ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
107/2016/QĐ-UBND
|
An
Giang, ngày 29 tháng 12 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ QUẢN
LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và
bảo vệ công trình thủy lợi ngày 04 tháng 4 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số
143/2003/NĐ-CP và Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2012 của Chính
phủ, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 143/2003/NĐ-CP ngày 28
tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp
lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số
130/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng
sản phẩm, dịch vụ công ích;
Căn cứ Thông tư số
178/2014/TT-BTC ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội
dung về tài chính khi thực hiện đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch đối với các
đơn vị làm nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi;
Căn cứ Thông tư số
41/2013/TT-BTC ngày 11 tháng 4 năm 2013 của Bộ Tài chính, về việc hướng dẫn thi
hành một số điều của Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2012 của
Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số
56/2010/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 10 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn quy định một số nội dung trong hoạt động của các tổ chức quản lý,
khai thác công trình thủy lợi;
Căn cứ Thông tư số
65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 10 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác công trình
thủy lợi;
Căn cứ Thông tư số
40/2011/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn quy định năng lực tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, khai thác công
trình thủy lợi;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 198/TTr-SNNPTNT ngày 01
tháng 12 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định hoạt động cung ứng
dịch vụ quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh An
Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 01 năm 2017.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Lao động Thương
binh và Xã hội; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ
quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lâm Quang Thi
|
QUY ĐỊNH
HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỤNG DỊCH VỤ QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 107/2016/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12
năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này áp dụng trong
hoạt động cung ứng dịch vụ quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi phục
vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trên địa bàn tỉnh An Giang.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế, tổ chức hợp tác dùng nước có đăng ký kinh doanh
theo quy định của pháp luật, tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động hợp pháp có
liên quan quản lý, khai thác và bảo vệ trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh An
Giang.
Điều 3. Loại hình dịch vụ
áp dụng
Dịch vụ quản lý, khai thác và bảo vệ công trình
thủy lợi phục vụ sản xuất, dân sinh theo Quy định này áp dụng đối với các hệ thống
công trình có quy mô vừa và nhỏ bao gồm các loại hình dịch
vụ sau:
1. Dịch vụ quản lý, khai thác và bảo vệ hệ thống
công trình thủy lợi tạo nguồn;
2. Dịch vụ bảo vệ đê bao chống lũ tiểu vùng;
3. Dịch vụ khai thác trạm bơm tưới, tiêu nước.
Điều 4. Giải thích một số từ
ngữ
Trong Quy định này các từ ngữ dưới đây được hiểu
như sau:
1. Dịch vụ quản lý, khai thác và bảo vệ hệ
thống công trình thủy lợi tạo nguồn, bao gồm:
a) Quản lý, khai thác và bảo vệ hệ thống công
trình thủy lợi tạo nguồn là quản lý, khai thác và bảo vệ nhiều công trình thủy
lợi liên quan với nhau trong quản lý, vận hành nhằm tạo nguồn và điều tiết nước
cho nhiều tiểu vùng, bảo vệ đê bao kiểm soát lũ cho cả hệ thống gồm nhiều tiểu
vùng;
b) Quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy
lợi tạo nguồn là quản lý, vận hành từng công trình thủy lợi riêng lẻ nhằm tạo
nguồn và điều tiết nước cho các tiểu vùng.
2. Quản lý, khai thác và bảo vệ công
trình thủy lợi tiểu vùng là quản lý, vận hành, cung cấp nước tưới và tiêu nước
trực tiếp cho các diện tích sản xuất, hoặc bảo vệ đê bao kiểm soát lũ cho từng
tiểu vùng, bao gồm:
a) Dịch vụ bảo vệ đê bao chống lũ tiểu vùng;
b) Dịch vụ khai thác trạm bơm tưới, tiêu nước.
3. Các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp
tác và tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động cung ứng dịch vụ quản lý, khai thác và
bảo vệ công trình thủy lợi gọi tắt là đơn vị cung ứng dịch vụ.
4. Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ gọi tắt
là người sử dụng dịch vụ.
5. Hiệp thương dịch vụ là sự thỏa thuận
giữa đơn vị cung ứng dịch vụ và người sử dụng dịch vụ về nội dung, mức phí cung
ứng và sử dụng dịch vụ.
6. Công trình trạm bơm điện, dầu được xây
dựng, lắp đặt động cơ để bơm tưới và tiêu nước cho diện tích sản xuất.
7. Đường nước (tưới hoặc tiêu) là hệ thống
kênh, mương (bằng đất hoặc vật liệu khác) dẫn nước từ đầu mối của trạm bơm đến
nơi sản xuất và ngược lại.
8. Tổ chức hợp tác dùng nước bao gồm ban
quản lý tiểu vùng hoặc hội dùng nước tiểu vùng là hình thức hợp tác của những
người cùng hưởng lợi từ công trình thủy lợi, đại diện nông dân trong tiểu vùng
làm nhiệm vụ quản lý và bảo vệ công trình, quản lý các hoạt động dịch vụ bảo vệ
đê bao và bơm tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất, dân sinh trong tiểu vùng.
9. Tiểu vùng là một khu vực diện tích đất
sản xuất được bao đê bảo vệ khép kín.
Điều 5. Một số quy định
chung
1. Các trạm bơm dầu phải có kế hoạch nâng
cấp chuyển sang bơm điện, nhằm giảm chi phí bơm tưới tiêu và từng bước công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
2. Khi dự án, kế hoạch đầu tư trạm bơm điện
có diện tích phục vụ tưới tiêu bao trùm cả đường nước bơm dầu và diện tích sử dụng
nước từ bơm dầu, đã được cấp thẩm quyền phê duyệt; tổ chức, cá nhân khai thác
trạm bơm dầu phải đầu tư nâng cấp chuyển sang bơm điện; nếu không thực hiện thì
phối hợp hoặc giao lại đường nước, cống đập điều tiết nước cho tổ chức, cá nhân
đầu tư khai thác trạm bơm điện. Tổ chức, cá nhân khai thác đường nước bơm dầu
và người sử dụng dịch vụ được hưởng các chính sách tại Điều 21 của Quy định
này.
3. Người sử dụng dịch vụ tưới, tiêu từ
bơm dầu được quyền chuyển sang sử dụng dịch vụ từ bơm điện. Trường hợp trên 80%
số người (hoặc trên 80% diện tích đất) sử dụng nước từ bơm dầu, đề nghị đầu tư
nâng cấp chuyển sang bơm điện, nhưng tổ chức, cá nhân khai thác đường nước bơm
dầu không thực hiện thì phải phối hợp hoặc giao lại đường nước, cống đập điều
tiết nước cho tổ chức, cá nhân đầu tư khai thác trạm bơm điện mới với phí dịch
vụ tưới, tiêu thấp hơn bơm dầu và chủ động thời vụ, thời gian trong quá trình sản
xuất. Việc phối hợp hoặc giao lại được thực hiện theo Khoản 4, Khoản 5 và Khoản
6 Điều 21 của Quy định này.
4. Đường nước là công trình công cộng, những
người có đất canh tác trong phạm vi mà đường nước đó cung cấp nước, tiêu nước
có quyền sử dụng, khai thác nếu có hợp đồng sử dụng dịch vụ.
5. Đất sản xuất nằm trong khu vực của một
hệ thống cung ứng dịch vụ bơm tưới, tiêu nước đã ổn định thì người sử dụng dịch
vụ chỉ có thể tách ra để sử dụng dịch vụ do hệ thống cung ứng khác hoặc tự cấp
nước nhưng không ảnh hưởng đến việc tưới, tiêu nước của người sử dụng dịch vụ
khác trong các trường hợp sau:
a) Khi được phép thay đổi mục đích sử dụng đất
mà tổ chức cung ứng dịch vụ cũ không thể đáp ứng nhu cầu sử dụng hoặc bị chia cắt
địa hình, địa vật không thể tiếp tục sử dụng dịch vụ do hệ thống cũ cung ứng;
b) Do tổ chức cung ứng dịch vụ cũ không đủ điều
kiện tiếp tục cung cấp dịch vụ, hoặc nhiều lần vi phạm hợp đồng không đảm bảo
cung ứng dịch vụ tốt (phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã);
c) Do dự án thủy lợi khác (được cấp thẩm quyền
phê duyệt) hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư theo quy hoạch thực hiện cắt diện
tích đó ra khỏi hệ thống cũ, hoặc trùm lên cả hệ thống cũ để tạo thành hệ thống
thủy lợi mới.
