THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số: 102/2007/QĐ-TTg
|
Hà Nội, ngày 10
tháng 07 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT “ĐỀ ÁN TỔNG THỂ TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ AN TOÀN SINH HỌC ĐỐI
VỚI SINH VẬT BIẾN ĐỔI GEN VÀ SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ CÓ NGUỒN GỐC TỪ SINH VẬT BIẾN ĐỔI
GEN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010 THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH THƯ CARTAGENA VỀ AN TOÀN SINH HỌC”
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Quyết định số 212/2005/QĐ-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2005 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý an toàn sinh học đối với các sinh vật
biến đổi gen; sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen;
Căn cứ Quyết định số 79/2007/QĐ-TTg ngày 31 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định
thư Cartagena về An toàn sinh học”;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Đề án tổng thể tăng
cường năng lực quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen và sản phẩm,
hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen từ nay đến năm 2010 thực hiện
Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học” (sau đây gọi tắt là Đề án tổng thể)
với những nội dung chủ yếu sau:
I. QUAN ĐIỂM:
1. Quản lý an toàn sinh học là một nhiệm vụ không thể tách rời
trong quá trình nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học hiện đại. Quản lý
an toàn sinh học góp phần thúc đẩy công nghệ sinh học hiện đại phát triển, đạt
nhiều thành tựu mới, bên cạnh đó phải đi kèm các biện pháp kiểm soát, quản lý
chặt chẽ và ngăn ngừa những rủi ro có thể có và xảy ra trong quá trình trên nhằm
mục đích bảo vệ an toàn cho sức khoẻ con người, môi trường sống và đa dạng sinh
học, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững đất nước.
2. Phòng ngừa rủi ro là nguyên tắc chủ đạo trong quản lý
an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc
từ sinh vật biến đổi gen.
3. Quản lý an toàn sinh học phải phù hợp với điều kiện
kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng được các yêu cầu của Nghị định thư
Cartagena về An toàn sinh học và các điều ước quốc tế khác có liên quan mà Việt
Nam là thành viên.
4. Phát huy tối đa tiềm lực hiện có về cơ sở vật chất kỹ
thuật, đội ngũ cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý về an toàn sinh học.
5. Mở rộng hợp tác quốc tế về an toàn sinh học với các
nước trên thế giới để học hỏi kinh nghiệm, thu hút đầu tư và nâng cao năng lực
quản lý đối với lĩnh vực này ở nước ta.
II. MỤC TIÊU:
1. Xây dựng, ban hành và hoàn thiện hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý an toàn sinh học.
2. Xây dựng, củng cố và kiện toàn hệ thống tổ chức về quản lý
an toàn sinh học thống nhất từ Trung ương đến cơ sở.
3. Xây dựng và tăng cường mạnh về cơ sở vật chất kỹ thuật
theo hướng tiên tiến, hiện đại; bảo đảm có đầy đủ các phòng thí nghiệm ở ba miền
đất nước với máy móc, thiết bị đồng bộ, hiện đại, đủ năng lực để phân tích, nhận
biết và xác định chính xác được các loại sinh vật biến đổi gen, sản phẩm, hàng
hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen; đánh giá đúng rủi ro, quản lý và kiểm
soát được rủi ro do các đối tượng ở trên gây ra, đáp ứng tốt các yêu cầu hội nhập
quốc tế. Xây dựng và đưa vào hoạt động hệ thống thông tin quốc gia về an toàn
sinh học.
4. Đào tạo đủ nguồn nhân lực về chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng
yêu cầu quản lý an toàn sinh học ở các Bộ, ngành, địa phương và cơ sở.
5. Nâng cao nhận thức cộng đồng về an toàn sinh học đối với
sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi
gen.
III. PHẠM VI:
Đề án tổng thể tập trung vào các nội dung tăng cường năng lực
quản lý (nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ...) về an toàn sinh học đối với sinh vật
biến đổi gen và sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen từ nay
đến năm 2010.
