Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1088/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Đinh Khắc Đính
Ngày ban hành: 15/06/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1088/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 15 tháng 06 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ VỚI BÃO MẠNH, SIÊU BÃO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;

Căn cứ Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai;

Căn cứ Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2014 Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai;

Căn cứ Quyết định số 1857/QĐ-BTNMT ngày 29 tháng 8 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt và công bố kết quả phân vùng bão và xác định nguy cơ bão, nước dâng do bão cho khu vực ven biển Việt Nam;

Xét đề nghị của Ban Chỉ huy phòng, chng thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh tại Công văn số 53/PCTT ngày 04/6/2015,

QUYT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, cơ quan, Đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND và Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện, thị xã và thành phố Huế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
-
BCĐ TW về PCTT;
-
UBQG Tìm kiếm cứu nạn;
-
Thường vụ Tnh ủy;
-
Thường trực HĐND tnh;
-
Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
-
Các Đài, Báo trong tnh;
-
VP: Lãnh đạo và các CV;
-
Lưu: VT, NN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đinh Khắc Đính

 

PHƯƠNG ÁN

ỨNG PHÓ VỚI BÃO MẠNH, SIÊU BÃO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định s 1088/QĐ-UBND ngày 15 tháng 6 năm 2015 của y ban nhân dân tỉnh)

Phần I

ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG

I. TỔNG QUAN

Thừa Thiên Huế là một trong 5 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nng, phía Tây giáp nước CHDCND Lào, phía Đông được giới hạn bởi Biển Đông. Về tổ chức hành chính, Thừa Thiên Huế có 06 huyện 02 thị xã và thành phố Huế với 152 xã, phường, thị trấn.

Do yếu tố địa hình và vị trí đặc biệt về địa lý nên tỉnh Thừa Thiên Huế hàng năm thường chịu ảnh hưởng của nhiều loại thiên tai như: bão, lũ, lũ quét, lốc tố, hạn hán, xâm nhập mặn, nước dâng do bão, sạt lở, xói lở bờ sông, bờ biển, đặc biệt là bão và lụt gây nhiều thiệt hại về người và tài sản.

Trong những năm trở lại đây, dưới tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu nên tình hình thiên tai bão lũ ở Thừa Thiên Huế diễn biến phức tạp, khó lường, có chiều hướng tăng lên về cường độ và tần suất cũng như thiệt hại về vật chất.

1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên

a) Vị trí địa lý: Tỉnh Thừa Thiên Huế có tọa độ địa lý như sau:

- Điểm cực Bắc: 16044'30" vĩ Bắc và 107023'48" kinh Đông tại thôn Giáp Tây, xã Điền Hương, huyện Phong Điền.

- Điểm cực Nam: 15059'30" vĩ Bắc và 107041'52" kinh Đông ở đỉnh núi cực nam, xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông.

- Điểm cực Tây: 16022'45" vĩ Bắc và 107000'56" kinh Đông tại bản Paré, xã Hồng Thủy, huyện A Lưi.

- Điểm cực Đông: 16013'18" vĩ Bắc và 108012'57" kinh Đông tại bờ phía Đông đảo Sơn Chà, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc.

Thừa Thiên Huế có diện tích 503.320,5 ha (theo niên giám thống kê năm 2013), kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nơi dài nhất 128 km (dọc bờ biển), nơi ngắn nhất 44 km (phần phía Tây); mở rộng chiều ngang theo hướng Đông Bắc - Tây Nam với nơi rộng nhất dọc tuyến cắt từ xã Quảng Công (Quảng Điền), phường Tứ Hạ (thị xã Hương Trà) đến xã Sơn Thủy - Ba Lé (A Lưới) 65km và nơi hẹp nhất là khối đất cực Nam chỉ khoảng 2-3km.

Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc - Nam, trục hành lang Đông - Tây nối Thái Lan - Lào - Việt Nam theo đường 9. Thừa Thiên Huế ở vào vị trí trung độ của cả nước, nm giữa thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển nhất nước ta. Thừa Thiên Huế cách Hà Nội 660 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.080 km.

Bờ biển của tỉnh dài 128 km, có cảng Thuận An và cảng Chân Mây với độ sâu 18 - 20m, có cảng hàng không Phú Bài nằm trên đường quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy dọc theo tỉnh.

b) Khí hậu, thời tiết:

Thừa Thiên Huế nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cho nên thời tiết diễn ra theo chu kỳ 4 mùa, mùa xuân mát mẻ, ấm áp; mùa hè nóng bức; mùa thu dịu và mùa đông gió rét. Nhiệt độ trung bình cả năm 25°C. Số giờ nắng cả năm là 2000 giờ.

Thừa Thiên Huế là một tỉnh có khí hậu khắc nghiệt, mùa khô có gió Tây nam nóng từ tháng 3 đến tháng 8. Với lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.500 đến 2.700mm.

c) Đặc điểm địa hình:

Địa hình Thừa Thiên Huế có cấu tạo dạng bậc khá rõ rệt. Địa hình núi chiếm khoảng 1/4 diện tích, từ biên giới Việt - Lào kéo dài đến thành phố Đà Nng. Địa hình trung du chiếm khoảng 1/2 diện tích, độ cao phần lớn dưới 500 m, có đặc điểm chủ yếu là đỉnh rộng, sườn thoải và phần lớn là đồi bát úp, với chiều rộng vài trăm mét. Đồng bằng Thừa Thiên Huế điển hình cho kiểu đồng bằng mài mòn, tích tụ, có cồn cát, đầm phá. Diện tích vùng đồng bằng chiếm khoảng 1.400 km2. Tổng diện tích đất các loại cây trồng: 90.974 ha, trong đó diện tích cây hàng năm là: 44.546,67 ha; diện tích cây lâu năm: 5.343,2 ha.

d) Hệ thống sông ngòi và đầm phá:

Tổng chiều dài sông suối và sông đào đạt tới 1.055km, tổng diện tích lưu vực tới 4.195km2. Mật độ sông suối dao động trong khoảng 0,3-1km/km2, có nơi tới 1,5-2,5 km/km2.

Trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế từ Bắc vào Nam gặp các sông chính sau: Sông Ô Lâu; Hệ thống Sông Hương; Sông Nong; Sông Truồi; Sông Cầu Hai; Sông Bù Lu.

Trong đó sông Hương là con sông lớn nhất, có hai nguồn chính và đều bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn. Dòng chính của Tả Trạch dài khoảng 67 km, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn Đông, ven khu vực vườn quốc gia Bạch Mã chảy theo hướng tây bắc với 55 thác nước hùng vĩ, qua thị trấn Nam Đông rồi sau đó hp lưu với dòng Hữu Trạch tại ngã ba Bằng Lãng (khoảng 3 km về phía bắc khu vực lăng Minh Mạng). Hữu Trạch dài khong 60 km là nhánh phụ, chảy theo hướng bắc, qua 14 thác nguy hiểm và vượt qua phà Tuần để tới ngã ba Bằng Lãng, nơi hai dòng này gặp nhau và tạo nên sông Hương. Từ Bằng Lãng đến cửa sông Thuận An, sông Hương dài 33 km và chảy rất chậm (bởi vì mực nước sông không cao hơn mấy so với mực nước biển).

Ngoài các sông thiên nhiên, xung quanh thành phố Huế còn gặp nhiều sông đào như: Sông An Cựu; Sông Đông Ba; Sông Kẻ Vạn.

Trên đồng bằng duyên hải còn có hói Bảy Xã, hói Hàng Tổng nối sông Hương với sông Bồ, hói Phát Lát, hói Như Ý, hói Chợ Mai.

Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai trải dài 68 km thuộc địa phận các huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và thị xã Hương Trà với diện tích 22.000 ha.

2. Dân số lao động

a) Dân số: Tính đến năm 2014, dân số tỉnh Thừa Thiên Huế có 1.127.905 người, trong đó: Nam: 557.026 người; Nữ: 570.879 người; Mật độ dân số là 222 ngưi /km2. Về phân bố, có 545.429 người sinh sống ở thành thị và 582.476 người sinh sống ở vùng nông thôn.

b) Lao động: Tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên là 607.023 người (trong đó lao động nữ 296.158 người).

c) Tổng số hộ nghèo: 17.242 hộ/53.536 người chiếm 6,42% so với số hộ toàn tỉnh. Trong đó số hộ nghèo dân tộc thiểu số 1.982 hộ/8.407 người, chiếm 11,5% trong tổng số hộ nghèo; số hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách là 561 hộ, chiếm 3,25% trong tổng số hộ nghèo; Hộ nghèo thuộc đối tượng bảo trợ xã hội là 6.994 hộ, chiếm 40,56% trong tổng số hộ nghèo.

d) Số người khuyết tật: Toàn tỉnh có 26.470 người khuyết tật, trong đó A lưới 3.068 người, Nam Đông 1.008 người, Phong Điền 3.574 người, Quảng Điền 2.420 người, Phú Vang 2.862 người, Phú Lộc 2.653 người, Hương Thủy 1.856 người, Hương Trà 2.356 người và thành phố Huế 5.774 người; các cơ sở bảo trợ xã hội 899 người.

3. Cơ sở hạ tầng

a) Y tế:

Tổng số cơ sở y tế trên toàn tỉnh: 189, trong đó: 24 bệnh viện; 08 phòng khám đa khoa khu vực; 152 trạm y tế xã phường; 01 nhà hộ sinh; 01 Trạm y tế của cơ quan, xí nghiệp.

Tổng số giường bệnh: 5.320, trong đó: Bệnh viện: 4.647 giường; Phòng khám đa khoa khu vực: 125 giường; Trạm y tế xã phường: 513 giường; Nhà hộ sinh: 15 giường; Trạm y tế của cơ quan, xí nghiệp: 20 giường.

Tổng số cán bộ ngành y: 4.393 người, trong đó: Bác sỹ: 1.262; Y sỹ: 752; Y tá: 1.643; Nữ hộ sinh: 736

Cán bộ ngành dược: 531 người, trong đó: Dược sỹ cao cấp: 114; Dược sỹ trung cấp: 377; Dược tá: 40.

b) Giáo dục và đào tạo:

Đại học: Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 08 trường đại học và 01 học viện, trong đó: Đại học Huế với 07 trường đại học thành viên (Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Khoa học, Trường Đại học Y Dược, Trường Đại học Nông Lâm, Trường Đại học Nghệ thuật, Trường Đại học Kinh tế, Trường Đại học Ngoại ngữ) và 03 khoa trực thuộc (Khoa Giáo dục Thể chất, Khoa Du lịch và Khoa Luật) cùng 01 phân hiệu tại tỉnh Quảng Trị.

Trường Đại học dân lập Phú Xuân; Học viện Âm nhạc Huế.

Số giảng viên: 2.180; Số sinh viên: 93.094.

Cao đẳng: Số trường: 05; Số giảng viên: 584 (trên đại học: 321, đại học và cao đẳng: 260, trình độ khác: 03); Số sinh viên: 14.467.

Trung cấp chuyên nghiệp: Số trường: 06; Số giáo viên: 221; Số học sinh: 9.178.

Trường phổ thông: Số trường: 397 (tiểu học: 225, trung học cơ sở: 120, trung học phổ thông: 37, phổ thông cơ sở: 12; phổ thông Trung học: 03).

Số giáo viên: 12.585 (tiểu học: 5.276, trung học cơ sở: 4.808, trung học phổ thông: 2.501).

Số học sinh: 208.137 (tiểu học: 93.009, trung học cơ sở: 73.194, trung học phổ thông: 41.934).

Số phòng học: 6.691 (tiểu học: 3.394, trung học cơ sở: 2.247, trung học phổ thông: 1.050).

Tỷ lệ xã, phường, thị trấn có trường tiểu học: 100%.

Giáo dục mẫu giáo

- Số trường: 198 (công lập 180, ngoài công lập: 18)

- Số giáo viên: 3.655; Số học sinh: 44.379; Số phòng học: 1.702.

c) Du lịch:

Tổng số cơ sở lưu trú: 313 (khách sạn: 177, nhà nghỉ: 136)

Tổng số phòng nghỉ: 7.284 (khách sạn: 6.085, nhà nghỉ: 1.199)

Tổng số giường: 13.246 (khách sạn: 11.317, nhà nghỉ: 1.929)

d) Nông nghiệp:

Diện tích các loại cây trồng: 92.802 ha, trong đó: Cây hàng năm: 79.421 ha; Cây lâu năm: 13.971 ha

Chăn nuôi gia súc, gia cầm: Đàn trâu có 23.526 con; Đàn bò có 21.356 con; Đàn lợn 230.090 con; Đàn gia cầm 2.179.566 con.

Diện tích rừng:

Diện tích rừng trồng tập trung: 4.225 ha

Diện tích rừng trồng cây phân tán: 2.013 ha

Diện tích rừng được chăm sóc: 13.235 ha

Sản lượng gỗ khai thác: 178.971 m3

Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản: 6.195,1 ha, trong đó: Diện tích nước mặn, nước lợ: 4.191,6 ha; Diện tích nước ngọt: 2.003,5 ha

e) Giao thông:

Đường bộ:

Toàn tỉnh có hơn 2.500 km đường bộ, Quốc lộ 1A chạy xuyên qua tỉnh từ Bắc xuống Nam cùng với các tuyến tỉnh lộ chạy song song và cắt ngang như tỉnh lộ 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8A, 8B, 10A, 10B, 10C, 11A, 11B, 15 và các tỉnh l khác.

Tuyến Quốc lộ 49 chạy ngang từ Tây sang Đông nối tiếp vùng núi với biển. Khu vực ven biển, đầm phá có Quốc lộ 49B và một số tuyến ven biển khác. Khu vực gò đồi trung du và vùng núi rộng lớn phía Tây thuộc các huyện A Lưới, Nam Đông có Quốc lộ 14, Tỉnh lộ 14B, 14C, Quốc lộ 49 đi qua Lào.