6. Hoạt động cung ứng dịch vụ bơm tưới,
tiêu nước phải bảo đảm hai hoạt động đồng thời là bơm tưới đủ nước và bơm tiêu
nước chống ngập úng cho các người sử dụng nước để sản xuất trong suốt vụ.
7. Việc hiệp thương, đấu thầu, đặt hàng
cung ứng dịch vụ bơm tưới, tiêu nước được tiến hành trên nguyên tắc công khai,
tự nguyện, dân chủ và bình đẳng:
a) Tổ chức, cá nhân khác không được can thiệp
vào mức phí sử dụng dịch vụ do sự thỏa thuận của người sử dụng dịch vụ và đơn vị
cung ứng dịch vụ, mức phí này không được vượt quá mức trần do Ủy
ban nhân dân tỉnh quy định. Trong trường hợp không thống nhất được mức
phí thì hai bên cùng chính quyền địa phương bàn bạc để đi đến thống nhất mức
phí chung;
b) Nhằm bảo đảm việc khai thác công trình thủy lợi
và nguồn lợi từ nước đạt hiệu quả, trên tinh thần đem lại lợi ích cho người sử
dụng dịch vụ và đơn vị cung ứng dịch vụ với mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội
chung cho khu vực.
8. Sản phẩm của dịch vụ quản lý, khai
thác và bảo vệ công trình thủy lợi là diện tích (ha) hoặc mét khối (m3)
được tưới nước, tiêu nước và cấp nước. Được xác định với các loại hình sau:
a) Sản phẩm cung ứng dịch vụ bơm tưới, tiêu nước
được tính theo diện tích gieo trồng và diện tích ao hầm nuôi thủy sản do các trạm
bơm, máy bơm thực hiện;
b) Sản phẩm của dịch vụ bảo vệ đê bao tính theo
diện tích sản xuất được kiểm soát lũ trong vụ Thu Đông;
c) Đối với dịch vụ quản lý, khai thác và bảo vệ
công trình thủy lợi tạo nguồn, tính theo diện tích do hệ thống công trình thủy
lợi tạo nguồn và điều tiết nước.
Chương II
NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC
CUNG ỨNG DỊCH VỤ QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Điều 6. Nội dung hoạt động dịch
vụ quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi
Hoạt động dịch vụ quản lý, khai thác và bảo vệ
công trình thủy lợi được thực hiện để đảm bảo điều tiết và tạo nguồn nước phục
vụ tưới tiêu và sinh hoạt đúng sản phẩm đã được đấu thầu, đặt hàng hoặc giao kế
hoạch bao gồm:
1. Quản lý, điều hành, thu thập thông tin
khí tượng thủy văn phục vụ cho công tác vận hành khai thác và bảo vệ công trình
thủy lợi.
2. Tổ chức bảo vệ công trình theo phạm vi
bảo vệ:
- Xác định phạm vi bảo vệ công trình;
- Trình cấp thẩm quyền phê duyệt phạm vi bảo vệ
cho từng công trình, tổ chức cắm mốc và xây dựng hàng rào
bảo vệ;
- Thường xuyên kiểm tra, bảo vệ phạm vi bảo vệ
công trình;
- Lập phương án, kế hoạch trình cấp thẩm quyền
phê duyệt và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công trình trong mùa mưa, lũ, bão.
3. Vận hành khai thác công trình thủy lợi
và điều tiết nước tạo nguồn cho sản xuất và cấp nước sinh hoạt:
- Lập kế hoạch vận hành khai thác hệ thống công
trình và từng công trình thủy lợi phục vụ đa mục tiêu;
- Vận hành đóng mở các công trình cống, đập, hồ chứa
điều tiết nước theo yêu cầu của các tiểu vùng trong hệ thống và phục vụ tưới
tiêu cho sản xuất, sinh hoạt;
- Thường xuyên kiểm tra năng lực phục vụ của
công trình trong quá trình vận hành khai thác.
4. Thực hiện duy tu bảo dưỡng, nạo vét, sửa
chữa công trình nhằm duy trì tuổi thọ và phát triển năng lực của công
trình, phát huy hiệu quả cung ứng dịch vụ:
- Tổ chức duy tu bảo dưỡng công trình đúng định
kỳ: thường xuyên tra dầu mỡ, nhớt, sơn chống sét vào các bộ phận máy móc thiết
bị; dọn bờ kênh, vớt cỏ, vớt rác, các vật chắn như chà, đăng đó trong lòng công
trình; bồi trúc mái kênh, bờ kênh; sửa chữa các hư hỏng nhỏ, nạo vét sạt lở cục
bộ; bảo dưỡng bê tông, đá gạch xây (đối với kênh cứng hóa): tô trát, trích mạch,
quét xi măng;
- Nạo vét bùn, cát bồi lắng lòng kênh, cống, đập,
hồ chứa theo đúng quy mô thiết kế, nhiệm vụ của công trình;
- Sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn tài sản
cố định, công trình thủy lợi được giao quản lý, nhằm đảm bảo quá trình hoạt động
luôn đạt hiệu quả.
5. Định kỳ kiểm tra, theo dõi thường
xuyên các công trình thủy lợi nhằm đảm bảo tốt hoạt động cung ứng dịch vụ cho
nhu cầu sử dụng:
a) Đối với trạm bơm trước khi vận hành cần kiểm
tra bể hút, bể xả, máy bơm, động cơ, nhà trạm và hệ thống điện, cống, đập điều
tiết nước và đường nước đảm bảo đủ nước tưới và tiêu úng khi cần thiết;
b) Đối với hệ thống đê chống lũ, thời gian trước,
trong và sau lũ cần kiểm tra toàn bộ công trình đê, cống chống lũ. Kịp thời xử
lý hư hỏng, sạt lở, lún sụt, không cho nước rò rỉ qua thân đê, thân cống đảm bảo
sản xuất thu hoạch trọn vẹn;
c) Đối với hệ thống kênh rạch: kiểm tra mức độ bồi
lắng, các hoạt động cản trở dòng chảy, đảm bảo đủ nước tưới và tiêu úng khi cần
thiết;
d) Đối với hệ thống cống cần kiểm tra và sửa chữa
để đảm bảo công tác vận hành đủ nước tưới, kịp thời tiêu úng và chống lũ;
đ) Đối với công trình hồ chứa, thời gian trước,
trong khi tích nước cần kiểm tra toàn bộ công trình đê, đập, cống, tràn. Kịp thời
xử lý hư hỏng, sạt lở, lún sụt, nứt nẻ không cho nước rò rỉ qua thân đê, đập,
thân cống đảm bảo an toàn hồ chứa;
e) Đối với công trình kè cần kiểm tra và sửa chữa
phần xây đúc, thảm đá, rọ đá, đá gạch xây, hành lang bảo vệ, lan can bằng sắt,
thép và những hạn mục khác của công trình để đảm bảo công tác chống sạt lở.
6. Việc xây dựng mới, nâng cấp công trình
thủy lợi nhằm mục đích hình thành vùng cung ứng dịch vụ mới hoặc để mở rộng diện
tích của vùng cung ứng dịch vụ phải thực hiện đúng theo quy hoạch được cấp thẩm
quyền phê duyệt, không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của công trình
khác.
Điều 7. Danh mục và phương
thức cung ứng dịch vụ quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi
1. Nguyên tắc lựa chọn phương thức cung ứng
dịch vụ quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi tạo nguồn được thực hiện
theo thứ tự ưu tiên các phương thức đấu thầu, đặt hàng hoặc giao kế hoạch.
2. Danh mục và phương thức cung ứng dịch
vụ quản lý, khai thác và bảo vệ hệ thống công trình thủy lợi tạo nguồn được lựa
chọn một trong hai phương thức đặt hàng hoặc giao kế hoạch, bao gồm:
a) Dịch vụ quản lý, khai thác và bảo vệ hệ thống
công trình thủy lợi tạo nguồn liên tỉnh, liên huyện;
b) Dịch vụ quản lý, khai thác và bảo vệ công
trình thủy lợi tạo nguồn nội huyện.
3. Danh mục và phương thức cung ứng dịch
vụ bơm tưới, tiêu nước và bảo vệ đê bao chống lũ tiểu vùng phục vụ sản xuất,
bao gồm:
a) Dịch vụ bảo vệ đê bao chống lũ bảo vệ sản xuất
tiểu vùng được lựa chọn một trong hai phương thức đấu thầu hoặc đặt hàng.
b) Dịch vụ bơm tưới, tiêu nước kết hợp thực hiện
theo phương thức đấu thầu.
c) Dịch vụ bơm tưới hoặc bơm tiêu thực hiện theo
phương thức đấu thầu.
d) Trường hợp thực hiện dự án, kế hoạch đầu tư mới
hệ thống trạm bơm điện phục vụ bơm tưới, tiêu nước. Ưu tiên thực hiện đấu thầu
lựa chọn đơn vị đầu tư xây dựng trạm bơm điện và cung ứng dịch vụ bơm tưới,
tiêu nước.