IV. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU:
Để thực hiện các quan điểm và mục tiêu đã đề ra trên đây
của Đề án tổng thể, cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, đề án và dự án
thành phần chủ yếu sau đây:
1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý an toàn sinh học:
a) Xây dựng, ban hành “Quy định về khảo nghiệm, đánh giá rủi
ro, quản lý rủi ro và cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với cây trồng biến
đổi gen”:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Cơ quan phối hợp: các Bộ: Y tế, Công nghiệp, Thuỷ sản, Khoa
học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp;
- Cơ quan và thời gian ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, tháng 12 năm 2007.
b) Xây dựng và ban hành “Quy định quản lý an toàn sinh học
trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ đối với sinh vật biến đổi gen
và sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen”:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Cơ quan phối hợp: các Bộ: Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Thuỷ sản, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Tư pháp;
- Cơ quan và thời gian ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ, quý
I năm 2008.
c) Xây dựng và ban hành “Quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, lưu
giữ, vận chuyển sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ
sinh vật biến đổi gen”:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Thương mại;
- Cơ quan phối hợp: các Bộ: Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Tài chính (Tổng cục Hải quan), Tài nguyên và Môi trường, Thuỷ
sản, Y tế, Tư pháp;
- Cơ quan và thời gian ban hành: Bộ Thương mại, quý I năm
2008.
d) Xây dựng và ban hành “Quy định về quản lý an toàn, vệ sinh
thực phẩm đối với thực phẩm có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen”:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Y tế;
- Cơ quan phối hợp: các Bộ: Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Tài chính (Tổng cục Hải quan), Thuỷ sản, Thương mại, Tài
nguyên và Môi trường, Tư pháp;
- Cơ quan và thời gian ban hành: Bộ Y tế, quý I năm 2008.
đ) Xây dựng và ban hành “Quy định về quản lý an toàn sinh học
đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ các cây trồng và thức ăn
chăn nuôi có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen”:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Cơ quan phối hợp: các Bộ: Công nghiệp, Tài chính, Tài nguyên
và Môi trường, Thuỷ sản, Thương mại, Y tế, Tư pháp;
- Cơ quan và thời gian thực hiện: Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, quý II năm 2008.
e) Xây dựng và ban hành “Quy định về khảo nghiệm, đánh
giá rủi ro, quản lý rủi ro và cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với động
vật biến đổi gen”:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Cơ quan phối hợp: các Bộ: Thuỷ sản, Y tế, Công nghiệp, Khoa
học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp;
- Cơ quan và thời gian ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, quý III năm 2008.
g) Xây dựng và ban hành “Quy định về quản
lý an toàn sinh học đối với vi sinh vật biến đổi gen”:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Cơ quan phối hợp: các Bộ: Công nghiệp, Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Thủy sản, Y tế, Tư pháp;
- Cơ quan và thời gian ban hành: Bộ Khoa học
và Công nghệ, quý III năm 2008.
h) Xây dựng và trình “Dự án Luật Đa dạng sinh học, trong đó có
Chương Quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng
hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen và dự thảo Nghị định của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện nội dung Chương này”:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Cơ quan phối hợp: các Bộ: Tư pháp, Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Thuỷ sản, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Công nghiệp, Giáo dục và Đào
tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thương mại, Ngoại giao;
- Thời gian trình Chính phủ, Quốc hội: quý IV năm 2008.
2. Xây dựng và phát triển tiềm lực về quản
lý an toàn sinh học:
a) Đề án thành phần “Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật,
tổ chức thẩm định và công nhận các phòng thí nghiệm thuộc các viện nghiên cứu
và trường đại học có đủ năng lực: phân tích, nhận biết, xác định các sinh vật
biến đổi gen và sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen; đánh
giá rủi ro, quản lý và giám sát rủi ro do các sinh vật biến đổi gen và sản phẩm,
hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen gây ra”:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Cơ quan phối hợp: các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Công nghiệp, Thuỷ sản, Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài
chính, Tài nguyên và Môi trường, Thương mại, Viện Khoa học và Công nghệ Việt
Nam;
- Cơ quan và thời gian phê duyệt: Bộ Khoa học và Công nghệ,
quý I năm 2008.