Đến nay toàn tỉnh đã nhựa hóa được 80% đường tỉnh, bê tông hóa 70% đường giao thông nông thôn (đường huyện, đường xã), 100% xã có đường ô tô đến trung tâm.

Đường biển và đường thủy: Tổng chiều dài 563km sông, đầm phá. Tỉnh có cảng biển là cảng nước sâu Chân Mây và cảng Thuận An. Cảng Thuận An nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 13 km về phía đông bắc. Trong nhiều năm tỉnh đã tập trung đầu tư cho cảng Thuận An 5 cầu tầu dài 150m, có khả năng tiếp nhận tầu 1.000 tấn, được nhà nước công nhận là cảng biển quốc gia. Cảng nước sâu Chân Mây cách thành phố Huế 49 km về phía Nam đang được triển khai xây dựng một số hạng mục hạ tầng kỹ thuật đầu tiên nhằm khai thác lợi thế trục giao thông Bắc - Nam và tuyến hành lang Đông - Tây, tạo động lực phát triển kinh tế những năm sau.

Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua tỉnh Thừa Thiên Huế dài 101,2km đóng một vai trò quan trọng trong giao thông của tỉnh.

Đường hàng không: Thừa Thiên Huế có sân bay Quốc tế Phú Bài nằm trên Quốc lộ I, cách phía Nam thành phố Huế khoảng 15 km. Những năm qua, bộ mặt và cơ sở hạ tầng của sân bay Phú Bài đã có những thay đổi đáng kể; đảm bảo cho máy bay Airbus A320, Boeing 747 cất hạ cánh an toàn.

g) Bưu chính, viễn thông:

Số thuê bao điện thoại: 1.064.940; Số thuê bao internet: 80.557; 100% xã có điểm giao dịch Bưu Điện.

Mạng lưới Viễn thông đã được hoàn toàn số hóa, mạng truyền dẫn từ Huế đi các huyện đã được quang hóa 100%; có kèm viba số h trợ, 100 xã có điện thoại và được kết nối Internet. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 656 cột ănten do các nhà mạng quản lý.

h) Điện năng:

Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế được nhận điện từ hệ thống điện Quốc Gia qua các tuyến đường dây 110 kV Đà Nng - Huế (chiều dài 86 km dây dẫn 2xACSR-185), tuyến Đồng Hới - Huế (mạch đơn ACSR-185) và đường dây mạch đơn 220 kV Hòa Khánh - Huế (chiều dài 80 km, dây dẫn ACSR-400) thông qua các trạm biến áp sau: Trạm 220 kV Huế có công suất 1x125 MVA điện áp 220/110 kV, trạm này vận hành từ 08/2002, được xây dựng trên cơ sở mở rộng trạm 110 kV Huế 1, nằm trên địa bàn xã Thủy An - Thành phố Huế (gần Ngự Bình). Trạm 220 kV Huế nhận điện từ trạm biến áp 500 kV qua đường dây 220 kV Đà Nng - Huế.

Ngoài ra tỉnh Thừa Thiên Huế còn có trạm phát điện diezel Ngự Bình có công suất đạt 2x4000 kVA đang vận hành và phát hiện bổ sung vào những giờ cao điểm.

Hiện nay, nhà máy thủy điện Bình Điền, Hương Điền, A Lưới, Tả Trạch đã phát điện đưa lên hệ thống lưới điện quốc gia.

k) Hệ thống cấp nước:

Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 95%; trong đó, khu vực nông thôn là 92%, khu vực thành thị là 99% (Theo niên giám thống kê năm 2013)

Tỷ lệ hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh là 86%; trong đó, khu vực nông thôn là 80%, khu vực thành thị là 93%.

Hiện nay, Công ty TNHH Xây dựng và cấp nước Thừa Thiên Huế có 10 nhà máy trực thuộc, với công suất hơn 100 nghìn m3/ngày đêm và cấp nước sạch đến tận gia đình của gần 600 nghìn dân toàn tỉnh (99% nhân dân thành phố Huế), đây là kết quả rất cao so với cả nước.

Thời gian qua, Công ty đã triển khai một số công trình tiêu biểu như Nhà máy nước sạch Bạch Mã, Hòa Bình Chương, Tứ Hạ...và, hiện nay công ty đang triển khai dự án mở rộng NM Quảng Tế 2 nâng công suất từ 27.500 lên 82.500m3/ngày đêm với công nghệ tiên tiến, hiện đại ứng dụng hệ thống SCADA điều khiển, giám sát tự động từ xa, phần xây dựng áp dụng công nghệ đúc không trát mác 300 lần đầu tiên tại khu vực Miền trung và Tây nguyên.

i) Hạ tầng nông thôn:

Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 55 hồ chứa thủy lợi, trong đó 01 hồ có dung tích trên 600 triệu m3, 02 hồ có dung tích từ 10 đến 100 triệu m3, 04 hồ có dung tích từ 3 đến 10 triệu m3; 48 hồ chứa nước loại nhỏ. Phân cấp quản lý: Công ty TNHH Nhà nước MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi Tỉnh quản lý 20 hồ (6 hồ lớn và 14 hồ nhỏ) và hồ Tả Trạch đang xây dựng, 34 hồ chứa nhỏ còn lại do địa phương quản lý.

Ngoài các hồ chứa thủy lợi, còn có 03 hồ chứa thủy điện Bình Điền, Hương Điền và A Lưới có tổng dung tích hơn 1,2 tỷ m3 nước.

Đã kiên cố hóa hơn 2/3 trong số 900 km kênh mương trên địa bàn tỉnh, 285 trạm bơm điện, còn lại là hồ, đập; 187 km đê bao ven phá, các công trình đã chủ động tưới cho khoảng 18 ngàn ha mỗi vụ, đạt 72,7% diện tích và tiêu khoảng 7.000 ha, đạt gần 60% diện tích sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh. UBND tỉnh đã xây dựng đề án đầu tư xây dựng các công trình đê bao, thủy lợi đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020.

l) Nhà ở:

Đến nay, toàn tỉnh cần phải h trợ xây dựng nhà ở cho 2.710 hộ nghèo có nhu cầu bức xúc về xây dựng nhà ở. Do địa phương thường bị ảnh hưởng bão, lụt, nên người dân đã chủ động xây dựng nhà ở với kết cấu khung ổn định, đảm bảo an toàn cho ngưi và tài sản khi xảy ra thiên tai bão, lụt. Đến năm 2013, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế tỷ lệ nhà kiên cố và bán kiên cố chiếm hơn 95%, trong đó nhà ở kiên cố tiếp tục tăng đều theo mỗi năm và có thể thích ứng đối với thiên tai. Tuy nhiên một số vùng thấp trũng vẫn thường xuyên bị ngập lụt khi có bão, lụt.

m) Hạ tầng công nghiệp:

Khu công nghiệp Phú Bài giai đoạn 1, 2, 3 và 4: đầu tư các ngành Kỹ thuật công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp sạch, công nghiệp phụ trợ, cơ khí lắp ráp ô tô xe máy, nước giải khát; công nghiệp hỗ trợ, phụ trợ cho ngành dệt may,...

Khu công nghiệp Tứ Hạ: ưu tiên phát triển công nghiệp sạch, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp điện, điện tử, dệt may, da giày, cơ khí; không phát triển thêm ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng không phù hp với khu vực lân cận đô thị và có nguy cơ ô nhiễm môi trường.

KCN Phong Điền: ưu tiên các ngành gắn với vùng nguyên liệu silicat; sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến nông lâm sản; công nghiệp dệt - nhuộm - may, công nghiệp may thời trang, công nghiệp hỗ trợ, phụ trợ cho ngành dệt may. Riêng Khu B và khu B mở rộng (147ha) giành riêng cho đầu tư phát triển ngành công nghiệp chế biến cát thạch anh, silicat.

4. Tổng quan về tình hình bão, lụt

a) Ảnh hưởng của bão đến Thừa Thiên Huế:

Theo số liệu theo dõi bão từ 1952 đến 2012 (61 năm) đã có 38 cơn bão và ATNĐ ảnh hưởng trực tiếp đến Thừa Thiên Huế (gây ra gió mạnh bằng hoặc trên cấp 6), bằng 12% số cơn bão ảnh hưởng đến Việt Nam cùng thời kỳ, trong đó có 5 cơn bão mạnh và rất mạnh là: bão ngày 30/X/1952 vào Huế sức gió cấp 12 (122km/h), bão BABS ngày 16/IX/1962: cấp 12(118km/h), bão TILDA ngày 22/IX/1964 cấp 13 (137km/h), bão PATSY ngày 15/X/1973 cấp 11 (104km/h) và bão CECIL ngày 16/X/1985 cấp 11 (104km/h).

Mùa bão ở Thừa Thiên Huế bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11 hàng năm, trong đó tháng 9 chiếm tần suất cao nhất với 35%, sau đó đến tháng 10 chiếm 20%, tháng 6, 8, 11 chiếm 10%, tháng 5, 7 chiếm 7,5%. Trung bình hàng năm có 0,7 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến Thừa Thiên Huế, năm nhiều bão nhất là 3 cơn (1971), năm ít bão nhất không có cơn nào. Tần suất không có bão chiếm trên 50%.

Đường đi của bão ảnh hưởng đến Thừa Thiên Huế khá phức tạp, nhưng có thể thấy ba trường hợp thường gặp là: trường hợp chiếm ưu thế là bão xuất hiện ở vùng biển Đông Nam di chuyển theo hướng Tây Bắc, rồi đổ bộ vào Đà Nng, Tha Thiên Huế hoặc Quảng Trị hoặc đi dọc theo vùng biển Thừa Thiên Huế. Trường hợp thứ hai là bão di chuyển ổn định theo hướng Tây và trường hợp ít xuất hiện hơn là t phía Đông Bắc di chuyển xuống theo hướng Tây Nam.

Hướng có gió bão mạnh nhất là hướng Bắc - Tây Bắc chiếm 42,9%, hướng Tây - Tây Nam chiếm 32% và hướng Bắc - Đông Bắc chiếm 21,4%.

Tốc độ gió bão trung bình ở Thừa Thiên Huế là 76 km/h tương đương với cấp 9, mạnh nhất có thể lên tới cấp 13 (137km/h). Theo tính toán thì cứ 10 năm sẽ xuất hiện bão cấp 10 và 20 năm thì mới có bão cấp 12. Vùng ven biển và đầm phá Thừa Thiên Huế là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của bão, điển hình là trận bão CECIL 1985 và trận bão YANGSANE 2006. Mức độ ảnh hưởng của bão giảm dần từ Bắc vào Nam. Nếu như thành phố Huế hàng năm chịu ảnh hưởng 0,7 cơn bão và ATNĐ thì ở Chân Mây - Lăng Cô chỉ có 0.41 cơn, trong đó các tháng đầu và giữa mùa bão số cơn bão ảnh hưởng tới Huế nhiều hơn Chân Mây - Lăng Cô.

Một đặc trung quan trọng để tính toán thiết kế các công trình là tốc độ gió tính toán ng với chu kỳ quay trở lại. Có nghĩa là công trình phải được thiết kế chịu tốc độ gió mạnh nhất có thể xảy ra một lần trong năm. Tốc độ gió mạnh nhất bao gồm cả tốc độ gió khi xảy ra lốc tố, nhưng chủ yếu vẫn là gió bão. Tốc độ gió mạnh nhất ở Thừa Thiên Huế nhỏ hơn các tỉnh phía Bắc và giảm dần từ đông sang tây và từ bắc xuống nam. Trung bình 10 năm có một lần chịu ảnh hưởng của gió cấp 11 và 20 năm có gió cấp 12.

Hình 1. Đường đi của các cơn bão ảnh hưởng đến TTH từ năm 1954-2012.

b) Mưa lớn trong bão:

Mưa do bão hoặc những quá trình mưa có liên quan đến bão chiếm từ 35 - 45% tổng lượng mưa năm của nhiều địa phương ven biển Trung bộ. Bão gây ra mưa lớn khi chúng đổ bộ vào đất liền, có khoảng 45% số cơn bão và ATNĐ có tổng lượng mưa từ 200 - 300mm, khoảng 20% số cơn bão và ATNĐ có tổng lượng mưa lớn hơn 300mm, khoảng 15% số cơn bão và ATNĐ có tổng lượng mưa dưới 150mm.

Trong đất liền phân bố lượng mưa trong bão thường đạt giá trị và cường độ lớn hơn ngoài biển, do tác động của địa hình làm cho không khí trong bão tăng tính chất bất ổn định vốn đã rất bất ổn định của nó, như vậy lượng mưa sẽ thay đổi ở các khu vực có địa hình khác nhau.

Mưa lớn trong bão tập trung trong bán kính 100 - 200km, nhưng phạm vi mưa lớn không phân bố đều quanh tâm bão. Thông thường ở phần phía bắc của bão mưa lớn hơn phần phía nam.

Thời gian mưa lớn trong bão trung bình từ 2 - 3 ngày, tuy nhiên khi bão kết hợp với không khí lạnh thì diện mưa lớn sẽ mở rộng và thời gian mưa lớn cũng kéo dài hơn, khoảng từ 3 - 5 ngày. Khu vực ven biển Trung bộ nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng, hình thế gây mưa đặc biệt lớn điển hình, đó là sự phối kết hợp của bão và không khí lạnh, hệ quả của nó là những trận mưa rất lớn, thời gian mưa lớn tập trung trong vài ngày thường gây ra lũ lớn, gây ngập lụt trên diện rộng, có khi còn có lũ quét, sạt lở đất.