đ) Trường hợp đến thời vụ sản xuất mà không có
hoặc chỉ có một đơn vị cung ứng dịch vụ tham gia hiệp thương, đấu thầu để phục
vụ sản xuất. Để kịp thời đảm bảo đúng lịch thời vụ, đơn vị tổ chức đấu thầu là
cơ quan đại diện để lựa chọn đơn vị cung ứng dịch vụ có đủ năng lực để đặt
hàng. Nhưng phải được sự đồng thuận trên 80% người dân trong vùng sản xuất.
Điều 8. Điều kiện để các tổ
chức, cá nhân tham gia cung ứng dịch vụ
Các tổ chức, cá nhân muốn được tham gia cung ứng
dịch vụ quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi cần đảm bảo đầy đủ các
điều kiện quy định tại Điều 2, Điều 3, Điều 4, Điều 5 Thông tư số
40/2011/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn quy định năng lực tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, khai thác công
trình thủy lợi.
Chương III
QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG
CUNG ỨNG DỊCH VỤ QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TẠO NGUỒN
Điều 9. Phương thức đặt
hàng, giao kế hoạch
1. Phương thức đặt hàng:
Trên cơ sở dự toán thu, cấp bù miễn thủy lợi phí
hàng năm được Ủy ban nhân dân tỉnh giao, đã xác định diện tích cần tạo nguồn nước,
số lượng công trình, khối lượng sản phẩm phải quản lý, bảo vệ, vận hành khai
thác và duy tu bảo dưỡng, sửa chữa, nạo vét, cơ quan đặt hàng lập kế hoạch đặt
hàng cụ thể gửi cơ quan tài chính tổng hợp trong kế hoạch ngân sách và trình Ủy
ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
2. Phương thức giao kế hoạch:
Đơn vị được giao kế hoạch phải lập kế hoạch hàng
năm về nội dung hoạt động cung ứng dịch vụ theo Điều 6 của Quy định này để tạo
nguồn và điều tiết nước phục vụ tưới nước, tiêu nước, cấp nước báo cáo cơ quan
giao kế hoạch xem xét.
3. Quy trình, thủ tục, hồ sơ đặt hàng và giao kế
hoạch thực hiện theo quy định tại Điều 22, Điều 23, Điều 24, Điều 25, Điều 26,
Điều 27, Điều 28 Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của
Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích và Điều 13, Điều
14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20 Thông tư số
178/2014/TT-BTC ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội
dung về tài chính khi thực hiện đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch đối với các
đơn vị làm nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi.
Điều 10. Nguồn kinh phí, cấp
phát và thanh, quyết toán kinh phí hợp đồng đặt hàng, giao kế hoạch cung ứng dịch
vụ quản lý, khai thác và bảo vệ hệ thống công trình thủy lợi tạo nguồn và dịch
vụ quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi tạo nguồn
1. Hoạt động dịch vụ quản lý, khai thác
và bảo vệ hệ thống công trình thủy lợi tạo nguồn và dịch vụ quản lý,
khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi tạo nguồn được sử dụng từ nguồn kinh
phí hỗ trợ có mục tiêu của Chính phủ cấp bù miễn thủy lợi phí hàng năm. Nội dung sử dụng kinh phí thực hiện theo Thông tư số 178/2014/TT-BTC,
cụ thể:
a) Công tác nạo vét và duy tu sửa chữa công
trình thủy lợi sử dụng theo quy trình, thủ tục nguồn vốn sự nghiệp có tính chất
đầu tư;
b) Đối với công tác quản lý, bảo vệ, vận hành
khai thác và duy tu bảo dưỡng công trình sử dụng theo quy trình, thủ tục nguồn
vốn sự nghiệp.
2. Việc cấp phát và thanh, quyết toán
kinh phí thực hiện bằng lệnh chi tiền thông qua hệ thống tài chính - kho bạc
theo Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
3. Căn cứ vào nội dung hợp đồng đặt hàng,
quyết định giao kế hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đơn vị nhận quản
lý, khai thác và bảo vệ hệ thống công trình thủy lợi tạo nguồn và công
trình thủy lợi tạo nguồn lập dự toán năm chia từng quý, chia theo nhiệm vụ cụ
thể: quản lý điều hành, bảo vệ, vận hành khai thác, duy tu bảo dưỡng, nạo vét
và sửa chữa công trình thủy lợi gửi cơ quan đặt hàng, giao kế hoạch tổng hợp,
báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp chung toàn tỉnh gửi Sở
Tài chính để làm căn cứ cấp phát.
4. Hồ sơ thanh, quyết toán kinh phí của
đơn vị quản lý, khai thác và bảo vệ hệ thống công trình thủy lợi tạo nguồn và
công trình thủy lợi tạo nguồn với cơ quan đặt hàng, giao kế hoạch; quyết
toán kinh phí với ngân sách nhà nước bao gồm:
a) Trường hợp đặt hàng: Hợp đồng đặt hàng, biên
bản thanh lý hợp đồng, biên bản nghiệm thu số lượng, khối lượng, chất lượng sản
phẩm, dịch vụ đã được ký kết giữa cơ quan đặt hàng với đơn vị quản lý, khai
thác và bảo vệ hệ thống công trình thủy lợi tạo nguồn và công trình thủy
lợi tạo nguồn, cùng các tài liệu khác có liên quan;
b) Trường hợp giao kế hoạch: Quyết định giao kế
hoạch, biên bản nghiệm thu số lượng, khối lượng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ
đã được ký kết giữa cơ quan đặt hàng với đơn vị quản lý, khai thác và bảo vệ hệ
thống công trình thủy lợi tạo nguồn và công trình thủy lợi tạo nguồn,
cùng các tài liệu khác có liên quan.
Chương IV
QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG
CUNG ỨNG DỊCH VỤ BƠM TƯỚI, TIÊU NƯỚC VÀ BẢO VỆ ĐÊ BAO CHỐNG LŨ TIỂU VÙNG
Điều 11. Đơn vị tổ chức đấu
thầu, đặt hàng cung ứng dịch vụ bơm tưới, tiêu nước và bảo vệ đê bao chống lũ
tiểu vùng
1. Tổ chức hợp tác dùng nước là đơn vị tổ
chức đấu thầu, đặt hàng cung ứng dịch vụ bơm tưới, tiêu nước và bảo vệ đê bao
chống lũ tiểu vùng. Tổ chức hợp tác dùng nước được:
a) Giao nhiệm vụ quản lý và bảo vệ công trình thủy
lợi trong tiểu vùng;
b) Đại diện cho người sử dụng dịch vụ và phải được
hơn 80% số người sử dụng dịch vụ trong tiểu vùng thống nhất.
2. Tổ chức hợp tác dùng nước được thành lập
theo các văn bản sau đây:
- Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của
Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác;
- Thông tư số 04/2008/TT-BKH ngày 09/7/2008 của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn một số quy định tại Nghị định số
151/2007/NĐ-CP;
- Thông tư số 75/2004/TT-BNN ngày 20/12/2004 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn việc thành lập, củng cố và
phát triển tổ chức hợp tác dùng nước.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã,
thành phố tổ chức và hướng dẫn việc thành lập các tổ chức hợp tác dùng nước, để
tạo điều kiện thuận lợi cho việc đấu thầu, đặt hàng hoạt động cung ứng dịch vụ
bơm tưới tiêu và bảo vệ đê bao chống lũ tiểu vùng.