b) Đề án thành phần “Đào tạo cán bộ chuyên môn có đủ trình độ,
năng lực trong việc khảo nghiệm, đánh giá rủi ro, quản lý rủi ro, phân tích và
xác định các sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật
biến đổi gen”:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Cơ quan phối hợp: các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Công nghiệp, Y tế, Thuỷ sản, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư,
Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Thương mại, Viện Khoa học và Công nghệ Việt
Nam;
- Cơ quan và thời gian phê duyệt: Bộ Giáo dục và Đào tạo, quý
II năm 2008.
c) Đề án thành phần “Xây dựng mô hình khảo
nghiệm, đánh giá rủi ro, quản lý và giám sát rủi ro đối với cây trồng biến đổi
gen”:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Cơ quan phối hợp: các Bộ: Công nghiệp, Khoa học và Công nghệ,
Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam;
- Cơ quan và thời gian phê duyệt: Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, quý II năm 2008.
d) Dự án thành phần “Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ
thuật, trang thiết bị cho cơ quan đầu mối quốc gia, đơn vị chức năng thuộc các
Bộ quản lý ngành, lĩnh vực về an toàn sinh học”:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Cơ quan phối hợp: các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài
chính, Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thuỷ sản, Y tế, Khoa học
và Công nghệ, Thương mại;
- Cơ quan và thời gian phê duyệt: Bộ Tài nguyên và Môi
trường, quý II năm 2008.
đ) Đề án thành phần “Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về an
toàn sinh học cho các cán bộ quản lý thuộc các Bộ, ngành và địa phương”:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Cơ quan phối hợp: các Bộ: Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Thuỷ sản, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Kế
hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thương mại, Ngoại giao, Tư Pháp;
- Cơ quan và thời gian phê duyệt: Bộ Tài nguyên và Môi trường,
quý II năm 2008.
3. Nâng cao nhận thức cộng đồng về an toàn
sinh học:
- Đề án thành phần “Nâng cao nhận thức cộng đồng, tăng cường
năng lực giám sát xã hội về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen và sản
phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen”:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Cơ quan phối hợp: các Bộ: Văn hoá - Thông tin, Công
nghiệp, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thuỷ sản, Thương mại, Y tế; Tư pháp,
Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và
Kỹ thuật Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao
động Việt Nam, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam;
- Cơ quan và thời gian phê duyệt: Bộ Tài nguyên và Môi
trường, quý II năm 2008.
4. Hợp tác quốc tế về an toàn sinh học:
- Đề án thành phần “Mở rộng và tăng cường hợp tác song phương
và đa phương với các nước trên thế giới để học tập kinh nghiệm, thu hút đầu tư
và nâng cao năng lực quản lý an toàn sinh học ở nước ta”:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Cơ quan phối hợp: các Bộ: Ngoại giao,
Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công nghiệp, Y tế,
Thủy sản, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thương mại, Tư pháp;
- Cơ quan và thời gian phê duyệt: Bộ Tài nguyên và Môi trường,
quý I năm 2008.
V. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHÍNH:
1. Đẩy mạnh việc kiện toàn các tổ chức thực
hiện nhiệm vụ quản lý an toàn sinh học; tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận
thức cộng đồng về an toàn sinh học:
a) Các Bộ được giao nhiệm vụ và thẩm quyền quản lý an toàn
sinh học quy định tại Quyết định số 212/QĐ-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2005 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý an toàn sinh học đối với các
sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc biến đổi gen phải phân
công đơn vị chức năng đầu mối và cử cán bộ cụ thể để theo dõi lĩnh vực quản lý
an toàn sinh học thuộc phạm vi quản lý của Bộ mình;
b) Thành lập Hội đồng an toàn sinh học cấp quốc gia, Hội
đồng an toàn sinh học cấp ngành, Hội đồng an toàn sinh học cấp cơ sở ở một số
viện nghiên cứu khoa học công nghệ, trường đại học trong quá trình hoạt động có
liên quan nhiều đến lĩnh vực này để tư vấn cho các cấp lãnh đạo về quản lý an
toàn sinh học.
c) Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo
dục, nâng cao sự hiểu biết của cộng đồng về các rủi ro mà công nghệ sinh học hiện
đại, nhất là các sinh vật biến đổi gen, sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh
vật biến đổi gen có thể gây ra để chủ động giám sát và tham gia vào quá trình
quản lý an toàn sinh học đối với các đối tượng này.