Mưa lớn trong bão còn phụ thuộc vào cường độ bão và tốc độ di chuyển. Nhìn chung khi bão di chuyển chậm và đang ở giai đoạn đang phát triển thì mưa trong bão lớn và thời gian mưa kéo dài nên tổng lượng mưa lớn. Ngược lại nếu bão di chuyển nhanh hoặc ở trong giai đoạn đang suy yếu thì tổng lượng mưa do bão sẽ ít hơn.

c) Những thiệt hại do bão gây ra:

Bão và ATNĐ là những thiên tai xuất hiện ở Thừa Thiên Huế không nhiều, trung bình hàng năm chỉ 0,7 cơn nhưng gây ra hậu quả nghiêm trọng phải mất nhiều năm mới khắc phục được. Trong chuỗi số liệu lịch s đã ghi nhận những trận bão sau đây:

Ngày 19/11/1904 một cơn bão mạnh đã tràn qua kinh thành Huế làm sập 4 nhịp cầu tràng tiền, làm đổ 22.027 ngôi nhà, 529 tàu thuyền bị đắm, 724 người chết.

Bão CECIL đổ bộ vào Vĩnh Linh (Quảng Trị) ngày 16/10/1985 với sức gió cấp 13 đã gây thiệt hại cho hai tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Nó đã làm đổ 214.000 ngôi nhà, 2000 phòng học, 200 cơ sở y tế, 600 cột điện cao thế, hàng nghìn tàu thuyền bị đắm, 840 người bị chết, 100 người mất tích, 200 người bị thương. Đây là cơn bão trong 100 năm mới xảy ra một lần.

Ngày 18/10/1990 Bão có tên là ED đã ảnh hưởng đến Thừa Thiên Huế với tốc độ gió 100km/h đã làm 18 người chết và thiệt hại tài sản 56,540 tỷ đồng.

Bão Yangsane đổ bộ vào Đà Nng ngày 1/X/2006 gây ra gió cấp 10, 11 ở các huyện phía nam Thừa Thiên Huế và ngập lụt trên toàn tỉnh. Toàn tỉnh có 10 người chết, 101 người bị thương, 1.185 căn nhà bị sập, 30.743 nhà tốc mái, nhiều ngành kinh tế như: nông lâm nghiệp, giao thông, điện lực, thủy sản, thủy lợi, bưu chính viễn thông bị thiệt hại nặng. Ước tính tổng thiệt hại lên tới 2.910 tỷ đồng.

Cơn bão Ketsana trưa ngày 29/9 đổ bộ vào các tỉnh Quảng Nam với gió cấp 11 - 12, giật cấp 13. Do ảnh hưởng của bão số 9, tại tỉnh Thừa Thiên Huế trong 3 ngày 28 - 30/09/2009 đã có mưa to đến rất to, gây ra một đợt lũ lớn và gió mạnh cấp 7 - 8, giật cấp 9, cấp 10. Vùng ven biển cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12. Gió mạnh đã làm gãy đổ nhiều diện tích cây cao su ở huyện Nam Đông.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ

1. Cơ sở pháp lý

Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013;

Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;

Quyết định số 1061/QĐ-TTg ngày 01/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống thiên tai;

Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai;

Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết v cp độ rủi ro thiên tai;

Quyết định số 1857/QĐ-BTNMT ngày 29/8/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt và công bố kết quả phân vùng bão và xác định nguy cơ bão, nước dâng do bão cho khu vực ven biển Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 1893/QĐ-UBND ngày 22 tháng 9 năm 2014 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thành lập Ban Chỉ huy và Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế;

Căn cứ Thông báo số 92/TB-PCTT ngày 20/10/2014 của Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh về việc phân công nhiệm vụ các thành viên trong Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế;

Công văn số 16/PCLBTW ngày 11/3/2015 của Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo PCLB TW về định hướng xây dựng phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão.

Công văn số 1277/UBND-NN ngày 23/3 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc triển khai xây dựng phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão.

Căn cứ phương án ứng phó bão mạnh, siêu bão của các địa phương, đơn vị;

2. Cơ sở để xây dựng kịch bản

a) Trên cơ sở phân vùng bão và xác định nguy cơ bão, nước dâng do bão khu vực ven biển Việt Nam của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Quyết định số 1857/QĐ-BTNMT ngày 29/8/2014:

Khu vực Thừa Thiên Huế là vùng có tần số bão hàng năm từ 1,0-1,5 cơn, mùa bão tập trung vào tháng 8, 9 và 10; lượng mưa lớn nhất trong 24 giờ rất lớn đạt 790mm. Cường độ bão đã ghi nhận được cấp 13; theo nhận định nguy cơ bão khu vực Thừa Thiên Huế có thể đạt cấp 15, cấp 16 gió bão mạnh nhất lên đến 60 - 70m/s.

Nước dâng do bão cao nhất đã xảy ra 3m, trong tương lai, khi bão có khả năng mạnh thêm, nước dâng do bão có thể lên trên 3,5m, trong trường hợp xảy ra vào thời kỳ triều cường, mực nước tổng cộng trong bão có thể lên tới 4,0-4,7m.

b) Bão được phân theo các cấp với tốc độ gió như sau:

- Bão cấp 8-9: có sức gió từ 62 km/h đến 88 km/h.

- Bão cấp 10-11 (bão mạnh): có sức gió 89 km/h đến 117 km/h.

- Bão cấp 12-15 (bão rất mạnh): có sức gió từ 118 km/h đến 183 km/h.

- Siêu bão (cấp 16-17 và trên cấp 17) có sức gió từ 184 đến 220 km/h và lớn hơn 220 km/h.

c) Căn cứ cấp độ rủi ro thiên tai được quy định tại Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai. Khi có bão mạnh, siêu bão xảy ra, cấp độ rủi ro thiên tai đối với tỉnh Thừa Thiên Huế được xác định như sau:

Cấp độ rủi ro thiên tai

Vị trí hoạt động của bão

Khu vực ảnh hưởng

3

Bão mạnh cấp 10, cấp 11 hoạt động trên biển Đông, vùng biển ven bờ, trên đất liền tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh lân cận (Quảng Bình đến Quảng Nam).

Các huyện bị ảnh hưởng trực tiếp: Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và thị xã Hương Trà.

Các huyện bị ảnh hưởng gián tiếp: Nam Đông, A Lưới, thị xã Hương Thủy và thành phố Huế.

4

Bão mạnh cấp 12 đến cấp 15 hoạt động trên vùng biển ven bờ, trên đất liền tỉnh tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh lân cận (Quảng Bình đến Quảng Nam).

Siêu bão từ cấp 16 trở lên hoạt động trên biển Đông.

Toàn tỉnh;

Tàu thuyền và ngư dân hoạt động trên biển Đông.

5

(tình trạng khẩn cấp)

Siêu bão từ cấp 16 trở lên hoạt động trên vùng biển ven bờ, trên đất liền tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh lân cận (Quảng Bình đến Quảng Nam).

Toàn tỉnh;

Tàu thuyền và ngư dân hoạt động trên biển Đông.

d) Căn cứ vào các dữ liệu bão và lụt trong những năm gần đây:

Từ ngày 26/9/2006, bão số 6 (tên quốc tế là XANGSANE) đã hình thành ở phía đông Philippin, đến chiều tối ngày 28 bão vượt qua quần đảo Philippin vào biển đông với sức gió mạnh cấp 12, giật trên cấp 12. Bão số 6 đã ảnh hưởng trực tiếp đến Thừa Thiên Huế với sức gió cấp 10, cấp 11, giật trên cấp 11; đặc biệt các huyện ven biển, đầm phá, các huyện miền núi có nơi có gió cấp 11, giật trên cấp 12 (trọng điểm ở Phú Lộc và Nam Đông). Vùng ven biển Thuận An, Hải Dương, Lăng Cô,...có sóng biển kèm theo nước dâng cao trên 3m. Đồng thời, cùng với lượng mưa lớn trên diện rộng toàn tỉnh kết hợp với triều cường đã làm mực nước ở các sông dâng lên rất nhanh, gây lũ lớn ở các vùng trong tỉnh, hầu hết mực nước các sông đều trên mức báo động III. Sông Hương vượt báo động III là 1,28 m, riêng sông Bồ mực nước lũ vượt báo động III là 0,54 m thấp hơn mực nước lũ lịch sử 1999 là 0,14m.

Do ảnh hưởng của cơn bão số 9 Ketsana, Thừa Thiên Huế đã có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to; Đã có gió bão mạnh cấp 7, cấp 8, giật cấp 9, cấp 10; Vùng ven biển cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12. Sóng biển cao từ 3 - 5m; Triều cường dâng cao 1,0m khu vực ven biển Phú Lộc; 0,4m khu vực đập Hòa Duân. Thượng Nhật 670mm; Khe Tre 848mm; Bình Điền 546mm; Kim Long 281mm; Phú Ốc 408mm; Phong M 664mm; Phong Bình 637mm; Tà Lương 686mm; A Lưới 581 mm.

Mực nước trên sông Hương, tại trạm Kim Long: 4,57m, trên báo động III là 1,57m; Sông Bồ, tại Trạm Phú ốc: 4,26m, dưới báo động III là 0,24m.

3. Kch bản

Kịch bản 1: cấp độ rủi ro 3.

Bão mạnh cấp 10, cấp 11 hoạt động trên biển Đông, vùng biển ven bờ, trên đất liền tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh lân cận (Quảng Bình đến Quảng Nam). Gây mưa rất to; nước dâng khu vực ven biển, đầm phá cao 3-5m; Mực nước trên sông Hương và sông Bồ vượt báo động 3.

Kịch bản 2: cấp độ rủi ro 4 và 5 (tình trạng khẩn cấp).

Bão mạnh cấp 12 đến cấp 15 hoạt động trên vùng biển ven bờ, trên đất liền tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh lân cận (Quảng Bình đến Quảng Nam).

Siêu bão từ cấp 16 trở lên hoạt động trên vùng biển ven bờ, trên đất liền tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh lân cận (Quảng Bình đến Quảng Nam). Gây mưa rất to; nước dâng khu vực ven biển, đầm phá cao trên 5m; Mực nước trên sông Hương và sông Bồ vượt báo động 3.

Phần II

NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ VỚI BÃO MẠNH, SIÊU BÃO

I. CÔNG TÁC TRIỂN KHAI THC HIỆN TRƯỚC KHI BÃO ĐẾN

1. Các sở - ngành, đơn vị, huyện, thị xã, thành phố Huế, phường - xã - thị trn t chức trực ban lãnh đạo và cơ quan tham mưu 24/24 giờ để nắm chắc diễn biến tình hình, dự kiến các tình huống xấu nhất có thể xảy ra; phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng ứng phó tại chỗ với lực lượng chi viện của cấp trên để khẩn trương bố trí cán bộ trực tiếp đến các địa bàn xung yếu cùng với cấp ủy - chính quyền địa phương chỉ đạo công tác ứng phó kịp thời và có hiệu quả. Triển khai các phương án, kế hoạch phòng, chng bão - tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ của địa phương, đơn vị mình.

2. Nhiệm vụ cụ thể của các Sở, ban, ngành, đơn vị:

Căn cứ Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai; Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết v cấp độ rủi ro thiên tai. Đối với phương án đối phó với bão mạnh và siêu bão được xác định là cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 3, 4 và 5 (tình trạng khẩn cấp), nhiệm vụ của các cơ quan đơn vị như sau:

a) Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh xác định các khu vực xung yếu để tập trung huy động lực lượng, phương tiện, vật tư chi viện đúng mức cho huyện, thị xã và thành phố Huế, phường - xã thị trấn thực hiện việc phòng, tránh và tổ chức sơ tán, di dời dân kịp thời, an toàn.

Căn cứ tình hình diễn biến của bão ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ trì tham mưu cho Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Công điện gửi các địa phương, các ban ngành đoàn thể trong tỉnh về việc triển khai công tác đối phó bão.

Triển khai thực hiện nội dung Công điện của Thủ tướng Chính phủ, Công điện của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai về ứng phó với bão.

b) Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Sở            Giao thông vận tải, Tỉnh đoàn...vv, chuẩn bị lực lượng, bố trí cán bộ, chiến sĩ, sẵn sàng huy động các phương tiện, trang thiết bị như tàu, ca nô, xe tải, ô tô, thiết bị thông tin liên lạc, nhà bạt, phao cứu hộ, áo phao cứu sinh và các trang thiết bị chuyên dụng, thông dụng khác để tham gia sơ tán, di dời dân, tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ, đặc biệt là tại các khu vực xung yếu ven biển đầm phá, vùng thấp trũng ngập lụt, chia cắt. Tổ chức trực ban nghiêm túc, tiếp nhận mọi thông tin cứu hộ, cứu nạn để triển khai thực hiện nhiệm vụ kịp thời, hiệu quả. Sẵn sàng phối hợp với các đơn vị, hỗ trợ, tiếp ứng cho các địa phương khi cần thiết.

Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh nhu cầu hỗ trợ các lực lượng, phương tiện, trang thiết bị chuyên dụng từ Bộ Quốc phòng, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, Sư đoàn 372; hiệp đồng với các địa phương và các ngành có liên quan rà soát lại các phương án để chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện và lực lượng cho công tác tìm kiếm cứu nạn, ứng cứu và xử lý kịp thời các tình huống khẩn cấp, sự cố hồ chứa và khắc phục hậu quả của bão.

c) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh thực hiện việc bắn pháo hiệu báo bão theo đúng quy định; phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện các huyện, thị xã ven biển, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản kiểm soát chặt chẽ tàu thuyền hoạt động đánh bắt thủy sản, tăng cường tuần tra, kim soát tại các cửa sông, cửa bin, các đim xuất bến, các khu neo đậu tàu thuyền tại từng xã - thị trấn, tuyệt đối không để ngư dân trốn ra khơi hoặc ở lại tại các sở đáy, chòi canh trên đầm phá.