Điều 12. Hiệp thương về
phương thức, nội dung cung ứng, sử dụng dịch vụ bơm tưới, tiêu nước và bảo vệ
đê bao chống lũ tiểu vùng
1. Trước khi lập kế hoạch đấu thầu, đặt
hàng cung ứng, sử dụng dịch vụ, các đơn vị tổ chức đấu thầu, đặt hàng dịch vụ
phải tổ chức hiệp thương lấy ý kiến thống nhất của người sử dụng dịch vụ về
phương thức và nội dung cung ứng, sử dụng dịch vụ. Nội dung biên bản hiệp
thương bao gồm:
a) Phương thức đấu thầu, đặt hàng;
b) Loại hình sử dụng dịch vụ (bơm tưới, tiêu nước,
bảo vệ đê chống lũ tiểu vùng);
c) Thời hạn hợp đồng;
d) Thời gian, biện pháp cung ứng và sử dụng dịch
vụ;
đ) Mức phí sử dụng dịch vụ phải được thỏa thuận
cụ thể theo từng loại hình sử dụng dịch vụ (tưới, tiêu, chống lũ, tạo nguồn và
điều tiết nước cho từng loại cây trồng, vật nuôi). Tùy theo trường hợp bơm tưới
và tiêu nước từng vụ, cả năm thì mức phí sử dụng dịch vụ có thể thỏa thuận
khoán gọn hoặc linh hoạt cho từng vị trí đất (đất gò cao; đất trũng thấp; đất tự
tưới; tiêu thấm; đất tưới, tiêu tự chảy tràn; đất tưới, tiêu chuyền cấp 2, cấp
3).
e) Thời gian và cách thu, nộp phí sử dụng dịch vụ;
g) Trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của các
bên tham gia;
h) Bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng.
2. Biên bản hiệp thương có giá trị khi có
ít nhất 80% số hộ sử dụng dịch vụ tham gia hoặc có người đại diện ký vào biên bản
hiệp thương (Những người đại diện này phải có giấy ủy quyền của một nhóm hộ, để
tổng cộng có sự ủy quyền của ít nhất 80% hộ sử dụng dịch vụ trong khu vực).
3. Trường hợp những hoạt động dịch vụ bơm
tưới, tiêu nước đã được ký hợp đồng dài hạn, hàng năm phải tổ chức hiệp thương
lại nội dung và giá cung ứng dịch vụ. Hết thời hạn hợp đồng phải tổ chức đấu thầu
hoặc đặt hàng lại.
Điều 13. Phương thức đấu thầu
và đặt hàng dịch vụ bơm tưới, tiêu nước và bảo vệ đê bao chống lũ tiểu vùng
Căn cứ vào biên bản hiệp thương về cung ứng và sử
dụng dịch vụ, đơn vị tổ chức đấu thầu và đặt hàng thực hiện:
1. Phương thức đấu thầu:
a) Điều kiện tổ chức đấu thầu thực hiện theo Điều
10 Nghị định số 130/2013/NĐ-CP như sau:
- Lập kế hoạch đấu thầu với hình thức đấu thầu rộng
rãi theo phương thức một túi hồ sơ mời thầu, có đầy đủ nội dung về tên, giá,
hình thức, quy mô gói thầu, nguồn vốn, thời gian sử dụng dịch vụ, thời gian và
địa điểm nhận hồ sơ dự thầu, ngày và địa điểm mở thầu, trình Ủy ban nhân dân cấp
xã phê duyệt;
- Thông báo mời thầu được đăng tải trên trang
web Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang, đài phát thanh cấp xã, tại
Ủy ban nhân dân cấp xã và tại khu vực đất sản xuất.
b) Điều kiện tham dự đấu thầu: Tất cả các tổ chức,
cá nhân đều được tham gia đấu thầu nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại
Điều 11 Nghị định số 130/2013/NĐ-CP và Điều 8 của Quy định này.
c) Điều kiện thực hiện đấu thầu:
- Có ít nhất 80% số người sử dụng dịch vụ tham
gia hoặc có người đại diện (Những người đại diện này phải có giấy ủy quyền của
một nhóm người, để tổng cộng có sự ủy quyền của ít nhất 80% người sử dụng dịch
vụ trong khu vực);
- Có từ 02 tổ chức cung ứng dịch vụ trở lên xin
tham gia;
- Trường hợp không có hoặc chỉ có 01 tổ chức
cung ứng dịch vụ tham dự, khi hết thời gian thông báo đấu thầu thì gia hạn
thêm thời gian mở thầu cuối cùng chậm nhất là trước xuống giống 30 ngày;
- Trường hợp đến ngày mở thầu cuối cùng (hết thời
gian gia hạn) chỉ có 01 đơn vị cung ứng dịch vụ tham dự thì phải có ít nhất 80%
số người sử dụng dịch vụ đồng ý mới thực hiện mở gói thầu tham dự và tổ
chức thương thảo và ký hợp đồng thực hiện dịch vụ;
- Trường hợp đến ngày mở thầu cuối cùng không có
đơn vị cung ứng dịch vụ tham dự thì đơn vị tổ chức đấu thầu cùng hiệp thương với
người sử dụng dịch vụ để tìm đơn vị cung ứng dịch vụ đặt hàng;
- Đơn vị tổ chức đấu thầu lập biên bản về tình
hình, nội dung đấu thầu cho bên tham gia cùng ký tên thống nhất và báo cáo Ủy
ban nhân dân cấp xã quản lý địa bàn.
2. Phương thức đặt hàng:
a) Tất cả các tổ chức, cá nhân đều được tham gia
đặt hàng cung ứng dịch vụ nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện trong Điều 8 của Quy
định này;
b) Có ít nhất 80% số người sử dụng dịch vụ hoặc
có người đại diện thống nhất (Những người đại diện này phải có giấy ủy quyền của
một nhóm người, để tổng cộng có sự ủy quyền của ít nhất 80% người sử dụng dịch
vụ trong khu vực).
c) Trường hợp đến mùa vụ sản xuất (trước lịch thời
vụ 30 ngày) mà những người sử dụng dịch vụ chưa tìm và thống nhất được tổ chức,
cá nhân nào để đặt hàng cung ứng dịch vụ thì đơn vị đặt hàng sẽ chọn đơn vị nhận
đặt hàng, bao gồm: Công ty nhà nước; công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
nhà nước sở hữu 100% vốn; công ty cổ phần; đơn vị sự nghiệp được giao nhiệm vụ
cung cấp dịch vụ sự nghiệp công; doanh nghiệp tư nhân; hợp tác xã; tổ chức hợp
tác khác tham gia quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; các tổ chức
khác của Nhà nước được Nhà nước giao nhiệm vụ quản lý, khai thác và bảo vệ công
trình thủy lợi.
3. Quy trình, thủ tục đấu thầu và đặt
hàng dịch vụ bơm tưới, tiêu nước và bảo vệ đê bao chống lũ tiểu vùng:
a) Đối với phương thức đấu thầu:
Theo quy định tại Điều 10, Điều 11 Thông tư số
178/2014/TT-BTC ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội
dung về tài chính khi thực hiện đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch đối với các
đơn vị làm nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi.
b) Đối với phương thức đặt hàng:
Quy trình, thủ tục, hồ sơ đặt hàng thực hiện
theo quy định tại Điều 22, Điều 23, Điều 24 Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16
tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công
ích và Điều 13, Điều 14, Điều 15 Thông tư số 178/2014/TT-BTC ngày 26 tháng 11
năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về tài chính khi thực hiện
đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch đối với các đơn vị làm nhiệm vụ quản lý khai
thác công trình thủy lợi.
Điều 14. Giá, đơn giá đấu
thầu, đặt hàng cung ứng dịch vụ bơm tưới, tiêu nước và bảo vệ đê bao chống lũ
tiểu vùng và thời gian cung ứng dịch vụ
1. Giá, đơn giá gói thầu, đặt hàng do đơn
vị tổ chức đấu thầu, đặt hàng xây dựng giá trần dựa trên:
a) Mức trần và mức sàn phí dịch vụ bơm tưới,
tiêu do Sở Tài chính thông báo hàng năm;
b) Định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí
quản lý hiện hành được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
c) Biên bản hiệp thương của tổ chức đấu thầu, đặt
hàng với hộ sử dụng dịch vụ.
2. Giá hợp đồng giao thầu và đặt hàng dựa
trên cơ sở mức phí sử dụng dịch vụ trong biên bản hiệp thương, giá trúng thầu,
giá đặt hàng và giá thương thảo trong ngày tổ chức đấu thầu, đặt hàng.
3. Thời gian cung ứng dịch vụ bơm tưới,
tiêu nước từ trạm bơm điện sau khi được giao thầu hoặc đặt hàng được thực hiện:
a) Tổ chức cung ứng dịch vụ khi đầu tư xây dựng
mới hệ thống trạm bơm điện được quyền khai thác trạm bơm điện từ 07 (bảy) đến
12 (mười hai) năm. Thời hạn khai thác cụ thể được thỏa thuận bằng văn bản giữa
nhà đầu tư và Ủy ban nhân dân cấp huyện. Tuy nhiên hàng năm phải hiệp thương lại
giá gói thầu, đặt hàng theo mức trần và mức sàn được Sở Tài chính thông báo
hàng năm.
b) Có hai trường hợp kết thúc quyền khai thác trạm
bơm điện trước thời hạn theo thỏa thuận giữa nhà đầu tư và Ủy ban nhân dân cấp
huyện:
- Do nhà đầu tư vi phạm những thỏa thuận với Ủy
ban nhân dân cấp huyện hoặc vi phạm thỏa thuận với người dân sử dụng dịch vụ
bơm tưới, tiêu nước theo hợp đồng cung cấp dịch vụ.