2. Tăng cường và đa dạng hóa các nguồn vốn
đầu tư cho quản lý an toàn sinh học:
a) Đa dạng hoá và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư;
tăng dần mức đầu tư từ ngân sách nhà nước cho công tác quản lý an toàn sinh học;
ưu tiên đầu tư cho việc đào tạo nguồn nhân lực và tăng cường cơ sở vật chất kỹ
thuật, máy móc, thiết bị phục vụ việc phân tích, nhận biết, xác định, đánh giá
rủi ro, quản lý và giám sát rủi ro đối với các sinh vật biến đổi gen, sản phẩm,
hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen;
b) Tổng kinh phí để thực hiện toàn bộ các nội dung của Đề
án tổng thể được xác định trên cơ sở kinh phí của từng nhiệm vụ, đề án và dự án
thành phần được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hàng năm, trên cơ sở đề nghị của
các Bộ, ngành, địa phương có liên quan và của các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài
chính, Nhà nước bố trí tăng dần mức vốn đầu tư từ ngân sách để thực hiện có hiệu
quả, đúng tiến độ các nội dung của Đề án tổng thể;
c) Ngoài vốn từ ngân sách nhà nước, cần khuyến khích, thu hút
và khai thác tốt các nguồn vốn đầu tư khác thông qua các chương trình, dự án hợp
tác quốc tế song phương và đa phương; tích cực huy động thêm các nguồn vốn từ
doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và ở nước ngoài cho công tác này.
3. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chuyển
giao và ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực quản lý an toàn sinh học:
a) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chuyển
giao và ứng dụng các công nghệ mới, tiến bộ kỹ thuật mới vào lĩnh vực quản lý
an toàn sinh học; tập trung nghiên cứu các phương pháp phân tích, nhận biết,
phát hiện, xác định nhanh, chính xác và có hiệu quả các sinh vật biến đổi gen
và sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen;
b) Tăng cường nghiên cứu cơ sở khoa học, đúc kết thực tiễn để
thực hiện có hiệu quả việc đánh giá rủi ro, quản lý và kiểm soát rủi ro đối với
các sinh vật biến đổi gen, sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi
gen.
4. Tăng cường hợp tác quốc tế:
Tăng cường hợp tác quốc tế để tranh thủ sự giúp đỡ của các nước
có nền công nghệ sinh học phát triển và kinh nghiệm quản lý an toàn sinh học
thông qua việc xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề tài, dự
án hợp tác song phương và đa phương trong lĩnh vực này.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường: chủ trì, phối hợp với các Bộ,
ngành, địa phương có liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các
nội dung của Đề án tổng thể, đồng thời triển khai tốt các nhiệm vụ của Bộ trong
Đề án tổng thể, định kỳ hàng năm báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ.
2. Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công nghiệp,
Khoa học và Công nghệ, Thuỷ sản, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư,
Tài chính, Ngoại giao, Thương mại, Tư pháp, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
có nhiệm vụ chủ trì hoặc phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường để
triển khai thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các nhiệm vụ được giao trong Đề
án tổng thể liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi quản lý của
Bộ, cơ quan mình.
3. Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính: cân đối, bố trí và
hướng dẫn lập, sử dụng vốn để các Bộ, ngành, địa phương triển khai, thực hiện
có hiệu quả, đúng tiến độ các nhiệm vụ được giao trong Đề án tổng thể.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan chỉ đạo
xây dựng và ban hành các quy định cụ thể quản lý an toàn sinh học trên địa bàn
và triển khai các hoạt động quản lý an toàn sinh học tại địa phương.
Điều 2. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án tổng
thể này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi
hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan
thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương
Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN,
Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ, các Vụ, Cục, đơn vị trực
thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KG (5b).
|
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|