Phối hợp các lực lượng thuộc Trung tâm phối hợp TKCN hàng hải khu vực II, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân, các tàu của ngư dân... tham gia công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển khi có tình huống xảy ra; tổ chức lực lượng biên phòng phối hợp với các đơn vị, địa phương để tổ chức sơ tán dân khu vực ven biển đầm phá.

d) Công an tỉnh triển khai các lực lượng để bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội, các công trình trọng điểm, tài sản của nhân dân, Nhà nước và doanh nghiệp, ngăn ngừa các đối tượng xấu lợi dụng khi bão xảy ra để trộm cắp, cướp giật. Phối hợp với các lực lượng khác tham gia cứu hộ, cứu nạn; Bố trí lực lượng làm nhiệm vụ cảnh giới và điều hòa giao thông trên các tuyến đường ngập lũ nguy hiểm dọc quốc lộ 1A, QL 49A, QL 49B .... đường sắt Bắc Nam và một số điểm sạt lở xung yếu.

đ) Sở Giao thông vận tải bố trí lực lượng phối hp với Công an tỉnh có phương án sẵn sàng khắc phục nhanh các điểm giao thông đường bộ, đường sắt xung yếu bị ách tắc do lụt bão gây ra; có phương án chống và trôi tàu thuyền ảnh hưởng đến an toàn các công trình cầu đường bộ, đường sắt xung yếu trên địa bàn tỉnh; Có kế hoạch đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của hành khách tại các nhà ga tàu hỏa đoạn qua địa bàn tỉnh, sân bay quốc tế Phú Bài, bến xe trong tình huống phải lưu lại dài ngày do bão gây ra; quản lý hoạt động của các bến đò ngang, đò dọc để nhân dân chuyển hướng di chuyển, không tập trung đi lại tại các bến đò trong thời gian bão có khả năng đ bộ.

e) Sở Xây dựng chủ động phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế; Ban Quản lý các khu công nghiệp và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện việc hướng dẫn, kiểm tra công tác bảo đảm an toàn tại các nhà ở, xưởng, chung cư, các khu công nghiệp; hướng dẫn, kiểm tra, cảnh báo các chủ đầu tư, nhà thầu thi công phải đảm bảo an toàn khi xây dựng, lắp đặt, sử dụng giàn giáo và vận hành cần cẩu tại các công trình đang thi công trước khi xảy ra bão, dông gió; Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông kiểm tra đánh giá chất lượng công trình BTS, hệ thống ăng ten nhằm hạn chế các sự cố có thể xảy ra.

Chỉ đạo Công ty TNHHNN một thành viên xây dựng và cấp nước Thừa Thiên Huế có phương án đảm bảo cấp nước cho người dân khi có thiên tai xảy ra.

g) Điện lực Tha Thiên Huế bảo đảm nguồn điện liên tục, phục vụ cho cơ quan, đơn vị chỉ đạo, cảnh báo, dự báo, thông tin liên lạc...vv. Bảo vệ hệ thống điện, thiết bị điện, trạm biến thế, công trình điện lực; đồng thời, xử lý khắc phục nhanh chóng sự cố đường dây tải điện bị hư hỏng, chuẩn bị máy phát điện dự phòng khi có lệnh điều động của UBND tỉnh.

h) Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh tổ chức thực hiện phương án, kế hoạch đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống bão và tìm kiếm cứu nạn của Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh;

Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh, phối hp Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, Cảng vụ hàng hải Thừa Thiên Huế, Đài thông tin Duyên hải và các cơ quan có liên quan để bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt phục vụ công tác kêu gọi tàu thuyền vào trú ẩn an toàn; Viễn thông tỉnh tổ chức huy động, bố trí và sử dụng các trang thiết bị thông tin liên lạc của mạng thông tin chuyên dụng phòng, chống thiên tai.

Chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng kiểm tra đánh giá chất lượng công trình BTS, hệ thống ăng ten nhằm hạn chế các sự cố có thể xảy ra, đảm bảo an toàn cho công trình, tính mạng, tài sản của các tổ chức, cá nhân.

k) Sở Y tế, Hội Chữ thập đỏ tỉnh triển khai kế hoạch huy động lực lượng y - bác sỹ, chuẩn bị đủ cơ số phương tiện, vật tư, thiết bị, thuốc men cần thiết để đáp ứng nhu cầu cứu thương và khắc phục hậu quả, đảm bảo điều kiện sinh hoạt, cứu tế cho nhân dân, vệ sinh phòng dịch kịp thời đặc biệt là các vùng bị chia cắt, cô lập.

i) Sở Công Thương ngoài công tác dự trữ cấp tỉnh về lương thực thực phẩm, công nghệ phẩm, vật tư thiết yếu phục vụ dân sinh thường xuyên nắm tình hình dự trữ hàng hóa, vật tư thiết yếu tại các doanh nghiệp phân phối lớn trong tỉnh và các tỉnh lân cận để tham mưu kịp thời cho UBND tỉnh khi cần điều phối hàng hóa phục vụ nhân dân; t chức trợ giúp, cung ứng hàng hóa, chất đốt, lương thực, thực phẩm thiết yếu... cho người dân phải sơ tán, di dời tránh bão, cứu trợ nhân dân vùng bị thiệt hại, không để người dân thiếu đói; Kiểm tra, đôn đốc công tác dự trữ tại các địa phương, địa bàn xung yếu; chỉ đạo công tác bình ổn giá cả thị trường trước và sau khi bão đi qua.

l) Ban Quản lý các Khu công nghiệp thông báo cho các chủ doanh nghiệp về tình hình áp thấp nhiệt đới, bão; chủ động thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn các kho tàng, nhà xưởng trọng yếu và an toàn tính mạng cho người lao động.

m) Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch chỉ đạo các cơ sở Du lịch triển khai các phương án đảm bảo an toàn cho khách du lịch đang lưu trú tại địa phương; Trung tâm Di tích Cố đô Huế có kế hoạch, phương án đóng cửa các điểm tham quan di tích khi có bão vào đ đảm bảo an toàn cho du khách; Có phương án đảm bảo an toàn hệ thống các công trình di tích văn hóa lịch sử trên địa bàn của tỉnh; Kiểm tra, thông báo, yêu cầu các doanh nghiệp quảng cáo thực hiện chằng chống, gia cố các pa nô, biển quảng cáo... đúng kỹ thuật, đề phòng gió bão gây sự cố, tai nạn.

n) Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường học, cơ sở dạy nghề có phương án bảo đảm an toàn tuyệt đối cho học sinh, giáo viên, nhân viên; bảo vệ các trang thiết bị, đồ dùng dạy học.

o) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Cảng cá Thừa Thiên Huế xây dựng phương án đảm bảo an toàn cho người và tàu cá; Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản phối hợp Bộ đội Biên phòng tỉnh, UBND các huyện, xã vùng đầm phá ven biển nắm bắt số lượng tàu cá và thuyền viên đang hoạt động trên biển, kịp thời hướng dẫn các tàu thuyền di chuyển, neo đậu đúng kỹ thuật đảm bảo an toàn khi sóng to, gió lớn; Chi cục Nuôi trồng thủy sản kiểm tra hướng dẫn các chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh thực hiện phương án thu hoạch các ao, lồng bè nuôi trồng thủy sản; Chỉ đạo Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên QLKT CT Thủy lợi tỉnh có phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa nước và các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh do Công ty quản lý.

p) Các Nhà máy thủy điện Hương Điền, Bình Điền, đảm bảo vận hành an toàn công trình thủy điện Bình Điền, Hương Điền; phối hợp với Ban chỉ huy PCTT TKCN hồ và các địa phương có liên quan để xây dựng và thực hiện phương án phòng chống lũ, lụt vùng hạ du đã được UBND tỉnh phê duyệt; thực hiện Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hương trong mùa lũ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Quy chế phối hợp giữa Chủ đập với Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh về công tác vận hành hồ chứa thủy điện trong mùa lũ hàng năm.

q) Công ty TNHH NN một thành viên xây dựng và cấp nước Thừa Thiên Huế có phương án đảm bảo an toàn hệ thống, nguồn và lượng nước sạch cung cấp cho nhân dân; dự kiến các phương án tổ chức cung cấp nước sạch kịp thời cho người dân tại các khu vực bị mất nguồn nước và thiệt hại do bão gây ra.

r) Các Thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh tổ chức đi kiểm tra trực tiếp tại các huyện, thị xã, thành phố Huế; phường - thị trấn; chỉ đạo, đôn đốc, rà soát công tác ứng phó bão tại các địa bàn phụ trách (Thông báo số 92/TB-PCTT ngày 20/10/2014 của Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh về việc phân công nhiệm vụ các thành viên trong Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế).

s) Đài Thông tin Duyên hải tỉnh kịp thời thông tin cho các thuyền trưởng, chủ phương tiện, tàu thuyền hoạt động đánh bắt xa bờ, tàu vận tải trên địa bàn về tình hình, diễn biến, hướng di chuyển của bão để chủ động tránh trú an toàn hoặc thoát ra khỏi vùng nguy hiểm an toàn. Cung cấp các thông tin về hoạt động của tàu thuyền cho các cơ quan chức năng.

t) Đài Khí tượng Thủy văn khu vực tỉnh cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin tọa độ, cấp độ, phạm vi ảnh hưởng, diễn biến, hướng di chuyển của bão cho các cơ quan chức năng và cơ quan thông tin đại chúng. Đặc biệt phải cụ thể hóa địa bàn bị ảnh hưởng của bão để người dân dễ hiểu và phòng tránh. Các cơ quan thông tấn, báo chí, nhất là Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh đảm bảo thông tin về diễn biến của bão, áp thấp nhiệt đới theo nhiệm vụ được giao tại Quyết định 46/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai để các tổ chức, nhân dân biết và chủ động phòng, tránh, ứng phó.

u) Tỉnh đoàn TNCSHCM chủ trì việc huy động lực lượng Đoàn viên, Thanh niên trên địa bàn tỉnh phối hợp với các địa phương, đơn vị tham gia hỗ trợ các địa phương thực hiện công tác di dời dân; đồng thời chỉ đạo đoàn TNCSHCM Đại học Huế thông báo cho các sinh viên ngoại trú đang theo học tại các trường đại học trực thuộc Đại học Huế thực hiện tốt công tác di dời tránh trú bão an toàn.

3. Nhiệm vụ cụ thể của các huyện, thị xã và thành phố Huế; phường - xã - th trấn:

a) Chủ động phối hợp với lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn, lực lượng chi viện, hỗ trợ từ cấp trên và huy động lực lượng tại chỗ tổ chức di dời dân ở các khu vực xung yếu đến nơi trú ẩn an toàn; đảm bảo lương thực, nhu yếu phẩm, nước sạch, thuốc men, chăm sóc sức khỏe cho người dân, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương và sơ tán đến. Bảo vệ các khu vực, công trình trọng điểm, cứu hộ, cứu nạn và giúp đỡ các gia đình bị nạn. Triển khai ngay kế hoạch chi tiết việc huy động lực lượng giúp người dân chằng chng nhà cửa trước bão và khắc phục hậu quả sau bão; đồng thời, nắm chắc các phương tiện, trang thiết bị hiện có do các đơn vị trực thuộc quản lý và các phương tiện, trang thiết bị trưng dụng trong nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp đóng trên địa bàn để kịp thời huy động ứng cứu khi cần thiết.

b) Chỉ đạo các Bệnh viện, Trạm Y tế các phường - xã - thị trấn huy động lực lượng y - bác sỹ tại chỗ, phương tiện, thiết bị, thuốc men để sơ cấp cứu, chữa bệnh cho người dân.

c) Ủy ban nhân dân thành phố Huế chỉ đạo Trung tâm công viên cây xanh triển khai kế hoạch chặt tỉa cây xanh dễ đổ ngã, đảm bảo giao thông thông suốt tại các tuyến đường quan trọng, cửa ngõ ra vào thành phố; Công ty TNHHNN môi trường và công trình đô thị Huế huy động lực lượng, phương tiện tham gia xử lý môi trường sau khi bão đi qua.

d) UBND các huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và thị xã Hương Trà rà soát kế hoạch di dời các hộ dân có nhà ở ven sông, ven biển, trong rừng phòng hộ ven phá, vùng trũng thấp, có nguy cơ sạt lở không đảm bảo an toàn đến các địa điểm trú ẩn kiên c, chắc chắn để khi có lệnh của Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Ban Chỉ huy Phòng chng thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh phải di dời ngay.

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các chòi canh thủy sản trên đầm phá, các cửa sông, cửa biển; quản lý, bảo vệ tài sản tại các khu neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão. Phối hợp với Chi cục Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản, Đài Thông tin Duyên hải tỉnh thường xuyên thông tin cho chủ tàu thuyền, thuyền trưởng, ngư dân đang hoạt động đánh bắt trên biển nắm chắc diễn biến, hướng di chuyển của bão để thực hiện việc phòng, tránh an toàn.

đ) Các địa phương ven sông (sông Bồ, sông Hương, sông Bù Lu và các sông ln khác), khu vực có nguy cơ sạt lở cao: tổ chức lực lượng, chuẩn bị sẵn sàng phương tiện để chủ động quyết định sơ tán, di dời dân đến các địa điểm sơ tán kiên cố, chắc chắn nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản nhân dân.

e) Thông báo cho các tổ chức, cá nhân đóng trên địa bàn kiểm tra kho hàng, máy móc, thiết bị để chủ động di dời đến địa điểm an toàn nhằm giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra mưa bão. Khẩn trương huy động, trưng dụng (đã có hiệp đồng) các phương tiện, vật tư, máy móc, thiết bị hiện có do các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân quản lý trên địa bàn hỗ trợ di chuyển dân cư, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ và khắc phục hậu quả khi có sự cố xảy ra.

g) Các phường - xã - thị trấn tổ chức lực lượng xung kích, trực chiến để sẵn sàng ứng phó khi xảy ra các tình huống xấu như sập nhà, sập công trình, cháy - nổ…; huy động và phân công lực lượng trợ giúp người dân chằng chống nhà cửa trước bão. Xác định các khu vực trọng điểm có khả năng bị ảnh hưởng nặng khi bão đi qua để thường xuyên theo dõi và kịp thời xử lý, ứng phó.