- Có ý kiến thống nhất bằng hoặc trên 80% số người
dân sử dụng dịch vụ bơm tưới, tiêu nước trong vùng dự án trạm bơm điện để nhận
lại quyền khai thác trực tiếp với các hình thức tổ hợp tác theo quy định của
pháp luật. Trong thời hạn này, nhà đầu tư cũng đã có thời gian khai thác ít nhất
là 2/3 thời gian quyền khai thác tại Điểm a Khoản 3 Điều này.
c) Việc chấm dứt trước thời hạn này sẽ được xem
xét để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư trước đó. Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn thống nhất với Ủy ban nhân dân cấp huyện để có hướng dẫn cụ
thể.
Hết thời hạn khai thác trạm bơm điện, Ủy ban
nhân dân cấp huyện định giá và xác lập quyền sở hữu cho hợp tác xã, tổ hợp tác
nơi đặt hệ thống trạm bơm. Hết thời gian khấu hao, đương nhiên công trình thủy
lợi (kênh, cống tưới tiêu; bể hút, bể xả; nhà trạm) là tài sản chung của nông
dân, không chia cắt, không của riêng cá nhân, tập thể nào.
4. Thời gian cung ứng dịch vụ bảo vệ đê
bao sau khi được giao thầu hoặc đặt hàng được thực hiện một năm. Trường hợp tổ
chức cung ứng dịch vụ đầu tư gia cố, nâng cấp, sửa chữa hệ thống đê bao, cống bọng
và được sự đồng ý thỏa thuận, hiệp thương của tổ chức hợp tác dùng nước đại diện
cho ít nhất 80% người sử dụng dịch vụ, thì thời gian cung ứng dịch vụ tùy thuộc
vào kết quả hiệp thương.
Điều 15. Nguồn kinh phí
thanh toán hợp đồng giao thầu, đặt hàng, cung ứng dịch vụ bơm tưới, tiêu nước
và bảo vệ đê bao chống lũ tiểu vùng
1. Kinh phí để thanh toán hợp đồng giao thầu, đặt
hàng cung ứng dịch vụ bơm tưới, tiêu nước và bảo vệ đê bao chống lũ tiểu vùng
là do người sử dụng dịch vụ chi trả theo hợp đồng.
2. Tổ chức cung ứng dịch vụ sử dụng kinh phí của
người sử dụng dịch vụ để thực hiện đúng hợp đồng giao nhận thầu, đặt hàng và nội
dung hoạt động dịch vụ trong biên bản hiệp thương.
Chương V
NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN LỢI CỦA
CÁC BÊN THAM GIA
Điều 16. Nghĩa vụ và quyền
lợi của tổ chức cung ứng dịch vụ
1. Tổ chức cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ
trong quá trình cung ứng dịch vụ:
a) Tự trang bị phương tiện, vật liệu, máy móc,
thiết bị, nhân lực dùng để cung ứng dịch vụ, kể cả các chi phí về nhiên liệu,
điện năng tiêu thụ, tiền lương, chi phí khác; song song đó phải trang bị thêm
các phương tiện, máy móc, thiết bị dự phòng khi cần thiết nhằm tạo điều kiện
thuận lợi và đảm bảo cung ứng dịch vụ tốt nhất;
b) Tổ chức cung ứng dịch vụ ký kết hợp đồng với
đơn vị tổ chức đấu thầu, đặt hàng của khu vực sử dụng dịch vụ;
c) Thông báo quy trình cung ứng dịch vụ dựa trên
lịch sử dụng dịch vụ;
d) Thường xuyên kiểm tra lắp đặt tiếp địa vỏ máy
bơm, duy tu bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, máy móc và các công trình thủy lợi sử
dụng cho việc cung ứng dịch vụ;
đ) Cung ứng dịch vụ đến vị trí sử dụng và đúng
theo yêu cầu sử dụng dịch vụ đã được nêu trong hợp đồng;
e) Nộp đầy đủ các khoản thuế đúng quy định của
nhà nước. Đồng thời, phải có trách nhiệm bảo vệ nguồn tài nguyên nước theo quy
định của Luật Tài nguyên nước.
2. Tổ chức cung ứng dịch vụ có quyền lợi
trong quá trình cung ứng dịch vụ:
a) Yêu cầu đơn vị đấu thầu, đặt hàng ký hợp đồng,
cung cấp các tài liệu liên quan đến việc sử dụng dịch vụ của từng hộ sử dụng dịch
vụ;
b) Kiểm tra qui mô, loại đất, loại hình, lịch
trình sử dụng dịch vụ;
c) Thu phí sử dụng dịch vụ như đã cam kết trong
hợp đồng;
d) Yêu cầu cơ quan chức năng xác minh, xử lý các
hành vi vi phạm hợp đồng và yêu cầu người sử dụng dịch vụ bồi thường thiệt hại
do hành vi đó gây ra. Cụ thể:
- Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ quản lý, khai
thác công trình tạo nguồn do cấp tỉnh quản lý thì Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Sở Tài chính xác minh, xử lý.
- Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ quản lý,
khai thác và bảo vệ công trình tạo nguồn do cấp huyện quản lý thì Phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn (Phòng Kinh tế), Phòng Tài chính xác minh, xử
lý.
- Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ bơm tưới,
tiêu nước và quản lý đê bao chống lũ tiểu vùng do cấp xã quản lý thì Ủy ban
nhân cấp xã, tổ chức hợp tác dùng nước xác minh, xử lý.
- Đối với trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ
không thống nhất với những xử lý của các cơ quan chức năng, có quyền khiếu kiện
đến cơ quan pháp luật xem xét xử lý.
Điều 17. Nghĩa vụ và quyền
lợi tổ chức hợp tác dùng nước
1. Tổ chức hợp tác dùng nước có nghĩa vụ
trong quá trình sử dụng dịch vụ:
a) Thực hiện trách nhiệm trong Điều 13 của Nghị
định số 151/2007/NĐ-CP; đồng thời, phải có trách nhiệm bảo vệ nguồn tài nguyên
nước theo quy định của Luật Tài nguyên nước;
b) Đại diện người sử dụng dịch vụ ký kết hợp đồng
và cung cấp qui mô, loại đất, loại hình, lịch trình sử dụng dịch vụ cho tổ chức
cung ứng dịch vụ;
c) Việc thu và nộp phí sử dụng dịch vụ theo đúng
quy định từ người sử dụng dịch vụ cho tổ chức cung ứng dịch vụ;
d) Kiểm tra quá trình, nội dung hoạt động cung cấp
và sử dụng dịch vụ đúng theo yêu cầu đã được nêu trong hợp đồng;
đ) Tổ chức hiệp thương, lập kế hoạch đấu thầu, đặt
hàng sử dụng dịch vụ;
e) Chủ trì phối hợp với người sử dụng dịch vụ lập
kế hoạch đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng các công trình thủy lợi phục vụ
cho việc cung ứng dịch vụ;
g) Lấy ý kiến và tổng hợp yêu cầu của người sử dụng
dịch vụ về chất lượng dịch vụ và nâng cấp hệ thống trạm bơm điện, hệ thống thủy
lợi điều tiết tưới, tiêu nhằm nâng cao hiệu quả và giảm chi phí bơm;
h) Yêu cầu các cấp có thẩm quyền xem xét hệ thống
công trình thủy lợi tạo nguồn không đủ cung cấp nước cho tiểu vùng;
i) Định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất báo cáo Ủy
ban nhân dân cấp xã về tình hình hiệp thương, đấu thầu và quá trình cung ứng, sử
dụng dịch vụ.
