ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
11/2022/QĐ-UBND
|
Hải Dương, ngày
30 tháng 9 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP
ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐÊ ĐIỀU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG BAN
HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 08/2018/QĐ-UBND NGÀY 29 THÁNG 5 NĂM 2018 CỦA ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11
năm 2019;
Căn cứ Luật ban hành văn bản
quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Đê điều ngày 29
tháng 11 năm 2006; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên
tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số
113/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều;
Căn cứ Thông tư
04/2021/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn hướng dẫn thực hiện việc chấp thuận, thẩm định các hoạt động liên
quan đến đê điều;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một
số điều của Quy định trình tự, thủ tục cấp giấy phép đối với các hoạt động liên
quan đến đê điều trên địa bàn tỉnh Hải Dương ban hành kèm theo Quyết định số
08/2018/QĐ-UBND ngày 29 tháng 5 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương như
sau:
1. Thay thế
cụm từ “Chi cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão” tại khoản 4 Điều 9 và
khoản 3 Điều 10 bằng cụm từ “Chi cục Thủy lợi”.
2. Sửa đổi
khoản 6 Điều 2 như sau:
“6. Để vật liệu; đào ao, giếng ở
bãi sông;”
3. Sửa đổi
khoản 6 Điều 4 như sau:
“6. Văn bản chấp thuận của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với những hoạt động quy định tại khoản
1, khoản 2, khoản 3 và khoản 7 Điều 2 Quy định này đối với đê cấp I, cấp II, cấp
III và đối với hoạt động xây dựng, cải tạo công trình giao thông có ảnh hưởng đến
hai tỉnh trở lên theo quy định tại Thông tư 04/2021/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2021 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.”
4. Sửa đổi,
bổ sung Điều 5 như sau:
“Điều 5. Tiếp nhận, đánh giá
hồ sơ và trả kết quả
1. Trung tâm phục vụ hành chính
công tỉnh Hải Dương là đơn vị tiếp nhận hồ sơ cấp giấy phép và trả kết quả đối
với các hoạt động liên quan đến đê điều trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
2. Chi cục Thuỷ lợi là đơn vị
trực tiếp đánh giá hồ sơ, tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
trình Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương cấp phép đối với các hoạt động liên quan đến
đê điều trên địa bàn tỉnh Hải Dương.”
5. Sửa đổi,
bổ sung Điều 6 như sau:
“Điều 6. Quy trình cấp giấy
phép
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề
nghị cấp phép nộp 03 (ba) bộ hồ sơ cấp, điều chỉnh, gia hạn giấy phép trực tiếp
hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc trực tuyến đến đơn vị tiếp nhận hồ sơ.
2. Đơn vị tiếp nhận hồ sơ có
trách nhiệm nhận hồ sơ; kiểm tra hồ sơ; phát phiếu tiếp nhận hồ sơ đối với trường
hợp hồ sơ đảm bảo quy định tại Điều 4 Quy định này; số hóa hồ sơ; chuyển đến
đơn vị đánh giá hồ sơ trong thời hạn ½ (một nửa) ngày làm việc hoặc hướng dẫn để
cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp
hồ sơ chưa đáp ứng theo quy định. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân đề
nghị cấp giấy phép nộp hồ sơ trực tuyến, việc tiếp nhận hồ sơ trực tuyến và trả
kết quả được thực hiện theo quy định hiện hành.
3. Trong thời hạn 11 (mười một)
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, đơn vị đánh giá hồ sơ tiến hành
các bước đánh giá hồ sơ gồm: đánh giá hồ sơ, gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ
quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực có liên quan và kiểm tra hiện trường
(trong trường hợp cần thiết) về tính đầy đủ, chính xác, đáp ứng các điều kiện
theo quy định; lập Báo cáo đánh giá hồ sơ, dự thảo Tờ trình cấp phép.
Các cơ quan được lấy ý kiến có
trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ
ngày nhận được hồ sơ, sau thời hạn trên, nếu không có ý kiến coi như đã đồng ý
và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của đơn vị.
4. Trong thời hạn 02 (hai) ngày
làm việc, Lãnh đạo Chi cục Thủy lợi tổng hợp ý kiến (nếu có), trình Lãnh đạo Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký Tờ trình phê duyệt hoặc văn bản trả hồ
sơ. Trong vòng 01 (một) ngày làm việc, Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn thẩm tra, xem xét kết quả giải quyết ký văn bản trình cấp phép.
Trường hợp không đủ điều kiện cấp
phép, đơn vị đánh giá hồ sơ trả lời bằng văn bản gửi đơn vị tiếp nhận chuyển cơ
quan, tổ chức, cá nhân để từ chối giải quyết trong đó nêu rõ lí do từ chối hoặc
hướng dẫn cơ quan, tổ chức, cá nhân bổ sung, khắc phục các tồn tại (nếu có) để
đủ điều kiện thực hiện đánh giá hồ sơ theo quy định.
5. Trong thời hạn 05 (năm) ngày
làm việc, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trình Chủ tịch UBND tỉnh ký duyệt Quyết
định cấp giấy phép hoạt động lĩnh vực đê điều. Trường hợp không cấp giấy phép,
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do.
Trong thời hạn ½ (một nửa) ngày
làm việc, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh chuyển kết quả đến đơn vị trả kết quả
để trả cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép.”
Điều 2. Quyết định này
có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 10 năm 2022.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy
ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Cục kiểm tra VBQPPL, Bộ Tư pháp;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu VT, KTN, Ô Chính.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Văn Quân
|