II. NỘI DUNG CÁC PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ

1. Phương án sơ tán dân trước khi bão vào trực tiếp địa bàn tỉnh

Các huyện, thị xã, thành phố Huế; phường - xã - thị trấn, lực lượng quân đội, công an và cơ quan chức năng tổ chức di dời các hộ dân sống trong các nhà ở không kiên cố, có khả năng bị đổ, sập; những khu vực xung yếu; những vùng bị ảnh hưởng bởi nước dâng do bão để đảm bảo an toàn tính mạng cho nhân dân. Căn cứ Quyết đnh số: 2446/QĐ-UBND ngày 15/11/2014 về Phê duyệt Đề án Hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, toàn tỉnh hiện còn 2.710 nhà tạm bợ, dột nát và hộ nghèo chưa có nhà ở cần phải hỗ trợ xây dựng, hộ nghèo có nhu cầu bức xúc về xây dựng nhà ở, bao gồm: Phong Điền: 496 nhà; Quảng Điền 259 nhà; Hương Trà 188 nhà; Hương Thủy 194 nhà; Phú Vang 315 nhà; Phú Lộc 344 nhà; Nam Đông 162 nhà; A Lưới 694 nhà và Thành ph Huế 58 nhà.

a) Công việc này phải được hoàn thành trước 12 giờ so với thời điểm dự báo bão sẽ đổ bộ trực tiếp vào địa bàn tỉnh.

b) Huy động lực lượng: Quân sự, Công an, Bộ đội Biên phòng, Y tế, Chữ thập đỏ, Đoàn Thanh niên... cùng các phương tiện để giúp dân di chuyển nhanh.

c) Phân công lãnh đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế; thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyn trực tiếp xuống địa bàn phường - xã - thị trấn tại khu vực phải di dời dân và các điểm tạm cư để kiểm tra, tổ chức thực hiện kế hoạch chu đáo, an toàn.

d) Bố trí lực lượng thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, hậu cần, chăm lo đời sống cho người dân... tại nơi ở tạm và bảo vệ công trình, tài sản, nhà ở của dân tại những nơi đã di dời.

e) Phạm vi cần ưu tiên sơ tán là khu vực ven biển, đầm phá, vùng cửa sông, đối tượng dễ bị tổn thương cần phải sơ tán trước (người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, người khuyết tật...), số lượng người cụ thể cần sơ tán đến cấp xã đã được xác định theo phương án ứng phó siêu bão.

Để đối phó khi có bão mạnh, siêu bão, theo kế hoạch toàn tỉnh có 211.453 người, trong đó: Di dời tại chỗ: 104.377 người; Sơ tán đến nơi tập trung: 108.340 người dự kiến cần phải sơ tán, di dời đến nơi an toàn, đặc biệt đối với khu vực ven biển đầm phá là khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp với bão và nước dâng do bão, cụ thể:

Huyện Phong Điền: Di dời tại chỗ: 20.407 người; sơ tán đến nơi tập trung: 12.438 người.

Huyện Quảng Điền: Di dời tại chỗ: 6.396 người; sơ tán đến nơi tập trung: 4.811 người.

Thị xã Hương Trà: Di dời tại chỗ: 3.413 người; sơ tán đến nơi tập trung: 7.103 người.

Huyện Phú Vang: Di dời tại chỗ: 23.712 người; sơ tán đến nơi tập trung: 14.235 người.

Huyện Phú Lộc: Di dời tại chỗ: 38.255 người; sơ tán đến nơi tập trung: 38.618 người.

Huyện Nam Đông: Sơ tán đến nơi tập trung: 8.565 người.

Huyện A Lưới: Di dời tại chỗ: 686 người; sơ tán đến nơi tập trung: 4.125 người.

Thị xã Hương Thủy: Di dời tại chỗ: 5.682 người; sơ tán đến nơi tập trung: 4.061 người.

Thành Phố Huế: Di dời tại chỗ: 5.826 người; sơ tán đến nơi tập trung: 15.550 người.

(Phụ lục 1: tổng hợp số liệu phương án sơ tán dân)

Xác định các địa điểm an toàn có thể sơ tán người dân đến.

Trên cơ sở phân vùng bão và xác định nguy cơ bão, nước dâng do bão khu vực ven biển Việt Nam của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Quyết định số 857/QĐ-BTNMT ngày 29/8/2014. Khu vực Thừa Thiên Huế là vùng nguy cơ bão có thể đạt cấp 15, cấp 16 gió bão mạnh nhất lên đến 60-70m/s; Trong trường hợp xảy ra vào thời kỳ triều cường, mực nước tổng cộng trong bão có thể lên tới 4,0-4,7m.

Khu vực ven biển Trung bộ nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng, hình thế gây mưa đặc biệt lớn điển hình, đó là sự phối kết hợp của bão và không khí lạnh, hệ quả của nó là những trận mưa rất lớn (lượng mưa lớn nhất trong 24 giờ rất lớn đã ghi nhận đạt 790mm), thời gian mưa lớn tập trung trong vài ngày thường gây ra lũ lớn, gây ngập lụt trên diện rộng, có khi còn có lũ quét, sạt lở đất.

Do đó phạm vi phạm vi nguy hiểm cần ưu tiên sơ tán là khu vực ven biển, đầm phá, vùng cửa sông, thấp trũng, sạt lở...vv.

Các địa điểm sơ tán, di dời: Tập trung ở các nhà cao tầng trong dân, các trụ sở UBND xã, Phường, Trường học kiên cố, các cơ quan công sở Nhà nước, các nhà thờ, đền chùa kiên cố....

(Phụ lục 2: tổng hợp địa điểm phục vụ sơ tán dân)

2. Phương án quản lý tình hình tàu thuyền đánh bắt thủy hải sản, hoạt động vận tải hành khách

Căn cứ Thông báo số 93/TB-PCTT ngày 20/10/2014 của Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh về việc phân công nhiệm vụ các đơn vị có tàu ca nô, tham gia công tác tìm kiếm cứu nạn, trong mùa mưa bão hàng năm nhằm phục vụ công tác chỉ đạo và trực tiếp thực hiện cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống xảy ra khẩn cấp trong thiên tai:

Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh bố trí 03 tàu tuần tra của Hải đội 2 Biên phòng tỉnh (02 chiếc 1.100CV và 01 chiếc 345CV) chịu trách nhiệm khu vực phá Tam Giang - đầm Thủy Tú - phá Cầu Hai, cụm cảng Chân Mây. Trong đó điều động tàu ST146 mang biển kiểm soát BP 31-11-01 có công suất 1100CV vào thường trực tại cảng Chân Mây từ tháng 9 đến hết ngày 30/11 hàng năm để chủ động trong công tác cứu hộ cứu nạn trên vùng biển của tỉnh, đồng thời sẵn sàng phối hợp các lực lượng thuộc Trung tâm phối hợp TKCN hàng hải khu vực II, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân, các tàu của ngư dân... tham gia công tác tìm kiếm cứu nạn trên các vùng biển khác khi có tình huống xảy ra. Ngoài ra, phối hợp với Đoạn quản lý đường sông bố trí ca nô cao tốc chịu trách nhiệm tham gia TKCN khu vực dọc sông Hương từ cầu Bạch Hổ lên khu vực ngã ba Tuần.

Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh bố trí ca nô cao tốc, phối hợp với ca nô của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản chịu trách nhiệm công tác TKCN khu vực dọc sông Hương từ cầu Bãi Dâu về đập Thảo Long, ngã ba Sình và vùng phụ cận.

Công an tỉnh chỉ đạo Lực lượng Cảnh sát giao thông đường thủy bố trí ca nô cao tốc, tàu tuần tra tham gia công tác tìm kiếm cứu nạn khu vực dọc sông Hương từ cầu Bãi Dâu lên cầu Bạch Hổ và vùng phụ cận, sẵn sàng phục vụ công tác chỉ đạo PCTT và TKCN của lãnh đạo tỉnh.

Cảng Vụ Hàng hải Thừa Thiên Huế phối hợp với Cảng Thuận An, Công ty TNHH một thành viên Cảng Chân Mây bố trí các tàu vận tải công vụ, canô cao tốc chịu trách nhiệm sẵn sàng tham gia tìm kiếm cứu nạn khi có yêu cầu.

UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế chỉ đạo UBND các phường xã và phối hợp với các cơ quan, lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn bố trí các phương tiện cứu hộ, cứu nạn, thực hiện phương án PCTT và TKCN đã xây dựng, chịu trách nhiệm sẵn sàng sơ tán người và tài sản đến nơi an toàn.

Các đơn vị được phân công bố trí phương tiện trực cứu hộ, cứu nạn phải chủ động phân công người thường trực, lực lượng và chuẩn bị đủ nhiên liệu, lương thực, thực phẩm, phao cu sinh, túi thuốc cấp cứu, hệ thống thông tin liên lạc... sẵn sàng tập kết ngay tại các vị trí đã thông báo khi thiên tai xảy ra để cơ động tham gia cứu hộ, cứu nạn theo phương án đã chuẩn bị trước khi có lệnh điều động.

Căn cứ và tình hình thực tế diễn biến của bão, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh quyết định ban hành lệnh cấm tàu thuyền ra khơi, yêu cầu Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, y ban nhân dân các huyện, thị xã ven biển kiểm soát chặt chẽ việc xuất bến của tàu thuyền tại các cửa sông, cửa biển.

a) Đối với tàu cá:

Toàn tỉnh có 1.962 phương tiện tàu thuyền; trong đó: 1.301 phương tiện có công suất <20cv; 377 phương tiện có công suất 20-<90cv; 224 phương tiện có công suất 90-< 400cv và 61 phương tiện có công suất >400cv).

(Phụ lục 5: s lượng tàu thuyền trên địa bàn tỉnh kèm theo)

Căn cứ Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh chỉ đạo các đồn biên phòng Phong Hải, đồn biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An, đồn biên phòng cửa khẩu Chân Mây, Vinh Hiền. Hải đội 2 tổ bắn pháo hiệu báo bão, áp thấp nhiệt đới.

Theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo và dự báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức thông tin, thông báo cho nhân dân trong địa bàn, các ban ngành đoàn thể, đơn vị biết tình hình hoạt động, vùng ảnh hưởng của bão mạnh, siêu bão; Phối hợp với các đài thông tin duyên hải, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, gia đình các tàu thuyền... liên tục tổ chức phát thông báo, hướng dẫn, kêu gọi hết số tàu thuyền đang hoạt động ở vùng nguy him nhanh chóng vào bờ hoặc di chuyn ra khỏi vòng nguy hiểm tránh bão.

Các đoàn đồn Biên phòng tuyến biển chỉ đạo các trạm kim soát tổ chức kiểm tra, kiểm soát, kiểm đếm quản lý chặt chẽ các phương tiện, tàu thuyền, con người đang hoạt động trên biển và neo đậu tại các bến đặc biệt chú ý các phương tiện bãi ngang.

Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản chủ trì phi hợp với Cảng cá Thừa Thiên Huế, chính quyền địa phương hướng dẫn cho các tàu thuyền neo đậu tránh trú bão an toàn, cụ thể:

Tại Khu neo đậu Phú Hải: Với sức chứa khoảng 500 chiếc, tàu có công suất dưới 700CV có thể vào neo đậu. Cảng cá Thừa Thiên Huế hướng dẫn tàu thuyền neo đậu tránh trú bão theo đúng quy định của Quyết định số 442a/QĐ-TCTS-KTBVNL ngày 04/9/2014 của Tổng cục Thủy sản, đồng thời đảm bảo theo đúng quy hoạch các vùng neo đậu tàu thuyền theo công suất của Khu neo đậu.

Thông báo, hướng dẫn cho tàu thuyền di chuyển đến các Khu neo đậu trong tỉnh, các khu vực sâu trong cửa sông Hương, sông Bồ, Ô Lâu, Bù Lu... vv để neo đậu theo đúng quy định, không cho tàu thuyền neo đậu tại Cảng cá Thuận An và Cảng cá Tư Hiền; các âu thuyền dọc phía Tây phá Tam Giang như: âu thuyền Lộc Điền, Viễn Trình, Lộc Vĩnh, Ngư Mỹ Thạnh-Quảng Lợi để đảm bảo an toàn cho tàu thuyền và công trình của các cảng cá, âu thuyền.

Đối với các thuyền bãi ngang chính quyền địa phương, các chi hội nghề cá, tổ đội nghề cá bố trí lực lượng, phương tiện hỗ trợ ngư dân kéo thuyền lên bờ neo đậu tại các khu vực an toàn (độ cao được xác định là +5m so với mặt nước biển).

(Phụ lục 5a: danh sách các điểm neo đậu tàu thuyền trú tránh bão)

b) Đối với tàu hàng hải:

Công tác chuẩn bị trước khi bão mạnh, siêu bão xảy ra. Cảng vụ Hàng hải Thừa Thiên Huế nắm vững tổng số tàu thuyền có mặt tại các cảng biển Chân Mây, Thuận An; triển khai kim tra, rà soát toàn bộ mặt bằng các khu vực neo đậu, tránh bão đã được công bố, căn cứ vào trọng tải, số lượng tàu thuyền có mặt tại các cảng để chỉ định vị trí neo đậu cho hợp lý, đảm bảo khi cần thiết có thể dễ dàng h trợ lẫn nhau.

Yêu cầu các tàu trong khu vực chuẩn bị sẵn sàng để phòng chống bão như: Máy tàu, trang thiết bị cứu sinh, hệ thống thông tin liên lạc, kín nước hầm hàng, buồng ở; dây, neo và các trang thiết bị cần thiết khác.

Bố trí đủ nhân lực bảo đảm trực 24/24 giờ để theo dõi diễn biến của bão; kịp thời tiếp nhận thông tin, chỉ thị, chỉ đạo của cấp trên và báo cáo kịp thời cho Trưởng ban PCTT&TKCN cơ quan.