2. Quyền lợi của tổ chức hợp tác dùng nước:
a) Thực hiện quyền lợi trong Điều 12 của Nghị định
số 151/2007/NĐ-CP;
b) Được tham gia cung ứng dịch vụ đối với những
tiểu vùng khác (ngoài phạm vi tiểu vùng quản lý) trong phạm vi hành chính cấp
xã mà Ủy ban nhân dân cấp xã đó đã chứng thực hợp đồng hợp tác. Trường hợp cần
mở rộng hoạt động ra nhiều xã khác thì trình Ủy ban nhân dân cấp huyện chứng thực
hợp đồng hợp tác;
c) Yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ ký hợp đồng,
cung cấp quy trình cung ứng dịch vụ;
d) Yêu cầu tạm ngưng cung ứng hoặc sử dụng dịch
vụ của các bên trong trường hợp các bên vi phạm hợp đồng, các hành vi không
đúng pháp luật về quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Đồng thời
tham gia hòa giải, giải quyết các hành vi đó;
đ) Yêu cầu chính quyền xác minh, xử lý các hành
vi không đúng pháp luật về quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và
hành vi vi phạm hợp đồng trong trường hợp các bên không thống nhất cách giải
quyết;
e) Yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ nâng cấp hệ
thống trạm bơm điện, hệ thống thủy lợi điều tiết nước tưới, tiêu nước nhằm nâng
cao hiệu quả và giảm chi phí bơm.
g) Được hưởng lệ phí thu phí cung ứng dịch vụ
theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 18. Nghĩa vụ và quyền
lợi của người sử dụng dịch vụ
1. Người sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ
trong quá trình sử dụng dịch vụ:
a) Cung cấp qui mô, loại đất, loại hình, lịch
trình sử dụng dịch vụ cho tổ chức hợp tác dùng nước;
b) Nộp đầy đủ phí sử dụng dịch vụ đã cam kết
trong biên bản hiệp thương, hợp đồng;
c) Sử dụng dịch vụ đúng theo yêu cầu đã được nêu
trong hợp đồng.
2. Quyền lợi của người sử dụng dịch vụ:
a) Lựa chọn tổ chức hợp tác dùng nước;
b) Tham dự và thỏa thuận các nội dung hiệp
thương;
c) Lựa chọn tổ chức cung ứng dịch vụ;
d) Nếu không tham dự hiệp thương hoặc không đồng
ý tổ chức hợp tác dùng nước và tổ chức cung ứng dịch vụ đó thì có quyền trình
bày ý kiến bất đồng của mình để chính quyền giải quyết, nhưng phải chấp thuận
theo đa số (lớn hơn 80%) đã được thống nhất;
đ) Yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ cung cấp quy
trình cung ứng dịch vụ;
e) Yêu cầu cơ quan chức năng xác minh, xử lý
hành vi vi phạm hợp đồng, những sai phạm của tổ chức hợp tác dùng nước và yêu cầu
tổ chức cung ứng dịch vụ bồi thường thiệt hại do hành vi đó gây ra:
- Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ quản lý,
khai thác và bảo vệ công trình tạo nguồn do cấp tỉnh quản lý thì Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính xác minh, xử lý.
- Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ quản lý,
khai thác và bảo vệ công trình tạo nguồn do cấp huyện quản lý thì Phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn (Phòng Kinh tế), Phòng Tài chính xác minh, xử
lý.
- Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ bơm tưới,
tiêu nước và quản lý đê bao chống lũ tiểu vùng do cấp xã quản lý thì Ủy ban
nhân cấp xã, tổ chức hợp tác dùng nước xác minh, xử lý.
- Đối với trường hợp người sử dụng
dịch vụ không thống nhất với những xử lý của các cơ quan chức năng, có quyền
khiếu kiện đến cơ quan pháp luật xem xét xử lý.
Chương VI
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG
DỊCH VỤ
Điều 19. Chính sách hỗ trợ do
thiên tai
Trường hợp khi thiên tai xảy ra gây hư hỏng công
trình thủy lợi, mất mùa, thiệt hại về năng suất, sản lượng cây trồng. Nhà nước
xem xét hỗ trợ một phần chi phí để sửa chữa, khôi phục lại công trình do thiên
tai phá hoại, hỗ trợ một phần chi phí cho người trực tiếp sản xuất (giống và
các hỗ trợ khác theo quy định) từ nguồn dự phòng ngân sách của địa phương (sau
khi cân đối) và xin hỗ trợ từ nguồn ngân sách của Trung ương (Nghị định số
35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 về quản lý sử dụng đất trồng lúa; thủy lợi phí; khắc
phục hậu quả thiên tai; phòng, chống hạn hán và xâm nhập mặn; các nguồn khác
theo quy định) với nội dung như sau:
1. Trường hợp bơm tưới, tiêu nước vượt định
mức:
a) Tổ chức cung ứng dịch vụ bơm tưới, tiêu nước
phải tập trung bơm chống hạn, chống úng vượt quá mức độ bình thường để kịp thời
hạn chế thiệt hại thấp nhất về sản xuất. Lập báo cáo ngay tình hình bơm chống hạn,
chống úng (diện tích, thời gian, mức nước cần bơm và sự trợ giúp về phương tiện).
Đồng thời đề nghị được hỗ trợ chi phí nhiên liệu, điện năng vượt định mức;
b) Nhà nước chỉ hỗ trợ chi phí nhiên liệu, điện
năng để bơm tưới, tiêu nước vượt định mức của tổ chức cung ứng dịch vụ bơm tưới,
tiêu nước, khi hợp đồng với người sử dụng nước với hình thức khoán gọn bơm tưới
và tiêu úng cả năm, so với mức phí trong điều kiện bình thường;
c) Đối với những tiểu vùng sản xuất được tổ chức
cung ứng dịch vụ hợp đồng bơm tưới, tiêu úng cho từng vụ hoặc phát sinh theo từng
đợt cục bộ thì người sử dụng dịch vụ được hỗ trợ chi phí nhiên liệu, điện năng
để bơm tưới, tiêu nước vượt định mức;
d) Chi phí nhiên liệu, điện năng vượt định mức
được xác định trên cơ sở định mức bơm tưới, tiêu nước bình quân hàng năm trong
điều kiện bình thường của khu vực hoạt động dịch vụ.
2. Trường hợp thiên tai bất khả kháng làm
hư hỏng các công trình thủy lợi (ngoài kế hoạch của tổ chức cung ứng dịch vụ) ảnh
hưởng đến hoạt động dịch vụ gây thiệt hại cho sản xuất:
a) Tổ chức cung ứng dịch vụ phải tập trung bảo vệ,
khắc phục kịp thời nhằm hạn chế thấp nhất hư hỏng công trình, thiệt hại sản xuất
và báo cáo khẩn cấp về tình trạng hư hỏng cần bảo vệ, khắc phục công trình thủy
lợi và yêu cầu sự trợ giúp nếu không đủ khả năng xử lý. Đồng thời đề nghị được
hỗ trợ chi phí sửa chữa công trình; trình tự thực hiện theo quy định tại Khoản
1, Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 43/2003/NĐ-CP;
b) Nhà nước hỗ trợ 50% chi phí sửa chữa công
trình;
c) Chi phí sửa chữa công trình được xác định
trên cơ sở công trình đó đã và đang đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động cung ứng
dịch vụ.
3. Trường hợp thiên tai xảy ra gây mất
mùa hoặc giảm năng suất cây trồng.
a) Tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện miễn, giảm
thủy lợi phí dịch vụ bơm tưới, tiêu nước cho những người sử dụng nước, lập hồ
sơ xin cấp phần thủy lợi phí dịch vụ bơm tưới, tiêu nước bị thất thu trình cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quy định và theo các mức sau:
- Thiệt hại dưới 30% sản lượng thì giảm 50% thủy
lợi phí;
- Thiệt hại từ 30% đến dưới 50% sản lượng thì giảm
70% thủy lợi phí;
- Thiệt hại từ 50% sản lượng trở lên thì miễn thủy
lợi phí.
b) Ngoài ra, Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí
cho người trực tiếp sản xuất như giống và các hỗ trợ khác theo quy định.
Điều 20. Quy trình xét cấp
kinh phí cho việc phòng, chống úng, hạn và sửa chữa công trình thủy lợi bị hư hỏng
do thiên tai được thực hiện như sau:
1. Khi thiên tai xảy ra gây mất mùa, thiệt
hại về năng suất, sản lượng cây trồng và hư hỏng công trình thủy lợi, Ủy ban
nhân dân cấp xã tiến hành thành lập đoàn (bao gồm tổ chức cung ứng dịch vụ và người
sử dụng dịch vụ) kiểm tra thực tế xem xét đánh giá xác định mức độ thiệt hại, lập
biên bản báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố xác định định mức bơm tưới,
tiêu nước của từng vùng, đánh giá hư hỏng công trình thủy lợi và xác định mức độ
thiệt hại năng suất, sản lượng cây trồng.
3. Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch
và quyết toán kinh phí hỗ trợ phòng chống thiên tai gây ra đối với tổ chức cung
ứng dịch vụ do tỉnh và huyện quản lý:
a) Khi thiên tai xảy ra trên diện rộng (từ 02 tỉnh,
thành trong khu vực trở lên): xin hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh;
b) Khi thiên tai xảy ra cục bộ (trên địa bàn tỉnh):
hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, ngân sách dự phòng của tỉnh, huyện.
