ chức thăm hỏi những gia đình bị thiệt
hại do thiên tai gây ra.
- Các tổ chức đoàn thể khác theo chức
năng nhiệm vụ của mình xây dựng và triển khai Phương án PCTT của ngành, thực hiện
nhiệm vụ theo thông báo phân công của ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh. Tuyên truyền,
hướng dẫn các địa phương, đơn vị chấp hành nghiêm chỉnh Pháp Luật về phòng, chống
thiên tai; lập kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự, an toàn tính mạng và tài sản của
nhân dân, bảo vệ các kho tàng, công trình quan trọng của nhà nước, tổ chức thăm
hỏi động viên người bị nạn, ổn định cuộc sống.
18. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp
xã
- Xây dựng và phê duyệt Phương án ứng
phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai năm 2018 sát với tình hình thực
tế tại địa phương; phù hợp với điều kiện địa phương. Phân công nhiệm vụ cụ thể,
rõ ràng cho cấp xã, các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn; thành lập đội xung
kích và lực lượng tại chỗ đảm bảo quân số đáp ứng yêu cầu thực hiện phương án; chủ động điều chỉnh kế hoạch bổ
sung đảm bảo đủ lực lượng, trang thiết bị, phương tiện, nhu yếu phẩm thiết yếu để có thể huy động kịp thời khi có thiên tai xảy ra. Xây dựng phương
án cụ thể trong việc tổ chức di dời, bảo vệ người dân ở vùng chịu ảnh hưởng của
mưa bão, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn; chủ động ngân sách địa
phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định để đáp ứng yêu cầu ứng
phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai năm 2018.
- Theo dõi, cập nhật diễn biến thời
tiết, thiên tai để báo báo cáo kịp thời cho Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh (Văn
phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
19. Các Sở, ngành, các Cơ quan đơn
vị, các tổ chức, cá nhân: Thường xuyên theo dõi thông
tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình thiên tai để chủ động
ứng phó với thiên tai; chuẩn bị sẵn sàng phương tiện, vật tư, lực lượng để
tham gia công tác ứng phó khi được sự huy động của Ban chỉ huy
phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp.
II. Tổ chức thực hiện
1. Căn cứ Phương án ứng phó với thiên
tai theo cấp độ rủi ro thiên tai năm 2018 được UBND tỉnh
phê duyệt, các sở, ban, ngành, đoàn thể; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã khẩn
trương tổ chức triển khai thực hiện.
2. Các cơ quan Trung ương, Doanh nghiệp
đóng trên địa bàn tỉnh phải chủ động xây dựng và phê duyệt Phương án ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai
năm 2018 phù hợp với đặc điểm, tình hình của đơn vị; phối hợp tích cực với các
sở, ban, ngành tỉnh trong công tác ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai năm 2018.
3. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn (cơ quan thường trực phòng, chống
thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh) tổ chức kiểm tra, đôn đốc hướng dẫn
các sở, ban, ngành, đơn vị, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, các đoàn thể, tổ
chức kinh tế, tổ chức xã hội và cá nhân liên quan trên địa bàn tỉnh triển khai
thực hiện tốt Phương án này./.