Căn cứ vào tình huống diễn biến cụ thể của bão mạnh, siêu bão khi dự báo bão gần có tâm bão ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực các tỉnh từ Quảng Trị đến Đà Nng, BCH PCTT và TKCN đơn vị khẩn trương lên kế hoạch sơ tán tất cả các phương tiện tàu thuyền đang neo đậu, cập cầu làm hàng tại khu vực hàng hải Thuận An, Chân Mây nhanh chóng di chuyển rời xa khu vực tâm bão đi qua để tìm nơi neo đậu an toàn; đối với canô TKCN chuẩn bị kế hoạch đưa lên bờ chằng buộc an toàn để phục vụ cho công tác tìm kiếm cứu nạn sau bão.

Khi diễn biến của bão mạnh, siêu bão có tâm bão ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Thừa Thiên Huế, yêu cầu thuyền trưởng khẩn trương nhanh chóng đưa thuyền viên lên bờ an toàn, hút toàn bộ nhiên liệu trên tàu và chủ động cho tàu vào cạn nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.

Phối hợp với trạm quản lý báo hiệu hàng hải Thuận An, Chân Mây kiểm tra luồng tàu, báo hiệu hàng hải đảm bảo luồng tàu thông thoáng để phục vụ công tác PCTT&TKCN.

Phối hợp chặt chẽ với Công ty TNHH MTV hoa tiêu khu vực IV và các cơ quan có liên quan để điều động tàu đi tránh bão trước khi bão đổ bộ.

Tăng cường kiểm tra việc trực canh VHF đối với các tàu thuyền neo đậu tại các cảng biển, đảm bảo thông tin thông suốt giữa Ban chỉ huy PCTT và TKCN của đơn vị với các tàu thuyền neo đậu trong cảng. Phối hợp với Đài thông tin duyên hải Huế, Trung tâm phối hợp Tìm kiếm và Cứu nạn hàng hải khu vực II để nm bắt thông tin và kiểm tra độ tin cậy của các thông tin đã nhận, nhằm phục vụ tt cho việc trin khai công tác phòng chng lụt, bão và phối hợp tìm kiếm cứu nạn đạt kết quả cao.

Trong bão mạnh, siêu bão

Tuyệt đối không cấp phép cho tàu thuyền rời cảng biển thuộc khu vực hàng hải đơn vị quản lý.

Giữ thông tin liên lạc thông suốt giữa Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của đơn vị với Ban chỉ huy PCTT và TKCN của Cục Hàng hải Việt Nam; phối hp các Ban chỉ huy PCTT và TKCN của tỉnh Thừa Thiên Huế, các Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các huyện Phú Vang, Phú Lộc.

c) Đối với thuyền du lịch:

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 128 thuyền du lịch, trong đó có 117 thuyền do HTX vận tải đường sông quản lý và 11 thuyền thuộc các hộ cá thể và các doanh nghiệp. Trước khi có bão xảy ra, lực lượng Công an đường thủy thành phố Huế sẽ thông báo, hướng dẫn các thuyền du lịch vào neo đậu tại khu Công viên Thương Bạc, Công viên Lê Duẩn, Cồn hến đảm bảo an toàn.

(Phụ lục 5b: danh sách các điểm neo đậu tàu thuyền trú tránh bão kèm theo)

d) Đối với các bến đò ngang:

Khi có Quyết định ban hành lệnh cấm đò ngang, đò dọc, tàu du lịch xuất bến, hoạt động, yêu cầu các địa phương tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc xuất bến tại các bến tàu khách, đò ngang, đò dọc trên địa bàn nhằm không để xảy ra sự cố đáng tiếc khi mưa, bão (Có Phụ lục 5c: Danh sách các bến đò ngang kèm theo).

3. Phương án bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai và công trình trọng điểm

a) Các công trình hồ chứa thủy lợi, thủy điện

- Trước mùa lụt bão:

Thực hiện Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về Quản lý an toàn đập; trước mùa mưa lũ hàng năm, Ban chỉ huy Phòng chống TT và TKCN tỉnh cùng Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị liên quan đã kiểm tra các công trình thủy lợi, thủy điện. Các chủ đập đã tuân thủ và thực hiện đầy đủ các công việc như:

Đối với các hồ thủy lợi, chủ đập đã kiện toàn tổ chức phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ huy PCTT và TKCN của các hồ; rà soát và phê duyệt phương án phòng chống lũ lụt cho các hồ và thường xuyên kiểm tra việc b trí vật tư dự trữ, hệ thống thông tin liên lạc, vấn đề an toàn công trình... nhằm đảm bảo trước mùa mưa lũ.

Đối với các hồ thủy điện, ngoài Ban Chỉ huy PCTT của chủ đập, UBND tỉnh đã thành lập Ban Chỉ huy PCTT các hồ thủy điện Bình Điền, Hương Điền và A Lưới. Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt phương án phòng chống lũ lụt vùng hạ du các nhà máy thủy điện Bình Điền, Hương Điền, A Lưới; Rà soát Quy chế phối hp giữa Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh với các nhà máy thủy điện Bình Điền, Hương Điền và A Lưới theo quy trình vận hành hồ chứa thủy điện đã được Bộ Công Thương phê duyệt.

(Có phụ lục 7A: phương tiện, vật tư dự trữ ứng phó với bão mạnh, và siêu bão của các hồ thủy điện, thủy lợi kèm theo).

- Phương án vận hành các hồ chứa nước khi có bão:

Đối với Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh: Khi nhận được công điện, dự báo của Đài khí tượng thủy văn về tình hình và diễn biến mưa lũ sẽ xảy ra, Ban chỉ huy PCTT và TKCN gửi Lệnh yêu cu các nhà máy thủy điện điều tiết để hạ mực nước hồ đảm bảo dung tích phòng lũ theo đúng Quyết định số 1497/QĐ-TTg ngày 25/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ, Quy chế phối hợp giữa Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh với các Nhà máy thủy điện; Ban hành Công điện gửi các địa phương, đơn vị vùng hạ du chuẩn bị phòng lũ; Các nhà máy thủy điện gửi thông báo điều tiết xả tràn đến các cơ quan, đơn vị liên quan để báo cáo về kế hoạch xả tràn.

Bảng 2: Mực nước thấp nhất đón lũ của các hồ

H

Tả Trạch

Bình Điền

Hương Điền

Từ 01 tháng 9 đến 31 tháng 10

Từ 01 tháng 11 đến 15 tháng 12

Mực nước h (m)

23,0

28,5

74,5

53,5

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh theo dõi sát diễn biến của mưa lũ hàng giờ để chỉ đạo các nhà máy thủy điện Bình Điền, Hương Điền và A Lưới vận hành theo quy trình đã được phê duyệt, duy trì mực nước bình thường không làm đột biến lũ trên các sông.

- Công tác truyền thông:

Khi nhận được thông báo lệnh vận hành điều tiết hồ thủy điện từ Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, Trưởng ban chỉ huy PCTT và TKCN các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, thị xã Hương Trà, Hương Thủy và thành phố Huế phải thông báo ngay đến chủ tịch UBND cấp xã khu vực hạ du bị ảnh hưởng, đồng thời chỉ đạo triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp, hạn chế thiệt hại do lũ lụt. Chủ tịch UBND các xã, phường chịu trách nhiệm tổ chức thông báo để nhân dân biết và triển khai các biện pháp ứng phó.

Các hệ thống thông tin sử dụng để truyền tin:

Hệ thống tin nhắn, hệ thống cụm loa cảnh báo của Ban chỉ huy PCTT và TKCN tnh.

Hệ thống thông tin đại chúng của tỉnh.

Đài truyền thanh huyện, thị xã và thành phố Huế.

Qua điện thoại, email, fax, loa cầm tay.

Bổ sung hình thức trống, chiêng, kẻng báo động.

Người dân tự thông báo cho nhau.

- Công tác sơ tán dân khu vực hạ du các hồ chứa nước:

Khi tình hình thời tiết tiếp tục diễn biến xấu, mưa to, rất to, mực nước hồ tiếp tục lên; các hồ tiếp tục vận hành xả về hạ du, mực nước sông Hương ti Kim Long, sông Bồ tại Phú c vượt báo động III.

Căn cứ Phương án phòng, chống lũ lụt vùng hạ du các công trình hồ chứa nước Bình Điền, Hương Điền, A Lưới. Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh báo cáo tình hình mực nước sông vượt báo động III cho Chủ tịch UBND tỉnh và BCĐ TW về PCTT biết, chỉ đạo. Tham mưu cho chủ tịch UBND tỉnh ra lệnh sơ tán di dời dân tại các vùng hạ du bị ngập lụt.

Lực lượng hỗ trợ sơ tán: các lực lượng vũ trang đã hiệp đồng với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ban Chỉ huy Quân sự huyện, thị xã và thành phố Huế, Công an tỉnh, Công an huyện và chính quyền cấp xã.

b) Quần thể di tích cố đô Huế:

Qun thể di tích cố đô Huế là nơi tập trung các công trình kiến trúc có giá trị đặc biệt, đây cũng là nơi đang lưu giữ hệ thống cổ vật quý hiếm. Tại khu di tích Huế thường xuyên có hàng chục công trường tu bổ tập trung một khối lượng tài sản lớn của Nhà nước. Quần thể di tích cố đô Huế trải rộng trên địa bàn từ vùng trũng trong khu vực Kinh Thành đến các khu lăng tẩm gò đồi phía Tây Nam của Thành phố Huế và các huyện Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang, một số điểm nằm ven sông Hương thường chịu sự tác động đe dọa nặng nề của lũ, ngập lụt, gió bão, tạo ra sự chia cắt như lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị, điện Hòn Chén, chùa Linh Mụ,...nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc ứng cứu và khắc phục bão lụt.

Khi có bão lũ xảy ra, nhiệm vụ chính là phải bảo vệ an toàn tuyệt đối các hiện vật, công trình di tích, tài sản vật tư, nhà cửa, hệ thống cây xanh,... Phối hp vi chính quyền địa phương cứu hộ cứu nạn, khắc phục hậu quả nhanh nhất để phục vụ tham quan du lịch kịp thời; Phối, kết hp với các địa phương (như hỗ trợ phương tiện, nơi cư trú, lương thực ...) nhằm hạn chế thấp nhất các thiệt hại về người và tài sản.

Lực lượng tại chỗ bao gồm quân số bảo vệ các điểm di tích: (P. Quản lý Bảo vệ, Bảo tàng CVCĐ Huế, Văn phòng…):khoảng 250 người.

Lực lượng cơ động ứng cứu và khắc phục của các phòng ban, đơn vị trong Trung tâm có khả năng huy động: 70 người, dự phòng 20 người; Lực lượng của các đơn vị thi công trên địa bàn di tích: 10 người.

Phối hp với các địa phương có di tích theo Hợp đồng trách nhiệm về quản lý và bảo vệ.

Huy động: 03 - 04 ôtô để điều hành, 01 xe cẩu, 02 xe tải, 01 canô đặc chủng, 10 xuồng, áo phao cứu sinh tại các điểm di tích.

Hệ thống thông tin liên lạc (điện thoại cố định và di động, 01 tổng đài cùng máy bộ đàm: cho Trưởng, phó BCH phòng chống thiên tai Trung tâm và các điểm di tích) hiện có của Trung tâm.

c) Các khu du lịch ven biển

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch chỉ đạo các cơ sở du lịch triển khai các phương án sơ tán, di dời đảm bảo an toàn cho khách du lịch đang lưu trú tại khu du lịch ven biển Laguna, Anamadra, các khu nghỉ dưỡng, khách sạn tại Lăng Cô ..vv.

4. Phương án bảo đảm an ninh trật tự, giao thông, thông tin liên lạc

a) Phương án đảm bảo an ninh trật tự, giao thông:

Công an các địa phương phối hợp với các ngành liên quan bố trí lực lượng làm nhiệm vụ chốt chặn; thông tin, cảnh báo cho người dân tại các đoạn đường giao thông thường xuyên ngập lụt, các ngầm giao thông nước chảy xiết có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng và tài sản của nhân dân; đảm bảo an ninh trật tự tại các điểm dừng, đỗ xe trên tuyến, nhất là các điểm dừng, đỗ tàu, xe tập trung nhiều hành khách, phương tiện.

Cảnh sát giao thông tỉnh bố trí rào chắn, biển cấm, biển chỉ dẫn giao thông tại các đoạn đường ngập lụt nặng; Phối hp với công an các huyện để giới và điều hòa giao thông trên các tuyến đường Quốc lộ 1A, Quốc lộ 49A, Quốc lộ 49B; Tỉnh lộ 4, 6, 11, 14, 17 và một số đim sạt lở, ngập lũ nguy hiểm; bố trí lực lượng cắm chốt tại đèo Phú Gia, Phước Tượng để điều hòa phương tiện qua lại tuyến đèo; điều động phương tiện xe cẩu của công an tỉnh thường trực các các điểm nêu trên để làm nhiệm vụ.

Phối hợp với lực lượng địa phương làm nhiệm vụ di dời dân, bảo vệ dân, đảm bảo an toàn tuyệt đối tài sản nơi nhân dân đi, đến.

Công an các địa phương triển khai ngay các phương án bảo vệ nhà tạm giữ, trại tạm giam, phòng ngừa can, phạm nhân chết tai nạn hoặc lợi dụng bão, lụt trốn khỏi nơi giam, giữ.

Sở Giao thông vận tải tỉnh chỉ đạo các đơn vị bố trí lực lượng, phương tiện phối hợp với lực lượng địa phương sẵn sàng khắc phục nhanh các điểm giao thông đường bộ, đường sắt xung yếu bị ách tắc do sạt lở, cây đổ trên Quốc lộ 1A, Quốc lộ 49A, Quốc lộ 49B; đường Hồ Chí Minh ..vv đảm bảo giao thông thông suốt.