4. Phòng Tài chính, Phòng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn (Phòng Kinh tế) trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt
kế hoạch và quyết toán kinh phí đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ xã quản
lý:
a) Khi thiên tai xảy ra trên diện rộng (trên địa
bàn huyện, thị xã, thành phố): hỗ trợ từ ngân sách dự phòng của tỉnh, các huyện,
thị xã, thành phố.
b) Khi thiên tai xảy ra cục bộ (trên địa bàn các
xã, phường, thị trấn): hỗ trợ từ ngân sách dự phòng của các huyện, thị xã,
thành phố và các xã, phường, thị trấn.
Điều 21. Chính sách đầu tư
chuyển bơm dầu sang bơm điện
1. Ưu tiên cho các chủ đường nước bơm dầu
và nông dân có đất sản xuất trong vùng thực hiện đầu tư chuyển từ bơm dầu sang
xây dựng trạm bơm điện để phục vụ bơm tưới, tiêu nước trong khu vực của mình.
2. Thực hiện phát triển hệ thống trạm bơm
điện; các chủ đường nước bơm dầu nhỏ lẽ phải hợp tác với nhau hoặc hợp tác với
tổ chức, cá nhân đầu tư trạm bơm điện để tạo thành hệ thống bơm tưới, tiêu nước
cho cả khu vực theo quy hoạch được duyệt của cấp thẩm quyền.
3. Nhà nước hỗ trợ tiền điện bơm tưới và
tiêu cho các hộ sử dụng dịch vụ do các tổ chức cung cấp dịch vụ đã đầu tư hệ thống
trạm bơm điện, với các nội dung sau:
a) Điều kiện để được hỗ trợ tiền điện:
- Hệ thống trạm bơm điện được đầu tư phục vụ sản
xuất ở vùng núi, có cao trình mặt đất tự nhiên lớn hơn +3.0m, với diện tích lớn
hơn 100 ha;
- Hệ thống trạm bơm điện được đầu tư phục vụ sản
xuất trong một tiểu vùng, với diện tích lớn hơn 500 ha;
- Công trình trạm bơm được xây dựng kiên cố hoặc
bán kiên cố, có nhà trạm, bể hút, bể xả, cống điều tiết, kênh nội đồng;
- Tổ chức cung cấp dịch vụ bơm tưới, tiêu nước
cho cả vụ (hoặc cả năm).
b) Đối tượng được hỗ trợ theo điều kiện nêu
trên:
- Hộ sử dụng dịch vụ bơm tưới, tiêu nước bằng trạm
bơm điện;
- Tính theo diện tích sản xuất của từng vụ có sản
xuất.
c) Mức hỗ trợ tính bằng tiền trên cơ sở giá điện
hiện hành nhân với định mức điện được hỗ trợ theo vùng:
- Vùng núi có cao trình mặt đất tự nhiên lớn hơn
+3.0 m: được hỗ trợ 450 kwh/ha/vụ;
- Vùng đất có cao trình mặt đất tự nhiên trung
bình từ +1.5 đến + 3.0 m: được hỗ trợ 400 kwh/ha/vụ;
- Vùng đất có cao trình mặt đất tự nhiên thấp hơn
+1.5 m: được hỗ trợ 350 kwh/ha/vụ.
d) Hình thức hỗ trợ:
- Tổng số tiền hỗ trợ do Phòng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn (Phòng Kinh tế) chi trả cho từng tổ chức cung ứng dịch vụ
theo diện tích phục vụ, có danh sách người sử dụng nước được xác nhận của Ủy
ban nhân dân cấp xã.
- Tổ chức cung ứng dịch vụ tổ chức thu phí dịch
vụ theo hợp đồng đã ký từ người sử dụng dịch vụ, phải trừ đi phần tiền đã được
hỗ trợ.
đ) Nguồn kinh phí sử dụng cho việc hỗ trợ tiền
điện theo điều kiện và đối tượng nêu trên được sử dụng từ nguồn vốn cấp bù thủy
lợi phí hàng năm.
e) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp
diện tích và kinh phí hỗ trợ, thông qua Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh
phê duyệt.
4. Trường hợp tổ chức, cá nhân đầu tư trạm
bơm điện để phục vụ bơm tưới, tiêu nước cần phải sử dụng đường nước bơm dầu hiện
có, mà đường nước này nằm trong diện tích đất của cá nhân đã được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, thì chủ đường nước bơm dầu được hưởng các chính sách
sau:
a) Được góp vốn cổ phần trong tổ hợp tác đầu tư
khai thác trạm bơm điện với hình thức bằng tiền, tài sản khác hoặc xem đường nước
là tài sản;
b) Được tham gia quản lý vận hành khai thác trạm
bơm điện, điều tiết nước trong khu vực mà trước đây đường nước bơm dầu đã phục
vụ hoặc có thỏa thuận khác;
c) Nếu không chấp thuận theo Điểm a và b, Khoản
4 Điều này thì được tổ chức, cá nhân đầu tư trạm bơm điện hoàn trả giá trị hiện
còn sử dụng của đường nước đó (bao gồm chi phí đào đắp và giá trị diện tích đất
được xác định tại Khoản 6 của Điều này). Sau đó đường nước này sẽ thuộc hệ thống
tưới tiêu của trạm bơm điện;
d) Nếu không thỏa thuận để thực hiện các trường
hợp tại Điểm a, b, c Khoản 4 Điều này, thì tổ chức, cá nhân đầu tư trạm bơm điện
phải trả khoản chi phí thuê đường nước với giá trị bằng với giá trị sản lượng
(lúa và hoa màu) được sản xuất trên diện tích mà đường nước đó sử dụng.
5. Trường hợp tổ chức, cá nhân đầu tư trạm
bơm điện để phục vụ bơm tưới, tiêu nước cần phải sử dụng đường nước bơm dầu hiện
có, mà đường nước này là của chung nhiều người sử dụng dịch vụ, thì chủ đường
nước bơm dầu và những người sử dụng dịch vụ đó được hưởng các chính sách sau:
a) Được góp vốn cổ phần trong tổ hợp tác đầu tư
khai thác trạm bơm điện;
b) Được tham gia quản lý vận hành khai thác trạm
bơm điện, điều tiết nước trong khu vực mà trước đây đường nước bơm dầu đã phục
vụ hoặc có thỏa thuận khác;
c) Tổ chức, cá nhân đầu tư trạm bơm điện không
được hạch toán chi phí xây dựng đường nước này vào giá thành dịch vụ bơm tưới
tiêu. Vì đường nước này là hệ thống tưới tiêu của trạm bơm điện.
6. Trường hợp mở rộng, xây, đào mới hệ thống
thủy lợi đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, nhằm giải quyết chống lũ, úng, hạn
phục vụ cho tập thể mà buộc phải sử dụng diện tích đất của một vài hộ dân thì
phải bồi hoàn huê lợi cho hộ mất đất theo giá thỏa thuận tại thời điểm giao, nhận
tiền. Giá thỏa thuận không cao hơn 1,3 lần giá thị trường, tùy vào các trường hợp
sau:
a) Trường hợp công trình thủy lợi đi theo ranh
giữa 02 thửa đất của 02 hộ thì sử dụng mỗi thửa một nửa để xây dựng công trình,
giá thỏa thuận không cao hơn 1,1 lần giá thị trường;
b) Trường hợp công trình thủy lợi đi qua một phần
hoặc giữa đất của 01 hộ dân thì giá thỏa thuận không cao hơn 1,3 lần giá thị trường;
c) Nếu không thỏa thuận được thì chính quyền địa
phương xem xét một số giải pháp như: thay đổi phương án kỹ thuật, đổi diện tích
đất sản xuất, áp dụng luật đất đai, luật đê điều, phòng chống thiên tai, vận động
tập thể nông dân có lợi ích chung, để tổ chức thực hiện theo quyền lợi của tập
thể;
d) Nếu vì lý do nào đó mà hệ thống thủy lợi này
không sử dụng nữa thì giao đất cho các hộ đã bị mất đất trước đây để tiếp tục
canh tác.
7. Trường hợp không thỏa thuận được với
các chủ đường nước bơm dầu theo các Khoản 4, Khoản 5 và Khoản 6 Điều này, thì
áp dụng Khoản 3, Khoản 4 Điều này; chính quyền địa phương tổ chức vận động người
sử dụng nước sử dụng dịch vụ từ trạm bơm điện để được hưởng chính sách hỗ trợ
tiền điện tại Khoản 3 Điều này.
8. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ đầu
tư mới toàn bộ hay một phần chi phí xây dựng và bồi thường huê lợi (trừ chi phí
duy tu bảo dưỡng, nạo vét và sửa chữa) để tạo thành công trình thủy lợi phục vụ
công cộng, thì khi chuyển giao cho tổ chức cung ứng dịch vụ khác sẽ được nhận lại
khoản chi phí ấy trừ đi giá trị đã khấu hao từ tổ chức cung ứng dịch vụ mới (thời
gian khấu hao cơ bản đối với công trình bằng đất từ 05 đến 10 năm và đối với
công trình xây đúc từ 10 đến 20 năm (công trình nhỏ và lớn). Hết thời gian khấu
hao, đương nhiên công trình thủy lợi là tài sản chung của nông dân, không chia
cắt, không của riêng cá nhân, tập thể nào.
9. Các tổ chức, cá nhân khi đầu tư chuyển
từ bơm dầu sang bơm điện, hoặc đầu tư mới xây dựng trạm bơm điện được hưởng
chính sách ưu đãi:
a) Các dự án đầu tư xây dựng hệ thống trạm bơm
điện sẽ được Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Việt Nam tỉnh An Giang tiếp nhận hồ
sơ trình Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét cho vay vốn đầu tư hoặc hỗ trợ
lãi suất sau đầu tư từ nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước;
b) Trường hợp Ngân hàng Phát triển Việt Nam
không cân đối được nguồn vốn để cho vay hoặc hỗ trợ lãi suất sau đầu tư thì
Ngân sách tỉnh sẽ xem xét thực hiện hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho phần vốn vay
Ngân hàng Thương mại để đầu tư xây dựng hệ thống trạm bơm điện trong thời hạn
ba năm. Mức hỗ trợ lãi suất được tính trên dư nợ vay tại Ngân hàng Thương mại
nhân với 50% của lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước trong từng thời điểm do
Bộ Tài chính quy định;
c) Hoạt động đầu tư đường dây trung thế và trạm biến
áp phân phối của Công ty Điện lực 2 cũng như của các tổ chức, cá nhân đầu tư
theo Điểm a Khoản 9 Điều này (có hình thức đầu tư giống nhau), về cơ chế chính
sách hỗ trợ đầu tư sẽ được thực hiện theo thỏa thuận như của Ủy ban nhân dân tỉnh
An Giang và Công ty Điện lực 2 hiện nay.
10. Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối
hợp với các ngành chức năng thành lập hội đồng thẩm định giá bồi hoàn huê lợi đất
tại thời điểm thỏa thuận của các bên tham gia, đồng thời xác định thời gian khấu
hao công trình, giá trị khấu hao của từng công trình, nhằm thực hiện các khoản
trên. Trong trường hợp cần thiết, sau khi thực hiện các Khoản 4, Khoản 5, Khoản
6, Khoản 7 Điều này mà chưa thỏa thuận được với chủ đường nước bơm dầu thì thực
hiện cưỡng chế theo quy định của pháp luật.
Chương VII
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 22. Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
1. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên
quan, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn chi tiết quy trình, thủ
tục, hồ sơ thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ quản lý, khai thác và bảo vệ
công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh An Giang; hướng dẫn các chính sách về hoạt
động cung ứng dịch vụ.
2. Thống nhất quản lý Nhà nước về hoạt động cung
ứng dịch vụ quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
3. Đề xuất và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt
phương thức đặt hàng dịch vụ quản lý, khai thác và bảo vệ hệ thống công trình
thủy lợi tạo nguồn đối với những hệ thống công trình thủy lợi đặc thù.
4. Hướng dẫn và hỗ trợ Ủy ban nhân dân cấp huyện
tổ chức thành lập các tổ chức hợp tác dùng nước và trình tự thủ tục thực hiện
các phương thức cung ứng dịch vụ.
5. Báo cáo tình hình cung ứng và sử dụng dịch vụ,
để hướng dẫn cho địa phương, tổ chức hợp tác dùng nước và tổ chức cung ứng dịch
vụ tổ chức thực hiện thống nhất trên toàn tỉnh.
6. Chủ trì phối hợp với Sở Lao động Thương binh
và Xã hội tổ chức đào tạo, tập huấn cấp giấy chứng chỉ hành nghề về quản lý, vận
hành khai thác trạm bơm tưới, tiêu nước, công trình kênh, cống, đê bao cho các
tổ chức cung ứng dịch vụ tiểu vùng, theo đúng quy định của Thông tư số
40/2011/TT-BNNPTNT.
7. Tổ chức thanh tra chuyên ngành về hoạt động
cung ứng dịch vụ quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, phối hợp với
địa phương có liên quan giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực
pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
8. Tổ chức nghiên cứu khoa học, áp dụng tiến bộ
khoa học công nghệ vào các hoạt động cung ứng dịch vụ quản lý, khai thác và bảo
vệ công trình thủy lợi.
9. Tổng hợp báo cáo định kỳ và đột xuất cho Ủy
ban nhân dân tỉnh về tình hình triển khai thực hiện Quy định này.
Điều 23. Các sở, ban, ngành
tỉnh
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Ban ngành có liên quan, Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức và hướng dẫn đăng ký kinh doanh dịch vụ
quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh An Giang.
2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn và các ban ngành hữu quan thực hiện:
- Bố trí kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ
các hoạt động dịch vụ quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa
bàn tỉnh An Giang;
- Xây dựng và thông báo giá thành dịch vụ bơm tưới,
tiêu nước theo từng năm;
- Hướng dẫn tổ chức hợp tác dùng nước cách thu
và hưởng lệ phí thu phí cung ứng dịch vụ theo quy định hiện hành của Nhà nước;
Điều 24. Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã, thành phố
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện đổi mới công
tác quản lý hoạt động cung ứng dịch vụ quản lý, khai thác và bảo vệ công trình
thủy lợi ở địa phương.
2. Triển khai thực hiện công tác quản lý hoạt động
cung ứng dịch vụ quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi hàng năm do địa
phương quản lý. Tổ chức thành lập Tổ chức hợp tác dùng nước và từng bước xã hội
hóa hoạt động này.
3. Quyết định theo thẩm quyền để thực hiện
phương thức đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch đối với dịch vụ quản lý, khai
thác và bảo vệ công trình thủy lợi tạo nguồn do cấp huyện quản lý.
4. Giao Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn (Phòng Kinh tế) phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch báo cáo theo định
kỳ hoặc đột xuất cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Kế
hoạch và Đầu tư về tình hình hoạt động cung ứng dịch vụ quản lý, khai thác và bảo
vệ công trình thủy lợi.
Điều 25. Ủy ban nhân dân
xã, phường, thị trấn
1. Lập kế hoạch sản xuất cụ thể cho từng
tiểu vùng.
a) Kế hoạch diện tích bơm tưới, tiêu nước cho từng
vụ;
b) Xác định nhu cầu bảo vệ đê bao bảo vệ sản xuất
vụ Hè Thu và vụ Thu Đông;
c) Nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt và giao thông
thủy.
2. Kiểm tra việc tổ chức họp dân lấy ý kiến
hiệp thương về nhu cầu dịch vụ, lịch trình sử dụng nước, kế hoạch sản xuất.
3. Chứng thực các biên bản hiệp thương và
hợp đồng.
4. Tổ chức và hỗ trợ việc thành lập các tổ
hợp tác dùng nước đúng quy định nhà nước.
5. Hỗ trợ và hướng dẫn, kiểm tra điều kiện
tham gia cung ứng dịch vụ của các tổ chức cung ứng dịch vụ quản lý, khai thác
và bảo vệ công trình thủy lợi tiểu vùng.
6. Trường hợp đến thời vụ sản xuất mà
chưa có đơn vị cung ứng dịch vụ thì phải tìm giải pháp tốt nhất đảm bảo nhu cầu
dịch vụ cho dân.
7. Kiểm tra và báo cáo định kỳ hoặc đột
xuất về hoạt động cung ứng và sử dụng dịch vụ trên địa bàn phụ trách cho Phòng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Phòng Kinh tế).
8. Đình chỉ hoạt động cung ứng dịch vụ
khi tổ chức cung ứng dịch vụ tiểu vùng vi phạm và báo cáo về trên kịp thời khi
tổ chức cung ứng dịch vụ tạo nguồn vi phạm.
Điều 26. Trong quá trình thực hiện, nếu
có vấn đề phát sinh, vướng mắc phải kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh
(thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) xem xét, quyết định./.