Cảng hàng không quốc tế Phú Bài, Ga Huế triển khai phương án đảm bảo an ninh, trật tự; phục vụ thức ăn, nước uống và đảm bảo vệ sinh cho các hành khách trên các chuyến bay tại sân bay Phú Bài và các đoàn tàu trong thời gian bị kẹt tại Huế.

b) Phương án đảm bảo thông tin liên lạc:

Khi bão mạnh, siêu bão xảy ra Ban chỉ huy PCTT và TKCN ngành Thông tin và truyền thông đã có các phương án ứng phó với các sự cố thông tin, gồm:

- Phương án kết nối mạng truyền dẫn: khi các tuyến cáp quang bị mất liên lạc cục bộ triển khai ngay việc kết nối sử dụng chung của các mạng khác với phương thức dùng viba hoặc cáp quang.

- Phương án xử lý trường hp mất liên lạc cục bộ mạng: phương án Roaming tạm thời giữa các mạng di động khi có yêu cầu khẩn cấp.

- Phương án xử lý khi một trạm/Host bị sự cố.

- Phương án phối hợp mạng vô tuyến điện: Trước mùa mưa bão, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức kiểm tra hệ thống thông tin liên lạc các hồ chứa nước lớn và hồ chứa thủy điện trên địa bàn tỉnh; Diễn tập kiểm tra việc phối hợp mạng vô tuyến điện phục vụ công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn giữa các đơn vị: Ban chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Ban thông tin của Công an tỉnh, Ban thông tin của Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Ban thông tin của Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Trung tâm Khí tượng thủy văn.

Phương án trưng dụng phương tiện liên lạc vô tuyến-hữu tuyến: sử dụng hệ thống 188 bưu cục, 111 bưu điện văn hóa xã, 73 trạm chuyển mạch, 28 trạm truy nhập điện thoại SOS công cộng; hệ thống thông tin các đồn Biên phòng; các trạm, Hạt Kiểm lâm, truyền tải điện; Trung tâm thông tin duyên hải; các đài của Viễn thông Thừa Thiên Huế sử dụng các kênh dịch vụ hệ thống viba để liên lạc báo cáo tình hình về Ban chỉ huy PCTT và TKCN các cấp.

Phương án đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân: khi có bão mạnh và siêu bão sắp đổ bộ vào địa bàn tỉnh các đơn vị quản lý trạm BTS loại 1, tháp anten truyền hình như: Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh, Trung tâm truyền hình Việt Nam tại thành phố Huế, Công An tỉnh; các doanh nghiệp viễn thông triển khai ngay phương án di dời các hộ dân, các tổ chức, đơn vị ra khỏi bán kính 100-120m so vi chân tháp anten của các đơn vị.

Viễn Thông Thừa Thiên Huế triển khai hệ thống thông tin liên lạc phục vụ công tác PCTT và TKCN (02 điện thoại vệ tinh; hệ thống vô tuyến sóng ngắn CODAN công suất 100WW; hệ thống vô tuyến sóng cực ngắn Kenwood có thể liên lạc cự ly 30km đến 50km). Ngoài ra, đã bố trí máy bộ đàm Kenwood cầm tay, máy liên lạc vệ tinh cho Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.

Chỉ đạo các nhà mạng Vinaphone, Viettel, Mobiphone cập nhật một giờ/một lần tin nhắn qua điện thoại di động về tình hình diễn biến của bão cho lãnh đạo tỉnh và người dân trên địa bàn tỉnh biết để chủ động phòng tránh.

Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh cập nhật bản tin về bão phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, cung cấp kịp thời cho Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại thành phố Huế, Đài phát thanh Truyền hình tỉnh tăng cường thời lượng phát sóng cập nhật một giờ/một lần đưa tin v diễn biến của bão; Các địa phương tăng cường phát tin cảnh báo bão trên hệ thống truyền thanh của địa phương để người dân chủ động phòng tránh.

5. Phương án phối hợp chỉ đạo, chỉ huy phòng tránh, ứng phó và tìm kiếm cứu nạn

Thực hiện nội dung Công điện ca Thủ tướng Chính phủ; Công điện khẩn của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai về việc đối phó với siêu bão; Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Công Điện gửi các địa phương, các ban ngành đoàn th trong tỉnh về việc triển khai công tác đối phó bão mạnh, siêu bão.

Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh tổ chức cuộc họp các thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh; các huyện, thị xã và thành phố Huế; các đơn vị đặc thù triển khai công tác ứng phó với bão mạnh và siêu bão, đặc biệt chú ý vấn đề an toàn cho người dân trong bão kết hợp lũ, nước dâng do bão.

Tham mưu thành lập Sở chỉ huy đóng tại trụ sở UBND tỉnh, địa chỉ 16 Lê Lợi, thành phố Huế; điện thoại liên lạc 054 3822803, 054 3822244; Fax: 054 3822803 và 054 3822867; Email: ubndtth@thuathienhue.gov.vn

Căn cứ Thông báo số 92/TB-PCTT ngày 20/10/2014 của Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh về việc phân công nhiệm vụ các thành viên trong Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế các thành viên Ban chỉ huy chủ động có kế hoạch kiểm tra đôn đốc các địa bàn theo nhiệm vụ được phân công:

Bộ CHQS tỉnh là cơ quan thường trực tìm kiếm cứu nạn của tỉnh, tham mưu cho Ban chỉ huy PCTT-TKCN tnh trong lĩnh vực tìm kiếm, cứu nạn. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với ban ngành đoàn thể địa phương trong chỉ đạo điều hành, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp để chủ động xử lý, đối phó kịp thời trong mọi tình huống.

Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: chỉ đạo, theo dõi công tác triển khai ứng phó với bão mạnh siêu bão tại huyện A Lưới.

Giám đốc Công an tỉnh: chỉ đạo, theo dõi công tác triển khai ứng phó với bão mạnh siêu bão tại thành phố Huế.

Giám đốc Sở Công thương: chỉ đạo, theo dõi công tác triển khai ứng phó với bão mạnh siêu bão tại thị xã Hương Trà.

Giám đốc Sở Y tế: chỉ đạo, theo dõi công tác triển khai ứng phó với bão mạnh siêu bão tại huyện Quảng Điền.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường: chỉ đạo, theo dõi công tác triển khai ứng phó với bão mạnh siêu bão tại thị xã Hương Thủy.

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư: chỉ đạo, theo dõi công tác triển khai ng phó với bão mạnh siêu bão tại huyện Phong Điền.

Giám đốc Sở Xây dựng: chỉ đạo, theo dõi công tác triển khai ứng phó với bão mạnh siêu bão tại huyện Phú Lộc.

Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông: chỉ đạo, theo dõi công tác triển khai ứng phó với bão mạnh siêu bão tại huyện Phú Vang.

Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội: chỉ đạo, theo dõi công tác triển khai ứng phó với bão mạnh siêu bão tại huyện Nam Đông.

Giám đốc Sở Giao thông vận tải: chỉ đạo, theo dõi công tác triển khai ứng phó với bão mạnh siêu bão tại cụm Cảng Thuận An, Cảng Chân Mây.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT phụ trách phụ trách lĩnh vực thủy lợi: chỉ đạo, theo dõi công tác triển khai ứng phó với bão mạnh siêu bão, đảm bảo an toàn các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT phụ trách lĩnh vực thủy sản: chỉ đạo, theo dõi công tác triển khai ứng phó với bão mạnh siêu bão đảm bảo an toàn tàu thuyền ngư dân trên biển và đầm phá; đảm bảo an toàn cho người và các phương tiện neo đậu tại các khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão.

Các huyện, thị xã và thành phố Huế căn cứ vào phương án ứng phó vi bão mạnh, siêu bão, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ với các đồn biên phòng, các đơn vị đứng chân trên địa bàn thực hiện phương án ứng phó bão mnh, siêu bão.

6. Phương án huy động nguồn nhân lực ứng phó

a) Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn là lực lượng tại chỗ thực hiện hoạt động phòng, chống thiên tai.

b) Dân quân tự vệ là lực lượng tại chỗ thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai theo phương án phòng, chống thiên tai của địa phương và sự điều động của người có thẩm quyền. Cơ quan Ban CHQS các huyện, thị và thành ph Huế.

c) Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và là lực lượng nòng cốt trong công tác sơ tán người, phương tiện, tài sản, cứu hộ, cứu nạn, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội theo sự điều động của người có thẩm quyền.

d) Tổ chức, cá nhân tình nguyện tham gia hỗ trợ hoạt động phòng, chống thiên tai theo sự chỉ huy của người có thẩm quyền.

+ Lực lượng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: tổng số 3.679 đ/c, trong đó: cấp tỉnh 369 đ/c; cấp huyện 180 đ/c; cấp xã 3.040 đ/c.

Lực lượng phòng chống tại chỗ: Lực lượng bộ đội thường trực (cơ quan Bộ CHQS tỉnh: 80đ/c; cơ quan Ban CHQS các huyện, thị, thành: 180đ/c); lực lượng Dân quân cơ động (mỗi xã có 1bDQCĐ), DBĐV (mỗi huyện có 1cDBĐV).

Lực lượng cơ động: eBB6 (100đ/c), d3TTG (50đ/c), c20TS (20đ/c), c18TT (10đ/c), c594 PK (20đ/c), c17CB (20đ/c), Đội 192 (10đ/c), bVB+bKSQS (10đ/c).

Lực lượng hiệp đồng: Tùy theo tình hình để tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh và cấp ủy, chính quyền địa phương đề nghị hỗ trợ lực lượng, phương tiện các đơn vị của Quân khu, của Bộ: Lực lượng f968, Lữ CB414; kho 890; Vùng 3 Hải quân, f372 Không quân, QK5:

Lực lượng dự bị: Trường QS tỉnh (20đ/c), Trường CĐN23 (10đ/c), Đoàn KT- QP 92 (40đ/c) và các lực lượng còn lại của các cơ quan đơn vị.

+ Lực lượng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng: 852 đ/c, trong đó S quan 197 đ/c, QNCN 347 đ/c, CNVQP 04 đ/c, HSQ - CS 304 đ/c. Tại Cơ quan Bộ Chỉ huy có 127 đ/c; các đồn tuyến biên giới đất liền quân số giao động từ 47 đến 60 đ/c; các đồn tuyến biên giới bin giao động từ 38 đến 45 đồng chí. Hải đội 2 BP 40 đ/c; Tiểu đoàn HLCĐ 100 đ/c.

+ Lực lượng Công an tỉnh: 1.050 đ/c, trong đó:

Các phòng ban công an tỉnh: 400 đ/c.

Các huyện: Phong Điền 40 đ/c; Quảng Điền 40 đ/c; Phú Vang 50 đ/c; Phú Lộc 40 đ/c; Nam Đông 40 đ/c; A Lưới 40 đ/c; Thị xã Hương Trà 50 đ/c; Hương Thủy 50 đ/c; thành phố Huế: 300 đ/c.

+ Lực lượng Thanh niên, Chữ thập đỏ và các đơn vị khác: người.

ính kèm Phụ lục 3: Lực lượng dự kiến huy động ứng phó bão mạnh, siêu bão)

7. Phương án dự trữ vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm

a) Chuẩn bị vật tư, phương tiện:

Phương tiện, trang thiết bị dự kiến huy động để phòng, tránh, ứng phó với bão mạnh và siêu bão gồm có phương tiện, trang thiết bị cơ động, chi viện của các sở, ban ngành, đơn vị tỉnh và phương tiện, trang thiết bị tại chỗ của các huyện, thị xã, thành phố.

Phương tiện đưa dân sơ tán ra khỏi huyện được điều động đến các điểm tập kết trên các trục lộ giao thông chính để việc sơ tán được nhanh chóng, thuận lợi.

Các phương tiện chính của các đơn vị như sau:

+ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: 02 xe BTR-152 (thường trực PCTT-TKCN), 02 Xe lội nước M-113, 01 xe ĐM2, 01 tàu ST-1200, 05 xuồng cao tốc (ST-750, ST-660, ST-450), 02 bộ vượt sông nhẹ VSN-1500, 07 xe tải, 03 xe Ca, 400 áo phao, 250 phao tròn, 10 phao tập thể, ngoài ra còn huy động các phương tiện của Ban CHQS các huyện (TX,TP) và phương tiện của các đơn vị hiệp đồng.

+ Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng: 03 tàu chiến đu (02 tàu có công sut 1.000 cv, 01 tàu 345 cv); 12 ca nô (trong đó 03 ca nô 245cv và 09 ca nô từ 30 cv - 85 cv); Ô tô con 08, vận tải 03, xe chở quân 03.

Khu dự trữ vật tư phương tiện PCLB tại Hải đội 2: Phao áo, phao tròn, nhà bạt.

02 đài thông tin TKCN được bố trí tại Hải đội 2 và ĐBP CKC Chân Mây.

Các ĐBP Phong Hải, ĐBP CKC Thuận An, Đồn CKC Chân Mây, Vinh Hiền, Hải đội 2 mỗi đơn vị có 02 súng bắn pháo hiệu và đạn dự trữ để thực hiện nhiệm vụ bắn pháo hiệu báo bão, ATNĐ.

+ Công An tỉnh: Ca nô các loại: 40 chiếc; ghe nhôm: 30 chiếc; phao áo 2233 cái; phao tròn: 710 cái; nhà bạt 104 cái; xe chở quân 06 chiếc.

+ Các đơn vị khác: Trung tâm công viên cây xanh, Công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Huế .., vv.

(Đính kèm Phụ lục 4: Phương tiện, trang thiết bị dự kiến huy động).

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã có phương án sử dụng trực thăng phục vụ công tác chỉ đạo, chỉ huy tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ khẩn cấp cho các huyện, thị xã và thành phố Huế, do vậy mỗi địa phương đã xác định được 2-3 bãi đổ máy bay trực thăng khi cần sử dụng.

(Đính kèm Phụ lục 8: Dự kiến các bãi đỗ trực thăng).

b) Dự trữ nhu yếu phẩm:

UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Công Thương tổ chức dự trữ 350 tấn gạo, 150 tấn mì ăn liền, 100.000 lít xăng, 100.000 lít dầu Diezel và 30.000 lít dầu hỏa; 50.000 lít nước đóng chai để tỉnh điều động khi cần thiết; Riêng hai huyện miền núi Nam Đông và A Lưới, mỗi huyện dự trữ 50 tấn gạo, 10 tấn muối, 20.000 lít xăng dầu, 30.000 lít nước uống và một số hàng nhu yếu phẩm khác như tấm lợp, dây thép ... để phục vụ cho người dân khi có lụt bão xảy ra.

Ngoài ra, các địa phương hướng dẫn người dân các vùng sâu, vùng xa, vùng bị ngập lụt chủ động tự dự trữ hàng hóa, nhu yếu phẩm... tối thiểu 7 ngày cho gia đình mình, không để thiếu đói khi lụt bão xảy ra.

(Có phụ lục 6: tổng hợp dự trữ vật tư, lương thực, nước uống, nhu yếu phẩm thiết yếu kèm theo)

c) Đảm bảo y tế:

Các cơ sở y tế huyện/thị xã/thành phố, xã/phường/thị trấn phải có kế hoạch chủ động di chuyển các phương tiện kỹ thuật, máy móc y tế, thuốc men lên vị trí an toàn tránh để ngập lụt gây hư hỏng. Bố trí máy phát điện dự phòng khi mất điện có thể triển khai cấp cứu nạn nhân được. Có phương án đảm bảo nhu cầu lương thực, nhu yếu phẩm khi cơ sở bị ngập lụt dài ngày có th nuôi sống bệnh nhân, cán bộ y tế được ít nhất 1 tuần trong khi chờ chi viện của UBND và Sở Y tế.

Phối hợp với chính quyền các cấp để có kế hoạch phối hợp khi sơ tán khẩn cấp tránh lũ bão cho nhân dân, bệnh nhân lên các nơi cao, hệ thống nhà cao tầng kiên cố nhất là các vùng sâu, vùng ven biển, cửa sông, đầm phá để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại.

Sở Y tế đã có kế hoạch dự trữ thuốc, hóa chất, trang thiết bị cho cấp tỉnh khi có bão mạnh xảy ra. Ngoài ra, các Trung tâm y tế huyện, thành phố đã kế hoạch dự tr thuốc, hóa chất, trang thiết bị cho đơn vị mình để sn sàng đối phó với các tình huống.

(Có phụ lục 8: tổng hợp số lượng vật tư, hàng hóa, trang thiết bị y tế phục vụ phòng chống thiên tai kèm theo).

Bảng 4: các phương tiện ứng phó với bão lụt

Đơn v

Xe Ô tô cấp cứu

Xe công vụ

Máy phát đin

Nhà cao tầng

Ghi chú

Huyện Phong đin

2

0

1

17

TTYT +Xã

Huyện Quảng điền

2

0

1

12

TTYT +Xã

Thị xã Hương Trà

2

0

1

17

TTYT +Xã

Thành phố Huế

2

0

1

27

TTYT +

Huyện Phú Vang

2

0

1

21

TTYT +Xã

Thị xã Hương Thủy

2

0

1

12

TTYT +Xã

Huyện Phú Lộc

2

0

1

19

TTYT +Xã

Huyện Nam Đông

2

0

1

12

TTYT +Xã

Huyện A Lưới

2

0

1

22

TTYT +Xã

TTCC 115

2

0

0

0

 

Các BV tỉnh

3

1

3

3

 

Các BV chuyên khoa tỉnh

5

2

5

5

 

Các đơn vị trực thuộc Sở

0

9

7

7

 

Tng cộng

28

12

24

174

 

IV. TỔ CHỨC KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành ph Huế theo chức năng, nhiệm vụ trin khai thực hiện các công việc sau:

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các ngành, lực lượng bộ đội, công an, biên phòng, cấp ủy, chính quyền các cấp, các đoàn thể nhân dân nắm chắc tình hình, làm hết sức mình, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời triển khai các biện pháp khắc phục thiệt hại do bão gây ra.

a) T chức đưa người dân sơ tán, di dời trước bão về nơi ở cũ an toàn, trật tự. Giải tỏa lệnh cấm tàu thuyền đánh bắt thủy hải sản, hoạt động vận tải hành khách ra khơi, xuất bến và cho phép học sinh đến trường học tập bình thường.

b) Trợ giúp hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu, nước uống, chăm sóc y tế nhằm đảm bảo điều kiện sinh hoạt, đời sống cho nhân dân.

c) Các huyện, thị xã và thành phố Huế đã tập trung huy động lực lượng công an, bộ đội và dân quân địa phương giúp nhân dân khắc phục nhà cửa bị sập để sớm n định đời sống nhân dân; Tổ chức lực lượng xung kích, tình nguyện bảo vệ trật tự, trị an và tài sản của nhân dân, doanh nghiệp, nhà nước trong vùng bị ảnh hưởng của bão.

d) Trong thời gian ngn nhất, huy động nguồn lực tổ chức thu dọn cây xanh, cột điện, công trình, thiết bị ngã đổ; sửa chữa trường học, bệnh viện, các công trình bị hư hỏng; đảm bảo giao thông, nước sạch, điện, viễn thông thông suốt; tiêu độc, khử trùng, vệ sinh môi trường, phòng dịch tại vùng bị ảnh hưởng của bão...

đ) Trên cơ sở Quyết định số 1835/QĐ-UBND ngày 04/10/2010 của UBND tỉnh quy định một số chính sách trợ giúp đột xuất từ nguồn ngân sách nhà nước cho các hộ gia đình gặp khó khăn do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh (Hỗ trợ hộ có người chết, mất tích, bị thương nặng; Hộ có nhà bị sập, đổ, hư hỏng nặng). Các địa phương đã tổ chức thăm hỏi, động viên và hỗ trợ kịp thời đối với các gia đình có người chết, người bị thương theo quy định; Hỗ trợ đột xuất cho dân, nhất là các hộ phải di dời từ nơi nguy hiểm đến nơi an toàn, các hộ nghèo neo đơn, khó khăn.

e) Tổ chức kiểm kê, đánh giá xác định thiệt hại theo đúng quy định và báo cáo cho Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp trên.

2. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh... phối hợp chặt chẽ với các đơn vị, chính quyền địa phương huy động lực lượng, sử dụng các phương tiện, trang thiết bị để triển khai ngay các phương án, kế hoạch tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, cứu sập.

3. Sở Giao thông vận tải, Trung tâm Công viên Cây xanh, Công ty cổ phần Môi trường và công trình Đô thị Huế, Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương tiến hành thu dọn các cây xanh, trụ đèn chiếu sáng bị ngã đổ đảm bảo giao thông được thông suốt, nhất là các tuyến đường chính và tổ chức dọn dẹp vệ sinh đường phố sạch sẽ. Rà soát các cây xanh có nguy cơ bị ngã đổ để có biện pháp chặt tỉa, khôi phục.

4. Sở Y tế, Hội Chữ thập đỏ tỉnh điều động lực lượng y - bác sĩ, các đội cấp cứu, phương tiện, thiết bị hỗ trợ cho Bệnh viện - Trung tâm Y tế dự phòng các huyện để cứu thương, điều trị bệnh nhân, phòng dịch kịp thời.

Sở Y tế cử các đội chống dịch cơ động, mỗi huyện thành lập 2-3 đội xử lý, mỗi đội gồm 3-4 người tham gia xử lý vệ sinh môi trường và chống dịch tại các huyện, thị xã và thành phố Huế. Xuất vật tư dự trữ cho các huyện/ thành phố cơ số thuốc để chống dịch thường xuyên: Chloramin B, bọ rùa, Korthrin, Permethrin, Icon. Xử lý môi trường tại các hố xí, giếng nước; trạm y tế, trường học, chợ và nhà ga, bến xe.

Công ty Cổ phần Môi trường và công trình Đô thị, Trung tâm Công viên cây xanh, Công ty Quản lý đường bộ phối hp vi UBND các phường, xã, lực lượng đoàn thanh niên tổ chức lực lượng để thu gom rác thải các loại; bố trí ca bơm chuyên dùng, xe tưới xịt rửa lòng lề đường; bố trí lực lượng, phương tiện thu gom các cây bị đổ ngã.

5. Tỉnh Đoàn, Lực lượng Thanh niên xung phong huy động lực lượng đoàn viên, thanh niên tình nguyện trực tiếp xuống địa bàn giúp nhân dân sửa chữa lại nhà ở bị hư hỏng; phát động toàn dân tổng vệ sinh môi trường theo phương châm “nước xuống đến đâu, làm vệ sinh đến đó”.

6. Công ty Điện lực tỉnh đảm bảo an toàn mạng lưới điện, huy động lực lượng và các phương tiện, thiết bị để khắc phục sự cố đường dây tải điện bị hư hỏng trong thời gian sớm nhất.

7. Công ty TNHH NN một thành viên xây dựng và cấp nước Thừa Thiên Huế có phương án huy động lực lượng và các phương tiện, thiết bị để khắc phục sự cố đường ống nước để cấp nước sinh hoạt kịp thời cho nhân dân.

8. Sở Công Thương chỉ đạo các công ty thương mại, siêu thị tổ chức các chợ tạm, xe bán hàng lưu động để cung cấp đầy đủ các mặt hàng nhu yếu phẩm cho người dân; tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, nâng giá, nhất là lương thực, thực phẩm thiết yếu, nước sạch, vật liệu xây dựng, nhiên liệu, chất đốt.

9. Sở Thông tin và truyền thông chỉ đạo các doanh nghiệp khắc phục hệ thống thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo khắc phục hậu quả bão lụt, phục vụ nhu cầu thông tin của nhân dân và các doanh nghiệp.

10. Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức kiểm tra nắm lại thiệt hại về hoa màu, rừng trồng, thủy sản, các công trình thủy lợi để có giải pháp khắc phục phục vụ sản xuất. Chỉ đạo các đơn vị thuộc ngành phối hợp với các phòng chức năng của các huyện thống kê thiệt hại hệ thống cây trồng, vật nuôi, thủy sản, thống nhất giải pháp khắc phục, trình UBND tỉnh xin hỗ trợ kinh phí khắc phục hệ thống hạ tầng (Quyết định số 09/2014/QĐ-UBND ngày 28/2/2014 của UBND tỉnh quy định định mức hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh).

Chi cục Thủy lợi và PCLB, Công ty QLKTCT Thủy lợi cùng phối hợp với các phòng chức năng các huyện, thị xã và thành phố Huế đã kiểm tra các công trình thủy lợi, nước sạch xác định cụ thể mức độ thiệt hại và bàn biện pháp khắc phục trước mắt, đặc biệt đối với các công trình hồ đập miền núi Nam Đông, A Lưới... tiến hành lập kế hoạch sửa chữa để kịp thời cấp nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất.

11. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Sở Lao động Thương binh Xã hội, các huyện, thị xã và thành phố Huế tổ chức cứu trợ về lương thực, thực phẩm, hỗ trợ kinh phí cho người dân bị thiệt hại sớm ổn định cuộc sống, nhất là hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, khó khăn (Nghị định số: 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội).

12. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Trung tâm Di tích cố đô Huế và các cơ sở Du lịch triển khai tiến hành sửa chữa, phục hồi các điểm tham quan di tích, cơ sở du lịch để sớm phục vụ du khách.

13. Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu đề xuất cân đối nguồn ngân sách dự phòng để trình Ủy ban nhân dân tỉnh chi hỗ trợ cho các địa phương khắc phục thiệt hại; đề xuất chính phủ hỗ trợ người dân vùng bị thiệt hại có điều kiện sớm phục hồi sản xuất; đồng thời, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố giải quyết các chính sách, chế độ trợ giúp đột xuất cho các đối tượng bị thiệt hại do bão gây ra.

14. Các cơ quan, đơn vị địa phương thống kê, đánh giá thiệt hại, nhu cầu cần cứu trợ; lập kế hoạch và đề xuất sửa chữa, khôi phục, nâng cấp công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, thông tin, thủy lợi, điện lực, trường học, cơ sở y tế và công trình hạ tầng công cộng.

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ Phương án này đề nghị các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tiến hành rà soát, bổ sung hoàn chỉnh phương án ứng phó với các cơn bão có sức gió từ cấp 14 trở lên của ngành, đơn vị, địa phương mình thật chặt chẽ, để tổ chức thực hiện đạt hiệu quả.

2. Trong chỉ đạo, điều hành ứng phó bão cần tập trung lực lượng, phương tiện ứng cứu hiệu quả các khu vực xung yếu, di dời dân đến nơi an toàn để tránh xảy ra thiệt hại về người, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản.

3. Thủ trưởng các sở, ban ngành, đơn vị và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phải trực tiếp chỉ đạo Ban chỉ huy PCTT và TKCN của đơn vị, địa phương mình thực hiện nhiệm vụ được phân công. Các thành viên Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn thực hiện theo nhiệm vụ và địa bàn được phân công phụ trách.

4. Các tổ chức, lực lượng đóng trên địa bàn tỉnh, huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn phải chịu sự điều động và chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, Trưởng Ban chỉ huy PCTT và TKCN địa phương.

5. Ban chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, các ngành thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.

Trên đây là phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế của Ban chỉ huy PCTT và TKCN yêu cầu các ngành, các cấp cần cụ thể hóa phương án cho riêng ngành mình và đơn vị mình. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc thì các ngành, các cấp kịp thi báo cáo về Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.

Phương án này được phổ biến đến tận phường - xã - thị trấn; thông tin rộng rãi đến các tầng lp nhân dân, các cơ quan, doanh nghiệp và đăng tải trên trang web của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1088/QĐ-UBND ngày 15/06/2015 về Phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.810

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.157.133
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!